Mạc Đình
Đào duy Anh
Ông Đào duy Anh là một nhà học
giả toàn quốc đều biết vì ông đã có công soạn nhiều bộ tự điển và nhiều
bộ sử có giá trị
Thuở nhỏ ông ở Thanh hoá, lớn lên ông theo gia đình vào
Huế học. Xuất thân làm thầy giáo và tham gia Cách mạng trong phong trào
Tân Việt, hồi 1930, sau đó ông quay ra viết sách và xuất bản sách.
Trong kháng chiến, ông lui về Thanh hoá, sống giữa một ngọn đồi hẻo lánh
ở gần Sim, và tiếp tục viết sách.
Năm 1952, ông bị triệu đi Việt Bắc, nhưng lên tới nơi, ông không chịu
nổi khí hậu, bị kiệt dần sức khoẻ, nên đến cuối năm 1953 phải thuê người
"thồ" bằng xe đạp đưa ông trở về Thanh hoá. ít lâu sau ông dạy sử ở
trường Dự bị Đại học. Về hà nội, ông được bổ dạy ở Đại học Văn Khoạ
Ông là người điền đạm, trong các buổi họp ông ít phát biểu ý kiến và mỗi
khi cuộc thảo luận trở nên gay gắt thì ông hay lẩn tránh. Tuy vậy gần
đây ông cũng đứng hẳn về phe đối lập, viết nhiều bài trong Nhân Văn và Giai Phẩm lên
án chính sách của Đảng. Dù sao, ông vẫn là nhà viết sách khảo cứu hơn
là nhà viết báo, nên ông vẫn ưa phân tách tỷ mỷ những sai lầm, hơn là
công kích để đả phá.
Chúng tôi trích mấy đoạn văn sau đây của ông để giới thiệu lối tranh luận khách quan và từ tốn của một nhà sử học, thật là khác hẳn với lối văn "bút chiến" của cụ Phan Khôi hay là của ông Sĩ Ngọc.
Trích Đoạn
Tôi muốn góp một số ý kiến vào vấn đề xây dựng nền học thuật của nước
nhà. Chẳng cần phải thảo luận, ai ai cũng phải thừa nhận rằng nền học
thuật của ta hiện nay thấp kém, lạc hậụ Trong sự nghiệp kiến thiết kinh
tế và văn hoá
để xây dựng một nước Việt Nam dân chủ theo hướng xã hội chủ nghĩa, công
tác học thuật, công tác nghiên cứu khoa học, có một vai trò trọng đại,
vì công tác này mà không phát triển thì không những kiến thiết văn hoá
mà cả kiến thiết kinh tế cũng không thể đi xạ Nhiệm vụ của chúng ta là
phải làm thế nào cho công tác ấy đáp ứng xứng đáng được nhu cầu kiến
thiết. Nhưng muốn nhận định nhiệm vụ ấy ch đứng đắn, cần phải đánh giá
đúng mức tình hình hiện tại của công tác học thuật .
Trong thời kháng chiến, tinh thần mọi người dều căng thẳng hướng về yêu
cầu "tất cả cho tiền tuyến" cho nên cái tình trạng công tác nghiên cứu
khoa học không được săn sóc và người trí thức không được xem trọng.,
tuồng như chẳng đặt ra vấn đề gì. Nhưng từ ngày hoà bình trở lại thì
tình hình khác hẳn. Mọi người, Chính phủ cũng như nhân dân, đều nhận thấy rằng trong sự nghiệp kiến thiết kinh tế và văn hoá,
nghiên cứu khoa học là vô cùng cần thiết. Giới trí thức cảm thấy sâu
sắc rằng đây là cơ hội để họ có thể đem khả năng chuyên môn ra phục vụ
và mọi người đều hi vọng rằng, với sự săn sóc của Chính phủ đối với công
tác nghiên cứu khoa học và sự giúp đỡ của các nước bạn, họ sẽ có điều
kiện hoạt động dễ dàng, khác với cảnh chật vật gay go của thời kháng
chiến.
Thế mà quang cảnh nghiên cứu khoa học chưa thấy khởi sắc, công tác học
thuật vẫn cứ tiêu điều, giới trí thức lại dần dần mất đà phấn khởị Chúng
ta phải có can đảm nhìn nhận thực tế ấy, thành khẩn nhận rõ nguyên nhân thì
mới có thể tìm phương cải thiện tình hình được.
Vì chưa có chính sách cụ thể về vấn đề trí thức cho nên trong quan niệm
của người cán bộ chính trị, có khi là người giữ trách nhiệm điều khiển
và lãnh đạo bực cao, vẫn tồn tại cái thành kiến không tin khả năng của
người trí thức. Do đó, trong thực tế, người trí thức không được cảm
thông nâng đỡ trong yêu cầu chuyên môn của họ, mà trái lại, họ cảm thấy
luôn luôn bị người cán bộ chính trị chèn ép.
Theo tôi thiết nghĩ thì công tác chuyên môn căn bản phải do những nhà
chuyên môn phụ trách-nếu không có đủ thì phải đào tạo mà điều ấy không
phương hại gì cho nguyên tắc chính trị lãnh đạọ
Trong địa hạt khoa học tự nhiên, sự xâm phạm của những cán bộ chính trị
vào địa hạt chuyên môn như thế cố nhiên lằ rất trở ngại cho công tác
chuyên môn, nhất là công tác nghiên cứu khoa học. Trong địa hạt khoa học
xã hội thì mối tệ cũng không kém. Vì khoa học xã hội chịu sự lãnh đạo
của chính trị trực tiếp hơn cho nên người ta rất dễ nghĩ lầm rằng hễ
người có lập trường và năng lực chính trị vững thì tất có điều kiện căn
bản cần thiết để làm công tác về khoa học xã hộị Bởi thế chúng ta thấy
không ít trường hợp, hoặc những cán bộ thuần túy chính trị hoặc những
cán bộ chính trị mượn danh hiệu chuyên môn, được cử ra lãnh đạo một tổ
chức văn hoá
hay học thuật. Như thế thì công tác nghiên cứu khoa học khó lòng được
quan niệm và hướng dẫn đứng đắn. Thái độ quá dễ dãi của người lãnh đạo
đối với sự nghiên cứu, do trình độ chuyên môn còn non gây nên, và thái
độ lũng đoạn học thuật do quan niệm hẹp hòi về lập trường gây nên, có
thể tạo thành cái tác phong nghiên cứu hời hợt, tiếu nghiêm túc và chính
xác, rất có hại cho công cuộc nghiên cứu chân chính.
Tóm lại, chính cái tư tưởng không tin và coi rẻ trí thức đã dẫn đến sự
ứng dụng lệch lạc cái nguyên tắc rất đứng đắn về quyền lãnh đạo của
chính trị, do đó công tác học thuật của chúng ta, về khoa học tự nhiên
cũng như về khoa học xã hội, gặp nhiều cản trở mà vẫn bị hãm vào tình
trạng lạc hậu
Nhưng muốn chấm dứt tình trạng ấy, muốn cho học thuật phát triển được
thì không thể làm thế nào khác được là dựa vào cái cơ sở sẵn có, các nhà
trí thức chuyên môn Việt nam, tức là đạo quân chủ lực của công tác học
thuật.
Do đó vấn đề mấu chốt cần phải giải quyết trước hết để thúc đẩy công tác
học thuật tiến lên là vấn đề trí thức...
Cái điều kiện cuối cùng, mà không thể thiếu được, để cho học thuật phát
triển là tự do tư tưởng, tự do thảo luận. ở đây tôi không vạch ra hạn
chế tự do tư tưởng nói chung vì những công tác quan liêu bè phái, độc
đoán là những cái đã tác hại nghiêm trọng trong mọi ngành công tác. Tôi
chỉ muốn nhấn mạnh hai hình thức hạn chế tự do tư tưởng tác hại nặng
nhất đối với học thuật là bệnh giáo điều và biến chứng của nó là bệnh
sùng bái cá nhân.
Đại hội thứ 20 của Đảng Cộng sản Liên sô đã tố cáo những tác hại của
hai bệnh ấy trong công tác tư tưởng và học thuật , nhất là về khoa học
xã hộị Phần lớn các nhà công tác lý luận cũng như các nhà triết học, sử
học chỉ là "nhắc lại những khuyến cáo, công thức và đề án cũ mà họ đã
lật đi lật lại đủ chiều" (Mi-cai-an) (1). Thậm chí người ta còn cho rằng
"khoa học xã hội chỉ có thể phát triển nhờ những nhân vật phi phàm, các nhà học giả khác chỉ có việc là chú giải và phổ biến những tác phẩm của các lãnh tụ" (Kommounist)(2). ở nước ta thì bệnh giáo điều và sùng bái cá nhân lại
còn trầm trọng hơn, khiến người ta, vô luận bàn vvề vấn đề gì, cũng đều
phải bắt đầu dẫn những đề án của Mác-Ăng-ghen và Lê-nin, hoặc những ý
kiến của Sta-lin hay các lãnh tụ khác, để, hoặc phát triển thêm những ý
kiến ấy, hoặc gò bó tài liệu, xoay xở thế nào để gán vào khuôn khổ của
những công thức rút ra tự những ý kiến ấỵ Xin chỉ một cái tỉ dụ gần đâỵ
Như vấn đề phân kỳ của lịch sử Việt nam và vấn đề hình thành dân tộc ,
chúng tôi nhận thấy rằng nhiều người nghiên cứu không giám có ý kiến gì
mới ngoài những điều các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác hay các vị lãnh
tụ đã nói về các vấn đề ấy (3). Bệnh giáo điều và sùng bái cá nhân lại
dẫn thẳng đến cái tệ tư tưởng độc tôn: hễ thấy ai có ý kiến gì vượt ra
ngoài những công thức cũ, những khuôn khổ sẵn có thì người ta chụp ngay
cho những cái mũ dễ sợ, như cái danh hiệu cải biến chủ nghĩa chẳng hạn,
những mũ như thế rất dễ bịt mồm bịt miệng người tạ
Tư tưởng không tự do thì không thể tự do thảo luận được. Mặc dầu không
ai cấm tranh luận - các nhà lãnh đạo vẫn thường nói nên mở rộng tranh
luận nhưng trong thực tế thì sự thảo luận đã bị thủ tiêu từ gốc rồị
Nghiên cứu hay nghị luận một vấn đề gì, nhiều người chỉ nơm nớp sợ không
khéo thì chệch ra ngoài đường lối tư tưởng chính thống độc tôn. Đối với
những người ấy, công tác học thuật trở thành trò xiếc leo giâỵ Con
đường học thuật phải là con đường cái thênh thang mọi người tự do đi
lại, chứ không phải sợi dây căng của người làm xiếc. Phải trừ bỏ những
bệnh giáo điều và sùng bái cá nhân để
trả lại tự do cho học thuật. Phải áp dụng chính sách "bách gia tranh
minh" mà Đảng Cộng sản Trung quốc thi hành đối với công tác nghiên cứu
khoa học, cái chủ trương mà ông Lục Định Nhất đã giải thích rằng" "Tự do
suy nghĩ độc lập, tự do tranh luận, tự do sáng tác và tự do phê bình,
tự do phát biểu ý kiến của mình". Về điểm này tôi không thể nói gì hơn.
Tôi chỉ xin nhấn mạnh rằng cái tự do chúng ta chủ trương đây, cũng như ý
kiến của ông Lục Định Nhất, không phải là tự do theo lối tư sản, mà là
tự do dân chủ trong nội bộ nhân dân.
Giới trí thức Việt Nam đương chờ đợi một sự giải quyết mạnh bạo và căn
bản.
ĐàO DUY ANH
Chú thích (1) Phiên âm chữ Mikoyan
(2) Tên một tờ báo
(3) Sử gia Việt cộng là ông Trần huy Liệu có viết một bài báo giải thích
rằng: xã hội Việt nam bắt đầu hình thành từ năm 1930 là năm Đảng Cộng
sản Đông dương ra đờị Ông Ddào duy Anh phản đối lý thuyết đó nên ông
viết cuốn "Vấn đề hình thành xã hội Việt Nam", trong đó ông bác thuyết
của ông Liệu và chủ trương rằng xã hội Việt nam đã hình thành từ thời
Bắc thuộc.
Xã hội nào cũng trọng dụng nhân tài, nhưng cũng không thể thái quá và kỷ cương, phép nước phải luôn được tôn trọng
Trả lờiXóa