Từ điển
triết học giản yếu
21 (tiếp theo)
Ái khổ/dolorisme: từ do Paul Souday đặt ra trong một bài
báo ra ngày 6 tháng ba năm 1919 điểm tác phẩm La
possession du monde/Chiếm hữu thế giới của
Georges Duhamel: “Tác giả đã
đưa ra trọn vẹn điều tôi gọi là
chủ nghĩa ái khổ, nghĩa là một lý thuyết
về tiện ích, thiết yếu, tuyệt vời về
đau khổ.” Từ này sau đó được Julien Teppe
dùng lại, với ý nghĩa tốt đã trở thành thông
dụng. Teppe xác định “chủ nghĩa ái khổ là
một học thuyết đóng góp một giá trị cao
về mặt đạo đức, thẩm mỹ, và trên
hết là trí thức về sự đau khổ - chủ
yếu là đau khổ thể chất, không những
về điều nó mang lại nhậy cảm cho con
người về những nỗi đau khổ của
tha nhân, mà còn cả về việc làm ngừng lại
những xung động của đời sống
động vật, cũng như cho phép tinh thần
thủ đắc được quyền tối
thượng đặc biệt hữu hiệu trong
việc sáng tạo văn học nghệ thuật.”
Trong những tác phẩm Apologie pour l'anormal,
manifeste du dolorisme/Biện hộ cho cái bất thường,
tuyên ngôn của chủ nghĩa ái khổ, 1935 và Dictature
de la douleur, ou précisions sur le dolorisme/Chuyên chế của
đau khổ, hay những minh xác về thuyết ái khổ,
1936 J. Teppe cũng làm nổi bật vai trò của
bệnh tật và ích lợi tâm linh của sự cấm
đoán do bệnh tật gây nên. (theo Lalande, Từ
vựng triết học)
Ái tha chủ nghĩa/Altruismus/Altruisme: từ do Auguste Comte
đề ra để đối lập với từ
égoisme/chủ nghĩa vị kỷ và Herbert Spencer dùng
lại, trở thành thông dụng trong ngôn ngữ triết học.
Trong Từ vựng triết học, Lalande xét
thuyết ái tha trên hai bình diện:
- Về mặt tâm lý học, để chỉ
tình cảm thương yêu tha nhân, hoặc là kết quả
theo bản năng của những dây liên lạc giữa
những sinh vật cùng loài; hoặc là kết quả
của phản tư và quên mình của cá nhân. Trong Biểu
đồ của tác phẩm Catéchisme positiviste/Sách giáo lý
của chủ nghĩa thực chứng, Comte coi ái tha bao
gồm quyến luyến, tôn kính và nhân từ.
- Về mặt đạo đức,
để chỉ học thuyết đạo đức,
đối lập với chủ nghĩa khoái
lạc/hédonisme, chủ nghĩa vị kỷ/égoisme, và trong
một mứcđộ nào đó đối lập với
chủ nghĩa thực dụng/utilitarisme (khi chủ
nghĩa này trên nguyên tắc không muốn kêu gọi
động lực tinh thần nào khác hơn ở tác nhân
ngoài sự tìm kiếm lợi lộc thựcsự của
y). Thuyết ái tha như vậy là một lý thuyết
của điều thiện lấy khởi điểm là
lợi ích của đồng loại như thể mục
đích của hạnh kiểm luân lý. Cho nên Comte đề
ra những khẩu hiệu như Sống cho tha nhân;
Lấy tình yêu làm nguyên tắc, trật tự làm nền tảng,
tiến bộ làm mục đích, v.v...
Lalande phê phán là khi phân biệt rõ ràng hai sắc thái
của thuyết ái tha về mặt tâm lý, không những
chỉ vì quan điểm này đáp ứng hai thái độ
khác nhau, mà còn dựa trên nhận định của Baldwin
(xem: Dictionary, sub V) là từ ái tha chỉ
được dùng khi nào chỉ ra một đề
xuất ý thức, không phải một bản năng hay
những thói quen do tương giao hữu cơ tạo ra.
Trong Discours préliminaire, nhiều khi Comte còn dùng từ
quên mình/abnégation như đồng nghĩa với ái tha.
Ái tha đối lập với vị kỷ trên
phương diện đạo đức đã
được Nicolai Hartmann bàn đến trong tác phẩm Ethik/Đạo
đức học, 1926 trong chương VIII, tiết 3
phần 1 (dưới tiêu đề “Những
phương pháp sai lạc của Đạo đức
triết học”). Lý luận phê phán này nhằm rọi
chiếu vấn đề cơ bản thường
được nói đến trong triết học hiện
sinh là một xu hướng ở nửa đầu
thế kỷ XX, mối quan hệ giữa Ta và Tha nhân/Ich und
Du. Hartmann đi đến kết luận: mối quan
hệ cơ bản của Ta và Tha nhân rốt cuộc khó có
thể tách rời về mặt lý luận vị kỷ và
ái tha. Ông phê phán cái đúng và sai của lý luận vị
kỷ khởi từ khái niệm tự bảo toàn của
bản ngã/suum esse conservare, diễn tả nơi những
nhà khắc kỷ chính xác trong quan niệm eanton threin - mọi đạo
đức phải mang tính vị kỷ nếu như
lơi thân là động lực duy nhất và , cao nhất,
như vậy mọi hình thức ái tha, kể cả tình
yêu, tình bằng hữu, tự hy sinh chỉ là vị kỷ
được ngụy trang (hành động cứu một
đứa trẻ, chiến đấu như một
chiến sĩ, làm việc ngày đêm để giúp
đỡ vợ con một cách lương thiện cũng
chỉ là mưu tìm “thỏa mãn” chính mình.
Mâu thuẫn của lý luận này là cứu cánh tột cùng
luôn luôn là một cái gì đó thỏa mãn bản thân trong hành
động hy sinh là thỏa mãn tha nhân, loại thỏa mãn
này rõ ràng là điều thường gọi là ái tha. Vấn
đề siêu hình ở đây đặt ra một khó
khăn lớn là làm sao tha nhân được nhận
biết trong ý thức? Giác quan chỉ cho ta thân thể tha
nhân, không chỉ ra hữu nội tại tha nhân. Ngay trong
khái niệm đồng cảm cũng chỉ ra tự
đánh giá bản ngã qua việc đánh giá tha nhân. Mọi lý
luận vị kỷ đều dựa trên cái trừu
tượng bắt buộc. Mối quan hệ giữa
thuyết vị kỷ và ái tha nổi lên hai điểm: có
cội rễ độc lập nơi con người, mà
mỗi con người đối mặt với mọi tha
nhân trong đồng nhất sâu xa của nhân loại,
đồng thời vẫn giữ tính phi đồng
nhất bất khả diệt, nghĩa là hiện tượng
cơ bản của Ta và Tha nhân vừa phân cách vừa ràng
buộc con người lại. Thống nhất và
đối lập giao hỗ với nhau, phân biệt
với tương ứng nhận thức luận giữa
chủ thể và khách thể. Chính mối quan hệ này
khiến không thể phân cách vị kỷ và ái tha về
mặt lý luận; mặt khác, vị kỷ tự nó không
phải là không có giá trị, mà có giá đối với ái tha
cũng như là một điều kiện riêng phần
của ái tha Trong Wesen und Formen der Sympathie/Bản chất
và những hình thái đồng cảm, 1913/1923 và
tiểu luận Das Ressentiment im Aufbau der Moralen (in trong Vom
Umsturz der Werte/Từ cách mạng giá trị), Max Scheler
cũng phê phán những lý luận đạo đức/tâm
lý của phong trào Khai sáng Pháp trong việc xây dựng
những tình cảm ái tha trên quan niệm bản chất
vị kỷ của con người.
Vào đầu thế kỷ XXI, một xu
hướng triết học nhân sinh với Vittorio Hösle
(trong Moral und Politik: Grundlagen einer politischen Ethik für das 21.
Jahrhundert, 1997) quan niệm: mẫu số chung nhỏ
nhất của những đức tính xã hội nằm
trong siêu viêt vị kỷ tự nhiên, đạp đổ
những ràng buộc ám ảnh với chính mình, dã xảy ra
trong những hành vi đồng cảm, và những khả
năng thông diễn có thể hữu ích. Theo chiều
hướng này, mọi đức hạnh xã hội bao hàm
ái tha. Khoa xã sinh học hiện đại với R. Dawkins,
E.O. Wilson đặc biệt quan tâm đến đạo
đức, như tác phẩm của Dawkins The Selfish Gene,
1976 phân tích về mặt sinh học vấn đề
vị kỷ và ái tha. Di tố/gene trong ứng xử vị
kỷ tất yếu chiếm ưu thế đối
với di tố trong ứng xử ái tha (chỉ thị
một loại ứng xử đối với những
cơ chế khác).
Trong Mạnh tử tự nghĩa sớ chứng,
Đái Chấn nói đến quan hệ giữa tình và lý:
khác biệt giữa tình và lý ra sao? Đáp án của ông là,
ở ta và tha nhân đều có tình, nhưng khi tình không
đi quá, không bất cập thì gọi là lý/Tại kỷ
dư nhân giai vị chi tính, vô quá tình vô bất cập tình
chi vị lý.
Lý ở đây đã được chỉ ra
từ Khổng tử, thâu tóm trong một câu của Tăng
Tham: Phu tử chi đạo, trung thứ nhi dĩ hĩ/
Đạo của phu tử bao gồm trong trung thứ.
Trung là ý thức đạo đức cư xử với
tha nhân và thứ là quan hệ ái tha, như đề ra trong
châm ngôn ở Luận ngữ: kỷ sở bất dục,
vật thi vu nhân, điều gì mình không muốn cũng
đừng xui người khác làm. Lý luận trung thứ là
chủ nghĩa ái tha phương đông diễn
đạt tác động qua lại giữa ta và tha nhân, bao
hàm ý nghĩa của thực hiện đạo nhân.
Mạnh tử ở một thế kỷ sau cũng nói rõ
cái nghĩa của chữ thành/phản thân nhi thành trong ý
thức bản thân và chữ thứ trong ý thức tha nhân
ngõ hầu thực hiện chữ nhân, khi đó vạn
sự hoàn tất trong ta/vạn vật giai bị vu ngã
hĩ.( Chính ở điểm này, nhà Hoa học F. Jullien trong
Dialogue sur la Morale, 1995 phê phán Legge và Phùng Hữu Lan
về điểm hai tác giả này cho quan niệm
đạo đức ở đây của Mạnh là thần
bí, mà theo Jullien không phải là từ bỏ tự
thân/dépouillement de soi hay vượt thế/dépassement du monde
như Trình Hạo: dư vật vô đối, dự ý
của Mạnh là đạt tới nhân qua ngả ái
tha/thứ).
Ẫn chất của cảm giác/subreptions des
sensations/Subreptionen der Empfindungen: diễn ngữ của Kant trong Kritik
der reinen Vernunft/Phê bình lý trí thuần túy (I, Erster Teil: Die
transscendentale Ästhetik) để chỉ những phẩm tính
như màu sắc, âm thanh, nóng lạnh chuyển dịch cho
giác quan chúng ta một số những đặc tính thực
của cơ thể, xem như những khách thể
định vị trong không gian. Những phẩm tính này
phụ thuộc những điều kiện chủ quan
trong cảm giác tính của con người, khác biệt
với những hình thái này vì chúng không phải là khách quan hay
tiên nghiệm và ngay cả việc chúng không có tính lý
tưởng nào cả/Daher ihnen, genau zu reden, gar keine Idealität
zukommt. (Theo Lalande, Từ vựng triết học).
Ảo kích luận/Quintaine/Rennpfahl: Học thuyết
ảo gán cho đối thủ để có cơ hội
phủ bác nó.
Áp chế, chủ nghĩa/Despotism: từ nguyên nghĩa,
Despot để chỉ GewaltherrscherLettres persanes/Thư Ba tư
qua những minh họa các đế chế Cận Đông
và Nam Á để nói về chuyên chính của châu Âu. Chuyên
chính sử dụng một tể tướng cai trị
trong khi bạo chúa sống hoang đàng, ăn chơi phè
phỡn. Nguyên lý của chuyên chính là sợ hãi/crainte (nhân
vật Usbek rời Ba tư sống dưới đế
chế sợ hãi), thi hành một chính sách bạo
ngườc đàn áp quần chúng. Chuyên chính là một
loại chính quyền phi nhân nhất, xuẩn động và
đồi bại. Riêng ở châu Á, khí hậu và địa
lý phối hợp khiến không tránh khỏi chuyên chính. Trong
những trường hợp như vậy, tự tại
chuyên chính không có khả năng biến đổi cơ
bản. Hiện hữu của chuyên chính tùy thuộc vào việc
thường trực dùng bạo ngược sắt máu.
Ở thế kỷ XX, Karl Wittfogel (1896-1988) trong Oriental
Despotism, 1957 đưa ra một lý luận tương
tự về châu Á khi nghiên cứu những công trình thủy
lợi đòi hỏi những cấu trúc chính quyền có
khả năng bảo đảm công cuộc này, gây áp
lực trên xã hội. Nhà nước phải tổ chức
một lực lượng lao động cưỡng bách
từ nhân dân, do đó đòi hỏi một hệ thống
thư lại rộng lớn và phức hợp, sẵn sàng
đàn áp xã hội dân sự hay bất kỳ lực
lượng nào khác có khả năng huy động quần
chúng chống lại nhà nước. Một nhà nước
như vậy tất yếu phải là chuyên chính.
Quan niệm những xứ sở rộng lớn
tất yếu trở thành chuyên chính có vẻ phổ
biến ở thời đại nhóm The Federalist (1787-1788) lý
giải tư tưởng Montesquieu thông tục (chỉ
những nước nhỏ mới có chính quyền cộng
hòa), vì một điều là những quốc gia lớn
cần cai trị chuyên chế mới có khả năng lãnh
đạo chiến tranh, chống lại nhòm ngó gây hấn
của những nước lân bang.
Trái lại, John Stuart Mill (1806-1873) quan niệm
chủ nghĩa áp chế, chuyên chính là một phương
thức biện minh chính quyền cho man rợ, nếu
như cứu cánh là lợi dụng cơ hội của
họ. Chuyên chính đòi hỏi sự thần phục
của quần chúng, kể cả chuyên chính rộng
lượng. Tại sao vậy? Trong chuyên chính, quyền
lợi cá nhân không được bảo đảm vì
phải tùy thuộc vào bạo chúa. Mill cũng đưa ra
lý luận đề cao chế độ đại
nghị, tức dân chủ đai biểu, chính quyền
của nhân dân, phản bác quan niệm thông tục biện
hộ cho chuyên chính nói ở trên, dựa trên ba lý do: Chế
độ dân chủ bảo vệ quyền lợi cá nhân,
thúc đẩy sự phát triển luân lý và trí thức cao
nhất, và quan trọng hơn nữa là sự phát triển
cá nhân tột đỉnh cũng dựa trên văn minh tiên
tiến, chỉ khả hữu ở một quốc gia
rộng lớn.
Ảo tưởng/Màyà/Huyễn/Illusion: nguyên ngữ của
từ này ở tiếng La tinh là illusio (in-và ludus, có nghĩa
là lừa gạt, sai lạc của giác quan.
Từ màyà/huyễn/huàn trong tiếng
Phạn/Sanskrit, căn ngữ “mà”= đo lường, giới
hạn, tạo hình, có nghĩa là ảo tưởng, mưu
mẹo lừa dối, bề ngoài. Trong Ấn giáo, màyà
là một nguyên lý phổ quát bắt nguồn từ Advaita
Vedanta, làm cơ sở cho vật chất và tinh thần. Màyà
là một lực của Brahman (coi phi thực như
thực), do đó kết hợp vĩnh viễn với
brahman (ví như hơi nhiệt kết hợp với
lửa). Ishvara là vị thần kết hợp của
brahman và màyà duy trì và làm tan rã vũ trụ (chỉ nguyên nhân
vô thuỷ đem lại ảo tưởng của thế
giới). Theo Advaita Vedanta, màyà là nguyên lý bất xác mang
lại biểu hiện ảo tưởng của vũ
trụ, con người chỉ nhìn thấy đa diện
của vũ trụ hơn là nhìn thấy thực tại.
Màyà có hai bộ diện: avidyà/vô tri thức và vidyà/tri thức.
Vô tri thức đưa con người xa rời
Đại ngã, bi giam hãm trong vật chất dẫn tới
mê si. Tri thức dẫn tới Đại ngã, biểu
lộ trong những đức hạnh tinh thần. Nguyên lý
ảo tưởng là khái niệm then chốt của
trường phái bất nhị này, giải thích tại sao
thực tại nhất thể xuất hiện như
phức thể. Nó cũng là quyền năng đem lại
sai lầm và chỉ có ý nghĩa trên mức độ
thường nghiệm, tương đối. Màyà có sáu
mặt: vô thủy/anàdi; tận cùng ở chân tri thức/jñàna-nivartya;
che khuất/àvarana và dự kiến/viksepa; bất
định/anirvacanìya; có bản tính hiện hữu tích
cực/bhàvarùpa; ở trong cá thể/jìva hoặc đại
ngã/Brahman.
Trong Phật giáo, màyà để chỉ
thế giới hiện tượng của bộ diện
và hình tướng, biến đổi không ngừng,
tạm bợ, ảo tưởng mà tâm không giác ngộ coi
như duy nhất là thực. Khái niệm màyà
đối lập với khái niệm tuyệt đối
cơ bản, bất biến được biểu
thị qua Pháp thân/dharmakàya, đồng nghĩa với Chân như,
tức quy luật vận chuyển trong vũ trụ [xem:
Pháp thân]. Nhận thức mọi pháp như thể màyà
đồng nghĩa với kinh nghiệm Giác ngộ/bodhi.
Thiền học quan niệm thực ra ảo ảnh không
phải là nhìn thế giới hiện tượng như là
thực, ảo tưởng chú trọng vào việc coi
thế giới hiện tượng như bất biến
và duy nhất là thực, nên đã có cái nhìn sai lạc đâu
là chủ yếu. Cái tương đối và tuyệt
đối về cơ bản là một và đồng
nhất, mê và ngộ chỉ là một. Phái Thiên thai quan
niệm ba chân lý: không, giả và trung. Những ảo
ảnh của tư tưởng và dục, gọi là kiến
tư hoặc là một trong ba phạm trù ảo ảnh,
gồm những ảo ảnh của tư duy làm sai
lạc tri gíac chân lý, của dục vọng là những xu
hướng thấp kém do ngũ quan tiếp cận với
khách thể tạo ra, như tham lam và sân si.
Trong tư tưởng Trung quốc,
huyễn/ảo tưởng là một trong những phạm
trù du nhập vảo từ Phật giáo trong phạm vi
hiện tượng và thực như hữu, vô, hư,
huyễn, không, thực. Một vài phạm trù đã có trong
Đạo giáo.
Từ illusion/ilusión được sử dụng
nhiều trong những nghiên cứu triết học tây
phương về tri giác. Vấn đề đặt ra
là liệu tri giác có thể cho ta nhận thức trực
tiếp và đúng về thế giới? Chính những
ảo tưởng dẫn đến tranh biện tri giác
không thể được tin cậy là một nguồn
nhận thức ngoại giới, mà chỉ đề ra
nhận thức ttrực tiếp về ngoại diện
hay cảm giác.
Ảo tưởng do lý giải sai lạc một
tri giác, mang tính cách không tư hoá giải đưọc khi
có ý thức. Tính kiên định xác lập khác biệt
giữa ảo tưởng và sai lầm: một phán đoán
sai lạc có thể sửa, song người ta không thể
ngăn chặn được vặn vẹo của giác
quan hay tinh thần.
Ảo tưởng diễn ra dưới nhưng
hình thức khác nhau: một, những ảo tưởng
đúng nghĩa do nhận thức bị lừa trong khi
nhận diện đối tượng được tri
giác (những ảo tưởng thị giác chẳng
hạn, như những đường bằng nhau xem có
vẻ không bằng nhau; những ảo ảnh trên màn hình
điện ảnh minh họa rõ ảo tưởng này,
như chuyển động do những hình ảnh khác nhau
ở trạng thái tĩnh, màn ảnh phẳng xem như ba
chiều kích v.v..); hai, tính tương đối của
những tri giác (cái đĩa tròn từ một góc nhìn xem
như hình ellip; cùng một giòng nước có vẻ
lạnh với người này, nhưng ấm đối
với người khác, những ảo tượng vì
cận thị, hay khiếm khuyết một giác quan gây ra);
ba là ảo giác (những ảo giác thuần túy do say
rượu, bệnh thần kinh, ảo giác của
người cụt chân vẫn cảm thấy như
đang có cái chân đã mất).
Những triết gia thuộc phái hoài nghi như
Sextus Empiricus quan niệm chúng ta chỉ có những phán
đoán ngoại diện, do cảm giác biến đổi
không ngừng và mọi vật hiện ra với chúng ta luôn
luôn sai biệt. Do đó con người phải bằng lòng
với những phán đoán ngoại diện về tự
nhiên cũng như cư xử của con người.
Kant quan niệm ảo tưởng là sự
kiện của tri năng bị giác tính dẫn đắt.
Không như phái hoài nghi nghĩ, con người có thể
điều khiển tinh thần sao cho có thể nhận
thức sự vật xác thực ngay trong một thế
giới mà tất cả chỉ là ảo tưởng. Tuy
nhiên , người ta có thể điều chỉnh trí
năng, mà không thể thực hiện với giác tính, vì
một tri giác ảo tuân theo những quy luật tất
yếu và đủ mà con người không thể thay
đổi. Mặt khác, như Kant chỉ ra trong Luận
lý là khát vọng phán đoán và quyết định ngay
cả khi do tính cách hạn chế, chúng ta không có quyền
năng phán đoán hay quyết định, là nguyên nhân
ảo tưởng nơi chúng ta.
Nietzsche quan niệm ảo tưởng có thể
chứng thực, đó là nghệ thuật, tức ảo
tưởng con người chế ra là nguồn kích
động lớn cho cuộc đời, nếu không có nó,
sự tàn nhẫn và phi lý của tự nhiên không thể
chịu nổi.
Từ
điển triết học giản yếu
22 (tiếp theo)
Ảnh/Ảnh tượng/Tri
tưởng/Image/Bild/Vorstellung/Imaginaire/Imaginär/Imagination/Einbildungskraft/Phantasie:
Ảnh/Image/Bild: Ảnh là một cái gì có thực và không có
thực.
Ảnh/image bắt nguồn từ tiếng La tinh
imago mang nhiều nghĩa như biểu tượng, mô
phỏng, ảnh tưởng, bóng người khuất;
những từ hy lạp tương ứng είκων (mô phỏng), είδωλον (có
vẻ không thực), φαντασμα
(ảo tượng/bóng ma); từ tiếng Đức Bild
(cấu thành<Bildung: hình trạng).
Quan niệm về ảnh đã hình thành ngay từ
triết học cổ đại, với Platon trong lý
luận hang động, giải thích sự vật
được nhận thức trong trí tưởng con
người ví như một tù nhân bị giam hãm, quay
lưng ra ngoài, chỉ nhìn thấy bóng của sự vật
chiếu trên vách. Cái đó chỉ là ảo tượng/φantasma, giả và phi hữu. Với Aristote,
ảnh được quan niệm tích cực như
một điều kiện của nhận thức vì “không
thể tư duy nếu không có một hình ảnh thuộc
về tinh thần/tâm linh”. Aristote đã
đặt nền tảng khởi đầu cho khoa tâm lý
học sau này. Đối với những nhà triết
học thuộc phái nguyên tử cổ đại, ảnh
được quan niệm theo chiều hướng duy
vật khi nhận thức ảnh/eidola thuộc về thị giác là những mảnh
vỏ mỏng của nguyên tử theo hai chiều kích, và
mắt nhìn chỉ việc tiếp nhận; có thể nói
mắt không tham gia vào việc hình thành nên ảnh, cho nên chân
tướng sự vật vẫn ẩn dấu giác quan,
chân lý thuộc về trật tự của bất
kiến.
Thời Trung cổ, quan niệm hình ảnh
thường coi như đồng dạng và đôi khi còn
để chỉ dấu hiệu. Sang thời cận
đại, Hume cũng nghĩ tư duy với tâm ảnh
như Aristote, khi ông coi niệm và ảnh cùng là một
thứ trong Treatise of Human Nature “một ấn
tượng trước hết đánh động giác quan
khiến chúng ta tri giác được nóng hay lạnh, khát
hay đói, thích thú hay đau đớn loại này loại kia;
từ ấn tượng này có một bản sao từ tinh
thần, vâ còn lại sau khi ấn tượng đã
ngưng, cái đó gọi là ý niệm”. Những nhà triết
học khác như Descartes, Leibniz, Spinoza cũng nhận
thức quan hệ giữa tư duy và ảnh. Tuy nhiên ở
đầu thế kỷ 20, một quan niệm về
tư tưởng phi ảnh/imageless thought theo O. Külpe
(trường phái Wurzburg) và K. Bühler gây tranh biện với
Edward Titchener.
Trong Từ vựng triết học, Lalande
dẫn hai nhà tư tưởng Pháp là Voltaire trong Dictionnaire
philosophique “ thị giác chỉ cho những hình ảnh”
(A), và Taine trong De l'Intelligence “người ta có thể
dùng những từ khác nhau để diễn tả
ảnh, như một dư vị, một tiếng
vọng, một võng tượng, một ảo
tượng, một hình ảnh của cảm giác nguyên
thủy; tất cả những so sánh này có ý nghĩa là sau
một cảm giác do bên ngoại gợi lên và không phải
tự phát, có một diễn biến tương ứng,
không do bên ngoài gợi lên, tự phát, giống với
cảm giác này, dầu yếu hơn, kèm theo cùng những xúc
cảm, thú vị hay bất hứng ở một mức
độ kém hơn, đi kèm cùng những phán đoán và
không phải là tất cả. Cảm giác lập lại,
dầu kém rõ ràng, kém năng động và loại bỏ
nhiều phụ cận”, (B) tóm lại là lập lại
thuộc tâm linh một cảm giác đã nhận
được trước đó, nói chung là yếu đi.
Trong nghĩa D, ông dẫn Bergson theo ý nghĩa khai triển
từ ảnh với mọi biểu hiện cảm
giác: “hình ảnh tri giác được khi tôi mở
những giác quan của tôi ra, không nhận được
khi tôi đóng những giác quan của tôi lại; tất
cả những hình ảnh này vận động và phản
động lẫn nhau trong mọi phần cơ bản
của chúng theo những luật bất biến, mà tôi
gọi là những luật của tự nhiên” trong Matière
et Mémoire.
Sartre sau khi tiếp cận hiện tượng
luận Đức đã viết hai tác phẩm L'Imagination,
1936 và L'Imaginaire, Psychologie phénoménologique de l'imagination,
1940 (quyển sách trước, cuối chương 4
khảo về Husserl đã báo hiệu quyển sau qua dòng
kết: Con đường về tâm lý học hiện
tượng luận ảnh thật thênh thang; trong tác
phẩm chính L'Être et le Néant, 1943 phần luận về
nguồn gốc hư vô, ông dẫn lại quyển sách
đầu nói về ảnh). Sartre phê phán quan niệm
ảnh của các nhà tư tưởng Pháp đi
trước, như Taine, Ribot, Bergson từ những quan
niệm về chủ thể và ý thức khi viết “lạm
dụng việc gọi là “ý thức” những thực
tại thụ động mà ý thức có thể lĩnh
hội, và đi đến một siêu hình học không
phải khởi đi từ thế giới như thể
ý thức, mà từ những ý thức đối diện
với thế giới”. Để tìm hiểu
bản chất của ảnh, trong một tâm lý học
mới, ảnh không phải là một sự vật nội
tại, nhưng là ý thức (ảnh của tờ giấy
mà tôi tri giác, không phải là một ảo tượng mà tôi
mang theo và qua đó tôi lại nắm bắt được
đối tượng tri giác của tôi). Cái gọi là
ảnh là một hành vi trong đó ý thức nhắm trực
tiếp cùng đối tượng đã cho trong tri giác
(chỉ có cùng một người tên X, đối
tượng của tri giác và ảnh, và ảnh chỉ là
một từ cho một cách nào đó của ý thức
để nhắm đối tượng, hình ảnh X là
một trong những cách thế khả hữu để
nhắm hiện hữu thực của X). Để
vượt khỏi những nan giải trong vấn
đề phân biệt hình/morphé và chất/hylé của
ảnh mà Sartre theo Husserl trong khi viết quyển sách
xuất bản năm 1936 này, ở Hữu và Vô, 1943
Sartre viết: Aûnh phải chứa trong cấu trúc của nó
một luận cương hư vô hóa. Nó cấu thành
như ảnh khi đặt để đối
tượng của nó như hiện hữu nơi khác
hoặc không hiện hữu. Nó mang một hủy thể
kép trong nó:là hư vô hóa thế giới trước tiên ,
rồi tiếp theo là hư vô hóa đối tượng
của ảnh và đồng thời hư vô hóa chính nó.
Quan niệm ảnh mang ý nghĩa của từ
trong ngôn ngữ của con người (tranh biện
giữa Berkeley và Locke: Berkeley phê phán lý luận của Locke
về hiện hữu của những ý niệm tổng
quát trừu tượng là bất khả, ảnh tinh
thần phải là đặc thù vì không thể hình thành ý
niệm tổng quát, nghĩa là ảnh của một tam
giác nếu không phải là tam giác cân, tam giác đều, tam
giác vuông) là đề tài phê phán trong triết học và tâm lý
học ở thế kỷ 20. Wittgenstein gọi nó là một
giả ảnh/ein falsches Bild trong quá trình thừa
nhận/Wiedererkennen như thể thừa nhận luôn luôn
dựa trên so sánh hai ấn tượng với nhau, khi
đưa ra nhận xét: “Như thể tôi mang một hình
ảnh đối tượng với tôi và nhận
diện một đối tượng như đã
được hình ảnh biểu hiện. Ký ức
của chúng ta đối với chúng ta như can dự vào
so sánh này, qua việc gìn giữ một hình ảnh của
cái gì đã nhìn thấy trước, hay cho phép chúng ta nhìn vào
quá khứ/Es ist, als trüge ich ein Bild eines Gegenstands bei mir und
agnoszierte danach einen Gegenstand als den, welchen das Bild darstellt. Unser
Gedächtnis scheint uns so einen Vergleich zu vermitteln, indem es uns ein Bild
des früher Geschenen aufbewahrt, oder uns erlaubt…in die Vergangenheit zu
blicken”.
Thời hiện đại là thời của khoa
học kỹ nghệ, như Heidegger gọi nó là thời
đại của ảnh hình thế giới/Weltbild,
thế giới được quan niệm như ảnh.
Nhiếp ảnh như một kỹ thuật đã
được phát kiến, ống kính được
mệnh danh là tấm gương của thế giới,
ảnh tuy không là thực tại, mà là một tương
tự/analogon của sự vật (Barthes), thiên nhiên với
máy chụp hình thì khác thiên nhiên nói với con mắt (W.
Benjamin). Nhiếp ảnh chính là cái khả năng thực
hiện sự đồng nhất trong cái duy nhất [Xem:
Đặng Phùng Quân, Tẩu khúc, 2004]
Ảnh trong Kinh Dịch gọi là Tượng/hsiang:
trong thiên Hệ từ nói Dịch có Thái cực/t'ai chi,
sinh ra hai Nghi/I, hai Nghi sinh ra bốn Tượng, bốn
Tượng sinh ra tám quẻ/pa kua. Nghi tức là hình thái
gồm Âm và Dương, Tượng là ảnh do hình thái
sinh ra Thái Dương, Thiếu Âm, Thiếu Dương, Thái
Âm, Quẻ gồm có Kiền, Đoái, Ly, Chấn, Tốn,
Khảm, Cấn, Khôn. Trương Hoành Trung thông diễn ý
nghĩa của Dịch: có Lý rồi mới có Tương,
có Tương rồi mới có Số. W.T. Chan giải thích
quẻ trong Dịch là một biểu tượng trình bày
hiện tượng được ghi nhận trong thiên
nhiên, và gợi lên một ý hay hình tùy thuộc vào đó mà
sự vật hay hoạt động diễn ra.
Bernard Bolzano trong Wissenschaftslehre/Khoa học
luận, 1837 trong tranh biện về ảnh và niệm
tưởng hệ/schema xác định niệm
tượng hay ảnh tượng/phantasma là một
biểu tượng kết hợp khái niệm và trực
quan, và phê phán Kant đã đồng hoá tỉ dụ và
ảnh tương. Tỉ dụ, đối với
một khái niệm đã cho, là một đối
tượng mà nó bao nhiếp. Ảnh tượng là một
biểu tượng chủ quan bao nhiếp cùng đối
tượng mà một khái niệm không biểu thị
những đặc chất của nó: ảnh tượng
chỉ đi kèm khái niệm. Niệm tưởng hệ
của Kant chính là ảnh tượng của một
đối tượng, kết hợp với khái niệm
của đối tượng này.
Ảnh tượng/Imaginaire: từ bắt
nguồn ở tiếng La tinh imaginarius đã
được Sartre dùng làm nhan đề trong tác phẩm
xuất bản năm 1940 nhằm mô tả chức năng
chính “không thể thực hiện được” của ý thức hay “tri tưởng” và đối ngữ tri kiện của nó, ảnh
tượng/décrire la grande fonction “irréalisante” de la conscience ou “imagination”
et son corrélatif noématique, l'imaginaire.
Từ ngữ imaginaire được Lacan
dùng trong phạm trù toàn bộ thuật ngữ và khái
niệm ở hội luận 1974-75 của ông gọi
tắt là R.S.I., nghĩa là thực, tượng trưng và ảnh
tượng: người ta chỉ có thể nghĩ
ảnh tượng/l'imaginaire trong những quan hệ
của nó với cái thực/le réel và cái tượng
trưng/le symbolique và cấu thành sổ ghi chép dụ
hoặc/leurre và đồng nhất/identification. Những
sổ ghi ảnh tượng và sổ ghi tượng
trưng của Lacan là những công cụ làm việc
cần thiết cho nhà phân tâm học để đánh
dấu trong hướng chữa trị, cái thực
được đánh dấu như trong trật tự
của cái bất khả hữu. Aûnh tượng
được hiểu khởi từ ảnh (chẳng
hạn, trẻ sơ sinh giữa thời kỳ sáu và
mười tám tháng sống như chia vụn, không khu
biệt giữa cái gì là nó và thân thể người mẹ,
giữa nó và ngoại giới; được mẹ cưu
mang bồng bế, nó nhận ra ảnh hình nó trong tấm
gương, dự tưởng về mặt ảnh
tượng hình thái toàn diện thân thể nó). Một trong
những tiêu biểu của sổ ảnh tượng
cũng là dấu mốc cho quan điểm lý luận
(chẳng hạn, khi nói đến từ ngữ cha,
phải minh thị nói đến cha thực, cha ảnh
tượng và cha tượng trưng): người cha
ảnh tượng là ảnh thuộc về cha sinh ra
từ diễn ngôn của người mẹ, ảnh hình nó
cho và cách thế thật chủ quan mà toàn bộ những
thành tố được tri giác.
Christian Metz trong Le Signifiant imaginaire, 1977 trong
phản tư phân tâm học đã sử dụng những
từ ngữ của Lacan để khai phá đối
tượng-điện ảnh của ảnh tượng
và để chinh phục nó về tượng trưng.
Điện ảnh là một kỹ thuật cuả ảnh
tượng, theo hai nghĩa: nghĩa thông thường
chỉ những truyện phim là những truyện kể
giả tưởng, mà ý nghĩa dựa trên ảnh
tượng đầu tiên của nhiếp ảnh và máy
hát; nghĩa thứ hai theo Lacan, ảnh tượng
đối trọng của tượng trưng, cùng
chỉ thị cái dụ hoặc cơ bản của cái
Tôi, dấu ấn nhất định của Oedipe, dấu
mốc của tấm gương làm tha hoá con người
(phản ảnh riêng của nó, nhị trùng, dục
vọng, cốt lõi sơ khởi của vô thức).
Tri tưởng/Imagination : Từ ngữ bắt nguồn
ở tiếng La tinh imaginatio/imago/imitari. Quan năng
tri tưởng có một địa vị nhất
định chỉ thị khả năng sản xuất
nơi con người. Trong hiện tượng luận tri
tưởng, từ ngữ Bild trong khái niệm Bildbewußtsein/ý
thức ảnh (mô tả quá trình tâm linh hình thành ra
những ảnh mà người ta lĩnh hội như
thể những đối tượng dự hướng
được trung tính trong giá trị hiện hữu
tương phản với những đối
tượng của tri giác ngoại tại) để phân
biệt với khái niệm Phantasie (chỉ thị
quyền năng tưởng tượng của chủ
thể). Roman Ingarden trong Vom Erkennen des literarischen Kunstwerks/Từ
nhận thức tác phẩm văn học nghệ thuật,
1968 xây dựng lý luận mẫu hình của những
đối tượng mỹ học khác nhau như hội
họa, âm nhạc trên cấu trúc của ý thứcảnh,
được coi như tri tưởng chủ yếu là
tri kiện, phân biệt rõ sự bền vững của
ảnh tượng/Bild đối với tri
tưởng/Phantasieren tức là hoạt động ảnh
tượng. Lưu Hiệp trong Văn tâm điêu long nói
đến thần tư/shen ssu mà nhiều học
giả coi như đồng nhất với từ
hiện đại nói về tri tưởng. Coleridge quan
niệm tri tưởng chủ yếu có sinh lực, trong
khi mọi đối tượng chủ yếu là
chết, khác với Lưu Hiệp coi sự vật không
chết mà có thần.
Tuy triết học cổ đại Hy lạp,
từ Platon vẫn coi nhẹ vai trò tri tưởng, song
chính Aristote đã liên kết từ tri tưởng/Phantasia
với căn nguyên từ ánh sáng/phôs - nghĩa là nếu
không có ánh sáng, không thể nhìn thấy, như vậy có
một sợi dây liên hệ giựa tri tưởng/phantasia
và hiện tượng/phainomenon. Dilthey, nhà tiền phong
của thông diễn học văn chương trong Die
Einbildungskraft des Dichters, Bausteine für eine Poetik/ Tri tưởng
của thi sĩ, những yếu tố cho sáng
tạo, 1887 đã làm nổi bật thần trí sáng
tạo của tri tưởng: Tri tưởng của thi
sĩ trong vị thế đối với thế giới
kinh nghiệm xây dựng khởi điểm thiết
yếu cho mọi lý luận thực sự muốn đi
giải thích cái thế giới muôn màu muôn vẻ của
văn chương trong những biểu hiện tiếp
nối nhau. Trong nghĩa này, sáng tạo học là dẫn
nhập thực trong lịch sử văn chương,
giống như tri thức luận là dẫn nhập trong
lịch sử vận động tinh thần/Die Phantasie des
Dichters in ihrer Stellung zur Welt der Erfahrungen bildet den notwendigen
Ausgangspunkt für jede Theorie, welche die mannigfaltige Welt der Dichtungen in
der Aufeinanderfolge ihrer Erscheinungen wirklich erklären will. Die Poetik in
diesem Sinne ist die wahre Einleitung in die Geschichte der schönen Literatur,
wie die Wissenschaftslehre in die Geschichte der geistigen Bewegungen.
Trong tư tưởng Descartes, khác với
thường kiến nghĩ ông là người coi nhẹ
vai trò tri tưởng trong những Suy niệm siêu hình
học, ở những ghi nhận hai mươi năm
trước khi viết Suy niệm, ông đã có những suy
tư giống như Dilthey về sáng tạo văn
chương, ở đó thi sĩ viết với sức
mạnh tri tưởng và nhiệt tình mang những ý
nghĩa phôi thai những hạt giống khoa học, mà nhà
triết học suy ra từ lý trí (Xem: Cogitationes privatae).
Quan điểm của nhiều nhà triết
học khác cũng chứng tỏ hàm hồ về vị
thế của tri tưởng. Chẳng hạn, Hume coi không
có gì nguy hiểm cho lý trí hơn là những phiêu lưu
của tri tưởng, song mặt khác, ông lại coi tri
năng là những đặc tính khái quát và lập thành
hơn của tri tưởng. Trong Phê phán lý trí thuần
tuý, Kant quan niệm tri tưởng như một
chức năng mù lòa song cần thiết cho tâm hồn, vì
nếu không có tri tưởng, không thể có troi thức.
Từ những tác phẩm sau, như Phê phán quyền
năng của phán đoán/Kritik der Urteilskraft, Nhân
học trong quan điểm thực nghiệm/Anthropologie in
pragmatischer Hinsicht ông luận về khả năng
của tri tưởng/Bildungsvermögen: tri tưởng là
quyền năng hình thành ảnh tượng, phân biệt
với quyền năng tạo hình cho trực
giác/Bildungskraft ở chỗ nó tạo ảnh không cần
hiện diện của một đối tượng,
hoặc do sáng tạo/fingendo, hoặc do trừu
tượng hóa/abstrahendo.
Một số những từ đi kèm với
ảnh tượng như:
Ảnh tượng vật chất/Image matérielle: Thực tại
vật chất do cái nhìn, tái tạo một thực tại
khác, có thể là vật chất, tinh thần, trừu
tượng, hay võng tượng.
Ảnh tượng biện chứng/Image
dialectique/dialektisches Bild: khái niệm của Walter Benjamin trong quan niệm
triết học lịch sử, đối lập với
quan niệm đường thẳng về lịch sử.
Ảnh tượng sáng tạo/Image poétique: khái niệm của
Gaston Bachelard, vẽ lên ảnh tượng dưới
dạng động, cư ngụ trong ngôn ngữ,
đưa văn chương tới vị thế cao
của nghệ thuật.
Những khái niệm ảnh tượng khác
như ảnh tượng liên tục, ảnh
tượng tâm thần, ảnh tượng phát sinh,
ảnh tượng điển hình thuộc về tâm lý
học.
Ando Shoeki/An đằng Xương Ích: sinh năm 1703 ở
Akita và mất năm 1762, là nhà tư tưởng
độc đáo trong lịch sử tư tưởng
Nhật, tuy thực sự phải đợi tới
năm 1899 năm thứ 32 thời Minh trị (1868-1912)
mới được phát hiện. Sinh thời ông theo ngành
y, đã đến Nagasaki, hải cảng đầu tiên
của nước Nhật để học hỏi về
những phong tục xứ ngoại. Tương truyền,
ông dạy học trò theo phong thái riêng, không dẫn kinh
điển Trung hoa ngoậi trừ để phê bình,
khuyến khích môn đệ làm lao động chân tay theo
người nhà nông, để tiếp cận với thiên
nhiên. Chính vì lối sống riêng đó nên ông ít
được biết đến. Mãi đến những
năm cuối thế kỷ 19, tập bản thảo mang
tên Shizen Shin Ei Do/Đường lối hoạt
động của Tự nhiên may mắn lọt vào tay
Kano Kochiki (1865-1942), Hiệu trưởng trường Trung
học quốc gia ở Tokyo và là người sưu
tầm sách cổ, quý, lại thiên về khoa học tự
nhiên, Kano nhận ra bản thảo của Shoeki là một
thiên khảo luận bách khoa, ông đem giới thiệu sách
với bạn bè, đồng nghiệp. Kano đã viết
bài Dai Shisoka Ari/Một nhà tư tưởng lớn vào
năm 1908 trên tập san Naigai Kyoiku Hyoron giới
thiệu tư tưởng Shoeki với công chúng. Kano còn tìm được một bản thảo khác của Shoeki To
Do Shin Den/Truyền giao toàn diện Chính Đạo
vào năm 1925. Kano xuất bản sách viết về Ando
Shoeki của ông vào năm 1928. Một học giả
người Canada sinh ở Nhật E.H. Norman (1909-1957) quan
tâm đến tư tưởng chống đối qua
nhiều thế kỷ phong kiến đã nghiên cứu Shoeki
và viết Ando Shoeki and the Anatomy of Japanese Feudalism/Ando
Shoeki và Giải phẫu chủ nghĩa phong kiến
Nhật, 1949, sách được dịch sang tiếng
Nhật với nhan đề nhà tư tưởng
bị lãng quên/Wasurerareta Shisoka đã gây chấn
động giới trí thức Nhật thời hậu
chiến.
Tư tưởng Shoeki có hai mặt chính mang
dấu ấn nhà tư tưởng tiền phong và
độc đáo không chỉ ở thời đại ông
mà cả một thế kỷ về sau. Một, tư
tưởng triết học xã hội của ông, phê phán
nghiêm chính giới cầm quyền; hai, tư tưởng
triết học tự nhiên của ông thiên về khoa sinh
thái, có thể nói là một trong những triết gia
đầu tiên chú trọng đến một ngành chỉ
mới phát triển vào thế kỷ vừa qua. Shoeki
sớm nhận thức quá trình hủy diệt sinh thái
ở thời đại ông và ông lên án hành động này.
Tự nhiên theo ông là khí lực trường cửu, năng
lực vật chất cần thiết; thiên nhiên không
phải để chinh phục, nhưng để hiểu
biết; con người thuận theo tự nhiên sẽ tìm
ra lý tưởng. Tư tưởng tự nhiên của
Shoeki có thể so với Lý tự nhiên (vật lý nhân luân)
của Lý Chí (1527-1602) cuối thời Minh bên Trung hoa, hay
đồng tình với một nhà tư tưởng
phương tây cùng thế kỷ Jean Jacques Rousseau (1712-78).
Đối với Shoeki, mọi âm thanh của
thế giới tự nhiên là những ký hiệu: Không có gì
trong Thiên địa/Tenchi giữa loài người, chim , thú,
vật, cá, cây cỏ lại không sinh ra âm. Không có âm nào mà con
người ta không thể hiểu (trong Shizen Shin Ei Do).
Con người theo tự nhiên không chỉ giới hạn
ở diễn ngôn của người, mà có thể hiểu
mọi thông điệp của mọi vật trong tự
nhiên, thông hiểu và thông giao với mọi hiện sinh. Theo
Shoeki, tự nhiên, ngôn ngữ và nhân thân không tách rời
nhau.Phá hoại thiên nhiên, gây xáo trộn quan hệ giữa
người và tự nhiên là kết quả của những
sai lầm cơ bản trong tri giác của con người
về tự nhiên và ứng xử phi nhân dựa trên
những lầm lẫn tri giác này. Ông cho là toàn thể nhân
loại bệnh hoạn cả về tâm hồn lẫn
thể xác: Không có con người chân chính, tất cả
đều bệnh hoạn/To Do Shin Den, Kyu Sei Shitsu kan.
Ở thế kỷ 21 này, những báo động
về sinh thái, về trái đất nóng dần, những
hủy hoại tự nhiên đang diễn ra, phải
chăng những nhà tư tưởng như Shoeki đã
từng tiên liệu từ nhiều thế kỷ
trước?
Hết phần chữ A.
Từ điển
triết học giản yếu
23 (tiếp theo)
Chữ B
B/Bamalip: Chữ đầu
ở mỗi từ giúp nhớ mỗi cách trong tam
đoạn luận. Bamalip là dạng thứ tư (a/a/i: hai
tiền đề có tính phổ quát, mệnh đề kết
luận có tính đặc thù) rút ra từ Barbara (xem
dưới đây) do chuyển vị/transposition những tiền
đề và chuyển hoán/conversion từng phần của
kết luận:
Tất
cả P là M
Tất
cả M là S
Vậy vài S là P
S: chủ
từ, P: thuộc từ và M là trung từ trong ba hạn
từ của tam đoạn luận.
Ví
dụ: Nếu tất cả trái cây (P)
đều có thể ăn được (M)
Thì mọi thứ ăn được (M) đều
đáng thèm (S)
Vậy một vài thứ đáng thèm (S) là trái cây (P)
Tương
ứng với quy tắc sau đây của luận lý sơ
đẳng về lượng:
(Λx(Hx→Gx)^Λx(Gx→Fx))→vx(Fx^Gx)
đúng như
khi dùng những chữ S, P và M diễn tả trong luận
lý cổ điển là:
(PaM
^ MaS) → SiP
trong đó
trật tự a/a/i được dùng trong từ Bamalip
để dễ nhớ.
(theo José Ferrater Mora, Diccionario de Filosofía de bolsillo)
Baralipton: Cách gián tiếp
của dạng thứ nhất (xem: những dạng này
trong những phần về dạng thức tam đoạn
luận) do chuyển hoán kết luận của tam đoạn
luận tương ứng ở Barbara:
Tất
cả M là P
Tất
cả S là M
Vậy vài P là S
Cách này
tương đương với Bamalip (nói đến
ở trên) vì tiểu từ theo định nghĩa là
chủ từ của kết luận, cho nên hai tiền
đề trao đổi chức năng , tiền
đề thứ nhất trở thành tiểu tiền
đề theo chuyển hoán này, và tiền đề thứ
hai trở thành đại tiền đề.
Barbara: Cách
thứ nhất của dạng thứ nhất trong tam
đoạn luận:
Tất
cả M là P
Tất
cả S là M
Vậy
Tất cả S là P
Ví dụ:
Nếu
tất cả mọi người đều phải
chết
Và
mọi người Tàu đều là người
Vậy
mọi người Tàu đều phải chết
Tương
ứng với quy luật:
(Λx(Gx→Hx)^Λx(Fx→Gx)) →Λx(Fx→Hx)
diễn
tả trong luận lý cổ điển:
(MaP
^ SaM) → SaP
trong đó
trật tự a/a/a dùng trong từ Barbara cho dễ nhớ.
Barbari: Cách sai đẳng
của dạng thứ nhất, nhận đượcdo
phụ thuộc vào kết luận của Barbara:
Tất
cả M là P
Tất
cả S là M
Vậy
vài S là P
Luận lý
học của phái Port-Royal đặt tên Barbari cho cách
của dạng thứ tư theo AAI (Bamalip) qua ví dụ:
“Tất cả phép lạ của tự nhiên là bình
thường; thế mà tất cả cái gì bình
thường không gây cho chúng ta xúc động; vậy, có
những sự không gây chúng ta xúc động, và đó là
những phép lạ của tự nhiên.” Theo Lalande, đây là
một sai lầm, bởi vì chuyển vị những
tiền đề (M) và chuyển hoán kết luận (P)
thiết yếu để đi từ Barbara sang một
cách lập thành như vậy. Trái lại, Leibniz dùng từ
Barbari theo nghĩa xác định ở trên.
Baroco/Baroko: Cách của dạng
thứ hai, dẫn về Barbara do thoái hóa hay giảm trừ
vào phi lý:
Tất
cả P là M
Vài
S không là M
Vậy vài S không là P
Ví dụ:
Nếu
tất cả loại rượu là có hại
Và
vài loại nước khoáng không có hại
Vậy
thì vài loại nước khoáng không thuộc loại
rượu
Tương
ứng với quy luật:
((^x(Hx→Gx)^vx(Fx^]Gx))→v
x(Fx^]Hx,
diễn
tả trong luận lý cổ điển:
(PaM
^ SoM) →SoP
trong đó
a/o/o dùng trong từ Baroco để nhớ theo thứ
tự PM-SM-SP.
Bocardo/Bokardo: Cách của dạng
thứ ba dẫn về Barbara qua thoái hóa (giảm trừ vào
vô lý):
Vài
M không là P
Tất
cả M là S
Vậy vài S không là P
Nhóm từ ngữ La tinh
Beneficium
accipere lībertātem est vendere: nhận một ân sủng là bán
tự do của mình.
Bene quī
latuit bene vīxit: người sống một cuộc đời
ẩn dật, sống thoải mái – trong Tristia của
Ovid và như một châm ngôn đối với Descartes
Bona fidēs: thiện ý
Bonum: thiện
Nhóm từ ngữ hy lạp
Bios: sống, cách sống
Nhóm từ ngữ phạn
Baddha; giới hạn
Baddha-jīva: con người cá
thể bị hạn chế
Bādha: mâu thuẫn; giả
Bādhaka: tương ứng
với từ Aufhebung trong tiếng Đức của
Hegel để chỉ phủ định, thăng hoa
Bādhaka-pratīti: nhận thức
thăng hoa; Bādhāyām sāmānādhikaranya là
một lý luận ngữ pháp của phái vô nhị Advaita
Vedanta lý giải những pháp ngôn trong Upanisad, ví dụ sơ
khởi người ta tri giác một vật như cái
cột, sau đó nhận ra là con người; tri giác sơ
khởi đã thăng hoa/bādhita để chỉ lý mâu
thuẫn, thăng hoa.
Bahih-prajñā: nhận thức
ngoại tại
Bahir-dravyatva: bản thể
ngoại tại
Bāhyānumeya-vāda: một bộ của
Tiểu thừa, còn gọi là Kinh lượng
bộ/sautrāntika xây dựng trên tri thức học duy
thực. Bao gồm thực tại, độc lập
với tinh thần và khách thể ở bên ngoài/bāhya ý
thức và chỉ nhận biết qua những chức
năng của giác quan.
Bāhyapratyaksa-vāda: một bộ của
Tiểu thừa duy thực, còn gọi là Tỳ-bà-sa
luận, coi đối tượng ở bên ngoài tinh
thần và ý thức, nhưng phải trực tiếp, không
qua tham chiếu
Bandha: câu thúc thuộc
bốn loại: tự nhiên/prakti-bandha, không gian-thuộc
lượng/pradesa-bandha, thời gian-thuộc
phẩm/sthiti-bandha, tập trung vào thực
hiện/anubhāga-bandha. Đa số trường phái
triết học Ấn liên kết câu thúc với ngu
dốt/avidyā, chỉ thân phận hữu hạn, u minh
của con người.
Bhagavān: Thế Tôn, từ
căn ngữ: bhag< sở hữu.
Bhakti: lòng sùng bái, tận
tụy, từ căn ngữ: bhaj
Bhāsya: bình luận
→Bhāsyakāra: bình luận gia.
Bhāva: hiện hữu,
cảm xúc, thái độ, từ căn ngữ:
bhū
Bhāvanā: trầm tư,
hồi ức. Theo Kỳ na giáo, đó là một loại tri
thức bằng lời, giai đoạn nhận biết
bản nhiên của một hiện tượng quen thuộcđể
một hiện tượng mới được biết
qua liên tưởng với nó ngõ hầu có thể hiểu
được. Theo phái Vaisesika, đó là một mẫu
gạch/guna từ ấn tượng tiềm
ẩn/samskāra, phẩm tính của bản ngã nhờ
đó sự vật thường xuyên được
thực hành, nhận biết.
Bhāva-padārtha: thực thể
hiện hữu.
Bhāvarūpa: hình thái hiện
hữu; theo phái bất nhị Advaita Vedanta, đây là một
thuộc tính của ngu dốt/avidyā.
Bheda: khu biệt, phân
liệt. Khái niệm then chốt của phái nhị nguyên
Dvaita Vedānta, gồm năm mặt: khu biệt giữa
Chí tôn và cá thể, giữa những cá thể khác nhau, giữa
Chí tôn và vật chất, giữa cá thể và vật
chất, và giữa chính vật chất với vật
chất trong những hình thái đa dạng của nó. Có ba
loại: khu biệt nội tại/svagata-bheda; khu biệt
hiện hữu giữa hai đối tượng cùng
loại/sajātīya-bheda; khu biệt hiện hữu
giữa hai đối tượng thuộc các loại khác
nhau/vijātīya-bheda.
Bhedābhava: Khuyết nhị
nguyên hay khu biệt.
Bhedābheda: quan hệ của
thống nhất trong khu biệt (tương ứng
với quan niệm: đồng qui nhi thù đồ); khu
biệt-với-phi khu biệt; nhất thể trong phức
thể. Phái Bhatta Mīmāmsaka, Nimbīrka có quan
điểm này.
Bhedābheda-vāda:lý luận phi khu
biệt trong khu biệt.
Bhedād-anyah: Một cái gì khác khu
biệt.
Bhedāgrahana: Phi lĩnh hội khu
biệt.
Bheda-sahisnu: Tương hợp
với khu biệt.
Bheda-samsarga:
Quan hệ nhị
nguyên.
Bheda-virodhi: cái đối lập
với khu biệt
Bhoga: lạc thú; kinh
nghiệm
Bhogabhūta: hành động phi ý
chí
Bhoga-sthāna: sở cứ của
lạc thú
Bhoga-vastu: đối
tượng của sở cứ
Bhogopakarana: phương tiện
của lạc thú
Bhogya: đối
tượng của kinh nghiệm
Bhrama: sai lầm; ảo
tưởng, huyễn tượng
Bhūta: yếu tố; nguyên
tắc yếu tố hay sự vật cụ thể
xuất phát từ sự thống nhất trừu
tượng, siêu hình thông qua một quá trình đặc thù
hóa và giới hạn vô cùng
Bhūtādi: trạng thái quán
tính/tamas thống trị thuần khiết/sattva và hoạt
động/rajas. Từ trạng thái này dấy lên những
yếu tố tế vi/tanmātra, theo phái Sānkhya
Bhūta-pañcaka: năm yếu tố:
đất/pŗthivī, khí/vāyu, lửa/tejas,
nước/ap, và ê-the/ākāśa (không gian) – đó là
những thành tố cấu tạo nên vũ trụ vật
lý; theo vũ trụ luận của phái Sānkhya, những
thành tố này rút ra từ những yếu tố tế vi
nói trên
Bhūtārtha-vāda: tình trạng của
một sự kiện chưa được rõ; để
chỉ lý luận về những đối tượng
hiện hữu
Bhūta-tathatā: Tính thể (dịch
sang tiếng Anh là “that”-ness) của những thành tố; theo
Kurt F. Leidecker (trong Dictionary of Philosophy, edited by Dagobert D.
Runes), dich sang tiếng Anh là “So-ness” là tình trạng cao
nhất được Duy thức tông/Vijñāna-vāda quan
niệm, coi như một trùng hợp đối
lập/coincidentia oppositorum của hữu và những yếu
tố tri thức; còn coi là trực tiếp đồng
nhất với A-đề Phật/Adi-Buddha, hay Phật
bất hoại, vô lượng thọ trong phái Kim
cương thừa
Bhuvah: thế giới
chuyển hóa< Bhuvana: vũ trụ, thế giới
Bimba-pratibimba-vāda: lý luận về
nguyên ủy và phản ảnh, theo phái vô nhị ý thức
được coi là phản ảnh trong những
điều kiện ngẫu nhiên. Theo quan niệm này, cá
thể là một phản ảnh của trí khôn hiện
diện nơi ngã tính, do không có khác biệt giữa phản
ảnh và nguyên ủy nên hồn cá thể/jīva không khác
với Tuyệt đối/Brahman/Đại ngã
Từ
ngữ Nga/Anh/Đức
Ъазис/basis/Grundlage: cơ sở, nền
tảng
Ъезбóжие/atheism/Gottlosigkeit: vô thần
Ъезграничный/unlimited/grenzenlos: vô hạn
Ъезнравственность/Immorality/Unsittlichkeit/:
vô luân
Ъезуслόвный/unconditional/unbedingt:
vô
điều kiện
Ъесклассовое
όбщество/classless society/klassenlose
Gesellschft: xã
hội phi giai cấp
Ъесконéчность/infinity/Unendlichkeit:
vô cùng
Ъеспредéльный/boundless/grenzenlos:
vô biên
Ъеспричинный/uncaused/unverursacht:
phi nguyên
nhân
Ъессмéртие/immortality/Unsterblichkeit:
bất
tử
Ълáга/goods/Güter:
thiện
Ъог/god/Gott:
thượng
đế
Ъогослóвие/theology/Theologie:
thần
học
Ъытиé/being/Sein:
hữu
thể
Ъытиé
общéственное/social
being/gesellschaftliches Sein: hữu thể xã hội
Вáжность/importance/Wichtigkeit:
quan
trọng
Введéние/introduction/Einführung:
dẫn nhập
Вековéчный/eternal/ewig:
vĩnh
cửu
Вéра/faith/Glaube:
niềm
tin
Вéрность/fidelity/Treue:
trung tín
Вéрный/correct,
true; faithful/richtig, wahr; treu: đúng/thực/trung thành
Вéчность/eternity/Ewigkeit:
vĩnh
cửu
Вéчные
истины/eternal truths/ewige Wahrheiten: chân lý vĩnh cửu
Веществó/matter/Dinglichkeit:
vật
chất/chất thể
Вещь/thing/Ding:
sự
vật
Вещь
в себé/thing-in-itself/Ding an sich: vật tự nội
Вещь
для нас/thing for us/Ding für uns: vật đối
với ta
Взаимность/reciprocity/Gegenseitigkeit:
Tương
hỗ
Взаимодéйствие/interaction/Wechselwirkung:
Hỗ tác
Взаимозависимость/interdependence/gegenseitige
Abhängigkeit: Phụ
thuộc lẫn nhau
Взаимообуслóвленность/mutual
conditioning/gegenseitige Bedingtheit: Quy định hỗ tương
Взаимоотношéние/inter-relation/Wechselbeziehung:
quan hệ
hỗ tương
Взаимоотношéние
теóрии и
прáктики/inter-relation of theory and
practice/Wechselbeziehung von Theorie und Praxis: quan hệ hỗ
tương giữa lý luận và thực tiễn
Взаимоперехóд/mutual
transition/penetration/Ineinander-Übergehen/gegenseitiges Durchdringen: thấu triệt/xâm
nhập hỗ tương
Взаимосвязь/correlation/Wechselbeziehung:
Tương
quan
Взгляд/view/Sicht;Ansicht:
Nhìn;
thị kiến
Вздор/nonsense/Unsinn:
Vô nghĩa
Вид/appearance;species/Aussehen;Art:
bộ
diện; loại
Видимость/appearance;visibility/Schein;Sichtbarkeit:
Bề
ngoài; khả thị
Видовóе
понятие/specific concept/Artbegriff: khái niệm đặc
thù
Видоизменéние/alteration;modification/Veränderung;Modifizierung:
biến
chuyển
Видообразовáние/formation
of species/Artenbildung: hình thành chủng loại
Власть/power/Macht:
quyền
lực
Влияние/influence/Einfluß:
ảnh
hưởng
Вмешáтельство/interference/Eingreifen:
giao thoa;can
thiệp
Внéшний
мир/external world/Außenwelt: ngoại giới
Внýтренний/internal;intrinsic/inner:nội tại
Воээрние/view/Anschauung:quan niệm
Воэмóжность/possibility/Möglichkeit:
khả
hữu
Воэникновéние/origin;genesis/Ursprung;Entstehen:
nguồn
gốc;khởi sinh
Вóльность/liberty/Freiheit:
tự do
Вóля/will/Wille:
ý chí
Воображéние/imgination/Einbildungskraft:
tri
tưởng
Воспиятие/perception/Wahrnehmung:
tri giác
Впечатлительность/receptivity;sensibility/Empfänglichkeit;Sensibilität:
cảm
thụ;cảm giác
Враэумительный/intelligible/einsichtig:
khả tri
Врéмя/time/Zeit:
thời
gian
Всвéдение/omniscience/Allwissenheit:
toàn trí
Вселéнная/universe/Weltall:
vũ
trụ
Всеóбщая
свяэь
явлéний/universal connection of
phenomena/universeller Zusammenhang der Erscheinungen: liên kết phổ quát
những hiện tượng
Всеóбщность/generality;universality/Allgemeinheit;Universalität:
tổng
quan; phổ quát
Всесторóнный/comprehensive/allseitig:
hàm súc
Выбор/choice/Wahl:
chọn
lựa
Вывод/inference/Schlußfolgerung;Ableitung:
suy
luận;diễn dịch
Вывóдимость/deducibility/Ableitbarkeit:tính khả suy
Вымыселл/fiction/Erfindung;Erdichtung:
giả
tưởng
Выражéние/expression/Ausdruck:
biểu
hiện
Выскáэывание/proposition/Aussage:
đề
nghị
Выяснéние/explication/Erklärung:
giải
thích
Những từ Tây ban nha
Bello: cái đẹp, cái
mỹ
Bicondicional: lưỡng kiện.
Es el nombre que recibe la conectiva binaria (o conector binario) ‘si y sólo
si’ – từ để chỉ sự liên kết đôi
‘nếu và chỉ nếu’ qua ký hiệu ≡ (cũ) và nay
là ↔: p↔q có nghĩa là: ‘p nếu và chỉ nếu q’
qua ví dụ: X là cha của Y nếu và chỉ nếu Y là con
của X. Điều kiện đôi này tương
đương với cặp điều kiện theo cách: (p↔q)↔((p→q)
^ (q→p))
Bien: thiện; tương
ứng với những từ ‘la bondad’ và ‘lo bueno’.
Buena voluntad: thiện chí, trong Fundamentación
de la metafísica de las costumbres/Cơ sở siêu hình của
đạo đức, Kant mở đầu phần
thứ nhất: “Ni en ninguna parte en el mundo ni, en general,
inclusive fuera del mundo es posible pensar algo que se pueda considar sin
restricción como bueno excepto una buena voluntad” (Trong bất
cứ thành phần nào của thế giới nói chung hay
kể cả ngoài thế giới, không thể khả
hữu tư duy cái gì là thiện, không hạn chế,
ngoại trừ một thiện chí).
Bachelard, Gaston: Triết gia Pháp, sinh
năm 1884 ở Bar-sur-Aube, làm việc ở Bưu
điện rồi trở thành giáo sư môn vật lý sau khi
tốt nghiệp kỹ sư và toán học, ông đậu
thạc sĩ triết năm 1922. Đệ trình hai
luận án triết về khoa học có nhan đề Essai
sur la connaissance approchée/Luận về tri thức
tiếp cận và Étude sur l’évolution d’un problème de physique:
la propagation thermique dans les solides/Khảo về tiên hóa
của một vấn đề vật lý học: phát
nhiệt trong những chất rắn năm 1928, ông
giảng dạy tại đại học Dijon từ
năm 1930, rồi ở Sorbonne những năm 1940-1954.
Bachelard
sống vào thời đại khoa học tự nhiên có
những bước tiến nhẩy vọt về mọi
mặt trong toán học, vật lý học, hóa học nên ông
đã ý thức một thái độ khoa học mới,
thể hiện trong những tác phẩm Le nouvel Esprit
scientifique, 1934; La Philosophie du Non. Essai d’une Philosophie du
Nouvel Esprit scientifique, 1940. Tinh thần duy lý và thực
nghiệm thật ra đã có truyền thống lâu
đời từ Descartes, xu hướng thực chứng
từ Comte, và trước Bachelard đã có những Claude
Bernard, Duhem, Rey, Bergson, Poincaré, Brunschvicg, Meyerson. Khi
đề ra một tinh thần khoa học mới, Bachelard
muốn đưa ra một tranh biện phê phán quan
điểm của những người đi trước
bằng một cuộc cách mạng trong cách nghĩ và
viết, về mặt tri thức luận/épistémologie cũng
như về mặt lịch sử những khoa học. Ông
phê phán tinh thần duy linh và duy tâm của những triết
gia về triết học khoa học và khẳng
định: “Một triết học muốn thực
sự tương ứng với tư tưởng khoa
học trong tiến hóa kiên định phải xét nghĩ
phản ứng của những tri thức khoa học trên
cấu trúc tinh thần/Une philosophie qui veut être vraiment adéquate
à la pensée scientifique en évolution constante doit envisager la réaction des
connaissances scientifiques sur la structure spirituelle”. Điều đó
muốn nói đến việc triết học phải
biến đổi để phản ảnh
được vận động của tư
tưởng hiện tại. Cho nên mục đích
đề ra ngay từ tác phẩm trước (1934) suy
nghĩ về tinh thần khoa học mới nhằm
thực hiện cái thuần lý này, và trong một
định thức ở tác phẩm sau (1940) là tinh thần
phải phục tòng những điều kiện của tri
thức. Khi xác định những điều kiện tri
thức luận của tiến bộ khoa học, Bachelard
phát hiện một đoạn tuyệt của khoa học
hiện đại với khoa học cổ điển,
tri thức thông tục về nhiều mặt. Điều
mà ông gọi là “bất liên tục tri thức
luận/discontinuité épistémologique “ (chẳng hạn giữa
vật lý học và vi vật lý học) cho chúng ta một
sự giải phóng choáng ngợp: “giải phóng tinh thần
đối với chính nó”. Quan niệm bất liên tục
tri thức luận này của Bachelard đối lập
với những quan niệm liên tục của Brunschvig,
Bergson, Duhem hay Meyerson và có ảnh hưởng sâu rộng
tới những nhà triết học về sau như
Canguilhem hay Althusser.
Trong tác
phẩm dẫn trên Triết học của cái Không
như một tuyên ngôn của tinh thần khoa học
mới, biểu hiện hành vi đoạn tuyệt trong khoa
học, nói không với hình học chẳng hạn, nên có
hình học phi Euclide, có vật lý phi Maxwell và cơ học
phi Newton như thuyết tương đối của Einstein,
cơ học lượng tử và ba động phi tất
định, hoá học phi Lavoisier, luận lý học phi
Aristote v.v.. Trong Tinh thần khoa học mới
Bachelard phê phán thuyết duy thực chủ trương
mọi sự do kinh nghiệm trực tiếp và thuyết
duy lý tin tưởng có thể suy luận mọi sự
khởi từ những phương thức tư
tưởng giả định là vĩnh cửu: “Chính
ở đó có thể nắm được vật lực
luận mới của những triết học
tương khắc này, cái vận động kép mà khoa
học đơn giản hóa cái thực và phức tạp
hóa lý trí.”
Triết
học khoa học của Bachelard có xu hướng duy
vật, song đã giải vật hóa/dé-matérialisation, có xu
hướng duy lý, song là một duy lý chủ
nạp/inducteur, phản Descartes/anticartésien (như ông phê phán
trong sách dẫn trên: phương pháp của Descartes là quy
nguyên/réductive, không có gì là quy nạp. Một giảm trừ
như vậy làm sai lạc phân tích và ngăn trở sự
phát triển mở rộng của tư tưởng khách quan).
Chính Bachelard mô
tả lý luận của ông là một phân tâm học tri
thức/psychanalyse de la connaissance hiểu theo nghĩa phát
hiện những nguyên mẫu/archétype – Jean Hyppolite trong
những chương sách viết về Gaston Bachelard
gọi triết học Bachelard là một chủ nghĩa
lãng mạn của trí năng/romantisme de l’intelligence ở tác
phẩm Figures de la pensée philosophique II, 1971 (ba
chương: G. Bachelard ou le romantisme de l’intelligence;
L’épistémologie de G. Bachelard; L’Imaginaire et la science chez G. Bachelard).
Theo Hyppolite, đó là một lý luận siêu nghiệm của
tri tưởng sáng tạo, một quyền năng từ
khước mọi giới hạn cho một tri
tưởng sáng tạo mở ra không ngừng những
viễn cảnh mới và phủ nhận mọi khép kín,
mọi phủ định giam hãm tư tưởng trong
một vòng đai kín, hay ngay cả trong một hệ
thống – chủ nghĩa lãng mạn này không đối
lập với chủ nghĩa duy lý.
Hyppolite
cũng muốn nói rõ tri tượng sáng tạo ông dùng
ở đây có lưỡng tính hàm hồ, vì thực sự
những tác phẩm của Bachelard cũng phong phú hàm
hồ, vì một đằng là những sách viết nghiêm
túc bênh vực một quan điểm triết lý về
những khoa học chỉ ra một chủ nghĩa duy lý
ứng dụng/rationalisme appliqué, một chủ nghĩa duy
vật thuần lý/matérialisme rationnel, mặt khác là những
tác phẩm về phân tâm học lửa, nước và
những giấc mơ, khí trời và mộng, đất và
những mơ mộng của ý chí, sáng tạo thi vị
của mơ mộng khởi từ 1938 cho đến
năm ông mất vào năm 1962 (như La Psychanalyse du feu,
1938; L’Eau et les Rêves. Essai sur l’imagination de la matière, 1942; L’Air et
les Songes. Essai sur l’imagination du mouvement, 1943; La Terre et les
Rêveries de la volonté. Essai sur l’imagination des forces, 1948; La Terre et
les Rêveries du repos. Essai sur les images de l’intimité, 1948; La Poétique de
l’espace, 1957; La Poétique de le rêverie, 1960). Không có gì mâu
thuẫn nơi con người cũng như tác phẩm
của Bachelard trong việc nghiên cứu song hành giữa
những khoa học (đặc biệt như ông chú trong
đến vai trò toán học trong phát minh khoa học) và tri
tưởng sáng tạo vì ông nhận ra tính phân cực
của trí năng và tri tưởng/polarité de l’intellect et de
l’imagination. Ông xác định: vấn đề tri thức
ngoại giới không thể tách rời những
đặc tính văn hoá của nó. Những tiểu
đề dưới mỗi tác phẩm dẫn trên của
ông, như khảo về tri tưởng của vật
chất (trong tác phẩm 1942 về Nước và Mơ),
của vận động (trong tác phẩm 1942 về Khí
trời và Mộng), của lực (trong tác phẩm 1943
về Đất và Mộng) chỉ ra sự kết
hợp giữa tinh thần khoa học mới xây dựng
trên một dự tính/se fonde sur un projet với một tri
tưởng ngoại giới tự tri tưởng
trong mơ mộng của người/s’imaginer dans la rêverie
humaine. Bachelard cũng chỉ ra ảnh tượng sáng
tạo rút ra từ một hữu thể luận trực
tiếp. Nếu tinh thần khoa học mới nhằm
lĩnh hội một điều gì ở tinh thần con
người thì văn chương, như thơ chẳng
hạn là một hiện tượng luận của tâm
hồn/phénoménologie de l’âme.
Những
triết gia sau ông thẩm định vị trí của ông,
như yêu cầu một triết học đồng hành
với khoa học của ông không nhằm làm tê cóng những
triết gia cùng thời mà nhằm kích động họ, vì
quá khứ của văn hóa có chức năng sửa
soạn một tương lai cho văn hóa, và Bachelard không
ngừng sống theo đuổi công trình triết học
đồng hành với công trình khoa học (nhận xét
của Georges Canguilhem) hay tác phẩm của ông chiếm
một vị trí chiến lược trong trường
hợp lý luận ở nước Pháp (nhận xét của
Dominique Lecourt).
Ngoài những
tác phẩm dẫn trên của Gaston Bachelard, phải kể
đến: La Valeur inductive de la relativité, 1929; Le Pluralisme
cohérent de la chimie moderne, 1932; Les Intuitions atomistiques, 1933; La
Dialectique de la durée, 1936; L’Expérience de l’espace dans la physique
contemporaine, 1937; La Formation de l’esprit scientifique, 1938; Lautréamont,
1940; Le Rationalisme appliqué, 1949; L’Activité rationaliste de la physique
contemporaine, 1951; Le Matérialisme rationnel, 1953; La Flamme d’une
chandelle, 1961; xuất bản sau khi mất: Le Droit de
rêver, 1970; L’Engagement rationaliste, 1972.
Bachelard,
Suzanne: sinh
năm 1919, là con gái của triết gia Gaston Bachelard. Như
Hyppolite nhớ lại kỷ niệm ông lui tới căn nhà
ở Montagne Sainte-Geneviève của Gaston Bachelard, ông
thường gặp Suzanne sát cánh với cha trong công
việc. Bà là một nhà hiện tượng luận, lý
giải tư tưởng luận lý của Husserl,
đặc biệt trong hai tác phẩm: dịch Formale und
transzendentale Logik/Luận lý hình thức và siêu nghiệm
của Husserl cùng với La Logique de Husserl, étude sur “Logique
formelle et logique transcendentale/Luận lý học Husserl, nghiên
cứu tác phẩm “Luận lý hình thức và luận lý siêu
nghiệm, cả hai xuất bản năm 1957.
Trong tác
phẩm La conscience de rationalité, Etude phénoménologique sur la
physique mathématique/Ý thức thuần lý, nghiên cứu hiện
tượng luận về khoa vật lý toán học
năm 1958, Suzanne Bachelard quan niệm mọi khoa học
thuần lý là khoa học phân nhánh, ảnh hưởng tư
tưởng Husserl cũng như chính thân phụ của bà.
Suzanne Bachelard
dạy triết ở Cao đẳng Sư phạm Sèvres,
Đại học Văn khoa Lille và Đại học
Sorbonne. Bà mất năm 2007 và mai táng cạnh thân phụ
ở Bar-sur-Aube.
Những tác
phẩm khác: Les Polémiques concernant le principe de moindre action au
XVIIIè siècle, 1960; La Représentation géométrique des quantités imaginaires,
au début du XIXè siècle, 1966.
Từ
điển triết học giản yếu
24 (tiếp theo)
Ba Lan,
Triết học: Ba Lan đã có một truyền thống triết
học lâu đời như Anh, Pháp và Đức, có thể
kể khởi điểm của phát triển triết
học là năm sáng lập ra Đại học Kraków vào
1364. Tuy nhiên tham dự vào sinh hoạt trí thức vào thời
Trung cổ của những học giả Ba lan dã bắt
đầu sớm từ thế kỷ 13. Triết gia sáng
giá nhất thời này là Witelo, còn gọi là Erazmus Ciolek
Witelo/Witelon/Vitellio/Vitello Thuringopolonis/Vitulon, cha đến
từ Thuringia và mẹ con nhà quyền quý Ba lan nên ông còn
gọi là filius Thuringorum et Polonorum/người con của
Thuringia và Ba lan. Ông sinh khoảng 1230 ở Borek trong vùng
hạ Silesia, mất trong khoảng 1280-1314. Ông là bạn thân
của William of Moerbeke, dịch giả tác phẩm Aristote
(ông đã viết một thiên siêu hình học về ánh sáng Perspectiva
để tặng William). Perspectiva hoàn tất chung quanh
thập niên 70s dựa trên quang học của Ibn al-Haytham, có
những tranh luận siêu hình theo Platon, quan niệm mọi
vật phát sinh từ Thiên quang; ánh sáng là thực thể
thứ nhất của mọi thực thể khả giác.
Matthew ở Kraków/Matthäw von Krakow (1335-1410) là một học
giả danh tiếng ở thế kỷ 14, có nguồn
gốc Đức và từng dạy tại Đại
học Heidelberg và tham chính dưới triều Ruprecht. Ông
viết những biên khảo thiên về thần học
như De consolatione theologiae, De modo confitendi, De puritate
conscientiae v.v..
Thế kỷ
15 là thời nở rộ của triết học Kinh
viện tại Ba lan với Matthaeus von Urakau (mất năm
1410). Những nhà triết học tiêu biểu như Andrew
von Kokorrzyn, Benedyk Hesse, Jan ở Glogów, Michal Twaróg, Jan ở
Stobnica, Grzegorz ở Stawiszyn v.v.. tiêu biểu cho những
trào lưu tư tưởng kế thừa Thomas, Scot,
Averroès đến những xu hướng duy danh hay thường
nghiệm, theo lối cổ/via antiqua hay theo hiện
đại/via moderna. Ở nửa đầu thế
kỷ, phong trào hiện đại phát triển, trong
vật lý, luận lý, đạo đức. Phái duy danh
chịu ảnh hưởng của nhà tư tưởng
Pháp Jean Buridan, quan niệm xung lực/impetus là lực
tạo vật thể chuyển động, tỷ lệ
với vận tốc của vật thể
được Jan Kanty (1390-1473) quảng diễn ở
Kraków. Ở nửa sau thế kỷ, phái kinh viện cổ
ưu thắng với những học thuyết của
Thomas (như Jan ở Glogów, Michal ở Wroclaw), Albert (như
Jakub ở Gostynin), và Scotus (như Michal Twaróg, Jan ở
Stobnica), phái duy danh (với Jacques Lefèvre d'Eùtaples, Jan Szyling,
Grzegorz ở Stawiszyn). Chủ nghĩa Kinh viện còn tồn
tại trong những thế kỷ 16, 17 và một phần
của thế kỷ 18 ở Kraków, trong những
Đại học Dòng Tên, Đa minh và Phan xi cô.
Sang thời
đại Phục hưng, trào lưu kinh viện suy thoái
khi những sinh hoạt nhân văn, nghệ thuật phát
triển vào thế kỷ 16. Tinh thần nhân bản
thực sự đã khởi từ giữa thế kỷ
15, thúc đẩy những nghiên cứu về ngữ
học, chính trị học, và khoa học tự nhiên
thường nghiệm. Nhà tư tưởng danh tiếng
nhất của xứ sở là Mikolaj Kopernik/Nicolaus Copernic
(1473-1543), mặc dầu ông không chú trọng đến
những vấn đề triết học chủ yếu,
song khoa thiên văn học của ông khởi từ
những nguồn triết học, qua Marsilio Ficino, ông
nhận biết triết học Platon và Pythagore, qua Cicéron và
Plutarque ông học hỏi ở những nhà cổ
đại đã sớm có quan niệm về chuyển
động của trái đất. Lý luận nhật
tâm/heliocentric đã làm con người biến đổi cái
nhìn về cấu trúc của vũ trụ.
Andrzej
FryczModrzewski/Andreas Fricius Modrevius (1503-1572) sinh trưởng
ở Wolbórz là một học giả dưới thời
Phục hưng theo học ở Học viện Kraków,
từng sống ở Đức, theo học tại
Đại học Luther. Năm 1541 trở về Ba lan, ông
làm việc trong triều Sigmundus Augustus năm 1547 tới
1553 về hưu tại quê nhà. Ông viết những tác
phẩm như Lascius sive de poena homicidii/Laski albo o karze za
mezobojstwo/Luận về hình phạt đối với
tội sát nhân, 1543; De Republica emendanda/O poprawie
Rzeczpospolitej/Luận về canh cải nền Cộng hòa,
1554 có ý phê phán luật lệ bất bình đẳng
đối những giai tầng xã hội khác nhau (chẳng
hạn hình phạt giết một nhà quý tộc từ
phạt vạ 120 grzywna, tù chung thân hay bị tử hình,
trong khi giết một nông dân chỉ bị phạt vạ
10 grzywna), hay canh cải toàn diện Nhà nước nhằm
bảo vệ quyền lợi của mọi giới,
từ sở hữu đến tham chính, cải tổ giáo
dục, đòi hỏi phân biệt đời và đạo
v.v..
Tuy tư
tưởng Platon được sùng bái ở những
nước như Ý vào thế kỷ 16, ở Ba lan qua Adam
ở Lowicz song triết học Aristote phi kinh viện
vẫn thịnh hành qua Szymon Maricius (1516-1573) và Sebastian Petrycy
ở Pilzno (1554-1626) là người giảng dạy tư
tưởng này trong những lý luận về nhận
thức, về thường nghiệm và quy nạp, trong tâm
lý học về cảm giác và ý chí, trong chính trị học
về những ý niệm dân chủ. Petrycy đã hoàn thành
việc dịch thuật Aristote, đưa vào những
thuật ngữ triết tiếng Ba lan cũng phong phú
như tiếng Pháp hay tiếng Đức.
Một trào
lưu khắc kỷ mới thịnh hành trong những
tư trào thời Phục hưng với những
đại biểu như Jakub Górski (khoảng 1525-1585),
viết những tác phẩm về biện chứng (như
Commentatorium Artis Dialecticae Libri Decem, 1563), ngữ pháp, tu
từ học, có ý liên kết chủ nghĩa khắc
kỷ với triết học Aristote. Một nhà triết
học khác là Adam Burski
(khoảng
1560-1611) ở Zamosc, tác giả Dialectica Ciceronis, 1604
nhấn mạnh đến phương pháp quy nạp coi
như tiên khu của Bacon, thuyết cảm giác và
thường nghiệm khắc kỷ. Ông cũng sớm
nhận thức tầm quan trọng và đặc sắc
của Luận lý khắc kỷ (trước Lukasiewicz
ở thế kỷ 20) và coi luận lý mệnh đề là
phần cơ bản của luận lý diễn dịch.
Về
triết học chính trị, xu hướng nhân bản còn
sản xuất những tác phẩm lý thú như De optimo
senatore, 1568 của Wawrzyniec Grzymala Goslicki (1530-1607), lý
luận về một Nhà nước mới của Jan
Ostroróg.
Trong thời
quá độ từ thế kỷ 16 qua thế kỷ 17, Ba
lan trở thành một trung tâm quốc tế của phong
trào Cải cách triệt để gọi là Fratres Poloni/Huynh
đệ Ba lan, có thể coi như những người
tiên khu của những phong trào chống Gia-tô/Tam vị
nhất thể theo Socinus/Socinians, Nhất thể/Unitarians,
Thần luận/Deists là những trào lưu trí thức và
chính trị sáng giá của Anh, Mỹ ở những thế
kỷ 17, 18 và 19. Phong trào Huynh đệ Ba lan có nhiều nhà
tư tưởng tích cực trong những hoạt
động trí thức, giao tiếp với những nhà
triết học Tây Âu, có đạo lý xã hội chủ
trương bất bạo động, công bằng xã
hội, khoan dung và tự do nghiên cứu. Những quan
điểm về những vấn đề triết
học và xã hội, hòa nhi bất đồng, tạo
những tranh luận sinh động ở Ba lan cũng
như ra ngoài nước có ảnh hưởng sâu sắc
đối với sinh hoạt tư tưởng ở Âu
châu. Những khuôn mặt nổi bật như Jan Jonston
(1603-1675) với tác phẩm Naturae Constantia, 1632 xuất
bản ở Amsterdam với phương pháp hình học và
những khái niệm phiếm thần, duy nhiên về vũ
trụ hẳn đã ảnh hưởng tới triết
gia Spinoza sau này.
Sau những
thập niên đầu của thế kỷ 17, chiến
tranh, xâm lăng, phân hóa nội bộ đã làm Cộng hòa Ba
lan suy thoái về chính trị xã hội, triết học
bị cô lập trong thế kỷ thường
được mệnh danh là thế kỷ của thiên tài,
do xu hướng Kinh viện nổi lên, với những
trường Dòng Tên độc quyền giáo dục. Tư
tưởng cổ hủ của một loại Kinh
viện hình thức, không hợp thời.
Sau hơn
một thế kỷ suy thoái, triết học Ba lan hồi
sinh vào giữa thế kỷ 18, với những thay
đổi xã hội vào thời Khai sáng. Wawrzyniec Mitzlof de
Kolof (1705-1770) cùng với hai nhà nghiên cứu khác là Antoni
Wisniewski (1718-1774) và Piotr Switkowski (1744-1793) đã đưa
tư tưởng triết gia Đức Christian Wolff vào Ba
lan, Marcin Swiatkowki đề cao phương pháp luận
Bacon. Dưới thời Poniatowski (1764-1795) trào lưu Khai
sáng Ba lan chịu ảnh hưởng tư tưởng Pháp
như Condillac, nhóm Bách khoa, bãi bỏ việc cưỡng
bách giáo dục thần học. Triết học Khai sáng theo
thường nghiệm và thực chứng với những
nhà tư tưởng quan trọng như Jan Sniadecki
(1757-1830) quan niệm con đường tư tưởng
mới như xu hướng thường nghiệm Anh,
Stanislaw Staszic (1775-1826) và Hugo Kollataj (1750-1812) lãnh đạo
phong trào cải cách xã hội, thiên về triết học
đạo đức và triết học lịch sử.
Staszic đề cao vai trò giáo dục và tranh đấu của
giới bị áp chế chống lại kẻ áp bức;
Kollataj tổng hợp tư tưởng Condillac, Helvétius và
phái trọng nông có những ý niệm tiên khu của lý
luận lịch sử và văn hóa thế kỷ 19.
Triết
học Kant du nhập khá muộn vì bị nhiều nhà
triết học đương thời Ba lan kết án là có
tinh thần nịch tín/fanatical, tối tăm và huyền ám,
như Jan Sniadecki, Staszic, Kollataj, Aniol Dowgird. Chính Jan Sniadecki
viết: Xét lại Locke và Condillac, muốn tri thức tiên
nghiệm mọi sự mà bản chất con người
chỉ có thể nhận được qua những hệ
quả là một thác loạn tinh thần đáng
thương. Tuy nhiên người em của ông là Jedrzej
Sniadecki (1768-1838) cũng là một nhà khoa học chủ
trương áp dụng những ý niệm của Kant vào
những khoa học tự nhiên, nhìn ra mối quan hệ
giữa lý trí và kinh nghiệm đã dự tưởng
những điều mới mà phái tân Kant quan niệm vào
thế kỷ 19. Jedrzej kết hợp ý niệm Kant với
quan niệm lẽ thường của triết học Tô
cách lan trong nhận xét “kinh nghiệm và quan sát chỉ có
thể thu tập những chất liệu mà từ đó
lẽ thường có thể xây dựng khoa học”.
Những nhà triết học khác có thiện cảm với
Kant như Jozef Kalasanty Szaniawski (1764-1843) đã từng theo
học Kant tại Königsberg có ý giới thiệu cả
tư tưởng chống siêu hình của Kant và siêu hình
học mới của phái duy tâm sau Kant, Feliks Jaronski
(1777-1827) giảng dạy tại Kraków, song tựu chung
chủ nghĩa Kant với triết học Tô cách lan kết
hợp ở Ba lan vẫn là nét đặc sắc duy
nhất (theo Wladyslaw Tatarkiewicz, trong Zarys dziejów filozofii w
Polsce/Lược sử triết họcBa lan).
Chủ
nghĩa lãng mạn khởi sự vào cuối thời
đại này với Maurycy Mochnacki (1804-1834) và một
học trò của Schelling là Józef Goluchowski (1787-1858), dẫn
đến xu hướng theo chủ nghĩa Cứu
thế tiếp cận tư tưởng của Schelling, Hegel,
Kraus và Lamennais, cùng vớì chủ nghĩa thần bí theo
Jakob Boehme, Louis-Claude de Saint-Martin và Andrzej Towianski. Đại
biểu cho xu hướng này như Józef Maria Hoene-Wrónski
(1778-1853) quan niệm một hệ thống triết
học tuyệt đối, August Cieszkowski (1814-1894) phát
triển triết học Hegel về mặt lịch sử,
Bronislaw F. Trentowski (1800-1869) quan niệm một hệ
thống siêu hình học duy lý. Xu hướng mỹ học
như Karol Libelt (1807-1875) và Józef Kremer (1806-1875) kết
hợp giữa chủ nghĩa Hegel và chủ nghĩa
Cứu thế. Những khuôn mặt văn chương quan
trọng trong lịch sử của chủ nghĩa Cứu
thế là những thi sĩ Juliusz Slowacki (1809-1849), Zygmunt
Krasinski (1812-1859), Adam Mickiewicz (1798-1855) có ý biến cải
chủ nghĩa Cứu thế thành một cẩm nang
quốc gia mang màu sắc huyền bí, nhấn mạnh
đến thiết yếu tái sinh đạo đức.
Nói chung chủ nghĩa này quan niệm sứ mạng
triết học không chỉ đi tìm chân lý, còn mưu
cầu cải cách đời sống và cứu vớt nhân
loại. Chủ nghĩa Cứu thế quy tụ những
nhà thơ và nhà triết học như một đáp ứng
tình trạng mất độc lập vào năm 1795 và
cuộc nổi dậy thất bại vào năm 1830, hoài bão
một hy vọng cho đất nước, mở một
kỷ nguyên lịch sử mới. Tuy nhiên, sự khác
biệt giữa những nhà thơ với những nhà triết
học ở chỗ nhà thơ hoài vọng sáng tạo
một triết học đặc biệt Ba lan trong khi nhà
triết học hoài vọng một triết học phổ
quát tuyệt đối. Nhà thơ mang tiếng vọng
một triết học thần bí, nhiều triết gia là
những nhà duy lý, như Wronski hay những người theo
Hegel như Tytus Szczeniowski (1808-1880), Edward Dembowski (1822-1846) -
một nhà cách mạng trẻ bị giết trong một
cuộc biểu tình, biến những cảm hứng theo
Hegel thành một lý luận cách mạng dân tộc và xã
hội, tin vào động lực lịch sử nơi
quần chúng và những xung đột với kẻ áp
bức họ, vai trò phổ quát của nhân dân là thành
quả tất yếu của lịch sử con
người. Henryk Kamienski (1812-1865) là một trong những
nhà tư tưởng quan tâm đến dân chủ,
người muốn đổi tiêu ngữ Cogito
của Descartes ra “tôi sáng tạo, vậy tôi hiện hữu”,
quan niệm lịch sử và xã hội liên hệ mật
thiết với quan niệm rộng lớn hơn của
sáng tạo nơi con người và quan hệ nơi con
người với thực tại văn hóa và tự nhiên.
Sau cuộc
nổi dậy lần thứ hai thất bại năm 1863,
khung cảnh triết học Ba lan lại biến đổi
với “chủ nghĩa thực chứng Ba lan”.
Những
người tiên khu của chủ nghĩa thực chứng
là Michal Wiszniewski (1794-1865) từng học ở Krzemieniec,
dự nghe những bài giảng của Victor Cousin,
ngưỡng mộ học thuyết Bacon, Józef Supinski
(1804-1893) và Dominik Szulc (1797-1860).
Chủ
nghĩa thực chứng Ba lan không hẳn lập
thuyết, song muốn tạo phong trào trí thức sâu
rộng nhằm cải thiện kinh tế, giáo dục
quần chúng, xóa bỏ những thành kiến và định
chế xã hội lỗi thời. Julian Ochorowiecz (1850-1917) là
người đã cấu trúc cương lĩnh triết
học mới này.
Vào cuối
thế kỷ 19, mặc dầu tình hình chính trị khó
khăn song hoạt động triết học vẫn phát
triển. Trong thời quá độ, đánh dấu sự
phát triển qua tạp chí triết học đầu tiên
ở Ba lan là Przeglad Filozoficzny/Tập san Triết học
xuất bản năm 1898 do Wladyslaw Weryho (1868-1917) chủ
trương. Trào lưu tư tưởng thực
chứng chủ trương một quan điểm
chống siêu hình với Adam Mahrburg (1855-1903), Marian Massonius
(1862-1945), Wladyslaw M. Kozlowski (1858-1935). Người học trò
của Avenarius là Wladyslaw M. Heinrich (1869-1957) sáng lập
tạp chí triết học Kwartalnik Filozoficzny chú
trọng đến thuyết kinh nghiệm phê phán, tâm lý
học và lý luận khoa học. Wladyslaw Bieganski (1857-1917)
thường được coi là Claude Barnard của Ba lan,
là tác giả của nhiều công trình luận lý, tri thức
luận, đạo đức học ít nhiều
tương tự với chủ nghĩa thực dụng.
Chủ nghĩa Mác với chủ nghĩa duy vật
lịch sử manh nha ở Ba lan với Ludwik Krzywichki
(1859-1941) và Kazimierz Kelles-Kraus (1872-1904).
Những nhà
tư tưởng thực chứng quan trọng khác như
Edward Abramowski (1868-1918), một triết gia xã hội,
một tâm lý gia uy tín có những đóng góp vào tâm lý học,
mỹ học, phương pháp luận khoa học với
quan niệm những trạng thái tinh thần qua thử nghiệm
mở đường cho trí năng đạt
được thực tại khách quan. Stanislaw Brzozowski
(1872-1911) là một người phê phán chủ nghĩa
thực chứng, chủ nghĩa duy nhiên và nghệ
thuật, phiêu lưu không ngừng trong lãnh địa
triết học qua Nietzsche, Sorel, Marx, Newman có tầm ảnh
hưởng sâu rộng trong lãnh vực văn
chương.. Wincenty Lutoslawski (1863-1954) khai triển một
hệ thống siêu hình duy linh, tuyên xưng thể hiện
triết học dân tộc Ba lan. Leon Petrazycki (1867-1931)
từng giảng dạy triết học pháp lý tại
Đại học St. Petersburg và Warsaw phát triển nhiều
ý tưởng phong phú từ hình thành khái niệm, cấu
tạo lý luận trong những khoa học xã hội
đến tâm lý học và đạo đức học.
Thế kỷ
20 cùng với độc lập của Ba lan đã phát
triển triết học rực rỡ chưa từng
thấy trong lịch sử với những phát triển
trong lãnh vực luận lý học, và phê phán văn học có
tầm ảnh hưởng siêu quốc.
Tuy nhiên
triết học Ba lan trong quá khứ không được
nhiều nhà viết lịch sử triết học
phương Tây nói đến (những bộ triết
sử của Windelband, Alfred Weber, E. Gilson, Maurice de Wulf,
đến những nhà hiện đại như Lambros
Couloubaritsis), thực là một bất công và sai lầm
xuẩn động.
Từ điển
triết học giản yếu
25 (tiếp theo)
Trường
phái Lwów-Warszawa - Triết học khoa học đối
đầu chủ nghĩa Mác ở Ba lan.
Ba Lan,
Triết học: Thế kỷ 20 mở ra một kỷ nguyên
mới hai lần trong lịch sử Ba lan. Lần thứ
nhất vào lúc Thế chiến thứ nhất chấm
dứt và lần thứ hai vào 1989-1990 khi phong trào Đoàn
kết thắng lợi kết thúc cai trị của
đảng Cộng sản trong quĩ đạo Liên xô.
Trong giai đoạn giữa Thế chiến cho tới khi
độc lập, triết học Ba lan đã đạt
tới đỉnh cao và có ảnh hưởng quốc
tế ra khỏi biên vực quốc gia, với
trường phái Lwow-Warszawa (và những khuôn mặt lớn
trong lịch sử triết học thế giới, như
Kazimierz Twardowski, Kazimierz Ajdukiewicz, Tadeusz Kotarbiński, Stanisław
Leśniewski, Jan Łukasiewicz, Alfred Tarski) vì tầm quan
trọng phát triển khoa luận lý học hiện
đại và một kiện tướng của phong trào
hiện tượng luận thế giới là Roman Ingarden.
Khởi
từ những xu hướng triết học thống
lĩnh này, nhiều nhà biên soạn lịch sử triết
học cũng như Từ điển triết học
phải tìm hiểu và nói đến triết học Ba lan,
một thiếu xót trong nhiều bộ triết sử
về những giai đoạn lịch sử triết
học về trước. Trong Thế chiến thứ hai,
triết học Ba lan gánh chịu một mất mát lớn
lao do Đức Quốc xã muốn tiêu diệt văn hóa Ba
lan (nhiều nhà triết học Ba lan bị giết trong
vùng chiếm đóng và trong những trại tập trung).
Sau Thế chiến thứ hai, triết học Ba lan lại
chịu một thử thách mới trước bạo
lực và hệ thống triết học chủ
đạo (chủ nghĩa duy vật biện chứng
kiểu Liên xô). Thế kỷ 20 đánh dấu sự phát
triển của triết học Ba lan và tranh biện
với chủ nghĩa Mác.
Trường
phái Lwów-Warszawa/Szkoła lwowsko-warszawska do KazimierzTwardowski thành
lập vào cuối thế kỷ19 ở Lwów (lúc bấy
giờ còn thuộc Đế chế Áo-Hung), phát triển
mạnh trong những năm 1918-1939, đóng góp nhiều cho
tư trào luận lý hình thức của triết học Tây phương.
Những công trình của các thành viên dẫn trên phần
lớn viết bằng tiếng Ba lan, chỉ có một ít
viết bằng tiếng Đức. Theo một thành viên
của trường là Tadeusz Kotarbinski, người lãnh
đạo phái là Jan Łukasiewicz (1878-1956), không những là
đồng nghiệp mà còn là người thày của
nhiều thành viên trẻ trong nhóm. Łukasiewicz
được đào tạo trong triết học, phần
lớn thời gian đại học ở tỉnh nhà Lwów.
Ông bị lôi cuốn bởi một tuyến nghiên cứu mới
mà Twardowski phát triển là luận lý học giống như
đại số học và ông đã mở ra trong luận
lý những viễn cảnh có thể so sánh với những
viễn cảnh của những hệ thống hình học
phi Euclide. Song Łukasiewicz không chỉ phát triển con
đường mới, ông còn tái xây dựng những gì công
chính trong luận lý học Aristote. Một trong những tác
phẩm đầu của ông luận về nguyên lý mâu
thuẫn trong sách Aristote. Ông nghiên cứu phép tính mệnh
đề ba giá trị trong O logic trójwartosciowej/Luận lý
ba giá trị, 1920 . Một người học trò của
ông là Stanislaw Leśniewski (1886-1939) chú trọng đến
phụ lục của tác phẩm trên về đại
số học của luận lý, muốn xây dựng một
hệ thống cơ sở luận lý của toán học,
vượt khỏi những tương phản, thuần
lý và công chính về mặt tri thức, tuy ông không phải là
nhà toán học. Łukasiewicz và Leśniewski đều
dạy tại Đại học Warszawa trong những
năm đầu của Ba lan độc lập (1918) và
phát triển lãnh vực những khái niệm và định
lý của lý luận tập hợp, điểm giao tiếp
giữa luận lý và toán học. Trường phái Lwów-Warszawa
không chỉ phát triển luận lý toán học, còn chú
trọng đến ngữ nghĩa học và ứng
dụng những công cụ phân tích mới vào những
địa hạt triết học khác nhau. Sự phát
triển luận lý học ở Warszawa trong giai đoạn
giữa hai Thế chiến (1918-1939) như Zbigniew A. Jordan
nhận xét đã đưa tên tuổi của nhóm luận
lý gia Ba lan trường phái này (mặc dầu khó nhớ và
khó phát âm) trở nên quen thuộc trong giới chuyên môn toàn
vũ. Có thể chia làm hai giai đoạn nhỏ là thời
kỳ 1918-1929 đánh dấu những công trình khoa học và
giảng dạy của Łukasiewicz và Leśniewski, mặc
dầu những thành quả chưa được xuất
bản nhiều, chỉ phổ biến rộng rãi vào
thời kỳ sau 1929. Những tên tuổi quan trọng khác
vào thế hệ này là Kazimierz Ajdukiewicz (1890-1963), Tadeusz
Czezowski (1889-1981), Tadeusz Kotarbiński (1886-1981) và Zygmunt Zawirski
(1882-1948). Những môn đệ của Twardowski và Łukasiewicz
sau ngày Ba lan độc lập ở rải rác các nơi
trong xứ, giữ những ghế luận lý và triết
học ở ba đại học Warszawa, Poznań và Wilno.
Thế hệ thứ hai có thể kể Adolf Lindenbaum
(1904-1941?), Stanisław Jaśkowski (1906-1965), Moses Presburger (1904-1943),
Jerzy Slupecki (1904-1984), Bolesław Sobociński (1904-1980),
Mordechaj Wajsberg (1902-1942?) và người nổi bật
nhất là Alfred Tarski (1901-1983). Khoa luận lý toán học
nở rộ ở Ba lan một phần nhờ sự
cộng tác của những nhà toán học và triết
học ở Warszawa; đặc điểm quan trọng
khác là những người sáng lập trường phái toán
học đã có kinh nghiệm hiếm có nhờ mời hai
nhà triết học với một quá trình đào tạo
toáùn học khiêm tốn là Łukasiewicz và Leśniewski làm giáo
sư ở Phân khoa Toán học và Khoa học tự nhiên -
điều không xẩy ra ở bất kỳ quốc gia
nào khác. Tuy nhiên, khoa luận lý toán học vẫn
được coi là một khoa học tự trị, không
chỉ giới hạn vào toán học mà đòi hỏi
sự cộng tác của mọi lãnh vực khác có thể
sử dụng luận lý. Cho nên theo Łukasiewicz, luận lý
học là luân lý của tư tưởng và ngôn từ,
Tarski còn quan niệm: tôn giáo phân hóa con người, luận
lý đem con người lại với nhau. Điều
đó có nghĩa luận lý học chống lại mọi
chủ nghĩa phản lý.
Bên cạnh
trường phái Lwów-Warszawa, Đại học Krákow cũng
phát triển luận lý học độc lập với
nhóm này. Người có thể so sánh với Łukasiewicz là
J. Śleszyński (1854-1931) có công quảng bá khoa luận lý
mới, với hỗ trợ của nhà vật lý học S.
Zaremba cũng quan tâm đến môn luận lý ứng
dụng vào vật lý học và toán học. Nghiên cứu
của Śleszyński tập hợp do Zaremba phụ trách
biên tập gồm hai quyển dưới nhan đề Teoria
dowodu/Lý thuyết về chứng cớ, 1925-1929 dẫn
nhập luận lý toán học, chứng cớ toàn diện,
chứng cớ toán học, trình bày lý luận những
mệnh đề, phép tính Boole, luận lý Grassmann,
đại số Schröder, bẩy luật của Porecki,
học thuyết Peano, Burali-Forti. Người học trò
của Śleszyński và Zaremba là Leon Chwistek (1889-1942) cùng
ở lứa tuổi của thế hệ thứ nhất
của trường phái Lwów-Warsawa là một trong những
tên tuổi lớn trong đời sống trí thức ở
Ba lan, cùng với W. Wilkosz và O. Nikodym nổi tiếng vì công
trình của họ về lý luận tập hợp.
Những công trình nghiên cứu của Chwistek xuất bản
bằng hai thứ tiếng, Anh và Ba lan. Nét đặc
sắc của trường phái Kraków là quan niệm liên
hệ mật thiết giữa luận lý với toán
học, là phương tiện và phương pháp giải
quyết những vấn đề cơ bản của
toán học cũng như một vài ngành trong vật lý
học.
Tuy triết
học Ba lan bị triệt hủy trong Thế chiến,
đã hồi phục và phát triển trong những
điều kiện mới. Nói chung trong giai đoạn
1945-1949, tình hình tương tự như trước 1939,
với những nỗ lực xây dựng lại
đời sống trí thức bình thường, phát
triển triết học theo những trình độ khác
nhau, hiện diện của nhiều xu hướng
triết học với những tác phẩm mới của
Ajdukiewicz, Kotarbiński, Ingarden, Tatarkiewicz, Czezowski, Maria
Ossowska, Andrzej Mostowski, cũng như những triết gia
Thiên chúa giáo hoạt động trong Đại học Thiên
chúa giáo ở Lublin.
Trước
hết hãy nói về luận lý học và triết lý khoa
học. Những công trình của O. Wojtasiewicz xây dựng
một lý luận ngôn ngữ dựa trên luận lý hình
thức toàn phần/mereology <μερος:thành
phần, từ mới do Leśniewski đề ra, coi ngôn
ngữ như một hệ thống dấu chỉ;
của Adam Schaff về những vấn đề ngữ
nghĩa; của H. Stonert về một số vấn đề
luận lý của cú pháp, ngữ nghĩa và thực dụng;
của R. Suszko về lược đồ cấu trúc ngôn
ngữ . J. Katarbińska khảo những lý luận khác nhau
về khái niệm dấu chỉ theo hai xu hướng: xu
hướng chủ quan tìm những liên hệ giữa
dấu chỉ và hàm thị/denotatum trong một phạm vi những
đáp ứng của tác nhân sử dụng dấu chỉ
và xu hướng khách quan tìm những liên hệ giữa
dấu chỉ và chỉ định/designata độc
lập với tác nhân lý giải cũng như sử
dụng. K. Ajdukiewicz đưa ra hai định nghĩa
về một câu phân tích: những định đề
dựa trên quy ước thuật ngữ cũng như
những hệ quả cấu thành những câu phân tích theo
nghĩa thứ nhất; những thay thế trong trùng
phức ngữ luận lý và những câu có thể giản
lược vào những thay thế này qua quy ước
thuật ngữ là những câu phân tích theo nghĩa thứ
hai. M. Kokoszyńska phát triển khái niệm của Ajdukiewicz
theo chứng thực diễn dịch qua hai ý niệm,
những công lý/tiên đề là những câu phân tích tất
yếu và những công lý/tiên đề không cần là
những câu phân tích; chỉ có diễn dịch theo ý niệm
thứ hai này có thể ứng dụng trong những khoa
học tự nhiên.
Nói chung
nhiều nhà luận lý học trong giai đoạn này quan tâm
đến luận lý học quy nạp (như Ajdukiewicz,
Cerwiński, Giedymin, Gordon, Greniewski, Kokoszyńska, Wójcicki,
Ziemba v.v..), ứng dụng những kết quả từ lý
luận xác suất là diện chung của những nghiên
cứu này. S. Łuszczewska-Romahnowa và Batóg tổng quát hoá khái
niệm phân chia luận lý và khái niệm trực giác vào
việc phân loại và phân ngành. Alfred Tarski, Kubiński,
Zandarowska, Zarneka-Biały nghiên cứu lý luận những
hệ thống diễn dịch. Trong giai đoạn
1956-1966, một số nhà luận lý quan tâm đến
những ma trận luận lý, như R. Suszko phân tích một
số những đặc tính của luận lý đa giá,
cấu thành một phương sách đại số,
Turowicz đưa ra phương pháp kiểm chứng
những công thức của phép tính câu lưỡng giá, liên
hệ với nhiều công thức của đa thức
đại số mà biến số chỉ có hai trị giá:
0,1.
Nhà triết
học được biết đến nhiều ở
bên ngoài là T. Kotarbiński (1886-1981) với một thế
giới quan trong đó thuyết chủ vật/reism hay
cụ thể giữ vai trò chủ đạo. Thuyết
chủ vật xác định hiện hữu của
đối tượng vật chất và chỉ có
những đối tượng này. Như một
đề cương của ngôn ngữ biện luận,
thuyết chủ vật giả định giản
lược mọi câu chứa tên của những sở
hữu, quan hệ, quá trình vào những câu chỉ chứa
tên sự vật. Định đề này nhằm tác
động như một biện luận dao cạo
của Ockham, loại trừ những giả thực
thể là nguyên nhân của những lý chứng triết
học vô ích. Một phần công trình của Kotarbiński
đề ra trong một khoa ông mệnh danh là thực
tiễn luận/praxiology/praxéologie là một khoa học nghiên
cứu khái quát hành động con người từ quan
điểm về tính kỳ thành. Mục tiêu của
thực tiễn luận trước hết là phân tích ý
nghĩa của những từ cơ bản dùng để
mô tả những hành động nhắm về mục
đích. Những khái niệm như “mục đích”, “tác nhân”,
“vật liệu”, “công cụ” được phân tích và xác
định lại để hình thành một khung kiên
định cho lý luận tổng quát về những hành
động kỳ thành.
Sau thời
kỳ hồi phục từ sự tàn phá của chiến
tranh, khi đời sống trí thức và triết học
bắt đầu sống lại trong khoảng 1949-1950 thì
chủ nghĩa Mác bắt đầu thống trị,
trở nên hệ tư tưởng chính thức trên hầu
hết những nước xã hội chủ nghĩa Đông
Âu. Trong nhiều lãnh vực nhân văn nghệ thuật,
chủ nghĩa duy vật lịch sử chiếm vai trò
chỉ đạo, với những luật lệ chế
tài. Mọi trường phái triết học phải quy
phục vào chủ nghĩa Mác, hoặc bị tiêu diệt.
Ở Ba lan, tình hình có khác. Theo Henryk Skolimowski trong Polish
Analytical Philosophy, 1967 chiến dịch chính của
Nhà nước là chống triết học phân tích hơn là chống
triết học Thiên chúa giáo, vì triết học phân tích có
nhiều điểm hội tụ với chủ nghĩa
Mác (tính cách duy thực và duy vật, xóa bỏ những
giả vấn đề như Tuyệt đối, Siêu
việt, Hữu thể) trong khi giữa triết học
Thiên chúa giáo và chủ nghĩa Mác không có nhịp cầu thông
giao, nên không sợ ảnh hưởng lên chủ nghĩa
Mác, trong khi phải ngừa ảnh hưởng lan
truyền của triết học phân tích vào chủ nghĩa
Mác. Do đó chủ trương của Nhà nước là
cường điệu những khu biệt qua việc phê
phán và so sánh mọi luận điểm của triết học
phân tích với những giáo điều của chủ
nghĩa Mác. Một tranh biện diễn ra sôi nổi
của người Mác-xít với những nhà triết
học phân tích. Skolimowski nhận xét là do truyền thống
và môi trường luận lý của những trường
phái triết học phân tích ở Ba lan, kết quả
chống áp lực của triết học phân tích lên
chủ nghĩa Mác dẫn đến một sản
phẩm đặc thù Ba lan mà ông gọi là chủ nghĩa
Mác ngữ học-phân tích. Phát triển của hiện
tượng này có thể chia làm ba giai đoạn: một,
giai đoạn xung đột giữa chủ nghĩa Mác và
các triết gia phân tích vào những năm 1951-1955 dẫn
đến việc những người Mác-xít phải thay
đổi thái độ của họ trong việc tấn
công đối phương; hai là giai đoạn xét lại
trong chủ nghĩa Mác với những xung động xã
hội trong những năm 1955-1958; ba là giai đoạn phát
triển có hệ thống dưới tiêu đề
chủ nghĩa Mác sáng tạo thay đổi những
dị biệt/heresies trong khi bành trướng viễn quan
chính thống từ 1958 trở đi.
Tại sao
lực tấn áp của chủ nghĩa Mác lại mất
sức thúc đẩy ở Ba lan? Tại sao nó không thành công
trong việc quy phục những triết học khác vào
chủ nghĩa Mác như mọi nước xã hội
chủ nghĩa khác? Theo Skolimowski, có ba giải đáp
đáng được cứu xét: một, thái độ
của những triết gia “tư sản” Ba lan đối
với những phê phán họ; hai, vấn đề
thảo luận - trừu tượng và khá chuyên biệt vì
thế không dễ hướng dẫn tranh luận theo
những thuật ngữ kiểu lưỡng phân duy tâm-duy
vật; ba, tinh thần tương đối cởi
mở của người Mác-xít ở Ba lan. Trong giải
đáp thư nhất, nét đặc thù của những
đại biểu trường phái triết học phân
tích ở Ba lan là có danh tiếng đáng kể ở châu Âu
trước Thế chiến. Họ khá biết giá trị
những công trình họ thành tựu đối với
văn hóa nhân loại, do đó khó có thể bắt họ im
lặng hay bắt buộc họ phải theo học
thuyết mới áp đặt. Lý ưng xẩy ra tranh
biện và những nhà triết học này được
phép bảo vệ quan điểm của họ tự do và
thông thoáng. Có thể nêu ra ở đây một vài
điển hình, như Kotarbiński trả lời phê bình
ông:
“Như khi
tôi thực sự quan tâm đến những ý kiến chính
trị xã hội và triết học của tôi, và mong
được làm sáng tỏ về vấn đề này,
tôi vừa nhận được một quyển sách
mới xuất bản của Bronisław Baczko về
chủ đề này. Khi đọc nó, tôi học
được là những ý kiến của tôi về
những vấn đề nêu trên, trong sự kiện
hiện tại, hoàn toàn khác với những gì tôi nghĩ.
Đúng như tác giảquả quyết, vì những ý
kiến của tôi không thay đổi nhiều ít ra trong hai
mươi năm qua, và vẫn như vậy, một
điều không nhất quán nghiêm trọng dường
như hiện hữu giữa những ý kiến của
chúng ta về những quan điểm triết học
của tôi.” (Odpowiedź/Phản hồi, Myśl Filoz, 2(4),
1952)
Như
Ajdukiewicz chỉ ra việc phê phán bất kỳ học
thuyết nào muốn có giá trị đòi hỏi phải có
khả năng và ước muốn hiểu nó; những nhà
Mác-xít đã chẳng hiểu học thuyết của ông:
“Những
vấn đề tôi nghiên cứu khác với những gì
người Mác-xít quan tâm. Những vấn đề khác
nhau đòi hỏi những phương pháp khác nhau.
Nhưng cái gì khác không thiết yếu là phải mâu
thuẫn, ngay cả có thể tiếp cận được.
Điều tôi chủ trương thường khác với
học thuyết duy vật, như không hẳn mâu thuẫn
với nó vì rõ ràng là xét đến những vấn
đề khác nhau.” (W sprawie artykulu Profesora Schaffa o moich poglądach
filozoficznych/Về vấn đề bài báo của giáo sư
Schaff đối với những ý kiến triết học
của tôi, Myśl Filoz, 2(8), 1953)
Hai dẫn
chứng trên in trong tạp chí Myśl Filozoficzna/Tư
tưởng triết học là “kết quả của
nghị quyết Đại hội khoa học Ba lan lần
thứ nhất” xuất bản từ năm 1951 thay
thế tạp chí Myśl Wspólczesna/Tư tưởng
hiện đại xuất bản từ năm 1946
để đáp ứng với tình hình mới ở Ba lan.
Ngay từ số ra mắt, tạp chí mới đã xác
định “triết học Mác-xít là nhân tố cơ
bản để xây dựng xã hội đang tiến lên
con đường tới chủ nghĩa xã hội” và “đấu
tranh ý thức hệ mang ý nghĩa cơ bản”. Cho nên trong
Đại hội nói trên, khởi sự tranh biện bút
chiến chung quanh những vấn đề về ngôn
ngữ là đối tượng nghiên cứu triết
học, tương phản duy tâm-duy vật có thể
giải quyết bằng phân tích ngữ học, chân lý
của những biểu ngôn triết học và khoa học
chỉ tùy thuộc vào một số những quy tắc
ngữ học ước lệ, đối lập với
chủ nghĩa duy vật biện chứng xem chân lý
độc lập với những ước lệ
ngữ học.
Cuộc bút
chiến tranh biện diễn ra trong phân ranh giữa
người Mác-xít (Schaff, Holland, Baczko..) và những nhà
triết học phi Mác-xít (chủ yếu là trường
phái Lwów-Warsawa) trong hai năm, 1952-1953. Những luận
điểm phê phán Mác-xít như phân biệt vai trò khách quan
của một giai cấp hay cá nhân trong một khung cảnh
xã hội nhất định với ý thức chủ quan
của nó; thay đổi điểm đối chiếu
biến những khái niệm theo trường phái triết
học phân tích thành phản động về mặt khách
quan: chẳng hạn Schaff tuyên bố là Ajdukiewicz không
thừa nhận một số những luận điểm
gán cho ông “thực ra đã hàm ngụ trong phân tích của ông,
vì cá nhân không phải chỉ bị phê phán trên những
điều y nói mà trên vai trò xã hội khách quan của y”;
tương tự, Holland cũng cho là Twardowski không ý
thức những hệ quả duy tâm, ước lệ
trong những khái niệm của ông. Kotarbiński đã phát
biểu là nhiều bài viết trong tạp chí nói trên dựa
vào lý luận kiểu tam đoạn luận “những gì
chúng ta viết là Mác-xít; chủ nghĩa Mác là môn khoa học
duy nhất, và như vậy những gì chúng ta viết là
khoa học duy nhất”. Theo Schaff, “triết học ngữ
nghĩa” theo bản chất chủ yếu là duy tâm đã
liên kết trường phái phân tích nói trên với chủ
nghĩa kinh nghiệm Anh, như Russell, tân thực chứng,
như Schlick, Carnap, Neurath, Reichenbach v.v.., và chủ nghĩa
thực dụng, như Morris, là những trường phái
người Mác-xít phê phán là tư sản, chủ quan, cá
nhân, bảo thủ và suy đồi.
(Poglady
filozoficzne Kazimierza Ajdukiewicza/Những khái niệm triết
học của K. Ajdukiewicz, Miśl Filoz 1, 1952). Nói tóm
lại, những luận điểm mà các đại
biểu Mác-xít phê phán căn bản triết học của
trường phái phân tích chủ yếu và khách quan là
triết học ngữ nghĩa duy tâm, ước lệ
đối lập sâu sắc với tiên đề chính xác
khoa học, bản chất người sáng lập
trường phái Twardowski là tín ngưỡng, ngu dân, phản
khoa học, tăng lữ v.v..
Phản bác
của những nhà triết học của trường
phái nói trên như Ajdukiewicz, ngoài những luận cứ
về phê phán thiếu cơ sở của người
Mác-xít, còn cả ngộ nhận về giá trị triết
học của trường phái, tính hội tụ họ
muốn chỉ ra là cũng như chủ nghĩa duy
vật, thế giới quan của họ xây dựng trên
những cơ sở thuần lý và phản lý, trên
thường nghiệm, kinh nghiệm và thực tiễn trên
cơ sở đi tìm thực tại, thành quả lớn
nhất của khoa học.
Năm 1956
đánh dấu chuyển biến lớn trong sinh hoạt
triết học ở Ba lan. Nhiều nhà Mác-xít chính thống
đã chuyển biến tư tưởng, bị
Đảng CS khiển trách hay khai trừ, coi như theo
chủ nghĩa xét lại. Adam Schaff (người Mác-xít
được giáo dục ở Liên xô và là người
đầu tiên giữ ghế dạy chủ nghĩa Mác
ở Đại học Lódz) đã thấm đậm
nhiều ý niệm của triết học phân tích trong
luận về khái niệm chân lý của chủ nghĩa Mác,
kết hợp luận lý biện chứng với luận
lý hình thức trong những tác phẩm của ông (Z
zagadnień marksistowskiej teorii prawdy/Vài vấn đề
về lý luận chân lý Mác-xít); Jeryk a Poznanie/Ngôn ngữ và tri
thức; Marksizm a jednostka ludzka/Chú nghĩa Mác và con
người cá nhân), trong tiểu luận bàn về
chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa hiện sinh nhìn
nhận triết gia không chỉ chia theo duy tâm, duy vật mà
còn theo ngả thừa kế trường phái Ionia quan tâm và
khai phá ngoại giới với trường phái Socrate quan
tâm đến con người và đi tìm bản ngã. Leszek
Ko?akowski là một nhà triết học Mác-xít trẻ đã
phát triển những vấn đề đạo
đức theo hướng tính cá nhân, không chính thống,
đã phát biểu: Không đúng là sử quan/ historio-zofia xác
định những chọn lựa cơ bản
đời sống của chúng ta - chúng được ý
thức đạo đức của chúng ta xác định
(Odpowiedzizlnośċ i historia/trách nhiệm và lịch
sử, 1957).
M. Przełęcki
và J.J. Jadacki xét đến hai mươi năm 1969-1989
(thập niên 70, những khuôn mặt lớn của
triết học Ba lan như Ajdukiewicz đã mất năm
1963, Ingarden 1970, Ossowska 1974, Tatarkiewicz 1980, Kotarbiński 1981,
Tarski 1983 v.v.., 1989 chế độ cộng sản ở Ba
lan sụp đổ) triết học Ba lan hiện
đại chia làm hai dòng triết học “phân tích” và
triết học “tổng hợp”; triết học phân tích
gắn liền với truyền thống trường phái
Lwów-Warszawa trình bày ở trên, còn xu hướng không phân tích
khó có thể quy vào một mối, phần đông khác
với xu hướng phân tích ở chỗ không thừa
nhận lý tưởng tư tưởng khoa học là
mẫu mực của hoạt động triết học
và trông cậy vào những phương pháp đặc thù
triết học như hiện tượng luận và thông
diễn học. Luận lý học đã mất địa
vị thống trị như giữa hai Thế chiến,
tiến trình phát triển dựa trên luận lý triết
học, trong khi luận ly toán học đã trở thành
một phần cơ bản trong toán học. Các nhà
triết học Ba lan chú ý đến những mô
điển luận lý khác nhau, như những luận lý
nghĩa vụ (Zdazisław Ziemba, Jerzy Kalinowski, Wojciech Suchoń),
luận lý hình thái (Jerzy Perzanowski), luận lý thích đáng
(Tokarz), luận lý thời tính hay luận lý biến
chuyển (Stanis?aw Kiczuk), luận lý luyến ái (Andrzej Paweł
Wejland, Kubiński, Robert Leszko), những triết gia tiếp
nối công trình luận lý riêng của Ba lan như Wójcicki,
Malinowski (phép tính của Łukasiewicz), Srzednicki, Rickey và
Czelakowski (theo hệ thống Leśniewski), luận lý phi-Frege
(Suszko, Mieczyław Omyła). Những nghiên cứu ngữ
nghĩa về mọi trình độ, cú pháp, ngữ
nghĩa, thực dụng khai sinh ra những lý luận hình
thức ngôn ngữ như Barbara Stanosz, Adfam Nowaczyk, Henryk Hiź,
Maria Nowakowska, Leon Koj. Triết học theo định
hướng ngữ học như Anna Wierzbicka, Eugeniusz Grodziński,
Alfred Gawroński.
Hiện
tượng luận Husserl trước Thế chiến Hai
do Roman Ingarden (theo học Husserl ở Göttingen) đã
đưa vào Ba lan năm 1924, kết hợp hai truyền
thống khác nhau:siêu hình học suy lý của Brentano và
triết học phân tích Ba lan. Ông đã viết những tác
phẩm lớn về hiện tượng luận. Vào
thời Cộng sản, ông bị ngừng giảng dạy
một thời gian và chỉ xuất hiện khoảng 1957
với tác phẩm mỹ học Studia z estetyki, 1957-1958.
Trong hai thập niên nói trên, một người học trò
của Ingarden tiếp tục nghiên hữu hữu thể
luận như Antoni Bolesław Stępień theo định
hướng hiện tượng luận. Ingarden còn
được coi như người tiền phong của
xu hướng nghiên cứu khoa nhân học triết lý ở
Ba lan, với những Zdzisław Cackowski, Janusz Kuczyński.
[Xem
những mục riêng về những triết gia chủ
đạo của Ba lan].
Từ
điển triết học giản yếu
26
(tiếp theo)
Ba tây/Brasil,
Triết học: Ba tây nằm trong khu vực châu Mỹ La tinh song
có truyền thống và ngôn ngữ khác (dùng tiếng Bồ
đào nha/português) với những xứ khác trong vùng. Tuy
nhiên triết học phát triển ở châu Mỹ la tinh này
cũng rất tương tự với các nước Nam
Mỹ. Ba tây đã sớm du nhập chủ nghĩa
thực nghiệm của Auguste Comte với Benjamin Constant
Botelho de Magalhães (1836-1891), Miguel Lemos (1854-1917) và Raimundo Teixeira
Mendes (1855-1927).
Botelho de
Magalhães (sinh ở Niterói và mất ở Rio de Janeiro) là
một nhà chính trị và quân sự, say mê chủ nghĩa
thực nghiệm, đem rao giàng trong quân đoiä, ông
được xem là người sáng lập ra nền
Cộng hòa/fundator de República và xây dựng Hiến pháp
18914/Constituição de 1891 với khẩu hiệu Trật tự
và Tiến bộ/Ordem e Progreso. Miguel Lemos (sinh ở Niterói và
mất ở Petrópolis) theo học trường Bách khoa
ở Rio de Janeiro, cùng với Teixeira Mendes và Botelho de Magalhães
thành lập Hội thực nghiệm Ba tây/Sociedade Positivista
Brasileira năm 1876. Ông từng sang Paris, gặp gỡ
những học giả Pháp như Emile Littré và Pierre Lafitte,
khi trở về Ba tây ông áp dụng những nguyên tắc
của chủ nghĩa thực nghiệm , cải tổ
Hội như một giáo hội thực nghiệm/Igreja
Positivista thay đổi nhiều việc xã hội, chính
trị và tín ngưỡng, bênh vực những quyền
lợi và lao động xã hội, công lý xã hội, phân
định rõ rệt nhà nước và nhà thờ,
đạo và đời. Ông để lại nhiều tác
phẩm như O positivismo e a escravidão moderna/ Chủ
nghĩa thực nghiệm và chế độ nô lệ
mới, Pequenos ensaios positivistas/những thử nghiệm
thực nghiệm nhỏ, O apostolado positivista no Brsil/tuyên
truyền tư tưởng thực nghiệm ở Ba tây
(viết chung với Teixeira Mendes).
Raimundo Teixeira
Mendes (sinh ở Caxias và mất ở Rio de Janeiro) còn là
một nhà toán học, và bạn đồng hành của
Miguel Lemos trong việc tuyên giáo chủ nghĩa thực
nghiệm của Comte, xem như một Tôn giáo của Nhân
loại/Religião da Humanidade, ông tham gia phong trào của Benjamin
Constant xây dựng nền Cộng hòa, thủ tiêu chế
độ nô lệ, cải tổ những định chế
xã hội, sáp nhập người vô sản thành đoàn
thể xã hội/incorporação do proletariado à sociedade.
Tobias Barreto
(sinh năm 1839 ở Vila de Campos do Rio Real, mất năm 1889
ở Recife) là một triết gia, thi sĩ, phê bình gia và
luật gia, có xu hướng chống thực nghiệm. Ông
đã mở ra trường phái Recife, một tư trào
triết học tin vào tiến hóa luận. Ông đọc
Kant, Schopenhauer , Haekel, Büchner, Vogt, Moleschott, kết hợp
thuyết duy cơ và mục đích luận. Ông để
lại nhiều tác phẩm triết lý và thơ như Ensaios
e estudos de filosofia e critica/Khảo luận và nghiên cứu
triết học và phê bình, 1875; Ensaio de pré-história da literatura
alemã, Filosofia e critica, Estudos alemães/Khảo luận tiền
lịch sử văn học Đức, Triết học và
phê bình, Nghiên cứu Đức, 1879; O génio da Humanidade/Thiên
tài của nhân loại (thơ), 1866; A Escravidão/Nô lệ, 1868.
Tư tưởng Tobias Barreto phức tạp ở chỗ
chống thực nghiệm song theo tiến hóa luận,
tựu chung có mấy nét chính: một, theo xu hướng suy
luận của triết học Đức, coi
thường những căn nguyên lịch sử tư
tưởng cổ truyền, phản động; hai, tranh
biện chống lại xu hướng chiết trung duy
linh, dựa trên niềm tin vô hiệu; ba, theo phương
cách tu từ suy lý. Người học trò của ông là Silvio
Romero (1815-1914) thừa kế tinh thần tu từ học và
tôn thờ những khoa học tự nhiên, tiến hóa
luận kiểu Spencer và Darwin.
Raimundo de Farias
Brito (sinh năm 1862 ở São Benedito và mất năm 1917
ở Rio de Janeiro) là một trong những tên tuổi lớn
của triết học Ba tây. Ông theo học Phân khoa Luật
ở Recife, là học trò của Tobias Barreto. Ông đã
dạy Luật ở Belém do Pará, làm luật sư và dạy
luận lý tại Colégio Pedro II cho đến cuối
đời. Ông là một nhà duy linh, cmang tín ngưỡng
chống lại chủ nghĩa duy vật của
trường phái Recife, thuyết tiến hóa, quan niệm
Thượng đế là nguyên lý giải thích tự nhiên và
là nền tảng cơ bản của cơ chế
điều hành đạo đức trong xã hội. Ông
viết: Tự nhiên là biểu tượng Thượng
đế, ánh sáng là bản chất của Thượng
đế và ý thức là Thượng đế
đươc tri giác/A natureza é Deus represendado, a luz é Deus em
sua essência e a consciência é Deus percebido. Những tác phẩm
của ông như A Filosofia coma Atividade Permanente do Espirito/
Triết họcnhư hoạt động hằng cửu
của tinh thần, 1895, A Filosofia Moderna/triết học
hiện đại, 1899, Evolução e Relatividade/Tiến hóa và
Tương đối, 1905, A Verdade como Regra das Ações/Chân lý
như luật của cổ phần, 1905, A Base Fisica do
Espirito/Cơ sở vật lý của tinh thần, 1902, O Mundo
Interior/Nội giới, 1914.
Từ Tobias
Barreto đến Farias Brito, sách vở của những nhà
tư tưởng ngoại quốc vẫn là nguồn nuôi
dưỡng tinh thần suy lý của họ. Triết
học Tô-mít của Jacques Maritain có ảnh hưởng
mạnh đến Alceu Amoroso Lima (1893-1983), nhà tư
tưởng Thiên chúa giáo hàng đầu như Jackson de
Figueiredo (1891-1928). Figueirdo là một người duy tín
ngưỡng tuyệt đối, xem Pascal là nhà tư
tưởng duy nhất có khả năng hủy triệt lý
trí trong tác phẩm Pascal y la inquetud moderna/Pascal và nỗi
bất ổn hiện đại; ông quan niệm ý
thức chỉ là niềm tin vào mối ràng buộc nội
tại thống nhất chúng ta với hữu, đời
sống, hiện hữu cũng là những hành vi của
niềm tin - credo quia absurdum esse/tin tưởng vì đó là
phi lý. Figueiredo có một tranh luận nổi tiếng với
Alceu Amoroso Lima và ông này theo đạo vào 1928; khi Figueiredo
mất, ông thay thế điều hành trung tâm Dom Vital, tham
gia việc xây dựng Đại học Thiên chúa giáo Rio de
Janeiro vào 1941. Những tác phẩm của ông như O
problema do trobalho/ vấn đề lao động, 1946; O
existencialismo e outros mitos de nosso tempo/Chù nghĩa hiện sinh và
những huyền thoại khác ở thời đại
chúng ta, 1951 biểu hiện cho chủ nghĩa nhân
bản Thiên chúa giáo như một trả lời cho
những chủ nghĩa Mác và hiện sinh.
Đại
biểu cho chủ nghĩa hiện sinh ở Ba tây là Vicente
Ferreira da Silva (1916-1963). Ông đã cùng với triết gia
Miguel Reale thành lập Institute Brasileiro de Filosofia, tập
hợp những nhà tư tưởng của mọi khuynh
hướng. Ông xuất bản Exegese de Ação/luận bình
hành động năm 1949 và tác phẩm nổi
tiếng Dialética das Consciências/biện chứng của ý
thức năm 1950. Chịu ảnh hưởng
Heidegger và chủ nghĩa hiện sinh, ông đã lần
lượt viết những tác phẩm như Utopia e
liberdade/Không tưởng và Tự do, 1948; Para uma moral
lúdica/Về một đạo đức của trò
chơi, 1949; Meditação sobre a morte/Trầm tư về sự
chết, 1948; A concepção do homem Segundo Heidegger/Quan niệm nhân
bản của Heidegger II, 1951. Tác phẩm này bắt
nguồn từ cảm hứng Thư về chủ
nghĩa nhân bản Heidegger gửi Jean Beaufret [Xem:
Heidegger].
Miguel Reale
(1910-2006) là nhà triết học, luật học và làm thơ,
là một trong những người lãnh đạo tư
trào chính thống/integralismo ở Ba tây. Ông viết tác
phẩm Filosofia do Direito/Triết học về luật và
Lições preliminares do Direito/Những bài học dự bị
luật trở thành tư tưởng triết-luật
cổ điển của Ba tây. Ông góp phần vào việc tu
chính Hiến pháp, sáng lập Viện triết học Ba tây,
tham dự nhiều Hội nghị quốc tế về
triết học. Ông viết nhiều tác phẩm, về
triết học tổng quát như A doutrina de Kant no
Brasil/học thuyết Kant ở Ba tây, Estudos de Filosofia e
Ciência do Direito/Nghiên cứui triết học và Luật
học, mới nhất như O Belo e Outro Valores/Mỹ
và những giá trị khác (1989), Estudos de Filosofia
Brasileira/Nghiên cứu triết học Ba tây (1994), Paradigmas
da Cultura contemporânea/Những nguyên hình văn hóa hiện
đại (1996), về triết học Luật như Fundamentos
do Direito/Cơ sở Luật,Filosofia do Direito/ Triết
học luật (1953), Teoria Tridimensional do Direito/Lý
thuyết luật ba chiều (1968), mới xuất
bản như Nova fase do Direito moderno (1990), Fontes
e modelos do Direito (1994) trong đó tác phẩm năm 1953
trình bày một triết lý giá trị, đề cao con
người là nguồn suối mọi giá trị, tác
phẩm năm 1968 định thức lý luận ba
chiều của luật pháp, là sự kiện/fato, giá
trị/valor và quy phạm/norma bao hàm khái niệm hợp pháp
của luật. Ngoài ra còn những tác phẩm chính trị
học, thực tiễn luật, văn chương v.v..
Triết học văn hóa của Reale chịu ảnh
hưởng tư trào tân Kant, những tầng luận lý
của Nicolai Hartmann, bình dện giá trị học của
Max Scheler. Theo Siacca, Reale là triết gia nổi nhất trong
triết học Ba tây hiện đại.
Một nhà
triết học, luật học khác là Francisco Cavalcanti Pontes
de Miranda (sinh ở Maceiõ na9m 1892, mất ở Rio de Janeiro
năm 1979) là người đưa tư tưởng
thực chứng của trường phái Vienne vào triết
học Ba tây. Một trong những tác phẩm chính của
ông O Problema Fundamental do Conhecimento/Vấn đề cơ
bản của nhận thức, 1937 quan niệm nhận
thức xây dựng trên khu biệt giữa objectum/objeto/khách
thể và subjectum/sujeito/chủ thể trong đó
hai từ vẫn giữ căn tố jectum<jet/jacto/ tia
(phóng) cử hoạt như một vec-tơ xác
định chuyển biến khách thể thành những
ấn tượng chủ thể - mối quan hệ
chủ/khách này chỉ ra những vấn đề suy
luận thành những vấn đề ngôn ngữ. Trong lãnh
vực triết lý khoa học, có những tên tuổi như
Leônidas Hegenberg, Amoroso Costa - truyền thống khoa học mà
nhiều thế hệ sau xao lãng.
Bantu,
Triết học: Châu Phi có một triết học, như các châu
đại lục khác? Chắc hẳn vậy. Cái khó là
ở một đại lục mênh mông, đời sống
bộ lạc, con người có tiếng nói song không có
chữ viết. Đó cũng là một vấn đề.
Thế nên, khi linh mục P. Tempels (1906-1977) xuất bản
quyển sách La philosophie bantoue ( do A. Rubbens dịch
từ tiếng Hòa lan năm 1945 sang tiếng Pháp, ấn
bản lần thứ hai năm 1949 N.x.b. Présence africaine), ông
được coi như người tiên khu của triết
học Phi châu. Tempels sinh năm 1906 tại vùng Antwerp,
nước Bỉ, cha mẹ gốc từ Limburg, khi theo
học trường Dòng và thụ phong linh mục Thiên chúa
giáo, ông đổi tên từ Frans ra Placide. Ông làm công việc
truyền giáo ở Congo từ năm 1930, hoạt
động tại vùng hồ Mọra, nhiều năm
ở dại lục này ông nghiên cứu dân tộc và văn
hóa tại đây, cảm nhận như chính mình mang linh
hồn Bantu, viết nhiều sách trong đó tác phẩm nói
trên là quan trọng nhất và đưa ra trong nhiều
hội nghị liên quan đến châu Phi.
Từ ngữ
Bantu trong sách vở của Tempels có khi qua tiếng Pháp
là bantoue, tiếng Hòa lan là Bantoe ( như bài viết
Pleidooi voor de Bantoe-Filosofie/Biện thuyết cho triết
học Bantu của ông) chỉ ra hai vấn
đề: một, từ này để chỉ một nhóm
văn hóa của những chủng tộc chiếm một
phần ba cư dân châu Phi, trải rộng từ những
khu vực Xích đạo với Mũi tây bắc về
Duala-Yaunde ở Cameroun/Cameroon đến Cap, trừ vùng tây
nam thuộc văn hóa Khoisan, những chủng tộc
thuộc Bantu này có những yếu tố chung cùng một
văn minh; hai, công trình của Temples theo những triết
gia châu Phi đánh giá là một công trình nhân chủng học
với những kỳ vọng triết học nằm trong
phạm trù triết học dân tộc/ethnophilosophy (Xem:
Triết học/phi triết học in lại trong Cơ
sở tư tưởng thời quá độ, 2007
tôi đã nói đến sự khác biệt giữa triết
học dân tộc và triết học nhà nghề/professional
philosophy với những người tiền phong khai phá con
đường tư tưởng triết lý Phi châu).
Bantu là gì? Trong
phân loại ngữ học, từ thuộc số ít là MU-ntu
và số nhiều là BA-ntu, có nghĩa là người;
căn ngữ là ntu, MU và BA là hai hình thái của cái phân
loại. Cho nên trong khi các từ khác thay đổi mặc
dù trong cùng cấu trúc, từ Bantu vẫn cố
định. Đa số những ngôn ngữ gọi là Bantu
diễn tả từ muntu/bantu số ít/số
nhiều dưới những dạng khác nhau như sau:
Số
ít Số nhiều
Muntu
wantu
Muntu antu
Mundu andu
Mtu watu
Mur bar
Mot bot
Mutchu Atchu…
Nên nhớ là
nền văn hóa này chưa có văn tự, do đó con
người trao đổi ngôn ngữ với nhau, nghĩa
là tiết hợp những tiếng mà không theo quy luật
ngữ pháp thành văn nào.
Temples có công hệ thống
hóa, nghĩa là đưa ra những khái niệm để
có thể trình bày theo trí năng.
Sau Temples,
Alexis Kagame là người đã đưa ra một
phương pháp nghiên cứu triết học Bantu
đề xuất năm 1956:
- Về mặt
luận lý hình thức, những ngôn ngữ Bantu có phân
loại để diễn tả cái trừu tượng:
1/ thuộc loại ngẫu nhiên, biểu hiện những
thực thể không có khả năng hiện hữu
độc lập trong tự nhiên: ví dụ, với căn
ngữ gabo, từ chỉ cụ thể là mugabo/bagabo
(số nhiều) có nghĩa là một người can
đảm, với tiếp đầu ngữ bu
để chỉ trừu tượng, có từ bugabo
để chỉ sự can đảm, hùng dũng; 2/
thuộc loại bản chất, biểu hiện những
bản chất hiện hữu trong tự nhiên: ví dụ, muntu
với tiếp đầu ngữ bu, để
chỉ cái trừu tượng: bumuntu: nhân tính.
2/ thuộc
loại mệnh đề, ở đây để chỉ
phán đoán. Trong những ngôn ngữ Bantu, một số có
nguyên âm đầu mỗi từ, một số không có, ví dụ:
uRUkwavu: thỏ, iKImasa: bò rừng con trong những
mệnh đề sau:
1. uRUkwavu
RUhura n'iKImasa
thỏ
nó gặp một bò rừng con
2. KIRUhonye
KIraRUsuzugura
Nó
thấy nó, nó khinh nó
3. RUraKIramutsa,
KIraceceka
Nó
chào nó, nó giữ im lặng
Mỗi từ
“nó” diễn tả những thành phần
viết hoa theo thứ tự sau:
a/ trong
mệnh đề thứ nhất, RU gắn liền
với động từ Ruhura/nó gặp chỉ thị
động từ này hợp với chủ từ thuộc
loại RU/uRUkwavu;
b/ trong
mệnh đề thứ hai, từ quan hệ KI cũng
chỉ thị chủ từ mà loại từ là KI/iKImasa;
trong mệnh đề 2 này, KI ở đầu chỉ
chủ từ giữ vai chủ thể, RU ở vị trí
thứ hai để chỉ chủ từ uRUkwavu giữ vai
trò thuộc từ trực tiếp cho động từ thấy;
c/ trong
mệnh đề thứ ba, RU/uRUkwavu là chủ thể,
trong khi KI/iKImasa là bổ ngữ trực tiếp cho
động từ chào, tiếp theo KI/iKImasa là chủ
từ của mệnh đề.
Như vậy
trong mọi ngôn ngữ Bantu,khởi sự của diễn
ngôn là chỉ cần hô lên tên của những tác nhân; ở
mỗi tên tương ứng có một từ quan hệ -
cũng giống như loại từ - không cần
thiết phải minh thị cái gì giữ vai trò chủ từ
hay thuộc từ trong mệnh đề, mọi sự
cũng rõ ràng.
3/ thuộc
loại tam đoạn luận, lên quan đến việc lý
luận, tính đặc thù văn hóa Bantu là tam
đoạn luận thì lược tỉnh/elliptique: nó có
thể mang đại tiền đề và kết luận,
hay chỉ dẫn đến kết luận khi lý luận
đã cô đọng trong một ngạn ngữ, không
cần hiện diện của bất kỳ tiền
đề nào. Trong trường hợp cái được
diễn tả mà ta gọi là đại tiền đề,
không trình bày dưới dạng một nguyên tắc
tổng quát, mà thông thường diễn ra như sau:
Đại
tiền đề: “Vì khi chúng ta xem thấy cái này và cái
kia,
Kết
luận: vậy thì phải thừa nhận cái này và cái
kia”.
- Về
mặt tiêu chuẩn học, những vấn đề
của tiêu chuẩn học theo Kagame nơi triết học
Bantu có tính ám chỉ: nhận thức ẩn tàng của
những nguyên tắc sâu xa cùng thể hiện trong những
hành động đơn giản nhất. Ví dụ:
những nguyên tắc đầu tiên của lý trí, nơi
mọi người bình thường, phát hiện trong
việc sử dụng thuộc về khẳng
định hay phủ định, vì nó chứng
minh ở đó là đã dựa trên những nguyên tắc đồng
nhất, mâu thuẫn và khử tam/tiers exclu. Họ
sẽ chỉ cho bạn điều đó nếu như khi
bạn ở với họ trong cuộc, bạn nói với
họ: “Hãy ra xem nếu chúng ta thấy chúng ta
đang ở bên ngoài”, phản ứng của họ
chắc chắn sẽ là rũ lên cười. Mặt khác,
nếu bạn muốn hiểu xem họ có ý thức về
nguyên tắc nhân quả hay không, hãy đặt với
họ câu hỏi: “Anh bao nhiêu tuổi khi mẹ anh sinh ra?”,
bạn nhận ra lập tức dưới mắt họ,
hậu quả không bao giờ có thể đi trước
nguyên nhân của nó trong cái hiện hữu.
Khởi
từ những nguyên tắc thứ nhất này, văn hóa
Bantu dồi dào những nguyên tắc gián tiếp,
thường thấy trong những ngạn ngữ,
những công lý xác thực trong tình trạng những tam
đoạn luận luợc tỉnh.
Còn đối
với lãnh vực những tri thức thuộc về tôn
giáo, hay thuộc về “khoa học”, người Bantu tin vào những tiêu chuẩn có
tính cách chứng nhân, dựa trên truyền thống
cổ, dựa vào thẩm quyền của cổ nhân, hay
dựa vào quyền năng của những thày mo, thày pháp.
- Về
mặt hữu thể luận, những phạm trù
của hữu thể chia ra làm bốn loại:
1/ MUntu:
hữu có trí năng (người)
2/ KIntu:
hữu không có trí năng (vật)
3/ HAntu:
hữu định vị (nơi chốn-thời gian)
4/ KUntu:
hữu hình thái (cách thế hiện hữu của hữu
thể)
Trong chỉ
danh của bốn phạm trù trên, căn ngữ ntu
chỉ thị hữu thể trong ý nghĩa khởi sinh và
không xác định. Đó là loại từ xếp loại
nó khi làm rõ bản chất, nghĩa là “nó chính là cái nó
phải là như thế”, không có thực
thể nào ra ngoài bốn phạm trù kể trên. Xét cấu
trúc ngữ học xác định bốn phạm trù này có
thể nói là triết học Bantu có tính năng
động và hậu nghiệm vì khởi từ
cách thái hoạt động: muntu là hữu cử
hoạt theo trí năng, kintu là hữu không cử
hoạt theo trí năng, hantu là hữu định
vị trí và kuntu là hữu theo cách thế. Phạm trù
thứ nhất đã nói nơi trên (MU (số nhiều là BA)
= có tri năng, có lý trí; NTU = hữu), phạm trù thứ hai
KIntu (và biến thể của nó là KItu) được dùng
ở vùng phía đông (từ Kenya-Tanzania đến trung tâm
của Congo-Kinshasa và phía nam đến Malawi-Rhodesia), ở
vùng phía tây dùng căn ngữ uma đi kèm tiếp
đầu ngữ KI = KIuma, căn ngữ loko thành
KIloko (ở Congo-Brazza đến Congo-Kinshasa), căn ngữ
ro/lo thành CIro (ở nam Mozambique) căn ngữ into
ở vùng Botswana, căn ngữ nima/ina ở nam Angola và
phía bắc của vùng Tây nam châu Phi. Những biến
thể chỉ ảnh hưởng trong hình thức nói, song
bản chất vẫn chỉ sự vật. Phạm trù
thứ ba HAntu và tương đương PA dùng ở vùng
phía đông, sang vùng phía tây, tương đương là VA
đi với căn ngữ uma, vùng phía nam là GO đi
với căn ngữ lo/ro, các vùng có căn ngữ ntu,
uma, ro để chỉ sự vật, lại
được dùng để chỉ vị trí:
Kintu
= sự vật; hantu = vị trí
Kiuma
= sự vật; vuma = vị trí
Ciro
= sự vật; golo = vị trí
Phạm trù này
thống nhất cả nơi chốn và thời gian, còn khi
nói đến thời đại, ngày tháng thì người
ta định vị hữu trong chuyển động
của nó theo chiều hướng kỳ gian, ví dụ
biến cố xẩy ra năm 1900 được
định vị một cách loại suy từ một công
trình như vậy ở Paris chẳng hạn. Phạm trù
thứ tư KUntu là cách thế hiện hữu của
hữu là giống chung cho mọi thực thể gắn bó,
được diễn tả với tiếp đầu
ngữ bu/bo/ou/u/vu v.v..với căn ngữ của
từ, có thể dùng động từ hay trạng từ
nhằm tập trung những biến cải của hữu
thể hoặc của chính nó (lượng, phẩm),
hoặc đối với tha thể (tương quan,
vị trí, sở hữu v.v..).
Về hiện
hữu và hư vô trong triết học Bantu, khi phát
biểu muntu, kintu nhằm chỉ bản chất không
thiết yếu hàm ngụ khái niệm hiện hữu vì
trong các ngôn ngữ Bantu, cái tương đương
với động từ Être/Sein không chỉ thị
hiện hữu (như định thức “je pense, donc je suis” của Descartes)
diễn tả dưới hai căn ngữ li (không có
thể vị biến cách/infinitif/infinitive, hay quá khứ,
tương lai) và ba chỉ vị biến cách như ku =
kuba. Động từ để chỉ hiện hữu
thành lập bằng cách thêm vào hai căn ngữ trạng
từ ho =đó; liho = ở đó (hiện
hữu trong hiện tại) và kubaho - ở đó
(hiện hữu) - động từ này diễn tả
thời gian ở quá khứ cũng như tương lai,
hiện hữu nói chung phi thời gian.
Liho có những biến
thể lipo, liko tùy vùng, trong khi kubaho trở thành kubapo,
kuwapo, kuvako. Có nhiều vùng động từ
hiện hữu là kuikala/kukala/kuzala.
Căn ngữ
liho để chỉ hiện tại, ở đó song
sẽ ngừng hiện hữu, trái lại kubaho
diễn tả hiện tại, trải rộng cả quá
khứ và tương lai. Đối lập với hiện
hữu là hư không. Khi phân tích những yếu tố
văn hóa, phải kết luận là hư không
hiện hữu mà thực thể là căn bản của
phức thể. Một hữu thể này phân biệt
với hữu thể kia vì ở giữa chúng có khoảng
không hư vô: không khí mà ta hít thở thổi trong hư không,
chim bay trong không khí và trong hư không.
Tranh luận
về triết học Bantu hiện hữu có thể
phải xét về mặt thông diễn, sử dụng tư
liệu và trở lại vấn đề: có thể
dựa trên văn học (có chữ viết hay không chữ
viết) để thành lập diễn ngôn triết lý?
triết học dân tộc như một văn hóa
đặc thù, hay một tâm lý học tập thể,
hơn là một triết học mang tính phổ quát chân
thực?
Từ điển
triết học giản yếu
27
(tiếp theo)
Bảo gia
lợi/Bulgaria, Triết học: Triết học Bảo gia lợi
bắt nguồn từ thế kỷ 10 với Johann Exarch và
phong trào Bogomil bao gồm tư tưởng phê phán tôn giáo, có
thể xem như khởi đầu sinh hoạt triết
học ở xứ này. Nếu coi lịch sử của
triết học là lịch sử của một dân tộc,
thì lịch sử Bảo gia lợi chia làm ba kỷ nguyên:
Thời Trung
cổ: đánh dấu qua việc người Bảo gia
lợi theo Thiên chúa giáo vào thế kỷ thứ 9, cũng
ghi nhận qua việc những phong trào dị giáo chống
lại hàng tăng lữ chính thống. Đó là phong trào
Bogomile chủ trương một tư tưởng
cấp tiến về thần luận và vũ trụ
luận, cùng với những tư trào nhị nguyên như
học thuyết duy trí, học thuyết nhị nguyên
thiện ác, học thuyết Paul. Phong trào Bogomile bài bác thuyết
Nhập thể, cũng như mọi biểu hiện tôn
giáo qua tư tưởng và thực hành đạo như
phép bí tích, thánh giá, nhà thờ, lễ lạc v.v.. và chủ
trương tu khổ hạnh và sùng bái tinh thần. Mặc
dầu bị ngăn cấm nghiêm nhặt, phong trào này bành
trướng về phía tây đến tận Bosnia, băng ngang vịnh Balkan. Phong trào này bị tiêu diệt từ
khi người Thổ đô hộ Bảo gia lợi vào
thế kỷ 14 suốt năm trăm năm.
Thời
phục hưng văn hóa dân tộc: Cuộc đô hộ
Thổ chấm dứt vào năm 1878 với hoạt
động văn hóa dân tộc ở mọi chiều
hướng. Hàng trăm hàng ngàn người Bảo theo
học tại nhiều đại học ở Nga và các
nước Tây Âu, đặc biệt là ở Đức,khi
trở về nước dấy động tinh thần người
dân với những tư tưởng, học thuyết
mới, dịch thuật những tác phẩm kinh
điển của triết học phản ảnh mối
quan tâm vào phát triển lịch sử tư tưởng.
Trong cuộc
tranh đấu giành tự do, Peter Beron (1798-1871) nổi
tiếng là một đại biểu của Bách khoa và khai
sáng Bảo gia lợi. Ông viết những tác phẩm
bằng tiếng Đức như Slawische Philosphie
enthaltend die Grundzüge aller Natur-und-Moralwissenschaften/Triết
học slave/tư lạp phu bao gồm đặc
điểm chính của khoa học tự nhiên và khoa
họcđạo đức, (Prag)1855; Origine des sciences
physique et naturelles et des sciences métaphysiques et morales/Nguồn
gốc khoa học vật lý và tự nhiên và khoa học siêu
hình và đạo đức, (Paris)1858. Beron đã có công
hệ thống hoá bản chất và vị trí tư
tưởng tư lạp phu khích động triết
học Bảo gia lợi phát triển vào cuối thế
kỷ 19, đặc biệt trong chiều hướng xây
dựng cơ sở thế giới quan cho cuộc tranh
đấu cho tự do.
Sinh hoạt
văn hóa làm nổi bật những khuôn mặt như Ivan
Georgoff (1862-1936) về nghiên cứu lịch sử triết
học, Krusto Krustev (1866-1919) về phê bình văn học,
Stoyan Michaillovsky (1856-1927) về thơ, Pencho Slaveykov
(1866-1912) du nhập tư tưởng Nietzsche. Nhà triết
học Dimiter Michaltschev (sinh năm 1882) dạy tại
Đại học Sofia là người năng động
phát triển triết học Bảo gia lợi, viết
nhiều tác phẩm và là biên tập tạp chí triết
học. Ông đã viết những tác phẩm như Philosophische
Studien/Nghiên cứu triết học, x.b. Leipzig, 1909; Forma y
Otnosshenie/ Hình thái và Quan hệ, Sofia, 1914: Filosofiata Kato
Nauka/Triết học như một khoa học, Sofia, 1946.
Ông chịu ảnh hưởng người thày là Johannes
Rehmke (1848-1930) coi triết học như một khoa học
cơ bản/Grundwissenschaft, tri giác trực tiếp sự
vật và những phẩm chất của chúng, thực
tại của tinh thần và thế giới
được tri giác không chỉ ra thực tại siêu hình
siêu việt nào, cũng như những quan hệ và phát
triển có tính khách quan và chúng ta trực tiếp nhận
biết. Thời gian không là một hình thái của tinh
thần lãnh hội những diễn biến nó tri giác, mà là
sự kế tục của những biến đổi.
Vận động từ chỗ này qua chỗ kia là một
sự kiện khách quan, như vị trí không gian là phẩm
tính của sự vật. Trong lãnh vực triết học
thực tiễn, Michaltchev cũng theo Rehmke phê phán những
đạo đức học chủ trương nhiệm
vụ, và đề xuất nguyên tắc ý chí cũng như
hành động bất vụ lợi mới thực sự
là đạo đức. Lý luận của Rehmke và Michaltchev
có tầm ảnh hưởng nhất định ở
Bảo gia lợi, gây sinh động trong những tranh
luận triết học.[Xem: Rehmke, Johannes]
Thời
cộng sản: Sau Thế chiến Hai, Bảo gia lợi
cũng như một số quốc gia Đông Âu khác
trở thành nước xã hội chủ nghĩa.
Đương nhiên, “chủ nghĩa xã hội khoa học” là hệ tư tưởng chủ đạo
trong mọi lãnh vực văn hóa, từ giáo dục, văn
chương văn nghệ đến tư triết
học, tôn giáo v.v.. tên cơ sở duy vật biện
chứng. Thực sự, thời tiền chiến, một
nhà tư tưởng Dimitri Blagoev (1855-1924) đã có xu
hướng xã hội này. Dưới chế độ
cộng sản, những tư tưởng phi Mác-xít bị
triệt hạ trong lãnh vực triết học. Nhà tư
tưởng đại biểu của chế độ là
Todor Pavlov (1890-1977), Chủ tịch Viện Khoa học
Bảo gia lợi, tác phẩm chính của ông là Теόрия
отраҗéния ( Teoriia
otrazheniia)/Lý luận phản ánh, 1936 quan niệm phản
ánh dựa trên những nguyên lý của chủ nghĩa duy
vật biện chứng. Trên cơ sở này, những
vấn đề đặc thù của lý luận nhận
thức như chân lý, thực tiễn, hệ thống
những phạm trù biện chứng hay những quy
luật biện chứng là đề tài của rất
đông nhà tư tưởng như Stephan Vassilev-Vassev,
Nedialka Mihova, Ljuben Sivilov, Mitrjo Yankov. Pavlov không chỉ
chủ đạo trong lãnh vực nhận thức mà cả
trên lãnh vực phê bình văn học và mỹ học, trong
quỹ đạo “chủ nghĩa
hiện thực xã hội chủ nghĩa” (phổ biến
khắp khối xã hội chủ nghĩa), với tác
phẩm chính là Основнóй вопрóсй
на Эстéтика (Osnovny
Vuprosy na Estetika)/những vấn nạn cơ bản Mỹ
học, 1949. Michaltchev chính là đối tượng
để các nhà công tác tư tưởng của chế
độ phê phán (theo Leszek Kolakowski, phê phán cái gọi là
chủ nghĩa Rehmke) - theo Radoslav Tsanoff, Michaltchev bảo
vệ kiên cường quan điểm của ông.
Ở Bảo
gia lợi, khi chủ nghĩa Mác thống trị, trở
thành một học thuyết chính thức, bất khả
tư nghị, chỉ có triết học duy nhất
được giảng dạy ở Đại học
Sofia, dập khuôn hệ thống giáo dục Liên xô (nghĩa
là chủ nghĩa duy vật lịch sử và biện
chứng, lịch sử triết học tập trung vào
lịch sử triết học Mác-xít và phê phán triết
học, luận lý, đạo đức và mỹ học
tư sản hiện đại). Cho nên Tzotcho Boiadjiev
(dạy Lịch sử triết học cổ đại và
trung cổ ở Đại học Sofia) nhận xét:
chỉ có một lối thoát tinh thần là hoạt
động trong những lãnh vực mà khả năng
kiểm soát tư tưởng bị giới hạn, ví
dụ như khó kiểm duyệt để chế tài nghiên
cứu về một tác giả cổ đại, vì
tối thiểu đòi hỏi phải có một vài kiến
thức cổ ngữ; ngoài ra biên giới giữa triết
học và những lãnh vực khoa học nhân văn khác
cũng khó tiếp thu đối với luật lệ, tiêu
chuẩn ý thức hệ. Cho nên nhiều công trình của
những nhà triết học trẻ tập trung vào những
nghiên cứu liên ngành và cổ điển, những tên
tuổi Angelov, Bǒjadziev, Bukharov, Iribadzakov, Radev v.v..trong
lãnh vực triết học và xã hội học, I. Passi,
Avramov, Goranov, Mitsev, Natev, Tsoneva trong lãnh vực mỹ
học, Andonov, Georgiev, Nechev, Prodanov, Stankov trong lãnh vực
đạo đức.
Một
nền “triết học bí mật”, như chữ của Boiadjiev, hoạt
động dưới những hình thức thay đổi
địa danh của triết lý thực qua tổ chức
những hội luận, diễn thuyết và giảng
dạy với sinh viên ngoài những cơ sở đại
học chính thức. Tuy nhiên ngay việc gặp gỡ trao
đổi giữa những nhà triết học Bảo gia
lợi với những triết gia của các nước
khác trong khuôn khổ những hội nghị quốc tế
không hẳn tốt đẹp, vì tham dự những
hội nghị này phải thông qua Hiệp hội triết
học của Nhà nước, do Sở Mật vụ
trực tiếp kiểm soát; người tham gia những
diễn đàn phải chính thức được nhà
nước nhìn nhận. Hơn nữa, rất khó khăn
tìm đọc được những tác phẩm triết
học nhất là của những triết gia hiện
đại, kể cả những tập san, tạp chí
triết học. Sinh hoạt triết học thực
sự chỉ bình thường sau 1989, với số
lượng đáng kể dịch những công trình
của các nhà tư tưởng cận hiện đại.
Mặt khác, những trường phái và tác giả về
cấu trúc luận, phê bình văn học như Vladimir Propp,
Hình thái luận Nga có ảnh hưởng rộng rãi ở
phương Tây cũng rất quen thuộc với sinh
hoạt triết học bí mật ở Bảo gia lợi,
vì những sự kiện này tiêu biểu cho nỗ lực
vượt rào cản hệ tư tưởng Mác-xít. Trong
thập niên 80, những tác phẩm có xu hướng Mác xít
phương Tây như Theodor Adorno, W. Benjamin, E. Bloch, Louis
Althusser khá quen thuộc trong những nhóm triết gia và xã
hội học mới. Những nhà học giả nhân
văn quay sang những trào lưu triết học phân tích,
thông diễn v.v.. Hiện nay là thời kỳ phát triển
và hội nhập vào sinh hoạt triết học cộng
đồng châu Âu, mở ra một triển vọng
mới.
Bỉ,
triết học: Sinh hoạt triết học Bỉ có liên hệ
với những nước chung quanh, dưới hình
thức đa ngữ - nhà triết học có thể
viết bằng tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng
Hòa lan, tiếng Anh.
Sống
thời Trung cổ, triết gia Bỉ Henri Bate de Malines (1246
sinh ở Malines-1310 mất ở Tongerlo) là môn đệ
của Aquinas, mà Nicolas de Cuse xem là người lập ra
thuyết ngẫu hợp những mặt đối
lập/théorie de la coincidence des opposés. Ông đã viết Magistralis
compositio astrolabii luận về thiên văn học. Gilles
de Lessines sống vào thế kỷ 13, mất năm 1304 là
môn đệ của Albert le Grand, viết tác phẩm khảo
về de Unitate Formae, 1278 luận về hình thái: “Mặc
dầu những hình thái trừu tương của tri
năng (chẳng hạn, đường thẳng trên
mặt phẳng, mặt phẳng trên vật thể)
thực sự là nhirều và khác nhau về mặt hình thái,
tuy nhiên trong một chủ thể duy nhất mà chúng là
những thành phần, mỗi thành phần có một vai trò,
chúng chỉ là một hữu thể duy nhất đến
từ hình thái này mà chúng là hữu thể lý và từ ở
đó sinh ra những chức năng, giống như
những hành vi thứ cấp đến từ hành vi sơ
cấp.” Godefroid/Godfrey de Fontaines (tên tiếng
La tinh là Godefrius de Fontibus) sinh ở Liège năm 1250 và mất
năm 1309, dạy Đại học Paris, cũng là học
trò của Aquinas, chuyên luận về siêu hình học hiện
thể và tiềm thể; quan niệm hữu thể
của ông đối lập với Henri de Gand (phân biệt
hữ bản thể/esse essentiae và hữu hiện
thrể/esse existentiae) khi xác định hữu thuộc tri
năng ở trong tinh thần và hữu thực ở ngoài
tinh thần. Tuy nhiên cũng như Henri de Gand, ông cũng
để lại những Quodlibeta/Linh tinh ghi lại
những tranh biện triết lý mở ra cho công chúng (Maurice
de Wulf sưu tập có bẩy phần của những
Quodlibets này, xuất bản năm 1904 và 1914).
Ở đây
chỉ nói về triết học Bỉ cận hiện
đại, mặcdầu giữa Bỉ và Pháp có chung biên
giới và ngôn ngữ, song những vấn đề và tranh
luận triết học có những sắc thái riêng của
nó. Những triết gia Bỉ sống ở thế kỷ
19 như Joseph Delbœuf (1831-1896),vào thời kỳ đầu
thế kỷ XX như Paul Decoster (1886-1939), Philippe Devaux
(1902-1979), Maurice De Wulf (1867-1947) chuên về lịch sử
triết học Trung cổ, Georges Hostelet (1875-1960), Max Loreau
(1928-1990) chuyên về Mỹ học thời Phục hưng,
Phần đông các triết gia này dạy ở Đại
học Liège và Louvain. Chïam Perelman (1912-1984) dạy ở
Đại học Bruxelles, sáng lập Tu từ mới,
Tại Bỉ, nhiều nhà triết học chuyên sâu về
luận lý học, có những trao đổi quan tâm
tương tự như Hoa kỳ. Họ cũng
đặc biệt chú trọng đến triết học
về cáckhoa học cũng như ngành mới về kỹ
thuật ứng dụng. Nhiều tác phẩm xuất
bản thiên về triết học thiên chúa giáo hiện
đại, những nghiên cứu về lịch sử
tư tưởng thời Trung cổ tại Đại
học nói tiếng Pháp Louvain-la-Neuve và Đại học nói
tiếng Hòa lan ở Louvain, Mặt khác nơi đây
chứa những bản thảo của Husserl nên cũng
xuất phát nhiều công trình hiện tượng luận.
Về mặt
nghiên cứu luận lý học, phải kể đến
Trung tâm quốc gia nghiên cứu luận lý học
dưới sự điều hành của J. Ladrière
(1921-2007), quy tụ nhiều nhà luận lý học của sáu
đại học nói tiếng Hòa lan và năm đại
học nói tiếng Pháp. Trong khoảng 1980-1992, bẩy
tập san Cahiers du Centre de logique đã xuất bản
bàn về những chủ đề như thuyết
trực quan, lý luận chứng minh, forcing (kỹ thuật
do Paul Cohen đặt ra , dùng để chỉ sự
độc lập của giả thiết liên tục và công
lý chọn trong lý luận tập hợp Zermelo-Fraenkel), lý
luận những toàn nhóm/ensembles của Quine, luận lý và
thông tin học, và cả xu hướng phi nền tảng
trong luận lý học và trong lý luận toàn nhóm. Những
hội luận này với những khuôn mặt chủ
đạo như Th. Lucas, M. Crabbé, R. Lavendhomme đưa ra
nhiều thành tích mới. Những thành tựu trong luận
lý ứng dụng vào tri năng nhân tạo và thông tin học
cũng được xuất bản, như A Primer on
Expert System/Sách nhập môn Hệ thống Giám định năm
1985 của F. Vandamme và các cộng sự viên, “Non Classical
Logic for Expert System” của A. Heffer năm 1986, Non-Standard
Logics for Automated Reasoning/Luận lý phi tiêu chuẩn của lý
luận tự động năm 1988 là thành quả
của giao ngộ hệ thống của các phương
pháp và kết quả cuủ những luận lý mô hình,
thời tính, trực quan, xác suất áp dụng vào tri
năng nhân tạo, Approche logique de l'intelligence artificielle/Tiếp
cận luận lý của tri năng nhân tạo, 1988-1991
một từ điển bách khoa từ luận lý cổ
điển đến thảo chương luận lý, Logisch
Redeneren/Nói về luận lý năm 1986 của M. Sergant
trình bày luận lý tượng trưng cổ điển, Inleiding
to moderne Logica/Dẫn vào tân luận lý năm 1991 của
J.-P. Van Bendegem, Logienbœk năm 1992 của D. Batens, Logica:
Formeel en Informeel năm 1992 của W. de Pater và R. Vergauwen
gồm những phần về tam đoạn luận, lý
giải chịu ảnh hưởng từ Geulinckx,
những phương pháp cú pháp và ngữ nghĩa, luận
lý phi hình thức, Vergauwen khai triển một lý luận
về ý nghĩa và tham chiếu, những tranh luận
của chủ nghĩa duy thực và duy bản trong ngữ
nghĩa học, lý luận về chân lý của Tarski, duy
thực nội tại của Putnam. Cùng với những tri
thức thủ đắc từ siêu luận lý học, ông
khai triển một ngữ nghĩa học duy thực có
thể tích hiệp thuyết chủ bản Aristote; ông
cũng trình bày một lối giải luận lý học
nội hàm khác của Montague có thể biểu hiện hình
thái của thuyết chủ bản nói trên.
Lý luận
nhận thức trong thập niên 80 và 90 của thế
kỷ XX cũng phát triển hợp với khoa học
hiện đại qua những công trình của M. De Mey
với The Cognitive Paradigm, 1982 vẽ lại khởi
sinh theo quan điểm tri năng gần với Piaget, áp
dụng những phương pháp theo lượng vào truy
cập những nguyên mẫu để phát hiện
những cấu trúc xã hội, Theory and Experiments, 1988
do D. Batens và J.-P. Van Bendegem xuất bản là những tham
luận trong hội nghị quốc tế về lịch
sử và triết học về những khoa học tổ
chức ở Gand và Bruxelles năm 1986, nói đến
những vai trò của thực nghiệm trong khởi sinh và
thử nghiệm những lý luận, cũng như vai trò
của những quan niệm lý luận trong khoa học.
Khảo về năng động của nhận thức,
D. Batens xuất bản Menselijke Kennis, Pleidooi voor een
bruikbare rationaliteit/Kiến thức con người,
Biện thuyết cho một lý tính hữu ích, 1992 phê phán
chủ nghĩa duy lý truyền thống cũng như
chủ nghĩa phản lý. Ông cũng xây dựng một quan
niệm nhận thức dựa trên ý nghĩa, chấp
nhận và thông giao một cách hệ thống, bảo
vệ một hình thái lý tính không đề ra những yêu
cầu khó đạt của chủ nghĩa duy lý cổ
điển và tiện cho con người thu nhận như
những hệ thống phụ của thực tại.
Trong thập
niên 80 này, triết học về những ngành khoa học
đặc thù cũng phát triển trên cơ sở giải
thích chức năng, tiêu biểu qua tác phẩm Evolutionary
Explication in the Social Sciences, an Emerging Paradigm, 1981
của Philippe Van Parijs (1951-), tác giả truy vấn những
điều kiện để hoàn tất một giải
thích chức năng, những khả năng truyền
giao/transfert giải thích chức năng trong những khoa
học xã hội. J.-P. Van Bendegem ở Đại học
Văn khoa Gand viết một chuyên luận nhan đề Finite,
Empirical Mathematics, Outline of a Model, 1987 còn triệt
để hơn những nhà duy trực giác và duy cấu
trong việc bác bỏ vô cực hiện năng cũng
như tiềm năng và tái xây dựng toán học cổ
điển trên cơ sở duy hạn (ví dụ, 1/3 không còn
được quan niệm như một số thập
phân 0.3 mà coi như một thủ tục tiến hành chia 1
bởi 3), nhằm giúp cho tri giác những những chỗ
tách mà toán học vô cực xóa bỏ, chẳng hạn,
tương phản giữa cái nhỏ hữu hạn và cái
lớn hữu hạn tương ứng trong một đo
lường nhất định với đối lập
giữa cái giải được và cái khả xác (không
giải được trong lý luận chứng cớ. I.
Prigogine và I. Stengers viết tác phẩm Entre temps et l'éternité/Giữa
thời gian và vĩnh cửu, 1988 tra vấn những lý
do mà khoa vật lý học từ khởi nguồn đã
chọn phủ nhận mũi tên thời gian và mô tả
một bản nhiên quán tính , nhằm lập lại vô
hạn cái đồng thể đó, dựa vào những
định luật phi thời và tất định; các tác
giả này chỉ ra thái độ này đã làm cho thế
giới khoa học và thế giới đời sống xa
lạ vgới nhau một cách triệt để,
đồng thời họ cũng vẽ ra một khoa
học mới xuất hiện có khả năng giảm
trừ xa cách này và chứng nhận hiện diện của
mũi tên thời gian ở mọi mức độ
của thế giới vật lý, từ nguyên tử H cho
đến vũ trụ xét trong toàn bộ. Những công
trình của P. Kerszberg The Invented Universe, 1989 nghiên
cứu tranh biện giữa Einstein và De Sitter chỉ ra
sự phát triển của khoa vũ trụ luận
tương đối, M. Ghins đưa ra một phân tích
triết học trong L'inertie et l'espace-temps absolu de Nrewton à
Einstein, 1990 chứng minh cấu trúc của không-thời
gian tương ứng với một lý thuyết vật lý
làm sao cho những hiệu quả quán tính phải
được giải thích đúng và trong chiều
hướng này có thể quan niệm một không-thời
gian tuyệt đối. Năm 1992 Les dieux postmodernes
của G. Miedzianagora chỉ ra những thăng trầm trong
quan hệ của triết học và vật lý học,
đồng thời đưa ra một quan niệm mới
về hữu vật lý, ý thức, tình cảm và tư
tưởng.
Về mặt
triết học tổng quát, phải kể công trình của
J. Ladrière (dạy Đại học Louvain) L'articulation du
sens, 1984 bao gồm toàn trường sở triết
học, khởi từ ý niệm của Wittgenstein coi ngôn
ngữ có thể sử dụng theo nnhững mô thái khác nhau,
liên đới chặt chẽ mang một hình thức
sống trong khoa học cũng như tín ngưỡng. A.
Burms và H. de Dijn xuất bản De Rationaliteit en haar grenzen,
Kritiek en deconstructie/Lý tính trong toàn bộ, Phê phán hủy
tạo, 1986 chỉ ra ba mối ưu tư cơ bản
của con người làkhát vọng tạo ảnh
hưởng đến những sự biến, khát
vọng hiểu biết và khát vọng mang lại một ý
nghĩa; quan hệ giữa ba chuyên niệm này là khởi
điểm của việc nghiên cứu nguyên ủy
những vấn đề triết học tiếp cận chủ
nghĩa cá nhân, đến tôn giáo và quan hệ giữa khoa
học và thực tại. Cùng thời điểm này. M.
Meyer (1950-) đưa ra De la problématologie, xem triết
học như một vấn tính luận vì tra vấn là
nguyên lý tiếp âm/principe articulatoire của lý tính hiện
đại. Meyer muốn vạch ra con đường
thứ ba ra ngoài chủ nghĩa hư vô và thực chứng
đưa vấn tính trong vận động tích cực
của nó; trong tác phẩm mới xuất bản năm 2000
Questionnement et historicité ông xác định vấn tính
luận vẫn là triết học mới trong tính triệt
để sâu sắc nhất cho thế kỷ 21 này trở
đi.
Triết
học Bỉ cũng có thiên hướng đạo
đức như Pháp nên rất nhiều tác phẩm
tập trung vào mối liên hệ với sự phát triển
mau lẹ của kỹ thuật như Pour une éthique dans
un univers technicien (le Paradigme historique), 1984, Evaluier la technique,
1988, Du sens cơmun à la Société de communication, 1988
của G. Hottois (1946-) quan niệm nhân loại là một giây
liên kết những khả hữu hơn là bản chất
hay tự nhiên; Ta al en Ethiek/Ngôn ngữ và đạo
đức, 1989 của J. Ruytinx gồm những tiểu
luận đặt trọng tâm vào những hỗ trợ
khả hữu của những khoa học khác nhau
đối với đạo đức học, những
thuộc từ đạo đức tổng quát có một
nội dung xuất phát từ hệ tư tưởng,
những năng hướng tinh thần có thể thống
nhất con người bị những ý thức hệ trái
nghịch nhau phân rẽ.
Về mặt
mỹ học, Expérience esthétique et ontologie, 1988 của
D. Lories lần đầu tiên đã đề xuất
một sở cứ chung cho hai truyền thống mỹ
học xa lạ với nhau là hiện tượng luận
và triết học phân tích, dựa trên tiên đề “lẽ thường” trong tác phẩm Phê
phán quyền năng phán xét của Kant. Cũng trong
năm này, H. Parret đưa ra một nghiên cứu hiện
tượng luận về Cái cao nhã thường ngày/Le
sublime du quotidien vén mở những mối quan hệ nhân
quả không ngờ liên kết những tình cảm nhẹ
nhàng đột phát với chỗ đoạn tuyệt
của cao nhã.
Triết
học luật/Rechtsphilosophie là một bộ môn có
truyền thống lâu đời, song khá phức tạp
về mặt ý nghĩa, bản chất (xác định
pháp luật hay quyền của con người? - từ
thời cổ đại hy lạp, óρθóς là
một ẩn dụ hình học, trong những ngôn ngữ
hệ La tinh, hệ Đức/Nhật nhĩ man, hệ
Sê-mít/Tiếu Á tế Á như ngữ Ả rập, ngữ
Do thái - mà ý nghĩa cơ bản là phù hợp với quy
tắc/rectum. Kant định nghĩa là hành động phù
hợp với bổn phận, hay toàn bộ những
điều kiện mà ý chí cá nhân của người
với tha nhân phù hợp với quy luật phổ quát
của tự do. Erich Fechner so sánh triết học luật
với triết học hiện sinh, triết học
luật về mặt xã hội học và siêu hình học.
Xem: luật) với G. Haarscher (dạy ở Đại
học Bruxelles) trong hai tác phẩm Philosophie des droits de
l'homme/triết học về những quyền của con
người, 1987 và La raison du plus fort/Lý của
kẻ mạnh, 1988 xét đến chuyển biến ghê
gớm của quan niệm chính trị trong thời
đại mới, đi đôi với trói buộc lý trí vào
một vai trò thuần túy công cụ và ông đưa ra quan
niệm phục hồi thuần lý trong những đặc
quyền phê phán. Van Parijs khảo sát những đáp ứng
hiện đại của lý luận thực dụng, lý
luận tự do chủ nghĩa, lý luận Mác-xít phân tích,
lý luận của John Rawls hay những xu hướng
cộng đồng cho vấn đề “thế nào là
một xã hội công bình?” trong tác phẩm
xuất bản năm 1991 Qu'est-ce qu'une société juste?
Introduction à la pratique de la philosophie politique.
Marc Richir,
triết gia hiện tượng luận đương
đại, người được coi như làm
cuộc cải cách hiện tượng luận Husserl
(với năm tác phẩm từ 1981 đến 1990: Recherches
phénoménologiques I và II, Phénomènes,temps et êtres: ontologie et
phénoménologie, Phénoménologie et institution symbolique, La Crise du
sens et la phénoménologie) đã phác họa một triết
học chính trị mới trong tác phẩm Du sublimes en
politique, 1992 đặt vấn đề cơ sở xã
hội chính trị hiện đại qua những chấn
động cách mạng, nhằm tách rời tính đặc
thù của vấn đề dầy những phức
tạp này với truyền thống cổ của chủ
nghĩa chuyên chế. Những công trình về lý luận hành
động dưới quan điểm triết học phân
tích do M. Neuberg xuất bản năm 1991,
Về mặt
lịch sử triết học, những công trình đồ
sộ của Lambros Couloubaritsis (gốc hy lạp, sinh ở
vùng Congo thuộc Bỉ năm 1941) từ 1980 La Physique
d'Aristote, l'avènement de la science physique nhằm
chỉnh lại lối nhìn truyền thống về lý
luận chuyển động của Aristote, Mythe et
Philosophie chez Parménide, 1986, Aux origines de la philosophie européenne -
de la pensée archạque au néoplatonisme, 1992, Histoire de la philosophie
ancienne et médiévale,1998. Trong tác phẩm triết sử
1992, tác giả muốn rút ra những vấn đề
ở mỗi thời đại tương ứng với
con người trong thế giới vây quanh và theo viễn
cảnh chung của những nguyên lý cho con người
để giải thích nguyên ủy của mọi vật;
trong tác phẩm triết sử 1998, khởi từ
nghiệm đoán những khả hữu của hành trình
triết học trong suốt lịch sử của nó
tạo thành một chướng ngại vật nghiêm
trọng do việc không thể làm chủ toàn bộ
những khả hữu này. Những công trình như Etudes
de philosophie ancienne,1986 của J. Croissant, Historische
Inleiding tot de Wijsbegeerte/Nhập môn lịch sử triết
học, 1989 của C. Steel, An Annotated Bibliography of Ibn
Sina, Including Arabic and Persian Publications and Turkish and Russian
References, 1991 của Jules Janssens trong khu vực triết
học Cận Đông, dịch thuật và nghiên cứu
triết học Nhật bản của Bernard Stevens như Topologie
du néant. Une approche de l'école de Kyoto,2000; Le néant évidé. Ontologie et
politique chez Keiji Nishitani,2003; Invitation à la philosophie japonaise.
Autour de Nishida, 2005; những chuyên khảo về Hobbes,
Descartes, Hume, Kant, Hegel và những triết gia
đương đại của nền triết học
Pháp, Anh-Mỹ v.v... S. Ijsseling và nhóm của ông ở
Đại học Katholieke Universiteit Leuven góp phần vào
việc xuất bản những tác phẩm của Husserl
trong Thư khố Husserl; những triết gia như J.
Taminiaux, Isseling với những công trình hiện
tượng luận, hay liên hợp hiện tượng luận
với triết học phân tích của H. Parret.
Từ
điển triết học giản yếu
28
(tiếp theo)
Bồ
đào nha, Triết học: Triết học của xứ sở Pessõa và
Saramago cho đến nay không phát triển nhiều, kể
từ thời Chống Cải cách. Trường phái dòng Tên
đã giữ vai trò chủ đạo ngay từ thời
Trung cổ, với Pedro da Fonseca (1528-1599), người
được mệnh danh là Aristote của Bồ đào
nha, dạy ở Evora và Lisbão, viết những bình luận
siêu hình học của Aristote và một tác phẩm Institutiones
dialecticae, 1564, Damião de Góis (1502-1574) nhân vật biểu
tượng thời phục hưng với tinh thần bách
khoa, giữ vai trò sứ thần qua nhiều nước
như Lituanie, Đan mạch, Đức, Thụy
điển, Pháp, Ý, là bạn thân của Ėrasme, dịch
nhiều tác phẩm từ tiếng La tinh của Cicéron.
Những dòng tư tưởng chính là chủ nghĩa
tăng lữ, chủ nghĩa thực chứng và chủ
nghĩa Kant. Vào cuối thế kỷ 18, triết học
của Locke và Condillac thống trị ở đại
học Bồ; tác phẩm Art de Penser của Condillac
được dịch sang tiếng Bồ và xuất
bản năm 1818, những tu sĩ Giáo đoàn Oratoire
như John, Luiz Antonio Verney và Theodoro d'Almeida giới thiệu
những hệ thống tư tưởng mới vào sinh
hoạt triết học. Cuối thế kỷ 19, Hàn lâm
viện dòng Thomas được thành lập ở Coimbra, và
tạp chí Insticoes christas xuất bản để
quảng bá triết học Tô-mít.Nhiều tác phẩm
triết học của viện xuất bản nhằm làm
sống lại triết học tân Kinh viện với Thiago
Sinibaldi, Pereira Gomez de Cavalho và Bernado Augusto de Madureira.
Cuộc cách
mạng cho tự do xã hội, mệnh danh là Cách mạng
Cẩm chướng vào năm 1974 đã mở ra những
triển vọng mới theo đà triết học của
vùng Lusitanie. Ở một chừng mực, tinh thần
đa nguyên đã tồn tại muôn màu muôn vẻ, như
chủ nghĩa thực chứng duy lý mới của A.
Sérgio đến chủ nghĩa duy tâm của L. Coimbra, chủ
nghĩa hợp nhất bảo thủ của A. Sardinha hay
Arturo Moreira đến chủ nghĩa hư vô với A.
Forjaz, chủ nghĩa Mác với B.J. Caraça, chủ nghĩa
chiết trung với Joaquim de Carvalho. Song vào lúc cuộc
chiến chống thực của Angola và Mozambique kết
thúc giành được độc lập từ Bồ
đào nha, những người trí thức của
nước này phải xét lại ý thức dân tộc,
đến việc thiết lập nền dân chủ chính
trị và mở cửa với các nước châu Âu và
thời đại mới. Triết học Bồ cũng
muốn vươn lên khỏi mặc cảm tự ti và
tinh thần chờ đợi.
Tinh thần
tăng lữ muốn vươn lên khỏi trì trệ trung
cổ với những thuyết tân Tô-mít và tân Suarez,
nhất là từ Đại hội triết học toàn
quốc lần thứ nhất tổ chức vào năm 1955
ở Đại học Thiên chúa giáo Braga. Dưới
sự thúcđẩy của những nhà tu dòng Tên, tư
tưởng của F. Súarez, Molina và Fonseca là đối
tượng thảo luận trong tinh thần đổi
mới, với những biểu tỏ của José Bacelar de
Oliveira và Lucio Craveiro da Silva trên tạp chí Revista portuguesa de
filosofia, nhằm tiếp cận với những
nguồn triết học khác biệt nhất.
Dòng tư
tưởng Phan xi cô, hay theo Bonaventure, Scotus tuy là thiểu
số song có ảnh hưởng cũng phát triển ở
Leira với João Ferreira và tạp chí Itinerarium, ở
Lisboa với Francisco Da Gama Caeiro.
Chủ
nghĩa duy nhân từ tạp chí Esprit của
người sáng lập Emmanuel Mounier ở Pháp có những
truyền nhân ở Bồ như Joao Benard da Costa, Isidoro
Ribeiro da Silva, Alcada Baptista v.v…Học thuyết của Teilhard
de Chardin cũng được truyền bá ở đây
với Ana Luisa Janeira trong tinh thần tiến bộ. Ngoài
ra, tư tưởng của nhiều triết gia Pháp
cũng tạo nhiều ảnh hưởng, như Alvaro
Ribeiro du nhập triết học Ravaisson, Boutroux và Bergson,
nhiều người khác theo Paul Ricoeur, hay Lavelle. Luis de Araújo
trong A etica como pensar fundamental/Đạo đức
học như một tư tưởng cơ bản
dựa trên Unamuno, Kierkegaard và José Aranguren.
Những
chủ nghĩa hoạt lực và hiện sinh phát triển
trong thời kỳ này, như José Marinho với Verdade,
condição e destino no pensamento português contemporâneo/chân lý,
điều kiện và định mệnh của
tư tưởng bồ đào nha hiện đại,
Eduardo Lourenço với những tác phẩm luận về
trầm cảm như Huyền thoại học trầm
cảm, Mê cung trầm cảm/O Labirinto da saudade
dưới cái nhìn tâm phân học huyền thoại về
định mệnh bồ đào nha. Lourenço đã viết
nhiều tác phẩm về văn hào vĩ đại
của Bồ đào nha Fernando Pessõa (như Pessõa, người
xa lạ tuyệt đối; Pessõa, quân vương xứ
Bavière của chúng ta/Fernando Rei da Nova Baviera ), cũng
như José Gil (sinh năm 1938 ở Muecate xứ Mozambique,
từng bị lưu đày dưới thời Salazar)
dạy ở Đại học tân lập Lisboa/Universidade
Nova de Lisboa và Đại học quốc tế triết
học ở Paris/Collège Internationale de philosophie khảo
về siêu hình học chủ cảm của Pessõa (Fernando
ou A Metafisica das Sensações, 1988), hay Virgilio Ferreira tuyên xưng
chủ nghĩa hiện sinh vô thần cũng bắt
nguồn từ cảm hứng Pessõa.
Hiện
tượng luận đã thực hành ở Bồ đào
nha trước năm 1975 thực sự phát triển
từ hội nghị 1985 ở Braga với Eduardo Silvério
Abranches de Soveral (nghiên cứu Deleuze, Derrida, Desanti và Duméry),
Pedro Araujo Figueiredo (nghiên cứu Husserl); tạp chí triết
học Revista portuguesa de filosofia ra số đặc biệt
về Heidegger với những nghiên cứu của Carlos Henrique
do Carmo Silva , của Costa Macedo xét quan hệ của Heidegger
với khoa học trên tạp chí Văn khoa Revista da
Faculdade de Letras, Luis de Araújo sử dụng phương
pháp hiện tượng luận với quan điểm
hiện thực để nói về bản chất
triết học trong O problema da filosofia cristà I. Sobre a
essência da filosofia.
Chủ
nghĩa tân duy lý xuất hiện với Manuel Antunes (theo
Hegel và dạy ở đại học Lisboa), Joel Serão
(dạy đại học Lisboa, chủ tịch hội
triết học Bồ), Barahona Fernandes, Sottomayor Cardia,
Lourenço Heitor Chaves de Almeida. Chủ nghĩa Mác đã du
nhập từ trước Thế chiến thứ
nhất, với Bento Gonçalves, Bento de Jesus Caraça, Vasco de
Magalhàes-Vilhena theo trường phái Lenin song bài bác chủ
nghĩa giáo điều, quan niệm cái thực phản ánh
trong óc con người không như tấm gương hay máy
chụp ảnh, nhưng như những hệ thống
tự điều khiển , những thiết bị
điều khiển học, hay lớp thế hệ sau
như Vital Moreira, Alvaro Mateus, Eduardo Chitas. Chủ nghĩa tân
thực chứng phát triển luận lý và nhận thức
, từ đầu thế kỷ XX với Sampaio Bruno,
từ 1928 với Delio Nobre Santos, José Tiago de Oliveira. Như
Manuel Maria Carrilho quan niệm phải đặt lại câu
hỏi khoa học là gì? trong những quan hệ với toàn
trường của phi khoa học, xét đến những
vấn đề tổ chức và truyền bá tri thức
khoa học, phát kiến và thay thế những lý luận,
nhằm phát triển và thống nhất những tri
thức khoa học, dựa trên lý luận của Foucault,
Peirce, Popper và Kuhn. Trong viễn tương chủ nghĩa
thực chứng luận lý, xuất hiện những
Fernando Gil, Ruiz Luis Gomes, Abel Salazar, Luis Neves Real, Adalberto Dias de
Carvalho. Ana Luisa Janeiro viết về những người
tiên khu trong khoa học về Canguilhem, Jacob, Foucault v. v..Adelio
Costa Melo phê phán Wittgenstein và Carnap.
Nhiều nhà
triết học tập trung vào việc nghiên cứu
lịch sử triết học, từ cổ đại
đến hiện đại, những chuyên luận
về Descartes, Kant, Hegel. Những công trình về lịch
sử triết học Bồ đào nha như Historia da
filosofia em Portugal của Lopez Praça, Historia da filosofia em
Portugal nas suas conexōes politicas e sociais của Manuel
Dias Duarte, Correntes de sentimento religioso em Portugal
của José Sebastiāo da Silva Dias, những công trình của
Francisco da Gama Caeiro. José Marinho nhận xét về triết
học Bồ đào nha hiện đại “ở trong
một khu vực kỳ bí, ở đó con người và lý
trí con người tra vấn tích lũy và đa biệt
về chính người và lý trí của người.”
Badiou, Alain: Alain Badiou sinh năm
1937 ở Rabat, thủ đô xứ Maroc, theo học
trường Cao đẳng Sư phạm từ 1956
đến 1961 và dạy ở Đại học Paris VIII/Vincennes-Saint
Denis từ 1969. Như vậy, ông là một trong những
người như Camus, Althusser, Derrida đến Paris từ những thuộc địa cũ của Pháp và thành
danh. Thế hệ của Badiou với những François
Laruelle, Michel Haar, André Glucksmann, Dominique Janicaud cùng sinh năm
1937, Marguerite Léna, Clément Rosset (1939), Lacoue-Labarthe, Jean-Luc Nancy,
J. Bouveresse, Jean-Marc Lévy-Leblond (1940), Michel Fichant, Julia Kristeva,
Michel Malherbe, Jean-Claude Milner (1941), Jacques Poulain, Etienne Balibar,
Jean Greisch, Eric Blondel, Jean-Marie Benoist (1942), Dominique Lecourt,
Gilles Lipovetsky, Jean Petitot (1944), Sylviane Agacinski, Benny Lévy,
Jean-Michel Berthelot (1945), Jean-Marc Ferry, Rainer Rochlitz (1946), Alain
Renaut, Bernard Henri-Lévy, Gérard Bensussan (1948), Luc Ferry (1951)… cùng
những tác phẩm của họ xuất bản khoảng
thập niên 80 của thế kỷ XX trở đi thể
hiện một sinh hoạt triết học mở
đường vào thế kỷ 21.
Hành trạng
tư tưởng Badiou có thể kể từ tác phẩm Théorie
du sujet/lý luận chủ thể, 1982 đến L'Être
et l'Evénement 1/Hữu thể và Sự biến 1, 1988
rồi tới 18 năm sau Logiques des Mondes/Những
luận lý về những thế giới - l'Etre et
l'événement 2, 2006 là một hệ thống - kể từ
cấu trúc luận, nhà triết học không ngần
ngại trở lại truyền thống hệ thống
hóa lý luận.
Nhìn toàn bộ
văn bản của Badiou, người ta có thể
nhận xét ông cũng như nhiều nhà triết học
đương đại như Agamben, Alliez, Zizek,
Hưsle, Poulain, François Wahl v.v.. là những người
khởi sự của triết học thế kỷ
21.
Badiou
được đào tạo trong lãnh vực triết
học, song ông quan tâm đến toán học (đã viết
một quyển sách nhan đề Le Nombre et les nombres/Số
và những con số cùng với quan niệm: những
toán học là hữu thể luận), về mặt chính
trị, sau biến động tháng Năm 1968, như
nhiều người cùng thế hệ đã có khuynh
hướng cực tả thành lập Đảng Xã
hội thống nhất/PSU và tham gia những nhóm cộng
sản cực đoan và phong trào theo Mao/Mao-ít, như UCFML
(như nhóm Tel Quel, Rossana Rossanda ở Ý, nhóm Philip
Corrigan, Harvie Ramsay, Derek Sayer ở Anh) - phong trào này đã tàn
mau vì không có cơ sở lý luận thích đáng. Tuy Badiou
bầy tỏ không hối tiếc thời gian hoạt
động theo Mao-ít, song khi trưởng thành, ông đã từ
bỏ con đường lầm lạc đó.
Con
đường nghiên cứu của Badiou có thể vẫn
tiếp tục khai triển như tham vọng trí thức
của ông muốn kết tập thành một Luận lý
học lớn (có thể sánh với bộ Wissenschaft der
Logik của Hegel; đề cương luận lý
của Hegel trình bầy thành hai quyển: Erstes Buch là lý
luận về hữu thể/die Lehre vom Sein, Zweites Buch là lý
luận về bản thể/die Lehre vom Wesen - Hegel
gọi những lý luận này thuộc Luận lý học
khách quan để phân biệt với Luận lý học
chủ quan là lý luận về khái niệm/die Lehre vom
Begriff. [Xem: Hegel]) là tác phẩm Logiques des mondes
tiếp theo quyển l'Etre et l'événement 1 với
đề cương gồm bẩy quyển trong một
bộ: quyển 1: Lý luận hình thái về chủ
thể/Théorie formelle du sujet (Siêu-hình học); quyển hai
mệnh danh là khoa Đại luận lý xét về khái
niệm siêu nghiệm/le transcendantal và tất yếu của
một tổ chức siêu nghiệm của những tình
thế hữu thể/situations d'être; quyển ba của
Đại luận lý xét về một tư tưởng
mới cho khách thể/l'objet và luận lý vi
trần/logique atomique; quyển bốn của Đại
luận lý xévề quan hệ/la relation với đề
cương hai của chủ nghĩa duy vật coi mọi
quan hệ phô bầy phổ biến; quyển năm là
bốn hình thái của biến đổi và luận lý
của những cảnh sắc/sites; quyển sáu là lý
luận của những điểm/points và cấu trúc
luận thế/topo-logique của những điểm trong
một thế giới; quyển bẩy hỏi cơ
thể là gì? Kết luận của toàn bộ luận lý là
để hỏi: sống là gì?
Triết
học theo Badiou dưới bốn điều kiện
như một chuỗi xích xuyên suốt dòng tư
tưởng: khoa học, nghệ thuật, chính trị và ái
tình. Như trong lời tựa tác phẩm dẫn trên, Badiou
đưa ra bốn ví dụ: toán học như con số,
nghệ thuật như ngựa, chính trị như nhà cách
mạng, ái tình như từ Vergile đến Berlioz. Bốn
phạm trù Badiou đề ra tương ứng với
tứ tượng/geviert trong quan niệm của Heidegger là
trời, đất, thần, nhân song ở nơi Badiou
cụ thể và rất người là nhà khoa học,
nghệ sĩ, nhà chính trị và tình nhân. Cho nên trong quan
niệm của Badiou, không chỉ có một đạo
đức mà bản chất mang tính cách tôn giáo, tập trung
vào Nhất thể, nhưng có nhiều đạo
đức như đạo lý chính trị, đạo lý
tình yêu, đạo lý khoa học, đạo lý nghệ
thuật tùy vào sự biến đối với chủ
thể đương đầu, không phải chủ
thể hiện còn, điều đó nhằm minh thi một
đạo đức sự biến không phải một
đạo đức hữu thể luận.
Hữu
thể và Sự biến là tác phẩm xuất bản năm 1988 với
liênj tự và/et có một lịch sử nối dài
từ Hữu và Thời/Sein und Zeit của Heidegger
đến Hữu và Vô/L'Être et le Néant của Sartre,
như một thách đố triết lý vì những lý do:
Vấn
đề hữu thể luận là xét đến hữu thể như thể
hữu thể/l'être en tant qu'être, như thể nó/being as
such? Hay có thể nói đến hữu thể theo
nhiều lối?
Hiểu
như cách thứ nhất, có phải xác định như
Parménide: có hữu, không có vô-hữu, hiểu như duy
nhất, vô thủy vô chung, không nguyên nhân, thống nhất
tư duy với hữu? Hay như nguyên văn của
Aristote: to de on lέgetai men pollacώσ mở
đầu thiên sách bốn của bộ Siêu hình học,
nhắc lại nhiều lần như trong thiên sách thứ
sáu, bẩy v.v.. mà Franz Brentano mở đầu chương
một trong tác phẩm Von der mannigfachen Bedeutung des Seienden
nach Aristoteles, 1862 khai triển bốn khu biệt là
tùy thể/on kata symbebekos, trong ý nghĩa thực/on hos alethes,
của những phạm trù/on, trong hiện thể và
tiềm thể/on dynamei kai energeia. Hữu thể mang
nhiều nghĩa, chủ yếu là bốn điều
kiện dẫn trên, như vậy không là nhất thể
như Parménide, nhưng là nhất thể và phức thể,
nơi Aristote là bản thể và những phạm trù khác.
Ở Heidegger,
hữu thể và thời gian xác định lẫn nhau ,
nhưng không phải theo nghĩa có thể nói đến
hữu thể như một cái gì có thời tính hay thời
gian như một cái gì như thể hữu - có hữu
thể (có ở đây hiểu theo nghĩa es gibt/il y a)
và có thời gian. Ở Sartre, có hư vô ở trong lòng
hữu thể, để người ta có thể hiểu
được thực tại của cái gọi là tính
phủ định. Cả hai Sartre và Heidegger đề
khởi từ quan niệm hiện tượng luận.
Badiou thuộc
thế hệ triết học chống hiện
tượng luận; khởi đi từ quan hệ
hữu thể và sự biến, là xét đến mặt
hữu thể luận, tức là khoa học tìm hểu
hữu thể như chính nó, song mặt khác, sự biến
là cái gì xẩy đến như một cắt đứt
với hiện tượng luận, có thể xét theo quy
trình như sơ đồ sau đây
1 2
hữu của sự biến ↔ sự biến
của hữu
↕
↕
3 4
sự biến liên kết “và” của hữu và
sự biến
hữu
và xuất hiện gọi là “chủ thể”
Chủ
thể:
đó là chủ đề của tác phẩm Théorie du
sujet, 1982 vào thời kỳ Badiou chịu ảnh
hưởng của hai người thày: Louis Althusser và
Jacques Lacan song đã rõ ràng xác định vị thế duy
vật, và biện chứng cấu trúc. Trong giai đoạn
này, Badiou còn đang trên đường dò dẫm tìm
hiểu chủ thể chính trị để lĩnh
hội khu biệt của lịch sử và chính trị,
quần chúng và giai cấp, cũng giống như
lĩnh hội khu biệt giữa Toàn thể và Nhất
thể . Ông nhận ra trong Đại Luận lý
của Hegel trực giác duy vật thâu gồm trong bộ
tứ/quadruple: bốn hạn từ của phân
nhịp kép là trường sở/lực
lượng/chủ thể tính/khách thể tính, không
phải ba hạn từ của tha hóa là khẳng
định/phủ định/phủ định của
phủ định. Ông cũng tìm thấy ở Hegel hai công
lý: trật tự đạo đức chủ yếu
dựa trên quyết định trực tiếp, và
quyền tuyệt đối của ý thức đạo
đức là tác dụng kỳ thành không gì khác hơn
điều nó biết; tuy nhiên ông không đồng ý với
Hegel về đạo đức/Sittlichkeit phụ
thuộc vào luân lý/Moralität vì đạo đức chính
là quyết định (ví dụ ông nêu ra, như Villiers de
l'Isle-Adam và Rimbaud, dầu tự sâu xa phi chính trị, đã
đứng về phía Công Xã - nếu không có những
quyết định, đã không có vấn đề chính
trị). Ngay từ Théorie du sujet, kết thúc bằng
chương VI là những mục tiêu của đạo
đức, Badiou đã có tham vọng xây dựng hệ
thống tư tưởng.
Trong tác
phẩm này, ông đã nói đến việc sử dụng
toán học cho riêng ông, vì toán học là khoa học của cái
thực và những biểu thị của toán học
thật đáng kể. Le Nombre et les nombres, 1990 thực
hiện lý luận của Badiou về toán học, giải
đáp mối quan tâm sử dụng toán học như
một quá trình phương pháp luận, nói đúng hơn,
một hữu thể luận. Tác phẩm này xuất
hiện sau tác phẩm chính L'Etre et l'Evénement như
một giải đáp cho quan niệm: toán học là hữu
thể luận. Tại sao lại con số? Badiou nói ngay cái
nghịch lý: chúng ta sống thời đại chuyên chính
của con số, tư tưởng quy phục dưới
quy luật của những phức số liệt cử.
Trong cái đế quốc hiện tại của số,
không phải về tư tưởng, nhưng về
những thực tế (điển hình như trong quan
niệm chính trị, con số nói lên những cuộc
thăm dò dư luận, bầu cử; con số ngự
trị hầu như toàn diện những khoa học nhân
văn, tràn ngập thống kê, trong những biểu
tương văn hóa, kinh tế v.v..). Badiou khẳng
quyết: song chúng ta không biết con số là gì, cho nên chúng
ta không biết chúng ta là gì.
Tuy nhiên công
trình của Badiou không giống như công trình số học
của Frege, Husserl, hay Russell tuy ông thảo luận và phê
phán những nhà toán học Frege, Dedekind, Peano, Cantor vì như
ông xác định: “học thuyết Số mà tôi chủ trì
ngay cả thuật ngữ của tôi và phản
hưởng mà tôi cho nó trong tư tưởng triết
học (tôi cho in nghiêng-ĐPQ) rất khác biệt…
nhằm minh thi quan điểm “con Số là một hình thái
của Hữu thể”.
Những
vấn đề chính của triết học Badiou
đưa ra là: Sự biến, Nhất thể hay Phức
thể, Siêu việt hay Nội tại, Duy tâm hay Duy vật,
chân lý và chân không…
Một tư
tưởng công chính về phức thể tiêu biểu là
hai nhà triết học thời quá độ: Deleuze và Badiou.
Có thể nói Deleuze là người thày và cũng là
đối tượng tranh biện trên cuộc hành trình
đi tìm chân lý của Badiou. Vậy đâu là vị thế
triết học?
Hữu
thể và Sự biến khởi đầu bằng phân tích tình trạng
triết học mà ba dòng chính là: Với Heidegger, định
tính lại triết học do con đường khúc
chiết từ Parménide trong cái gúc mắc hữu/vô
hữu/tư duy (gúc mắc này bắt nguồn triết
học); với triết học phân tích, những
đột biến tóan học, luận lý học, trường
phái Vienne đã dấy động cách mạng toán luận
mang tên Frege-Cantor chỉ ra những định hướng
mới cho tư tưởng; sau cùng phải nhìn nhận là
không một bộ máy tư niệm nào thích đáng nếu
không đồng tính với những hướng đi lý
luận-thực tiễn của tân học thuyết chủ
thể, mà chính học thuyết này nằm trong những quá
trình thực tiễn (có thể thuộc về chính trị,
hay lâm sàng; có thể là phi triết học mang những tên
tuổi như Lenin, Freud, Lacan, Foucault?).
Từ góc nhìn
triết học, Badiou nhận xét, chúng ta là người cùng
thời với kỷ nguyên thứ ba của khoa
học, sau thời hy lạp và Galileo, thời cải cách
xác thực bản nhiên của bệ đài toán học
thuần lý, cùng thời với kỷ nguyên thứ hai
của học thuyết Chủ thể, không phải
chủ thểxây dựng, sáng lập và phản tư,
như từ Descartes tới Hegel, thông qua Marx, Freud, Husserl
rồi Sartre, mà là chủ thể rỗng không, tách thớ,
phi bản thể, vô phản tư, và sau cùng là đồng
thời với một khởi đầu liên quan
đến hoc thuyết chân lý, sau khi quan hệ liên tục
hữu cơ với tri thức đã thất bại.
Alain Badiou
từ tác phẩm này thử một lộ đồ
khởi sự triết học mà tôi gọi là vì thế
kỷ mới trong “cái phức hợp
hiện đại những điều kiện triết
học” như lịch sử tư tưởng “phương tây”, những toán học hậu Cantor,
phân tâm học, nghệ thuật hiện đại và chính
trị. Những phạm trù này cấu thành trật tự
chung của một tư tưởng có thể thao tác
trong suốt dọc lộ trình quy chiếu đương
đại.
Từ điển
triết học giản yếu
29
(tiếp theo)
Badiou, Alain: (tiếp theo)
Triết học về sự biến đã khởi từ
Gilles Deleuze nói lên mối quan hệ tương tranh bằng
hữu giữa Badiou và Deleuze (hiển nhiên, trong quá trình
lịch sử triết học đã diễn ra nhiền
lần, từ Platon/Aristote đến Husserl/Heidegger …);
sự biến là đối tượng chủ yếu
trong các tác phẩm của Deleuze, như ông xác định
trong cuộc mạn đàm với Raymond Bellour và François
Ewald về triết học: “trong tất cả
những sách của tôi, tôi đi tìm bản tính của
sự biến, đó là một khái niệm triết lý, khái
niệm duy nhất có khả năng phá hủy động
từ être/hữu/là và thuộc từ.” (tháng chín năm 1988), trong một mạn đàm
khác cùng năm, Deleuze còn nói rõ hơn về lý luận sự
biến khi ông phân tích sự khác biệt giữa quan
niệm của giới truyền thông về sự biến
thường chỉ ra khởi đầu hay kết
cuộc, trong khi một sự biến ngay cả ngắn
ngủi hay tức thời cũng vẫn liên tục,
truyền thông chỉ muốn cảnh tượng, trong khi
sự biến không tách rời quãng nghỉ/temps morts: “quãng nghỉ ở trong sự biến”chính nghệ
thuật, không phải truyền thông, có thể nắm
được sự biến… (chẳng hạn,
như điện ảnh với Ozu, hay Antonioni) cho nên ông
đã viết về khái niệm sự biến này, chính vì
ông không tin vào sự vật. Tác phẩm Deleuze muốn nói
đến là Le Pli/Nề nếp, 1988 về Leibniz, Whitehead
với quan niệm “tất cả là sự
biến”. Badiou đã giành một bài viết trên Annuaire
philosophique/Niên giám triết học 1988-1989, tỏ ra
cảm nhận sâu sắc về tác phẩm này. Tuy nhiên,
trong quan hệ giữa Deleuze và Badiou chung quanh những
vấn đề phức thể, nội tại, sự
biến, duy vật, chân không và vô cùng diễn ra tranh
biện, như Badiou nhận xét “thật là một
lịch sử lạ lùng như lịch sử về
mối phi quan hệ của tôi với Gilles Deleuze”, nghĩa là chạm mặt song không gặp gỡ
- Badiou đã viết hẳn một thiên sách Gilles Deleuze:
la clameur de l'être/ầm ĩ của hữu thể, 1997
và tiếp nối là Court traité d'ontologie transitoire/sơ
khảo hữu thể luận ngoại tại, 1998
nhằm phê phán Deleuze. Khác biệt là cơ bản, vì chính
Deleuze từng phát biểu: một triết học không làm
phiền lòng người và không nói nghịch với
người không là một triết học.
Badiou nhận
xét “Deleuze là người đầu tiên hiểu hoàn
toàn việc một siêu hình học hiện đại
tất yếu phải là một lý luận những
phức thể, và nắm bắt được những
đơn nhất…Ông đã xác định rõ là thực
hiện chân lý của hữu đơn nghĩa đòi
hỏi người ta nghĩ đến sự biến
đến của hữu này. Chương trình đáng
kể này cũng là chương trình của chúng tôi”.
Về
phần Deleuze, ông ít nói về Badiou, song trong tác phẩm
viết chung với Guattari Qu'est-ce que la philosophie?/triết
học là gì?, 1991 ở chương luận sự khu
biệt giữa triết học sáng tạo những khái
niệm với khoa học lập thành những chức
năng và trạng thái sự vật (khái niệm triết
học không thể giản lược vào những chức
năng khoa học và luận lý vì những khái niệm
triết lý khiến người ta có thể hiểu tính
ảo và sự biến mà nhờ đó có thể vẽ ra
sự xác định và tham chiếu một trạng thái
của sự vật, của một đối
tượng, một cơ thể hay một cái sống
một cách tương đối và chuyển tiếp),
một chức năng đúng ra như Deleuze khẳng định,
một so sánh như vậy “có vẻ tương
ứng với công trình của Badiou, đặc biệt
đáng quan tâm trong tư tưởng hiện đại”.
Hai nhà
triết học dự tính một cuộc đối
thoại trao đổi, song có lẽ vào thời khoảng
này, cái chết của người đồng hành trên con
đường triết lý của Deleuze là Guattari, cộng
với tình trạng sức khỏe suy yếu nên thư tín
qua lại chấm dứt vào năm 1994. [Xem: từ mục
về Deleuze, để rõ quan điểm và nhận
xét của Deleuze về những vấn đề phức
thể, tập hợp của Badiou].
Những phê
phán trong Deleuze: la clameur de l'être, 1997 của Badiou (sau khi
Deleuze đã qua đời vào 1995) cũng như những ý
kiến trong hội luận quốc tế ở Bordeaux
giành cho tư tưởng Badiou, những trao đổi qua
lại trên những tập san dường như không
đóng góp vào việc tỷ giảo, ngoài việc làm rõ
hơn quan điểm của mỗi bên.
Theo Badiou, quan
niệm cố chấp tính đơn nhất của
hữu thể trong tư tưởng Deleuze dẫn
đến tái lập siêu việt, đi ngược
lại với định ý nội tại của ông.
Như vậy vấn đề cơ bản của Deleuze
không phải là giải tỏa phức thể mà là gấp
tư tưởng về phức thể lại trong khái
niệm mới về Nhất thể. Trong Logiques des
mondes gần mười năm sau, Badiou lại giành
một tiết để luận về khái niệm sự
biến của Deleuze. Trước hết, Badiou muốn
minh xác là “sự biến” là
một từ chung của phần lớn triết gia
hiện đại, từ Wittgenstein (phát biểu: thế
giới là tất cả những gì xẩy đến)
đến Heidegger (hữu như thể hữu-đang-đến/Ereignis)
chuyển tới do bốn động lực chồng
chất, trong chính trị như Cách mạng, trong ái tình
như giải tỏa tình dục, trong những nghệ thuật,
trình diễn, trong những khoa học, trong đoạn
tuyệt tri thức - như vậy, sự biến không là
khái niệm của riêng Deleuze, song là cốt lõi trong tư
tưởng của Badiou cũng như của Deleuze,
nhưng tương phản, trình ra cái hàm hồ nguyên
ủy của khái niệm. Một đằng chứa
chiều kích cấu trúc, như thể một đoạn
tuyệt, xuất hiện một hạng số thặng
dư/terme surnuméraire, một đằng là chiều kích
lịch sử của đời sống, như tập
trung của chuyển biến, hữu như
đến-tự-tại, hứa hẹn. Theo Badiou, trong
trường hợp thứ nhất, sự biến
giải trừ với Nhất thể, phân ly, tiền quy
đề của chân không/assomption du vide, vô nghĩa
thuần túy; trong trường hợp thứ hai, sự
biến là trò chơi của Nhất thể, hợp thành, cường
độ của tràn đầy, kết tinh (hay luận lý)
của giác/sens. Ông phát hiện trong tác phẩm Logique du
sens/Luận lý của giác của Deleuze có bốn công lý:
1/ diễn biến là thực hiện hữu thể
luận của chân lý vĩnh cửu của Nhất
thể, của quyền năng vô hạn của Sống,
như vậy diễn biến là chuyển biến của
chuyển biến; 2/ diễn biến là một tổng
hợp của quá khứ và vị lai, vì trong thực
tế, biểu hiện của Nhất thể trong
những chuyển biến là đồng nhất vĩnh
cửu của vị lai như một chiều kích của
quá khứ; 3/ sự biến có bản tính khác với
hoạt động và thụ động của cơ
thể, nhưng là kết quả của khu biệt
hoạt động và thụ động này; 4/ đời
sống được phối trí bởi cùng một
Sự biến duy nhất, dầu có biến hóa, phối trí
ở đây hiểu theo nghĩa âm nhạc, sự biến
là cái phối trí một đời sống, giống như
nhạc chỉ/thème cấu thành một tấu khúc nhạc.
Biến hóa ở đây phải hiểu như thay
đổi trên một nhạc chỉ, như vậy,
sự biến rõ ràng là Trở về vĩnh cửu của
cái đồng nhất (cho nên trong Deleuze: la clameur de l'Etre
Badiou mệnh danh Deleuze là một người theo Platon
bất như ý), quyền năng vô tình của cái
Đồng thể, như vậy đối với moi
phức thể, bản chất của sự biến là
phối trí chúng thành ra như Nhất thể và phô diễn
phối trí duy nhất này trong những biến đổi
vô hạn về mặt tiềm năng. Với bốn công
lý này, theo Badiou, Deleuze minh thi quan niệm riêng của ông
về tính hàm hồ sự biến là định mệnh
của Nhất thể; cũng như mọi triết gia
quan niệm liên tục sinh lực, Deleuze không thể tách
giác quan, quy luật siêu nghiệm của cái xuất hiện
với những chân lý là những ngoại lệ vĩnh
cửu. Luận lý sinh lực áp đặt hiện thực
hóa những phức thể theo quy luật của
Toàn-Nhất ảo, không nhận ra cái tôn giáo thuần túy khi
đồng thời tuyên bố những sự biến là
giác, tính tôn giáo tiềm tàng trong lý luận sự biến
của Deleuze. Cũng như Marx muốn đảo
ngược phép biện chứng Hegel, Badiou đảo
ngược bốn công lý của Deleuze để chỉ ra
lý luận sự biến của mình: Đối với
Deleuze, sự biến là kết quả nội tại
của những chuyển biến hay của đời
Sống, còn với Badiou, sự biến là nguyên lý nội
tại của những ngoại lệ với chuyển
biến hay những Chân lý. Đôi khi ông cũng dựa vào
Lacan để củng cố lập luận, như khi
chỉ ra mặt tôn giáo trong luận lý về giác của
Deleuze, là theo Lacan, buông xả mọi thứ cho giác, có
nghĩa là củng cố chủ quan tôn giáo, vì “tính trì
cửu/stabilité của tôn giáo đến từ chỗ giác
luôn luôn mang tính tôn giáo”. Khi nói đến
tương phản giữa lý luận của ông với
Deleuze, chủ đích của Badiou nhằm chống lại
Nhất thể, như trong L'éthique, 1993 ông xác
định những công lý riêng của mình, như “không có Thượng đế. Điều đó
cũng muốn nói: Nhất thể không hiện hữu/Il
n'ya a nul Dieu. Ce qui se dira aussi: l'Un n'est pas”. Như Badiou
từng xác định toán học là hữu thể
luận, ông dùng những công lý trong lý luận tập
hợp Zermelo-Fraenkel (như công lý chọn lựa, công lý
nền tảng, công lý thay thế, công lý tập hợp chân
không v.v..) để rút ra những hệ luận, như
Nhất thể không hiện hữu, cơ sở của
mọi tập hợp ở trong chân không (có một tập
hợp hiện hữu không có yếu tố nào cả),
nối mọi hiện hữu vào hoàn cảnh lịch
sử-xã hội của những phức thể của
tập hợp. Dùng toán học, ông gọi toán
vị/mathème của sự biến để xác
định: sự biến của cảnh X (gọi là
sự biến của cảnh X một phức thể
được họp bởi một bên là những yếu
tố của cảnh/site, một bên là chính nó); giả
sử S là hoàn cảnh/situation, và X € S (X thuộc về S, X
được trình diện bới S) là cảnh sự
biến; eⁿ là sự biến (đọc là: sự
biến của cảnh X, định nghĩa
được viết như sau: eⁿ = {x € X, eⁿ} có
nghĩa là: sự biến tạo nhất-phức
thể/un-multiple một đằng của tất cả
những phức thể thuộc về cảnh của nó,
đằng khác là của chính sự biến.Vấn
đề đặt ra là: trong chừng mực nào
định nghĩa này tương ứng với ý niệm
“trực giác” của sự biến
và xác định xem những kết quả của
định nghĩa về vị trí của sự biến
trong hoàn cảnh nó là sự biến, hiểu theo nghĩa
nơi mà cảnh của nó là một phức thể
tuyệt đối đơn độc của hoàn
cảnh này. Badiou minh họa vấn đề thứ
nhất qua ví dụ cú pháp vị/syntagme “Cách mạng Pháp”, có
thể hiểu là sự biến “Cách mạng Pháp” là
một trong những cái tạo ra cảnh của nó,
chẳng hạn nước Pháp trong khoảng 1789 và 1794,
những đại biểu chính trị, nông dân,
người cách mạng, lính tráng v.v.., giá sinh hoạt, máy
chém, những cuộc tàn sát, tóm lại mọi thứ
của thời đại để lại dấu vết
và sự kiện; trong liệt kê mọi yếu tố
của cảnh, có thể một trong sự biến không
còn nữa, song liệt cử luôn luôn vô hạn những
động thái, sự vật, chữ nghĩa cùng tồn
tại, cái làm điểm dừng của phân bố này là
phương cách mà Cách mạng là một hạng
trục/terme axial của chính Cách mạng, nghĩa là cách mà ý
thức thời gian , cũng như can dự phản
hồi của chúng ta, lọc lọi toàn cảnh bằng
một trong những định phẩm chất sự
biến (chẳng hạn, Saint-Juste tuyên bố vào 1974 là “cuộc Cách mạng bị băng giá” đã chỉ ra vô số những chỉ dấu
của ngán ngán và bực bội chung, nhưng ông cũng thêm
vào nét vạch-một này là chính cuộc Cách mạng ,
như thể ý nghĩa này của sự biến, có thể
được định giá (Cách mạng bị “băng giá”) chứng nhận nó chính là một hạng
của sự biến.). Sự biến là phức thể
hiện diện toàn cảnh, vừa là một trong phức
thể vô hạn, chứng cớ thường nghiệm này
tương ứng với toán vị trong định
nghĩa eⁿ nói trên. Về vấn đề thứ hai:
đâu là những hậu quả của tất cả
những gì liên quan đến quan hệ của sự
biến với hoàn cảnh, cũng như sự biến có
là một hạng của hoàn cảnh, theo Badiou khó
trả lời. Ông đưa ra khái niệm “không thể
quyết đoán” trong việc sự biến phụ
thuộc vào hoàn cảnh có thể lý giải theo hai chức
năng: sự biến hàm súc chân không và đứng giữa
chân không và chính nó.
Đến
đây, lập trường của Badiou khá rõ vị trí
của L'être et l'événement ít ra là trong cách đọc
thiên Parménide của Platon về hai phát biểu nhất
thể hiện hữu và nhất thể không hiện
hữu khi ông khẳng định “không hữu thể nào cách ly với nhất
thể có thể quan niệm được”(trong tác phẩm dẫn trên) tới kết
cuộc là một “không thể quyết
đoán tuyệt đối”(trong Court traité
d'ontologie transitoire). Khởi điểm của Badiou là
hỏi: liệu người ta có thể khai phong nhất
thể ra khỏi hữu thể, cắt đứt cái nói
lý lẽ siêu hình về hữu thể bằng nhất
thể không? Trong thiên Suy niệm hai: Platon của L'être
et l'événement ở đề từ Badiou đã dẫn “nếu nhất thể không là/hiện hữu, không
là/hiện hữu/si l'un n'est pas, rien (n')est/ούδέν
έοτιν.” Lối lý giải minh thị trong
cách dịch khác với thông thường “nếu nhất thể không hiện hữu, không gì
hiện hữu” là khẳng quyết
hữu thể luận của Badiou: nhất thể không
là/hiện hữu. Điều đó cũng nói lên những
cái khác/tha thể/άλλα với nhất thể;
cho nên ông dịch τά άλλα
έτερα έστιν/những cái
khác là khác thành “những cái khác là Tha thể/les autres sont
Autres”, như vậy cái khác ở đây không hàm chỉ
phân biệt giữa nhất thể với những cái khác
với nhất thể, vì nhất thể không hiện
hữu. Chỉ có phức thể thuần túy là không
trước sau như một, là chân không. Điều này
chỉ ra rõ trong lý thuyết những tập hợp của
toán học, danh từ nguyên thủy của hữu là chân
không, toàn không/l'ensemble vide. Badiou nhận lý luận phức
thể của ông là một chủ nghĩa Platon hiện
đại, một chủ nghĩa Platon về phức
thể.
Phê phán lý
luận nhất thể/phức thể của Deleuze như
nói trên sau khi Deleuze đã mất, nên không có tranh biện
trực tiếp, chỉ có những phản bác của
những người theo Deleuze. Vấn đề sẽ
thảo luận khi nói về Deleuze. Tuy vậy, sự khác
biệt giữa hai triết học khá phức tạp, ngay
cả mặt khái niệm và định nghĩa, lẫn
lối đọc và lýù giải, chẳng hạn Badiou
đọc Platon qua thiên Parménide, trong khi Deleuze bàn
về thiên Sophiste của Platon. Cuộc tranh luận
nhiều khi như giữa hai người điếc.
Lý luận chân
không/phức thể thuần tuý/Vô hiện hữu của
Badiou có thể so với lý luận của Long Thọ hay
Nishida Kitar?, sẽ nói đến ở hai từ mục này.
Lý luận
phức thể thể hiện trong việc phê phán quan
niệm một đạo đức trong truyền
thống do thái/ki tô bản chất tôn giáo, tập trung vào
Nhất thể - đó là chủ điểm của Badiou
trong tập sách nhỏ L'Ethique, Essai sur la conscience du
Mal/Đạo đức học, luận về ý thức
điều Ác, 1993 nhằm chỉ ra có nhiều
đạo đức của chính trị, tình yêu, khoa
học, nghệ thuật v.v..nghĩa là một đạo
đức duy sự biến, không phải đạo
đức duy bản. Ông xác định: Sự thực,
ngày nay đạo đức để chỉ một nguyên
lý quan hệ với “cái gì diễn ra”,
một điều chỉnh mơ hồ bình luận
của chúng ta về những hoàn cảnh lịch sử
(đạo đức nhân quyền), những hoàn cảnh
khoa học-kỹ thuật (đạo đức của
sinh vật, sinh-đạo), những hoàn cảnh xã hội
(đạo đức sống chung/être-ensemble), những
hoàn cảnh truyền thông (đạo đức thông giao)
v.v.. cho nên trong cảnh lạm phát xã hội hóa quy chiếu
đạo đức đó, ông muốn khảo sát bản
tính chân xác hiện tượng này,mặt khác thảo
luận đạo đức dưới một ý nghĩa
khác, thay vì liên kết nó với những phạm trù trừu
tượng như con Người, Quyền, Tha thể ông
muốn xét đến tương quan với những tình
thế/hoàn cảnh, thay vì cho nó một chiều
hướng thương hại đối với nạn
nhân, ông xét đến cách ngôn lâu bền của những quá
trình độc đáo, thay vì loay hoay với lương tâm
bảo thủ, ông xét đến phần số của
những chân lý. Cho nên, cũng như những người
đi trước như Heidegger, Lacan, Althusser, Foucault ông phê
phán chủ nghĩa nhân bản (từ Kant đến Ricoeur,
Habermas) nhằm để chỉ ra cái bất kỳ thành
của diễn ngôn đạo đức trước
bạo động của thế giới hiện thực,
chủ nghĩa ái tha (như Levinas) nhằm phê phán ý
định làm tan rã triết học trong thần học,
Tha thể của Levinas chỉ là một hình thái thế
tục của Thượng đế, chủ nghĩa
hư vô nhằm chỉ ra cái bất lực của thế
giới hiện đại trong réo gọi và muốn
điều Thiện, thật ra chỉ là triệu chứng
của một an phận, chịu đựng trước
những gì diễn ra, một thái độ chấp
nhận số phận, chỉ hướng về cái
chết, không phải hướng về cái sống. Ông
cũng hàm ngụ loại đạo đức ý thức
hệ, như kiểu đạo đức đồng
hành dưới sự chi phối của luận lý thị
trường.
Một
đạo đức học tích cực theo Badiou phải
có chân lý, trung tín, chủ thể và sự biến - bốn
phạm trù cơ bản đã nói ở trên. Ông chỉ ra
chân lý có một phận vị phức thể, cho nên ông
gọi là đạo đức những chân lý
(chương bốn trong L'éthique), tính cách thời
thế của sự biến mà chân lý cấu tạo. Sao
gọi là trung tín? Đó là quyết định tương
quan với hoàn cảnh từ điểm nhìn bổ sung
sự biến. Trung tín với một hoàn cảnh mới,
như tình yêu chẳng hạn, là thay đổi
phương cách thông thường ở trong hoàn cảnh, mà
phải thực hiện một đoạn tuyệt
nội tại trước thử thách. Cũng trong ví
dụ này, Badiou chỉ rõ chủ thể ở đây không
phải là chủ thể tâm lý, phản tư (theo kiểu
Descartes), hay siêu nghiệm (theo kiểu Kant) cho nên chủ
thể dẫn bởi trung tín tới một gặp gỡ
ai tình, chủ thể của ái không phải là chủ
thể yêu như những nhà đạo đức cổ
điển mô tả, vì một chủ thể tâ lý ấy là
từ tính người, luận lý đam mê (ông không công
nhận bất kỳ tiền hiện tự nhiên).
Những tình nhân vào trong một phối trí của một
chủ thể của ái tình, làm mệt lử họ.
Chủ
thể ở đây không lệ thuộc chân lý, trong quan
hệ thụ động, nhận và bị trị, mà là
hủ thể tiến hành trong quá trình chân lý, là chính quá trình
ấy.
Badiou cũng
khởi từ điều Thiện để nghĩ
về điều Ác: nếu Ác đồng nhất với
một hình thái của hữu-phức thể, nó xuất
hiện như hiệu quả của chính Thiện. Phác
thảo một lý luận về Ác, ông xét đến cái
ảo tượng và khủng bố, sự phản
bội và tai họa như ba hình thái của Ác. Theo Badiou,
khủng bố thiết lập cái đặc thù, không
phải cái phổ quát trong chân lý, chẳng hạn trong
chủ nghĩa cộng sản hay quốc xã (đảng
viên quốc xã, hay cộng sản chỉ trung thành với
ngẫu tượng, thay vì trung tín với chủ thể và
chân lý - sức mạnh của ngẫu tượng đúng
là nhái chân lý, bắt chước quá trình chân lý). Phản
bội gắn liền với khủng hoảng trung tín,
giây liên hệ trung tín và chân lý đề ra sự chọn
lựa giữa quy phục cái Aùc với trung tín thực cho
chủ thể. Đó là trường hợp những
người theo cách mạng phải can đảm nhận
ra lầm đường, tình nhân cũ hiểu tại sao
không yêu người đàn bà nữa v.v.. Từ khủng
bố rồi đến phản bội, sang nhận
biết cái không kể tên được - đó là vấn
đề quyền năng của những chân lý, của
sức mạnh biến đổi. Từ lãnh địa
tư kiến sang lãnh địa bổ nhiệm, làm rung
chuyển những mã số thông giao : quyền năng
của một chân lý về hướng những tư
kiến là cưỡng bách những xưng danh thực
dụng (ngôn ngữ của hoàn cảnh khách quan) phải
biến dạng và khuất phục khi tiếp cận
với ngôn ngữ-chủ thể. Đối thủ
của cái không thể nói tên là tai họa, nghĩa là
tuyệt đối hóa quyền năng và cự tuyệt
trên bất lực đơn độc.Ác trở thành tai
họa khi tư kiến nỗ lực vạch giới
hạn cái vô danh, ghi nó vào trong cái thực thay vì nghĩ nó
trong cái tượng trưng: muốn gọi tên khoái lạc
tình dục, phi mâu thuẫn hay cộng đồng, là khép kín
tình yêu, lẫn lộn tính toán với toán học, quỷ quyệt
hóa chính trị. Thiện chỉ là Thiện khi không toan tính
biến thế giới thành tốt, mọi tuyệt
đối hóa quyền năng của một chân lý tạo
thành cái Ác, dẫn đến tai họa của chân lý. Khi
chân lý không có quyền năng toàn diện có nghĩa là ngôn
ngữ-chủ thể, sản xuất của quá trình chân lý
không thể nhiệm danh trên mọi yếu tố của
hoàn cảnh thì tối thiểu có một yếu tố thực
vẫn không thủ đắc trong những nhiệm danh
chân thực, và chỉ có từ tư kiến, từ ngôn
ngữ của hoàn cảnh, yếu tố này chính là cái vô
danh của chân lý. vì không tiếp cận được
Vĩnh cửu, nó là tượng trưng của cái thực
thuần túy của hoàn cảnh, của đời sống
không chân lý. Đó là một nhiệm vụ khó cho tư
tưởng triết học xác định được
điểm vô danh của một loại hình quá trình chân lý.
Đạo đức học chân lý theo Badiou không
đấu tranh chống cái Ác bên ngoài, mà trái lại, do trung
tín với những chân lý, dự phòng cái Ác mà nó nhận ra Ác
là bề trái, mặt tối của những chân lý này.
Ngoài những
sách đã dẫn, tác phẩm khác của Alain Badiou gồm
triết học như: Le Concept de modèle, 1969; Peut-on penser
la politique? 1985; Manifeste pour la philosophie, 1989, Conditions, 1992;
Saint-Paul. La fondation de l'universalisme, 1997, 2002; Abrégé de
métapolitique, 1998; Petit Manuel d'inesthétique, 1998 - khảo
luận phê bình: Rhapsodie pour le théâtre, 1990; Beckett, l'increvable
désir, 1995, 2006; Le Siècle, 2005 - không kể tiểu
thuyết, kịch, biên khảo chính trị.
Từ điển triết
học giản yếu
Từ
điển triết học kỳ 30
Baader, Franz
Xaver von:
Sinh năm 1765 tại München/Munich, mất tại đây
năm 1841. Ông theo học quặng mỏ và cơ khí ở
Anh từ 1792 đến 1796, song quan tâm đến triết
học và thần học. Kết bạn với Jacobi và
Schelling. Là một chuyên viên về quặng mỏ, về
hưu từ 1820 để trọn thời gian cho việc
nghiên cứu triết học. Hai tác phẩm chính là Fermenta
Cognitionis, 1822-1825; Spekulativ Dogmatik, 1827-1828. Giáo sư
triết học và thần học ở đại học
München từ 1826. Quan niệm tri thức là một phần
tri thức về Thượng đế.
Bachofen,
Johann Jakob:
sinh năm 1815 tại Basel, mất năm 1887, nghiên cứu
luật, triết học tôn giáo và sử học tại
đại học Basel, Berlin và Göttingen. Dạy luật La mã
tại đại học Basel vào 1841, từ nhiệm
năm 1844 để nghiên cứu luật và dân tộc
học, đi điền dã tại Hy lạp, Ý và Tây ban nha.
Tác phẩm chính là Das Mutterrecht, 1861, quan niệm
thần thoại là giải thích biểu hiệu/der Mythus ist
die Exegese des Symbols, coi lịch sử thế giới là
cuộc đấu tranh thường trực giữa ánh
sáng và bóng tối, trời và đất, sống và chết,
nam và nữ; đất chuyên chở mẫu hệ trong khi
con trai chỉ đạo tiến hóa của nguyên tắc
phụ hệ.
Bacon, Francis: sinh năm 1561 tại
Luân đôn và mất ở đây năm 1626. Ông tham gia chính
trị, và nghiên cứu mọi lãnh vực luật, văn
chương, triết học, khoa học. Bacon
được coi như người xây dựng khoa
học mới của nước Anh, với dự án Instauratio
magna chỉ hoàn tất được một phần
(1620-1623), nhằm canh tân toàn bộ khoa học lý thuyết
và ứng dụng. Bacon quan tâm chính yếu đến
luận lý quy nạp, đối nghịch với
phương pháp quy nạp của siêu hình học truyền
thống. Để đạt được khoa học
thực, trước hết cần loại bốn nhóm
thành kiến bắt nguồn từ bản tính con
người mà Bacon mệnh danh là ngẫu tượng,
như “ngẫu tượng bộ lạc” vì ăn sâu
trong bản tính người ta, mang tính bộ lạc và
chủng tộc, theo ông con người cho rằng giác quan
mang lại tri thức thực, trực tiếp về
thực tại, trong khi họ quên rằng tri giác phần
nào phụ thuộc vào trí tuệ nên mọi tri thức
thuộc về giác quan chỉ có tính tương
đối. Những quan năng tri giác luôn luôn hành xử
như “những tấm gương sai lầm” làm biến
dạng những gì nhận được tự bên ngoài;
hiểu biết của con người áp đặt
một trật tự thường từ nơi chúng ta lên
ngoại giới và không thuộc về chính thực tại.
Hơn nữa, phán đoán của chúng ta nhuộm màu cảm
tính mà chúng ta vẫn tin, ví dụ nếu ta có một
giấc mộng xẩy ra thực, chúng ta thường
kết luận ngay là mọi giấc mơ có thể tiên
tri, quên rằng vô số giấc mơ không xẩy ra
thực. Bacon xem cách sửa xu hướng này là phải chú
ý đến những khoảng tiêu cực cũng như
tích cực của những chu kỳ liên hệ đó. Nhóm
kế là “ngẫu tượng hang động”,
hiểu theo nghĩa của Platon về huyền thoại
con người sống trong hang động lầm
tưởng những bóng ngang qua là thực tại. Theo
Bacon, mỗi con người có một hang động riêng
ngăn chặn và làm đổi màu ánh sáng của tự
nhiên, nhìn toàn bộ trong ánh sáng của phần đặc
biệt thân quen với họ. Ông đưa ra quy tắc
sửa đổi xu hướng này bằng cách mỗi khi
tinh thần nắm bắt và dừng lại với
thoả mãn đặc biệt nào thì cần phải ngờ
vực. Nhóm khái niệm sai lạc thứ ba Bacon gọi là “ngẫu
tượng của thị tứ” từ những sai
lầm do thương mại và giao thiệp của con
người với nhau. Giao ngộ của con người
qua ngôn ngữ, với những phương tiện chữ
nghĩa có hai nguy hiểm, một là thường hàm hồ
và hai là coi như thay cho sự vật. Hai con người
dùng cùng một chữ với ý nghĩa khác nhau và không
thực hiện điều họ làm; họ nghĩ là đồng
ý trong khi thực ra không đồng ý, và không đồng ý
trong khi thực ra họ không bất đồng với
nhau, dùng chữ nghĩa trong danh hư cấu coi như danh
của thực thể thật. Nhóm thứ tư là “ngẫu tượng sân khấu” là những sai lạc len lỏi vào tinh thần con
người từ những giáo điều khác nhau của
những hệ thống triết học. Bacon biện
luận là những hệ thống này thực ra là những
bịa đặt như những tuồng tích kịch trên
sân khấu, không đưa ra bức tranh thực của
vũ trụ. Một mẫu triết học này thất
bại vì “dẫn dắt kinh nghiệm như kẻ bị
bắt trong một diễn hành”, một mẫu loại
triết học kia tệ hơn vì “bỏ rơi kinh
nghiệm”. Có những mẫu triết học vội vã
từ một vài kinh nghiệm mơ hồ tạo thành
một triết học tự nhiên toàn diện. Có mẫu
lẫn lộn giữa triết học với thần học,
đó là lỗi của Platon. Theo Bacon, không những
triết học kỳ quái mà ngay cả dị giáo cũng
khởi lên từ pha trộn phi lý giữa sự vật
thuộc thần với người.
Những
triết gia như Diderot, Joseph de Maistre cho Bacon là một
người vô thần, có lẽ từ việc ông công kích
siêu hình học và tôn giáo đi tìm những nguyên nhân mục
đích là vô ích, không tạo ra được điều
gì. Ông quan niệm tách rời siêu hình học và khoa học,
tôn giáo không nên cuồng tín như Thiên chúa giáo, hay giáo phái
Calvin, lãnh vực đức tin phân biệt với phạm
vi tri thức.
Bacon phân
biệt triết học tự nhiên với thần học
tự nhiên, và cũng chia triết học thành hai ngành, lý
luận tìm hiểu những nguyên nhân của hiệu
quả và thực tiễn nhằm sản sinh ra những
hiệu quả qua áp dụng nhận thức về nguyên
nhân. Bộ phận triết học lý luận lại chia ra
siêu hình học với vật lý học; siêu hình học quan
tâm đến những nguyên nhân đầu tiên và hình
thức, còn vật lý học quan tâm đến những
nguyên nhân vật chất và kỳ thành.
Ông cũng chia
nhận thức theo lý trí, ký ức (bao gồm cả
nhận thức do giác quan) và tri tưởng. Ký ức và tri
tưởng quan tâm đến sự vật, sự
biến, sự kiện; ký ức liên hệ với cái
thực còn tri tưởng liên hệ với cái giả. Lý
trí quan tâm đến những luật và ý niệm tổng
quát. Theo Bacon, con người có hai phần hồn: một
chỉ riêng có ở người, một như các sinh
vật khác.
Phương
pháp khoa học theo Bacon gồm ba biểu đồ:
biểu đồ khẳng định, hay quy luật
hiện diện, và biểu đồ phủ định,
hay quy luật vắng mặt, tập hợp mọi
trường hợp nhận biết về một hiện
tượng, chẳng hạn nhiệt quan sát nơi ánh
nắng, lửa, máu người v.v.. hay những
trường hợp không sinh nhiệt, như ánh trăng,
máu nơi con vật chết v.v..; biểu đồ thứ
ba là biểu đồ so sánh, hay quy luật của
những độ khác nhau, nhằm nghiên cứu những
biến dị nơi những hiện tượng khác nhau
xem có liên hệ giữa những biến đổi khác nhau
đã được quan sát. Những biểu đồ này
tương tự như nơi phương pháp
đồng thuận, khác biệt và biến thiên
tương trùng của J.S. Mill sau này.
Quan niệm
phương pháp khoa học của Bacon có những
khuyết điểm như không phân biệt giữa dự
tưởng/anticipations và giả thuyết/hypothesis làm
việc; ông không biết gì về toán học nên không
nhận thấy vai trò quan trọng của toán học trong
sự phát triển những lý thuyết khoa học. Cho nên
ông loại bỏ giả thuyết Copernic, suy luận
của Gilbert về từ tính, hay những công trình của Harvey, Kepler, Galileo v.v.. Ông không nói đến chứng thực lý
luận quy nạp và không nhận thấy vai trò của
diễn dịch trong khoa học.
Ưu
điểm của Bacon là đề ra khái niệm khoa
học như một nghiên cứu hệ thống. Ông đã
đề nghị với vua James đệ Nhất xây
dựng một đại học lớn để
người ta có thể theo đuổi khoa học thực
nghiệm, lập những hội học gia để
nghiên cứu và phát triển khoa học chuyên nghiệp
tại Oxford và Cambridge. Không đề án nào được
thực hiện lúc ông còn sinh thời, nhưng đã thành
lập sau khi ông mất ít lâu, như Hoàng gia hội/Royal
Society vào năm 1662 cũng như nhiều học viện
khác ở Pháp, nơi ảnh hưởng của ông cũng
lớn như ở Anh.
Những tác
phẩm chính của Bacon là: Advancement of Learning, 1605; De
Sapienta Veterum, 1609; New Atlantis, 1614-17; Novum Organum, 1620; De
Prinicipiis atque Originibus, 1623-24.
Baier, Annette
(1929-); Kurt
(1917-): Kurt Baier sinh trưởng ở Vienna nước Áo,
tị nạn ở Anh vào 1938 vvà di cư qua Úc. Ông tốt
nghiệp ở đại học Oxford năm 1952, dạy
ở đại học Melbourne, Pittsbourgh. Gặp Annette
Stoop ở Hiệp hội triết học Mỹ và kết
hôn với nhau năm 1958. Kurt chuyên về đạo
đức học, một trong những tác phẩm
đầu tay của ông là From a Moral Point of View/Từ quan
điểm đạo đức, 1955 có xu hướng
thuần lý, khái quát về đường lối nào sự
kiện ở trong những quyết định đạo
lý. Annette sinh năm 1929 ở Dunedin, Tân Tây Lan, tốt
nghiệp đại học Otego chuyên khảo Hume và
đạo đức học. Bà chỉ ra triết học
đạo đức cũng như triết học
tổng quát của Hume qua Treatise of Human Nature là
một tổng thể gắn bó với nhau. Bà nhấn
mạnh đến vị trí của tin cậy trong
đạo lý.
Những tác
phẩm chính của Annette Baier: Postures of the Mind: Essays on
Mind and Morals, 1985; A Progress of Sentiments: Reflections on Hume's
Treatise, 1991; The Commons of the Mind, 1997; Death and Character,
Further Reflections on Hume, 2008.Những tác phẩm của Kurt
Baier: The Rational and the Moral Order, 1995; Problems of Life and Death,
1997.
Bain, Alexander: sinh trưởng
ở Aberdeen, năm 1818, tự học và sau đó theo
học tại Marischal College. Phụ giáo ở đây
từ 1841 đến 1844. Liên lạc với phái thực
lợi, quen biết J.S. Mill và làm việc cho Edwin Chadwick
từ 1848 đến 1850. Trong thập niên 50 này, ông hoàn
tất hai tác phẩm chính The Senses and the Intellect, 1855 và
The Emotions and the Will, 1859 tìm hiểu những
điều kiện thể chất ảnh hưởng lên
những trạng thái tinh thần. Trong tác phẩm bàn về
giác quan và tri thức, 1855 ông quan niệm tri giác phụ
thuộc vào cảm giác cơ và phân biệt thân thể
với ngoại giới trong bản chất gồm hai
đặc tính thể chất và tinh thần. Trong tác
phẩm 1859 luận về ý chí và xúc cảm, ông quan niệm
niềm tin phụ thuộc vào tác dụng và hành
động. Ông quan tâm đến khoa sinh lý học và tri
thức học, với phương pháp dựa trên quan sát
sự kiện hơn là nội quan.
Baden,
trường phái: Trường phái Baden cùng với trường
phái Marburg vào cuối thế kỷ 19 làm sống lại
triết học Kant, và thường gọi là tân Kant. Hai
đại biểu của trường Baden là Windelband và
Rickert dạy tại những đại học vùng Tây Nam,
nên trường Baden còn gọi là phái tây nam Đức.
Tư tưởng của phái này tựu chung ở phân
biệt giữa phạm vi thực tại khả tri/esse
với tư tưởng và giá trị. Trên nguyên tắc,
thực tại và tư tưởng thống nhất, song
thực tế tư tưởng luôn luôn thu hút thực
tại, như trong những khoa học tự nhiên. Trong
những khoa học nhân văn, tư tưởng lại
ảnh hưởng trên thực tại và thực hiện
những giá trị. Giá trị có một ý nghĩa tuyệt
đối nhất định. Quan điểm của phái
này chỉ ra khoa học nhân văn tách khỏi thống
trị của khoa học tự nhiên và luận lý học.
Bakhtin,
Mikhail Mikhailovich: sinh năm 1895 ở thị trấn Orel gần
Moscow/Москва, theo học cổ
văn và bác ngữ học ở đại học Petrograd,
dạy học ở trường sư phạm Mordovia
từ 1936. Ông đã viết nhiều về ngôn ngữ và
văn hóa, bị đi đày dưới thời thanh
trừng của Stalin (Bakhtin bị bắt năm 1929 vì tình
nghi dính líu với tổ chức Chính thống giáo, bị
kết án sáu năm về Kazakhstan) cho đến thập
niên 60 mới được trở về Moscow. Những
nghiên cứu về Dostoyesky và Rabelais viết trong những
năm 1929, 1940 mới được xuất bản và
tạo một luồng gió mới trong phê bình văn học
quốc tế. Ông có ảnh hưởng lớn với
giới văn học Pháp như Todorov, Kristeva v.v.. Bakhtin
cũng là một trong những trường hợp như
Bataille, Barthes, Benjamin, Blanchot nổi tiếng về mặt
phê bình văn học song vẫn có ảnh hưởng về
mặt triết học.
Ông cũng là
trường hợp gây tranh luận chung quanh vấn
đề ai là tác giả thực của những tác
phẩm viết về chủ nghĩa Freud, chủ nghĩa
Mác và triết học ngôn ngữ, phương pháp hình thái
trong nghiên cứu văn học vì xuất hiện tên trên
sách xuất bản là V.N. Vološinov, P.N. Medvedev. Giải
mật được vấn đề này vẫn còn trong
vòng tranh cãi, song quả thực có sự hiện diện
của nhóm hội Bakhtin/krug Bakhtina quy tụ những
người như Pumpianskii, Pavel Nikolaevich Medvedev, Voloshinov.
Mặt khác, Bakhtin cũng tham gia trường phái triết
học Nevel với những tên tuổi như Matvei Isaevich
Kagan, Lev Pumpianskii, Mariia Iudina, Valentin Voloshinov, Boris Zubakin vào
những năm 1918-1925 là giai đoạn hình thành tư
tưởng của nhóm người này.
Trong những
năm ở Nevel và Vitebsk, ông cũng như những
bạn ông thấm nhuần tư tưởng triết
học tân Kant của trường phái Marburg và Cohen, ảnh
hưởng trên những tiểu luận đầu tay
của Bakhtin vào những năm 1919, về mặt liên
hệ những vấn đề triết lý với
những khai phá mới về tự nhiên và thế giới,
về khái niệm tính dị chất của những
cứu cánh. Ông đã viết ra những nhận xét như “khi con người ở trong nghẹ thuật, thì
không ở trong đời sống, và đảo lại;
không có thống nhất giữa nghệ thuật và
đời sống và không có xâm nhập nội tại trong
thống nhất của một cá nhân.”
Trong những
năm 1924-1929, Bakhtin đã viết một số tác
phẩm trong một văn phong giản dị hơn,
như Những vấn đề trong nghệ thuật
của Dostoevsky/Problemy tvorchestva Dostoevskogo đã xuất
bản vào năm 1929, sau đó ông bị đưa đi an
trí, sống trong bóng tối dưới thời Stalin, tác
phẩm này chỉ được những học giả trẻ
ở Moscow phát kiến cũng như không ngờ tác giả
vẫn còn sống; do yêu cầu của họ, một
bản thảo sửa lại được xuất
bản vào năm 1963 là Những vấn đề trong
sáng tạo học của Dostoevsky/Problemy poetiki Dostoevskogo. Những
tác phẩm khác như Diễn ngôn trong tiểu
thuyết/Slovo v romane, Những hình thái thời gian và
thời-không pháp trong tiểu thuyết/Formy vremeni i xronotopa v
romane, Sử thi và tiểu thuyết/Epos i roman v.v..chỉ
được in ra trong Những vấn đề
văn học và mỹ học/Voprosy literatury i estetiki vào
năm ông mất (1975), Công trình sáng tạo của François
Rabelais và văn hóa bình dân thời Trung cổ/Tvorchestvo Fransua
Rable i narodnaja kultura srednevekovja xuất bản năm
1965.
Những tác
phẩm của Bakhtin viết trong những thập niên 30
của thế kỷ khi được đưa ra ánh sáng
đã tạo biến đổi trong nghiên cứu văn học
thế giới và ông trở nên nổi tiếng trong học
giới vì công trình sáng tạo như lý thuyết lễ
hội, khái niệm đối thoại chỉ ra diễn
ngôn đa dạng/raznorečie/raznogolosost. Trong Mấy tiêu
chí để tiếp cận lý luận văn học (in
lại trong Tẩu khúc Văn chương/Triết lý,
2004), tôi nói đến Bakhtin: Ở cùng một thời
đại với Hình thái luận Nga là một tư
tưởng văn học khác của Mikhail Bakhtin cũng
đã bị chủ nghĩa Zhdanov áp chế ngay trên
đất nước của nó...Vị trí của Bakhtin
đối với phong trào Hình thái khá hàm hồ khiến các
học giả nghiên cứu thời kỳ này vẫn còn
cần thảo luận. Victor Erlich trong khi viết lịch
sử chủ nghĩa Hình thái Nga đã không kể tên Bakhtin
trong phong trào này vì cho là công trình của Bakhtin chỉ
được chú ý đến từ thập niên 60. Gary
Saul Morson ngược lại coi ông là một lãnh tụ
dị giáo của chủ nghĩa Hình thái /Formalist heresiarch,
đã nhận thức được những hệ
biến hóa của khoa học văn chương mà
trường phái Hình thái chỉ mới khởi sự.
Hệ phái Bakhtin với những bạn đồng chí
như Pavel Medveded và Valentin Voloshinov đã viết một
số những công trình như Chủ nghĩa Freud: phác
thảo phê phán/Frejdizm: kritičeskij očerk, 1927, Chủ
nghĩa Mác và triết học về ngôn ngữ/Marksizm
i filosofija jazyka, 1929, Phương pháp hình thức trong
nghiên cứu văn học/Formal'nyj metod v literaturovedenii, 1928 để
chỉ ra những quan hệ mật thiết với
chủ nghĩa Mác, đồng thời phê phán những
hạn chế trong lý luận văn học mác-xít cũng
như khuyết điểm của phân tâm học vì không
nhận thức được chủ thể tập
thể. Tuy nhiên đóng góp quan trọng của Bakhtin trong
lĩnh vực lý luận văn học chính là nguyên lý đối
thoại/dialog/dialogizm. Ông là người tiên phong phát
hiện tính phá thể trong tiểu thuyết của
Dostoevsky khi phân biệt tiểu thuyết đa thanh của
Dostoevsky với tiểu thuyết đơn thanh (tiểu
thuyết nhiều giọng hoàn toàn có tính đối
thoại - không phải một tác giả/nhà văn
đơn độc viết ra nhưng dăm bảy tác
giả/nhà tư tưởng là những nhân vật trong
tiểu thuyết của Dostoevsky như Raskolnikov, Myshkin,
Stavrogin, Ivan Karamazov…). Trong Những vấn đề
của phép sáng tạo nơi Dostoevsky, ông chỉ ra
những quan hệ mà dựa vào đó tiểu thuyết
được cấu trúc ra có khả năng như
vậy vì đối thoại luận/dialogizm là tính cố
hữu của ngôn ngữ vì “đối thoại là
phạm vi khả hữu duy nhất của đời
sống ngôn ngữ” cho nên mặc dầu “những quan
hệ đối thoại tuyệt đối không thể
khả hữu nếu không có những quan hệ luận lý
và chỉ thị ý nghĩa, nhưng không phải vì thế
mà chúng bị giản lược vào những quan hệ này,
những quan hệ đối thoại có tính đặc thù
của nó.” Nếu thiết bị của Hình thái luận
Nga với Shklovsky, Eikhenbaum…là biến
dạng/deformirovanie và biến lệch/otklonenie thì thiết
bị/priem trong lý luận văn học của
trường phái Bakhtin là đối thoại và lễ
hội. Khái niệm hội giả trang/karnaval chỉ ra
nỗ lực giải phóng thân thể và những giai
tầng thấp ra khỏi những áp chế nghiêm cách
chủ nghĩa (hệ thống đẳng cấp lộn
đầu như kẻ khùng trở thành thông thái, vua
biến thành kẻ ăn xin, thiêng liêng thành trần tục,
thực tế lẫn với tưởng tượng,
thiên đường hòa với địa ngục). Khái
niệm đối thoại chỉ ra trong văn
chương không chỉ có một chân lý (của tác
giả/độc thoại) mà chân lý đa điệu,
đa dạng của diễn ngôn, mang tính lễ hội.
Khái niệm diễn ngữ/slovo chỉ ra diễn ngôn là
một hiện tượng xã hội và chữ là tín
hiệu xã hội năng động. Nguyên lý đối
thoại nhấn mạnh đến đường
lối của ngôn ngữ được tạo ra
để đối kháng giới cầm quyền/ có
thẩm quyền và giải phóng những tiếng nói dị
biệt. Giả trang hoá thực hiện nơi những tác
phẩm lớn trong văn chương biểu hiện
đa nguyên, phản kháng lại xu hướng nhất
thống hóa. Phê bình luận đối thoại là thành
tựu của triết học Bakhtin.
Mikhail Bakhtin
đóng góp trong nhiều lãnh vực nên đặt ông trong
ngôi nhà triết học có thể gây tranh cãi, song chính ông minh
xác: phân tích của ông chủ yếu phải gọi là
triết học bởi vì điều gì không là nó; không có
loại phân tích nào là ngữ học, bác ngữ học,
văn học hay bất kỳ loại đặc thù nào.
Những
vấn đề Bakhtin chỉ ra trong những tác phẩm
của riêng ông hay góp chung của nhóm Bakhtin/krug Bakhtina có ý
hướng đối thoại với những tư trào
trong thời đại, từ phân tâm học, hiện
tượng luận đến chủ nghĩa Mác; ảnh
hưởng của Husserl đến những điểm
tương đồng với lý luận của Ingarden,
Merleau-Ponty chứng tỏ Bakhtin là một trong những nhà
tư tưởng được bàn cãi nhiều vào nửa
sau thế kỷ XX.
Bị
chú: Những từ ngữ Nga được chú thích qua
dạng văn tự La tinh vì tiện nghi. Từ ngữ
Xronotopa/хронотопа là
tân ngữ của Bakhtin bao hàm thời gian/niên đại và
không gian/trường sở.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét