Bí Ẩn Về Tiền Kiếp, Hậu Kiếp
Chương 7
Hiện Tượng Luân Hồi
Giải Thích Một Số Thắc Mắc Của Con Người Từ Cổ Đại Đến Nay.
Các nhà nghiên cứu về hiện tượng luân hồi đã ghi lại một số đặc điểm đáng lưu tâm về vấn đề luân hồi quả báo qua đó giải thích được một số thắc mắc của con người từ lâu.
Nghiệp quả đã tạo thành những phản nghiệp hay quả báo có thể phát sinh nhanh hay chậm.
Nếu phát sinh nhanh thì đó là quả báo nhãn tiền.
Trong đời sống hàng ngày ai trong chúng ta cũng đều đã hơn một lần
chứng kiến rõ ràng sự kiện nầy. Vô số thí dụ có thật đã xảy ra chứng
minh điều đó. Năm 1964, báo Sài Gòn có đăng tin vặt về một em bé bị điện giật chết. Nguyên nhân xảy ra tai nạn chết người nầy như sau:
Vườn nhà của gia đình em nầy có một cây ổi xá lị rất nhiều trái nhưng thường bị trẻ em lối xóm hằng đêm
đến hái ăn. Người cha trong gia đình thấy vậy đã giăng ngầm dây điện
cao thế vào cây ổi quyết trừng trị các trẻ em trong xóm ban đêm
đột nhập vào hái trái. Nhưng rủi thay, một hôm trong nhà quyên rút dây
điện khỏi ổ cắm điện. Đứa con trai chủ nhà mới 7 tuổi đi học leo lên hái
ổi bị điện giật chết thê thảm. Tại Hoa,năm 1930, báo chí đăng một tin
hết sức lạ lùng sau đây: Hôm ấy là một đêm
tháng 6 năm 1930, một cảnh sát tuần tiểu tên là Allan Falby thấy một
chiếc xe tải lớn chạy quá tốc độ trên đường El Paso nên phóng xe đuổi
theo. không may, người tài xế chiếc xe vận tải nhìn qua gương chiếu hậu biết
có cảnh sát đuổi theo, sợ quá nên vội vả ngừng xe khiến chiếc xe tuần
cảnh của viên cảnh sát tuy đã kịp thời lạng sang bên nhưng lại tông vào
lề khiến viên cảnh sát văng ra xe gảy chân và đứt một mạch máu lớn làm máu ra quá nhiều. Người tài xế kinh hoảng nhảy xuống xe và đã dùng một sợi dây vải siết chặt chổ mạch máu bị đứt. nhờ đó mà xe cứu thương đưa nạn nhân về được trạm y tế gần đó để kịp thời cứu chữa
. Năm năm sau, Allan Falby lần nầy vẫn tiếp tục làm cảnh sát tuần tra. Vào một đêm
tháng 6 năm 1935 trong lúc Allan Falby đang lái xe trên xa lộ El Paso
(cũng tại con đường nầy vào tháng nay) thì bỗng thấy một chiếc xe vận
tải bị lật bên lề. Allan Falby vội vã xuống xe chạy đến rọi đèn xem thì thấy một nạn nhân là một người đàn
ông bị thương nặng, máu ra lênh láng. Falby liền lấy một miếng vải dài
siết chặt nơi chỗ mạch máu bị đứt để chờ xe cứu thương đến. Nhìn kỹ lại
thì địa điểm chiếc xe tải bị lật chính là nơi mà cách đó 5 năm xe của
Falby cũng đã bị tông lề và văng ra xe. Tại trạm y tế, Falby càng kinh
ngạc hơn nữa khi thấy nạn nhân không phải là ai xa lạ mà chính là người
tài xế năm nào đã làm anh ta bị thương suýt chết và điều càng lạ lùng hơn nữa là cả hai đều bị gảy chân và đứt mạch máu lớn (nhưng sau đó đều được cứu chữa và phục hồi sức khỏe mau lẹ).
Ở đây, câu hỏi được đặt ra có phải đây là một sự trùng hợp hy hữu hay đây là một loại quả báo nhãn tiền? Nếu cho là quả báo nhãn tiền thì
thật sự ai là kẻ gây ra tội lỗi? Nếu bảo người tài xế biết có cảnh sát
rượt theo sao anh ta không chịu tấp vào lề mà lại ngừng xe để gây tai
nạn? Có phải anh ta thật sự sợ quá mà trở nên không kịp suy nghĩ hay là
do chủ ý? Nếu chủ ý thì tại sao khi thấy người cảnh sát bị thương lại
vội vã xuống xe lo việc cứu giúp?
Sự trùng hợp lạ lùng trên cho đến nay vẫn còn gây nhiều thắc mắc ngay cả cho những nhà nghiên cứu về lãnh vực luân hồi.
Câu chuyện có thật trên nếu được liệt vào trường hợp quả báo tức thì là
nhờ có hoàn cảnh, điều kiện thuận tiện để quả báo nhất sinh. Nhưng đôi
khi nghiệp quả đã tạo xong mà điều
kiện chưa có thì vẫn chưa xuất hiện quả báo được. Điều nầy giải thích
vì sao có những người làm ác nhưng vẫn không bị quả báo nào cả. Có khi
phải đợi một thời gian rất lâu đương sự mới bị hậu quả
của những gì đã làm trước đó trong dân gian có câu "trời có mắt" hay
"thiên bất dung gian" hoặc "ngậm máu phun người, trước dơ miệng mình"
hoặc "ác giả ác báo"... đều ám chỉ về quả báo nhãn tiền thấy
ngay trước mắt. Còn quả báo chờ đợi mà thời gian rất lâu có khi hết một
đời người, qua kiếp khác mới trả hay có khi phải qua nhiều kiếp. Trên
cõi trần nầy, đôi khi chúng ta kinh ngạc và nghi ngờ nhiều về thuyết
luân hồi quả báo khi thấy những bạo chúa dã man, những kẻ lộng quyền
giết người vô tội một cách vô lý cũng như đầy đoạ hàng vạn người...
nhưng những kẻ ấy vẫn ung dung sống cuộc đời vương giả, sung sướng hạnh
phúc lâu dài cho tới chết và khi chết lại còn được đưa tiễn linh đình,
long trọng tới nơi an nghỉ cuối cùng. Điều thắc mắc đó quả thật có lý,
nhưng đối với thuyết luân hồi nhân quả thì lại chẳng có gì phải thắc mắc
vì theo thuyết luân hồi nầy, mọi sự việc, mọi hành động của bất kỳ ai
đều được ghi nhận một cách rõ ràng để rồi được thưởng phạt một cách công
minh chính đại. Nếu bình tâm suy xét thì lý luận sau đây chẳng có gì là
sai lệch hay gượng ép mơ hồ.
Lấy thí dụ bạo chúa nào đó. Tại sao người ấy lại được làm vua? Phải chăng nếu xét về mặt lý thuyết luân hồi tái sinh nghiệp quả là do tiền kiếp người ấy đã tạo được nghiệp lành, đã có vô số hành động tốt lành và nhờ đó mà y thừa hưởng được ân huệ tối cao làm vua?
Nhưng trong thời gian làm vua, thụ hưởng được mọi lạc thú trong cuộc
sống, thay vì y tạo thêm nhân đức, tạo nghiệp lành tiếp tục thì y lại có
những hành động tàn ác của kẻ có quyền uy. Tuy nhiên hoàn cảnh, điều
kiện và thời gian để y bị quả báo chưa đến. Luật luân hồi nghiệp quả vô
cùng công bằng và chi li, có thể thời hạn được hưởng nghiệp quả tốt lành
của y chưa hết hạn kỳ nên y vẫn còn tại vị. Ở đây, có thể trong lúc tại
vị, y cũng đồng thời bị nghiệp quả xấu tức thì song song. Tuy nhiên đó
là trường hợp tội ác hiện tại mà y gây ra không lớn thì sự kiện có thể
xảy ra. Nhưng ở đây, vì trong kiếp hiện tại, y tạo nghiệp ác quá lớn như
trường hợp của bạo chúa Tần Thủy Hoàng đốt sách, chôn học trò, đày
đọa hàng vạn người xây Vạn Lý Trường Thành, hoặc trường hợp Hitler, một
quỉ vương Đức Quốc Xã đã tiêu diệt mấy triệu người vô tội... vì thế có
thể chưa có những cơ hội tương xứng với những tội lỗi tày trời của chúng
và hơn nữa nghiệp lành từ kiếp trước của chúng vẫn còn nhiều. Có thể
sau khi những kẻ ác nầy chết đi, kiếp sau khi đầu thai trở về chúng
vẫn còn hưởng tiếp tục nghiệp lành từ những kiếp trước đó nữa. Lại có
những kẻ mà lúc còn sống chúng hành động rất tàn ác, dã man và khi chết
hoặc do bị xử tội hay chết sớm, chúng vẫn nuôi trong tâm thức sự tiếc
nuối căm hờn không nguôi về những
gì chúng đã làm chưa trọn vẹn và chúng thề nguyền với lòng sẽ tiếp tục
những hành động dã man tàn ác mà kiếp lai sinh. Cái nghiệp thức và
nghiệp lực là động
cơ khiến chúng tha hồ mà làm điều tàn nhẫn không gớm tay khi được tái
sinh trở lại. Nhà triết học Schopen hauer đã có lần ghi lại một sự kiện
tương tự, ở đây lá ý chí phục thù và ý chí phục thù ấy sẽ thể hiện ở
kiếp sau khi khi ông kể rằng trong một bài báo Anh (báo The Times) phát
hành ngày 29 tháng giêng 1841 mô tả cuộc xử bắn hai người đàn ông Úc Châu về tội
giết người: "Hai kẻ sát nhân một già một trẻ mỗi người một phong cách
vá ý chí biểu lộ trên nét mặt và cử chỉ. Tên sát nhân trẻ tuổi với gương
mắt lầm lì, mắt trắng dã với những đường gân thớ thịt hằn lên ở ngang
tai, răng nghiến lại. Cứ nhìn nét mặt hắn bộc lộ lúc đó (bài báo viết)
thì "người ta sẽ thấy rõ ràng hắn sẽ tái sinh trở lại một thanh niên da
trắng và điều
đó làm có cương quyết. Cái cương quyết sẽ thành kẻ sát nhân man dã hơn
nữa ở kiếp sắp tới..." Cách đây hơn một thế kỷ, một ác quỷ đã xuất hiện
giữa thế gian ngay tại nước Pháp. Tên của hắn là Gilles de Rais với chức
vụ Thống chế. Hắn giết người không gớm tay, giết người với hăng say
thích thú vùng với sự thèm khát lạ lùng khi trông thấy máu và nhúng tay
vào máu. Lúc bị đưa lên giàn hỏa "con quỷ dữ" đã gào lên khủng khiếp cùn
với lời nguyền: "Ta sẽ trở lại thế gian nầy 500 năm sau..." và mới đây.
tại Hoa Kỳ xuất hiện một kẻ sát nhân kỳ dị đã gieo bao khủng khiếp
trong một ngôi nhà vắng lặng thay vì tòa lâu đài bí mất
của thời xưa cổ, con quỷ dữ nầy có tên là C. Jeffrey Dahmer, hắn giết
trẻ con và người lớn, cách giết người của hắn y hệt ác quỷ Gilles de
Rais nhưng kinh khiếp hơn, rùng rợn hơn, ghê tởm hơn khi hắn ăn thịt
luôn những nạn nhân hắn giết. Điều nầy khiến người ta nghĩ đến lời
nguyền ghê gớm của tên sát nhân cách đây nửa thế kỷ, "ta sẽ trở lại...
và tiếp tục công việc của ta hơn cả hôm nay..." Phải chăng Jeffrey
Dahner chính là hậu thân của quỷ dữ Gilles de Rais? Ta hãy ngược dòng thời gian để biết cuộc đời ghê tởm của ác quỷ Gilles de Rais:
Chuyện Ngài Thống Chế Nhân Từ.
Đã mấy tháng liền, dân chúng quanh vùng Vendée (thuộc nước Pháp) bàn tán cùng nhau không ngớt về một
con người vô cùng giàu có, nhân từ, điềm đạm, gương mẫu, mạnh khỏe và
nhất là rất thương yêu con trẻ. Người ấy là thống chế Gilles de Rais,
ông từ kinh đô về đây và sống trong tòa lâu đài
Tiffanges. Mỗi buổi sáng cũng như buổi chiều, ông đều đi dạo một vòng
quanh vùng. Dáng ông cao lớn oai vệ và luôn luôn nghiêm nghị, gặp ai ông
cũng đưa tay chào với chiếc ba toong trên tay có lạm ngọc lóng lánh.
Mỗi khi thấy bọn trẻ, ông thường dừng lại xoa đầu chúng, ngắm nhìn chúng
và không bao giờ giờ quên cho tiền chúng ăn quà. Ông thường âu yếm hỏi chúng có muốn sống chung lâu đài với ông không? Nơi mà đầy đủ các loại đàn, các loại đồ chơi, các vườn cây lạ với đủ thứ chim muông và nhất là đủ
thứ đồ ăn. Đứa nào cũng híp mắt gật đầu... Thống chế đã nghiêm túc nói
rõ vấn đề nầy cho cha mẹ chúng trong vùng và ai cũng muốn gửi con mình
cho ngài thống chế nuôi dạy. Thống chế Gilles de Rais đã thực hiện điều
hứa đó và để có thể dạy dỗ các đứa trẻ có kết quả hơn, ông đã tìm kiếm các cô gái có học có tài để phụ giúp dạy dỗ các em về các lãnh vực ca hát, đàn, múa và học chữ.
Kể từ khi đó, thỉnh thoảng người ta nghe tiếng ca hát, đọc bài của các đứa trẻ phát ra từ các cửa nhỏ của lâu đài.
Các bậc cha mẹ có con gửi vào đây đều sung sướng, yên tâm, hãnh diện.
Chỉ tội cho những người không có con để gửi đều cảm thấy đau buồn và
thua thiệt...
Ai cũng biết thống chế Gilles de Rais là một con người mực thước, nghiêm khắc về việc
dạy dỗ dĩ nhiên là ép vào khuôn khổ. Vì thế mặc dầu đã lâu không ai
được dịp gặp lại con vào cả những ngày lễ, Tết nhưng ai cũng đều tự an
ủi và hy vọng mai sau con cái họ sẽ nên người. Họ chỉ biết tìm con mỗi
khi thống chế đi dạo ngang qua. Ông giơ tay lên và nói: "Ồ! con bác
ngoan lắm!" thế là họ yên tâm.
Thống chế có ba tòa lâu đài
đồ sộ, trang trí cực kỳ xa hoa nhưng không kém phần quái dị. Nhiều cây
cối có thân uốn khúc như đang múa bay trên các pho tượng của các vị
thánh thần dữ tợn cạnh các hồ nước rêu phong sâu thẳm.
Thế rồi, một đêm trăng sáng, khoảng 11 giờ khuya, một người thợ rừng có việc phải đi qua tòa lâu đài bỗng nghe một tiếng thét vang lên... người thợ rừng kinh hãi chạy lại phía người đàn
ông đang gù lưng vừa bò vừa thở, đến bên một mô đất rồi gục xuống. Dưới
ánh trăng, người thợ rừng cúi sát xuống cạnh người gù thì thấy người ấy
đã chết. Trên lưng ông ta máu chảy đầm đìa, hình như bị đâm nhiều
nhát... Người gù chính là gia nhân độc nhất chuyên săn sóc cây cảnh
trong tòa lâu đài của thống chế Gilles de Rais.
Ngày hôm sau xác chết biến mất. Một nỗi kinh sợ bao trùm vùng Vendée. Dân chúng sống gần tòa lâu đài
bắt đầu lo lắng và bàn tán. Có những điều mà bấy lâu nhiều người nghi
ngờ nhưng không dám hé răng... Có người nhất quyết rằng tai mình đã nghe
rõ những tiếng rú thất thanh phát ra từ trong tòa lâu đài bí mật vào những đêm khuya thanh vắng và họ còn khẳng định đó là những tiếng thét đầy khủng khiếp chớ không phải tiếng cười hay tiếng hát...
Hãy trở lại từ đầu, nghĩa là từ năm 1427, lúc bấy giờ Gilles de Rais là vị tướng được vua Charles đệ thất vô cùng quý trọng và được phong làm Thống tướng. Năm 1435 ông cáo bệnh xin trở về vùng Vendée và sống ẩn dật trong tòa lâu đài nổi tiếng Tiffanges. Tại đây ông tiêu phí của cải như đổ tiền qua cửa sổ. Ông còn hai toà lâu đài
khác nữa là Machecoul và Chambtobe, vợ ông là Catherine de Thouars và
con gái là Marie. Thống chế là một người nghiêm nghị và đôi khi dữ tợn. Vợ con ông ít quan tâm đến, về việc gối chăn đối với bà vợ ông lại thường lạnh nhạt. Ông rất thích những gì có tính cách kỳ bí,
ma thuật và ghê rợn, sống cạnh ông luôn luôn có hai phụ tá đắc lực đó
là Henriet và Poitou, những người nầy cũng như ông đều có cuộc sống vô
cùng bí hiểm khó có ai biết được...
Từ khi xảy ra hiện tượng kỳ lạ về xác
chết của người gù biến mất như đã nói trên, dân chúng trong vùng đã bắt
đầu nghi ngờ và lo sợ. Cuối thu năm 1440, 12 phụ huynh mà con em họ đều
gởi vào tòa lâu đài đệ trình lên nhà vua một đơn thỉnh nguyện yêu cầu điều tra về đời sống các trẻ em trong đó. Nhưng không hiểu vì sao bức thư bị ém nhẹm. Trong khi đó tại lâu đài
Machecoul một em bé đi ăn xin tình cờ thấy một cảnh tượng hãi hùng ngay
giữa phòng đại sảnh đầy các thây ma của các con trai con gái, tuổi từ
10 đến 12. Em bé nầy vừa khóc vừa chạy thục mạng ra khỏi lâu đài...
Tên Sát Nhân Bị Bắt
Khắp nơi dân chúng xôn xao bàn tán, phần lớn họ đều cho con vào tòa lâu đài nhờ Thống chế nuôi nấng và dạy dỗ nhưng chẳng có ai thấy con trở về đã mấy năm rồi...
Quận công Jean V ở Bretagner đã nghe báo cáo nầy từ lâu nhưng còn chần
chờ, mãi tới khi nhà vua hạ lệnh phải đem nộp ngay Thống chế Gilles de
Rais thì ông nầy mới chịu ra tay. Trong khi đó các nhân chứng đều tụ tập
cả trong văn phòng của Jean de Malstroit, giám mục ở Nantes và là quan
tư pháp thượng thư tại tòa án Bretagner. Tất cả đều buộc tội Gilles de
Rais là tên sát nhân ghê tởm nhất trên thế gian và yêu cầu thẳng tay trị
tội hắn với bản án khủng khiếp nhất. Thế rồi quân đội và nhân viên điều
tra đến các toà lâu đài,
lục soát khắp nơi, và tội ác ghê rợn nhất do tên sát nhân quái dị nầy
đã được hoàn toàn đưa ra ánh sáng. Ngoài Gilles de Rais người ta còn bắt
được đồng bọn trong đó nổi tiếng nhất là Henriet và Poitou.
Trước tòa, bọn sát nhân gục đầu nhận tội và chúng lần lượt khai hết tội ác của mình.
Lời Khai Của Bọn Tội Phạm
Theo lời khai của Gilles de Rais thì hắn bị chứng bệnh loạn dâm và thích mùi máu. Mỗi đêm, trong tòa lâu đài hắn và đồng
bọn quây quần lại để cùng nhau làm lễ tôn vinh sự tốt lành ở địa ngục.
Hắn thường quỳ xuống nhận rượu thánh và nhìn say xưa các cái đầu trẻ em
sắp đều giữa nền phòng, những cái đầu xanh lét và bất động. Trước khi
giết các đứa bé hắn thường vuốt ve các em thật lâu và hôn da thịt các
em. Hắn khai giết hơn 400 trẻ em phần lớn từ 8 đến 12 tuổi. Số trẻ em bị
chết hắn bổ sung bằng cách dụ dỗ con cái của các nhà dân mà hắn ghé
thăm. Về sau
trẻ em hiếm dần hắn nghĩ đến việc lôi kéo các em đi ăn xin hay các em
lang thang ngoài đường. Các cô gái mà hắn đưa vào lâu đài để làm cô giáo cũng bị hắn giết không thương tiếc.
Theo lời khai của hai tòng phạm là Henriet và Poitou thì hai tên nầy
thường sốt sắng theo lệnh của Gilles de Rais. Sau khi tập trung các trẻ
em lại cho Gilles de Rais tuyển chọn lấy một (thường là trẻ em 12 tuổi)
thì hắn lùa số còn lại vào một trong phòng khác và đóng
kín cửa lại. Trong khi đó Gilles de Rais và bọn hắn làm lễ cầu đạo, gọi
hồn thánh thần còn em bé thì bị cởi hết áo quần trói giăng tay trên một
cái giường rộng để cho Gilles de Rais ngắm nghía, nói những câu đầy ma
quái, vuốt tay chân mặt mũi em ra chiều thích thú, rồi hắn ra lệnh cho
hai tên nầy giết em bé. Đôi khi tự tay hắn giết. Sau đó hắn nằm co quắp,
trần truồng xuống sàn nhà và ngủ cho tới sáng. Đứa bé bị cắt cổ, cái
đầu giữ lại đến sáng hôm sau, còn thân mình thì đem thiêu ngay lò sưởi
của căn phòng ngầm trong tòa lâu đài.
Sáng hôm sau cả bọn lại vuốt ve cái đầu lạnh ngắt rồi lại làm lễ cầu hồn.
Người gù lo việc săn sóc cây cối trong lâu đài
vì tò mò nên đã bị giết chết. Sau đó bọn chúng thủ tiêu xác. Ngoài ra
một phù thủy đã giới thiệu cho Gilles de Rais một cô gái tên là Francois
Prelati để phụ lực vào việc gọi hồn và thực hiện phép luyện đan nhưng
công việc tiếp diễn mãi, công quỹ khô cạn mà chẳng có kết quả gì khả
quan cả. Mỗi lần làm phép bọn họ thường kẻ những đường ngang dọc, những
vòng tròn trên nền nhà. Trong mỗi vòng tròn có kẻ thập tự giá và những
ký hiệu kỳ lạ của người Do Thái xưa cổ. Về sau sự việc bị bại lộ dần lên Gilles de Rais lo sợ cho đem hết xương cốt các em và thiếu nữ đốt ngay tại căn hầm của lâu đài
Machecoul. Năm 1440, nhân lễ thánh trong năm. Gilles de Rais lại ra
lệnh giết một số lượng rất lớn các trai gái từ 16 đến 18. Đây là những
em bé đã đem về nuôi
từ năm năm nay. Sai đó lại còn giết thêm nữa. Các xác bị chặt ra làm
đôi và bày la liệt trên sàn của căn phòng lớn trong tòa lâu đài để làm lễ tôn vinh các thánh thần.
Giờ Đền Tội
Phiên toà kéo dài mấy ngày liên tục trước sự tham dự của hàng vạn dân
chúng. Với các tội trạng rành rành đầy ghê tởm của bọn sát nhân. Tòa
tuyên án xử tử hình tên Gilles de Rais bằng hình thức treo lên giảo đài và thiêu sống, còn hai tên ác ôn Henriet và Poitou cũng bị hình phạt tương tự. Những người sống trong lâu đài không nhúng tay vào vụ sát nhân thì bị mấy năm tù và hoặc tha bỗng tuỳ theo tội trạng liên quan.
Đúng 11 giờ ngày 26 tháng 10 năm 1440, dân chúng lũ lượt kéo nhau đến
một khu đất rộng để xem tận mắt cuộc xử tội ba tên sát nhân mà đứng đầu là tên Gilles de Rais; tên sát nhân quái dị. Sau các lời cầu nguyện Gilles de Rais bước lên giảo đài. Người ta cột dây ở lưng để treo hắn lên giá cao và thòng lọng nơi tròng vào cổ hắn. Dưới chân là đống
củi lớn sẳn sàng được bén lửa. Hồi chuông báo tử và gọi hồn vang lên
giục giã. Ngọn lửa được châm vào đống củi và bùng cháy hừng hực bốc lên
bao lấy tên tử tội. Người ta nghe tiếng hét hắn thất thanh trong lửa và
khói "ta sẽ trở lại thế gian nầy năm trăm năm sau... ta sẽ trở lại" Sau
đó hai phụ tá ác ôn là Henriet và Poitou cũng lần lượt đưa lên giàn hỏa
và bị đốt cháy thành than,kết thúc cuộc đời của những tên độc ác và tàn
bạo... Đó là chuyện có thật xảy ra cách đây năm thế kỷ.
Rồi vào năm 1950 báo Paris Match của Pháp lại đăng tin về việc
xử tử một tên tội phạm nổi danh giết người không gớm tay. Khi ra pháp
trường hắn đã thét lên câu "tao sẽ trở lại, rồi tao sẽ trở lại tàn sát
hết!" trước khi gục ngã trước đội hành quyết.
Nghiên cứu về lịch
sử các tội phạm đông tây kim cổ, không hiếm những trường hợp tương tự.
Những kẻ giết người trước khi đền tội không phải luôn luôn đều ăn năn
sám hối, hoặc ghê tởm trước những hành động dã man của mình mà trái lạ,
đôi khi còn căm thù, khinh ngạo, tức tối như tuồng những gì chúng đã gây
ra và vẫn chưa làm chúng hài lòng và trước khi chết chúng vẫn còn ân
hận chưa thực hiện hoài bão tàn khốc của mình và nuôi dưỡng trong tâm
lòng khát khao được tiếp tục gây tội ác. Chắc chắn những "ác quỉ" nầy
khi tái sinh sẽ làm khổ vô số người. Nhiều người đã tin rằng, những kẻ
cuồng sát dã man, kỳ dị ấy khi đầu thai lại, chúng đã làm đúng ước
nguyện của chúng. Những kẻ giết người không gớm tay hay cả những đồ tể,
những đao phủ say sưa với công việc "xử tử" những tù nhân, những tội
phạm, phải chăng đó là những kẻ sát nhân được tái sinh trở lại từ kiếp
trước?
Các nhà nghiên cứu về tội ác đã nhận xét rằng những đao phủ từ cổ đại đến nay phần lớn có truyền thống gia đình. André Obrecht là đao
phủ nổi tiếng lầm lì nhất thế gian, chỉ riêng trong giai đoạn hành nghề
chặt đầu người tại Pháp, ông ta cũng đã chém đầu 322 tử tội. Người cha
của Obrecht cũng đã hành nghề đao phủ từ năm 1694. Khi người cha qua
đời, Obrecht nối nghiệp cha và đã
làm rơi đầu không biết bao nhiêu người từ năm 1922 đến năm 1976. Trong
suốt 54 năm trời, Obrecht đã xử tử đủ hạng người; nào là kẻ sát nhân ghê
tởm, kẻ phạm tội chính trị, nam có, nữ có, già có, trẻ có và cũng có vô
số người vô tội. Mặc dầu không tin thuyết luân hồi tái sanh nhưng qua
54 năm hành nghề đao phủ, Obrecht đã đệ đơn từ chức sau khi chém đứt đầu
một nữ tù nhân tên là Louise Giraud mà tiếng kêu gào khủng khiếp của bà
nầy hình như không tắt bên tai hắn. Hắn rên rỉ: "tôi chán, tôi sợ và
tôi ăn năn!..."
Các Chu Kỳ Lịch Sử Và Thời Đại Có Liên Hệ Đến Sự Chuyển Sinh.
Nghiên
cứu lịch sử văn minh thế giới, các nhà sử học, địa lý học, xã hội học,
phong tục học... nhận thấy có những giai đoạn thời gian liên quan đến sự
phát triển hay suy thoái về nhiều mặt. Dân số, phong tục, nền văn minh... cũng như cả về mặt khí hậu, thiên tai (động đất, núi lửa, sóng thần, lũ lụt, đất chuồi, hạn hán).
Đối với các nhà nghiên cứu về hiện
tượng luân hồi, qua các tài liệu thu thập được từ cổ đại đến nay, họ đã
tìm hiểu phân tích một số trường hợp đặc biệt có liên quan giữa những
sự chuyển sinh của hàng loạt linh hồn với những thời gian và thời đại
tương ứng. Từ lâu nhiều người đã thắc mắc rằng nếu quả thật có số mệnh,
có luân hồi thì tại sao lại có trường hợp hai trái bom nguyên tử của Mỹ
đã tiêu diệt hai thành phố Hiroshima và Nagazakji của Nhật Bản và giết
chết một lúc hàng chục vạn người? Tại sao hàng triệu người dân Do Thái
bị đưa vào phòng hơi ngạt của Đức Quốc Xã để chết một cách tức tưởi? Chỉ
riêng ở trại giam Auschwitz cũng đã có trên một triệu người bị giết.
Những trường hợp ấy thuyết luân hồi quả báo giải thích ra sao?
Trở lại trường hợp của người Hoa Kỳ có khả năng biết được tiền kiếp của người khác khi ông đưa họ vào giấc ngủ thôi miên ông Edgar Cayce đã thu thập được vô số trường hợp khác nhau về những
gì liên hệ tới hiện tượng đầu thai và quả báo mà tài liệu có khoảng
30.000 hồ sơ còn lưu trữ tại viện nghiên cứu các hiện tượng siêu hình ở
Virginia Beach thuộc tiểu bang Florida. Chính nhờ các tài liệu nầy mà
nhà biên soạn Gina Cerminara đã có thể viết lời giải thích tuy không
phải là tất cả và hữu lý tuyệt đối cho những câu hỏi trên. Câu trả lời
sẽ là có những nhóm linh hồn đầu thai hàng loạt trở lại để sống trên quả
đất và theo thời gian đã định, theo hoàn cảnh thời đại, môi trường,
những con người ấy sẽ gặp nhau cùng một nơi chốn nào đó để một lần hay
lần lượt chịu quả báo. Điều nầy giải thích được nguyên nhân nào có sự
chết đồng loạt: Như trận động đất ở Nhật Bản năm 1923 đã giết hại hơn
140.000 người (đó là chỉ riêng ở thành phố Tokyo thôi). Hay trận động
đất ở Lisbon, Portugal năm 1755 đã khiến 60.000 người chết... Riêng ở Ý,
trận phun lửa của hỏa diệm sơn Venus chôn vùi toàn bộ thành phố Pompeii
với hàng vạn dân cư. Tro nóng của núi lửa đã khiến cho nhiều người chết
nhanh đến độ có người vẫn giữ nguyên dáng đứng, ngồi hay biểu lộ các cử
chỉ hốt hoảng, kinh hoàng... sau nầy khi khai quật thành phố trở lại
mới thấy rõ điều đó.
Tuy nhiên,
cần lưu ý rằng, trong trường hợp gọi là chết đồng loạt ấy thật sự đôi
khi vẫn còn một số người hoặc duy nhất còn một người sống sót. Trường
hợp nầy được giải thích qua nhiều lập luận.
Thứ nhất có thể những người còn sống sót chưa đến hạn kỳ phải chịu đại
nạn. Có người còn sống sót nhưng đôi khi họ lại còn bị đau khổ đày
đọa hơn những người đã chết trước đó. Trong một trại giam người Do Thái
của Đức Quốc Xã, có lần hai tù nhân vượt trại trốn vào rừng. Sau bao
gian nan nguy hiểm, một người bị quân Đức bắt lại, người thứ hai thoát
được. Khi trở về trại
thì những người bị giam trong các căn trại ấy đã bị bỏ vào lò hơi ngạt
hết. Bọn Đức liền đẩy người nầy vào nhóm người Do Thái thứ 2 ở những
trại kế tiếp để chờ đợi ngày vào phòng hơi ngạt.
Khi ngày ấy đến, trong lúc đoàn người bị đưa lên xe cây chuẩn bị
di chuyển thì một người Do Thái nổi điên xông vào đám lính Đức cấu xé.
Nhân cuộc lộn xộn xảy ra. người nầy trốn khỏi đám đông chạy vào ẩn trong
một nhà kho. Tuy nhiên lính canh bắt được và người nầy bị lính Đức đánh
đập vô cùng tàn nhẫn và cuối cùng anh ta cũng bị đưa vào phòng hơi
ngạt. Hồ sơ người nầy đã được quân Đức lưu trữ và thường dùng để làm
gương cho những người trốn trại. Qua hồ sơ ấy ta thấy rõ rằng người nầy
tưởng là may mắn nhưng quả thật anh ta không may mắn chút nào nếu so với
những người Do Thái trước đó đã vào lò hơi ngạt. Những người ấy chỉ
chết một lần, còn anh ta, trước khi chết lại phải vào sinh ra tử bị đày
đọa khổ đau cả tinh thần lẫn thể xác. Tuy nhiên có khi người sống sót
lại được an toàn cho đến mãn đời, ấy là do nghiệp quả báo của họ phải
chịu sự lo sợ kinh khiếp nhưng phải chết ngay được. Như trường hợp cô
Helen Hix kinh sợ đến độ chết đi sống lại nhiều lần trước khi đưa lên
ngồi ghế điện. Khi dòng điện 10.000 volt truyền vào ghế điện thì cô thét
lên nhưng kỳ lạ thay điện cao thế ấy lại không giết được cô mà chỉ làm
cháy xém một vài nơi ở tay và chân thôi. Điều kỳ lạ nầy cho ta một giải
thích mới theo nghĩa quả báo luân hồi là tội nhân phải chịu hình phạt
rợn làm khổ đau khiên đảm từ cả tinh thần đến thể xác nhiều lần. Về chu
kỳ lịch sử, thời đại và sự xuất hiện vủa những nhân vật lịch sử vào
những thời kỳ tương ứng chính là hạn kỳ, giai đoạn mà những linh hồn nào
đó đã được luân hồi tái sinh trở lại. Có những linh hồn chờ đợi hoàn
cảnh sự kiện thích ứng cho mình để nhắm đúng thời gian để đầu thai.
Những nhà thông thái, những người làm nên lịch sử, sáng chế, phát minh,
phát triển văn học nghệ thuật, khoa học kỹ thuật, tạo cuộc sống cách
mạng, làm thay đổi thể chế chính trị nào đó. v..v... đều là những người
mà trước đây họ cũng đã có những tài năng tương ứng và sự luân hồi là cả
một sự tiến hóa, hơn nữa có thể họ chưa đạt ý nguyện về những công việc, những hoài bão từ tiền kiếp nên họ sẽ mong chờ được chuyển sinh trở lại để hoàn tất những gì mà mình đang bỏ dở chưa hoàn thành. Xét về mặt
khoa học kỹ thuật, câu hỏi được đặt ra là những nhà khoa học, phát minh
tài ba xuất hiện ở những thế kỷ trước và những thế kỷ hiện nay như
Galilée, Einstein... có phải là cùng phát xuất chỉ từ một vài người
thông minh nào ở thời đại xa xưa và qua sự tiến hoá của hiện tượng luân
hồi mà giờ đây họ lại tái sinh và có lẽ trong những thế kỷ kế tiếp họ
lại tái sinh?
Theo sự tìm hiểu của ông Edge Cayce khi ông khám bệnh theo phương thức thôi miên để đưa người bệnh nhân về quá khứ xa xăm hay tiền kiếp
của bệnh nhân, ông được biết ngày xưa trên quả đất chúng ta đang sống
có những đất nước, những dân cư, những nền văn minh phát triển. Nhưng
qua những đột biến bất ngờ của quả địa cầu như núi lửa, động đất, đại
hồng thủy v.. v. mà nhiều quốc gia, nhiều nền văn minh đã bị xóa tên và
biến mất trên bản đồ thế giới. Chẳng hạn Châu Atlantic là một vùng đất
rộng lớn có nền văn minh và lịch sử vô cùng phát triển. Khoảng 10.000
năm trước công nguyên, do một cuộc đại biến về địa
chất mà lục địa nầy bị chìm xuống đáy đại dương. Hiện nay các nhà hải
dương học thỉnh thoảng vẫn còn tìm thấy những vật dụng lạ lùng về châu nầy, những dấu tích kỳ bí cao
siêu chứng tỏ xưa kia dân của Châu nầy có nền văn minh phát triển còn
hơn cả nền văn minh của con người ngày nay. Cuộc đại biến lớn lao ấy đã
khiến cho gần như hầu hết dân cư của Châu Atlantic bị tiêu diệt. Đây
cũng có thể xem như sự hủy diệt đồng loạt những nhóm, loài nào đó ở một
giai đoạn thời gian và hoàn cảnh nào đó. Rồi qua sự tái sinh những người
ở Châu nầy sẽ lại đầu thai vào những thời đại tiếp theo cho đến ngày
nay. Dĩ nhiên những linh hồn thông minh, tài năng của Châu Atlantic xưa
cổ nầy sẽ trở lại thành những người tài giỏi của các quốc gia sau đó và
hiện nay cũng như tương lai qua sự tái sinh luân hồi. Khi trình bày về vấn đề nầy, ông Edgar Cayce gặp sự nghi ngờ của nhiều người vì thắc mắc của họ lại gia tăng về một nền văn minh vượt bậc lại xuất hiện trước nền văn minh bây giờ. Làm sao lại có được điều kỳ lạ đó khi các nhà địa
chất, sinh vật học, xã hội học, sử học lại xác định sự xuất hiện của
nền văn minh loài người chỉ xuất hiện ở một giai đoạn thời gian nào đó
không xa lắm nghĩa là mới đây thôi, trong khi nền văn minh của Châu
Atlantic lại ở vào koảng thời gian cổ xưa hơn nữa. Thật ra, những khám
phá và xác định của con người từ trước đến nay về quả đất, về sinh vật, về con người về nền văn minh không hẳn là hoàn toàn chính xác. Nhà bác học nổi tiếng Pierre Lecomte du Nouy đã ghi nhận về những nền văn minh xuất hiện vào thời xưa cổ như sau:
"Lịch sử đã cho chúng ta biết về nhiều
nền văn minh đã có một trình độ vượt trội nền văn minh của chúng ta
hiện nay. Nhưng tất cả chúng đã sụp đổ vào giai đoạn sắp đạt tới mục
đích mà đời
sống đã quá thuận lợi và tuyệt hảo đến độ những người cầm đầu lại đi
vào cuộc sông ham mê nhu nhược và sa đọa khiến họ mất đi những gì về độ
phẩm hạnh và làm họ biến thành những kẻ hèn yếu, dã man, tàn bạo, vô
lương chỉ biết có xa hoa trụy lạc. Quần chúng khi ấy nhận thức được nguy
cơ của sự suy vong nên với những phương tiện sẵn có, dọn đường cho
những con người mới xuất hiện, những con người có đủ đức tính mà những
người trước đã đánh mất.
Như vậy, chính đời sống tiện nghi cực độ sẽ dẫn đến sự suy tàn..."
Nếu xét về những thời đại lịch sử không xa lắm chúng ta cũng thấy được một vài sự kiện chứng về nhận định trên như sự hủy diệt của toàn bộ thành phố Pompei có nền văn minh phát triển.
Một số nhà khoa học cho rằng sở dĩ từ lâu thế giớ ca ngợi văn minh Ai
Cập cổ đại là vì họ đã tìm thấy ở đó những dấu vết, hình ảnh từ kim tự
tháp và trong kim tự tháp có những thứ còn may mắn tồn tại qua thời
gian, những vật dụng nói lên sự tiến bộ của người Ai Cập có được sự văn
minh tiến bộ, chắc hẳn họ phải được kế thừa bởi những nền văn minh nào
đã có trước đó. Nhưng không may là những nền văn minh trước đó đã bị hủy
diệt bởi nhiều lý do. Ta không thể loại trừ lý do về những đại thiên tai ghê gớm mà ngày xưa Kinh thánh có nhắc lại hay những hiện tượng đại biến của quả địa cầu như Cuvier nêu ra.
Baron Cuvier là một nhà sinh vật học nổi tiếng của Pháp, ông sinh năm
1769 và mất năm 1832. Thuyết nổi tiếng của ông là thuyết biến địa chất
(geological catastrophe). Theo ông thì quả đất từ khi được thành lập đến
nay đã trải qua nhiều cuộc đại biến vì thế làm thay đổi diện mạo mặt
đất và nhất là khiến cho nhiều loài sinh vật bị diệt vong và nhiều loài
sinh vật khác xuất hiện. Điều nầy giải thích nguyên nhân vì sao các sinh
vật xửa nay không còn tiếp tục phát triển. Những tác nhân gây nên tại
biến là những trận động đất khủng khiếp, những sóng thần, những trận
phun lửa của hỏa sơn xảy ra rộng khắp quả địa cầu. Cũng theo Cuvier thì
những cuộc đại biến nầy thường xảy ra theo từng chu kỳ. Mọi sinh vật sẽ
chịu sự biến đổi theo từng chu kỳ ấy. Sinh vật phát sinh, phát triển rồi
đồng loạt bị tiêu diệt vì một thảm họa lớn lao nào đó.
Như vậy thì thuyết cho rằng có những thời đại văn minh xuất hiện trước
đây trên quả đất và nay đã bị tận diệt cũng không có gì là vô lý hay quá
đáng. Trở lại châu Atlantic mà nhiều tài liệu đã xác nhận và mới đây
sau khi nhiều nhà hải dương học nghiên cứu những vết tích dung nham do
núi lửa phun ra bám trên sợi dây cáp đặt ngầm ở đáy biển, các nhà nghiên
cứu đã dùng cầu lặn để thám hiểm và chụp hình đáy Đại Tây Dương nhiều
lần, họ thấy nơi đó có đường nứt toạc rất lớn. Ngoài ra những mẫu dung
nham được xác nhận là lúc đầu ở đất liền sau mới chìm xuống đáy đại
dương, điều nầy chứng tỏ trước đây Đại Tây Dương là một lục địa lớn. Mới
đây, một số báo chí, nhất là tại Hoa Kỳ cho rằng nhờ máy quang tuyến
cực mạnh trang bị từ những vệ tinh, đã phát giác ra được những đường
ngầm rộng từ 400 đến 500 yards cao độ 50 feet nằm ngay trên vùng được mô
tả là châu Atlan tiic. Phải chăng đây là những đường nứt toạc ở đáy Đại
Tây Dương hay là những con đường đi đến Châu Atlantic. Theo các nhà
khoa học đường ngầm nầy đủ sức để một phi thuyến không gian đi qua. Điều
nầy cũng giải thích thêm nguyên nhân nào từ lâu các tàu bè hay máy bay
khi qua vùng Berrmuda (tam giác quy phần lớn đều bị "hút" mất xuống tận
Atlantic. Vấn đề dù sao vẫn còn trong vòng bàn cãi. Tuy nhiên đối với
thuyết luân hồi tái sinh thì vẫn khẳng định rằng có những nhóm linh hồn
đồng loạt chuyển sinh vào những thời đại, hoàn cảnh, môi trường nào đó
thích hợp cho nghiệp quả của họ. Vì thế mà đôi
khi có những trường hợp là lùng hàng loạt người chết một lần vì những
tai nạn nào đó như thiên tai, bão lụt, rớt máy bay, tàu chìm, bị pháo
kích, oanh tạc. Trong thời kỳ chiến tranh, nhiều ngôi làng mà dân chúng
bị tàn sát từ người già đến con trẻ không còn một ai. Sự chuyển sin hàng loạt để được thưởng, phạt, trả quả một lần đổi khi thể hiện rất rõ ràng.
Ngay cả trường hợp bệnh lý cũng vậy như trường hợp dưới thời đại vua
Charles I ở nước Anh bị ống dẫn tiểu hoặc bị sạn thận. Trong lịch sử
nhân loại có nhiều giai đoạn phát sinh chứng bệnh lạ lùng, riêng biệt,
chứng ôn dịch v.v... nhân loại trong thế kỷ 20 bị bệnh AID phát triển sẽ
đồng loạt tấn công loài người ở một tương lai không x nếu không có
phương thuốc nào có khả năng chận đứng. Trong thời kỳ ở Việt Nam có
phong trào vượt biển, nhiều ghe tàu đi song suốt nhưng cũng có nhiều
chiếc bị chìm kéo theo vô số người trên tàu xuống biển. Trong một chuyến
vượt biển như vậy thường quy tụ rất nhiều người có lứa tuổi khác nhau,
phái tính, trình độ trí thức, người khác nhau và đặc
biệt họ ở những nơi khác nhau, người ở Huế người ở Quy Nhơn, người ở
Sóc Trăng người ở Quảng Trị. Họ cùng bỏ hết mọi việc để tập hợp tại một
nơi nào đó rồi cùng xuống tàu và cuối cùng đi tất cả cùng chết theo tàu.
Phải chăng những linh hồn nầy cùng trả quả đồng loạt? Tuy nhiên ở kiếp
chuyển sinh tiếp theo không phải họ đều đồng loạt đầu thai vì kiếp hiện
tại mỗi người đã tạo những nghiệp quả khác nhau nên sẽ đầu thai tiếp
theo những hoàn cảnh, thời gian khác nhau để trả quả báo tương ứng. Sự
chết đồng loạt của những người nầy chỉ có thể nói lên rằng ở kiếp trước
họ đã có những hành động tàn ác tương tự nhau như tàn hại ai khiến họ
phải chết vì những nguyên nhân thuộc về sông biển, về nước
và khi hoàn cảnh, thời gian, môi trường, sự kiện đang xảy ra, thuận họp
cho việc thực hiện sự trả quả thì những người nầy tự nhiên có ý hường
đi tìm điều kiện thuận lợi cho quả báo tiến hành. Cũng tho lý luân của
triết gia Schopenhauer thì với cái sâu xa vi diệu của thuyết luân hồi,
con người có thể thấy lại được mình ngay mặc dù như ẩn trong
cái vòng sinh tử và nhờ sự chuyển sinh mà những người sống đồng thời
với ta có thể lại tái sinh cùng ta với những thái độ, tình cảm cũng như
trước đó.
Khi tim hiểu về vấn đề tái sinh đồng loạt tưởng cũng nên xét về mặt dân số thế giới vầ vấn đề sinh sản.
Xét về mặt dân số thế gới và vấn đề sinh sản:
Theo Casper (năm 1835) khi viết về vấn
đề: Luận theo kỳ hạn của kiếp nhân sinh cũng đã cho rằng mỗi quốc gia,
số sinh và số tử của dân số liên hệ với nhau và sự thu thai của một số
dân tộc nào đó có một ảnh hưởng lớn đối với số sinh và số tử của tộc đó.
Theo Schopenhauer thì có một sự liên qua giữa sự sinh ra của những sinh
vật mới cùng với cái chết của những sinh vật không còn sống nữavà cũng
theo triết học nầy thì sự liên hệ nầy có thể thấy rõ qua những hiện
tượng xảy ra trên quả đất như các trận ôn dịch, các trận thế chiến...
thì nhân loại lại sinh sản nhiều hơn để bù trừ cho số lượng người đã bị
mất đi. Điểm qua lịch sử thời Trung cổ thấy những nạn ôn dịch hoành hành
làm mất đi một số lớn dân số, nạn dịch hạch lúc đó được xem như thảm
trạng khủng khiếp đối với nhân loại, hàng ngàn người chết mỗi ngày và
bệnh dịch lan tràn nhanh như cơn lốc qua nhiều tỉnh, qua nhiều quốc
gia... Sau nạn dịch ấy, tự nhiên sinh suất của nhân loại tăng lên một
cách mau chóng và đặc biệt, số trẻ con sinh đôi cũng rất nhiều. Điều đặc kỳ lạ là đồng thời với sự gia tăng số lượng trẻ con ra đời, các cháu bé về sau
đều thiếu răng nếu so với các trẻ ở thời đại khác cùng lứa tuổi. F.
Schnurrer đã trình bày rất rõ vấn đề nầy trong cuốn Chronik der Seuchen
(năm 1825) và đã
nêu câu hỏi: Phải chăng thiên nhiên, qua sự cố gắng để cố bù trừ số
lượng người trên quả đất nầy bị mất đi, đã sử dụng quá nhiều sinh chất
cấu tạo nên cơ thể gây sự thiếu hụt một vài phân tử nào đó? Qua thuyết
luân hồi, giữa những người mới sinh ra và những người mới chết đi có
liên hệ ràng buộc nào đó. Điều nầy, theo Schopenhauer thì rõ ràng thấy
rõ khi suy nghĩ, phân tích những thiên tai, ôn dịch số người chết quá
nhiều thì tự nhiên số sinh sản lại gia tăng nhất là số trẻ con sinh đôi
tự nhiên nhiều lên một cách lạ lùng (điều nầy đã nói đến trong những
phần khác của cuốn sách nầy). Triết gia Arthur Schopenhauer đã từng phát
biểu như sau: "sự luân hồi tái sanh là hình thức phổ biến thể hiện sự
luân chuyển theo vòng tròn của vòng sinh tử và tử sinh, nhờ đó mà có
được đời sống trường tồn, một bản chất bất chấp sự tuần hoàn không ngừng
nghỉ của thời gian cũng như nội dung của nó. Mỗi khi cá nhân bị tiêu
diệt bởi cái chết thì cá nhân mới lại sinh ra do sự sinh dục, và những
người chết đi có thể lãi xuất hiện ngay trong số những người mới sinh
ra." Đặc tính của cha và mẹ sẽ thấy được nơi con cái của họ "Mỗi khi cái
chết làm tiêu diệt sinh vật thì tự nhiên sinh dục lại tái táo những
sinh vật mới. Schopenhauer đã trình bày trong cuốn siêu hình sự chết về vấn
đề sau đây: "nếu quan sát tìm hiểu khái quát hệ thống sinh vật từ loài
thủy sinh vật cho đến loài người theo thứ tự cấp bậc ý thức, ta sẽ thấy
nhờ có sợi dây sinh dục phát sinh trong chủng loại mà các sinh vật từ
cấp thấp đến cấp cao vẫn duy trì được qua thời gian dù cái chết vẫn
không ngừng làm mất đi các cá thể sinh vật..."
Tuy nhiên đôi khi có thể thấy được sự tái sinh luân hồi thể hiện qua
những hiện tượng hay hình ảnh trung gian khi xét đến trường hợp trẻ con
sống với thú rừng.
Trường Hợp Trẻ Con Sống Với Thú Rừng:
Khi xét về những trường hợp kỳ lạ đặc biệt về những
em bé sống với thú trong rừng sâu núi thẳm thì câu hỏi được đặt ra là
tại sao trong hàng triệu con trẻ sinh ra lại có những đứa bé chịu cuộc
sống man dã với loài thú có khi đến cả mười mấy năm trời. Trên thế giới
không hiếm trường hợp trẻ con bị thú rừng bắt đi, đôi khi may mắn hay
một lý do nào đó mà cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa thể giải thích
được là có những cháu bé bị heo, gấu bắt mang vào rừng nhưng không bị
ăn thịt mà để cho sống theo đàn.
Năm 1973 báo Sunday Time ở Hoa Kỳ (ngày 26 tháng 8) có đăng tải một tin liên quan đến một em bé 12 tuổi sống chung với một đàn khỉ trong rừng tại miền nam Sri Lanca. Dân làng sống ở gần đó đã trông thấy cháu bé nầy và mang về làng.
Đây là một đứa bé trai, khi di chuyển chỉ bò và nhẩy xổm như khỉ chứ
không đi được. Vì khi sinh ra được sáu tháng thì em bé nầy đã bị đàn
khỉ bắt theo chúng. Từ đó, trong suốt 11 năm, em bé nầy hoàn toàn sống
chung với khỉ nên cách phát âm giống khỉ chớ không nói được tiếng người.
Mới đây, tại một vùng hẻo lánh ở Ấn, một nhân viên kiểm lâm đã gặp một em bé sống lẫn lộn trong đàn sói rừng. May mắn là em bé nầy chỉ mới bị sói rừng bắt đi vài tháng nên khi cha mẹ em đem em về nhà săn sóc chu đáo, em đã trở lại đời sống bình thường của một con người.
Cách đây 9 năm (1980) tại Úc một em bé đã bị chó sói bắt vào rừng. Em
bé nầy mới sinh được 3 tuần lễ nhưng thay vì nuôi em bé, chó sói nầy đã
giết em. Lúc đầu dân làng không biết rõ chuyện nầy nên khi thấy xác em
tưởng là người mẹ đã giết em rồi đem bỏ vào rừng. Nhưng sau đó, qua sự
điều tra cẩn thận
của cảnh sát, người ta mới biết rằng em bé đã bị chó sói loại Dingo,
một loại sói rừng dữ tợn ở Úc Châu giết chết. Thế là người mẹ của em bé
được minh oan.
Ngày 11 tháng 12
năm 1954 tại Tân Đề Li cảnh sát Ấn đã bắt được một em bé sống lẫn lút
trong rừng. Họ gọi em là "em bé sói" vì em sống với một đàn sói rừng. Tên em là Ramy (khoảng độ 16 tuổi). Em bé được đưa về bệnh viện săn sóc nuôi nấng đàng hoàng nhưng đã qua nhiều năm vẫn không bỏ được tính sói và thích chạy 4 chân hơn là đi
bằng 2 chân. Tháng 2 năm 1977, tại Indonêxia, một em bé đi lạc trong
rừng khi theo mẹ đi hái nấm. Em bé nầy đã sống chung với một đàn sói và mãi đến 6, 7 năm sau người ta mới phát hiện ra em và đem về nhà.
Em đã quên hết cả tiếng người, quên cả cách ăn uống và cách đi đứng.
Tại Ấn Độ, trong một cuộc hành quân, một bin sĩ Ấn đã bắt gặp một em bé
lẫn trong đàn sói. Khi sói phóng mình vào rừng sâu thì em bị bỏ lại bên bờ suối. Bé sói nầy được đem về nuôi cẩn thận nhưng em chết một năm sau đó (1944). Người mẹ ruột của em đã nhận ra con mình nhờ trên mình em bé có một vết sẹo.
Tuy nhiên, đặc biệt nhất là về chuyện em bé sói là 2 chị em cô gái sống chung với đàn
sói đã nhiều năm trong rừng ở Ấn Độ, vào năm 1920. Lúc bấy giớ tại
Calcuttua có một vị mục sư tên là Singh, ông nầy thuờng đi giảng đạo
nhiều nơi và một hôm đi qua khu rừng để đến một làng hẻo lánh ông bỗng
trông thấy trên cành 2 con vật kỳ lạ giống như khỉ giã nhân. Khi nhìn
kỹ, mục sư thấy rõ ràng đây là 2 người con gái mái tóc xõa dài, móng tay
dài, thường nhe răng ra để hăm dọa. Khi mục sư lại gần, 2 cô chạy theo 5
con chó sói đang ở gần đó. Mục sư thấy làm lạ, liền yêu cầu cảnh sát Ấn
tìm cách vây bắt 2 cô gái. Khi vòng vây siết chặt, 2 cô gái và cả bầy
sói chống lại rất hăng. Cảnh sát phải nổ súng khiến cả 2 cô gái và 5 con
sói bỏ chạy những 2 cô gái tuy đã sống quen với đàn sói những vẫn không chạy theo kịp đồng bạn và cuối cùng bị bắt. Mục sư đưa 2 cô gái về nuôi ở một trại cô nhi và đặt
tên cho cô gái lớn độ 7, 8 tuổi là Kamala còn cô gái 6 tuổi là Amala.
Mặc dầu được nuôi nấyg và chăm sóc tận tình, 2 cô gái sói vẫn không bỏ
được tính sói, thường tru lên vào mỗi đêm
khuya khiến mọi người ở trại cô nhi rất sợ. Chỉ một năm sau Kamala chết
vì cuộc sống không thích hợp, còn Amala thì chết 10 năm sau đó. Suốt
trong 10 năm chăm sóc nuôi dạy, Amala đã tập được nhiều tính người như
tự mặc áo mặc quần, ăn uống và tập đọc tuy nhiên thỉnh thoảng vẫn có ý
muốn như trốn chạy vào rừng...
Khoảng năm 1985, ở Kenya, một nhóm người Anh đi săn bắn gặp một đứa bé khoảng 9 tuổi đang di chuyển bằng 4 chân theo một đàn voi rừng. Một người trong nhóm đi săn tìm cách rình bắt đứa bé khi nó tách ra khỏi đàn
voi đến bên suối nước gần đó. Đứa bé có lớp da sần sùi, nâu đen và có
nhiều vết sẹo lớn. Các bác sĩ ở Nakuru hết lòng săn sóc và nuôi nấng.
Bác sĩ Batshavre Devoie ghi nhận những cử chỉ lạ lùng của đứa bé vì hầu
hết các hành động của nó đều rập khuôn đúc với loài voi. Bác sĩ Devoie
cho rằng: có lẽ đứa bé nầy đã bị voi bắt theo sống với chúng ít nhất là
2, 3 năm, và báx sĩ cũng đã kết hợp với sự kiện xảy ra trước đó khoảng 3
năm khi có một báo cáo cho biết một đứa bé tên là Miru Gabon con của
hai vợ chồng người Kenya bị Hổ tha mất trong khi cha mẹ nó đang đi đàng các loại củ trong rừng. Các dấu vết trên người đứa bé chứng tỏ nó đã bị thương vì móng vuốt của hổ. Nhưng có lẽ một đàn voi rừng đã tấn công khiến cọp phải thả đứa bé và sau đó đứa bé được voi đem về chăm sóc và dẫn dắt theo đàn.
Đối với các nhà khoa học, thì những trường hợp có thật vừa kể trên chỉ
là trường hợp tình cờ, ngẫu nhiên nhưng đối với các nhà nghiên cứu về hiện
tượng luân hồi, tái sinh, thì đây không phải là vấn đề ngẫu nhiên.
Không phải vì tự nhiên mà trong số hàng triệu trẻ con mới có một trường
hợp có trẻ bị thú rừng bắt theo chúng và sống theo đàn
với chúng. Phải có một nguyên nhân sâu xa nào đó mà thuyết luân hồi quả
báo gọi là nghiệp. Những trẻ con ấy đã có một liên hệ ràng buộc nào đó
trong quá khứ (mà quá khử ở đây phải được hỉeu là tiền kiếp) với loài thú nào đó nên ở kiếp hiện tại còn phải tiếp tục liên lạc qua hình thức sống chung theo đàn... một thời gian nào đó và thời gian ấy chính là giai đoạn mà đứa bé phải trả nghiệp. Thường thì những đứa bé nầy không sống được lâu. Một số sau khi đã sống một thời gian với thú, được đem về sống
lại với người chúng cũng khó gột rửa được tính thú và chỉ sống được vài
năm rồi cũng qua đời. Như thế những trẻ nầy tuy được sinh ra nhưng rồi
cũng không được sống kiếp người như mọi trẻ khác. Có lẽ chúng phải hoàn
tất cho xong một kiếpmà kiếp đó chưa thể là kiếp người?
Một câu hỏi khác lại được đặt ra: do đâu mà dân số thế giới ngày nay lại đông lên trong khi thời cổ đại lại không nhiều?
Câu giải đáp của những nhà nghiên cứu về thuyết
luân hồi lại nêu thắc mắc ngược lại: "biết đâu ngày xưa, vào thời cổ
đại xa xăm, có những vùng đất rộng lớn đông dân cư và những đại tai biến
nào đó như trận Đại Hồng thủy chẳng hạn làm tất cả bị tiêu diệt?" Câu
trả lời cũng có thể dựa vào thuyết đột biến của Cuvier như đã trình bày
từ trước. Rằng qua những cuộc đột biến ấy mà một số rất đông các loài
sinh vật, những cổ sinh vật đều bị tiêu diệt. Một số lượng lớn lao các
sinh vật xưa cổ ấy chết đi, chúng mất hẳn hay đã đi đâu? khi đứng về mặt
luân hồi tái sinh thì phải chăng nhờ sự tiến hóa trong giống sinh tử,
tử sinh hay nói cách khác là sự luân hồi chuyển sinh mà chúng có thể tái
sinh tiếp tục nhưng xuất hiện ở dạng khác và qua dòng thời gian dài
đằng đẵng của nhiều đời sinh vật, sự tiến hóa đã giúp một số lớn thành
người?
Vấn Đề Chuyển Sinh Giữa Người Và Thú:
Ở
đây đây cần lưu ý đến một vấn đề thường gây tranh luận lớn lao đó là vấn
đề cho rằng sinh vật nầy có thể chuyển sinh thành sinh vật khác sau khi
chết do nghiệp quả. Con người có thể tái sinh thành loài sinh vật thấp
kém hay loài thú có thể chuyển sinh thành người.
Theo thuyết luân hồi của Phật giáo thì chính nghiệp lực đã làm phát
sinh chuyển hóa biến đổi, như đã nói trên. Đại Đức K. Sri Dhammananda
cho rằng: Kiếp sống của mọi sinh vật diễn tiến qua nhiều hình thức một
cách liên tục không ngừng nghỉ. Tuy nhiên tất cả chỉ là sự biểu lộ thoe
từng giai đoạn tạm thời của nghiệp lực mà thôi. Hiện tại, xác thân không
phải phát sinh một cách trực tiếp từ hình thể vật chất có từ quá khứ mà
là sự thừa kế của sinh mạng trong quá khứ và nối tiếp cùng nó theo cùng
một dòng nghiệp lực.
Về nghiệp
lực thì có nghiệp lực được thể hiện dưới hình thức con người hay có khi
biểu lộ dưới hình thức con vật. Do đó nếu sinh vật sống mang dạng thể
con người nhưng có hành động và ý nghĩ thấp hèn, man dã, ngu si như loài
thú, và biểu lộ theo bản năng giống loài thú thì cái nghiệp xấu xa hạ
đẳng ấy sẽ dẫn họ thọ sanh chuyển sinh dưới hình thức của loài thú là lẽ
tự nhiên. Nhưng sua khi họ chuyển sinh làm kiếp thú thì những gì tốt
lành, phước thiên mà họ đã có từ quá khứ hay tồn trữ từ nhiều kiếp trong
quá khứ tuy đang tiềm tàng, ẩn náu
trong trạng thái bất động nhưng rồi khi gặp điều kiện thuận lợi lại
phát lộ ra và theo sự tiến hóa ấy họ lại dần dần thoát khỏi khuôn khổ,
kiếp sống của loài vật để rồi ở kiếp kếp tiếp có thể lại chuyển sinh
thành người. Trong xã hội, cuộc đời mỗi chúng ta thường gặp khá nhiều
con người dáng dấp, cử chỉ, cá tánh... tầm thường xấu xa đê
hèn đôi khi còn thua cả loài vật nhưng đôi khi chúng ta cũng gặp một số
con vật như chó, mèo, ngựa, khỉ có phong cách chững chạc, thông minh,
hiện thực, hiền dịu, trung thành còn hơn cả người...
Nhiều người đã thắc mắc khi bắt gặp lý luận vừa qua vì họ cho rằng loài
vật không thể có tư tưởng và lý trí như người được vì thế chúng không
thể so sánh với con người, hơn nữa loài vật làm sao có khả năng và ý
tưởng làm việc thiện, việc tốt lành. Ở đây vấn đề được đặt ra không nhằm
vào kiếp hiện tại của loài vật đó ma chỉ nói đến những gì ở quá khứ, ở
nhiều kiếp trước đó của nó nghĩa là những hành động từ kiếp trước nó đã
gây ra trong vòng luân hồi nghiệp báo sanh tử mà thời gian ấy có khi rất
lâu nhưng chưa có cơ hội phát sinh ra kết quả. Theo đại Đức K. Sri
Dhammamda thì "khi con vật sắp lìa đời, điều thiện ở quá khứ xa xăm bất
chợt theo "chập tư tưởng" đi vào nó và đó đã tạo duyên khởi thọ sanh tốt lành và hy vọng chuyển sinh làm người".
Xét về mặt sinh vật học thì từ lâu, các nhà khoa học đã quan tâm tìm hiểu và nghiên cứu về khả
năn trí tuệ của loài vật. Trong thập niên 1970 nhiều cuộc tranh cãi
xoay quanh vấn đề trí thông minh của thú vật nhất là loài khỉ đã xảy ra
vô cùng sôi nổi. Điều nầy đã khiến một số lớn nhà khoa học đi sâu hơn
nữa vào lãnh vực tìm hiểu trí thông minh của loài vật và mong có lời
giải đáp thỏa đáng sau những quyết định chính xác. Mới đây nhiều nhóm
khoa học gia ở Anh, Pháp, Nhật, Đức và Hoa Kỳ đã vô tình đưa ra một nhận
xét rằng: có nhiều bằng chứng cho thấy các loài động ật cũng có khả
năng trí tuệ cao.
Viện Đại Học Georgia ở Hoa Kỳ đã có một số báo cáo đầy khích lệ về trí thông minh của loài vật. Tại đây, một số nhà khoa học đã nuôi nấy tìm hiểu, qua sát và nghiên cứu về loài
vật. Đặc biệt, loài khỉ được lưu ý nhiều. Hai nhà nghiên cứu nổi tiếng
thuộc lãnh vực nầy là bà Savage và nhà tâm lý học Rose Sevcik đã theo
dõi chú khỉ Kanzi. Đây là chú khỉ được xem là có khả năng trí tuệ cao vì
đã học được rất nhan các hình ảnh và các chữ, sau đó thường biểu lộ ý
muốn hay "nói chuyện" với người thì chú khỉ Kanzi nầy chỉ việc chỉ tay
vào dấu hiệu, hình ảnh hay chữ trên bảng. Điều kỳ lạ là Kanzi cón biết
quy luật văn phạm mà nó đã được chỉ dạy nên khi sắp xếp câu nói ít khi
bị nhầm lẫn về thứ tự các chữ. Từ kết quả thành công vượt ngoài sự tưởng tượng nầy đã giúp đánh tan mối nghi ngờ từ lâu về khả
năng hiểu biết của loài vật. Thật vậy, từ lâu không những các nhà khoa
học mà ngay cả những người bình thường cũng đều nghĩ rằng loài vật không
có sự thông minh và nếu chúng làm những điều gì theo ý người chỉ là do
chúng đã phản ứng trước những mệnh lệnh phát sinh bởi những tín hiểu của
người dạy chúng mà thôi.
Mặc dầu
vậy, vẫn không thiếu người cho rằng chỉ có loài khỉ, vì sống gần gũi với
người nên chúng dễ bắt chước những hành động, cử chỉ, việc làm của
người. Các nhà khoa học đã chứng minh ý nghĩ trên không đúng hoàn toàn
bằng cách nghiên cứu những loài sinh vật khác không phải là khỉ. Nhà
huấn luyện loài động vật nổi tiếng không phải là khỉ. Nhà huấn luyện
loài vật nổi tiếng đều có khả Herman đã cho biết rằng phần lớn các loài
động vật đều có khả năng tri thức. Ông Herman nghĩ rằng nếu nghiên cứu,
huấn luyện loài khỉ thì dễ bị phê bình là cho loài sinh vật có sự tiến
hóa cao và gần gũi với người. Vì thế ông chọn một loài sinh vật mà sự
tiến hóa của tổ tiên chúng phát sinh từ những động vật có vú trong
khoảng thời gian gần 46 triệu năm đó là loài cá heo. Các nhà huấn luyện
cá heo thuộc nhóm Herman cho biết cá heo rất thông minh, chúng có thể
hoạt động theo các dấu hiệu của các nhà huấn luyện, sự nhận thức của
chúng rất nhanh và chúng còn có khả năng giữ lại trong bộ óc những hình
ảnh mà chúng đã học được vì thế chúng có thể canh giữ, chờ đợi hay làm
một việc gì đúng theo sự "dặn dò" của con người. Điều đáng nói là mỗi
khi hoàn thành một việc, cá heo thường tỏ ý vui mừng hớn hở giống như
một con người cảm thấy thỏa thích khi đã hoàn thành nhiệm vụ. Trái lại
mỗi khi làm sai, chúng tỏ vẻ âu sầu buồn bã và lắc cái đầu như con người
lắc đầu vì chán nản thất vọng vậy. Cho đến nay các nhà sinh vật học và
các nhà khoa học phần lớn đều thừa nhận rằng loài vật có khả năng hiểu
biết và sự hiểu biết ấy cũng tùy theo cấp độ tiến hóa của các loài vật.
Từ lâu con người biết những con vật có khả năng trí óc, người ta không
cần căn cứ vào bộ óc to hay nhỏ của chúng mà tùy vào khả năng "nhận
thức" với các sự việc. Con chuột tuy nhỏ những không ranh, con voi to
lớn và khôn theo kiểu khôn của người nhiều kinh nghiệm chững chạc. Con
chó vừa nhớ lâu vừa có khả năng trí óc cao. Con mèo cũng vậy...
Tất cả những điều vừa trình bày ở trên mà chính các nhà khoa học đã
thừa nhận, đã giúp cho luận cứ rằng có nghiệp lực được thể hiện dưới
hình thức con người hay có khi biểu lộ dưới hình thức con vật và tùy
theo sự tiến hóa của hành động và tư tưởng mà sự chuyển sinh sẽ được tốt
lành ở kiếp kế tiếp.
Vấn Đề Linh Hồn Chuyển Vào Bào Thai
Đây
là vấn đề mà quả thật cho đến nay các nhà khoa học nhất là giới y khoa
chưa có được những chứng cớ rõ ràng trong thực tế. Tuy nhiên, những nhà
nghiên cứu về hiện tượng luân hồi, tái sinh có những nhận định theo luận cứ của họ:
Linh hồn đã nhập vào thể xác mới, theo nhiều trường hợp. Có khi bào
thai vừa thành hình trong bụng linh hồn đã nhập vào đầu thai. Đôi khi
đứa bé vừa lọt lòng mẹ linh hồn mới nhập vào.
Khi vừa thụ thai nghĩa là lúc tinh trùng của người cha kết hợp với noãn
châu của người mẹ để thành trứng thụ tinh thì lúc ấy linh hồn chưa có
thể xâm nhập vào để đầu thai. Nguyên nhân đầu tiên là lúc bấy giờ bộ não
và hệ thần kinh chưa được tạo lập, nếu vào giai đoạn trứng thụ tinh thì
trừng ấy chỉ tuân theo hiện tượng sinh lý học để tiếp tục đi vào giai
đoạn chuyển hóa của phôi (Embryon) để rồi thành bào thai có dạng ban đầu
của thai nhi chưa rõ rệt.
Ở đây cầu lưu ý rằng, không hiểu người xưa đã quan tâm ra sao về luận
cứ nầy, hay chỉ là một sự trùng hợp khi họ cho rằng lúc người mẹ có
thai, nên có những tư tưởng những hình ảnh đẹp đẽ tốt lành trong tâm trí
để có được đứa bé xinh đẹp thông minh nhân hậu khi
sanh ra. Phải chăng đây là chủ ý muốn dùng tư tưởng, cảm nghĩ tốt lành
để lôi cuốn linh hồn tươi sáng nhập vào bào thai? Trường hợp khi hai nhi
vừa lọt lòng mẹ thì linh hồn mới nhập vào thường rất hiếm và lý do có
thể là đứa
bé sinh thiếu tháng, sinh non. Nếu đúng thật với thời gian ấy trùng lắp
với sự hội nhập của linh hồn vào để đầu thai, nhưng vì vào giai đoạn ấy
thai nhi đã chào đời nên xem như linh hồn nhập vào lúc đứa bé sinh ra.
Bác sĩ Bandyo là nhà giải phẫu nổi danh ở Ấn Độ đã có lần đưa ra nhận
xét như sau về vấn đề linh hồn đầu thai: "Khi đứa bé qua đời vì một lẽ gì đó, linh hồn chúng không chịu đi xa mà thường lẩn quẩn bên cạnh người mẹ để chờ điều kiện thuận tiện đầu thai lai khi người mẹ có thai lần nữa."
Vấn đề tái sinh luân hồi làm phát sinh nhiều thắc mắc và nghi vấn. Sau đây là một số giải thích đại cương từ các nhà nghiên cứu về hiện tượng chuyển sinh:
Một số giải thích về hiện tượng chuyển sinh:
- Trường hợp có những sự tái sinh kiếp người xa cách nhau đến cả trăm
năm là do sự chuyển sinh qua nhiều kiếp thể hiện dưới nhiều hình thức
khác nhau như có thể chuyển sinh làm loài sinh vật thấp kém hoặc có khi
chuyển vao cõi giới phi nhân loại. Các nhà thôi miên khi tìm hiểu về tiền kiếp
của những người nào đó, đôi khi họ bắt gặp một giai đoạn rất xa mới
thấy người nầy chuyển sinh trở lại. Ngoài ra từ lâu, các nhà nghiên cứu về luân
hồi nhận thấy rằng có những trường hợp các tử tội đôi khi trước khi
chết còn ước nguyện sẽ trở lại phục thù hay mong gặp lại người thân.
Cũng có khi những người nầy còn quy định cả thời gian như trường hợp tện
sát nhân Giles Derais trước khi bị lửu ở giàn hỏa thiêu đốt cháy cơ thể
hắn bỗng nói lên lời nguyền là sẽ trở lại 500 năm sau. Vậy phải chăng
hắn phải bị một thời gian 500 năm không được đầu thai thành người?
Những đứa trẻ nhớ được quá khứ xa xăm của mình thường cho biết "thuở xa xưa ấy" chúng đã qua đời trong khoảng tuổi 30 và 40.
Khi chết thường "ấm ức" bất ngờ (do tai nạn) hay bị sát hại (chết oan) thì sự nhớ lại tiền kiếp dễ phát sinh một cách bất ngờ.
Sau khi qua đời, các nhân vật nầy lại chuyển qua giai đoạn sống tiếp
theo từ một cơ thể khác để bắt đầu một cuộc đời khác nhưng đôi khi nhớ
lại quá khứ mình. Ở đây, dù muốn dù không, các nhà nghiên cứu cũng buộc
lòng phải "lật lại hồ sơ tôn giáo" theo đó họ phải nghiền ngẫm nghiên
cứu kỹ dưới mắt của nhà khoa học và các thuyết của Ấn Độ giáo hay đạo Bà
la môn (Brahmminism) và nhất là Phật giáo. Sự tương ứng được đưa ra
theo cách gọi như sau: sau khi qua đời, người chết lại trải qua giai
đoạn sống tiếp theo từ một cơ thể khác để bắt đầu một cuộc đời khác. Ở
đây theo lý thuyết về vấn đề luân hồi nhân quả thì sau khi qua đời, người chết để lại "đằng sau" mình cái được gọi là "tiền kiếp" và chuyển qua cơ thể khác để bắt đầu một cuộc đời khác tức là đi vào "hậu kiếp". Hậu kiếp nầy không phải là chấm dứt mà sẽ còn tiếp diễn mãi, (chữ hậu chỉ là làm rõ nghĩa cho chữ tiền kiếp mà thôi).
Thường thì sự chuyển đổi "cuộc đời" từ kiếp nầy đến kiếp khác bắt đầu sau vài năm.
Nguyên nhân làm nhớ lại "quá khứ xa xăm" hay "tiền kếp" là do nỗi lo sợ qua hình ảnh một lời nói nào đó bất chợt khơi dậy từ ký ức. Trong một hồ sơ lưu trữ ở viện nghiên cứu về tiền kiếp
ở Virginia (Hoa Kỳ) có ghi lại trường hợp một em bé gái sống ở Mã Lai,
mỗi lần thấy cái thau nước đầy là tái xanh mặt và khóc thé lên. Nhiều
lần như thế khiến cha mẹ bé phải dùng roi để trừng phạt em và hỏi nguyên
nhân. Năm em 6 tuổi, em mới cho biết: "ngày trước (tiền kếp) con là một người đàn bà làm việc ở một cửu hàng ăn và bị vợ ông chủ ghen giết bằng cách dìm đầu con vào một thùng nước đầy cho ngạt thở."
Về giới
tính thì cho đến nay có thuyết cho rằng giới tính ít thay đổi khi
chuyển sinh từ kiếp nầy sang kiếp khác. Tuy nhiên qua các sưu tầm nghiên
cứu tìm hiểu của tiến sĩ Ian Stevenson thì đôi khi có sự thay đổi phái
tính khi tái sinh.
Về vấn
đề liên hệ họ hàng thân thuộc dòng giống sắc tộc tôn giáo, chính kiến
v..v... không ảnh hưởng. Có người kiếp trước là dân Á Châu, kiếp sau lại
là người Âu Châu, hay Phi Châu. Có người kiếp trước theo Ky Tô giáo
kiếp sau lại theo Phật giáo. (Điều nầy thấy rõ ràng khi xét đến trường
hợp những vị có chức sắc lớn trong tôn giáo nào đó, đôi khi lại chuyển
đổi niềm tin để theo một tôn giáo khác ngay trong cuộc đời của họ. Để
giải thích sự kiện nầy, các nhà nghiên cứu luân hồi, tái sinh cho rằng
nguyên nhân là những niềm tin hình ảnh và lý thuyết tôn giáo mà người ấy
đã theo từ tiền kiếp đã được khơi dậy ở kiếp hiện tại qua lời rao giảng hay nghiên cứu các kinh sách liên quan.
Khi ngành sinh vật học ngày càng tiến bộ, các nhà khoa đã cho rằng cha mẹ con cái có những di truyền về huyết thống, về tái sinh về bệnh
lý, cá tính, dạng thể... do các gen là chính. Tuy nhiên, trong thực tế
vẫn thấy không phải hoàn toàn đúng theo chiều hướng của lời giải thích
thuần về di
truyền học như vậy. Trái lại, vẫn có những gia đình mà sự khác biệt
giữa cha mẹ, con cái, anh em rất xa nhau. Đôi khi cha mẹ rất thông minh
tài giỏi nhưng con cái lại rất đần độn. Đôi khi cha mẹ rất độc ác nhưng
con cái lại hiền đức... đối với các anh chị em trong gia đình cũng vậy,
nhiều khi khác biệt nhau về đủ
mọi lãnh vực, ngay cả trong trường hợp cặp sinh đôi Chang Buhner và Eng
dính liền nhau ở hông khi sinh ra nhưng khi lớn lên lại rất xung khắc về tính tình tài năng và thể chất. Điều đặc biệt kỳ lạ hơn nữa là có những cặp sinh đôi lại không giống nhau về gương
mặt và nhất là màu da như một số lớn trường hợp đã xảy ra tại Đan Mạch
(Denmark), Đức, Hoa Kỳ, Gia Nã Đại (Canada)... Năm 1978 ở Tây Đức (West
Germany) và năm 1939 ở North Carolina có những cặp sinh đôi một da đen
một da trắng. Đặc biệt những cháu nầy lại rất thương yêu nhau. Cũng về di
truyền, huyết thống, đôi khi có trường hợp một người con không giống
cha hay mẹ lại rất ông nội. Đại Đức K. Sri Dhammanada đã cho rằng có
những nghiệp phát sinh trong quá khứ tưởng đã mất hẳn dù ở trạng thấi
bất động nhưng chờ cơ hội để bộc lộ rõ nét ra. Do đó ngay cả bệnh lý,
cũng theo Đại Đức thì chính nhà văn Pháp Poussin cũng đã giải thích sự
kiện tương tự theo định luật di truyền khi nhiều căn bệnh ấp ủ qua nhiều
thế hệ bỗng nhiên bộc phát một cách bất ngờ.
Về vấn
đề thiện ác, nhiều kẻ chọc trời khuấy nước, giết người không gớm tay
nhưng sau đó lại đi tu. Có kẻ sinh trưởng trong một gia đình nề nếp, đạo
đức hay đã trải qua một quãng đời trong tu viện nhưng sau đó lại trở
thành kẻ sát nhân tàn bạo. Như thế trong mỗi người có tàng trữ cái tốt
và cái xấu và những cái tốt xấu ấy chắc chắn phải có từ trược. Nhìn một
đứa bé mới chập chững biết đi nhưng nó lại có cử chỉ sành sỏi trong hành
động dùng chân dẫm nát con ruồi, con gián bị gẫy cánh khập khễnh bò
dưới đất thì người ta mới tự hỏi rằng do đâu mà ác tính đã len vào trong
đứa trẻ thơ ngây ấy? Có phải cái tàn ác ấy đã phát khởi từ tiền kiếp của nó rồi và giờ đây được thể hiện khi có điều kiện. Ở đứa trẻ chúng ta còn thấy sự phát khởi tự nhiên về tánh tham lam vị kỷ, sâm si ganh tỵ... không ai dạy mà đứa trẻ nhỏ đã nuốt vú mẹ sau khi sanh ra và nếu không cho bú nó sẽ khóc thét lên.
Một vấn đề có liên quan đến thiện ác làm thắc mắc nhiều người là tại
sao mọi người đều giống nhau nhưng lại có kẻ hiền lương người gian ác.
Điều trái ngược hơn nữa là kẻ ác đôi khi lại được ưu đãi và sống thọ còn
kẻ hiền lương lại bị đọa đày có khi chết sớm?
Về lãnh
vực giàu nghèo sang hèn cũng vậy, đôi khi kẻ ác lại được giàu sang còn
người hiền lương thì mãi chịu cảnh bần hàn. Tại sao có sự bất công vô lý
ấy? Các thắc mắc thật sự còn nhiều nhưng tất cả các thắc mắc ấy, ngay
cả những bất công vô lý mà loài người đều đã thấy rõ và xuất hiện trên
cõi đời, tất cả đều có nguyên nhân và nếu biết rằng sự sung sướng hay
đau khổ, sự giàu sang hay nghèo khó, sự thông minh hay ngu muội, sự tàn
ác hay hiền lương... thể hiện trong đời mỗi người đều do nghiệp báo thì
con người chẳng còn gì phải thắc mắc lo âu. Nếu biết vấn đề đau khổ hay
hạnh phúc đều do ta tạo lấy từ kiếp trước thì vấn đề vẫn chưa quá muộn
khi ta còn sống, hay tự mình tự mình tạo lấy nhân lành thì có thể ta sẽ
nhận được quả tốt tức thì trong đời nầy hay chậm hơn là ở đời sau. Đó là
luật tự nhiên của nhân quả vậy.
Điều đáng quan tâm hơn nữa về vấn đề của những cặp sinh đôi là từ lâu các nhà y học đã lưu ý về các trường hợp nầy vì họ càng ngày càng thấy các điều thật lạ lùng khó giải thích.
Các nhà tâm sinh lý học đã nghiên cứu hàng ngàn vụ sinh đôi và rút ra những trường hợp rất đặc biệt.
Vấn đề những cặp sinh đôi sống cách ly nhau:
Thoe tài liệu của Times Life Book (1991), thì có đến 62 trường hợp sinh
đôi trên thế giới. Nhưng có những hoàn cảnh khác nhau. Có khi mỗi người
sống một nơi. Đôi khi hai anh em hay hai chị em sinh đôi ở cách xa đến
nửa vòng quả đất. Báo Der Spiegel của Đức đã cho biết hiện nay, giáo sư
bác sĩ Thomas Bouchard là người nghiên cứu kỹ nhất về những trường hợp cặp sinh đôi sống ly thân và theo dõi quá trình phát triển về công
danh địa vị, tài năng nghề nghiệp cùng tương lai của họ. Vấn đề gây
kinh ngạc mọi người khi bác sĩ Thomas đưa ra trong một họi nghị về những
cặp sinh đôi cho biết là tuy những cặp sinh đôi nầy sống xa cách nhau
có khi từ nhỏ họ đã bị tách rời mỗi người một phương trời nên không nhớ
mặt nhau hay không liên lạc với nhau. Ấy vậy mà thường thì những người
nầy lại thường gặp nhau ở một nơi nào đó một cách tình cờ không hẹn mà đến.
Ngoài ra nhưng cặp sinh đôi tuy sống cách biệt nhau nhưng lại có cử
chỉ, sở thích, tài năng và bệnh lý giống nhau. Bác sĩ Thomas Bouchard
nêu trường hợp của cặp sinh đôi Gim Levis và Gim Spring. Cặp sinh đôi
nầy xa lìa nhau từ lúc mới chào đời. Thời gian xa cách nhau gần 40 năm
trời. Trong suốt thời gian đó, họ không biết nhau vì không liện lạc
nhưng cả hai người đều có những điểm rất giống nhau như người nào cũng
có hai vợ mà điểm
kỳ lạ nổi bật là hai người vợ trước của họ đều có cùng tên là Linda và
hai người vợ sau của họ của họ cùng có tên là Bety. Hai người cùng sinh
hạ con trai đầu lòng. Tên đứa con trai của Gim Levis là Alan còn của Gim
Spring là Ailen (có sự tương tự) và điều lạ sau cùng hai gia đình đều nuôi chó mà tên con chó cũng giống nhau (cùng tên Toy). Về nghề
nghiệp, cả hai rất khéo tay và làm thợ thủ công, rồi năm 30 tuổi, cả
hai đều là công nhân tại một cơ sở bán xăng và sau cùng làm phụ tá cho
cảnh sát trưởng ở quận hạt mình ở. Về sở thích: thích tắm biển, bơi lội và đặc biệt cả hai đều có tật gặm móng tay.
Mỗi năm cả hai đều đến vùng biển Saint, Petersburg để tắm vào mùa hè,
trong mấy năm như thế nhưng không ai biết ai. Bốn năm sau, trong một
cuộc hội ngộ bất ngờ, họ gặp nhau và cảm thấy tâm đầu ý hiệp về mọi
mặt. Họ trở thành bạn thân và sau cùng mới phát giác ra rằng họ là hai
anh em sinh đôi đã xa cách nhau trong gần nữa đời người. Về sau,
Gim Levis phát biểu như sau: "Ngày đầu tiên gặp gỡ Spring tôi có cảm
giác ngờ ngợ một cách lạ lùng và tôi có cảm tưởng như đã gặp nhau từ
thuở nào đó rồi..."
Bác sĩ
Thomas Bouchard còn nêu lên trường hợp một cặp sinh đôi khác ở Trinida.
Cặp sinh đôi Oskar Stoehr và Jack Yute sinh năm 1933. Từ lúc mới chào
đời, cặp sinh đôi nầy đã xa cách nhau rồi. Oskar Stoehr theo mẹ còn Jak
Yute thì theo cha. Họ ở xa nhau, người ở Do Thái, người ở Đức. Sau 46
năm cách biệt, tình cờ họ gặp lại nhau tại Mineapoli. Khi biết được
nhau, cả hai không khỏi kinh ngạc khi thấy họ cùng mặc một bộ đồ giống
nhau: áo sơ mi trắng sọc xanh, đeo kính mát, để râu giống nhau và thường
hắt xì là tật cố hữu của cả hai vì cả hai đều bị dị ứng. Tại hội nghi
khoa học tổ chức tại Tân Orléan, bác sĩ Thomas Bouchard đã cho biết là
ông đã tìm thấy những nét đặc trưng như vậy ở 105 cặp sinh đôi đượv theo
dõi cẩn thận từ lúc họ ra đời cho đến khi họ khôn lớn. Theo bác sĩ Thomas thì ngoài đặc điểm về cấu tạo gen còn có những nguyên nhân sâu xa nào đó ảnh hưởng lên các hiện tượng kỳ lạ đó.
Vấn Đề Sự Trùng Hợp Lạ Lùng Giữa Những Người Không Cùng Huyết Thống.
Theo các nhà nghiên cứu về hiện
tượng tái sinh thì vấn đề vừa nêu trên trở nên phức tạp khi lý theo
lãnh vực luân hồi vì không riêng gì trường hợp những anh chị em sinh đôi
mà trên thế giới, những con người hoàn toàn xa lạ, đôi khi vẫn có một
số điểm trùng hợp lạ lùng kỳ dị mà cho đến nay chưa có ai có thể giải
thích được. Sau đây là một số trường hợp có thật đã xảy ra trên thế
giới, những trường hợp mà cho đến nay các nhà phân tập học, xã hội học,
di truyền học, nhân chủng học, đều chưa có một giải thích thỏa đáng cho
vấn đề.
Như
trường hợp hai con người xa lạ John Adams sinh năm 1743 và mất năm 1826
là vị tổng thống thứ hai của vị chủng quốc Hoa Kỳ. Còn Thomas Jefferson
sinh năm 1743 và mất năm 1826 là tổng thống thứ ba của Hoa Kỳ. Hai
người nầy không phải là anh em nhưng lại coi nhau còn hơn là ruột thịt.
Hai người qua đời cùng một ngày và cùng một năm, đó là ngày mùng 4 tháng
7 năm 1826.
Chuyện hoàng đế Umberto đệ nhất và người chủ quán.
Câu chuyện kỳ dị đầy vẻ huyền bí khác
cũng đã một thời làm xôn xao dân chúng Ý Đại Lợi. Nguyên tại thành phố
Monza ở Ý có một người chủ quán tên là Umberto người nầy có gương mặt
giống hoàng đế nước Ý lúc bấy giờ và đặc
biệt vị hoàng đế nầy cũng có tên là Umberto (Umberto đệ nhất). Một hôm,
phái đoàn hoàng đế đến vùng nầy thì trời tối, nhà vua tình cờ chọn quán
của Umberto để dùng bữa. Những người trong phái đoàn khi thấy chủ quán
đều vô cùng ngạc nhiên vì gương mặt nhà vua và chủ quán giống nhau như
tạc. Hoàng đế Umberto khi nghe chủ quán xưng tên thì lại càng kinh ngạc
nên cho hỏi về gia
thế, cuộc đời thì được biết người chủ quán nầy có ngày sinh tháng đẻ và
cả năm sinh đều cùng giống hoàng đế, đó là ngày 14 tháng 3 năm 1844.
Mọi người còn bàng hoàng hơn nữa khi người chủ quán cho biết là anh ta
có vợ có tên là Margherita, một cái tên hoàn toàn giống hệt tên của
hoàng hậu Margherita
và lại cùng tổ chức lễ cưới vào cùng một ngày giống nhau là ngày 22
tháng 4 năm 1966. Từ ngạc nhiên nầy lại kéo theo ngạc nhiên khác khi
người chủ quán cho biết là ông ta có người con trai đầu lòng tên là
Vittoria hoàn toàn phù hợp với con trai của nhà vua cũng tên là
Vittoria. Hoàng đế Umberto thấy chuyện quá lạ lùng bèn hỏi thêm các chi
tiết khác nữa thì được biết những sự trùng hợp lạ lùng chưa từng thấy
nữa, đó là:
Khi người chủ
quán Umberto tổ chức lễ khánh thành quán mình thì lúc đó Umberto lên
ngôi vua và tổ chức lễ đăng quang. Hai buổi lễ tuy khác nhau nhưng cùng
tổ chức vào đúng ngày giờ tháng năm.
Năm
1866, cả hai đều được gắn huy chương. Thời gian nầy chủ quán Umberto
phục vụ trong quân đội còn vua Umberto cũng phục vụ trong quân đội với
cấp bậc đại tá.
Năm 1870 cả hai người đêu được thăng chức. Chủ quán Umberto lên chức trung sĩ còn vua Umberto lúc đó lên chức tổng tư lệnh quân đội.
Sau khi biết rõ được những sự trùng hợp lạ lùng giữa người chủ quán và mình, đêm
đó nhà vua suy nghĩ rất nhiều và tự hỏi lòng rằng là tại sao mình và
người chủ quán đều có chung những điểm tương đồng như mỗi người lại quá
cách biệt nhau về địa
vị? Phải chăng mình là kẻ may mắn nhất trần gian còn người chủ quán kia
là người bị thua thiệt? Phải chăng mỗi người có một định mệnh khác
nhau, ai đã cân nhắc lẽ thưởng phạt? và phải chăng đã có sự bất công hay
nhầm lẫn nào đó? Sáng hôm sau, hoàng đế Umberto ra quyết định để triều
đình lo thủ tục đặc trách phong chức hiệp sĩ hoàng gia nước Ý cho người
chủ quán Umberto.
Thế rồi
ngày hôm sau, khi chủ quán Umberto lên đường đến hoàng cung yết kiến
hoàng đế thì vừa đặt chân xuống xe ngựa, ông ta bị một kẻ sát nhân nhảy
đến bắn ba phát đạn vào ngực khiến ông chết tức khắc. Hung tin được
trình lên nhà vua, hoàng đế Umberto kinh hãi vội vã lên đường đến nơi
đặt thi thể người chủ quán để thăm viếng con người kỳ lạ. Nhưng khi nhà
vua vừa bước xuống xe song mã thì lại một tên sát nhân điên loạn không
biết từ đâu xuất hiện bắn vào ngực nhà vua ba phát đạn. Sự việc diễn
tiến nhanh không thể tưởng tượng đến nỗi không ai phản ứng kịp thời nên
nhà vua đã ngã nhào xuống đất chết ngay. Câu chuyện có thật về hoàng đến Umberto và chủ quán lạ lùng đã làm cả nước Ý xôn một dạo.
Các nhà sưu tập chuyện lạ có thật trên thế giới còn cho biết thêm về những hiện tượng lạ lùng mà cho đến nay những nhà nghiên cứu về hiện tượng tâm linh siêu hình vẫn chưa tìm được lời giải thích.
B. Những chuyện trùng hợp lạ lùng
Chuyện thứ nhất xảy ra ngay tại tiểu bang California (Hoa Kỳ) Donald
Chapman ra đời ngày 5 tháng 9 năm 1976 thì cũng vào ngày tháng và năm đó
một người tên là Donald Brazil cũng ra đời.
Vào ngày 5 tháng 9 năm 1976 hai người nầy tuy ở hai nơi khác nhau nhưng
lại tổ chức lễ sinh nhật cùng vào buổi tối và sau đó 5 hôm họ lái xe
chơi xa, Donald Brazil dùng xe hơi khởi hành từ Femdale còn Donald
Chapman cũng dùng xe hơi và khởi hành từ Eurecka. Hai xe đi ngược chiều
nhau và đã đụng vào nhau. Cả hai đều tử nạn cùng ngày, cùng tháng và cùng năm.
Chuyện thứ hai cũng xảy ra tại tiểu bang California (Hoa Kỳ). Hai người
có tên khác nhau là Fred Schokley và Baraette Woodruff sinh cùng ngày
cùng tháng cùng năm và cùng giờ (6 giờ sáng ngày 19 tháng 7 năm 1944).
Cả hai lại là cùng bạn học sau đó và họ rất thân nhau. Lạ nhất là trong
đời họ cùng vinh cùng nhục, cùng thành, cùng bại giống nhau. Còn sức
khỏe, bệnh tật tuy hai mà lại giống nhau như một, người nầy đau thì
người kia cũng đau (bệnh). Thế rồi, ngày 23 tháng 3 năm 1964 cả hai đều
vào đại học Oakland, điều kỳ lạ là cả hai đi trễ giờ và mặc dầu hai
người đi hai chiếc xe hơi khác nhau nhưng bỗng nhiên họ cùng tông vào
một chiếc xe vận tải lớn và đều qua đời đúng ngày giờ, tháng, năm đó.
Ngoài ra, lịch sử Hoa Kỳ còn ghi lại vô cùng chi tiết trường hợp đặc biệt về tiểu sử của hai vị tổng thống Abraham Linciln và John Kennedy về những
sự trùng hợp kỳ dị giữa hai nhân vật nổi danh sống cách nhau một trăm
năm tại Hoa Kỳ và qua sự trùng hợp đó, những nhà nghiên cứu, về hiện tượng huyền bí đã cho rằng: Phải chăng tổng thống Kennedy là hậu thân của chính tổng thống Abraham Lincoln?
Qua các tài liệu xác thực thu thập được về hai vị tổng thống, người ta đã liệt kê ra các điểm trùng hợp nhau một cách chính xác về hai con người ấy như sau:
1) Về mặt hôn nhân, con cái:
Tổng thống Lincoln và Kennedy đều cưới vợ vào năm 30 tuổi và hai bà vợ
ấy đều nói tiếng Pháp. Điều kỳ lạ là hai bà lúc đó vừa đúng 24 tuổi và
cả hai đều có màu tóc nâu. Trong đời, ông bà Lincoln và ông bà Kennedy
đều có một đứa con chết lúc họ sống ở tòa Bạch Ốc.
2) Về mặt người thân thuộc:
Tổng
thống Lincoln có một người anh em làm thị trưởng (thành phố Boston),
một người khác làm thượng nghị sĩ, một người nữa là tổng trưởng tư pháp
(Levi Lincoln tốt nghiệp đại học Harvard), và một người nữa là (Robert
Lincoln) làm đại sứ Mỹ tại Anh.
Tổng thống Kennedy có một người thân làm thượng nghị sĩ (Teddy Kennedy),
một người làm tổng trưởng tư pháp (Robert Kennedy, cũng tốt nghiệp đại
học Harvard). Phụ thân của T.T. Kennedy đã từng làm đại sứ tại Anh.
Riêng chức vụ thị trưởng thì trong dòng họ Kennedy cũng đã có người làm
thị trưởng tại thành phố Boston, đó là ông nội của T.T Kennedy.
Tổng thống Lincoln có một người thư ký riêng tên là Kennedy còn T.T Kennedy lại có một người thư ký tên là Lincoln.
3) Về mặt công danh sự nghiệp:
Tổng thống Lincoln được đắc cử vào quốc hội năm 1847 và tổng thống
Kennedy đắc cử vào quốc hội năm 1947. Như vậy có sự trùng hợp về con số 47, khi xét về khoảng cách thời gian mà hai tổng thống đã sống là đúng 100 năm. Và sau đó cả hai cùng tranh chức phó tổng thống.
Tổng thống Lincoln lên làm tổng thống Hoa Kỳ năm 1860. Tổng thống
Kennedy làm tổng thống năm 1960. Sự trùng hợp thấy rõ ở con số 60. (Cả
hai T.T sống cách đúng 100 năm).
4) Về mặt chánh sách:
Cả hai vị tổng thống Lincoln và Kennedy đều chú trọng đến vấn đề quyền
công dân và vấn đề chủng tộc nhất là vấn đề người da đen.
5) Về tuổi thọ và sự kiện xảy ra qua hai cuộc ám sát:
Cả hai vị tổng thống đều bị ám sát và chết vào cùng ngày thứ sáu.
Cả hai vị T.T. đều bị bắn vào phía sau đầu.
Lúc bị bắn, cả hai vị tổng thống đều có vợ bên cạnh.
Hung thủ ám sát tổng thống Lincoln sinh năm 1839 còn hung thủ ám sát tổng thống Kennedy sinh năm 1939 (trùng hợp năm 39).
Cả hai hung thủ đứng bắn và chạy đến trú ẩn là
nhà kho và rạp hát. Có điều lạ là hung thủ bắn tổng thống Lincoln thì
núp sau cánh gà rạp hát và khi bắn xong thì lại bỏ chạy vào nhà kho để
trốn, còn hung thủ bắn tổng thống Kennedy thì núp trong nhà kho để bắn
rồi sau đó chạy vào nhà hát để trốn.
6) Về lãnh vực người kế vị.
Phó tổng thống lên kế vị T.T Lincoln là Andrew Johnson, còn phó T.T kế
vị T.T Kennedy là Lyndon Johnson. Cả hai vị phó tổng thống nầy tuy sống
cách nhau đến 100 năm nhưng đều cùng tên là Johnson và cả hai trước đó
giữ chức thượng nghị sĩ và cùng quê hương miền nam nước Mỹ.
Hai phó tổng thống có sự trùng hợp 1808 của năm sinh cách nhau 100 năm
chẵn. Andrew Johnson sinh năm 1808 còn Lyndon Johnson sinh năm 1908. Nếu
đếm họ tên của hai người nầy sẽ có một sự trùng hợp khác nữa: đều gồm
13 chữ cái.
Những nhà nghiên cứu về hiện tượng luân hồi đã cố gắng đưa ra một số giải thích nào đó về những
hiện tượng lạ kỳ nầy như sau: Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta đôi
khi thấy có những người tuy không phải là bà con họ hàng hoặc anh chị em
ruột thịt nhưng họ thương yêu nhau rất mực. Họ sống với nhau như bóng
với hình. Người nầy gặp bệnh tật hoạn nạn thì người kia lo lắng không
yên., Luôn luôn như có một sợi dây vô hình nào đó ràng buộc họ lại với
nhau. Có người giữ mãi tình khắng khít ấy cho đến mãn đời. Những con
người ấy khi chết đi, linh hồn họ vẫn nhớ mãi những tình cảm cũ của
người xưa và khi đầu thai lại, tùy theo nghiệp quả thuận lợi hay không
cho ý muốn được thể hiện của họ mà họ sẽ gặp được hình ảnh của thân xác
mới dưới hình thức hai người xa lạ gặp nhau và giống nhau về cá tính, sở thích. Đôi khi còn giống nhau về gương
mặt và cử chỉ hoặc do sự "đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu" mà
họ cùng được tái sanh một lần được thuận tiện gặp gỡ nhau. Do đó có
trường hợp có những người cùng ra đời vào những năm, tháng, ngày, giờ
giống nhau và đôi khi đã hoàn tất được ý nguyện hay đã xong nghiệp quả họ lại phải xa nhau cùng đúng vào ngày giờ tháng năm nào đó.
Có những người ở kiếp trước thương yêu nhau nhưng đôi khi lại xung khắc về cá
tính. Xa thì nhớ, gần thì lại hay cãi nhau. Có khi vì quá thương nhau
mà trở nên quá ghen. Đôi khi họ là hai anh em hay hai chị em hoặc là cặp
bạn trai hay cặp bạn gái. Đôi khi họ là cặp tình nhân nhưng vì quá ghen
hờn, nghi kỵ nhau mà sinh ra xung khắc. Cũng có khi họ là hai người
thân thiết, nửa bước khó rời nhưng họ đã hợp đồng với nhau để làm khổ
người khác... Đến kiếp sau, cái nhân duyên và nghiệp quả về những
gì xảy ra giữa hai con người ấy với nhau và với kẻ khác lại được thể
hiện qua sự kiện họ là hai kẻ sinh đôi trong cùng một gia đình để có thể
cùng nhận một nghiệp quả lớn lao nào đó. Tuy nhiên, tùy theo ước nguyện
của linh hồn khi đầu thai được cơ hội thuận tiện hay không mà sẽ có
những trường hợp khác xảy ra:
Hoặc hai trẻ sinh đôi mới lọt lòng mẹ thì đã bị chia lìa vì lý do nào
đó. Họ phải chịu một thời gian xa cách nhau đã rồi sau mới hội ngộ. Có
thể đó là một hình thức trừng phạt phát sinh do nghiệp quả nào đó ở tiền kiếp
họ đã gây ra. Nhưng cuối cùng họ lại gặp gỡ nhau nhờ lý do nào đó, mà
từ đó họ gần gũi và yêu mến nhau hơn hay đôi khi (thường hiếm) lại xung
khắc, bất hợp nhau...
Hoặc hai trẻ sinh đôi sống với nhau hòa thuận, vui vẻ là do nghiệp lực từ tiền kiếp của họ không có gì sai trái xấu xa nên ước nguyện đầu thai lại đó được thể hiện thuận lợi.
Hoặc cặp sinh đôi sống mãi mãi bên nhau nhưng hoàn toàn khác nhau về sở
thích, tánh tình, cử chỉ. Đôi khi họ ghét nhau và thường gây gổ nhau.
Trường hợp hai anh em sinh đôi người Thái Lan thường gọi là cặp anh em
Xiêm (Siam) dính nhau suốt đời (dính ở hông). Hai người nầy sinh năm
1811. Một người tên là Chang và một người tên là Eng.
Mặc dầu dạng thể và khuôn mặt giống nhau như khuôn đúc và sống mãi bên
nhau, nhưng hai người rất xung khắc nhau. Một người ít nói, thâm trầm,
còn người kia lại nóng tính và nghiêm khắc, khó khăn. Đối với người mẹ
đã sinh ra cặp sinh đôi thì rõ ràng đã có sự liên quan nhân quả nào đó
giữa người mẹ và hai đứa con ấy. Sự liên quan không những đối với người
mẹ mà còn đối với người con nữa. Bác sĩ R. Halley có lần kể chuyện một
bé trai sinh đôi ở nước Anh tên là Cook, một hôm tự nhiên nói với mẹ một
câu thật lạ lùng "mẹ biết không, trước đây mẹ sống cô đơn thui thủi một
mình, không chồng con, bè bạn suốt cả đời. Bây giờ mẹ sinh đôi là để bù trừ cho những thời gian đau buồn ấy..." Chữ trước đây có nghĩa là tiền kiếp
vì nếu dùng cho đời hiện tại của mẹ bé trai ấy thì bà ta hoàn toàn
không có gì đáng gọi là cô độc cả. Tuy nhiên, nguyên nhân của sự sinh
đôi và sự liên hệ giữa cha mẹ con cái cặp sinh đôi còn rất nhiều, nếu
xét về mặt luân hồi nghiệp quả.
Riêng sự trường hợp đặc biệt về hai
vị tổng thống Hoa Kỳ A.Lincoln và Kennedy thì câu trả lời vẫn còn ở sự
suy đoán rằng đó là một trong những hình ảnh của sự đầu thai hay là một
sự hóa thân của chính tổng thống Lincoln. Điều mà cách đây mấy ngàn năm,
trong bộ sách tử thư của Tây Tạng và Ai Cập thường nhắc đến: "Có những
người, khi chết họ cảm thấy chưa làm đủ bổn phận nơi cõi chết mà họ
quyết tâm đầu thai lại, thường những vị đó thường được gọi là Bồ tát.
Phải chăng tổng thống Abraham Lincoln đã cả đời mình đấu tranh cho công
bằng bác ái vị tha, chống kỳ thị da màu, chủng tộc, cảm thấy mình chưa
hoàn tất ý nguyện nên quyết tâm trở lại cõi trần lần nữa qua hậu thân của tổng thống Kennedy và chu kỳ kiếp sống đã được diễn lại như đang chiếu một cuốn phim của tiền thân T.T Lincoln vậy...
Qua những lý luận và giải thích trên, chưa hẳn đã là những giải thích
hợp lý và rõ ràng. Tuy nhiên, dù sao, một số giải thích ấy cũng nói lên
được một phần nào những mối tương quan nhân quả giữa các hiện tượng với
nhau. Nếu ngày nay ta thấy xuất hiện trên quả đất nầy những hình ảnh, sự
kiện, thì chắc chắn những gì mà ta thấy đó đều phải có nguyên nhân.
Nhưng trở ngại ở điểm là đôi
khi nguyên nhân ấy không thể nhận rõ bằng các giác quan bình thường của
loài người và cũng không thể chứng minh bằng khoa học nên sự giải thích
cũng từ đó mà bị hạn chế, trở ngại.
Có thể có nhiều người không tin có kiếp luân hồi nhưng tôi thì tin
Trả lờiXóa