Thứ Năm, 24 tháng 5, 2012

Hình ảnh người ả đào qua các nguồn tư liệu từ thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX

Hìnhnh người đào qua các nguồnliệu từ thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX
2.1.1. Các loại nhân vậtđào qua các liệu thế kỷ XVIII
Nhân vậtđào có công với cộng đồng:
 Trong các tác phẩm văn xuôi chữ  Hán cuối thế kỷ XVIII, nhân vậtđào được ghi chép lại là những người có tài sắc, có đóng góp quan trọng đối với ccộng đồng.
Qua tìm hiểu, chúng tôi thấy kiểu nhân vật này xuất hiện ở mục Ca nữ trong truyện Đào nương kí (truyện đào nương) [sách Công dư tiệp ký của Vũ Phương Đề]. Thế kỷ XVIII người ta viết vềđào thế kỷ XV, tức là đi tìm từ nguyên của chữđào. Truyện kể rằng tại làng Đại Xá, huyện Tiên Lữ có một thôn có rất nhiều gái đẹp. Những người con gái ấy phần nhiều làm nghề xướng ca. Khi quân Minh sang xâm lược nước ta vào cuối đời nhà Hồ, quân giặc đóng đồn khắp nơi, thôn ấy cũng có đồn của chúng. Giặc rất sợ muỗi, mỗi người dùng một cái túi lớn, đêm đêm chui vào đó mà ngủ, buộc miệng túi lại để khỏi bị muỗi đốt. Chúng chỉ để một người ở ngoài, đợi lúc chúng dậy thì mở túi ra. Bấy giờ trong thôn có một người con gái tên là Đào Nương, nhan sắc xinh đẹp lại hát hay múa đẹp nhất  vùng nên được quân Minh yêu mến và giao cho nàng nhiệm vụ buộc túi mỗi đêm. Nhân cơ hội đó, nàng lập mưu với những người già trong làng đợi lúc quân Minh ngủ say khiêng túi ném xuống nước bên cạnh làng. Túi trôi ra sông cái nên quân Minh bị hao mòn mà không biệt tại nơi đâu. Quân Minh liền rời đi nơi khác và dân làng Đại Xá nhờ thế mà được yên ổn. Ngày sau, người làng nhớ ơn nàng nên lập đền thờ và thôn nàng ở khi trước gọi là “thônđào”.
Câu chuyện trên không chỉ góp phần đưa ra một githuyết về nguồn gốc hátđào mà còn cho ta thấy đặc điểm chung của nhân vậtđào trong giai đoạn đó. Đào nương là những người sắc nước hương trời, có tài hát hay đàn giỏi. Đặc biệt họ cũng là người có công lớn đối với cộng đồng nên được xã hội coi trọng và vị nể. Bên cạnh hìnhnh nhân vậtđào có công với cộng đồng, trong các tác phẩm văn xuôi chữ Hán cuối thế kỷ XVIII, chúng tôi còn thấy xuất hiện kiểu nhân vậtđào nuôi thư sinh ăn học.
Nhân vậtđào nuôi thư sinh ăn học:
Kiểu nhân vật này nằm trong hệ thống nhân vật nữ có công đối với sự nghiệp học hành khoa cử của các sĩ tử xuất hiện trong các tác phẩm văn xuôi chữ Hán thế kỷ XVIII. Qua những câu chuyện được ghi chép lại, người đọc phát hiện ra một sự thật hấp dẫn: đằng sau thành công của các bậc nam nhi có một phần công sức rất lớn của các bậc nữ nhi tần to. Kiểu nhân vật nữ này xuất thân từ rất nhiều thành phần khác nhau: có người là những cô gái thôn quê bình thường vô tình thấy cnh kẻ sĩ mà sẵn lòng giúp đỡ: tặng vi đóng khố, trgiúp nợ nần… như trong truyện Ông Nguyễn Bá Dương, Ông Uông Sĩ Đoan, Ông Nguyễn Văn Giai… Nhưng cũng có người lại xuất thân cao quý là tiểu thư khuê các con quan: phu nhân Lan quận công – vốn là con út của một quan huyện. Dù xuất thân quyền quý nhưng khi lấy ông Nguyễn Thực – là kẻ hàn sĩ, vì cuộc sống nghèo khó nên  bà luôn chăm chỉ làm lụng không qun vất vđể chồng chuyên tâm học hành dù mấy năm ông đi thi đều không đỗ (Phu nhân Lan quận công – Lan trì kiến văn lục). Kiểu nhân vật là ca nhi, kĩ nữ có công nuôi thư sinh ăn học cũng được ghi chép trong Lan trì kiến văn lục. Câu chuyện về Ca kĩ họ Nguyễn (Lan trì kiến văn lục) kể về cuộc đời của Thượng thư Ôn quận công Vũ Khâm Lân được một ca nhi nuôi ăn học. Sau khi bị mẹ đẻ bị đuổi đi, người mẹ kế độc ác bắt ông bỏ học đi chăn trâu. Không chịu nổi cực khổ, ông bỏ chốn và được một ca nhi cưu mang nuôi ăn học. Người ca nữ xinh đẹp, hát hay thấy ông là người tài mà nghèo khổ nên lấy tất csố tiền kiếm được bằng nghề hát xướng để giúp đỡ ông. Trong suốt những năm dài ôn luyện, chờ đến ngày lên kinh dự thi, người ca nữ đó đã nâng khăn sửa túi, chu cấp tiền bạc cho ông ăn học. Sau này khi đỗ đạt ra làm quan, ông có tìm gặp để báo đáp và muốn cưới nàng làm vợ để trân nghĩa xưa nhưng cha ông không đồng ý vì quan niệm ca nữ là loại đàn bà giang hồ, không được phép bước chân vào nhà gia thế. Không thể bước qua rào cn quan niệm “xướng ca vô loài”, Vũ Khâm Lân phi nghe theo lời cha, kết hôn với một cô gái khác do gia đình lựa chọn. Rất lâu sau này gặp lại người ca nhi đó ở đất Trường An, Vũ Khâm Lân mới biết cuộc đời bất hạnh của nàng. Nàng lấy một quan chức nhỏ ở Thái Nguyên, khi chồng chết người em trai phá tán gia sn, nàng đành dắt mẹ lang thang ở đất Trường An, dựa vào tài đàn hát kiếm ăn qua ngày. Cm thương cho số phận của người con gái là ân nhân năm xưa, Vũ Khâm Lân có ý muốn bù đắp phần nào cho nàng, nhưng người ca nhi ấy đã kiêu hãnh từ chối: “thiếp đã không có duyên làm vợ chàng thì chẳng có lí gì để nhận tiền bạc này”. Cuộc đời người ca nữ ấy cũng là đáp án chung cho số phận của cácđào xưa. Họ là những người có dung nhan xinh đẹp đến nghiêng nước nghiêng thành, tài năng đạt tới độ kĩ nghệ, nhưng có cuộc sống bất hạnh và bị xã hội kỳ thị nặng nề. Chỉ vì nghề nghiệp củađào chủ yếu là dựa vào thanh và sắc, nên bị xếp vào loại xướng ca vô loài bị xã hội xem thường, khinh miệt.
2.1.2. Nhân vậtđào qua nguồnliệu thế kỉ XIX
 So với văn xuôi, hìnhnh người đào xuất hiện với cường độ nhiều hơn trong các tác phẩm thơ ca giai đoạn thế kỷ XVIII đến cuối thế kỷ XIX. Chân dung nhân vậtđào hiện lên trong cvăn xuôi và thơ ca với đặc điểm tiêu biểu nhất của những kiếp người tài hoa mệnh bạc. Phần nhiều trong số họ là những người có dung nhan xinh đẹp, thông minh, có tài đàn hát làm say mê lòng người nhưng cuộc đời đầy bất hạnh, gian truân.
Nhan sắc là một cụm từ gắn liền với hìnhnh nhân vậtđào và là đặc điểm được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong các sáng tác của các tác gitrung đại. Nhìn từ phía những người thưởng thức, khán thính gicủa lối hátđào các nhà Nho - các đấng mày râu nên việc họ đặc biệt nhấn mạnh đến nét dung nhan xinh đẹp của cácđào trong các sáng tác của mình là điều dễ hiểu. Nằm trong hệ thống nhân vật trung đại,đào được miêu tvới nhiều bút pháp ước lệ. Rất nhiều các điển tích, điển cố, hìnhnh và từ ngữ ước lệ được sử dụng khi tvẻ đẹp những người phụ nữ làm nghề cầm ca. Tác giPhạm Đình Hổ trong bài Hữu sở cm đã sử dụng hìnhnh “Mi đại nguyệt song loan” để miêu tnét đẹp đôi mi của người ca nhi ở đất Trường An: “Trường An tiểu nhi nữ/ Mi đại nguyệt song loan/ Vị ái mai hoa khiết/ Lâm phong bất giác hàn.” (Trường An cô gái nhỏ/ Mày sắc tựa trăng non/ Vô tình quên gió lạnh/ Bởi yêu mai trắng trong) (Kim Anh dịch). Trong bài Tiểu cơ ca Phạm Đình Hổ cũng sử dụng hìnhnh ước lệ: “Vân nguyệt song nga sơ xước ước” khi nói về vẻ đẹp của người ca nữ nhỏ: “Doanh doanh nhị lục thùy gia nữ/ Độc hướng phong tiên vũ sở yêu/ Vong nguyệt song nga sơ xước ước/ Hương tùy tiêm bộ ám yêu kiều” ( Cô bé mười hai đẹp nõn nà/ Một mình uốn lượn múa rồi ca/ Mày non mây thấm xanh mươn mướt/ Gót ngọc hương theo dáng điệu đà) (Kim Anh dịch). Dương Tự Nhu trong các bài thơ tặng cô đầu Văn, cô đầu Phú, cô đầu Kim cũng viết: “Quân thị phong lưu hồng phấn khách” (Nàng là khách phong lưu hồng phấn – Tặng cô đầu Văn – Dương Tự Nhu – [8, 452]); “Kìa liễu lục đào hồng tri kỉ đó/ Hỏi những lúc gió trăng trăng gió/ Biết yêu hoa dễ có mấy người/ Than ôi sắc nước hương trời” (Tặng cô đầu Phú); “Vẻ xinh xinh mày liễu má đào/ Bấy lâu nay trộm nhớ thầm yêu” (Tặng cô đầu Kim). Trong sáng tác của Nguyễn Du, hìnhnh của cô đào hát tên Cầm nổi tiếng ở đất Long Thành cũng được miêu tmột cách ước lệ. “Xuân phong yểm ánh đào hoa diện” (Gió xuân óng ánh mặt đào hoa – Long thành Cầm gica). Đặc biệt để tnụ cười của mĩ nhân, tác giNguyễn Đức Đàm ví nụ cười giai nhân có thể làm nghiêng nước nghiêng thành: “Khuôn thiêng khéo đúc nên người/ Khúc ca vân tán, vẻ cười thành khuynh” còn Nguyễn Du khẳng định nụ cười ấy đáng giá đến nghìn vàng: “Đã nên quốc sắc thiên hương/ Một cười này hẳn nghìn vàng chẳng ngoa”. Không chỉ xuất hiện trong thơ văn Việt Nam, điển “nhất tiếu thiên kim” – một nụ cười đáng giá nghìn vàng đã được các thi nhân Trung Quộc tự cổ xưa sử dụng khi miêu tvẻ đẹp của các bậc tuyệt thế giai nhân. Vương Tăng Nhu vịnh nàng Sùng Cơ có câu: “Tái cổ liên thành dịch/ Nhất tiếu liên kim mãi” (Ngonh lại nhìn thành cũng chuyển dịch/ Một nụ cười nghìn vàng cũng mua). Lí Bạch cũng có câu: “Mĩ nhân nhất tiếu hoán thiên kim” (Nụ cười của người đẹp đổi lấy nghìn vàng). Không chỉ sử dụng nhiều điển tích, điển cố, đôi khi vẻ đẹp của các đào nương còn được so sánh với các đại mĩ nhân. Tác giNguyễn Văn Bình nhân làm bài hát nói tặng cô đầu Yến, cố ý mượn tên cô để so sánh vẻ đẹp của đào Yến với nàng Triệu Phi Yến đời Hán.
Khliên Phi Yến
 Chốn Hán cung nức tiếng bấy nhiêu lâu
Vẻ gương loan vằng vặc trên lầu
Xui lòng khách Phượng cầu thêm khắc khoi
                                    Thi nhân lão khứ oanh oanh tại
Công tử quy lai yến yến mang
Lầu Vũ Ninh bóng ác mấy hôn hoàng
Nào đôi lứa uyên ương ai đó tá
Đền Đồngớc ra tay mở khóa
Mượn thư hồng giãi tỏ tấm tình chung
Ước ao cá nước mây rồng.
     (Tặng cô đầu Yến)
            Để ca ngợi vẻ đẹp của cô đầu Yến, tác gikhông chỉ so sánh giai nhân với nàng Triệu Phi Yến mà còn nhắc tới hai mỹ nhân nổi tiếng thời Tam quốc là Đại Kiều và Tiểu Kiều qua tích đền Đổngớc. Vì giai nhân quá đẹp mà khách tài tử ước ao được gặp “cá nước mây rồng”. Sắc đẹp của các đào nương không chỉ làm đắm say các quan viên trên chiếu hát khi họ còn đang thời son trẻ, mà thậm chí ngay ckhi đã về già. Tình cm của các văn nhân dành cho cácđào sâu đậm đến mức khao khát được trở thành “đôi lứa uyên ương”, “cá nước mây rồng”. Điều đó cũng chứng tỏ ao ước có tình ái với các đào có sắc đẹp là ước muốn của rất nhiều các quan viên. Nguyễn Công Trứ làm thơ về mộtđào già mà vẫn còn xinh đẹp: “Liếc trông giá đáng mấy mười mươi/ Đem lạng vàng mua lấy tiếng cười” (Bỡn cô đầu già).
Đến thế kỷ XVIII, ca trù đã trở thành một thú chơi được giới trí thức, thương nhân… yêu thíchđào từ một hình thức nghệ thuật nghiệp dư đã chuyển thành một “nghề” có tính chất chuyên nghiệp phục vụ nhu cầu gii trí của các nhà Nho.đào là nhân vật trung tâm của cuộc hát và để sống bằng nghề, họ không chỉ dựa vào nhan sắc mà phi có tài cầm ca, thơ phú. Trong xã hội chuyên chế phương Đông, người phụ nữ không có cơ hội để thể hiện tài năng về chính trị, kinh tế hay khoa học như ngày nay. Ngđường duy nhất để họ bộc lộ tài năng, phẩm chất của mình là tài thơ, tài đàn, tài múa hát, nhìn chung là các tài năng trong địa hạt nghệ thuật. Dương Tự Nhu trong bài thơ Tặng cô đầu Kim ca ngợi tài đàn hát nổi danh của nàng:
“Ngã thị phong lưu hiền thái thú
Quân ưng hồng phấn cổ danh ca”
(Ta là quan Thái thú phong lưu mà hiền
Nàng là cô đầu đẹp hát hay có tiếng).
            Tuy nhiên, có lẽ người nhắc đến tài đàn hát, cầm, kỳ, thi, họa của các ca nhi nhiều nhất là Nguyễn Du. Trong Long thành Cầm gica, tác giviết về cuộc đời tài sắc của một ca nhi ở đất Thăng Long, nhờ có tài đàn hát đã khiến cô nổi danh khắp vùng:
“Long thành nức tiếng giai nhân
 Họ tên không nhớ, Nguyễn Cầm nổi danh
“Cô Cầm” quen gọi trong thành
Khúc cung phụng cũng tài lành hơn ai”.
            Trong số những tài năng của cô Cầm, Nguyễn Du đặc biệt nhấn mạnh tới tiếng đàn đạt đến độ điệu nghệ, tinh tế tới mức có thể thẩm thấu được những cung bậc cm xúc khác nhau:
“ Năm cung réo rắt tơ tình,
Tiếng khoan dường gió, chuyển mình rừng thông.
Trong như tiếng hạc trên không
Mạnh như tiếng sét hãi hùng tan bia.
Buồn như Trang Tích khách kia,
Ốm ngâm tiếng Việt, đêm khuya não nùng”.
            Và tiếng đàn ấy đã làm xốn xang, nghiêng ngbiết bao người nghe:
Người nghe mê thích vô cùng
Đó là những khúc nhạc trong Trung Hòa
Tây Sơn quen khách tiệc hoa
Mi vui quên ctiếng gà tan canh
Đua nhau gieo thưởng tranh giành
Tiền coi như thể bùn tanh khác gì”.
            Tìm hiểu những sáng tác của Nguyễn Du viết về những người kỹ nữ, chúng tôi nhận thấy rằng giữa họ có một đặc điểm chung về tài năng nghệ thuật. Ngón đàn tuyệt thế không phi của riêng cô Cầm mới có mà nó còn xuất hiện trong những câu thơ ca ngợi tài năng của nàng Kiều. Tiếng đàn của Thúy Kiều cũng được trất hấp dẫn:
“ So lần dây vũ dây văn
Bốn dây to nhỏ theo vần cung thương.
Khúc đâu Hán Sở chiến trường,
Nghe như tiếng sắt tiếng vàng chen nhau.
Kê Khang này khúc Qung Lăng,
Một rằng lưu thủy hai rằng hành vân.
Quá quan này khúc Chiêu Quân,
Nửa phần luyến chúa nửa phầngia.
Trong như tiếng hạc bay qua,
Đục như tiếng suối mới sa nửa vời.
Tiếng khoan như gió thong ngoài,
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa.”
            Đặc biệt tiếng đàn ấy có thể khơi gợi những cung bậc cm xúc thẳm sâu trong tâm thức con người:
“ Ngọn đèn khi tỏ khi mờ
                        Khiến người ngồi đó cũng ngơ ngẩn sầu.
Khi tựa gối, khi cúi đầu,
Khi vò chín khúc khi chau đôi mày”.
Thậm chí tiếng đàn ấy có thể gọi lên những xúc cm ai oán nhất:
“Bốn dây như khóc như than
Khiến người trên tiệc cũng tan nát lòng”
Nhưng đôi khi chính tiếng đàn đó lại gợi lên cm giác đầm ấm, vui vẻ:
                                  
“Khúc đâu đầm ấm dương hòa,
                                    Ấy hồn hồ điệp hay là Trang Sinh.
                                    Khúc đâu êm ái xuân tình,
                                    Ấy hồn Thục Đế hay mình đỗ quyên?”
             Không chỉ có tài đàn hát, Thúy Kiều còn có tài làm thơ. Trong toàn bộ tác phẩm, Nguyễn Du đã để Kiều làm thơ by lần, chơi đàn tám lần và mỗi lần là một trạng thái cm xúc rất khác nhau, qua đó khẳng định tài năng tuyệt đỉnh của nàng. Trong Truyện Kiều không phi chỉ có Vương Thúy Kiều được nhắc đến là một kỹ nữ với các món nghề đàn hát, thơ phú sành sỏi mà có cĐạm Tiên – người ca nhi đã từng nổi danh tài sắc một thời: “Nổi danh tài sắc một thì/ Xôn xao ngoài cửa hiếm gì yến anh”. Danh tiếng ấy của nàng vang xa đến mức người khách viễn xứ cũng phi tìm đến: “Có người khách ở viễn phương/ Xa nghe cũng nức tiếng nàng tìm chơi”. Đặc biệt qua lời kể của Vương Quan về thân thế của Đạm Tiên cho thấy nàng là một kỹ nữ tài sắc nổi danh. Hìnhnh một Đạm Tiên bạc mệnh chính là điềm báoơng lai của Thúy Kiều và là số phận chung của những kiếp hồng nhan, đặc biệt là với thân phận của những kỹ nữ -đào nói riêng.
2.1.3.đào – thân phận của những kiếp hồng nhan mệnh bạc
  Sắc và tài là hai tài sn không thể thiếu của những người phụ nữ làm nghề xướng ca; tài sắc giúp họ trở lên nổi danh và làm say mê biết bao con mắt ngưỡng mộ của những người thưởng thức, nhưng cũng chính tài- sắc đó lại ẩn chứa những bất hạnh. Hồng nhan bạc mệnh là mệnh đề không chỉ dành cho những ca nhi, kỹ nữ mà là số phận chung của tất cnhững kiếp hồng nhan. Trong xã hội nam quyền phương Đông xưa, người phụ nữ có nhan sắc thường bất hạnh vì chính nhan sắc của họ. Chính vì có nhan sắc nên bất cứ lúc nào họ cũng có thể trở thành nạn nhân của sự chuyên quyền độc đoán của đàn ông, số phận của họ lệ thuộc vào đàn ông. Xã hội phân hóa giai cấp càng sâu sắc thì những kẻ có quyền lực chính trị và vật chất như vua chúa, quan lại, cường hào, thương nhân càng có nhiều quyền thế đối với phụ nữ. Tất cnhững tiêu chí và chuẩn mực hành vi của phụ nữ, cách đánh giá phụ nữ đều do đàn ông nêu ra. Người phụ nữ không có quyền lựa chọn cho mình cách sống riêng, cách ứng xử hay làm chủ thân xác, tâm lý của mình. Không có thiết chế hay luật pháp nào bo vệ cho những người phụ nữ có nhan sắc tránh khỏi số phận bị cướp, bị bắt cóc hay bị tuyển mộ, bị dâng nạp, bị gbán cho bọn quan lại, vua chúa hay những kẻ nhiều tiền lắm của. Những người phụ nữ có nhan sắc ấy chỉ là công cụ phục vụ cho ham muốn nhục dục và tham vọng về chính trị của giới có chức quyền, trước hết là vua chúa. Chính vì chỉ được đối xử như những công cụ để thỏa mãn dục vọng của bọn vua chúa, bọn quyền quý, bọn thương nhân giàu có nên khi nhan sắc tàn phai, số phận của họ rơi vào cnh bất hạnh, bi đát. Không những là nạn nhân của chế độ phụ quyền, nam tôn nữ ti, họ còn bị nhiều nhàởng xã hội phong kiến lên án, miệt thị, xem họ là nguyên nhân của nhiều tai họa cho quốc gia và gia đình. Nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn trong bài viết “Triết lý “Truyện Kiều” trong bối cnh văn hóa xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XX” đã tổng kết: nhân vật phụ nữ trong văn học Việt Nam từ cuối thế kỷ XVIII sang thế kỷ XX đã qua một quá trình vận động từ những phụ nữ quý tộc thuộc lớp trên của xã hội như chinh phụ, cung nữ, những phụ nữ trong các tài tử giai nhân sang các phụ nữđào. Cm hứng hồng nhan bạc mệnh, tài mệnhơng đố lúc đầu thể hiện một cách không thật đậm nét qua người chinh phụ, cung nữ cuối cùng đã chụm vào nhân vật kĩ nữ,đào, vì chính hạng người này mới là hiện thân của nỗi bất hạnh. Vô số câu chuyện về những mĩ nhân thời xưa ở Trung Quốc và Việt Nam được các vua chúa phong kiến dùng vào những mục đích khác nhau song số phận chung cục của họ thật vô cùng đau khổ. Nàng Muội Hỉ là mĩ nữ bị vua Kiệt nhà Hạ cướp được trong chiến tranh, được Kiệt sủng ái. Nhưng người ta đã quy tội làm mất nhà Hạ cho nàng. Khi Thành Thang nhà Thương diệt nhà Hạ đã cho Kiệt và Muội Hỉ lên thuyền thtrôi ra biển, nàng bị các sử gia Nho giáo kết tội làm mất nhà Hạ. Đát Kỉ cũng là một nạn nhânơng tự như vậy. Đát Kỉ là mĩ nữ bị Hữu Tô dâng cho vua Trụ nhà Thương rồi sau cũng bị kết tội làm mất nhà Thương. Ở Việt Nam, những phụ nữ tài sắc cũng trở thành nạn nhân của chế độ phong kiến vô nhân đạo. Họ chính là đốiợng chính của chế độ cung nữ. Nhìn chung số phận của những cung nữ trẻ đẹp, tài sắc rất bất hạnh vì họ được tuyển chọn trên cơ sở nhan sắc chứ không phi trên cơ sở tình yêu hay sự tôn trọng lẫn nhau. Vì thế, khi vua chúa tìm được người trẻ đẹp hơn, họ tất yếu bị thất sủng. Cung oán ngâm khúc đã diễn trất thống thiết số phận những kĩ nữ tài sắc bị đấng quân vương trụy lạc bỏ rơi mà không được gii phóng khỏi cung cấm. Số phận của những người đẹp trong cung cấm còn đau khổ ở một khía cạnh khác. Bị thất sủng đã là cay đắng, các cung nữ còn ghen ghét lẫn nhau, hành hạ lẫn nhau, làm cho tấn bi kịch của cuộc đời các cung nữ càng thêm cay đắng, ê chề. Đặng Thị Huệ sau cuộc nổi loạn của kiêu binh đã bị Dương Thị Ngọc Hoan trthù hèn hạ. Nhưng số phận Thị Huệ chỉ là sự lặp lại theo nguyên lí qubáo của số phận những cung nữ đã từng bị Thị Huệ đánh ghen. Những chuyện về người phụ nữ trẻ đẹp, tài sắc là đốiợng săn đuổi của bọn vua chúa, quan lại quyền quý không hiếm trong lịch sử và trong văn học Việt Nam. Việc bắt gái đẹp dâng lên để lấy lòng vua chúa là chuyện phổ biến của xã hội phong kiến. Công dư tiệp kí của Vũ Phương Đề có Truyện tềớng xã Mộ Trạch kể đi đánh trận bắt được trong đám tù binh một thiếu nữ tuyệt đẹp đã đem nàng về dâng chúa Trịnh. Đặc biệt nhiều truyện Nôm lấy mô típ: người đẹp luôn là nạn nhân của sự chuyên quyền của bọn thống trị làm đề tài sáng tác chính. Điều đó cho thấy một thực tế, không chỉ trong thời kỳ tan rã của chế độ phong kiến mà trong tất cmọi thời kỳ xã hội có giai cấp, khi không có cơ chế pháp luật bo vệ phụ nữ, khi vua chúa quan lại và bọn có của toàn quyền thống trị, người phụ nữ tài sắc luôn luôn là nạn nhân đau khổ của sự chuyên quyền độc đoán của bọn chúng. Như vậy, có thể khẳng định rằng, số phận thực tế của những người phụ nữ tài sắc trong xã hội phong kiến phương Đông đã là nền tng cho sự hình thành triết lý về định mệnh của người hồng nhan. Người xưa không thể hiểu rằng chính xã hội nam quyền với sự lạm dụng vô hạn quyền lực của nam giới đối với phụ nữ, chính xã hội không có các thiết chế luật pháp hữu hiệu bo vệ cho người phụ nữ tài sắc vốn dễ bị xâm hại đã gây ra nỗi bất hạnh của người hồng nhan. Nhà Nho xa lánh, hắt hủi người đẹp, xem người đẹp như là nguyên nhân gây nên suy vong, sụp đổ của nhiều triều đại, bất hạnh và tai họa cho gia đình, đau khổ cho cá nhân. Trọng đức hơn trọng sắc là một thực tế đã từng kéo dài ở Trung Quốc và Việt Nam. Người ta đã nhìn hiện thực dưới dạng lộn ngược: lẽ ra phi lên án xã hội nam quyền mà Nho giáo bo vệ, lẽ ra phi bênh vực những người phụ nữ đẹp thì người ta lại xa lánh, hắt hủi hồng nhan. Nhân vậtđào nằm trong hệ thống những người phụ nữ đẹp, do đó cuộc đời của họ không nằm ngoài quy luật “hồng nhan bạc mệnh”. Họ mang trong mình sắc tài, lại đem thân mua vui cho những kẻ quyền thế, nên dễ gợi lên nhiều dục vọng tranh đoạt, bán mua trong những người đàn ông lắm quyền, nhiều của; hoặc khiến họ sa vào những cuộc tình không biết trước kết cục, không ràng buộc hứa hẹn; hoặc khi tài sắc tàn phai, hết giá trị phục vụ gii trí, họ phi chấp nhận phận lẽ mọn hoặc chịu cnh cô đơn nghèo khổ cùng cực đến cuối đời…
            Một bài hát nói vô danh đã diễn tmối quan hệ hời hợt, thong qua trên chiếu hát giữađào các quan viên:
“Khách với tình xưa quen biết chi nhau
Họ tên chi? Nhà cửa ở đâu?
Ngán ngẩm vì nước lã ao bèo nên đểnh đong”.
(Cuốn chiếu hết nhân tình – Vô danh- VNCTBK  - tr.512)
            Người thưởng thức đến nghe hát giống như một thú vui, hết cuộc hát là kết thúc mối quan hệ chóng vánh, không bền chặt:
“Chén rượu câu thơ khi thắng thưởng
Tôi hát chơi mà khách cũng nghe chơi
Thm thiết chi mà giọt ngọc tuôn rơi
Mai mốt đã ngược xuôi người mỗi xứ”.
(Cuốn chiếu hết nhân tình – Vô danh – VNCTBK- tr.512).
            Kết cục chia ly, mỗi người mỗi nglà điều có thể tiên đoán trước, tuy nhiên nó vẫn để lại nỗi niềm xót xa thm thiết cho các đào nương. Khách còn có vợ con, gia đình đề huề, ấm cúng, còn người đào nương lẻ loi cô độc, để rồi lại đem tấm lòng tan nát mua vui cho kẻ khác. Tình cnh ấy, thân phận ấy thật đáng thương cm:
“Khách về  nhà có bạn khâm trù
Chén rượu đêm thu nhiều sở thích
Đã trót ôm cầm theo liễu mạch
Thú cầm ca còn lắm khách vui chơi”.
(Cuốn chiếu hết nhân tình – Vô danh- VNCTBK- tr.512).
            Số phận long đong, lận đận là mệnh đề chung của những người làm nghề xướng ca, tuy nhiên khi gặp thời thế biến động, sự việc đổi dời số phận của người ca nữ càng trở lên cơ cực hơn. Hìnhnh người ca nữ trong bài Cựu cơ ca của Phạm Đình Hổ rất tiêu biểu cho thân phận của những con hát xưa.
Chức cẩm phường đầu thị thiếp gia
Thử sinh khởi liệu ngộ trâm thoa
Phủng trang cực lệ Tuyên phi viện
Án phách tân truyền Lại bộ ca
Tang hi kỉ hồi kinh nhập mộng
Quần thoa vô kế mạn tùy ba”
Dịch nghĩa:
(Nhà em ngay ở đầu phường
Phận trâm thoa để dở dang kiếp này
Cung Tuyên phi ấy dâng khay
quan Lại bộ trổ tài cầm ca
Bể dâu trong mộng xót xa
Phận hèn cam chịu sóng xô gió đùa)
         (Trần Kim Anh dịch).
Từ một ca nữ trong cung Tuyên phi Đặng Thị Huệ, nay nàng trở thành một cô gái dệt vi, mưu sinh vất vmà xót xa cho cnh đời dở dang: “Niên khứ niên lai gio nhược hà” (Năm qua tháng lại bây giờ ra sao?).
            Thân phận của những đào nương sau những biến chuyển của thời cuộc có thể có nhiều ngã rẽ khác nhau: có kẻ bỏ nghề, có kẻ vẫn tiếp tục bám trụ với nghề ca xướng để kiếm kế sinh nhai, nhưng vẫn có một đáp án chung là một cuộc sống vô cùng bi đát khi nhan sắc tài phai. Những danh tiếng, tài hoa, nhan sắc một thời chỉ giống như gió thong mây trôi, những vàng son thưở trước bị sự bạc tình của người đời xóa mờ đi hết. Một cô Cầm đã từng một thời nổi danh nhất chốn Long Thành, cuối cùng vẫn chịu cnh tiều tụy:
“Tiệc hoa đủ mặt những hoa
Phía sau có một bóng già hoa râm
Rõ ràng khô héo sắc thầm
Đôi mày liễu úa, vóc thân mai gầy.”
(Long thành cầm gica – Nguyễn Du).
            Trong thơ chữ Hán Nguyễn Du số phận của những người kĩ nữ như thế xuất hiện khá nhiều. Nhân vật người kĩ nữ ở đất La Thành trong bài Điếu La Thành ca gi vốn là một đào nương thanh sắc nổi danh ở Cổ Đạm, nhưng cuối cùng vẫn phi nhận một kết thúc bi thương, nghèo đói, bệnh tật, không có người thân chăm sóc:
“Thiên hạ hà nhân liên bạc mệnh
Trủng trung ưng trị hối phù sinh.
Yên chi bất tẩy sinh tiền chướng ?
Phong nguyệt phong lưu trí hậu danh
ớng thị nhân gian vô thức thú
Cửu tuyền khứ bạn Liễu Kỳ Khanh.”
Dịch thơ:
“Cõi thế ai người thương bạc mệnh
Dưới mồ riêng hồi kiếp phù sinh
Phấn son lúc sống chưa rời nợ
Trăng gió đời  sau luống để danh
Ý hẳn trần gian không kẻ biết
Suối vàng đánh bạn với Kỳ Khanh”
            Số phận bất hạnh của những ca nhi, kĩ nữ ấy được thể hiện rõ ràng hơn trong tác phẩm Truyện Kiều. Nhân vật Thúy Kiều được Nguyễn Du nhắc đến là người phụ nữ có nhan sắc, có tài đàn hát, ngâm thơ, đã từng “thanh lâu hai lượt thanh y hai lần” nên có thể xếp Thúy Kiều vào hệ thống nhân vật kĩ nữ,đào. Có thể nói rằng, ở nước ta cuối thế kỷ XVIII và XIX, những phụ nữ tài sắc sống bằng việc đem tài đàn, tài thơ và khi cần  có thể cthân xác phục vụ thú ăn chơi gii trí cho giới đàn ông như Đạm Tiên, Thúy Kiều là một sự thật. Rất nhiều ý kiến đồng với githuyết Hồ Xuân Hương là một kĩ nữ. Nàng là người tài năng và có đủ tố chất của một kĩ nữ thượng thặng “nào đàn, nào cờ, nào rượu, nào thơ”. Xuân Hương được biết đến là người phụ nữ có quan hệ quen biết, thân tình với không ít người đàn ông, đặc biệt người tài nữ ấy cũng từng quen việc “cởi đai ngọc, nâng chén vàng”. Tất cđiều đó cho thấy, cuộc đời Xuân Hương đi ra ngoài khuôn khổ truyền thống của những người phụ nữ phương Đông nhưng lại rất gần với cuộc đời của những kĩ nữ -đào. Hồ Xuân Hương nổi tiếng thông minh, tài sắc nhưng cuối cùng vẫn chịu cnh làm lẽ “kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng”. Nỗi niềm hận duyên tủi phận ấy được bộc lộ rõ nhất qua bài thơ Cm cựu kiêm trình Cần chánh học sĩ Nguyễn hầu:
“Dặm khách muôn trùng nỗi nhớ nhung,
 Mượn ai tới đấy gửi cho cùng.
 Chữ tình chốc đã ba năm vẹn,
 Giấc mộng rồi ra nửa khắc không.
 Xe ngựa trộm mừng duyên tấp nập,
Phấn son càng tủi phận long đong.
          Biết còn my chút sương siu mấy,
Lầu nguyệt năm canh chiếc bóng chong”.
Nỗi niềm và tâm trạng tủi hờn cho số phận long đong ấy rất tiêu biểu cho cm xúc chung của người kĩ nữ trong xã hội cũ. Tình yêu với các văn nhân qua đi, người phụ nữ lại trở về với thực tế cô đơn của mình, còn người đàn ông kia sẽ vẫn vui vầy với vợ con, thậm chí có thể lại quen biết, dan díu với người đào khác.
Mệnh bạc không chỉ là số phận của những kĩ nữ -đào Việt Nam mà còn giành cho các kĩ nữ Trung Quốc. Kĩ nữ dưới triều đại nào cũng chịu số phận bi thm, họ bị coi là công cụ phục vụ nhu cầu gii trí thậm chí là công cụ thỏa mãn nhục dục của tầng lớp thống trị và cuối cùng bao giờ cũng chịu cnh bất hạnh, thậm chí là những cái chết thê thm. Theo ghi chép của sách Lịch sử kĩ nữ, đến thời Xuân thu Chiến quốc, hiệnợng kẻ thống trị dùng kĩ nữ tuẫn táng rất phổ biến và đạt tới cao trào vào thời nhà Tần. Năm 210 TCN, khi Tần Thủy Hoàng chết hàng vạn thê thiếp, nữ nhạc và cung kĩ bị chôn theo. Hiệnợng tuẫn táng cung kỹ hoặc gia kỹ đến thời Minh vẫn lưu hành không gim. Trong lịch sử Trung Quốc, ngoài việc thi hành tuẫn táng vô nhân đạo đối với kĩ nữ còn tồn tại hàng loạt chuyện cưỡng đoạt rồi giết kĩ nữ. Tào Tháo thời Tam quốc có một kĩ nữ nhân sắc tài nghệ siêu quần, nhưng Tào Tháo chê tính tình không tốt, bèn tàn nhẫn giết chết. Thạch Sùng thời Tây Tấn mỗi lần mời khách tới nhà ăn tiệc là sai tất ccác gia kĩ xinh đẹp rót rượu hầu, nếu khách nào uống rượu không thật say liền giết ngay người kĩ nữ hầu rượu. Vương Khi thời Tây Tấn có lần mời bọn Vương Đôn tới làm khách trong nhà, trong tiệc sai một kĩ nữ thổi sáo, người kĩ nữ thổi hơi sai khúc điệu, Vương Khi liền đánh chết. Đời Đường Văn tông, kĩ nữ Trịnh Trung Thừa trong cung giỏi đánh đàn tỳ bà, vì sơ ý xúc phạm ý chỉ của hoàng đế, liền bị thắt cổ chết rồi ném xác xuống sông. Tuy nhiên, so với các hành vi bạo ngược nói trên, hình phạt “lột da” của Dương Chính thời Nam Tống phi được kể là tàn nhẫn nhất. Theo sử sách, danhớng Dương Chính thời Nam Tống có mấy chục cơ thiếp, đều giỏi ca múa. Nhưng Dương Chính tính vốn tàn nhẫn, thích giết người, chỉ cần hơi có chuyện không vừa ý ắt dùng gậy đánh chết người rồi lột da từ đầu đến chân, đóng đinh lên vách, đến khi khô cứng mới gỡ ra ném xuống sông. Số kĩ nữ bị giết như thế có tới vài ba chục người. Thậm chí trước khi sắp chết ông ta còn sai tráng sỹ dùng dây siết cổ các kĩ nữ được sủng ái để tuẫn táng. Từ những hành vi bạo ngược cho đến vô cùng tàn nhẫn của vài gia chủ kể trên là minh chứng cụ thể cho số phận bi thm của các gia kỹ. Ngoài ra, trong lịch sử Trung Quốc từ xưa đến nay, rất nhiều trường hợp các kĩ nữ vì không chịu nổi cnh bị lăng nhục, giày vò nên để tìm đến cái chết như một hình thức để  được gii thoát. Chết trở thành một con đường để họ tự gii thoát khỏi những tao ngộ phi nhân, kết thúc cuộc sống dưới địa ngục. Danh kĩ đời Tống là Hàn Hương, tài sắc đứng đầu một thời, rất thân thiết với con trai Diệp Đạiớng quân trấn thủ Từ Châu. Diệpớng quân chỉ có một con trai, chỉ mong y học hành làm quan, làm rạng rỡ tổ tiên, nay lại thấy y say mê gái thanh lâu, cnhà cũng không về, vì vậy tức giận bắt Hàn Hương tới quân doanh, tặng cho một lão lính già lấy làm vợ. Hàn Hương không chịu nổi nhục nhã, tự đâm cổ chết. Danh kĩ thời Minh là Vương Kiều Nhi từng giúp Đốc phủ Giang Nam chiêu hàng bọn Nụy khấu Từ Hi, nhưng sau khi thành công lại bị Đốc phủ lăng nhục, đem tặng cho tù trưởng Vĩnh Thuận. Vương Kiều Nhi căm phẫn, nhy xuống sông tự vẫn. Từ những dẫn chứng trên, có thể nhận định rằng: Chính từ thực tế cuộc sống, từ số phận bi thm của các mĩ nhân, kĩ nữ đã đúc rút nên quy luật hồng nhan bạc mệnh. Kĩ nữ là những người mang trong mình tài sắc lại đem thân đi mua vui cho những kẻ quyền thế, lắm tiền nhiều của, tuy nhiên khi nhan sắc tàn phai hoặc khi không còn giá trị phục vụ gii trí, họ phi chịu số phận rất bi thm. Và tất nhiên các mĩ nhân, kĩ nữ ở cViệt Nam và Trung Quốc đều không nằm ngoài quy luật chung ấy.

1 nhận xét: