Thứ Ba, 29 tháng 5, 2012

Kỹ xảo là một công đoạn quan trọng của điện ảnh

Kỹ xảo là một công đoạn quan trọng của điện ảnh

(TGĐA) - Kỹ xảo điện ảnh của chúng ta đang ở cái mốc nào trên lộ trình hòa nhập với thế giới, và những nghệ sỹ điện ảnh Việt Nam liệu đã có thể đặt lòng tin hoàn toàn vào những đơn vị thực hiện kỹ xảo trong nước?
Hiệu quả hình ảnh đặc biệt đóng một vị trí rất quan trọng trong ngành công nghiệp giải trí trên thế giới. Điện ảnh Việt Nam đang từng bước cố gắng học hỏi và thực hiện những bộ phim có sự trợ giúp đắc lực của kỹ xảo. Kỹ xảo điện ảnh của chúng ta đang ở cái mốc nào trên lộ trình hòa nhập với thế giới, và những nghệ sỹ điện ảnh Việt Nam liệu đã có thể đặt lòng tin hoàn toàn vào những đơn vị thực hiện kỹ xảo trong nước? Phóng viên Tạp chí Thế giới điện ảnh đã có buổi trò chuyện với ông Đặng Tất Bình - Giám đốc Hãng phim truyện I, đơn vị đã từng kết hợp với một công ty chuyên về kỹ xảo trong khâu sản xuất hàng loạt những bộ phim gần đây.
 
Phim Trò đùa của thiên lôi
Ông có thể đánh giá về tầm quan trọng của kỹ xảo trong công nghệ điện ảnh nói chung?
Kỹ xảo là một công đoạn quan trọng đối với điện ảnh. Nó góp phần giúp người xem thưởng thức được nhiều cảnh phim ấn tượng vượt lên mọi trí tưởng tượng thông thường. Con người luôn muốn được chiêm ngưỡng những điều kỳ thú, thậm chí trên mức bình thường. Mà điều này chỉ có thể biến thành hiện thực nhờ kỹ thuật tạo ra những hình ảnh đặc biệt. Rất nhiều cường quốc điện ảnh trên thế giới đã ý thức được rất rõ tầm quan trọng của kỹ xảo trong sự phát triển của nghệ thuật thứ bảy. Tôi được biết cú những bộ phim chỉ tính riêng phần đầu tư cho hiệu quả hình ảnh đặc biệt (tiếng Anh gọi là special effects) ®· chiếm tới 30% tổng kinh phí sản xuất.
Nhận xét của ông về việc sử dụng kỹ xảo trong hàng loạt cỏc phim mà Hóng đó sản xuất gần đây như Lưới trời, Trũ đùa của Thiên Lôi, Cầu ông Tượng, Sống trong sợ hói...?
Hiện nay, chúng tôi đang ở những bước đầu tiếp cận với công nghệ tạo dựng hiệu quả hình ảnh đặc biệt. Với những bộ phim bạn vừa kể tên, tôi muốn nhường sự nhận xét cho khán giả, đánh giá của họ là chính xác nhất. Hãng phim truyện I đã và đang cố gắng rất nhiều trong việc sản xuất các phim có sử dụng kỹ xảo. Nhiều bộ phim gần đây cũng đã được khán giả đón nhận và ủng hộ nhiệt tình. Họ đánh giá rằng phim đạt hiệu quả về thị giác, tạo hiệu ứng hình ảnh chân thực hơn, tốt hơn.
Giống như biểu diễn ảo thuật, khi bắt tay vào làm phim, yếu tố kỹ xảo thường được các nhà làm phim giữ bí mật để tạo độ hấp dẫn. Các đạo diễn của Hãng đã phải cân nhắc rất nhiều về ý tưởng, cốt sao lôi cuốn và thu hút  được người xem. Sau đó kết hợp với đơn vị làm kỹ xảo biến chúng thành hiện thực. Bởi vậy, chúng ta không nên chỉ ra những chỗ nào mình làm kỹ xảo. Hãy để khán giả tự phát hiện, thưởng thức và cảm nhận.
Được biết, Hãng đang chuẩn bị triển khai sản xuất phim lịch sử Trần Thủ Độ và người tình nhân dịp kỷ niệm nghìn năm Thăng Long. Vậy Hãng đã có kế hoạch gì cho việc thực hiện kỹ xảo, bởi chắc chắn đây sẽ là một bộ phim cần có sự trợ giúp rất lớn của khâu này?
Hiện tại thì chưa. Chúng tôi đang đợi các đạo diễn xem xét phải làm kỹ xảo những cảnh nào, đoạn nào. Dự án làm phim đó đang ở những bước khởi đầu. Giai đoạn này các tác giả còn phải hoàn chỉnh kịch bản sao cho hấp dẫn, chân thực đối với lịch sử, tất nhiên phải điều chỉnh cả những yếu tố hư cấu của nghệ thuật. Ngoài ra, tiếp tục chuẩn bị bối cảnh, phục trang, đạo cụ, sau đó mới hoạch định được kinh phí, để từ đó “liệu cơm gắp mắm” được khoản tiền chi cho kỹ xảo.
Cũng giống như mọi ngành nghề kinh tế khác, quan điểm chung của Hãng vẫn là kỹ xảo làm được trong nước thì dứt khoát “ta về ta tắm ao ta”. Chúng tôi không nhất thiết để chảy máu ngoại tệ nhiều. Chẳng hạn như kỹ xảo trong phim Trò đùa của Thiên Lôi được làm hoàn toàn trong nước bởi yêu cầu của phim không quá phức tạp, các chuyên viên kỹ thuật, đồ họa, giám định của chúng ta đều có thể đáp ứng. Cầu ông Tượng cũng vậy và phim lịch sửsắp tới chắc chắn cũng không nằm ngoài ngoại lệ này.
Ông nhận thấy tiềm năng của các công ty làm kỹ xảo ở Việt Nam hiện nay ra sao? Liệu nền điện ảnh nước nhà có thể đặt được lòng tin vào họ ở những dự án trong tương lai?
Dĩ nhiên là chúng tôi luôn luôn đặt lòng tin vào tất cả bạn bè cộng sự. Việt Nam vốn không thiếu nhân tài, nhưng trước mắt chúng ta cần giải quyết được hai vấn đề trong thời gian tới. Một là, sự chuyên nghiệp hóa của các chuyên gia làm kỹ xảo. Ở các nước, để thực hiện các cảnh quay sử dụng hiệu quả hình ảnh đặc biệt, các chuyên gia kỹ xảo cùng có mặt ở hiện trường với đạo diễn. Nhiệm vụ của họ là tham mưu cho đạo diễn những cảnh quay, góc máy hợp lý theo góc nhìn chuyên môn để khi thực hiện lồng ghép kỹ xảo có thể đạt được nhiều thuận lợi nhất. Hai là, nhu cầu về hiệu quả hình ảnh đặc biệt còn thấp nên các công ty cũng chưa nghĩ đến việc đầu tư có chiều sâu vào trang thiết bị máy móc. 
 
Phim Sống trong sợ hãi
Vậy nên cần có biện pháp giải quyết ra sao, thưa ông?
Trên thế giới, các công ty đầu tư nhiều tiền vì sản lượng phim của họ cao, làm nhiều phim thì khấu hao nhanh. Còn ở Việt Nam, nếu một công ty nào đó chấp nhận bỏ ra 1 triệu đô la để mua máy móc, sau đó cả năm mới có một ông đạo diễn đến gõ cửa thuê làm thì sớm muộn chắc không trụ được.
Sau khi xác định xong những cảnh, đoạn cần thiết thực hiện kỹ xảo, đoàn làm phim cần tìm được chính xác một công ty đồ họa có thể đáp ứng tốt những yêu cầu đề ra. Họ phải gắn bó với đoàn làm phim trong cả thời gian thực hiện công đoạn special effects.Bên cạnh đó, các công ty cần phải liên tục cập nhật, đầu tư mua sắm máy móc vì các trang thiết bị để làm đồ họa kỹ xảo có thể ba tháng đã phải thay thế một lần. Do vậy, đòi hỏi các công ty này phải có một số vốn lớn.
PV: Trong tương lai, ngành điện ảnh nước nhà cần có hướng đầu tư phát triển ra sao để khâu kỹ xảo đạt hiệu quả chất lượng nghệ thuật cũng như kinh tế cao nhất?
Trước tiên, cần phải có những kịch bản hay, nhưng phải đảm bảo trong đó có những hình ảnh đặc biệt. Nếu không có những yếu tố đó mà chúng ta cứ làm thì rất lãng phí.
Sau này, khi mở rộng thể loại, thực hiện nhiều phim ma, phim hành động hay phim giả tưởng chắc chắn chóng ta phải quan tâm nhiều đến vấn đề kỹ xảo. Còn với chủ trương như hiện nay, Nhà nước chỉ hỗ trợ được phần nào, chủ yếu các Hãng phim và các công ty đồ họa phải tự lực cánh sinh.
Một bộ phim nếu có yếu tố kỹ xảo đương nhiên sẽ mãn nhãn hơn, bắt mắt hơn. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là ở sự hấp dẫn của bộ phim về vấn đề mà tác giả đặt ra, phong cách thể hiện của các nhà làm phim. Hiệu quả hình ảnh đặc biệt cũng chỉ là một trong những yếu tố tạo nên sự hấp dẫn của tác phẩm. Kỹ xảo làm có giỏi đến mấy nhưng nội dung bộ phim dở toẹt, diễn viên đóng không ra gì thì cũng không thể kéo khán giả đến rạp đông hơn. Chẳng có một loại kỹ xảo nào có thể giúp người diễn viên hóa thân vào nhân vật hay hơn cả. Do vậy, cái gọi là special effects không phải là yếu tố tiên quyết và duy nhất góp phần thúc đẩy nền công nghiệp giải trí, trong đó có điện ảnh phát triển lên. Song hành với nó còn có những khâu căn bản khác như kịch bản, diễn xuất, lời thoại, âm nhạc, ánh sáng... Tất cả nếu vận hành đồng bộ thì tác phẩm làm ra mới đảm bảo đạt được hai tiêu chí hiệu quả nghệ thuật cũng như kinh tế cao nhất.
 Cám ơn ông và chúc cho những thành công trong khâu sử dụng kỹ xảo ở những bộ phim mới “xuất xưởng” từ Hãng phim truyện I.
 
Trần Kim Anh

1 nhận xét:

  1. Điện ảnh cần phải có kỹ xảo thì mới đỡ tốn kém tiền của và tăng độ hấp dẫn của bộ phim

    Trả lờiXóa