a hoàn: các đầy tớ gái trẻ tuổi.
(K)
á
khôi: ngang hàng với
người đậu cao, tức Hoàng giáp. (HT)
ả Lý: Nàng Lý Ký. Lý Ký sống
vào đời Đường, nhà nghèo, tự nguyện
bán mình cho người làng đem cúng thần rắn,
để lấy tiền nuôi cha mẹ. Về
sau nàng chém chết thần rắn, rồi lấy vua Việt vương. (K)
ai hầu chi ai: không ai chịu hầu hạ,
phục dịch cho ai cả. (LVT)
ải
Vân: tức cửa ải Vân
quan, nơi Chiêu Quân gẩy đàn tì bà ai oán vì phải đi cống rợ Hồ.
(HT)
âm công: Công đức cứu người làm ngấm ngầm, không ai
biết. (K)
âm cực dương hồi:
Khi khí âm đến hết mực thì khí
dương lạ trở về. Câu này cũng
nghĩa như câu bĩ cực thái
lai, ý nói con người ta khi vận đen đã hết thì vận đỏ trở lại.
(K)
âm
hao: chỉ nông nỗi
tình cảnh. (HT)
âm hao: tin tức.
(LVT)
âm
khí: Cái khí cõi âm, cõi
chết, ở đây chỉ không khí bãi tha
ma. (K)
ấm lạnh: Do chữ Ôn sảnh
(Đông ôn hạ sảnh), ngọt bùi
do chữ cam chỉ, ý nói làm con phải quạt nồng ấm lạnh và phụng dưỡng những thức ngon lành
cho cha mẹ. (K)
am mây: chùa nhỏ hẻo lánh.
(LVT)
am mây: Do chữ Vân
phòng, chỗ ở nhà sư ở. (K)
âm
phong: gió lạnh, hình
như từ cõi âm (cõi chết) đưa đến. (NĐM)
an
biên: làm cho biên
giới được yên ổn. (NĐM)
an
dinh:
đóng yên doanh trại.
(LVT)
ân
gia: cha nuôi.
(NĐM)
ân
nhi: con nuôi.
(NĐM)
ân
sư: thầy học, hoặc
người làm ơn. (NĐM)
án
thông phỉ: án thông
đồng với giặc. (NĐM)
ấn: phù phép trừ tà của thầy
pháp. (LVT)
anh hào: anh hùng hào kiệt.
(K)
áo quần như
nêm: ý nói người đông đúc, chen chúc.
(K)
áo thôi
ma: áo sô gai, áo để
tang cha mẹ. (NĐM)
áo xanh: do chữ thanh
sam, chỉ thứ áo xanh mà các nhà nho sĩ xưa thường mặc.
(K)
áo xanh: Thanh y, áo các hầu gái
mặc. (K)
ấp
cây: ví người si mê.
(HT)
âu (ưu): lo.
(LVT)
âu: tên một giống chim sông, chim bể.
(HT)
áy: Vàng
úa. (K)
【B】
Bá Di và Thúc
Tề:
hai người lấy việc nước mất làm xấu hổ, bỏ lên
núi Thú Dương hái rau vi mà ăn, không chịu ăn thóc nhà Chu.
(LVT)
ba
mươi sáu
chước: "Tam thập
lục kế" là một danh từ chỉ chung tất cả các mưu kế. (K)
ba quân: danh từ chỉ chung quân
đội. Đời xưa các nước chư hầu có ba quân, và
các nước thường chia quân đội làm ba bộ phận: trung
quân, tả quân, hữu quân; hoặc: trung quân, thượng quân, hạ quân.
(K)
ba
sinh: ba lần luân
chuyển kiếp này sang kiếp khác. Duyên nợ ba sinh: duyên nợ gắn bó với
nhau nhiều lần. (NĐM)
bá vương cũng nghĩa như vua chúa. Từ Hải cũng
xưng cô xưng quả, làm vương làm bá một
phương chứ không kém gì ai.
(K)
ba xuân: ba tháng xuân, tuổi xuân.
(LVT)
bác đồng: súng bằng đồng. (K)
bạc
mẫu: cái khuôn đúc
bạc. (HT)
bạc mệnh: tên bản đàn do Thuý Kiều sáng tác.
