ĐƯỜNG ĐỒN ĐẤT
Nằm trên địa bàn phường Bến Nghé – Q1, dài khoảng 320m, từ đường Tôn Đức Thắng đến đường Lý Tự Trọng, lưu thông hai chiều. Đây là con đường thuộc loại xưa nhất của Sài Gòn, thời Pháp lúc đầu mang số 12, từ ngày 1-2-1865, được đổi thành Hopital, đến 24-2-1897 đổi là đường Pasteur, từ 22-3-1955 chính quyền Sài Gòn đổi là đường Đồn Đất.Một năm sau, ngày 17-2-1859, ngày thành Gia Định bị chiếm và bị phá, đô đốc Page cho xây một đồn binh mới nằm ở khoảng giữa thành Gia Định cũ và sông Sài Gòn, rạch Thị Nghè. Đồn được đắp bằng đất nên gọi là Đồn Đất. Về sau thành phố Sài Gòn phát triển, đồn bị phá bỏ đến nay không còn dấu tích nữa.
ĐƯỜNG CÔ GIANG
Nằm trên địa bàn phường Cô Giang và phường Cầu Kho – Q1, dài khoảng 600m, từ Nguyễn Thái Học đến đường Hồ Hảo Hớn, lưu thông hai chiều, lộ giới mỗi bên 10m. Thời Pháp thuộc có tên là đường Douaumont, ngày 22-3-1955 chính quyền Sài Gòn đổi là đường Cô Giang cho đến nay.
Cô Giang tên thật là Nguyễn Thị Giang, quê ở tỉnh Bắc Giang, nay là tỉnh Hà Bắc. Cô là đảng viên Việt Nam Quốc dân đảng và là vợ của đảng trưởng Nguyễn Thái Học. Sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc dân đảng thất bại, Nguyễn Thái Học và nhiều đảng viên bị bắt, bị kết án tử hình hoặc tù đày. Ngày xử bắn ông, cô lên tận Yên Bái nhìn chồng lần cuối cùng, sau đó cô đến quê chồng là Vĩnh Yên dùng súc lục tuẫn tiết.
ĐƯỜNG PHẠM VIẾT CHÁNH
Nằm trên địa bàn phường Nguyễn Cư Trinh – Q1, dài khoảng 270m, từ đường Cống Quỳnh đến ngã 6 công trường Cộng Hòa, lưu thông hai chiều. Thời Pháp thuộc con đường chạy song song với đường ray xe lửa tuyến Sài Gòn – Mỹ Tho và chưa có tên; sau 1954 chính quyền Sài Gòn mở rộng và ngày 19-10-1955 đặt tên đường Phạm Viết Chánh cho đến ngày nay.
Phạm Viết Chánh (1824 – 1886) quê ở tỉnh Bến Tre. Ông đỗ cử nhân năm 1846, làm quan trong Nam, từng tham gia kháng chiến chống Pháp các năm 1859 – 1861, sau về kinh giữ chức ngự sử đảo Hải An. Năm 1864, ông vào Nam mộ phu đồn điền để gây cơ sở kháng Pháp, được bổ làm Doanh điền xứ An Giang, ép quan ta nạp thành. Từ sau khi mất An Giang, ông về ở ẩn luôn tại làng Mỹ Lồng cho đến lúc mất.
ĐƯỜNG ĐINH CÔNG TRÁNG
Nằm trên địa bàn phường Tân Định – Q1, dài khoảng 140m, từ đường Thạch Thị Thanh đến đường Hai Bà Trưng, gần chợ Tân Định, lưu thông một chiều, chỉ dành cho xe 2, 3 bánh vì đường hẹp. Từ 23-1-1943, người Pháp đặt tên đường là Calmette, ngày 6-10-1955 chính quyền Sài Gòn đổi là đường Đinh Công Tráng cho đến ngày nay.
Ông Đinh Công Tránh là thủ lĩnh phong trào Cần Vương ở Thanh Hóa. Sau khi Ba Đình rồi Mã Cao thất thủ, ông tiếp tục đi các nơi để gây dựng lại phong trài. Ngày 8-9-1887, ông bị quân Pháp tập kích bắn chết khi vận động dân chúng làng Chính An, phủ Tương Dương, tỉnh Nghệ An quyên góp tiền nuôi dân. Tướng Pháp viết về ông hết lời khen tụng ông là người giỏi lập trận thế, không bao giờ hành quân cẩu thả.
ĐƯỜNG HỒ HẢO HỚN
Nằm trên địa bàn phường Cô Giang – Q1, dài 400m, từ Bến Chương Dương đến Trần Hưng Đạo, lưu thông hai chiều, lộ giới mỗi bên 10m. Thời Pháp thuộc đường này hợp cùng đường Cống Quỳnh có tên là Blancsubé Cầu Kho, từ 26-10-1920 tách khỏi đường Cống Quỳnh và mang tên là đường Huỳnh Quang Tiên, ngày 4-4-1985 UBNDTP đổi thành đường Hồ Hảo Hớn cho đến ngày nay.
Ông Hồ Hảo Hớn bí danh là Hai Nghị quê ở Bến Tre, tham gia cách mạng từ năm 1946. Sau Hiệp định Genève ông được phân công ở lại Sài Gòn hoạt động. Năm 1960, cơ sở bị lộ, ông vào chiến khu. Năm 1963 ông trở lại Sài Gòn công tác, đến 1965, ông là Phó Bí thư Đoàn thanh niên khu Sài Gòn – Gia Định; năm 1967 là Bí thư Thành đoàn. Tháng 10-1967, ông bị bắt và bị sát hại tại bót Bà Hòa.
ĐƯỜNG NAM QUỐC CANG
Nằm trên địa bàn phường Phạm Ngũ Lão – Q1, dài khoảng 120m, từ đường Nguyễn Trãi đến đường Bùi Thị Xuân, lưu thông hai chiều, lộ giới mỗi bên 5m. Thời Pháp đường này có tên là Lucien Lacouture, từ 19-10-1955 chính quyền Sài Gòn đổi là đường Đặng Đức Siêu, ngày 4-4-1985 UBNDTP đổi là đường Nam Quốc Cang.
Ông Nam Quốc Cang tên thật là Nguyễn Văn Sinh. Sau CMT8 ông viết báo cho tờ Tin Điển nổi tiếng chống thực dân Pháp tái chiếm Việt Nam, chống chủ trương chia rẽ Nam Bắc của bọn ly khai Nam kỳ quốc. Bọn thực dân và tay sai đã ra lệnh cho bọn mật thám ám sát ông tại góc đường Cống Quỳnh – Nguyễn Trãi năm 1950.
ĐƯỜNG THẠCH THỊ THANH
Nằm trên địa bàn phường Tân Định – Q1, dài khoảng 200m, từ đường Võ Thị Sáu đến đường Nguyễn Hữu Cầu, lưu thông hai chiều, lộ giới mỗi bên 6m. Thời Pháp thuộc lúc đấy nó mang số 38, từ 10-3-1906 được gọi là Barbier, từ năm 1955 chính quyền Sài Gòn đổi là đường Lý Trần Quán, ngày 4-4-1985 UBNDTP đổi tên là đường Thạch Thị Thanh.
Bà Thạch Thị Thanh quê ở tỉnh Trà Vinh, người Việt gốc Khơ Me, tham gia hoạt động cách mạng trong hai thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, được bầu làm Uủy viên Ban chấp hành Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Giải phóng miền Nam. Bà hy sinh năm 1972.
ĐƯỜNG YERSIN
Nằm trên địa bàn phường Cầu Ông Lãnh – Q1 dài khoảng 420m, từ đường Chương Dương đến đường Phạm Ngũ Lão, lưu thông hai chiều, lộ giới mỗi bên 10m. Thời Pháp thuộc mang tên là Buresse, từ 22-3-1955 chính quyền Sài Gòn đổi là đường Yersin cho đến nay.
Ông Yersin (1863 – 1943) người Pháp, sinh ở Thụy Sĩ, đỗ tiến sĩ y khoa năm 1888, vào làm ở phòng thí nghiệm Pasteur, nghiên cứu độc tố của bệnh bạch hầu. Sau đó ông sang Viễn Đông làm thầy thuốc trên tàu buôn chạy giữa Sài Gòn và Hải Phòng. Đối với Việt Nam, ông đã có công lập ra các viện Parteur, vườn thí nghiệm trồng cao su ở Suối Dầu, lập ra Trường Y Hà Nội; ông còn là người khám phá ra Đà Lạt vào năm 1894.
ĐƯỜNG CALMETTE
Nằm trên địa bàn phường Nguyễn Thái Bình – Q1, dài khoảng 460m, lưu thông hai chiều từ Bến Chương Dương đến đường Trần Hưng Đạo. Đây là con đường thuộc loại xưa nhất thành phố, thời Pháp thuộc lúc đầu mang số 32, từ ngày 14-5-1877 đổi tên thành Bourdais, từ 22-3-1955 chính quyền Sài Gòn đổi là đường Calmette cho đến ngày nay.
Bác sĩ Camette (1863 – 1933) là một nhà bác học người Pháp, nhưng sinh ra ở Nice thuộc Yý. Ông sang Việt Nam năm 1890 và khởi công nghiên cứu các phương pháp phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm như bệnh chó dại, bệnh đậu mùa, các bệnh thời khí, kiết lị, sưng gan. Ông còn hợp tác với bác sĩ Borrel hoàn thiện các tìm tòi của bác sĩ Yersin về vi trùng bệnh dịch hạch, cộng tác với bác sĩ J.Guérin hoàn thành phương thuốc ngừa lao B.C.G.
ĐƯỜNG NGUYỄN VĂN CHIÊM
Nằm trên địa bàn phường Bến Thành – Q1, dài 100m, từ đường Hai Bà Trưng đến đường Phạm Ngọc Thạch, bên cạnh Nhà Văn hóa Thanh Niên, lưu thông hai chiều, lộ giới mỗi bên 10m. Thời Pháp thuộc lúc đầu đường mang tên Square, năm 1915 đổi là đường Mac Pourpe, từ 19-10-1955 chính quyền Sài Gòn đổi là đường Nguyễn Văn Chiêm cho đến ngày nay.
Ông Nguyễn Văn Chiêm (1899 – 1952) quê ở Sài Gòn, thích thể thao từ nhỏ. Lúc đầu đi lượm banh ở sân quần vợt nơi khu sinh hoạt thanh niên ngày nay. Ông tập đánh banh rồi trở thành nhà vô địch quần vợt đầu tiên của Việt Nam, cựu quán quân quần vợt ở Mã Lai, làm rạng danh thể thao Việt Nam thời bấy giờ.
ĐƯỜNG MÃ LỘ
Nằm trên địa bàn phường Tân Định – Q1, dài khoảng 50m, từ đường Nguyễn Hữu Cầu đến đường Bà Lê Chân, lưu thông hai chiều. Đường này có từ năm 1928, thời Pháp thuộc tên là Lê Văn Duyệt, từ 16-10-1955 chính quyền Sài Gòn đổi là đường Mã Lộ cho đến nay.
Thời trước, phương tiện phổ biến để chuyên chở hàng từ các làng xa xôi ở Hóc Môn, Bình Chánh, Gò Vấp hay Tân Bình đến là xe ngựa. Các xà ích thường cho xe tập trung ở đoạn đường này, lấy cỏ hoặc thóc cho ngựa ăn chờ tan chợ. Do đó người ta gọi đoạn đường này là Mã Lộ (nghĩa là đường của ngựa).
ĐƯỜNG TRƯƠNG ĐỊNH
Nằm trên địa bàn phường Bến Thành – Q1 dài khoảng 2320m, từ đường Lê Lai đến đường Kỳ Đồng, lưu thông 1 chiều, lộ giới mỗi bên 10m.Thời Pháp thuộc nó là hai đường khác nhau. Đoạn từ Lê Lai đến đường Nguyễn Du lúc đầu cùng với đường Calmette mang tên Bourdais. Đoạn sau từ đường Nguyễn Thị Minh Khai đến đường Kỳ Đồng là đường Jarégnère. Ngày 22-3-1955, chính quyền Sài Gòn đổi đoạn đầu thành đường Trương Công Định, đoạn thứ hai là đường Đoàn Thị Điểm. Ngày 14-8-1975, Chính phủ Cách mạng Lâm thời nhập 2 đường làm một, kể cả đoạn qua Công viên Văn hóa Tao Đàn, đặt tên đường là Trương Định.
Ông Trương Định (1820 – 1864) quê ở tỉnh Quảng Ngãi, đi lính làm đến chức Lãnh Binh. Năm 1862, Triều đình Huế cắt 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho Pháp, điều ông đến An Giang nhưng ông không tuân lệnh, tiếp tục ở lại lãnh đạo nghĩa quân chống Pháp ở vùng Tân Hòa, Gò Công. Ngày 20-8-1864, Huỳnh Công Tấn phản bội dẫn quân Pháp đột kích căn cứ, ông bị bắn trọng thương và rút gươm tự sát. Cái chết của Ông để lại sự thương tiếc sâu xa trong các giới đồng bào.
ĐƯỜNG CAO THẮNG
Nằm trên các phường 2,3,5 (Q3) và 11 (Q10), dài 960m, Từ đường Nguyễn Thị Minh Khai đến đường 3-2, lưu thông 2 chiều. Thời Pháp thuộc, đường này lúc đầu mang số 20. Từ 18-4-1939 được đổi tên thành đường Audouil. Ngày 22-3-1955, chính quyền Sài Gòn đổi là đường Cao Thắng cho đến nay.
Ông Cao Thắng là một tướng giỏi của cụ Phan Đình Phùng, quê ở Hà Tĩnh. Ông có tài rèn đúc vũ khí, theo kiểu súng 1874 của Pháp. Ông đã nghĩ ra cách cướp súng của quân Pháp, tháo rời từng bộ phận, quan sát kỹ và giao cho thợ rèn của ta đúc theo y hệt từng chi tiết. Ngày 20-11-1893, trong lúc chỉ huy nghĩa quân đánh đồn Nu (nay thuộc xã Thanh Xuân, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An) ông bị trọng thương rồi hy sinh.
ĐƯỜNG LÊ VĂN SĨ
Nằm trên địa bàn phường 12, 13, 14 – Q3, các phường 10,13,14 – Q. Phú Nhuận, các phường 1,2 – Q. Tân Bình, dài khoảng 3.100m từ cầu Trương Minh Giảng đến đường Hoàng Văn Thụ ở khu vực lăng Cha Cả, lưu thông 2 chiều, lộ giới mỗi bên 15m.Thời Pháp đường này gọi là Eyriand des Vergnes. Năm 1955, chính quyền Sài Gòn đổi tên phần nằm trên địa bàn Sài Gòn là Trương Minh Giảng, kể cả phần nay mang tên Trần Quốc Thảo. Còn phần nằm trên địa bàn quận Tân Bình – tỉnh Gia Định gọi là Trương Minh Ký. Ngày 14-7-1975 chính phủ lâm thời nhập 2 đường ấy làm một và gọi là đường Nguyễn Văn Trỗi. Ngày 4-4-1985, UBND TP lại cắt làm 2 đường như ngày nay.
Ông Lê Văn Sỹ chính tên là Võ Sỹ (1910 – 1948) quê ở tỉnh Quảng Ngãi. Ông gia nhập tổ chức Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội vào năm 1927. Từ năm 1929 – 1931 ông bị bắt giam ở nhà lao Quảng Ngãi, bị đưa đi Quy Nhơn, Kon Tum. Ra tù ông tiếp tục hoạt động nên năm 1932 lại bị bắt đày đi Lao Bảo, rồi Côn Đảo. Sau Cách mạng Tháng 8 ông về đất liền, hoạt động ở miền Nam. Từ 1943 ông là ủy viên Ban chấp hành xứ ủy Nam Bộ đảng Cộng sản Việt Nam kiêm Bí thư Thành ủy Sài Gòn – Chợ Lớn, trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp tại Đô Thành. Ông hy sinh tháng 11-1948 tại Láng Le trong một cuộc chống càn của quân giặc.
ĐƯỜNG TÔN ĐỨC THẮNG
Đường này thuộc loại xưa, lớn và quan trọng nhất của vùng Sài Gòn, thời Pháp thuộc là ba đường khác nhau. Đó là đọan từ cầu Khánh Hội đến công trường Mê Linh năm 1865 mang tên Quai de Donnai, sau đổi là Quai Napoléon. Năm 1870 đổi là Quai du Commerce. Năm 1896 đổi là Quai Francis Garnier. Ngày 26-4-1920 đổi là Quai le Myre de Vilers. Đọan từ công trường Mê Linh đến giáp nhà máy Ba Son, lúc đầu mang tên đường Primauguet. Ngày 26-4-1920 đổi là Quai d’Argonne, và đoạn từ bờ sông vào đến đường Nguyễn Thị Minh Khai là con đường có trước khi Pháp chiếm Sài Gòn. Chính họ đã đi theo con đường này từ trại Thủy Quân lên đánh thành Gia Định và hạ thành ngày 17-2-1859. Năm 1865, người Pháp đặt tên đường Boulevard de la Citadelle. Đến năm 1901, người Pháp mới đặt tên đường Luro. Năm 1955, chính quyền Sài Gòn nhập hai bến Le Myre Vilers và Argonne làm một và đổi tên là bến Bạch Đằng. Còn đường Luro thì đổi là đường Cường Để. Năm 1980, UBND Thành phố nhập bến Bạch Đằng với đường Cường Để làm một, đổi tên là đường Tôn Đức Thắng, nhưng cắt đoạn từ đường Lê Duẩn đến đường Nguyễn Thị Minh Khai nhập vào đường Đinh Tiên Hoàng.
ĐƯỜNG NGUYỄN HUỆ
Đường này có từ ngày người Pháp mới bắt đầu xây dựng thành phố, mang tên đường Charner. Ngày 22-3-1955, chính quyền Sài Gòn đổi là đường Nguyễn Huệ cho đến nay.
ĐƯỜNG LÊ LỢI
Đường này thời Pháp thuộc lúc đầu mang số 13. Từ 1865 gọi là đường Bonard. Ngày 22-3-1955, chính quyền Sài Gòn đổi là đường Lê Lợi cho đến nay.
ĐƯỜNG ĐỒNG KHỞI
Thời Pháp thuộc mang số 16. Từ ngày 1-2-1865 người Pháp đặt tên đường Catinát, lúc đó chạy suốt tới Công Trường Công Xã Paris đến Công Trường Quốc Tế thành đường riêng và đặt tên là đường Blancsubé. Từ năm 1955 chính quyền Sài Gòn đổi tên đường Catinat thành đường Tự Do. Ngày 14-8-1975, Chính phủ Cách mạng Lâm thời đổi là đường Đồng Khởi.
ĐƯỜNG LÊ DUẨN
Đường này mang tên đường Norodom từ 1871, vì dinh Thống Nhất lúc đó gọi là dinh Norodom. Từ năm 1950, khi cựu hòang đế Bảo Đại lập chính phủ, đặt thủ đô tại Sài Gòn, dinh Norodom được đổi tên thành dinh Độc Lập, và đường Norodom được đổi tên thành đường Thống Nhất. Sau 30-4-1975, Chính phủ Cách mạng Lâm thời đổi dinh Độc Lập thành dinh Thống Nhất và đường Thống Nhất thành đường 30 tháng 4. Năm 1986, sau khi ông Lê Duẩn, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam mất, UBND Thành phố đổi tên là đường Lê Duẩn.
ĐƯờNG HUYềN TRÂN CÔNG CHÚA
Đường này nằm bên hông dinh Norodom, thời Pháp thuộc mang tên đường Miss Cavell (tên một nữ y tá người Anh phục vụ quân đồng minh trên đất Pháp trong Thế Chiến Thứ Nhất). Từ năm 1955, chính quyền Sài Gòn đổi tên là đường Huyền Trân Công Chúa cho đến nay. Khoảng từ năm 1963 đến năm 1975, đường này bị rào bít, cấm lưu thông, vì vấn đề an ninh của dinh Độc Lập. Lộ giới mỗi bên hơn 10m.
Đường Nguyễn Thị Minh Khai
Đường này đã có từ trước khi người Pháp chiếm Sài Gòn và gọi là đường Thiên Lý. Khi người Pháp đến, họ đổi tên là đường Stratégique. Sau khi có bản đồ quy hoạch, họ đổi là đường 25. Từ ngày 1-2-1865, lại đặt tên là đường Chasseloup Laubat. Ngày 22-3-1955, chính quyền Sài Gòn đổi là đường Hồng Thập Tự. Ngày 14-8-1975, Chính phủ Cách mạng Lâm thời nhập chug đường này với đường Hùng Vương ở Thị Nghè, quốc lộ 13 ở Hàng Xanh làm một đường và đặt tên là đường Xô Viết Nghệ Tĩnh. Nhân dịp Quốc khánh 1991, UBND Thành phố lại cắt đoạn như hiện nay, tức đường Hồng Thập Tự cũ thành một đường riêng và đổi tên là đường Nguyễn Thị Minh Khai.
ĐƯỜNG LÝ TỰ TRỌNG
Trước kia người Pháp đặt tên đường là Lagrandiere, sau khi Vua Bảo Đại đã thoái vị Vua vào Tháng Tám năm 1945, để làm vui lòng Quốc Trưởng Bảo Đại, người Pháp đổi tên đường Lagrandiere thành đường Gia Long. Sau 1975 tên đường được đổi thành Lý Tự Trọng.
ĐƯỜNG HAI BÀ TRƯNG
Truớc năm 1956 đường Hai Bà Trưng là đường Paul Blanchy, tên một Tướng Pháp chỉ huy đội quân xâm lược đánh chiếm Sàigòn ngày xưa.
ĐƯỜNG NGUYỄN HỮU CẢNH
Nằm trên địa bàn phường Tân Định – Q.1, dài 200m, từ bờ rạch Thị Nghè đến đường Trần Quang Khải, lưu thông hai chiều, lộ giới mỗi bên 7m. Thời Pháp thuộc con đường này chỉ là một hẻm nhỏ, năm 1954 được mở rộng và kéo dài, năm 1955 chính quyền Sài Gòn đổi là đường Nguyễn Hữu Cảnh cho đến ngày nay.
Nguễn Hữu Cảnh (1650 – 1700) quê ở làng Gia Miêu, huyện Tống Sơn (nay là huyện Hà Trung), tỉnh Thanh Hóa. Ông theo cha là Nguyễn Hữu Dật vào Nam phò Chúa Nguyễn. Ông từng giữ chức Cai Cơ và Chưởng Cơ tước Lễ Thành Hầu, trấn thủ Bình Khang (Khánh Hòa ngày nay). Năm 1698, Chúa Võ Vương cử ông làm Thống Suất kinh lược sứ xứ Đồng Nai, lập ra phủ Gia Định. Năm 1700, ông đem quân sang kinh lý đất Chân Lạp, khi xong việc ông kéo quân về đến Long Xuyên thì cảm bệnh, về đến Rạch Gầm – Sầm Giang thuộc Định Tường thì mất. Ông được truy tặng tước Tráng Hoàn Hầu, rồi Lễ Tài Hầu. Mộ và đền thờ ông ở Cù Lao Phố – Biên Hòa – Đồng Nai. Tại Long Xuyên và Châu Đốc là hai nơi ông đóng quân cũng có đền thờ.
ĐƯỜNG LÝ CHÍNH THẮNG
Nằm trên các phường 7,8,9 – Q3 từ đường Hai Bà Trưng đến Công trường Dân Chủ (ngã 6) dài khoảng 1130m, lưu thông 2 chiều, lộ giới mỗi bên 10m.Đường này thuộc loại xưa nhất Sài Gòn, trước kia là đường xe bò cặp theo rạch Nhiêu Lộc. Thời Pháp thuộc từ 1865 mang tên là Avalanche. Từ ngày 24-4-1920 đổi là đường Champagne. Từ 22-3-1955 chính quyền Sài Gòn đổi tên là đường Yên Đổ. Ngày 14-8-1975, Chính phủ Cách mạng Lâm thời đổi tên là Lý Chính Thắng cho đến ngày nay.
Ông Lý Chính Thắng quê ở tỉnh Hà Tĩnh, có học thức vào Nam sinh sống và tham gia cách mạng. Năm 1930 là đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương. Sau ngày Nam Bộ kháng chiến bùng nổ, từ tháng 11-1945 lực lượng ta rút về An Phú Đông, ông lập trạm đón tiếp công nhân từ thành phố ra và phụ trách tờ báo Cảm Tử của quân đội. Tháng 3-1946, Pháp tấn công An Phú Đông lần 2, quân ta chống cự rất anh Dũng, Lý Chính Thắng bị thương nặng. Ông được đem vào nhà thương Chợ Rẫy và mất trong đó.
ĐƯỜNG NAM KỲ KHỞI NGHĨA
Nằm trên các phường Cầu Kho, Bến Thành – Q1 và phường 6,7,8 – Q3 dài 2320 từ Bến Chương Dương đến cầu Công Lý; lưu thông 2 chiều từ cầu Công Lý đến đường Võ Thị Sáu đến Bến Chương Dương lưu thông 1 chiều.Đường này thuộc loại xưa nhất Sài Gòn. Thời Pháp thuộc, lúc đầu mang tên đường số 26. Từ 1-2-1865 đặt tên là đường Impératrice. Năm 1870 đổi tên là đường Mac Mahon. Sau 28-12-1945 đổi tên là Général da Gaulle. Ngày 15-1-1952, Pháp cắt đoạn từ Lý Tự Trọng đến Bến Chương Dương và đặt tên là Maréchal de Lattre de Tassigny. Từ 22-3-1955, chính quyền Sài Gòn nhập 2 đường làm một và đổi thành đường Công Lý. Nhưng đến ngày 16-5-1955 lại tách đoạn đầu và lấy tên lại là Maréchal de Latttre de Tassigny. Ngày 14-9-1975 chính phủ Cách mạng Lâm thời nhập đường De Tassigny với đường Công Lý và đường Cách Mạng 1-11 làm một và đặt tên đường là Nam Kỳ Khởi Nghĩa.
Ngày 4-4-1985 UBND TP lại cắt đoạn từ cầu Công Lý đến sân bay Tân Sơn Nhất đặt là đường Nguyễn Văn Trỗi. Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa còn lại như hiện nay.Năm 1939 do chiến tranh thế giới lần thứ hai, Pháp bị Đức chiếm đóng, thực dân Pháp ở Đông Dương mất liên lạc với chính quốc lại phải đối phó với phát xít Nhật. Trước tình hình đó, Xứ ủy Nam Kỳ chọn ngày 23-11-1940 để khởi nghĩa cướp chính quyền. Đúng ngày giờ đã định, các nơi tự động vũ trang nổi dậy. Có nơi cướp được chính quyền như ở Vũng Liêm, có nơi bị thực dân Pháp đàn áp ngay. Cuộc khởi nghĩa bất thành nhưng gây được tiếng vang trong và ngoài nước.
ĐƯỜNG NGUYỄN SƠN HÀ
Nằm trên địa bàn phường 5 – Q3 dài khoảng 180m từ đường Cao Thắng đi sâu vào trong xóm. Trước kia đường này là đường hẻm của đường Cao Thắng thường gọi là đường Đốc Phủ Thạnh. Ngày 4-4-1985, UBND TP đặt tên là đường Nguyễn Sơn Hà.
Ông Nguyễn Sơn Hà bí danh là Bảy Thép, quê ở xã Thạnh Mỹ Tây thuộc quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Ông tham gia cách mạng từ năm 1962, được giao chức vụ Phó văn phòng Thành đoàn Thanh niên Sài Gòn – Chợ Lớn. Trong cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân, ông bị trúng một quả M79 và hy sinh.
ĐƯỜNG SƯ THIỆN CHIẾU
Nằm trên địa bàn phường 6 – Q3, dài khoảng 90m, từ đường Bà Huyện Thanh Quan đến đường Nguyễn Thông, lưu thông hai chiều.Thời Pháp thuộc nó là con hẻm tên gọi Ruelle des Eparges. Năm 1952, Hội Phật học Việt Nam xây chùa Xá Lợi, đường mới được mở rộng và từ 23-11-1952, Tòa Đô Chánh Sài Gòn đặt tên là Lê Văn Thạch. Ngày 4-4-1985, UBND TP đổi tên là đường Sư Thiện Chiếu.
Sư Thiện Chiếu tên thật là Nguyễn Văn Tài (1898 – 1974) quê ở Gò Công – Tiền Giang, xuất gia tu hành từ nhỏ. Năm 1940 sư tham gia Khởi nghĩa Nam Kỳ, năm 1942 bị bắt ở Rạch Giá cùng với Hòa thượng Thích Trí Thiền, bị đày đi Côn Đảo. Năm 1945, Cách mạng Tháng 8 thành công, Sư về đất liền tham gia kháng chiến khắp các quận của Sài Gòn. Năm 1954, ông tập kết ra Bắc và đến năm 1974 thì mất tại Hà Nội.
ĐƯỜNG TRẦN VĂN ĐANG
Nằm trên địa bàn phường 13 – Q. Phú Nhuận và các phường 9,11 – Q3, lưu thông 2 chiều. Trước kia đường này chỉ là một con hẻm, ngày 10-1-1972 được Tòa Đô chánh Sài Gòn đặt tên đoạn từ đường Huỳnh Văn Bánh đến Cách Mạng Tháng 8 là đường Hoàng Đạo, còn đoạn ra Nguyễn Thông gọi là Khái Hưng. Ngày 4-8-1985, UBND TP nhập chung hai đường làm một gọi là đường Trần Văn Đang.
Ông Trần Văn Đang (1942 – 1965) quê ở tỉnh Vĩnh Long, lên Sài Gòn và làm thợ điện, nhà ở Phú Nhuận. Năm 1946 ra vùng giải phóng sau đó về hoạt động trong đội 67 biệt động thành. Năm 1965 ông nhận nhiệm vụ đánh câu lạc bộ sĩ quan không quân Mỹ gần cổng sân bay Tân Sơn Nhất. Trên đường tiếp cận mục tiêu, ông bị bắt và bị xử bắn ở Pháp trường sát bên hông Sở Hỏa xa ở bùng binh Sài Gòn.
ĐƯỜNG ĐOÀN CÔNG BỬU
Nằm trên địa bàn phường 7 – Q3, dài khoảng 140m từ đường Trần Quốc Toản đến đường Lý Chính Thắng, lưu thông 2 chiều. Từ ngày 30-4-1975, đường này nằm trong khu vực đặt biệt, cấm lưu thông.Thời Pháp thuộc, lúc đầu đường này mang số 48. Từ năm 1906, người Pháp đặt tên là đường Lanzarotte. Từ năm 1955, chính quyền Sài Gòn đổi tên là đường Đoàn Công Bửu cho đến nay.
Ông Đoàn Công bửu quê ở tỉnh Trà Vinh, có lòng yêu nước, căm thù thực dân Pháp xâm chiếm nước ta. Hưởng ứng phong trào Văn Thân ngoài Trung, Bắc. Năm 1874, Ông cùng bạn là Nguyễn Xuân Phụng vận động quần chúng khởi nghĩa ở Cầu Ngang thuộc tỉnh Trà Vinh. Tuy lực lượng còn non yếu, ông vẫn kiên quyết chiến đấu. Cuối cùng ông phải rút vào bưng và mất trong đó, phong trào cũng tan vỡ theo.
ĐƯỜNG HUỲNH TỊNH CỦA
Nằm trên địa bàn phường 8 – Q3, dài khoảng 183m, từ đường Trần Quốc Toản đến đường Lý Chính Thắng, lưu thông 2 chiều.Đường này được xây dựng vào đầu thập niên 1900, lúc đầu mang số 26. Từ năm 1906, người Pháp đặt tên là đường Monceaux, nhưng dân chúng quen gọi là đường Mới. Ngày 22-3-1955, chính quyền Sài Gòn đổi tên là Huỳnh Tịnh Của cho đến nay.
Ông Huỳnh Tịnh Của (1834 – 1907) còn gọi là Paulus Của, hiệu Tĩnh Trai, quê ở làng Phước Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa. Ông là người hoạt động tích cực cho nền văn hóa nước nhà, tham gia viết bài cho tờ Gia Định báo, viết sách cổ súy phong trào học chữ quốc ngữ. Ông để lại nhiều tác phẩm có giá trị, trong đó có bộ “Đại Nam quốc âm tự vị”.
ĐƯỜNG KỲ ĐỒNG
Nằm trên địa bàn phường 9 – Q3, dài khoảng 400m từ đường Trần Quốc Thảo đến đường Nguyễn Thông lưu thông 2 chiều.Đường này được mở vào năm 1939, thời Pháp chỉ có đoạn từ Bà Huyện Thanh Quan đến Nguyễn Thông và mang tên là Rédemptoristes. Sau năm 1955 chính quyền Sài Gòn cho làm tiếp đoạn từ Bà Huyện Thanh Quan đến đường Trần Quốc Thảo và đổi tên là đường Kỳ Đồng cho đến nay.
Kỳ Đồng là biệt danh của ông Nguyễn Văn Cẩm (1874 – 1929) quê ở tỉnh Thái Bình. Ông rất thông minh, được vua Tự Đức cho là Kỳ Đồng (đứa bé kỳ lạ). Do đó người ta gọi ông là Kỳ Đồng. Từ nhỏ ông đã tham gia khởi nghĩa chống Pháp ở địa phương và bị bắt, Pháp đem ông sang Algérie cho đi học. Năm 1896, ông về nước, cùng với bác sĩ Gilard mở đồn điền, rồi bí mật liên lạc với Đề Thám. Bị lộ, Pháp bắt ông xuống Hải Phòng, rồi đày sang Polynésie cho đến khi mất. Ông để lại nhiều tác phẩm bằng thơ chữ Hán và chữ Nôm.
ĐƯỜNG NGUYỄN VĂN MAI
Nằm trên địa bàn phường 8 – Q3, dài khoảng 90m, từ bên trái đường Hai Bà Trưng đến đường Huỳnh Tịnh Của, lưu thông 2 chiều.Thời Pháp đường này gọi là hẻm Monceaux. Ngày 19-10-1955 chính quyền Sài Gòn đặt tên là Nguyễn Văn Mai cho đến nay, vì trên đường này có ngôi nhà do ông Nguyễn Văn Mai xây dựng và cư ngụ từ thời Pháp thuộc.
Ông Nguyễn Văn Mai có quốc tịch Pháp, sinh năm 1870 tại Khánh Hội, là một nhà giáo ở Sài Gòn dưới thời Pháp thuộc, dạy về Việt văn tại các trường trung học ở Sài Gòn (có trường Chasseloup Laubat – Lê Quý Đôn ngày nay). Ông soạn quyển “Đồng âm tự vị” là quyển tự điển xưa nhất của nước ta và quyển “Việt Nam lịch sử giản lược”. Ông cũng là người sáng lập ra Hội Aái hữu giáo dục Nam Kỳ từ năm 1908.
ĐƯỜNG PASTEUR
Nằm trên địa bàn phường Nguyễn Thái Bình, phường Bến Thành Q1 và các phường 6,8 – Q3, dài khoảng 1890m, từ bến Chương Dương đến đường Trần Quốc Toản. Đường này lưu thông 1 chiều.Đây là con đường xưa nhất Sài Gòn. Thời Pháp thuộc, năm 1865 phía bến Chương Dương còn là một con rạch, hai bên rạch có hai con đường đều mang con số 24. Sau con đường bên phải tặt tên là Olivier, bên trái là Pellerin. Theo thời gian, con kênh bị mất dần và tên đường Olivier cũng mất luôn. Ngày 22-3-1955, chính quyền Sài Gòn đổi tên là đường Pasteur.Ngày 14-8-1975, Chính phủ Cách mạng Lâm thời đổi là Nguyễn Thị Minh Khai nhưng đến Quốc khánh 2-9-1991, UBND TP đổi tên là Pasteur như cũ.
Ông Pasteur (1822 – 1895) là một nhà bác học lừng danh của nước Pháp và thế giới. Ông sinh tại thành phố Dole, tỉnh Jura ở phía Đông nước Pháp. Ông là người phát minh ra khoa vi trùng học, sự lên men, nổi tiếng về phương pháp trị bệnh cho con tằm, các bệnh truyền nhiễm, bệnh chó dại, nấm than (chanbon). Nhân loại đã coi ông là vị ân nhân.
ĐƯỜNG TRẦN CAO VÂN
Nằm trên địa bàn phường Đa Kao – Q1 và phường 6 – Q3, dài khoảng 270m từ đường Mạc Đỉnh Chi đến Công trường Quốc tế lưu thông hai chiều, lộ giới mỗi bên 10m.Thời Pháp, từ ngày 14-7-1877 gọi là đường Larclauze. Ngày 22-3-1955, chính quyền Sài Gòn đổi là đường Trần Cao Vân cho đến nay.
Ông Trần Cao Vân (1866 – 1916) quê ở tỉnh Quảng Nam. Năm 1898, ông tham gia cuộc khởi nghĩa Võ Trứ ở Phú Yên. Khởi nghĩa thất bại, ông bị bắt rồi được thả tự do sau đó. Năm 1908, ông tham gia biểu tình khất sưu của quần chúng ở Quảng Nam và bị bắt đày đi Côn Đảo. Năm 1914 được phóng thích, ông lại tham gia Việt Nam Quang Phục hội. Năm 1916, ông cùng Thái Phiên vận động vua Duy Tân khởi nghĩa nhằm lật đổ chính quyền Pháp. Việc không thành, vua Duy Tân bị đày ra đảo Réunion, ông và Thái Phiên cùng một số người khác bị chém ở Huế.
ĐƯỜNG TRẦN QUỐC THẢO
Nằm trên địa bàn phường 6,7 – Q3 dài khoảng 1500m từ đường Võ Văn Tần đến cầu Trương Minh Giảng, lưu thông hai chiều.Thời Pháp lúc đầu mang số 4. Ngày 30-3-1906 được đặt là đường Eryaut des Vergnes. Ngày 22-3-1955, chính quyền Sài Gòn đổi tên là đường Trương Minh Giảng, bấy giờ chỉ đến ngã tư Lê Văn Sĩ – Trần Quang Diệu. Ngày 14-8-1975, Chính phủ Cách mạng Lâm thời nhập đường Trương Minh Giảng với đường Trương Minh Ký là một và đặt tên là đường Nguyễn Văn Trỗi. Ngày 4-4-1985, UBND TP cắt đoạn hiện nay thành một đường riêng và đặt tên là đường Trần Quốc Thảo.
Trần Quốc Thảo tên thật là Hồ Xuân Lưu (1914 – 1957) quê ở tỉnh Quảng Trị, từng tham gia cách mạng khi còn đi học, bị bắt và bị đuổi học. Năm 1930, ông tham gia Đoàn Thanh niên Cộng sản ở địa phương. Năm 1936 tham gia Mặt trận Dân chủ ở Quảng Trị. Những năm 1950, ông được cử vào Thường vụ Đặc khu Uủy Sài Gòn – Chợ Lớn. Năm 1957 được cử làm Bí thư. Cũng năm đó, ông bị bắt ở Phú Nhuận và bị địch tra tấn đến chết.
ĐƯỜNG VƯỜN CHUỐI
Nằm trên địa bàn phường 6 – Q3, từ đường Nguyễn Đình Chiểu đến đường Điện Biên Phủ, dài khoảng 230m, lưu thông 2 chiều.Thời Pháp, đây chỉ là một con hẻm nhỏ, trong phạm vi cư xá Đô Thành.
Năm 1955 chính quyền Sài Gòn mới đổi tên là Vườn Chuối cho đến ngày nay.Khu Vườn Chuối nằm trong Đồng Tập Trận, là nơi mà năm 1935, khi cuộc nổi loạn của Lê Văn Khôi bị đập tan, 1831 người trong thành Phiên An bị giết và chôn vùi chung một huyệt, gọi là Mã Ngụy. Về sau không ai dám khai phá trồng trọt gì ở đó, chỉ trồng chuối thành một khu nên được gọi là khu Vườn Chuối.
ĐƯỜNG BÀN CỜ
Nằm trên địa bàn các phường 2,3 – Q3, dài 430m từ đường Điện Biên Phủ đến đường hẻm ra đường Nguyễn Thiện Thuật và đường Nguyễn Đình Chiểu, lưu thông 2 chiều.Đường này mới có từ sau năm 1954 và chưa lần nào đổi tên.Năm 1910 dưới thời Pháp thuộc, thành phố Sài Gòn được mở rộng về phía Tây.
Khu đất phía trong đường Nguyễn Thiện Thuật được quy hoạch, xẻ ngang dọc như bàn cờ để dân chúng xây nhà. Bây giờ các đường chưa có tên, dân chúng gọi khu này là khu Bàn Cờ. Con đường chính băng qua khu vực được mặc nhiên gọi là đường Bàn Cờ.
ĐƯỜNG CƯ XÁ ĐÔ THÀNH
Nằm trên địa bàn phường 4 -Q3, dài khoảng 200m, bắt đầu từ đường Điện Biên Phủ đánh dấu bằng một cổng tam quan xây bằng gạch, mái ngói, trên có đắp 4 chữ “Cư xá Đô Thành”, đến giáp đường Nguyễn Đình Chiểu, có các đường nhanh băng qua trong cư xá, lưu thông 2 chiều.
Trong những năm 1951 – 1952, một cư xá được xây dựng tại khu vực này theo kiểu biệt thự song lập, chỉ dành bán cho công chức được gọi là Cité régonale, và từ năm 1955 mang tên cư xá Đô Thành khi thành phố được gọi là Đô thành Sài Gòn.
ĐƯỜNG HÒANG DIỆU
TP.Hồ Chí Minh có hai con đường mang tên Hoàng Diệu, một nằm ở P.10, Q.Phú Nhuận bắt đầu từ đường Trương Quốc Dung đến đường Đặng Văn Ngữ dài khoảng 300m mà thời Pháp thuộc chỉ là một con hẻm và cho đến năm 1855 được đổi thành Hoàng Diệu cho đến nay; một nằm ở P.12, Q4 bắt đầu từ đường Thương Khẩu (cảng Sài Gòn) vào đến đường Đoàn Văn Bơ dài khoảng 560m, thời Pháp gọi là đường Charles de Cappes, đến năm 1955, chính quyền Sài Gòn đổi thành đường Hoàng Diệu cho đến ngày nay.
Ông Hoàng Diệu sinh năm 1828, quê ở tỉnh Quảng Nam, làm quan Tham trị Bộ Lại và Bộ Hình dưới triều Tự Đức. Ông được cử làm Phó sứ ký thương ước với Tây Ban Nha. Sau khi quân Pháp đánh chiếm thành Hà Nội lần thứ nhất, Nguyễn tri Phương bị thương rồi chết, ông được giao giữ chức Tổng Đốc Hà Ninh (Hà Nội và Ninh Bình). NGày 25-4-1882, quân Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ hai, ông cầm quân chống cự quyết liệt. Nhưng do thua sút về vũ khí thành thất thủ, ông thảo tờ biểu tấu gửi cề triều rồi ra trước tòa Võ miếu, dùng khăn bịt đầu thắt cổ tuẫn tiết.
ĐƯỜNG KHÁNH HỘI
Khánh Hội là tên gọi gọn của một làng có từ thời Gia Long – Phụ Đình Phước Khánh Hội thôn – ở trung tâm quận 4, nằm về phía Nam hai thôn Tân Vinh và Vĩnh Khánh. Đầu thế kỷ 20, các làng thuộc quận 4 ngày nay được nhập vào thành phố Sài Gòn, gộp chung lại thành hộ 3, các làng không còn là đơn vị hành chánh nữa nên tên gọi cũng dần bị quên lãng, nhưng tên Khánh Hội vẫn được dùng để chỉ cả vùng quận 4 ngày nay.
Đường Khánh Hội dài khoảng 1060m từ đường Tôn Thất Thuyết đến Bến Vân Đồn, trước kia là vùng sình lầy, đường quanh co và nhỏ hẹp, nhiều đoạn còn phải qua bằng cầu khỉ, muốn đi từ bến Vân Đồn qua đường Tôn Thất Thuyết, ngang cầu Ông Lãnh và ngược lại phải đi vòng qua đường Nguyễn Khoái hoặc Nguyễn Tất Thành, rất bất tiện và xa. Từ tháng 8 – 1990, UBND TP đã cho lệnh giải một số nhà dân để mở rộng đường và đặt tên là Khánh Hội cho đến nay.
ĐƯỜNG LÊ THẠCH
Đây là con đường thuộc loại xưa của vùng Khánh Hội, thời Pháp thuộc nó mang tên là Bersério, năm 1955, chính quyền Sài Gòn sửa lại là tên Lê Thạch cho đến bây giờ. Đường Lê Thạch nằm ở phường 12 quận 4, dài 90m từ đường Hoàng Diệu đến đường Lê Văn Linh.
Lê Thạch là tên của một vị tướng Lam Sơn, cháu gọi Lê Lợi bằng chú; ông tham gia cuộc khởi nghĩa chống quân Minh ngay từ những ngày đầu, là người dũng lược hơn người, từng được giữ tước Lương Nghĩa Hầu. Ông cùng các tướng đã đánh thắng ba vạn quân Ai Lao nhưng chẳng may lại trúng bẫy chết, ông được truy phong là Trung vũ đại vương.
ĐƯỜNG NGÔ VĂN SỞ
Ông Ngô Văn Sở là danh tướng nhà Tây Sơn. Sau khi Vũ Văn Nhậm bị Nguyễn Huệ giết, ông được lên thay làm Đại Tư Mã. Năm 1788, quân Thanh ồ ạt kèo vào Thăng Long, ông đã lui quân về giữ Tam Hiệp, chờ viện binh của vua Quang Trung, nhờ đó lực lượng ta được bảo toàn nên khi vua Quang Trung ra đến nơi quân Thanh đã nhanh chóng bị đại bại. Ông từng được phong là Thủy sư đô đốc. Sau khi vua Quang Trung mất rồi tan rã, ông bị Thái sư Bùi Đắc Tuyên gọi về Phú Xuân khép tội và dìm xuống sông chết. Tên ông được chính quyền Sài Gòn cũ đặt cho con đường này từ năm 1955 cho đến nay.
Đây là con đường xưa nhất của vùng Khánh Hội, bắt đầu từ Bến Thương Khẩu bờ sông Sài Gòn đến đường Nguyễn Tất Thành, dài 140m, chỉ dành riêng cho sự đi lại của những người làm việc trong khu bến cảng và các xe ra vào lấy hàng. Thời Pháp lúc mới mở khoảng năm 1900 mang tên đường Immigration rồi đến ngày 26-4-1920 được đổi là Jean Caylar.
ĐƯỜNG NGUYỄN THẦN HIẾN
Ông Nguyễn Thần Hiến sinh năm 1856 trong một gia đình quan lại giàu có, có truyền thống Nho giáo ở xã Mỹ Đức, Hà Tiên, sau dời về sống ở thị xã Cần Thơ. Là người thông minh, học thức uyên thâm, năm 1905, ông hưởng ứng phong trào Đông Du do Phan Bội Châu khởi xướng, đem phần lớn gia sản ủng hộ quỹ du học sinh. Năm 1908, bị thực dân truy bắt, ông trốn qua Campuchia, Thái Lan, Quảng Châu, Thượng Hải, hội kiến Phan Bội Châu. Sau đó ông thường qua lại giữa Nhật Bản, Thượng Hải, Hồng Kông để mua vũ khí gửi về nước. Năm 1913, ông bị mật thám bắt ở Hồng Kông rồi đem về Hà Nội giam, ông tuyệt thực trong lao cho đến chết.
Đường này được mang tên ông từ năm 1955, nằm ở phường 18 quận 4, dài khoảng 300m từ đường Nguyễn Tất Thành đến đường Tôn Thất Thuyết, thời Pháp thuộc và trước đó không có tên.
ĐƯỜNG BẾN THƯƠNG KHẨU
Đây là con đường nằm dọc cầu tàu cảng Sài Gòn, nơi thường xuyên có những chuyến tàu thủy cập bến dỡ hàng nhập khẩu lên bờ, hoặc đón hàng xuất khẩu xuống tàu chở đi các nước. Vì nằm trong khu vực cảng Sài Gòn nên dân chúng không được tự do lưu thông trên con đường này. Bến Thương Khẩu dài khoảng 1.350m từ Bến Nhà Rồng đến đường Tôn Thất Thuyết, giáp cầu Tân Thuận. Lúc Pháp mới xây cảng Sài Gòn, nó mang tên Tam Hội. Ngày 29-3-1917 đổi là Quai del’Yser. Từ 22-3-1955 chính quyền Sài Gòn đổi là Bến Thương Khẩu cho đến nay.
ĐƯỜNG NGUYỄN TRƯỜNG TỘ
TP. Hồ Chí Minh có 4 con đường man tên Nguyễn Trường Tộ nằm rải rác ở:
•Quận 4: dài 270m, từ bến Vân Đồn đến đường Hoàng Diệu, thời Pháp có tên là Messageries Maritimes rồi sau đó là Heurteaux. Từ năm 1955, chính quyền Sài Gòn đổi tên là Nguyễn Trường Tộ cho đến nay.
•Quận Phú Nhuận: Dài khoảng 70m, từ chợ Phú Nhuận ra đến Rạch Thị Nghè, dành cho xe hai, ba bánh. Trước kia, đường này chỉ là con hẻm đi trong xóm. Cũng từ năm 1955 được chính quyền Sài Gòn đổi là Nguyễn Trường Tộ cho đến nay.
•Phường 12 quận Tân Bình: dài 70m từ đường Hồ Ngọc Cẩn đi vào trong xóm. Đường này thời trước chưa có, từ năm 1954, đồng bào Thiên Chúa giáo miền Bắc di cư vào đây lập nghiệp đường mới hình thành.
•Phường 18 quận Tân Bình: dài 400m từ Hương lộ 14 đến đường Tự Do. Đường này thời Pháp chưa có, còn là đồng ruộng. Năm 1967, Linh mục Đinh Xuân Hải trưng mua cả khu rộng lớn, chia lô, mở đường, quy tụ dân đến lập nghiệp mà hình thành đường cho đến nay.
Ông Nguyễn Trường Tộ (1828 – 1871) quê ở Nghệ An, gia đình theo đạo Thiên Chúa. Ông giỏi chữ Nho, sau khi học chữ Pháp, ông được Giám mục Gauthier đem qua Paris nghiên cứu. Ông am hiểu về kinh tế, quân sự, chính trị ngoại giao, pháp luật. Năm 1861, ông về nước, đến Sài Gòn thì nơi đây đã đổi chủ, ông buộc lòng phải làm việc cho người Pháp bằng cách dịch các văn bản trao đổi giữa ta cà Pháp. Năm 1863, ông tìm cách thoát khỏi vùng bị chiếm, trở về quê, tập trung tư tưởng và tâm huyết viết nhiều bản điều trần cực kỳ giá trị gửi lên vua Tự Đức đề nghị cải cách mọi mặt, canh tân đất nước để theo kịp các nước tiên tiến. Nhưng các bản điều trần ấy không được triều đình đem ra áp dụng.
ĐƯỜNG ĐOÀN VĂN BƠ
Vào thời Pháp thuộc và cho đến năm 1955 cầu Calmette chưa có, đường này mang tên Yokohama chỉ đi từ bến Vân Đồn đến đường Hoàng Diệu. Ngày 30-1-1950, chính quyền vua Bảo Đại đổi thành đường Đỗ Thanh Nhân. Đường này ngày càng nối dài ra khi dân chúng đến đây định cư lập nghiệp, cho đến năm 1970 chiều dài của nó khoảng 1.500m như ngày nay. Ngày 4-4-4985, con đường này được UBND TP đổi tên thành Đoàn Văn Bơ, bắt đầu từ cầu Calmette đến đường Nguyễn Thuần Hiến, qua các ngã tư Hoàng Diệu, Tôn Đản, Xóm Chiếu và có lộ giới mỗi bên 8m.
Ông Đoàn Văn Bơ bí danh là Tư Đông, sinh năm 1917, quê ở Hương Mỹ – Mõ Cày – Bến Tre. Ông từng học ở trường Bá Nghệ (trường Cao Thắng ngày nay) rồi làm công nhân ở xưởng Ba Son, tham gia cách mạng. Ngày 23-9-1945, kháng chiến chống Pháp bùng nổ, ông theo tổ chức vào chiến khu. Cuối năm 1946, ông trở lại thành phố hoạt động và làm việc ở Ba Son, cho đến năm 1953, bị lộ nên trở vào chiến khu. Năm 1954 ông được cử vào thường vụ Đặc khu Sài Gòn – Chợ Lớn, cho đến năm 1958 thì bị bắt và mất trong nhà lao Gia Định.
ĐƯỜNG TÔN THẤT THUYẾT
Thời Pháp thuộc, sau khi đào xong Kinh Tẻ thì đường này đã có mang tên Quai Nord du Canal de Dérivation và được đổi thành Tôn Thất Thuyết từ năm 1955 cho đến bây giờ. Con đường dài khoảng 2.830m từ Bên Thương Khẩu đến Rạch Ông Lớn.
Ông Tôn Thất Thuyết (1835 – 1913) là một võ tướng của triều Huế. Năm 1885, cuộc đánh úp quân Pháp ở đồn Mang Cá bất thành, ông phải đem vua Hàm Nghi chạy ra Quảng Bình, Hà Tĩnh. Sau đó, ông sang Trung Hoa cầu viện nhưng không thành. Được tin vua bị bắt, ông ở lại Long Châu ngày ngày cách gươm ra chém đá, uất khí. Khi ông mất, nhân sĩ Quảng Châu có điếu ông câu đối sau:Thù nhung bất cộng đái thiên, vạn cổ phương danh lưu Tượng quận,Hộ giá biệt tân tĩnh địa, thiên niên tàn cốt ký Long Châu.
ĐƯỜNG HUYỀN QUANG
Ở khu chợ Tân Định có con đường nhỏ, thật ngắn, một đầu là đường Nguyễn Phi Khanh, đầu kia là đường Lý Trần Quán, trước 1956 là đường Génibrel, tên một ông cố đạo người Pháp có công soạn quyển tự vị Pháp-Việt tên là Tự vị Génibrel, ta đổi tên thành đường Huyền Quang, một vị danh sư đời nhà Trần.
NGOÀI RA:Đường Đề Thám trước kia là đường Dixmude.Đường Huỳnh Thúc Kháng trước kia là đường Rem: Reims.
Nằm trên địa bàn phường Bến Nghé – Q1, dài khoảng 320m, từ đường Tôn Đức Thắng đến đường Lý Tự Trọng, lưu thông hai chiều. Đây là con đường thuộc loại xưa nhất của Sài Gòn, thời Pháp lúc đầu mang số 12, từ ngày 1-2-1865, được đổi thành Hopital, đến 24-2-1897 đổi là đường Pasteur, từ 22-3-1955 chính quyền Sài Gòn đổi là đường Đồn Đất.Một năm sau, ngày 17-2-1859, ngày thành Gia Định bị chiếm và bị phá, đô đốc Page cho xây một đồn binh mới nằm ở khoảng giữa thành Gia Định cũ và sông Sài Gòn, rạch Thị Nghè. Đồn được đắp bằng đất nên gọi là Đồn Đất. Về sau thành phố Sài Gòn phát triển, đồn bị phá bỏ đến nay không còn dấu tích nữa.
ĐƯỜNG CÔ GIANG
Nằm trên địa bàn phường Cô Giang và phường Cầu Kho – Q1, dài khoảng 600m, từ Nguyễn Thái Học đến đường Hồ Hảo Hớn, lưu thông hai chiều, lộ giới mỗi bên 10m. Thời Pháp thuộc có tên là đường Douaumont, ngày 22-3-1955 chính quyền Sài Gòn đổi là đường Cô Giang cho đến nay.
Cô Giang tên thật là Nguyễn Thị Giang, quê ở tỉnh Bắc Giang, nay là tỉnh Hà Bắc. Cô là đảng viên Việt Nam Quốc dân đảng và là vợ của đảng trưởng Nguyễn Thái Học. Sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc dân đảng thất bại, Nguyễn Thái Học và nhiều đảng viên bị bắt, bị kết án tử hình hoặc tù đày. Ngày xử bắn ông, cô lên tận Yên Bái nhìn chồng lần cuối cùng, sau đó cô đến quê chồng là Vĩnh Yên dùng súc lục tuẫn tiết.
ĐƯỜNG PHẠM VIẾT CHÁNH
Nằm trên địa bàn phường Nguyễn Cư Trinh – Q1, dài khoảng 270m, từ đường Cống Quỳnh đến ngã 6 công trường Cộng Hòa, lưu thông hai chiều. Thời Pháp thuộc con đường chạy song song với đường ray xe lửa tuyến Sài Gòn – Mỹ Tho và chưa có tên; sau 1954 chính quyền Sài Gòn mở rộng và ngày 19-10-1955 đặt tên đường Phạm Viết Chánh cho đến ngày nay.
Phạm Viết Chánh (1824 – 1886) quê ở tỉnh Bến Tre. Ông đỗ cử nhân năm 1846, làm quan trong Nam, từng tham gia kháng chiến chống Pháp các năm 1859 – 1861, sau về kinh giữ chức ngự sử đảo Hải An. Năm 1864, ông vào Nam mộ phu đồn điền để gây cơ sở kháng Pháp, được bổ làm Doanh điền xứ An Giang, ép quan ta nạp thành. Từ sau khi mất An Giang, ông về ở ẩn luôn tại làng Mỹ Lồng cho đến lúc mất.
ĐƯỜNG ĐINH CÔNG TRÁNG
Nằm trên địa bàn phường Tân Định – Q1, dài khoảng 140m, từ đường Thạch Thị Thanh đến đường Hai Bà Trưng, gần chợ Tân Định, lưu thông một chiều, chỉ dành cho xe 2, 3 bánh vì đường hẹp. Từ 23-1-1943, người Pháp đặt tên đường là Calmette, ngày 6-10-1955 chính quyền Sài Gòn đổi là đường Đinh Công Tráng cho đến ngày nay.
Ông Đinh Công Tránh là thủ lĩnh phong trào Cần Vương ở Thanh Hóa. Sau khi Ba Đình rồi Mã Cao thất thủ, ông tiếp tục đi các nơi để gây dựng lại phong trài. Ngày 8-9-1887, ông bị quân Pháp tập kích bắn chết khi vận động dân chúng làng Chính An, phủ Tương Dương, tỉnh Nghệ An quyên góp tiền nuôi dân. Tướng Pháp viết về ông hết lời khen tụng ông là người giỏi lập trận thế, không bao giờ hành quân cẩu thả.
ĐƯỜNG HỒ HẢO HỚN
Nằm trên địa bàn phường Cô Giang – Q1, dài 400m, từ Bến Chương Dương đến Trần Hưng Đạo, lưu thông hai chiều, lộ giới mỗi bên 10m. Thời Pháp thuộc đường này hợp cùng đường Cống Quỳnh có tên là Blancsubé Cầu Kho, từ 26-10-1920 tách khỏi đường Cống Quỳnh và mang tên là đường Huỳnh Quang Tiên, ngày 4-4-1985 UBNDTP đổi thành đường Hồ Hảo Hớn cho đến ngày nay.
Ông Hồ Hảo Hớn bí danh là Hai Nghị quê ở Bến Tre, tham gia cách mạng từ năm 1946. Sau Hiệp định Genève ông được phân công ở lại Sài Gòn hoạt động. Năm 1960, cơ sở bị lộ, ông vào chiến khu. Năm 1963 ông trở lại Sài Gòn công tác, đến 1965, ông là Phó Bí thư Đoàn thanh niên khu Sài Gòn – Gia Định; năm 1967 là Bí thư Thành đoàn. Tháng 10-1967, ông bị bắt và bị sát hại tại bót Bà Hòa.
ĐƯỜNG NAM QUỐC CANG
Nằm trên địa bàn phường Phạm Ngũ Lão – Q1, dài khoảng 120m, từ đường Nguyễn Trãi đến đường Bùi Thị Xuân, lưu thông hai chiều, lộ giới mỗi bên 5m. Thời Pháp đường này có tên là Lucien Lacouture, từ 19-10-1955 chính quyền Sài Gòn đổi là đường Đặng Đức Siêu, ngày 4-4-1985 UBNDTP đổi là đường Nam Quốc Cang.
Ông Nam Quốc Cang tên thật là Nguyễn Văn Sinh. Sau CMT8 ông viết báo cho tờ Tin Điển nổi tiếng chống thực dân Pháp tái chiếm Việt Nam, chống chủ trương chia rẽ Nam Bắc của bọn ly khai Nam kỳ quốc. Bọn thực dân và tay sai đã ra lệnh cho bọn mật thám ám sát ông tại góc đường Cống Quỳnh – Nguyễn Trãi năm 1950.
ĐƯỜNG THẠCH THỊ THANH
Nằm trên địa bàn phường Tân Định – Q1, dài khoảng 200m, từ đường Võ Thị Sáu đến đường Nguyễn Hữu Cầu, lưu thông hai chiều, lộ giới mỗi bên 6m. Thời Pháp thuộc lúc đấy nó mang số 38, từ 10-3-1906 được gọi là Barbier, từ năm 1955 chính quyền Sài Gòn đổi là đường Lý Trần Quán, ngày 4-4-1985 UBNDTP đổi tên là đường Thạch Thị Thanh.
Bà Thạch Thị Thanh quê ở tỉnh Trà Vinh, người Việt gốc Khơ Me, tham gia hoạt động cách mạng trong hai thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, được bầu làm Uủy viên Ban chấp hành Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Giải phóng miền Nam. Bà hy sinh năm 1972.
ĐƯỜNG YERSIN
Nằm trên địa bàn phường Cầu Ông Lãnh – Q1 dài khoảng 420m, từ đường Chương Dương đến đường Phạm Ngũ Lão, lưu thông hai chiều, lộ giới mỗi bên 10m. Thời Pháp thuộc mang tên là Buresse, từ 22-3-1955 chính quyền Sài Gòn đổi là đường Yersin cho đến nay.
Ông Yersin (1863 – 1943) người Pháp, sinh ở Thụy Sĩ, đỗ tiến sĩ y khoa năm 1888, vào làm ở phòng thí nghiệm Pasteur, nghiên cứu độc tố của bệnh bạch hầu. Sau đó ông sang Viễn Đông làm thầy thuốc trên tàu buôn chạy giữa Sài Gòn và Hải Phòng. Đối với Việt Nam, ông đã có công lập ra các viện Parteur, vườn thí nghiệm trồng cao su ở Suối Dầu, lập ra Trường Y Hà Nội; ông còn là người khám phá ra Đà Lạt vào năm 1894.
ĐƯỜNG CALMETTE
Nằm trên địa bàn phường Nguyễn Thái Bình – Q1, dài khoảng 460m, lưu thông hai chiều từ Bến Chương Dương đến đường Trần Hưng Đạo. Đây là con đường thuộc loại xưa nhất thành phố, thời Pháp thuộc lúc đầu mang số 32, từ ngày 14-5-1877 đổi tên thành Bourdais, từ 22-3-1955 chính quyền Sài Gòn đổi là đường Calmette cho đến ngày nay.
Bác sĩ Camette (1863 – 1933) là một nhà bác học người Pháp, nhưng sinh ra ở Nice thuộc Yý. Ông sang Việt Nam năm 1890 và khởi công nghiên cứu các phương pháp phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm như bệnh chó dại, bệnh đậu mùa, các bệnh thời khí, kiết lị, sưng gan. Ông còn hợp tác với bác sĩ Borrel hoàn thiện các tìm tòi của bác sĩ Yersin về vi trùng bệnh dịch hạch, cộng tác với bác sĩ J.Guérin hoàn thành phương thuốc ngừa lao B.C.G.
ĐƯỜNG NGUYỄN VĂN CHIÊM
Nằm trên địa bàn phường Bến Thành – Q1, dài 100m, từ đường Hai Bà Trưng đến đường Phạm Ngọc Thạch, bên cạnh Nhà Văn hóa Thanh Niên, lưu thông hai chiều, lộ giới mỗi bên 10m. Thời Pháp thuộc lúc đầu đường mang tên Square, năm 1915 đổi là đường Mac Pourpe, từ 19-10-1955 chính quyền Sài Gòn đổi là đường Nguyễn Văn Chiêm cho đến ngày nay.
Ông Nguyễn Văn Chiêm (1899 – 1952) quê ở Sài Gòn, thích thể thao từ nhỏ. Lúc đầu đi lượm banh ở sân quần vợt nơi khu sinh hoạt thanh niên ngày nay. Ông tập đánh banh rồi trở thành nhà vô địch quần vợt đầu tiên của Việt Nam, cựu quán quân quần vợt ở Mã Lai, làm rạng danh thể thao Việt Nam thời bấy giờ.
ĐƯỜNG MÃ LỘ
Nằm trên địa bàn phường Tân Định – Q1, dài khoảng 50m, từ đường Nguyễn Hữu Cầu đến đường Bà Lê Chân, lưu thông hai chiều. Đường này có từ năm 1928, thời Pháp thuộc tên là Lê Văn Duyệt, từ 16-10-1955 chính quyền Sài Gòn đổi là đường Mã Lộ cho đến nay.
Thời trước, phương tiện phổ biến để chuyên chở hàng từ các làng xa xôi ở Hóc Môn, Bình Chánh, Gò Vấp hay Tân Bình đến là xe ngựa. Các xà ích thường cho xe tập trung ở đoạn đường này, lấy cỏ hoặc thóc cho ngựa ăn chờ tan chợ. Do đó người ta gọi đoạn đường này là Mã Lộ (nghĩa là đường của ngựa).
ĐƯỜNG TRƯƠNG ĐỊNH
Nằm trên địa bàn phường Bến Thành – Q1 dài khoảng 2320m, từ đường Lê Lai đến đường Kỳ Đồng, lưu thông 1 chiều, lộ giới mỗi bên 10m.Thời Pháp thuộc nó là hai đường khác nhau. Đoạn từ Lê Lai đến đường Nguyễn Du lúc đầu cùng với đường Calmette mang tên Bourdais. Đoạn sau từ đường Nguyễn Thị Minh Khai đến đường Kỳ Đồng là đường Jarégnère. Ngày 22-3-1955, chính quyền Sài Gòn đổi đoạn đầu thành đường Trương Công Định, đoạn thứ hai là đường Đoàn Thị Điểm. Ngày 14-8-1975, Chính phủ Cách mạng Lâm thời nhập 2 đường làm một, kể cả đoạn qua Công viên Văn hóa Tao Đàn, đặt tên đường là Trương Định.
Ông Trương Định (1820 – 1864) quê ở tỉnh Quảng Ngãi, đi lính làm đến chức Lãnh Binh. Năm 1862, Triều đình Huế cắt 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho Pháp, điều ông đến An Giang nhưng ông không tuân lệnh, tiếp tục ở lại lãnh đạo nghĩa quân chống Pháp ở vùng Tân Hòa, Gò Công. Ngày 20-8-1864, Huỳnh Công Tấn phản bội dẫn quân Pháp đột kích căn cứ, ông bị bắn trọng thương và rút gươm tự sát. Cái chết của Ông để lại sự thương tiếc sâu xa trong các giới đồng bào.
ĐƯỜNG CAO THẮNG
Nằm trên các phường 2,3,5 (Q3) và 11 (Q10), dài 960m, Từ đường Nguyễn Thị Minh Khai đến đường 3-2, lưu thông 2 chiều. Thời Pháp thuộc, đường này lúc đầu mang số 20. Từ 18-4-1939 được đổi tên thành đường Audouil. Ngày 22-3-1955, chính quyền Sài Gòn đổi là đường Cao Thắng cho đến nay.
Ông Cao Thắng là một tướng giỏi của cụ Phan Đình Phùng, quê ở Hà Tĩnh. Ông có tài rèn đúc vũ khí, theo kiểu súng 1874 của Pháp. Ông đã nghĩ ra cách cướp súng của quân Pháp, tháo rời từng bộ phận, quan sát kỹ và giao cho thợ rèn của ta đúc theo y hệt từng chi tiết. Ngày 20-11-1893, trong lúc chỉ huy nghĩa quân đánh đồn Nu (nay thuộc xã Thanh Xuân, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An) ông bị trọng thương rồi hy sinh.
ĐƯỜNG LÊ VĂN SĨ
Nằm trên địa bàn phường 12, 13, 14 – Q3, các phường 10,13,14 – Q. Phú Nhuận, các phường 1,2 – Q. Tân Bình, dài khoảng 3.100m từ cầu Trương Minh Giảng đến đường Hoàng Văn Thụ ở khu vực lăng Cha Cả, lưu thông 2 chiều, lộ giới mỗi bên 15m.Thời Pháp đường này gọi là Eyriand des Vergnes. Năm 1955, chính quyền Sài Gòn đổi tên phần nằm trên địa bàn Sài Gòn là Trương Minh Giảng, kể cả phần nay mang tên Trần Quốc Thảo. Còn phần nằm trên địa bàn quận Tân Bình – tỉnh Gia Định gọi là Trương Minh Ký. Ngày 14-7-1975 chính phủ lâm thời nhập 2 đường ấy làm một và gọi là đường Nguyễn Văn Trỗi. Ngày 4-4-1985, UBND TP lại cắt làm 2 đường như ngày nay.
Ông Lê Văn Sỹ chính tên là Võ Sỹ (1910 – 1948) quê ở tỉnh Quảng Ngãi. Ông gia nhập tổ chức Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội vào năm 1927. Từ năm 1929 – 1931 ông bị bắt giam ở nhà lao Quảng Ngãi, bị đưa đi Quy Nhơn, Kon Tum. Ra tù ông tiếp tục hoạt động nên năm 1932 lại bị bắt đày đi Lao Bảo, rồi Côn Đảo. Sau Cách mạng Tháng 8 ông về đất liền, hoạt động ở miền Nam. Từ 1943 ông là ủy viên Ban chấp hành xứ ủy Nam Bộ đảng Cộng sản Việt Nam kiêm Bí thư Thành ủy Sài Gòn – Chợ Lớn, trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp tại Đô Thành. Ông hy sinh tháng 11-1948 tại Láng Le trong một cuộc chống càn của quân giặc.
ĐƯỜNG TÔN ĐỨC THẮNG
Đường này thuộc loại xưa, lớn và quan trọng nhất của vùng Sài Gòn, thời Pháp thuộc là ba đường khác nhau. Đó là đọan từ cầu Khánh Hội đến công trường Mê Linh năm 1865 mang tên Quai de Donnai, sau đổi là Quai Napoléon. Năm 1870 đổi là Quai du Commerce. Năm 1896 đổi là Quai Francis Garnier. Ngày 26-4-1920 đổi là Quai le Myre de Vilers. Đọan từ công trường Mê Linh đến giáp nhà máy Ba Son, lúc đầu mang tên đường Primauguet. Ngày 26-4-1920 đổi là Quai d’Argonne, và đoạn từ bờ sông vào đến đường Nguyễn Thị Minh Khai là con đường có trước khi Pháp chiếm Sài Gòn. Chính họ đã đi theo con đường này từ trại Thủy Quân lên đánh thành Gia Định và hạ thành ngày 17-2-1859. Năm 1865, người Pháp đặt tên đường Boulevard de la Citadelle. Đến năm 1901, người Pháp mới đặt tên đường Luro. Năm 1955, chính quyền Sài Gòn nhập hai bến Le Myre Vilers và Argonne làm một và đổi tên là bến Bạch Đằng. Còn đường Luro thì đổi là đường Cường Để. Năm 1980, UBND Thành phố nhập bến Bạch Đằng với đường Cường Để làm một, đổi tên là đường Tôn Đức Thắng, nhưng cắt đoạn từ đường Lê Duẩn đến đường Nguyễn Thị Minh Khai nhập vào đường Đinh Tiên Hoàng.
ĐƯỜNG NGUYỄN HUỆ
Đường này có từ ngày người Pháp mới bắt đầu xây dựng thành phố, mang tên đường Charner. Ngày 22-3-1955, chính quyền Sài Gòn đổi là đường Nguyễn Huệ cho đến nay.
ĐƯỜNG LÊ LỢI
Đường này thời Pháp thuộc lúc đầu mang số 13. Từ 1865 gọi là đường Bonard. Ngày 22-3-1955, chính quyền Sài Gòn đổi là đường Lê Lợi cho đến nay.
ĐƯỜNG ĐỒNG KHỞI
Thời Pháp thuộc mang số 16. Từ ngày 1-2-1865 người Pháp đặt tên đường Catinát, lúc đó chạy suốt tới Công Trường Công Xã Paris đến Công Trường Quốc Tế thành đường riêng và đặt tên là đường Blancsubé. Từ năm 1955 chính quyền Sài Gòn đổi tên đường Catinat thành đường Tự Do. Ngày 14-8-1975, Chính phủ Cách mạng Lâm thời đổi là đường Đồng Khởi.
ĐƯỜNG LÊ DUẨN
Đường này mang tên đường Norodom từ 1871, vì dinh Thống Nhất lúc đó gọi là dinh Norodom. Từ năm 1950, khi cựu hòang đế Bảo Đại lập chính phủ, đặt thủ đô tại Sài Gòn, dinh Norodom được đổi tên thành dinh Độc Lập, và đường Norodom được đổi tên thành đường Thống Nhất. Sau 30-4-1975, Chính phủ Cách mạng Lâm thời đổi dinh Độc Lập thành dinh Thống Nhất và đường Thống Nhất thành đường 30 tháng 4. Năm 1986, sau khi ông Lê Duẩn, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam mất, UBND Thành phố đổi tên là đường Lê Duẩn.
ĐƯờNG HUYềN TRÂN CÔNG CHÚA
Đường này nằm bên hông dinh Norodom, thời Pháp thuộc mang tên đường Miss Cavell (tên một nữ y tá người Anh phục vụ quân đồng minh trên đất Pháp trong Thế Chiến Thứ Nhất). Từ năm 1955, chính quyền Sài Gòn đổi tên là đường Huyền Trân Công Chúa cho đến nay. Khoảng từ năm 1963 đến năm 1975, đường này bị rào bít, cấm lưu thông, vì vấn đề an ninh của dinh Độc Lập. Lộ giới mỗi bên hơn 10m.
Đường Nguyễn Thị Minh Khai
Đường này đã có từ trước khi người Pháp chiếm Sài Gòn và gọi là đường Thiên Lý. Khi người Pháp đến, họ đổi tên là đường Stratégique. Sau khi có bản đồ quy hoạch, họ đổi là đường 25. Từ ngày 1-2-1865, lại đặt tên là đường Chasseloup Laubat. Ngày 22-3-1955, chính quyền Sài Gòn đổi là đường Hồng Thập Tự. Ngày 14-8-1975, Chính phủ Cách mạng Lâm thời nhập chug đường này với đường Hùng Vương ở Thị Nghè, quốc lộ 13 ở Hàng Xanh làm một đường và đặt tên là đường Xô Viết Nghệ Tĩnh. Nhân dịp Quốc khánh 1991, UBND Thành phố lại cắt đoạn như hiện nay, tức đường Hồng Thập Tự cũ thành một đường riêng và đổi tên là đường Nguyễn Thị Minh Khai.
ĐƯỜNG LÝ TỰ TRỌNG
Trước kia người Pháp đặt tên đường là Lagrandiere, sau khi Vua Bảo Đại đã thoái vị Vua vào Tháng Tám năm 1945, để làm vui lòng Quốc Trưởng Bảo Đại, người Pháp đổi tên đường Lagrandiere thành đường Gia Long. Sau 1975 tên đường được đổi thành Lý Tự Trọng.
ĐƯỜNG HAI BÀ TRƯNG
Truớc năm 1956 đường Hai Bà Trưng là đường Paul Blanchy, tên một Tướng Pháp chỉ huy đội quân xâm lược đánh chiếm Sàigòn ngày xưa.
ĐƯỜNG NGUYỄN HỮU CẢNH
Nằm trên địa bàn phường Tân Định – Q.1, dài 200m, từ bờ rạch Thị Nghè đến đường Trần Quang Khải, lưu thông hai chiều, lộ giới mỗi bên 7m. Thời Pháp thuộc con đường này chỉ là một hẻm nhỏ, năm 1954 được mở rộng và kéo dài, năm 1955 chính quyền Sài Gòn đổi là đường Nguyễn Hữu Cảnh cho đến ngày nay.
Nguễn Hữu Cảnh (1650 – 1700) quê ở làng Gia Miêu, huyện Tống Sơn (nay là huyện Hà Trung), tỉnh Thanh Hóa. Ông theo cha là Nguyễn Hữu Dật vào Nam phò Chúa Nguyễn. Ông từng giữ chức Cai Cơ và Chưởng Cơ tước Lễ Thành Hầu, trấn thủ Bình Khang (Khánh Hòa ngày nay). Năm 1698, Chúa Võ Vương cử ông làm Thống Suất kinh lược sứ xứ Đồng Nai, lập ra phủ Gia Định. Năm 1700, ông đem quân sang kinh lý đất Chân Lạp, khi xong việc ông kéo quân về đến Long Xuyên thì cảm bệnh, về đến Rạch Gầm – Sầm Giang thuộc Định Tường thì mất. Ông được truy tặng tước Tráng Hoàn Hầu, rồi Lễ Tài Hầu. Mộ và đền thờ ông ở Cù Lao Phố – Biên Hòa – Đồng Nai. Tại Long Xuyên và Châu Đốc là hai nơi ông đóng quân cũng có đền thờ.
ĐƯỜNG LÝ CHÍNH THẮNG
Nằm trên các phường 7,8,9 – Q3 từ đường Hai Bà Trưng đến Công trường Dân Chủ (ngã 6) dài khoảng 1130m, lưu thông 2 chiều, lộ giới mỗi bên 10m.Đường này thuộc loại xưa nhất Sài Gòn, trước kia là đường xe bò cặp theo rạch Nhiêu Lộc. Thời Pháp thuộc từ 1865 mang tên là Avalanche. Từ ngày 24-4-1920 đổi là đường Champagne. Từ 22-3-1955 chính quyền Sài Gòn đổi tên là đường Yên Đổ. Ngày 14-8-1975, Chính phủ Cách mạng Lâm thời đổi tên là Lý Chính Thắng cho đến ngày nay.
Ông Lý Chính Thắng quê ở tỉnh Hà Tĩnh, có học thức vào Nam sinh sống và tham gia cách mạng. Năm 1930 là đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương. Sau ngày Nam Bộ kháng chiến bùng nổ, từ tháng 11-1945 lực lượng ta rút về An Phú Đông, ông lập trạm đón tiếp công nhân từ thành phố ra và phụ trách tờ báo Cảm Tử của quân đội. Tháng 3-1946, Pháp tấn công An Phú Đông lần 2, quân ta chống cự rất anh Dũng, Lý Chính Thắng bị thương nặng. Ông được đem vào nhà thương Chợ Rẫy và mất trong đó.
ĐƯỜNG NAM KỲ KHỞI NGHĨA
Nằm trên các phường Cầu Kho, Bến Thành – Q1 và phường 6,7,8 – Q3 dài 2320 từ Bến Chương Dương đến cầu Công Lý; lưu thông 2 chiều từ cầu Công Lý đến đường Võ Thị Sáu đến Bến Chương Dương lưu thông 1 chiều.Đường này thuộc loại xưa nhất Sài Gòn. Thời Pháp thuộc, lúc đầu mang tên đường số 26. Từ 1-2-1865 đặt tên là đường Impératrice. Năm 1870 đổi tên là đường Mac Mahon. Sau 28-12-1945 đổi tên là Général da Gaulle. Ngày 15-1-1952, Pháp cắt đoạn từ Lý Tự Trọng đến Bến Chương Dương và đặt tên là Maréchal de Lattre de Tassigny. Từ 22-3-1955, chính quyền Sài Gòn nhập 2 đường làm một và đổi thành đường Công Lý. Nhưng đến ngày 16-5-1955 lại tách đoạn đầu và lấy tên lại là Maréchal de Latttre de Tassigny. Ngày 14-9-1975 chính phủ Cách mạng Lâm thời nhập đường De Tassigny với đường Công Lý và đường Cách Mạng 1-11 làm một và đặt tên đường là Nam Kỳ Khởi Nghĩa.
Ngày 4-4-1985 UBND TP lại cắt đoạn từ cầu Công Lý đến sân bay Tân Sơn Nhất đặt là đường Nguyễn Văn Trỗi. Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa còn lại như hiện nay.Năm 1939 do chiến tranh thế giới lần thứ hai, Pháp bị Đức chiếm đóng, thực dân Pháp ở Đông Dương mất liên lạc với chính quốc lại phải đối phó với phát xít Nhật. Trước tình hình đó, Xứ ủy Nam Kỳ chọn ngày 23-11-1940 để khởi nghĩa cướp chính quyền. Đúng ngày giờ đã định, các nơi tự động vũ trang nổi dậy. Có nơi cướp được chính quyền như ở Vũng Liêm, có nơi bị thực dân Pháp đàn áp ngay. Cuộc khởi nghĩa bất thành nhưng gây được tiếng vang trong và ngoài nước.
ĐƯỜNG NGUYỄN SƠN HÀ
Nằm trên địa bàn phường 5 – Q3 dài khoảng 180m từ đường Cao Thắng đi sâu vào trong xóm. Trước kia đường này là đường hẻm của đường Cao Thắng thường gọi là đường Đốc Phủ Thạnh. Ngày 4-4-1985, UBND TP đặt tên là đường Nguyễn Sơn Hà.
Ông Nguyễn Sơn Hà bí danh là Bảy Thép, quê ở xã Thạnh Mỹ Tây thuộc quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Ông tham gia cách mạng từ năm 1962, được giao chức vụ Phó văn phòng Thành đoàn Thanh niên Sài Gòn – Chợ Lớn. Trong cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân, ông bị trúng một quả M79 và hy sinh.
ĐƯỜNG SƯ THIỆN CHIẾU
Nằm trên địa bàn phường 6 – Q3, dài khoảng 90m, từ đường Bà Huyện Thanh Quan đến đường Nguyễn Thông, lưu thông hai chiều.Thời Pháp thuộc nó là con hẻm tên gọi Ruelle des Eparges. Năm 1952, Hội Phật học Việt Nam xây chùa Xá Lợi, đường mới được mở rộng và từ 23-11-1952, Tòa Đô Chánh Sài Gòn đặt tên là Lê Văn Thạch. Ngày 4-4-1985, UBND TP đổi tên là đường Sư Thiện Chiếu.
Sư Thiện Chiếu tên thật là Nguyễn Văn Tài (1898 – 1974) quê ở Gò Công – Tiền Giang, xuất gia tu hành từ nhỏ. Năm 1940 sư tham gia Khởi nghĩa Nam Kỳ, năm 1942 bị bắt ở Rạch Giá cùng với Hòa thượng Thích Trí Thiền, bị đày đi Côn Đảo. Năm 1945, Cách mạng Tháng 8 thành công, Sư về đất liền tham gia kháng chiến khắp các quận của Sài Gòn. Năm 1954, ông tập kết ra Bắc và đến năm 1974 thì mất tại Hà Nội.
ĐƯỜNG TRẦN VĂN ĐANG
Nằm trên địa bàn phường 13 – Q. Phú Nhuận và các phường 9,11 – Q3, lưu thông 2 chiều. Trước kia đường này chỉ là một con hẻm, ngày 10-1-1972 được Tòa Đô chánh Sài Gòn đặt tên đoạn từ đường Huỳnh Văn Bánh đến Cách Mạng Tháng 8 là đường Hoàng Đạo, còn đoạn ra Nguyễn Thông gọi là Khái Hưng. Ngày 4-8-1985, UBND TP nhập chung hai đường làm một gọi là đường Trần Văn Đang.
Ông Trần Văn Đang (1942 – 1965) quê ở tỉnh Vĩnh Long, lên Sài Gòn và làm thợ điện, nhà ở Phú Nhuận. Năm 1946 ra vùng giải phóng sau đó về hoạt động trong đội 67 biệt động thành. Năm 1965 ông nhận nhiệm vụ đánh câu lạc bộ sĩ quan không quân Mỹ gần cổng sân bay Tân Sơn Nhất. Trên đường tiếp cận mục tiêu, ông bị bắt và bị xử bắn ở Pháp trường sát bên hông Sở Hỏa xa ở bùng binh Sài Gòn.
ĐƯỜNG ĐOÀN CÔNG BỬU
Nằm trên địa bàn phường 7 – Q3, dài khoảng 140m từ đường Trần Quốc Toản đến đường Lý Chính Thắng, lưu thông 2 chiều. Từ ngày 30-4-1975, đường này nằm trong khu vực đặt biệt, cấm lưu thông.Thời Pháp thuộc, lúc đầu đường này mang số 48. Từ năm 1906, người Pháp đặt tên là đường Lanzarotte. Từ năm 1955, chính quyền Sài Gòn đổi tên là đường Đoàn Công Bửu cho đến nay.
Ông Đoàn Công bửu quê ở tỉnh Trà Vinh, có lòng yêu nước, căm thù thực dân Pháp xâm chiếm nước ta. Hưởng ứng phong trào Văn Thân ngoài Trung, Bắc. Năm 1874, Ông cùng bạn là Nguyễn Xuân Phụng vận động quần chúng khởi nghĩa ở Cầu Ngang thuộc tỉnh Trà Vinh. Tuy lực lượng còn non yếu, ông vẫn kiên quyết chiến đấu. Cuối cùng ông phải rút vào bưng và mất trong đó, phong trào cũng tan vỡ theo.
ĐƯỜNG HUỲNH TỊNH CỦA
Nằm trên địa bàn phường 8 – Q3, dài khoảng 183m, từ đường Trần Quốc Toản đến đường Lý Chính Thắng, lưu thông 2 chiều.Đường này được xây dựng vào đầu thập niên 1900, lúc đầu mang số 26. Từ năm 1906, người Pháp đặt tên là đường Monceaux, nhưng dân chúng quen gọi là đường Mới. Ngày 22-3-1955, chính quyền Sài Gòn đổi tên là Huỳnh Tịnh Của cho đến nay.
Ông Huỳnh Tịnh Của (1834 – 1907) còn gọi là Paulus Của, hiệu Tĩnh Trai, quê ở làng Phước Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa. Ông là người hoạt động tích cực cho nền văn hóa nước nhà, tham gia viết bài cho tờ Gia Định báo, viết sách cổ súy phong trào học chữ quốc ngữ. Ông để lại nhiều tác phẩm có giá trị, trong đó có bộ “Đại Nam quốc âm tự vị”.
ĐƯỜNG KỲ ĐỒNG
Nằm trên địa bàn phường 9 – Q3, dài khoảng 400m từ đường Trần Quốc Thảo đến đường Nguyễn Thông lưu thông 2 chiều.Đường này được mở vào năm 1939, thời Pháp chỉ có đoạn từ Bà Huyện Thanh Quan đến Nguyễn Thông và mang tên là Rédemptoristes. Sau năm 1955 chính quyền Sài Gòn cho làm tiếp đoạn từ Bà Huyện Thanh Quan đến đường Trần Quốc Thảo và đổi tên là đường Kỳ Đồng cho đến nay.
Kỳ Đồng là biệt danh của ông Nguyễn Văn Cẩm (1874 – 1929) quê ở tỉnh Thái Bình. Ông rất thông minh, được vua Tự Đức cho là Kỳ Đồng (đứa bé kỳ lạ). Do đó người ta gọi ông là Kỳ Đồng. Từ nhỏ ông đã tham gia khởi nghĩa chống Pháp ở địa phương và bị bắt, Pháp đem ông sang Algérie cho đi học. Năm 1896, ông về nước, cùng với bác sĩ Gilard mở đồn điền, rồi bí mật liên lạc với Đề Thám. Bị lộ, Pháp bắt ông xuống Hải Phòng, rồi đày sang Polynésie cho đến khi mất. Ông để lại nhiều tác phẩm bằng thơ chữ Hán và chữ Nôm.
ĐƯỜNG NGUYỄN VĂN MAI
Nằm trên địa bàn phường 8 – Q3, dài khoảng 90m, từ bên trái đường Hai Bà Trưng đến đường Huỳnh Tịnh Của, lưu thông 2 chiều.Thời Pháp đường này gọi là hẻm Monceaux. Ngày 19-10-1955 chính quyền Sài Gòn đặt tên là Nguyễn Văn Mai cho đến nay, vì trên đường này có ngôi nhà do ông Nguyễn Văn Mai xây dựng và cư ngụ từ thời Pháp thuộc.
Ông Nguyễn Văn Mai có quốc tịch Pháp, sinh năm 1870 tại Khánh Hội, là một nhà giáo ở Sài Gòn dưới thời Pháp thuộc, dạy về Việt văn tại các trường trung học ở Sài Gòn (có trường Chasseloup Laubat – Lê Quý Đôn ngày nay). Ông soạn quyển “Đồng âm tự vị” là quyển tự điển xưa nhất của nước ta và quyển “Việt Nam lịch sử giản lược”. Ông cũng là người sáng lập ra Hội Aái hữu giáo dục Nam Kỳ từ năm 1908.
ĐƯỜNG PASTEUR
Nằm trên địa bàn phường Nguyễn Thái Bình, phường Bến Thành Q1 và các phường 6,8 – Q3, dài khoảng 1890m, từ bến Chương Dương đến đường Trần Quốc Toản. Đường này lưu thông 1 chiều.Đây là con đường xưa nhất Sài Gòn. Thời Pháp thuộc, năm 1865 phía bến Chương Dương còn là một con rạch, hai bên rạch có hai con đường đều mang con số 24. Sau con đường bên phải tặt tên là Olivier, bên trái là Pellerin. Theo thời gian, con kênh bị mất dần và tên đường Olivier cũng mất luôn. Ngày 22-3-1955, chính quyền Sài Gòn đổi tên là đường Pasteur.Ngày 14-8-1975, Chính phủ Cách mạng Lâm thời đổi là Nguyễn Thị Minh Khai nhưng đến Quốc khánh 2-9-1991, UBND TP đổi tên là Pasteur như cũ.
Ông Pasteur (1822 – 1895) là một nhà bác học lừng danh của nước Pháp và thế giới. Ông sinh tại thành phố Dole, tỉnh Jura ở phía Đông nước Pháp. Ông là người phát minh ra khoa vi trùng học, sự lên men, nổi tiếng về phương pháp trị bệnh cho con tằm, các bệnh truyền nhiễm, bệnh chó dại, nấm than (chanbon). Nhân loại đã coi ông là vị ân nhân.
ĐƯỜNG TRẦN CAO VÂN
Nằm trên địa bàn phường Đa Kao – Q1 và phường 6 – Q3, dài khoảng 270m từ đường Mạc Đỉnh Chi đến Công trường Quốc tế lưu thông hai chiều, lộ giới mỗi bên 10m.Thời Pháp, từ ngày 14-7-1877 gọi là đường Larclauze. Ngày 22-3-1955, chính quyền Sài Gòn đổi là đường Trần Cao Vân cho đến nay.
Ông Trần Cao Vân (1866 – 1916) quê ở tỉnh Quảng Nam. Năm 1898, ông tham gia cuộc khởi nghĩa Võ Trứ ở Phú Yên. Khởi nghĩa thất bại, ông bị bắt rồi được thả tự do sau đó. Năm 1908, ông tham gia biểu tình khất sưu của quần chúng ở Quảng Nam và bị bắt đày đi Côn Đảo. Năm 1914 được phóng thích, ông lại tham gia Việt Nam Quang Phục hội. Năm 1916, ông cùng Thái Phiên vận động vua Duy Tân khởi nghĩa nhằm lật đổ chính quyền Pháp. Việc không thành, vua Duy Tân bị đày ra đảo Réunion, ông và Thái Phiên cùng một số người khác bị chém ở Huế.
ĐƯỜNG TRẦN QUỐC THẢO
Nằm trên địa bàn phường 6,7 – Q3 dài khoảng 1500m từ đường Võ Văn Tần đến cầu Trương Minh Giảng, lưu thông hai chiều.Thời Pháp lúc đầu mang số 4. Ngày 30-3-1906 được đặt là đường Eryaut des Vergnes. Ngày 22-3-1955, chính quyền Sài Gòn đổi tên là đường Trương Minh Giảng, bấy giờ chỉ đến ngã tư Lê Văn Sĩ – Trần Quang Diệu. Ngày 14-8-1975, Chính phủ Cách mạng Lâm thời nhập đường Trương Minh Giảng với đường Trương Minh Ký là một và đặt tên là đường Nguyễn Văn Trỗi. Ngày 4-4-1985, UBND TP cắt đoạn hiện nay thành một đường riêng và đặt tên là đường Trần Quốc Thảo.
Trần Quốc Thảo tên thật là Hồ Xuân Lưu (1914 – 1957) quê ở tỉnh Quảng Trị, từng tham gia cách mạng khi còn đi học, bị bắt và bị đuổi học. Năm 1930, ông tham gia Đoàn Thanh niên Cộng sản ở địa phương. Năm 1936 tham gia Mặt trận Dân chủ ở Quảng Trị. Những năm 1950, ông được cử vào Thường vụ Đặc khu Uủy Sài Gòn – Chợ Lớn. Năm 1957 được cử làm Bí thư. Cũng năm đó, ông bị bắt ở Phú Nhuận và bị địch tra tấn đến chết.
ĐƯỜNG VƯỜN CHUỐI
Nằm trên địa bàn phường 6 – Q3, từ đường Nguyễn Đình Chiểu đến đường Điện Biên Phủ, dài khoảng 230m, lưu thông 2 chiều.Thời Pháp, đây chỉ là một con hẻm nhỏ, trong phạm vi cư xá Đô Thành.
Năm 1955 chính quyền Sài Gòn mới đổi tên là Vườn Chuối cho đến ngày nay.Khu Vườn Chuối nằm trong Đồng Tập Trận, là nơi mà năm 1935, khi cuộc nổi loạn của Lê Văn Khôi bị đập tan, 1831 người trong thành Phiên An bị giết và chôn vùi chung một huyệt, gọi là Mã Ngụy. Về sau không ai dám khai phá trồng trọt gì ở đó, chỉ trồng chuối thành một khu nên được gọi là khu Vườn Chuối.
ĐƯỜNG BÀN CỜ
Nằm trên địa bàn các phường 2,3 – Q3, dài 430m từ đường Điện Biên Phủ đến đường hẻm ra đường Nguyễn Thiện Thuật và đường Nguyễn Đình Chiểu, lưu thông 2 chiều.Đường này mới có từ sau năm 1954 và chưa lần nào đổi tên.Năm 1910 dưới thời Pháp thuộc, thành phố Sài Gòn được mở rộng về phía Tây.
Khu đất phía trong đường Nguyễn Thiện Thuật được quy hoạch, xẻ ngang dọc như bàn cờ để dân chúng xây nhà. Bây giờ các đường chưa có tên, dân chúng gọi khu này là khu Bàn Cờ. Con đường chính băng qua khu vực được mặc nhiên gọi là đường Bàn Cờ.
ĐƯỜNG CƯ XÁ ĐÔ THÀNH
Nằm trên địa bàn phường 4 -Q3, dài khoảng 200m, bắt đầu từ đường Điện Biên Phủ đánh dấu bằng một cổng tam quan xây bằng gạch, mái ngói, trên có đắp 4 chữ “Cư xá Đô Thành”, đến giáp đường Nguyễn Đình Chiểu, có các đường nhanh băng qua trong cư xá, lưu thông 2 chiều.
Trong những năm 1951 – 1952, một cư xá được xây dựng tại khu vực này theo kiểu biệt thự song lập, chỉ dành bán cho công chức được gọi là Cité régonale, và từ năm 1955 mang tên cư xá Đô Thành khi thành phố được gọi là Đô thành Sài Gòn.
ĐƯỜNG HÒANG DIỆU
TP.Hồ Chí Minh có hai con đường mang tên Hoàng Diệu, một nằm ở P.10, Q.Phú Nhuận bắt đầu từ đường Trương Quốc Dung đến đường Đặng Văn Ngữ dài khoảng 300m mà thời Pháp thuộc chỉ là một con hẻm và cho đến năm 1855 được đổi thành Hoàng Diệu cho đến nay; một nằm ở P.12, Q4 bắt đầu từ đường Thương Khẩu (cảng Sài Gòn) vào đến đường Đoàn Văn Bơ dài khoảng 560m, thời Pháp gọi là đường Charles de Cappes, đến năm 1955, chính quyền Sài Gòn đổi thành đường Hoàng Diệu cho đến ngày nay.
Ông Hoàng Diệu sinh năm 1828, quê ở tỉnh Quảng Nam, làm quan Tham trị Bộ Lại và Bộ Hình dưới triều Tự Đức. Ông được cử làm Phó sứ ký thương ước với Tây Ban Nha. Sau khi quân Pháp đánh chiếm thành Hà Nội lần thứ nhất, Nguyễn tri Phương bị thương rồi chết, ông được giao giữ chức Tổng Đốc Hà Ninh (Hà Nội và Ninh Bình). NGày 25-4-1882, quân Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ hai, ông cầm quân chống cự quyết liệt. Nhưng do thua sút về vũ khí thành thất thủ, ông thảo tờ biểu tấu gửi cề triều rồi ra trước tòa Võ miếu, dùng khăn bịt đầu thắt cổ tuẫn tiết.
ĐƯỜNG KHÁNH HỘI
Khánh Hội là tên gọi gọn của một làng có từ thời Gia Long – Phụ Đình Phước Khánh Hội thôn – ở trung tâm quận 4, nằm về phía Nam hai thôn Tân Vinh và Vĩnh Khánh. Đầu thế kỷ 20, các làng thuộc quận 4 ngày nay được nhập vào thành phố Sài Gòn, gộp chung lại thành hộ 3, các làng không còn là đơn vị hành chánh nữa nên tên gọi cũng dần bị quên lãng, nhưng tên Khánh Hội vẫn được dùng để chỉ cả vùng quận 4 ngày nay.
Đường Khánh Hội dài khoảng 1060m từ đường Tôn Thất Thuyết đến Bến Vân Đồn, trước kia là vùng sình lầy, đường quanh co và nhỏ hẹp, nhiều đoạn còn phải qua bằng cầu khỉ, muốn đi từ bến Vân Đồn qua đường Tôn Thất Thuyết, ngang cầu Ông Lãnh và ngược lại phải đi vòng qua đường Nguyễn Khoái hoặc Nguyễn Tất Thành, rất bất tiện và xa. Từ tháng 8 – 1990, UBND TP đã cho lệnh giải một số nhà dân để mở rộng đường và đặt tên là Khánh Hội cho đến nay.
ĐƯỜNG LÊ THẠCH
Đây là con đường thuộc loại xưa của vùng Khánh Hội, thời Pháp thuộc nó mang tên là Bersério, năm 1955, chính quyền Sài Gòn sửa lại là tên Lê Thạch cho đến bây giờ. Đường Lê Thạch nằm ở phường 12 quận 4, dài 90m từ đường Hoàng Diệu đến đường Lê Văn Linh.
Lê Thạch là tên của một vị tướng Lam Sơn, cháu gọi Lê Lợi bằng chú; ông tham gia cuộc khởi nghĩa chống quân Minh ngay từ những ngày đầu, là người dũng lược hơn người, từng được giữ tước Lương Nghĩa Hầu. Ông cùng các tướng đã đánh thắng ba vạn quân Ai Lao nhưng chẳng may lại trúng bẫy chết, ông được truy phong là Trung vũ đại vương.
ĐƯỜNG NGÔ VĂN SỞ
Ông Ngô Văn Sở là danh tướng nhà Tây Sơn. Sau khi Vũ Văn Nhậm bị Nguyễn Huệ giết, ông được lên thay làm Đại Tư Mã. Năm 1788, quân Thanh ồ ạt kèo vào Thăng Long, ông đã lui quân về giữ Tam Hiệp, chờ viện binh của vua Quang Trung, nhờ đó lực lượng ta được bảo toàn nên khi vua Quang Trung ra đến nơi quân Thanh đã nhanh chóng bị đại bại. Ông từng được phong là Thủy sư đô đốc. Sau khi vua Quang Trung mất rồi tan rã, ông bị Thái sư Bùi Đắc Tuyên gọi về Phú Xuân khép tội và dìm xuống sông chết. Tên ông được chính quyền Sài Gòn cũ đặt cho con đường này từ năm 1955 cho đến nay.
Đây là con đường xưa nhất của vùng Khánh Hội, bắt đầu từ Bến Thương Khẩu bờ sông Sài Gòn đến đường Nguyễn Tất Thành, dài 140m, chỉ dành riêng cho sự đi lại của những người làm việc trong khu bến cảng và các xe ra vào lấy hàng. Thời Pháp lúc mới mở khoảng năm 1900 mang tên đường Immigration rồi đến ngày 26-4-1920 được đổi là Jean Caylar.
ĐƯỜNG NGUYỄN THẦN HIẾN
Ông Nguyễn Thần Hiến sinh năm 1856 trong một gia đình quan lại giàu có, có truyền thống Nho giáo ở xã Mỹ Đức, Hà Tiên, sau dời về sống ở thị xã Cần Thơ. Là người thông minh, học thức uyên thâm, năm 1905, ông hưởng ứng phong trào Đông Du do Phan Bội Châu khởi xướng, đem phần lớn gia sản ủng hộ quỹ du học sinh. Năm 1908, bị thực dân truy bắt, ông trốn qua Campuchia, Thái Lan, Quảng Châu, Thượng Hải, hội kiến Phan Bội Châu. Sau đó ông thường qua lại giữa Nhật Bản, Thượng Hải, Hồng Kông để mua vũ khí gửi về nước. Năm 1913, ông bị mật thám bắt ở Hồng Kông rồi đem về Hà Nội giam, ông tuyệt thực trong lao cho đến chết.
Đường này được mang tên ông từ năm 1955, nằm ở phường 18 quận 4, dài khoảng 300m từ đường Nguyễn Tất Thành đến đường Tôn Thất Thuyết, thời Pháp thuộc và trước đó không có tên.
ĐƯỜNG BẾN THƯƠNG KHẨU
Đây là con đường nằm dọc cầu tàu cảng Sài Gòn, nơi thường xuyên có những chuyến tàu thủy cập bến dỡ hàng nhập khẩu lên bờ, hoặc đón hàng xuất khẩu xuống tàu chở đi các nước. Vì nằm trong khu vực cảng Sài Gòn nên dân chúng không được tự do lưu thông trên con đường này. Bến Thương Khẩu dài khoảng 1.350m từ Bến Nhà Rồng đến đường Tôn Thất Thuyết, giáp cầu Tân Thuận. Lúc Pháp mới xây cảng Sài Gòn, nó mang tên Tam Hội. Ngày 29-3-1917 đổi là Quai del’Yser. Từ 22-3-1955 chính quyền Sài Gòn đổi là Bến Thương Khẩu cho đến nay.
ĐƯỜNG NGUYỄN TRƯỜNG TỘ
TP. Hồ Chí Minh có 4 con đường man tên Nguyễn Trường Tộ nằm rải rác ở:
•Quận 4: dài 270m, từ bến Vân Đồn đến đường Hoàng Diệu, thời Pháp có tên là Messageries Maritimes rồi sau đó là Heurteaux. Từ năm 1955, chính quyền Sài Gòn đổi tên là Nguyễn Trường Tộ cho đến nay.
•Quận Phú Nhuận: Dài khoảng 70m, từ chợ Phú Nhuận ra đến Rạch Thị Nghè, dành cho xe hai, ba bánh. Trước kia, đường này chỉ là con hẻm đi trong xóm. Cũng từ năm 1955 được chính quyền Sài Gòn đổi là Nguyễn Trường Tộ cho đến nay.
•Phường 12 quận Tân Bình: dài 70m từ đường Hồ Ngọc Cẩn đi vào trong xóm. Đường này thời trước chưa có, từ năm 1954, đồng bào Thiên Chúa giáo miền Bắc di cư vào đây lập nghiệp đường mới hình thành.
•Phường 18 quận Tân Bình: dài 400m từ Hương lộ 14 đến đường Tự Do. Đường này thời Pháp chưa có, còn là đồng ruộng. Năm 1967, Linh mục Đinh Xuân Hải trưng mua cả khu rộng lớn, chia lô, mở đường, quy tụ dân đến lập nghiệp mà hình thành đường cho đến nay.
Ông Nguyễn Trường Tộ (1828 – 1871) quê ở Nghệ An, gia đình theo đạo Thiên Chúa. Ông giỏi chữ Nho, sau khi học chữ Pháp, ông được Giám mục Gauthier đem qua Paris nghiên cứu. Ông am hiểu về kinh tế, quân sự, chính trị ngoại giao, pháp luật. Năm 1861, ông về nước, đến Sài Gòn thì nơi đây đã đổi chủ, ông buộc lòng phải làm việc cho người Pháp bằng cách dịch các văn bản trao đổi giữa ta cà Pháp. Năm 1863, ông tìm cách thoát khỏi vùng bị chiếm, trở về quê, tập trung tư tưởng và tâm huyết viết nhiều bản điều trần cực kỳ giá trị gửi lên vua Tự Đức đề nghị cải cách mọi mặt, canh tân đất nước để theo kịp các nước tiên tiến. Nhưng các bản điều trần ấy không được triều đình đem ra áp dụng.
ĐƯỜNG ĐOÀN VĂN BƠ
Vào thời Pháp thuộc và cho đến năm 1955 cầu Calmette chưa có, đường này mang tên Yokohama chỉ đi từ bến Vân Đồn đến đường Hoàng Diệu. Ngày 30-1-1950, chính quyền vua Bảo Đại đổi thành đường Đỗ Thanh Nhân. Đường này ngày càng nối dài ra khi dân chúng đến đây định cư lập nghiệp, cho đến năm 1970 chiều dài của nó khoảng 1.500m như ngày nay. Ngày 4-4-4985, con đường này được UBND TP đổi tên thành Đoàn Văn Bơ, bắt đầu từ cầu Calmette đến đường Nguyễn Thuần Hiến, qua các ngã tư Hoàng Diệu, Tôn Đản, Xóm Chiếu và có lộ giới mỗi bên 8m.
Ông Đoàn Văn Bơ bí danh là Tư Đông, sinh năm 1917, quê ở Hương Mỹ – Mõ Cày – Bến Tre. Ông từng học ở trường Bá Nghệ (trường Cao Thắng ngày nay) rồi làm công nhân ở xưởng Ba Son, tham gia cách mạng. Ngày 23-9-1945, kháng chiến chống Pháp bùng nổ, ông theo tổ chức vào chiến khu. Cuối năm 1946, ông trở lại thành phố hoạt động và làm việc ở Ba Son, cho đến năm 1953, bị lộ nên trở vào chiến khu. Năm 1954 ông được cử vào thường vụ Đặc khu Sài Gòn – Chợ Lớn, cho đến năm 1958 thì bị bắt và mất trong nhà lao Gia Định.
ĐƯỜNG TÔN THẤT THUYẾT
Thời Pháp thuộc, sau khi đào xong Kinh Tẻ thì đường này đã có mang tên Quai Nord du Canal de Dérivation và được đổi thành Tôn Thất Thuyết từ năm 1955 cho đến bây giờ. Con đường dài khoảng 2.830m từ Bên Thương Khẩu đến Rạch Ông Lớn.
Ông Tôn Thất Thuyết (1835 – 1913) là một võ tướng của triều Huế. Năm 1885, cuộc đánh úp quân Pháp ở đồn Mang Cá bất thành, ông phải đem vua Hàm Nghi chạy ra Quảng Bình, Hà Tĩnh. Sau đó, ông sang Trung Hoa cầu viện nhưng không thành. Được tin vua bị bắt, ông ở lại Long Châu ngày ngày cách gươm ra chém đá, uất khí. Khi ông mất, nhân sĩ Quảng Châu có điếu ông câu đối sau:Thù nhung bất cộng đái thiên, vạn cổ phương danh lưu Tượng quận,Hộ giá biệt tân tĩnh địa, thiên niên tàn cốt ký Long Châu.
ĐƯỜNG HUYỀN QUANG
Ở khu chợ Tân Định có con đường nhỏ, thật ngắn, một đầu là đường Nguyễn Phi Khanh, đầu kia là đường Lý Trần Quán, trước 1956 là đường Génibrel, tên một ông cố đạo người Pháp có công soạn quyển tự vị Pháp-Việt tên là Tự vị Génibrel, ta đổi tên thành đường Huyền Quang, một vị danh sư đời nhà Trần.
NGOÀI RA:Đường Đề Thám trước kia là đường Dixmude.Đường Huỳnh Thúc Kháng trước kia là đường Rem: Reims.
Thanks bạn đã sưu tầm... Còn đường Vũ Tùng bạn có biết không? tôi kiếm hòai ko ra, không lẽ là ông võ Tòng trong thủy hử
Trả lờiXóaVũ Tùng trước đây là Châu Văn Tiếp
Trả lờiXóaVũ Tùng là đoạn đường Nguyễn Trãi phía bên quận 1 đó. còn mình muốn hỏi là đường Hậu giang ( quận 6) lúc trước là tên gì ?ai biết thì vào đâu chỉ giáo giùm. thanks
Trả lờiXóaCác bạn nào có ý định đi Đà Lạt du lịch thì xem qua Traveloka nhé Dat Khach san Da Latcực kỳ rẻ và dễ dùng
Trả lờiXóaCòn đuòng nguyễn văn đậu bạn
Trả lờiXóaĐường Nguyễn Văn Đậu trước kia là Ngô Tùng Châu
XóaCảm ơn tác giả đã cung cấp cho đọc giả những tên đường gắn với các người hùng của dân tộc
Trả lờiXóa