Thứ Năm, 24 tháng 5, 2012

NGƯỜI Ả ĐÀO QUA CÁC NGUỒN TƯ LIỆU NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX

Chương 3: NGƯỜI ĐÀO QUA CÁC NGUỒN TƯ LIỆU NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX
3.1. Thân phậnđào qua nguồn tư liệu nửa đầu thế kỷ XX
Đến giữa thế kỉ XX khắp các nơi phố thị ca quán nhà hát ca trù mọc lên rất nhiều. Theo phóng sự điều tra của kí giHồng Lam trên báo Trung bắc chủ nhật, số 129, năm 1942 thì riêng năm 1938, ngoại ô Hà Nội có 216 nhà hát và gần 2000 cô đầu tập trung, trước thì ở Hàng Giấy, ấp Thái Hà, sau đến Khâm Thiên, Ngã Tư Sở, Vạn Thái, Chùa Mới, Cầu Giấy, Kim Mã, Văn Điển, Gia Quất.
Không chỉ xuất hiện ở những nơi phố thị, lối hát ca trù và hình ảnh nhân vậtđào còn xuất hiện khá nhiều trong các tác phẩm của các văn nhân vốn là khán thính gichính của bộ môn nghệ thuật này. Nghe hát, ngắm người đẹp đã trở thành sở thích của rất nhiều các quan viên. Trong bài “Nhân sinh tại thế” của tác givô danh nói về thú vui tao nhã ấy:
“ Nhân sinh tại thế
Tối thích tình duy tửu dự ca
Phú quý năng kỷ hà?
Hoàng lương mộng nhất tinh tha tiện giác.
Túng bất cập thời ca tửu lạc
Bách niên thân hậu hữu thùy tri.
Ho ca, ho tửu, ho cầm kỳ
Nhất hồ chiếm nhân gian lạc cảnh”.
Dịch nghĩa:
Người ta sinh ở đời
Người ta sinh ở đời
Có rượu với hát là thú nhất.
Giàu sang được mấy nỗi?
Giấc hoàng – lương chợt tỉnh ra là biết.
Nếu không nhân dịp vui uống rượu với hát
Thân sau trăm năm (mình chết rồi) còn ai biết
Hát hay, rượu ngon, đàn hay, cờ cao
Riêng chiếm một bầu vui vẻ chốn nhân gian”.
(Vô danh – Việt Nam ca trù biên kho, tr. 242-243)
            Không chỉ nghe hát ở các ca quan, tài tử văn nhân còn có thú vui thưởng thức âm nhạc trên sông trong cảnh non nước hữu tình. Rất nhiều sáng tác của tác giNgô Thế Vinh, Nguyễn Quý Tân ca ngợi vui thú đó:
“Đàn năm cung, thơ một túi, cờ một cuộc, rượu một bầu
 Tiếng ca qun một vài câu khiển hứng.
 Chèo mấy mái thuyền lan lững thững
 Bạn mấy người tài tử ngao du”.
                   (Gió mát trăng thanh – Ngô Thế Vinh – VNCTBK, tr.336).
            Sau này đến tác giTrần Tế Xương, ông cũng rất tâm đắc với thú vui được “hú hí” với cô đầu:
“Nhân sinh quý thích chí
Chẳng gì hơn hú hí với cô đầu”.
 (Hát cô đầu – Trần Tế Xương – VNCTBK, tr.439).
            Trong các cuộc vui đó, cô đầu bao giờ cũng là hình ảnh trung tâm làm đắm say biết bao con mắt đa tình của người tài tử. Nhân vậtđào qua thơ văn của các quan viên thường xuất hiện là các giai nhân có tài năng và nhan sắc.
“Tầm – dương giang đầu dạ tống khách
  Duyên nước bèo gặp gỡ những chơi vơi.
 Giữa dòng sông nước chy trăng soi.
 Dắt díu csắc tài vào một cuộc.
                               Giai nhân tâm sự quy cầm trục
                               Tài tử phong tao nhập tửu bôi”.
                               (Bến Tầm Dương – Ngô Thế Vinh – VNCTBK, tr.338).
            Tác giDương Tự Nhu trong bài thơ Tặng cô đầu Kim cũng ca ngợi vẻ đẹp sắc nước hương trời của các cô đào:
  “Vẻ xinh xinh mày liễu má đào
  Bấy lâu nay trộm nhớ thầm yêu”.
            Các tác gikhác cũng nhắc tới tài đàn hát của các cô đầu:
“Năm mươi sáu tuổi già nhưng vóc
Hai chục trăm bài hát vẫn khuôn
Tiếng đâu vang như trống, ấm như chuông
Người ngồi đấy dễ thường mê mẩn được
Ỏn ẻn hát quan, quan cũng chuộng
Rù rì nhủ kiệt, kiệt sinh hoang
Chị càng già danh tiếng lại càng vang
Khắp ba xứ chan chan đều biết chị”
(Tặng danh ca về già – Vũ Duyệt Lễ - VNCTBK, tr. 504)
“Giọng đa tình réo rắt khúc ly tao
Chật ngoài cửa biết bao xe ngựa gác
Nhịp gõ chia tan vành lược bạc
Rượu hơi hen ố bức hồng quần”
          (Tặng cô đầu Điểm, Bài đệ nhị - Nguyễn Đức Đàm – VNCTBK, tr.511).
            Do những đặc điểm về nghề nghiệp nênđào thường xuất hiện cùng với những hình ảnh về son phấn, rượu. Trần Tế Xương trong bài Hát cô đầu, cũng nói về chi tiết này:
“Khi vui chơi năm bangồi hầu,
Chén rượu cúc đánh chầu đôi ba tiếng
Tửu hậu khán hoa nhàn bất yếm
Hoa tiền chước tửu hứng vô nhai”.
(Hát cô đầu – Trần Tế Xương – VNCTBK tr.439)
   Không chỉ có tài cầm kỳ thi họa, nhiều người trong số họ có nhân cách và phẩm chất cao đẹp rất đáng trân trọng. Cô đào Vân Anh trong truyện ngắn Thề non nước của Tn Đà là một trường hợp như vậy. Vân Anh dù sống trong cảnh nghèo đói cơ cực nhưng vẫn giữ tấm lòng thanh sạch, ngay thẳng, thủy chung. Vân Anh là hình ảnh tiêu biểu nhất cho nhữngđào có nhan sắc, có tài đàn hát và có phẩm chất cao quý. Qua đó góp phần quan trọng trong việc cung cấp hình ảnh những nghệ sĩđào trong văn học đầu thế kỷ XX.
Trong số những văn nhân mê hátđào, không thể không nhắc đến Nguyễn Tuân. Trân trọng và yêu thích tiếng đàn, tiếng phách của bộ môn nghệ thuật cổ truyền ấy, Nguyễn Tuân đã viết tác phẩm Chùa Đàn. Tác gi người rất sành về các ngón nghề của hátđào, của cây đàn đáy, của chiếc trống chầu nên các nhân vật trong Chùa Đàn như Út Lãnh, Bá Nhỡ, Cô Tơ đều trở thành những nghệ sĩ tài hoa. Có lẽ chính vì những lẽ ấy mà chúng ta không lấy làm lạ khi thấy Nguyễn Tuân mê hátđào và coi ca trù là một nghệ thuật cổ nhạc vô cùng cao quý. Ngoài ra trong Chiếc lư đồng mắt cua ta còn bắt gặp hình ảnh của những đào nương giỏi nghề đàn hát, am hiểu văn chương như đào Tâm, đào Hường nhưng cuối cùng vẫn chịu cảnh sống cơ cực, bất hạnh.đào dù xinh đẹp, tài giỏi, nghĩa tình đến mấy cũng không thoát khỏi sự kỳ thị của xã hội, thậm chí ngay đến các quan viên cũng nhìn họ bằng con mắt khinh thường, thiếu tôn trọng.
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, ca quán không chỉ là nơi quan viên đến nghe hát mà ở đó các văn nhân còn được tự do thể hiện cm xúc trong không gian âm nhạc trữ tình của tiếng đàn, nhịp phách cùng với các giai nhân. Say mê vì nhan sắc, cm phục vì tài tình làm ny sinh mối quan hệ tình cm đặc biệt giữađào và các văn nhân. Thực chất mối quan hệ ấy đã xuất hiện từ những thế kỷ trước nhưng đến giai đoạn này mới trở nên đặc biệt nhạy cm và phức tạp. Trong con mắt của các văn nhân, sắc đẹp củađào luôn được đặt trong thế đối sánh với cái tài, cái phong lưu nho nhã của kẻ tài tử. Nhờ sự cân xứng tài – sắc ấy giữa tài tử và giai nhân ny sinh tình cm sâu đậm.
Dương Tự Nhu viết về mối quan hệ đặc biệt ấy trong bài hát nói tặng cô đầu Văn:
“Quân thị phong lưu hồng phấn khách
 Ngã vi du hoạn thiếu niên nhân”
(Nàng là khách phong lưu hồng phấn
Ta là người làm quan trẻ tuổi)
            Ở đây, đào nương và tác gilà một cặp trai tài – gái sắc, xứng đôi vừa lứa: “Tài sắc ấy bắc đồng cân coi cũng phí”, vì thế giữa họ ny sinh mối tơ duyên tri kỷ. Trong bài “Tặng cô đầu Kim” tác giDương Tự Nhu cũng đưa ra hình ảnh đối xứng giữa sắc và tài:
“Ngã thị phong lưu hiền thái thú
Quân ưng hồng phần cổ danh ca
(Ta là quán thái thú phong lưu mà hiền
Nàng là cô đầu đẹp hát hay có tiếng)
Khách trâm anh với khách quần thoa
Cách phong nhã hào hoa là thế thế
(Tặng cô đầu Kim – VNCTBK, tr. 458)
            Bị cuốn hút bởi sắc, bởi tài, những mối tình ny sinh nơi ca quán không bị ràng buộc lễ nghĩa, không cần giữ gìn cứng nhắc như vợ chồng nên             “mắt đi mày lại”, rất lãng mạn, tình tứ, phong lưu. Cũng bởi quá phong lưu, lãng mạn mà mối quan hệ này ít khi có kết thúc viên mãn, thường phần thiệt thòi thuộc về người phụ nữ. Nhữngđào may mắn thì trở thành vợ lẽ, nàng hầu của khách; còn người bạc phận thì chịu kiếp lỡ làng, tan vỡ. Mối tình giữa ca nữ và khách làng chơi rất mơ hồ, không bị ràng buộc bởi lễ giáo và trách nhiệm.
“Một mảnh tơ con tạo khéo trêu
Đương đầm ấm lại xen vào cay nghiệt
Mặn không mặn, nhạt thời không nhạt
Gần không gần mà xa cũng chẳng xa”.
(Ở nhà hát ngẫu hứng – Dương Khuê).
            Đó có thể là mối tình giữa khách chơi già và cô đầu trẻ:
“Ngã lãng du thì quân thượng thiếu
Quân kim hứa giá ngã thành ông
Cười cười nói nói thẹn thùng
Mà bạch phát với hồng nhan chừng ái ngại”.
(Hồng Hồng Tuyết Tuyết – Dương Khuê).
            Mối quan hệ gắn bó giữađào và văn nhân không đơn gin chỉ bởi sắc và tài, giữa họ còn tồn tại một thứ tình cm đặc biệt của những con người có cùng chung số phận. Tác giDương Khuê, nhân gặp cô đào Tuyên – là người quen cũ, đã làm bài Gặp cô đầu cũ để bày tỏ cái tình chung với ý trung nhân (ta bút nghiên, nàng sênh phách đều bạc nghệ không nghĩa lý gì c, chúng ta cùng đi vào con đường sai lầm. Nay gặp nhau đây, cứ nói cười nhiều cho vui vẻ):
“Thiếp tự thân khinh lang vị khí
Thần tuy tội trạng đế do liên.
Can chi mà tủi phận hờn duyên
Để son phấn đàn em sau khúc khích.
Ý chung nhân chỉ khtình tương bạch
Thôi bút nghiên, sênh phách cũng đều sai.
Trông nhau nói nói cười cười”
(Gặp cô đầu cũ – Dương Khuê – VNCTBK, tr.407)
            Bởi có rất nhiều điểm tương đồng như vậy nên tình cm giữa đào hát và văn nhân rất đậm đà, đằm thắm. Trong cuộc tình ấy, nhân vậtđào bao giờ cũng thể hiện tình yêu chân thành và không nguôi hi vọng văn nhân giữ lời hẹn ước trước đó:
 “Tình thư một bức
Hỏi tình quân rằng có nhớ hay quên
Khách má hồng vừa mới bén hơi duyên
Lúc tương ngộ lại thêm phần tương biệt
Ai nhớ ai luống những tần ngần
Để quạt ước hương nguyền chờ đợi đó”.
(Tặng cô đầu Cần – Dương Khuê)
            Về phía các quan viên, họ cũng hẹn núi thề non, biểu hiện tình cm sâu đậm, mặn mà. Với cô đầu Cúc, Dương Khuê bày tỏ: “Giai nhân hoài bất vong huề” (Nhớ người đẹp không lúc nào quên). Dương Tự Nhu tha thiết với cô đầu Văn “Xin ai đừng có quên ai” (Tặng cô đầu Văn). Nguyễn Đức Đàm cũng đắm say với cô đầu Điểm: “Trót đa mang lấy chữ nam nhi/ Nợ hồng phấn có khi là kiếp lệ/ Mình thế thế hỏi ai chăng có thế/ Mối sầu riêng riêng để một mình ai” (Gặp cô đầu Điểm; Bài đệ nhị). Tuy nhiên, kết thúc những mối tình phong lưu ấy, người ca nữ bạc mệnh thường chấp nhận cuộc sống lẻ loi, đơn độc; các văn nhân trở về với cuộc sống gia đình để lại sự chờ đợi mòn mỏi và cõi lòng tan nát cho những người ở lại. Phong lưu là thế, lãng mạn là thế nhưng khi chia tay cũng thật bạc bẽo, vô tình, “cuốn chiếu hết nhân tình”:
“Khách với mình xưa quen biết chi nhau
Họ tên gì, nhà cửa ở đâu
Ngán vì nỗi nước lã ao bèo thêm đểnh đong”
(Cuốn chiếu hết nhân tình – Vô danh)
Trong cảnh “kẻ về người ở” ấy cũng để lại sự tiếc nuối khôn nguôi trong lòng các quan viên:
“Trót đa mang khúc hát cung đàn
Nên dan díu mối tình chưa dứt.
Sá nghĩ xa xôi nghìn dặm đất
Tiếc công đeo đẳng mấy năm trời.
Khi ra vào tiếng nói giọng cười
Một ngày cũng là người tri kỷ,
Sao lỡ để kẻ vui người tẻ,
Gánh tương tự riêng nặng bề bề.
Thương thay người ở đôi quê,
Khi đi thời nhớ lúc về thời thương.
Tính sao cho vẹn mọi đường”.
(Kẻ về người ở - Nguyễn Công Trứ - VNCTBK, tr.316)
Khi tình duyên tan vỡ, khi tình nhân dứt áo ra đi,đào người mang tâm trạng day dứt, đớn đau, thiệt thòi nhiều nhất. Cm xúc ấy, nỗi đau ấy là đặc điểm chung của rất nhiều ca nữ đầu thế kỷ XX. Trong Lời kĩ nữ ca nhi bày tỏ sự cô đơn đến rợn ngợp:
“Khách ngồi lại cũng em thêm chút nữa
Vội vàng chi, trăng sáng quá khách ơi
Đêm nay rằm, yến tiệc sáng trên trời
Khách không ở lòng em cô độc quá

Em sợ lắm. Giá băng tràn mọi nẻo
Trời đầy trăng, lạnh lẽo suốt xương da” .
 (Lời kỹ nữ - Xuân Diệu – Thi nhân Việt Nam)
Và dù có níu kéo có thiết tha đến mấy cũng chẳng thể giữ chân du khách bởi:
 “Tình du khách: thuyền qua không buộc chặt
… Mắt run mờ, kỹ nữ thấy sông trôi
Du khách đi, du khách đã đi rồi”.
            Đặc biệt đến giai đoạn này, kĩ nữ thường xuất hiện cùng với những hình ảnh về thân xác trong mối quan hệ khá đặc biệt và nhạy cm với khách làng chơi:
        “Khách ngồi lại cùng em đây gối l
Tay em đây mời khách ngđầu say;
Đây rượu nồng. Và hồn của em đây
Em cung kính đặt dưới chân hoàng tử.
            ….
Tay ái ân du khách hãy làm rèm,
Tóc xanh tốt, em xin nguyền dệt võng”
Bởi cuộc yêu đương ấy chóng vánh như một cuộc chơi, nên việc chia ly là không thể tránh khỏi. Du khách lại tiếp tục hành trình viễn xứ xa xôi với những mối tình mới, thân phận kĩ nữ cũng lênh đênh như cánh bèo trôi dạt:
Lời kĩ nữ đã vỡ vì nước mắt
Cuộc yêu đương gay gắt vị làng chơi
Người viễn du lòng bận nhớ ra khơi
Gỡ tay vướng để theo lời gió nước”.
Như vậy đến thế kỷ XX thân phận người đào nương vẫn chịu cảnh bẽ bàng trong tình cm. Tình yêu và sự hâm mộ của các quan viên chỉ là trăng gió, đến rồi đi như gió thong mây trôi. Nếu ở Tn Đà người kỹ nữ xuất hiện hình ảnh trôi nổi giang hồ (cánh bèo) thì người kỹ nữ ở Xuân Diệu đã xuất hiện sự khủng hong “chớ để riêng em lại gặp lòng em” (Lời kỹ nữ) và ở Thế Lữ người kỹ nữ đã ý thức về sự bạc bẽo “tôi nhớ tình ta anh vội quên” (Bên sông đưa khách). Đến cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, các khái niệm giai nhân, thuyền quyên… đã được thay thế bằng những cái tên cụ thể đào Hồng, đào Tuyết, Cô đầu Hai, Cô đầu Cúc, Cô đầu Oanh, Cô đầu Yến… và đôi khi là sự trích dẫn lí lịch đủ ctông tộc, họ hàng:
“Có phi cô Trang em ấm Hiếu
Người xinh xinh yểu điệu dáng con nhà
… Cha Án sát, anh thời Đốc học”[1]
Mối quan hệ giữa đào nương và quan viên cũng có nhiều thay đổi. Thú thanh sắc giờ đây chỉ còn sắc dục thuần túy, lạc thú tinh thần cũng bị gim giá và thay vào đó là lạc thú thể xác. Cầm, kì, thi, tửu không còn hiện diện với tư cách là một thú vui, một sinh hoạt văn hóa. Cặp đôi tài tử - giai nhân trong đó giai nhân là vưu vật giờ đây chỉ là đối tượng vô hồn để thỏa mãn dục tính cho người đi chơi và tài tử cũng không còn là nhân vật thị tài, đa tình mà thay vào đó là khách làng chơi. Do đó, khi tình yêu với người văn nhân qua đi,đào lại trở về với cuộc sống cô đơn của mình, còn người đàn ông kia sẽ vẫn vui vầy với vợ con, thậm chí có thể quen biết, dan díu với những cô đầu khác.
Người đào qua các tác phẩm du ký, hồi ký đầu thế kỷ XX
Phi nói rằng từ cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX văn hóađào, văn hóa ca trù đã thấm đẫm trong các sáng tác của thi sĩ, văn sĩ. Nhân vậtđào không chỉ được nhắc đến trong các tác phẩm thơ hay văn xuôi mà còn xuất hiện trong các bài bút kí. Trong bài kí chơi Cổ Loa [2], tác giTùng Vân khi nghe xong thân thế củađào đã bày tỏ sự đồng cm, xót thương cho những thân phận hồng nhan bạc mệnh. “Than ôi! Tự cổ hồng nhan đa bạc phận, buồn cho ai mà tiếc cho ai!”. Đặc biệt những đào nương ấy còn có nhiều nét rất khác so với các cô đầu son phấn lòe loẹt ở ấp Thái Hà, Bạch Mai: “Khi cácđào ra thì thấy đội nón thắt, lồng quai mây, áo nâu non, quần chồi, thắt lưng ra ngoài, nét mặt thì đầy đượm, da thì ngăm ngăm nâu, tuyệt nhiên không có màu son phấn gì c, mà lại rụt rè bẽn lẽn, coi ra khác với cácđào ở Thái Hà, ở hàng Giấy và ở Bạch Mai lắm lắm. Kịp đến lúc hát thì cũng không lấy gì làm hay nhưng nghề trong thì cũng hơi đủ phách mà nghề ngoài thì cũng hơi có giọng véo von”.
Qua miêu tcủa kí giTùng Lâm, có thể nhận thấy các đào nương ở thôn quê thường có vẻ ngoài gin dị chứ không son phấn lòe loẹt như các cô đầu ở các ca quán. Tuy giọng hát và cách biểu diễn của họ chưa đạt đến sự chuyên nghiệp nhưng họ là những người được lựa chọn rất kỹ về nhân cách và phẩm hạnh. Đặc điểm này rất khác với các cô đầu ở thành phố, những người sống bằng nghề đàn hát, rất gần với nghề buôn phấn bán hương.
Trong một bài kí khác Du Ngọc Tân Kí [3], tác giTùng Vân khi lên chơi bến Ngạc đã có dịp được hàn huyên với cácbình khang. Theo kí giphàm những nước đã thành lập ở trên mặt địa cầu, vô luận nước cũ hay nước mới, nước nào không có kỹ quan ca lâu; bởi vì con người phi có tu phi có du, có khổ phi có lạc, có lao động phi có nhàn dật, có thu khí phi có xuân tâm, xã hội tâm lý như vậy.
Duy trong làng chơi có chia ra hai hạng: một hạng chơi về vật chất; một hạng chơi về tinh thần. Chơi về tinh thần nghĩa là chơi lấy tâm tình, chơi lấy vận sự, chơi lấy cao thượng, chơi lấy phong lưu, như ông Tạ An Thạch, ông Lý Thanh Liên, ông Trần Nhật Duật, các vị thánh hiền… Chơi về vật chất nghĩa là chỉ chơi lấy thị dục mà thôi, như ông quan bị các chú Khách vỡ tàu, bác nhà giàu hết của, hạng ấy… Mà chị em trong đám bình khang cũng có chia ra làm hai hạng: một hạng là cô đào chân chính; hai là hạng cô đào gidanh.
đào chân chính nguyên là con người gia thế trong giáo phường, lên by, tám tuổi học hát, mười một mười hai tuổi học phách, mãi đến mười tám đôi mươi, cô nào thông minh và cần khổ mới lành nghề, nghề hát đã lành nghề, thời nết na giá trị tự nhiên có khác mọi người; cho nên cái cách thưởng thức cô đào, trước tiên phi thưởng thức ngay nghề hát, rồi sau sẽ thưởng thức đến lịch sử đến tâm tình. Danh kỹ cũng như danh sĩ, kết qucũng chia ra hai vẻ; một là vẻ đứng đắn, hai là vẻ tài hoa, bắc đồng cân lên mà thử, thời cũng không bên nào nặng hơn bên nào, duy những người có chung tình có tuệ nhãn thì thưởng thức mới đúng. Còn như hạng cô đào gidanh, nguyên không phi là con nhà giáo dục ở trong giáo phường, bởi vì có lắm ông quan viên chỉ biết say đắm về vật chất, cho nên trong nhà hát thường có hạng cô đào ấy xuất hiện để ứng tiếp với đời.
Cận lai có một hạng cô đào biết chữ nữa, thông chữ Quốc ngữ hay hoặc kiếm thông Hán văn hoặc Âu văn ít nhiều, tuy rằng hát không hay lắm, nhưng cũng biết thích xem thư xem báo, lại có tư tưởng, thực cũng là một vẻ rất quý trong nhà hát.
Đặc biệt, các cô đào ở bến Ngạc này, xét ra mọi vẻ thanh tao, mọi bề diễm lệ, còn kém xa những nơi đại ấp danh đô, nhưng khen thay cũng có một vẻ đặc sắc.
đào bến Ngạc, rặt những cô đào nhà quê gia thế trong giáo phường, người thì qua tỉnh Hà Đông, kẻ thì sang đò Nhị Thủy mà lại đây, còn có vẻ thật thà, có nền mộc mạc, chưa biết cái chi chi là cái chông chênh cái ngoa ngoắt cái suồng sã cái éo le; mà nghề ca nghề vũ đều biết nghề c, tuy chưa có chị nào hay lắm khéo lắm, nhưng cũng không có chị nào đến nỗi đớn lắm mà mang tiếng gidanh; xét kỹ ra cũng có phong cách có chế độ có tính tình. Như vậy hầu hết các cô đào bến Ngạc đều là những người đã kinh qua con đường học vấn, có phẩm hạnh và nhân cách.
  Có thể nhận thấy đến đầu thế kỷ XX, hình ảnh các đào hát xuất hiện khá nhiều trong các bài du ký. Trông trăng, nghe hát trên sông dường như đã trở thành một thú vui tao nhã của giới văn nhân đầu thế kỷ. Ký giNguyễn Mạnh Hồng đã kể lại cuộc du ngoạn chơi sông, có rượu, có trăng, có đàn hát đó trong bài ký Cuộc thưởng ca ở làng hữu Thanh Oai. Cuộc thưởng hát ở đây không phi là thưởng cái thú túi thơ, bầu rượu, cùng nhau đới kỹ tùy ba nhiệm khứ lưu (đemđào xuống hát dưới thuyền bơi thung thăng theo làn sóng), để nghe cái tiếng ty trúc nhặt khoan, cái giọng yến oanh cao thấp đâu mà tưởng. Đây là thưởng một lối hát cổ, xưa kia vẫn lưu hành trong chốn nhân gian, tức là một lối dã ca vậy. Trong chuyến du ngoạn ấy, ông Mai Khê đã thuê mấy chiếc thuyền và tổ chức cuộc thi hát trên sông để mọi người thỏa sức thắng cảnh, ngắm trăng, nghe hát. Cuộc hát ấy, được ký gighi lại: “Bọn ca ginày hát vào khong hết trống canh hai thì hốt nhiên có một người con gái ở đâu vào dự cuộc hát, quyết tranh lèo, giật gii với bọn kia; rồi sau qunhiên cái tài của cô việt xuất được cbọn kia thật. Là vì cô có cái tiếng tốt và hay; lại pha được cgiọng Nam, giọng Bắc và giọng Kinh nữa. Khởi đầu cô hát những điệu cổ, rồi sau hát đến những lối phổ thông trong xã hội bây giờ, như giọng ca, giọng xẩm, giọng hãm, giọng ru, giọng trống quân, trống quýt, giọng hát gõ, hát chèo, giọng đò đưa, giọng sa lệch, giọng kể chuyện, giọng ngâm thơ, giọng nào cô cũng hay mà lối nào cô cũng thuộc. Một mình mà pha được đủ giọng, ngđược đủ trò, cô này thật là một người có biệt tài về đường ca xướng. Thế mới biết trong hạng nào động ở chốn dân gian, nhiều người cũng có giọng tốt và hát hay, chẳng kém gì bọn con nhà nghề trong chốn ca trường, kỹ quán”.[4]
Theo ký giNguyễn Mạnh Hồng, cái thú “tom chát” với chị em trong xóm Bình Khang là thú chơi tiêu khiển, được rất nhiều văn nhân yêu thích. Không chỉ trong các ca quán mà ngay ở làng, xã cũng có nhiều đào nương có tài đàn hát, giỏi bình văn, đọc sách, kể chuyện, ngâm thơ. Tuy nhiên, cùng với sự biến đổi của thời cuộc, cái nghề chơi tao nhã ấy bây giờ cũng có nhiều thoái bộ. “Tiếc thay trong bọn chị em bây giờ, cũng thấy ít được người tài hoa, phong nhã; chẳng qua là lối nhà trò giữ dịp gidanh con nhà ca xướng, cho tiện đường buôn phấn bán hương để quyến ong, rủ bướm. Mà trong đám “quan viên làng chơi” bây giờ cũng ít người chơi lấy vẻ phong lưu, lấy màu tao nhã; chẳng qua cách mượn tiếng đào hoa cho dễ bề vật chất đấy thôi”.
Nhận xét về sự đổi thay của nghề hát và khách làng chơi, trong một bài ký khác Cuộc chơi trăng trên sông Nhuệ, tác giNguyễn Mạnh Hồng có nhấn mạnh: “Ngồi mà nghe đọc cái điệu Tì bà: “Bến Tầm Dương canh khuya đưa khách, quạnh hơi thu lau lách đìu hiu”, thì cũng réo rắt vui tai thật. Chtrách mà quan viên nhiều ông ngày đêm miệt mài trong cuộc truy hoan, thậm chí quên cgia đình, chức nghiệp, mà vui thú với chị em! Song cứ bình tĩnh mà nói thì nghề cầm ca cũng là một nghề mỹ thuật, khách cầm ca cũng là những khách phong lưu, và cái thú cầm ca cũng là cái thú tao nhã vậy…  Nghề hát cô đào, ví khách làng chơi biết thưởng thức câu văn, vẻ hát, dịp phách, cung đàn, thì chẳng cũng phong phú lắm ru? Song nếu cứ mê man về đường vật chất, đắm đuối vào áng phong tình, thì thật là bê tha ê chệ!”[5]
Theo thông tin từ bài ký này thìđo không chỉ là thú chơi hát mà còn là thú gii trí, thưởng thức tao nhã. Bởi hátđào không nằm trong thứ nghệ thuật giáo huấn nên rất thú vị, hấp dẫn các quan viên; bao hàm cáng phong tình, bê tha, ê chệ. Điều này rất đúng với thông tin đến từ bài Vịnh tài tình của Nguyễn Công Trứ: “Khi đắc ý mắt đi mày lại/ đủ thiên thiên thập thập thêm nồng/ nợ phong lưu ai nỡ chối không/ duyên tri ngộ nên đeo đẳng mãi”. Văn nhân tìm đến vớiđào là tìm đến không gian gii trí trần tục, thoát ra ngoài vòng giáo huấn của Nho giáo cứng nhắc. Ở đó các quan khách được thỏa sức thể hiện cm xúc, bộc lộ cái tôi trần thế, vứt bỏ hết những gì là quan cách, màu mè. Còn gì tuyệt hơn khi có thơ, có rượu lại được “mắt đi mày lại” với người đẹp… tất ctạo nên mối quan hệ giữa quan viên vớiđào, đó chính là cái duyên gặp gỡ, nợ tài tình giữa tài tử với giai nhân.
Nếu ở các tác phẩm du ký đầu thế kỷ XX, đào nương được nhắc tới là các đào hát ở các thôn quê thì trong các bài bút ký hình ảnh nhân vậtđào trong các ca quán lại xuất hiện nhiều hơn. Quan viên đến nghe hát là những tài tử, văn nhân, họ tìm đến ca quán không chỉ để thưởng thức âm nhạc mà còn để bộc lộ những cm xúc cá nhân và tìm kiếm những tâm hồn đồng điệu. Vì thế mối quan hệ giữa đào hát và khách chơi ngày càng gắn bó thân thiết. Tuy nhiên, cũng chính vì mối quan hệ đặc biệt gần gũi ấy lại ấn chứa rất nhiều những bất hạnh, trớ trêu. Trong Chương dân thi thoại, Phan Khôi có ghi chép lại bài thơ do một người bạn làm trong khi ngủ ở nhà cô đào:
“Tri kỷ đâu ta? ở cạnh mình,
Tỉ tê bên gối lúc tàn canh
Nói mơn gì tớ ba câu chuyện?
Buộc chặt chi nhau một mối tình
Nhọ lắm, đừng khoe đây má phấn,
Bạc mà! Chớ trách bọn râu xanh
Thôi thôi các chị đừng thương tớ
Tớ có gì đâu khố một manh”
     (Đùa một cô đào)
Tri kỷ đâu ta? Rồi đáp ngay rằng chẳng đâu xa hết mà ở bên cạnh mình, đang tỉ tê với mình. Tuy hạ chữ “tri kỷ” song tri kỷ một cách dễ dàng như vậy thì đã có ý rẻ rúng lắm rồi. Cho nên tiếp luôn mà hỏi ngay rằng: mơn trớn làm chi? Buộc chặt mối tình làm chi? Câu hỏi vừa buông đã có câu trlời: mình là nhọ mà chớ có khoe, mình là bạc mà đừng có trách. Đã nhọ, đã bạc thì cái tình tri kỷ lúc nãy chẳng qua cũng chỉ là gió thong mây trôi.
Bài thơ có tính chất đùa cợt nhưng lại cung cấp một thông tin quan trọng về chuyện “làm tiền” của cô đào. Câu chuyện tỉ tê bên gối giữa cô đào và khách làng chơi có thể tóm lược như sau: tớ nghèo lắm, chỉ có manh khố thôi, đừng quá hy vọng vào túi tiền của tớ. Mà bọn râu xanh cũng gớm lắm, rất bạc đấy, đừng nghĩ họ chung tình. Câu chuyện tỉ tê suốt đêm cho hayđào có thể đây chỉ là hạng bán thân chứ không phi nghệ sĩ. Như vậy, đến giai đoạn này nhân vậtđào đã có sự phân hóa, đào nương không phi chỉ gắn với những người biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp mà còn bao hàm cnhững cô đào bán thân giống như một loại gái lầu xanh hạng sang.
Nhân vậtđào trong các tác phẩm ký được ghi chép lại phần lớn đều là những người có nhan sắc, không ít người trong số đó là những người có học, am hiểu văn chương, thơ phú. Tuy nhiên, cùng với những đổi thay của thời cuộc, sự xuất hiện những cô đào gidanh, thú vui tao nhã ấy đã biến thành những thú vui thanh sắc tầm thường. Nghềđào bị xã hội lên án, các đào nương bị nhiều người coi khinh. Trong các mối quan hệ với văn nhân, ca nương bao giờ cũng là chịu thiệt thòi nhiều nhất. Những mối tình với quan khách qua đi, để lại tâm trạng nhớ nhung, đợi chờ đến mòn mỏi cho những người ở lại, và mệnh đề hồng nhan bạc mệnh bao giờ cũng đúng với cácđào


[1] Đỗ Bằng Đoàn – Đỗ Trọng Huề, Việt Nam ca trù biên kho, tr.445
[2] Nam Phong tạp chí, số 87, tháng 9/1924.
[3] Nam Phong tạp chí, số 57, tháng 3/1922
[4] Nam Phong tạp chí, số 100, tháng 10 và tháng 11 năm 1925
[5] Nam Phong tạp chí, số 96, tháng 6 năm 1925
 

1 nhận xét: