Thích Thanh Từ
LUÂN HỒI
Lời Đầu Sách
Chúng tôi viết quyển sách này cho những người mới bắt đầu học Phật.
Bước
đầu tuy tầm thường song không kém phần quan trọng, nếu bước đầu đi sai,
những bước sau khó mà đúng được. Người học Phật khi mới vào đạo không
hiểu đúng tinh thần Phật giáo,
về sau sẽ hỏng cả một đời tu. Người có trách nhiệm hướng dẫn không thể
xem thường kẻ mới học, cần phải xây dựng một cơ sở vững chắc, đi đúng
đường hướng của Phật dạy.
Hiểu Phật giáo một cách đúng đắn, mới mong thành một Phật tử chân chính.
Vì
muốn chỉ lẽ chính tà cho người mới vào đạo khỏi lầm lẫn, nên chúng tôi
mạnh dạn chỉ thẳng những điều sai lầm hiện có trong Phật giáo. Làm như thế, không có nghĩa la chúng tôi muốn vạch lưng chỉ thẹo cho kẻ khác thấy, mà cốt yếu muốn gầy dựng lại nếp sống Phật giáo phù hợp với hiện tại và mai sau.
Chúng ta sống trong thời khoa học, cấn phải truyền bá Phật giáo thích ứng với chân lý gần với sự thật, chúng ta đừng làm méo mó khiến kẻ bàng quan hiểu lầm Phật giáo.
Với nhiệt tình chúng tôi một bề đả phá những mê tín đang ẩn náu trong Phật giáo, để cho bộ mặt Phật giáo trắng
sạch hơn, không còn những thứ lọ nhơ làm cho lem luốc. Tinh thần tồi tà
phụ chính, chúng tôi chịu trách nhiệm với những gì chúng tôi đã nói và
hoàn toàn chịu trách nhiệm với những ai không hài lòng phiền trách chúng
tôi.
Thích Thanh Từ
LUÂN HỒI
Luân Hồi
I- MỞ ĐỀ
Có một số người bảo “nhà Phật nói luân hồi để
ru ngủ con người trong giấc mơ mê tín “. Chúng ta khảo sát kỹ coi câu
ấy có đúng thế không? Đó là nhiệm vụ của người truyền bá Phật giáo, cần
phải làm sáng tỏ vấn đề này. Bởi thuyết luân hồi là một thuyết quan trọng trong nhà Phật.
Nếu là mê tín thì trong đạo Phật mê tín hay sao?
Hẳn
không phải thế, đạo Phật là đạo giác ngộ, truyền bá những lẽ thật của
mình giác ngộ cho chúng sinh biết là nhiệm vụ của đức Phật, cần phải
nghiên cứu tường tận giải bày rõ ràng để mọi người được hiểu khỏi sinh
nghi ngờ là một điều cần yếu không thể thiếu được.
Lý luân hồi là một cơ cấu hệ trọng trong Phật pháp, bao gồm cả nhân quả, nghiệp báo là căn bản đạo đức của người tu Phật. Không thông lý luân hồi, người Phật tử khó bề tiến tu được. Do đó chúng ta cần phải hiểu cho thấu đáo.
II- ĐỊNH NGHĨA
Luân hồi là
xoay vần, cứ mãi đảo lên lộn xuống xoay vần trong khuôn khổ cố định.
Mọi sự đổi thay biến chuyển không đứng yên một vị trí nào. Hằng xê dịch
biến thiên từ trạng thái này sang trạng thái khác, từ hình tướng này sang hình tướng khác. Tất cả sự biến thiên tùy duyên thăng trầm không nhất định là luân hồi.
III- LUÂN HỒI LÀ SỰ THẬT
Qua định nghĩa trên, chúng ta thấy luân hồi là
một triết lý thực tiễn không còn gì phải nghi ngờ. Bởi vì con người và
vũ trụ hiện tại đều nằm chung trong một định luật “biến thiên”.
a/ Quả đất luân hồi: Nhờ
khoa học phát minh cho biết quả địa cầu chúng ta đang ở xoay tròn quanh
một cái trục trong không gian. Do sự xoay tròn này, phía nào của mặt
trời là sáng, phía bị khuất là tối. Từ đó, con người mới đặt ra thời gian. Sự xoay tròn này không phải luân hồi là
gì ? Quả đất xoay khiến có ngày đêmvà hai mươi bốn tiếng đồng hồ nhịp
nhàng theo chiều quay của trái đất, lại có chia Xuân, Hạ, Thu, Đông, do
sự xê dịch gần và xa mật trời. Từ sự xoay tròn của quả đất, nảy sinh thời gian, thời gian và trái đất đều là luân hồi. Quả đất là chỗ tựa nương để sống còn của vạn vật và con nguời; bản thân nó đã luân hồi thì những vật tựa nương vào nó thì làm sao thoát khỏi luân hồi. Thế thì cả vũ trụ lẫn vạn vật cùng toàn thể chúng sinh đều là luân hồi.
Đó là một sự thật căn cứ trên khoa học, chứ không phải là chuyện huyền
thoại mơ hồ. Thể theo sự nhận xét tổng quát này, chúng ta cần đi chi
tiết hơn cho dễ hiểu.
b/ Vạn vật luân hồi: Muôn vật trên quả địa cầu đều cùng chung luân hồi.
Về sinh vật từ cái cây cọng cỏ bởi do hạt nảy mầm tăng trưởng thành cây, sinh hạt, đảo đi lộn lại mãi không cùng. Các loài động vật thì từ trứng nở thành con, con lại sinh trứng; hoặc từ bào thai thành hình, khi trưởng thành lại có bào thai, lẩn quẩn loanh quanh không cùng. Đó là chúng ta nói sự luân hồi trong cuộc tiếp nối. Đến ngay bản thân sự vật cũng bị luân hồi,
chúng sinh trưởng thành là do đất, nước, gió, lửa, khi tan hoại cũng
trở về đất, nước, gió, lửa, tụ lại tán ra theo duyên biến chuyển chẳng
cùng. Bản thân đất, nước, gió, lửa cũng bị luân hồi.
Như sáng sớm chúng ta lấy thau múc một phần ba thau nước đem để ngoài
trời nắng, đến chiều thau nước cạn khô. Thử hỏi nước đi đâu? Nước mất
hết rồi sao? Nước không đi đâu, nước cũng chẳng mất, chẳng qua nước là
thể lỏng do ánh nắng nóng bốc lên thành thể hơi, hơi theo gió bàng bạc
trong hư không nào có định xứ. Thể hơi gặp khí lạnh đọng lại rơi xuống
thành nước, nước lại bốc thành hơi, cứ thế mãi luân hồi không cùng. Gió, lửa, đất cũng thế, tùy duyên từ hình
thái này đổi sang hình thái khác, đổi đổi thay thay không có ngày cùng.
Tìm chỗ bắt đầu và chung cục của chúng không thể được. Hình tướng trạng
thái luôn luôn đổi thay, sự thật vẫn không bao giờ mất. Từ một
hình tướng thô đổi thành một trạng thái tế, với cái nhìn thô thiển
người ta bảo là mất, thật sự nào có mất chỉ là biến thái.
c/ Con người luân hồi:
Nói đến con người tạm chia thành hai phần, vật chất và tinh thần, như
bóng đèn và điện. Ngọn đèn phát huy được ánh sáng phải có đủ hai điều
kiện hỗ tương nhau. Có bóng đèn mà không có điện trở thành vô ích, có
điện mà không có đèn cũng vô nghĩa. Sự hỗ tương giữa điện và bóng đèn
không thể tách rời, không thể đặt giá trị thiên trọng, không thể xem như
chủ khách. Cần phải thấy sự tương quan bất khả phân ly. Tinh thần và
vật chất của con người cũng thế, mọi sự phân chia khinh trọng...đều sai ý
nghĩa chân thật của nó. Vì muốn thấy sự luân hồi tường tận, chúng ta tạm nhìn con người ở hai mặt để dễ bề nhận xét:
-Vật chất luân hồi:
phần vật chất nơi con người, nhà Phật chia tổng quát làm 4 phần: đất,
nước, gió, lửa. Những loại cứng trong thân người như : da, thịt, gân,
xương, tóc, lông, răng, móng...thuộc về đất. Các loại ửớt như : máu mủ,
mồ hôi, đàm dãi, nước mắt, nước mũi...thuộc về nước. Hít không khí vào
cho phổi hô hấp, quả tim đập, các mạch máu chảy.... mọi thứ động thuộc
về gió. Nhiệt độ trong người làm cho thức ăn tiêu hóa, máu không đông
đặc, ấm áp toàn thân.... thuộc về lửa. Bốn thứ này thiếu một là con
người chết ngay. Ở đây chúng ta phân tích sự luân hồi từng thứ:
+ Đất luân hồi: Thâu nhận tế bào mới, đào thải tế bào cũ. Thay mới đổi cũ không thể nào dừng, ấy là luân hồi.
Cho đến thân này sống nhờ những thứ có chất bột (đất), khi chết nó tan
hoại trở thành đất, khi sống mượn những chất đất bồi dưỡng, lúc chết trả
lại cho đất. Hợp lại tan ra, tan ra hợp lại, không phải luân hồi là gì?
+ Nước luân hồi: Máu từ quả tim chạy khắp các mạch, , rồi trở về quả tim, chạy ra trở về, trở về chạy ra, sự tuần hoàn như vậy gọi là luân hồi.
Cho đến khi sống mượn nước đem bồi bổ chất ướt trong thân, lúc chết
chảy ra trở về lòng đất. Sự mượn trả mà không bao giờ mất ấy gọi là luân hồi.
+ Gió luân hồi: Hít không khí vô, thở không khí ra, hít vô thở ra cả đời như vậy là luân hồi.
Nhờ cái động của thở hít không khí mà các cơ quan trong toàn thân hoạt
động, các cơ quan hoạt động là thân sống. Đến khi thở không khí ra mà
không hít lại, liền ngừng hoạt động, tức là thân chết. Thế thì là sự
sống của thân này đích thực do luân hồi của gió, gió ngưng luân hồi thì thân phải hoại diệt.
+ Lửa luân hồi:
Do những thức ăn có chất nóng nuôi dưỡng phần lửa trong thân. Lửa dùng
sưởi ấm toàn thân, thiêu đốt vật thực, lại do vật thực bồi bổ chất lửa.
Cứ tiêu dùng bồi bổ, bồi bổ tiêu dùng, đảo đi lộn lại là luân hồi. Khi tiêu dùng mà không bồi bổ kịp, lửa từ từ tắt, con người chết. Lửa ấy trở về với thiên nhiên, tùy duyên chuyển biến trong không gian, mà chưa bao giờ mất là luân hồi.
Tóm
lại, tứ đại tụ họp quân bình nhau là con người sống khoẻ mạnh, nếu
thiếu quân bình là ốm đau, phân tán thì tử vong. Trong khi tứ đại tụ họp
trong thân này luôn luôn biến chuyển tuần hoàn, không được ngăn trệ ứ
động. Vừa bị ngăn trệ ứ động là thân này nguy ngập. Sự biến chuyển tuần
hoàn của tứ đại trong thân con người gọi chung là vật chất luân hồi. Sở dĩ nói luân hồi vì biến chuyển mà không phải mất hẳn.
-Tinh thần luân hồi: ( tâm sở luân hồi)
– Phần tinh thần của chúng ta luôn luôn thay đổi bất thường, không bao
giờ đứng yên ở một vị trí. Những thứ buồn vui, yêu ghét, thương giận,
lành dữ, phải quấy... thường thay mặt đổi mày như trên sân khấu. Có khi
chúng ta hiền lành như ông Phật, có lúc giận dữ như con cọp đói. Nhiều
lúc vui vẻ yêu thương, lắm khi bực bội thù địch. Những tâm trạng đổi
thay không lùi được, chính tự thân chúng ta cũng không thể ước đoán nổi
tâm trạng củ minh sẽ xảy ra những cái gì. Sự buồn vui thương ghét đổi
thay thăng giáng nơi nội tâm chúng ta là luân hồi.
Nói chung con người chúng ta, hai phần vật chất lẫn tinh thần đều là tướng trạng của luân hồi. Sự luân hồi của
chúng ta là sự hoạt động sống còn của ta. Biết rõ vật chất tinh thần
chỉ đổi thay hình tướng trạng thái, chứ không một vật nào mất. Nếu thấy
mất chẳng qua do cái nhìn cạn cợt nông nổi mà kết luận như thế. Thực thể
của nó là “biến thiên mà bất diệt”. Thấy đến chỗ tận cùng ấy, mới khỏi
nghi ngờ về lý luân hồi. Sự luân hồi ngay trong hiện tại này là hiện tại luân hồi. Đến sự tụ lại tan ra, tan ra tụ lại của thân con người là luân hồi đời này sang đời khác.
Mọi sự tụ tán đều tùy duyên khiến hình tướng, trạng thái đổi khác.
Ví dụ nước do duyên nóng bốc thành hơi, gặp duyên lạnh cô đọng thành khối.
Sự biến thái này đều do duyên quyết định.
Duyên quyết định cho sự luân hồi của con người là gì ?
Là nghiệp. Nghiệp là động cơ chính yếu trong cuộc luân hồi của con người.
IV - ĐỘNG CƠ LUÂN HỒI:
Nghiệp là hành động từ thân
tâm con người tạo thành. Khi thành nghiệp rồi nó thúc đẩy dẫn dắt con
người đến chỗ thành quả của nó. Chính nó là động cơ quan yếu đẩy mãi
trong vòng luân hồi không
dừng của tất cả chúng sinh. Cơ quan tạo nghiệp có ba thứ: thân, miệng
và ý. Nói đến nghiệp là nói đến sự toàn quyền quyết định nơi mọi người
chúng ta. Không ai tạo nghiệp thế cho chúng ta, cũng không ai có thể cho
chúng ta, cũng không ai có thể thay thế nghiệp của chúng ta. Chính
chúng ta là chủ nhân tạo nghiệp, cũng là chủ nhân thọ báo. Trọng trách
của mọi sự khổ vui hiện tại và mai sau đều do chúng ta quyết định. Chủ
trương nghiệp là chủ trương giành lại toàn quyền cho con người. Chúng ta
là ông chủ nhân của chúng ta hiện tại và vị lai. Không phải một đấng
thượng đế hay một tha nhân nào khác tạo thành một cuộc sống an vui hay
đau khổ cho chúng ta. Mà chính do thân miệng ý của chúng ta trong quá
khứ cũng như trong hiện tại gây nên. Chúng ta thừa nhận nghiệp do mình
tạo ra, đã tước hết mọi quyền năng của các đấng thiêng liêng, của định
mạng, của tướng số và của rủi may. Nghiệp là hành động, là thói quen nên
có thể chuyển đổi, chỉ cần nỗ lực và bền chí. Nghiệp có nghiệp thiện và
nghiệp ác.
a/ Nghiệp ác:
Nghiệp ác là hành động làm cho người khổ và mình khổ, hoặc ở hiện tại
hay ở vị lai. Hành động này do ba cơ quan tạo nên: thân, miệng, ý.
- Thân làm ác: Để cho thân buông lung thích hành động giết hại sinh mạng con người, hoặc thích trộm
cửụựp tài sản người, hoặc đắm say dâm dật trái phép, là nghiệp ác của
thân. Vì hành động này làm cho người khổ mình khổ, nếu hiện tại chưa đến
thì vị lai cũng chịu.
- Miệng làm ác: Miệng ưa nói lời dối trá, lời ác độc, lời ly gián, lời thêu diệt, là nghiệp ác của miệng. Vì những lời nói này khiến người nghi ngờ bực tức đau khổ mang tai họa, nên hiện tại hoặc vị lai mình cũng phải nhận lấy hậu quả đau khổ ấy.
- Ý làm ác:
Si mê, tham lam, nóng giận là nghiệp ác của ý. Chính nó là động cơ thúc
đẩy thân làm ác, miệng nói ác. Bản thân nó thì chưa làm hại được ai,
song do nó khiến thân sát phạt người, miệng chửi bới nguyền rủa người.
Thân, miệng mà không cộng với tham sân si thì tự nó không có lỗi lầm gì.
Thế nên tuy nói ba cơ quan tạo nghiệp, mà ý là cơ quan hệ trọng hơn cả,
nó là chủ động của hai cơ quan kia.
b/ Nghiệp thiện:
Những hành động đem lại sự an ổn vui vẻ chẳng những có trong hiện tại
mà còn đến vị lai. Cũng do ba cơ quan tạo thành nghiệp thiện: thân,
miệng, ý.
- Thân làm lành:
Thân không giết hại người, không trộm cướp tài sản người, không dâm dật
phi pháp là nghiệp thiện của thân. Tại sao không làm ba việc ấy là
thiện? Bởi vì con người quý nhất là sinh mạng, chúng ta không hại sinh
mạng họ thì họ đến với chúng ta một cách an ổn không sợ sệt. Thứ yếu là
tài sản, con người tự thấy tài sản là huyết mạch của họ, chúng ta nhất
quyết không trộm cướp thì họ đến với chúng ta cũng như chúng ta đến với
họ, đều được an vui không hồi hộp
lo âu về mất của. Hạnh phúc của gia đình là vợ chồng hoà thuận tin yêu
trinh bạch với nhau, nếu vợ chồng có tình ý riêng tư với ai là gia đình
mất hạnh phúc. Chúng ta gìn giữ không theo sự dâm dật phi pháp, đến với
gia đình ai thì họ đều an ổn vui vẻ không nghi ngờ sợ sệt chi cả. Giữ
gìn ba điều này, chúng ta đã ban sự an ổn vui tươi cho bao nhiêu người
rồi, cũng chính là đem lại sự an ổn vui tươi cho gia đình chúng ta.
- Miệng làm lành:
Miệng không nói dối trá, không nói ác độc, không nói ly gián, không nói
thêu dệt là miệng làm nghiệp lành. Vì sao? Bởi vì nói dối trá khiến
người nghi ngờ mất niềm tin, đã không tin nhau làm gì có thương mến. Thế
nên nói dối là căn bản khiến con người mất hết tình thương. Nói ác độc
khiến người nghe sinh phẫn nộ bực dọc đau khổ. Nói ly gián làm cho thân
thuộc họ phải chia lìa, tạo thành cái khổ ải biệt ly. Nói thêu dệt là
không đúng chân lý, khiến người không tìm ra được lẽ thật. Chúng ta
quyết định giữ gìn miệng không nói bốn điều trên là tạo dược tình thân
giữa mình và người, đem lại cho mọi người sự an ổn, bảo vệ được tình
thân của người, giúp cho người dễ nhận ra lẽ thật. Thế là chúng ta đã
tạo điều kiện tốt đẹp cho xã hội biết mấy.
- Ý làm lành: Ý không có tham, sân, si là ý làm nghiệp lành. Chúng ta thường thấy mọi sự bất bình đổ vỡ đều phát nguồn từ tham
sân si. Nếu chúng ta không để tham, sân, si dẫn dắt hoành hành thì cả
cuộc đời chúng ta được an ổn, cũng là nguồn an ổn cho mọi người. Ba thứ
này gọi là tam độc, vì nó gây đau khổ cho mình và người không thể lường
trước được. Người nào kềm cương giữ thắng được nó, bảo đảm được một đời
sống an lành, cũng bảo vệ được an ninh trật tự cho mọi người. ngược lại,
kẻ nào buông cương thả thắng, nó sẽ lôi đời họ vào hố sâu nguy hiểm,
cũng gây hại họa cho khách bàng quan không ít. Thế nên, không cho tham
sân si nổi dậy là gìn giữ an ổn vẹn toàn cho mình và mọi người.
c/ Khả năng của nghiệp:
Nghiệp là cái không có hình tướng mà có khả năng đáng kể. Ví như gió,
tuy không thấy hình tướng mà nó thổi đất nước đều lung lay. Nghiệp cũng
thế, bình thường chúng ta không thấy nó, mà nó lôi chúng ta đi khắp nẻo luân hồi.
Sỡ dĩ nó có khả năng mạnh mẽ như vậy là do tập quán lâu ngày. Như người
tập hút thuốc, buổi đầu khói thuốc chỉ cảm thấy khó chịu, nhưng tập lâu
ngày thành ghiền, khi ghiền rồi với giá nào cũng phải tìm cho có nó.
Thử hỏi cái ghiền ấy hình tướng ra sao, mà điều khiển con người một cách
mãnh liệt như thế? Quả thật không ai biết tướng mạo của nó, nhưng khi
nó đòi hỏi, người ta phải chạy ngược chạy xuôi tìm ra thuốc hút. Bệnh
ghiền rượu khả năng còn mạnh hơn, từ những
hớp rượu cay xé mồm, tập mãi thành quen, bắt đầu ghiền rượu, khi ghiền
không có rượu khiến người ta phải ụa phải mửa, oằn oại nhọc nhằn, ngáp
trời ngó đất, quả thật chi phối hết khả năng con người. chúng ta tự đặt
câu hỏi, ai đem bệnh ghiền đó đến cho chúng ta? Chính chúng ta tự tập,
tập lâu thành ghiền , cái ghiền ấy do mình tạo rồi mình chịu. Cái ghiền
ấy có ma lực gì mà đày đoạ hành hạ con người đến thế? Hắn không có ma
lực gì, chẳng qua tập lâu thành thói quen,thói quen càng lâu sức càng
mạnh. Đã tự chúng ta tập thành bệnh, khi muốn hết bệnh cũng tự chúng ta
gan dạ tự bỏ nó, không ai có thể bỏ thế cho chúng ta. Khả năng của bệnh
ghiền giống như của bệnh nghiệp chi phối chúng ta trong lục đạo luân hồi vậy.
Tự chúng ta tạo nghiệp lành hoặc nghiệp dữ, tạo càng lâu thì sức mạnh
càng lắm. Đến cuối cùng chúng chi phối dẫn dắt chúng ta đi váo con dường
lành hay dữ tùy chỗ gây tạo của mình. Không phải hoá công đày đoạ,
không phải thượng đế bày ra, chính chúng ta tự tạo rồi tự thọ. Khi đã
thành nghiệp, chúng ta khó cưỡng được nó. Thế nên, biết chọn nghiệp lành
để tạo là đã tự gây một sức mạnh đưa mình đến cõi lành. Cắm đầu gây
nghiệp ác là là tạo áp lực lôi mình vào cõi dữ,. Chính đây là quyền lực
chọn của con người, quyền định đoạt số phận ở mai hậu. Nếu cứ sống say
chết ngu,û đẩy đâu đi đấy, những kẻ này về sau than trời trách đất nào
có ích gì. Chúng ta có đủ thẩm quyền để quyết định đời mình hiện tại và
vị lai, tại sao chúng ta lại bỏ mất hết các giá trị cao cả ấy. Những kết
quả tốt xấu dở hay ở hiện tại và mai kia đều nằm sẵn trong tay chúng
ta, chúng ta có quyền phán quyết một bản án tốt xấu trong đời sống mai
sau của mình. Đừng cầu khẩn van xin bất cứ một năng lực nào ngoài chúng
ta. Nói đến khả năng nghiệp là khả năng của chúng ta, nghiệp và chúng ta
không phải là hai. Nếu chúng ta khôn ngoan khéo léo lo tạo nghiệp lành,
chúng ta dại khờ ngu muội gây tạo nghiệp ác. Khổ vui sẽ tùy nghiệp mà
đến với chúng ta một cách chân thành.
V - TẤT YẾU CỦA LUÂN HỒI
Tạo nghiệp là nhân, thọ báo là quả. Tất yếu của sự luân hồi là
nhân quả. Lăn lộn trong ba cõi sáu đường đều tùy thuộc nhân quả. Mình
đã gây nhân nhất ủịnh mình phải chịu quả, quả khổ quả vui là do gây nhân
khổ vui. Nhân quả là lẽ công bằng chân thật, bởi mỗi cá nhân gây tạo
khác nhau, nên sự thọ nhận cũng sai biệt. Sự công bằng từ nhân
đến quả, không phải sự công bằng do ai khác áp đặt cho mình. Nếu do kẻ
khác áp đặt cho mình là đã bất công rồi,. Ngày nay chúng ta tạo nhân
ngày mai chúng ta thọ quả, thực là rõ ràng rành mạch biết bao. Song nói
nhân quả là căn cứ trên thời gian suốt cả quá khứ hiện tại vị lai, trong
quá khứ có cái gần có cái xa, vị lai cũng thế. Khiến có những kết quả
xảy đến mà đương sự không bao giờ nhớ. Lại có những sự kiện gây nhân mà
không thấy kết quả. Do đó nhân quả trở thành rắc rối khó khăn, người ta
khó tin, khó nhận. Nhưng sự thật lúc nào cũng thật, bởi khả năng nhớ
hiểu của con người quá giới hạn, nên có những thắc mắc thế thôi. Nếu
người nhận hiểu sâu về lý nhân quả thì cuộc sống này đã có tiêu chuẩn
nhắm đến và an ổn vô cùng . Vì mọi kết quả hiện chịu trong đời đều do
nhân gây ra từ thưở
trước , nên khổ không oán hờn, vui không ngạo mạn. Mình làm mình chịu,
chỉ quý ngay đây phải chọn lấy nhân tốt mà làm, để mai kia khỏi phải thọ
quả đau khổ, cho nên trong kinh nói: “Bồ Tát sợ nhân, chúng sinh sợ
quả”. Kẻ trí sợ nhân, người ngu thì sợ quả. Do cái nhìn thấu suốt và cái
nhìn nông cạn, nên có chia Bồ Tát và chúng sinh. Nhân có thiện ác thì
quả cũng có khổ vui.
Những kẻ gây
tạo nghiệp ác, ắt phải thọ quả khổ trong ba đường dữ, địa ngục ma quỷ,
súc sinh. Nghiệp ác là mình làm cho kẻ khác khổ, cân xứng với nhân mình
gây,thọ quả khổ một nơi trong ba đường dữ. Nhân khổ có khi không thành
quả, do nữa chừng mình biết hối cải, hoặc chuyển đổi. Nhân khổ nhất định
thọ quả khổ, do sự nuôi dưỡng một cách sung mãn. Ví như có người uống
rượu mà không ghiền , vì họ biết giới hạn chừa bỏ. Có người uống rượu
nhất định phải ghiền rượu, vì họ mãi tiếp tục và say mê. Có nhân khổ mà
không thọ quả khổ, cũng như thế.
Người
gây nghiệp thiện ắt thọ quả vui trong cõi người., cõi A Tu La và cõi
trời. Cân xứng của nghiệp lành mình đã tạo, nhiều ít thấp cao, kết quả
cũng có hơn kém thấp cao. Có khi người ta nghiệp lành mà không hưởng quả
lành . ví như một số sinh viên vào học y khoa, có người không đủ khả
năng học hoặc lười biếng học, nên tuy học y khoa mà không thể thành bác
sĩ. Có người đủ khả năng lại cần cù học tập, nhất định một ngày kia sẽ
thành bác sĩ. Từ nhân
đến quả còn cần có những sự kiện trợ giúp đầy đủ mới được viên mãn.
Không có thể có nhận định tất nhiên rằng có nhân là có quả. Bởi vì thời
gian từ nhân
đến quả là giai đoạn biến động, hoặc được tăng trưởng, hoặc bị tiêu
mòn, tùy theo những sự kiện trợ giúp. Biết thế chúng ta có thể chuyển
nhân xấu thành tốt, hoặc nhân tốt trở ra xấu.
Sự tất yếu của luân hồi tùy
thuộc nhân quả, không có kẻ nào khác áp đặt khổ vui cho chúng ta, cũng
không có bàn tay nào lôi kéo chúng ta phải đi đường này hay lối khác,
mọi sự kết quả đều cân xứng với nhân mình gây tạo. Nắm vững yếu tố này,
mới thấy chúng ta trọn quyền định đoạt số phận của chúng ta. Nếu cuộc
đời của chúng ta hiện được tươi sáng hay đen tối, đều do sự khéo léo hay
vụng về của ta ngày xưa. Can đảm nhận lấy trách nhiệm của mình, không
oán trách kêu ca, không than thân tủi phận. Chúng ta gan dạ trong cuộc
sống hiện tại, song phải khôn ngoan chọn lối đi ở ngày mai.
VI - THOÁT LY LUÂN HỒI
Đạo Phật giải thích rõ lý luân hồi, nhưng không phải để mãi chịu luân hồi. Biết luân hồi tường tận rồi, Phật chỉ ra con đường thoát ly luân hồi. Đúng như ý nghĩa biết khổ, chúng ta mới tìm cách thoát khổ. Luân hồi là
vòng loanh quanh lẩn quẩn, nhào đi lộn lại không thể thoát ra. Chấp
nhận trong vòng quanh quẩn đó, do người không tìm được manh mối thoát
ra, hoặc không đủ khả năng thoát ra. Như các nhà khoa học phát minh ra
sức hút của trái đất, mọi vật cam chịu trong vòng vọt lên rớt xuống,
không sao thoát ra ngoài được. Nhưng cũng chính các nhà khoa học chế phi
thuyền đủ khả năng vọt ra vòng hút của trái đất, đi thám hiểm các hành
tinh khác. Biết rõ sức hút của trái đất rồi, mới chế được phi thuyền vọt
ra ngoài sức hút. Cũng thế, Phật giải thích lý luân hồi rồi, mới dạy phương pháp thoát ly luân hồi. Mục đích của đạo Phật là thoát ly sinh tử luân hồi,
không chấp nhận sự loanh quanh trong vòng sinh tử. Còn trong sinh tử dù
dài ngắn khổ vui, đạo Phật đều kết luận là đau khổ., vì cùng một số
phận vô thường. Chỉ thoát được luân hồi mới là an vui giải thoát.
VII - KẾT LUẬN
Đạo Phật nói lý luân hồi cũng là phát minh một sự thật của vạn vật và con người. vì đối tượng của đạo Phật là con người, nên chung quy đặt nặng về sự luân hồi của con người.
Con người nhận hiểu thấu đáo về lý luân hồi, nếu họ không có khả năng thoát khỏi lý luân hồi, tự chọn lựa cuộc luân hồi an vui và thoải mái. Nếu họ có khả năng thoát ly luân hồi, do hiểu luân hồi tiến tu đạo giải thoát. Biết được lý luân hồi,
chúng ta biết được lẽ công bằng của con người , cũng nhận thấy sự tự do
căn bản ở chúng ta. Mọi mê tín ỷ lại đều tiêu tan, do biết ta là người
quyết định thân phận của mình. Tất cả oán hờn tủi hận đều sạch hết, vì
có ai áp đặt sự đau khổ cho mình mà than thở. Quả chúng ta là con người
độc lập tự do của chính mình trong hiện tại và vị lai. Dù chưa giải
thoát, biết lý luân hồi, chúng ta cũng sáng suốt và yên ổn trong đời sống này.
Mọi tương lai đều nằm trong tay chúng ta, chúng ta trọn quyền chọn lấy một tương lai nào theo sở thích của mình.
Hãy sống thật tốt với mọi người để kiếp sau được hóa thân lại thành con người
Trả lờiXóa