Cháu là con ai
Tác giả: Xen-đai-u-ut-sơ
, Tôi và
vợ tôi vừa sửa soạn đi xem chiếu bóng thì bổng ngoài cổng có tiếng chuông vang
lên. Tôi ra mở cửa. Trước mặt tôi là một cậu bé ăn mặc lôi thôi, mặt ngăm ngăm
đen vì nắng gió.
- Cháu là con nhà ai?-Tôi hỏi.
Nhưng chú bé không trả lời, chỉ nhìn tôi trân trân như có vẻ tủi bực.
Cuối cùng mãi nó mới lắp bắp được một câu : "Ơ kìa bố..."
- Cháu bảo cái gì cơ?- Tôi sửng sốt.
-Bố à? - Vợ tôi vội nhảy bổ ra cửa, tưởng chừng như bị bật lò so. Cô ta hằn học nhìn tôi rồi lại nhìn chú bé- Cháu nói đây là bố cháu phải không?
- Thằng bé lạ lùng thật!-Tôi lẩm bẩm- ở đâu đến đây tự nhiên lại nhận người ta là bố....
- Thôi ông cứ đợi đấy, tôi sẽ tìm hiểu xem có gì lạ không. vợ tôi rít lên giận dữ- Chẳng trách tôi cứ nghi ngờ trước khi quyết định lấyông. Bây giờ cháy nhà mới ra mặt chuột nhé! - Vợ tôi quay lại hỏi vặn chú bé từ nãygiờ vẫn đứng sững:
- Thế mẹ cháu là ai?
Chú bé sụt sịt chỉ vào vợ tôi nói:" Mẹ là mẹ con đây chứ còn ai nữa". Tôi được thể quay lại đay lại vợ tôi:
- Đấy nhé, thế mà bảo bà không muốn lấy tôi. Vì đứa con riêng này đây....
- Thằng bé này nói dối!- Vợ tôi hét to lên- Cháu ...cháu nói dối thế mà không biết xấu hổ a?
Thằng bé lại sụt sịt thò tay vào túi áo móc ra một tấm ảnh, mặt sau có ghi tên và địa chỉ . Sau ảnh là tôi và vợ tôi chụp chung sau ngày cưới.
- Thật là quái quỷ!- Tôi lẩm bẩm- Một âm mưu gì đây chắc...
- Khoan đã! Không khéo nó là con trai chúng ta thật. Nhưng nó ở tận quê với bà nội cơ mà?
Chú bé lúc ấy mới lúng túng vẻ mừng rỡ: " Con đây mà, con đấy!"
- Ôi Bai-a-x-la-gan, con đấy ư?- Vợ tôi nói gần như khóc- Con tha lỗi cho mẹ nhưng sao lại thế này, ai mà nhận ra được!
-Không con không phải là Bai-a-x-la-gan. Con nó là anh nó cơ.
- Thế mà cũng đòi là mẹ!Tôi được thể đế luôn vợ- Đến con mình đứt ruột đẻ ra mà cũng không biết! Doi-đai-an! thôi đi vào trong nhà đi con!
Nhưng chú bé lại tiếp tục lắc đầu. Cuối cùng hỏi ra mới biết nó là thằng lớn nhất, tên là Ba-i-a-xa-i-khan.
- Ai lại có thể nghĩ biết được rằng con cái mình chóng lớn thế này không!
- Vợ tôi ôm đứa bé và sửa lại đầu tóc cho nó.
- Tôi có cảm tưởng như là mới vừa hôm qua chúng tôi mới gửi mấy đứa cho bà nội trông nom . Nhưng tại sao con lại mò về thế này?
Chú bé nhìn tôi vẻ sợ sệt và ấp úng:
- Tại... Tại hôm nay con đi học muộn. Cô giáo không cho vào lớp . Con không dám về nhà sợ bà mắng. Thế là con lên xe buýt và về đây...
- Khá thật! Thế là trốn học à?- Vợ tôi nói -Đấy giáo dục ở nông thôn là như vậy đó!
Xen-đai-u-ut-sơ(Mông Cổ)
- Cháu là con nhà ai?-Tôi hỏi.
Nhưng chú bé không trả lời, chỉ nhìn tôi trân trân như có vẻ tủi bực.
Cuối cùng mãi nó mới lắp bắp được một câu : "Ơ kìa bố..."
- Cháu bảo cái gì cơ?- Tôi sửng sốt.
-Bố à? - Vợ tôi vội nhảy bổ ra cửa, tưởng chừng như bị bật lò so. Cô ta hằn học nhìn tôi rồi lại nhìn chú bé- Cháu nói đây là bố cháu phải không?
- Thằng bé lạ lùng thật!-Tôi lẩm bẩm- ở đâu đến đây tự nhiên lại nhận người ta là bố....
- Thôi ông cứ đợi đấy, tôi sẽ tìm hiểu xem có gì lạ không. vợ tôi rít lên giận dữ- Chẳng trách tôi cứ nghi ngờ trước khi quyết định lấyông. Bây giờ cháy nhà mới ra mặt chuột nhé! - Vợ tôi quay lại hỏi vặn chú bé từ nãygiờ vẫn đứng sững:
- Thế mẹ cháu là ai?
Chú bé sụt sịt chỉ vào vợ tôi nói:" Mẹ là mẹ con đây chứ còn ai nữa". Tôi được thể quay lại đay lại vợ tôi:
- Đấy nhé, thế mà bảo bà không muốn lấy tôi. Vì đứa con riêng này đây....
- Thằng bé này nói dối!- Vợ tôi hét to lên- Cháu ...cháu nói dối thế mà không biết xấu hổ a?
Thằng bé lại sụt sịt thò tay vào túi áo móc ra một tấm ảnh, mặt sau có ghi tên và địa chỉ . Sau ảnh là tôi và vợ tôi chụp chung sau ngày cưới.
- Thật là quái quỷ!- Tôi lẩm bẩm- Một âm mưu gì đây chắc...
- Khoan đã! Không khéo nó là con trai chúng ta thật. Nhưng nó ở tận quê với bà nội cơ mà?
Chú bé lúc ấy mới lúng túng vẻ mừng rỡ: " Con đây mà, con đấy!"
- Ôi Bai-a-x-la-gan, con đấy ư?- Vợ tôi nói gần như khóc- Con tha lỗi cho mẹ nhưng sao lại thế này, ai mà nhận ra được!
-Không con không phải là Bai-a-x-la-gan. Con nó là anh nó cơ.
- Thế mà cũng đòi là mẹ!Tôi được thể đế luôn vợ- Đến con mình đứt ruột đẻ ra mà cũng không biết! Doi-đai-an! thôi đi vào trong nhà đi con!
Nhưng chú bé lại tiếp tục lắc đầu. Cuối cùng hỏi ra mới biết nó là thằng lớn nhất, tên là Ba-i-a-xa-i-khan.
- Ai lại có thể nghĩ biết được rằng con cái mình chóng lớn thế này không!
- Vợ tôi ôm đứa bé và sửa lại đầu tóc cho nó.
- Tôi có cảm tưởng như là mới vừa hôm qua chúng tôi mới gửi mấy đứa cho bà nội trông nom . Nhưng tại sao con lại mò về thế này?
Chú bé nhìn tôi vẻ sợ sệt và ấp úng:
- Tại... Tại hôm nay con đi học muộn. Cô giáo không cho vào lớp . Con không dám về nhà sợ bà mắng. Thế là con lên xe buýt và về đây...
- Khá thật! Thế là trốn học à?- Vợ tôi nói -Đấy giáo dục ở nông thôn là như vậy đó!
Xen-đai-u-ut-sơ(Mông Cổ)
Một nghề đặc biệt
Tác giả: A.Inin
,
Vasia vừa kiếm được một công việc hết sức thú vị. Thú vị ở chỗ hàng ngày Vasia có càng ít việc bao nhiêu lại càng tốt bấy nhiêu.
Hàng ngày Vasia đi làm đều đặn. Tức là đi đến cơ quan đều đặn, nhưng chẳng làm gì cả vì không có việc. Thậm chí hàng tháng trời cũng không có việc.
ấy thế nhưng Vasia vẫn được lĩnh lương đều đặn. Hai kỳ mỗi tháng. Công việc của Vasia sướng thế đấy.
Chắc hẳn các bạn sẽ nói: “Lạ gì những kẻ ăn bám như vậy. Sáng cắp ô đi tối cắp ô về, lương thì vẫn nhận đủ nhưng ngồi chơi xơi nước cả ngày’’. ấy chết, xin quý vị chớ có nặng lời với Vasia. Nếu có việc nhất định Vasia sẽ sẵn sàng xả thân, lăn lộn. Nhưng hiềm một nỗi niềm hạnh phúc tối cao trong nghề của Vasia lại là khi không có việc để làm.
Suốt cả ngày Vasia ngồi ở cơ quan và chờ đợi. Không phải anh ngồi chờ công việc mà là chờ và cồn cào hy vọng rằng sẽ không có việc.
Đương nhiên chuyện ngồi chơi xơi nước chẳng hay ho gì. Nhưng quý vị biết không nếu giả sử như có việc thì còn tồi tệ và kinh khủng hơn nhiều. Bởi vì ngồi đợi cả ngày không có việc nên đêm đến Vasia thường hay mơ thấy anh đang làm việc hăng hái với toàn bộ sức lực và ý chí của tuổi trẻ. Trong mơ Vasia thấy rõ tay anh thao tác thuần thục từng công đoạn của công việc, chân thì chạy băng băng có lẽ chẳng kém gì vận động viên điền kinh, nhờ vậy mà mọi việc đã được hoàn tất nhanh chóng và tốt đẹp. Tất cả mọi người phấn khởi bắt tay cám ơn anh, cám ơn công việc cần thiết và đầy ý nghĩa của anh và các đồng nghiệp.
Thế nhưng khi Vasia tỉnh giấc thì anh lại phải đối diện với một thực tế là không có việc. Vasia thấy chạnh lòng vì đó chỉ là những giấc mơ. Nhưng đồng thời anh cũng thấy vô cùng hạnh phúc vì đó chỉ là những giấc mơ mà thôi chứ không phải là hiện thực.
Bởi vì công việc của Vasia là một công việc hết sức đặc biệt.
Anh ấy là lính cứu hoả.
Vasia vừa kiếm được một công việc hết sức thú vị. Thú vị ở chỗ hàng ngày Vasia có càng ít việc bao nhiêu lại càng tốt bấy nhiêu.
Hàng ngày Vasia đi làm đều đặn. Tức là đi đến cơ quan đều đặn, nhưng chẳng làm gì cả vì không có việc. Thậm chí hàng tháng trời cũng không có việc.
ấy thế nhưng Vasia vẫn được lĩnh lương đều đặn. Hai kỳ mỗi tháng. Công việc của Vasia sướng thế đấy.
Chắc hẳn các bạn sẽ nói: “Lạ gì những kẻ ăn bám như vậy. Sáng cắp ô đi tối cắp ô về, lương thì vẫn nhận đủ nhưng ngồi chơi xơi nước cả ngày’’. ấy chết, xin quý vị chớ có nặng lời với Vasia. Nếu có việc nhất định Vasia sẽ sẵn sàng xả thân, lăn lộn. Nhưng hiềm một nỗi niềm hạnh phúc tối cao trong nghề của Vasia lại là khi không có việc để làm.
Suốt cả ngày Vasia ngồi ở cơ quan và chờ đợi. Không phải anh ngồi chờ công việc mà là chờ và cồn cào hy vọng rằng sẽ không có việc.
Đương nhiên chuyện ngồi chơi xơi nước chẳng hay ho gì. Nhưng quý vị biết không nếu giả sử như có việc thì còn tồi tệ và kinh khủng hơn nhiều. Bởi vì ngồi đợi cả ngày không có việc nên đêm đến Vasia thường hay mơ thấy anh đang làm việc hăng hái với toàn bộ sức lực và ý chí của tuổi trẻ. Trong mơ Vasia thấy rõ tay anh thao tác thuần thục từng công đoạn của công việc, chân thì chạy băng băng có lẽ chẳng kém gì vận động viên điền kinh, nhờ vậy mà mọi việc đã được hoàn tất nhanh chóng và tốt đẹp. Tất cả mọi người phấn khởi bắt tay cám ơn anh, cám ơn công việc cần thiết và đầy ý nghĩa của anh và các đồng nghiệp.
Thế nhưng khi Vasia tỉnh giấc thì anh lại phải đối diện với một thực tế là không có việc. Vasia thấy chạnh lòng vì đó chỉ là những giấc mơ. Nhưng đồng thời anh cũng thấy vô cùng hạnh phúc vì đó chỉ là những giấc mơ mà thôi chứ không phải là hiện thực.
Bởi vì công việc của Vasia là một công việc hết sức đặc biệt.
Anh ấy là lính cứu hoả.
Hết hạn sử dụng
Tác giả: A.Inin
,
Anh ta chạy bổ đến nhà tôi và ngồi thụp xuống ghế, im lặng, thẫn thờ.
- Có chuyện gì mà cậu thất sắc như ma làm vậy? - Tôi lo lắng hỏi
- Thật là khủng khiếp? Khủng khiếp quá!
- Nhưng mà chuyện khủng khiếp ấy là gì mới được chứ?
- Cậu biết không, giữa ban ngày ban mặt mình đã đánh mất một ý tưởng!
Tôi thấy thương anh ta quá. Bạn tôi đâu phải người có quá nhiều ý tưởng để mà đánh mất cơ chứ. Rõ khổ?
- Mình giận lắm, cậu biết không? Bởi vì ý tưởng đó mình đã được một anh bạn cực kỳ thông thái tặng cho vào ngày sinh nhật của mình.
- Quà tặng sinh nhật cơ à? Lâu thế rồi mà cậu vẫn còn giữ được ư?
- Phải chia tay với món quà quý giá đó mình thấy tiếc vô cùng. Khi ý tưởng đó còn ở trong đầu mình thì nó là của mình, chỉ là của riêng mình thôi. Nhưng khi đã chia xẻ với ai đó thì nó đương nhiên là sẽ không còn thuộc quyền sở hữu của mình nữa nên mình giữ kín lắm.
- Thế cậu đã đi báo công an chưa? Biết đâu có ai đó tìm thấy ý tưởng đó và sẽ trả lại cho cậu?
- Đấy có phải đồ vật đâu mà trả lại? ý tưởng ấy mà vào tay ai thì nghiễm nhiên trở thành ý tưởng của người ấy chứ đâu còn là của tớ nữa mà cậu nói chuyện trả lại.
Thấy anh ta nói có lý tôi cũng không muốn tranh luận gì nữa. Hai chúng tôi ngồi im lặng hồi lâu bỗng anh ta hét toáng lên:
- Tớ có một ý tưởng?
- Sao cơ? Cậu tìm thấy ý tưởng của cậu rồi à? - Tôi mừng rõ hỏi
- Không, tớ có một ý tưởng về việc ý tưởng bị đánh mất cơ. Cần phải đăng một mẩu tin trên báo với nội dung: “Ông X có một ý tưởng bị đánh mất ở... vào hồi... Nay xin thông báo là ý tưởng đó không còn hiệu lực, đã hết hạn sử dụng”. Cậu thấy có được không? Giống như người ta vẫn thông báo về giấy tờ bị thất lạc để những ai nhặt không được sử dụng ấy, cậu có hiểu không?
Tôi chưa kịp trả lời thì anh ta đã chạy vụt đi nhanh như một mũi tên.
Ngày hôm sau trên báo xuất hiện mẩu tin với nội dung “hết hạn sử dụng, không còn hiệu lực” và anh bạn tôi thở phào nhẹ nhõm và bình tâm trở lại.
Còn tôi thì thở dài và nghĩ thầm: “Thế nếu ý tưởng bị đánh mất ấy thực sự là một ý tưởng xuất chúng thì sao nhỉ?”
Anh ta chạy bổ đến nhà tôi và ngồi thụp xuống ghế, im lặng, thẫn thờ.
- Có chuyện gì mà cậu thất sắc như ma làm vậy? - Tôi lo lắng hỏi
- Thật là khủng khiếp? Khủng khiếp quá!
- Nhưng mà chuyện khủng khiếp ấy là gì mới được chứ?
- Cậu biết không, giữa ban ngày ban mặt mình đã đánh mất một ý tưởng!
Tôi thấy thương anh ta quá. Bạn tôi đâu phải người có quá nhiều ý tưởng để mà đánh mất cơ chứ. Rõ khổ?
- Mình giận lắm, cậu biết không? Bởi vì ý tưởng đó mình đã được một anh bạn cực kỳ thông thái tặng cho vào ngày sinh nhật của mình.
- Quà tặng sinh nhật cơ à? Lâu thế rồi mà cậu vẫn còn giữ được ư?
- Phải chia tay với món quà quý giá đó mình thấy tiếc vô cùng. Khi ý tưởng đó còn ở trong đầu mình thì nó là của mình, chỉ là của riêng mình thôi. Nhưng khi đã chia xẻ với ai đó thì nó đương nhiên là sẽ không còn thuộc quyền sở hữu của mình nữa nên mình giữ kín lắm.
- Thế cậu đã đi báo công an chưa? Biết đâu có ai đó tìm thấy ý tưởng đó và sẽ trả lại cho cậu?
- Đấy có phải đồ vật đâu mà trả lại? ý tưởng ấy mà vào tay ai thì nghiễm nhiên trở thành ý tưởng của người ấy chứ đâu còn là của tớ nữa mà cậu nói chuyện trả lại.
Thấy anh ta nói có lý tôi cũng không muốn tranh luận gì nữa. Hai chúng tôi ngồi im lặng hồi lâu bỗng anh ta hét toáng lên:
- Tớ có một ý tưởng?
- Sao cơ? Cậu tìm thấy ý tưởng của cậu rồi à? - Tôi mừng rõ hỏi
- Không, tớ có một ý tưởng về việc ý tưởng bị đánh mất cơ. Cần phải đăng một mẩu tin trên báo với nội dung: “Ông X có một ý tưởng bị đánh mất ở... vào hồi... Nay xin thông báo là ý tưởng đó không còn hiệu lực, đã hết hạn sử dụng”. Cậu thấy có được không? Giống như người ta vẫn thông báo về giấy tờ bị thất lạc để những ai nhặt không được sử dụng ấy, cậu có hiểu không?
Tôi chưa kịp trả lời thì anh ta đã chạy vụt đi nhanh như một mũi tên.
Ngày hôm sau trên báo xuất hiện mẩu tin với nội dung “hết hạn sử dụng, không còn hiệu lực” và anh bạn tôi thở phào nhẹ nhõm và bình tâm trở lại.
Còn tôi thì thở dài và nghĩ thầm: “Thế nếu ý tưởng bị đánh mất ấy thực sự là một ý tưởng xuất chúng thì sao nhỉ?”
Ba Giai - Tú Xuất
Tác giả: Khuyết Danh
Sau Một Ðêm Ngủ Trọ
Sau
Một Ðêm Ngủ Trọ , Cuỗm được một vố ở nhà một bà góa, Tú Xuất đi thẳng một
lèo ra thành phố Nam Ðịnh. Sau những ngày ăn chơi, khi thấy túi đã cạn tiền, Tú
Xuất đi mua cái vali, đem mấy cục gạch & giấy bồi bỏ vào, rồi khệ nệ xách
đến một nhà hàng cơm, đánh chén một bữa no say, rồi ngủ trọ luôn đó.
Trước khi đi ngủ, Tú Xuất đưa vali cho bà chủ nhà hàng cất hộ. Bà hàng đỡ lấy:
- Chà, vali có tiền bạc không mà nặng thế này ? Bà hàng vừa đỡ lấy vừa hỏi:
- Có chút đỉnh thôi, còn thì quần áo & sách vở. Tôi đi thăm ông cụ tôi đang làm án sát Bắc Ninh, đâu cần phải đem nhiều tiền bạc.
Bà hàng tưởng thật, đem vali cất vào chỗ gần giường Tú Xuất nằm.
Ðêm đến, Tú Xuất thừa lúc mọi người ngủ say, khẽ rón rén lại mở vali đem gạch & giấy bồi bỏ vào thùng rác nơi góc nhà, rồi trở lại giường, đánh một giấc ngon lành.
Tới sáng, bà chủ hàng cơm dậy trước, nhìn thấy chiếc vali bị mở tung, bên trong không còn vật gì, tá hỏa lên, đánh thức Tú Xuất dậy:
- Chết rồi, vali của ông bị bọn trộm mở, lấy hết đồ đạc, làm sao bây giờ ?
Tú Xuất ngồi xổm dậy, ra vẻ sửng sốt:
- Làm sao, tôi biết đâu được, tôi gửi bà cất mà. Bà phải bồi thường chứ còn làm sao nữa ?
Bà hàng đã đuối lý, lại sợ anh chàng là con quan án sát nữa, lại tưởng mất trộm thiệt, nên chỉ còn cách năn nỉ. Lời qua, tiếng lại cuối cùng Tú Xuất mới chịu nhận tiền bồi thường mười nén bạc.
Tú Xuất đi rồi, bọn đầy tớ nhà hàng, chiều đến mới phát hiện ra ở thùng rác lại có giấy bổi & mấy cục gạch, những thứ mà nhà hàng không có. Lúc ấy, người ta mới nhận ra anh chàng ngủ trọ đêm qua là một tên đại bịp. Nhưng mà chỉ còn nước nhìn nhau mà chửi rủa, chứ biết làm sao được, vì hắn đã mất hút từ sáng kia rồi.
Thế là, Tú Xuất lại kiếm được một món tiền to nữa.
Trước khi đi ngủ, Tú Xuất đưa vali cho bà chủ nhà hàng cất hộ. Bà hàng đỡ lấy:
- Chà, vali có tiền bạc không mà nặng thế này ? Bà hàng vừa đỡ lấy vừa hỏi:
- Có chút đỉnh thôi, còn thì quần áo & sách vở. Tôi đi thăm ông cụ tôi đang làm án sát Bắc Ninh, đâu cần phải đem nhiều tiền bạc.
Bà hàng tưởng thật, đem vali cất vào chỗ gần giường Tú Xuất nằm.
Ðêm đến, Tú Xuất thừa lúc mọi người ngủ say, khẽ rón rén lại mở vali đem gạch & giấy bồi bỏ vào thùng rác nơi góc nhà, rồi trở lại giường, đánh một giấc ngon lành.
Tới sáng, bà chủ hàng cơm dậy trước, nhìn thấy chiếc vali bị mở tung, bên trong không còn vật gì, tá hỏa lên, đánh thức Tú Xuất dậy:
- Chết rồi, vali của ông bị bọn trộm mở, lấy hết đồ đạc, làm sao bây giờ ?
Tú Xuất ngồi xổm dậy, ra vẻ sửng sốt:
- Làm sao, tôi biết đâu được, tôi gửi bà cất mà. Bà phải bồi thường chứ còn làm sao nữa ?
Bà hàng đã đuối lý, lại sợ anh chàng là con quan án sát nữa, lại tưởng mất trộm thiệt, nên chỉ còn cách năn nỉ. Lời qua, tiếng lại cuối cùng Tú Xuất mới chịu nhận tiền bồi thường mười nén bạc.
Tú Xuất đi rồi, bọn đầy tớ nhà hàng, chiều đến mới phát hiện ra ở thùng rác lại có giấy bổi & mấy cục gạch, những thứ mà nhà hàng không có. Lúc ấy, người ta mới nhận ra anh chàng ngủ trọ đêm qua là một tên đại bịp. Nhưng mà chỉ còn nước nhìn nhau mà chửi rủa, chứ biết làm sao được, vì hắn đã mất hút từ sáng kia rồi.
Thế là, Tú Xuất lại kiếm được một món tiền to nữa.
Hạnh phúc yên ắngTác giả: S.Khazanov
,
|
Khi Andrei đọc hay xem về chiến tranh, bao giờ chàng cũng
cảm thấy trong người hơi hơi thế nào ấy. Chàng không hoàn toàn hiểu thế nào
là anh hùng - nhưng cảm thấy bản thân chắc là không chịu nổi tra tấn, không
thể che nổi lỗ châu mai, còn máy bay đang bốc cháy thì không thể lao thẳng
vào xe tăng địch,... và chàng thấy cực kỳ hạnh phúc là chiến tranh không còn,
và cái chủ nghĩa anh hùng ấy không đòi hỏi ở chàng...
Khi Andrei đọc và xem về tình yêu, bao giờ chàng cũng cảm thấy hơi buồn buồn. Chàng không hoàn toàn hiểu được thế nào là sự đam mê, nhưng chàng cảm thấy rằng vì vợ, chắc chàng cũng không lao mình xuống gầm tàu hoả, không nhảy vào ngôi nhà đang rực lửa, và thậm chí cũng không thách ai ra đấu súng. Và chàng thấy cực kỳ hạnh phúc là thế kỷ 19 đã qua rồi, thời gian bây giờ là dành cho công việc, còn tình yêu - nhiều lắm là một giờ, và những sự hy sinh như thế chẳng ai đòi hỏi ở chàng. Khi Andrei xem phim hiện đại hay kịch về đề tài đạo đức, ở đó các nhân vật trong tình huống xung đột gay cấn thường thể hiện tình cảm, nghĩa vụ của mình và thực hiện những hành vi theo lương tâm. Andrei cảm thấy hơi là lạ. Chàng không hoàn toàn hiểu được do đâu mà sôi sục những khát vọng như vậy, và tại sao nhân vật lại đặt quyền lợi của xã hội cao hơn lợi ích bản thân, và nhiều thứ khác chàng cũng cảm thấy không thật. Bản thân Andrei vì một lý do nào đó, chắc là sẽ không hy sinh vị trí của mình, vì đồng nghiệp, bạn bè sẽ không nhân nhượng một cái gì cơ bản của mình cả... Và chàng sung sướng là ở văn phòng nơi chàng làm việc lâu nay mọi cái đều im ắng và lặng lẽ. Và Andrei hạnh phúc - ngần ấy niềm vui số phận đã tặng chàng! Thì chàng cũng đã giữ để không gây đau khổ cho những người thân, không từ chối bố thí cho những kẻ bị đói, không phải chống trả bọn côn đò ở những góc phố tối tăm - đã giữ để luôn là thành viên tốt, trung thực và đáng kính của xã hội. Và chàng sung sướng vì mỗi năm sống yên lặng và vì thế chàng mút chúng như ngồi mút xương gà, xếp chúng lại như xếp những tấm ảnh vào album, để có cái mà hồi tưởng... Đấy là Andrei, con người hạnh phúc, một trong số khá nhiều những con người sung sướng vì cuộc đời trôi qua không có những nỗi lo, không xúc động. Còn nếu bỗng nhiên thoáng thấy tiếc là không được trải qua tất cả, muốn nếm thử các cảm xúc, thì chỉ việc khẽ ấn nút một cái, chàng sẽ được tiếp xúc với tình yêu và lòng dũng cảm trên vô tuyến; và khi đã sợ hết hồn những thứ vừa trông thấy, chàng lại quay lại cuộc sống phẳng lặng, chàng cảm tạ số phận đã dành cho mình một hạnh phúc yên ắng. |
Bố mất tích trước ngày khai giảng của con
Tác giả: Khuyết Danh
,
Ngày 4/9 trôi qua như một cơn ác mộng đối với bác sĩ Watson. 1 giờ sáng đã có ca tự tử bằng thuốc ngủ cực mạnh. Sau đó là ba nạn nhân của một vụ hoả hoạn, tính mạng của họ rất mong manh.
Rạng sáng, khi bác sĩ lê bước về nhà thì người phụ nữ hàng xóm, cùng hai đứa con nhỏ đã chờ sẵn ở cửa, bà ta chìa ra một chiếc áo sơ mi trắng rồi mếu máo thuật lại sự việc...
Bác sĩ Watson chạy vào phòng ngủ của Sherlock Holmes và lôi thám tử ra khỏi giường:
- Dậy nhanh lên, có người mất tích.
Holmes thong thả vươn vai càu nhàu:
- Watson, tôi đã nói với anh không biết bao nhiêu lần, điều tra không giống như cứu hoả, cần dùng cái đầu hơn đôi chân.
- Vụ này rất bi thảm, một người đàn ông mất tích, hiện trường chỉ còn lại một chiếc áo sơ mi.
Thám tử cầm chiếc áo lên, xem xét bằng chiếc kính một mắt cũ kỹ của mình rồi thở dài:
- Chỉ cần động não chút xíu là biết ngay nạn nhân, nếu có thể gọi như vậy, đang ở đâu.
- Dựa vào cái gì mà anh phát biểu thế?
- Cái áo này, hãy quan sát cho kỹ, đây là một chiếc áo mua chứ không phải may. Những áo bán thường được gấp, gút bằng kim, lỗ kim ở lưng và ở tay tuy nhỏ vẫn còn đó. Vì những chiếc áo đời mới đều găm bằng nẹp nhựa, nên có thể kết luận áo này được mua lâu rồi.
Không thèm để ý đến bác sĩ đang há hốc miệng nghe, thám tử trầm ngâm nói tiếp:
- Chiếc áo này của một người đàn bà mua tặng cho thân chủ, vì hai cái cúc dự trữ ở vạt dưới đã bị cắt đi. Chỉ có cô vợ mới cẩn thận như vậy, bồ không bao giờ làm thế vì hai người không thường xuyên ở cùng nhà. Hai vợ chồng này đã từng có tiền, vì trước đây áo được giặt bằng máy nên nó bạc đều. Thời gian vừa qua họ đã túng thiếu phải bán máy và giặt tay. Ta biết điều ấy dễ dàng vì loại vải này nếu vắt máy là khô, còn vắt tay sẽ phải phơi trên dây thép, gỉ sét ở dây in một đường rất nhỏ ở lưng trong của áo, xin mời bác sĩ quan sát.
Watson kêu to:
- Sao anh có thể đọc chiếc áo như đọc một cuốn sách vậy.
Holmes thản nhiên:
- Vợ chồng họ đã có hai đứa con, người đàn ông hay bế con bằng tay trái để tay phải làm việc khác. Đặt đứa bé tựa trên vai, miệng nó thường há ra nên sữa trong miệng thấm vào vải. Giữa chất nhuộm áo và sữa lâu ngày có một phản ứng hoá học làm cho nó bị biến màu. Vai trái có hai chỗ biến màu như thế nghĩa là có hai đứa bé...
- Tôi thấy chỗ này chưa chắc. - Bác sĩ nghi ngờ nói xen vào.
- Chắc, nếu anh xét tới các yếu tố bổ sung. Áo sơ mi thường bỏ trong quần, nên phần dưới mới hơn phần trên. Chỗ khoá thắt lưng do nạn nhân cử động nhiều nên để lại trên áo vệt trầy. Có hai vết chứng tỏ đã hai lần siết lại cỡ dây lưng, phù hợp với hoàn cảnh hai đứa con ra đời, ông bố nghèo nào cũng phải thắt lưng buộc bụng.
Watson không nói gì được nữa, Holmes tiếp tục:
- Hai đứa bé ấy bây giờ khoảng sáu và bảy tuổi nếu cậu nhìn hai bên ống tay. Tuổi đó muốn đưa con đi chơi thì phải dắt vì bế không nổi nữa. Hai đứa níu hai bên, nên tay áo có hai khoảng bị dãn, và căn cứ vào số áo thì người cha cao khoảng 1,65 m, căn cứ vào chiều cao từ đất đến chỗ dãn ta có thể biết được chiều cao của hai đứa bé, với tiêu chuẩn hiện nay thì chúng có số tuổi đó là thích hợp nhất.
- Tôi hơi nghi ngờ đấy. - Watson lại lắc đầu.
Holmes cười:
- Nghi ngờ là một thói quen rất tốt để điều tra tội phạm, nó giúp ta tìm kiếm những chứng cứ bổ sung. Hãy xem đây: nách áo bị bục chỉ, chứng tỏ cánh tay đã vươn ra rất mạnh. Chỉ có chìa tay đâm đơn cho con đi học mới căng thẳng đến thế này, và chỉ có trường điểm mới phải xin, cho nên có thể kết luận là hai đứa bé học giỏi.
Watson rên rỉ:
- Anh là thánh chắc?
- Tôi là Serlock Holmes. Về việc có con học giỏi, nếu nhìn vào phía trước chiếc áo cũng biết vì cúc trên cùng bong ra, chứng tỏ người mặc hay ưỡn ngực. Một người bố không cao lớn, không giàu, thì chỉ ưỡn ngực vì con học giỏi thôi.
- Sao anh khẳng định nạn nhân không giàu?
- Vì một số chứng cứ tôi đã nói rồi, và vì cái cổ áo bị bẹp, nó chứng tỏ người mặc phải rụt cổ lại rất sâu. Chỉ có ông bố nghèo, lúc nghe kêu gọi đóng tiền học mới so vai, rụt cổ như thế. Thời điểm này, các khoản chi như vậy đang kéo tới hành hạ ông ta đây.
Bác sĩ giơ hai tay lên trời làm cử chỉ đầu hàng. Giọng Serlock Holmes bỗng trở nên hồi hộp như sắp vào hang ổ của thủ phạm:
- Chiếc áo vừa được trải ra sàn nhà, vì lưng áo có vệt bụi khô trong khi mặt trước không hề có. Hãy quan sát những vệt phấn mờ trong áo, chứng tỏ nạn nhân đặt một chiếu áo nhỏ hơn bên trong rồi vẽ lên. Nạn nhân rõ ràng định cắt áo của mình cho bé lại. Để làm gì? Lúc này, ai đang cần một chiếc áo trắng nhỏ? Chỉ có những ông bố lo đồng phục cho con mới cần. Ông bố này đang rất túng tiền, xin bác sĩ hãy quan sát túi áo, nó bị đứt chỉ ở mép chứng tỏ chủ nhân thường thọc tay rất sâu. Và ông bố này đang ở chợ đồ cũ, tìm mua một chiếc áo đồng phục giá rẻ, anh không tin cứ chạy ra đấy mà coi...
Bác sĩ Watson lúc này còn đang hì hục dùng tay nắn cho quai hàm của mình trở về vị trí cũ.
Ngày 4/9 trôi qua như một cơn ác mộng đối với bác sĩ Watson. 1 giờ sáng đã có ca tự tử bằng thuốc ngủ cực mạnh. Sau đó là ba nạn nhân của một vụ hoả hoạn, tính mạng của họ rất mong manh.
Rạng sáng, khi bác sĩ lê bước về nhà thì người phụ nữ hàng xóm, cùng hai đứa con nhỏ đã chờ sẵn ở cửa, bà ta chìa ra một chiếc áo sơ mi trắng rồi mếu máo thuật lại sự việc...
Bác sĩ Watson chạy vào phòng ngủ của Sherlock Holmes và lôi thám tử ra khỏi giường:
- Dậy nhanh lên, có người mất tích.
Holmes thong thả vươn vai càu nhàu:
- Watson, tôi đã nói với anh không biết bao nhiêu lần, điều tra không giống như cứu hoả, cần dùng cái đầu hơn đôi chân.
- Vụ này rất bi thảm, một người đàn ông mất tích, hiện trường chỉ còn lại một chiếc áo sơ mi.
Thám tử cầm chiếc áo lên, xem xét bằng chiếc kính một mắt cũ kỹ của mình rồi thở dài:
- Chỉ cần động não chút xíu là biết ngay nạn nhân, nếu có thể gọi như vậy, đang ở đâu.
- Dựa vào cái gì mà anh phát biểu thế?
- Cái áo này, hãy quan sát cho kỹ, đây là một chiếc áo mua chứ không phải may. Những áo bán thường được gấp, gút bằng kim, lỗ kim ở lưng và ở tay tuy nhỏ vẫn còn đó. Vì những chiếc áo đời mới đều găm bằng nẹp nhựa, nên có thể kết luận áo này được mua lâu rồi.
Không thèm để ý đến bác sĩ đang há hốc miệng nghe, thám tử trầm ngâm nói tiếp:
- Chiếc áo này của một người đàn bà mua tặng cho thân chủ, vì hai cái cúc dự trữ ở vạt dưới đã bị cắt đi. Chỉ có cô vợ mới cẩn thận như vậy, bồ không bao giờ làm thế vì hai người không thường xuyên ở cùng nhà. Hai vợ chồng này đã từng có tiền, vì trước đây áo được giặt bằng máy nên nó bạc đều. Thời gian vừa qua họ đã túng thiếu phải bán máy và giặt tay. Ta biết điều ấy dễ dàng vì loại vải này nếu vắt máy là khô, còn vắt tay sẽ phải phơi trên dây thép, gỉ sét ở dây in một đường rất nhỏ ở lưng trong của áo, xin mời bác sĩ quan sát.
Watson kêu to:
- Sao anh có thể đọc chiếc áo như đọc một cuốn sách vậy.
Holmes thản nhiên:
- Vợ chồng họ đã có hai đứa con, người đàn ông hay bế con bằng tay trái để tay phải làm việc khác. Đặt đứa bé tựa trên vai, miệng nó thường há ra nên sữa trong miệng thấm vào vải. Giữa chất nhuộm áo và sữa lâu ngày có một phản ứng hoá học làm cho nó bị biến màu. Vai trái có hai chỗ biến màu như thế nghĩa là có hai đứa bé...
- Tôi thấy chỗ này chưa chắc. - Bác sĩ nghi ngờ nói xen vào.
- Chắc, nếu anh xét tới các yếu tố bổ sung. Áo sơ mi thường bỏ trong quần, nên phần dưới mới hơn phần trên. Chỗ khoá thắt lưng do nạn nhân cử động nhiều nên để lại trên áo vệt trầy. Có hai vết chứng tỏ đã hai lần siết lại cỡ dây lưng, phù hợp với hoàn cảnh hai đứa con ra đời, ông bố nghèo nào cũng phải thắt lưng buộc bụng.
Watson không nói gì được nữa, Holmes tiếp tục:
- Hai đứa bé ấy bây giờ khoảng sáu và bảy tuổi nếu cậu nhìn hai bên ống tay. Tuổi đó muốn đưa con đi chơi thì phải dắt vì bế không nổi nữa. Hai đứa níu hai bên, nên tay áo có hai khoảng bị dãn, và căn cứ vào số áo thì người cha cao khoảng 1,65 m, căn cứ vào chiều cao từ đất đến chỗ dãn ta có thể biết được chiều cao của hai đứa bé, với tiêu chuẩn hiện nay thì chúng có số tuổi đó là thích hợp nhất.
- Tôi hơi nghi ngờ đấy. - Watson lại lắc đầu.
Holmes cười:
- Nghi ngờ là một thói quen rất tốt để điều tra tội phạm, nó giúp ta tìm kiếm những chứng cứ bổ sung. Hãy xem đây: nách áo bị bục chỉ, chứng tỏ cánh tay đã vươn ra rất mạnh. Chỉ có chìa tay đâm đơn cho con đi học mới căng thẳng đến thế này, và chỉ có trường điểm mới phải xin, cho nên có thể kết luận là hai đứa bé học giỏi.
Watson rên rỉ:
- Anh là thánh chắc?
- Tôi là Serlock Holmes. Về việc có con học giỏi, nếu nhìn vào phía trước chiếc áo cũng biết vì cúc trên cùng bong ra, chứng tỏ người mặc hay ưỡn ngực. Một người bố không cao lớn, không giàu, thì chỉ ưỡn ngực vì con học giỏi thôi.
- Sao anh khẳng định nạn nhân không giàu?
- Vì một số chứng cứ tôi đã nói rồi, và vì cái cổ áo bị bẹp, nó chứng tỏ người mặc phải rụt cổ lại rất sâu. Chỉ có ông bố nghèo, lúc nghe kêu gọi đóng tiền học mới so vai, rụt cổ như thế. Thời điểm này, các khoản chi như vậy đang kéo tới hành hạ ông ta đây.
Bác sĩ giơ hai tay lên trời làm cử chỉ đầu hàng. Giọng Serlock Holmes bỗng trở nên hồi hộp như sắp vào hang ổ của thủ phạm:
- Chiếc áo vừa được trải ra sàn nhà, vì lưng áo có vệt bụi khô trong khi mặt trước không hề có. Hãy quan sát những vệt phấn mờ trong áo, chứng tỏ nạn nhân đặt một chiếu áo nhỏ hơn bên trong rồi vẽ lên. Nạn nhân rõ ràng định cắt áo của mình cho bé lại. Để làm gì? Lúc này, ai đang cần một chiếc áo trắng nhỏ? Chỉ có những ông bố lo đồng phục cho con mới cần. Ông bố này đang rất túng tiền, xin bác sĩ hãy quan sát túi áo, nó bị đứt chỉ ở mép chứng tỏ chủ nhân thường thọc tay rất sâu. Và ông bố này đang ở chợ đồ cũ, tìm mua một chiếc áo đồng phục giá rẻ, anh không tin cứ chạy ra đấy mà coi...
Bác sĩ Watson lúc này còn đang hì hục dùng tay nắn cho quai hàm của mình trở về vị trí cũ.
Bí quyết !Tác giả: Khuyết Danh
,
|
Cái tin cô Méo đi dự cuộc thi hoa hậu quốc tế tổ chức tại
miền Trung làm cả phường chấn động. Tất cả bà con đều lặng đi 15 phút trước
khi bình phẩm:
- Trời ơi, có lần nó vào tiệm của tôi, nửa cái mặt đã ra rồi, phải nửa ngày sau nửa kia mới ra tiếp vì hai phần quá cách biệt nhau. - Mặt ăn thua gì, mũi mới khiếp. Nghe đâu có lần nàng định đi làm mũi giả, bác sĩ từ chối vì phải tốn đến 2 kg silicon. - Răng nữa, răng nữa bà ạ. Một bữa trời mưa, cả xóm ngập mà tôi không ướt chút xíu nào, chẳng phải do áo mưa mà do không may đứng ngay dưới hàm răng của cô ấy như đứng dưới mái hiên. - Còn mắt không tính sao ? Có lần cổ qua tiệm sửa kính, ông chủ lấy tay định gỡ giúp xuống mới biết mình nhầm, vì mắt chẳng đeo gì vẫn như đang đeo kính mát, gọng đồi mồi. Tóm lại là lời xì xào bay ra khắp trong nhà ngoài phố ! Công bằng mà nói, những lời đó không phải thật khách quan vì phần lớn đều là lời của các bà. Tuy nhiên, quả thật là cô Méo không đẹp. Đã đành ngoại hình không phải là quan trọng nhất trong cuộc sống, nhưng đã mang nó ra thi đấu thì cũng phải xem xét chút đỉnh. Ông tổ trưởng dân phố bèn gọi cô Méo đến khuyên bảo: - Cháu ơi, lo ăn lo làm được rồi, lo chi mấy cái vụ thi hoa thi nụ đó. Cô bình tĩnh trả lời ông tổ trưởng: - Cháu biết khuôn mặt mình không có gì đặc sắc, nhưng mỗi người đi thi đều có một bí quyết riêng, cháu tin là sẽ đoạt vương miện ! Bà vợ ông tổ trưởng nãy giờ nấp sau cánh cửa bếp nghe lén câu chuyện, tới đây không thể kiềm lòng được nữa bèn xông ra hỏi: - Bí quyết gì ? Bí quyết gì ? Em đưa phong bì cho giám khảo hay bỏ thuốc mê vào nước uống của họ ? Cô Méo lắc đầu nhè nhẹ làm mấy tờ lịch trên tường tung bay như cánh bướm: - Phong bì rất nguy hiểm, vì người này nghĩ là mình nhận ít hơn người kia, hại nhiều hơn lợi. Còn nước ban giám khảo uống là loại nước tinh khiết đóng chai, bỏ thuốc gì vô nổi. Nói xong cô cáo từ ra về vì còn phải chuẩn bị. Cô nghèo, không quần áo, phấn son, trang sức gì nhiều. Và không đủ tiền vé máy bay ra miền Trung, mặc dù đã nhịn ăn xôi cả mấy tháng nay. Cô đi mượn không ai dám đưa ra một đồng, mặc dù giải thưởng cho hoa hậu đã được tuyên bố công khai là hai trăm triệu. Họ bảo nhau: - Nó không bị phạt là may, lĩnh thưởng cái nỗi gì ! Cuối cùng, cô Méo phải đi vay nặng lãi với lãi suất 100%. Sát ngày, cô Méo cất cánh bay đi trong niềm lo lắng của bà con. Chương trình thi hoa hậu được truyền hình trực tiếp. Khỏi phải nói, cả xóm tôi ngóng chờ coi còn hơn giải bóng đá thế giới. Say mê tới mức mấy tên trộm vào lấy xe máy, ghé mắt vào cũng bị thu hút, đến nỗi chính xe của chúng cũng bị mất toi. Phút chung kết đây rồi. Tên các hoa hậu quốc tế được đọc lên. Toàn những người nổi tiếng như sóng cồn, chỉ một cái nốt ruồi của họ cũng đủ cho báo chí phương Tây bàn cãi vài trăm trang, và có mấy cô suýt lấy chồng đã gây nên hàng chục cuộc biểu tình ở vài thành phố lớn. Âm nhạc nổi. Các hoa hậu bước ra. Ô kìa, sao lại thế kia: các người đẹp quốc tế ai cũng béo tròn béo trục, phì nộn như voi, thậm chí có cô còn phải hai ba người đàn ông khiêng ra sân khấu. Quần áo dạ hội của họ phải ráp cả một tấm màn sân khấu mới vừa, còn áo tắm gì mà to như cánh buồm tàu thủy ? Không thể hiểu nổi. Rồi cô Méo bước ra. Thân hình tuyệt mỹ, cặp chân thon thả, vòng eo 0,6, cô làm cho ban giám khảo đờ đẫn và cả phường cũng đờ đẫn theo. Vương miện vào tay cô, cô là hoa hậu và ban tổ chức tuyên bố không có á hậu vì chẳng ai xứng đáng. Cả phường náo loạn. Các ông múa may như cổ động viên Pháp, còn các bà ỉu xìu như cổ động viên Braxin. Kìa, cô Méo đang trả lời phỏng vấn trực tiếp. - Thưa cô, bí quyết gì khiến cô đoạt vương miện đêm nay ? - Trong khi các hoa hậu quốc tế thích ngắm cảnh nên đi xe hơi ra miền Trung. Mỗi khi xe vào các quán cơm là bị rào kín mít, nếu không ăn thật no không thể ra được. Kết quả là sau một chặng đường dài ai cũng mập ú. Tôi nhanh trí đi máy bay. Tôi có thân hình thon thả nhất là dĩ nhiên thôi ! |
Chúng tôi đã chia tay
Tác giả: Vichtopodonxki
,
Tôi và Nina, người yêu, cũng có thể nói là vợ chưa cưới, ngồi sát vào trong rạp
chiếu bóng. Chúng tôi đang xem một phim nước ngoài. Trên màn ảnh vang lên những
tiếng kêu thất thanh xé ruột.Tên cao bồi đang đuổi theo cô gái, một tay vung
súng lục, một tay lăm lăm con dao nhọn hoắt. Dưới vành mũi cao bồi rộng, cặp
mắt gian long lên sòng sọc. Cô gái cố chạy thoát, nhưng tên cao bồi đã đuổi
kịp.
- ối kìa anh!- Cô người yêu của tôi kêu lên và nắm lấy tay tôi.
- Em đường lo sợ!Em thân yêu, đấy chỉ là phim ảnh thôi!- Tôi vừa vuốt nhẹ tay người yêu vừa an ủi cô ta.
- Không, anh xem kìa!Nina nói thầm. Kiểu tóc của cô ta mới đẹp làm sao! ở đằng trước trán thì màu đỏ sáng, còn ở đằng sau thì màu nâu sẫm. Còn nếp uốn thật là tuyệt. Bao giờ ở nước ta mới học được cách uốn như thế?
Trên màn ảnh, những sự kiện diễn ra ngày một căng thẳng đến mức phải làm bạn phải giật gân hay rợn tóc gáy. Tên cao bồi hung hãn đã đuổi kịpcô gái. Cô gái ngã xuống. Cánh tay với lưỡi dao sáng loáng vung lên. Tiếng kêu như xé vải hoà với tiếng súng giảm thanh nổ nghe khô khốc.
- úi giời kìa? Nina lại kêu lên và ép vào tôi.
- Em thân yêu, đừng sợ, hãy bình tĩnh - Tôi an ủi và vuốt tay cô ta,-Không nên yếu thần kinh, và hơi một tí lại kêu tướng lên ở chỗ công cộng như vậy.
- Anh bình tĩnh lại thì có!- Nina cãi- Anh chẳng biết nhận xét gì cả . Anh thấy người cô ta có đẹp không. Cô ấy tô mắt mới độc đáo làm sao. Và cái chính là không dùng bút chì cổ lổ để mà tô mắt màu tím mới tình chứ. Kết hợp với màu tóc sáng và nâu thì thật là mê ly, thật là viễn tưởng....
Trên phim là ảnh người ta đang liệm cô gái xấu số và cảnh đám tang ngoài nghĩa địa. Những người thân đi lặng lẽ âm thầm, có tiếng khóc nức nở se sẽ. Tiếng nhạc đang buồn bã.
Nhưng Nina cứ liến thoáng một cách say sưa hào hứng:
- Anh thấy không váy của cô ta ngắn hơn của em đến 6 phân chứ không ít, lại còn xẻ hai bên nữa. Kiểu váy thế mới là mốt thời thượng chứ. Chúng ta lạc hậu mất rồi.
- Đấy là áo liệm chứ có phải váy đâu- Tôi hơi bực mình ngắt lời cô người yêu- Sau nhiều năm nữa, khi nào em chết hãy mặc loại váy ấy...
- Chuyện vớ vẩn! Ai mà đợi được bao nhiêu năm nữa....
Mấy hôm sau, tôi thấy Nina nhuộm tóc và uốn tóc như hệt cô cao bồi Mỹ. Phía trước trán thì đỏ cạch, còn sau gáy lại hung hung nâu. Mắt cô ta đã tô đúng loại mực tím sẫm. Còn cái áo liền váy màu trắng thì trắng kinh khủng, và lại còn sẻ hai bên hông một cách rất mạo hiểm.
Cuốn phim chúng tôi xem lần sau đem lại cho Nina nhiều đổi mới quan trọng: Mái tóc dài mượt mà tôi rất tự hào đã bị cắt ngắn mất rồi và uốn xù xèo ra to tướng . Hai má hồng của Nina đã bị bôi trắng bệch. Mi mắt lần này được tô màu tím sẫm.
Xem bộ phim thứ tư thì tôi không nhận ra Nina ngoài phố nữa. Và cuối cùng khi xem xong cuốn phim cao bồi thứ năm, chúng tôi chia tay nhau. ở Nina không sót lại một chút nào mà trước đây tôi yêu mến, tự hào. Bây giờ trên gương mặt dáng đi, lời nói toàn những thứ lạnh lùng, trơ trẽn khó chịu.
Lúc chia tay tôi lần cuối, Nina vênh váo hất mái tóc ra đằng sau như hệt minh tinh B.B, cô cười sằng sặc như cái cười của Mi-xen Mếc-xiê, thiêu cháy tôi bằng cái nhìn khinh bỉ của cô Sophia Loren và đi với dáng của Marina Voladi.
Tôi không gặp Nina thêm lần nào nữa. Mà có gặp tôi cũng không thể nhận ra người con gái suýt nữa đã trở thành vợ tôi. Cũng vì chuyện chúng tôi chia tay nhau như vậy, từ nay tôi đã quyết không bao giờ xem phim cao bồi Mỹ nữa.
- ối kìa anh!- Cô người yêu của tôi kêu lên và nắm lấy tay tôi.
- Em đường lo sợ!Em thân yêu, đấy chỉ là phim ảnh thôi!- Tôi vừa vuốt nhẹ tay người yêu vừa an ủi cô ta.
- Không, anh xem kìa!Nina nói thầm. Kiểu tóc của cô ta mới đẹp làm sao! ở đằng trước trán thì màu đỏ sáng, còn ở đằng sau thì màu nâu sẫm. Còn nếp uốn thật là tuyệt. Bao giờ ở nước ta mới học được cách uốn như thế?
Trên màn ảnh, những sự kiện diễn ra ngày một căng thẳng đến mức phải làm bạn phải giật gân hay rợn tóc gáy. Tên cao bồi hung hãn đã đuổi kịpcô gái. Cô gái ngã xuống. Cánh tay với lưỡi dao sáng loáng vung lên. Tiếng kêu như xé vải hoà với tiếng súng giảm thanh nổ nghe khô khốc.
- úi giời kìa? Nina lại kêu lên và ép vào tôi.
- Em thân yêu, đừng sợ, hãy bình tĩnh - Tôi an ủi và vuốt tay cô ta,-Không nên yếu thần kinh, và hơi một tí lại kêu tướng lên ở chỗ công cộng như vậy.
- Anh bình tĩnh lại thì có!- Nina cãi- Anh chẳng biết nhận xét gì cả . Anh thấy người cô ta có đẹp không. Cô ấy tô mắt mới độc đáo làm sao. Và cái chính là không dùng bút chì cổ lổ để mà tô mắt màu tím mới tình chứ. Kết hợp với màu tóc sáng và nâu thì thật là mê ly, thật là viễn tưởng....
Trên phim là ảnh người ta đang liệm cô gái xấu số và cảnh đám tang ngoài nghĩa địa. Những người thân đi lặng lẽ âm thầm, có tiếng khóc nức nở se sẽ. Tiếng nhạc đang buồn bã.
Nhưng Nina cứ liến thoáng một cách say sưa hào hứng:
- Anh thấy không váy của cô ta ngắn hơn của em đến 6 phân chứ không ít, lại còn xẻ hai bên nữa. Kiểu váy thế mới là mốt thời thượng chứ. Chúng ta lạc hậu mất rồi.
- Đấy là áo liệm chứ có phải váy đâu- Tôi hơi bực mình ngắt lời cô người yêu- Sau nhiều năm nữa, khi nào em chết hãy mặc loại váy ấy...
- Chuyện vớ vẩn! Ai mà đợi được bao nhiêu năm nữa....
Mấy hôm sau, tôi thấy Nina nhuộm tóc và uốn tóc như hệt cô cao bồi Mỹ. Phía trước trán thì đỏ cạch, còn sau gáy lại hung hung nâu. Mắt cô ta đã tô đúng loại mực tím sẫm. Còn cái áo liền váy màu trắng thì trắng kinh khủng, và lại còn sẻ hai bên hông một cách rất mạo hiểm.
Cuốn phim chúng tôi xem lần sau đem lại cho Nina nhiều đổi mới quan trọng: Mái tóc dài mượt mà tôi rất tự hào đã bị cắt ngắn mất rồi và uốn xù xèo ra to tướng . Hai má hồng của Nina đã bị bôi trắng bệch. Mi mắt lần này được tô màu tím sẫm.
Xem bộ phim thứ tư thì tôi không nhận ra Nina ngoài phố nữa. Và cuối cùng khi xem xong cuốn phim cao bồi thứ năm, chúng tôi chia tay nhau. ở Nina không sót lại một chút nào mà trước đây tôi yêu mến, tự hào. Bây giờ trên gương mặt dáng đi, lời nói toàn những thứ lạnh lùng, trơ trẽn khó chịu.
Lúc chia tay tôi lần cuối, Nina vênh váo hất mái tóc ra đằng sau như hệt minh tinh B.B, cô cười sằng sặc như cái cười của Mi-xen Mếc-xiê, thiêu cháy tôi bằng cái nhìn khinh bỉ của cô Sophia Loren và đi với dáng của Marina Voladi.
Tôi không gặp Nina thêm lần nào nữa. Mà có gặp tôi cũng không thể nhận ra người con gái suýt nữa đã trở thành vợ tôi. Cũng vì chuyện chúng tôi chia tay nhau như vậy, từ nay tôi đã quyết không bao giờ xem phim cao bồi Mỹ nữa.
Tiểu phẩm hài của Dave Barry
Tác giả: Dave Barry
QUAN HỆ YÊU ĐƯƠNG
QUAN
HỆ YÊU ĐƯƠNG ,
Trái với điều mà rất nhiều phụ nữ vẫn nghĩ, có một thực tế là không khó khăn gì lắm để gây dựng một mối quan hệ lâu dài, ổn định, hoà hợp và vui vẻ với một người đàn ông. Tất nhiên đó phải là một người đàn ông trong mộng. Còn đối với một người đàn ông bằng xương bằng thịt, thì điều đó thật vô vàn khó khăn. Ấy là vì đàn ông vốn dĩ đâu có thấu hiểu được thế nào là cái quan hệ nam nữ mà đàn bà vẫn thường nhìn nhận.
NÀNG TIẾN ÐẾN MỐI QUAN HỆ - CHÀNG MẢI MÊ HỆ TRUYỀN ÐỘNG
Chẳng hạn anh chàng Roger thấy thích cô nàng Elaine. Chàng mời nàng đi xem phim; nàng nhận lời; và họ có một buổi tối vui vẻ. Mấy hôm sau, anh chàng mời nàng đi ăn tối, hai người lại có dịp đến với nhau. Chàng và nàng cứ tiếp tục như thế, rồi đều đặn gặp nhau, họ thường xuyên đi với nhau, và dành phần nhiều thời gian cho nhau.
Cho đến một tối, trên đường lái xe về nhà, một suy tư ập đến với Elaine, và nàng thốt lên hỏi, "Anh biết không, đêm nay là ngày chúng mình quen nhau tròn sáu tháng đấy?"
Rồi im lặng. Một sự im lặng thật nặng nề với Elaine. Nàng tự cảm thấy nuối tiếc: Ồ, không hiểu nói như thế có làm anh ấy phật ý không nhỉ? Phải chăng trong quan hệ giữa hai đứa, anh ấy luôn tự hạn chế chỉ đến một mức độ nào đó; biết đâu anh ấy lại lầm tưởng là mình đang định rằng buộc anh với những điều anh không muốn, hoặc giả anh ấy chưa chuẩn bị sẵn sàng để đón nhận?...
Trong khi đó Roger nghĩ: Chậc. Sáu tháng.
Elaine nghĩ: Cơ mà, mình cũng nào có vồ vập cái mối quan hệ này đâu. Nhiều lúc mình cũng muốn giữ một khoảng cách nào đó, để mình có thể cân nhắc liệu có nên tiếp tục như thế này không, hay đặt thẳng vấn đề... tức là... ý mình thực sự muốn cân nhắc xem quan hệ hai đứa nên đi đến đâu? Nên chăng chỉ tiếp tục giữ mối quan hệ thân ái gần gũi ở mức này mà chưa vội đi xa hơn? Hay là tiến luôn đến hôn nhân? Sinh con đẻ cái? Ðầu bạc răng long? Có phải mình đã sẵn sàng đón nhận một cái gì đó có tính lâu dài đến vậy? Hay thực ra mình vẫn còn chưa tìm hiểu đầy đủ về con người ấy?
Lúc ấy Roger đang mải tính: ...Thế nào nhỉ... thử tính xem nào... mình bắt đầu đi chơi với cô ấy hồi tháng Hai, ngay hôm mình đến mua chiếc ô tô này ở cửa hàng đại lí... tức là...à, để xem đồng hồ ô tô... Thôi chết! Thế là quên béng hạn thay dầu nhớt rồi.
Còn Elaine thì: Anh ấy bực bội. Mình có thể thấy rõ điều ấy qua nét mặt. Có lẽ mình đã hiểu sai anh ấy. Có lẽ anh ấy đòi hỏi một cái gì đó nhiều hơn trong quan hệ giữa hai người. Có lẽ anh ấy muốn được âu yếm hơn, gắn bó hơn. Có lẽ anh ấy đã cảm nhận được điều này trước mình; đó là lí do mình cảm thấy có sự đắn đo trong cách cư xử của anh ấy. Ðúng rồi, chắc hẳn là thế rồi. Chính vì thế mà anh ấy ngần ngại chẳng nói thẳng ra cảm nghĩ của mình. Anh ấy sợ bị khước từ mà.
Và Roger nghĩ: Mình phải bắt bọn này xem lại quan hệ truyền động cho cẩn thận mới được. Thây kệ những lời giải thích của lũ sửa xe nhà quê, máy vẫn chạy chưa ngon. Bọn chúng nên chăng đừng có đổ lỗi tại thời tiết lạnh mới phải. Mà lạnh là lạnh thế nào chứ. Ngoài trời 87 độ mà máy chạy nghe cứ như xe tải leo dốc thế này, đúng là mất toi 600 đô cho một lũ lừa đảo kém tắm.
LỖ HỔNG GIAO TIẾP
Elaine nghĩ: Anh ấy cáu. Mà mình cũng chẳng thể trách anh ấy. Mình cũng thấy tự bực với bản thân mình. Lạy Chúa, con thấy con thật có lỗi. Con thật chẳng nên vội vàng như vậy, nhưng con đâu có làm chủ được tình cảm của mình. Ðơn giản chỉ là con chưa thấu tỏ.
Roger nghĩ: Thế nào rồi bọn chúng cũng nói rằng thời gian bảo hành chỉ là 90 ngày thôi. Chắc chắn chúng sẽ nói thế đấy, bon củ chuối.
Elaine nghĩ: Phải chăng mình đã quá mơ mộng dại khờ khi tơ tưởng đến một chàng hiệp sĩ cưỡi ngựa trắng đâu đâu, trong khi bây giờ ngay bên cạnh mình lại là một người đàn ông thật tốt, người mà mình rất thích ở bên, người mà mình thực sự muốn chăm sóc, và người đó cũng luôn tỏ ra thực sự muốn chăm sóc mình. Anh ấy đang phải chịu bao đau khổ chỉ vì lối mơ mộng ích kỉ, ngây thơ kiểu học trò của mình.
Và Roger nghĩ: Bảo hành? Chúng muốn phiếu bảo hành? Mình sẽ cho chúng xem phiếu bảo hành. Ðây, mình sẽ lấy cái phiếu bảo hành mắc dịch ấy ra và dán vào đây...
"Anh Roger!" Elaine nói lớn.
"Sao?" Roger giật mình.
"Xin anh đừng tự dằn vặt như thế," nàng nói, cặp mắt ngấn lệ. "Lẽ ra em đừng nên... Ôi, lạy Chúa, em thấy thật là..." (Nàng gục xuống, khóc thút thít).
"Sao thế?" Roger hỏi.
"Em thật ngốc," Elaine nấc lên. "Em biết mà, em biết là không có hiệp sĩ. Em biết rõ như thế rồi mà. Em ngốc quá. Không có hiệp sĩ, và cũng chẳng có ngựa".
"Không có ngựa?" Roger ngạc nhiên.
"Anh thấy rõ em là con ngốc, phải không anh?" Nàng hỏi.
"Không!" Roger nói, vui mừng vì cuối cùng cũng tìm được câu trả lời hợp lí.
"Chỉ là... chỉ là... ở chỗ em cần thêm chút thời gian..."
15 giây im lặng để Roger vận hết tốc lực suy nghĩ hòng tìm ra một câu trả lời an toàn. Cuối cùng thì chàng cũng tìm được một câu mà chàng cho là tạm ổn.
"Ừ!" Chàng nói.
CẬU CHÀNG MẤT HƯỚNG
Nàng hết sức xúc động nắm lấy tay chàng. "Ôi, Roger, anh có cảm nhận được như thế không?" Nàng hỏi.
"Như thế nào cơ?"
"Về thời gian ý?" Elaine hỏi.
"Ồ..." Roger trả lời, "Có."
Nàng quay mặt về phía chàng, và đắm đuối nhìn sâu thẳm vào đôi mắt chàng, điều này làm cho chàng hết sức bối rối vì không biết nàng sẽ tiếp tục hỏi gì nữa đây, nhất là đề tài về ngựa. Cuối cùng nàng nói:
"Roger, em cám ơn anh."
"Cám ơn em."
Thế là chàng đưa nàng về nhà, rồi nàng đi nằm. Trong lòng nàng nặng trĩu những suy tư dằn vặt đầy mâu thuẫn, nàng khóc thổn thức đến tảng sáng hôm sau. Về phần Roger, chàng về nhà, chui vào chăn, bật ti vi và nhanh chóng bị cuốn hút vào trận đấu quần vợt giữa hai vận động viên Cộng hoà Séc mà chàng chưa từng biết tên. Có một giọng yếu ớt vọng lên từ nơi sâu thẳm tâm hồn, chàng nói rằng có một điều gì đó thật quan trọng đã xảy ra với chiếc ô tô, nhưng chàng cũng biết rằng chàng không có cách nào có thể hiểu được điều ấy, vì thế chàng thấy tốt nhất là không nghĩ đến chuyện đó nữa.
THỜI GIAN PHÂN TÍCH
Hôm sau nàng gọi điện cho cô bạn thân nhất của mình; có thể là một cô bạn thân mà cũng có thể là hai; rồi họ nói chuyện với nhau về vấn đề này trong sáu tiếng đồng hồ liền. Ði sâu vào từng chi tiết cụ thể nhất, họ cùng nhau chia chẻ từng câu từng chữ mà Elaine đã nói, cũng như từng câu từng chữ mà Roger đã nói; phân tích đi rồi phân tích lại; khảo sát từng lời nói, từng cử chỉ, từng động tác để rà soát những ý nghĩa biểu cảm thầm kín nhất, và lật đi lật lại xem xét vấn đề từ mọi khía cạnh có thể. Rồi họ tiếp tục quay lại đề tài này liên tục trong nhiều tuần, và cũng có thể là trong nhiều tháng. Không bao giờ họ nhàm chán dẫu rằng không bao giờ họ đến được một kết luận cụ thể nào cả. Trong khi đó Roger, vào một ngày đẹp trời, khi đang chơi bóng với một cậu bạn của cả Roger và Elaine, khẽ chau mày giữa lần nghỉ và hỏi: "Norm này, Elaine đã từng nuôi ngựa à?"
Chúng tôi không định đề cập đến sự khác biệt tần số hay chu kì giữa chàng và nàng. Chúng tôi muốn nói đến hai hành tinh khác nhau, đến hai Thái dương hệ hoàn toàn khác biệt. Nàng không thể nói chuyện với chàng về quan hệ giữa hai người, cũng giống như tình huống người ta đâu có thể chơi cờ Ðam với một con vịt bầu vậy. Bởi vì tất cả những gì mà Roger nhìn nhận về đề tài này có thể tóm lại như sau:
"Hả?"
Những gì mà tôi muốn nói ở đây là: Nếu quí vị thuộc về giới nữ, và nếu quí vị muốn thành công trong việc thiết lập mối quan hệ với một người đàn ông, thì đây là quy tắc quan trọng nhất mà quí vị nên ghi nhớ:
1. Dừng bao giờ mặc định rằng anh chàng của quí vị ý thức được rằng giữa quí vị và anh ấy đang có một quan hệ nam nữ. Anh ta không tự nhận ra điều ấy đâu! Quí vị cần phải gieo rắc cái ý niệm ấy vào đầu của anh ta bằng cách nhân những lúc chuyện trò hàng ngày mà thường xuyên nhắc nhở và ám chỉ đến quan hệ giữa hai người, ví dụ:
"Roger, anh làm ơn đưa cho em lọ đường, đấy là vì chúng mình có quan hệ với nhau."
"Dậy, dậy mau Roger! Hình như có ai mò vào lều chúng mình đấy, mà mình lại đang có quan hệ với nhau"
"Em có tin mừng cho anh đây, Roger! Bác sĩ nói rằng chúng ta sắp có đứa con thứ tư, đấy là một bằng chứng nữa cho quan hệ hai ta."
"Bởi vì máy bay sắp nổ tung và chúng mình chỉ còn sống thêm được mấy phút nữa, em muốn anh ý thức được một điều rằng chúng ta đã cưới và chung sống trong 53 năm hạnh phúc, điều ấy rõ ràng là nền tảng của quan hệ hai đứa mình."
Vâng, phải làm như vậy. Quí vị đừng bao giờ bỏ cuộc. Quí vị hãy luôn luôn nhắc đi nhắc lại như xoáy vào tai của anh ấy. Biết đâu đến một lúc nào đó anh chàng của quí vị sẽ tự mình nhận ra một điều gì đó. Rồi anh ấy sẽ chuyện trò với những bạn trai của mình về đàn bà, và một lúc nào đó đột nhiên nói, "Tôi và Elaine, chúng tôi... ờ... ờ... chúng tôi có... ờ...ờ..."
Vậy là anh ta đã thực lòng nói về chuyện ấy đấy.
Còn đây là quy tắc nâng cao trong việc xây dựng quan hệ nam nữ, xin cống hiến cho quí vị:
2. Ðừng nên đòi hỏi ở bạn trai của quí vị một cam kết hay hứa hẹn nào đó quá vội vã. Chữ "quá vội vã" tôi muốn nói ở đây có nghĩa là "trong khi còn sống". Ðàn ông thường rất ngập ngừng mỗi khi phải hứa hẹn hay cam kết những điều gì đó. Ðơn giản là vì họ luôn luôn cảm thấy chưa sẵn sàng.
"Anh rất lấy làm tiếc," con trai thường nói như vậy, "nhưng anh chưa sẵn sàng để hứa hẹn hay cam kết bất cứ điều gì". Nếu đàn ông mà là cái đùi gà tây, thì khi quí vị đặt cái đùi ấy vào lò vào ngày 4 tháng 7 và vặn lò lên đến 350 độ thì có đến lễ Tạ ơn, chiếc đùi ấy vẫn chưa chín, tức là chưa sẵn sàng.
Trái với điều mà rất nhiều phụ nữ vẫn nghĩ, có một thực tế là không khó khăn gì lắm để gây dựng một mối quan hệ lâu dài, ổn định, hoà hợp và vui vẻ với một người đàn ông. Tất nhiên đó phải là một người đàn ông trong mộng. Còn đối với một người đàn ông bằng xương bằng thịt, thì điều đó thật vô vàn khó khăn. Ấy là vì đàn ông vốn dĩ đâu có thấu hiểu được thế nào là cái quan hệ nam nữ mà đàn bà vẫn thường nhìn nhận.
NÀNG TIẾN ÐẾN MỐI QUAN HỆ - CHÀNG MẢI MÊ HỆ TRUYỀN ÐỘNG
Chẳng hạn anh chàng Roger thấy thích cô nàng Elaine. Chàng mời nàng đi xem phim; nàng nhận lời; và họ có một buổi tối vui vẻ. Mấy hôm sau, anh chàng mời nàng đi ăn tối, hai người lại có dịp đến với nhau. Chàng và nàng cứ tiếp tục như thế, rồi đều đặn gặp nhau, họ thường xuyên đi với nhau, và dành phần nhiều thời gian cho nhau.
Cho đến một tối, trên đường lái xe về nhà, một suy tư ập đến với Elaine, và nàng thốt lên hỏi, "Anh biết không, đêm nay là ngày chúng mình quen nhau tròn sáu tháng đấy?"
Rồi im lặng. Một sự im lặng thật nặng nề với Elaine. Nàng tự cảm thấy nuối tiếc: Ồ, không hiểu nói như thế có làm anh ấy phật ý không nhỉ? Phải chăng trong quan hệ giữa hai đứa, anh ấy luôn tự hạn chế chỉ đến một mức độ nào đó; biết đâu anh ấy lại lầm tưởng là mình đang định rằng buộc anh với những điều anh không muốn, hoặc giả anh ấy chưa chuẩn bị sẵn sàng để đón nhận?...
Trong khi đó Roger nghĩ: Chậc. Sáu tháng.
Elaine nghĩ: Cơ mà, mình cũng nào có vồ vập cái mối quan hệ này đâu. Nhiều lúc mình cũng muốn giữ một khoảng cách nào đó, để mình có thể cân nhắc liệu có nên tiếp tục như thế này không, hay đặt thẳng vấn đề... tức là... ý mình thực sự muốn cân nhắc xem quan hệ hai đứa nên đi đến đâu? Nên chăng chỉ tiếp tục giữ mối quan hệ thân ái gần gũi ở mức này mà chưa vội đi xa hơn? Hay là tiến luôn đến hôn nhân? Sinh con đẻ cái? Ðầu bạc răng long? Có phải mình đã sẵn sàng đón nhận một cái gì đó có tính lâu dài đến vậy? Hay thực ra mình vẫn còn chưa tìm hiểu đầy đủ về con người ấy?
Lúc ấy Roger đang mải tính: ...Thế nào nhỉ... thử tính xem nào... mình bắt đầu đi chơi với cô ấy hồi tháng Hai, ngay hôm mình đến mua chiếc ô tô này ở cửa hàng đại lí... tức là...à, để xem đồng hồ ô tô... Thôi chết! Thế là quên béng hạn thay dầu nhớt rồi.
Còn Elaine thì: Anh ấy bực bội. Mình có thể thấy rõ điều ấy qua nét mặt. Có lẽ mình đã hiểu sai anh ấy. Có lẽ anh ấy đòi hỏi một cái gì đó nhiều hơn trong quan hệ giữa hai người. Có lẽ anh ấy muốn được âu yếm hơn, gắn bó hơn. Có lẽ anh ấy đã cảm nhận được điều này trước mình; đó là lí do mình cảm thấy có sự đắn đo trong cách cư xử của anh ấy. Ðúng rồi, chắc hẳn là thế rồi. Chính vì thế mà anh ấy ngần ngại chẳng nói thẳng ra cảm nghĩ của mình. Anh ấy sợ bị khước từ mà.
Và Roger nghĩ: Mình phải bắt bọn này xem lại quan hệ truyền động cho cẩn thận mới được. Thây kệ những lời giải thích của lũ sửa xe nhà quê, máy vẫn chạy chưa ngon. Bọn chúng nên chăng đừng có đổ lỗi tại thời tiết lạnh mới phải. Mà lạnh là lạnh thế nào chứ. Ngoài trời 87 độ mà máy chạy nghe cứ như xe tải leo dốc thế này, đúng là mất toi 600 đô cho một lũ lừa đảo kém tắm.
LỖ HỔNG GIAO TIẾP
Elaine nghĩ: Anh ấy cáu. Mà mình cũng chẳng thể trách anh ấy. Mình cũng thấy tự bực với bản thân mình. Lạy Chúa, con thấy con thật có lỗi. Con thật chẳng nên vội vàng như vậy, nhưng con đâu có làm chủ được tình cảm của mình. Ðơn giản chỉ là con chưa thấu tỏ.
Roger nghĩ: Thế nào rồi bọn chúng cũng nói rằng thời gian bảo hành chỉ là 90 ngày thôi. Chắc chắn chúng sẽ nói thế đấy, bon củ chuối.
Elaine nghĩ: Phải chăng mình đã quá mơ mộng dại khờ khi tơ tưởng đến một chàng hiệp sĩ cưỡi ngựa trắng đâu đâu, trong khi bây giờ ngay bên cạnh mình lại là một người đàn ông thật tốt, người mà mình rất thích ở bên, người mà mình thực sự muốn chăm sóc, và người đó cũng luôn tỏ ra thực sự muốn chăm sóc mình. Anh ấy đang phải chịu bao đau khổ chỉ vì lối mơ mộng ích kỉ, ngây thơ kiểu học trò của mình.
Và Roger nghĩ: Bảo hành? Chúng muốn phiếu bảo hành? Mình sẽ cho chúng xem phiếu bảo hành. Ðây, mình sẽ lấy cái phiếu bảo hành mắc dịch ấy ra và dán vào đây...
"Anh Roger!" Elaine nói lớn.
"Sao?" Roger giật mình.
"Xin anh đừng tự dằn vặt như thế," nàng nói, cặp mắt ngấn lệ. "Lẽ ra em đừng nên... Ôi, lạy Chúa, em thấy thật là..." (Nàng gục xuống, khóc thút thít).
"Sao thế?" Roger hỏi.
"Em thật ngốc," Elaine nấc lên. "Em biết mà, em biết là không có hiệp sĩ. Em biết rõ như thế rồi mà. Em ngốc quá. Không có hiệp sĩ, và cũng chẳng có ngựa".
"Không có ngựa?" Roger ngạc nhiên.
"Anh thấy rõ em là con ngốc, phải không anh?" Nàng hỏi.
"Không!" Roger nói, vui mừng vì cuối cùng cũng tìm được câu trả lời hợp lí.
"Chỉ là... chỉ là... ở chỗ em cần thêm chút thời gian..."
15 giây im lặng để Roger vận hết tốc lực suy nghĩ hòng tìm ra một câu trả lời an toàn. Cuối cùng thì chàng cũng tìm được một câu mà chàng cho là tạm ổn.
"Ừ!" Chàng nói.
CẬU CHÀNG MẤT HƯỚNG
Nàng hết sức xúc động nắm lấy tay chàng. "Ôi, Roger, anh có cảm nhận được như thế không?" Nàng hỏi.
"Như thế nào cơ?"
"Về thời gian ý?" Elaine hỏi.
"Ồ..." Roger trả lời, "Có."
Nàng quay mặt về phía chàng, và đắm đuối nhìn sâu thẳm vào đôi mắt chàng, điều này làm cho chàng hết sức bối rối vì không biết nàng sẽ tiếp tục hỏi gì nữa đây, nhất là đề tài về ngựa. Cuối cùng nàng nói:
"Roger, em cám ơn anh."
"Cám ơn em."
Thế là chàng đưa nàng về nhà, rồi nàng đi nằm. Trong lòng nàng nặng trĩu những suy tư dằn vặt đầy mâu thuẫn, nàng khóc thổn thức đến tảng sáng hôm sau. Về phần Roger, chàng về nhà, chui vào chăn, bật ti vi và nhanh chóng bị cuốn hút vào trận đấu quần vợt giữa hai vận động viên Cộng hoà Séc mà chàng chưa từng biết tên. Có một giọng yếu ớt vọng lên từ nơi sâu thẳm tâm hồn, chàng nói rằng có một điều gì đó thật quan trọng đã xảy ra với chiếc ô tô, nhưng chàng cũng biết rằng chàng không có cách nào có thể hiểu được điều ấy, vì thế chàng thấy tốt nhất là không nghĩ đến chuyện đó nữa.
THỜI GIAN PHÂN TÍCH
Hôm sau nàng gọi điện cho cô bạn thân nhất của mình; có thể là một cô bạn thân mà cũng có thể là hai; rồi họ nói chuyện với nhau về vấn đề này trong sáu tiếng đồng hồ liền. Ði sâu vào từng chi tiết cụ thể nhất, họ cùng nhau chia chẻ từng câu từng chữ mà Elaine đã nói, cũng như từng câu từng chữ mà Roger đã nói; phân tích đi rồi phân tích lại; khảo sát từng lời nói, từng cử chỉ, từng động tác để rà soát những ý nghĩa biểu cảm thầm kín nhất, và lật đi lật lại xem xét vấn đề từ mọi khía cạnh có thể. Rồi họ tiếp tục quay lại đề tài này liên tục trong nhiều tuần, và cũng có thể là trong nhiều tháng. Không bao giờ họ nhàm chán dẫu rằng không bao giờ họ đến được một kết luận cụ thể nào cả. Trong khi đó Roger, vào một ngày đẹp trời, khi đang chơi bóng với một cậu bạn của cả Roger và Elaine, khẽ chau mày giữa lần nghỉ và hỏi: "Norm này, Elaine đã từng nuôi ngựa à?"
Chúng tôi không định đề cập đến sự khác biệt tần số hay chu kì giữa chàng và nàng. Chúng tôi muốn nói đến hai hành tinh khác nhau, đến hai Thái dương hệ hoàn toàn khác biệt. Nàng không thể nói chuyện với chàng về quan hệ giữa hai người, cũng giống như tình huống người ta đâu có thể chơi cờ Ðam với một con vịt bầu vậy. Bởi vì tất cả những gì mà Roger nhìn nhận về đề tài này có thể tóm lại như sau:
"Hả?"
Những gì mà tôi muốn nói ở đây là: Nếu quí vị thuộc về giới nữ, và nếu quí vị muốn thành công trong việc thiết lập mối quan hệ với một người đàn ông, thì đây là quy tắc quan trọng nhất mà quí vị nên ghi nhớ:
1. Dừng bao giờ mặc định rằng anh chàng của quí vị ý thức được rằng giữa quí vị và anh ấy đang có một quan hệ nam nữ. Anh ta không tự nhận ra điều ấy đâu! Quí vị cần phải gieo rắc cái ý niệm ấy vào đầu của anh ta bằng cách nhân những lúc chuyện trò hàng ngày mà thường xuyên nhắc nhở và ám chỉ đến quan hệ giữa hai người, ví dụ:
"Roger, anh làm ơn đưa cho em lọ đường, đấy là vì chúng mình có quan hệ với nhau."
"Dậy, dậy mau Roger! Hình như có ai mò vào lều chúng mình đấy, mà mình lại đang có quan hệ với nhau"
"Em có tin mừng cho anh đây, Roger! Bác sĩ nói rằng chúng ta sắp có đứa con thứ tư, đấy là một bằng chứng nữa cho quan hệ hai ta."
"Bởi vì máy bay sắp nổ tung và chúng mình chỉ còn sống thêm được mấy phút nữa, em muốn anh ý thức được một điều rằng chúng ta đã cưới và chung sống trong 53 năm hạnh phúc, điều ấy rõ ràng là nền tảng của quan hệ hai đứa mình."
Vâng, phải làm như vậy. Quí vị đừng bao giờ bỏ cuộc. Quí vị hãy luôn luôn nhắc đi nhắc lại như xoáy vào tai của anh ấy. Biết đâu đến một lúc nào đó anh chàng của quí vị sẽ tự mình nhận ra một điều gì đó. Rồi anh ấy sẽ chuyện trò với những bạn trai của mình về đàn bà, và một lúc nào đó đột nhiên nói, "Tôi và Elaine, chúng tôi... ờ... ờ... chúng tôi có... ờ...ờ..."
Vậy là anh ta đã thực lòng nói về chuyện ấy đấy.
Còn đây là quy tắc nâng cao trong việc xây dựng quan hệ nam nữ, xin cống hiến cho quí vị:
2. Ðừng nên đòi hỏi ở bạn trai của quí vị một cam kết hay hứa hẹn nào đó quá vội vã. Chữ "quá vội vã" tôi muốn nói ở đây có nghĩa là "trong khi còn sống". Ðàn ông thường rất ngập ngừng mỗi khi phải hứa hẹn hay cam kết những điều gì đó. Ðơn giản là vì họ luôn luôn cảm thấy chưa sẵn sàng.
"Anh rất lấy làm tiếc," con trai thường nói như vậy, "nhưng anh chưa sẵn sàng để hứa hẹn hay cam kết bất cứ điều gì". Nếu đàn ông mà là cái đùi gà tây, thì khi quí vị đặt cái đùi ấy vào lò vào ngày 4 tháng 7 và vặn lò lên đến 350 độ thì có đến lễ Tạ ơn, chiếc đùi ấy vẫn chưa chín, tức là chưa sẵn sàng.
Bí quyết viết thư
Tác giả: Dave Barry
, Quý
vị thử chặn bất kì một quan chức thành đạt, sang trọng, rồi hỏi, "Ông có
thể cho tôi biết bí quyết gì đã giúp ông thành đạt trong sự nghiệp?" Nếu
tôi đoán không lầm, người đó sẽ nhìn quý vị chăm chú bằng một cặp mắt dò hỏi,
đầy nghi ngờ và bỏ đi. Vậy để quý vị khỏi mất thời giờ tìm hiểu, tôi xin nói luôn:
Ðó là "Bí Quyết Viết Thư".
Tôi vô tình trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực thư tín kinh doanh vì tôi đã từng dạy môn này cho nhân viên các hãng lớn ở mọi miền đất nước trong tám năm ròng. Xin nói qua về các hãng lớn: Hãng luôn luôn thể hiện ra bên ngoài là một tổ chức rất mạnh, nhưng nếu quý vị thật sự biết được bên trong họ đang hoạt động như thế nào, quý vị sẽ vô cùng ngạc nhiên là tại sao sản phẩm của họ không tự tan thành mây khói ngay vài giây sau khi xuất xưởng.
Khi đặt chân vào nơi làm việc một hãng lớn, quý vị sẽ thấy mọi người đều đang chăm chú vào màn hình máy tính. "Chậc chậc! Tổ chức nghiêm túc quá nhỉ!" - quý vị tự nhủ như vậy. Nhưng quý vị đâu biết rằng, họ đang dán mắt vào màn hình chỉ vì máy tính vừa thông báo rằng hãng vừa gửi 60000 động cơ mẫu tối tân nhất cho một tu viện ở tận vùng quê nào đó của Bra-zin. Mọi người đang hối hả gõ phím chỉ cốt trốn tránh trách nhiệm. Làm như vậy, biết đâu họ lại vô tình tạo một sai sót mới, ví dụ: Cho phép tất cả những nhân viên có tên tận cùng bằng nguyên âm được hưởng một cua nghỉ đẻ.
Mỗi vụ như vậy lại có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn công văn thư từ được soạn. Mỗi nhân viên đều phải viết tối thiểu một công văn, ít nhất cũng để bảo vệ mình. Còn quan chức phải viết nhiều hơn. Những thư tín điện tử đó chuyển đi chuyển lại một thời gian, sau đó được sao lưu ra vi-phim hay băng từ. Cuối cùng chúng cũng được thanh lý trong lò lửa. Thực ra chẳng có ai đọc lấy được một mẩu nào trong ấy, và cũng chẳng có ai nắm được mọi việc đang thực sự đi về đâu.
Ðây là bí quyết quan trọng nhất. Hầu hết công văn được viết nhằm tránh né trách nhiệm do những sai lầm thường xuyên xảy ra ở các hãng lớn, nơi các nhân viên tụ hội uống cà-phê và phải mặc các loại quần áo bất tiện suốt ngày. Luôn có những quả bóng trách nhiệm lơ lửng trên đầu mọi người, và quý vị phải biết cách thảo các thư từ, công văn để đẩy quả bóng rực lửa kia sang chỗ khác. Quý vị phải khéo léo và nhẹ nhàng. Một công văn gay gắt hay quá thẳng thắn sẽ làm quả bóng vỡ tung và quý vị chắc chắn sẽ phải hứng lấy vài phần tàn lửa.
Ðể giúp quý vị hiểu rõ hơn, tôi xin dẫn một công văn sau đây:
"Bên xưởng đã đưa giá sai, bởi vì công cụ đã hết. Chúng ta thực sự phải chi thêm 400% so với dự toán ban đầu."
Ðấy không phải công văn tôi viết. Tôi sưu tầm được từ người quen ở một hãng đa quốc gia tại Thuỵ Ðiển. Cô này chắc cũng sắp phải thôi việc.
Công văn này gay gắy quá. Thứ nhất, nó mở đầu quá đột ngột, thiếu vắng một lời dẫn nhập tối thiểu. Thứ hai, công văn chỉ ngay sang bên xưởng chế tạo. Xưởng kia chắc chắn sẽ không vừa ý và họ sẽ thảo một công văn chỉ ngược lại. Cuối cùng, câu kết đưa ra con số mang tính phủ định quá cao. Thực ra, tôi không rành lắm về chuyện gì với những công cụ nào xảy ra ở công ty nọ, nhưng tôi thấy rằng, ít nhất cũng có thể viết lại thế này:
"Theo những vấn đề đã trình bày ở trên, chúng tôi xin lưu ý các ngài rằng những công cụ trong kho đã hết. Nếu các ngài có quan tâm hay thắc mắc gì về vấn đề này cũng như cách giải quyết nó ra sao, xin vui lòng liên lạc với người ký tên dưới đây vào thời gian sớm nhất."
Tất nhiên, không phải tất cả thư từ công văn đều thuộc loại "chơi bóng" như vậy. Thỉnh thoảng, cũng có người yêu cầu quý vị viết thư giới thiệu việc làm. Quý vị phải hiểu là người nhận không bao giờ thật sự tin tưởng vào lời lẽ trong thư, vì người viết bao giờ chả viết điều hay, điều tốt, dẫu trong bụng có nghĩ khác đi nữa.
Ví dụ: "Tuy ông ấy không đồng tình với một số xu hướng quân sự bên Liên Minh, nhưng Adolf Hitler là một người ăn mặc rất tề chỉnh...."
Tôi muốn nói là người nhận đã thừa biết những điều trong thư là bịa, do vậy quý vị cần phải thổi phồng lên đôi chút mới hy vọng thành công được. Ví dụ, bức thư sau đây còn yếu quá:
"Bob Tucker là người đốc công tốt nhất mà chúng tôi đã từng có. Anh chưa nghỉ việc buổi nào. Anh luôn gần gũi và thoải mái với cấp dưới. Sự có mặt của anh đã làm phân xưởng tăng năng suất ba lần."
Với một bức thư thổi ít như vậy, người nhận thư sẽ nghĩ rằng Bob chắc cũng chỉ là một kẻ vô tích sự thôi. Thế này tốt hơn:
"Ðã ít nhất ba lần, Bob đã quên mình cứu nguy mạng sống những đứa trẻ không nơi nương tựa."
Cuối cùng là loại thư gửi khách hàng hoặc khách hàng tương lai. Quý vị phải luôn nhớ một điều: Khách hàng luôn muốn được thấy quý vị đang quỳ mọp xuống như một con giun đất ra sao. Ví dụ:
"Bob thân,
Chúng tớ rất vui mừng đã đến thăm văn phòng của cậu ở Butte tuần trước. Mặc dù bọn tớ chưa được có được sự diễm phúc lớn lao là gặp cậu để bàn về một số sản phẩm mới, chúng tớ cũng lấy làm hân hạnh được ngồi chờ nơi bậc thềm nhà cậu. Chúng tớ thành thật xin lỗi về những điều phiền phức liên quan đến mấy vết máu vì chú chó Bart răng nhọn của cậu đã đớp một miếng ở chân trái của tớ."
Ðó chính là những bí quyết thư tín kinh doanh. Tôi hy vọng sẽ được phục vụ và giúp đỡ quý vị mhiều hơn nữa.
Người tôi tớ hèn mọn và trung thành của quý vị,
Dave Barry.
Theo "Effective Writing, Sort Of" của Dave Barry. Trần Ngọc Trí sưu tầm và dịch.
Tôi vô tình trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực thư tín kinh doanh vì tôi đã từng dạy môn này cho nhân viên các hãng lớn ở mọi miền đất nước trong tám năm ròng. Xin nói qua về các hãng lớn: Hãng luôn luôn thể hiện ra bên ngoài là một tổ chức rất mạnh, nhưng nếu quý vị thật sự biết được bên trong họ đang hoạt động như thế nào, quý vị sẽ vô cùng ngạc nhiên là tại sao sản phẩm của họ không tự tan thành mây khói ngay vài giây sau khi xuất xưởng.
Khi đặt chân vào nơi làm việc một hãng lớn, quý vị sẽ thấy mọi người đều đang chăm chú vào màn hình máy tính. "Chậc chậc! Tổ chức nghiêm túc quá nhỉ!" - quý vị tự nhủ như vậy. Nhưng quý vị đâu biết rằng, họ đang dán mắt vào màn hình chỉ vì máy tính vừa thông báo rằng hãng vừa gửi 60000 động cơ mẫu tối tân nhất cho một tu viện ở tận vùng quê nào đó của Bra-zin. Mọi người đang hối hả gõ phím chỉ cốt trốn tránh trách nhiệm. Làm như vậy, biết đâu họ lại vô tình tạo một sai sót mới, ví dụ: Cho phép tất cả những nhân viên có tên tận cùng bằng nguyên âm được hưởng một cua nghỉ đẻ.
Mỗi vụ như vậy lại có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn công văn thư từ được soạn. Mỗi nhân viên đều phải viết tối thiểu một công văn, ít nhất cũng để bảo vệ mình. Còn quan chức phải viết nhiều hơn. Những thư tín điện tử đó chuyển đi chuyển lại một thời gian, sau đó được sao lưu ra vi-phim hay băng từ. Cuối cùng chúng cũng được thanh lý trong lò lửa. Thực ra chẳng có ai đọc lấy được một mẩu nào trong ấy, và cũng chẳng có ai nắm được mọi việc đang thực sự đi về đâu.
Ðây là bí quyết quan trọng nhất. Hầu hết công văn được viết nhằm tránh né trách nhiệm do những sai lầm thường xuyên xảy ra ở các hãng lớn, nơi các nhân viên tụ hội uống cà-phê và phải mặc các loại quần áo bất tiện suốt ngày. Luôn có những quả bóng trách nhiệm lơ lửng trên đầu mọi người, và quý vị phải biết cách thảo các thư từ, công văn để đẩy quả bóng rực lửa kia sang chỗ khác. Quý vị phải khéo léo và nhẹ nhàng. Một công văn gay gắt hay quá thẳng thắn sẽ làm quả bóng vỡ tung và quý vị chắc chắn sẽ phải hứng lấy vài phần tàn lửa.
Ðể giúp quý vị hiểu rõ hơn, tôi xin dẫn một công văn sau đây:
"Bên xưởng đã đưa giá sai, bởi vì công cụ đã hết. Chúng ta thực sự phải chi thêm 400% so với dự toán ban đầu."
Ðấy không phải công văn tôi viết. Tôi sưu tầm được từ người quen ở một hãng đa quốc gia tại Thuỵ Ðiển. Cô này chắc cũng sắp phải thôi việc.
Công văn này gay gắy quá. Thứ nhất, nó mở đầu quá đột ngột, thiếu vắng một lời dẫn nhập tối thiểu. Thứ hai, công văn chỉ ngay sang bên xưởng chế tạo. Xưởng kia chắc chắn sẽ không vừa ý và họ sẽ thảo một công văn chỉ ngược lại. Cuối cùng, câu kết đưa ra con số mang tính phủ định quá cao. Thực ra, tôi không rành lắm về chuyện gì với những công cụ nào xảy ra ở công ty nọ, nhưng tôi thấy rằng, ít nhất cũng có thể viết lại thế này:
"Theo những vấn đề đã trình bày ở trên, chúng tôi xin lưu ý các ngài rằng những công cụ trong kho đã hết. Nếu các ngài có quan tâm hay thắc mắc gì về vấn đề này cũng như cách giải quyết nó ra sao, xin vui lòng liên lạc với người ký tên dưới đây vào thời gian sớm nhất."
Tất nhiên, không phải tất cả thư từ công văn đều thuộc loại "chơi bóng" như vậy. Thỉnh thoảng, cũng có người yêu cầu quý vị viết thư giới thiệu việc làm. Quý vị phải hiểu là người nhận không bao giờ thật sự tin tưởng vào lời lẽ trong thư, vì người viết bao giờ chả viết điều hay, điều tốt, dẫu trong bụng có nghĩ khác đi nữa.
Ví dụ: "Tuy ông ấy không đồng tình với một số xu hướng quân sự bên Liên Minh, nhưng Adolf Hitler là một người ăn mặc rất tề chỉnh...."
Tôi muốn nói là người nhận đã thừa biết những điều trong thư là bịa, do vậy quý vị cần phải thổi phồng lên đôi chút mới hy vọng thành công được. Ví dụ, bức thư sau đây còn yếu quá:
"Bob Tucker là người đốc công tốt nhất mà chúng tôi đã từng có. Anh chưa nghỉ việc buổi nào. Anh luôn gần gũi và thoải mái với cấp dưới. Sự có mặt của anh đã làm phân xưởng tăng năng suất ba lần."
Với một bức thư thổi ít như vậy, người nhận thư sẽ nghĩ rằng Bob chắc cũng chỉ là một kẻ vô tích sự thôi. Thế này tốt hơn:
"Ðã ít nhất ba lần, Bob đã quên mình cứu nguy mạng sống những đứa trẻ không nơi nương tựa."
Cuối cùng là loại thư gửi khách hàng hoặc khách hàng tương lai. Quý vị phải luôn nhớ một điều: Khách hàng luôn muốn được thấy quý vị đang quỳ mọp xuống như một con giun đất ra sao. Ví dụ:
"Bob thân,
Chúng tớ rất vui mừng đã đến thăm văn phòng của cậu ở Butte tuần trước. Mặc dù bọn tớ chưa được có được sự diễm phúc lớn lao là gặp cậu để bàn về một số sản phẩm mới, chúng tớ cũng lấy làm hân hạnh được ngồi chờ nơi bậc thềm nhà cậu. Chúng tớ thành thật xin lỗi về những điều phiền phức liên quan đến mấy vết máu vì chú chó Bart răng nhọn của cậu đã đớp một miếng ở chân trái của tớ."
Ðó chính là những bí quyết thư tín kinh doanh. Tôi hy vọng sẽ được phục vụ và giúp đỡ quý vị mhiều hơn nữa.
Người tôi tớ hèn mọn và trung thành của quý vị,
Dave Barry.
Theo "Effective Writing, Sort Of" của Dave Barry. Trần Ngọc Trí sưu tầm và dịch.
Phó tiến sĩ không hữu nghị
Tác giả: Vũ Bão
,
Nếu sau này xuống âm phủ, chắc chắn thằng Hân và tôi cùng bị quỉ sứ cưa tay.
Trong mỗi tiết toán, đứa nào làm xong trước phải vo viên bản nháp rồi búng lên
bàn trên cho thằng Bằng. Biết làm việc đó là sai trái, nhưng chúng tôi không nỡ
bỏ bạn lưu ban.
Tháng trước thằng Hân được xếp thứ nhất, tôi xếp thứ nhì, thằng Bằng bị xếp thứ 49. Cả lớp có 50 học sinh. Tháng sau thằng Hân và một thằng nữa đạt điểm bình quân 9,1 nên tôi bị xếp thứ ba. Đem sổ điểm về nhà, tôi bị bố mắng như tát nước vào mặt, bắt tôi viết một bản quyết tâm thư phải giành lại vị trí thứ nhì vừa bị mất. Còn bên nhà thằng Bằng lại vui như hội. Nó được xếp thứ 44. Mẹ nó đi mua con gà về làm bữa liên hoan đứa con vừa nhích lên được năm bậc. Ngày chủ nhật bố nó đưa nó đi chụp ảnh và xem chiếu bóng. Cả nhà thằng Bằng không ai biết rằng tháng ấy trong lớp có những bẩy thằng bị điểm bình quân 3,9 nên không thằng nào bị xếp thứ 50. Dù sao thì hạng thứ 44 cũng đem lại niềm vui y như thật và một vài niềm vui gần như thật trong gia đình thằng Bằng. Số là một hôm thằng Bằng chạy như ma đuổi giơ cao quyển sổ liên lạc gia đình về nhà khoe với bố mẹ nó vừa được điểm 10. Chỉ cần nhìn thấy con số 10 hiếm hoi ấy, bố thằng Bằng đã nắm chặt hai tay phóng thẳng lên trời như lúc nhìn thấy Cao Cường sút tung lưới đội Công an Hà Nội trong vòng chung kết. Mẹ nó hối hả đi chợ. Lại một con gà chết oan, vì cái điểm 10 ấy là điểm 10 thể dục. Hôm ấy có đoàn cán bộ liên ngành của Sở thể thao và Sở giáo dục về kiểm tra phong trào rèn luyện thân thể của nhà trường. Chúng tôi biểu diễn rất đúng và đều 36 động tác của bài thể dục buổi sáng. Đoàn cán bộ hết lời ca ngợi, ông hiệu trưởng sướng nở mũi hạ lệnh cho giáo viên thể dục thưởng cho mỗi đứa chúng tôi con 10 đồng hạng.
Số thằng Bằng có quí nhân phù trợ. Mỗi học kỳ bố mẹ nó lại đến nhà cô giáo vặt đầu vặt tai xin cô nâng điểm để hết học kỳ II nó được lên lớp. Nó leo được lên cấp hai, bố mẹ nó càng phải chi nhiều phong bì cho Nhà các nhà giáo Việt Nam, ngày Tết, ngày Quốc khánh, ngày Quốc tế Phụ nữ, vì mỗi lớp có nhiều thầy cô, mỗi thầy cô chỉ dạy một hai môn và mỗi lớp lại có một giáo viên chủ nhiệm.
Thằng Bằng đã kém về toán, còn về văn nó cũng chẳng hơn cái tài làm toán. Thầy giáo hỏi về gia đình cô Kiều, nó ấp úng trả lời: "Bố cô Kiều lúc ở nhà tên là Vương Ông, lúc ra làm quan dân làng gọi là Vương Quan."!!! Tả một buổi đi tuần hành cổ động cho đại hội hợp tác xã, nó viết rất nghiêm chỉnh những gì tai nghe mắt thấy: "Chúng tôi đánh trống ếch, vừa đi vừa hô khẩu hiệu ầm làng, đi đến đâu chó cắn đến đấy. Được một vòng chúng tôi giải tán, ông chủ nhiệm bảo chúng tôi ngày mai lại đi nữa. Về đến nhà, tôi mở đài Trung Quốc nghe Tây Du ký, rồi ngủ lăn quay lúc nào không biết". Một lần làm bài văn về trận tiêu diệt máy bay Mỹ, thằng Bằng cứ thấy sao viết vậy: "Thằng Con Ma trúng một phát cao xạ hộc một tràng khói ra đằng đít lao phọt xuống cánh đồng."!!! Khi trả bài, cô giáo phải nhắc nhở cả lớp: "Hộc là kêu rống lên và cũng có nghĩa trào ra từ miệng nên không ai viết "hộc ra đằng đít". Tràng là những vật cùng loại xâu vào với nhau như "tràng hạt", hoặc nhiều âm thanh phát ra liên tục như "tràng súng máy", "tràng pháo vỗ tay", vì thế không viết "tràng khói" mà chỉ viết "dải khói". Không ai viết "đít máy bay" mà chỉ viết "đuôi máy bay". Phọt là bật mạnh ra thành tia như "phọt máu", nên không viết "máy bay rơi phọt xuống cánh đồng"." Thì ra nó viết có một câu mà nhầm đến bốn từ. Anh em trong lớp cứ chê nó là ông Liên Xô viết tiếng Việt Nam. Ấy thế, nhờ chiến thuật phong bì, thằng Bằng vẫn lên mỗi năm một lớp.
Đến lớp 9, dưới trướng một giáo viên chủ nhiệm "bôn" chính hiệu, thằng Bằng bị lưu ban không được lên lớp 10. Ông hiệu trưởng sau khi nhận được thư tay của ông phó trưởng Ty giáo dục - chú thằng Bằng - cố thuyết phục ông giáo viên chủ nhiệm cho thêm điểm để thằng Bằng được lên lớp. Ông giáo viên chủ nhiệm vì cái tội cứng đầu cứng cổ nên bị đá từ nội thành về đây, nhưng chứng nào vẫn tật ấy, trả lời thẳng thừng: "Tôi là đảng viên. Đảng không dạy tôi làm hàng giả. Đảng dạy tôi phải cung cấp cho tổ quốc xã hội chủ nghĩa những người có tài thực sự, chứ không phải là một lũ ngu dốt có đầu đủ văn bằng". Ông ta quên mất rằng thằng Bằng thuộc dòng dõi 5C (Con Cháu Các Cụ Cả). Ông nội nó đã đi cắm cờ từ ngày Việt Minh cướp huyện. Bố nó chỉ là anh hoạn lợn được tuyển vào làm cung ứng ở công ty thực phẩm, rồi leo dần lên tới phó giám đốc kiêm bí thư đảng ủy công ty. Cô nó lấy một ông phó giám đốc sở, còn một cô nữa lấy ông vụ trưởng - con trai ông phó bí thư tỉnh ủy. Cô út nó lấy ông trưởng ban tổ chức chính quyền. Thế là chú nó làm đầy đủ thủ tục cho nó chuyển trường lên lớp 10, còn ông hiệu trưởng bị đá hất lên phòng chuyên môn, và ông giáo viên chủ nhiệm nhận ngay được quyết định đi xây dựng trường cấp II ở vùng kinh tế mới. Năm sau thằng Bằng tốt nghiệp lớp 10 và được chọn đi học ở Liên Xô. Lúc đó bọn thanh niên chúng tôi lần lượt đi bộ đội. Nhiều đứa đã bỏ xác ở chiến trường miền Nam, còn những đứa trở về, đứa cụt chân, đứa cụt tay. Tôi là thằng lính may mắn nhất, giữ đủ càng đủ gáo, chỉ phải đem cái bụng báng, một vết sẹo ở bắp đùi và một vết sẹo dọc sống lưng.
Tôi về đến làng đúng lúc nhà thằng Bằng dựng rạp, nhạc xập xình đinh tai nhức óc. Tôi hỏi cậu hàng xóm mới biết bố thằng Bằng khao cái phó tiến sĩ của con trai. Tôi vẫn không một ngày bước chân qua ngưỡng cửa trường đại học, nên cứ thấy ông phó tiến sĩ nào là bái phục ông phó tiến sĩ ấy. Một hôm thằng Hân xuống đơn vị an dưỡng thăm tôi, nghe tôi khoe thế là làng ta có phó tiến sĩ rồi, thằng Hân phá lên cười:
- Cái huân chương mày được thưởng ở chiến trường có bao giờ mày đeo mặt trái ra ngoài không?
Tôi hỏi lại:
- Thế là thế nào?
Thằng Hân vỗ đánh độp vào vai tôi:
- Mày đi đánh nhau dài ngày quá nên mục cả đầu óc rồi. Ở đời có dăm bảy loại phó tiến sĩ. Phó tiến sĩ Bằng mày học với nó mày đã biết. Tao đã ở Liên Xô với nó, tao biết. Phó tiến sĩ hữu nghị ấy mà.
- Sao lại phong cho nó là phó tiến sĩ hữu nghị?
- Nó có học hành gì đâu. Bố mẹ nó gửi hàng sang, nó chạy về các tỉnh bán đi, rồi mua a-na-gin, B12, áo bay, dây may-xo gửi về. Đến khi làm luận án, nó thuê một thằng viết. Thằng cha này học gạo lắm, luận án về thằng Bờm. Thằng Bằng lại nhờ tao dịch. Các thầy Nga biết quái gì là cái quạt mo, biết gì là con chim đồi mồi, chẳng lẽ lại tự nhận là không biết, nên cứ "đa đa" hoài. Còn ông thầy phản biện, thằng Bằng lo lót trước rồi. Phong cho chúng ta một phó tiến sĩ, người Nga có mất cái gì. Lương phó tiến sĩ mình cứ è cổ ra trả, còn họ được thành tích đã đào tạo cho mình bao nhiêu phó tiến sĩ.
Tôi vẫn ngờ ngợ cái điều thằng Hân vừa nói. Sau này cánh đi Liên Xô về kể vanh vách "thành tích" của thằng Bằng tôi mới tin. Và cũng từ chúng nó tôi mới biết thằng Hân cũng là phó tiến sĩ mà chẳng bao giờ nó khoe với tôi cả. Thằng Bằng vẫn chưa nhận công tác. Những ngày kỷ niệm Cách mạng tháng 10, ngày sinh của Puskin, Gorki, bao giờ thằng Bằng cũng có hàng loạt bài dàn hàng ngang trên các báo. Lúc đầu tôi đọc rất hào hứng, nhưng vài bài sau tôi chỉ thấy toàn các ông Ốp, Ép, Xki... nói, chẳng thấy thằng bạn học cùng lớp tôi nói bao giờ. Tôi ôm một tập báo đến đưa cho thằng Hân mà bảo: "Thế này là thế nào?". Thằng Hân cười hì hì: "Phó tiến sĩ thứ thiệt thường nói theo dòng suy nghĩ của mình, còn phó tiến sĩ hữu nghị thì ở Liên Xô nói chuyện Việt Nam, về Việt Nam nói chuyện Liên Xô. Đây, mình đọc cho cậu một bài báo ở Văn học Xô Viết, cậu xem có giống bài của ông Bằng nhà ta không nào".
Tôi rút một tờ báo cho thằng Hân nhìn lướt qua đầu đề, thằng Hân với tay lên giá sách lục chồng báo cũ rút ra một tờ rồi dịch thẳng sang tiếng Việt cho tôi nghe. Thì ra ông phó tiến sĩ hữu nghị của tôi đã "thuổng" bài báo ấy rồi mông má lại, ký tên phó tiến sĩ Chu Hữu Bằng.
Có một thời sách báo tiếng Nga tràn ngập lãnh thổ nước ta. Lúc đó, những người thạo tiếng Nga chưa nhiều lắm. Một số người khác phải dịch tác phẩm tiếng Nga sang tiếng Việt bằng bản tiếng Pháp của các nhà xuất bản bên Nga phiên âm các danh từ riêng theo cách phát âm của Pháp. Do đó, phó tiến sĩ Chu Hữu Bằng giữ độc quyền với nhà xuất bản "Cây đề" về dịch các tiểu thuyết tiếng Nga. Ký xong một hợp đồng, nó gọi một số sinh viên đến dịch, rồi đứng chung tên. Sau này nhiều hợp đồng, nó xé lẻ từng quyển ra làm nhiều phần, rồi thuê sinh viên mỗi đứa dịch một phần. Bói rẻ còn hơn quẻ không, các sinh viên lao vào dịch như điên, lại hoạt động đơn tuyến với ông phó tiến sĩ, nên thằng nào cũng tưởng chỉ có một mình giúp đỡ dịch giả mà thôi. Để thiên hạ biết mình ở Nga về, tên các nhân vật trong tiểu thuyết, Bằng phiên âm theo đúng giọng Nga đủ cả tên bố và họ. Đọc sách của dịch giả Chu Hữu Bằng, tôi đến phát nhức đầu về cái tên người dài dằng dặc. Nói có sách, mách có chứng, tôi xin trích trong cuốn "Tình yêu đôi ngả" một đoạn như sau:
"Ông Phê-đô Phê-đô-rô-vi-trư A-la-ba-mốp nói như hét vào tai ông I-van Xéc-ghêi-ê-vi-trư Bơ-la-kha-nốp:
- Ông I-van Xec-ghêi-ê-vi-trư, thằng Nhi-cô-lai nhà ông đánh thằng A-lếch-xây nhà tôi thâm tím cả mặt mũi rồi.
Ông I-van Xéc-ghêi-ê-vi-trư Bơ-la-kha-nốp vội trả lời:
- Ông Phê-đô Phê-đô-rô-vi-trư A-la-ba-mốp ạ, thằng Nhi-cô-lai nhà tôi rủ con On-ga A-lếch-xan-đrê-ép-na, con gái ông A-lếch-xan-đơ Mi-tô-lô-vi-trư Ba-cu-lin đi nhảy. Thằng A-lếch-xây nhà ông đến gọi con On-ga A-lếch-xan-đrê-ép-na ra thư viện đọc sách. Thấy hai đứa đang nhảy, thằng A-lếch-xây nhà ông cà khịa, thụi vào ngực thằng Nhi-cô-lai nhà tôi, tất nhiên thằng Nhi-cô-lai phải ứng đạp lại vào bụng thằng A-lếch-xây nhà ông..."
Toàn những vi trư là vi trư, tôi chịu chẳng tài nào hiểu được thằng vi trư nào đánh thằng vi trư nào đau hơn. Ai bỏ tiền ra mua quyển "Tình yêu đôi ngả" những 200 trang chỉ đọc được 150 trang truyện, còn phải trả không 50 trang toàn những vi trư là vi trư, như vớ phải bó rau muống có quá nhiều cuộng vậy.
Ít lâu sau cánh đi Nga lục tục kéo về, có thằng hiếu học đóng gói cả một tủ sách văn học hiện đại Nga. Thế độc quyền của Bằng bị mất, những vi trư của Bằng không được những người mê sách đọc nữa. Các nhà xuất bản thi nhau dịch tiểu thuyết Nga, các sinh viên nhảy ra ăn riêng đỡ phải bánh đa bẻ đôi tiền nhuận bút. Thằng Bằng đâu có chịu. Mỗi khi nghe thấy một nước mới nổi lên giành độc lập, hoặc là năm tròn kỷ niệm ngày thành lập nước nào, thằng Bằng đều viết thư sang Liên Xô nhờ lùng các loại sách Nga viết về nước ấy gửi về. Vì thế nhân ngày nhân dân Mêlatăngca nổi lên giành độc lập, Bằng phóng ngay sang nhà xuất bản "Cây đề" in một tập thơ Mêlatăngca. Đấy là một tập thơ Mêlatăngca do một người Pháp trước làm ở phủ toàn quyền Mêlatăngca sưu tầm và dịch lại. Khi đoàn nhà văn Tiệp Khắc sang Paris, anh phiên dịch chộp lấy và đem của lạ về Tiệp Khắc. Một tay trợ lý báo chí đại sứ quán Ba Lan ở Tiệp Khắc lại dịch sang tiếng Ba Lan. Một sinh viên Ba Lan du học ở Liên Xô lại dịch sang tiếng Nga, và đến bây giờ thằng Bằng của chúng tôi vớ được của độc này liền chuyển sang tiếng Việt với lời chú thích dưới tựa đề "dịch từ nguyên bản tiếng Mêlatăngca".
Xin trân trọng mời các bạn nhấm nháp tý công trình dịch thuật của ông phó tiến sĩ hữu nghị của làng tôi:
Ôi lựu đạn!
Ta sinh trong vòng tay nàng
Ôi lựu đạn!
Tiếng nói đầu tiên ta gọi tên nàng
Ôi lựu đạn!
Dù vượt đỉnh Himalaya tuyết phủ
Dù vượt sóng dữ Thái Bình Dương
Dù vượt rừng Amazone bạt ngàn
Ta quyết nắm tay nàng
Ôi lựu đạn!
Mỗi cánh hoa là của nàng
Mỗi ánh trăng là của nàng
Mỗi tiếng chim hót là của nàng
Mỗi dòng suối trong là của nàng
Ôi lựu đạn!
Trên sa mạc mênh mông
Ta viết tên nàng lên cát trắng
Lựu đạn! Ôi lựu đạn!
Tôi đem tập thơ Mêlatăngca đến hỏi thằng Hân: "Thơ tầm cỡ quốc gia gì mà ì ạch như...". Hân lắc đầu trả lời không biết.
Tôi vặn lại: "Tại sao phó tiến sĩ mà không biết?". Hân mỉm cười: "Cái thằng nào khoe cái gì cũng biết chính là cái thằng chẳng biết cái gì đến đầu đến đũa cả. Mình chưa được tìm hiểu về nền văn học Mêlatăngca, thằng Bằng mù tịt tiếng Mêlatăngca. Cái giọng này đúng là của một tay phiên dịch người Nga dịch thơ Mêlatăngca từ một tiếng thứ ba, thằng Bằng cứ thế dịch sang ngang từ tiếng Nga ra tiếng Việt".
Dù phó tiến sĩ Hân không biết, nhưng sớm hay muộn trên mảnh đất này phải có người biết.
Một chiếc xe Mécxêđét đen bóng, cắm lá cờ xanh lưỡi liềm trắng đeo biển số NG (ngoại giao) nhẹ nhàng dừng bánh trước cửa nhà xuất bản "Cây đề". Hai người đàn ông da nâu mũi cao mắt đen mặc âu phục, cra-vát cổ cồn nên gót giầy đến phòng thường trực. Người dong dỏng cao đưa danh thiếp in chữ phủ kim nhũ cho cô thường trực và đề nghị được gặp ông giám đốc. Lần đầu tiên được hai vị khách nước ngoài đến thăm, ông giám đốc vốn người kỹ tính bèn mời ông phó giám đốc và bộ tứ lên cùng tiếp khách ở phòng khách sặc mùi ẩm mốc vì bị đóng cửa lâu ngày.
Người da nâu trẻ tuổi khẽ cúi đầu chào rồi nghiêng bàn tay về phía người to béo đang móc túi lấy danh thiếp. Anh ta nói tiếng Việt kiểu "com co cha co gio" của bà con làng Phùng:
- Báo cáo các đồng chí, đồng chí Mohamét Ali, tùy viên văn hóa sứ quán Cộng hòa Mêlatăngca xin phép được làm việc. Còn tôi trước đây là sinh viên Trường đại học tổng hợp, sau khi tốt nghiệp ở lại làm trợ lý báo chí.
Các vị phụ trách nhà xuất bản chuyền tay xem danh thiếp in hai mặt của hai vị khách. Ông tùy viên nói đến đâu, trợ lý báo chí dịch lưu loát đến đấy. Đại ý là Đại sứ Cộng hòa Mêlatăngca vô cùng xúc động trước việc nhà xuất bản "Cây đề" đã giới thiệu nền văn học Mêlatăngca đến với bạn đọc Việt Nam, nhưng rất tiếc người dịch không thông thạo tiếng Mêlatăngca, nên có một vài sai sót đáng tiếc. Trong tập thơ có 4 bài dân ca, chứ không phải thơ của ông Anonyme. Tiếng Mêlatăngca anonyme nghĩa là khuyết danh, còn Balabadin El Khêốp không phải là người Mêlatăngca. Ông là thủy thủ nước Alibaba bị đắm tàu giạt vào một hòn đảo của chúng tôi được một gia đình đánh cá chăm sóc, trước khi về nước ông làm bài thơ này tặng nhân dân hòn đảo. Còn Sablamêca là nhà thơ nước Sêhêgarat, trong chuyến đi thăm Mêlatăngca, ông làm bài thơ Xứ sở tình yeu tặng nhân dân chúng tôi. Bài Grênađa là của Haipha Camay chứ không phải Gaipha Cômai như người dịch đã giới thiệu (ông trợ lý không biết trong tiếng Nga không có chữ H và chữ O tiếng Nga lúc đọc là O lúc đọc là A). Grênađa là quê hương của nhà thơ Haipha và cũng là căn cứ đầu tiên của nghĩa quân Mêlatăngca, các bản dịch tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga, Grênađa đều có nghĩa là lựu đạn. Việc lầm lẫn đó gây cho bạn đọc ngộ nhận nhân dân Mêlatăngca thích cầm lựu đạn từ khi mới đẻ, đầu óc lúc nào cũng nghĩ đến lựu đạn, đi đến nước nào cũng giắt theo lựu đạn. Nhân dân Mêlatăngca vốn yêu hòa bình nên đã chọn quốc kỳ nền xanh hòa bình, giữa có vành trăng lưỡi liềm trắng. Vì thế sứ quán Mêlatăngca yêu cầu nhà xuất bản nên có bài đính chính trên báo.
Ông giám đốc nhà xuất bản "Cây đề" sợ toát mồ hôi, huyết áp tăng vọt lên 220/150. Chắc chắn khoản viện trợ 1000 tấn dầu ô-liu và 200 tấn quả chà là của nhân dân Mêlatăngca tặng nhân dân Việt Nam khó có thể chuyển giao đúng hạn định. Các vị giám đốc nhà xuất bản "Me Xanh", "Chép hóa rồng", "Hoa Phượng" được một phen hú vía, vội phanh gấp các tập thơ Vênêduêla, Côstarica, Panama của phó tiến sĩ Bằng "dịch từ nguyên bản" để tránh hậu họa.
Từ đó phong trào giải phóng dân tộc của các nước chậm phát triển ngày càng một dâng cao, nhưng chẳng báo nào, chẳng nhà xuất bản nào dám đặt bài cho thằng Bằng viết nữa. Món hàng của thằng Bằng không bán cho ai được, ai cũng sợ ông phó tiến sĩ hữu nghị lại tiếp tục diễn cái vở không hữu nghị. Người ta quên dần phó tiến sĩ Chu Hữu Bằng, mỗi khi nhắc đến vị ấy, bạn bè chỉ nhắc đến chuyện vi trư và chuyện Ôi lựu đạn. Ấy thế lại vui như nghe chuyện tiếu lâm vậy.
Hôm qua, tôi ở trại an dưỡng về thăm quê. Bên nhà Bằng đèn điện sáng choang, nhạc xập xình đinh tai nhức óc. Bố mẹ Bằng ta mở tiệc tiễn ông phó tiến sĩ đi du lịch tự túc sang Nga. Nghe đâu mấy đứa con nhà ông hoạn lợn đi xuất khẩu lao động đã ở lại Matxcơva mở hiệu đặc sản. Cửa hàng ấy còn là trung tâm thu mua kimônô, son Thái, bò nhàu, bò mưa ở trong nước gửi ra và cũng là trạm trung chuyển thuốc tây, vòng bi, bàn là, súng hơi, đồ nhôm về nước. Tôi chắc chắn thằng Bằng sẽ ở lại tiếp tục hoạt động không mệt mỏi cho tình hữu nghị giữa các dân tộc trên lĩnh vực trao đổi hàng hóa giữa các nước Đông Nam Á và Cộng hòa liên bang Nga.
Chúc phó tiến sĩ làm ăn tấn tới, không bị trúng quả tù mù "hộc lên một tràng khói ra đằng đít, lao phọt xuống cánh đồng".
TG: Vũ Bão
Tháng trước thằng Hân được xếp thứ nhất, tôi xếp thứ nhì, thằng Bằng bị xếp thứ 49. Cả lớp có 50 học sinh. Tháng sau thằng Hân và một thằng nữa đạt điểm bình quân 9,1 nên tôi bị xếp thứ ba. Đem sổ điểm về nhà, tôi bị bố mắng như tát nước vào mặt, bắt tôi viết một bản quyết tâm thư phải giành lại vị trí thứ nhì vừa bị mất. Còn bên nhà thằng Bằng lại vui như hội. Nó được xếp thứ 44. Mẹ nó đi mua con gà về làm bữa liên hoan đứa con vừa nhích lên được năm bậc. Ngày chủ nhật bố nó đưa nó đi chụp ảnh và xem chiếu bóng. Cả nhà thằng Bằng không ai biết rằng tháng ấy trong lớp có những bẩy thằng bị điểm bình quân 3,9 nên không thằng nào bị xếp thứ 50. Dù sao thì hạng thứ 44 cũng đem lại niềm vui y như thật và một vài niềm vui gần như thật trong gia đình thằng Bằng. Số là một hôm thằng Bằng chạy như ma đuổi giơ cao quyển sổ liên lạc gia đình về nhà khoe với bố mẹ nó vừa được điểm 10. Chỉ cần nhìn thấy con số 10 hiếm hoi ấy, bố thằng Bằng đã nắm chặt hai tay phóng thẳng lên trời như lúc nhìn thấy Cao Cường sút tung lưới đội Công an Hà Nội trong vòng chung kết. Mẹ nó hối hả đi chợ. Lại một con gà chết oan, vì cái điểm 10 ấy là điểm 10 thể dục. Hôm ấy có đoàn cán bộ liên ngành của Sở thể thao và Sở giáo dục về kiểm tra phong trào rèn luyện thân thể của nhà trường. Chúng tôi biểu diễn rất đúng và đều 36 động tác của bài thể dục buổi sáng. Đoàn cán bộ hết lời ca ngợi, ông hiệu trưởng sướng nở mũi hạ lệnh cho giáo viên thể dục thưởng cho mỗi đứa chúng tôi con 10 đồng hạng.
Số thằng Bằng có quí nhân phù trợ. Mỗi học kỳ bố mẹ nó lại đến nhà cô giáo vặt đầu vặt tai xin cô nâng điểm để hết học kỳ II nó được lên lớp. Nó leo được lên cấp hai, bố mẹ nó càng phải chi nhiều phong bì cho Nhà các nhà giáo Việt Nam, ngày Tết, ngày Quốc khánh, ngày Quốc tế Phụ nữ, vì mỗi lớp có nhiều thầy cô, mỗi thầy cô chỉ dạy một hai môn và mỗi lớp lại có một giáo viên chủ nhiệm.
Thằng Bằng đã kém về toán, còn về văn nó cũng chẳng hơn cái tài làm toán. Thầy giáo hỏi về gia đình cô Kiều, nó ấp úng trả lời: "Bố cô Kiều lúc ở nhà tên là Vương Ông, lúc ra làm quan dân làng gọi là Vương Quan."!!! Tả một buổi đi tuần hành cổ động cho đại hội hợp tác xã, nó viết rất nghiêm chỉnh những gì tai nghe mắt thấy: "Chúng tôi đánh trống ếch, vừa đi vừa hô khẩu hiệu ầm làng, đi đến đâu chó cắn đến đấy. Được một vòng chúng tôi giải tán, ông chủ nhiệm bảo chúng tôi ngày mai lại đi nữa. Về đến nhà, tôi mở đài Trung Quốc nghe Tây Du ký, rồi ngủ lăn quay lúc nào không biết". Một lần làm bài văn về trận tiêu diệt máy bay Mỹ, thằng Bằng cứ thấy sao viết vậy: "Thằng Con Ma trúng một phát cao xạ hộc một tràng khói ra đằng đít lao phọt xuống cánh đồng."!!! Khi trả bài, cô giáo phải nhắc nhở cả lớp: "Hộc là kêu rống lên và cũng có nghĩa trào ra từ miệng nên không ai viết "hộc ra đằng đít". Tràng là những vật cùng loại xâu vào với nhau như "tràng hạt", hoặc nhiều âm thanh phát ra liên tục như "tràng súng máy", "tràng pháo vỗ tay", vì thế không viết "tràng khói" mà chỉ viết "dải khói". Không ai viết "đít máy bay" mà chỉ viết "đuôi máy bay". Phọt là bật mạnh ra thành tia như "phọt máu", nên không viết "máy bay rơi phọt xuống cánh đồng"." Thì ra nó viết có một câu mà nhầm đến bốn từ. Anh em trong lớp cứ chê nó là ông Liên Xô viết tiếng Việt Nam. Ấy thế, nhờ chiến thuật phong bì, thằng Bằng vẫn lên mỗi năm một lớp.
Đến lớp 9, dưới trướng một giáo viên chủ nhiệm "bôn" chính hiệu, thằng Bằng bị lưu ban không được lên lớp 10. Ông hiệu trưởng sau khi nhận được thư tay của ông phó trưởng Ty giáo dục - chú thằng Bằng - cố thuyết phục ông giáo viên chủ nhiệm cho thêm điểm để thằng Bằng được lên lớp. Ông giáo viên chủ nhiệm vì cái tội cứng đầu cứng cổ nên bị đá từ nội thành về đây, nhưng chứng nào vẫn tật ấy, trả lời thẳng thừng: "Tôi là đảng viên. Đảng không dạy tôi làm hàng giả. Đảng dạy tôi phải cung cấp cho tổ quốc xã hội chủ nghĩa những người có tài thực sự, chứ không phải là một lũ ngu dốt có đầu đủ văn bằng". Ông ta quên mất rằng thằng Bằng thuộc dòng dõi 5C (Con Cháu Các Cụ Cả). Ông nội nó đã đi cắm cờ từ ngày Việt Minh cướp huyện. Bố nó chỉ là anh hoạn lợn được tuyển vào làm cung ứng ở công ty thực phẩm, rồi leo dần lên tới phó giám đốc kiêm bí thư đảng ủy công ty. Cô nó lấy một ông phó giám đốc sở, còn một cô nữa lấy ông vụ trưởng - con trai ông phó bí thư tỉnh ủy. Cô út nó lấy ông trưởng ban tổ chức chính quyền. Thế là chú nó làm đầy đủ thủ tục cho nó chuyển trường lên lớp 10, còn ông hiệu trưởng bị đá hất lên phòng chuyên môn, và ông giáo viên chủ nhiệm nhận ngay được quyết định đi xây dựng trường cấp II ở vùng kinh tế mới. Năm sau thằng Bằng tốt nghiệp lớp 10 và được chọn đi học ở Liên Xô. Lúc đó bọn thanh niên chúng tôi lần lượt đi bộ đội. Nhiều đứa đã bỏ xác ở chiến trường miền Nam, còn những đứa trở về, đứa cụt chân, đứa cụt tay. Tôi là thằng lính may mắn nhất, giữ đủ càng đủ gáo, chỉ phải đem cái bụng báng, một vết sẹo ở bắp đùi và một vết sẹo dọc sống lưng.
Tôi về đến làng đúng lúc nhà thằng Bằng dựng rạp, nhạc xập xình đinh tai nhức óc. Tôi hỏi cậu hàng xóm mới biết bố thằng Bằng khao cái phó tiến sĩ của con trai. Tôi vẫn không một ngày bước chân qua ngưỡng cửa trường đại học, nên cứ thấy ông phó tiến sĩ nào là bái phục ông phó tiến sĩ ấy. Một hôm thằng Hân xuống đơn vị an dưỡng thăm tôi, nghe tôi khoe thế là làng ta có phó tiến sĩ rồi, thằng Hân phá lên cười:
- Cái huân chương mày được thưởng ở chiến trường có bao giờ mày đeo mặt trái ra ngoài không?
Tôi hỏi lại:
- Thế là thế nào?
Thằng Hân vỗ đánh độp vào vai tôi:
- Mày đi đánh nhau dài ngày quá nên mục cả đầu óc rồi. Ở đời có dăm bảy loại phó tiến sĩ. Phó tiến sĩ Bằng mày học với nó mày đã biết. Tao đã ở Liên Xô với nó, tao biết. Phó tiến sĩ hữu nghị ấy mà.
- Sao lại phong cho nó là phó tiến sĩ hữu nghị?
- Nó có học hành gì đâu. Bố mẹ nó gửi hàng sang, nó chạy về các tỉnh bán đi, rồi mua a-na-gin, B12, áo bay, dây may-xo gửi về. Đến khi làm luận án, nó thuê một thằng viết. Thằng cha này học gạo lắm, luận án về thằng Bờm. Thằng Bằng lại nhờ tao dịch. Các thầy Nga biết quái gì là cái quạt mo, biết gì là con chim đồi mồi, chẳng lẽ lại tự nhận là không biết, nên cứ "đa đa" hoài. Còn ông thầy phản biện, thằng Bằng lo lót trước rồi. Phong cho chúng ta một phó tiến sĩ, người Nga có mất cái gì. Lương phó tiến sĩ mình cứ è cổ ra trả, còn họ được thành tích đã đào tạo cho mình bao nhiêu phó tiến sĩ.
Tôi vẫn ngờ ngợ cái điều thằng Hân vừa nói. Sau này cánh đi Liên Xô về kể vanh vách "thành tích" của thằng Bằng tôi mới tin. Và cũng từ chúng nó tôi mới biết thằng Hân cũng là phó tiến sĩ mà chẳng bao giờ nó khoe với tôi cả. Thằng Bằng vẫn chưa nhận công tác. Những ngày kỷ niệm Cách mạng tháng 10, ngày sinh của Puskin, Gorki, bao giờ thằng Bằng cũng có hàng loạt bài dàn hàng ngang trên các báo. Lúc đầu tôi đọc rất hào hứng, nhưng vài bài sau tôi chỉ thấy toàn các ông Ốp, Ép, Xki... nói, chẳng thấy thằng bạn học cùng lớp tôi nói bao giờ. Tôi ôm một tập báo đến đưa cho thằng Hân mà bảo: "Thế này là thế nào?". Thằng Hân cười hì hì: "Phó tiến sĩ thứ thiệt thường nói theo dòng suy nghĩ của mình, còn phó tiến sĩ hữu nghị thì ở Liên Xô nói chuyện Việt Nam, về Việt Nam nói chuyện Liên Xô. Đây, mình đọc cho cậu một bài báo ở Văn học Xô Viết, cậu xem có giống bài của ông Bằng nhà ta không nào".
Tôi rút một tờ báo cho thằng Hân nhìn lướt qua đầu đề, thằng Hân với tay lên giá sách lục chồng báo cũ rút ra một tờ rồi dịch thẳng sang tiếng Việt cho tôi nghe. Thì ra ông phó tiến sĩ hữu nghị của tôi đã "thuổng" bài báo ấy rồi mông má lại, ký tên phó tiến sĩ Chu Hữu Bằng.
Có một thời sách báo tiếng Nga tràn ngập lãnh thổ nước ta. Lúc đó, những người thạo tiếng Nga chưa nhiều lắm. Một số người khác phải dịch tác phẩm tiếng Nga sang tiếng Việt bằng bản tiếng Pháp của các nhà xuất bản bên Nga phiên âm các danh từ riêng theo cách phát âm của Pháp. Do đó, phó tiến sĩ Chu Hữu Bằng giữ độc quyền với nhà xuất bản "Cây đề" về dịch các tiểu thuyết tiếng Nga. Ký xong một hợp đồng, nó gọi một số sinh viên đến dịch, rồi đứng chung tên. Sau này nhiều hợp đồng, nó xé lẻ từng quyển ra làm nhiều phần, rồi thuê sinh viên mỗi đứa dịch một phần. Bói rẻ còn hơn quẻ không, các sinh viên lao vào dịch như điên, lại hoạt động đơn tuyến với ông phó tiến sĩ, nên thằng nào cũng tưởng chỉ có một mình giúp đỡ dịch giả mà thôi. Để thiên hạ biết mình ở Nga về, tên các nhân vật trong tiểu thuyết, Bằng phiên âm theo đúng giọng Nga đủ cả tên bố và họ. Đọc sách của dịch giả Chu Hữu Bằng, tôi đến phát nhức đầu về cái tên người dài dằng dặc. Nói có sách, mách có chứng, tôi xin trích trong cuốn "Tình yêu đôi ngả" một đoạn như sau:
"Ông Phê-đô Phê-đô-rô-vi-trư A-la-ba-mốp nói như hét vào tai ông I-van Xéc-ghêi-ê-vi-trư Bơ-la-kha-nốp:
- Ông I-van Xec-ghêi-ê-vi-trư, thằng Nhi-cô-lai nhà ông đánh thằng A-lếch-xây nhà tôi thâm tím cả mặt mũi rồi.
Ông I-van Xéc-ghêi-ê-vi-trư Bơ-la-kha-nốp vội trả lời:
- Ông Phê-đô Phê-đô-rô-vi-trư A-la-ba-mốp ạ, thằng Nhi-cô-lai nhà tôi rủ con On-ga A-lếch-xan-đrê-ép-na, con gái ông A-lếch-xan-đơ Mi-tô-lô-vi-trư Ba-cu-lin đi nhảy. Thằng A-lếch-xây nhà ông đến gọi con On-ga A-lếch-xan-đrê-ép-na ra thư viện đọc sách. Thấy hai đứa đang nhảy, thằng A-lếch-xây nhà ông cà khịa, thụi vào ngực thằng Nhi-cô-lai nhà tôi, tất nhiên thằng Nhi-cô-lai phải ứng đạp lại vào bụng thằng A-lếch-xây nhà ông..."
Toàn những vi trư là vi trư, tôi chịu chẳng tài nào hiểu được thằng vi trư nào đánh thằng vi trư nào đau hơn. Ai bỏ tiền ra mua quyển "Tình yêu đôi ngả" những 200 trang chỉ đọc được 150 trang truyện, còn phải trả không 50 trang toàn những vi trư là vi trư, như vớ phải bó rau muống có quá nhiều cuộng vậy.
Ít lâu sau cánh đi Nga lục tục kéo về, có thằng hiếu học đóng gói cả một tủ sách văn học hiện đại Nga. Thế độc quyền của Bằng bị mất, những vi trư của Bằng không được những người mê sách đọc nữa. Các nhà xuất bản thi nhau dịch tiểu thuyết Nga, các sinh viên nhảy ra ăn riêng đỡ phải bánh đa bẻ đôi tiền nhuận bút. Thằng Bằng đâu có chịu. Mỗi khi nghe thấy một nước mới nổi lên giành độc lập, hoặc là năm tròn kỷ niệm ngày thành lập nước nào, thằng Bằng đều viết thư sang Liên Xô nhờ lùng các loại sách Nga viết về nước ấy gửi về. Vì thế nhân ngày nhân dân Mêlatăngca nổi lên giành độc lập, Bằng phóng ngay sang nhà xuất bản "Cây đề" in một tập thơ Mêlatăngca. Đấy là một tập thơ Mêlatăngca do một người Pháp trước làm ở phủ toàn quyền Mêlatăngca sưu tầm và dịch lại. Khi đoàn nhà văn Tiệp Khắc sang Paris, anh phiên dịch chộp lấy và đem của lạ về Tiệp Khắc. Một tay trợ lý báo chí đại sứ quán Ba Lan ở Tiệp Khắc lại dịch sang tiếng Ba Lan. Một sinh viên Ba Lan du học ở Liên Xô lại dịch sang tiếng Nga, và đến bây giờ thằng Bằng của chúng tôi vớ được của độc này liền chuyển sang tiếng Việt với lời chú thích dưới tựa đề "dịch từ nguyên bản tiếng Mêlatăngca".
Xin trân trọng mời các bạn nhấm nháp tý công trình dịch thuật của ông phó tiến sĩ hữu nghị của làng tôi:
Ôi lựu đạn!
Ta sinh trong vòng tay nàng
Ôi lựu đạn!
Tiếng nói đầu tiên ta gọi tên nàng
Ôi lựu đạn!
Dù vượt đỉnh Himalaya tuyết phủ
Dù vượt sóng dữ Thái Bình Dương
Dù vượt rừng Amazone bạt ngàn
Ta quyết nắm tay nàng
Ôi lựu đạn!
Mỗi cánh hoa là của nàng
Mỗi ánh trăng là của nàng
Mỗi tiếng chim hót là của nàng
Mỗi dòng suối trong là của nàng
Ôi lựu đạn!
Trên sa mạc mênh mông
Ta viết tên nàng lên cát trắng
Lựu đạn! Ôi lựu đạn!
Tôi đem tập thơ Mêlatăngca đến hỏi thằng Hân: "Thơ tầm cỡ quốc gia gì mà ì ạch như...". Hân lắc đầu trả lời không biết.
Tôi vặn lại: "Tại sao phó tiến sĩ mà không biết?". Hân mỉm cười: "Cái thằng nào khoe cái gì cũng biết chính là cái thằng chẳng biết cái gì đến đầu đến đũa cả. Mình chưa được tìm hiểu về nền văn học Mêlatăngca, thằng Bằng mù tịt tiếng Mêlatăngca. Cái giọng này đúng là của một tay phiên dịch người Nga dịch thơ Mêlatăngca từ một tiếng thứ ba, thằng Bằng cứ thế dịch sang ngang từ tiếng Nga ra tiếng Việt".
Dù phó tiến sĩ Hân không biết, nhưng sớm hay muộn trên mảnh đất này phải có người biết.
Một chiếc xe Mécxêđét đen bóng, cắm lá cờ xanh lưỡi liềm trắng đeo biển số NG (ngoại giao) nhẹ nhàng dừng bánh trước cửa nhà xuất bản "Cây đề". Hai người đàn ông da nâu mũi cao mắt đen mặc âu phục, cra-vát cổ cồn nên gót giầy đến phòng thường trực. Người dong dỏng cao đưa danh thiếp in chữ phủ kim nhũ cho cô thường trực và đề nghị được gặp ông giám đốc. Lần đầu tiên được hai vị khách nước ngoài đến thăm, ông giám đốc vốn người kỹ tính bèn mời ông phó giám đốc và bộ tứ lên cùng tiếp khách ở phòng khách sặc mùi ẩm mốc vì bị đóng cửa lâu ngày.
Người da nâu trẻ tuổi khẽ cúi đầu chào rồi nghiêng bàn tay về phía người to béo đang móc túi lấy danh thiếp. Anh ta nói tiếng Việt kiểu "com co cha co gio" của bà con làng Phùng:
- Báo cáo các đồng chí, đồng chí Mohamét Ali, tùy viên văn hóa sứ quán Cộng hòa Mêlatăngca xin phép được làm việc. Còn tôi trước đây là sinh viên Trường đại học tổng hợp, sau khi tốt nghiệp ở lại làm trợ lý báo chí.
Các vị phụ trách nhà xuất bản chuyền tay xem danh thiếp in hai mặt của hai vị khách. Ông tùy viên nói đến đâu, trợ lý báo chí dịch lưu loát đến đấy. Đại ý là Đại sứ Cộng hòa Mêlatăngca vô cùng xúc động trước việc nhà xuất bản "Cây đề" đã giới thiệu nền văn học Mêlatăngca đến với bạn đọc Việt Nam, nhưng rất tiếc người dịch không thông thạo tiếng Mêlatăngca, nên có một vài sai sót đáng tiếc. Trong tập thơ có 4 bài dân ca, chứ không phải thơ của ông Anonyme. Tiếng Mêlatăngca anonyme nghĩa là khuyết danh, còn Balabadin El Khêốp không phải là người Mêlatăngca. Ông là thủy thủ nước Alibaba bị đắm tàu giạt vào một hòn đảo của chúng tôi được một gia đình đánh cá chăm sóc, trước khi về nước ông làm bài thơ này tặng nhân dân hòn đảo. Còn Sablamêca là nhà thơ nước Sêhêgarat, trong chuyến đi thăm Mêlatăngca, ông làm bài thơ Xứ sở tình yeu tặng nhân dân chúng tôi. Bài Grênađa là của Haipha Camay chứ không phải Gaipha Cômai như người dịch đã giới thiệu (ông trợ lý không biết trong tiếng Nga không có chữ H và chữ O tiếng Nga lúc đọc là O lúc đọc là A). Grênađa là quê hương của nhà thơ Haipha và cũng là căn cứ đầu tiên của nghĩa quân Mêlatăngca, các bản dịch tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga, Grênađa đều có nghĩa là lựu đạn. Việc lầm lẫn đó gây cho bạn đọc ngộ nhận nhân dân Mêlatăngca thích cầm lựu đạn từ khi mới đẻ, đầu óc lúc nào cũng nghĩ đến lựu đạn, đi đến nước nào cũng giắt theo lựu đạn. Nhân dân Mêlatăngca vốn yêu hòa bình nên đã chọn quốc kỳ nền xanh hòa bình, giữa có vành trăng lưỡi liềm trắng. Vì thế sứ quán Mêlatăngca yêu cầu nhà xuất bản nên có bài đính chính trên báo.
Ông giám đốc nhà xuất bản "Cây đề" sợ toát mồ hôi, huyết áp tăng vọt lên 220/150. Chắc chắn khoản viện trợ 1000 tấn dầu ô-liu và 200 tấn quả chà là của nhân dân Mêlatăngca tặng nhân dân Việt Nam khó có thể chuyển giao đúng hạn định. Các vị giám đốc nhà xuất bản "Me Xanh", "Chép hóa rồng", "Hoa Phượng" được một phen hú vía, vội phanh gấp các tập thơ Vênêduêla, Côstarica, Panama của phó tiến sĩ Bằng "dịch từ nguyên bản" để tránh hậu họa.
Từ đó phong trào giải phóng dân tộc của các nước chậm phát triển ngày càng một dâng cao, nhưng chẳng báo nào, chẳng nhà xuất bản nào dám đặt bài cho thằng Bằng viết nữa. Món hàng của thằng Bằng không bán cho ai được, ai cũng sợ ông phó tiến sĩ hữu nghị lại tiếp tục diễn cái vở không hữu nghị. Người ta quên dần phó tiến sĩ Chu Hữu Bằng, mỗi khi nhắc đến vị ấy, bạn bè chỉ nhắc đến chuyện vi trư và chuyện Ôi lựu đạn. Ấy thế lại vui như nghe chuyện tiếu lâm vậy.
Hôm qua, tôi ở trại an dưỡng về thăm quê. Bên nhà Bằng đèn điện sáng choang, nhạc xập xình đinh tai nhức óc. Bố mẹ Bằng ta mở tiệc tiễn ông phó tiến sĩ đi du lịch tự túc sang Nga. Nghe đâu mấy đứa con nhà ông hoạn lợn đi xuất khẩu lao động đã ở lại Matxcơva mở hiệu đặc sản. Cửa hàng ấy còn là trung tâm thu mua kimônô, son Thái, bò nhàu, bò mưa ở trong nước gửi ra và cũng là trạm trung chuyển thuốc tây, vòng bi, bàn là, súng hơi, đồ nhôm về nước. Tôi chắc chắn thằng Bằng sẽ ở lại tiếp tục hoạt động không mệt mỏi cho tình hữu nghị giữa các dân tộc trên lĩnh vực trao đổi hàng hóa giữa các nước Đông Nam Á và Cộng hòa liên bang Nga.
Chúc phó tiến sĩ làm ăn tấn tới, không bị trúng quả tù mù "hộc lên một tràng khói ra đằng đít, lao phọt xuống cánh đồng".
TG: Vũ Bão
Cuộc vui ít có
Tác giả: Vũ Trọng Phụng
, LTS:
Kỷ niệm 90 năm năm sinh nhà văn Vũ Trọng Phụng (1912) và 83 năm ngày mất của
ông (13-10-1939), TTCN giới thiệu với bạn đọc truyện ngắn trào phúng Cuộc vui
ít có do ông viết tháng 11-1933 tại Hà Nội và được ký với bút danh Thiên Hư.
Đây là một sáng tác chưa được công bố lại của Vũ Trọng Phụng do tiến sĩ Peter
Zinoman - nhà Việt Nam học, giáo sư khoa sử ĐH Berkley, California - tìm thấy
hồi tháng 5-2002 vừa qua ( ông đang tham gia cuộc hội thảo khoa học " Chất
hiện đại trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng " do viện văn họcVN tổ chức tại
Hà Nội). Một số nhà nghiên cứu có nhắc tên truyện này nhưng truyện chưa hề được
in trong các tuyển tập Vũ Trọng Phụng từ năm 1987 trở lại đây,
Tôi ở chơi nhà một người bạn ở làng này đã trọn năm hôm, sợ phiền nhiễu mãi người anh em không tiện nên buổi trưa hôm ấy đã định tâm xin phép "xách khăn gói" lên đường.
Giữa lúc khách xin ra đi, chủ nhất định giữ lại, chưa ngã ngũ ra sao, chợt thấy chó sủa vang lên với tiếng người nhà quát chó ầm ĩ. Rồi một người đã đứng tuổi, mặt đỏ bừng nhiệt khí của thần rượu, bước vào. Bạn tôi quay ra tiếp khách, tôi cũng phải giữ lễ, lại ngồi xuống ghế, lặng im.
Đây, câu chuyện của hai bên:
- Gớm, ông anh bận gì mà cho nó sang mời năm bảy lượt cũng chửa chịu sang cho.
- Tôi đã xin đến chiều sang mà lại...
Ông khách đó tức khắc hiểu ý, quay lại phía tôi mà rằng :
- Hay là nhân tiện chẳng mấy khi ngài về, mời ngài dời gót ngọc lại tệ xá xơi chén rượu nhạt mừng cho ông tôi thì chúng tôi lấy làm hân hạnh quá. Thế nào? Ông anh bảo thế có tiện không ?
Tôi chưa biết đáp ra sao, cũng chưa hiểu đầu đuôi thế nào,bạn tôi đã đỡ lời hộ:
- Vâng, để tôi xin nói với anh tôi. Nhưng dù sao cũng xin cho đến bữa chiều ...
Ông kia ra ý rất hài lòng:
- -Vâng, thì đến chiều. Miễn các ông anh nhận lời cho là đủ. Thật là may quá ! Thôi, thế tôi xin phép ...
- Kìa, hãy ngồi chơi uống chén nước đã ...
- Thôi, tôi phải về thu xế cho bọn khách ấy trổ tài cống hiến chư vị trong làng đây !
- Cái gì ? Bọn khách nào trổ tài?
- Kìa, thế ông anh chưa biết à? Bọn khách làm trò quỉ thuật mà lại...
- Thế à? Lôi ở đâu về thế? Sao bảo hát chèo ?
- Không, hát chèo sợ tẻ và thường quá. Nhân tiện có bọn khách đang kiếm ăn ở phủ nên tôi thuê về nhà làm trò cho thêm vui. Này , ôi chà ! Họ lắm cái giỏi lắm!
- Thích nhỉ! Thế thì nhất! Nhưng bao giò? Họ đã về chưa?
- Rồi! Đang sắp sửa đấy ... Hay là mời hai ông anh cùng sang một thể ?
- Thôi được, bác cứ về. Dăm phút nữa thì chúng tôi đi.
Khi ông ta đi rồi, bạn tôi mới " giới thiệu vắng mặt " đó là ông thủ quĩ, nhà đang có việc mừng vì ông bố ăn khao bảy mươi.
Tôi chưa kịp trách bạn tôi sao đã vội nhận trước khi biết ý tôi thế nào, bạn tôi đã nói chặn :
- Nhận cũng phải. Người ta là người trung hậu tử tế, mình phải nể lời. Vả lại ... có ngại gì ? Trước lạ thì sau quen !...
Rồi bạn tôi ra với lấy cái khăn trên mắc áo
oOo
Gần khắp mặt già trẻ lớn bé trong làng tề tựu cả ở sân nhà ông thủ quĩ để chờ sẵn cuộc cầu vui cho mắt.
Các cụ ngồi đạo mạo trên những bộ ghế trải chiếu cạp điều, người lớn với trẻ con đứng thành một ô vuông, mấy chú khách thì đang soạn mọi thứ đồ dùng, thỉnh thoảng lại khoan tay lục hòm để võ về vuốt ve một con bú rù (*) và một con chó.
Đến lúc đồ lề đã bày ra la liệt đâu đấy rồi, ông thủ quĩ ra giữa sân, đứng cạnh một chú khách cởi trần trùng trục, đầu trọc lốc, hai mắt nhỏ tí như mắt lươn nhưng bắp thịt ở ngực với tay nổi như những khúc rắn quấn khắp người , rồi ông lên tiếng :
- Thưa các cụ, các ông, các bà đã có lòng yêu đến mừng cho cụ tôi, tôi thật cảm tạ lắm. Đáng lẻ chúng tôi xin hiến các cụ với các quan viên hàng xã một buổi tối xem hát chèo, nhưng vì nghĩ rằng chèo là sự thường và sợ tẻ nên tôi phải mời mấy chú này về trổ tài ở đây. Những chú này có võ nghệ, có nhiều thuật rất tài tình, lại có nội công nữa. Một chú sẽ cầm thiết côn đập vào ngực mình cho mà xem. Rồi chú ta lại lấy dao nhọn đâm vào cánh tay nữa. Xong chú ấy sẽ hiến thụ thuốc cao để rịt đòn... Các chú sẽ trổ tài về võ nghệ và nội công ( ông quay hỏi chú khách ), có phải nội công không ?
Chú kia gật đầu :
- Nội koòng, nội koòng, pải !
Một cụ râu ba chòm phán :
- Nếu đích là nội công thì mới thật là giỏi chứ nếu quỉ thuật là có khóe riêng rồi, là không giỏi...
Một cụ khác, có ria mép, thêm :
- Nội công hay không nhưng nếu sau phải lấy thuốc cao rịt thì cũng chẳng có gì là phi thường.
Ông thủ quĩ hơi có ý bất mãn :
- Nếu các cụ không tin những nhời tôi tiến dẫn thì cứ việc xem xét cho kỹ lưỡng mọi vật dụng đi. Đây, thiết côn, đây dao, với thuốc cao nữa này... Tôi xin cam đoan cuộc này là một cuộc vui ít có.
Một cụ cao niên hơn cả đỡ lời :
- Đây chỉ có cụ Tỳ, cụ Phế là hai vị danh sư thì mới đủ tư cách...
Bọn người làng cũng vội :
- Chính thế, nhân tiện hai cụ xem hộ cả thuốc cao cho chúng con.
Cụ lang Phế, cụ lang Tỳ - hai cụ hoài nghi lúc nãy - cùng vội vàng xuống ghế ton ton ra khám xét ngay.
Cụ lang Phế cầm cái thiết côn :
- Cái này không rỗng ruột đấy chứ? À, không.
Cụ lang Tỳ bĩu môi:
- Không, đã chắc là không à ?
- Con dao này có lò xo ở chuôi không ? À , không thật.
- Phải khám cho kỹ vào chứ !
- Thuốc cao đây à ? Dễ thường không phải ...
- Đưa tôi xem nào ! Chả thuốc cao thì còn là ...
Cụ Phế thấy ông đồng nghiệp khó chịu, phát gắt :
- Cụ làm gì lối thế? Cụ coi tôi là thằng ngu ư? Dễ thường chỉ một mình cụ biết nghề thuốc !
- Thế này mà bảo là không phải thuốc cao!
- Thôi, tôi chịu ông rồi mà!... Ở vùng này chỉ có một ông biết nghề thuốc!
- Biết hay không biết mặc xác tôi ! Anh không phải cà ...
- Thì việc gì anh phải khoe giỏi? Đám ma nhà chị hai Vòm lăn đường mẹ mới ngày hôm kia ... Anh bốc thuốc tài hơn tôi thật chứ lại ! ....
- A! a!... Nhưng bà cụ mẹ chị ta thọ đã ngoài sáu mươi rồi. Anh muốn đổ tại tôi ư? Thôi , sao anh không nhắc đến chuyện con đĩ Chắt anh bốc có hai thang mà lăn ra chết?
- Hai thang? Hai thang? Đứa nào ngoa ngôn thì giời đánh nhé ? Ai bảo nó sốt lại đi ăn chuối tiêu vào !... Hai thang à? Thế anh chỉ bán có một gói thuốc đau bụng mà thàng nhiêu Toét suýt bỏ mạng thì sao? Thế mà cũng đòi là lang? Lang thế mấy lúc mà tù mọt gông! Lang băm ấy à!
- Lang băm? Có lẽ! ... nhưng không làm đọa thai người ta nào thì thôi!
- À! Anh này to gan nhỉ? Nói nốt đi, nói nốt đi xem nào?
- Chứ lại sợ à? Sẽ nói tại tòa sứ cho mà xem...
- Này không phải dọa... Quan tỉnh sẽ trói anh lại có ngày. Dễ không có người đau mắt nhờ anh đánh mộng rồi nổ con ngươi ra đấy ư?
- Số nó mù thì ai biết làm thế nào ? Anh có muốn tôi nói rõ tên thằng bé sài suyễn mà anh cứ bốc mãi thuốc chữa dạ dày không ?
- Anh là thằng khốn nạn nhé. Cả nhà chánh hội Bầu mắc ghẻ ruồi mà anh dám nấu cho nó thuốc timla anh quên rồi à?
( Cả nhà chánh hội Bầu kéo nhau ra về)
- Thế còn nhà trưởng Toe thì sao? Nó hôi nách mà chữa mãi bằng lá ô nhĩ trong sáu tháng trời à?
( Trưởng Toe đẩy ba người, đỏ mặt chạy)
- Sáu tháng? Thế trong hai năm sao anh không chữa cho tan cái hạch ở háng cô Thoa đi?
( Cô Thoa trước khi chạy, kêu to : Đồ khốn nạn!)
- Anh có muốn tôi kể đến cái mụ góa chồng mà ngày nào anh cũng lại đốt ngải cứu ở mông đít không ?
- Anh không sợ tôi réo tên con bé mới mười lăm tuổi mắc bệnh đau tức mà anh cứ lấy rượu thuốc để xoa vú nó à? Lang gì? Dê già thì có!...
Người xem bỏ chạy gần hết. Chỉ còn hai anh giai làng tuổi còn lấc cấc, bò lăn ra giữa sân không dậy được, vì cười...
Chú khách giơ hai tay lên giời :
- Tỉu nà ma cái lổ phồ! Ngổ ti về cái nội koòng!...
Trong mấy chục năm giời, thật chỉ có độc một lần này tôi xem được một "cuộc vui ít có".
Tôi ở chơi nhà một người bạn ở làng này đã trọn năm hôm, sợ phiền nhiễu mãi người anh em không tiện nên buổi trưa hôm ấy đã định tâm xin phép "xách khăn gói" lên đường.
Giữa lúc khách xin ra đi, chủ nhất định giữ lại, chưa ngã ngũ ra sao, chợt thấy chó sủa vang lên với tiếng người nhà quát chó ầm ĩ. Rồi một người đã đứng tuổi, mặt đỏ bừng nhiệt khí của thần rượu, bước vào. Bạn tôi quay ra tiếp khách, tôi cũng phải giữ lễ, lại ngồi xuống ghế, lặng im.
Đây, câu chuyện của hai bên:
- Gớm, ông anh bận gì mà cho nó sang mời năm bảy lượt cũng chửa chịu sang cho.
- Tôi đã xin đến chiều sang mà lại...
Ông khách đó tức khắc hiểu ý, quay lại phía tôi mà rằng :
- Hay là nhân tiện chẳng mấy khi ngài về, mời ngài dời gót ngọc lại tệ xá xơi chén rượu nhạt mừng cho ông tôi thì chúng tôi lấy làm hân hạnh quá. Thế nào? Ông anh bảo thế có tiện không ?
Tôi chưa biết đáp ra sao, cũng chưa hiểu đầu đuôi thế nào,bạn tôi đã đỡ lời hộ:
- Vâng, để tôi xin nói với anh tôi. Nhưng dù sao cũng xin cho đến bữa chiều ...
Ông kia ra ý rất hài lòng:
- -Vâng, thì đến chiều. Miễn các ông anh nhận lời cho là đủ. Thật là may quá ! Thôi, thế tôi xin phép ...
- Kìa, hãy ngồi chơi uống chén nước đã ...
- Thôi, tôi phải về thu xế cho bọn khách ấy trổ tài cống hiến chư vị trong làng đây !
- Cái gì ? Bọn khách nào trổ tài?
- Kìa, thế ông anh chưa biết à? Bọn khách làm trò quỉ thuật mà lại...
- Thế à? Lôi ở đâu về thế? Sao bảo hát chèo ?
- Không, hát chèo sợ tẻ và thường quá. Nhân tiện có bọn khách đang kiếm ăn ở phủ nên tôi thuê về nhà làm trò cho thêm vui. Này , ôi chà ! Họ lắm cái giỏi lắm!
- Thích nhỉ! Thế thì nhất! Nhưng bao giò? Họ đã về chưa?
- Rồi! Đang sắp sửa đấy ... Hay là mời hai ông anh cùng sang một thể ?
- Thôi được, bác cứ về. Dăm phút nữa thì chúng tôi đi.
Khi ông ta đi rồi, bạn tôi mới " giới thiệu vắng mặt " đó là ông thủ quĩ, nhà đang có việc mừng vì ông bố ăn khao bảy mươi.
Tôi chưa kịp trách bạn tôi sao đã vội nhận trước khi biết ý tôi thế nào, bạn tôi đã nói chặn :
- Nhận cũng phải. Người ta là người trung hậu tử tế, mình phải nể lời. Vả lại ... có ngại gì ? Trước lạ thì sau quen !...
Rồi bạn tôi ra với lấy cái khăn trên mắc áo
oOo
Gần khắp mặt già trẻ lớn bé trong làng tề tựu cả ở sân nhà ông thủ quĩ để chờ sẵn cuộc cầu vui cho mắt.
Các cụ ngồi đạo mạo trên những bộ ghế trải chiếu cạp điều, người lớn với trẻ con đứng thành một ô vuông, mấy chú khách thì đang soạn mọi thứ đồ dùng, thỉnh thoảng lại khoan tay lục hòm để võ về vuốt ve một con bú rù (*) và một con chó.
Đến lúc đồ lề đã bày ra la liệt đâu đấy rồi, ông thủ quĩ ra giữa sân, đứng cạnh một chú khách cởi trần trùng trục, đầu trọc lốc, hai mắt nhỏ tí như mắt lươn nhưng bắp thịt ở ngực với tay nổi như những khúc rắn quấn khắp người , rồi ông lên tiếng :
- Thưa các cụ, các ông, các bà đã có lòng yêu đến mừng cho cụ tôi, tôi thật cảm tạ lắm. Đáng lẻ chúng tôi xin hiến các cụ với các quan viên hàng xã một buổi tối xem hát chèo, nhưng vì nghĩ rằng chèo là sự thường và sợ tẻ nên tôi phải mời mấy chú này về trổ tài ở đây. Những chú này có võ nghệ, có nhiều thuật rất tài tình, lại có nội công nữa. Một chú sẽ cầm thiết côn đập vào ngực mình cho mà xem. Rồi chú ta lại lấy dao nhọn đâm vào cánh tay nữa. Xong chú ấy sẽ hiến thụ thuốc cao để rịt đòn... Các chú sẽ trổ tài về võ nghệ và nội công ( ông quay hỏi chú khách ), có phải nội công không ?
Chú kia gật đầu :
- Nội koòng, nội koòng, pải !
Một cụ râu ba chòm phán :
- Nếu đích là nội công thì mới thật là giỏi chứ nếu quỉ thuật là có khóe riêng rồi, là không giỏi...
Một cụ khác, có ria mép, thêm :
- Nội công hay không nhưng nếu sau phải lấy thuốc cao rịt thì cũng chẳng có gì là phi thường.
Ông thủ quĩ hơi có ý bất mãn :
- Nếu các cụ không tin những nhời tôi tiến dẫn thì cứ việc xem xét cho kỹ lưỡng mọi vật dụng đi. Đây, thiết côn, đây dao, với thuốc cao nữa này... Tôi xin cam đoan cuộc này là một cuộc vui ít có.
Một cụ cao niên hơn cả đỡ lời :
- Đây chỉ có cụ Tỳ, cụ Phế là hai vị danh sư thì mới đủ tư cách...
Bọn người làng cũng vội :
- Chính thế, nhân tiện hai cụ xem hộ cả thuốc cao cho chúng con.
Cụ lang Phế, cụ lang Tỳ - hai cụ hoài nghi lúc nãy - cùng vội vàng xuống ghế ton ton ra khám xét ngay.
Cụ lang Phế cầm cái thiết côn :
- Cái này không rỗng ruột đấy chứ? À, không.
Cụ lang Tỳ bĩu môi:
- Không, đã chắc là không à ?
- Con dao này có lò xo ở chuôi không ? À , không thật.
- Phải khám cho kỹ vào chứ !
- Thuốc cao đây à ? Dễ thường không phải ...
- Đưa tôi xem nào ! Chả thuốc cao thì còn là ...
Cụ Phế thấy ông đồng nghiệp khó chịu, phát gắt :
- Cụ làm gì lối thế? Cụ coi tôi là thằng ngu ư? Dễ thường chỉ một mình cụ biết nghề thuốc !
- Thế này mà bảo là không phải thuốc cao!
- Thôi, tôi chịu ông rồi mà!... Ở vùng này chỉ có một ông biết nghề thuốc!
- Biết hay không biết mặc xác tôi ! Anh không phải cà ...
- Thì việc gì anh phải khoe giỏi? Đám ma nhà chị hai Vòm lăn đường mẹ mới ngày hôm kia ... Anh bốc thuốc tài hơn tôi thật chứ lại ! ....
- A! a!... Nhưng bà cụ mẹ chị ta thọ đã ngoài sáu mươi rồi. Anh muốn đổ tại tôi ư? Thôi , sao anh không nhắc đến chuyện con đĩ Chắt anh bốc có hai thang mà lăn ra chết?
- Hai thang? Hai thang? Đứa nào ngoa ngôn thì giời đánh nhé ? Ai bảo nó sốt lại đi ăn chuối tiêu vào !... Hai thang à? Thế anh chỉ bán có một gói thuốc đau bụng mà thàng nhiêu Toét suýt bỏ mạng thì sao? Thế mà cũng đòi là lang? Lang thế mấy lúc mà tù mọt gông! Lang băm ấy à!
- Lang băm? Có lẽ! ... nhưng không làm đọa thai người ta nào thì thôi!
- À! Anh này to gan nhỉ? Nói nốt đi, nói nốt đi xem nào?
- Chứ lại sợ à? Sẽ nói tại tòa sứ cho mà xem...
- Này không phải dọa... Quan tỉnh sẽ trói anh lại có ngày. Dễ không có người đau mắt nhờ anh đánh mộng rồi nổ con ngươi ra đấy ư?
- Số nó mù thì ai biết làm thế nào ? Anh có muốn tôi nói rõ tên thằng bé sài suyễn mà anh cứ bốc mãi thuốc chữa dạ dày không ?
- Anh là thằng khốn nạn nhé. Cả nhà chánh hội Bầu mắc ghẻ ruồi mà anh dám nấu cho nó thuốc timla anh quên rồi à?
( Cả nhà chánh hội Bầu kéo nhau ra về)
- Thế còn nhà trưởng Toe thì sao? Nó hôi nách mà chữa mãi bằng lá ô nhĩ trong sáu tháng trời à?
( Trưởng Toe đẩy ba người, đỏ mặt chạy)
- Sáu tháng? Thế trong hai năm sao anh không chữa cho tan cái hạch ở háng cô Thoa đi?
( Cô Thoa trước khi chạy, kêu to : Đồ khốn nạn!)
- Anh có muốn tôi kể đến cái mụ góa chồng mà ngày nào anh cũng lại đốt ngải cứu ở mông đít không ?
- Anh không sợ tôi réo tên con bé mới mười lăm tuổi mắc bệnh đau tức mà anh cứ lấy rượu thuốc để xoa vú nó à? Lang gì? Dê già thì có!...
Người xem bỏ chạy gần hết. Chỉ còn hai anh giai làng tuổi còn lấc cấc, bò lăn ra giữa sân không dậy được, vì cười...
Chú khách giơ hai tay lên giời :
- Tỉu nà ma cái lổ phồ! Ngổ ti về cái nội koòng!...
Trong mấy chục năm giời, thật chỉ có độc một lần này tôi xem được một "cuộc vui ít có".
TRUYỆN CƯỜI TRUNG QUỐCTác giả: Dịch giả : Nguyễn Duy ChiếmPhần 1
Phần
1 ,
|
TUYỆT VỜI Trương Thiết Đầu diễn gian tướng được mọi người ca ngợi là tuyệt vời. Viên quan huyện mới đến nhậm chức nghe lời đồn bèn cất công đi xem ông ta biểu diễn, đang xem thì viên quan huyện tức quá bỏ ra về, thăng đường lệnh cho sai dịch bắt Trương Thiết Đầu. Trương Thiết Đầu nghe lệnh gọi, thấy khác thường, một người diễn kịch thì có liên can gì tới ông quan huyện? Chợt Trương Thiết Đầu nghĩ tới lúc diễn, quan huyện ngồi dưới nghiến răng trợn mắt và hiểu ra đó là vì việc diễn kịch. Trương Thiết Đầu không thay trang phục, liền theo sai dịch lên công đường, ngạo nghễđứng giữa công đường. Quan huyện thấy vậy đập thanh gỗ xuống bàn quát: “Tên gian tặc kia, thấy bản quan sao ko quỳ xuống?” Trương Thiết Đầu cười khẩy: “Người là viên quan huyện thấp phẩm bé riu, còn ta đây đường đường là quan nhất phẩm có lý do gì phải quỳ trước ngươi!” Viên quan huyện tức quá quát: “Ngươi giả nhất phẩm còn dám nghênh ngang ởđây hử!” Trương Thiết Đầu cười đáp: “Đã biết tôi là giả, thì hà tất đại nhân phải tức giận thật?” Viên quan huyện định thần, “Ừ phải! Nó là giả, sao ta lại tức nó nhỉ?” Rồi quan huyện cười: “Ông thật là tuyệt vời!” TÍNH TỔN THẤT Giáp: “Nghe nói cửa hàng đồ quý của anh tối hôm qua bị mất trộm, chắc là thiệt hại không ít?” Ất: “Cũng còn may, nếu như mất cắp ngày hôm kia thì tổn thất của tôi nhiều hơn hai mươi phần trăm” Giáp: “ Vì sao?” Ất: “Vì hôm qua tôi mới hạ giá hàng xuống mười lăm phần trăm”. MƯỢN DAO GIẾT NGƯỜI Nhân viên A: “Sao mắt mũi chủ nhiệm lại sưng tím bầm lên,đến cơ quan làm việc lúng ta lúng túng” Nhân viên B: “Bị bà vợ chỉnh cho chứ sao!” Nhân viên A: “Sao cậu biết” Nhân viên B: “Mỗi lần ông ấy chỉ trích quát nạt tớ, tớ đều gửi đến nhà ông ta một tấm ảnh phụ nữ, sau khi bà chủ nhiệm nhận được, là bà ấy thay tớ cho ông ấy một trận” VÌ SAO? Một người có tiền, nói với người quen rong chơi lười làm: “Sao anh không bán sức lao động?” “Vì sao phải bán sức lao động?” “Để kiếm tiền” “Kiếm tiền để làm gì?” “Có tiền thì sẽ có thể hưởng thụ, sẽ có thể sống nhàn nhã”. “Cần gì phải phiền phức như thế, như tôi bây giờ chẳng phải là đang sống nhàn nhã hay sao?” QUÊN LÝ DO “ Có việc gì đấy?” Ông chủ hỏi nhân viên đang đi vào. “Tôi muốn nghỉ chiều nay ạ”. “Có lý do gì vậy?” “Lý do mà vợ tôi dạy tôi, tôi không còn nhớ rõ, ông cứ cho tôi nghỉ trước, sáng sớm mai tôi sẽ nói lại lý do với ông có được không ạ?” CHẾT KHÔNG YÊN Người nọ lúc lâm chung nói với vợ: “Sau khi tôi chết, và giao cửa hàng cho thằng cả nó quản”. “Thằng cả! Sao không giao cho thằng hai, thằng hai thông minh hơn thằng cả nhiều”. Ông già khẽ gật gật đầu: “Được, nhưng bà phải để chiếc xe cho thằng ba”. “Nhưng thằng tư lại muốn có xe ấy”. “Được, thì cho thằng tư chiếc xe. Nhưng phải để cái biệt thự cho thằng năm”. “Ông nó ơi, ông có biết là thằng năm nó ghét ở nhà quê hay không? Cho thằng sáu cái biệt thự ấy”. “Bà nó ơi”. Ông lão rên rỉ: “Người sắp chết rốt cuộc là tôi hay là bà?” NGHE KHÔNG RÕ Trong điện thoại đường dài: “A lô nghe thấy không? Mình la Tuấn đây”. “A lô Tuấn đấy hả? Cậu thế nào rồi?” “Ở đây tớ chơi bạc thua, tớ muốn có ngay năm vạn đồng”. “Máy của cậu nhất định là có trục trặc, tớ chẳng nghe thấy gì cả”. “Tớ nói là cậu cho tớ vay năm vạn đồng!” “A lô, cậu nói cái gì, tớ chẳng nghe rõ câu nào cả”. “Nhân viên tổng đài đây. Tôi nghe thấy anh ta nói rất rõ ràng. Anh hãy cho anh ấy vay năm vạn đồng là xong”. CÓ LIÊN QUAN ĐẾN THỂ DIỆN Một ông đến nói với quan tòa: “Tôi muốn ly hôn với vợ tôi, xin ông cho tôi biết làm thủ tục như thế nào?” “Xin ông bình tĩnh lại một chút”. Quan tòa an ủi: “Rốt cuộc thì vì sao ông bà phải ly hôn?” “Vợ tôi bảo tôi là một thằng ngốc” “Đấy không phải là lý do để ly hôn”. “Không, hãy còn”, người đàn ông vội nói: “Cô ta còn đi xem phim với một thằng trời ơi đất hỡi, tôi thấy bọn họ rất thân mật, liền đến trách: “Cô làm cái trò gì thế này?” Cô ta trả lời tôi: “Anh có mắt mà không biết tôi làm cái trò gì hay sao? Anh quả là một thằng đại ngốc!” HY VỌNG Một lão nhà giàu năm mươi tuổi cầu hôn một thiếu nữ hai mươi tuổi, bị từ chối. Ông ta quá thích cô gái này ,nên đi tìm bố cô gái, nhờ bố cô giúp đỡ thuyết phục. Bố cô gái hỏi: “Ông có nói với là năm nay ông năm mươi tuổi không?” “Có” “Vậy là thất sách rồi, ông nên nói với nó là ông đã bảy mươi tuổi mới phải”. “Vì sao?” “Như vậy, nó sẽ hy vọng rằng trong tương lai không xa nó sẽ trở thành bà quả phụ giàu có”. VỀ NHÀ LẤY QUẦN ÁO NGỦ Một hôm, một anh chàng đến nhà người vợ chưa cưới chơi, lúc sắp về thì trời đổ mưa to, người vợ chưa cưới khuyên anh ta ngủ lại, sau đó chị ta đi chuẩn bị giường nằm. Chuẩn bị xong đi ra thì không thấy anh chồng chưa cưới đâu cả. Một tiếng đồng hồ sau, thấy anh chồng ướt như chuột lột quay trở lại, chị vợ chưa cưới ngạc nhiên hỏi: “Anh đi đâu vậy?” Anh chồng chưa cưới hổn hển đáp: “Anh… anh về nhà lấy quần áo ngủ”. |
Sao cô ấy lại bỏ đi ?
Tác giả: A.Moravia
, Lẽ
ra Anese phải báo cho tôi biết trước, chứ không nên bỏ nhà đi mà không nói một
lời như thế này. Tôi hoàn toàn không coi mình là hoàn hảo, nhưng nếu cô ấy giải
thích cô ấy không hài lòng về điều gì, thì chúng tôi có thể bàn bạc cùng nhau.
Đằng này không thế- một hai năm chung sống, cô ấy chẳng hé răng. Thế rồi bỗng
dưng một buổi sáng nọ, lợi dụng lúc tôi đi vắng, cô ấy lén bỏ đi như một cô
giúp việc đã tìm được chỗ làm tốt hơn. Tính đến nay cô ấy đã bỏ đi sáu tháng,
mà tôi vẫn không thể hiểu tại sao
Buổi sáng ấy, tôi đã mua ở chợ tất cả những gì cần thiết. Tôi thích tự mua bán, vì tôi biết giá cả, tôi biết tôi cần, tôi thích mặc cả & tranh cãi, nếm thử & lựa chọn. Tôi phải được trông thấy thứ thịt làm món bít tết, phải biết quả táo mua về là mua ở mẹt nào. Tôi đem thức ăn về nhà rồi lại đi mua thêm mét rưỡi tua viền cho diềm của phòng ăn. Vì không muốn tiêu quá mức đã định nên tôi phải đi khá nhiều cửa hàng mới chọn một thứ tôi cần ở một quầy nhỏ trên đường Umilta. Tôi về nhà lúc mười một giờ hai mươi phút. Khi vừa bước vào phòng ăn đề ướm màu tua viền xem có hợp với diềm cửa không, thì trông thấy ngay trên bàn lọ mực, cái bút & bức thư. Nói thật lòng, cái đập vào mắt tôi trước nhất là vết mực trên tấm khăn trải bàn. Tôi nghĩ:" Cô này cẩu thả quá.. làm bẩn mất tấm khăn mất rồi"
Tôi đặt lọ mực, cái bút & bức thư ra chỗ khác, lột tấm khăn trải bàn ra đem xuống bếp, dùng chanh tẩy sạch vết mực. Sau đó, tôi trở lại phòng ăn, trải lại khăn bàn & chỉ khi ấy tôi mới nhớ đến bức thư. Bức thư gởi cho tôi:" Alfredo"
Tôi mở thư ra đọc:" Em đã dọn dẹp nhà cửa. Bữa trưa, anh tự nấu lấy, anh vốn nấu nướng giỏi mà. Vĩnh biệt. Em về nhà mẹ đây. Anese"
Thoạt tiên tôi không hiểu gì cả. Sau đó đọc lại bức thư, rốt cuộc tôi mới rõ: Anese đã bỏ đi hẳn , để tôi ở lại một mình sau hai năm chung sống.
Theo thói quen, tôi cất thư vào ngăn kéo tủ, nơi tôi thường cất hoá đơn &các thư từ, rồi tôi ngồi xuống chiếc ghế bành nhỏ bên cửa sổ. Tôi không biết nghĩ sao. Tôi hoàn toàn không lường trước một việc như thế này & không thể tin vào chuyện vừa xảy ra. Trong lúc ngồi trầm ngâm như vậy, tôi chợt thấy dưới sàn có một cái lông gà, chắc là cái phất trần rơi ra khi Anese phủi bụi. Tôi nhặt cái lông lên, mở cửa sổ vứt ra ngoài đường. Rồi tôi vớ lấy chiếc mũ & vứt ra khỏi nhà.
Đi trên lớp gạch lát vỉa hè & theo thói quen cứ mỗi bước lại cách một viên, tôi tự hỏi bây giờ biết làm thế nào với Anese đây. Tại sao cô ấy lại bỏ tôi, rõ ràng là cố tình xúc phạm tôi thế này? Trước hết, tôi tự đặt cho mình một câu hỏi: Anese có quyền trách tôi là phản bội, dù chỉ một chút thôi, hay không? Và tôi lập tự trả lời: Không. Chưa bao giờ tôi say mê phụ nữ. Tôi không hiểu họ, họ cũng không hiểu tôi, nhất là hồi tôi lấy vợ, có thể nói rằng đối với tôi họ không còn tồn tại. Đến mức đôi khi chính Anese cũng hỏi đuà tôi:
-Anh sẽ xử sự thế nào, nếu bây giờ anh phải lòng một người đàn bà khác?
Tôi đáp:
-Không thể có chuyện đó. Anh yêu em & không yêu ai khác. Tình yêu của anh là suốt đời
Ttôi nhớ ra rằng" Tình yêu suốt đời" của tôi hình như không làm cho Anese vui mừng, ngược lại mặt cô ấy xị ra & cô ấy im lặng
Tôi chuyển sang một giả định khác: Hay Anese bỏ tôi vì tiền, hoặc nói chung vì lối sống của chúng tôi?
Nhưng cả lần này, tôi cũng đi đến kết luận rằng lương tâm tôi trong sạch. Đúng là tôi chỉ đưa cô ấy tiền trong những trường hợp đặc biệt, nhưng cố ấy cần gì tiền? Tôi luôn ở cạnh cô ấy & bao giờ cũng thanh toán mọi thứ. Chúng tôi sống khá lắm. Này nhé: Phim thì mỗi tuần xem hai lần, đi tiệm giải khát- mỗi tuần hai lần, tôi không nhỏ nhen đến mức tính đếm với cô ấy từng ly kem hoặc từng tách cà phê. Hai tạp chí có tranh ảnh mỗi tháng, một tờ báo hằng ngày, còn mùa đông, có khi đi xem ô-pê-ra. Mùa hè thì ra nghỉ của bố tôi ở Marino. Đó là chuyện giải trí. Còn về khoảng quần áo, Anese lại càng không có gì phải phàn nàn. Cô ấy cần gì- một đôi tất hoặc một tấm khăn, bao giờ tôi cũng đồng ý & cùng cô ấy ra cửa hàng, cùng cô ấy chọn rồi tôi trả tiền, không đắn đo gì cả. Các thứ khác cũng vậy. Khi cô ấy bảo tôi:" Em cần một cái mũ, em cần một tấm áo" chẳng bao giờ tôi lại không trả lời. " Ta đi mua đi, anh sẽ cùng đi với em" Nhưng phải công nhận rằng Anese không phải là ngưòi đòi hỏi cao: Sau khi lấy tôi được một năm, cô ấy hầu như hoàn toàn không quan tâm đến quần áo nữa. Thỉnh thoảng tôi phải nhắc cô ấy nên mua thứ này thứ nọ. Nhưng cô ấy bảo chuyện đó không quan trọng, quần áo của năm ấy dùng còn tốt. Thậm chí tôi đã nghĩ trong chuyện này Anese khác với những phụ nữ khác, cô ấy không thích ăn diện lắm
Vậy là cô ấy bỏ đi không phải vì lý do tình cảm & tiền bạc. Chỉ còn cái điều mà các luật sư vẫn gọi là :" Tính nết không hợp nhau". Nhưng thử hỏi tại sao lại có thể là không hợp nhau, nếu trong suốt hai năm chúng tôi không cãi nhau một lần nào. Không một lần nào, tôi cam đoan như thế!. Chúng tôi luôn ở bên cạnh nhau, nếu tính tình không hợp, thì phải có biểu hiện chứ. Đằng này, Anese không bao giờ phản đối tôi. Cô ấy hầu như không nói chuyện. Đôi khi suốt cả buổi tối ở quán cà phê hoặc ở nhà, cô ấy không hề mở miệng- bao giờ cũng chỉ một mình tôi nói.
Tôi không phủ nhận tôi thích nói & thích nghe mình nói, nhất là tôi nói chuyện với người thân thiết. Giọng tôi êm diụ, không to không bé, chín chắn, rất dễ nghe. Nếu nói về một đề tài nào, tôi luôn nói cặn kẽ, xem xét mọi khiá cạnh. Tôi thích nói chuyện về các công việc nội trợ: nào giá cả, nào cách kê đồ đạc, nào các món ăn, nào hệ thống sưởi ấm. Tóm lại, tôi thích nói tất cả những chuyện vặt vãnh.. Nói như thế không bao giờ tôi mệt, ngược lại tôi thích thú đến nỗi khi tôi chợ thấy mình lặp lại những điều vừa mới nói xong. Nhưng quả thật những chuyện ấy chỉ nên nói với đàn bà, chứ với họ, còn biết nói chuyện gì khác?
Được cái Anese nghe tôi rất chăm chú, ít nhất tôi cũng có cảm giác như vậy. Chỉ mỗi một lần, khi tôi đang giải thích về cấu tạo của thiết bị đun nước nóng cho bồn tắm, cô ấy bỗng ngủ thiếp đi. Tôi đánh thức cô ấy dậy & hỏi:
-Em nghe chán lắm hả?
Cô ấy vội đáp:
-Không , không. Tại em mệt vì đêm qua ngủ không ngon đấy thôi.
Thông thường, những ngưòi chồng bận rộn công việc ở sở hoặc kinh doanh, nếu không có việc gì khác thì họ thường đi chơi với bạn bè. Nhưng với tôi, Anese thay thế tất cả: Cô ấy vừa là công việc của tôi, là hoạt động kinh doanh của tôi, vừa là bạn bè tôi. Không phút nào tôi để cô ấy một mình. Tôi luôn ở bên cạnh cô ấy. Nói ra có vẻ lạ, nhưng tôi ở bên cô ấy ngay cả lúc nấu nướng. tôi rất thích nấu nướng, cho nên ngày nào trước bữa ăn tôi cũng buộc tạp dề vào rồi giúp cô ấy trong bếp. Việc gì tôi cũng làm một ít- gọt khoai , bóc vỏ đỗ, dần thịt, trông xoong nồi trên bếp. Tôi giúp cô ấy tích cực đến nỗi cô ấy thường bảo:
-Này... anh làm nhé... em đau đầu quá, em đi nằm một chút .
Thế là tôi nấu nướng một mình. Nhờ sách dạy nấu ăn có khi tôi còn thử nấu những món mới. Chỉ tiếc là Anese không thích ăn uống mấy, còn thời gian gần đây cô ấy ăn không thấy ngon miệng nữa, cô ấy hầu như không động đến thức ăn. Một hôm như để bông đuà, cô ấy bảo tôi:
-Anh bị lầm nên mới sinh ra là đàn ông... lẽ ra anh phải là phụ nữ.. thậm chí là một bà nội trợ
Phải công nhận cô ấy nói có phần đúng: Quả thật ngoài chuyện nấu nướng, tôi còn thích giặt giũ, là quần áo, may vá, thậm chí lúc rỗi rãi tôi còn thích viền khăn tay nữa.
Như tôi đã nói, không bao giờ tôi rời Anese, ngay cả khi mẹ cô ấy hoặc bạn gái đến chơi: ngay cả bỗng dưng cố ấy đi học tiếng Anh. Chỉ cốt gần vợ, tôi cũng học cái thứ tiếng rất khó ấy. Tôi bám chặt cô ấy đến mức lố bịch. Chẳng hạn một lần ở quán cà phê, cô ấy nói khẽ với tôi một câu gì tôi nghe không rõ, tôi đã đi theo cô ấy về phiá toa-let, thế là tôi bị cậu nhân viên của quán chặn lại, cậu ta giải thích chỗ đó là dành cho nữ, tôi không vào được
Đấy tìm được người chồng như tôi đâu phải dễ. Anese thường bảo tôi:
-Em cần đi nơi này nơi kia, gặp người này người nọ, đi với em anh sẽ chán đó
Nhưng bao giờ tôi cũng trả lời:
-Cứ để anh đi cùng... anh cũng có bận gì đâu
- Cũng được, nhưng em báo trước anh sẽ chán đấy
Nhưng kết quả là tôi chẳng thấy chán gì cả, sau đó tôi nói với cô ấy:
-Em thấy chưa, anh đâu có chán.
Tóm lại , chúng tôi lúc nào cũng dính chặt lấy nhau.
.... Tôi vừa đi vừa suy ngẫm. Tôi nghĩ người duy nhất có thể giải thích tại sao Anese bỏ đi chính là cô ấy. Tôi đi thẳng vào phòng khách. Nhưng ra gặp tôi không phải là Anese, mà lại là mẹ cô ấy, một người tôi không chịu nổi. Bà làm nghề buôn bán. Đó là một người phụ nữ tóc nhuộm đen, má hồng luôn mỉm cười, kín đáo & giả dối. Trên ngực áo choàng của bà có ghim một bông hồng. Trông thấy tôi, bà ra vẻ niềm nở:
_A, Alfredo đấy à, con đến có việc gì thế?
-Mẹ đã biết tại sao con đến- tôi đáp-Anese đã bỏ con
Bà điềm tĩnh đáp:
-ừ, nó đang ở đây. Biết làm sao được. Những chuyện như thế vẫn thường xảy ra trên đời này
.
Chả lẽ mẹ chỉ có thể trả lời con như thế?- Tôi nổi cáu-Tại sao cô ấy bỏ con? Con đã làm gì cô ấy? Tại sao mẹ không nói?
Chợt tôi nhìn về phiá chiếc bàn. Mặt bàn trải khăn, trên có mảnh ren trắng to bằng cái diã, còn đặt trên mảnh ren là một lọ hoa. Nhưng mảnh ren không nằm đúng giữa bàn. Chính tôi cũng không nhận thức được mình đang làm gì, như một cái máy, tôi nhắc lọ hoa lên, sửa lại cho mảnh ren nằm đúng chỗ.
Thấy vậy, bà mẹ vợ tôi nói:
-Khá lắm.. Bây giờ thì mảnh ren ở đúng giữa bàn rồi... mẹ không để ý đấy vậy mà anh thấy ngay sự lệch lạc... Khá lắm... Bây giờ tốt nhất là anh về đi.
Bà đứng dậy, tôi cũng đứng dậy. Tôi định hỏi xem tôi có thể gặp Anese không, nhưng tôi hiểu rằng có hỏi cũng vô ích. Thêm nữa, tôi sợ gặp cô ấy tôi sẽ cuống lên & sẽ làm hoặc sẽ nói những điều ngu xuẩn. Tôi đành ra về & từ đó tôi không gặp vợ tôi nữa. Có thể cô ấy sẽ quay lại với tôi, khi hiểu ra rằng người chồng như tôi không phải cô ấy dễ tìm được. Nhưng trước khi bước qua ngưỡng cửa nhà tôi, nhất thiết cô ấy phải giải thích tại sao cô ấy bỏ tôi cái đã.
A.Moravia
Buổi sáng ấy, tôi đã mua ở chợ tất cả những gì cần thiết. Tôi thích tự mua bán, vì tôi biết giá cả, tôi biết tôi cần, tôi thích mặc cả & tranh cãi, nếm thử & lựa chọn. Tôi phải được trông thấy thứ thịt làm món bít tết, phải biết quả táo mua về là mua ở mẹt nào. Tôi đem thức ăn về nhà rồi lại đi mua thêm mét rưỡi tua viền cho diềm của phòng ăn. Vì không muốn tiêu quá mức đã định nên tôi phải đi khá nhiều cửa hàng mới chọn một thứ tôi cần ở một quầy nhỏ trên đường Umilta. Tôi về nhà lúc mười một giờ hai mươi phút. Khi vừa bước vào phòng ăn đề ướm màu tua viền xem có hợp với diềm cửa không, thì trông thấy ngay trên bàn lọ mực, cái bút & bức thư. Nói thật lòng, cái đập vào mắt tôi trước nhất là vết mực trên tấm khăn trải bàn. Tôi nghĩ:" Cô này cẩu thả quá.. làm bẩn mất tấm khăn mất rồi"
Tôi đặt lọ mực, cái bút & bức thư ra chỗ khác, lột tấm khăn trải bàn ra đem xuống bếp, dùng chanh tẩy sạch vết mực. Sau đó, tôi trở lại phòng ăn, trải lại khăn bàn & chỉ khi ấy tôi mới nhớ đến bức thư. Bức thư gởi cho tôi:" Alfredo"
Tôi mở thư ra đọc:" Em đã dọn dẹp nhà cửa. Bữa trưa, anh tự nấu lấy, anh vốn nấu nướng giỏi mà. Vĩnh biệt. Em về nhà mẹ đây. Anese"
Thoạt tiên tôi không hiểu gì cả. Sau đó đọc lại bức thư, rốt cuộc tôi mới rõ: Anese đã bỏ đi hẳn , để tôi ở lại một mình sau hai năm chung sống.
Theo thói quen, tôi cất thư vào ngăn kéo tủ, nơi tôi thường cất hoá đơn &các thư từ, rồi tôi ngồi xuống chiếc ghế bành nhỏ bên cửa sổ. Tôi không biết nghĩ sao. Tôi hoàn toàn không lường trước một việc như thế này & không thể tin vào chuyện vừa xảy ra. Trong lúc ngồi trầm ngâm như vậy, tôi chợt thấy dưới sàn có một cái lông gà, chắc là cái phất trần rơi ra khi Anese phủi bụi. Tôi nhặt cái lông lên, mở cửa sổ vứt ra ngoài đường. Rồi tôi vớ lấy chiếc mũ & vứt ra khỏi nhà.
Đi trên lớp gạch lát vỉa hè & theo thói quen cứ mỗi bước lại cách một viên, tôi tự hỏi bây giờ biết làm thế nào với Anese đây. Tại sao cô ấy lại bỏ tôi, rõ ràng là cố tình xúc phạm tôi thế này? Trước hết, tôi tự đặt cho mình một câu hỏi: Anese có quyền trách tôi là phản bội, dù chỉ một chút thôi, hay không? Và tôi lập tự trả lời: Không. Chưa bao giờ tôi say mê phụ nữ. Tôi không hiểu họ, họ cũng không hiểu tôi, nhất là hồi tôi lấy vợ, có thể nói rằng đối với tôi họ không còn tồn tại. Đến mức đôi khi chính Anese cũng hỏi đuà tôi:
-Anh sẽ xử sự thế nào, nếu bây giờ anh phải lòng một người đàn bà khác?
Tôi đáp:
-Không thể có chuyện đó. Anh yêu em & không yêu ai khác. Tình yêu của anh là suốt đời
Ttôi nhớ ra rằng" Tình yêu suốt đời" của tôi hình như không làm cho Anese vui mừng, ngược lại mặt cô ấy xị ra & cô ấy im lặng
Tôi chuyển sang một giả định khác: Hay Anese bỏ tôi vì tiền, hoặc nói chung vì lối sống của chúng tôi?
Nhưng cả lần này, tôi cũng đi đến kết luận rằng lương tâm tôi trong sạch. Đúng là tôi chỉ đưa cô ấy tiền trong những trường hợp đặc biệt, nhưng cố ấy cần gì tiền? Tôi luôn ở cạnh cô ấy & bao giờ cũng thanh toán mọi thứ. Chúng tôi sống khá lắm. Này nhé: Phim thì mỗi tuần xem hai lần, đi tiệm giải khát- mỗi tuần hai lần, tôi không nhỏ nhen đến mức tính đếm với cô ấy từng ly kem hoặc từng tách cà phê. Hai tạp chí có tranh ảnh mỗi tháng, một tờ báo hằng ngày, còn mùa đông, có khi đi xem ô-pê-ra. Mùa hè thì ra nghỉ của bố tôi ở Marino. Đó là chuyện giải trí. Còn về khoảng quần áo, Anese lại càng không có gì phải phàn nàn. Cô ấy cần gì- một đôi tất hoặc một tấm khăn, bao giờ tôi cũng đồng ý & cùng cô ấy ra cửa hàng, cùng cô ấy chọn rồi tôi trả tiền, không đắn đo gì cả. Các thứ khác cũng vậy. Khi cô ấy bảo tôi:" Em cần một cái mũ, em cần một tấm áo" chẳng bao giờ tôi lại không trả lời. " Ta đi mua đi, anh sẽ cùng đi với em" Nhưng phải công nhận rằng Anese không phải là ngưòi đòi hỏi cao: Sau khi lấy tôi được một năm, cô ấy hầu như hoàn toàn không quan tâm đến quần áo nữa. Thỉnh thoảng tôi phải nhắc cô ấy nên mua thứ này thứ nọ. Nhưng cô ấy bảo chuyện đó không quan trọng, quần áo của năm ấy dùng còn tốt. Thậm chí tôi đã nghĩ trong chuyện này Anese khác với những phụ nữ khác, cô ấy không thích ăn diện lắm
Vậy là cô ấy bỏ đi không phải vì lý do tình cảm & tiền bạc. Chỉ còn cái điều mà các luật sư vẫn gọi là :" Tính nết không hợp nhau". Nhưng thử hỏi tại sao lại có thể là không hợp nhau, nếu trong suốt hai năm chúng tôi không cãi nhau một lần nào. Không một lần nào, tôi cam đoan như thế!. Chúng tôi luôn ở bên cạnh nhau, nếu tính tình không hợp, thì phải có biểu hiện chứ. Đằng này, Anese không bao giờ phản đối tôi. Cô ấy hầu như không nói chuyện. Đôi khi suốt cả buổi tối ở quán cà phê hoặc ở nhà, cô ấy không hề mở miệng- bao giờ cũng chỉ một mình tôi nói.
Tôi không phủ nhận tôi thích nói & thích nghe mình nói, nhất là tôi nói chuyện với người thân thiết. Giọng tôi êm diụ, không to không bé, chín chắn, rất dễ nghe. Nếu nói về một đề tài nào, tôi luôn nói cặn kẽ, xem xét mọi khiá cạnh. Tôi thích nói chuyện về các công việc nội trợ: nào giá cả, nào cách kê đồ đạc, nào các món ăn, nào hệ thống sưởi ấm. Tóm lại, tôi thích nói tất cả những chuyện vặt vãnh.. Nói như thế không bao giờ tôi mệt, ngược lại tôi thích thú đến nỗi khi tôi chợ thấy mình lặp lại những điều vừa mới nói xong. Nhưng quả thật những chuyện ấy chỉ nên nói với đàn bà, chứ với họ, còn biết nói chuyện gì khác?
Được cái Anese nghe tôi rất chăm chú, ít nhất tôi cũng có cảm giác như vậy. Chỉ mỗi một lần, khi tôi đang giải thích về cấu tạo của thiết bị đun nước nóng cho bồn tắm, cô ấy bỗng ngủ thiếp đi. Tôi đánh thức cô ấy dậy & hỏi:
-Em nghe chán lắm hả?
Cô ấy vội đáp:
-Không , không. Tại em mệt vì đêm qua ngủ không ngon đấy thôi.
Thông thường, những ngưòi chồng bận rộn công việc ở sở hoặc kinh doanh, nếu không có việc gì khác thì họ thường đi chơi với bạn bè. Nhưng với tôi, Anese thay thế tất cả: Cô ấy vừa là công việc của tôi, là hoạt động kinh doanh của tôi, vừa là bạn bè tôi. Không phút nào tôi để cô ấy một mình. Tôi luôn ở bên cạnh cô ấy. Nói ra có vẻ lạ, nhưng tôi ở bên cô ấy ngay cả lúc nấu nướng. tôi rất thích nấu nướng, cho nên ngày nào trước bữa ăn tôi cũng buộc tạp dề vào rồi giúp cô ấy trong bếp. Việc gì tôi cũng làm một ít- gọt khoai , bóc vỏ đỗ, dần thịt, trông xoong nồi trên bếp. Tôi giúp cô ấy tích cực đến nỗi cô ấy thường bảo:
-Này... anh làm nhé... em đau đầu quá, em đi nằm một chút .
Thế là tôi nấu nướng một mình. Nhờ sách dạy nấu ăn có khi tôi còn thử nấu những món mới. Chỉ tiếc là Anese không thích ăn uống mấy, còn thời gian gần đây cô ấy ăn không thấy ngon miệng nữa, cô ấy hầu như không động đến thức ăn. Một hôm như để bông đuà, cô ấy bảo tôi:
-Anh bị lầm nên mới sinh ra là đàn ông... lẽ ra anh phải là phụ nữ.. thậm chí là một bà nội trợ
Phải công nhận cô ấy nói có phần đúng: Quả thật ngoài chuyện nấu nướng, tôi còn thích giặt giũ, là quần áo, may vá, thậm chí lúc rỗi rãi tôi còn thích viền khăn tay nữa.
Như tôi đã nói, không bao giờ tôi rời Anese, ngay cả khi mẹ cô ấy hoặc bạn gái đến chơi: ngay cả bỗng dưng cố ấy đi học tiếng Anh. Chỉ cốt gần vợ, tôi cũng học cái thứ tiếng rất khó ấy. Tôi bám chặt cô ấy đến mức lố bịch. Chẳng hạn một lần ở quán cà phê, cô ấy nói khẽ với tôi một câu gì tôi nghe không rõ, tôi đã đi theo cô ấy về phiá toa-let, thế là tôi bị cậu nhân viên của quán chặn lại, cậu ta giải thích chỗ đó là dành cho nữ, tôi không vào được
Đấy tìm được người chồng như tôi đâu phải dễ. Anese thường bảo tôi:
-Em cần đi nơi này nơi kia, gặp người này người nọ, đi với em anh sẽ chán đó
Nhưng bao giờ tôi cũng trả lời:
-Cứ để anh đi cùng... anh cũng có bận gì đâu
- Cũng được, nhưng em báo trước anh sẽ chán đấy
Nhưng kết quả là tôi chẳng thấy chán gì cả, sau đó tôi nói với cô ấy:
-Em thấy chưa, anh đâu có chán.
Tóm lại , chúng tôi lúc nào cũng dính chặt lấy nhau.
.... Tôi vừa đi vừa suy ngẫm. Tôi nghĩ người duy nhất có thể giải thích tại sao Anese bỏ đi chính là cô ấy. Tôi đi thẳng vào phòng khách. Nhưng ra gặp tôi không phải là Anese, mà lại là mẹ cô ấy, một người tôi không chịu nổi. Bà làm nghề buôn bán. Đó là một người phụ nữ tóc nhuộm đen, má hồng luôn mỉm cười, kín đáo & giả dối. Trên ngực áo choàng của bà có ghim một bông hồng. Trông thấy tôi, bà ra vẻ niềm nở:
_A, Alfredo đấy à, con đến có việc gì thế?
-Mẹ đã biết tại sao con đến- tôi đáp-Anese đã bỏ con
Bà điềm tĩnh đáp:
-ừ, nó đang ở đây. Biết làm sao được. Những chuyện như thế vẫn thường xảy ra trên đời này
.
Chả lẽ mẹ chỉ có thể trả lời con như thế?- Tôi nổi cáu-Tại sao cô ấy bỏ con? Con đã làm gì cô ấy? Tại sao mẹ không nói?
Chợt tôi nhìn về phiá chiếc bàn. Mặt bàn trải khăn, trên có mảnh ren trắng to bằng cái diã, còn đặt trên mảnh ren là một lọ hoa. Nhưng mảnh ren không nằm đúng giữa bàn. Chính tôi cũng không nhận thức được mình đang làm gì, như một cái máy, tôi nhắc lọ hoa lên, sửa lại cho mảnh ren nằm đúng chỗ.
Thấy vậy, bà mẹ vợ tôi nói:
-Khá lắm.. Bây giờ thì mảnh ren ở đúng giữa bàn rồi... mẹ không để ý đấy vậy mà anh thấy ngay sự lệch lạc... Khá lắm... Bây giờ tốt nhất là anh về đi.
Bà đứng dậy, tôi cũng đứng dậy. Tôi định hỏi xem tôi có thể gặp Anese không, nhưng tôi hiểu rằng có hỏi cũng vô ích. Thêm nữa, tôi sợ gặp cô ấy tôi sẽ cuống lên & sẽ làm hoặc sẽ nói những điều ngu xuẩn. Tôi đành ra về & từ đó tôi không gặp vợ tôi nữa. Có thể cô ấy sẽ quay lại với tôi, khi hiểu ra rằng người chồng như tôi không phải cô ấy dễ tìm được. Nhưng trước khi bước qua ngưỡng cửa nhà tôi, nhất thiết cô ấy phải giải thích tại sao cô ấy bỏ tôi cái đã.
A.Moravia
Âm Nhạc
Tác giả: Dave Barry
,
Căn bản mà nói, có thể chia âm nhạc làm hai loại:
1. Âm nhạc "Cổ Ðiển", là thứ âm nhạc do các nhạc sỹ người Ðức đã chết sáng tác, và nay được những nhạc công mặc đồng phục xi-mốc-kinh trình tấu.
2. Âm nhạc "Thông Thường", là thứ âm nhạc mà nhạc sỹ có thể là bất kỳ ai và nhạc công cũng có thể là bất kỳ ai. Trên sóng phát thanh hiện nay, chúng ta chủ yếu nghe thể loại này.
Nếu quý vị muốn kiếm nhiều tiền, quý vị nên đi vào thể loại "thông thường". Ngày nay nhạc cổ điển phổ biến trong khoảng 300 người - đó là những nhạc công chơi nhạc cổ điển trên ti-vi. Một bản nhạc cổ điển dường như có thể kéo dài hàng ngày trời, do đó cần phải có ban nhạc đông như vậy mới có thể thực hiện trình tấu được.
Những học giả âm nhạc phân chia nhạc cụ thành năm loại:
- Nhạc Cụ Cần Thổi Vào Và Thỉnh Thoảng Phải Vẩy Nước Bọt Ði (còi, kèn tuba, trompet, cormorant, tribune)
- Nhạc Cụ Cần Phải Ðánh (trống, kẻng, rhomboid, homophone)
- Nhạc Cụ Dễ Giấu Kín (sáo)
- Nhạc Cụ Nội Thất (piano)
- Nhạc Cụ Có Lúc Có Giá Trị Lớn (violon)
Những chiếc violon cực đắt do Antonius Stradivarius chế tạo. Chúng rất đắt vì được làm vô cùng tinh tế và khéo léo. Khi dùng cằm ấn vào đúng cách, một ngăn bí mật trong đàn sẽ lộ ra chứa đầy heroin tinh khiết.
Nhạc Rock n Roll ra đời từ nhạc Blue - một thể loại do những người nô lệ sáng tác. Chúng mang tên Blue vì chúng rất buồn. Cũng dễ hiểu thôi, làm nô lệ tất nhiên là đau khổ rồi. Lời ca một bản Blue điển hình như thế này:
Vợ tôi quay gót mãi lìa xa
Lũ trẻ đơn côi cũng bỏ nhà
Thuốc thiếu bệnh xưa thêm trầm trọng
Khất thuế nên nay lại hầu toà
Nhạc Blue phổ biến trong tầng lớp người da đen trong một thời gian dài. Những nhạc công da đen, còn gọi là "negro", chơi nhạc Blue trong các quán lụp xụp và họ được rất ít tiền. Mãi đến đầu những năm 50, một số thanh niên da trắng lại thích nhạc Blue. Họ sửa đổi đôi chút và Rock n Roll ra đời, một thể loại âm nhạc cực kỳ thịnh hành hiện nay và biến những nhạc sỹ, nhạc công thành triệu phú rất mau chóng.
Ðiểm khác biệt cơ bản giữa nhạc cổ điển và Rock n Roll: một bản nhạc cổ điển bao gồm khoảng chục giai điệu và không lời, còn một bản Rock n Roll có một giai điệu (có khi còn ít hơn thế) và có khoảng mươi lời. Những soạn giả Rock n Roll rất bận, họ luôn phải hoàn thành gấp bản nhạc để kịp đến một buổi hẹn hò quan trọng. Thỉnh thoảng họ chỉ kịp nghĩ ra vài lời. Lấy ví dụ bản "Ngồi ở La La", sáng tác vào những năm 60:
Ngồi ở la la đợi chờ ya ya
Uh huh, uh huh
Ngồi ở la la đợi chờ ya ya
Uh huh, uh huh
Chắc tác giả định bụng rằng sau cuộc hẹn sẽ quay lại và điền nốt vào các chỗ "la la" và "ya ya". Nhưng đến lúc ấy ai đó đã đem phát hành bài hát thành hàng triệu bản, và không thể sửa lại được nữa. Một ví dụ khác là bản "Miền Ðất Ngàn Ðiệu Nhảy". Tác giả chắc đã nhận được một cú phôn và phải đi gấp, trước khi hoàn thành lời bài hát:
Tôi đã nói na na na na na
Na na na na na na na na na na
Na na na na
Một thể loại nhạc "thông thường" khác là nhạc "đồng quê". Thể loại này phổ biến giữa những kẻ nghiện ngập và bội bạc, nhưng muốn diễn tấu thì phải ăn mặc thật hài hước và phải hát giọng miền Nam. Một thể loại khác là nhạc "dễ hát dễ nghe". Thể loại này phổ biến trong thang máy, trong siêu thị, trong nhà tắm và phải được hát bằng giọng máy cày.
Theo "Music" của Dave Barry. Trần Ngọc Trí sưu tầm và dịch.
1. Âm nhạc "Cổ Ðiển", là thứ âm nhạc do các nhạc sỹ người Ðức đã chết sáng tác, và nay được những nhạc công mặc đồng phục xi-mốc-kinh trình tấu.
2. Âm nhạc "Thông Thường", là thứ âm nhạc mà nhạc sỹ có thể là bất kỳ ai và nhạc công cũng có thể là bất kỳ ai. Trên sóng phát thanh hiện nay, chúng ta chủ yếu nghe thể loại này.
Nếu quý vị muốn kiếm nhiều tiền, quý vị nên đi vào thể loại "thông thường". Ngày nay nhạc cổ điển phổ biến trong khoảng 300 người - đó là những nhạc công chơi nhạc cổ điển trên ti-vi. Một bản nhạc cổ điển dường như có thể kéo dài hàng ngày trời, do đó cần phải có ban nhạc đông như vậy mới có thể thực hiện trình tấu được.
Những học giả âm nhạc phân chia nhạc cụ thành năm loại:
- Nhạc Cụ Cần Thổi Vào Và Thỉnh Thoảng Phải Vẩy Nước Bọt Ði (còi, kèn tuba, trompet, cormorant, tribune)
- Nhạc Cụ Cần Phải Ðánh (trống, kẻng, rhomboid, homophone)
- Nhạc Cụ Dễ Giấu Kín (sáo)
- Nhạc Cụ Nội Thất (piano)
- Nhạc Cụ Có Lúc Có Giá Trị Lớn (violon)
Những chiếc violon cực đắt do Antonius Stradivarius chế tạo. Chúng rất đắt vì được làm vô cùng tinh tế và khéo léo. Khi dùng cằm ấn vào đúng cách, một ngăn bí mật trong đàn sẽ lộ ra chứa đầy heroin tinh khiết.
Nhạc Rock n Roll ra đời từ nhạc Blue - một thể loại do những người nô lệ sáng tác. Chúng mang tên Blue vì chúng rất buồn. Cũng dễ hiểu thôi, làm nô lệ tất nhiên là đau khổ rồi. Lời ca một bản Blue điển hình như thế này:
Vợ tôi quay gót mãi lìa xa
Lũ trẻ đơn côi cũng bỏ nhà
Thuốc thiếu bệnh xưa thêm trầm trọng
Khất thuế nên nay lại hầu toà
Nhạc Blue phổ biến trong tầng lớp người da đen trong một thời gian dài. Những nhạc công da đen, còn gọi là "negro", chơi nhạc Blue trong các quán lụp xụp và họ được rất ít tiền. Mãi đến đầu những năm 50, một số thanh niên da trắng lại thích nhạc Blue. Họ sửa đổi đôi chút và Rock n Roll ra đời, một thể loại âm nhạc cực kỳ thịnh hành hiện nay và biến những nhạc sỹ, nhạc công thành triệu phú rất mau chóng.
Ðiểm khác biệt cơ bản giữa nhạc cổ điển và Rock n Roll: một bản nhạc cổ điển bao gồm khoảng chục giai điệu và không lời, còn một bản Rock n Roll có một giai điệu (có khi còn ít hơn thế) và có khoảng mươi lời. Những soạn giả Rock n Roll rất bận, họ luôn phải hoàn thành gấp bản nhạc để kịp đến một buổi hẹn hò quan trọng. Thỉnh thoảng họ chỉ kịp nghĩ ra vài lời. Lấy ví dụ bản "Ngồi ở La La", sáng tác vào những năm 60:
Ngồi ở la la đợi chờ ya ya
Uh huh, uh huh
Ngồi ở la la đợi chờ ya ya
Uh huh, uh huh
Chắc tác giả định bụng rằng sau cuộc hẹn sẽ quay lại và điền nốt vào các chỗ "la la" và "ya ya". Nhưng đến lúc ấy ai đó đã đem phát hành bài hát thành hàng triệu bản, và không thể sửa lại được nữa. Một ví dụ khác là bản "Miền Ðất Ngàn Ðiệu Nhảy". Tác giả chắc đã nhận được một cú phôn và phải đi gấp, trước khi hoàn thành lời bài hát:
Tôi đã nói na na na na na
Na na na na na na na na na na
Na na na na
Một thể loại nhạc "thông thường" khác là nhạc "đồng quê". Thể loại này phổ biến giữa những kẻ nghiện ngập và bội bạc, nhưng muốn diễn tấu thì phải ăn mặc thật hài hước và phải hát giọng miền Nam. Một thể loại khác là nhạc "dễ hát dễ nghe". Thể loại này phổ biến trong thang máy, trong siêu thị, trong nhà tắm và phải được hát bằng giọng máy cày.
Theo "Music" của Dave Barry. Trần Ngọc Trí sưu tầm và dịch.
con cái chúng ta giỏi thật
Tác giả: Azit Nezin
Bức thư thứ 1
Bức
thư thứ 1 ,
Ankara 12.11.1963
Bạn Acmét thân mến,
Như chúng mình đã hứa lúc chia tay, tôi bắt đầu thường xuyên viết thư cho bạn đây. Chả hiểu sao bạn lại có vẻ không tin tôi. Tôi như còn đang nghe bạn nói : "Này Zeynep, đến Ankara có thêm nhiều bạn mới, bạn sẽ quên ngay chúng mình cho mà xem!". Bạn thấy đấy, tôi đâu có quên bạn cũ. Tôi đã giữ đúng lời hứa đấy chứ, phải không bạn? Thế là đã hơn một tuần rồi, kể từ hôm chúng tôi từ biệt Istanbun, cả nhà dọn đến chỗ mới ở Ankara. Vì có quá nhiều việc phải phụ giúp ba mẹ, tôi không thể viết thư cho bạn ngay được, thông cảm nhé! Tôi cũng đã xin học tiếp tại trường ở đây rồi. Hôm qua, ba tôi cho biết địa chỉ nhà mới của chúng tôi ở đây, thế là tôi vội vàng viết thư ngay cho bạn. Ai lại muốn từ giã trường lớp cũ đang giữa năm học một cách vội vàng Như thế. Riêng tôi đã quen với bạn bè mà chúng mình đã từng học với nhau bốn năm trời còn gì. Nhưng, biết làm sao được, vì công việc làm của ba tôi bây giờ ở Ankara cơ mà ... Trước đây, đã có lần tôi kể cho bạn, mấy người bạn của ba đã tìm cho ông được một việc làm tốt ở Ankara. Ba tôi cùng những người bạn cũ ấy làm chung một hãng. Hơn nữa chúng tôi còn được ở cùng với họ trong một khu nhà nữa kia. Như thế, những người bạn tốt của ba tôi không những tìm được việc làm cho ba mà còn kiếm cả nhà cho chúng tôi ở nữa. Mấy người bạn của ba tôi ở đây cũng có khá nhiều con. Tất cả, lớn bé chúng tôi có gần chục đứa với nhau trong khu nhà này. Có năm đứa học cùng trường với tôi, thậm chí tôi còn có cả một đứa bạn học cùng lớp nữa. Tôi đã kịp làm quen với mấy đứa bạn học cùng lớp. Đối với tôi chuyện này thật dễ dàng, thế mà Mentin, em trai tôi thì thật khó. Nó vẫn chưa làm sao quen được với trường mới, bạn mới.
Như chúng ta đã hẹn nhau thưở nào, hãy viết tất cả những gì xảy ra ở nhà, ở trường, ở xung quanh chúng ta, phải không bạn? Đến ở nhà mới, vào học trường mới, có thêm bạn bè ... lúc này có lẽ là những việc duy nhất tôi có thể kể cho bạn thôi. Tôi chưa thấy có gì quan trọng và thú vị hơn. Gì đi nữa thì tôi cũng đã bắt đầu thấy nhớ bạn bè cũ ở Istanbun. Không biết đến bao giờ chúng ta mới lại được gặp nhau nhỉ? Tôi tin rằng cả bạn cũng giữ lời hứa và hẹn sẽ trả lời tôi ngay. Chào bạn, cho tôi gởi lời chào tất cả những người bạn cũ, chúc các bạn được nhiều điểm tốt.
Bạn gái cùng lớp
Zeynep
Ankara 12.11.1963
Bạn Acmét thân mến,
Như chúng mình đã hứa lúc chia tay, tôi bắt đầu thường xuyên viết thư cho bạn đây. Chả hiểu sao bạn lại có vẻ không tin tôi. Tôi như còn đang nghe bạn nói : "Này Zeynep, đến Ankara có thêm nhiều bạn mới, bạn sẽ quên ngay chúng mình cho mà xem!". Bạn thấy đấy, tôi đâu có quên bạn cũ. Tôi đã giữ đúng lời hứa đấy chứ, phải không bạn? Thế là đã hơn một tuần rồi, kể từ hôm chúng tôi từ biệt Istanbun, cả nhà dọn đến chỗ mới ở Ankara. Vì có quá nhiều việc phải phụ giúp ba mẹ, tôi không thể viết thư cho bạn ngay được, thông cảm nhé! Tôi cũng đã xin học tiếp tại trường ở đây rồi. Hôm qua, ba tôi cho biết địa chỉ nhà mới của chúng tôi ở đây, thế là tôi vội vàng viết thư ngay cho bạn. Ai lại muốn từ giã trường lớp cũ đang giữa năm học một cách vội vàng Như thế. Riêng tôi đã quen với bạn bè mà chúng mình đã từng học với nhau bốn năm trời còn gì. Nhưng, biết làm sao được, vì công việc làm của ba tôi bây giờ ở Ankara cơ mà ... Trước đây, đã có lần tôi kể cho bạn, mấy người bạn của ba đã tìm cho ông được một việc làm tốt ở Ankara. Ba tôi cùng những người bạn cũ ấy làm chung một hãng. Hơn nữa chúng tôi còn được ở cùng với họ trong một khu nhà nữa kia. Như thế, những người bạn tốt của ba tôi không những tìm được việc làm cho ba mà còn kiếm cả nhà cho chúng tôi ở nữa. Mấy người bạn của ba tôi ở đây cũng có khá nhiều con. Tất cả, lớn bé chúng tôi có gần chục đứa với nhau trong khu nhà này. Có năm đứa học cùng trường với tôi, thậm chí tôi còn có cả một đứa bạn học cùng lớp nữa. Tôi đã kịp làm quen với mấy đứa bạn học cùng lớp. Đối với tôi chuyện này thật dễ dàng, thế mà Mentin, em trai tôi thì thật khó. Nó vẫn chưa làm sao quen được với trường mới, bạn mới.
Như chúng ta đã hẹn nhau thưở nào, hãy viết tất cả những gì xảy ra ở nhà, ở trường, ở xung quanh chúng ta, phải không bạn? Đến ở nhà mới, vào học trường mới, có thêm bạn bè ... lúc này có lẽ là những việc duy nhất tôi có thể kể cho bạn thôi. Tôi chưa thấy có gì quan trọng và thú vị hơn. Gì đi nữa thì tôi cũng đã bắt đầu thấy nhớ bạn bè cũ ở Istanbun. Không biết đến bao giờ chúng ta mới lại được gặp nhau nhỉ? Tôi tin rằng cả bạn cũng giữ lời hứa và hẹn sẽ trả lời tôi ngay. Chào bạn, cho tôi gởi lời chào tất cả những người bạn cũ, chúc các bạn được nhiều điểm tốt.
Bạn gái cùng lớp
Zeynep
Những câu chuyện này rất hay
Trả lờiXóa