"Bạc mệnh" nghĩa là số mệnh bạc bẽo, mỏng manh. (K)
bách chiến: trăm trận đánh; ý nói Từ Hải là một
người dạn dày trong chiến
trận. (K)
Bạch Hàm, Như
Hoành: hai nhân vật nổi tiếng
thơ văn, tài hoa trong truyện
Bình Sơn Lãnh Yến. (LVT)
bách
hí: một trăm trò vui.
(NĐM)
bạch
oan: tỏ rõ nỗi oan
ức. (NĐM)
bạch: thưa. Tiếng dùng trong nhà chùa.
(NĐM)
Bạch: tức Lý Bạch, thi nhân đời Đường.
(HT)
bài
sai: những lời khen
của vua đã ghi vào cờ bài và biển. (HT)
bài
vị: cái bài bằng gỗ
(có khi bằng đồng) để đề (hoặc dán) danh hiệu người chết vào mà thờ.
(NĐM)
bài vị: mảnh gỗ viết tên
người chết để thờ.
(K)
bài vị: miếng gỗ hay mảnh giấy
cứng, mặt có ghi tên người chết để thờ.
(LVT)
Bàn Cổ: ông tổ của trời
đất, vạn vật.
(LVT)
bạn
đảng: đảng làm phản,
bọn chống lại triều đình. (NĐM)
bàn
hoàn: 1. băn khoăn
quanh quẩn, vương vấn không rời được. "Nỗi riêng riêng những bàn hoàn"
(K); 2. bàn đi bàn lại. (NĐM)
bạn kim
lan: bạn bè thân mật,
tình nghĩa bền thắm như vàng, khí vị thơm như hoa lan. (NĐM)
bản sư: vị sư thầy của mình.
(K)
bạn tác: bạn cùng tuổi, cùng lứa.
(LVT)
bán
tử: con rể.
(NĐM)
bằng
bay, côn nhảy: chim
bằng bay, cá côn (thứ cá lớn nhất ngoài bể) nhảy, tiêu biểu cho sự tiến đạt lớn
của sĩ tử. (NĐM)
bạng
duật: con cò và con
trai, ý theo chuyện trai cò giằng co nhau con trai mở vỏ nằm phơi bị con cò mổ
ruột, trai ngậm vỏ kẹp mỏ cò, sau bị ông chài bắt cả. (HT)
bằng hữu chi giao : tình bạn bè.
(LVT)
bảng lảng bơ lơ: kinh ngạc ngẩn
người.
(LVT)
băng nhân:
người làm mối.
(K)
bảng
thu: bảng ghi tên
những người thi đỗ kỳ mùa thu. (HT)
bảng
trời: bảng của nhà
vua, bảng trường thi. (NĐM)
bảng
vàng: bảng ghi tên
người thi đỗ. Đuốc hoa: đuốc thắp trong phòng vợ chồng đêm mới cưới. ý nói: thi
đỗ sẽ cưới vợ. (NĐM)
bảng xuân: do chữ xuân bảng,
bảng thi về mùa xuân. Chiếm bảng xuân tức là thi
đỗ. (K)
bằng: chim bằng (một loại chim
rất lớn). (K)
báo phục: Bảo trả lại, ý nói làm
ân thì sẽ được trả ân, làm oán thì sẽ
có lúc bị người ta trả oán.
(K)
báo
ứng: ở hiền gặp lành,
ở ác gặp dữ, đó là "báo ứng" theo quan niệm người xưa. (NĐM)
bát bửu: tám vật quý.
(LVT)
bát
đồng: tám cây ngô
đồng, nhắc việc họ Hàn có tám con trai đều thành đạt. (NĐM)
bất tài
đồ
thơ: không có tài
năng về sách vở, tức là nói
người học tồi, sức học kém
cỏi. (LVT)
Bát tiên: Tám vị tiên là Chung Ly
Quyền, Lã Động Tần, Trương Quả Lão, Lý Thiết Quải,
Lam Thái Hoà, Tào Quốc Cữu, Hà Tiên Cô, Hàn Tương Tử. Người ta hay vẽ hình tám vị
tiên này trên màn trướng. (K)
Bát trận tân phương: sách thuốc do danh y
Trương Giới Tân đời Minh soạn.
(LVT)
bâu: cổ áo.
(LVT)
bậu: ngươi (bạn, anh bạn).
(LVT)
bầu: Quả bầu khô rút ruột
đi để đựng nước. (K)
bay buộc: ý nói cái tai vạ tự
đâu bay đến, buộc vào.
(K)
bấy nay
giả dối: giấu tên họ
không nói thực việc mình. (NĐM)
bể dâu: thành ngữ "bãi bể nương
dâu", hoặc nói tắt là "bể dâu" để chỉ những sự biến
đổi thăng trầm của cuộc
đời. (K)
bẻ
liễu: chỉ sự tiễn
biệt. (HT)
bẻ quế
cung thiềm: bẻ quế
cung trăng, nghĩa là thi đỗ. ý nói: bấy lâu nay mong thi đỗ thì nay được thoả
lòng. (NĐM)
bệ
từ: từ tạ nơi bệ
ngọc. (HT)
bê: (tiếng cổ), thứ đồ làm bằng gỗ để đánh:
gậy, trượng. (NĐM)
bệ
thiều: thềm nhà vua. (HT)
bèo
bọt:
như bèo hay bọt
trôi nổi trên mặt nước, ngụ lý
lưu lạc lẻ loi. (K)
bĩ bàng: đầy đủ, tươm tất.
(LVT)
bỉ sắc tư phong: Cái kia kém thì cái này
hơn, nghĩa là: Được hơn điều này thì bị kém
điều kia.
(K)
bỉ thử nhất thì: Do câu Bỉ nhất thì,
thử nhất thì ý nói xưa kia là một thì, bây giờ là một thì, hoàn cảnh
khác nhau không thể câu nệ được. (K)
bia hạ
mã: bia đề chữ "hạ
mã" để trước dinh thự những quan to hoặc miếu đền linh thiêng cho người qua
đường biết mà xuống ngựa, tỏ ý kính sợ. (NĐM)
biếm quyền: giáng chức quan.
(LVT)
biên đình: Nơi biên ải xa xôi.
(K)
biển
kỳ: biển và cờ biểu
hiện của quân đội, dùng lúc hành quân hoặc lúc hạ trại. (NĐM)
biền
mâu: cái dáo, cái
gươm, chỉ nghề võ bị. (HT)
biện
oan: trình bày cho rõ
sự oan ức. (NĐM)
biên
phong: tịch biên và
niêm phong. Ngày xưa nhà có tội nặng, người bị bắt, của cải bị tịch thu, nhà cửa
bị niêm phong. (NĐM)
biên
quan: 1. cửa ải, nơi
biên giới; 2. quan coi biên giới. (NĐM)
biền
thân: những người
thuộc viên làm việc trong nha môn. (NĐM)
biên
thư: tin tức ngoài
biên thuỳ. (HT)
biếng
rằng: không thiết nói
năng. (HT)
biêu: nêu lên cho mọi
người biết.
(LVT)
bình bồng: Bình: bèo; Bồng: Cỏ
bồng. Hai vật này thường hay trôi nổi theo
nước và gió; ám chỉ tấm thân
phiêu bạt của Kiều. (K)
binh cách: Binh là binh khí. Cách là
áo giáp và mũ đầu mâu. Người ta thường dùng hai chữ binh cách
để chỉ cuộc binh
đao chinh chiến.
(K)
bình
chương: nơi dinh thự
của quan Tể tướng. (HT)
bình
cư: ở bằng phẳng. ý
nói: đời sống bình thường. (NĐM)
binh đáo quan
thành: quân đến trước cửa thành.
(LVT)
binh di: dẹp giặc.
(LVT)
bình địa ba đào: ý nói những sự bất trắc
trong đời người, chẳng khác gì
đất bằng lại nổi sóng.
(K)
bình nam ngũ hổ: năm tướng dũng mãnh đánh chiếm phương Nam.
(LVT)
Bình nguyên quân: Chính tên là Triệu
Thắng, một trong thần nhà Triệu, đời Chiến quốc được phong đất ở Bình Nguyên nên gọi
là Bình nguyên quân, nổi tiếng là người hiếu khách. Cao Thích
đời Đường có câu: Vị trí can
đảm hướng thuỳ thị, linh
nhân khước ức Bình Nguyên quân,
nghĩa là chẳng biết gan
mật hướng vào ai, khiến người ta lại nhớ Bình Nguyên
quân. (K)
bình
Phiên: dẹp giặc
Phiên. (NĐM)
bình tặc: dẹp yên giặc.
bình thành: Do chữ địa bình thiên
thành ở Kinh thư, ý nói nhà vua sửa sang
việc nước cho trời đất được bằng phẳng.
(K)
bình thuỷ hữu duyên: bèo nước có duyên.
(LVT)
bình thuỷ tương phùng: bèo nước gặp nhau, tình cờ mà
gặp. (LVT)
binh uy: Uy thế của quân
đội. (K)
bình: bức bình phong ngăn phòng khách với
phòng ngủ. (NĐM)
bình: đây dùng tắt chữ tước bình trong
tích kén rể vẽ chim sẻ trên bình phong, ai bắn trúng mắt chim thì gả.
(HT)
bồ hòn: ám chỉ người có việc buồn khổ mà
không nói ra được. (K)
bồ liễu: Một loại cây ưa mọc gần
nước. Cây bồ liễu rụng lá
sớm hơn hết các loài cây, vì cái thể chất yếu đuối đó nên trong văn cổ thường dùng để ví với người phụ nữ.
(K)
bỏ
rèm: buông rèm xuống,
ý nói sống nhàn tản ẩn náu. (NĐM)
bõ: tiếng gọi những người tôi tớ già ở các
nhà vua quan (thị vệ, hoạn quan) ngày xưa. "Bõ già hiểu nỗi xưa sau, / Chẳng
đem nỗi ấy mà tâu ngự cùng" (CONK).
bọc
da: ý nói cái chết
của người chiến sĩ ngoài trận địa. (HT)
bôi
bàn: Bày tiệc rượu.
(HT)
bồi
yến: hầu tiệc.
(NĐM)
bôn chôn: nôn vội.
(LVT)
bôn
đào: đi trốn.
(NĐM)
bôn trình: lên đường. (LVT)
bóng
hạc xe mây: đi theo
hạc, theo mây, tức là đã đi theo Phật theo tiên, nghĩa là đã chết.
(NĐM)
bóng hồng: Bóng người con gái. Phụ nữ Trung
Quốc thời xưa hay mặc quần đỏ nên gọi là bóng hồng.
(K)
bóng
nga: Bóng
người
đẹp.
(K)
bóng nga: Bóng trăng. (K)
bóng
tang: bóng cây dâu, ý
nói: cha mẹ đã già. (NĐM)
bóng
thung: một thứ cây có
thân cứng lá dầy bóng rợp. (HT)
Bồng: tên hòn đảo có tiên ở.
(HT)
bữa
huân: bữa cơm sang
trọng. (HT)
bụi hồng: do chữ hồng
trần, nghĩa là đám bụi đỏ. (K)
bụi hồng: do chữ hồng trần,
tức cõi trần tục, cõi đời. (K)
bưng mắt bắt chim: Bưng mắt lại thì không
thể nào bắt được chim; ý nói không thể
nào che giấu nổi việc có vợ lẽ. (K)
buồn
no: chán ngấy.
(HT)
buồng thêu: Buồng người con gái.
(K)
bút
thiên nhiên: bút tự
nhiên viết tốt như trời phú tính cho. (NĐM)
【C】
ca ca: anh.
(LVT)
cá chậu chim lồng: chỉ hạng người tầm thường, sống trong vòng giam
hãm câu thúc. (K)
cá lạnh
đông câu: ví việc làm
không ăn thua gì. (HT)
ca nhi: Con hát.
(K)
cá nước duyên
ưa: do câu ngư thuỷ
duyên hài, ý nói vợ chồng đẹp duyên với nhau.
(K)
cà sa: áo nhà sư mặc.
(K)
Các
Đằng: tức gác Đằng
Vương. (HT)
cải nhậm: đổi đi làm nơi khác.
(K)
cầm cờ (cầm kỳ): Khi bầu bạn gặp nhau
thường gảy đàn, đánh cờ làm vui, cho nên
người ta thường dùng hai chữ cầm kỳ
để chỉ tình bạn hữu. Đem
tình cầm sắt đổi sang cầm kỳ, ý nói: nên làm bè bạn thay vì vợ chồng.
(K)
cầm
đường: nhà ngồi gẩy
đàn. Nhắc tích Bật Tử Tiện làm quan huyện Đan Phủ, gẩy đàn mà công việc đều
xong. Về sau danh từ cầm đường chỉ nhà quan huyện làm việc.
(NĐM)
cầm đường:
Phụ tử Tiện đời Xuân thu, làm quan
huyện, thường hay gảy đàn, người sau bèn gọi
đinh quan huyện là cầm
đường. (K)
cam
đường: tên một bài
thơ trong Kinh Thi, nhắc lại công đức của Thiệu Bá đời Chu, một ông quan tốt,
thường ngồi xử kiện ở gốc cây cam đường. Nhân dân nhớ ơn bảo nhau đừng chặt cây
cam giữ làm kỷ niệm. (NĐM)
cầm
giao: cái đàn khảm
ngọc giao. (HT)
Cam La: mưu sĩ thời Chiến quốc.
(LVT)
cầm sắt: Kinh thi: Thê tử hảo
hợp như cổ sắt cầm. (Vợ con hoà hợp
như gảy đàn sắt, đàn cầm). Người sau bèn dùng hai chữ
cầm sắt để chỉ tình vợ chồng.
(K)
cẩm
tường: tường lát gạch
hoa. (HT)
cân đai: Cân: khăn (mũ); đai: cái đai vòng quanh áo lễ.
(K)
cạn
khan: nghĩa chính là
khô, phơi ra, bày ra. Nghĩa rộng: nhiều, đông. Một lũ cạn khan: một lũ
đông người. (NĐM)
can
liên (liên can): dính
dáng đến, liên luỵ vào. (NĐM)
can, chi: (trong khoa lí số).
(LVT)
Cang Mục (=Bản
Thảo Cương Mục): sách nói về tính chất
các vị thuốc. (LVT)
cánh
bằng: cánh chim bằng,
một giống chim tương truyền là to nhất và bay cao nhất thế gian. Cánh bằng tiêu
biểu cho người có tài bay nhảy cao, chóng. (NĐM)
cánh
hồng: cánh chim hồng.
(HT)
cánh hồng: Cánh chim hồng. Cũng
hiểu là phong thái nhẹ nhàng của cô gái đẹp. (K)
cảnh
may: cảnh mùa thu.
(HT)
cảnh suyền: Cánh buồm đi nhanh.
(K)
cành thiên hương: Cành hoa thơm của trời,
ví với người đẹp. (K)
canh thiếp: Lá thiếp biên tên, tuổi
(nhân trong thiếp có biên tuổi, tức niên canh, nên gọi là canh thiếp).
Theo hôn lễ xưa, khi bắt đầu dạm hỏi, nhà trai, nhà
gái trao đổi canh thiếp của trai gái
để đính ước với nhau.
(K)
cao
dày: trời đất, trời
cao đất dày. (NĐM)
Cao đình: Cổ thi: Cao
đình tương biệt xứ, chỗ biệt nhau ở Cao
đình. (K)
cao
phụ: nơi đồi cao.
(HT)
cảo táng: chôn sơ sài, không có khâm
liệm quan quách gì. (K)
cao thâm: cao sâu, ý nói Kiều cảm
tạ cái nghĩa cao ơn sâu của Kim Trọng. (K)
cảo
thơ: tập giấy nháp
thơ. (HT)
cảo thơm (kiểu thơm): do chữ
phương cảo, nghĩa là pho sách thơm pho
sách hay. (K)
cặp kê: đến tuổi cài trâm (Kê
nghĩa là cài trâm). Theo lễ cổ Trung Quốc, con gái tuổi đến thì hứa gả chồng cho
nên bắt đầu búi tóc cài trâm.
(K)
cát lầm ngọc trắng: ý nói Kiều
như "ngọc trắng" mà bị cát
vùi dập. (K)
cậu
thị: cậu mợ.
(HT)
Cẫu: cầu xin giúp.
(LVT)
câu: con ngựa, non trẻ, xinh
đẹp. (K)
cày mây câu nguyệt: cày trong mây, câu
dưới trăng là nói cảnh thanh cao
ẩn dật. áo cầu: áo cừu, áo may bằng da thú. Nghiêm Lăng ngồi lâu năm áo cừu đã rách nát.
(LVT)
Nội dung này rất hay, tôi rất thích
Trả lờiXóa