Thứ Ba, 5 tháng 6, 2012

Nhà thơ Quang Dũng nói về Tây Tiến

Nhà thơ Quang Dũng nói về Tây Tiến




Đối với tôi, những ngày Tây Tiến không hẳn là những ngày in kỷ niệm sâu sắc hơn cả. nhưng có lẽ nhiều người hay hỏi về bài thơ Tây Tiến của tôi viết ở giai đoạn này.
Tôi nhập ngũ đúng ngày Cách mạng tháng Tám thành công. Năm đó tôi hai mươi sáu tuổi. Trước cách mạng, tôi học Ban trung học trường Thăng Long. Tốt nghiệp, tôi đi dạy học tư ở Sơn Tây để kiếm sống.
Những ngày đầu vào quân đội, tôi nhận công tác ở Phòng công vụ Bắc Bộ. Phòng này do anh Nguyễn Văn Chân phụ trách. Tôi làm phái viên của phòng, có nhiệm vụ đi thu mua vũ khí ở vùng Hà Nam – Sơn Tây. Thấy tôi có chút học hành, lại yêu mến văn chương, anh Chân liền giới thiệu tôi lên chiến khu làm công tác báo chí. Ngày đó văn hóa, văn nghệ, báo chí, tuyên truyền trong quan niệm và cả trong công việc, ranh giới không rõ. Như vậy là “sự nghiệp” văn chương của tôi bắt đầu bằng nghề báo. Tôi trở thành phóng viên tiền phương của tờ báo Chiến đấu thuộc Khu II. Tờ báo do anh Văn Phác phụ trách, sau này, anh Văn Doãn lên thay.
Tôi yêu thơ và làm thơ hoàn toàn ngẫu nhiên. Thời đi học tôi rất mê Đường chi tam bách thủ, nhất là những bài dịch của nhà thơ Tản Đà. Tôi cũng say thơ mới như bất cứ một học sinh nào thời đó. Nhưng tôi thích thơ Thế lữ hơn cả, đặc biệt bài Nhớ rừng, bởi tâm trang sơn dã của nó. Một nhà văn nữa là Thạch Lam. Thạch Lam không chỉ viết văn mà còn dịch những bài thơ văn xuôi của Pháp. Và có lẽ tôi tiếp thu được gì ở thơ ca Pháp ngày ấy, cũng do đọc các bản dịch này. Khi làm công tác báo chí tôi lại càng thấy thích văn phong của Thạch Lam. Hà Nội ba mươi sáu phố phương của Thạch Lam là một tập bút ký giàu chất thơ. Nhưng phải nói đến một cuốn tiểu thuyết của nhà văn Nga Gôgôn: Tarax Bunba. Tôi yêu những con người Côdắc dũng cảm, yêu tự do, sống phóng khoáng, gắn bó với thanh gươm, yên ngựa và những chiến công trên những thảo nguyên mênh mông như những chiến khu di động chống lại bọn phong kiến xâm lược bảo vệ nền độc lập dân tộc. Tôi thấy có một sự đồng cảm nào đó giữa mình với các nhân vật của truyện. Sau này đi Tây tiến, tôi vẫn còn mang Tarax Bunba theo trong ba lô của mình.
Tôi ở báo Chiến đấu đến đầu năm 1947 thì được điều đi học Trường bổ túc Trung cấp (tức Trường bổ túc trung cấp quân sự Sơn Tây). Trường chuyên bổ túc kỹ thuật quân sự cho cán bộ chuẩn bị nhận nhiệm vụ chiến đấu mới.
Việc mặc áo lính, và là một cán bộ trong quân đội, đối với tôi ngày ấy có ý nghĩa thiêng liêng và tự hào lắm.

     
Những tháng học ở trường, tôi nhớ mãi hình ảnh vị giáo sư quân sự người Nhật như một kiểu mẫu sĩ quan mà chúng tôi mơ ước và kính nể. Giáo sư có cái tên Việt Nam là Lâm Sơn. Đại tá Lâm Sơn. Ông là sĩ quan cao cấp trong Bộ chỉ huy, thành lập từ ngày đầu kháng chiến. Giáo sư lên lớp bằng tiếng Nhật, có người thông ngôn. Giọng ông sang sảng nghe đầy uy quyền. Kỷ luật trong trường quân sự hồi đó rất nghiêm khắc, nếu như bây giờ có thể gọi là “quân phiệt”. Giờ học đã đành, giờ nghỉ cũng rất “khuôn phép”. Có lần tôi uống cà phê về muộn, cảnh vệ bắt được, cứ lo như ngày nhỏ trốn học bị thầy bắt được. Anh biết sau đó tôi bị phạt thế nào không? Sangds thứ hai đầu tuần, sau lúc chào cờ, đại tá bắt tôi bò bốn vòng quanh cột cờ. Tôi bò mộtcách tự giác, bởi nghĩa rằng , đã mặc áo lính tất phải chịu nhữnh hình phạt đại loại như thế, nếu như mình vi phạm kỉ luật.
Có lần Bác Hồ đến thăm trường. Tôi nhớ Bác còn nói cho chúng tôi nghe một cuốn sách viết về chiế tranh du kích. Vốn giàu óc tưởng tượng về hành động chiến đấu của người lính, tôi rất thú hình ảnh người du kích. Bac nói: “lại vô ảnh, khứ vô hình”, nghĩa là đến và đi không ai thấy. Chỉ nội mấy cái âm chữ Hán, đọc lên nghe đã xuất quỷ nhập thần rồi, chưa nói đến việc vận dụng nó vào chiến thuật quân sự.
Hôm bế mạc lớp, đồng chí Hoàng Văn Thái, Tổng tham mưu trưởng quân đội, và đồng chí Đàm Quang Trung, có đến dự và nói chuyện.
Sau lớp học, tôi về Trung đoàn Tây Tiến, tức là Trung đoàn 54. Anh Tuấn Sơn làm Trung đoàn trưởng. Tôi ở đại đội bộ, làm đại độ trưởng. Tiểu đoàn 212 của tôi là tiểu đoàn trước đây đã từng làm náo động các sân bay Cát Bi, Bạch Mai… bây giờ chuyển sang nhận nhiệm vụ Tây Tiến.
Tây Tiến là mộ chiến dịch tiến quân từ Khu III, Khu IV lên Khu X tức là Tây Bắc, vùng Điện Biên Phủ. Đây là chiến dịch có ý nghĩa chiến lược. Năm 1945 khi khắp nơi nổi dậy cướp chính quyền thì nhân dân vùng này nhiều nơi vẫn chưa được giác ngộ cách mạng. Nam 1946, trung đoàn Sơn La có đánh vào Tây Bắc, nhưng mới chỉ có ý nghĩa thăm dò. Đầu năm 1947 ta thành lập Trung đoàn Tây Tiến  đầu tiên, gồm các chiến sĩ tình nguyện của Khu III, Khu IV và tự vệ Thành Hà Nội trước thuộc Trung đoàn Thủ đô. Đợt Tây Tiến đầu tiên, ta đánh sâu nhưng phải rút lui ngay, vì lực lượng địch tập trung và mạnh. Tôi đi đợt hai. Nhiệm vụ của chúng tôi là mở đường qua đất Tây Bắc. Một nhiệm vụ không kém phần quan trọng là công tác dân vận gây dựng cơ sở, tranh thủ sự giác ngộ của nhân dân. Vì thế đi đôi với chức vụ đại đội trưởng, tôi còn dược cử làm Phó đoàn tuyên truyền Lào - Việt.
Giai đoạn này Hà Nội đang có tiếng súng ở ngoại thành. Chúng tôi xuất phát từ Sơn Tây. Lúc đầu rất đàng hoàng đi bằng ô tô, các ôtô nổi tiếng lúc bấy giờ như của hãng Con Thỏ, Trung Hà, Từ Đường, Mỹ Lâm… đều được Chính phủ công làm nhiệm vụ quân sự. Chúng tôi đi qua đường số 6 qua suổi Rút. Thị trấn Hoà Bình năm ấy còn tự do. Sau, chúng tôi chuyển sang hành quân bằng đôi chân, thực sự nếm mùi Tây Tiến: mơt rừng, ngủ rừng. Những cái dốc thăm thẳm “Heo hút cồn mây súng ngửi trời”, những chiều “oai linh thác gầm thét”, những đêm “Mường Hịch cọp trêu người”, rồi rải rác dọc biên cương những “nấm mồ viễn xứ”… tôi mô tả trong bait thơ Tây Tiến là rất thực, có pha chút âm hưởng Nhớ rừng của Thế Lữ, mà sau này vô tình tôi mới nhận ra… trong bài thơ Tây Tiến, tôi còn viết “Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc”. Hồi ấy trong đoàn chúng tôi rất nhiều người sốt rét trọc cả đầu. Trong điều kiện gian khổ, thiếu thốn, mình lại không giữ vệ sinh, và lại có giữ cũng chả được, nên bộ đội không njững bị ốm, mà còn chết vì sốt rét rất nhiều. Chúng tôi đóng quân ở nhà dân, cứ mỗi lần nghe tiếng cồng nổi lên, lại tập trung đến nhà trưởng thôn để tiễn một con người vĩnh biệt rừng núi. Tiếng cồng ở Tây Tiến thật buồn đến nẫu ruột. Kể chuyện lại, bây giờ tôi vẫn nghe văng vẳng tiếng cồng. Anh Như Trang hồi ấy là tiểu đoàn phó, có viết ca khúc tiếng cồng quân y là vì vậy.
Đối với miền Tây, gay nhất là thuốc, vì đường tiếp tế rất khó. Tôi nhớ có lần được thuóc từ Khu II gửi lên. Cụ Thi Sơn trong Mặt trận Liên Việt tặng thuốc (nguyên cụ Thi Sơn là tướng của Đề Thám). Trong buổi lễ trao thuốc long trọng này, Anh Hồng Thanh, chính uỷ Trung đoàn, đã thay mặt bộ đội nhận thuốc. Anh còn làm cả thơ. Tôi còn nhớ mấy câu:
Một buổi sớm mọi người đều hoan hỉ
Từ bệnh nhân đến bác sĩ đều vui
Vì được tin kháng chiến chiến Khu II
Vừa gửi tặng 3.000 viên thuốc sốt…
Không hiểu cảm đọng vì có thuốc hay vì nghe thơ, mà anh Hồng Thanh đọc xong, ai cũng rưng rưng nước mắt...
Tôi muốn gợi thêm một ý của bài thơ Tây Tiến để nói lên cái gian khổ, thiếu thốn ở miền Tây. Ngay cả khi nằm xuống, nhiều tử sĩ cũng không có đủ manh chiếu liệm. Nói “áo bào thay chiếu” là cách nói của người lính chúng tôi, cách nói ước lệ của thơ trước đây để an ủi những đồng chí của mình đã ngã xuống giữa đường.
Bài thơ Tây Tiến tôi làm khi về dự Đại hội toàn quân ở Liên khu III, làng Phù Lưu Chanh (ten một tổng của Hà Nam thời Pháp). Tôi làm thơ rất nhanh, làm xong đọc trước Đại hội, được mọi người hoan nghê liệt nhiệt. Nhân có Nguyễn Huy Tưởng, đại biểu nhà văn ở Việt Bắc về dự, lúc đi, tôi gửi anh luôn. Sau anh Xuân Diệu cho in ngay ở Tạp chí Văn nghệ. Hồi đó tấm lòng và cảm xúc của mình ra sao thì viết vậy. Tôi chả có chút lý luận gì về thơ cả. Dẫu sao bài thơ Tây Tiến có cái hào khí của lãng mạn một thời gắn với lịch sưở kháng chiến anh dũng của dân tộc… Từ Tây Tiến trở đi tôi làm nhiều thơ hơn. Các bài Đường mươi hai, Ngược đường số 6, Đôi mắt người Sơn Tây cũng là những bài thơ mà tôi thích.
Cuối năm 1948, sau chiến dịch Tây Tiến, tôi về làm trưởng tiểu ban tuyên huấn của Trung đoàn 52… Rồi làm trưởng đoàn Văn nghệ Liên khu III.
Tháng 8 năm 1951, tôi xuất ngũ. Còn cái trung đoàn Tây Tiến của tôi, hình như sau này được phân chia, bổ sung để thành lập sư đoàn 320 thì phải.
 
 
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi  Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Người đi Mộc Châu chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng ngưòi trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường đi thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi
 

1 nhận xét:

  1. Bài thơ Tây tiến là bài thơ rất hay và đầy cảm xúc, cảm ơn tác giả

    Trả lờiXóa