Thứ Năm, 31 tháng 5, 2012

Bài Học Kinh Thánh-I

Bài Học Kinh Thánh
NHỮNG BÀI HỌC THUỘC LINH TRONG CÂU CHUYỆN TÌNH CỦA RU-TƠ
Bài 1: Lời Dẫn Nhập
Chúng ta sẽ bắt đầu học lời Chúa trong sách Ru-tơ là một trong những sách ngắn nhất trong Kinh Thánh. Có lẽ nhiều người trong chúng ta gặp khó khăn khi tìm sách nầy, chúng ta biết sách nầy trong Kinh Thánh nhưng không biết nằm ở khoảng nào.
Sách Ru-tơ nằm ngay sau sách Các quan xét. Ðầu tiên trong Kinh Thánh chúng ta có năm sách luật pháp của Chúa gọi là Ngũ kinh của Môi-se. Kế đó là sách Giô-suê chép lại giai đoạn dân Y-sơ-ra-ên bắt đầu vào xứ Ca-na-an dưới sự lãnh đạo của Giô-suê. Sau đó là sách Các quan xét, sách Các quan xét chép lại thời gian 360 năm trong lịch sử của Y-sơ-ra-ên trước khi họ có vị vua đầu tiên là Sau-lơ.
Theo sau sách Các quan xét là sách Ru-tơ ghi lại câu chuyện của một gia đình trong thời các quan xét, có lẽ xảy ra trong thời gian Hê-li xét xử dân Y-sơ-ra-ên trước khi Sa-mu-ên xuất hiện. Sách Ru-tơ có lẽ được chép trong lúc Hê-li còn nhỏ hoặc một thời gian ngắn trước khi Hê-li ra đời. Chúng ta biết được điều nầy vì sách Ru-tơ ghi lại câu chuyện trong đời ông cố của vua Ða-vít và chúng ta biết được chính xác thời gian mà vua Ða-vít cai trị trên dân Y-sơ-ra-ên. Ða-vít là một người yêu mến Chúa, được Chúa đưa lên làm vua sau Sau-lơ, từ dòng dõi Ða-vít ra các vị vua của Giu-đa và sau đó là Chúa Giê-xu Christ. Sách Ru-tơ chép lại câu chuyện của Bô-ô là ông cố của vua Ða-vít, Bô-ô sống tại thành Bết-lê-hem, thành Bết-lê-hem là nơi mà sau nầy Ða-vít được sanh ra và lớn lên và cũng được gọi là thành Ða-vít.
Chúng ta sẽ bắt đầu tìm hiểu và khám phá ra những điều bí mật mà Chúa đã giấu trong câu chuyện tình nầy. Thật ra phải gọi sách Ru-tơ là một câu chuyện tình rất tuyệt đẹp. Có khi chúng ta tự hỏi, không hiểu tại sao Chúa lại để câu chuyện nầy trong Kinh Thánh? Chúng ta sẽ lập lại câu hỏi đó nhiều lần khi chúng ta đi sâu hơn trong lúc chúng ta tìm hiểu về sách nầy. Trước hết chúng ta sẽ lướt sơ qua câu chuyện tình đã thật sự xảy ra trong lịch sử nầy, sau đó chúng ta sẽ trở lại và xem xét từng chi tiết trong câu chuyện và tìm ra thêm những lẽ thật thuộc linh mà chúng ta cần biết.
Sách Ru-tơ được bắt đầu bằng câu chuyện của một gia đình mà người chồng là Ê-li-mê-léc và vợ là Na-ô-mi, hai con là Mạc-lôn và Ki-li-ôn, họ sống tại thành Bết-lê-hem. Có một cơn đói kém xảy ra trên vùng đất Bết-lê-hem. Ê-li-mê-léc và Na-ô-mi đã đưa cả gia đình đi đến một xứ của người ngoại bang là Mô-áp để tránh nạn đói. Khi ở xứ Mô-áp, Mạc-lôn và Ki-li-ôn đã cưới hai người nữ Mô-áp, một người tên là ọt-ba, người kia là Ru-tơ. Hai người nữ nầy thuộc về một dân tộc mà dân Y-sơ-ra-ên xem là một dân ngoại bang đã bị rủa sả và không được quyền cưới gả với họ. Sau nầy chúng ta sẽ xem xét kỹ lưỡng hơn về ý nghĩa của sự rủa sả nầy. Dầu sao đi nữa những việc nầy đã xảy ra trong lịch sử để Chúa mở ra cho chúng ta thấy những lẽ thật thuộc linh kỳ diệu của Ngài.
Trở lại, chúng ta thấy gia đình nầy sống tại Mô-áp khoảng 10 năm nhưng thảm kịch nầy tiếp đến thảm kịch khác. Ê-li-mê-léc qua đời để lại Na-ô-mi góa bụa và hai con trai, sau đó Mạc-lôn và Ki-li-ôn cũng thác, chúng ta thấy tại đây một hoàn cảnh rất đáng thương. Na-ô-mi góa bụa không chồng, không con cùng với hai nàng dâu cũng góa bụa.
Kế đến, Na-ô-mi dự tính sẽ trở về quê hương của bà là Bết-lê-hem vì tại Mô-áp nầy bà không còn gì nữa, đây là một quyết định lớn mà bà phải làm. Bà bảo hai nàng dâu ở lại, còn bà thì sẽ trở về quê hương của bà. Na-ô-mi đã khuyến khích họ ở lại Mô-áp vì nơi đây họ còn có gia đình, cha mẹ, bà con, họ có thể tái giá và sanh con vì có thể họ còn rất trẻ. Nếu họ đến Bết-lê-hem, họ sẽ bị dân Giu-đa khinh rẽ và xem họ như một dân bị rủa sả. ọt-ba đã đồng ý với đề nghị của Na-ô-mi và quyết định ở lại. Còn Ru-tơ thì không chịu rời khỏi mẹ chồng, nàng nói: "Xin chớ nài tôi phân rẽ mẹ; vì mẹ đi đâu, tôi sẽ đi đó; mẹ ở nơi nào tôi sẽ ở nơi đó. Dân sự của mẹ tức là dân sự của tôi; Ðức Chúa Trời của mẹ, tức là Ðức Chúa Trời của tôi; mẹ thác nơi nào tôi muốn thác và được chôn nơi đó. Ví bằng có sự chi khác hơn sự chết phân cách tôi khỏi mẹ, nguyện Ðức Giê-hô-va giáng họa cho tôi".
Thật đẹp đẽ biết bao tình cảm mà Ru-tơ đã dành cho Na-ô-mi và dân sự của bà. Rồi Na-ô-mi trở về và Ru-tơ cùng đi với bà đến Bết-lê-hem. Họ về đến Bết-lê-hem trong một hoàn cảnh thật là cơ cực, nghèo khổ, góa bụa. Khi thấy họ, cả thành đều cảm động, người ta hỏi nhau: "Ấy có phải Na-ô-mi chăng?" Người đáp: "Chớ gọi tôi là Na-ô-mi, hãy gọi là Ma-ra, vì Ðấng Toàn năng đã đãi tôi cách cay đắng lắm". Ma-ra có nghĩa là cay đắng. Bà đã sai lầm khi quyết định ra đi để rồi bây giờ trở về với hai bàn tay trắng, mất tất cả.
Khi về đến Bết-lê-hem, khó khăn đầu tiên họ phải giải quyết là làm sao kiếm được đồ ăn để sống. Theo phong tục thời bấy giờ thì những người nghèo được quyền mót lúa trong ruộng. Chúa đã ra luật pháp cho dân Y-sơ-ra-ên là những người gặt không được gặt kỹ quá, nếu làm rớt cũng không được lượm lại vì đó là phần để dành cho những người nghèo ở trong xứ. Những người nghèo đi theo sau con gặt để lượm những bông lúa hoặc trái bắp rơi rớt nhờ đó họ mới có phương tiện để sinh sống.
Trong câu chuyện tình đẹp nầy chúng ta thấy Na-ô-mi đã bảo Ru-tơ đi mót lúa trong ruộng hầu cho họ có thức ăn để sống. Ru-tơ đã đi đến cánh đồng của một người bà con của Na-ô-mi là Bô-ô. ễ đó Ru-tơ được đối đãi rất tử tế, cô bắt đầu mót lúa trong ruộng, kế đến chúng ta thấy là Bô-ô bắt đầu để ý đến người nữ Mô-áp nầy. Thật ra thì mọi người trong thành đều biết câu chuyện của Na-ô-mi khi bà trở về, dẫn theo người con gái dân Mô-áp, là dân đã bị rủa sả và câu chuyện thương tâm của họ. Nhưng Bô-ô đã không nhìn Ru-tơ theo cái nhìn đó, thật sự Bô-ô là một người rất giàu có, là chủ điền, dòng dõi thượng lưu trong xứ.
Ðiều mà mọi người có thể mong đợi là Bô-ô sẽ rất khinh thường người con gái ngoại bang nầy, nhưng khi đọc câu chuyện chúng ta thấy Bô-ô đã đối xử rất là tử tế với Ru-tơ. Ông ra lệnh cho những đầy tớ để cho nàng mót, dẫu ở giữa những bó lúa và thỉnh thoảng làm bộ bỏ rớt cho nàng lượm lấy, ông đã nói những lời nói rất tử tế với nàng. Sau đó chúng ta thấy Ru-tơ đã đi đến một đề nghị rất táo bạo là có lẽ nàng nên tiến xa hơn trong mối liên hệ giữa nàng và Bô-ô. Với luật lệ trong thời đó rất có thể Bô-ô được quyền cưới Ru-tơ để tiếp nối gia đình cho Ê-li-mê-léc là người đã qua đời không người nối dõi, cũng như thay cho Na-ô-mi.
Cuối cùng thì chúng ta thấy là Bô-ô đã cưới Ru-tơ, thật giống như một câu chuyện đời xưa về một hoàng tử và cô bé nhà quê hay những câu chuyện tình khác mà người ta đặt ra. Câu chuyện được chấm dứt bằng một sự vui mừng lớn của Ru-tơ và Na-ô-mi bởi lòng tử tế của người đàn ông tuyệt vời là Bô-ô, đã cưới Ru-tơ là một người phụ nữ khiêm nhường và trung thành với mẹ chồng của mình.
Một tình tiết rất thích thú trong câu chuyện nầy, Bô-ô là ông cố của vua Ða-vít và cũng là ông tổ của Chúa Giê-xu Christ. Vì Bô-ô cưới Ru-tơ, cho nên Ru-tơ cũng trở thành tổ tiên của Ða-vít và của Chúa Giê-xu chúng ta. Dòng máu của dân Mô-áp qua Ru-tơ đã chảy qua cuộc đời của Ða-vít và cuộc đời của Chúa Giê-xu. Thật là một trường hợp thích thú và đầy ý nghĩa chứng tỏ Chúa Giê-xu xuống thế gian trở thành một con người thật, sanh ra trong một dòng dõi mang dòng máu của nhiều dân tộc.
Nhiều người đọc câu chuyện nầy chỉ thấy giống như một câu chuyện tình đẹp, hấp dẫn, thơ mộng. Ðó là lý do làm cho nhiều nhà thần học đặt câu hỏi, không biết tại sao Ðức Chúa Trời chép câu chuyện nầy trong Kinh Thánh? Có vài bài chú thích đưa ra hình ảnh đám cưới của Bô-ô và Ru-tơ là hình bóng về lễ cưới của Ðấng Christ với hội thánh, Ru-tơ là hình ảnh của con người tội lỗi và Bô-ô là hình ảnh của Chúa Cứu thế. Ðiều nầy thì rất dễ hiểu vì chúng ta thấy Kinh Thánh nói Bô-ô là "người bà con", chữ "người bà con" cũng có nghĩa là "người cứu chuộc". Dĩ nhiên, Chúa Giê-xu là người cứu chuộc, Ngài đã chuộc chúng ta khi chúng ta còn ở dưới sự rủa sả của tội lỗi và cưới chúng ta. Chúng ta sẽ thấy lễ cưới nầy thật sự khi Chúa Giê-xu trở lại, và đám cưới Chiên Con như Kinh Thánh đã nói.
Khi chúng ta học câu chuyện nầy trong Kinh Thánh, có lẽ chúng ta sẽ đi từng câu, từng chữ để tìm ra những ý nghĩa sâu hơn. Lý do là vì lời Chúa trong sách Mác 4:33-34 chép: "Ấy bởi nhiều lời thí dụ như cách ấy mà Ngài giảng đạo cho họ, tùy theo sức họ nghe được. Ngài chẳng hề giảng cho chúng mà không dùng thí dụ..." Khi Chúa Giê-xu sống trên đất, Ngài đã giảng dạy bằng cách chỉ dùng thí dụ mà thôi, điều nầy cho chúng ta biết khải thị tự nhiên của Ðức Chúa Trời cho con người chúng ta thường bằng thí dụ, đó là cách mà Ðức Chúa Trời đến với chúng ta. Chúa Giê-xu đã liên tục dùng nhiều thí dụ, cho nên chúng ta cũng hiểu là cả Kinh Thánh, Lời của Chúa là một dãi thí dụ liên tục, chúng ta sẽ hiểu đó là cách mà Ðức Chúa Trời phán với con người trong suốt lịch sử vì cả Kinh Thánh là Lời của Ðức Chúa Trời, mà Chúa Giê-xu là Ðức Chúa Trời. Ngài đã giảng dạy bằng nhiều thí dụ cho nên chúng ta hiểu rằng trong suốt Kinh Thánh chúng ta sẽ gặp nhiều thí dụ nữa.
Chúng ta thử tìm hiểu thí dụ có nghĩa gì. Thí dụ được hiểu cách đơn giản nhất là câu chuyện thuộc về đất nhưng mang ý nghĩa thuộc về trời. Có hai loại thí dụ, thí dụ có thể là một câu chuyện được Chúa kể để dạy dỗ nhưng câu chuyện đó không xảy ra trong lịch sử. Như khi Chúa nói nước thiên đàng giống như một người ra biển đánh cá, hay lúa mì, cỏ lùng, và mùa gặt, những sự việc nầy không nhất thiết phải xảy ra trong lịch sử, mục đích Chúa dùng nó để dạy cho chúng ta hiểu về lẽ thật thuộc linh, dạy cho chúng ta hiểu về nước thiên đàng, dạy cho chúng ta về chương trình cứu rỗi tuyệt vời của Chúa.
Có một loại thí dụ khác nữa trong Kinh Thánh, chúng ta tìm thấy trong câu chuyện của tiên tri Ô-sê được Chúa bảo đi cưới một người k?#7919;. Dĩ nhiên, câu chuyện nầy có xảy ra thật trong lịch sử nhưng qua đó Chúa dùng nó để dạy cho chúng ta biết một lẽ thật thuộc linh sâu sắc hơn. Khi Chúa Giê-xu làm phép lạ, khi Chúa chữa người bị bệnh bại hay khi Chúa chữa người bệnh phung, đây là những câu chuyện thật sự xảy ra trong lịch sử, nhưng qua những câu chuyện nầy Chúa dạy cho chúng ta những bài học thuộc linh rất quí báu.
Trước khi chúng ta được cứu, chúng ta là những người bại, chúng ta là những người phung, những người ô uế, không có hy vọng gì chúng ta đuợc chữa lành. Vào thời đó chắc chắn không có hy vọng gì chữa lành cho người bệnh phung, nhưng khi Chúa Giê-xu phán thì người phung trở nên sạch, những vết phung trên cả thân thể người biến mất. Cũng vậy, khi Chúa phán với lòng của chúng ta, khi Chúa mở con mắt thuộc linh của chúng ta và làm cho chúng ta sạch tội, chúng ta được trong trắng trước mặt Chúa. Sự chữa lành người phung là một việc xảy ra trong lịch sử qua đó Chúa hướng dẫn chúng ta về mặt thuộc linh để hiểu được chương trình cứu rỗi của Chúa.
Thực tế giống như vậy được áp dụng cho nhiều sự việc đã xảy ra trong lịch sử đã được chép lại trong suốt Kinh Thánh. Những câu chuyện nầy được chép lại không chỉ để cho chúng ta biết nó được xảy ra vào thời gian nào trong lịch sử, nhưng đồng thời cũng cho chúng ta hiểu sâu hơn trong lẽ thật thuộc linh. Tính chất nầy rất cao trong sách Ru-tơ, chúng ta sẽ tìm thấy lặp đi lặp lại nhiều lần chương trình cứu rỗi tuyệt vời của Ðức Chúa Trời dành cho nhân loại. Chúng ta sẽ bắt đầu tìm hiểu thật kỹ lưỡng sách Ru-tơ với hi vọng là chúng ta sẽ tìm ra những mõ vàng thuộc linh được Chúa giấu trong sách nầy.
Xin Chúa ban phước cho Bạn một cách dư dật.
"Nhơn đó tôi yêu mến điều răn Chúa hơn vàng, thậm chí hơn vàng ròng." Thi Thiên 119:127
"Ðức Chúa Giê-xu phán rằng: Ta là Bánh của Sự Sống; ai đến cùng ta chẳng hề đói, và ai tin ta chẳng hề khát." Giăng 6:35
 
Bài Học Kinh Thánh
NHỮNG BÀI HỌC THUỘC LINH TRONG CÂU CHUYỆN TÌNH CỦA RU-TƠ
Bài 2 (Ru-tơ 1:1-4)
Trong đời các quan xét, một cơn đói kém xảy đến trong xứ, có một người từ Bết-lê-hem xứ Giu-đa, đi với vợ và hai con trai mình đến kiều ngụ trong xứ Mô-áp. Người tên là Ê-li-mê-léc, vợ tên là Na-ô-mi, hai con trai tên là Mạc-lôn và Ki-li-ôn, đều là dân Ê-phơ-rát về Bết-lê-hem trong xứ Giu-đa. Ðến xứ Mô-áp, chúng bèn ở tại đó. Ê-li-mê-léc, chồng của Na-ô-mi qua đời, để nàng lại với hai con trai mình. Chúng nó cưới vợ trong người nữ Mô-áp, người nầy tên là ọt-ba, người kia tên là Ru-tơ; họ ở tại đó độ mười năm.
Sách Ru-tơ là một câu chuyện tình thật tuyệt đẹp đầy ý nghĩa. Một người đàn ông giàu có trong thành Bết-lê-hem cưới một người đàn bà góa Mô-áp, một người nữ bị rủa sả vì cô xuất thân từ dân tộc đã bị rủa sả. Cô không xứng đáng được hưởng gì cả, cô chỉ là một người ăn xin, nhưng chúng ta thấy một cuộc hôn nhân đẹp đã xảy ra. Ðức Chúa Trời không đơn giản ban cho chúng ta những tình tiết nầy chỉ để giải trí, thật ra tất cả những điều trong Kinh Thánh đều quan trọng. Chúng ta thấy rằng Ðức Chúa Trời đã viết Kinh Thánh với nhiều thí dụ và ẩn dụ trong đó, những câu chuyện trên đất hay trong lịch sử với những lẽ thật thuộc linh thật sâu sắc kỳ diệu. Những câu chuyện lịch sử giúp chúng ta hiểu được chương trình cứu rỗi mà Ngài ban cho chúng ta.
Chúng ta sẽ bắt đầu học sách Ru-tơ một cách cẩn thận. Câu chuyện bắt đầu tại thành Bết-lê-hem, chữ Bết-lê-hem có nghĩa là Nhà bánh, khi nghe đến chữ nầy chúng ta nghĩ ngay đến ý nghĩa thuộc linh của nó vì Chúa Giê-xu có phán Ngài là Bánh hằng sống. Nếu chúng muốn có sự sống đời đời, chúng ta ham thích món quà của Chúa thì chúng ta phải dự phần trong Chúa Giê-xu, mà Chúa Giê-xu được nhận diện gắn liền với Bết-lê-hem, vì Ngài là Bánh mà chúng ta phải ăn để được sự sống thuộc linh. Một điều kỳ thú nữa là Chúa Giê-xu lại giáng sanh xuống trần gian tại Bết-lê-hem. Trong tất cả các thành phố trên thế giới Chúa lại chọn sanh ra trong thành phố Bết-lê-hem nhỏ bé nầy, là Nhà bánh. Chúng ta không ngạc nhiên khi thấy sự liên hệ nầy, Chúa Giê-xu là con của Ðức Chúa Trời, mang thân xác con người được sanh ra tại Bết-lê-hem, là Nhà bánh vì Ngài là Bánh hằng sống.
Kế đến, chúng ta thấy gia đình của Ê-li-mê-léc, Na-ô-mi, Mạc-lôn và Ki-li-ôn. Ðiều thích thú trong ý nghĩa của tên Ê-li-mê-léc là: Ðức Chúa Trời là Vua. Ê-li-mê-léc là dân Giu-đa, là con dân của Chúa, là con ngươi của mắt Chúa. Tên ông có nghĩa Ðức Chúa Trời là Vua, nó nhấn mạnh rằng Ðức Chúa Trời là Ðấng duy nhất chúng ta đáng phải tôn thờ, đáng phải hầu việc. Ê-li-mê-léc lập gia đình với một người tên là Na-ô-mi, Na-ô-mi có nghĩa Chúa tôi là ngọt ngào. Trong cuộc hôn nhân của Ê-li-mê-léc và Na-ô-mi chúng ta thấy mối liên hệ đẹp đẽ tồn tại giữa Ðức Chúa Trời và con dân của Ngài. Chúng ta xem trong Ê-phê-sô đoạn 5, Chúa nói chồng phải yêu vợ như Ðấng Christ yêu hội thánh. ễ đây Ðức Chúa Trời đã đặt ra mối liên hệ song song, mối liên hệ của chồng đối với vợ giống như, hay là hình ảnh của mối liên hệ của Ðức Chúa Trời đối với chúng ta là những người tin Ngài, chúng ta là cô dâu, Chúa đã cưới chúng ta đời đời.
Nhưng rồi chúng ta thấy có những việc đau lòng đã xảy ra. Có một cơn đói kém xảy ra trong xứ, chúng ta không biết rõ ý nghĩa của sự việc nầy trừ ra ý nghĩa thuộc linh. Nên nhớ rằng chúng ta đang tìm hiểu ý nghĩa thuộc linh của câu chuyện, mặc dầu câu chuyện nầy thật sự xảy ra trong lịch sử, thành Bết-lê-hem có thật, cơn đói kém cũng có thật nhưng chúng ta hiểu rằng có những lẽ thật thuộc linh ở trong đây. Chúng ta chú ý điều nầy, khi Ðức Chúa Trời nói về cơn đói kém trong Kinh Thánh thì Ngài nói về một cơn đói kém thật, trời không mưa trong một thời gian dài, ngũ cốc không trồng được, vì vậy có sự đói kém phần thể xác. Ðã xảy ra trong thời Áp-ra-ham, Y-sác và cũng có xảy ra trong thời chúng ta nữa, chúng ta thỉnh thoảng nghe nói xảy ra chỗ nầy chỗ kia trên thế giới.
Nhưng về ý nghĩa thuộc linh thì Kinh Thánh nói về đói kém Lời của Ðức Chúa Trời, người ta không lắng nghe Lời của Ðức Chúa Trời, người ta không chú ý đến ý muốn của Ðức Chúa Trời cho đời sống của họ, đó là cơn đói kém thuộc linh. Trong thời của các quan xét, lúc mà sách Ru-tơ nầy được chép có nhiều cơn đói kém thuộc linh đã xảy ra. Chúng ta đọc trong sách Các quan xét sẽ thấy Chúa đưa nhiều người lên để giải cứu dân Y-sơ-ra-ên khỏi tay của dân Mô-áp, dân Phi-li-tin, dân A-mô-rít, và nhiều kẻ thù khác của họ nhưng họ vẫn cứ quay lưng lại với Chúa. Chúa đã cho phép những sự áp bức đến với họ, khi họ quay lại với Ngài thì đời sống thuộc linh của họ được làm mới lại, nhưng khi xa cách Ngài thì họ bị đói kém thuộc linh.
Ðọc ở đây chúng ta thấy có một cơn đói kém xảy ra tại Bết-lê-hem, đây là một cơn đói kém thật sự về đồ ăn nhưng Chúa muốn dạy chúng ta về cơn đói kém thuộc linh. Khi chúng ta không lắng nghe Lời của Chúa, khi đời sống chúng ta không gắn liền với Lời của Chúa như chúng ta đáng phải làm, khi chúng ta không tìm kiếm Lời Chúa thì đời sống chúng ta đang ở trong một cơn đói kém thuộc linh. Ngày hôm nay có nhiều người tự nhận mình là Cơ đốc nhân, vâng, họ vẫn đi nhà thờ, vẫn hát trong ban hát nhưng đời sống thuộc linh của họ đang trải qua một cơn đói kém thuộc linh khủng khiếp. Nếu chúng ta không thật sự tìm kiếm Lời Chúa, ham thích Lời của Ngài thì đời sống thuộc linh của chúng ta đang bị đói khát. Có thể chúng ta học được một ít nơi bài giảng của mục sư, chúng ta học được một ít trong lớp trường Chúa nhật nhưng thật ra chúng ta biết rất ít về Lời của Chúa.
Có thể có nhiều người trong chúng ta có kinh nghiệm nầy, nếu nói về Tân ước thì chúng ta biết nhiều nhưng về Cựu ước thì biết rất ít, đó nghĩa là chúng ta đang đói kém thuộc linh, vì Cựu ước cũng là Lời của Ðức Chúa Trời giống như Tân ước mà thôi. Cựu ước cũng khải thị về chương trình cứu rỗi của Chúa cho chúng ta cũng như giúp chúng ta hiểu nhiều hơn về Ðấng Cứu chuộc mình như Tân ước. Khi chúng ta có cơn đói kém trong đời sống thuộc linh của chúng ta thì chúng ta đang đi trên một con đường rất là nguy hiểm.
Ê-li-mê-léc và Na-ô-mi là dân Y-sơ-ra-ên, thuộc chi phái Giu-đa, họ sống tại Bết-lê-hem, họ thuộc dòng dõi của dân tộc được lựa chọn, họ là con ngươi của mắt Chúa. Vì có cơn đói kém xảy ra nên họ đã rời bỏ Bết-lê-hem để đến Mô-áp. Theo thời điểm lịch sử nầy thì chúng ta thấy Ê-li-mê-léc không tin cậy nơi Chúa đủ để ở lại Bết-lê-hem, vì chúng ta không thấy Kinh Thánh ghi lại một cuộc bỏ xứ ra đi lớn của dân Bết-lê-hem đến Mô-áp, thực tế tại vì đức tin của Ê-li-mê-léc rất thấp cho nên ông đã đi đến Mô-áp để tìm sự giúp đỡ trong cơn đói kém, điều đó chứng tỏ ông đã không tin cậy Chúa đủ.
Ðó là hình ảnh cảnh cáo nghiêm trọng về những gì sẽ xảy ra trong cơn đói thuộc linh của chúng ta. Chúng ta bắt đầu đặt lòng tin của chúng ta nơi chỗ khác không phải là Chúa. Ê-li-mê-léc không tin cậy Chúa khi ông sống tại Bết-lê-hem mà đi đến một xứ bị rủa sả là Mô-áp để tìm sự giúp đở, bởi vì ông không tin cậy nơi Chúa là điều ông đáng phải làm.
Giống hệt như vậy, đó là cách mà mỗi chúng ta đang làm ngày hôm nay khi có sự đói khát thuộc linh trên đời sống chúng ta. Chúng ta sẽ thấy rất khó đạt đến lòng tin cậy nơi Chúa hoàn toàn, chúng ta sẽ tìm câu trả lời trong thế giới nầy, chúng ta sẽ đi đến những nhà tâm lý học, người cố vấn không tin Chúa. Chúng ta nghĩ đến số tiền chúng ta có trong ngân hàng, những quy ước của các hảng bảo hiểm, đất đai hay là tài sản mà chúng ta có, những điều nầy là sức mạnh của chúng ta.
Cũng có thể chúng ta sẽ quay lưng lại với Kinh Thánh và tin tưởng vào một tôn giáo khác hay một quyển sách viết về Kinh Thánh, làm vậy có nghĩa là chúng ta không đặt lòng tin hoàn toàn vào Ðức Chúa Trời mà tin vào tác giả của một quyển sách nào đó. Không có quyển sách nào hoàn hảo cả, trừ ra Kinh Thánh. Khi chúng ta bị đói thuộc linh, vấn đề đó thật quan trọng và cấp bách, chúng ta phải sử dụng nhiều thì giờ để đọc lời Chúa, nuôi mình trong lời Chúa. Nuôi mình trong bánh hằng sống của Chúa là Chúa Giê-xu, chúng ta làm được điều nầy khi chúng ta học Lời Ngài. Ê-li-mê-léc và Na-ô-mi đã từ bỏ Nhà bánh, là nơi mà họ có thể tìm được câu trả lời, để đi đến xứ ngoại bang, một bước lớn đầu tiên để hình thành những thảm kịch lớn.
Kế đó, chúng ta đọc là Mạc-lôn và Ki-li-ôn cưới con gái Mô-áp làm vợ. Họ đã làm một điều thật khủng khiếp ngược lại chương trình của Chúa cho người tin Ngài, chúng ta không được phép lập gia đình với người ngoài Chúa. Chúng ta đọc trong Nê-hê-mi đoạn 13:1-3 thì thấy rằng dân Mô-áp là dân bị rủa sả đời đời, không được vào nhà hội của Ðức Chúa Trời, vì trước đó họ đã không cho bánh và nước cho dân sự của Chúa lại còn thỉnh Ba-la-am rủa sả dân Y-sơ-ra-ên, nhưng Chúa đã đổi rủa sả ra phước hạnh. Khi nghe những lời trong sách luật pháp của Chúa họ phân rẽ tất cả những người ngoại bang (Phục 23:2-3). Vì vậy dân Y-sơ-ra-ên không bao giờ được cưới dân Mô-áp vì dòng dõi họ sẽ không bao giờ được vào đền thờ, họ là một dân tộc bị rủa sả.
Khi cha mẹ không tin cậy nơi Chúa, rời bỏ Bết-lê-hem là Nhà bánh, đến cư ngụ tại xứ của dân ngoại và rồi con của họ lập gia đình với dân Mô-áp. Tội lỗi đẻ ra tội lỗi, đây là cách sinh sản của tội lỗi trong đời sống chúng ta. Nếu chúng ta quay lưng lại với Chúa, chúng ta tự đi theo lối riêng mình, tự tìm câu trả lời không phải nơi chân thập tự giá, chúng ta sẽ nhận thấy tội lỗi gia tăng trong đời sống chúng ta, chúng ta sẽ lún sâu vào trong tội lỗi.
Có nhiều gia đình sống xa cách Chúa bắt đầu từ một thanh niên lớn lên trong gia đình tin Chúa. Anh ta tập tành hẹn hò với một cô gái ngoại đạo, và khi hẹn hò với cô gái bên ngoài anh nghĩ: "Có thể mình sẽ dắt cô ấy đến với Chúa, có lẽ mình sẽ làm chứng cho cô ta được, hay có lẽ Chúa sẽ cứu cô sau nầy vì cô ấy dễ thương làm sao". Khi anh ta bắt đầu yêu rồi tiến đến hôn nhân, cô gái nầy trong lòng vẫn không tin Chúa. Vì muốn làm vui lòng vợ mình, vì muốn duy trì sự êm thắm trong gia đình, cho nên anh đã phải mang những điều ghê gớm thuộc về thế gian vào trong gia đình mình. Rồi anh ta sẽ nhận thấy anh không thể nào hướng dẫn gia đình mình đi trong con đường kính sợ Chúa được. Ðời sống anh càng ngày càng gần thế gian hơn, điều kế đến mà anh nhận ra là con cái anh không tin gì nơi Chúa cả, cuối cùng cả gia đình anh sẽ bị hư mất.
Khi chúng ta xem câu chuyện trong sách Ru-tơ chúng ta thấy rõ sự phát triển tự nhiên của tội lỗi. Một người nghiện rượu sẽ gây hại cho sức khỏe của chính anh, trở thành xa lạ với gia đình, sẽ bị mất việc. Nếu chúng ta nhất định sống trong trộm cắp, khăng khăng ghét người khác, nếu chúng ta tự cay đắng trong lòng, bất cứ tội nào, có khi chúng ta lại thích những tội đó nữa, nhưng rồi cuối cùng chúng ta sẽ phải trả giá cho nó.
Ở 㠦#273;ây chúng ta thấy Chúa đã đưa đến một thảm kịch thật khủng khiếp cho gia đình nầy. Ê-li-mê-léc qua đời, đó là hình ảnh khi chúng ta bỏ Chúa. Hãy nhớ, Ê-li-mê-léc cưới Na-ô-mi là hình ảnh Chúa đối với con dân Ngài. Khi chúng ta bỏ Ngài, chúng ta đi theo đường riêng mình, làm theo ý mình, nhờ cậy vào những gì khác hơn ngoài Chúa có nghĩa là Chúa đã chết trong đời sống của chúng ta. Na-ô-mi là hình ảnh của một hội thánh không còn có Chúa nữa, chồng của bà đã chết, bà bị phân rẽ khỏi chồng bà.
Sự chết trong Kinh Thánh có nghĩa là phân rẽ, khi thân thể chúng ta chết có nghĩa là sự phân rẽ giữa linh hồn và thể xác. Khi đời sống thuộc linh chúng ta chết có nghĩa là chúng ta bị phân cách với Chúa đời đời. Ê-li-mê-léc chết có nghĩa: Chúa là Vua, không còn tồn tại cho Na-ô-mi nữa, bà góa Na-ô-mi không còn gặp chồng nữa. Là hình ảnh của hội thánh trống rỗng, không còn là hội thánh của Ðấng Christ, không còn bản chất thuộc linh nữa, chỉ còn là một tổ chức tôn giáo mà thôi, "Bề ngoài giữ điều nhơn đức nhưng chối bỏ quyền phép của nhơn đức đó" 2Ti-mô-thê 3:5. Khi Na-ô-mi trở về Bết-lê-hem bà bảo người ta gọi bà là Ma-ra, có nghĩa là cay đắng. Chúa đã đãi bà cách cay đắng vì bà và chồng bà đã vi phạm luật pháp của Chúa, đi theo đường lối riêng của họ. Cũng vậy, nếu chúng ta đi theo lối riêng mình Chúa sẽ đãi chúng ta cách cay đắng trong mối liên hệ giữa chúng ta với Chúa, giống như Chúa đã chết đối với chúng ta. Ðiều đó không có nghĩa là Ðức Chúa Trời chết, nhưng có nghĩa là mối liên hệ tốt đẹp giữa chúng ta với Ngài đã chấm dứt.
"Vì tiền công của tội lỗi là sự chết, nhưng sự ban cho của Ðức Chúa Trời là sự sống đời trong Ðức Chúa Giê-xu Christ Chúa chúng ta." Rô-ma 6:23
 
Bài Học Kinh Thánh
NHỮNG BÀI HỌC THUỘC LINH TRONG CÂU CHUYỆN TÌNH CỦA RU-TƠ
Bài 3 (Ru-tơ 1:5-10)
Kế sau, Mạc-lôn và Ki-li-ôn cũng thác, để Na-ô-mi ở lại, không chồng không con. Bấy giờ, Na-ô-mi có nghe nói rằng Ðức Giê-hô-va đã đoái xem dân sự Ngài, và ban lương thực cho, bèn đứng dậy cùng hai dâu mình, đặng từ xứ Mô-áp trở về. Vậy, người lìa bỏ chỗ mình đã ở, cùng hai dâu mình lên đường đặng trở về xứ Giu-đa. Nhưng Na-ô-mi nói cùng hai dâu mình rằng: Mỗi con hãy trở về nhà mẹ mình đi. Cầu Ðức Giê-hô-va lấy ơn đãi hai con như hai con đã đãi các người thác của chúng ta, và đã đãi chính mình ta! Nguyện Ðức Giê-hô-va ban cho hai con được bình yên ở nơi nhà chồng mới! Rồi người ôm hôn hai nàng, còn hai nàng cất tiếng lên khóc, và nói rằng: Chúng tôi sẽ đi với mẹ đến quê hương của mẹ.
Chúng ta đã tìm thấy nơi Ê-li-mê-léc và Na-ô-mi hình ảnh của Chúa và dân Ngài. Họ đã rời bỏ Bết-lê-hem như chúng ta bỏ Chúa mà trở lại với thế gian. Ê-li-mê-léc chết là hình ảnh của giáo hội không còn có Chúa nữa. Thảm kịch khủng khiếp xảy ra khi chúng ta đi theo con đường tội lỗi. Thảm kịch kế tiếp là Mạc-lôn và Ki-li-ôn cũng thác để lại Na-ô-mi không chồng không con. Họ càng ngày càng đi sâu vào tội lỗi, vì khi đói kém xảy ra họ đã rời bỏ Bết-lê-hem, Mạc-lôn và Ki-li-ôn cưới con gái Mô-áp, rồi Ê-li-mê-léc chết và hai con cũng chết.
Nếu chúng ta phạm tội với Chúa, sự chết ở khắp mọi nơi, chúng ta bị phân cách khỏi Chúa và rồi chúng ta cũng cắt đứt con cái của chúng ta đối với Chúa. Việc nầy xảy ra khi chúng ta đi theo một thần tượng khác, Chúa nói sẽ phạt con cháu đến ba bốn đời nếu chúng ta ghét Ngài, khi chúng ta quay khỏi Chúa, chúng ta không chỉ tự cắt đứt mối quan hệ giữa chúng ta với Chúa mà đồng thời chúng ta cũng cắt đứt con cái chúng ta với Ngài, lý do vì Chúa phán: "Ta sẽ là Ðức Chúa Trời của ngươi và con cháu ngươi" và Ngài cũng nói các ngươi phải dạy dỗ hướng dẫn con cháu đi trong đường lối Chúa, kính sợ Chúa (Châm ngôn 22:6). Nếu chúng ta đi xa Chúa thì có nghĩa là chúng ta cũng dạy con cái chúng ta từ chối Ngài, chống lại Ngài, rồi đời sống thuộc linh của chúng nó cũng chết.
Chúng ta đọc trong Sáng thế ký 6:2 "Các con trai của Ðức Chúa Trời thấy con gái loài người tốt đẹp bèn cưới người nào vừa lòng mình làm vợ." Từ đó tội lỗi lan tràn trên mặt đất cho nên Ðức Chúa Trời quyết định sẽ hủy diệt loài người. Ngài đã thật sự mang nước lụt đến hủy diệt loài người trong thời Nô-ê.
Sách Ru-tơ là một câu chuyện tình đẹp nhưng chúng ta chưa đến đoạn đó, chỉ thấy sự chết và trình trạng bị tiêu diệt vì chúng ta có ở đây hình ảnh của một gia đình đã quay khỏi Chúa và đi sâu vào tội lỗi. Trong câu 4 chúng ta thấy họ ở trong xứ Mô-áp 10 năm, đây không phải là một việc ngẫu nhiên, quá nhiều hoạn nạn, tai họa xảy ra cho Na-ô-mi trong thời gian ngắn 10 năm. Trong Kinh thánh số mười, một trăm, một ngàn thường thường biểu hiện cho tính chất hoàn tất, cho nên mười năm nầy cũng minh họa cho tính chất hoàn tất trong chương trình của Chúa. Na-ô-mi quyết định trở về Bết-lê-hem, bà phải trở về với Chúa, bà phải ăn năn tội lỗi và quay khỏi con đường đang dẫn bà đến chỗ hư mất.
Ðiều nầy nhắc chúng ta về câu chuyện người con trai hoang đàng, có điểm giống nhau trong hai câu chuyện nầy, nhưng chúng ta nhớ là đứa con trai hoang đàng phải ăn vỏ đậu của heo. Nó đã tiêu xài phung phí hết những của cải mà cha nó đã cho nó, nó bị rơi vào sự nghèo túng tận cùng đến nỗi phải lấy vỏ đậu của heo mà ăn, heo là con vật bị rủa sả trong thời bấy giờ, chúng ta thấy giá trị con người nó xuống thấp đến bực nào. Nhưng khi con mắt thuộc linh của nó được mở ra, nó dự định trong lòng sẽ trở về cùng cha nó chỉ để làm đầy tớ mà thôi. Trong kế hoạch có tính chất trọn vẹn của Chúa, Chúa đã tìm đến chúng ta, mở con mắt thuộc linh của chúng ta để chúng ta bắt đầu quay lại với Ngài.
Mô-áp ở đây là hình ảnh của thế gian, mà thế gian đã bị rủa sả bởi Ðức Chúa Trời, tất cả mọi người trên thế gian nầy đều chống lại Chúa. Ðây là đất mà chúng ta phải từ bỏ để trở về cùng Ðức Chúa Trời. Na-ô-mi góa bụa, hai nàng dâu cũng góa bụa mà cũng thuộc về một dân tộc bị rủa sả, vì tội lỗi của các con bà đã cưới họ, tội của chồng bà đã rời bỏ Bết-lê-hem và công nhận những cuộc hôn nhân nầy. Hoàn cảnh của bà tuyệt vọng hơn lúc nào hết.
"Bấy giờ Na-ô-mi có nghe nói rằng Ðức Giê-hô-va đã đoái xem dân sự Ngài và ban lương thực cho, bèn đứng đậy cùng hai dâu mình, đặng từ xứ Mô-áp trở về" (Câu 6). Khi chúng ta nghe về Tin Lành, đó là nơi mà chúng ta tìm được sức mạnh, tìm được sự giúp đỡ. Chúa đã thăm viếng dân Ngài, Chúa đã thăm viếng dân Ngài một cách lạ lùng vì Chúa Giê-xu đã đến với Bánh hằng sống.
Phương diện thuộc linh của nước Y-sơ-ra-ên đã bị hạn hán từ hàng trăm năm, họ sống trong tội lỗi, càng ngày càng xa cách Chúa và cuối cùng họ ở trong trình trạng đói kém thuộc linh. Kinh Thánh nói rằng Ðấng Mê-si sẽ ra đời và thăm viếng dân Ngài. Ngài đã ra đời tại thành Bết-lê-hem, đến với dân tộc Y-sơ-ra-ên để cung cấp cho họ Bánh hằng sống. Bất cứ người Y-sơ-ra-ên nào quay lại với Ngài thì sẽ được Bánh hằng sống cho chính mình. Có một số người sót lại được lựa chọn bởi ân điển Ngài bắt đầu với Si-môn và An-ne trong đền thờ khi Chúa Giê-xu sanh ra, cũng như Giô-sép và Ma-ri mẹ Ngài, Giăng Báp-tít, Xa-cha-ri, Ma-ri Ma-đơ-len, Ma-thê, mười hai sứ đồ đã đến với Ngài. Ngài đã thật sự thăm viếng dân Ngài vì Ngài là Bánh hằng sống.
Cũng vậy nếu bạn và tôi nghe về Tin Lành, nghe tin vui mừng là Chúa đã thăm viếng dân Ngài: "Vì Ðức Chúa Trời yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất, mà được sự sống đời đời" (Giăng 3:16). Chúa đã thăm viếng dân Ngài, chúng ta có thể đến Bết-lê-hem, là Nhà bánh, chúng ta có thể đến với Chúa Giê-xu để tìm Bánh hằng sống, Bánh đó có thể mang lại cho chúng ta sự sống đời đời. Chúng ta phải chỗi dậy để đi, chúng ta phải từ bỏ thế gian nầy, phải quay khỏi tội lỗi của chúng ta. Chúng ta phải ăn năn, phải quay về một hướng khác. Na-ô-mi là hình ảnh của người tin Chúa quay lại với Ngài.
"Vậy người lìa bỏ chỗ mình đã ở, cùng hai dâu mình lên đường đặng trở về xứ Giu-đa. Nhưng Na-ô-mi nói cùng hai dâu mình rằng : Mỗi con hãy trở về nhà mẹ mình đi. Cầu Ðức Giê-hô-va lấy ơn đãi hai con như hai con đã đãi các người thác của chúng ta, và đã đãi chính mình ta" (Câu 7,8). Hai người nữ nầy thuộc về một dân tộc bị đã bị rủa sả, đáng lẽ Mạc-lôn và Ki-li-ôn không nên cưới họ, họ là sản phẩm của tội lỗi trong gia đình Y-sơ-ra-ên nầy. Nếu họ đến Bết-lê-hem họ sẽ không được chấp nhận vì họ đã bị rủa sả. Họ ở lại Mô-áp thì có lý hơn vì gia đình của họ ở đây, họ có thể tìm người chồng khác, họ có thể xây đắp tương lai cho chính mình. Có thể họ thương Na-ô-mi, có thể họ có mối liên hệ rất tốt đẹp với Na-ô-mi vì cả ba cùng hoàn cảnh với nhau là đều góa bụa, mà chồng của họ lại là ruột thịt với nhau. Na-ô-mi rất khôn ngoan khi nói với họ như vậy.
Trong câu 9: "Nguyện Ðức Giê-hô-va ban cho hai con được nghỉ ngơi* ở nơi nhà chồng mới." Những từ ngữ nầy thật là kỳ cục! Tại sao Chúa lại dùng loại ngôn ngữ nầy? Tại sao bà không nói : "Cầu xin hai con tìm được sự phát đạt hay hạnh phúc nơi nhà chồng mới? Nói như vậy nghe nó có lý hơn trong câu chuyện tình phải không? Nhưng Chúa rất cẩn thận khi dùng chữ "nghỉ ngơi". Ðây là chữ mà Na-ô-mi đã dùng, dĩ nhiên nó có thật trong lịch sử, nhưng chúng ta có cảm giác rằng dưới sự hướng dẫn của Thánh Linh và câu nầy được đặt vào Kinh Thánh vì nó có một lẽ thật thuộc linh sâu sắc hơn.
Nơi nhà của ai chúng ta mới tìm được sự nghỉ ngơi cho tâm linh của chúng ta? Khi chúng ta được cứu chúng ta bước vào nhà của Chúa, chúng ta ở trong Ngài (Giăng 17:21). Trước khi chúng ta được cứu chúng ta ở ngoài nhà của Chúa, là khách lạ, là kẻ ngoại bang. Nhưng khi chúng ta được cứu chúng ta ở trong nhà của Chúa và tìm được sự nghỉ ngơi ở đó. "Còn anh em đã chết vì lầm lỗi và tội ác mình, đều là những sự anh em đã học đòi, theo thói quen đời nầy, vâng phục vua cầm quyền chốn không trung, tức là thần hiện đang hành động trong các con bạn nghịch. Chúng ta hết thảy cũng đều ở trong số ấy, trước kia sống theo tư dục xác thịt mình, làm trọn các sự ham mê của xác thịt và ý tưởng chúng ta, tự nhiên làm con của sự thạnh nộ, cũng như mọi người khác. Nhưng Ðức Chúa Trời là Ðấng giàu lòng thương xót, vì cớ lòng yêu thương lớn Ngài đem mà yêu chúng ta, nên đang khi chúng ta chết vì tội mình, thì Ngài làm cho chúng ta sống với Ðấng Christ - ấy là nhờ ân điển mà anh em được cứu - và Ngài làm cho chúng ta đồng sống lại và đồng ngồi trong các nơi trên trời trong Ðức Chúa Giê-xu Christ" Ê-phê-sô 2:1-6.
Sự nghỉ ngơi đó thuộc loại gì? Ðó là, trước khi được cứu chúng ta cố làm hết sức mình để nối lại mối tương giao với Chúa, chúng ta cố gắng chứng minh với Ngài rằng con người chúng ta cũng có giá trị. Chúng ta làm đủ mọi việc tốt lành liên quan đến cách mà chúng ta sống, vì chúng ta nghĩ một ngày nào đó Chúa sẽ nhìn vào những công việc tốt của chúng ta và đối đãi tử tế với chúng ta. Nhưng chúng ta sẽ không bao giờ tìm gặp sự nghỉ ngơi thuộc linh bằng cách đó, vì những việc công bình của chúng ta chỉ như áo nhớp trước mặt Chúa mà thôi. Tất cả những hành động nầy chỉ kết án chúng ta càng thêm, vì tất cả những điều chúng ta làm đều bị cám dỗ bởi tội lỗi.
Khi chúng ta đến với Chúa, chúng ta nhận ra rằng chúng ta không bao giờ được cứu bởi việc làm, nhưng do chúng ta phó thác mình nơi Chúa, nương nhờ nơi sự thương xót của Ngài, nhìn nhận mình là tội nhân. Như đứa con gieo mình vào lòng cha nó và nói rằng: "Cha ôi con có tội với cha, con đã làm những điều sai lầm", rồi cha nó quàng cánh tay yêu thương mà ôm lấy nó. Ðây là hình ảnh của những người tin Chúa tìm được sự yên nghỉ nơi Chúa, nơi nhà chồng của chúng ta, vì chúng ta là cô dâu và Chúa Giê-xu là chồng chúng ta. ễ đây Na-ô-mi phơi bày một sự thật hiển nhiên là tất cả mọi người trên thế gian đều tìm sự nghỉ ngơi nơi nhà chồng.
Nhưng bất hạnh thay, chỉ có Chúa là Ðức Chúa Trời của Kinh Thánh mới là chồng thật, mà người ta thì lại đi đến những người chồng khác. Chúa Giê-xu nói trong Ma-thi-ơ 11:28 "Hỡi những kẻ mệt mõi và gánh nặng, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ." Ðó là lời hứa của Tin Lành, trong Chúa Giê-xu chúng ta sẽ tìm được sự yên nghỉ. Ngài trở thành chồng của chúng ta và nhà của Ngài là nơi chúng ta sẽ vào ở. Na-ô-mi đã đưa ra lẽ thật thuộc linh của Thánh Kinh là chúng ta sẽ tìm được sự nghỉ ngơi nếu chúng ta bước vào nhà của Chúa.
Câu 10 là một lời tuyên bố làm cho ngạc nhiên: "Chúng tôi sẽ trở về** với mẹ đến quê hương của mẹ" . Câu nói nầy không có lý chút nào cả, chỉ có Na-ô-mi mới có thể trở về còn Ọﴭba và Ru-tơ thì không phải là trở về vì họ chưa bao giờ ở Bết-lê-hem, họ không phải là công dân của Bết-lê-hem, họ là công dân của Mô-áp. Ðáng lẽ họ phải nói"Chúng tôi sẽ đi với mẹ đến cùng dân sự của mẹ", nhưng họ lại nói: "Chúng tôi sẽ trở về** với mẹ".
Có lẽ đây là sự sai lầm trong ngôn ngữ? Nếu Chúa chép câu chuyện nầy cho chúng ta như là một câu chuyện lịch sử thì chắc chắn phải viết là chúng tôi sẽ đi với mẹ. Nhưng, không! Chúa có lẽ thật thuộc linh sâu hơn cho chúng ta nên Ngài đã hướng dẫn cho họ nói: chúng tôi sẽ trở về** với mẹ. Mặc dù theo bối cảnh lịch sử là một sự chọn chữ sai lầm nhưng về thuộc linh thì đây là sự chọn chữ đúng vì Chúa muốn dạy chúng ta về một lẽ thật khác. Chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về điều nầy trong bài học tới.
"Vậy nó mới tỉnh ngộ mà rằng: Tại nhà cha ta, biết bao người làm mướn được bánh ăn dư dật, mà ta đây phải chết đói! Ta sẽ đứng dậy trở về cùng Cha, mà rằng: Thưa cha, tôi đã đặng tội với Trời và với cha, không đáng gọi là con của cha nữa; xin cha đãi tôi như đứa làm mướn của cha vậy." Lu-ca 15:17-19.
"Người thâu thuế đứng xa xa, không dám ngước mắt lên trời, đấm ngực mà rằng: Lạy Ðức Chúa Trời, xin thương xót lấy tôi, vì tôi là kẻ có tội! Lu-ca 18:13.
* Theo nguyên văn tiếng Hê-bơ-rơ là nghỉ ngơi.
** Theo nguyên văn tiếng Hê-bơ-rơ là trở về.
 
Bài Học Kinh Thánh
NHỮNG BÀI HỌC THUỘC LINH TRONG CÂU CHUYỆN TÌNH CỦA RU-TƠ
Bài 4 (Ru-tơ 1:11-13)
Chúng ta đang học sách Ru-tơ, chúng ta có cảm giác rằng từng lời từng chữ trong sách nầy được cẩn thận lựa chọn bởi Ðức Chúa Trời. Nhiều khi chúng ta cứ nghĩ rằng chúng ta phải đọc trong Tân ước mới có thể tìm ra Tin Lành cứu rỗi của Chúa. Thật vậy, bức tranh về ân điển và sự cứu rỗi của Chúa cho chúng ta rất rõ ràng một cách lạ lùng trong Tân ước, nhưng chúng ta cũng nên nhớ rằng chương trình cứu rỗi của Chúa bắt đầu trước khi Ðức Chúa Trời dựng nên trời đất.
Nếu cẩn thận tra xem lời của Chúa, chúng ta sẽ thấy Ngài ghi lại chương trình cứu rỗi nầy xuyên suốt qua cả Kinh Thánh. Bắt đầu từ Sáng thế ký và bây giờ đến sách nầy là sách được viết 1.100 năm trước khi Chúa Giê-xu ra đời. Chúng ta thấy rằng tất cả những sự trình bày đều chỉ về Chúa Giê-xu, chỉ về lẽ thật Tin Lành cứu rỗi của Chúa. Mặc dầu những người Do thái trong thời Cựu ước không nhìn ra lẽ thật nầy, lý do vì Chúa nói cách nầy để giấu đi lẽ thật. Mác chương 4 chép, Chúa Giê-xu dùng thí dụ để họ nghe mà không hiểu, nhìn mà không thấy.
Chúa đã không trình bày sứ điệp Tin Lành một cách rõ ràng vì con người thường không đến với Kinh Thánh bởi đức tin, người ta chỉ nhờ cậy vào sự công bình của chính mình. Người ta chỉ tin cậy vào khả năng trí thức của con người mà thôi, đối với họ Kinh Thánh không phải là Lời hằng sống. Nhưng khi chúng ta đến với Kinh Thánh bằng đức tin, tin rằng đây là Lời của Chúa thì chúng ta sẽ bắt đầu lần ra manh mối những thí dụ lịch sử mà Chúa đã đặt để trong Kinh Thánh cho chúng ta. Rồi chúng ta sẽ bắt đầu thấy rằng Chúa rất thành tín với tất cả những lời hứa của Ngài. Tất cả những điều Kinh Thánh ghi lại cho chúng ta, những sự thật trong lịch sử liên quan đến lễ chuộc tội đều được nói trước bằng một phương cách rất hay, hằng trăm hay hàng ngàn năm trước khi Chúa Giê-xu bước vào sân khấu lịch sử. Chúng ta sẽ tìm ra tất cả những khía cạnh của sự chuộc tội đã được chép ra trong sách Ru-tơ nếu chúng ta tra xem lời Ngài một cách cẩn thận.
Kinh Thánh là cả một khối dính liền, chỉ có một sứ điệp về tình thương của Ðức Chúa Trời cho những ai tin nhận Ngài. Chúng ta sẽ thấy nhiều chi tiết trong câu chuyện nầy hình như là kỳ quặc theo khung cảnh lịch sử. Bởi vì Chúa đã hướng dẫn những người nầy nói những lời như vậy để cho lẽ thật thuộc linh được chiếu sáng trực tiếp, ngọt ngào và rõ ràng hơn cho chúng ta. Trong câu 10 Ru-tơ và ọt-ba nói: "Chúng tôi sẽ trở về* với mẹ đến quê hương của mẹ". Ðây là một chữ sai mà họ đã dùng. Họ chưa bao giờ đến Bết-lê-hem, họ không phải là công dân của Y-sơ-ra-ên, họ chưa bao giờ sống tại Bết-lê-hem. Quê hương của họ là Mô-áp, làm sao họ có thể trở về nơi mà họ chưa bao giờ đến trước kia? Họ nên nói là chúng tôi sẽ đi với mẹ đến quê hương của mẹ. Nhưng chúng ta biết rằng Chúa có một lẽ thật thuộc linh lạ lùng ở đây. Lẽ thật thuộc linh ở đây là, con người không phải bắt đầu là tội nhân, là khách lạ đối với Chúa, ban đầu con người không phải là kẻ thù của Chúa như ngày hôm nay. Chúng ta được dựng nên theo hình ảnh của Ðức Chúa Trời, bắt đầu bằng mối tương giao hoàn hảo với Chúa, bắt đầu bằng tình cảm thắm thiết với Ðức Chúa Trời, chúng ta có thể tìm thấy hình ảnh nầy trong sách Sáng thế ký. A-đam và Ê-va có mối liên hệ mật thiết với Chúa, tất cả chúng ta đều ra từ dòng giống của A-đam và Ê-va, vì họ là tổ tiên của cả loài người.
Con người ban đầu ở với Chúa, nhưng vì cớ tội lỗi, chúng ta hội nhập vào thế gian nầy, trở thành kẻ xa lạ đối với Ðức Chúa Trời, chúng ta giống như những người sống ở Mô-áp, một dân tộc bị rủa sả! Thực tế, cả thế gian đều ở dưới sự rủa sả của Chúa, thế gian bị rủa sả vì cớ tội lỗi của con người. Thế gian hư mất đang trên đường đi vào địa ngục và đối diện với sự phán xét. Trừ phi bởi lòng thương xót của Chúa, tất cả loài người đều phải bị đi địa ngục đời đời dưới sự rủa sả của Ðức Chúa Trời. Cũng vậy, khi chúng ta được cứu, chúng ta đến với Chúa Giê-xu có nghĩa là trở về cùng Chúa. Ðiều đó không có nghĩa là trước kia chúng ta đã biết Chúa, theo Chúa một thời gian cho nên bây giờ chúng ta trở lại với Ngài, nhưng vì chúng ta là một trong những thành viên của loài người, là dòng dõi của A-đam và Ê-va. Chúng ta trở về cùng Chúa khi chúng ta đến với Chúa Giê-xu.
Giống như câu chuyện đứa con trai hoang đàng, nó là một người trong gia đình, nó là con và được hưởng thụ tất cả những phúc lộc của người cha. Nhưng nó đã đi theo đường riêng của nó, đến một phương xa và tiêu xài phung phí tất cả của cải, nó sống một lối sống chống lại chính cha nó, nó quên đi tất cả những sự đầy đủ, sung sướng trong nhà cha nó, lối sống của nó hoàn toàn ngược lại với sự mong muốn của cha nó. Cũng giống vậy, đời sống của con người tội lỗi luôn chống cự lại với Ðức Chúa Trời. Nhưng rồi đến một thời điểm trong đời của nó, nó tỉnh ngộ và tự nhủ rằng ta sẽ trở về cùng cha ta, nó nhận ra rằng nó không còn gì nữa cả trên thế gian nầy. Nó bị mất tất cả, nó phải ăn vỏ đậu của heo, cho nên nó nói rằng ta sẽ trở về cùng cha ta, nó chỉ muốn trở thành đứa đầy tớ của cha nó mà thôi.
Ðây là hình ảnh của Ru-tơ và ọt-ba, họ bị thiếu thốn đủ mọi sự, họ bị mất chồng, mất cha chồng, họ là những người góa bụa, và theo xã hội thời bấy giờ những người góa bụa là những người ở trong hoàn cảnh đáng thương nhất. ễ đây là ba người đàn bà góa không có người đàn ông, không có chồng để chăm sóc cho họ, họ nói rằng chúng tôi sẽ trở về với quê hương của mẹ. Ðó là ngôn ngữ của những ai khám phá ra rằng tình trạng thuộc linh của mình bị đổ vỡ và nói rằng tôi quyết định tin nhận Chúa Giê-xu, tôi muốn Ngài làm Chúa và Cứu Chúa của đời sống tôi, tôi nhận biết tội lỗi của tôi, tôi nhận ra rằng tôi đã sống chống lại Chúa, "Lạy Ðức Chúa Trời xin thương xót lấy tôi, vì tôi là người có tội". Ðó là quay trở lại cùng Chúa.
Chú ý chỗ nầy họ nói: "Chúng tôi sẽ trở về* với dân tộc của mẹ" Ai là dân tộc của Na-ô-mi? Dân tộc của Na-ô-mi là những người sống tại Bết-lê-hem, mà Bết-lê-hem là Nhà bánh. Dân tộc của Na-ô-mi là dân Y-sơ-ra-ên, là dân được lựa chọn, là dân sự của Chúa. Vì vậy, Ru-tơ và ọt-ba bắt đầu tìm ra một hướng đi đúng là đi đến cùng Ðức Chúa Trời của Kinh Thánh.
Khi chúng ta nhận ra rằng tâm linh chúng ta bị rắc rối, thấy thiếu sự bình an trong tâm hồn, chúng ta có cảm giác chúng ta đang ở dưới cơn thạnh nộ của Ðức Chúa Trời vì cớ tội lỗi của chúng ta, chúng ta sẽ bắt đầu tìm đến Chúa, có phải như vậy không? Nhưng làm thế nào chúng ta đến với Ngài? Ngài ở đâu? Ngài là ai? Có đủ hạng người tìm đến chúa nầy, thần nọ để mong tìm được sự đầy đủ, giàu có, thỏa mãn, sự bảo đảm cho cuộc sống. Họ hi vọng những điều đó có thể cung cấp câu trả lời cho họ, hoặc họ có thể đến một tôn giáo nào đó có thể đáp ứng được nhu cầu sâu xa của con người, và cố gắng tìm câu trả lời ở đó. Ru-tơ và ọt-ba đã bắt đầu hướng đi đúng, họ muốn đến cùng dân tộc của Na-ô-mi, họ muốn trở về Bết-lê-hem là Nhà bánh, là thành phố gắn liền với Chúa Giê-xu, Ðấng được sinh ra tại Bết-lê-hem và là Bánh hằng sống. Ðây là hình ảnh của những người bắt đầu nghĩ đến Tin Lành thật.
"Na-ô-mi đáp: Hỡi hai con gái ta, hãy trở về, đi với mẹ làm chi? Mẹ há còn những con trai trong lòng có thế làm chồng chúng con sao? Hỡi hai con gái ta hãy trở về đi đi; mẹ già quá mà lấy chồng nữa. Lại dầu bây giờ mẹ nói: Ta có lòng trông mong, từ chiều nay ta sẽ có chồng, dẫu ta sanh đẻ con trai đi nữa, chúng con há lại muốn đợi cho đến chúng nó khôn lớn, và không lấy chồng khác hay sao? Không, hỡi chúng con, nỗi sầu thảm cuả mẹ cay đắng muôn phần hơn của chúng con, vì tay của Ðức Giê-hô-va đã giơ ra hại mẹ." (Câu 11-13). Theo sự kiện lịch sử thì Na-ô-mi nói rất đúng không có gì lạ cả nhưng rất là lạ khi chúng ta tìm hiểu ý nghĩa thuộc linh.
Trước hết chúng ta sẽ tìm hiểu về sự kiện lịch sử, điều nầy rất dễ hiểu. Ru-tơ và ọt-ba còn trẻ, Na-ô-mi thì đã già không còn có thể sanh con được, hơn nữa bà cũng không có chồng. Ru-tơ và ọt-ba không những chỉ mất chồng mà còn mất cả hy vọng có con theo dòng dõi của chồng họ. Chúa đã ra một luật lệ là: Nếu người chồng chết không con thì người anh em hoặc bà con còn sống phải cưới người đàn bà đó để có thể sanh con thế cho người đã chết, làm như vậy để bảo vệ sự cá biệt của dòng giống. Nhưng dòng dõi nầy thì bị chấm dứt vì Mạc-lôn và Ki-li-ôn đều chết và Na-ô-mi không còn hy vọng để sanh con nữa. Cả một bức hình đen tối! Vì vậy Na-ô-mi rất đúng khi bà nói: Hãy trở về nhà các con, ở trong xứ các con, nơi đó các con có thể tìm được một người chồng khác, rất có thể các con sẽ sanh đẻ con cái cho chính các con. Chuyện nầy không thể xảy ra được nếu các con đi với mẹ, các con sẽ không tìm được câu trả lời ở nơi mẹ. Theo sự kiện lịch sử thì bà nói rất có lý, nhưng nếu tìm hiểu theo nghĩa thuộc linh thì giống như một cú đánh giáng trên chúng ta. Trong câu 10 họ nói: "Chúng tôi sẽ trở về* với mẹ, đến quê hương của mẹ". Có nghĩa là chúng tôi muốn có sự liên quan với Ðức Chúa Trời của mẹ, chúng tôi muốn tin tưởng như mẹ tin.
Nếu chúng ta đi làm chứng cho người nào đó và họ tỏ thái độ rất phấn khởi mong muốn Ðấng Christ trở thành Ðấng Mê-si, là Cứu Chúa của họ thì chúng ta sẽ không bảo họ: "Ðừng! Ðừng! Bạn đừng nên trở thành Cơ đốc nhân, bạn sẽ không có sự vui vẻ gì khi bạn trở thành Cơ đốc nhân, bạn sẽ nhận thấy rằng bạn phải từ chối chính mình bạn". Thường thường phản ứng của chúng ta là rất thích thú, chúng ta sẽ bắt đầu khuyến khích họ, chúng ta sẽ bắt đầu vẽ ra một bức tranh tươi sáng nhất. Trong lòng chúng ta rộn rã, chúng ta sẽ tìm đủ mọi cách để khuyến khích người mà chúng ta đang làm chứng cho, để họ bắt đầu đi một mạch đến việc trở thành một người được sanh lại. Có phải đó là cách chúng ta làm không? Nhưng ở đây Na-ô-mi làm ngược lại. ễ điểm nầy có lẽ chúng ta sẽ nói là rõ ràng chúng ta sẽ không cần tìm ý nghĩa thuộc linh trong chi tiết đặc biệt nầy. Theo tính chất lịch sử thì rất đúng, chúng ta không mong đợi Na-ô-mi nói gì khác hơn là bảo họ ở lại Mô-áp, chắc chắn là không có lý trong ý nghĩa thuộc linh. Như vậy chi tiết nầy không ý nghĩa thuộc linh gì ở trong đó, chúng ta chỉ chấp nhận dữ kiện lịch sử vậy thôi.
Xin đừng vội, chúng ta nên nhìn thêm vào Kinh Thánh hơn là sự suy nghĩ của chúng ta. Chúa Giê-xu đã thật sự làm gì? Chúng ta đọc trong Lu-ca 14:26-33, "Nếu có ai đến theo ta mà không ghét cha mẹ, vợ con, anh em, chị em mình và chính sự sống mình nữa thì không được làm môn đồ ta. Còn ai không vác thập tự giá mình mà theo ta, cũng không được làm môn đồ ta. Vả, trong các ngươi có ai là người muốn xây một cái tháp, mà trước không ngồi tính phí tổn cho biết mình có đủ của đặng làm xong việc cùng chăng sao? E khi đã xây nền rồi, không làm xong được, thì mọi người thấy liền chê cười, và rằng: Người nầy khởi công xây mà không thể làm xong được! Hay là có vua nào đi đánh trận cùng vua khác, mà trước không ngồi bàn luận xem mình đem đi một muôn lính có thể địch nổi vua kia đem hai muôn cùng chăng sao? Bằng chẳng nổi, khi vua kia còn ở xa, sai sứ đi xin hòa. Như vậy, nếu ai trong các ngươi không bỏ mọi sự mình có, thì không được làm môn đồ ta". Chúng ta thấy Chúa Giê-xu dạy ở đây là chúng ta không đi ra để quyến rũ người ta vào trong Tin Lành, chúng ta đi ra không phải để nói với họ về những quyền lợi lạ lùng trong việc tin nhận Chúa Giê-xu.
Chúng ta phải cho họ biết toàn bộ câu chuyện, chúng ta phải kể cho họ đúng ý nghĩa của Tin Lành là gì. Ðể trở thành người tin nhận Chúa Giê-xu có nghĩa là chúng ta phải từ bỏ chính mình; có nghĩa là chúng ta phó thác mình vào Chúa Giê-xu; nghĩa là chúng ta sẽ có một đời sống hoàn toàn đổi khác; có nghĩa là chúng ta sẽ có những người bạn khác; có nghĩa là mục đích, kế hoạch trong đời sống chúng ta phải thay đổi. Nếu chúng ta trình bày Tin Lành cho ai, chúng ta phải trình bày nguyên cả bức tranh, chúng ta không nên nói đơn giản là Chúa yêu bạn, tất cả những gì bạn phải làm là tin nhận Chúa, rồi mọi việc sẽ êm xuôi tốt đẹp. Có người khi trình bày Tin Lành gần như muốn bảo rằng khi bạn được cứu bạn sẽ không gặp rắc rối gì trên thế gian nầy nữa. Và rồi sau khi người nào đó tiếp nhận đạo Tin Lành và khám phá ra rằng họ bị đủ thứ hoạn nạn, họ tự hỏi không biết điều gì xảy ra cho họ! Khi chúng ta mang Tin Lành đến cho người khác, chúng ta phải mang tất cả lẽ thật trong Lời của Chúa. Chúng ta phải chỉ rõ ra rằng nếu bạn được cứu, bạn đến với Chúa Giê-xu, thì bạn không thể nào tiếp tục sống trong tội lỗi. Không có loại Cơ đốc nhân xác thịt, có nghĩa là chúng ta phải ăn năn, chúng ta phải từ chối chính mình, rất có thể chúng ta phải lìa bỏ cha mẹ mình, có thể chúng ta phải chịu gia đình từ bỏ. Chúa làm tất cả mọi sự để cứu chúng ta, chúng ta chấp nhận phải có một sự thay đổi lớn lao trong đời sống của chúng ta. Trừ khi chúng ta nhận ra điều nầy, chúng ta chưa thật sự đối diện với Tin Lành thật là gì.
* Theo nguyên văn tiếng Hê-bơ-rơ là trở về.
 
Bài Học Kinh Thánh
NHỮNG BÀI HỌC THUỘC LINH TRONG CÂU CHUYỆN TÌNH CỦA RU-TƠ
Bài 5 (Ru-tơ 1:14-18)
Chúng ta thấy Na-ô-mi đã quyết định trở về Bết-lê-hem sau khi chồng bà qua đời. Ru-tơ và ọt-ba muốn đi về với bà nhưng bà nói: Ðừng! đừng! Các con đừng theo mẹ làm chi, không cách nào mẹ có thể cho các con một người chồng được, các con ở lại quê hương của các con là Mô-áp thì có lý hơn. Chúng ta biết theo bối cảnh lịch sử, Na-ô-mi thật sự nói những điều có lợi cho họ, nếu họ vào trong xứ của dân Y-sơ-ra-ên, một xứ xa lạ, mà họ là những người Mô-áp bị rủa sả, rất có thể họ sẽ không được chấp nhận tại Bế-lê-hem, theo tính chất lịch sử thì rất có thể là như vậy. Nhưng về ý nghĩa thuộc linh thì sao? Chúng ta sẽ bắt đầu xem xét.
Trước hết chúng ta thấy thật không có lý chút nào! Nếu có ai chú ý đến Chúa Giê-xu, họ muốn đến với Chúa, không lẽ chúng ta không tìm cách khuyến khích họ bằng đủ mọi cách? Không lẽ chúng ta không trình bày sứ điệp Tin Lành một cách đầy hấp dẫn, thú vị, nếu chúng ta có thể làm được? Chúng ta có cảm giác như ý nghĩa thuộc linh không ứng dụng được ở đây.
Nhưng nếu chúng ta xem điều nầy dưới ánh sáng của Lu-ca 14:26 thì chúng ta nhận ra rằng điều nầy thật sự rất đầy ý nghĩa. Ru-tơ và ọt-ba đại diện cho người Mô-áp, là dân tộc bị Ðức Chúa Trời rủa sả, họ muốn đi theo Na-ô-mi. Chúng ta xem trong Lu-ca 14:25, "Có đoàn dân đông cùng đi với Chúa Giê-xu". Có lẽ chúng ta sẽ nghĩ rằng nhiều người đi theo Chúa như vậy thì Chúa Giê-xu và các môn đồ của Ngài sẽ thích thú lắm khi thấy kết quả công việc đang có dấu hiệu thành công.
Nhưng chúng ta thấy trong câu kế tiếp Chúa Giê-xu nói: "Nếu có ai đến theo ta mà không ghét cha mẹ, vợ con, anh em, chị em mình, và chính sự sống mình nữa, thì không được làm môn đồ ta". Ngôn ngữ nầy thật tiêu cực làm sao! Nói một cách khác, Chúa Giê-xu nói, nếu các ngươi muốn theo ta có nghĩa là các ngươi phải từ bỏ cha mẹ các ngươi, có nghĩa là các ngươi phải quay khỏi, phải từ bỏ tất cả đời sống cũ của các ngươi. Ngài tiếp tục: "Còn ai không vác thập tự giá mình mà theo ta, cũng không được làm môn đồ ta". Rồi Ngài kết luận trong câu 33: "Như vậy, nếu ai trong các ngươi không bỏ mọi sự mình có, thì không được làm môn đồ ta".
Nói cách khác, Chúa Giê-xu nói, các ngươi đi theo ta, các ngươi lấy làm thích thú khi thấy ta làm phép lạ, hay là ta giống như một nhà lãnh đạo về phương diện nào đó cho các ngươi. Nhưng nếu các ngươi thật sự theo ta thì có nghĩa là các ngươi phải ủy thác cả đời sống của các ngươi nơi ta. Nếu cha mẹ, anh em các ngươi cho các ngươi chọn lựa một trong hai, theo Chúa Giê-xu các ngươi sẽ bị đuổi ra khỏi gia đình, thì các ngươi sẽ tự động nhận lấy điều kiện đó. Cũng có nghĩa là nếu nhà cầm quyền của các ngươi bảo các ngươi từ chối ta hay là sẽ bị một sự trừng phạt nào đó, như là bị quăng vào hang sư tử hay bị đốt trên giàn hỏa thiêu, các ngươi vẫn sẵn sàng chấp nhận những điều đó.
Khi chúng ta thật sự giao thác đời sống của chúng ta cho Chúa, và chúng ta nhận ra rằng chúng ta muốn sống một đời sống tái sanh thật sự, thì chúng ta sẽ không còn là bạn thân lâu hơn nữa đối với những người bạn chỉ thờ phượng Chúa bằng môi miệng, hay là những người lãnh đạo xã hội trong giáo hội, bất cứ là giáo hội nào. Có thể chúng ta sẽ bị người ta khước từ, chúng ta chỉ còn thông công với một nhóm rất ít người trong giáo hội, bị người ta xem như là những người kỳ quặc, vì chúng ta cứ nói về việc học Kinh Thánh và cố gắng vâng giữ những lời dạy trong Thánh Kinh! Ðiều đó nghĩa là chúng ta không còn tiếp tục chơi với những người bạn rất thân, vì sự ham thích của họ khác xa với sự ham thích của chúng ta. Có nghĩa là chúng ta phải từ bỏ những tội lỗi trong đời sống của chúng ta, những tội lỗi cay đắng mà chúng ta đang chứa chấp. Nếu chúng ta cay đắng đối với người xúc phạm đến chúng ta nhiều lần, thì bây giờ chúng ta phải xin Chúa giúp cho chúng ta tha thứ và suy nghĩ tử tế về người đó. Chúng ta thấy đó, nếu thật sự theo Chúa Giê-xu thì chúng ta phải quay lưng lại với những khuynh hướng cũ, phải phó thác đời sống của mình nơi Chúa. Nếu những điều nầy không xảy ra trong đời sống của chúng ta, chúng ta chưa thật sự được sanh lại.
Nếu chúng ta cho là đến với Chúa rất đơn giản, chỉ cần gia nhập vào giáo hội, thích thú về những sinh hoạt xã hội trong giáo hội, về những người bạn mà chúng ta có, về đời sống cũ trước kia của chúng ta. Ðó không phải là trở về Bết-lê-hem, trở về Nhà bánh; đó không phải là trở về với Chúa Giê-xu, là Bánh hằng sống. Nếu chúng ta đến với Chúa, thì phải đến với Ngài một cách không hạn chế, giao thác cả đời sống của chúng ta cho Ngài, ngay cả chúng ta có thể bị cất mất những điều mà chúng ta đang hưởng thụ.
Trước khi được cứu, chúng ta đặt sự tin cậy của mình vào thế gian nầy. Chúng ta tìm kiếm sự bảo đảm bằng vật chất, sự vui thú của thế gian, những điều đó rất thực tế đối với chúng ta. "Thật thích thú làm sao nếu chúng ta có được những đồ vật nầy, hay là làm những việc nọ", hầu hết mọi người trên thế gian nầy đều đồng ý với chúng ta về những quan niệm như vậy. Nhưng khi trở thành Cơ đốc nhân, có nghĩa là chúng ta phải quay lưng lại với những gì trên thế gian nầy; nghĩa là chúng ta không còn tìm kiếm những điều vui thú mà thế gian tìm kiếm nữa. Chúng ta sẽ không còn đặt sự trông cậy của chúng ta vào vật chất, tiền bạc hay là tài sản trên thế gian nầy, có nghĩa là cái nhìn của chúng ta phải tập trung vào quê hương trên thiên đàng, tập trung vào mối tương giao giữa chúng ta với Chúa, vào cương vị của một công dân thiên quốc.
Nhưng có điều khó khăn là chúng ta không thể thấy những điều đó như là những đồ vật để chúng ta có thể rờ được. Chúng ta chỉ thấy bằng con mắt hy vọng, chúng ta chỉ nhìn vào thiên đàng bằng con mắt đức tin. Những vật trên thế gian nầy là những vật chúng ta có thể giữ được bằng cả hai tay, chúng ta có thể rờ được, kinh nghiệm được, nó rất thực tế. Nhưng chúng ta phải rời bỏ nó để đặt sự trông cậy vào những sự đời đời, những sự mà chúng ta không thể thấy được, những điều mà chúng ta đọc trong Kinh Thánh nhưng không cách nào chúng ta có sự cảm nhận về vật chất trong đời sống này ngay bây giờ. Ðó là cái giá mà chúng ta phải trả nếu chúng ta trở nên môn đồ của Chúa Giê-xu Christ.
Ðối với Ru-tơ và ọt-ba, đi đến xứ Y-sơ-ra-ên là một xứ họ chưa hề biết trước kia, rời bỏ xứ Mô-áp là nơi họ có bạn bè, họ đã quen với nếp sống ở đó, nơi họ có thể được bảo đảm về đời sống ngay bây giờ, thật là một ý định buồn cười! Họ làm điều nầy bởi đức tin dường như là mù quáng, nhưng đó là hình ảnh của người tín hữu được sanh lại. Chúng ta đọc về Áp-ra-ham ra khỏi xứ Cha-ran, ông được Chúa bảo đi đến xứ mà Ngài sẽ chỉ cho. Áp-ra-ham chưa bao giờ đi đến đó, nhưng bởi đức tin ông đã ra đi, ông vâng lời Ðức Chúa Trời ngay cả ông không biết những gì đang chờ đợi ông ở một xứ xa lạ, ông phải rời bỏ gia đình của ông, ông phải rời bỏ tất cả mọi người để có thể vâng lời Ðức Chúa Trời. Ðó cũng là tiếng gọi của Chúa đặt trên chúng ta khi chúng ta trở nên những tín hữu được sanh lại, khi chúng ta trở nên con cái của Ðức Chúa Trời.
Khi Kinh Thánh chép trong Giăng 3:16 "Vì Ðức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hể ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời", Ðức Chúa Trời nói với chúng ta rằng tin nhận Ðức Chúa Giê-xu có nghĩa là chúng ta phó thác đời sống chúng ta cho Ngài, ngay cả chúng ta không thấy rõ cụ thể những điều thực tế đó ngay bây giờ. Chúng ta đọc Kinh Thánh thì biết rằng tin nhận Ðức Chúa Giê-xu thì tội lỗi của chúng ta được tha. Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng chúng ta trở nên con cái của Ðức Chúa Trời, Kinh Thánh bảo chúng ta rằng chúng ta sẽ không phải bị đi vào địa ngục, nhưng chúng ta không có cách nào để chứng minh những điều đó ngay bây giờ. Tất cả những gì chúng ta biết là qua Kinh Thánh, và chúng ta phải tin cậy Kinh Thánh một cách tuyệt đối.
Trở lại, chúng ta đọc trong câu 14: "Hai nàng lại cất tiếng lên khóc. Ðoạn ọt-ba hôn và từ biệt bà gia mình; còn Ru-tơ không chịu phân rẽ người. Na-ô-mi nói cùng Ru-tơ rằng: Nầy, chị con đã trở về quê hương và thần của nó; con hãy trở về theo nó đi". Chúng ta thấy nơi Ru-tơ và ọt-ba là hình ảnh của thế gian khi đối diện với Tin Lành. ọt-ba là hình ảnh của những người khi mới nghe về Tin Lành thì được Tin Lành thu hút. Ðầu tiên cô muốn đi với Na-ô-mi, đối với cô điều nầy có lý lắm, nhưng khi cô bắt đầu tính cái giá phải trả, cô nhận ra rằng cô phải từ bỏ quan điểm của mình, từ bỏ những của cải đang có. Khi cô nhận ra rằng mình phải giao thác thân mình cho một đức tin dường như mù quáng, thì cô quay lại, trở về cùng dân tộc của cô.
Ðiều tương tự như vậy xảy ra trong trường hợp của Chúa Giê-xu, có nhiều người đi theo Ngài, nhưng chúng ta đọc trong Giăng đoạn 6, khi Chúa Giê-xu thật sự bắt đầu mô tả tính chất thật của nước Ðức Chúa Trời, tính chất thật của việc tin nhận Chúa Giê-xu, thì có nhiều môn đồ không theo Ngài nữa. Thực tế có hàng ngàn người theo Ngài vì có lần Ngài nuôi 4.000, 5.000 người trong một bữa, điều đó chứng tỏ có một số rất đông người đi theo Ngài, nhưng chúng ta thấy rằng khi Chúa Giê-xu lên thập tự giá, con số người theo Ngài trong cả xứ Giu-đê có thể không hơn 500 người, đó là sau khi Ngài đã giảng dạy ba năm rưỡi. Hầu hết những người đó giống như ọt-ba, khi họ bắt đầu thật sự thấy tính chất của Tin Lành mà Chúa Giê-xu giảng dạy, họ không theo Ngài nữa, họ trở về cùng dân tộc của họ.
Có nhiều người ngày hôm nay khi mới nghe về Tin Lành thì rất thích thú, nhưng khi họ bắt đầu thấy những đòi hỏi nầy: Nghĩa là họ phải từ bỏ thế gian; nghĩa là họ phải phó thác mình cho Chúa Giê-xu; nghĩa là trước hết họ phải tìm kiếm nước Ðức Chúa Trời và sự công bình của Ngài; nghĩa là từ bây giờ họ phải có sự mong muốn trong lòng họ là vâng theo luật pháp của Ðức Chúa Trời; có nghĩa là đời sống cũ của họ phải qua đi, những tội lỗi nào trong đời sống của họ, bất cứ là tội gì mà họ ưa thích, thì bây giờ họ không được giữ nó lâu hơn nữa trong khi họ theo Chúa. Thì họ quyết định: Không! không! tôi không muốn loại Tin Lành nầy.
Bạn là người đang học bài học nầy, hi vọng bạn sẽ đặt mình trong cương vị của Ru-tơ và ọt-ba và bạn phải quyết định, chỗ của ai mà bạn muốn đặt mình vào? Chúng ta thấy ọt-ba hôn Na-ô-mi và trở về cùng dân tộc của nàng, cùng thần của nàng. Nàng quay khỏi Nhà bánh, quay khỏi Bết-lê-hem là nơi sự cứu rỗi có thể tìm thấy, nàng trở về lối sống cũ của nàng giống như hầu hết nhân loại. Nàng không có một Cứu Chúa cho mình, nàng phải trả lời cho tất cả tội lỗi của nàng trong ngày phán xét. Nhưng phía bên kia, chúng ta thấy Ru-tơ có một quyết định thật dứt khoát, nàng nói: "Xin chớ nài tôi phân rẽ mẹ; vì mẹ đi đâu tôi sẽ đi đó, mẹ ở nơi nào tôi sẽ ở nơi đó. Dân sự của mẹ tức là dân sự của tôi; Ðức Chúa Trời của mẹ tức là Ðức Chúa Trời của tôi; mẹ thác nơi nào tôi muốn thác và được chôn nơi đó. Ví bằng có sự chi khác hơn sự chết phân cách tôi khỏi mẹ, nguyện Ðức Giê-hô-va giáng họa cho tôi!" (Câu 17).
Khi chúng ta thật sự bắt đầu tin cậy vào Chúa Giê-xu Christ, gieo mình vào tay Chúa, có nghĩa là chúng ta muốn sống cách mà Chúa muốn chúng ta sống, nghĩa là trong mỗi chi tiết của đời sống, mỗi hành động của chúng ta đều muốn gắn bó với Chúa Giê-xu Christ. Ðó là chúng ta đang trên đường dẫn đến sự cứu rỗi.
Dĩ nhiên, cách tốt nhất để cho chúng ta biết về Chúa Giê-xu, biết được ý muốn của Chúa là đọc Kinh Thánh. Kinh Thánh là quyển sách hướng dẫn cho chúng ta biết những đặc tính của đời sống Cơ đốc nhân là gì, chúng ta giao trọn đời sống của chúng ta cho Ngài, chúng ta dâng lại đời sống của chúng ta cho Chúa và không giữ lại chút gì. Nếu chúng ta nhận ra trong đời sống của chúng ta còn giữ lại bất cứ điều gì, tội gì, thì chúng ta hãy kêu xin với Chúa: "Xin Chúa thương xót con vì con là kẻ có tội, xin thương xót con và cất bỏ tội lỗi đó ra khỏi con, sửa đổi đời sống con để con càng sống trong ý của Ngài càng hơn, xin giúp cho ý của con lúc nào cũng vâng phục ý của Chúa".
Một hình ảnh giống như vậy trình bày cho chúng ta nơi thập tự giá. Hai tên trộm cướp bị treo ở đó, cả hai đều ở trước mặt Ðức Chúa Giê-xu. Chúng ta thấy một tên mắng nhiếc Chúa, đó là hình ảnh của nhân loại trên thế gian nầy, còn tên kia xin với Chúa rằng: Xin nhớ lấy tôi khi Ngài vào trong nước của Ngài. Ðó là hình ảnh của tất cả những ai tin cậy nơi Chúa Giê-xu. Mỗi con người đứng trước Chúa Giê-xu phải quyết định, hoặc là chúng ta đến với Chúa, gieo mình vào chân Ngài, xin Ngài thương xót hay là chúng ta quay lưng lại và đi theo đường lối riêng của chúng ta.
"Hãy vào cửa hẹp, vì cửa rộng và đường khoảng khoát dẫn đến sự hư mất, kẻ vào đó cũng nhiều. Song cửa hẹp và đường chật dẫn đến sự sống, kẻ kiếm được thì ít." Ma-thi-ơ 7:13-14
 
Bài Học Kinh Thánh
NHỮNG BÀI HỌC THUỘC LINH TRONG CÂU CHUYỆN TÌNH CỦA RU-TƠ
Bài 6 (Ru-tơ 1:19-2:2)
Trong bài học rồi chúng ta xem xét quyết định của Ru-tơ và ọt-ba đứng trước Na-ô-mi, Na-ô-mi đang chuẩn bị trở về quê hương của bà là nước Do Thái, nơi mà bà nhận biết có một Ðức Chúa Trời thật. Ru-tơ và ọt-ba là công dân của một xứ bị rủa sả là xứ Mô-áp. Ðó là hình ảnh của những người trên thế gian ngày hôm nay, những người chưa được cứu, những người đang ở dưới cơn thạnh nộ của Ðức Chúa Trời. Chúng ta thấy rằng ọt-ba đã trở lại quê hương của nàng giống như nhiều người ngày hôm nay khi họ đối diện với Tin Lành. Họ nhận ra rằng nếu muốn được cứu thì họ phải ăn năn tội lỗi của họ, có nghĩa là họ phải thay đổi lối sống, nghĩa là mục đích, kế hoạch của đời họ phải đổi mới. Họ quyết định: "Không! tôi phải trở lại đời sống cũ của tôi, tôi không muốn loại Tin Lành đó. Nếu tôi có "tin lành" nào thoải mái, cho phép tôi sống gần giống như tôi sống trước kia, thêm vào đó tôi được nhìn nhận bởi Chúa Giê-xu, tôi sẽ rất vui với loại "tin lành" như vậy, nhưng tôi không muốn loại Tin Lành nào đòi hỏi tôi phải thay đổi về vật chất nầy trong mục đích, kế hoạch của đời sống tôi."
Mặt khác, chúng ta thấy Ru-tơ bám theo Na-ô-mi, cô sẵn sàng gắn bó cuộc đời còn lại của cô với bà, bất chấp điều gì xảy đến cho cô, giống như là một đức tin mù quáng, không biết gì cả về những gì sẽ xảy đến cho cô ở tại xứ Y-sơ-ra-ên. Ðó là một hình ảnh đẹp về những tín hữu được sanh lại đang trên đường dẫn đến sự cứu rỗi. Chúng ta sẵn sàng giao thác đời sống của chúng ta cho Chúa Cứu Thế Giê-xu, chúng ta chuẩn bị bước một bước thật xa bởi đức tin, tin vào những Kinh Thánh nói, ngay cả chúng ta không thể thấy sự sống đời đời, thấy thiên đàng hay thấy Chúa Giê-xu bằng đôi mắt xác thịt nầy. Chúng ta đọc về Ðức Chúa Trời, về thiên đàng trong Kinh Thánh và chúng ta sẵn sàng tin tưởng tất cả những điều đó là chân thật và chính xác.
Bây giờ chúng ta thấy Na-ô-mi và Ru-tơ trở về từ Mô-áp là một xứ bị rủa sả để đến Bết-lê-hem, là Nhà bánh, nơi mà Tin Lành thật có thể tìm thấy được. Câu 19-21: "Vậy hai người đi đến Bết-lê-hem. Khi hai người đến cả thành đều cảm động. Các người nữ hỏi rằng: Ấy có phải Na-ô-mi chăng? Người đáp: Chớ gọi tôi là Na-ô-mi, hãy gọi là Ma-ra, vì Ðấng Toàn năng đã đãi tôi cách cay đắng lắm. Tôi đi ra được đầy dẫy, nhưng Ðức Giê-hô-va dắt tôi về tay không. Ðức Giê-hô-va đã giáng họa cho tôi, và Ðấng Toàn năng khiến tôi bị khốn khổ, vậy còn gọi tôi là Na-ô-mi làm chi?" Chúng ta nhớ, tên Na-ô-mi có nghĩa Chúa tôi là ngọt ngào, Na-ô-mi đã từng sống tại Bết-lê-hem, nơi dân tộc của bà, nơi có sự hiện diện của Ðức Chúa Trời. Có cơn đói kém xảy ra trong xứ, bà cùng với chồng và hai con đã đến xứ Mô-áp, ở đó họ đã quay lưng lại với Ðức Chúa Trời nên Ngài đã cất đi hết tất cả, làm cho Na-ô-mi bị trắng tay. Ðức Chúa Trời khiến vậy để cho bà nhận ra bà bị phá sản, không còn gì cả. Bà bảo đừng gọi tôi là Na-ô-mi, nghĩa là Chúa tôi ngọt ngào, gọi tôi là Ma-ra, là cay đắng! Bà đã đạt đến chỗ nhận biết rằng vì hành động của bà, vì lối sống của bà cho nên Ðấng Toàn năng đã đãi bà một cách cay đắng.
Ðây là hình bóng của những gì sẽ xảy ra khi chúng ta quay khỏi Chúa. Trước hết, khi chúng ta bắt đầu đi theo đường lối riêng của chúng ta, chúng ta tiến đến sự hủy diệt, vì bản chất của tội lỗi là hủy diệt. Có thể chúng ta không thấy điều nầy ngay tức thì, nhưng chắc chắn là chúng ta sẽ thấy những điều đó trong ngày phán xét, "Vì tiền công của tội lỗi là sự chết" (Rô-ma 6:23). Ðiều mà chúng ta có thể thấy ngay tức thì là Chúa sẽ giữ lại những ơn phước của Ngài, những sự việc sẽ không xảy ra giống như khi ta sống gần với Chúa.
Trước khi chúng ta sẵn sàng ủy thác chúng ta cho Chúa, trước khi chúng ta gieo mình vào tay Chúa như là Na-ô-mi cùng với Ru-tơ sắp sửa làm, thì Chúa phải hạ chúng ta xuống. Kinh Thánh chép trong Thi Thiên 54:17 "Của lễ đẹp lòng Ðức Chúa Trời, ấy là tâm thần đau thương: Ðức Chúa Trời ôi! lòng đau thương thống hối Chúa không khinh dể đâu". Vì Chúa sửa phạt những ai mà Ngài yêu và nhận làm con (Hê-bơ-rơ 12:6). Ngài đưa chúng ta đến chỗ để chúng ta sẽ nhận ra rằng mình không còn sức lực gì nữa cả, đến khi chúng ta nhìn nhận rằng nếu để tự chúng ta, chúng ta sẽ không có cách nào trở lại cùng Cha được. Những việc lành của chúng ta không có một chút giá trị, những động cơ thúc đẩy của chính chúng ta không có nghĩa lý gì trước mặt Chúa. Cho đến khi chúng ta đạt đến điểm đó, chúng ta chưa sẵn sàng để được Chúa nhận, chúng ta chưa sẵn sàng để được cứu. Chúng ta đến với Chúa giống như Na-ô-mi và Ru-tơ đã đến Bết-lê-hem, chúng ta nhận ra rằng vì cớ tội lỗi của chúng ta, Ðức Chúa Trời đã làm cho chúng ta khốn khổ. Na-ô-mi nói: "Ðức Giê-hô-va dắt tôi về tay không". Ðó là cách chúng ta đến với Chúa, chúng ta trống không trước mặt Chúa và Ngài là Ðấng sẽ đổ đầy chúng ta bằng Thánh Linh của Ngài, đây là con đường dẫn đến sự cứu rỗi.
Chúng ta đọc câu 22: "Na-ô-mi và Ru-tơ, người Mô-áp..." Một điều rất đáng chú ý trong sách Ru-tơ, đó là chúng ta liên tục đọc thấy mấy chữ nầy: "Ru-tơ, người Mô-áp". Trong câu nầy chúng ta không chỉ đọc thấy: "Ru-tơ, người Mô-áp" nhưng chúng ta cũng đọc: "từ ở xứ Mô-áp trở về". Khi đến đoạn 2 chúng ta sẽ thấy "Ru-tơ, người Mô-áp" được lặp đi lặp lại nhiều lần nữa. Ðiều nầy có ý nghĩa gì? ễ đây Ðức Chúa Trời nhấn mạnh rằng: Ru-tơ, người Mô-áp, là một người bị rủa sả. Dân Mô-áp là dân tộc bị rủa sả, việc họ vào trong xứ của Y-sơ-ra-ên là điều chưa bao giờ nghe nói đến trước kia, bởi vì họ là dân tộc ở dưới sự rủa sả của Ðức Chúa Trời. Chúa không muốn chúng ta quên, nên Ngài cứ lặp đi lặp lại nhiều lần. Ðây là một điều lạ trong câu chuyện tình, bạn có thể nghĩ rằng người viết sẽ không nhấn mạnh điểm nầy thêm nữa, chúng ta đã biết rồi, tại sao phải nhắc đi nhắc lại rằng cô là người bị rủa sả, là dân Mô-áp?
Nhưng chúng ta thấy Chúa có lẽ thật thuộc linh ở đây: Ru-tơ là thí dụ về bạn và tôi trước khi chúng ta được cứu. Nhân loại bị rủa sả bởi Ðức Chúa Trời, nhân loại không xứng đáng để được cứu rỗi. Chúng ta không có gì dính líu đến Bết-lê-hem, chúng ta không có thể tự mình đến cùng Ðức Chúa Trời được, bởi vì chúng ta đã bị rủa sả, "Vì tiền công của tội lỗi là sự chết". Ðức Chúa Trời có thể bỏ tất cả chúng ta vào trong địa ngục, không một ai trong chúng ta xứng đáng với sự cứu rỗi, không một ai trong chúng ta có thể nhìn lên Chúa mà nói rằng: Ngài phải thương xót tôi. Không có hoàn cảnh nào bắt buộc Ðức Chúa Trời phải cứu chúng ta, tất cả chúng ta đều là tội nhân chống nghịch lại cùng Chúa, chúng ta phải chịu tất cả mọi hình phạt cho tội lỗi của chúng ta. Chúng ta bị rủa sả giống như "Ru-tơ, người Mô-áp", chúng ta ở trong xứ Mô-áp, ở trong thế gian bị rủa sả. Bất cứ điều gì xảy ra cho Ru-tơ là chỉ bởi ân điển mà thôi, cô không xứng đáng, cô thuộc về một dân tộc bị rủa sả, là dân Mô-áp. Chúa không muốn chúng ta quên đi rằng, cô không xứng đáng gì, cũng như chúng ta hay là tất cả nhân loại trên thế gian nầy không có ai xứng đáng.
Chú ý câu nầy: "Hai người đến Bết-lê-hem nhằm đầu mùa gặt lúa mạch". Ðó là một câu lạ phải không? Tại sao Chúa lại đặt trong câu chuyện tình nầy? Ðiều đó có ý nghĩa gì? Theo dữ kiện của câu chuyện tình thuộc về lịch sử nầy, chúng ta có thể nói Ru-tơ thật sự hứa hôn với Bô-ô vào cuối mùa gặt. Khi mùa gặt bắt đầu là mùa xuân, trải qua suốt mùa hạ, và đến mùa thu là cuối mùa gặt, cho nên thời gian tìm hiểu giữa Bô-ô và Ru-tơ có thể kéo dài 4, 5 tháng. Chúng ta có thể kết luận như vậy qua câu: "Hai người đến Bết-lê-hem nhằm đầu mùa gặt lúa mạch". Nhưng khi chúng ta học sách Ru-tơ, chúng ta tìm thấy rằng mỗi câu đều có ý nghĩa đặc biệt. Ðức Chúa Trời không viết những câu nầy như là sự trùng hợp ngẫu nhiên hay tình cờ.
Ðức Chúa Trời muốn nói gì khi Kinh Thánh chép: "Hai người đến Bết-lê-hem nhằm đầu mùa gặt lúa mạch?" Người Do thái có một ngày lễ khi bắt đầu mùa gặt, đó là ngày lễ Ngũ tuần. Họ có ngày lễ khác nữa là lễ Lều tạm, còn gọi là lễ Mùa màng, kỷ niệm vào mùa thu và là cuối mùa gặt (Nê-hê-mi 8:13-18, Giăng 7:2). Nhưng bắt đầu mùa gặt, khi gặt bông lúa đầu tiên thì họ kỷ niệm ngày lễ Ngũ tuần (Phục 16:9-12, Công vụ 2:1). Có điều gì quan trọng về ngày lễ Ngũ tuần? Chúng ta nhớ lại, vào ngày lễ Ngũ tuần năm 33, sau khi Chúa Giê-xu gánh lấy cơn thạnh nộ của Ðức Chúa Trời, Ngài sống lại và về trời thì Ðức Thánh Linh giáng xuống. Ngày lễ Ngũ tuần đó Ðức Chúa Trời bắt đầu chương trình truyền giảng Tin Lành cho thế giới, lúc đó Hội thánh Tân ước đầu tiên được thành lập, và Tin Lành bắt đầu đi ra khắp thế gian. Vào ngày lễ đó, Phi-e-rơ giảng một bài giảng có 3.000 người được cứu.
Chúng ta có một bức tranh ở đây, Ru-tơ và Na-ô-mi về Bết-lê-hem nhằm đầu mùa gặt lúa mạch. Khi chúng ta tiếp tục học trong Ðoạn 2, chúng ta sẽ thấy Ðức Chúa Trời dùng Ru-tơ là hình ảnh của người tin Chúa Giê-xu. Chúng ta đã bắt đầu thấy điều nầy khi nàng quyết định theo Na-ô-mi, khi cô rời bỏ xứ sở bị rủa sả của cô và đến Bết-lê-hem, là Nhà bánh. Thật là đầy ý nghĩa khi Chúa gắn liền sự việc nầy vào đầu mùa gặt. Ru-tơ là hình ảnh của tất cả những người sẽ được cứu trên thế gian qua chương trình truyền bá phúc âm của Ngài. Sự cứu rỗi ban cho những người nầy thật sự bắt đầu từ ngày lễ Ngũ tuần, là ngày mà Chúa đổ Ðức Thánh Linh xuống.
Chúng ta đã biết về Ê-li-mê-léc, Mạc-lôn và Ki-li-ôn, chúng ta cũng đã gặp Ru-tơ, ọt-ba là hai dâu của Na-ô-mi, bây giờ chỉ còn lại Na-ô-mi và Ru-tơ. Bắt đầu đoạn 2 chúng ta được giới thiệu về một người mới, người bà con gần của Na-ô-mi. "Na-ô-mi có một người bà con bên chồng, người có quyền thế và giàu, về họ hàng Ê-li-mê-léc, tên người là Bô-ô." (Câu 1). Chúng ta sẽ đọc nhiều thêm về Bô-ô và sẽ thấy Bô-ô là hình bóng về Chúa Giê-xu. Ông là một trong những người bà con gần nhất của Na-ô-mi, có lẽ là anh em họ hay là chú. Trong tiếng Hê-bơ-rơ chữ "người cứu chuộc" cũng có nghĩa "người bà con". Ðức Chúa Trời không chỉ ra Bô-ô là hình bóng về Chúa Giê-xu Christ trong chữ nầy, Ngài chỉ đơn giản giới thiệu về một sự kiện lịch sữ rằng Bô-ô là người bà con gần của Na-ô-mi. Có một điều thú vị khi nói rằng ông là người quyền thế và giàu. Chúa Giê-xu là người cứu chuộc của chúng ta, Ngài cũng là người bà con khi Ngài trở nên giống như chúng ta. Ngài mang lấy thân xác con người, từ bỏ mọi vinh hiển của Ngài để gắn liền với chúng ta, trong ý nghĩa đó Ngài là người bà con của chúng ta. Ðiều đó không có nghĩa là Ngài trở nên rất nghèo, trong thực chất Ngài vẫn là Ðức Chúa Trời toàn năng, là Ðấng cai quản cả thế gian. Ðiều nầy được làm kiểu mẫu bởi Bô-ô ở đây, ông là người quyền thế và giàu có.
Bây giờ chúng ta đọc: "Ru-tơ, người Mô-áp...", chú ý chỗ nầy chép "Ru-tơ, người Mô-áp" thêm một lần nữa, Ru-tơ thuộc về dân tộc bị rủa sả, "...thưa cùng Na-ô-mi rằng: Xin để cho con đi ra ngoài ruộng, đặng mót gié lúa theo sau kẻ sẵn lòng cho con mót. Na-ô-mi đáp: Hỡi con, hãy đi đi. Vậy, Ru-tơ đi theo sau các con gặt mà mót trong một ruộng kia. Té ra may cho nàng gặp sở đất của Bô-ô, về họ hàng Ê-li-mê-léc" (Câu 2). Chúng ta thấy một hình ảnh ở đây, dĩ nhiên, theo bối cảnh lịch sử Na-ô-mi và Ru-tơ thì nghèo, họ góa bụa, họ không có của cải vật chất, họ bị mất tất cả. Nhưng họ phải sống, cho nên Ru-tơ đi ra mót lúa trong ruộng cũng như một người ăn mày. Theo luật lệ thời bấy giờ, những người gặt không được gặt kỹ quá, nếu có bông lúa nào sót thì không được lượm lại, họ phải để những bông lúa nầy cho những người nghèo trong xứ lượm lấy. ễ đây, Ru-rơ là một người ăn mày, một trong những người nghèo nhất trong xứ đi vào ruộng mót lúa để có đồ ăn mà sống.
Chúng ta thấy ở đây là hình ảnh của người bắt đầu tìm kiếm thức ăn thuộc linh, chúng ta không bắt đầu tìm kiếm sự sống đời đời trong sự kiêu ngạo của chúng ta bằng cách đến với những người sẽ tôn trọng ta, chúng ta không đến bằng sức mình, chúng ta đến như là người nghèo khó. Hãy nhớ Chúa Giê-xu nói: "Phước cho kẻ có lòng khó khăn... Phước cho những kẻ than khóc." Bạn thấy không? Ðó là hình ảnh của những ai thật sự tìm kiếm ân điển của Ðức Chúa Trời, tìm kiếm bánh thuộc linh, tìm kiếm sự cứu rỗi. Những ai nhận ra rằng tự mình không ra gì, đời sống thuộc linh bị phá sản, chỉ còn một điều là tha thiết muốn được cứu.
Dĩ nhiên, trong câu chuyện lịch sử Ru-tơ chỉ tìm đồ ăn cung cấp cho sự sống về thể xác, nhưng trong ý nghĩa thuộc linh ở đây, chúng ta thấy cô là hình ảnh của những người tìm kiếm đồ ăn thuộc linh mà có thể ban cho họ sự sống đời đời. Chú ý Ru-tơ nói: "Xin để cho con đi ra ngoài ruộng, đặng mót gié lúa theo sau kẻ sẵn lòng cho con mót.*" Ân huệ hay ân điển là một sự ban cho mà người nhận không xứng đáng. Ru-tơ không xứng đáng, bất cứ thứ gì cô tìm gặp trong cánh đồng nầy đều không do cô làm ra. Cô không trồng, không chăm sóc, không làm lụng trên cánh đồng nầy. Ði đến đó để mót lúa đơn giản là hưởng lấy ân huệ của người khác ban cho, ban cho bởi ân điển. Ðó là hoàn cảnh khi chúng ta được cứu, khi chúng ta đến với Chúa Giê-xu chúng ta không làm ra bất cứ điều gì mà chúng ta nhận được, tất cả là bởi ân điển, chúng ta không xứng đáng gì cả.
* Nguyên văn "theo sau kẻ mà con có thể thấy ân huệ (ân điển)."
 
Bài Học Kinh Thánh
NHỮNG BÀI HỌC THUỘC LINH TRONG CÂU CHUYỆN TÌNH CỦA RU-TƠ
Bài 7 (Ru-tơ 2:3)
Chúng ta sẽ tiếp tục bài học về câu chuyện tình đẹp nầy được chép lại cho chúng ta trong sách Ru-tơ. Chúng ta đã thấy thế nào người con gái Mô-áp tên Ru-tơ bước vào gia đình của Na-ô-mi, và sau khi trở thành góa phụ cũng như Na-ô-mi, họ đã rời bỏ xứ Mô-áp, trở về Bết-lê-hem là quê hương của Na-ô-mi. Trong đoạn 2, chúng ta được giới thiệu về một người bà con của Na-ô-mi, người bà con đó tên là Bô-ô. Câu 1, Bô-ô được giới thiệu là một người bà con có quyền thế và giàu như chúng ta đã học trong bài học vừa rồi chớ không được giới thiệu như là một người cứu chuộc.
Chúa Cứu Thế là người bà con của chúng ta vì Ngài mang vào thân xác của con người. Ngài cũng là người bà con của chúng ta, bởi vì Ngài là Ðức Chúa Trời, chúng ta được dựng nên theo hình ảnh của Ðức Chúa Trời, chúng ta là con cái của Ngài. Ngay cả chúng ta có tội, ngay cả chúng ta chống nghịch lại Ngài, chúng ta không có mối liên hệ gì với Chúa, chúng ta là khách lạ vì cớ tội lỗi của chúng ta. Nhưng Chúa là người bà con của chúng ta trong ý nghĩa chúng ta được dựng nên theo ảnh tượng của Ngài. Dĩ nhiên, Ngài có quyền thế và giàu có, tự Ngài là Ðấng vô hạn, Ngài là Vua của các vua, là Chúa của các chúa, Ngài giàu có vô tận, cả thế gian đều thuộc về Chúa. Ngài là Ðấng ban cho mọi điều tốt lành và những món quà hoàn hảo.
Ru-tơ sẽ vào trong sở ruộng của Bô-ô để mót lúa. Cho tôi nói thêm một ít về công việc mót lúa. Chúng ta đọc trong Kinh Thánh, Lê-vi-ký 19:9, "Khi các ngươi gặt lúa trong xứ mình. chớ có gặt đến cuối đầu đồng, và chớ mót lại những bông còn sót; các ngươi chớ cằn mót nho mình, đừng nhặt những trái rớt rồi, hãy để cho mấy người nghèo và kẻ khách: Ta là Giê-hô-va Ðức Chúa Trời của các ngươi." Một câu nữa cũng giống như vậy, Lê-vi-ký 23:22, "Khi các ngươi gặt lúa trong xứ mình, chớ gặt tận đầu đồng, và chớ mót lúa sót lại; hãy để phần đó cho người nghèo và cho kẻ khách ngoại bang. Ta là Giê-hô-va, Ðức Chúa Trời của các ngươi." Thêm một câu nữa cũng bày tỏ điều nầy, trong Phục-truyền Luật-lệ-ký 24:19, "Khi ngươi gặt trong đồng ruộng, quên một nắm gié lúa ở đó, thì chớ trở lại lấy. Nắm gié ấy sẽ về phần khách lạ, kẻ mồ côi, và người góa bụa, hầu cho Giê-hô-va Ðức Chúa Trời ngươi ban phước cho ngươi trong mọi công việc của tay ngươi làm." Chúng ta thấy Chúa đã đưa ra một hình bóng ở đây và Ru-tơ là người làm thành hình bóng đó. Trước khi tôi giải thích điều nầy, chúng ta hãy đọc thêm vài câu nữa. Phục-truyền Luật-lệ-ký 24:21-22, "Khi ngươi hái nho mình, chớ mót chi còn sót lại; ấy sẽ về phần khách lạ, kẻ mồ côi, và người góa bụa. Khá nhớ rằng mình đã làm tôi mọi trong xứ Ê-díp-tô; bởi cớ ấy, ta dặn biểu ngươi phải làm như vậy." Trong ngôn ngữ đó chúng ta tìm thấy ý của Chúa muốn nói ở đây. Nói theo lịch sử, Y-sơ-ra-ên có lần rất nghèo, theo nghĩa thuộc linh là mồ côi, không có ai bênh vực lý lẽ cho họ, họ là tôi mọi trong xứ Ê-díp-tô, họ rất mừng khi được cho phép mót lúa hoặc lượm lấy những gì còn sót để có thể duy trì sự sống của họ. Rồi Ðức Chúa Trời đã đem họ ra khỏi xứ Ê-díp-tô bằng cánh tay quyền năng của Ngài, Ðức Chúa Trời trở nên Ðấng cứu chuộc của họ. Ngài đã cứu họ ra khỏi vòng nô lệ trong xứ Ê-díp-tô, họ trở nên dân tộc của Ngài. Bởi vì Ðức Chúa Trời đã đối đãi với họ quá nhân từ cho nên họ cũng phải đối lại với những người khách lạ, mồ côi, góa bụa, như Ngài đã phán dặn. Họ đã được quá nhiều ơn phước từ Ðức Chúa Trời cho nên họ phải chắc rằng phải có gì còn sót lại cho những người nghèo.
Ðây là hình ảnh thực tế rằng chúng ta có Tin Lành. Chúng ta được Ðức Chúa Trời cứu nên chúng ta cũng phải nghĩ đến những người bên ngoài, là khách lạ đối với thân thể của Ðấng Christ, những người xa lạ, góa bụa, chưa được Chúa Giê-xu cưới. Ngài chưa phải là chàng rể, là chồng của họ. Khi chúng ta được cứu, chúng ta phải chắc là có đồ ăn thuộc linh cho những người không có, những người đang tìm kiếm sự nuôi dưỡng thuộc linh.
Có một thí dụ rất đẹp song song với điều nầy, chúng ta đọc trong Ma-thi-ơ đoạn 15 về người đàn bà Ca-na-an, câu 22-28: "Xảy có một người đàn bà xứ Ca-na-an, từ xứ ấy đến, mà kêu lên rằng: Lạy Chúa, là con cháu vua Ða-vít, xin thương xót tôi cùng! Con gái tôi mắc quỉ ám, khốn cực lắm. Nhưng Ngài chẳng đáp một lời. Môn đồ bèn đến gần, cố nài xin rằng: Xin thầy truyền cho đờn bà ấy về, vì người kêu van ở đằng sau chúng ta. Ngài đáp rằng: Ta chịu sai đến đây, chỉ vì các con chiên lạc mất của nhà Y-sơ-ra-ên đó thôi. Song người đờn bà lại gần, lạy Ngài mà thưa rằng: Lạy Chúa, xin Chúa giúp tôi cùng! Ngài đáp rằng: Không nên lấy bánh của con cái mà quăng cho chó con ăn. Người đờn bà lại thưa rằng: Lạy Chúa, thật như vậy, song mấy con chó con ăn những miếng vụn trên bàn chủ nó rớt xuống. Ngài bèn phán rằng: Hỡi đờn bà kia, ngươi có đức tin lớn; việc phải xảy ra theo ý ngươi muốn! Cũng một giờ đó, con gái người liền được lành." Người đàn bà Ca-na-an nầy là hình bóng về thuộc linh của tất cả những người chưa được cứu, những người ở bên ngoài sự sung túc bình thường của dân Y-sơ-ra-ên, không có mối liên quan với Ðức Chúa Trời. Bất cứ ai ngoài dân Y-sơ-ra-ên là góa bụa, nghèo nàn về thuộc linh. Chúng ta là khách lạ giống như những người mót lúa trong ruộng, mùa gặt chính thì thuộc về dân Y-sơ-ra-ên.
Chúa Giê-xu đưa ra một thí dụ qua người đàn bà Ca-na-an, khi Ngài nói đồ ăn thuộc về nhà Y-sơ-ra-ên, dĩ nhiên, Ngài thử đức tin của bà để phát triển đức tin đó. Thật ra Ngài biết rõ những điều dạy trong Kinh Thánh là phải để dành lại cho những người nghèo, khách lạ và góa bụa. Ngài sẽ không bao giờ từ chối yêu cầu của người đàn bà Ca-na-an nầy trong cảnh ngộ của bà, vì Ngài không bao giờ đi ngược lại với điều răn của chính Ngài. Nhưng ở đây hình như Ngài làm ngược lại những điều răn nầy khi nói rằng không có gì cả cho bà. Ngài làm như vậy chỉ để phát triển và phô bày ra đức tin của bà. Ngài tạm thời hành động giống như không có gì cho bà, như Ngài không thể làm gì cho bà. Ngài gọi bà là chó khi Ngài nói: "Không nên lấy bánh của con cái mà quăng cho chó con ăn." Chó vào thời đó bị xem rất thấp, không bằng con vật nuôi trong nhà, chắc chắn là hoàn toàn khác xa về giai cấp đối với những người ngồi chung quanh bàn. Rõ ràng là Ngài đặt bà ngang hàng với chó, người không có phần gì với dân Y-sơ-ra-ên, người bị rủa sả, bị xua đuổi. Ngài đơn giản đặt bà vào cùng hạng với Ru-tơ, người Mô-áp, vì người Mô-áp đã bị rủa sả.
Vâng! Ðó chính là địa vị của mỗi chúng ta trước khi chúng ta được cứu. Chúng ta bị Ðức Chúa Trời rủa sả, theo ngôn ngữ của Thánh Kinh, chúng ta là chó. Chúng ta không có phần gì với dân Y-sơ-ra-ên, chúng ta không xứng đáng gì cả. Chú ý chỗ nầy, "Người đờn bà lại thưa rằng: Lạy Chúa, thật như vậy..." Nói cách khác, tôi không ra gì cả, tôi chỉ là con chó, tôi không có gì để phô trương. Bà bắt đầu nhìn nhận rằng Ngài là Chúa, bà sẵn sàng vâng lời Chúa, sẵn sàng nhìn lên Ngài là một nguồn giúp đỡ duy nhất. Ðây là hình ảnh của những người được sanh lại đến với Chúa Giê-xu để tìm kiếm sự cứu rỗi. Người đó nhận ra rằng đời sống thuộc linh của mình bị phá sản, người đó nhận ra rằng mình không ra gì. Ðó là cách mà chúng ta khi chưa được cứu đến với Chúa, chỉ đơn giản tin cậy Chúa Giê-xu là Cứu Chúa.
Rồi bà nói: "Song mấy con chó con ăn những miếng bánh vụn trên bàn chủ nó rớt xuống." Bạn thấy không? Ðó hình ảnh của những người mót lúa trong ruộng thời Cựu ước, những người nghèo, góa bụa, khách lạ, Những người ở bên ngoài ơn phước mà dân tộc của Chúa nhận được, họ vẫn có thể đi mót trong ruộng, cũng còn sót một ít cho họ. Người đàn bà Ca-na-an nầy đang diễn tả lại luật lệ của Cựu ước, dầu rằng bà không nhận ra. Dĩ nhiên, bà sẵn sàng ăn những miếng vụn trên bàn rớt xuống như là chó, như là người bị rủa sả. Trong bối cảnh nầy sự cứu rỗi đã đến với bà bởi vì Chúa Giê-xu nói: "Ngươi có đức tin lớn".
Ðức tin là quà tặng của Ðức Chúa Trời ban cho chúng ta để chúng ta có được sự cứu rỗi. Khi chúng ta gieo mình vào chân Chúa, chúng ta đặt sự tin cậy của mình nơi Ngài, đây là con đường đến sự cứu rỗi. Bạn có thể thấy sự song song rất đẹp ở đây về Ru-tơ, người Mô-áp. Ru-tơ là một người bị rủa sả, cô vào trong ruộng để mót, "...theo sau kẻ mà con có thể tìm thấy ân điển." Người đàn bà Ca-na-an tìm thấy ân điển từ nơi Chúa Cứu thế Giê-xu, bà được vinh hạnh trực tiếp đến với Chúa Giê-xu và tìm thấy ân điển. Qua ngôn ngữ của Chúa Giê-xu chúng ta biết rằng bà đã được sanh lại, là hình ảnh của những người được sanh lại.
Chúng ta thấy trong đoạn 2, Ðức Chúa Trời đã sắp đặt ở đây hình ảnh của một người đàn bà góa, nghèo, khách lạ. Người có đủ các tiêu chuẩn được phép mót lúa trong ruộng như đã chép trong Lê-vi-ký đoạn 19, 23 và Phục truyền Luật lệ ký đoạn 24. Theo bối cảnh lịch sử thì Ru-tơ được phép mót lúa hầu cho cô có thức ăn để nuôi sống cô và Na-ô-mi về thể xác. Nhưng trong ý nghĩa sâu hơn, trong lẽ thật thuộc linh lạ lùng mà Ðức Chúa Trời mở ra cho chúng ta xem, Ru-tơ mót lúa trong ruộng là hình ảnh của những người tìm kiếm sự cứu rỗi, tìm kiếm Cứu Chúa cho mình. Cô đang đến trước bàn của Chúa Cứu Thế Giê-xu giống như người đàn bà Ca-na-an làm, cô đến để tìm một người mà cô có thể tìm thấy ân điển. Cô dùng ngôn ngữ thuộc về câu chuyện tình trong lịch sử chỉ muốn nói là cô hi vọng sẽ tìm được người nào đó tỏ ra một chút thương hại cô, nhưng cô chọn ngôn ngữ nầy dưới sự hướng dẫn của Ðức Thánh Linh để thành ra một lời tuyên bố rất đẹp về những người tìm kiếm sự cứu rỗi. Cô chỉ đi ra ngoài để mót lúa, chỉ ăn những miếng bánh vụn từ bàn chủ rớt xuống.
Khi chúng ta đến với Chúa để tìm sự cứu rỗi, chúng ta không đòi hỏi gì từ nơi Ðức Chúa Trời, chúng ta không nói: Chúa ơi, Chúa đã dựng nên chúng con, cho nên bây giờ Chúa phải cung cấp cho chúng con một sự cứu rỗi tuyệt vời, Chúa phải làm cho chúng con trở nên con cái của Chúa, Chúa phải phục hồi địa vị của chúng con lại trước mặt Chúa, Chúa phải làm điều này, Chúa phải làm điều khác... Không, chúng ta không đến với Chúa bằng cách đó, chúng ta đến một cách khiêm nhường như người đàn bà Ca-na-an hay là Ru-tơ, người Mô-áp. Chúng ta tìm kiếm một miếng vụn, chúng ta tìm kiếm sự lượm mót, một chút xíu bánh thuộc linh ở đây hay ở đằng kia. "Vì Ðức Chúa Trời chống cự kẻ kiêu ngạo, mà ban ơn cho kẻ khiêm nhường." Phi-e-rơ 5:5b. Ðây là cách chúng ta đến cùng Ðức Chúa Trời, phải thật là khiêm nhường.
Hãy nhớ trong Phi-líp 4:6, Chúa nói cho chúng ta là những người tin nhận Ngài, chúng ta không nói với Chúa, "Ôi! Chúa ơi, Chúa phải giải quyết vấn đề khó khăn nầy." Kinh Thánh chép: "...nhưng trong mọi sự hãy dùng lời cầu nguyện, nài xin..." Chúng ta nài xin trước mặt Chúa, chúng ta không đến để đòi hỏi, mà khẩn cầu. Chúng ta hoàn toàn lệ thuộc vào bất cứ điều gì Chúa ban cho, chúng ta đơn giản chỉ là một người nghèo. Chúng ta chỉ nài xin Ngài: Cha ôi, nếu có thể được... Chúng con không xứng đáng, nhưng đây là nhu cầu của chúng con, bất cứ điều gì Chúa ban cho chúng con là nhiều hơn sự xứng đáng của chúng con. Ðây là cách chúng ta đến cùng Chúa, đây phải là thái độ của chúng ta trước mặt Ngài. Khi chúng ta học xong câu chuyện tình của sách Ru-tơ nầy, chúng ta sẽ thấy thêm nữa rằng đây là cách mà chúng ta đứng trước mặt Ðức Chúa Trời.
Chúng ta thấy Ru-tơ ở đây đang chuẩn bị đi vào ruộng của người nào đó để cô có thể mót một ít lúa, hầu cho cô và bà mẹ chồng nghèo góa bụa là Na-ô-mi có thể có thêm sức lực về thể xác. Nhưng trong sự lựa chọn ngôn ngữ của cô, cô là hình ảnh của những người nhận ra rằng tình trạng thuộc linh của mình bị phá sản, những người nhận ra rằng không có cách nào tìm thấy sự sống đời đời. Chúng ta không có sự sống đời đời khi chúng ta ở ngoài Chúa Cứu thế Giê-xu. Chúng ta cố gắng tìm kiếm một cánh đồng, chúng ta cố gắng tìm kiếm một tin lành mà chúng ta có thể tìm thấy ai đó ban ân huệ trên chúng ta. Chỉ có cánh đồng, chỉ có Tin Lành mà chúng ta có thể tìm thấy sự cứu rỗi đó là Tin Lành của Chúa Cứu thế Giê-xu. Bởi vì chỉ một mình Ngài là người bà con có quyền thế và giàu, như Bô-ô, chỉ một mình Ngài là Ðấng trở nên người cứu chuộc của chúng ta. Khi chúng ta học sâu vào sách Ru-tơ chúng ta sẽ thấy điều nầy được mở rộng ra thêm.
"Vậy, Ru-tơ đi theo sau các con gặt mà mót trong một ruộng kia. Té ra may cho nàng gặp sở đất của Bô-ô, về họ hàng Ê-li-mê-léc." (Câu 3). Chú ý mấy chữ nầy: "Té ra may cho nàng gặp sở đất của Bô-ô..." Câu nầy được viết ra ở đây gần như là một chuyện ngẫu nhiên, một sự tình cờ cô đến sở đất của Bô-ô. Hãy nhớ, tại Bết-lê-hem có rất nhiều cánh đồng, lúc nầy là lúc bắt đầu mùa gặt, những đồng lúa bắt đầu chín, vì vậy những con gặt đang gặt trên hầu hết những đồng lúa nầy. Rất có thể cô sẽ đến những cánh đồng khác. Ở đây nói: "Té ra may cho nàng gặt sở đất của Bô-ô." Chúng ta sẽ tìm hiểu thêm trong bài học tới, xin Chúa ban phước cho bạn trong khi bạn tiếp tục tra xem Lời của Chúa.
"Các ngươi đã được lãnh không thì hãy cho không." Ma-thi-ơ 10: 8b
"Nhưng từ khi lòng nhơn từ của Ðức Chúa Trời, là Cứu Chúa chúng ta, và tình thương yêu của Ngài đối với mọi người ta đã được bày ra, thì Ngài cứu chúng ta, không phải cứu vì việc công bình chúng ta đã làm, nhưng cứ theo lòng thương xót Ngài..." Tít 3:4,5.
 
Bài Học Kinh Thánh
NHỮNG BÀI HỌC THUỘC LINH TRONG CÂU CHUYỆN TÌNH CỦA RU-TƠ
Bài 8 (Ru-tơ 2:3-6)
Trong Ru-tơ đoạn 2 chúng ta sẽ bắt đầu xem xét câu 3. Ðức Chúa Trời đã tuyên bố rằng Ru-tơ là một người đàn bà góa nghèo, là khách lạ, từ xứ Mô-áp, người bị Ðức Chúa Trời rủa sả, không có mối liên hệ gì với dân Y-sơ-ra-ên trong thời bấy giờ. Cô đang sửa soạn đi mót lúa trong ruộng của ai đó hầu cho có thức ăn cho cô và bà mẹ chồng là Na-ô-mi cũng góa bụa. Ở㠦#273;ây nói: "Té ra may cho nàng gặp sở đất của Bô-ô, về họ hàng Ê-li-mê-léc" , cũng là họ hàng của Na-ô-mi vì Na-ô-mi lập gia đình với Ê-li-mê-léc.
Khi chúng ta đọc chữ "té ra" có nghĩa là tình cờ. Thường thường chúng ta dùng chữ đó cho những việc tình cờ, tự nhiên xảy ra, không có sự dự định trước. Có nhiều người bắt đầu tìm kiếm một Thượng đế, ngay cả họ không nhận ra. Có lẽ có một sự khó khăn trong tâm hồn của họ, hoặc có lẽ họ chỉ tò mò về một mẫu đối thoại về Tin Lành, cũng có thể một vài biến cố xảy ra trong đời của họ, và họ bắt đầu ngạc nhiên về ý nghĩa của đời sống, không biết đâu là lẽ thật. Có người viết thư cho Family Radio và nói rằng: "Tình cờ tôi vặn ngang qua các tầng số trên radio, tôi nghe một chương trình có vẻ thích thú và tôi bắt đầu lắng nghe." Ðối với họ hình như là sự việc tình cờ xảy ra. Ðây là cách mà chúng ta thường dùng theo cái nhìn của chúng ta, cũng như trường hợp của Ru-tơ, tình cờ cô đi vào trong ruộng của Bô-ô.
Nhưng Kinh Thánh dạy rằng, không có gì xảy ra là tình cờ, không có gì xảy ra bởi một cơ hội mù quáng, không có gì xảy ra ngoài ý muốn của Ðức Chúa Trời. Ðức Chúa Giê-xu nói: "Hai con chim sẻ há chẳng từng bán một đồng tiền sao? Và ví không theo ý muốn của Cha các ngươi, thì chẳng hề một con nào rơi xuống đất. Tóc trên đầu các ngươi cũng đã đếm hết rồi. Vậy đừng sợ chi hết, vì các ngươi quí trọng hơn nhiều con chim sẻ." Ma-thi-ơ 10:29. Những sự việc rất nhỏ mọn trong đời sống của chúng ta Ngài đều biết hết và là một phần trong kế hoạch của Ngài. Bạn có thể nghĩ rằng nhiều sự việc xảy ra là ngẫu nhiên, giống như trong câu chuyện nầy, nhưng thật ra nằm trong kế hoạch của Ðức Chúa Trời. Sự việc xảy ra chính xác như Ngài muốn, Ngài hướng dẫn Ru-tơ đi vào sở ruộng nầy như Ngài hướng dẫn những người mở radio của họ và làm cho họ chú ý đến Tin Lành thật được rao giảng trên một chương trình đặc biệt nào đó. Sự việc có vẻ như tình cờ nhưng đó là nằm trong kế hoạch của Ðức Chúa Trời. Ðức Chúa Trời là Ðấng kéo chúng ta lại với Ngài, "Ví bằng Cha, là Ðấng sai ta, không kéo đến, thì chẳng có ai được đến cùng ta..." Giăng 6:44.
Ðức Chúa Trời là Ðấng chủ động tối cao trong sự cứu rỗi của chúng ta. Bạn có thể an trí rằng Ðức Chúa Trời đã hướng dẫn những hành động của Ru-tơ để qua đó chúng ta thấy một kế hoạch cứu rỗi đẹp tuyệt vời. Trong lịch sử, Ru-tơ tìm kiếm câu trả lời cho đời sống thể xác của cô qua Bô-ô là người mà sau đó trở thành chồng của cô. Nhưng qua việc nầy Ðức Chúa Trời muốn bày tỏ ra cho chúng ta thấy thế nào Ngài hành động qua chương trình cứu rỗi của Ngài.
Câu 4, "Vả, nầy Bô-ô ở Bết-lê-hem đến, nói cùng con gặt rằng: Nguyện Ðức Giê-hô-va ở cùng các ngươi! Chúng đáp: Nguyện Ðức Giê-hô-va ban phước cho ông! Dĩ nhiên, theo câu chuyện lịch sử thì rất dể hiểu. Ru-tơ đã rời mẹ chồng trong một ngày để đi vào trong ruộng, ở đó có những con gặt đang làm việc, hầu cho cô có thể tìm được một ít lúa, nhờ đó cô và mẹ chồng của mình có đồ ăn. Cô đến trên một cánh đồng mà sau đó cô nhận ra là cánh đồng của Bô-ô, về họ hàng của Na-ô-mi. Bô-ô là chủ ruộng, ông ở tại Bết-lê-hem. Trong lúc nầy ông đi đến những cánh đồng của mình để xem những con gặt làm việc và mùa gặt tiến hành như thế nào. Dĩ nhiên, đó là câu chuyện thuộc về lịch sử đang vẽ ra cho chúng ta.
Về thuộc linh, chúng ta có gì ở đây? "Bô-ô ở Bết-lê-hem đến". Trong câu chuyện nầy chúng ta sẽ thấy Bô-ô là hình bóng về Chúa Cứu thế Giê-xu ngày càng rõ ràng hơn. Chúa Giê-xu từ đâu đến? Dĩ nhiên Ngài từ trời xuống, phải không? Vâng, đúng vậy! Nhưng ở đâu mà Ngài được sanh ra trong thân xác của con người? Ðó là ở Bết-lê-hem, phải không? Ngài được sanh ra tại Bết-lê-hem, Ðấng Mê-si đã ra đời tại Bết-lê-hem (Ma-thi-ơ 5:4-6), Ngài được sanh ra trong máng cỏ một cách khiêm nhường. Ðây là thành phố có mối liên hệ tuyệt vời với Chúa Cứu thế Giê-xu, như chúng ta đã thấy trong những bài học trước, đây là Nhà bánh, nơi mà Ðấng Christ, là Bánh hằng sống, mang vào thân xác con người. Chúng ta không ngạc nhiên khi đọc những ngôn ngữ nầy, "Bô-ô ở Bết-lê-hem đến." Ðức Chúa Trời rất cẩn thận khi viết câu chuyện bằng cách nầy để cho chúng ta có được lẽ thật thuộc linh. Bô-ô là hình bóng về Chúa Giê-xu ở Bết-lê-hem đến, nhấn mạnh cho chúng ta biết Chúa Cứu thế là Ðấng Mê-si của chúng ta, được sanh ra tại máng cỏ ở thành Bết-lê-hem.
Bô-ô đến với những con gặt của ông, và nói: "Nguyện Ðức Giê-hô-va ở cùng các ngươi! Chúng đáp: Nguyện Ðức Giê-hô-va ban phước cho ông!" Ðây là một ngôn ngữ rất đẹp trong mối liên hệ giữa chủ và người làm công. Bô-ô là chủ ruộng, những con gặt làm việc cho ông là đầy tớ của ông. Chúng ta thấy mối liên hệ tình cảm rất nồng thắm giữa Bô-ô và những con gặt. Ao ước rằng trên thế giới ngày nay có mối liên hệ chủ tớ rất đẹp như vậy. Chú ý chỗ nầy, ông chào các con gặt: "Nguyện Ðức Giê-hô-va ở cùng các ngươi! Chúng đáp: Nguyện Ðức Giê hô-va ban phước cho ông!" Thật đẹp đẽ biết bao những lời chào hỏi như vậy. Dĩ nhiên, đó là trong câu chuyện về lịch sử, nhưng thật sự Ðức Chúa Trời muốn nói gì với chúng ta trong ngôn ngữ nầy? Tại sao Chúa đặt để câu nầy trong Kinh Thánh? Vâng, Bô-ô đã thật sự nói những lời như vậy, nhưng Ðức Chúa Trời chép lại những sự kiện nầy để cho chúng ta biết nhiều hơn là mối liên hệ tốt đẹp giữa Bô-ô và các con gặt. Hãy nhớ Bô-ô là hình bóng về Ðức Chúa Trời, là hình bóng về Chúa Cứu thế Giê-xu.
Trước hết, con gặt là hình bóng về những tín hữu. Chúng ta nhớ, Chúa Giê-xu nói: "Mùa gặt thì thật trúng, song con gặt thì ít. Vậy hãy cầu xin chủ mùa gặt sai con gặt đến trong mùa mình." Ma- thi-ơ 9:37-38. Mỗi tín hữu đã được sanh lại được lệnh phải làm chứng nhân cho Chúa. Ðức Thánh Linh là ấn chứng trong lòng của những người đó để họ có thể phục vụ như là đại sứ của Ðấng Christ. Chúng ta là những con gặt trong cánh đồng của Chúa. Lu-ca đoạn 2 chép nhiều lần về những con gặt là hình bóng của những tín hữu được sanh lại, là những người làm công việc đem Tin Lành ra cho thế gian. Bô-ô nói: "Nguyện Ðức Giê-hô-va ở cùng các ngươi" , đó là lời tuyên bố về phước hạnh của Ðức Chúa Trời trên chúng ta khi chúng ta chia xẻ Tin Lành. Ðức Chúa Trời nói: "Ta sẽ không lìa ngươi, không bỏ ngươi đâu" Giô-suê 1:5b. Ngài sẽ ban phước cho chúng ta khi chúng ta trung tín với Chúa, khi chúng ta vâng lời Ngài và rao giảng Tin Lành.
Những con gặt đáp: "Nguyện Ðức Giê-hô-va ban phước cho ông!" Chúng ta là những tín hữu có thể xin Chúa ban phước cho Chúa không? Dĩ nhiên, chúng ta không thể chúc phước cho Chúa bằng nguồn phước từ nơi chúng ta, nhưng chúng ta có thể xin Chúa ban phước cho Ngài trong những hoạt động rao giảng Tin Lành. Vì vậy, nhiều lần trong Thi Thiên chúng ta đọc: "Hỡi linh hồn ta, khá ngợi khen* Ðức Giê-hô-va! Mọi điều gì ở trong ta hãy ca tụng danh thánh của Ngài!" Thi Thiên 103:1. Trong Thi Thiên 45, chúng ta tìm thấy một câu rất thú vị, Ðức Chúa Trời ban phước cho chính Ngài. Những câu nầy chép về Chúa Giê-xu khi Ngài đến như người cứu chuộc, như là người xét đoán. "Ngài xinh đẹp hơn hết thảy con trai loài người; Ân điển tràn ra nơi môi Ngài: Vì vậy Ðức Chúa Trời đã ban phước cho Ngài đến đời đời. Hỡi Ðấng mạnh dạn hãy đai gươm nơi hông, là sự vinh hiển và sự oai nghi của Ngài. Vì cớ sự chân thật, sự hiền từ và sự công bình, hãy lấy sự oai nghi Ngài cỡi xe lướt tới cách thắng trận; tay hữu Ngài sẽ dạy cho Ngài việc đáng kinh. Các mũi tên Ngài bén nhọn, bắn thấu tim kẻ thù nghịch vua; các dân đều ngã dưới Ngài. Hỡi Ðức Chúa Trời ngôi Chúa còn mãi đời nọ qua đời kia; binh quyền nước Chúa là một binh quyền ngay thẳng. Chúa ưa sự công bình và ghét điều gian ác; cho nên Ðức Chúa Trời, là Ðức Chúa Trời của Chúa, đã xức dầu cho Chúa, bằng dầu vui vẻ trổi hơn đồng loại Chúa." Thi Thiên 45:2-7.
Khi chúng ta đọc Thi Thiên nầy giống như chúng ta chúc phước, xin Ðức Chúa Trời ban phước cho Ngài đến đời đời. Ðức Chúa Trời ban phước cho Ðức Chúa Giê-xu. Khi chúng ta đồng lòng với tác giả Thi Thiên: "Hỡi Linh hồn ta hãy ngợi khen* Ðức Giê-hô-va" , nghĩa là chúng ta cầu xin Ðức Chúa Trời ban phước cho Chúa Giê-xu về những gì Ngài đã làm cho chúng ta. Bô-ô nói với những con gặt: "Nguyện Ðức Giê-hô-va ở cùng các ngươi". Ðó là một lẽ thật, đó là sự thành tín của Ngài, Ngài luôn ở cùng chúng ta khi chúng ta thuộc về Ngài. Chúng ta cũng đáp lại: Nguyện Ðức Giê-hô-va-ban phước cho Ngài, nghĩa là chúng ta muốn kế hoạch của Ngài được ưu tiên hoàn thành. Chúng ta muốn mọi việc xảy ra đều theo ý muốn của Ðức Chúa Trời trên thế gian nầy. Trong lời chào hỏi đẹp nầy chúng ta thấy một mối liên hệ lạ lùng giữa Ðức Chúa Trời và những người được sanh lại là con cái của Ngài, một mối tương giao thân mật. Một liên hệ đẹp đẽ dựa trên sự tin cậy vào sự thành tín của Ðức Chúa Trời và lòng ao ước của tín hữu muốn ý định của Ðức Chúa Trời được thành tựu.
Chúng ta hãy tiếp tục câu 5: "Ðoạn, Bô-ô nói cùng đầy tớ coi sóc các con gặt rằng: Người gái trẻ nầy là con của ai?" Bô-ô nhìn thấy giữa những người nghèo trong xứ, chắc chắn là có nhiều người nữa đang mót lúa trong ruộng của ông, một thiếu nữ trẻ có vẻ đặc biệt là Ru-tơ. Ông làm bộ là ông không biết nhiều về cô ta nên ông nói: Người gái trẻ nầy là con của ai? Tôi nói ông làm bộ không biết nhiều về cô, vì khi chúng ta đọc tới câu 11, chúng ta sẽ thấy ông biết tất cả về nàng. Câu 11: "Bô-ô đáp: Người ta có thuật cho ta nghe mọi điều nàng đã làm cho mẹ chồng nàng, từ khi chồng nàng chết, và cách nào nàng đã lìa cha mẹ, xứ sở sanh của nàng, đặng đi đến một dân tộc mà nàng không biết trước." Nói cách khác Bô-ô biết tất cả về Ru-tơ, nhưng ông muốn chắc rằng ông đang nói chuyện đúng với người con gái đó, vì vậy ông hỏi: Người gái trẻ nầy là con của ai? Chúng ta chú ý ngôn ngữ của con gặt trả lời. Bạn nhớ không? Khi Na-ô-mi và Ru-tơ về đến Bết-lê-hem như chúng ta đã đọc trong 1:22, "Na-ô-mi và Ru-tơ người Mô-áp" , Ðức Chúa Trời đặt chữ nầy vào, cô là người nữ bị rủa sả, người Mô-áp. Trong 2:2, "Ru-tơ, người Mô-áp" , Ðức Chúa Trời nhắc lại, cô là người đàn bị rủa sả, là khách lạ, là người ngoài, không thuộc về xứ nầy. Lần nữa, ở đây trong câu 6: "Người đầy tớ coi sóc các con gặt đáp rằng: Ấy là người gái trẻ Mô-áp ở từ xứ Mô-áp trở về cùng Na-ô-mi." Bạn thấy sự lặp lại ở đây không? Không cần thiết cho mục đích của câu chuyện tình phải lặp đi lặp lại điều nầy nhiều lần. Chắc chắn là đã quá đầy đủ nếu người đầy tớ chỉ nói rằng: Người gái trẻ đó theo Na-ô-mi về đây sau chuyến rời bỏ Bết-lê-hem của bà. Bô-ô sẽ biết một cách chính xác người đầy tớ nói về ai rồi, vì mọi người đều ra để chào hỏi Na-ô-mi, họ đã biết tất cả về Ru-tơ và Na-ô-mi. Nhưng ở đây Ðức Chúa Trời khiến cho người coi sóc con gặt dùng ngôn ngữ nầy để nhấn mạnh thêm lần nữa, rằng Ru-tơ là người lạ, người đàn bà bị rủa sả.
Ðó chính là địa vị của mỗi chúng ta, Ru-tơ là hình bóng của chúng ta khi chưa được cứu. Chúng ta không thuộc về nhà của Ðức Chúa Trời, bởi vì chúng ta chống lại Ngài, chúng ta ở dưới cơn thạnh nộ của Ðức Chúa Trời, chúng ta hoàn toàn xa lạ với Ngài vì cớ tội lỗi của chúng ta. Làm sao chúng ta dám nói chuyện với Ngài? Làm sao chúng ta dám đến trong sự hiện diện của Ngài? Nhưng Ru-tơ ở đây mót lúa trong ruộng của Bô-ô, tại Bết-lê-hem là Nhà bánh, cô là hình ảnh thực tế rằng, chúng ta trong địa vị bị rủa sả, trong địa vị bị phá sản về thuộc linh có thể đến với sự hiện diện của Ðức Chúa Trời thánh khiết. Như là một người van xin, chúng ta có thể hạ mình xuống van xin cho được thương xót, chúng ta có thể bắt đầu ngữa trông một chút ân điển của Ðức Chúa Trời, như Ru-tơ tìm kiếm một chút ân huệ từ người chủ ruộng nầy, mà người đó là Bô-ô.
Trong câu 7, người coi sóc các con gặt nói, "Nàng có nói cùng chúng tôi rằng: Xin cho phép tôi đi sau các con gặt mà mót và lượm nơi giữa các bó lúa." Chúng ta để ý thấy Ru-tơ rất khiêm nhường, cô không đến trong ruộng với một vẻ ngạo mạn, cô không đòi hỏi. Cô không nói: Tôi nghe Na-ô-mi nói rằng theo luật lệ của xứ nầy cho phép tôi, vì tôi góa bụa, tôi nghèo, là khách lạ... Không! Cô cung kính đến cùng người coi sóc các con gặt và nói: "Xin cho phép tôi..." , và dĩ nhiên cô được phép, vì đây là luật lệ của xứ. Lần nữa, chúng ta đến với Chúa không một chút kiêu căng, ngạo mạn, chúng ta không đòi hỏi gì từ nơi Chúa Giê-xu, chúng ta thưa với Chúa: "Lạy Chúa, xin thương xót tôi vì tôi là kẻ có tội..." Nếu có thể được, xin cho con một chút bánh vụn; nếu có thể được, xin Chúa cho con một chút Bánh Hằng sống; con không bao giờ xứng đáng với sự cứu rỗi nầy bao giờ, nếu có thể được, con chỉ xin làm đầy tớ trong vương quốc của Ngài. Ðây là cách mà Ru-tơ đến trong ruộng của Bô-ô, cô đến một cách khiêm nhường nhìn nhận rằng mình là một người đàn bà bị rủa sả, nhìn nhận rằng mình là người ngoại bang, là góa bụa, là người nghèo trong xứ và chấp nhận không đòi hỏi gì cả.
* Cũng có thể dịch là chúc phước như trong tiếng Anh
 
Bài Học Kinh Thánh
NHỮNG BÀI HỌC THUỘC LINH TRONG CÂU CHUYỆN TÌNH CỦA RU-TƠ
Bài 9 (Ru-tơ 2:7-9)
Chúng ta đang học đến đoạn 2:7 trong loạt bài học Ru-tơ. Bô-ô đến từ Bết-lê-hem, đang nói chuyện với người coi sóc các con gặt về Ru-tơ khi nàng đang mót lúa trong ruộng. Người coi sóc các con gặt nói: "... nàng có nói cùng chúng tôi rằng: Xin cho phép tôi đi sau các con gặt mà mót và lượm nơi giữa các bó lúa. Nàng đã đến từ sáng, đứng mót cho đến bây giờ, trừ ra có nghỉ dưới chòi một chút." Ngôn ngữ đó thật là kỳ lạ phải không? Trong câu chuyện tình thì chắc chắn không có lý chút nào. Tại sao Chúa ghi lại như vậy? Nếu Chúa chỉ muốn cho chúng ta thấy hình ảnh Ru-tơ là một người siêng năng, thì người coi sóc các con gặt chỉ cần nói: Cô làm việc rất cần mẫn trong ruộng. Tại sao Kinh Thánh ghi lại chi tiết cho chúng ta làm chi?
Bạn có nhớ người đàn bà Ca-na-an trong Ma-thi-ơ đoạn 15 không? Bà rất bền bỉ khi bà cầu xin Chúa giúp cho con gái của bà. Thái độ ban đầu của Chúa Giê-xu để thử đức tin của bà và phô bày đặc tính của đức tin đó hầu cho các môn đồ nhìn thấy, Ngài không trả lời câu nào cả nên môn đồ xin Ngài bảo bà về. Rồi cuối cùng Ngài trả lời: Ta không có gì cho ngươi cả, ta đến đây chỉ vì những con chiên lạc mất của nhà Y-sơ-ra-ên đó thôi. Bà vẫn kiên nhẫn vì bà nhận ra rằng ngoài Chúa Giê-xu, thì bà không thể trông cậy vào bất cứ ai hay bất cứ nơi nào.
Ru-tơ đi mót lúa trong ruộng là hình ảnh của những người nghèo khó, người khách lạ về thuộc linh. Những người nhận ra rằng chỉ có Ðức Chúa Trời là nguồn hi vọng duy nhất, chỉ có Ðức Chúa Trời là nơi họ có thể tìm thấy câu trả lời. Vì vậy, họ không ngừng kêu xin Chúa: "Chúa ôi, xin thương xót con vì con là kẻ có tội, con không biết phải làm gì bây giờ, con không trông cậy vào đâu được nữa! Con biết, con là một tội nhân, con không muốn đi vào địa ngục. Con biết rằng chỉ có Chúa Giê-xu là câu trả lời duy nhất. Con không biết Chúa sẽ cứu con bằng cách nào, con không biết Ngài có cứu con không nữa, vì con không biết gì nhiều về Tin lành! Con chỉ biết một điều, là con đang bất an, và con biết rằng chỉ có Chúa Giê-xu mới có thể giúp con được."
Trong câu chuyện lịch sử, Ru-tơ làm việc rất cần mẫn, chỉ nghỉ một chút dưới chòi, nghĩa là cô rất siêng năng trong việc tìm kiếm đồ ăn cho cô và Na-ô-mi. Ðây là hình ảnh của những người đến với Chúa Giê-xu, không nghỉ ngơi cho đến khi tìm được sự ngơi nghỉ trong Chúa. Chúng ta không dám nằm ngủ cho đến khi chúng ta biết chắc rằng tội lỗi của chúng ta đã được tha, cho đến khi chúng ta biết chắc rằng chúng ta là con cái của Chúa. Chúng ta không dám nghỉ ngơi cho đến khi chúng ta biết chắc rằng tâm linh chúng ta được bình an.
Nếu bạn là người chưa được cứu và sâu tận trong đáy lòng của bạn, bạn biết nếu bạn qua đời đêm nay, không gì bảo đảm là bạn sẽ về ở với Chúa. Thay vào đó, điều kế tiếp mà bạn biết là bạn đang đứng trước ngưỡng cửa của ngày phán xét để trả lời cho tội lỗi của bạn, và bạn chắc rằng bạn sẽ phải bị quăng vào địa ngục vì tội lỗi của bạn. Nếu bạn thật sự suy nghĩ những điều nầy trong lòng bạn, bạn sẽ không chần chừ ngơi nghỉ cho đến khi bạn thật sự tìm được sự nghỉ ngơi trong Chúa Cứu Thế. Nếu bạn thật lòng trong vấn đề nầy, nếu bạn thật sự nhận biết địa vị khốn khổ của bạn, bạn hãy van xin với Chúa, tìm kiếm Ngài để được thương xót.
Ru-tơ là một người đàn bà góa nghèo, cô là khách lạ, cô là một người đàn bà bị rủa sả, cô hân hạnh được mót lúa trong ruộng nầy, mà người chủ là Bô-ô mà cô chưa từng gặp. Cô mừng quá vì được cho phép mót lúa đến nỗi cô làm việc quên nghỉ, vì cô đang tìm kiếm đồ ăn để có thể duy trì sự sống của cô và Na-ô-mi. Lúc đó, cô không hiểu được ân huệ nầy rất là lạ lùng, cô không nhận biết rằng sau đó cô sẽ thành hôn với Bô-ô. Tất cả những gì cô biết được là hôm nay cô được phép mót lúa trong ruộng cho nên cô tận dụng hết sức mình để làm việc, cô không phung phí chút thì giờ trong công việc nầy.
Bạn biết không? Cũng giống như vậy, chúng ta có thể "mót lúa trong ruộng" khi chúng ta mở Kinh thánh ra, Kinh thánh là Lời của Ðức Chúa Trời, là Bánh hằng sống, chúng ta có thể siêng năng trong việc học hỏi Lời của Chúa. Nếu chúng ta chưa được cứu, chúng ta sẽ ăn nuốt Lời của Chúa, chúng ta sẽ sốt sắng đọc Lời Ngài để tìm ra lẽ thật. "Tôi cần phải biết lẽ thật, vì tôi biết rằng tôi đang trên đường đi vào địa ngục, tôi biết rằng tôi đang ở dưới cơn thạnh nộ của Ðức Chúa Trời, tôi không thể nào ngơi nghỉ, tôi không thể vui chơi; tôi không thể tìm thấy sự bảo đảm nào, tôi không thể tìm được sự an ủi cho đến khi tôi tìm được sự an nghỉ nơi Chúa Cứu thế Giê-xu." Tôi tin rằng đây là bài học mà chúng ta nhận được trong câu nầy.
Chúng ta sẽ bắt đầu câu 8, bây giờ thì Bô-ô bắt đầu nói chuyện với Ru-tơ. Câu chuyện tình thật là dễ thương! ễ đây, chúng ta thấy một người đàn bà góa, bị rủa sả, hạ mình xuống như là một người ăn xin, đến trong ruộng của một người giàu có là Bô-ô. Lạ thay, Bô-ô là chủ ruộng, thuộc dòng tộc Y-sơ-ra-ên lại nói chuyện với cô. Bô-ô dám nói chuyện với Ru-tơ!? Cô không xứng đáng gì cả, được vào trong ruộng mót lúa là quá đủ rồi, được cho phép mót một ít lúa hầu cho có đồ ăn là một điều quá vui mừng rồi, nhưng bây giờ Bô-ô đến nói chuyện với cô. Xem nầy, ông nói với cô điều gì? Ông không đến để đuổi cô ra khỏi ruộng: "Sao nàng dám vào trong ruộng của ta?". Không, ông nói bằng lời lẽ an ủi, ông nói bằng những lời lẽ cảm thông. Ông nói trong câu 8: "Hỡi con gái ta, hãy nghe..." "Hỡi con gái ta!!? Hỡi con gái ta!!?" Thật lạ lùng làm sao! Bô-ô là người giàu có, sao ông lại nói với người con gái Mô-áp "Hỡi con gái ta"? Ông muốn nói cô là một người trong gia đình hay sao? Ô! chắc là tim cô Ru-tơ xúc động lắm.
Bạn thấy không? Khi chúng ta đến với Chúa Cứu thế Giê-xu với tất cả tội lỗi của chúng ta, với tất cả những đau khổ của chúngta, Ngài không đáp lại bằng sự ghét bỏ. Ðức Chúa Trời không đáp lại lời nài xin của chúng ta bằng sự thù hằn. Ngài nói: "Hãy đến với ta, hỡi con trai ta; đến với ta, hỡi con gái ta, hãy nói cho ta nghe hết nỗi lòng của con". Khi chúng ta thật sự tìm kiếm sự cứu rỗi, khi chúng ta đến với Chúa bằng "lòng đau thương thống hối", chúng ta trở thành con trai, con gái của Ðức Chúa Trời. Chúng ta có thể bắt đầu nhìn lên Chúa như là cha chúng ta. Ôi! thật tuyệt vời làm sao tình yêu của Ðức Chúa Trời! Chúng ta không thể hiểu được.
Chúng ta thấy lời lẽ nhân từ nầy khi Bô-ô nói với Ru-tơ lần đầu tiên: "Hỡi con gái ta, hãy nghe, chớ đi mót trong ruộng khác, và cũng đừng xa khỏi chỗ nầy. Hãy ở cùng các tớ gái ta..." Sở ruộng mà Ru-tơ đang mót thuộc về Bô-ô, ruộng của ông, mùa gặt của ông, những người nữ con gặt là của ông, và ông nói với Ru-tơ: Nàng hãy ở đây, đừng đi khỏi chỗ nầy, đây là nơi mà nàng sẽ tìm thấy ân điển. Khi chúng ta tìm kiếm Tin lành và chúng ta nghe được Lời chân thật của Chúa, chúng ta sẽ ở luôn đó, đừng bắt đầu tìm kiếm "tin lành" nào khác, đừng nhìn xem chỗ nầy hay là chỗ khác để tìm câu trả lời, hãy bám lấy Tin lành thật, mà Tin lành thật thì được cắt bì bởi duy nhất và toàn bộ Kinh thánh. Hãy ở lại, đừng đi khỏi sở ruộng đó, bám lấy Kinh thánh và bền bỉ lắng nghe Lời của Chúa khi bạn đọc Kinh thánh.
Nếu chúng ta đến với "lòng đau thương thống hối", nếu chúng ta tìm kiếm Ngài một cách chăm chỉ, nếu chúng ta không nghỉ ngơi cho đến khi chúng ta tìm được sự an nghỉ nơi Chúa Cứu thế Giê-xu. Chúng ta cũng sẽ thấy trong Kinh Thánh Ðức Chúa Trời bắt đầu nói với chúng ta một cách nhân từ, nói với chúng ta như là con trai, con gái của Ngài. Ðó là một sứ điệp đẹp đẽ mở ra cho chúng ta ở đây trong câu 8: "Hãy ở cùng các tớ gái ta". Nói cách khác, chúng ta đến với một Hội thánh, một gia đình mà Tin lành thật được rao giảng. Những người rao giảng Tin lành đó đã thật được sanh lại, họ đang ở trên cánh đồng của Ðức Chúa Trời, họ là những tớ trai, tớ gái, thợ gặt của Ðức Chúa Trời, là những người mà chúng ta muốn ở cùng. Vì lý do đó cho nên trong Hê-bơ-rơ 10:25 chép: "Chớ bỏ qua sự nhóm lại..." Chúng ta thông công với nhau, nâng đỡ, khích lệ lẫn nhau. Ðây là nơi mà Ðức Chúa Trời ban ân điển của Ngài trên chúng ta khi chúng ta ở cùng những người đi theo Tin lành thật.
Khi học xuyên qua sách Ru-tơ, có một điều nhắc nhở tôi là ngày hôm nay có nhiều bản dịch Kinh thánh gọi là Kinh thánh Diễn ý. Trong loạt bài học nầy nếu chúng ta cố ý sử dụng nhiều bản Kinh thánh Diễn ý khác nhau, chúng ta sẽ thấy có nhiều câu không giống nhau, thỉnh thoảng mới có những câu giống nhau, nhưng thường thì chúng ta gặp nhiều câu không giống nhau. Ngay cả chúng ta sử dụng những bản dịch hiện đại, thỉnh thoảng chúng ta gặp những câu đã được sửa đổi. Ðiều nầy bày tỏ sự sai lầm của Kinh Thánh Diễn ý, bởi vì chúng ta tìm thấy trong sách Ru-tơ, mỗi một chữ, mỗi một câu đều gặt được ý nghĩa thuộc linh. Ðức Chúa Trời chọn những chữ nầy rất là cẩn thận. Khi chúng ta có chữ khó hiểu thì hãy xem xét, so sánh với những chữ khác trong Kinh thánh có cùng một tính chất như vậy, chúng ta sẽ khám phá ra ý nghĩa thuộc linh. Như vậy làm sao chúng ta dám diễn ý của Kinh thánh ra trong trường hợp nầy?
Cả Kinh thánh là tư liệu lịch sử trong chương trình của Ðức Chúa Trời, nhưng giấu trong tư liệu lịch sử nầy là sứ điệp thuộc linh. Mỗi lần chúng ta diễn ý, gần như chúng ta đổ bỏ sự chứa đựng thuộc linh trong những chữ. Chúng ta thay đổi ý nghĩa đến độ chỉ còn lại ý nghĩa thuộc về lịch sử mà thôi. Như vậy thì không có cách nào chúng ta hiểu được ý nghĩa thuộc linh đằng sau những chữ nầy. Tôi hy vọng trong việc học Kinh thánh của bạn bất cứ lúc nào, bạn cũng không nên dùng Kinh thánh Diễn ý với bất cứ lý do nào. Ðó không phải là Lời của Ðức Chúa Trời, cho dù lý luận như thế nào đi nữa.
Một trong những lý lo làm cho tôi ham thích học sách Ru-tơ vì sách nầy bày tỏ ra một cách rất thực tế rằng, Ðức Chúa Trời đã lựa chọn từng lời, từng chữ, từng câu, từng mẫu đối thoại rất là cẩn thận. Bởi vì, nhiều hơn là một câu chuyện về lịch sử, những việc đã xãy ra mà trong đó cũng là những bài học thuộc linh sâu sắc tuyệt vời. Ðây là những gì chúng ta tìm thấy trong sách Ru-tơ khi chúng ta học xuyên qua sách nầy, chúng ta sẽ xem xét những ngôn ngữ được dùng trong sách nầy một cách thật là kỹ lưỡng vì biết rằng Ðức Chúa Trời rất đặc biệt quan tâm, bằng sự lựa chọn kỹ càng từng chữ, từng câu để có thể nói chính xác những gì mà Chúa muốn nói. Và trong từng chữ, từng câu đó chúng ta sẽ gặt lấy những sứ điệp Tin Lành, một Tin lành bởi ân điển qua Chúa Cứu thế Giê-xu.
Chúng ta hãy tiếp tục cuộc đối thoại giữa Bô-ô và Ru-tơ. Bô-ô vẫn còn nói với Ru-tơ trong Câu 9: "xem người ta gặt trong ruộng nơi nào, thì hãy đi theo đó." Ông bảo Ru-tơ hãy ở lại ruộng nầy, hãy ở cùng các tớ gái ta, hãy xem người ta gặt trong ruộng ở nơi nào, thì hãy đi theo đó. Lần nữa, đây là bức tranh mà Ðức Chúa Trời cho chúng ta thấy về những người đến cùng Chúa Cứu Thế Giê-xu, hãy để mắt của chúng ta vào trong cánh đồng của Ðức Chúa Trời, là nước của Ngài, trong thân thể của Ðấng Christ.
Hãy nhìn xem Chúa Giê-xu, đây là nơi mà chúng ta tìm thấy sự giúp đỡ, sức mạnh. Hãy noi theo gương của sứ đồ Phao-lô, hãy noi theo gương của những người mà chúng ta đọc trong Kinh Thánh. Ði với những người thật sự gần gũi với Chúa, vì họ đã được sanh lại. Nền tảng của chúng ta, thẩm quyền của chúng ta lúc nào cũng là Kinh Thánh, đây là căn bản để thử nghiệm đức tin của chúng ta, là đồng ruộng của Ðức Chúa Trời, là Lời của Ðức Chúa Trời.
"Ta đã cấm các đầy tớ ta đụng đến nàng". Chúng ta có thể thấy rõ việc xảy ra trong lịch sử, Ru-tơ là người đàn bà trẻ góa bụa, cô chỉ có một mình, không ai chăm sóc, không ai bênh vực cho. Cô là người khách lạ, người nghèo cô đơn. Nhưng Bô-ô nói với Ru-tơ rằng: Ta đã cấm các người đầy tớ trai trẻ không được đụng đến nàng, nàng đang ở dưới sự chăm sóc và bảo vệ của ta, ta không muốn bất cứ việc gì xảy đến cho nàng. Ðó là một cử chỉ cao đẹp Bô-ô, cử chỉ đó thật sự cung cấp cho Ru-tơ một sự bảo đảm lớn, làm cho cô an tâm không phải lo lắng chi khi cô một mình mót lúa trong ruộng giữa những người gặt.
Dĩ nhiên, đó là lời hứa của Chúa cho chúng ta, rằng Ngài chăm sóc chúng ta, Ngài ban thiên sứ gìn giữ chúng ta "e chơn chúng ta vấp nhằm hòn đá chăng", Thi thiên 91:12. Ngài dõi mắt chăm xem chúng ta khi chúng ta là con cái của Ngài. Khi chúng ta ở dưới sự chăm sóc, bảo vệ của Chúa, chúng ta biết rằng Ngài sẽ bao bọc chúng ta bằng cánh tay quyền năng của Ngài. Ngài sẽ không bao giờ lìa bỏ mà luôn chăm sóc gìn giữ chúng ta.
Nếu Quí vị muốn giới thiệu cho người khác cùng học, xin gửi tên và địa chỉ về cho chúng tôi. Quí vị có thể copy để chia xẻ lại với thân hữu, bạn bè, bà con và tín hữu.
". . . Ðừng sợ, vì ta đã chuộc ngươi, ta đã lấy tên ngươi gọi ngươi, ngươi thuộc về ta. Khi ngươi vượt qua các dòng nước ta sẽ ở cùng; khi ngươi lội qua sông sẽ chẳng che lấp . . ." Ê-sai 43:1,2
"Và nầy, ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế." Matt 28:20b
 
Bài Học Kinh Thánh
NHỮNG BÀI HỌC THUỘC LINH TRONG CÂU CHUYỆN TÌNH CỦA RU-TƠ
Bài 10 (Ru-tơ 2:9-10)
Ðến đây, chúng ta đang học đoạn 2 câu 9 của sách Ru-tơ. Ru-tơ người đàn bà góa Mô-áp đang mót lúa trong ruộng của Bô-ô. Bô-ô đến từ Bế-lê-hem là nơi ông đang sống, chào Ru-tơ và nói chuyện với cô rất tử tế, nhân từ. Ông nói: "Hỡi con gái ta, hãy nghe, chớ đi mót trong ruộng khác, và cũng đừng xa khỏi chỗ nầy. Hãy ở cùng các tớ gái ta, xem người ta gặt trong ruộng ở nơi nào, thì hãy đi theo đó. Ta đã cấm các đầy tớ ta đụng đến nàng." Nói cách khác, nàng đang ở dưới sự chăm sóc bảo vệ của ta. Rồi ông nói với Ru-tơ trong phần cuối của câu 9: "Nếu có khát, hãy đi uống nước nơi bình của chúng sẽ múc cho." Một lần nữa, ông bày tỏ mối quan tâm lo tưởng đến nàng Ru-tơ. Nàng bị nóng cả ngày vì lo làm việc chăm chỉ quá, không dám nghỉ vì được phép mót lúa trong ruộng nầy, hi vọng có đủ đồ ăn cho nàng và mẹ chồng là Na-ô-mi. Dĩ nhiên, nàng rất khát nước, Bô-ô đã không nói: Xin lỗi, nếu nàng khát thì cứ tiếp tục làm việc đợi đến chừng về nhà thì sẽ uống nước luôn thể. Không, ông nói: Nước đây đã được múc bởi những người tớ trai, nàng có thể đến đây để giải khát. Ðây là hành động nhân từ của Bô-ô đối với người đàn bà góa là Ru-tơ.
Ngay tức thì, chúng ta có cảm giác rằng có một sự sâu sắc tuyệt vời về thuộc linh trong ngôn ngữ nầy. Ðức Chúa Trời đã khiến cho Bô-ô dùng ngôn ngữ nầy và được ghi lại trong Kinh thánh vì Ngài đang chỉ đến một loại nước khác. Bạn có nhớ khi Chúa Giê-xu nói chuyện với người đàn bà Sa-ma-ri trong Giăng 4:14 không? Người đàn bà Sa-ma-ri nầy thì cũng giống như Ru-tơ. Ðàn bà Sa-ma-ri cũng là đàn bà bị rủa sả, người Do thái không muốn nói chuyện với người Sa-ma-ri, vì họ là một giống dân bị rủa sả. Nhưng Chúa Giê-xu nói với bà rất là tử tế, Ngài nói với bà về nước mà bà có thể uống và sẽ không khát nữa. Và dĩ nhiên, nước mà Ngài nói đó là nước Tin Lành, nước sự sống đời đời mà chúng ta nhận được khi chúng ta nghe về Tin Lành. Cũng vậy, ở đây Ru-tơ đang khát về thể xác, khát nước, khát thức ăn cho nàng và cho Na-ô-mi. Bô-ô đã nói rằng, nàng có thể mót trong ruộng của ta, nếu nàng có khát nước thì có nước uống cho nàng.
Chúa Giê-xu nói gì trong Ma-thi-ơ 5:6? "Phước cho kẻ đói khát sự công bình, vì sẽ được no đủ". Ru-tơ ở đây là hình bóng của người đang tìm kiếm sự cứu rỗi, đang đói khát sự công bình. Vâng, trong sự kiện lịch sử nàng đang đói khát về thể xác, nhưng bức tranh thuộc linh ở đây, qua câu chuyện lịch sử rất đẹp nầy, nàng là hình ảnh của những ai đang đói khát sự công bình, họ sẽ được no đủ. Họ được no đủ bởi ai? Bởi chính Ðức Chúa Trời. Nếu chúng ta thật sự khát về sự công bình, Ðức Chúa Trời sẽ cung cấp cho chúng ta dư dật vì Chúa Cứu Thế Giê-xu đã trở nên sự công bình của chúng ta. Ngài đền trả cho tất cả tội lỗi của chúng ta, chúng ta được che đậy bởi áo công bình của Ngài. Lần nữa, Chúa chỉ rõ ra ở đây bức tranh cứu rỗi như thế nào: "Ru-tơ, nếu nàng khát nước, có đầy đủ nước cho nàng ở đây". Cũng vậy, nếu bạn khát khao Tin lành cứu rỗi, nếu bạn thật sự tìm kiếm Chúa, nếu bạn đến với lòng đau thương thống hối, Ngài sẽ không bỏ bạn ra ngoài đâu, Ngài sẽ cứu bạn. Ðức Chúa Trời bảo đảm điều nầy với tất cả những ai đến cùng Ngài.
Trong câu 10 chúng ta thấy phản ứng của Ru-tơ qua cuộc đối thoại với Bô-ô. Bô-ô đến với nàng bằng tất cả tấm lòng tử tế khi nói với nàng, gọi nàng là "con gái ta", khi ông bày tỏ ra rằng ông đang bảo vệ nàng, khi ông nói rằng có đủ nước cho nàng, đừng ngại, đừng nhịn khát dù chỉ một chốc lát. Ru-tơ phản ứng lại như thế nào? "Ru-tơ bèn sấp mình xuống dưới chơn người, cúi đầu đến đất, mà thưa rằng: Vì duyên cớ nào tôi được ơn trước mặt ông, đến đỗi ông đoái xem tôi, vốn là một người ngoại bang?" Làm sao có thể được? Nàng vừa ra khỏi xứ Mô-áp trong một tình trạng khốn cùng. Nàng không có chồng và đi đến một xứ xa lạ, nơi mà nàng không có người cùng chủng tộc, nơi mà theo cái nhìn của luật pháp, nàng là người bị rủa sả. Nàng không được hưởng bất cứ quyền lợi gì, nàng đến cánh đồng nầy như là một khách lạ, người nghèo của xứ, góa bụa, không ai bênh vực, chăm sóc cho, tất cả những gì nàng có được là được phép mót lúa trong ruộng để nàng và Na-ô-mi có thể sống qua ngày.
Ru-tơ cũng giống như La-xa-rơ và người giàu mà chúng ta đọc trong Lu-ca, một người bạn duy nhất mà ông ta có chỉ là con chó liếm ghẻ ông. Bây giờ Bô-ô đối đãi với nàng sao quá nhân từ, ông có nhiều câu tử tế để nói với nàng. Làm sao sự việc có thể như vậy được? Vì vậy nàng sấp mình xuống dưới chơn người, cúi đầu đến đất. Nàng bày tỏ lòng tôn kính đối với ông, nàng hạ mình trước mặt ông, và nói: Vì duyên cớ nào tôi được ơn trước mặt ông, làm sao có thể được, tôi là người ngoại bang lại được ông đoái tới, lại được ông nói chuyện tử tế, lại được ông lo lắng? Ông bảo các đầy tớ không được đụng đến tôi, bảo họ cho nước cho tôi uống, bảo tôi ở lại đây. Làm sao có thể như vậy được? Tôi không hiểu, tôi không xứng đáng! Ðó là sự kiện trong lịch sử, đó là một bức tranh đẹp trong cách chúng ta đến với Chúa Cứu Thế Giê-xu.
Khi chúng ta đến với tấm lòng đau thương thống hối, với tấm lòng tan vỡ, tìm kiếm câu trả lời cho đời sống tâm linh của chúng ta, chúng ta thấy rằng Ðức Chúa Trời bắt đầu ban phước rộng rãi trên chúng ta. Ngài bắt đầu gọi chúng ta là con trai, con gái của Ngài, Ngài bắt đầu nói với chúng ta rằng chúng ta thuộc về vương quốc của Ngài, Ngài bắt đầu nói với chúng ta rằng tội lỗi của chúng ta đã được tha, Ngài bắt đầu nói với chúng ta rằng chúng ta được bao phủ bởi sự công bình của Ngài, vì chúng ta đặt tất cả sự trông cậy vào Chúa Cứu Thế Giê-xu. Phản ứng của chúng ta là gì? Phản ứng của chúng ta phải giống như Ru-tơ khi chúng ta đến với Ngài, gieo mình xuống dưới chơn Ngài, thờ lạy Ngài. Chúng ta gieo mình trước mặt Ngài với tất cả sự khiêm nhu, hạ mình và nói rằng: Lạy Chúa tôi, Ðức Chúa Trời của tôi ôi!
Chúng ta có nhớ câu chuyện của Thô-ma không? Khi ông không tin rằng Chúa Giê-xu đã từ kẻ chết sống lại và Chúa bảo ông rờ vào tay, rờ vào lỗ nơi hông Ngài, rồi thì Thô-ma đã đạt đến đỉnh cao của đức tin: "Lạy Chúa tôi và Ðức Chúa Trời tôi!" Ðó là lời tuyên bố của những người đến cùng Chúa Cứu Thế Giê-xu. "Tôi đã đầu hàng tất cả cho Ngài, Ngài là Chúa tôi, tôi không xứng đáng, nhưng tôi muốn được làm con của Ngài". Như Ru-tơ nói ở đây: Tôi không hiểu, vì duyên cớ nào? Vâng, mặc dù ở câu 2 nàng nói: "Xin để cho con đi ra ngoài ruộng, đặng mót gié lúa theo sau kẻ sẵn lòng cho con mót." Ðức Chúa Trời đã đặt câu nói nầy trong miệng nàng để cho chúng ta biết nàng đang tìm kiếm điều gì.
Ru-tơ đã không biết tại sao nàng lại dùng ngôn ngữ như vậy, nàng chỉ tìm kiếm một chút lòng thương xót, một chút ân sủng. Bây giờ, nàng vào trong ruộng của Bô-ô và hình như Bô-ô không ngừng đối xử lịch sự với nàng, có nhiều việc lạ xảy ra chỉ trong thời gian ngắn, vì vậy nàng nói: Vì duyên cớ nào tôi được hậu đãi như vậy, tôi đã không trông mong sự việc xảy ra như thế nầy, tôi đã không trông mong được đối xử tử tế như vậy. Tại sao? Tôi là người ngoại bang, là kẻ xa lạ! Bô-ô, ông không nhận ra tôi là một người đàn bà bị rủa sả hay sao? Ðáng lẽ ra ông không nên nói chuyện với tôi, nhưng sao tôi lại được nhiều ân huệ như thế nầy?
Ðó là cách chúng ta đến với Chúa: Chúa ôi, xin thương xót chúng con, chúng con không xứng đáng với sự thương xót của Ngài, chúng con là kẻ tội lỗi chống lại Ngài. Chúng con xứng đáng với cơn thạnh nộ của Ðức Chúa Trời, chúng con đáng bị Ngài tiêu diệt, chúng con đáng bị ở trong địa ngục đời đời vì cớ tội lỗi của chúng con. Vì sao mà chúng con được phép đến cùng Ngài? Chúng con đến cùng Ngài vì chỉ có Ngài là nơi mà chúng con có thể nương dựa. Nhưng tại sao khi chúng con đến với Ngài thì Ngài lại đưa bàn tay thương xót của Ngài ra cứu vớt chúng con như chúng con đã kinh nghiệm được? Chúa ôi, tại sao Ngài lại làm như vậy, tại sao Ngài lại cung cấp sự cứu rỗi cho chúng con là những tội nhân, tại sao Ngài lại mua chuộc thế gian nầy? Không có lý chút nào cả, đáng lý ra Ngài nên tiêu diệt tất cả và bắt đầu sáng tạo lại từ đầu. Ôi sự thương xót của Ngài sâu nhiệm vô lượng vô biên ai có thể hiểu được? Ai có thể hiểu được?
Chúng ta đọc trong Ê-sai 55:6-7, "Hãy tìm kiếm Ðức Giê-hô-va đang khi mình gặp được; hãy kêu cầu đang khi Ngài ở gần! Kẻ ác khá bỏ đường mình, người bất nghĩa khá bỏ các ý tưởng; hãy trở lại cùng Ðức Giê-hô-va, Ngài sẽ thương xót cho, hãy đến cùng Ðức Chúa Trời chúng ta, vì Ngài tha thứ dồi dào." Trong khúc Kinh Thánh sau, chúng ta sẽ thấy chính Ðức Chúa Trời đã trả lời câu hỏi: Làm sao mà kẻ ác có thể nhận được sự tha thứ từ nơi Chúa? Làm sao mà Chúa thương xót được kẻ chống nghịch lại cùng Ngài? Chúa trả lời trong Ê-sai 55:8-9, "Ðức Giê-hô-va phán: Ý tưởng ta chẳng phải ý tưởng các ngươi, đường lối các ngươi chẳng phải đường lối ta. Vì các từng trời cao hơn đất bao nhiêu, thì đường lối ta cao hơn đường lối các ngươi, ý tưởng ta cao hơn ý tưởng các ngươi cũng bấy nhiêu." Bạn thấy không? Không ai hiểu được ân điển, lòng thương xót của Ðức Chúa Trời. "Vì các từng trời cao hơn đất bao nhiêu..." Trái đất có đường kính 8.000 dặm nhưng các từng trời thì cao xa hơn trái đất hàng tỉ năm ánh sáng, nếu bạn đem so sánh 8.000 dặm với tỉ, tỉ, tỉ năm ánh sáng thì cũng giống như sự hiểu biết của chúng ta so sánh với Chúa.
Ân điển, tình yêu thương và lòng thương xót của Ðức Chúa Trời thì ngoài sự hiểu biết của con người. Ðiều mà chúng ta có thể thấy được là việc Chúa Cứu Thế trở nên xác thịt, mang vào thân xác con người tội lỗi để mang gánh hết tội lỗi của chúng ta khi Ngài chịu đựng cơn thạnh nộ của Ðức Chúa Trời, tương đương với sự hình phạt đời đời trong địa ngục thay cho chúng ta. Ôi lòng thương xót, sự nhân từ của Chúa, trí tôi không bao giờ hiểu được. Như Ru-tơ nói: "Vì duyên cớ nào tôi được ơn trước mặt ông". Chúng ta là những tín hữu đã được sanh lại, thật sự là con cái của Chúa thì phải thưa với Chúa bằng cách đó. Tại sao chúng ta được Chúa đoái đến? Chúng ta không xứng đáng với sự cứu rỗi nầy. Nếu chúng ta thật sự hiểu được điều nầy thì lòng của chúng ta sẽ biết ơn Chúa, yêu mến Chúa biết là dường nào.
Bạn thấy được điều nầy không? Khi chúng ta được dự phần trong vương quốc của Chúa và được giao cho công việc chia xẻ lại Tin Lành tuyệt vời không tài nào hiểu được của Ðức Chúa Trời thì thật thích thú làm sao! Qua sách Ru-tơ, qua câu chuyện tình đẹp nầy, Ðức Chúa Trời nhắc nhở chúng lại một lần nữa về tình yêu thương lạ lùng của Ðức Chúa Trời đã làm vỡ tan trí hiểu của chúng ta. Sao mà Ðức Chúa Trời lại quá yêu thương, quá nhân từ, quá tử tế, quá thương xót, đoái đến tôi, vốn là một người ngoại bang, người bị rủa sả, là chó. Tôi đáng bị giày đạp dưới chơn, tôi đáng bị quăng vào đống phân. Tôi không ra gì vì cớ tội lỗi của tôi, nhưng Ngài đã áp đặt lòng thương xót của Ngài trên tôi. Không phải Ðức Chúa Trời là lạ lùng và tuyệt vời trong sự nhân từ của Ngài hay sao.
Nếu bạn chưa biết Chúa Cứu Thế Giê-xu, nếu bạn vẫn còn sống trong tội lỗi của bạn. Hãy nhớ, "Ðức Chúa Trời hôm qua, ngày nay và cho đến đời đời không hề thay đổi." "Kìa hiện nay là thì giờ cứu rỗi." Nếu bạn hạ mình xuống như là Ru-tơ đã làm, nếu bạn nhìn nhận bạn là người ngoại bang, là tội nhân, đang ở dưới sự rủa sả của Ðức Chúa Trời, nếu bạn đến với Chúa với lòng khiêm nhu, bạn cũng sẽ kinh nghiệm được lòng thương xót của Chúa cũng giống như Ru-tơ đã kinh nghiệm, cũng giống như những người tín hữu đã được sanh lại kinh nghiệm. Như người đàn bà Ca-na-an sẵn sàng bị gọi là chó, bị rủa sả, đã kinh nghiệm được thì cả bạn nữa, bạn cũng có thể tìm thấy ân điển dưới con mắt của Ðức Chúa Trời. Làm sao có thể được? Tôi không biết, nhưng tôi biết là vậy bởi vì Kinh Thánh nói như vậy. Kinh Thánh là Lời của Ðức Chúa Trời, là lẽ thật và bày tỏ ý muốn của Ðức Chúa Trời cho loài người, và khi Ðức Chúa Trời nói như vậy thì có như vậy. Bạn có thể nương dựa vào điều nầy, bạn không phải nghi ngờ Kinh Thánh dù chỉ một giây phút thôi. Ðức Chúa Trời nói: "Còn nếu chúng ta xưng tội mình, thì Ngài là thành tín công bình để tha tội cho chúng ta, và làm cho chúng ta sạch mọi điều gian ác." (I Giăng 1:9) Ngài sẽ thực hiện đúng như những gì Ngài đã nói.
Tôi không hiểu tại sao Ngài lại làm điều nầy cho bạn và tôi. Chúng ta không xứng đáng, nhưng Ðức Chúa Trời nói như vậy và bây giờ chúng ta có tin theo lời Ngài và làm theo hay không? Chúng ta có nhìn nhận mình là người tội lỗi và kêu xin Chúa cứu mình hay không? Thật tuyệt vời làm sao Cứu Chúa của chúng ta! Tôi chỉ biết đứng lặng, không nói nên lời, chiêm ngưỡng sự cứu rỗi tuyệt vời mà Ðức Chúa Trời ban cho chúng ta. Tại sao Ngài lại cứu tôi? Tôi không xứng đáng, tôi là người ngoại bang, tôi là kẻ có tội, tôi bị rủa sả bởi Ðức Chúa Trời.
Tại sao Ðức Chúa Trời lại cứu những người trong chúng ta? Vì Ngài biết rõ chúng ta. Khi học tiếp câu 11, chúng ta sẽ tìm hiểu Ngài biết chúng ta khi nào.
"Ðấng Christ đã chuộc chúng ta khỏi sự rủa sả của luật pháp, bởi Ngài đã nên sự rủa sả vì chúng ta..." Ga-la-ti 3:13
"Nhưng Ðức Chúa Trời là Ðấng giàu lòng thương xót, vì cớ lòng yêu thương lớn Ngài đem mà yêu chúng ta, nên đang khi chúng ta chết vì tội mình, thì Ngài làm cho chúng ta sống với Ðấng Christ, ấy là nhờ ân điển mà anh em được cứu." Ê-phê-sô 2:4-5
 
 
 
 
 
 
 
 

1 nhận xét:

  1. Nội dung bài viết rất hấp dẫn, cảm ơn tác giả đã chia sẻ

    Trả lờiXóa