Thứ Tư, 6 tháng 6, 2012

DU LỊCH XỨ LÀO (Phạm Quỳnh)


*
*        *
Đường xa chớ ngại Ngô, Lào…
Ngày xưa, đi sang Tàu với sang Lào là gian nan hiểm trở vô cùng. Nhưng sang Tàu còn là sự thường, cống sứ vãng lai, không mấy năm không có người Nam Việt đi đến Yên Kinh.
(…)
Chứ đi sang Lào thì không mấy ai đi. Đường đi đã cách trở, mán mọi còn thú gì. Tục có câu: “Sang Lào ăn mắm nhái”, đủ biết cái phong vị dã man kham khổ là dường nào! Trừ lính đi viễn chinh, tù phải phát vãng, mới mon men đến giáp ranh nước Lào, thời rừng sâu nước độc, mười người đi một người về, những nghe nói đã rùng mình, còn ai hứng đi du lịch?
(…)
Gần đây đường giao thông với Ai Lao đã mở mang, người Nam ta sang làm ăn bên ấy mỗi ngày một đông, các thành phố mới lập như Thakhek, Vientiane, Savannakhet, người mình có lẽ nhiều hơn người bản dân.
Đã lâu nay tôi vẫn có ý muốn đi Lào một chuyến, để trước là biết qua phong thổ đất Lào, sau là thăm đồng bào ta ngụ cư bên đó.
Gần đây có dịp, tôi cùng quan Tổng đốc Hoàng Trọng Phu đi du lịch xứ Lào.
Đi Lào hiện có hai đường chính: đường Vinh – Thakhek và đường Đông Hà – Savannakhet. Chúng tôi định đi một đường, về một đường, cho biết cả hai. Vậy bữa đi đi đường Quảng Trị, bữa về về đường Nghệ An.
(…)
Tự đây trở đi là vào địa phận Ai Lao, phong cảnh lại càng rừng rú lắm. Về địa phận An Nam, còn có người đi lại, từ đây thời hàng chục cây số, trên đường vắng vẻ, hầu như không có một người nào. Đường chạy ngang với con sông Sé Pone, cho đến Ban Tha Kong là nơi hợp lưu với sông Sé Bang Hiên, hiện đương bắc cái cầu sắt 165 thước chưa xong. Trước Ban Tha Kong mấy cây, có một cái làng to tên là Tchépone, cách đường cái 800 thước, được ngót ba nghìn người, vừa An Nam vừa Lào, có quan đại lý Tây, thuộc tỉnh Savannakhet. Gần đây có mấy cái mỏ thiếc đương khai, nên người đi lại cũng có.
Từ đây là hết địa phận giống Kha Lơ ở, đến địa phận Phu Thai, là một giống Lào. Phong cảnh cũng khác hẳn. Không có rừng rậm núi cao nữa, chỉ toàn rừng thưa đất cát mà thôi, xe chạy bụi bay lên như mây.
(…)
Con đường thuộc địa thứ 9 này hiện đương sửa sang làm rộng ra, cu li An Nam sang làm đông lắm, xem ra cũng chịu được thủy thổ và cũng được đủ ăn. Phần nhiều là người Quảng Bình, Quảng Trị, người Nghệ Tĩnh và người Bắc Kỳ cũng có, làm ăn lẫn cả với người Lào, nhưng làm cai, thầu khoán thì hầu hết là người An Nam cả.
(…)
Cách ba bốn chục cây đến Savannakhet thời rừng thưa đã đổi làm rừng rậm, trông cảnh sắc cũng biết rằng đã gần đến bờ sông lớn vậy.
Đến Savannakhet thời đã tối mịt, đi tự Huế tới đây ngót 400 cây số, chỉ nghỉ có vài giờ đồng hồ buổi trưa ở Tchépone để ăn cơm. Chính con đường thuộc địa số 9 thời có 328 cây, đường này sửa xong thì rộng rãi và tốt lắm, mùa nắng mùa mưa đi được cả, chứ đường Vinh – Thakhek thì chỉ đi được mùa tạnh mà thôi.
Savannakhet là một tỉnh lỵ lớn, ở trên bờ sông Cửu Long, dân số được 3000 người, phần nhiều là người An Nam cả. Buôn bán đường thủy đường bộ cũng to. Đường bộ thì các rừng các bạn (bạn, tiếng Lào là làng xóm) chung quanh đem những nông sản lâm sản đến đấy bán; đường thủy thì tầu ghe ở miền dưới lên, miền trên xuống tất đỗ ở đó rồi mới đi. (…) Tự Savannakhet cho đến Vientiane là triền bằng phẳng hơn cả, cho nên có phiêu tầu của công ty Messageries fluviales chạy đều đặn mỗi tuần lễ hai lần, chở hàng hóa cùng hành khách cả hai bên bờ Xiêm và Lào.
(…)
Cách người Lào ở khác hẳn người ta. Họ toàn ở nhà sàn cả, giàu nghèo cũng như nhau. Nhà làm bằng gỗ, lợp lá, hoặc lợp ngói, tầng dưới bỏ không, có cái thang lên, tối cất đi. Gian mới bước lên để trống như cái hiên, tức là phòng khách đó, còn vào trong che kín là chỗ ở. Đàng sau là bếp nước. Toàn ở trên sàn cả. Dưới thì nuôi các súc vật.
Ở làng xóm cũng như ở trong phố, nhà nọ nhà kia trông thấy nhau được, cũng có khi trồng chuối trồng dừa, nhưng là để cho xanh mát mà thôi, chứ không phải để làm rào chắn.
Savannakhet có một vài phố nhà Lào như thế, coi ra cái cảnh nhà quê, không có gì là vẻ thành thị. Còn những phố phường buôn bán thì toàn người Nam và người Khách cả.
Tôi có vào cửa hàng một người đàn bà Xiêm lai Khách, nói tiếng An Nam được, xem cách họ bán hàng với người Lào lạ lắm. Có một bọn năm sáu người chừng ở nhà quê xa ra, da đen như đồng đen, ống chân vẽ chằng chịt, – cái tục vẽ mình ở Lào thịnh hành lắm, – vào hàng hỏi mua quần cộc và áo nịt. Họ ngồi cả xuống chiếu, như khách vào chơi. Chủ đưa hàng ra, mỗi người xem một lượt, bàn soạn với nhau. Trước mặt đã bày sẵn một lượt bát, như bát mở họ vậy. Định mặc cả bao nhiêu thì lấy tiền trong túi ra bỏ vào bát. Người chủ không bằng lòng lắc đầu, nói rẻ quá không thể bán được. Trong bọn có người nào muốn trả hơn thì bỏ vào trong bát mình thêm lên năm xu một hào gì nữa. Nếu được giá, nhà hàng thuật bán, thì người nào mua cũng phải theo giá ấy cả. Khác nào như một cuộc bán đấu giá vậy, nhưng bình tĩnh yên ổn lắm, không có tiếng mặc cả ồn ào, kẻ nói đi người nói lại như các cửa hàng ta. Thật là ung dung lắm mà người nào cũng có mặt vui vẻơi cười.
Nghe nói những người nhà quê đó, thứ nhất là người Khá nuôi voi, có khi trong nhà có mầy nghìn bạc, vì bán một con voi cũng đủ được cái vốn to rồi. Nhưng họ có bạc họ chôn, chứ cũng không biết tiêu dùng gì.
Savannakhet, xem qua phố phường rồi, lại xem một cái chùa Lào nữa. Nhưng chùa ở dây tầm thường lắm, phải lên Vientiane mới có chùa đẹp. Chùa nào cũng có một nơi chính điện thờ Phật, xây bằng gạch, hình chữ nhật, chạy dọc hai mái thật dốc như cái dấu mũ vậy. Còn ở ngoài là các tịnh xá của sư, cũng lối nhà sàn như trong dân gian. Chùa nào cũng có một cái nhà sàn lớn bỏ không, như cái quán, gọi là sala, để cho khách thập phương đến trọ. Sư toàn khoác áo cà sa sắc vàng, để trần một cánh tay, chùa nào cũng đông lắm.
(…)
Định ăn cơm trưa sớm, rồi một giờ lên đường đi Thakhek. Nếm một món ăn phổ thông của Lào, – không phải là mắm nhái đâu! – Là một thứ canh bún, như bún bung của ta, gọi là khaopun:n chan một thứ canh có nước nghệ, nước dừa, có thịt có cá, có các thứ rau, ăn cũng lạ miệng. Thứ này người Lào thích ăn lắm, ngoài đường phố thường có người bán. Nhưng làm theo đúng như lối họ thì phải dùng một thứ mắm cũng nặng mùi như mắm tôm của ta, không quen thì khó ăn. Nên hôm ấy giảm bớt thứ gia vị ấy, mà nấu theo lối Tây một chút, làm nóng nẩy dễ ăn lắm. Cũng là Lào mà Lào đã “duy tân” rồi, không phải là Lào ròng vậy!
Sản vật của Lào, ai cũng biết rằng duy chỉ có thứ gấm dùng để làm xiêm, làm yếm cho đàn bà, là đẹp hơn cả. Gấm ngũ sắc, dệt đủ các huỳnh miếng trám, lại có xen đường chỉ bạc chỉ vàng, công phu lắm,và coi cũng vui mắt. Nhưng gần đây, họ dùng tơ chuối nhiều lắm, không mấy mảnh là được thuần tơ thật, nên coi thì bóng bẩy mà chẳng bao lâu rách nát ngay. Nghĩ dệt công phu như thế mà dùng tơ giả, thật uổng công quá. Họ thường dệt thành từng mảnh, đủ làm cái xiêm hay cái yếm mà thôi, nên ta dùng cũng không được việc gì.
(…) Qua sông, vào địa phận Cammon thì làng xóm đã thấy nhiều hơn trước, đường đi cũng dễ hơn. Đến Thakhek là tỉnh lỵ, vừa tối mịt. Thế là cả thẩy 120 cây, mà đi mất 6 giờ, mỗi giờ 20 cây, đi hơn xe điện trong thành phố ta một chút.
Đến vừa tối, sang mai lại phải xuống tầu thủy sớm, nên không đi xem phố phường được. Nhưng nghe nói tỉnh lỵ lớn hơn Savannakhet nhiều, dân số được một vạn người, phần nhiều cũng là người An Nam ta cả.
(…)Từ Thakhek lên Vientiane đi tầu thủy phải ba ngày. 5 giờ sáng ngày thứ bảy 31 Janvier (Tháng 1 – PT chú), tầu Fancis Garnier nhổ neo chạy.
Cứ xem khách đi tầu thì đủ biết người An Nam ở Lào nhiều. Trong tầu đến quá nửa là đồng bào mình. Nghe đâu chuyến nào cũng vậy.
(…)
ông bạn đồng nghiệp Nam Kỳ (…) là một tay viết báo thạo, lại là một tay săn bắn tài nữa. Khúc sông Cửu Long này có nhiều cá sấu lắm, ở những bãi cá bên sông nó thường lên nằm phơi nắng, há hốc miệng ra, người nào lội tắm gàn đấy thì nó cắn vào chân mà lôi người xuống, cho nên người bản xứ lấy làm ghê lắm. Một buổi tàu đi gần bờ, cách hai trăm thước, vừa thấy một con nằm trên bờ. Ông liền lấy súng trường, bắn một phát trúng vào đầu chết ngay, bắn một phát nữa vào bụng, thì không cựa được nữa. Cả tầu đều lấy làm phục, vì ai cũng cho giống cá sấu này là khó bắn lắm, hễ nó chưa chết ngay, mới bị thương thôi, là lặn liền xuống nước, không tìm thấy nữa. Lại cái sắc nó giống mùi đất mùi cỏ, trông xa khó nhận được.
(…) Thành Vientiane là thủ phủ xứa Ai Lao, chính tiếng Lào gọi là Vieng Chan, dân số được 12.000 người. Ngày xưa là kinh đô nước Ai Lao, nhưng năm 1827 bị người Xiêm tràn sang tàn phá hết cả. Đến năm 1899, nước Pháp đến chiếm lĩnh xứ Lào, mới đặt Vientiane làm thủ phủ xứ Ai Lao thuộc Pháp.
(…)
Nhưng trong mấy ngày ở Vientiane, vui vẻ nhất là trông thấy cái cách tiếp rước của đồng bào ta ở bên ấy, thật là có cảm tình đằm thắm. Đi xa mới biết thương yêu nhau, thật thế. Người Nam ta sang làm ăn bên Lào, xa cửa xa nhà mà biết đồng tâm hiệp lực với nhau, giữ được cái đoàn thể Việt Nam cho kiên cố, lại giữ được cái cốt cách tinh thần của nòi giống, xa nhà mà cái lòng cố kết lại khăng khí hơn là ở nhà, trông thấy thế lấy làm vui lòng lắm.
Người Nam ta ở Vientiane có tới năm sáu nghìn người, Nam Kỳ có, Trung Kỳ có, Bắc Kỳ có, nam phục lão ấu, sĩ nông công cổ, đủ các hạng, thật là hoàn toàn một cái xã hội Việt Nam di cư sang đất Lào. Ai nấy làm ăn vui vẻ, phố xá đâu có người An Nam là có vẻ sầm uất cả, khác hẳn cái cảnhợng những xóm người Lào ở tịch mịch yên ổn. Có sang đây mới biết cái sức bành trướng của giống Việt Nam mình kể cũng mạnh thật.
Vậy đồng bào được tin chúng tôi đến, liền tổ chức các cuộc tiếp rước rất long trọng. Nào hội Thể thao, nào hội Ái hữu chia nhau mà mời mà đón. Hội “banh tròn”, hội “banh vợt”, mở một cuộc diễn tập ở giữa sân quần mới, họp cả học sinh nam nữ các trường, kể có mấy trăm đứng hai bên đường, con gái dâng hoa, con trai phất cờ, bao nhiêu người An Nam trong thành phố ra họp cả đấy, đông nghìn nghịt, tứ phía toàn người Nam cả, hầu như không có một người Lào nào, bấy giờởngợng như mình không phải ở xứ Lào nữa mà chính là một nơi tỉnh lỵ lớn nào ở Bắc Kỳ hay Nam Kỳ vậy.
(…) Vientiane xưa có đến trăm cái chùa, ngày nay chỉ còn vài chục cái cũng đủ dung được một số thầy tu khá đông. Thầy tu đây là sư, lớn nhỏ đủ các hạng, toàn mặc áo cà sa vàng, chỉ có một việc phụng sự Phật, coi nhàn hạ lắm; sáng sớm các chùa đánh chuông đánh trống râm ran cả lên để lễ Phật buổi sáng, rồi các sư chú, tiểu lớn tiểu con, xách giỏ ra phố để lĩnh của “cung dưỡng” của các thiện nam tín nữ. Vì cái tục ở Xiêm, ở Lào, ở Cao Miên là dân gian phải nuôi các nhà sư, có bố thí cho nhà chùa thì mới có phúc.
Chùa có tiếng nhất ở VientianeVat Pra Keo, xưa kia có thờ một vị Phật bằng bích ngọc quí lắm, coi như một vật quốc bảo của xứ Lào, năm 1827 bị người Xiêm cướp mất, nghe dâu họ đem về Bangkok dựng riêng hẳn một ngôi chùa ở trong cung vua để thờ. Chùa Pra Keo bây giờ chỉ còn trơ trọi có mấy mảnhờng đổ với mấy phoợng mốc mà thôi. Nhưng xem kỹ những mảnhờng chạm, những phoợng đồng lục lưỡng, đã mấy mươi năm chịu nắng mưa mà vẫn trơ trơ ở giữa đám cây cao cỏ rậm thì cũng kháởngợng chùa này khi xưa trang nghiêm tráng lệ là dường nào.
(…)
Chùa đẹp nhất bây giờ là chùa Sisaket, mới trùng tu lại gần đây, đó là chỗ ở của vị sư trường làm đầu cả các chùa trong hạt Vientiane này. Ở Sisaket có một cái chùa lớn ở giữa, chung quanh là tăng xá cho các sư ở. Bao nhiêuợng Phật bằng đồng, bằng đá, bằng gỗ, lớn nhỏ các hạng, sưu tập ở các nơi chùa cổ am xưa đã đổ nát, đều đem họp cả lại đây.ợng đủ các kiểu các hình, nào Phật ngồi tòa sen, nào Phật thề với đất, Phật nguyện chúng sinh, Phật dẹp sóng dục, toàn là những kiểu phổ thông bên Lào bên Xiêm, cácợng Phật bên ta không có đủ được như thế. Ở một chùa Sisaket nàyợng Phật tính cả thảy được ba bốn nghìn pho, vừa lớn vừa nhỏ, có pho lớn hơn người thật mà toàn bằng đồng đen cả, còn nhữngợng nhỏ thì đục vàoờng thành ô mà để. Chùa này thật là một nhà bảo tàng cácợng Phật. Còn chính nhà bảo tàng thì hiện đương chữa lại. Nay chưa có chỗ để, nhữngợng tìm được ở các nơi gửi về, còn để tạm ở một cái hiên trong dinh Khâm sứ cũ. Có một phoợng Phật nhập Nát Bàn, hình nằm, toàn bằng đồng đen, lớn hơn người thật, đúc chạm tinh tế lắm, thật là một vật mỹ thuật hiếm có.
(…)
Lại cách Vientiane 4 cây số có một cái tháp lớn, gọi là That Luông, là nơi lăng tẩm các vua chúa ngày xưa, giữa có cái tháp nhọn cao chót vót, chung quanh có vô số những tháp nhỏ xây lên trên một cái nền vuông, có lẽ lăng là ở dưới đó, tứ phía thì một dãy hành lang, đứng ngoài trông như một cái thành, coi cũng nguy nga hùng tráng lắm. Lăng này bị đổ nát, trường Bác Cổ mấy lần chữa sửa, cố giữ lấy cái qui mô cũ, kể cũng là một nền kiệt tác trong nghề kiến trúc cổ của người Lào, và là cái chứng cớ rằng xứ Lào ngày xưa đã có hồi văn minh lắm.
(…) Ai Lao hiện nay là một xứ trong năm xứ họp lại thành ra cõi Đông Dương thuộc Pháp. Bờ cõi rất rộng mà dân số thì ít ỏi lắm. Đông giáp dải Trường Sơn (Chaine annamitique), tây giáp sông Cửu Long (Mékong), phần giữa thắt hẹp, còn hai phần trên và dưới thì nở rộng ra.
Khí hậu tùy nơi thung lũng hay nơi cao nguyên có khác nhau. Miền sơn lâm về phía bắc, nhất là miền Hua Pan và Trấn Ninh, thì lạnh lắm. Nhưng cứ đại khái mà nói thì từ tháng mười một đến tháng hai tây, trời hanh và mát, từ tháng sáu đến tháng mười, trời nóng và mưa nhiều, nước sông lên to, thường khi ngập lụt cả; còn một khoảng giữa từ tháng ba đến tháng năm thì nóng nực và khó chịu hơn cả. Song suốt năm, hễ lặn mặt trời thì dịu mát ngay, thường đêm ngủ phải đắp cho khỏi lạnh.
(…) Người Lào hay người Phu Thai thì tính vui vẻ, nhưng lười biếng, không chịu khó làm ăn. Đối với khách lạ có bụng hoan nghênh. Có tục hễ nhân dịp vui vẻ gì liền mở hội, họp nhau lại mà hát đúm, tiếng Lào gọi là làm bun.
Bữa ở Vientiane, chúng tôi có đến một làng cách đấy hai cây số xem họ làm bun. Bấy giờ là buổi tối vào tám chín giờ. Nơi ấy là một nơi chùa làng, chung quanh có sân rộng. Ngoài sân làm mấy dẫy quán bằng tre bằng lá, trong quán trải chiếu xuống đất, các phu sao tức là con gái vùng ấy mặc xiêm mặc yếm sặc sỡ coi vui mắt lắm, đến ngồi cả từng dẫy dài, ăn trầu nói chuyện với nhau. Bấy giờ những phu bao là con trai đi lượn chung quanh, thấy người con gái nào vừa ý thì đến ngồi ngay trước mặt, đem cái kèn gọi là khene dến thổi và hát, toàn những giọng phong tình như hát trống quân hay hát quan họ bên ta. Duy có khác là chỉ có con trai hát, còn con gái thì ngồi nghe không phải đáp lại. Ởi giữa sân thì các nhà hàng chong đèn lên bán những quà bánh cho khách đi xem. Trong đám hội đó kể có nghìn người, mà không có cái cảnh ổn ào náo nhiệt như ở bên ta. Đó cũng là do cái tính người Lào hiếu tĩnh, dù khi hội hè cũng không có huyên náo..
Có một điều lạ, là ở trong quán có đặt giường để các vị sư ngồi hình như chứng kiến cho cuộc vui đó. Hỏi ra thì lệ thường ở đây phàm khi mở hội như thế này, trước có hát đúm, rồi sau thì lễ Phật, cho nên các nhà sư đến đấy là túc trực để sớm mai tụng kinh làm lễ. Lễ này là lễ dâng hoa, con trai con gái trong làng đem hoa đến dâng sư và cúng Phật.
Hội hè mà coi cảnhợng có vẻ êm đềm tự nhiên lắm. Đó chính là cái tâm lý của người Lào, chỉ biết thủ thường yên phận, vui vẻ tự nhiên, không muốn khó nhọc lo lắng gì cả. Cái tính cách đặc biệt của người Lào đó, tiếng họ gọi là sừ sừ. Sừ sừ nghĩa là cứ tự nhiên, gặp sao nói vậy, sống ngày nào biết ngày ấy, cẩu thả qua thời, không lo xa nghĩ ngợi gì cả. Vì cái tâm lý đó mà người Lào xem ra khó lòng tự lập được ở đời này (…)
Làng nào cũng có chùa, chung quanh chùa có tháp, tiếng Lào gọi là thát. Người Lào theo đao Phật thuộc về Nam Tôn Tiểu Thừa, như Cao Miên, Xiêm La vậy. Sư ở đây là hạng thượng lưu học thức, nên được dân gian tôn trọng lắm. Nhà tử tế ai cũng cho con đi ở chùa để học chữ học đạo, người nào phát nguyện đi tu thì ở luôn, còn thì ở một vài năm rồi lại về nhà.
Đó là phong tục chính của người Lào, còn người Khá thì cách ăn ở hãy còn mộc mạc thô lỗ lắm. Thờ cúng toàn thờ cúng các ma rừng, họ gọi là phi, cũng có những thầy mo thầy cúng như các dân mạn ngược ta. Có khi trong làng họ có cái hèm gì thì họ đóng cửa, nội bất xuất ngoại bất nhập, rồi họ làm lễ ăn uống với nhau hàng mấy ngày. Họ có cái tục uống rượu cần cũng như người Tầy hay người Mọi. Hễ có khách lạ đi qua thì họ đem rượu ra thết, để trong cái hũ bắc cần mà hút.
Tiếng Lào hơi na ná tiếng Xiêm, thuộc loại tiếng Thái, âm vận nhiều chỗ giống với tiếng Nam ta. Các nhà bác ngữ học cho rằng tiếng An Nam ta hồi xưa cũng là một chi trong dòng tiếng Thái, sau này chịu giáo hóa bằng chữ Tàu mà càng ngày càng sai biệt đi. Nghe người Lào nói hay hát xa xa có khi phảng phất như tiếng An Nam vậy.
Ấy đại khái tính tình, phong thổ, tôn giáo, ngữ ngôn của các dân Ai Lao như vậy.
(…)
Đất Ai Lao vẫn rộng rãi, có đủ chỗ dung được mọi người. Người An Nam sang ở đấy không sợ bao giờ đến đông quá mà trở ngại cho người Lào. Hiện nay và sau này, bao giờ người Nam cũng là cần cho sự mở mang kinh tế xứ Ai Lao vậy.
Tháng 1 + 2/1931
P.

1 nhận xét: