NỮ
SĨ ĐOÀN THỊ ĐIỂM
“Món nợ”
với Trạng Quỳnh
Trong
giai thoại văn chương Việt Nam, Trạng Quỳnh nổi
tiếng là người thông minh, hay chữ, sâu sắc, thâm
thúy nhưng tính tinh nghịch đáo để. Tuy nhiên Trạng
Quỳnh vẫn phải chịu thua một người, đó là nữ sĩ
Đoàn Thị Điểm, con của quan bảng Đoàn, thầy dạy
Quỳnh. Cô Điểm không phải là tay vừa. Có dịp cô
lại tìm cách trêu chọc Quỳnh, tuy trong bụng rất
thương.
Một buổi chiều nọ, thầy sai Quỳnh đi có việc, tối
về muộn phải gọi cổng. Chó trong nhà ngỡ người lạ,
xộc ra cắn. Quỳnh vội tót lên cây cậy ở góc vườn.
Điểm cầm đèn ra soi, trách Quỳnh về muộn, rồi bảo
phải đối được một câu mới mở cổng cho vào. Câu đối
rằng:
Thằng
Quỳnh ngồi trên cây cậy, dái đỏ hồng hồng
Khó đối ở chỗ hồng là quả hồng,
màu hồng, mà hồng lại cùng với họ cậy
Quỳnh không đối được, ngồi chịu
trận trên cây cho đến nửa đêm, Điểm mới nhốt chó
mở cổng cho vào.
Một hôm, biết Quỳnh đi phố Mía (Sơn
Tây) về, Điểm lại ra câu đối trêu chọc:
Lên phố Mía gặp
cô hàng mật, cầm tay kẹo lại hỏi thăm đường
Lại là một câu khó, Quỳnh loay hoay
mướt cả mồ hôi mà không đáp được. Trong câu có các
chữ mía, mật, kẹo, đường là bốn âm khác nhau nhưng
lại có có chung đặc điểm.
Một ngày tiết trời giáp Nguyên Đán,
mưa rả rích. Lúc ấy, cô Điểm ngồi trong nhà gói
nem. Trông thấy Quỳnh đội mưa đi mua rượu về, bèn
bảo nếu muốn nhắm nem thì ngồi xuống gói với cô.
Quỳnh trả lời:
-
Chả thích nem, chỉ thích giò!
Điểm cười bảo hễ đối được một câu thì cho ăn giò!
Nói rồi Điểm đọc:
Trời mưa đất
thịt trơn như mỡ, giò (lần) đến hàng nem, chả muốn
ăn.
Câu đối tai ác quá
! Quỳnh lại một phen ngồi cắn răng im lặng, sau
cùng đành chịu thua.
Sau những lần đối đáp như vậy, trong lòng Quỳnh
đã phục tài Điểm nhưng vẫn không ưa cái tính chơi
chữ sâu cay của cô gái..
Một hôm lúc Điểm sắp đi chợ, Quỳnh
gói mấy đồng tiền vào một tờ giấy rồi gíúi vào tay
Điểm. Điểm giở ra thấy trong giấy có viết hai chữ
“cà cuống” thì hiểu ngay rằng Quỳnh có ý xỏ mình.
Đến chợ mua bán xong, Điểm đem về một rổ toàn cuống
cà. Quỳnh bắt đền, Điểm điềm nhiêm nói:
-Tại anh không
dặn mồm mà trao giấy. Tôi nhìn chữ, mua cuống cà
là đúng còn bắt đền nỗi gì ?
(Chữ nho xem từ phải sang trái nên
cà cuống đọc thành cuống cà)
Quỳnh cãi không được, đành cười
trừ.
Bị thua liên tiếp mấy phen, Quỳnh
đâm liều. Một tối, Quỳnh lợi dụng cơ hội thuận lợi
đột nhập vào phòng Điểm và leo lên giường nằm trước.
Lúc quay vào, vì trời tối om om nên Điểm không thấy
và quờ tay trúng phải …của Quỳnh. Điểm thắp sáng
đèn lên và đọc một câu đối rồi dọa rằng nếu đối
không được sẽ mách thầy về tội sàm sỡ. Điểm đọc:
Trướng
nội vô phong phàm tự lập
(Trong màn không có gió mà tự nhiên
buồm dựng nên)
May cho Quỳnh lần ấy xuất khẩu ngay tức khắc:
Hưng
trung bất vũ thủy trường lưu
(Trong bụng không có mưa mà nước vẫn chảy)
Câu đối khá chỉnh, nhờ vậy mà Điểm
thôi không mách chuyện với quan Bảng.
Nhưng Quỳnh vẫn không chừa. Chiều
hôm sau, lúc Điểm đang tắm, Quỳnh đứng ngoài cứ
nằng nặc đòi vào xem. Điểm nói nếu đối được câu
này thì cho vào:
Da
trắng vỗ bì bạch
(Bì bạch tiếng Hán nghĩa là da trắng)
Quỳnh lại đứng chết trân không đối
được.
Càng về sau, giữa Quỳnh và gia đình
họ Đoàn như có hố ngăn cách. Ông Bảng và cả cô Điểm
cũng không muốn chọn Quỳnh làm rể vì Quỳnh không
thích tiến thân bằng công danh sự nghiệp. Đã thế
tính tình Quỳnh lại ương bướng, không chịu ràng
buộc trong lễ giáo phong kiến.
Một ngày đầu Xuân trong lúc cùng
đi hái lộc, Điểm hái một cành xương rồng trao cho
Quỳnh và đọc:
Cây xương rồng trồng đất rắn, long vẫn hoàn long.
Quỳnh nghe và giận vì cho rằng Điểm
thẳng thừng ví mình như loài xương rồng gai góc
mọc ở bờ, ở bụi chẳng khác nào kẻ hư thân mất nết,
cứng đầu cứng cổ. Cho dù có đem cây ấy trồng vào
nhà quan cũng không thể bén rễ, bén gốc.
Càng nghĩ càng bực, thế là Quỳnh
đối thẳng tuột:
Quả dưa chuột
tuột thẳng gang, thử chơi thì thử!
Đôi câu đối chọi nhau chan chát.
Hai người đối mặt nhau đều cùng cảm thấy cạn cả
chữ lẫn tình.
(Theo Giai
thoại về Trạng Quỳnh
Dùi đục chấm mắm cáy!
Trong cuốn “Thành ngữ tiếng Việt” (NXB KHXH, H.1978),
Nguyễn Lực và Lương Văn Đang đã thu thập cả hai
dạng thành ngữ này và giải thích cùng một nghĩa
là “không phù hợp, thô bạo, thiếu tế nhị” (tr.57)
Trong thực tế giao tiếp hằng ngày, người ta thường
nói “dùi đục chấm mắm cáy ” hơn là “bầu dục chấm
mắm cáy”. Tuy vậy “bầu dục chấm mắm cáy” lại là
dạng ban đầu, dạng khởi thủy; còn “dùi đục chấm
mắm cáy” chỉ là biến thể do đọc chệch “bầu dục”
ra “dùi đục” mà thành.
Nghĩa của thành ngữ “bầu dục chấm mắm cáy” hình
thành trên cơ sở của sự chênh lệch hay tính không
tương hợp giữa thức ăn và gia vị. Bầu dục là món
ăn ngon và hiếm. Chẳng thế mà trong kho thành ngữ,
tục ngữ của Việt Nam còn có câu:
Sáng ngày bầu dục chấm chanh
Trưa gỏi cá cháy, tối canh cá chày
Vậy mà cái món ngon và hiếm ấy lại đem chấm với
mắm cáy, một thứ mắm xoàng nhất, có thể nói là mạt
hạng trong các loại mắm ở vùng biển. Bầu dục nếu
ăn đúng cách phải chấm với chanh hay nước nước gừng.
Còn mắm cáy chỉ dùng để ăn với rau muống, dua, cà...
Trong “Phú Việt Nam” có bài “Đàm tục phú” -một bài
phú khuyết danh từ thế kỷ trước-khi phê phán những
kẻ văn dốt, võ nhát nhưng lại ham muốn học đòi những
người có khả năng kinh bang tế thế, cũng liên hệ
đến sự chủng chẳng, không phù hợp giữa bầu dục và
mắm cáy:
Chủng chẳng như bầu dục mắm cáy, muốn bậc kinh luân
Chình chịch như khối đất nắm ao bèo, toan bề thao
lược
Có thể là do những nét tương tự về ngữ âm giữa bầu
dục và dùi đục mà xuất hiện biến thể “dùi đục chấm
mắm cáy”. Vả lại, biến thể này cũng cho phép có
một cách giải thích khách của nó mà xem chừng cách
giải thích ấy cũng có thể chấp nhận được
(Theo Kể chuyện thành ngữ tục ngữ
Bắt
cá hai tay
Hễ một người nào đó vì lòng tham muốn có được nhiều
thứ trong cùng một lúc, hoặc để ăn chắc, không được
thứ này thì được thứ khác, hoặc vừa làm điều này
ở đây rồi lại làm điều đó ở nơi khác nữa (theo lẽ
thường anh ta chỉ được làm ở một nơi), thì sẽ bị
mọi người gọi một cách mỉa mai là kẻ “bắt cá hai
tay”.
“Bắt cá hai tay” được hiểu ở đây
với nghĩa đen là mỗi tay bắt một con cá và kết quả
là tuột mất, chẳng bắt được con nào (vì mỗi tay
bắt một thì không chắc chắn). Chẳng thế mà ca dao
Việt Nam đã từng khuyên nhủ mọi người:
“Xin đừng bắt cá hai tay
Cá lội dưới nước, chim bay lên trời”
Từ nghĩa đen cụ thể đó, nhân dân
ta đã dùng thành ngữ này với nghĩa rộng hơn để chỉ
những người có tư tưởng “nước đôi”, hoặc tham lam,
ôn đồm, muốn có nhiều thứ, muốn làm nhiều việc cùng
một lúc, không được việc này thì được việc khác,
kết quả hoặc là không được gì, “xôi hỏng bỏng không”
hoặc được chắc một thứ nhưng thường bị chê trách
là tham lam, khôn ranh
(Theo “Kể chuyện thành ngữ tục ngữ”)
Nọi dung bài viết rất hấp dẫn bạn đọc, xin cảm ơn
Trả lờiXóa