Bí Ẩn Về Tiền Kiếp, Hậu Kiếp
Chương 8 (phần kết)
Những Bằng Chứng Về Tái Sinh
Sự Tái Sinh Của Những Vị Hóa Thân.
Những Bằng Chứng Về Tái Sinh Qua Những Trường Hợp Có Thật Đã Xảy Ra Khắp Nơi Trên Thế Giới:
Lịch sử về nguồn gốc của thuyết tái sanh thật quá lâu đời, có thể nói
thuyết nầy xuất hiện từ khởi thủy của nền văn minh nhân loại, như Đại
Đức Dhammananda đã phát biểu, tuy nhiên trước đây thuyết nầy vẫn bị
nhiều người cho rằng đó chỉ là một thuyết hoàn toàn có tính cách tôn
giáo mà thôi. Mãi đến sau nầy, các nhà nghiên cứu, nhất là các nhà khoa
học đã bắt đầu đi sâu vào lãnh vực tìm hiểu vấn đề tái sanh. Không ai
tưởng tượng được một vấn đề lúc đầu được xem là có tính cách tôn giáo,
phiêu linh và có khi còn gọi là mơ hồ nữa lại đã và đang
được vô số các nhà khoa học ở thế kỷ thứ 20 đổ xô vào nghiên cứu, phần
lớn họ là những nhà vật lý, những giáo sư, những bác sĩ, những nhà
báo... Họ làm việc hết sức vô tư mà chủ đích là mong tìm được lời giải
đáp cho vấn đề, vì khắp nơi trên thế giới (chớ không riêng gì một nơi
nào) hiện tượng luân hồi tái sanh mãi mãi diễn ra như luôn luôn thách
thức và khêu gợi trí tò mò của họ.
Trường Hợp Của Chính Nhà Nghiên Cứu Hiện Tượng Tái Sinh Ruth Simmons.
Paris Match là tạp chí có tiếng không những ở nước Pháp mà còn khắp thế
giới đã đăng tải câu chuyện lạ kỳ có thật của cô Ruth Simmons là nhà
nghiên cứu về hiện tượng luân hồi tái sanh. Cô đã nhờ nhà thôi miên lỗi
lạc là Morey Bernstein giúp lại tiền kiếp của mình. Sau những lần được
đưa vào giấc ngủ thôi miên cô Ruth Simmons đã thấy rõ từng giai đoạn
thời gian mà cô đã trải qua nhất là từ năm 1 tuổi đến năm 10 tuổi. Cô mô
tả tiền kiếp của mình một cách chi tiết. Cô cho biết, kiếp trước mình
là một cô gái trẻ bình thường thuộc dòng họ Murphy người Ái Nhĩ Lan. Năm
1898 cô lấy chồng. Người chồng tên là Brian Mac Carthy một giáo sư
Luật. Nguyên quán của cô là Cork. Năm 1921 cô qua đời nhưng năm 1923 cô
mới lại tái sanh vào làm người con gái thuộc dòng họ Simmons với tên là
Ruth tại Hoa Kỳ. Khi được hỏi tại sao cô qua đời năm 1921 nhưng tái sinh
vào năm 1923 thì cô Ruth cho biết như sau: "Một người chết đi không
chắc là được tái sinh liền mà đôi khi còn trải qua nhiều năm chờ đợi, điều kiện thuận hợp cho sự đầu thai của mỗi linh hồn, vì thế mà đôi
khi có sự mất liên tục. Cô còn cho biết: Sau khi đã được an táng, tôi
chưa thể đầu thai trở lại nên phải ở tình trạng dật dờ vô định, trạng
thái mà con người thường gọi là ma".
Ruth Simmons về sau nổi tiếng, các nước Âu Châu, Mỹ Châu rất thích đọc sách của người đàn
bà nầy vì chính cô là người vừa nghiên cứu hiện tượng tâm linh siêu
hình, vừa là người có kinh nghiệm về những gì liên quan với lãnh vực ấy.
Trường Hợp Người Con Gái Con Ông Cả Hiêu Ở Cà Mau (Việt Nam).
Thượng Tọa Thích Thiện Hoa đã nêu lên một số bằng chứng về hiện tượng
luân hồi, những bằng chứng nầy được ghi lại trong cuốn Phật học Phổ
Thông, xuất bản tại Việt Nam vào cuối năm 1990. Sau đây là một trong
những bằng chứng ấy:
Câu chuyện có thật
nầy xảy ra tại làng Tân Việt ở Cà Mau (vùng Đầm Giơi). Ở đây có một gia
đình gồm hai vợ chồng và 3 người con. Người cha trong gia đình nầy là
ông Cả Hiêu. Cô con gái trong gia đình được ông Hiêu cưng chìu nhưng
trứng mỏng, nhưng không may, cô bị bệnh và qua đời lúc 19 tuổi. Cả nhà
ai cũng đau buồn, thương xót, ông Cả Hiêu thì như điên như dại.
Câu chuyện không chấm dứt ở sự qua đời của cô gái mà lại là chuyện bắt
đầu vì do sự trùng hợp nào đó, (mà sau nầy người trong hai vùng nầy mới
tìm thấy thêm chi tiết), ở làn Tân Việt khoảng 100 cây số là làng Vĩnh
Mỹ Bạc Liêu cũng có một cô gái bị bệnh (cùng thời gian với cô con gái
ông Cả Hiêu) và qua đời. Người nhà khóc lóc lo việc tẩm liệm thì bất ngờ
ngày hôm sau cô gái sống lại, làm mọi người vừa mừng vừa sợ, cô gái tự
nhiên mạnh khỏe, như không có gì gọi là đau
ốm bệnh hoạn cả. Điều lạ lùng là từ khi sống lại, cô gái nầy cứ một mực
đòi người trong gia đình đưa cô đến nhà ông Cả Hiêu. Mọi người trong
nhà đều
hết sức ngạc nhiên vì không biết ông Cả Hiêu là ai. Khi hỏi cô gái thì
cô cho biết cha của cô chính là ông Cả Hiêu, người làng Tân Việt. Người
nhà nghĩ rằng cô gái có lẽ bị ma nhập, quỉ ám, nên lo sợ, đi tìm thầy về
cúng và trừ tà. Nhưng cô gái vẫn khăng khăng đòi đi gặp cha mình và bảo
rằng cô biết đường đến nhà ông Cả Hiêu. Cô mô tả đường đi, tả ngôi
làng, tả cái nhà, số nhà từng chi tiết và kể về những người nhà ông Cả
Hiêu nữa. Cô gái bảo ông bà Cả Hiêu là cha mẹ ruột của mình, cuối cùng
cha mẹ cô gái buộc lòng phải cùng đi theo chuyến xe đò đến làng Tân Việt
để tìm hiểu thực hư. Khi đến bến xe, mọi người xuống xe còn đang bở ngỡ
không biết đi theo hướng nào để về nhà ông Cả Hiêu thì cô gái nói:
"Đừng có ngại, để con dẫn đường cho". Thế rồi khi đến cổng nhà ông Cả
Hiêu, cô gái tỏ vẻ mừng rỡ vô cùng và chạy nhanh vào nhà. Cô gái chạy
lại ôm chầm lấy ông Cả Hiêu vừa khóc vừa nói: "Ba ơi, con đây ba ơi!".
Hai vợ chồng ông Cả Hiêu còn đang ngơ ngác không hiểu chuyện gì xảy ra
thì vừa lúc cha mẹ cô gái bước vào nhà kể lại chi tiết câu chuyện cho vợ
chồng ông Cả Hiêu nghe. Ông Cả Hiêu lấy làm lạ, cũng kể lại chuyện con
gái mình bị bệnh qua đời cho cha mẹ cô gái nghe. Ông còn chỉ tay lên bàn
thờ có đặt tấm ảnh của cô gái con ông. Trong khi đó cô gái mới đến cứ
đi lại trong nhà tự nhiên như là người đã ở đó lâu lắm rồi. Câu chuyện
đã đến hồi kết thúc khi sự kiện đã rõ ràng; cô gái nhất quyết ông bà Cả
Hiêu là cha mẹ mình và ông bà Cả Hiêu cũng chấp nhận điều đó vì cô gái
nói rõ những chi tiết mà ngoài con gái ông Cả Hiêu ra khó ai có thể biết
rõ chuyện gia đình ông bà. Thế là hai gia đình kết thân với nhau. Dân
chúng hai vùng Cà Mau, Bạc Liêu biết được một chuyện lạ lùng hãn hữu
trên thế gian, họ bảo cô gái ấy có hồn là con gái của ông bà người làng
Tân Việt nhưng thân xác lại là con của ông bà người làng Vĩnh Mỹ.
Trường Hợp Của Nhà Báo Ray Bryant (Anh Quốc).
Trong tạp chí Yêu (phát hành vào hạ tuần tháng 8 năm 1992 tại Hoa Kỳ)
có đăng tải một câu chuyện có thật về những bằng chứng của tiền kiếp.
Theo đó thì Ray Bryant là nhà báo người Anh, 44 tuổi tự nhiên nhớ lại
tiền kiếp của mình rất rõ. Theo Ray Bryant thì khoảng năm 1855, anh ta
là một trung sĩ tên là Reuben Stafford và đã
tham dự nhiều trận đánh kinh hồn trong đó có trận Crimée vô cùng khủng
khiếp. Đó là trận chiến dữ dội nhất giữa quân Nga và quân Anh, Pháp,
Thổ. Trong trận nầy quân Anh bị quân Nga tiêu diệt 700 người. Trường hợp
nhà báo Anh Ray Bryant nhớ lại tiền kiếp đã là một thời làm xôn xao
nước Anh.
Lúc bấy giờ chính bộ quốc phòng
Anh phải nhờ đến đại tá John Bird đích thân tìm hiểu sự thật. Đại tá
nầy đã cùng với một số sử gia lục lọi các tư liệu trong nha văn khố,
quốc phòng bảo tàng viện chiến tranh, các thư viện quốc gia, các tài
liệu xưa và đã
đi đến kết luận là câu chuyện không phải bịa đặt vì họ đã tìm thấy tên
của một trung sĩ tên là Reuben Stafford. Điều chính xác là qua giấc ngủ
thôi miên, nhà báo Anh nầy còn cho biết tiền kiếp của mình là trung sĩ
Stafford, đã chết ở Sebastopol thì trong tài liệu tìm được tại bảo tàng
viện chiến tranh Anh quốc cũng có sự kiện nầy. Đó là chưa kể những
trường hợp lạ lùng ăn khớp với nhau về những gì mà nhà báo Anh nầy đã mô
tả vào thời đó: nào là chuyện gia đình, đời sống trong quân đội, tên
người chỉ huy, các loại súng, lương tiền và cả huy chương nữa.
Trường Hợp Của Bé Gái Jimmy Ở Canada.
Jimmy là cháu của bà Emma Michell 82 tuổi sống ở British Columbia. Bà
nầy đã kể lại cho nhà nghiên cứu về sự chết là Jeffrey Iverson câu
chuyện dị kỳ có thật sau đây:
Một hôm,
Jimmy đang ngồi chơi trong nhà thì bỗng nhiên nghe tiếng chuông nhà thờ
rung. Bé hỏi rằng: tại sao không có gì mà chuông nhà thờ đổ, thì bà cho
biết: Hôm nay có đám ma của một người địa phương đã qua đời. Bé Jimmy
bỗng đứng dậy nhìn qua cửa sổ và nói:
- Bà biết không? Chính người chết ấy đã thuê người đánh đập con và liệng xác con xuống sông đó!
Bà Emma ngạc nhiên về câu nói của đứa cháu gái, nên hỏi:
- Tại sao con lại thốt lên những lời kỳ dị ấy?
Bé Jimmy ngồi lên ghế rồi nói như phân trần:
-
Để con kể cho bà nghe về chuyện một người cậu, ông cậu nầy là người đã
bị người ta đánh đập dữ dội đến chết và thân xác ông đã được tìm thấy ở
sông Bulkeley. Khi người nầy bị đánh chết và bị liệng xuống sông thì lúc
đó con chưa ra đời. Nhưng giờ đây con biết được mọi chuyện là do bởi
con chính là người cậu ấy!
Bà Emma nghe
Jimmy nói thì vô cùng kinh ngạc và run sợ vì bà nghĩ là cháu bà bị ma
nhập. Hơn nữa, quả thật trong gia đình bà có người đã bị kẻ lạ mặt nào
đó đánh chết liệng xuống sông và lúc đó, đúng như lời cháu bà nói thì
Jimmy chưa chào đời.
Điều cần lưu ý là
gia đình dòng dõi của bà Emma Michell là một gia đình kiểu mẫu, nghiêm
túc ở vùng Bắc Mỹ Châu, họ tin tưởng rằng con người khi chết vẫn có thể
lại tái sinh và sự tái sinh ấy thường quay lại trong gia đình dòng họ.
Trường Hợp Thai Nhi Có Dấu Tích Luân Hồi.
Câu chuyện có thật nầy xảy ra trong gia đình Traveed ở nước Pháp. gia
đình bà Traveed rất đau buồn vì sinh con hai lần nhưng lần nào đứa con
mới ra đời được vài giờ cũng đều chết cả. Hai vợ chồng rất buồn.Họ ngày đêm cầu nguyện Chúa. May mắn là chưa đầy một năm sau khi đứa con thứ hai qua đời,bà Traveed lại chuyển bụng.Đây là đứa
con thứ ba. Cả hai vợ chồng đều hồi hộp. Họ chẳng mong chi con trai hay
con gaí, con nào cũng được, miễn rằng đứa bé ra đời mạnh khoẻ sống lâu
là hai vợ chồng vui sướng rồi.Quả thật trời không phụ lòng họ,đúa con
sinh ra lần nầy trông vui vẽ, khoẻ mạnh.Hai vợ chồng đặt tên cho con là
Paul Traveed. Điều kỳ lạ chỉ có bà Traveed để ýtheo dõi là trên ngực
Paulcó cái vết giống cái vết mà đứa
cun thứ hai của bà lúc chào đời cũng có. Thật ra lúc đó bà có làm một
dấu chấm màu xanh như vết chàm lên ngực đứa con đã chết nầy vì trong
thâm tâm bà bà nghĩ rằng đứa con thứ hai nầy chết đi thì đứa co kế tiếp
cũng có thể là nó sẽ lại ra đời. Bà Travee làm dấu ấn như vậy để xem thử
lần sinh thứ ba hài nhi ra đời có còn mang dấu vết ấy không, nếu không
thì điều bà nghĩ không đúng. Giờ đây khi thấy dấu chấm màu xanh hiện rõ
trên ngực đứa con thứ ba thì bà Travee vô cùng lo lắng vội vã gọi chồng
và nói:
- Anh ơi, xem nầy, thằng bé cũng
có dấu chấm xanh ở ngực giống cái dấu mà em đã làm lên ngực đứa con bất
hạnh thứ hai của mình. Vậy cái dấu chấm nầy là gì? Có phải là dấu trước
đây không? Hay là... Paul chính là đứa con thứ hai của mình? Ngoài ra thằng Paul lại còn có thêm một vết thẹo dài ở bắp đùi
mà lúc sinh ra mình đã thấy đó. Người chồng nghe vợ nói thì chạy lại
nhìn chăm chăm vào ngực đứa bé. Trên bộ ngực trắng hồng mơn mởn của Paul
rõ ràng có một dấu chấm màu xanh.
Hai vợ
chồng bà Traveed từ đó sống trong lo âu hồi hộp, họ chờ đợi từng giờ
từng phút sự ra đi của đứa con. Nhưng thế rồi suốt trong 12 năm dài đăng
đẳng, Paul vẫn khỏe mạnh, ăn ngủ, học hành đi chơi bình thường như bao
đứa trẻ khác. Điều kỳ lạ là mặc dầu còn trẻ con nhưng dáng dấp, cử chỉ
lời nói của Paul lại giống như người lớn. Thỉnh thoảng ngồi trước mặt
mọi người trong gia đình, Paul thường phát biểu những câu mà không ai có
thể ngờ được rằng ở tuổi nó lại có những câu nói như thế.
Một hôm bé Paul hỏi mẹ:
- Mẹ à! Bên cạnh cửa ngõ vườn nhà mình trước đây có một cây lớn tốt tươi nhưng nay lại không còn. Vậy ai đã chặt nó vậy?
Bà Traveed vô cùng kinh ngạc khi nghe con nói câu đó vì thật sự cái cây con bà nhắc đến đã bị chồng bà đốn ngã trước khi Paul ra đời. Tuy vậy bà Traveed cũng lấy làm tò mò, bà hỏi Paul:
- Tại sao con lại biết cây nầy vì lúc ba con đốn ngả nó thì con chưa ra đời mà?
Paul nhăn mặt tỏ vẻ bực tức và nói:
- Tại sao ba lại đốn cây ấy đi?
Bà Traveed giải thích:
- À! Là tại vì cây nầy dễ trở thành chỗ thuận tiện cho kẻ trộm leo vô nhà.
Paul dằn từng tiếng rõ ràng:
- Trong số những đứa trộm ấy có đứa bị ba đâm chết mẹ có nhớ vụ đó không? Đứa bị đâm chết ấy tên là Jainqeville.
Bà Traveed vừa kinh ngạc vừa lo sợ. Hai tay bà ôm lấy ngực mồm há hốc, bà hỏi Paul dồn dập.
- Nầy con! Ai đã chỉ vẽ lời nói bậy bạ ấy cho con! Ai? nói cho mẹ biết đi...
Paul nói như phân bua:
- Việc nầy đã xảy ra lâu rồi má à! Con biết rõ điều nầy. Không ai kể
cho con nghe hết. Con đã biết rõ sự việc là ba dùng dao đâm Jainquevill
chết gục nơi gốc cây ấy. Jainquevill có một vết sẹo ở bắp đùi.
Bà Traveed quá sợ hãi nên dùng tay che miệng con lại và nói:
- Thôi đi! Con nói nghe ghê quá! Ai dạy con nói thế? Từ nay con đừng nói bậy nữa nhé!
Paul vẫn tiếp tục nói có vẻ hằn học:
- Con phải nói: vì đó là sự thật. Con cũng có vết sẹo ở bắp đùi mà ba má thường thấy đó.
Sau đó, Paul đợi người cha đi làm về và cũng nói tất cả những lời mà nó
đã nói với mẹ mình. Tự nhiên ông Traveed lo sợ thấy rõ. Ông có cảm
tưởng như tên cướp Jainquville đã nhập vào thân xác Paul để nói chuyện
với ông. Từ đó ông ít khi tiếp xúc với đứa con. Trong khi đó Paul thường
tỏ ra lầm lì. Thường ngày nó chỉ loay hoay chơi với một con dao nó mua ở
đâu đó. Hết mài lại ngắm nghía. Ông bà Traceed thấy con như vậy càng
thêm lo sợ.
Thế rồi một hôm, Paul từ đâu
không biết chạy bay về nhà. Bà Traveed kinh ngạc kêu lên: Paul gì thế
con, có việc gì xảy ra thế? Paul vừa khóc vừa đưa cho mẹ xem tờ giấy nhỏ
có chữ viết. Trong thư lời lẽ của ông Traveed thuê người đầu bếp nơi
trường học tìm cách giết Paul để phi tang mọi chuyện.
Bà Traveed thấy rõ ràng chữ của chồng mình viết chớ không ai xa lạ. Bà
lo sợ quá nói với Paul: Trời ơi! có chuyện gì xảy ra quá ghê gớm lạ lùng
như vậy? Vậy con cứ ở đây với mẹ, đừng đi đâu cả. Paul vừa khóc vừa nằm
xuống chiếc ghế trường kỷ cạnh giường mẹ, Sáng hôm sau, trời còn tinh
mơ, bà Traveed tự nhiên choàn tỉnh dậy, bà không thấy Paul đâu. Hoảng
hốt, bà xô cửa đi tìm, căn nhà vắng lặng, bà cất tiếng gọi, chỉ có người
giúp việc chạy lên. Không nghe tiếng Paul cũng không như ông Traveed
lên tiếng trả lời. Bà Traveed và người giúp việc liền phá cửa buồng của
Paul. Cánh cửa mở toang, một cảnh tượng rùng rợn hiện ra: Ông Traveed và
thằng Paul đều nằm chết dưới sàn nhà, máu lênh láng. Nơi ngược ông
Traveed, con dao mà thằng Paul thường mân mê hàng ngày cắm sâu đến tận
cán.
Câu chuyện có thật trên đã được tờ
báo của Pháp tên là Revue des Deux Mondes đăng tải vào năm 1989 và mới
đây được tác giả Thiện Nhựt lược thuật lại trong một đặc san Phật Đản
xuất bản tại Hoa Kỳ.
Trường Hợp Cậu Bé George Fild.
George Fild là một cậu bé Hoa Kỳ. Năm 15 tuổi, Fild bắt đầu có những
cảm giác và hình ảnh lạ lùng chợt ẩn chợt hiện trong trí và luôn luôn
cậu tỏ ra áy náy, thắc mắc, băn khoăn về những gì giống như mình đang
rơi vào mộng ảo. Lúc bấy giờ có nhà thôi miên nổi danh tên là Williams.
Ông nầy yêu cầu được giúp George Gild khơi dậy các hình ảnh từ tiền
kiếp. Qua giấc ngủ thôi miên, George Fild đã kể lại rất rành rọt những
gì của tiền kiếp mình như sau:
- Lúc bấy
giờ tôi là người dân vùng Bắc Carolina tôi là một nhà nông bận rộn đủ
mọi thứ việc đồng áng. Trên tôi lúc đó là Jonathan Powell, cuộc sống
thật buồn bã vô vị. Tôi sống lẻ loi cô độc như kẻ lạc vào chốn hoang vu.
Tôi nhớ rõ mình sinh vào năm 1832 tại thị trấn Jefferson và 31 năm sau
tức là vào 1863 trong cuộc nội chiến, tôi vào quân ngũ và bị giết chết
khi một đám lính nổi loạn tôi nhớ mãi những nơi tôi đã đi qua và nhất là
vùng đồng cỏ Bắc Carolina hiu quạnh.
Nhà
thôi miên Williams đã kiểm soát lại các tài liệu, hồ sơ, giấy tờ ở các
thư viện, các văn khố, các vùng liên quan đến Jonathan Powell và biết
được rằng những gì cậu bé mô tả đều đúng cả. Điều kiểm chứng lại rõ ràng
hơn, nhà thôi minh đã cùng George Fild đến ngay thị trấn Jefferson tại
đây, trước sự hiện diện của nhà Địa phương chí trong thị trấn, cậu bé
George Fild lại được nhà thôi miên đưa vào giấc ngủ thôi miên lần nữa và
lần nầy cậu bé còn nêu tên cả những địa danh trong thị trấn cùng những
người có tiếng ở đó, đặc biệt, cậu bé còn mô tả quang cảnh và nhà cửa
đường sá của thị trấn rõ ràng. Tất cả những gì George đã kể đều đã được
nhà Địa phương chí hiện diện xác nhận là đúng.
Ngoài ra cậu bé còn cho biết danh tánh của bà nội Jonathan là Mary
Powell. Trong tài liệu còn lưu trữ tại nhà văn khố thì Mary Powell là
một người đàn bà đã
đứng tên mua một khu đất ở vùng Jefferson. Hồ sơ ghi năm 1803. Điểm
đáng quan tâm là về sau, cậu bé George Fild có nhận được một lá thư của
người trong dòng họ Jonathan Powell gởi đến kể lại rất chi tiết về cuộc
đời sự nghiệp của Jonathan Powell. Trong thư có đoạn viết như sau: "Các
tư liệu nầy được lưu giữ cẩn thận trong gia phả dòng họ tôi. Theo nhưng
gì ghi trong gia phả thì ông Jonathan chính là ông của tôi và ông bị
những người lính Mỹ giết năm 1963."
Trường Hợp Cậu Bé Nicola
Khoảng năm 1800 tại thành phố Haworth Anh Quốc, có một gia đình mà
người chồng tên là Benson. Hai vợ chồng Benson có hai người con gái và
một người con trai. Người con trai tên là John Henry. Một hôm John Henry
chạy băng qua đường rầy xe lửa thì bị xe lửa cán chết thê thảm. Sự kiện
đáng thương tâm nầy rồi cũng theo thời gian mà xóa mờ dần. Nhưng không
lâu sau đó, một gia đình ở vùng kế cận HaWorth có người đàn
bà tên là Kathleen Wheaters, bà bày sinh hạ được một bé gái đặt tên là
Nicola. Bé Nicola sống bình thường như bao nhiêu bé khác nhưng điều lạ
lùng là lúc lên 5 tuổi. Nicola có cử chỉ và lời nói chững chạc giống như
người lớn. Vào một buổi trưa, bé Nicola đang ngồi chơi với mẹ bỗng
nhiên bé hỏi một câu:
-
Mẹ ơi! Con đâu phải là con gái? Con là con trai mà? Trước đây con là
John Henry, mẹ con là bà Benson rất mộ đạo và hay đi nhà thờ. Ba con là
thợ đường rầy xe lửu. Con bị xe lưu cán chết và bây giờ con trở thành bé
Nicola của mẹ. Tại sao mẹ không dẫn con đến nơi mà trước đây con đã ở.
Con biết ngôi nhà đó mà.
Bà Kathleen nghe con nói rất kinh ngạc cứ tưởng Nicola nói mê sảng nên
sợ lắm. Nhưng Nicola cứ thỉnh thoảng lại nêu lên câu hỏi tương tự khiến
bà Kathleen quyết định tìm thử thật hư. Hai tháng sau, bà cùng Nicola
đến Haworth để dò la tin tức về gia đình nhà Benson. May mắn là bà
Kathleen có quen biết với một vị chức sắc torng Đạo Cơ Đốc nên nhờ nhà
thờ chính cổ xưa ở Harworth lục lại hồ sơ và biết được gia đình Benson
có ba người con nhưng có một người con bị tai nạn xe lửa mà qua đời.
Người con ấy là John Henry.
Trường Hợp Của Bé Gái Manju Sharma
Đây là một trường hợp tái sinh khá lạ lùng. Câu chuyện có thật nầy do bác sì Pasricha thuật lại như sau:
Manju Sharma là một cô gái Ấn Độ, sinh ra và lớn lên ở tại thành phố
Brindevan (phía Bắc Ấn Độ). Manju Sharma thường nhớ lại quá khứ. Nhưng ở
đây, Manju không phải nhớ lại quá khứ đời mình mà là những gì đã xảy ra
ở kiếp trước. Manju kể như sau:
"Tôi cứ
nhớ hoài hình ảnh mình bị rơi xuống giếng nước tại làng Chaumula. Lúc
tôi vừa đúng 10 tuổi hồi đó tôi tên là Krishna chớ không phải là Manju
Sharma như bây giờ. Tôi đã tái sinh trở lại.
Tôi đã gặp chú tôi, người chú tiền kiếp tên là Tanji. Tôi nhận ra người chú ấy ngay và đã
nói chuyện rất lâu với chú ấy mặc dầu chú Tanji không nhận ra tôi là
cháu của chú trước đây. Khi tôi nhắc đến Krishna thì chú nhớ và tỏ dấu
tiếng thương vô cùng. Tuy không tin chuyện tôi là Krishna tái sinh nhưng
chú tôi đã đồng ý để người mẹ tiền kiếp của tôi gặp tôi. Bà ta đến, tôi
ngồi bên bà và kể lại những nỗi bất hành đã đến trong đời tôi cho bà
nghe. Bà xoa đầu tôi và tỏ vẻ thương yêu tôi nhiều khi nghe tôi nhắc đến
Kishna. Tôi ngỏ ý muốn theo bà, người mà tôi khẳng định là mẹ tiền kiếp
của tôi. Ý muốn của tôi được thỏa mãn và tôi đã trải qua mười năm sống
với ba má tiền kiếp tôi. Về phần ông bà thì sẵn lòng đón tôi về sống
chung vì hai người luôn luôn nhìn tôi qua hình ảnh của đứa con thân yêu
bị chết sớm.
Bác sĩ Pasricha và một số nhà khoa học Ấn Độ đã đến gặp Manju lúc đó Manju đã là một người đàn bà có chồng và đã có 2 con. Khi hỏi người cha tiền kiếp về cảm tưởng của ông đối với Manju ra sao thì ông nầy cho biết như sau:
- Chúng tôi gọi Manju là Kishna Devi. Chúng tôi tin tưởng rằng đó là
con gái của chúng tôi. Các con của Manju gọi tôi là ông ngoại và vợ tôi
là bà ngoại. Chúng tôi sống với nhau rất thuận hòa.
Theo bác sĩ Pasricha thì Manju là con gái trong một gia đình người Bà
La Môn (Brahmin) là một người đẳng cấp rất cao đối với người Hindu. Đây
là một tấp cấp ở Ấn Độ và một thời vượt lên trên các tập cấp khác (theo
Will Durang) trong xã hội Ấn. Nhưng Manju lại chịu đến sống với gia đình
thuộc đẳng cấp thấp hơn rất nhiều. Như vậy không thể nào nghĩ rằng
trường hợp Mánju là trường hợp tạo dựng ra sự kiện luân hồi tái sinh để
mưu cầu lợi nhuận hay sung sướng cho đời mình được vì thông thường nghèo
thường muốn tìm đến nơi người giàu. Ở đây, trường hợp của Manju thì
ngược lại.
Trường Hợp Tái Sinh Của Sudeih Babu
Tại thành phố Baranes (Balanại) thuộc xứ Ấn Độ (lúc bấy giờ Ấn Độ là
thuộc địa của người Anh) có nhiều nhà chiêm tinh, nhiều Đạo sĩ nhiều vị
chân tu nhưng nổi tiếng nhất về lãnh vực chiêm tinh, ngoài Bhrigu ra, kế
đến phải kể Sudeih Babu. Sudeih Babu là một nhà hiền triến cũng là một
nhà chiêm tinh lừng danh của Ấn Độ. Dân chúng Ấn, nhất là người Ấn Độ
giáo đã xem Sudeih Babu như một vị Thánh Sống. Ông thường ngày xem sách
cổ và tĩnh tọa trong một ngôi nhà nhiều phòng với hàng vạn cuốn sách cổ
bí truyền. Chính vào thời đó một phái đoàn khoa học gia người Anh Gồm
các giáo sư tiến sĩ đến xin gặp ông và đã
nghe ông thuyết giảng về mọi vấn đề thuộc lãnh vực khoa học, kỹ thuật,
sinh vật tự nhiên và các hiện tượng siêu nhiên, chính Sudeih Babu đã
tiên đoán rằng từ năm 1957 trở đi thế giới vẫn tưởng rằng chủ nghĩa duy
vật sẽ phát triển bành trướng khắp nơi. Nhưng sự thật, thuyết duy vật
chỉ cực thịnh vào thời kỳ đầu và giữa của thế kỷ 20 mà thôi. Dần dần
phong Duy tâm lại bắt đầu nở rộ hơn và đến
cuối thế kỷ 20, chủ nghĩa Duy vật sẽ hoàn toàn sụp đổ khi đó những gì
thuộc về Tâm linh sẽ nẩy nở và phát triển nhanh. Nhiều nhà khoa học đã
quay về nghiên cứu các hiện tượng siêu hình với tinh thần hăng say thẳng
thắn vì theo Sudeih Babu thì những nhà khoa học nầy chính là những hạt
giống đang được gieo để sau nảy mầm đơm hoa kết quả phát tán khắp thế
giới. Cũng theo nhà chiêm tinh nầy thì trong vòng 25 năm cuối thế kỷ 20
(kể từ năm 1975) thế giới sẽ có nhiều thay đổi lớn.
Sudeih Babu ngoài tài tiên tri ông còn là người cứu giúp vô số những
người cùng khổ ở Ấn Độ bằng nhiều phương các khác nhau theo những tài
liệu và những lời truyền khẩu thì Sudeih Babu đã từng làm nhiều phép lạ.
Ông còn biết trước ngày qua đời và ghi rõ từng ngày giờ tháng năm và
những gì ông căn dặn mọi người sau khi ông mất. Vị Thánh Sống Sudeih
Babu đã viên tịch đúng vào năm ông loan báo truớc, đó là năm 1918. Lời
di chúc của ông là Dân tộc Ấn nên đoàn kết và nếu cần, nên hợp nhất tôn
giáo. Ông cho hay: đất nước Ấn Độ sẽ còn nhiều xáo trộn và đau
khổ, nạn đó và sự phân chia giai cấp, kỳ thị tôn giáo còn nhiều và sẽ
có nhiều xô xát đẫm máu xảy ra. Ông khẳng định với các tín đồ Ấn Độ giáo
rằng sẽ tái sinh vào năm 1926.
Thời gian
trôi qua, lời di chúc như chìm dần vào quên lãng. Nhưng thời gian vẫn
tiến và năm 1926 nhằm ngày 23 tháng 11, có một cháu bé chào đời tại một
ngôi làng nhỏ ở Ấn Độ, cháu được đặt tên là Satyanarayana Raju cháu bé
mạnh khỏe không đau ốm gì. Sau khi bỏ bú sữa cháu lớn nhanh nhưng tuyệt
nhiên không bao giờ chịu ăn thịt. Tuy còn nhỏ nhưng dáng dấp của chỉ của
Raju giống người lớn, thường có vẻ đăm chiêu, tư lự và thích chơi một
mình. Mỗi lần trông thấy người ăn xin qua đường là Raju vội vã chạy ra
dẫn vào nhà lấy cơm cho ăn. Càng lớn Raju càng thích đến lễ bái ở các
đền thờ và cung cách hành lễ rất rành rẽ mặc dù chưa học qua lần nào,
điều nầy đã khiến cha mẹ Raju và ngáy các bà con bạn bè cũng lấy làm
kinh ngạc. Dân chúng quanh vùng đều bắt đầu bàn tán về chú bé lạ lùng
Raju. Thế rồi việc gì đến sẽ đến... năm Satyanarayana Raju đúng 13 tuổi
bỗng có một sự kiện lạ lùng xảy ra. Câu bé đang ngồi suy tư thì bỗng
nhiên vụt kêu thét lên một tiếng lớn rổi lại đi đứng tự nhiên như không
có gì xảy ra. Người nhà lo sợ hỏi nguyên do thì chú bé chỉ lắc đầu im
lặng. Qua đến chiều hôm sau, bỗng nhiên chú bé té xuống đất bất tỉnh
nhân sự. Gia đình lo việc chạy chữa đến gần khuya chú bé Raju mới tỉnh
lại. Lần nầy Raju có vẻ ngỡ ngàng xa lạ. Mọi việc quá khứ Raju đều không
nhớ. Ngay cả đồ vật dùng hàng ngày cũng không biết để đâu. Rõ ràng lần
nầy Raju đã là con người khác, chỉ có thể xác hình hài là của Raju mà
thôi. Từ ngày đó trở đi, người nhà chứng kiến chuyện lạ nầy đến chuyện
lạ khác nào Raju hát những bài hát xa xưa lạ lùng hay đọc những câu kinh
dài và khó đọc. Đặc biệt nhiều khi Raju yêu cầu cả nhà ngồi quanh mình
để nghe thuyết giảng những bài kinh bằng tiếng Phạn, thứ tiếng mà ngay
cả cha mẹ Raju cũng công nhận là rất khó thì làm sao Raju đọc được? Cha
mẹ sợ cậu bé bị ma nhập nên tìm thầy hóa giải nhưng mọi cố gắng đều vô
hiệu. Trong khi đó, càng ngày cậu bé Raju vàng có nhiều hành động lạ
lùng hơn nữa. Rồi vào một buổi trưa đứng bóng, cậu bé Raju bước ra sân,
dang 2 tay rộng ra như hít thở dưỡng khí và chậm rãi tuyên bố:
- Tôi không phải là Satyanarayana Raju, tôi chính là Sudeih Babu.
Sau đó, để mọi người tin chắc mình là hóa thân của Sudeih Babu, Raju đã
mô tả những gì mà trước kia mình đã sống như cảnh tượng thành phố Ben
nares, ngôi nhà nhiều phòng của vị thánh sống, các tủ gỗ đầy ắp sách cổ,
tên tuổi nhưng người nổi tiếng vào lúc đó nhất là đọc
lại lời di chúng mà Sudeih Babu đã viết trước khi qua đời vào năm
1918... Và hình như để tăng cường cho niềm tin của mọi người, vị thánh
sống nầy đã dùng tay không lấy từ không khí ra nhiều đồ vật và yêu cầu
mọi người lần lượt nêu tên những thứ mình ưa thích để ông biếu tặng cũng
bằng cách lấy từ không khí ra. Chính các ảo thuật gia nổi danh thế giới
khi nghe tiếng của Babu đã không ngại xa xôi tốn kém tìm đến để quan
sát và tìm hiểu vì họ nghĩ rằng Babu cũng chỉ là một ảo thuật gia và đã
áp dụng một phương cách biểu diễn khác lạ nào đó mà họ cần phải đến
quan sát tận mắt để phê phán hay học hỏi. Tuy nhiên, khi đối diện trước
con người kỳ lạ đó, những nhà ảo thuật đã phải lắc đầu thán phục vì dù
họ có tài ba điệu nghệ trong màn trình diễn lấy đồ vật từ không khí thì
họ cũng chỉ giới hạn trong vài thứ mà họ đã định sẵn. Còn riêng Sudeih
Babu (tức là Raju hóa thân) thì có thể lấy bất cứ thứ gì mà người khác
yêu cầu. Có lần giữa đám đông người có một Fakir tỏ ý thách thức nên yêu
câu Babu hãy lấy từ không khí ra cho mình một thứ đồ vật trong vòng 5
phút. Babu đưa tay ra lấy từ không khí ra một nắm đinh sắt và vui vẻ
nói:
"Đây là vật ông bị thiếu chứ không phải bị mất, tất cả 5 cái đinh và ở bàn chông của ông".
Vị Fakir giật mình khiếp sợ vì quả thật ông đang kiếm vật đó. Hiện nay
qua thân xác Satyanarayana Raju, Sudeih Babu đã có hàng triệu tín đồ
theo ông. Ông có tài tiên tri và thường nhắdc nhở các tín đồ làm việc
thiện cứu giúp người cùng khổ. Ông thường dùng đôi tay chữa bệnh nan y
cho nhiều bệnh nhân và nhiều tín đồ còn cho biết có lần một người chết
đuối quá lâu, bác sĩ vô phương cứu chữa, ông nghe tin vôi vã đến bên
giường xoa nắn lưng ngực và mũi người chết, chỉ trong 15 phút người ấy
cựa quậy thở ra hơi và sống lại. Những sự kiện về Raju đã làm sôi nổi dư
luận Ấn và cả thế giới. Nhiều khoa học gia đã tìm đến quan sát, nghiên
cứu và hầu hết đều cho rằng: "Đây là vấn đề vượt khỏi lằn ranh của khoa
học thực nghiệm" Chính Colin wilson, một người luôn tìm tòi nghiên cứu
những vấn đề khúc mắc cũng đã viết như sau:
"Raju là hiện thân của vị Thánh Sống Ấn Độ"
Trường Hợp Của Michael Wright
Walter Miller là một thanh niên bảnh trai có nhiều nhân tình. Tuy nhiên
trong số các người tình, anh ta yêu nhất là cô gái bạn học cũ. Hai
người yêu thương nhau rất mực. Không may, vào năm 1967, Walter Miller bị
tai nạn xe hơi và qua đời. Cô gái nghe tin bất tỉnh mấy lần. Cô quên ăn
bỏ ngủ, khóc lóc suốt ngày suốt đêm. Thế rồi liên tiếp mấy đêm
liên cô ta nằm mơ thấy Walter Miller trở về đức trước mặt cô nét mặt
hớn hở và nói: "Em à! anh sẽ trở lại với em!". Cô gái mỗi lần tỉnh giấc
đều buồn chán vì nghĩ rằng đó chỉ là giấc mơ vì không bao giờ người yêu
của cô lại có thể trở về với cô lần nữa. Walter Miller đã chết và nấm mồ
anh đã bị phủ biết bao lá rụng mùa thu rồi.
Bốn năm sau cô gái lấy chồng và sinh hạ một bé trai kháu khỉnh đặt tên
là Michael Wright. Khi đứa bé đúng 3 tuổi nó trở nên khôn ngoan lạ lùng
và nói chuyện như người lớn. Một hôm Michael nói: "Con chính là Walter
Miller. Các đây khoảng ba bốn năm đã bị tai nạn xe hơi, chiếc xe lăn
xuống dốc, cửa kính vỡ tan..." Sau đó, Michael kể hết tất cả những gì về
mình, về cô nhân tình (giờ đây chính là mẹ của Michael) và còn nói rõ
ràng tên người em gái của Walter Miller nữa, đã mô tả rõ ràng thành phố
mà Walter Miller đã cùng bạn người bạn dừng lại nghỉ ngơi trước khi tiếp
tục lại xe lên đường rồi tai nạn chết người xảy ra... Câu chuyện nầy đã
được tác giả Quỳnh Châu lược thuật trong Tiền Phong (1991 Hoa Kỳ).
Trong cuốn Have We lived beford của Linda Atkinson, vị nữ giáo sư triết
học nầy đã nêu lên một số bằng chứng về sự kiện luân hồi tái sinh (tác
giả Nguyên Minh đã dịch lại năm 1995 do hội Phật học Quan Âm ở Canada ấn
hành). Chúng tôi xin tóm lược 5 trường hợp tái sinh có thật như sau:
Trường Hợp Bà Bridey Murphy
Nhà thôi miên nổi tiếng Monrey Bernstein đã dùng phương pháp thôi miên
để dẫn dụ bà Virgina Tighe đi vào giấc ngủ và tìm về quá khứ xa xăm của
mình. Bà Virgina Tighe là một người đàn bà trẻ đẹp thông minh, sáng trí. Qua giấc ngủ thôi miên bà đã
nhớ lại một tiền kiếp của mình lúc đó bà là một cô gái trẻ tên là
Bridey Murphy. Cô là người Ái Nhĩ Lan, sinh năm 1798 tại Cork. cha cô
tên là Duncan Murphy và mẹ tên là Kathleen. Cô có một người anh cũng có
tên là Duncan. Vào thời đó gia đình Bridey sống hạnh phúc trong một căn
nhà gỗ xinh xắn. Về sau Bridey lấy chồng. Người chồng là một luận sư tên
là Brian Mc Carthy. Cả hai đến Belfast sinh sống. Số phận không may,
Bridey qua đời khiến người chồng đau khổ không nguôi. Qua giấc ngủ thôi
miên, bà Virginia Tighe cho biết rằng: "Lúc bấy giờ tôi (Bridey Murphy)
tuy đã chết nhưng linh hồn tôi vẫn lẫn quất trong nhà, ở ngay đấy với
Brian một thời gian nên biết Brian đau khổ vì nhớ thương tôi nhưng anh
ta lại chẳng bao giờ thấy được tôi. Tôi cũng trở về Cork thăm anh tôi,
tôi ở ngay bên cạnh anh ấy, nói chuyện với anh ấy nhưng anh ta chẳng
thấy tôi và chẳng nghe được tôi nói.
Nhà
thôi miên Morey Bernstein đã đưa bà Virginia Tighe vào giấc ngủ thôi
miên nhiều lần nữa. Ông đã ghi âm lại tất cả những lời kể của bà. Và hỏi
ý kiến những nhà luật sư, bác sĩ, giáo sư, ký giả về trường hợp lạ lùng
nầy bằng cách để những người nầy nghe những lời kể của bà Virginia
Tighe về tiền kiếp của mình qua các cuộn băng ghi âm lại. Sau đó, nhà
thôi miên Morey quyết định viết một cuốn sách về trường hợp Virginia và
Bridey Murphy. Để cuốn sách có giá trị trung thực chớ không phải là viết
chuyện bịa đặt, một nhà xuất bản đã đứng ra lãnh nhiệm vụ kiểm chứng sự
việc. Nhà xuất bản nầy đã liên lạc với các cơ sở có liên hệ trong việc
kiểm chứng sự kiện và hợp tác với một số nhân vật đáng tin cậy khác ở Ái
Nhĩ Lan, như thư viện để kiểm tra về nhân vật Bridey Murphy cùng những
sự kiện cùng liên quan mà qua giấc ngủ thôi miên, bà Virginia Tighe kể
lại rõ ràng.
Kết quả cho biết rằng các
tài liệu sổ bộ ở Cork ghi rõ năm 1800 có luật sư tên John Mc Carthy làm
việc ở đó. Ngoài ra trong cuốn niên giám có ghi tên 2 tiệm tạp hóa mà
qua giấc ngủ thôi miên bà Virginia có nhắc đến. Đó là tiệm tạp hóa ở
Belfast tên là Fari's và một tiệm tên là John Carrigan's. Về những địa
danh khác mà bà Virginia nhắc đến qua giấc ngủ thôi miên thì phần lớn
đều được xác nhận là đúng.
Cuốn sách do nhà thôi miên Morey viết nhan đề là The Search for Bridey
Murphy lúc bấy giờ (khoảng thập niên 1950) được coi là sách bán chạy
nhất. Các báo chí đua nhau đăng tải và bình luận về chuyện lạ của
Virginia Tighe, người đã nhớ lại tiền kiếp mình. Hồi đó tại Hoa Kỳ, phát
sinh hai phe, một phe chống đối, bài bác, một phe bênh vực, ủng hộ mạnh
mẽ về chuyện bà Virginia Tighe và cho hiên tượng tái sinh là có thật.
Chuyện tái sinh của bà Virginia mới đây còn được đăng tải lại trong cuốn
The People's Almanac của David Wallechinsky và Irving Wallace Battaw
Books xuất bản.
Trường Hợp Của Hai Người Không Quen Biết Nhau: Phil và Ann
Đây là một trường hợp ngẫu nhiên, lạ lùng đã xảy ra bắt đầu từ cuộc gặp
gỡ của hai người chưa từng quen biết nhau bao giờ, một người tên là
Phil một người kia tiên là Ann.
Một hôm
Phil lái xe hơi đến Maliba thì bị lạc đường. Phil còn đang ngơ ngác thí
thấy một người đang đứng bên lề phố nên dừng xe hỏi thăm. Mặc dầu người
nầy không biết rõ đường để chỉ vì thật ra cô ta không phải là dân ở đây
nhưng vào lúc nầy tự nhiên Phil không quan tâm nhiều vào chuyện lạc
đường nữa vì hai người tự nhiên cảm thấy cảm tình với nhau ngay mặc dầu
mới gặp nhau lần đầu. Cô gái tự giới thiệu tên là Ann. Họ rủ nhau đi
chơi đến chiều thì chia tay Phil về Los Angeles còn Ann thì về Monterey.
Hai người lại gặp nhau và tuần kế tiếp, lần nầy, trước khi chia tay Ann
buồn rầu bảo rằng nàng sẽ về trường học tại tiển bang Arizona. Hai
người đều buồn bả và họ thấy thật sự đã thương yêu nhau rất nhiều, một
thứ tình cảm lạ lùng đồng điệu giữa hai người thật hiếm thấy trên đời,
đặc biệt họ có cảm tưởng lạ lùng như đã quen biết nhau từ thuở nào rồi
và họ cảm tấhy bằng mọi cách phải sống bên nhau...
Thế rồi trong giấc mơ tự nhiên Phil thấy Ann xuất hiện. Trong mơ rõ
ràng Phil và Ann sống vui vẻ bên nhau. Phil lúc ấy có tên là Walter
Morris và Ann là Martha Williams. Walter Morris là một mục sư thường đi
diễn thuyết ở nhiều nơi và được
nhiều người kính nể. Walter Morris có vợ nhưng ông ta ly dị vợ để theo
sống với Martha Williams và Walter đã cùng Martha qua Trung Hoa làm việc
chung với nhau trong Giáo Hội cứu giúp những người đau khổ bệnh tật.
Thế rồi quân Nhật tiến chiếm Trung Hoa. chúng bắt bớ và sát hại vô số
người. Mục sư Walter và Martha đã tính đến chuyện đưa một số trẻ em mồ
côi xuống tàu để đến Hoa Kỳ nhưng tàu vừa rời bến đã bị chiến hạm Nhật
chận bắt và giết hại trong số đó có cả Martha. Mục sư vô cùng đau xót và
uất hận nên đã liên kết với những người bị Nhật bắt trói trên tàu nửa đêm
thình lình tấn công các thủy thủ Nhật. Cuộc tàn sát diễn ra, nhưng sau
một chiếu tàu khác của Nhật đã đến tiếp ứng nên toàn thể người nổi loạn
đều bị chết. Mục sư bị rơi xuống biển và cố bơi thật xa torng đêm.
Sáng hôm sau được một chiếc tàu bi qua vớt lên và qua bao gian khổ, mục
sư đến được Hoa Kỳ và chết ở đó sáu tháng sau. Cái chết của mục sư
Walter, tự nhiên làm Phil tỉnh giấc và từ đó giấc mơ cứ ám ảnh Phil
hoài. Phil tự hỏi đó có phải chính là cuộc đời của mình không? Đó có
phải là tiền kiếp của mình không? Nhưng đó chỉ là giấc mơ. Tuy nhiên tại
sao giấc mơ lại đủ chi tiết như thế? Cái tên Walter Morris hiện ra rõ
ràng trong trí Phil, các hình ảnh sự việc, địa danh, năm tháng đều đầy
đủ. Chỉ có cách kiểm chứng lại qua các sổ bộ thành phố tỉnh hạt liên
quan, thế rồi Phil viết thư hỏi phòng sổ bộ thành phố nầy và được
trả lời rằng Walter Morris là một mục sư sống ở đây khoảng thập niên
1930. Phil còn được cho biết tại thành phố nầy vẫn còn cháu chắt họ hàng
liên quan đến mục sư Walter Morris. Phil liền nghĩ việc gửi thư liên
lạc với những người nầy theo những địa chỉ đã được các viên chức trả lời
thư của Phil trước đây cho biết.
Một thời gian sau, Phil nhận được một số thư trả lời trong đó có thư của một người đàn
bà cho biết trong khoảng thập niên 1930 bà ở gần Walter Morris từ lúc
mục sư đi qua Trung Hoa cứu giúp những người nghèo và trẻ mồ côi cho đến
khi người Nhật xâm lăng Trung Hoa. Một người đàn bà khác tên là Crawley ở South Carolina thì cho biết bà ta là con gái của Mục sư Walter Morris. Khi đọc thư của người đàn
bà tên Crawley nầy, Phil vừa kinh ngạc vừa hồi hộp vừa lạ lùng vì bà
cho biết: "cha tôi đã bỏ mẹ tôi khi bà còn đang mang thai để theo một
người đàn bà khác, mặc dầu vậy, ba tôi lại thường gởi thư về cho má tôi. Ông tả rất chi tiết những gì ông đã trải qua...
Thế rồi, Phil yêu cầu được đến South Carolina để gặp mặt Crawley. Phil
được bà nầy trao cho một xấp thư dày của mục sư Walter Morris gởi cho mẹ
bà lúc đó. Đọc cẩn thận cả tập thư Phil vô cùng kinh ngạ vì tất cả
những gì mục sư viết trong thư đều giống hệt các sự việc mà Phil đã thấy
rõ từng chi tiết trong giấc mơ. Tự nhiên Phil linh cảm được rằng mình
chính là mục sư Walter Morris chính nhờ sự gặp Ann mà châu chuyện hiện
ra rõ ràng từ đầu tới cuối trong ký ức của Phil. Như thế Ann và Phil đã
có một thời sống bên nhau ở kiếp trước... và bà Crawley phải chăng là
con của Phil ở kiếp trước?
Trường Hợp Người Đàn Bà Diane Strom.
Bà Diane Strom có chồng, gia đình sung túc nhưng luôn luôn bà bị một
nỗi lo âu dằn vặt trong lòng về vấn đề tiền bạc. Mỗi khi có điều gì liên
quan đến tiền là bà sợ sệt lo lắng mất ăn mất ngủ nhất là phải nợ ai dù
số tiền nhỏ mọn bà cũng vẫn canh cánh bên lòng vì bà linh cảm như mắc
nợ ai thì rồi sẽ có một sự khủng khiếp ghê rợn xảy đến với bà. Nổi lo
lắng lạ lùng ấy cứ xảy ra mãi làm bà Diane Strom trở lên một con người
luôn luôn suy nghĩ, sợ hãi, hồi hộp như bà bị bệnh về giáp trạng tuyến
bị tổn thương. Nhưng khi đến bác sĩ khám nghiệm thì kết quả bà chẳng có
bệnh gì cả. Cuối cùng người bạn mách cho bà đến
bác sĩ Morris Netherton người đã từng áp dụng phương pháp khơi dậy ký
ức xa xăm hay nói khác đi là tiền kiếp của những người bị khủng hoảng
tinh thần vô căn cứ. Khi truy nguyên được nguyên nhân thì sự khủng hoảng
ấy sẽ mất dần đi.
Nghe lời bạn, bà Diane đến gặp bác sĩ ẩn khuất trong lòng cho bác sĩ
nghe. Bác sĩ Morris thuyết phục và khuyên dụ bà Diane xem thử nghĩ sâu
xa về cuộc đời mình ngược về quá khứ để xem thử nguyên nhân nào đã gây
nên sự lo sợ lạ lùng trong cuộc sống hiện nay của bà. Nhiều tuần lễ trôi
qua. Nhờ phương pháp dẫn dụ ấy của bác sĩ Morris mà bà Diane có thể tập
trung được tư tưởng mình và phát hiện được những cảm giác và hình ảnh
lạ mà từ lâu bà chưa từng biết tới. Bà thấy mình là một bé gái ngây thơ
tên là Rita. Rita là một đứa con rơi vì bị mẹ là một nữ kịch sĩ ở
NewYork bỏ rơi khi vừa hai tuổi. Lúc ấy Rita được một cặp vợ chồng ở
Pensylvania nhận về nuôi. Năm lên 13 tuổi, Rita lại bơ vơ lần nữa vì cha
mẹ nuôi bị tai nạn xe hơi qua đời. Bé Rita sống lạc loài không nơi
nương tựa đến 6 năm trời và đến năm 20 tuổi Rita gặp một người đàn
ông tên là Keith Mc Culluw, họ yêu nhau và cưới nhau. Rita sinh hạ một
trai, nàng cảm thấy hạnh phúc về mọi mặt vào lúc nầy, nàng lại có một
công ăn việc làm đàng
hoàng. Rita chuyên vẽ kiểu thời trang và tự cắt may lấy một tiệm may
mặc tại đại lộ thức bảy ở New York. Nhưng cuộc sống sung sướng hạnh phúc
không kéo dài được bao lâu. Mùa đông năm 1928 chồng Rita qua đời rồi
năm sau đứa con nàng cũng bị bệnh rồi mất. Trong khi đó, khắp Hoa Kỳ,
tình trạng khủng hoảng kinh tế gia tăng trầm trọng. Rita bị vỡ nợ, số nợ
quá lớn khiến phải phá sản và Rita tuyệt vọng đến độ phải tìm cái chết
để giải quyết vấn đề. Nàng thắt cổ tự vẫn ngay trong phòng làm việc hôm
đó là ngày 11 tháng 6 năm 1933, lúc ấy Rita vừa đúng 30 tuổi...
Sau khi biết rõ chi tiết về cuộc đời mình, tự nhiên bà Diane Strom cảm
thấy thoải mái trong lòng, giống như một người đang đau khổ uất ức được
òa lên rồi sau cơn nức nở ấy bỗng cảm thấy được vơi đi phần nào đau khổ.
Nhờ các sự kiện xảy ra rất gần và các chi tiết rất rõ ràng nên bác sĩ
Morris đã nhờ các nhân viên ở văn phòng lưu trữ hồ sơ, các sổ bộ ở New
York kiểm chứng lại xem về những gì mà bà Diane đã cho biết như cửa tiệm
may mặc ở đường số 7 tại New York, tên của người đàn
ông Keith Mc Culluw, cái chết của nữ chủ tiệm may mặc tên là
Rita.v.v... Tất cả những gì đã được trả lời đều phù hợp với những điều
mà bác sĩ Morris đã ghi nhận được từ bà Diane sau mỗi lần dùng phép dẫn
dụ để ký ức bà trở về đời sống quá khứ hay nói khác đi là quay về những
sự kiện xảy ra từ kiếp trước. Theo bác sĩ Morris Netherton thì tái sinh
là câu giải đáp của vấn đề và Rita là tiền thân của bà Diane Strom.
Trường Hợp Của Dolores Jay
Hai vợ chồng Carroll và Dolores Jay sống yên vui hạnh phúc trong một
căn nhà lớn ở Hoa Kỳ. Ông Carroll là một mục sư có khả năng thôi miên và
thường giúp nhiều người bị bệnh nhức đầu nhờ phương pháp thôi miên nầy.
Riêng bà Dolores Jay, vợ ông thì có nhiều lần nằm ngủ và mơ thấy nhiều
chuyện lạ lùng và bà thường la, hét, rên rỉ và nói năng qua giấc mơ.
Ông Carroll quyết định áp dụng phương pháp thôi miên để tìm nguyên nhân
sự việc đã khiến vợ ông nói mê sảng trong giấc ngủ. Qua nhiều lần thực
hiện phương pháp thôi miên, bà Dolores Jay đã được đưa vào giấc ngủ và
trả lời bằng những câu hỏi của chồng rất có mạch lạc. Bà Dolores cho
biết rằng trước đây bà là cô gái Đức tên là Gretchen Gottlieb. Lúc 16
tuổi Gretchen cùng người cậu ruột cởi ngựa đi dạo thì bất thần bị một
bọn cướp giết chêt. Giờ đây, bà là Dolores nhưng hình ảnh về cuộc giết
chóc khủng khiếp ấy cứ xuất hiện ngày càng rõ nét trong mộng dữ. Điều kỳ
lạ là phần lớn khi hỏi về hoàn cảnh, thời gian, địa điểm xảy ra sự kiện
thì bà Dolores đều trả lời qua giấc ngủ thôi miên bằng tiếng Đức mà
thôi. Ông Carroll đã mời một số chuyên viên biết tiếng Đức tới dự những
buổi thôi miên của mình cho vợ là Dolores. Chính những người nay đã nêu
những câu hỏi mà họ tin chắc là bình thường bà Dolores không biết, không
thấy, không nghe được vì nó thuộc về lịch sử, về những gì liên quan đến
nước Đức cũng như sinh hoạt, phong tục, tập quán, nghĩa là đời
sống hàng ngày tại Đức khoảng thời gian mà bà bảo mình là cô gái
Gretchen. Tuy nhiên những câu hỏi trả lời của bà Dolores qua giấc ngủ
thôi miên đều rất phù hợp với những sự thật vào hoàn cảnh đó ở Đức, mặc
dầu bà Dolores sống ở Mỹ và chưa bao giờ học tiếng Đức hay đặt chân tới
nước Đức.
Để được chắc chắn hơn, hai vợ
chồng Carroll và Dolores đến gặp chủ tịch Hội Kiểm Nghiệm, dò xét người
nói dối (Scientific Life Detection Inc ở New York vào năm 1974). Sau
những câu hỏi hóc búa và đầy
tính cách kiểm chứng của những nhân viên trong hội tập chú vào bà
Dolores, với sự hỗ trợ của máy dò thì kết luận được đưa ra là bà Dolores
hoàn toàn trung thực, tự nhiên và quả quyết trong các câu trả lời và đó là sự thật. Sự thật rõ ràng nhất cho thấy là chưa bao giờ bà Dolores nói tiếng Đức vì bà đã
chưa bao giờ học tiếng Đức cả, bà cũng chưa bao giờ sống ở Đức. Vậy mà
trong giấc ngủ thôi miên bà lại nói tiếng Đức và nói đúng giọng (các
cuộn băng ghi âm được thu trực tiếp). Vậy phải chăng bà Dolores Jay là
hậu kiếp của cô gái Đức nầy?
Mặc dù ông
Carroll là một mục sư chuyên phục vụ ở nhà thờ Methodist và cũng là nhà
giáo nhưng ông tin rằng: Sở dĩ vợ ông là bà Dolores nói tiếng Đức một
cách kỳ diệu như thế là do bà đã từng là một cô gái Đức ở tiền kiếp.
Trường Hợp Bé Imad Elawar
Đây là trường hợp mà nhà nghiên cứu về hiện tượng luân hồi Ian
Stevenson xem như bằng chứng rõ rệt nhất chứng minh sự tái sinh là có
thật.
Sự kiện xảy ra tại một ngôi làng ở
nước Liban. Tại đây có một cháu bé trái tên là Imad Elawar. Bé Imad rất
thông minh, mau biết đi và biết nói. Nhưng khi nói câu đầu tiên rõ ràng
thì đó là chữ Jamileh.
Trong nhà không
hiểu bé Imad nói chữ đó là nghĩa là gì. Bé Imad bảo đó là tên của một
đứa con gái trẻ đẹp. Bé còn bảo rằng nó có hai người em tên là Amin và
Huda nhưng những người em hiện nay không còn nữa. Imad cho biết nó là
con của gia đình Bouhamzy ở Khriby. Trong đời nó trước đây nó đã trải
qua một kiếp sống với nhiều sự kiện đáng sợ. Nó đã chứng kiến cảnh rùng
rợn chết chóc khi một người láng giềng bị xe vận tải cán chết một cách
khủng khiếp rồi khi nó làm tài xế lái xe buýt, có lần ngừng xe lại vừa
nhảy xuống xe thì bất ngờ chiếc xe vẫn tiếp tục chạy làm bị thương nhiều
người, nó còn kể mình thường đi săn, có lần cải lẩy của một người, và
tức giận dùng súng bắn người ấy... Nó nhớ đủ chuyện, và tự nhiên kể cho
mọi người trong nhà nghe, khiến ai cũng ngạc nhiên cứ tưởng rằng thằng
bé Imad bị nhiễu loạn thần kinh.
Một hôm bé Imad đi dạo với bà nó, lúc còn bé vừa lên bốn. Giữa đường nó gặp một người đàn ông đi ngược chiều nó chạy lại và kêu lên co vẽ vui mừng:
- A! Đây là người láng giềng ngày xưa của tôi.
Người đàn ông kia ngơ ngác chẳng hiểu gì cứ tưởng bé nói đùa. Câu chuyện được bà của Imad kể lại cho gia đình nghe, về sau cha của Imad mới biết được rằng người đàn
ông nầy ở làng Khriby, nhà ông ở gần nhà của gia đình Bouhamzy sống.
Chính nhà nghiên cứu Ian Stevenson đã tìm hiểu kỷ chuyện lạ về bé Imad.
Ông cho biết ngôi làng hiện nay bé Imad đang ở cách xa Khriby khoảng 30
cây số. Bác sĩ Stevenson đã đề nghị kiểm chứng sự kiện bằng cách đi với
Imad và cha của cháu đến Khriby. Mặc dầu là nơi xa lạ nhưng bé Imad có
vẻ quen thuộc đường sá trong chuyến đi ấy. Tại đây có gia đình Bouhamzy.
Bác sĩ Stevenson tìm hiểu và biết rằng trong gia đình nầy có một người
bị chết vì tai nạn xe hơi thật rùng rợn giống như điều bé Imad đã kể
trước đó. Người cha trong gia đình nầy là Haffez Bouhamzy cho biết họ có
một người anh em họ tên là Ibrahim Bouhamzy. Khi đến căn nhà của
Ibrahim, vừa bước vào sân, Imad đã dừng lại chỉ tay vào cuối sân và nói:
- Đây là chỗ của con chó ở. Chỗ kia là chỗ nuôi dê. Nơi đây có một căn
nhà nhỏ để lưu trữ các dụng cụ. Khi bước lên lầu tới căn phòng của
Ibrahim, bé Imad chỉ một cái giường và nói:
- Cái giường nầy xưa kia tôi nằm ngủ. Imad còn cho biết giường đã đổi
chỗ vì ngày xưa giường nầy để ở chỗ khác. Bà Bouhamzy hỏi thử bé Imad
một điều mà bà nghĩ rằng chỉ khi nó ở đây trong tiền kiếp thì nó mới
biết được thôi. Bà hỏi như sau:
- Nầy!
cháu có nhớ là tại đây cháu đã thường xuyên chuyện trò với bạn bè bằng
cách nào không? Imad chỉ cái cửa sổ và trả lời một cách tự nhiên khiến
bà Bouhamzy kinh ngạc:
- Qua cái cửa sổ ấy.
Theo lời bà Bouhamzy thì trước khi Ibrahim qua đời, bệnh tình ngày càng
nặng không ai có thể đến thăm. Ibrahim lúc bấy giờ chỉ nằm trên giường
và nói chuyện với bạn bè qua cửa sổ ấy mà thôi.
Người nhà thường nghe Imad nhắc đến cân súng săn nên sẵn dịp hỏi Imad
thử cây súng cất ở đâu. Imad cho biết cây súng giấu sau tủ. Điều nầy
hoàn toàn đúng. Lúc đó người em gái của Ibrahim là Huda bước đến hỏi
Imad một câu:
- Có biết tôi không?
Imad cười nói:
- À Huda em tôi đây mà.
Huda ngạc nhiên vô cùng chỉ bức hình vẽ treo trên tường hỏi:
- Hình của ai đấy?
Imad trả lời:
- Đó là hình của em trai tôi, Fuad đó!
Huda lại đi lấy một tấm ảnh chụp của Ibrahim hỏi Imad.
- Còn đây là hình của ai?
Imad nhìn kỹ hình rồi nói:
- Đây là hình tôi trước đây!
Bỗng Huda như chợt nhớ ra điều gì, đến gần Imad và nói:
- Nếu quả là Ibrahim thì trước khi chết, Ibrahim nói câu gì?
Imad trả lời với giọng buồn buồn:
- Huda ơi! hãy kêu Fuad đi!
Nghe Imad trả lời như thế, Huda nổi gai ốc khắp người.
Quả
thật lúc đó, trước khi tắt hơi, Ibrahim đã kêu lên như thế. Như vậy,
mọi người có mặt, kể cả bác sĩ Stevenson cũng đều thừa nhận rằng Imad
chính là Ibrahim tái sinh.
Trong
cuốn Bạn Tin có Tái Sanh, tác giả Minh Tuệ (1974) đã viết lại một số
trường hợp có thực về tái sanh (tài liệu được cung cấp bởi Đại Đức
Narada Maha Thera, ông Francis Story và Amarasiri Weerarartna) xin tóm
lượt như sau:
Trường Hợp Nam Tài Tử Nổi Danh Glenn Ford
Giới điện ảnh quốc tế và giới mộ điệu phim ảnh không ai là không biết
đến nam tài tử gạo cội Glenn Ford của màn bạc Hoa Kỳ. Cuộc sống sôi động
qua các vai của Glenn Ford trong cuộc đời hiện tại cũng tượng như trong
"Những cuộc đời tiền kiếp" của ông. Glenn Ford nói: "Tôi không mê tín
dị đoan, tôi không tin những điều mù quáng vớ vẩn, nhưng tôi tin vào cái
gọi là đầu thai".
Glenn Ford ngoài say mê đóng
phim, ông còn một say mê khác là tìm hiểu những vấn đề có tính cách
huyền bí nhưng đầy tính khoa học. Ông say mê lý thuyết về Thiền học, và đồn
ý ới phương pháp yên tĩnh tâm hồn qua thuật thôi miên. Chính nhờ sự
giúp đỡ của một chuyên gia tài giỏi về khoa thôi miên Glenn Ford đã ghi
lại qua băng ghi âm lời thuật về chính tiền kiếp của mình như sau:
"Năm 1774 tôi chào đời tại Egin (thuộc xứ Scotland). Tên tôi lúc ấy là
Charles Stewart, là một nhạc sư, tôi thường dạy nhạc cho nhiều người. Về
sau tôi bị bệnh phổi và qua đời n8m 1812".
Tôi còn biết là tôi cũng đã trải qua một kiếp làm người nữa vào thời
đại vua Louis thứ 14 của nước Pháp nghĩa là khoảng những năm 1643 đến
171.
Lúc bấy giở tôi là một sĩ quan kỵ
binh bảo vệ hoàng cung tên tôi là Lanvaux. Trong thời gian bảo vệ điện
Versailles, tôi đã để ý và yêu tha thiết một phụ nữ quý tộc đã có chồng.
Không may là câu chuyện yêu đương tuy chưa thành sự thật, nhưng lại bị
chồng người đàn
bà nầy biết và thách thức đấu súng. Kết quả là tôi bị bắn trọng thương
và tôi phải trải qua một thời gian dài đau đớn quằn quại trước khi
chết..."
Điều kỳ lạ là sau nầy khi nam
tài tử Glenn Ford còn sống, ông thường hay bị đau nhức ngưới, chỗ đau
nầy chính Glenn Ford cảm nhận rõ ràng và ông thường than với bác sĩ
riêng của mình về vết đau kỳ lạ ấy. Chính Glenn Ford đã viết trong tập
hồi ký đời mình về vấn đề nầy như sau:
"Vết thương từ cuộc đấu súng tay đôi từ "kiếp trước" ấy vẫn thỉnh thoảng
làm tôi đau đớn ngay ở "đời hiện tại" và chỉ có mình tôi cảm nhận đều
được đó thôi."
Trường Hợp Cậu Bé Michael Croston
Machael Croston sanh tại Liverpool (nước Anh). Năm Michael đước 11 tuổi
tự nhiên cậu bé có phong thái của một người lớn chững chạc và cậu cảm
nhận được rằng mình chính là ông ngoại của đã qua đời trước trước khi
Michael chào đời. Chính mọi người trong gia đình của Michael cũng thấy
rõ điều đó. Cậu bé thuộc nằm lòng các đường phố lớn, nhỏ, mòn, đường tắt
vùng hoang giã.
Yorkshire nơi quê nhà của cậu, nhưng cậu chưa bao giờ đặt chân tới. Vậy mà cậu đã dẫn người nhà đến
đó và chỉ những ngã tắt, cửa sau, đường băng như một người đã sống ở đó
lâu đời. Chỉ có ông ngoại của cậu mới có khả năng ấy thôi.
Một điều lạ lùng đã xảy ra là có một đêm,
Michael trằn trọc không ngủ được nơi căn trại khi chiết đồng hồ quả lắc
to lớn cứ tích tắc như nhắc nhở cậu điều gì. Rồi khi đồng hồ điểm 2 giờ
khuya, cậu cảm thấy như có cái gì đó thôi thúc khiến phải vùng dậy chạy
nhanh xuống dưới cầu thang và lần tay sau chiếc đồng hồ, cậu gặp một
cái nút kéo ra. Trong một cái hốc, tay cậu chạm vào những tờ giấy bạc để
trong chiếc hộp kim loại. Về sau hiện tượng lạ lùng nầy đã được biết rõ
nguyên nhân hơn về sự khám phá món tiền mà ngày xưa ông ngoại cậu đã
cất dấu. Nguyên nhân khêu gợi quá khứ chính là tiếng đồng hồ kêu và khi
đồng hồ vang lên 2 tiếng thì dó là giờ mà xưa kia ông ngoại cậu đã chết.
Trường Hợp Edith Oliver (Người Anh)
Bà Edith Oliver là nữ ký giả Anh đã có lần viếng ngôi làng Avenbury.
Khi đến địa điểm nầy bà bỗng nhiên nhớ lại rằng nơi đây có chợ búa với
những khối đá to lớn. Tuy nhiên rằng dân làng bảo rằng ở Avenbury không
có như vậy nhưng cuối cùng các tài liệu địa phương chí lại cho thấy vào
những năm 1800 đến 1850 quả thật ở đây có những điều mà bà Edith Oliver
đã mô tả. Như vậy chỉ có một kết luận là kiếp trước bà Edith Oliver sống
tại đó?
Trường Hợp Cô Bé Gnanatilaka
Gnanatilaka sinh năm 1956 tại Kotamale (Tích Lan) khi gần năm tuổi cô
bé nầy đòi cha mẹ dẫn đi tìm cha mẹ ruột chính thức của mình. Lời yêu
cầu ấy cứ mãi lập đi lập lại nhiều lần nhưng cha mẹ cô bé vẫn cho là con
mình nói cho vui miệng hoặc nghĩ rằng người trong xóm làng bày vẽ nó
nói mà thôi. Tuy nhiên càng lớn đứa bé càng van nài khẩn thiết được gặp
mặt cha mẹ nó. Chuyện lạ lùng nầy đến tai một số nhà khoa học, tâm lý và
tôn giáo trong vùng. Cuối cùng, lời yêu cầu của bé Gnanatilaka được
thực hiện. Phái đoàn đi chung với cô bé đến vùng Talawakele. Cô bé dẫn
đường rất rành rẽ. Họ bước vào một căn nhà mà cô bé gọi là nhà cha mẹ
mình. Bé giới thiệu hai vợ chồng ngôi nhà nầy là cha mẹ kiếp trước của
mình. Lúc ấy có một giáo viên nhà trong vùng nghe chuyện đến xem thì cô
bé bảo là thầy cô. Cô bé cho biết kiếp trước cô là con trai tên la
Tilakaratna. Cô còn chỉ nghĩa trang và mộ chí của mình tức là của bé
trai Tilakaratna cho mọi người thấy. Khi kiểm tra lại mọi chi tiết của
bé Gnanatillaka ra đời, vùng TalaWakele có cậu bé tên là Tilakaratna và
cậu bé chính là con của hai ông bà mà cô bé nhận là cha mẹ tiền kiếp.
Cậu bé Tilakaratna chết yểu vào ngày 9 tháng 11 năm 1945 chôn tại nghĩa
trng mà bé Gnanatillka đã dẫn mọi người đến chỉ đúng mộ chí và bảo đó là
mộ chí của mình ngày xưa (ý nói đến tiền kiếp).
Điều
kỳ lạ là hai gia đình không liên lạc quen biết nhau và ở rất xa nhau
vậy mà tất cả những gì cô bé đã mô tả về gia đình mà cô bé đòi đến hoàn
toàn đúng.
Chính bác sĩ Stevenson
cũng đã đích thân đến Tích Lan để theo dõi và tìm hiểu vấn đề nầy và bác
sĩ đã bảo rằng, đây là một trường hợp đặc biệt trong các trường hợp lạ
lùng về hiện tượng tái sinh.
Nhà nghiên
cứu về sự chết và những hiện tượng tiếp diễn sau khi chết là Jeffrey
Iverson đã thu thập nhiều tài liệu liên quan đến vấn đề, trong đó có vấn
đề Luân Hồi và Tái Sinh. Trong cuốn In Search of the Death xuất bản năm
1992, Jeffrey Iverson đã đưa ra một số trường hợp tái sinh xảy ra ở
nhiều nơi trên thế giới. Đó là những chuyện có thật được xem như những
bằng chứng rõ ràng nhất về hiện tượng luân hồi.
Sau đây là vài chuyện điển hình:
Trường Hợp Cô Bé Shanti Devi ở Ấn Độ
Câu chuyện có thật sau đây về cô bé Shanti Devi đã một thời làm xôn xao dư luận Ân đến độ báo chí, đài
phát thanh, các phái đoàn khoa học và ngay cả Ghandi, người cha của dân
tộc Ấn cũng phải đích thân tới gặp mặt Shanti để hỏi chuyện. Chính bác
sĩ Ian Stevenson, nhà khoa học chuyên nghiên cứu về những hiện tượng
liên quan đến luân hồi tái sinh ở Hoa Kỳ và khắp nơi trên thế giới cũng
đã phát biểu như sau:
- Trường hợp của bé Shanti Devi có thể nói là một trường hợp cổ điển nhất về hiện tượng đầu thai.
Nhà nghiên cứu và biên soạn các sách chuyên về các vấn đề huyền bí siêu
linh là Jeffrey Iverson cũng đã tìm hiểu kỹ câu chuyện theo từng chi
tiết một vào năm 1988. Các nhà nghiên cứu đã đến Đê li (Delhi) để gặp
Shanti và hy vọng khám phá thêm nhiều điều lý thú lạ lùng khác nhưng
không may cho họ là Shanti Devi đã qua đời trước đó 2 tháng hưỡng thọ 61
tuổi. Mặc dầu vậy, tại Delhi, hầu như ai cũng biết chuyện bé Shanti tái
sanh. Họ biết được câu chuyện rất rõ ràng từ năm 1935 là năm khởi phát
ra sự kiện lạ lùng. Về sau trong gia đình Shanti, ông Viresh Narair là
người anh ruột đã thường đón tiếp các nhà báo, các nhà khoa học, các nhà
nghiên cứu khắp nơi trên thế giới đến tìm hiểu và ông đã kể lại mọi chi
tiết về trường hợp Shanti Devi, em gái ông. Nhưng năm sau đó vấn đề
chưa lắng dịu. Nhiều nhà nghiên cứu sự kiện nêu nhiều ý kiến như Bal
Chand Nahata thuộc Hiệp Hội Phân Tích Tâm Lý ở Ấn Độ cho rằng cần phải
có sự tiếp tay hỗ trợ của những nhà tâm lý học, những nhà khoa học trong
ủy ban điều tra thì mới hy vọng đem lại những khám phá trung thực. Qua
những cuộc tìm hiểu, phỏng vấn, đối chiếu các sự kiện từ năm 1935 đến
năm 1938 các nhà nghiên cứu vẫn chưa hài lòng vì có nhiều điểm chưa được
rõ ràng. Phải đến 3 năm sau, một nhân vật có tiếng khác là ông Sushil
Bose đã bỏ khá nhiều thời gian để tìm hiểu về trường hợp của Shanti Devi
và kết quả là ông đã tìm ra được bằng chứng xác thực chứng minh rằng
hiện tượng lạ lùng về Shanti Devi là có thật.
Shanti đã kể về tất cả những diễn tiến của tiền kiếp mình, lúc đó Shanti là người đàn
bà tên Ludgi. Theo Sushi Bose nhà nghiên cứu hiện tượng Shanti thì
trước tiên, ông tìm gặp người cha của Shanti tên là Rang Bahadur Mathur ở
Cheerakhana và được
biết rằng bé Shanti Devi biết nói chậm hơn các trẻ khác cùng lứu tuổi.
Phải đến năm 3 tuổi Shanti mới nói được. Bé luân luôn trầm tư mặc tưởng,
đăm chiêu tư lư lạ thường. Đôi khi những trẻ con khác chọc ghẹo hay làm
điều sai quấy, ồn ào gây bất hòa xích mích thì Shanti thường tỏ ra nhẫn
nhục, chịu đựng, nghiêm trang, trông giống như một người lớn và dàn xếp
mọi chuyện một cách êm đẹp thần tình. Một chuyện lạ đã xảy ra sau đó
khi Shanti ngồi chung với gia đình trong bữa cơm chiều. Shanti đã hỏi
người mẹ một câu như sau:
- Mẹ ơi! Con
thấy mẹ nấu những món ăn khác với những gì con đã ăn lúc ở thị trấn
Mathura quá nhiều. Những món nầy con ăn không quen. Còn quần áo cũng vậy
cũng có khác với nơi con đã sống trước đây. Mẹ biết không, gia đình con
hồi đó có một tiệm bán áo quần và căn nhà con đã ở thì sơn màu vàng.
Mọi người trong lúc đầu còn ngạc nhiên về câu nói kỳ lạ đó, nhưng sau
đó trở thành thói quen và không ai còn quan tâm đến một đứa bé con đôi
khi hay phát ngôn những câu "bậy bạ"... Tuy nhiên, càng về sau Shanti
càng tỏ vẻ nôn nóng và năn nỉ cha mẹ dẫn mình đến thăm căn nhà cũ ở
Mathura và nhất là để thăm người chồng ngày xưa hiện còn sống ở đó.
Một nhà giáo ở Đề Li (Delhi) nghe chuyện lạ về Shanti nên đã tìm gặp
tìm hiểu. Lúc đó Shanti đúng 8 tuổi. Nhà giáo nầy cố gắng tìm cách để
Shanti nhớ lại rằng nếu kiếp trước quả thật bé đã sống ở thị trấn
Mathura có chồng ở đó thì hãy thử nhớ lại tên chồng xem sao. Khi nghe
lời yêu cầu nầy, Shanti liền trả lời như sau: "Nếu tôi thấy được anh ấy
tôi sẽ nhận ra ngay". Theo báo cáo ghi lại thì sở dĩ Shanti không nhắc
đến tên chồng là do phong tục ngày xưa của người Ấn khi theo đạo Hindu
thì người vợ không bao giờ nói tên chồng mình cho người khác biết. Nhà
giáo nầy đã tìm cách mua chuộc Shanti (vì Shanti chỉ là một cô bé nhỏ
dại) bằng một vài quà tặng và còn hứa rằng nếu bé nói rõ tên chồng lúc
đó thì ông ta sẽ giúp bé đến thị trấn Mathura. Shanti suy nghĩ một hồi
rồi xích lại gần nhà giáo và nói nhỏ vào tai ông ta: "Ông nhớ giữ in
nhé! tên chồng tôi lúc đó là Pandit Kedernath Chowbey".
Trong khi đó người cha của bé Shanti lại cho biết như sau: "Chẳng có ai
trong gia đình biết về những gì bé Shanti đã nói cả. Chẳng có ai hay
biết thăm dò, điều tra gì về căn nhà ở Mathura hay người được gọi là
chồng của Shanti nói ra đều có thật! Chúng tôi toàn thể gia đình đều
mong soa cho Shanti quên đi những gì mà cháu thường nhắc nhở đến má
thôi".
Về sau, nhà giáo nầy lại đến lần
nữa và lần nầy đi cùng một người có vai vế ở trường, đó là ông Lalá
Kishan Chand, hai người nầy yêu cầu Shanti mô tả thất rõ ràng căn nhà ở
Mathura, cả số nhà, con đường nữa. Họ ghi lại cẩn thận và hỏi về người đàn
ông mà Shanti đã bảo là chồng tiền kiếp của mình. Rồi chẳng chờ đợi
lâu, ông Chand viết một lá thư trình bày sự việc gởi ngay đến cho Pandit
Kedenmath Chowbey là người chồng kiếp trước của Shanti theo địa chỉ ấy ở
thị trấn Mathura. Họ gọi đây là "một bức thư may rủi" vì họ không chắc
có người và địa chỉ như Shanti đã nói.
Một thời gian không lâu, họ nhận được một lá thư từ thị trấn Mathura
gởi đến. Tất cả mọi người trong gia đình Shanti ở Delhi khi nhận được
bức thư đều vô cùng kinh ngạc vì trên phong bì có ghi rõ họ người gởi là
tên của người Shanti đã từng bảo là chồng mình. Khi đọc lá thư, ông
Chand hoàn toàn sửng sốt, vì những gì viết trong thư đều phù hợp với
những gì mà Shanti đã mô tả. Người viết thư nầy chính là Chowbey. (đúng
tên người mà Shanti thường bảo là chồng mình ở tiền kiếp) Chowbey có cho
ông Chand biết là anh ta có một người vợ tên là Lugdi đã chết. Chính
anh ta cũng rất ngạc nhiên về những điều mà ông Chand đã viết trong thư
về chuyện Shanti. Chowbey viết thêm là anh ta sẽ nhờ một người em họ
đang ở Đề Li (Delhi) đến gặp mặt Shanti để tỏ rõ thật hư. Khoảng 2 tuần
sau, người em họ của Chowbey tên là Pandit Kanjimall đã tìm đến nhà
Shanti đã nhận ra ngay là người em họ của chồng mình và Shanti đã hỏi
thăm đủ chuyện nào là chuyện con cái, chuyện ngôi nhà ở Mathura, hỏi
luôn cả cửa tiệm bán quần áo, cửa tiệm nầy ở trước ngôi đền Dwarikadesh.
Thấy Shanti còn nhỏ nhưng lại nói chuyện như người lớn. Vả lại người
nhà Shanti còn cho biết là Shanti cũng như mọi người trong gia đình chưa
ai từng đặt chân tới thị trấn Mathura thì Kanjimall lại càng kinh ngạc
hơn nữa vì tất cả những gì mà Shanti mô tả đều hoàn toàn đúng sự thật.
Vào ngày 12 tháng 11 năm 1935, người đàn
ông tên là Chowbey ở Mathura sau khi nhận được thư do người em họ kể
lại chuyện lạ lùng về Shanti và còn cho biết là Shanti có thể là hiện
thân của Lugdi Devi, vợ của Chowbey nên anh ta vừa bán tín bán nghi, vừa
nôn nao hồi hộp, vội vã đáp tàu hỏa đến Đề Li để gặp Shanti, người tự
nhận là vợ anh.
Chowbey khi đi còn dẫn
theo một cháu bé trai chính là con của Lugdi Devi, tên là Nabanita Lall
(hiện tại thì đứa con trai nầy lớn tuổi hơn Shanti). Ngoài ra, đi theo
Chowbey còn có người em họ là Kanjimall và người vợ mới sau nầy mà
Chowbey đã cưới sau khi Lugdi Devi qua đời. Khi cả bốn người nầy vào nhà
thì Shanti còn đi học chưa về.
Trong khi
chờ đợi, người nhà trong gia đình Shanti sau khi nghe Chowbey thuật lại
mọi việc có liên quan đến Shanti thì vội vã mời khách ngồi chơi và cũng
kể hết những gì đã xảy ra về trường hợp lạ lùng khó hiểu của con gái họ
là bé Shanti. Khoảng một giờ sau Shanti đi học về. Bước vào nhà, cô bé
ngạc nhiên vì thấy có nhiều người nơi phòng khách, Shanti vừa chào khách
vừa nhìn lén từng người. Khi Shanti nhìn Chowbey thì bỗng nhiên cô bé
tỏ vẻ kinh ngạc rồi bước ngay tới ngồi gần một bên Chowbey với thái độ
bẻn lẻn e thẹn. Tất cả mọi người có mặt đều im lặng theo dõi. Người nhà
Shanti liền chỉ Chowbey và nói:
- Đây là người anh cả của chồng cháu ngày xưa, vậy cháu có nhận ra không?
Shanti vừa mân mê vạt áo vừa trả lời:
- Không phải đâu, đây là chồng của con. Con đã nói chuyện nầy nhiều lần cho cả nhà nghe nhưng không ai tin con cả.
Mọi người nghe Shanti nói đều hết sức lạ lùng. Người nầy nhìn người
kia, còn Chowbey thì nhìn Shanti chăm chăm. Trong khi đó, người vợ kế
của Chowbey ngơ ngác như đang trải qua một giấc mơ. Shanti chợt thấy đứa
con trai đứng bên Chowbey thì nắm tay nó tỏ vẻ âu yếm vừa hôn vừa khóc
sụt sùi một hồi rất lâu. Shanti bảo mẹ đi tìm đồ chơi cho nó và có lẽ sợ
mẹ đi tìm chậm nên Shanti đã hăm hở chạy đi lục lọi đủ mọi thứ quà đem lại cho "con".
Về sau người cha của Shanti đã kể lại hình ảnh lạ lùng nầy mà ông đã
chứng kiến rõ ràng. Mặc dầu Shanti còn nhỏ nhưng phong thái, cử chỉ lời
nói, nét mặt và ánh mắt biểu lộ rõ nét những đức tính của một người mẹ
thương con. Đó là cả một sự lạ lùng khó hiểu.
Theo lời người cha của Shanti kể lại thì không ai còn cho Shanti là một
đứa bé con nữa cả. Còn Shanti thì nước mắt trào ra vì sung sướng mà
khóc. Mọi người khi đó thấy cảnh tượng ấy cũng tự nhiên mủi lòng rơi
lệ...
Mặc dầu câu chuyện được dấu kỷ
không để lộ ra ngoài nhưng ở Ấn Độ cũng như ở những nước Đông Nam Á khác
không có chuyện nhà nào dù kín đáo bí mật đến đâu mà hàng xóm láng
giềng lại không biết.
Vì thế mà câu
chuyện về bé Shanti chẳng mấy chốc lan truyền đi khắp vùng. Nhiều người
tụ tập lại nhà Shanti để xem chuyện "lạ nhất thế gian nhưng có thật".
Chiều hôm đó, Shanti vui vẻ thúc mẹ làm cơm mời gia đình Chowbey và chỉ
mẹ những món ăn mà Chowbey thường thích. Khi thấy người vợ mới của
Chowbey ngồi gần bên người em họ có đeo nhiều nữ trang ấy trước đây là
của mình (lúc ấy Shanti là Lugdi Devi), sau khi Lugdi mất, Chowbey đã
lấy nữ trang ấy cho người vợ kế đeo.
Sau bữa cơm, Shanti quay lại hỏi Chowbey:
- Anh Chowbey, tại sao anh lại cưới chị ấy? Có phải chúng ta đã đồng ý
với nhau trước khi tôi nhắm mắt là anh sẽ không cưới vợ lần nữa?
Cả nhà lại một phen kinh ngạc vì câu nói hoàn toàn là của người lớn đầy
vẻ trách móc, than oán, giận hờn, lý lẽ luật lệ mà ngoài người lớn ra,
tuyệt đối không thể một đứa trẻ nào có thể phát ngôn một cách tự nhiên
như vậy được.
Trong khi mọi người còn
đang ngơ ngác thì Chowbey đưa hai tay ôm lấy đầu cúi gục xuống không nói
gì cả. Có lẽ Chowbey đang tưởng nhớ lại người vợ cũ của mình cùng những
gì mà hai người đã ước hẹn thề nguyền với nhau hồi trước đó.
Hồi lâu, Chowbey ngẩng mặt lên nhìn Shanti và hỏi:
- Shanti đã tả lại ngôi nhà trước đây ở thị trấn Mathura như vậy, Shanti có thể biết được những gì trong vườn nhà ấy chứ?
Shanti gật đầu nói:
- Phải, tôi còn nhớ rất rõ ngôi nhà và cả khu vườn. Nơi khu vườn, ở
phía góc có một cái giếng. Tôi thường ngồi bên giếng để giặt quần áo,
rửa đồ đạc và tắm nữa...
Chowbey lại hỏi:
-
Làm thế nào mà Shanti lại nhận được Nabanita là con mình vào giờ phút
Shanti sắp qua đời lúc đó vì thằng Nabanita chỉ mới được có 9 ngày thôi?
Shanti suy nghĩ một lúc rồi trả lời Chowbey:
- Bởi vì Nabanita chính là cuộc sống của tôi, là cuộc đời tôi...
Ngày 24 tháng 11 năm 1935, một nhóm người trong ủy ban điều tra những
sự kiện về Shanti đến nhà Shanti để cùng đáp tàu hỏa đến thị trấn
Mathura để nghiên cứu và tìm hiểu vấn đề. Lúc bấy giờ chuyện Shanti lan
truyền khắp nước. Báo chí Ấn đăng tải nhiều chuyện rất lạ lùng mà học
điều tra được về Shanti nhất là nhà báo Indian Press, The Tej... thường
dành nhiều trang lớn để kể về chuyện lạ Shanti.
Cùng đi với phái đoàn có Shanti và cha mẹ ruột của cô bé. Trên chuyến
tàu, những người trong ủy ban điều tra đã ghi nhận một sự kiện là khi
gần đến nơi, Shanti đã thốt lên một câu như sau:
- Đã 11 giờ rồi, cổng đền Dwarikadesk sắp đóng đấy.
Trong câu nói ấy, người ta thấy có một điều lạ là Shanti đã dùng một từ
ngữ đặc biệt có tính cách hoàn toàn địa phương và nhất là từ ngữ mà
người Hindi hay dùng.
Dân chúng ở thị
trấn Mathura trong những ngày hôm ấy nôn nóng loan truyền với nhau về
chuyện cô bé tái sinh Shanti sẽ đến thăm lại nơi tiền kiếp cô bé đã
sống. Báo chí Ấn Độ loan tin ngày hôm đó có đến hơn 10.000 người tề tựu ở
Sân ga của thị trấn Mathura để xem mặt cô bé tái sinh.
Trong khi đó, Shanti ngồi gọn trong lòng ông Deshbandu, một thành viên trong nghị viện Ấn. Bỗng Shanti thấy một người đàn ông bước tới phía mình, liền chạy đến sờ chân người đàn
ông ấy với vẻ kính trọng xong đứng sang một bên nói cho Deshbandu nghe
rằng: "đây là người anh chồng lớn tuổi nhất lúc xưa của tôi". Mọi người
nghe Shanti nói thì hết sức kinh ngạc vì quả thật người đàn ông nầy chính là anh ruột của Chowbey. Anh nầy ở Delhi và đáp tàu đến Mathura thăm gia đình Chowbey vì đã nghe chuyện lạ lùng do Kanjimall kể lại và bất ngờ gặp nhóm người nầy.
Khi bước xuống sân ga, ông Deshbandu bế Shanti lên chiếc xe ngựa chờ
sẵn và nói người đáng xe là cứ theo sự chỉ dẫn đường đi tới nhà của bé
Shanti thử xem sao. Trên đường đi, Shanti cho biết là ngày xưa (khi
Shanti còn là Lugdi, vợ của Chobey) con đường dẫn tới nhà mình không
được rải đá tráng nhựa gì cả.
Đến nơi,
Shanti bảo người đáng xe ngựa ngừng lại rồi leo xuống đất rẻ vào một con
đường để vào ngôi nhà nhiều cây cối. Shanti gặp một người Bà La Môn
(Brahmin) già liền dừng lại kính cẩn chào, xong quay lại nói với những
người đi theo sau:
- Đây là ông bố chồng của tôi!
Trong khi đó, hai bên đường làng, dân chúng nghe tin đồn từ trước về
chuyện "Shanti về nhà cũ của tiền kiếp" đã tụ tập rất đông để xem cho
được cô bé tái sinh.
Còn Shanti sau khi
chào bố chồng thì đi ngay vào ngôi nhà một cách rất tự nhiên. Đây đúng
là ngôi nhà của người bố chồng, nơi mà trong tiền kiếp, lúc đó Shanti là
Lugdi đã cùng Chowbey đến ở một thời gian.
Shanti đã chỉ nơi mà trước đây mình đã ngủ, nơi mình đã treo, móc, cất
quần áo. Shanti còn tỏ ra quen thuộc tự nhiên với những người ở trong
ngôi nhà nầy. Điều kỳ lạ nhất là trong đám đông đứng gần nhà, Shanti đã
phân biệt rõ ràng được một thanh niên khoảng 25 tuổi là anh ruột của
mình ở tiền kiếp (lúc Shanti và Lugdi) và một người đàn ông lớn tuổi mà Shanti gọi là anh của bố chồng.
Đến trưa, những người ở trong ủy ban bảo Shanti chỉ đường cho họ đến
thăm ngôi nhà của vợ chồng shanti lúc Shanti là Lugdi đã chỉ đường rõ
ràng và đến ngay ngôi nhà đó.
Tại đây, Shanti nhớ lại rằng mình đã có nói rằng ở khu vườn nhà có cái
giếng và thường ngôi tắm ở đó. Nhưng bây giờ không ai thấy cái giếng đâu
cả. Shanti tỏ ra bối rối và suy nghĩ. Sau đó, Shanti đến góc sân dùng
chân dậm dậm xuống đất và nói:
- Nơi nầy nầy! tôi nhớ rõ chính nơi nầy ngày trước có cái giếng mà...
Những người có mặt tại chỗ đến ngay nơi Shanti đã dẫm chân lên. Họ quan
sát thật kỷ và khám phá ra rằng đã có một phiến đá lớn đặt lên đó và từ
lâu ngày cỏ, đất phủ lên nên không còn thấy miệng giếng nữa. Hai ba
người đàn ông liền cố sức đẩy phiến đá đi và miệng giếng lộ ra rõ ràng.
Bỗng
Shanti như chợt nhớ ra điều gì nên vội vã quay vào trong nhà. Shanti
gọi những người trong ủy ban theo mình. Lúc nầy có thêm sự hiện diện của
Chowbey (chồng của Shanti kiếp trước). Bước vào một căn phòng, Shanti
chỉ xuống đất và nói:
- Đây là phòng ngủ của hai vợ chồng tôi lúc đó, tôi có đào xuống nền nhà của phòng nầy để chôn dấu một số tiền. Hãy đào chỗ nầy lên sẽ thấy cái hộp, trong đó tôi có để tiền...
Khi nền nhà được đào bới lên, mọi người có mặt thấy một cái hộp đặt dưới một phiến đá nhưng khi mở hộp ra thì không thấy có gì trong hộp cả.
Shanti nhíu mày tỏ vẻ suy nghĩ và kinh ngạc nhưng cương quyết nói:
- Tôi đã để tiền vào trong cái hộp nầy mà! vậy ai đã lấy tiền đó vậy? Khi đó Chobey có mặt tại chỗ liền nói ngay:
- Vợ tôi là Lugdi có chôn hộp tiền xuống nền nhà của phòng nầy. Khi
Lugdi chết, tôi đã phải đào lấy tiền trong hộp để trang trải mọi thứ.
Shanti nghe Chowbey nói liền cúi đầu im lặng.
Shanti
còn chỉ căn nhà của cha mẹ mình ở tiền kiếp cho những ngưới trong ủy
ban điều tra xem. Shanti bước những bước chân rất tự nhiên và vững vàng
quen thuộc lên các bậc cấp của ngôi nhà tựa hồ như đã ở đây hàng chục
năm rồi. ngay tại nhà nầy, đã có hàng mấy chục người vừa đàn ông vừa đàn bà vừa con trẻ ngồi đứng chờ Shanti có thể nhận ra cha mẹ ruột tiền kiếp của mình không.
Tưởng cũng nên nhớ rằng khi chuyện Shanti loan thuyền khắp nơi. Gia
đình Lugdi vẫn còn nhiều ngờ vực. Sau đó ngươi nhà Lugdi (tiền kiếp của
Shanti) đứng lẫn trong đám đông để khi Shanti tới xem cô bé có nhận ra
được cha mình ở kiếp trước không? Thế rồi khi Shanti đến, cô bé đi thăm
toàn thể ngôi nhà và phải đi ngang qua đám đông sắp thành hàng ngang
đứng quanh vườn nhà. Bỗng Shanti rẽ đám đông, tiến lại nắm tay một người
đàn bà kêu lên:
- Mẹ! Mẹ...
Sau đó, Shanti lại nhận được người cha tiền kiếp của mình đứng trong
đám đông. Hai người Shanti nhận là cha ruột của mình ở kiếp trước chính
là cha ruột Lugdi, vợ của Chowbey. Mọi người có mặt lúc bấy giờ đã la
hét vang rền và vỗ tay nồng nhiệt vì đã chứng kiến tận mắt một chuyện lạ
lùng nhất thế gian về hiện tượng tái sinh kỳ diệu. Shanti còn đưa ủy
ban đi thăm những nơi mà trước đây mà Shanti đã sinh sống qua thân xác
của Lugdi. Dân chúng quanh vùng càng ngày càng đổ xô đến xem chuyện lạ.
Thị trấn Mathura tự nhiên ồn ào náo nhiệt lạ thường. Bốn ngày sau đó
Shanti cùng phái đoàn trở lại Đê-Li. Thị trấn Mathura xa dần trong tầm
mắt và càng lúc Shanti càng tỏ vẽ u buồn rồi vì quá mệt mỏi, Shanti đã
ngủ thiếp rất lâu trên đường về.
Có một
điều đáng lưu ý khi gặp Chowbey, ông Sushil Bose đã có dịp hỏi Chowbey,
chồng của Lugdi về tình trạng sức khỏe và bệnh tình của Lugdi ra sao đến
nỗi phải chết. Chowbey cho biết rằng vợ anh lúc đó là Lugdi bị nhiễm
trùng do đạp phải một mảnh xương. Sau đó khi trở về Đê-Li, ông Bose hỏi
Shanti một câu như sau:
Shanti bảo rằng
trước đây Shanti là Lugdi, vợ của Chowbey. Vậy Shanti có nhớ lúc mình là
Lugdi, thì đã bị thương tích, đau ốm nguy hiểm gì trước khi qua đời
không? Shanti suy nghĩ một hồi rồi trả lời:
Lúc ấy tôi ( tức là Lugdi rất sùng đạo( đạo Hindu) tôi thường hành
hương nhiều nơi và hành lễ đúng thủ tục, đôi khi còn vượt xa các thủ tục
đã đề ra. Một hôm, tôi đã đi bộ bằng chân không( chân đất không mang
giày dép gì cả) để đi bộ quanh ngôi đền hiển linh rộng lớn ở Harchapiri
cả trăm lần không mỏi mệt. Nhưng không may là tôi đã dẫm phải một mảnh
xương sắc lẽm và bị nhiễm độc rất nặng. Chất độc lan vào máu và bác sĩ đành phải bó tay. Khi nghe Shanti kể song sự việc, ông Bose đã ghi vào cuốn sổ tay của mình một câu như sau:
Không còn nghi ngờ gì nữa về hiện tượng tái sinh luân hồi của Shati
Devi và Shanti là một trường hợp điển hình. Tất cả những gì chính cô bé
mô tả đều phù hợp hoàn toàn. Đó là điều khẳng định sự thật hiển nhiên rằng Shanti là hậu thân của Lugdi và Lugdi chính là tiền kiếp của bé Shanti.
Người Ấn từ ngàn xưa đã tin vào thuyết luân hồi nên khi chứng kiến rõ
ràng sự kiện cô bé Shanti thì họ lại càng tin tưởng nhiều hơn nữa về
hiện tượng tái sinh.
Riêng câu chuyện có
thật về Shanti thì từ năm 1935 đến nay các sách vở và các tài liệu viết
về Shanti được lưu trữ tại các văn khố và thư viện quốc gia khắp thế
giới rất nhiều. Tài liệu "Shanti" được coi như là tài liệu mẫu mực nhất
cho các nhà nghiên cứu về tiền kiếp và hậu kiếp tham khảo và tiếp tục
nghiên cứu thêm.
Mới đây người ta còn bổ
sung thêm vào tài liệu Shanti một số sự kiện mới thí dụ những ghi chép
trong gia đình về dòng họ Shanti có ghi rằng trước khi Shanti lìa đời 3
hôm, Shanti đã nói với anh mình rằng: "Em nghĩ em luôn luôn là kẻ trung
thành, trước sau như một với chồng em, cho dù anh ta (Chowbey) là chồng
kiếp trước của em đi nữa. Hơn nữa anh ta vẫn còn đó, vì thế em không
muốn tái sinh lại lần nữa."
Được biết là suốt đời Shanti vẫn độc thân không chịu lấy chồng cho đến ngày nhắm mắt (hưởng thọ 61 tuổi).
Trường Hợp Bé Dilukshi Ở Sri-Lanka
Chuyện bé Dilukshi ở Sri Lanka nhớ lại tiền kiếp mình cũng đã được
nhiều nhà nghiên cứu hiện tượng luân hồi quay phim và viết thành sách.
Chính giáo sư Erlendur Haraldson tại đại học Iceland đã là người theo
dõi sát về vấn đề nầy.
Câu chuyện có thật về bé Dilukshi xảy ra như sau:
Năm 1986, bé Dilukshi vừa tròn hai tuổi, mặc dầu với chừng ấy tuổi
nhưng bé lại ăn nói những câu còn hơn cả người lớn nữa. Trong các câu
nói có những câu làm cha mẹ Dilukshi cảm thấy lo lắng, bối rối. Mỗi lần
nói với mẹ, Dilukshi chỉ gọi bằng Dì chớ không gọi bằng mẹ. Bé lại còn
năn nỉ cha mẹ hãy đem bé đến cho người mẹ ruột của bé đang ở tại ngôi
nhà thuộc vùng Dawbulla. Địa điểm nầy ở cách xa chỗ bé Dilukshi đang
sống khoảng 100 cây số. Mỗi lần nghe bé nói là cả nhà vừa ngạc nhiên vừa
bực tức vì cứ nghĩ rằng bé đã học của ai, nhưng kiểm soát lại thì trong
gia đình chẳng có người nào chỉ bày cho bé Dilukshi nói những câu như
thế cả. Tuy nhiên cha mẹ Dilukshi vẫn la rầy và bảo bé hãy câm miệng lại
kẻo bị đánh đòn. Bé Dilukshi vẫn không chịu bỏ câu nói và cách gọi mẹ
bằng Dì, mà trái lại mỗi lần bị rầy la thì bé Dilukshi lại trả lời như
sau:
- Cha mẹ con trước đây không bao giờ la rầy con mà thường nói với con những lời âu yếm nhẹ nhàng thôi:
Ngoài ra Dilukshi còn khẳng định rằng nó đã có lần bị rơi xuống sông Dawbulla.
Cuối cùng, cha mẹ Dilukshi không thể yên tâm, mỗi ngày nghe con mình
nói những điều mà họ cho là "vô nghĩa lý". Họ nghĩ có thể con họ bị ma
nhập, quỉ ám gì đó, vì thế cha mẹ Dilukshi đã đến tiếp xúc với một vị
cao tăng ở một ngôi chùa thuộc vùng Dawbulla. Chẳng bao lâu, câu chuyện
về bé Dilukshi được lan truyền khắp nơi. Báo chí đã đưa tin tức về "bé
gái Dilukshi lạ kỳ, nói về tiền kiếp của mình". Dân chúng địa phương đua
nhau đọc. Trong số đó có một người đàn
ông lớn tuổi, sinh sống ở Dawbulla khi theo dõi câu chuyện của bé
Dilukshi thì tự nhiên cảm thấy có sự trùng hợp lạ lùng với các tình
huống đã xảy ra cho con gái anh ta. Con gái của anh nầy tên là Shiromi
đã bị rơi xuống gần sông Dawbulla và đã
chết (hôm đó là ngày 16 tháng 9 năm 1983; một năm trước khi Dilukshi
chào đời). Sau khi đọc bài báo, hai vợ chồng người nầy nôn nóng muốn
được gặp Dilukshi vì họ nghĩ rằng có thê Dilukshi là người con gái của
họ tái sinh. Dilukshi chính là Shiromi.
Nhờ sự giúp đỡ của một số nhà báo, nhà nghiên cứu hiện tượng luân hồi.
Hai gia đình vừa kể có điều kiện gặp nhau. Theo I. W. Abeypala, người đã
viết bài tường thuật và đưa
tin trên báo chí về câu chuyện bé Dilukshi thì đây quả là một câu
chuyện kỳ lạ hiếm có về một người đã chết rồi được tái sinh trở lại và đi
tìm gặp cha mẹ mình ở tiền kiếp. Chính Abeypala đã chứng kiến tận mắt
bé Dilukshi nhận diện ra những người mà bé khẳng định chắc chắn rằng đó
là cha mẹ, anh chị em, cô dì, bà ngoại, của mình...
Rồi những đồ chơi trước đây của bé Shiromi được lấy từ tủ ra đã được
Dilukshi lắp ráp lại với sự thành thạo như đã từng chơi những thứ đó.
Ngoài ra bé còn đi tìm thêm những thứ đã bị thiếu trong những thùng đồ
khác một các hết sức tự nhiên. Thỉnh thoảng bé Dilukshi còn kiểm điểm
lại đồ chơi "lúc xưa" của mình xem thử có mất mát cái nào không.
Dilukshi còn lấy ở tủ sách một tập vở vẽ rồi lấy bút chì để vẽ tiếp vào
phần còn lại chưa vẽ hết. Mọi người chứng kiến các hành động và cử chỉ
của Dilukshi đều thấy rõ ràng rằng Dilukshi đã quá quen thuộc gia đình
nầy và theo như lời nói trước đây của bé khi chưa đến đây thì chính bé
Shiromi, cô bé đã rơi xuống sông chết ở Dawbulla.
Điều kỳ lạ là khi kéo các tủ đựng quần áo, mặc dù các áo quần để không
có thứ lớp,lẫn lộn nhưng Dilukshi,vẫn lựa ra được những thứ áo quần nào
là của Shiromi, người mà Dilukshi cho là tiền kiếp của mình.
Khi mọi người cùng đến bên bờ sông, Dilukshi đã đưa tay chỉ con sông
bảo rằng năm Shiromi lên 9 tuổi đã bị rơi xuống sông nầy. Abeypala kể
lại rằng: Dilukshi đã nhặt một hòn đá nhỏ và liệng xuống sông rồi bảo:
- Đó! đó chính là nơi con đã té xuống.
Dilukshi còn nhớ lại những gì mà mình (lúc đó là Shiromi) đã sống trước đó. Bé nhớ lại lúc chơi đùa với người anh trai trên phiến đá nhô cao khỏi mặt đất và đã
gọi đó là khối đá nhỏ nhắn dễ thương Dawbulla mà từ trên đỉnh mỏm đá
nầy, bé có thể trông thấy rõ mái nhà của cha mẹ mình ẩn trong tàng cây.
Khi những người đi theo Dilukshimô tả lại cảnh ấy họ liền đi tìm thử ở
cạnh bờ sông có khối đá nào như thế không thì quả nhiên họ trông thấy
một khối đá nhỏ nổi cao lên ở một vị trí nằm ngay giữa đoạn đường từ con
sông đến ngôi nhà của cha mẹ Shiromi khi leo lên đứng trên mỏm đá nầy
họ đều thấy rõ mái nhà của Shiromi lấp ló sau hàng cây.
Sự hội ngộ giữa hai gia đình Shiromi và Dilukshi đã đem lại kết quả là
cha mẹ của cháu bé Shiromi bất hạnh nhận Dilukshi làm con gái của mình.
Dilukshi được xem như Shiromi tái sinh. Còn cha mẹ hiện nay của Dilukshi
thì vẫn xem bé là con gái của mình, vì thế, giờ đây, Dilukshi là người
con của hai gia đình. Các người trong đoàn đi theo đã quay phim và chụp
ảnh hai gia đình chung cùng với nhau và sau đó họ tổ chức một bữa tiệc
mừng sự hội ngộ lạ lùng chưa từng có nầy.
Trường Hợp Bé Subashini.
Sonaw Gyatso là một bé gái 13 tuổi sống với cha mẹ tại Sri - Lanka. Căn
nhà Sonaw Gyatso ở gần vùng rừng núi. Theo lời thuật của cha mẹ Sonaw
Gyatso thì cô bé thường hay sợ tiếng động. Nhiều lần Sonaw Gyatso đã kể
lại cho gia đình nghe rằng trước đây bé đã bị chôn vùi vì đất lở do trận
giông tố tạo mưa lớn gây nên. Năm Sonaw Gyatso 13 tuổi, bé bắt đầu nói
về kiếp trước của mình một cách rất tự nhiên.
Lúc đó con tôi là một cô gái hái trà (hái trè) nơi đồn điền rộng lớn ở Sinhapitiya (Gampola). Thế rồi, vào một đêm
kia, trong một trận giông bão lớn đến khủng khiếp mẹ con lúc đó bảo con
hãy đốt đuốc lên và ra ngoài xem thử tình hình ra sao. Có thể đất, núi,
đồi quanh đó lở và sụp đổ không chừng... khi con cầm đuốc bước ra khỏi
nhà, trời tối đen, giông tố nổi lên và con đã bị phủ ngập trong những
khối đá sụp đổ từ cao xuống.
Sonaw Gyatso đã chỉ rõ nơi mà thảm họa đã diễn ra và cả gia đình của Sonaw Gyatso lúc đó cũng đều bị chết.
Theo
các tài liệu kiểm tra được về những thảm họa xảy ra ở vùng nầy thì
khoảng tháng 10 năm 1977 (khoảng hơn 2 năm trước khi Sonaw Gyatso chào
đời) đã có một trận đất chuồi (sụp lở) làm chôn vùi dân cư ở đây. Báo
hàng ngày Ceylon Daily Mirror đã đăng tải truyện nầy và còn cho thấy
những nấm mồ của những nạn nhân bị chết trong vụ đất lở nầy, tổng số
người bị chết là 28 người cả người lớn và trẻ con.
Điều kỳ diệu là Sonaw Gyatso mặc dầu ra đời sau cuộc thảm họa ây nhưng
lại mô tả lại thật rõ ràng những gì đã xảy ra. Cha mẹ Sonaw Gyatso cho
biết là chính họ cũng không hiểu rõ chi tiết như con họ đã mô tả. Như
vậy Sonaw Gyatso đã nhớ lại kiếp trước của mình và nhớ luôn cả những gì
đã xảy ra lúc đó. Sonaw Gyatso còn cho biết là chỗ ở của mình lúc đó
cách xa chỗ ở hiện nay 100 cây số. Sonaw Gyatso còn tả chi tiết về những
người trong nhà làm gì trước khi trận chuồi đất xảy ra. Theo Sonaw
Gyatso thì người anh cả tối đó có về nhà nhưng rồi lại đi ngay trước khi
cơn thảm họa kéo tới nhờ đó mà anh thoát chết. Ngoài ra người chị của
Sonaw Gyatso tối hôm đó cũng không có mặt ở nhà. Các nhà nghiên cứu sự
kiện tái sinh đã cố gắng đi sâu vào vấn đề. Họ nghĩ tại vùng xảy ra đất
chuồi năm 1977, những thân nhân của những người bị nạn chắc chắn vẫn còn
sinh cơ lập nghiệp quanh đó và hy vọng sẽ tìm ra được người đàn ông mà Sonaw Gyatso đã bảo là người anh cả trong nhà đã
thoát chết khi thảm họa xảy ra. Sau đó chính Sonaw Gyatso đã nhận ra
được người nầy và khi hỏi lại thì chính anh ta còn nhớ rõ ràng trước khi
xảy ra tai nạn đất lở, anh ta có về nhà và đã rời khỏi nhà tức thì có công việc riêng. Khi hỏi về người em gái của anh ta thì anh ta buồn rầu trả lời:
- Em tôi cũng đã bị chết trong trận bão tối hôm đó rồi. Em tôi tên là
Mallika (Devi Mallika). Để tìm đúng nơi mà Sonaw Gyatso đã mô tả, đoàn
nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của ông I.B.Herath đã leo lên ngọn núi, từ
đó nối liền với những đồi chè thoai thoải. Mọi vật chẳng có gì thay đổi
ngoài một vài nơi đất sụt lở dưới chân đồi, dưới có nhiều ngôi nhà bị
chôn vùi trong đất đá, Herath đã đúc kết lại những gì đã xảy ra trong
thảm họa đó. Lúc đó khoảng 8 giờ tối ngày 27 tháng 10 năm 1977 sấm sét
càng lúc càng mãnh liệt tiếp theo sau 4 ngày mưa tầm tả. Bất thình lình
một tảng đá hoa cương (granite) khổng lồ nặng hàng ngàn tấn sụt lở từ
trên cao lôi cuốn theo đất, bùn sụt lở ào ào đổ xuống sường núi và chôn
vùi tất cả những gì nằm ở bên dưới, trong đó có bé Mallika và gia đình
của bé.
Trong bản ghi các tài liệu về
trường hợp của Sonaw Gyatso có một đoạn mô tả cách uống trà của Sonaw
Gyatso khá lạ lùng. Thường ngày Sonaw Gyatso đều uống trà, đó là thói
quen khó bỏ nhưng cách uống trà lại có phần kỳ dị. Mỗi lần uống, Sonaw
Gyatso đổ một ít đường vào lòng bàn tay rồi khi uống một hớp trà thì lại
dùng lưỡi liếm một tí đường cho ngọt miệng. Cha mẹ Subashini đã ngạc
nhiên về cách uống trà của con mình và chẳng hiểu vì sao Subashini lại
thích uống trà theo kiểu lạ lùng như vậy. Mãi về sau, khi người đàn
ông mà Subashini bảo là anh cả của mình từ kiếp trước kể chuyện uống
trà trong gia đình anh ta thi khi đó mới vỡ lẽ ra rằng: Sở dĩ Subashini
uống trà theo cách vừa mô tả là do khi Subashini còn là Mallika (tiền
kiếp) thì trong gia đình nầy vì quá nghèo không đủ khả năng mua nhiều
đường pha vào tách trà để
uống thường lệ mà phải "chấm mút" nhỏ giọt theo phương cách đã kể. Cái
thói quen uống trà kiểu đó vẫn còn lưu giữ đối với Subashini khi tái
sinh.
Giờ đây, các nhà nghiên cứu không
còn nghi ngờ gì nữa về những gì mà chính Subashini đã kể về đời sống
tiền kiếp của mình, về những gì đã xảy ra cho mình và cho gia đình, tất
cả đều phù hợp với những gì mà các nhà nghiên cứu đã tìm thấy. Ngoài ra
sự kiện Subashini uống trà theo những cách thức liếm đường trong lòng
bàn tay và nhất là kinh hoàng hốt hoảng, lo sợ khi nghe tiếng sấm vang
đều là những bằng chức hết sức rõ ràng chứng minh rằng bé Millika đã tái
sinh trở lại qua bé Subashini vậy.
Trường Hợp Duminda Hậu Thân Của Một Vị Sư Trưởng Hay Ven Gunnepara Tái Sinh?
Tại Sri Lanka có một bé trai tên là Duminda. Khi sinh ra và lớn lên,
cháu bé cũng giống như bao nhiêu em bé khác, chẳng có gì đặc biệt. Nhưng
đến năm 3 tuổi tự nhiên Duminda biết tụng kinh như một chú tiểu và lạ
lùng hợn nữa là bé tụng kinh theo nguyên văn tiếng Pali một thứ tiếng
rất khó thuộc về ngôn ngữ cổ xưa của Phật giáo Ấn Độ.
Gia đình Duminda trước đó cũng đã có ý định muốn gởi bé vào một tu viện
địa phương và họ muốn chuẩn bị cho con mình trở thành một chú tiểu để
dần dần trở nên một nhà chân tu sau nầy.
Duminda được bố mẹ dẫn đến thủ đô của một vùng đảo nổi danh được xem như
là trung tâm tôn giáo nổi tiếng nơi mà Đền thờ Răng Thiêng của Phật
được xây cất, địa điểm nầy ở gần với tu viện Asgiry.
Trong thời gian còn bé, Duminda sống với ông bà chớ không ở với cha mẹ.
Ngay từ tấm bé, Duminda thường ăn mặc rất khác người. Thường ngày bé
khoác bên mình một miếng vải màu vàng (vắt ngang qua vai giống kiểu áo
choàng của những nhà sư thường mặc). Cứ mỗi ngày, Duminda đến viếng nơi
Đền Thiêng. Nơi đây bé Duminda tụng kinh Pali.
Cha mẹ Duminda cho biết: Năm lên ba tuổi, Duminda tự nhiên nói một câu như sau:
- Trước đây tôi là một nhà sư ở đền Asgirya.
Ông ngoại của Duminda cũng cho biết là thường khi đứa cháu nầy thúc
giục mọi người trong gia đình hãy đến Đền Asgirya để lễ bái.
Sáng nào Duminda cũng dậy sớm, khoát tấm vải màng như đắp y lên mình
rồi bước ra cửa đứng trước mặt nhà nhìn người qua lại. Mỗi lần thấy bóng
dáng một vị sư bước lên xe bus là Duminda kêu to lên như nhắc nhở:
- Kìa, kìa, nhà sư đã lên đường rồi, tôi cũng muốn đến Đền Asgirya, hãy để tôi đi!
Những gì mà cá nhà sư thường làm như giờ trai tăng, giờ tụng kinh, giờ
đọc sách, lễ phật... thì Duminda đều làm đúng theo như một vị sư đã tu
trì lâu ngày trong chùa vậy. Người mẹ Duminda thì kể rằng: Duminda rất
sạch sẽ, thường căn dặn mẹ là không nên đụng tay vào một vị sư nào vì đó
là điều
cấm kỵ. Ngay cả khi người mẹ tắm cho Duminda thì chỉ có múc nước xối
lên người bé thôi chớ không được kỳ cọ đụng tay vào da thịt bé. Duminda
cũng không chơi với những trẻ con khác vì tự nhận mình là người lớn,
luôn luôn tỏ ra đàng
hoàng nghiêm túc. Bé thường dặn người trong nhà hãy gọi mình là chú
tiểu hay sư nhỏ cũng được hoặc gọi bằng hai chữ Podi Sadhu. Duminda dần
dần không còn là đứa
bé kỳ dị đối với gia đình nữa. Cha mẹ Duminda chẳng còn ngạc nhiên hay
lo lắng về những cử chỉ, lời nói lạ lùng của bé nữa vì họ xem Duminda
như có "căn cơ" "nghiệp lực" tu trì từ nhỏ và chắc chắn sẽ thành vị sư
tài ba sau nầy. Vì thế họ dự định gởi Duminda vào tu viện, ở Tích Lan
cũng có tục lệ gần giống với Tây Tạng về vấn đề con trẻ thường được cha
mẹ gởi vào tu viện để được đào tạo và trở thành tu sĩ sau nầy.
Duminda thường dùng cái quạt cầm tay để che trước mặt giống như những
nhà sư thường làm và ngâm thơ một cách thành thạo. Khi gặp các nhà sư
ngoài đường hay đến nhà. Duminda luôn luôn nhắc đi nhắc lại rằng mình
trước kia (kiếp trước) cũng là một nhà sư tu hành ở Asgirya. Duminda còn
cho biết là tại đó có một tu viện lớn và mình có một ở với đầy đủ đồ
đạc và của cải. Ngoài ra, còn có một chiếc xe mô tô nữa. Duminda thường
ngỏ ý muốn được đến Asgirya thể thăm ngôi Đền Thiêng và coi lại căn
phòng, đồ đạc và chiếc xe của mình.
Những
nhà sư đã có lần gặp Duminda đều có nhận xét rằng: "Đây là một đứa trẻ
có phong cách, cử chỉ, lời nói lạ lùng hoàn toàn khác xá với những đứa
trẻ khác. Nhiều người đề nghị là nên đưa Duminda đến Asgirya một chuyến
thử xem sao.
Chuyến
đi được sắp đặt chu đáo. Ngày khởi hành là ngày chủ nhật, tháng 10 năm
1987. Cùng đi với Duminda đến Asgirya có một số nhà báo và bhàm khoa
học. Một số nhà báo của tờ báo nổi tiếng Island là Oliver Silva cũng
tháp tùng theo. Suốt cuộc hành trình. Duminda rất tành về đường sá dẫn
đến tu viện chính ở Asgirya Duminda còn nhắc lại những tập tục ở đó nhất
là những phương thức, nghi lễ cầu nguyện. Duminda nhắc lại là lúc còn
là vị sư ở đó, Duminda đã dược tôn kính và nể trọng.
Khi tới nơi, một vị sư đã nghe qua chuyện kể về Duminda và nêu lên câi hỏi như sau:
- Chào Duminda, chẳng hay Duminda có biết cây Bồ Đề nơi dấu tích Linh Thiêng của phật ở đâu chăng?
Duminda nghe vị sư hỏi mình câi đó thì im lặng không trả lời nhưng bước
đi thật nhanh không do dự qua một nơi với nhiều bậc cấp quanh co và đến nơi có ngôi điện nằm dưới cây Bồ Đề.
Khi vào trong tu viện, Duminda tự nhiên đi qua các phòng như người đã ở
đây từ lâu rồi. Đến một phòng khá khang trang gần tu viện Dumind mởp
cửa và chỉ vào trong nói với mọi người:
- Đây là căn mà xưa kia tôi đã ở.
Các nhà sư có mặt ở tu viện vô cùng kinh ngạc, họ không dám coi thường
Duminda, họ tỏ vẻ kính nể ra mặt. Một vị tu sĩ mời Dumimda ngồi cho đỡ
mỏi nhưng Duminda vẫn đứng yên chờ cho đến ki có người đem miếng khăn
trắng phủ lên ghế mới chịu ngồi xuống vì đó là tục lệ đặc biệt dành cho
một vị cao tăng.
Duminda lúc bấy giờ mới chững chạc, chậm rãi kể về thân của mình cho mọi người nghe.
- Trước đây tôi là một vị sư và đã qua đời sau một lần té ngã xuống đất. Lúc đó tôi cảm thấy đau tức ở ngực thật dữ dội và được chở tới bệnh viện nhưng không thể cứu chữa được nữa.
Khi một bức ảnh xưa chụp 12 vị sư được đem ra trao cho Duminda xem thì
Duminda nhìn ản một hồi lâu rồi đưa ngón tay chỉ một vị sư đứng trong
ảnh và nói:
- Người nầy chính là tôi!
Lúc bấy giờ hai vị sư già và vị cao tăng trong tu viện xem lại người mà
Duminda đã chỉ trong bức ảnh thì họ đều xác nhận được chính là vị sư
trưởng của tu viện tên là Ven Gunnepana. Vị nầy đã qua đời năm 1929.
Điều trùng hợp lạ lùng với những gì mà Duminda đã nói trước đó là vị sư
trưởng nầy có của cải, tiền bạc và có một chiếc xe mô tô nữa.
Duminda còn chỉ cho mọi người thấy nơi mà trước đây mình đã ngủ, nơi treo các quần áo.
Trước bàn thờ Phật. Duminda kính cẩn quỳ xuống làm lễ tụng kinh bằng
tiếng Pali. Có lần một người trong đoàn nghiên cứu hiện tượng Dumimda
tái sinh đã hỏi: ‘’Duminda học những bài kinh tiếng Pali nầy ở đâu?’’
thì Duminda trả lời như sau:‘’ở đây.’’
Bác sĩ Ian Stevenson đã phát biểu như sau khi nghiên cứu kỷ hiện tượng lạ lùng về cậu bé Duminda.
Đây là một trường hợp ly kỳ và lý thú về hiện tượng được gọi là hiện
tượng luân hồi tái sinh. Một hiện tượng cho đến nay rõ ràng khoa học
chưa có thể giải thích nhưng càng ngày con người càng gặp nhiều hiện
tượng tương tự xảy ra khắp nơi trên thế giới...
Sự kiện vừa kể trên được xem như trường hợp thuộc về hiện tượng hoá
thân trở lại của những vị chân tu để hoàn tất một tâm nguyện như tiếp
tục cứu độ chúng sinh chẳng hạn. Và sự kiện nầy đã trở thành thông
thường nơi xứ Tây Tạng.
Sự Tái Sinh Của Những Vị Hóa Thân
Sự
tái sinh luân hồi được hiểu đơn giản là sự đầu thai lại và người Tây
Tạng tin tưởng rằng có những vị cao tăng, những vị sư trưởng, khi chết
thường có ý nguyện được tái sinh trở lại để giúp đỡ chúng sinh. Các vị
Bồ Tát mặc dù đã
thoát khỏi vòng luân hồi Nhân Quả nhưng họ vẫn muốn được đầu thai trở
lại để hoàn tất ước nguyện cứu độ những kẻ còn chìm đắm trong mê mờ tối
tăm ở cõi thế.
Danh từ Hóa Thân được dịch từ chữ Tulkus và được
hiểu như đã nói trên. Thật ra từ Hóa Thân chỉ dùng cho những vị Bồ Tát
còn muốn tái sinh trở lại. Nhiều sách vỡ đôi khi còn dịch chữ Hoá Thân
qua từ Reincamation. Từ Reincamation chỉ sự đầu thai của tất cả những
chúng sinh còn bị nghiệp quả luân hồi tác động. Trái lại từ Tulkus chỉ
sự đầu thai trở lại theo ý muốn, vì những người đầu thai nầy thật sự đã
thoát khỏi sự ràng buộc của luân hồi. Những vị nầy sau khi đã đầu thai
rồi, họ vẫn ý thức được rõ ràng về tiền kiếp của mình và biết rằng mình
tái sinh trở lại là để thực hiện một ý tưởng vị tha cao cả cho chúng sinh.
Theo các tài liệu nghiên cứu về Phật giáo Tây Tạng và nhất là những
cuộc đời của Đức Đại Lai Lạt Ma Tây Tạng (mà chúng tôi may mắn đã có
được một tài liệu giá trị của tác giả Phương Dung viết về đề tài nầy
trên báo Hồn Việt và báo Việt Nam (1993) thì từ năm 1419 Tây Tạng đã có
truyền thống về sự hóa thân khi Đại Sư Tsong Khapa qua đời. Vị nầy đã
chỉ định sư Gedum Truppa thay thế mình. Chính vị sư nầy đã nguyện rằng
sau khi chết sẽ tái sinh trở lại để cứu độ chúng sinh và hoàn tất những
gì mình chưa làm xong cũng như phát triển việc huấn luyện các tu sĩ phái
Gelugpas thường được gọi là phái Mũ Vàng lúc đó đang gặp nhiều khó khăn
trở ngại.
Theo Đại Sư Gedun Truppa thì
hóa thân trở lại trần gian, ông sẽ đầu thai trở lại qua các vị Đạt Lai
Lạt Ma. Để các đệ tử biết được mình sẽ hóa thân vào người nào, Đại sư đã
chỉ rõ một vài thứ đồ dùng hằng ngày của mình và viết một bài kệ đặc
biệt. Ngày sau cứ theo đó mà suy đoán. Sau khi Đại sư Gedun Truppa viên
tịch được 2 năm, các đệ tử đã thăm dò, theo dõi, tìm kiếm khắp nơi những
gì khả dĩ nói lên được sự tái sinh của Đại Sư.
Lúc bấy giờ ở một vùng kế cận Thủ Đô, có một bé trai mới 2 tuổi nhưng
ăn nói và hiểu biết thông thạo như người lớn. Nghe được tin nầy, các đệ
tử của Đại Sư đã tìm đến tiếp xúc. Họ thấy cậu bé trả lời những câu hỏi
do họ đưa ra rất trôi chảy. Sau đó là cuộc thử thách, họ đặt những di
vật của Đại Sư Gedun Truppa lẫn lộn với nhiều đồ vật khác của những vị
sư khác trong tu viện trước mặt cậu bé rồi hỏi như sau:
- Hãy cho biết những thứ nào người đã thường dùng ngày xưa?
Cậu bé nhìn tất cả các thứ rồi lựa chọn những di vật của Đại Sư Gedun Truppa để riêng ra một bên rồi nói:
- Đây là những thứ tôi thường dùng ngày trước.
Các đệ tử vô cùng kinh ngạc, một người nhớ lại bài kệ liền đưa cho cậu
bé đọc thử. Không ngờ vào tuổi nhỏ như vậy mà cậu bé lại đọc được cả bài
kệ và còn giải thích luôn những đoạn khó hiểu cho mọi người nghe.
Sau khi đã chắc chắn đó là vị Hóa Thân của Đại Sư Gedun Truppa. Các đệ
tử đã rước cậu bé về tu viện và tôn lên làm Sư Trưởng với danh hiệu là
Gedun Gyatso. Tại tu viện, cậu bé đã được huấn luyện rất kỷ về giáo lý
quy luật và mọi thứ dành cho vị Sư Trưởng sau nầy. Gedun Gyatso rất
thông minh, học một biết mười, có lần cậu bé thấy nhiều người trong tu
viện kinh ngạc về trí thông minh của mình nên đã nói một câu như sau:
- Thế các người không biết ta chính là Đại Sư Gedun Truppa hay sao?
Về sau, cậu bé đã lớn lên trong tu viện cùng với các tài năng xuất
chúng của mình. Lúc bấy giờ ông là một Sư trưởng nổi danh về tài đức,
thông suốt mọi kinh điển Phật giáo và đã
đi rao giảng, giúp đỡ mọi người từ những làng mạc xa xôi đến những nơi
heo hút khiến mọi người dân ở Tây Tạng đều tôn sùng kính nể. Sư trưởng
có nhiều ước nguyện trong vấn đề cứu độ chúng sanh. Nhưng chưa thực hiện
được bao nhiêu thì bệnh bất ngờ và qua đời. Trước khi tắt hơi, vị Sư
trưởng nầy đã trăn trối lại mình sẽ tái sinh lần nữa để mong hoàn tất ý
nguyện. Lần nầy, ông để lại một số di vật khác trước và một bài kệ mới
để các đệ tử dùng trong việc tìm ra người mà Sư trưởng sẽ đầu thai vào.
Không đầy một năm rưỡi sau, người ta phát hiện được một ngôi làng ở rất
xa thủ đô có một cháu bé ra đời trong một gia đình nghèo. Bé nầy có
những cử chỉ và lời nói rất lạ lùng. luôn luôn tỏ vẻ nôn nóng và yêu cầu
về đến được chính tu viện để gặp mặt một số vị sư ở đó. Tu viện chính
liền cử ba người đến ngôi làng ấy. Khi đi, họ đem theo các di vật của Sư
trưởng cùng bài kệ. Trước lúc phái đoàn đến nhà một ngày, cháu bé đã
báo cho gia đình biết là: "Ngày mai sẽ có khách quý đến thăm, hãy chuẩn
bị trà nước đón khách". Quả nhiên ngày hôm sau phái đoàn tu sĩ của tu
viện chính đến, cháu bé đã nhận ra một người trong đoàn, đó là một vị sư
già thường lo việc giao tiếp giữa các ngôi chùa, các tu viện, cháu bé
đã hỏi thăm về tình hình ở tu viện cùng những việc mà lúc sinh tiền, Sư
trưởng Gedun Gyatso đã biết qua. Các vị sư lại bày ra các di vật của sư
trưởng chen lẫn với những thứ khác vào và yêu cầu cháu bé chọn ra hai đồ
vật mà trước đây Sư trưởng Gedun Gyatso thường dùng và còn chỉ vào một
vật thứ ba rồi bảo rằng:
- Vật nầy ta thường dùng hằng ngày. Nhớ giữ gìn cẩn thận kẻo sứt mẻ.
Riêng bài kệ, cháu bé đọc song suốt và còn bảo rằng: "bài kệ ngày xưa vẫn còn lưu trữ tại tu viện chứ?"
Cháu bé được tôn vinh sau đó làm vị Đại Sư tên là Sonaw Gyatso. Đây là
vị Đại Sư tài ba nỗi lạc còn hơn cả vị Sư trưởng trước. Điều nầy được
các vị Trưởng Lão giải thích rằng: qua nhiều lần tái sinh và học hỏi,
lần tái sinh sau bao giờ cũng đặc sắc hơn vì đây là một sự tiến hóa,
trong đó có sự tiến hóa rõ ràng về kiến thức. Hơn nữa vì sự Hóa thân nên
các vị nầy luôn luôn tu bồi thêm công quả và sự học hỏi của mình. Đại
sư Sonaw Gyatso đã là người tạo sự giác ngộ lạ lùng cho danh tướng hung
dữ Đại Hãn và cũng từ đó mà tướng Mông Cổ nầy đã phong Đại Sư làm Đạt
Lai Lạt Ma và cầu mong Đại Sư bảo vệ và giáo hóa cho người Mông Cổ.
Năm 1588, Đại Sư Sonaw Gyatso qua đời, lần nầy vị Đại Sư căn dặn các đệ
tử trước khi xuôi tay là mình sẽ lại tái sinh một lần nữa để cứu độ
người Mông Cổ. Vị Đại Sư đã để lại một số di vật và một bài kệ ngắn để
các đệ tử đối chiếu và tìm kiếm người hóa thân.
Đến khoảng năm 1593, các đệ tử mới tìm gặp một bé trai 5 tuổi có những
điều rất phù hợp với cuộc thử nghiệm. Bé trai nầy được đưa về tu viện và
phong danh hiệu là Yonsten Gyatso Tưởng nên biết rằng bé trai nầy gốc
gác là cháu nội của Đại Hãn Mông Cổ Về sau, bé trai nầy trở thành Đạt
Lai Lạt Ma và chính nhờ vị nầy mà nhân dân Mông Cổ trải qua được một
thời đại vững bền, an cư lạc nghiệp.
Khi
Yonsten Gyatso, vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 4 nầy qua đời, các đệ tử lại theo
truyền thống như trình bày từ trước để tìm người kế vị. Đó là Hóa thân
của chính Yonsten Gyatso. Đây là vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 danh hiệu là
Lobsang Gyatso. Trong đời ngài, cung điện Potala được xây dựng cùng với
nhiều tu viện và đào
tạo nhiều tu sĩ có nhiều khả năng từ đạo đức đến học vấn. Tây Tạng nhờ
đó ngày càng phát triển mạnh về nhiều mặt. Các vị Đạt Lai Lạt Ma tuần tự
nối tiếp theo phương thức Hóa thân đã cố gắng chăm sóc nhân dân và gìn
giữ đất nước được độc lập lâu dài trong suốt mấy trăm năm.
Nhưng
rồi tai họa lại xảy đến cho toàn dân vì Tây Tạng nằm bên áp lực của
những nước lớn như Nga và Trung Cộng, ngoài ra còn chịu áp lực của những
nước khác nữa. Lúc bấy giờ vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 của Tây Tạng là
Thupten Gyatso đã tìm đủ mọi cách để chống đỡ đất nước nhưng càng ngày
Tây Tạng càng bị ngoại bang nhòm ngó. Ngài biết trước thế nào đất nước
ngài cũng gặp thảm họa nhưng ngài lại không thể sống thêm để cứu nguy
dân tộc và đạo pháp. Sau khi ngài qua đời, Trung Cộng tung quân xâm lược, đàn áp người dân Tây Tạng và tìm cách triệt hạ tôn giáo.
Tục truyền rằng khi vị Đạt Lai Lạt Ma Thupten Gyatso qua đời, nhục thân ngài ở vị thế ngồi tĩnh tọa và được
ướp xác theo phương pháp cổ truyền. Nhưng sau đó các tu sĩ thấy mặt
ngài đã chuyển về hướng Đông Bắc. Vị sư già nhiều kinh nghiệm đã suy ra
rằng đức Đạt Lai Lạt Ma đã chỉ hướng, nơi mà ngài lại tái sinh. Từ đó
cuộc tìm kiếm vị Hóa thân của ngài được tiến hành. Phái đoàn lên đường
nhắm hướng Đông Bắc mà đi.
Trên đường họ thu thập thêm các sự kiện có liên hệ. Một hôm họ nghe đồn
về một cháu độ 3 tuổi rất thông minh và thường nhắc đến các vị sư cũng
như thích kinh điển. Phái đoàn đến ngôi nhà đó.
Đây là một ngôi nhà xây bằng đất tọa lạc bên cạnh một cây cổ thụ sum
xuê. Khi phái đoàn bước vào thì gặp cháu bé. Cháu bé rất vui mừng khi
thấy các nhà sư vào nhà mình nên chạy vội đến mà ngồi lên đùi một vị trưởng lão hòa thượng vì vị nầy có đeo một chuỗi hạt rất đẹp vị sư hỏi:
-Tên ngươi là gì?
-Cháu bé đáp:
- Tôi là Lhamo
- Vị sư lại chỉ một nhà sư đứng bên cạnh và hỏi:
- Đây là ai?
- Cháu bé đáp:
-Đây là Lạt Ma Scra.
Phái đoàn đã biết được một phần nào kết quả khi trắc nghiệm cháu bé
Lhamo, nhưng họ còn phải tìm hiểu thêm nữa trước khi quyết định tháp
tùng Lhamo về tu viện. Lần sau họ đưa ra một số xâu chuỗi khác nhau và
yêu cầu Lhamo phân biệt thử xâu chuỗi nào là của Đạt Lai Lạt Ma thứ 13
thường dùng. Lhamo liền bước đến dùng xâu chuỗi không đúng của Đạt Lai
Lạt Ma ra và chỉ giữ lại xâu chuỗi của ngài đã dùng trước đây. Các vị tu
sĩ đều kinh ngạc vì quả thật xâu chuỗi đó chính là xâu chuỗi của Đạt
Lai Lạt Ma thứ 13. Các cuộc trắc nghiệm kế tiếp đều được Lhamo làm đúng
hoàn toàn. Do đó phái đoàn quyết định đưa Lhamo về kinh đô. Mặc dầu
đường sá khó khăn lại thêm quân đội Trung Cộng gây cản trở nhưng cuối
cùng phái đoàn cũng đưa được Lhamo về cung điện Potala. Đến năm gần 5
tuổi. Bé Lhamo chính thức được tôn vinh là Đạt Lai Lạt Ma lần thứ 14.
Trong suốt 20 năm, vị phật sống nầy phải được huấn luyện về mọi mặt. Tuy
nhỏ tuổi nhưng ngài phải vượt qua nhiều thử thách cam go về giờ giấc,
học hành, và nhất là thực hành các pháp môn và giáo lý Phật giáo...
Trong khi đó, tình hình chính trị không yên. Trung Cộng tìm đủ mọi cách
để gây hấn vì thế năm 1959 Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 đã phải trong đêm
khuya trốn khỏi điện Potala để vượt biên giới để lánh nạn ở Ấn Độ. Trên
đây là những giai đoạn Hóa thân của Đạt Lai Lạt Ma Tây Tạng. Thật sự
thì sự hóa thân được xem như khởi đầu từ Đại Sư Gedun Truppa trở đi.
Khi một vị Đạt Lai Lạt Ma qua đời, vị nầy thường có được ước nguyện tái
sinh trở lại, việc đi tìm cho đúng ai là người Hóa thân của những vị
nầy là cả một vấn đề rất khó khăn. Đôi khi phải mất 3, 4 năm hay hơn mới
tìm ra được vị hóa thân. Vì thế mỗi khi một vị lãnh đạo tôn giáo cao
cấp của Tây Tạng qua đời thì họ sẽ đầu thai trở lại.
Mới đây các vị sư Tây Tạng trú tại Ấn đã lưu ý đến trường hợp một cậu
bé 5 tuổi tên là Simon cậu bé nầy có lời nói và cử chỉ rất lạ lùng. Khi
gặp tu sĩ Geshe Lobsang Tsepel, 62 tuổi( viện trưởng của trung tâm Phật
giáo Tây Tạng ở San Dioge) cậu bé đã bước tới nói một câu rất tự nhiên:
- À! Tôi biết ông nhưng có lẽ ông không nhận ra tôi?! Chính tôi là người mà ông thường ở kề cận.
Lúc đầu tu sĩ Geshe Lobsang Tsepel cứ tưởng cậu bé tập nói theo kiểu
người lớn nhưng khi ông nầy cuối xuống nhìn vào mắt cậu bé Simon và hỏi
lại một câu rằng: "vừa rồi Simon đã nói gì?" thì bé vẫn trả lời: "tôi
biết ông!" vừa nói Simon vừa đưa tay mân mê chiếc còng của tu sĩ Geshe
tỏ vẻ thân mật vô cùng.
Vị tu sĩ nầy sau
đó, trở lại hỏi người trong gia đình nầy về trường hợp của bé Simon thì
được cha mẹ Simon cho biết thêm chi tiết như sau:
Bé Simon rất khác thường nếu so sánh với các trẻ con khác, suốt ngày
Simon chỉ ngắm trời mây, đi dạo trong nhà hay trong sân. Ít thích chơi đùa
nghịch ngợm, thường tư lự như một người đứng tuổi. Mới đây Simon lại có
các biểu hiện lạ lùng như tự nhiên nói những lòi tiên tri. Có lần Simon
khuyến cáo trong nhà không nên nghe lời người hàng xóm để đi xa thì
thật sư nơi đó chẳng có gì. Lần khác Simon bảo người cha nên ở nhà trong
một ngày mà Simon bảo ngày ấy là rất xấu cho ông. Quả hôm đó chỗ ông
định tới lại bị lụt lớn, gãy cầu, nếu ông đi sẽ bị kẹt lại đó một thời
gian.
Cậu bé Simon sinh tại California Hoa Kỳ và đã
tình cờ gặp tu sĩ Geshe Lobsang Tsepel khi vị nầy đến thăm Victoville
thuộc vùng sa mạc Nam Cali. Sau khi thấy ở bé Simon những biểu hiện lạ
lùng, vị tu sĩ nầy trở về và hôm sau nằm mộng thấy vị thầy của mình thuở
trước. Đó là Lạt Ma Lobsang Phakpa, người đã viên tịch tại Trung Quốc
vào đầu thập niên 1950, trong giấc mơ, vị Lạt Ma nầy như có điều gì nhắn
gởi với tu sĩ Geshe Lobsang Tsepel. Khi vị tu sĩ giật mình thức dậy,
ông tự nhiên có ý nghĩ rằng có lẽ bà Simon là Hóa thân của Lạt Ma
Lobsang Phakpa chăng vì ngày xưa tu sĩ Geshe Lobsang thường sống gần gũi
bên vị Lạt Ma nầy và vị nầy mỗi khi nói điều gì cũng thường hay lấy tay
sờ hay ấn vào cằm tu sĩ Geshe Lobsang giống như bé Simon đã làm. Sau
đó, tu sĩ nầy đã viết một bức thư đầy đủ chi tiết gởi về Ấn Độ để thỉnh ý
quý vị lãnh đạo tu viện cũ có liên hệ với Lạt Ma Lobsang Phakpa.
Sau một thời gian tìm hiểu, trắc nghiệm, quý vị trong ban lãnh đạo tu
viện đã quyết định gởi bé Simon qua Ấn để tìm hiểu thêm và nếu quả thật
thì bé Simon sẽ được giáo dục theo phương pháp và chương trình giáo dục
của tu viện Tây Tạng.
Cũng cần biết thêm
là trước đó vài năm, tại Tây Ban Nha người ta cũng phát hiện được một
cháu bé được nghi ngờ là một Hóa thân của một vị Lạt Ma. Và năm 1992
người ta cũng phát hiện được một bé trai có cử chỉ và lời nói hoàn toàn
giống Đức Phó Tăng Thống Tây Tạng. Sau đó Đạt Lai Lạt Ma đã đồng ý gởi
bé qua Ấn Độ tìm hiểu thêm đó có phải là một Hóa thân của vị Tăng Thống
ấy không.
Kết Luận
Nhà
triết học nổi danh Schopenhauer đã có một suy nghĩ về số kiếp sinh vật
khi ông bàn về vấn đề siêu hình của sự chết: "Nếu ta nghĩ lại một cách
khách quan và vô tư rằng khi ta giết một sinh vật nào đó, hoặc là con
chó, con chim, con ếch hay là một con côn trùng nhỏ nhoi... thì quả thật
ta không thể nào tưởng tượng được sinh vật ấy mà trước đây đầy sinh lực
và kỳ diệu đến thế bỗng nhiên lại bị giết đi một cách tức tưởi vì một
hành động tàn ác dửng dưng hay xuẩn ngốc của ta và trước mắt ta hàng
triệu sinh linh khác đủ cỡ đủ loại đầy sức sống và đầy
ham muốn, chúng được sinh ra và trước khi sinh, không thể là một cái gì
cả và từ không ấy lại khởi đầu mọi thứ. Như thế ta không thể không ngạc
nhiên tự hỏi rằng: "cái gì biến đi và cái gì lại thay thế chúng khi ta
mãi thấy chung quanh mình sinh vật nầy mất đi thì sinh vật khác xuất
hiện cũng như phải thắc mắc về điều sinh vật ấy từ đâu đến nhất là những
sinh vật cùng hình dạng, cùng đời sống và tập tính, chỉ khác ở thể chất
mà thôi?"
Đại Đức Dhammananda đã
có lần phát biểu như sau: "Nếu trong vũ trụ hay trong đời nầy chỉ có một
kiếp sống độc nhất thì tại sao Thượng Đế nhân từ bác ái vô biên lại
dửng dưng trước đau khổ trước sự sống chết, thọ yểu của con người. Tại
sao lại có sự bất công vô lý khi người nầy mới ra đời đã chết còn người
khác lại sống thọ? Hay người nầy bệnh hoạn khổ đau, nghèo nàn, còn người
kia lại mạnh khỏe, giàu sang, hạnh phúc? Làm sao Ngài lại bất công đến
như vậy được? Hay phải chăng tất cả đều có nguyên nhân và nguyên nhân đó
có phải phát sinh từ những hành động xấu xa tội lỗi hoặc tốt lành của
con người đã tạo ra hay không? Nói khác đi họ đã tạo nhân thì nhân sẽ
phát sinh quả? Nếu thế thì những gì xảy ra trong cuộc đời người nầy hoặc
người kia đều không phải do sự tình cờ ngẫu nhiên mà chính là do hậu
quả của mọi hành động và sự bất đồng đều, bất tương xứng hay bất công
trong cuộc sống giữa kẻ nầy, người kia, giữa người giàu, người nghèo,
người sung sướng người đau khổ, người cô đơn, người hạnh phúc, người
bệnh nan y tật nguyền người mạnh khỏe... đều do nghiệp báo, tái sinh mới
giải thích được một cách hợp lý đối với sự bất công vô lý trong cuộc
sống của mỗi con người mà thôi."
Rõ ràng
hiện tượng tái sinh đã mở ra cho con người chúng ta những cánh cửa mới
khác để từ đó giúp ta hiểu rõ hơn về cuộc đời, về cuộc sống của con
người và đặc
biệt nhất là ngay chính bản thân mình về những gì từ quá khứ đến hiện
tại và cả tương lai. Trong cuốn Life After Life của Raymond A. Moondy có
một đoạn nói đến sự hiểu biết về sống chết, về luân hồi tái sinh đã ảnh
hưởng nhiều đến đời sống trong hiên tại của mỗi con người chúng ta.
Dịch giả Hoàng Phi Lưu Hoàng Nguyên đã dịch lại đoạn ấy như sau: (trong
Giai Phẩm Pháp Duyên Bộ mới số 3)
"Ảnh
hưởng của kinh nghiệm túc lâm chung đối với đời họ dường như hiện ra
dưới dạng những dạng tế nhị, thầm lặng hơn. Nhiều người cho tôi biết nhờ
kinh nghiệm đó, đời họ trở thành sâu rộng hơn, họ trở nên trầm tư hơn
và quan tâm nhiều đến những vấn đề triết lý cơ bản.
"Lúc đó trước khi lên học trường cao đẳng tôi sống tại một tỉnh nhỏ với
những người trí óc hẹp hòi, những người mà dù muốn dù không tôi cũng
từng cộng tác. Tôi là một thằng nhóc điển hình của hội học sinh trung
học. Bạn sẽ không giống như thế, trừ phi bạn gia nhập hội chúng tôi.
Nhưng sau khi chuyện đó xảy ra, tôi muốn biết nhiều hơn nữa. Song lúc
ấy tôi nghĩ chắc không ai biết rành chuyện nầy bởi lẽ tôi chưa ra khỏi
thế giới nhỏ bé của mình. Tôi nào biết chi về tâm lý học hoặc những gì
tương tự. Tôi nào biết chi về tâm lý học hoặc những gì tương tự. Tôi chỉ
biết đã cảm thấy bỗng chốc trở nên già dặn sau khi chết hụt, vì nó đã
mở ngõ cho tôi cả một thế giới mới mà tôi đâu ngờ nó có thể hiện hữu.
Tôi cứ mãi băn khoăn: "Quả có nhiều điều mình cần khám phá." Nói cách
khác, cuộc sống phong phú hơn là việc xem chiếu bóng tối thứ sáu và chơi
đá banh. Tôi thấy có nhiều cái mình mù tịt. Rồi tôi bắt đầu suy nghĩ:
"Đâu là giới hạn của con người, của tâm thức?" Nó chỉ hé mở ngõ cho tôi
thấy một thế giới mới mà thôi"
Có người lại nhận định:
"Từ đó, lúc nào tôi cũng nghĩ đến những gì mình đã làm trong đời và
những gì mình sẽ làm. Tôi tự mãn với quá khứ. Tôi không nghĩ là cõi đời
có nợ tôi chi, vì tôi đã làm tất cả những điều mình muốn, tôi đã làm
theo ý mình, và tôi hiện còn sống, còn có thể làm thêm nữa. Nhưng từ khi
chết hụt, bỗng nhiên ngay sau lúc hồi sinh, tôi bắt đầu hỏi mình đã làm
những điều trước kia từng làm vì chúng là điều thiện, hay vì chúng ích lợi cho tôi.
Xưa kia tôi phản ứng khi có sự xúc động, nay thì tôi suy nghĩ chậm rãi,
kỹ lưỡng trước đã. Mọi việc dường như phải qua tâm trí tôi và được tiêu hóa cái đã.
Tôi cố gắng làm những việc có nhiều ý nghĩa hơn, điều nầy làm hôn tôi
thoải mái hơn. Tôi có gắng không có thành kiến, tránh phê phán người
khác. Tôi muốn làm những việc thiện chứ chẳng phải những việc ích kỷ. Và
dường như tôi trở nên lịch lãm hơn. Tôi cảm thấy thế vì những gì đã xảy
ra cho tôi, và những nơi tôi đã đến và những điều mình thấy trong cơn
thập tử nhất sinh."
Những người khác cho biết có sự thay đổi thái đô đối với cuộc sống dương trần mà họ đã trở lại. Chẳng hạn một bà đã nói thật đơn giản: "Nó làm đời tôi trở nên quý báu hơn nhiều đối với tôi."
Người khác kể:
"Về phương diện nào đó, nó đã rất hữu ích trước khi bị cơn đứng tim,
tôi quá quân rộn hoạch định tương lai cho lũ con và lo nghĩ chuyên đã
qua, nên lỡ dịp vui sống những giây phút hiện tại. Giờ tôi có thái độ
khác biệt nhiều."
Nhiều người cho rằng
việc trải qua kinh nghiệm chết sống đã thay đổi quan niệm của họ về tâm
thức, về tầm quan trọng tương đối của thể xác đối với tinh thần. Đoạn
văn sau đây của một bà từng xuất hồn trong cơn thập tử nhất sinh minh
họa khá rõ ràng điều nầy:
"Lúc tôi ý thức
về tâm hồn mình nhiều hơn về thể xác. Tâm hồn là phần quan trọng nhất,
thay vì hình dáng của cơ thể. Thế mà trước đây, trong suốt cuộc đời, nó
hoàn toàn ngược lại. Tôi đã chủ yếu chú trọng đến thân thể, còn cái gì
đang lướt qua trí chỉ là những điều đang lướt qua, thế thôi.
Nhưng sau khi sự việc xảy ra tâm hồn tôi là cái đáng chú ý, hình hài là
thứ yếu. Hình hài chỉ có cái vỏ để bọc tâm hồn. Có hay không có thể xác
tôi cóc cần, điều đó không thành vấn đề vì mới thái độ hoàn toàn dửng
dưng, tâm hồn tôi vẫn là cái quan trọng."
Qua mấy trăm trang sách, tuy không đủ vào đâu so với vấn đề huyền vi
rộng lớn vô cùng của hiện tượng được gọi là luân hồi, tái sinh, tiền
kiếp, hậu kiếp nhưng một phần nào cũng giúp làm rõ nét những gì có liên
quan đến vấn đề trọng đại của những kiếp người. Những kiếp người liên hệ
nhân quả với nhau hay tổng quát hơn là sự luân hồi chuyển kiếp qua
những đời sinh vật. Tuy nhiên có nhiều người đã nghĩ sai lạc về sự luân
hồi chuyển kiếp. Chẳng hạn họ cho rằng ta cứ việc sát sinh càng nhiều
càng tốt vì làm như thế là đã
"hóa kiếp" cho các loài sinh vật. Đây là một sự hiểu lầm tai hại vì
luân hồi được xem như một định luật tự nhiên, khi ta giết một con vật
với ý nghĩ giúp hóa kiếp sớm cho nó thì chẳng khác nào hành động vặn kim
đồng hồ hay xé từng xấp lịch cho thời gian, ngày tháng tới nhanh hơn.
Đã là sinh vật thì luôn luôn chịu ảnh hưởng của sự tái sinh mà nguyên
do chính hành động, nó là nguyên lý tác động làm phát sinh sự luân hồi
chuyển hóa tái sinh. Kinh Bhagavad Gita có câu:
"Nghiệp chính là lực sáng tạo, vì lực sáng tạo ấy mà vạn vật có được đời sống của chúng."
Sự luân hồi tái sinh thật sự không do ai gây ra ngoài chính bản thân
sinh vật. Tại sao tôi lại sinh ra, tôi lại phải chịu nhiều trong cõi
đời, đau khổ, bệnh tật, rồi chết? Khi chết lại không phải là chấm dứt
đời đời? Cái nguyên nhân sâu xa ấy có thể thấy được hoặc qua giấc ngủ
thôi miên, qua giấc mộng, tự nhiên thấy được hoặc sâu xa hơn có thể suy
diễn từ những gì mà con người đang gánh lấy. Đọc qua các chương chúng ta
có được một số khái niêm sơ lược về những giải thích vì sao xon người
lại phải khổ đau? Tại sao có người giàu người nghèo, tại sao có người
trường thọ có người chết yểu, tại sao có kẻ tài hoa có người đần độn,
tại sao có người hạnh phúc?... Đi xa hơn nữa ta còn suy đoán được một sự
kiện thường gây thắc mắc từ biết bao đời nay. Như nguyên nhân nào kẻ
làm ác đôi khi lại được sống lâu còn được giàm sang phú quý còn kẻ hiền
lương, thường làm việc thiện đôi khi lại chịu cảnh oan trái, nghèo khổ,
đắng cay? Tất cả mọi sự kiện xảy ra ở mỗi đời người đều có nguyên nhân.
Nguyên nhân nầy quả thật vô cùng sâu xa và thuộc về quá khứ xa xăm hay
gọi là tiền kiếp. Biết được cái nguyên nhân phát sinh ấy khiến ta suy
đoán thêm rằng ngay trong cuộc sống hiện tại, mình phải sống và hành
động thế nào để tạo nhân cho quả của đời sau (hậu kiếp). Nhân tốt thì
quả tốt và ngược lại. Có những việc mà lúc sống, chúng ta đã hăng say
mong chu toàn vì lo sợ cái chết đến sẽ làm ta không hoàn tất được. Nhưng
khi ta đã hy vọng có cuộc sống mai sau thì điều nầy sẽ giúp ta tiếp tục
đạt sở nguyện.
Luân hồi là định
luật tự nhiên, định luật nầy tác động lên mọi kiếp người nhưng kiếp
người chuyển hóa tốt lành hạnh phúc, giàu sang hay nghèo hèn, bệnh tật
hay mạnh khỏe đều có nguyên nhân và việc đinh số kiếp như thế rõ ràng là
do chính ta. Định luật luân hồi cho thây có sự tự do của chính con
người. Nếu con người biết mình khổ đau là do những hành động xấu xa tội
lỗi của chính mình đã tạo ra từ tiền kiếp thì trong kiếp hiện tại ta có
toàn quyền định đoạt phần nào số phận kế tiếp của mình.
Sự hiểu biết về định luật luân hồi nghiệp báo đã giúp con người tin
tưởng và chịu đựng trong cuộc sống, cố gắng làm điều thiện, sẵn sàng
quên mình và giúp đỡ người. Không còn tiếp nuối cho tuổi đời đi qua vì
cuộc đời còn tiếp nối qua nhiều kiếp và con người có thể tạo được sự
hạnh phúc tốt lành cho mình ở kiếp lại sinh.
Hãy làm người thật tốt để kiếp sau ta lại được tái sinh làm người
Trả lờiXóaRất nhiều người cho rằng khi chết đi là hết; nhưng tôi thấy đó mới là kết thúc làm người ở kiếp này, còn kiếp sau thì vẫn còn tiếp tục
Trả lờiXóa