ĐẶNG PHÙNG QUÂN
Dự thảo từ
điển triết học giản yếu
Đề cương
dự thảo từ điển triết học
Một trong
những khó khăn hàng đầu của việc nghiên
cứu, lý giải và dịch thuật triết học
Tây phương bằng Việt ngữ cho đến
nay vẫn là vấn đề ngôn ngữ. Khó khăn này
đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau: truyền
thống triết học có một thời quãng không dài,
thuật ngữ triết học chưa thống nhất và
hoàn chỉnh, những từ mới phải chứa
đựng khái niệm được lãnh hội
thấu đáo.
Dự
thảo từ điển triết học này nhằm
đáp ứng yêu cầu trước mắt; 1/ triết
học tây phương; 2/ một số những khái
niệm triết học đông phương trong mối
quan hệ với triết học tây phương; 3/
một số những khái niệm tôn giáo trong mối quan
hệ với triết học.
Từ
điển này xây dựng theo trật tự mẫu tự
quốc ngữ, cho nên cũng như những từ
điển của những ngôn ngữ khác, những
mục từ đưa vào không nhất thiết
tương ứng với những từ điển tham
khảo qua những ngôn ngữ khác nhau.
Tuy nhiên,
từ điển này có tham vọng tiến tới hình thành
một bách khoa toàn thư của triết học, ít ra
về mặt thông tin triết lý quảng bác mà một
số từ điển triết học hiện hành
(tiếng Anh, tiếng Pháp) thiếu sót, hoặc sai
lạc.
[Trên
mạng này: những mục từ chưa được
tập đại thành nên có thể tản mạn
trước khi sắp đặt ở chung kết.
Soạn giả hoan nghênh sự tham gia của mọi người
quan tâm đóng góp để từ điển
đạt chất lượng phong phú].
A
A: Chữ
đầu tiên trong mẫu tự quốc ngữ
được dùng nhiều trong những bản văn
triết học như:
1.
như một thuộc từ trong
những ví dụ luận lý học của Aristote: “A không là
B”, trong lý thuyết hoán vị “không A nào là B” thành “không B nào
là A” v.v..[Xem mục về Aristote].
2.
trong nguyên tắc đồng
nhất : A = A, A tượng trưng cho bất kỳ
sự vật nào trong phát biểu “sự vật thì bằng
chính nó”.[X. mục nguyên tắc đồng nhất].
3.
A được nhà luận lý
Lukasiewicz dùng làm ký hiệu đặt trước trong
một mệnh đề ‘Apq’ có nghĩa ‘poq’(p v q).
4.
trong một bài luận văn
nổi tiếng “ La différance” của Jacques Derrida, mở
đầu với câu: tôi sẽ nói về một
chữ. Chữ đó chính là chữ A để Derrida
đưa ra một từ ngữ mới và một khái
niệm mới về sự khác biệt giữa hai từ:
différence và différance. Différance là từ mới Derrida
đề ra cho thấy chỉ có sự khác biệt
đồ họa (graphique): a thay vì e mà không khác
biệt về âm; điều đó cho thấy nó
được viết ra hay được đọc
nhưng không để được nghe (viết hay
đọc khác nhau ở nguyên âm, song phát âm không khác). Do
đó Derrida dẫn đến những hệ luận: không
có văn tự (thuần túy) ngữ âm, có nghĩa là
không có những âm vị/phonè thuần túy ngữ âm;
khác biệt đó cũng không nằm trong trật tự
của khả giác hay khả tri (như thường
thấy trong sự đối lập cơ bản của
triết học, nghĩa là không liên hệ với theorein/lý
luận bắt nguồn từ nhìn hay tri năng/entendement
bắt nguồn từ nghe, có thể nói khác biệt ở
giữa ngôn từ và văn tự; khác biệt về
chữ a cũng không thể trưng ra vì cái gì có
thể trưng ra phải trở nên hiện diện
trong chân lý của nó, song khác biệt này không trưng ra
hiện diện, nghĩa là vượt qua trật tự
của chân lý. Đó là những điểm cơ bản
trong lý luận hủy tạo của Derrida (Xem mục Hủy
tạo, Khác biệt).
A priori, A
posteriori: tiên thiên/tiên nghiệm, hậu thiên/hậu
nghiệm là những từ la tinh phổ biến trong
thuật ngữ triết học xuất hiện nơi
những triết gia Kinh viện như Alberto de Sajonia
đã sử dụng từ thế kỷ XIV, nhưng
những vấn đề đặt ra ngay từ thời
cổ đại như từ cái gì có trước hay
từ cái gì có sau. Theo Aristote, A có trước B về bản
chất có nghĩa là B không thể hiện hữu nếu
không có A, về nhận thức có nghĩa là ta không thể
biết B nếu không biết A. Trong những bản văn
của Descartes, những ý tưởng bẩm sinh
tương tự như ngày nay để chỉ
những ý tưởng tiên thiên. Locke phủ nhận quan
niệm nhận thức chứa đựng những nhân
tố tiên thiên này. Leibniz phân biệt nhận thức
thực tại hậu nghiệm có nghĩa là nhận
thức nó từ cái gì thực sự được phát
hiện trong thế giới bằng những giác quan,
bằng những kết quả của thực tại
trong kinh nghiệm với nhận thức thực
tại tiên nghiệm là nhận thức nó “ qua việc trình
ra nguyên nhân hay sản sinh khả hữu của một
sự vật nhất định”. Do đó có thể nói
đến những chứng cớ tiên nghiệm, và rút ra
“những chân lý hậu nghiệm, hay của sự kiện”
với “những chân lý tiên nghiệm, hay của lý trí”.
Kant phân
biệt tiên nghiệm với hậu nghiệm như
vậy phát xuất từ phân biệt cái gì rút ra từ kinh
nghiệm với cái gì không rút ra từ kinh nghiệm. Phân
biệt tiên nghiệm, hậu nghiệm cũng nằm trong
những phân biệt về tất yếu và ngẫu
nhiên, những chân lý tiên nghiệm là tất yếu và
những chân lý hậu nghiệm có lẽ thường
hằng, giữa phân tích và tổng hợp.
Sự phân
biệt tiên nghiệm/hậu nghiệm đem áp dụng vào
những khái niệm, hay những mệnh đề vẫn
là những nan đề gây nhiều tranh luận: nếu
quả thực có một số chân lý chắc chắn là
tiên nghiệm vì có thể nhận thức độc
lập với kinh nghiệm mà ngay cả những khái
niệm về chúng cũng độc lập với kinh
nghiệm, song không hẳn những khái niệm này là
những ý tưởng bẩm sinh. Một khái niệm
độc lập với kinh nghiệm có thể hoặc
không hẳn là bẩm sinh, vì mặc dù không thể
thủ đắc trực tiếp từ kinh nghiệm,
nhưng kinh nghiệm vẫn là điều kiện thiết
yếu của chúng ta để có khái niệm. Thành thử
vấn đề xét trên bình diện tri thức học
nhưng lại là vấn đề tâm ly học. Khi
thảo luận về những mệnh đề phân tích
có phải là hậu nghiệm, hay những mệnh
đề hậu nghiệm là ngẫu nhiên, hay những
mệnh đề tiên nghiệm là tất yếu trong
triết học của Kant, một nhà triết học
hiện đại Saul A. Kripke trong Naming and
Necessity/Gọi tên và Tất yếu bác bỏ sự phân
biệt rõ ràng giữa tiên nghiệm và phân tích cũng
như giữa hậu nghiệm và tổng hợp.
Ad absurdum: bội
lý dùng trong hình thức luận pháp gọi là giảm
trừ vào bội lý (reductio ad absurdum) nhằm rút ra sự
msâu thuẫn nhất định trong một mệnh
đề và phủ định của nó từ một dãy
tiền đề, dẫn đến việc chỉ ra
một trong những dãy là sai nếu những dãy kia
thực. Zenon ngay từ thời cổ đại đã dùng
luận pháp này. [X. mục những nghịch lý của
Zenon].
Ad hominem: đối
nhân
dùng trong luận pháp gọi là đối nhân chứng
cớ thường thấy trong hai loại. Loại
thứ nhất là một chứng cớ giả mà những
tiền đề nhắm công kích thẳng vào một cá nhân
trong khi kết luận có ý buộc tội sự giả trá
của luận đề y nêu ra. Loại thứ hai là
luận pháp dùng một điều gì làm tiền đề
được phe khác chấp nhận nhưng người
biện luận chưa chắc chấp nhận và rút ra
một hệ quả phe kia không thể chấp nhận.
A dicto
secundum quid ad dictum simpliciter: từ một câu có chất
lượng đến cùngt câu đó không có chất
lượng dừng trong luận lý cổ điển
để chỉ một ngụy biện được
biết đến như sự ngụy biện
đảo ngượccửa ngẫu nhiên.
A dicto
simpliciter ad dictum secundum quid: từ một câu không có
chất lượng đến cùng câu đó có chất
lượng trơng luận lý cổ điển
nhằm chỉ ra một ngụy biện được
biết như là ngụy biện của ngẫu nhiên.
A fortiori: từ
mạnh hơn dùng trong một câu để nhấn
mạnh hơn, thí dụ ‘mọi người đều
chết’ , vậy huống chi mọi người Tàu
cũng phải chết. Luận pháp này gọi là argumentum
a fortiori.
Abbagnano,
Nicola: Triết gia hiện sinh người Ý, sinh
năm 1901, quan niệm một triết lý về cái khả
hữu, trong tác phẩm Possibilità e libertà/Khả hữu
tính và tự do (1986). Abbagnano phân chia hai xu hướng
chính của phong trào hiện sinh: một bên là Heidegger
(thời kỳ đầu) với Jaspers và Sartre giản
lược những khả năng của con người
vào những bất khả với con người hữu
hạn dẫn tới thất bại, một bên là Marcel,
Lavelle và Le Senne biến những khả năng của con người
thành những tiềm năng mưu tới thành công ở
chung cuộc. Tuy hai xu hướng này có những dị
biệt về nguyên tắc, song chia xẻ một cơ
sở chung có tính tiêu cực vì dầu thế nào cũng
vẫn là làm cho khả hữu thành bất khả. Để
đối lập với chủ nghĩa hiện sinh tiêu cực
này, Abbagnano đề xuất một chủ nghĩa
hiện sinh tích cực lấy nguyên tắc chỉ
đạo là “khả hữu của khả hữu, hay dùng
thuật ngữ của Kant là “khả hữu siêu
nghiệm”. Abbagnano có ý liên kết Kant với Kierkegaard khi
giảm trừ bảng những phạm trù của Kant vào
một cặp đối lập duy nhất là tất
yếu và phi tất yếu, thay vì những cặp khả
hữu/bất khả hữu, hiện hữu/phi hiện
hữu, tất yếu/ngẫu nhiên, vì theo ông những
cặp phạm trù này không thực sự đối
lập. Mọi khả hữu đều có hai mặt tiêu
cực và tích cực và có một quan hệ luận lý
giữa khả hữu và tự do: vấn đề về
giá trị là vấn đề con người phải
trở thành như thế nào gắn liền với cái
tương ứng đạo đức là con người
có thể trở thành như thế nào là một khả
hữu thực nghiệm. Hiểu như vậy thì
luận lý của khả hữu trùng hợp với
những đạo đức của khả hữu. Đây
cũng là nét đặc thù trong triết học hiện sinh
của Abbagnano.
Ahimsà: không sát
sinh là
tiếng sanskrit chỉ việc tránh sát hại mọi
loại sinh vật qua tư tưởng, lời nói và hành
động, là một trong năm đức tính của
bước đầu (yama) của Du già và Phật giáo. Quan
niệm này phát xuất từ niềm tin là mọi sinh
vật phát xuất từ một loại, và luân hồi từ
loài cao cấp tới hạ đẳng.
Abhàsa-Chaitanya:
nguyên
ngữ sanskrit, abhàsa có nghĩa là diện mạo, phản
ảnh, và chaitanya là ý thức để
chỉ ý thức tuyệt đối phản ánh nơi tâm
con người. Con người cá thể, ràng buộc trong
cái ngã (jìva) khi đạt được phản ảnh này
qua ý thức mà nhờ đó phát hiện được ý
thức tuyệt đối, có nghĩa là đồng
nhất với đại ngã/brahman. Trong vận
động vượt khỏi hữu hạn, nhận ra được
cái chân tự ngã/atman để thống nhất với
đại ngã là đạt tới giải thoát. Có thể
đối chiếu với tự thức trong biện
chứng Hegel để đạt tới Tri thức
tuyệt đối/absolute Wissen.
Âm
dương/Yin yang: Âm/Yin và Dương/Yang là hai khái
niệm cơ bản của tư tưởng biện
chứng trong triết học phương đông. Khái
niệm âm/dương đã du nhập vào tư
tưởng phương tây, song trước hết là
một khái niệm tương đương trong khoa
học tự nhiên (toán học, vật lý học v.v..)
để chỉ lưỡng cực, đối lập.
1.
Quan niệm âm/dương ngay
từ thời cổ đại đã được hình
thành trong Dịch truyện: Nhất âm nhất
dương chi vị đạo (Hệ Từ
thượng truyện), có nghĩa là đạo có cơ
sở là âm dương, tác động lẫn nhau, thúc
đẩy sự vận động biến hóa và phát
triển. Quy luật phát triển âm/dương này là
một quá trình tam thế, vận động giao hòa
giữa trời đất và người, như quan
niệm bổ xung trong tư tưởng triết học
và khoa học hiện đại. (Xem mục Thuyết
bổ xung).
1.
Quan niệm âm dương
được xác định uyên nguyên trong Đạo
đức kinh: Đạo sinh nhất, nhất sinh
nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật (chương
42), từ một sinh ra hai, có nghĩa là trời
đất, âm dương giao hòa, tuần hoàn và chuyển
hóa gồm hai mặt đối lập, có và không có, khó và
dễ, dài và ngắn, cao và thấp, âm và thanh, trước
và sau, nói lên vận động của đạo phản (X.
ch. 40: phản giả đạo chi động,
nhược giả đạo chi dụng/ phản là
vận động của đạo, nhược là
chức năng của đạo), còn nói rõ hơn ý
nghĩa của vạn vật sinh ra từ hữu và
hữu sinh ra từ vô. Quan niệm này được khai
triển trong những sách Lã Thị Xuân thu, Hoàng đế
nội kinh cũng xuất hiên vào thời Chiến
quốc, Lão tử chú của Vương Bật (226-49
T.L.) thời Ngụy Tấn.
3.
Tại sao lại là ba? Quy trình tam
thế này là vận động biện chứng như
đã xác định rõ ràng trong chương 42 của
Đạo đức kinh dẫn trên. Điều này có mâu
thuẫn với lý giải của Nho gia không? Sự khác
biệt giữa hai phái trụ ở chỗ góc nhìn từ
hữu hay từ vô, song không khác biệt khi đi lên uyên
nguyên là Thái cực, hay Thái Nhất, vận động
biến hóa của âm và dương cùng tác động hài hòa
qua lại giữa âm và dương là ba. Điều này có
thể minh họa ngay trong Mỹ học: nghệ thuật
sơn thủy sử dụng âm sắc điều hợp
ánh sáng tác động giữa tối/âm và sáng/dương
trên bút/mực tạo ra rỗng và đầy; Họa
sư Thạch Đào (1641-1710) lý giải “núi là biển và
biển là núi. Núi và biển biết sự thật trong tri
giác của tôi: mọi sự ở nơi người, trong
năng lực tự do của bút và mực” – sơn
thủy chứa đựng những quy luật cơ
bản của đại vũ trụ, liên hệ cơ
hũu với tiểu vũ trụ là con người, trong
âm có dương, trong dương có âm hài hòa trong tam tài (thiên-địa-nhân).
4.
Vào cuối thời Chiến
quốc, Trâu Diễn (305-240 trước Tây lịch)
được coi là nhà tư tưởng đại
biểu của Âm dương gia, đã tổng hợp khái
niệm âm/dương và ngũ hành, mặc dầu khái
niệm âm dương đã từng được nói
đến trong Tả truyện, Đạo đức kinh,
Trang tử…và khái niệm ngũ hành từng được
bàn trong Sử ký, Mặc tử,Tuân tử, Tả truyện
và Quốc ngữ. Trâu Diễn đã luận về thăng
trầm của âm dương, những hiện
tượng biến đổi kỳ lạ, trời cao,
đất thấp, do đó có càn/khôn, biến hóa hình thành.
5.
Thiệu Ung (1011-77), thụy là Khang
tiết, là triết gia độc đáo nhất trong giòng
lịch sử triết học Trung quốc, không những
ông đã coi tâm và đạo là những phạm trù cơ
bản của triết học, âm dương là quy luật
mâu thuẫn phổ biến nhất khi quan niệm: thái
cực đã phân, lưỡng nghi đã lập, giao hợp
của dương với âm ở dưới, của âm
giao với dương ở trên, sinh ra tứ
tượng để lý giải vận hành vũ
trụ từ cơ sở kinh Dịch, ông còn suy luận
trên cơ sở tượng số qua những tác phẩm Hoàng
cực kinh thế, Tiên thiên đồ. Trong “Quan vật
thiên” của Hoàng cực kinh thế, Thiệu Ung quan
niệm “Đạo là Thái cực”, và “Tâm là Thái cực”
để chỉ mối quan hệ giữa đạo, tâm
và thái cực: Thái cực là một bất động, sinh
ra hai, tức phân ra làm âm dương, biến hóa thần
diệu, thần sinh ra số, số sinh ra tượng,
tượng sinh ra khí. Lại phân biệt âm là số
chẵn, dương là số lẻ: vì thế một chia
ra thành 2, 2 chia ra thành 4, 4 thành 8, 8 thành 16, 16 thành 32, và 32 thành
64, đó là con số của 64 quẻ.
Trong khoa
số luận (numerology) nghiên cứu chuyên sâu về kinh Dịch
xác định 1,3,5,7,9 thuộc về Trời và
2,4,6,8,10 thuộc về Đất, tóm lại là 10.
Thiệu Ung được coi là tác giả của Tiên Thiên
Đồ và Phương vị Sáu mươi tư quẻ
của Phục Hy, ông còn dựa trên lý số 4 lấy
đơn vị cổ truyền 30 năm là một thế
(hệ), một vận có 12 thế (như ngày có 12
thời) tức 260 năm, một hội có 30 vận
(như tháng có 30 ngày) hay 10,800 năm và một nguyên có 12
hội (như năm có 12 tháng) hay 129,600 năm để luận
về cuộc Đại hóa của vũ trụ. Theo ông,
trong ba hội đầu tiên, giống như 3 tháng
đầu năm, hay 3 thời đầu của ngày là lúc
Dương bắt đầu lên và mọi sự tăng
tiến dần; 3 hội đầu này là thời khai sinh ra
trời, đất và người; đến cuối
hội thứ sáu, tức là 64,800 năm là lúc Dương
cực thịnh, và đó là thời Nghiêu Thuấn. Ở vào
thời đại của ông, tức là 75,600 năm hay
thế kỷ 11 là lúc Âm trưởng, Dương tiêu.
Với toán
số hiện đại, có thể gọi Âm là số 0,
Dương là số 1, đọc toàn đồ trên
dưới dạng Lưỡng nghi: 0,1; Tứ
tượng: 00,01,10,11; Bát quái: 000,001,010,011,100,101,110,111
Tiên thiên đồ có thể coi như thuộc số
nhị phân từ 0 đến 63 tương ứng với
số học nhị phân của Leibniz, như nền
tảng của tư tưởng nhị phân về cấu
trúc và hình thành vũ trụ.
6.
Vương Phu Chi (1619-92) vào thế
kỷ 17 đã tập đại thành cơ sở lý
đạo học của những thế kỷ
trước khi quan niệm về lý là quy luật vận
động thể hiện cái trật tự điều
hòa mà cơ sở của quá trình này đã được
phát biểu trong kinh Dịch: nhất âm nhất dương
gọi là đạo, song theo Vương, âm dương và
đạo không là ba mà chỉ là hai. Một nhà triết
học Pháp hiện đại F. Jullien nhận ra trong tư
tưởng về quá trình này sinh ra một luận lý
về tác động qua lại của tính lưỡng
phân/tương ứng lập thành cấu trúc của
mọi thực tại giữa cái ẩn và cái hiện
(latent/potent), hình và vô hình là quan hệ của tiềm ẩn
với hiện thành của nó. Ông cho tư tưởng
của Vương Phu Chi là một tư tưởng duy
vật (Xem ĐPQ, Triết học Đông/Tây trong Gió
Văn, số 2, tháng 11 2003).
Althusser,
Louis: Triết
gia Pháp sinh năm 1918 tại thành phố Birmandreis gần
Alger thủ đô của Algérie và mất năm 1990
ở Paris. Ông
sống ở Algérie cho mãi đến năm 1930 mới sang
Pháp khi gia đình dời về đây. Năm 1939 ông
được nhận vào trường Cao đẳng
Sư phạm đường Ulm, song xẩy ra thế
chiến II, nhập ngũ và bị người Đức
cầm tù hơn bốn năm, cho nên sau chiến tranh
mới tiếp tục con đường học vấn và
thi đậu thạc sĩ vào năm 1948. Trong thời gian theo
học, ông có cơ hội quen biết những
người thày như Jean-Toussaint Desanti và Trần
Đức Thảo là những nhà hiện tượng
luận có xu hướng Mác xít. Trong hai phần Tự
truyện Tương lai kéo dài lâu/L’avenir dure longtemps và
Những sự việc/Les Faits ông nhắc lại
hai lần câu nói rất tâm đắc của Thảo:
“Tất cả các bạn là những cái tôi siêu
nghiệm bình đẳng” và ông xem Thảo và Desanti đã mang
lại những hy vọng cho thế hệ ông. Những
người này hẳn có ảnh hưởng trong hình thành
trí thức của Althusser, vì luận văn đầu tiên
của ông là “Về nội dung trong tư tưởng
Hegel”/Du contenu dans la pensée de G.W.F.Hegel (1947) dưới sự
bảo trợ của Bachelard chỉ ra sự tiếp
cận đối với Hegel và Marx, cũng như với
những nhà tư tưởng đương đại
như Nicolai Hartmann (Althusser học hỏi được
ở Hartmann sự phân biệt những biện
chứng thực với biện chứng hình thức; Lukács
vào cuối đời cũng tìm thấy ở hữu
thể luận của Hartmann một hướng đi
của tư tưởng). Năm 1948 Althusser
được chỉ định làm trợ giáo/caiman
ở Trường Cao đẳng Sư phạm và giảng
dạy ở đây cho đến năm 1980, thời
chấm dứt sự nghiệp giáo dục của ông. Trong
những người học trò của ông, phải kể
đến Michel Foucault và J. Derrida. Những tác phẩm
xuất bản đầu tiên của ông như Montesquieu,
la politique et l’histoire/chính trị và lịch sử (1959), biên
tập và dịch những bài viết của Feuerbach
dưới tiêu đề Tuyên ngôn triết lý/Manifestes
philosophiques (1960).
Phải
đợi tới 1965, một lượng những tác
phẩm xuất hiện dưới hình thức tập
thể như Đọc bộ Tư bản/Lire le
Capital (với Etienne Balibar và nhiều người khác), Vì
Marx/PourMarx (1965), Lénine và triết học/Lénine et la
philosoiphie (1969), Triết học và triết học tự
phát của những nhà thông thái/philosophie et la philosophie
spontanée des savants (1971) ông mới thực sự là một
nhà tư tưởng Mác-xít khai phá.
Những
luận điểm khai phá chủ nghĩa Marx của ông là:
Một
đoạn tuyệt tri thức của Marx thời
trưởng thành với Marx thời trẻ, có nghĩa là
đối lập một Marx nhà lý luận khoa học
với Marx của chủ nghĩa nhân bản. Althusser bài bác
những ảnh hưởng của Hegel trong chủ
nghĩa Mác qua cơ sở “đoạn tuyệt nhận
thức" này để có thể quan niệm sự khác
biệt giữa cấu trúc của biện chứng Mác-xít
với biện chứng Hegel trên căn bản “siêu
quyết định” (là một khái niệm mượn
từ phân tâm học Freud). Ông nhận xét mâu thuẫn không
thể tách rời với cấu trúc của toàn thể
bộ phận xã hội mà nó diễn ra trong đó; mọi
mâu thuẫn trong một hình thái xã hội đều có tính
siêu quyết định như thế.
Althusser coi
Marx đã kế thừa Spinoza khi áp dụng lối nghiên
cứu thuần lý, toán học vào nghiên cứu xã hội,
phân biệt đối tượng thực với
đối tượng của tư duy. Để
đọc Marx, ông đề nghị một lối
đọc theo triệu chứng khác với lối
đọc bề mặt dựa trên bản văn, vì
đọc không phải là kiểm tra mà là xây dựng
lại những điều kiện để khai phá ý
nghĩa thực của bản văn.
Theo ông,
chủ nghĩa Mác có hai bộ phận: chủ nghĩa duy
vật lịch sử là khoa học và chủ nghĩa duy
vật biện chứng là triết học. Ông phát hiện
ra Marx đã xây dựng một đại lục mới là
khoa học lịch sử, so với đại lục toán
học của những nhà tư tưởng hy lạp
và đại lục vật lý khởi từ Galilée.
Ông quan
niệm lịch sử nơi Marx như một quá trình không
chủ thể, có nghĩa là không phải con người làm
ra lịch sử, mà là quần chúng trong những quan hệ
đấu tranh giai cấp, chỉ có quá trình dưới
dạng những quan hệ, ở đây là những quan
hệ sản xuất. Phương thức sản xuất
là đối tượng duy nhất của chủ
nghĩa duy vật lịch sử.. Chính từ quan niệm
này, Althusser được coi là một đại biểu
của tư trào cấu trúc luận trong những thập
niên 60 của thế kỷ hai mươi. (Xem chương
7: Lý luận về lịch sử trong ĐPQ: Phê phán
hệ tư tưởng Mác-xít (2002).
Nói
đến Althusser, không thể bỏ qua cuộc
đời và con người của ông trong một bi
kịch của một người thác loạn thần kinh
đã đi tới kết thúc là xiết cổ bà vợ
Hélène Rytmann-Legotien đến chết. Những tự
truyện của ông nói đến nói trên là những bản
văn có thể đọc theo cách đọc triệu
chưng mà chính Althusser đã nêu ra, để giải đáp
vấn nạn về những tác phẩm ông đưa ra
khai phá mới chủ nghĩa Mác, với tinh thần
một người thác loạn, cái này có thể bổ xung
cho cái kia? Hay chính “lý luận thực tiễn” (như tên
gọi “triết học” theo Althusser) ấy chính sự
thất bại của một lý luận thác loạn? (Xem
“Ngoại truyện” trong ĐPQ, Tự truyện (1997).
Aristote/Aristoteles/Aristotle:
triết
gia lớn thời cổ đại hy lạp, sinh vào
năm 384/3 và mất năm 322/1 trước T.L. Cùng với
Platon, đại triết gia khác thời cổ đại
mở ra hai con đường lớn suốt giòng lịch
sử triết học phương tây. Nếu Platon
được coi là một đỉnh cao thần thánh thì
Aristote là một nhân vật quan trọng nhất, ngự
trị vận hành tư tưởng phương tây,
từ khai phá qua những triết gia ả rập thời
trung cổ, đến độ ngay những nhà tư
tưởng không đọc ông cũng chịu ảnh
hưởng triết lý của ông mà không hay biết.
Tầm
ảnh hưởng của Aristote quan trọng ra sao,
trước hết cần phải tìm hiểu về
chủ nghĩa Aristote hơn hai ngàn năm qua:
Chủ
nghĩa Aristote được nói đến không hẳn là
triết học của Aristote mà do những nhà tư
tưởng về sau sử dụng học thuyết
của ông và những thiết bị khái niệm cũng
như phương pháp luận. Chẳng hạn tư
tưởng của ông qua những lý giải của
triết gia Ả rập như Avicenna (ibn-Sina) ở
khoảng thế kỷ 9/10, Avempace (ibn-Bajjah), Averroes
(ibn-Rushd) ở thế kỷ 12, đã du nhập vào
triết học thời Trung cổ ở phương tây. Trong
thế kỷ 13, Aquinas đã khai triển những công trình
khoa học và luận lý Aristote mở đầu cho
triết học Thomism và Kinh viện. Tuy giòng triết
học này có lu mờ vào thời Phục hưng, song
những khái niệm và tinh thần phê bình của tư
tưởng Aristote vẫn được nhiều nhà
triết học và khoa học sử dụng , như
William of Ockham trong luận lý học, William Harvey trong sinh lý
học, Leibniz trong vật lý học…Những lý giải
của Brentano trong lãnh vực tâm lý và siêu hình học đã
khai thức cho Heidegger nghiên cứu ý nghĩa
của hữu thể.
Aristote sinh
vào khoảng 385 hay 384 trước Tây lịch ở Stagira,
thành phố của xứ Macedonia, cùng thời với
Démosthène. Khoảng 368/7 ở tuổi 18, Aristote
đến Athens theo học ở học viện Academy
của Platon và ở lại đây cho đến khi Platon
mất (347 tr. TL), ông đến Assos vùng Tiểu Á
bắt tay vào những công trình nghiên cứu triết học
và sinh học với những học giả
đương thời. Đến năm 343 ông được
mời trở lại Macedonia làm giáo phụ cho con trai
vua Philip II lúc bấy giờ mới 13 tuổi và trở
thành Đại đế Alexander sau này. Ông rời Macedonia vào
năm 335 trở lại Athens mở học viện
Lyceum. Từ ngữ Peripatetic có nghĩa là “người
đi dạo” để chỉ các môn đệ của
Aristote bắt nguồn từ chữ Peripatos (một
loại quan môn ở đó Aristote và học trò vừa đi
vừa tranh luận). Aristote dạy ở Lyceum 12 năm
với công trình giảng huấn mọi khoa kiến
thức, lập thư viện với những bộ
sưu tập động vật và thực vật. Khi
Alexander chết trên đường viễn chinh, một
phong trào chống Macedonia nổi dậy, kết án Arisote
tội nghịch giáo khiến Aristote phải bỏ Athens
lánh về Chalcis, mà theo truyền tụng ông nói “để
tránh cho người ở Athens “phạm một tội ác
lần thứ hai chống lại triết học”. Ông
mất tại đây năm sau, thọ 62 tuổi.
Những
bản văn của Aristote chia làm hai nhóm: những tác
phẩm do ông xuất bản: Những tác phẩm công
truyền xuất bản lúc sinh thời nay đã thất
lạc, chỉ còn lại những trích đoạn hoặc
mô phỏng, những tác phẩm về mặt văn
chương có thể so sánh với những tác phẩm
của Platon. Những tác phẩm khẩu
truyền/akroamatisch (do từ hy lạp “akroamatikos” có
nghĩa là nghe) là những bài giảng lưu hành trong
nội bộ trường, được Andronicus
xuất bản lần đầu vào khoảng thời gian
43/20 tr.T.L. Andronicus cũng là một nhà triết học nên
đã sắp đặt những bài viết của Aristote
theo một sơ đồ giáo khoa, bắt đầu
từ luận lý học , đặt siêu hình học sau
vật lý học và những khảo luận tu từ và thi
pháp ở sau cùng.
Những tác
phẩm còn được bảo toàn theo thứ tự
của Andronicus:
Về
luận lý học: Bộ Organon gồm Phạm
trù/Katêgoriai (khảo sát những từ ngữ và riêng)–
Về lý giải/Peri ermeneias (về những lý luận
mệnh đề– Phân tích sơ và thứ cấp/Analytica
protera-histeria (lý luận khái quát chứ minh sự thiết
yếu của tam đọn luận) – Topica (lý luận
biện chứng) – Sophistici elenchi (Phản bác
ngụy biện dường như là thiên 9 của cuốn
trên).
Về
vật lý: Bộ Phusikè akroasis gồm 8 quyển, 4
quyển đầu khảo lý thuyết thiên nhiên và
những nguyên lý, 4 quyển sau là lý thuyết vận
động.Về trời/Peri ouranou, Về sinh thành và tàn
diệt/De Generatione et Corruptione, Thiên văn luận.
Về tâm
lý: Linh hồn/Peri psychè, Những thiên tiểu luận
về tự nhiên/Parva Naturalia như Về ký ức và
hồi niệm, giấc mộng,giấc ngủ và lúc
tỉnh,thần hóa qua giấc mộng, khảo về giác
quan và những khả xúc.
Về
lịch sử thiên nhiên như những khảo cứu
về động vật/De animalium historia (từ historia nhu
Hérodote đã dùng để chỉ “sưu tập những
sự kiện”), Về những thành phần động
vật/De partibus animalium, chuyển động của
động vật/De incessu animalium, sinh sản của
động vật/De generatione animalium.
Về
triết học như Siêu hình học luận về
đệ nhất triết học/Peri tes protes philosophias,
Đạo đức cho Nicomaque/Ethica Nicomachea, Đạo
đức cho Eudeme/Ethica Eudemia, Khái luận đạo đức/Ethica
megala, Chính trị/Politika, Tu từ học, Thi pháp.
Tư
tưởng Aristote không diễn ra từ những thành
quả khởi từ những nguyên tắc, mà có tính đa
nguyên và thống nhất cần phải khai phá. Aristote
đã bận tâm trước hết minh giải những lý
do triết lý về việc đoạn giao với học
thuyết Platon, nên ngay đầu tác phẩm Ethica
Nicomachea, ông khẳng định là nếu tình bạn và
chân lý đối với ông rất thân thiết, nhưng ông
cũng phải chọn lựa chân lý hơn tình bạn. Theo
Aristote, mọi mô thức ý niệm phải tương
ứng với một thành phần khác gọi là chất
thể. Như vậy phải hy sinh học thuyết Ý
niệm (Platon) để nhận thức chân lý mọi sự
vật.
Khác với
trường phái Platon phân chia ba loại: đạo
đức học, vật lý học và biện chứng
pháp, Aristote phân chia ba loại triết học: lý luận,
thực tiễn và sáng tạo/poiesis. Triết học lý
luận lại chia ra triết học thứ nhất,
vật lý học và toán học; triết học thực
tiễn gồm đạo đức học, chính trị
học và những hoạt động khác. Như vậy
vắng mặt hai môn học quan trọng mà tư
tưởng và phát triển lý luận Aristote gắn bó là
siêu hình học và luận lý học?
Để
giải thích sự vắng mặt của luận lý
học trong bảng phân loại các triết học của
Aristote, có thể dựa vào một đoạn văn trong
tác phẩm sau này thường được gọi là Siêu
hình học: việc nghiên cứu các phép phân tích phải
đi trước nghiên cứu các khoa học khác. Như
vậy nhà triết học phải khảo những nguyên
tắc tam đoạn luận trước khi nghiên cứu
bản chất của mọi bản thể.
Luận lý
học/Logica để chỉ môn học chưa có danh
xưng nơi Aristote, mà tác phẩm của ông mang tên Organon
để chỉ công cụ của nghiên cứu. Như
đã mô tả ở trên những thiên biên khảo trong
bộ Organon, Aristote khảo sát những cơ cấu chung
của mọi lý luận, những phương thức lý
luận dưới hình thức tam đoạn
luận, cơ sở của luận lý hình thức tuy không
minh bạch như những nhà luận lý hiện
đại.
Tác phẩm Phạm
trù/Kategoriai khởi sự khảo sát những sự
kiện ngữ học, phân biệt những điều
được nói không có tổng hợp với những
điều trong tổ hợp chẳng hạn như
chữ, câu và mệnh đề. Cái gì vừa có tính
đồng nhất của khái niệm và tính chung của
từ ngữ thì được gọi là đồng
nghĩa. Phạm trù/kategorein hiểu theo Aristote là những
đồng nghĩa đơn giản và tổng quát
nhất. Mười phạm trù của Aristote là: Bản
thể/ousia gồm bản thể đệ nhất/prôtè
ousia là chủ thể và không bao giờ là thuộc từ và
bản thể đệ nhị/deutera ousia là những
chủng và loại được xác định bởi
một chủ thể nhưng không hiện diện trong
một chủ thể (ví dụ: loài người hay loài
vật là những bản thể đệ nhị,
nhưng người này hay con vật này là những bản
thể đệ nhất); lượng/poson là những gì
có thể phân chia thành hai hay nhiều của một toàn
thể, có thể liên tục hay gián đoạn; phẩm/poion
là cái mà nhờ đó những sự vật được
định tính (phẩm là sự khác biệt/diaphora của
bản thể); tương giao/pros ti gồm những
tương giao bằng số không xác định hay xác
định; địa điểm/pou; thời gian/pote;
vị trí/keisthai (ví dụ: hắn ngồi); điều
kiện/echein; hoạt động/poiein và thụ
động/paschein. Hai phạm trù ‘vị trí’ và ‘điều
kiện’ chỉ được nói đến trong hai thiên Kategoriai
vaø Topica.Aristote đã phân chia hai chức năng
của liên từ/copula, một chức năng của
sự vật được nói qua một chủ thể
(dicitur de subjecto) và một chức năng theo đó sự
vật ở trong chủ thể (in subjecto est). Liên từ est
có hai ý nghĩa: dùng trong một mệnh đề
để nối hai danh từ đồng chất trừu
tượng hay cụ thể, đó là ý nghĩa của de
subjecto dicitur; dùng trong một mệnh đề để
nối một danh từ cụ thể với một
tĩnh từ cùng loại âm của một danh từ
trừu tượng theo cách est in subjecto.
Những nhà
triết học về sau như Descartes và Locke phân
biệt ba phạm trù: bản thể, cách thế và
tương giao, phái Kinh viện/Scholastik quan niệm sáu
phạm trù như Hữu thể hay bản thể,
phẩm, lượng, vận động, tương giao,
hoạt động [X. mục phạm trù].
Trong
Analytica protera, Aristote xây dựng lý thuyết của tam
đoạn luận, nghĩa là một lý thuyết không xét
đến chân lý hay không chân lý của những tiền
đề. Một tam đoạn luận được
cấu tạo bởi ba mệnh đề: đại
tiền đề, tiểu tiền đề và kết
luận. Tam đoạn luận nhằm chứng thực
sự phụ thuộc của một thuộc từ
(đại tiền đề) vào một chủ từ
(tiểu tiền đề) qua tham gia của một
hạn từ trong gian/to meson.[X. mục tam đoạn
luận].
Học
thuyết tam đoạn luận/sullogismós trở thành trung
tâm điểm cả luận lý học Aristote. Ông
đối lập tam đoạn luận (hay phép diễn
dịch) với phép quy nạp như hai cách thế cơ
bản của tiến trình tư tưởng.Phép diễn
dịch đi từ phổ quát tới đặc thù,
ưu tiên và khả tri hơn về mặt bản chất
còn quy nạp đi từ đặc thù tới phổ quát
xác tín hơn và khả tri hơn theo cảm giác.Nguyên lý làm
nền tảng cho phép quy nạp là cảm giác. Cảm giác
này là tư tưởng trực giác/noũs.
Lý học
của Aristote bao gồm một lãnh vực khá rộng
lớn: nó là một lý thuyết tổng quát về thế
giới bất động cũng như nghiên cứu sinh
vật dưới mọi trạng thái tâm lý, sinh lý v.v. Lý
học/phusikè akroasis khảo sát những nguyên nhân
đầu tiên của thiên nhiện và mọi loại
chuyển động tự nhiên. Aristote muốn chứng
minh rằng nếu người ta chỉ nêu ra một nguyên
nhân duy nhất, chuyển động không thể khả
hữu. Sự lầm lẫn này do phái Parménide chủ
trương hữu thể là một, không có thực
tại nào khác hơn thực tại của bản thể.
Aristote quan niệm một chuyển động dẫn
đến nhận thức hữu thể vừa là một
và là phức thể: nhất thể trong hiện thể.
Theo ông, có ba nguyên lý về chuyển động: mô
thức/morphê hay eidos, khiếm khuyết/mè on và chất
thể/hyle. Chất thể và mô thức là những khái
niệm tương ứng. Aristote thường chỉ
thị sự tương cận giữa mô thức với
những nguyên nhân kỳ thành và cứu cánh, khi quan niệm
mô thức là sơ đồ kiến trúc để tạo
ra một tác phẩm đặc thù của thiên nhiên hay
nghệ thuật. Khoa học có nhiệm vụ khai phá
nhữngnguyên nhân thực của quá trình diễn biến
của tự nhiên là chất thể, mô thức, nguồn
gốc của biến chuyển (nguyên nhân kỳ thành) và chung
cuộc của quá trình diễn biến đạt
được (nguyên nhân cứu cánh).
Cũng
như Empéocle, Aristote nhìn nhận có bốn đơn
chất (tứ đại) là lửa, khí, đất và
nước. Thiên cuối của bộ Lý học chứng
minh biến chuyển vật lý không thể chứng
thực nếu không đối chiếu với một
nguyên nhân không có tính vật lý, là nguyên nhân cứu cánh cho
chuyển động không ngừng của thế giới
chúng ta.Đó là động cơ thứ nhất/proton
kinoũn không chuyển động.
Thiên
khảo luận về linh hồn/Peri psychès xây dựng khoa
tâm lý học Aristote khảo sát tâm/psyche phân biệt vói
trí/nous, một bên không thể hiện hữu độc
lập với vật chất, một bên thì vô chất. Ông
đưa ra một quan niệm ngược lại với
sự phân biệt nhị nguyên triệt để giữa
linh hồn và thể xác nơi Platon khi xác nhận tâm là mô
thức của thân thể. Tâm có những quan năng dinh
dưỡng/thretikè, cảm xúc/aisthetikè, suy tư/dianoêtikè
cơ động/kinêtikè và dục vọng/orektike. Ông
cũng phân biệt hai loại tri thức thụ
động/pathetikos noũs và tri thức hoạt
động/poiêtikos noũs: “Nếu không có tri thức thì
không có gì suy tưởng cả.”
Tri thức
như ông phân biệt làm ba loại: lý luận, thực hành
và sáng tạo. Các khoa thực tiễn phụ thuộc vào
khoa chính trị, khoa học điều khiển toàn thể
đời sống con người trong một cộng
đồng như đô thị, hay quốc gia. Đạo
đức học chỉ là một phần của khoa chính
trị. Trong phần cuối tác phẩm Ethica Nicomachea,
ông dẫn khởi ý tưởng về sự hoàn thiện
của cá tính con người là cứu cánh, trong khi
đời sống cộng đồng và pháp luật là
những phương tiện., song ở mt chỗ khác, ông
lại nhận xét đời sống con người
hoàn thiện chỉ có thể thực hiện trong cộng
đồng. Cũng như nhiều triết gia Hy lạp
cổ đại, Aristote quan niệm có một sự
thống nhất trong những cứu cánh của con
người, cứu cánh này là Eudaimonia/an lạc, hạnh
phúc, điều thiện tột cùng đáp ứng yêu
cầu trên. Eudaimonia ở trạng thái hiện thể, hòa
nhập với lý trí/noũs, nghĩa là vói bản tính lý trí
nơi con người, hòa nhập với đức
hạnh và vì có nhiều đức hạnh nên nó hòa
nhập với đức hạnh nào hoàn hảo nhất, thể
hiện trong suốt đời sống. Hạnh
phúc/eudaimonia đó là hạnh phúc ở cuộc đời
này, hạnh phúc trần gian.
Tư
tưởng Aristote ở dỉnh cao nhất trong dòng
lịch sử triết học phương tây là xây
dựng khoa Siêu hình học, mặc dầu từ này không
phải của Aristote, để chỉ môn học về
hữu thể, còn chính ông thường dùng từ minh
trí/sophia, triết lý/philosophia, đệ nhất triết
học. Thực sự ông đã chỉ những bản
viết của ông dưới một cái tên là đệ
nhất triết học/peri tes ptotês philosophias. Nhan
đề ‘siêu hình học/meta ta phusika xuất hiện
lần thứ nhất nơi Nicolas de Damas (ở thời
đại Auguste) theo một chú giải tác phẩm của
Théophraste (người thừa hành điều khiển Lyceum)
và thông dụng vào thế kỷ XII từ Averroes.Dầu sao,
ngày nay người ta cũng chấp nhận từ siêu hình
học bắt nguồn từ sự sắp đặt
những bản viết trong ấn bản Andronicos, ở
đó những vấn đề siêu hình ở sau những
vấn đề lý học.
Triết
học đệ nhất hay siêu hình học là một khoa lý
luận ở địa vị cao hơn vật lý và toán
học vì đối tượng của nó là một
thực tại vĩnh cửu, bất dịch và tách
rời với chất thể. Đối tượng
thứ nhất mà mọi đối tượng khác
phụ thuộc là ousia/bản thể. Triết học
được mô tả như có đối tượng là
hữu thể như vậy và những đặc tính riêng
của nó. Hữu thể là một từ ngữ đa
nghĩa, hướng về một qua sự kiện là
chúng cùng diễn tả một quan hệ với ý nghĩa
thứ nhất và chính yếu là ý nghĩa của bản
thể/ousia.
Thế nào
là hữu thể như chính hữu thể/to on hê on? Aristote
quan niệm hữu thể được hiểu theo
nhiều nghĩa.Những nghĩa này rút ra từ một
phân tích về liên từ “thì/là” trong những mệnh
đề như: Socrate là người, Socrate thì công
bằng, Socrate thì cao chừng thước rưỡi,
Socrate thì nhiều tuổi hơn Coriscos. Trong mệnh
đề đầu chỉ bản chất, mệnh
đề kế chỉ phẩm, tới lượng, và
tương giao.Những ý nghĩa này của hữu thể
được gọi là những phạm trù, nhưng là
những phạm trù của hữu thể, không phải
của phán đoán. Hữu được xác định
qua nhiều ý nghĩa, nhưng với mỗi nghĩa có danh
xưng quan hệ với một nguyên lý duy nhất. Như
vậy hũu thể là một phổ biến loại suy.
Thật vậy nếu hữu thể được quan niệm
như hữu chung cho mọi vật, đương nhiên
mọi hữu thể trở thành đối tượng
của cùng một khoa học về hữu thể.
Trong thiên Z
của bộ Siêu hình/Metaphusica Aristote cho rằng
vấn đề “Hũu thể là gì?”(ti to on) vẫn còn
treo lửng, phải trở lại hỏi: bản thể
là gì? Bản thể có ưu thế hơn các phạm trù
khác vì có thể hiện hữu một mình, ưu tiên về
định nghĩa (vì định nghĩa của bất
kỳ phạm trù nào cũng bao hàm định nghĩa
về bản thể), ưu tiên về tri thức. Bản
thể như vậy là chính chủ thể/hypokeimenon,
nghĩa là cái gì mà tất cả cái còn lại xác
định và chính nó không có sự vật nào xác
định. Bản thể như vậy có đặc tính
phân sáp và là một sự vật cá thể/to tode ti; nó là mô
thức và hợp thể của chất liệu và mô
thức; nó còn là bản thể điều kiện có
thể nói là tự tại, không cần đến các
ngẫu từ để định nghĩa bản
thể của một hữu – nó là bản thể của
mỗi sự vật. Ví dụ con người nói chung, con
ngữa nói chung…được xác định bằng
một bội số những cá thể. Tóm lại khoa
học thì bàn về cái phổ quát còn hiện hữu
thuộc về đặc thù. Bản thể tách khỉ
sự vật khả xúc, nó là nguyên lý và nguyên nhân, mà nguyên
nhân này là mô thức, theo đó chất thể là sự
vật tất định và chính là bản thể. Bản
thể như vậy là nguyên nhân mô thức.
Triết
học của Aristote khi suy tưởng dựa trên
những phổ quát, thuộc từ của hữu thể,
trên cá thể có thuộc tính hiện hữu. Hữu thể
(như chính hữu thể) là sự hiện diện
vắng mặt vì nó là một bản thể đã tách
rời/parousia, còn cá thể là bản thể từ
khiếm khuyết tại hữu thúc đẩy nó thèm khát
hữu thể, có nghĩa là khiếm diện hiện
diện/apousia.Bản thể như vậy chính là cái mà
nhờ đó mọi hiện hữu tiếp cận
được hữu thể. Do đó đời sống
hoàn hảo của bản thể bất động mà hành vi
là hoan lạc (chúng ta chỉ hưởng sống trong
một thời gian ngắn ngủi, được khích
động qua dục vọng mưu cầu bắt
chước hoạt tính vĩnh cửu của bản
thể.
Aristote
đã xây dựng bước khởi đầu cơ
bản cho hữu thể luận về sau, từ câu
hỏi then chốt về hữu thể: đâu là những
biểu hiện khác nhau của hữu thể? Ông cũng là
người đặt nền móng đầu tiên cho khoa
sinh học, khởi từ vấn nạn: làm sao giải
thích những biểu hiện khác nhau của đời
sống? [tham khảo: ĐPQ: Triết học Aristote, 1972].
Abélard/Abailard
Pierre: triết gia
kinh viện người Pháp, sinh ở Pallet, gần Nantes năm
1079. Sống và trưởng thành ở thế kỷ XII, ông
chịu mọi khổ nạn, có thể kết tụ
lại trong hình thức Tự truyện là cuốn Historia
Calamitatum Mearum/Câu chuyện về những bất hạnh
của tôi. Thế kỷ XII chứng kiến sự xung
đột giữa đế quyền và giáo quyền, Thánh
chiến và chủ nghĩa kinh viện phát triển. Là
một tư trào triết học, chủ nghĩa kinh
viện coi tư tưởng Aristote là tối
thượng, tuy nhiên vẫn ràng buộc trong khuôn khổ
chính thống, điều đó có nghĩa là việc lý
giải có những hạn chế, nếu như quan
điểm của nhà kinh viện nào bị hội
đồng giáo quyền lên án thì phải rút lại. Cũng
trong thời đại này, thịnh hành lý luận theo tam
đoạn luận và biện chứng. Abélard theo học
Roscelin, người được coi như triết
gia kinh viện đầu tiên. Tuy những bản văn
của Roscelin không tồn tại, song những quan
điểm của ông được biết tới qua thư
gửi Abélard và trong những tranh luận giữa Abélard và
Anselm. Theo như Anselm, Roscelin coi phổ quát là những
hơi thở của tiếng nói/flatus vocis, nghĩa là
chỉ có khi chúng ta phát âm ra một từ, con người
không là một đơn vị mà chỉ là một tên chung.
Đó là lý do người ta coi Roscelin là một nhà duy danh.
Ông bị kết án là dị giáo và phải trốn chạy
qua nước Anh, xung đột với Anselm và phải
trở lại Rome làm hòa với Giáo hội. Trong khi
đó Abélard lên học ở Paris, trở thành môn
đệ và rồi đối nghịch với Guillaume de
Champeaux (1068-1121). Abélard quay sang thần học với Anselm
de Laon và khởi sự dạy thần học ở Paris và Melun
từ 1113. Theo sử gia Jules Michelet, Abélard là một
tiếng nói tự do, tiếng nói nhân bản, đưa tôn
giáo về với triết học, đạo đức
về với con người. Một trong những môn sinh
của ông là Héloïse, cháu gái của giáo sĩ Fulbert đã
trở thành người tình và người vợ bí mật
của ông tạo lên một thiên tình sử não nùng . Cái
nghịch lý trong cuộc tình hôn nhân tan vỡ này phải
chăng từ mâu thuẫn giữa một cuộc
đời dành cho tăng tế và một đam mê vô
vọng, cái đòi hỏi thanh khiết để cầu
nguyện hay rơi vào hệ lụy hôn nhân, như
dụ ngôn của Jérôme: aut oramus semper et virgines sumus, aut orare
desinimus ut conjugio serviamus. Cuộc tình vụng trộm không
thể giải quyết khiến Fulbert và thân nhân của
Héloise nổi giận, theo Gilson [X. Héloïse et Abélard,
1938], đã mua chuộc người hầu của Abélard
để đột nhập tấn công và thiến ông trong
khi ngủ để trừng phạt. Abélard không thể
phụng vụ vì giáo luật cổ từ khước
hoạn nhân, ông lui về ẩn cư trong tu viện
Saint-Denys.
Tư
tưởng của Abélard dàn trải trên nhiều bình
diện: một luận lý học uyên áo rất gần
với luận lý học hiện đại, một
triết học về ngôn ngữ, một đạo
đức học xây dựng trên ý hướng tính.
Đứng
trước hai quan niệm duy danh cực đoan của Roscelin
và duy thực cực đoan của Guillaume de Champeaux
(một bên chỉ có cá thể hiện hữu, một bên
coi mọi chủng loại có một bản chất chung và
thực, khác biệt cá thể chỉ là ngẫu nhiên, không
phải là bản chất), Abélard quan niệm sự vật
luôn luôn là một cá thể, tuy nhiên phổ quát gọi tên
những sự vật thực sự hiện hữu, và
như vậy quả thật phổ quát khng phải là
hơi thở của tiếng nói/flatus vocis, một âm
chỉ có chữ và vần, mà là một từ bao gồm
một nội dung mang ý nghĩa/vox significativa. Trong cái ví
dụ chẳng hạn anh Ba là người,
anh Tư là người, cái chung không phải là phổ
quát gán cho sự vật mà là cho những từ mang ý
nghĩa. Abélard không muốn nói là chúng đồng ý trong con
người, vì không có gì là người ngoài sự vật
cá thể, nhưng đồng ý là con người. “Là con người
“ là một thuộc từ, song là một thuộc từ
phủ định, nghĩa là không thuộc về chủ
thể. Một trong những công trình luận lý của
Abélard là bình luận tác phẩm Isagoge của Porphyre,
triết gia tân-Platon. Trong những vấn nạn của
Porphyre, như chủng và loại có hiện hữu, hay
chỉ những ý tưởng? Nếu tồn tại, chúng
thuộc về tinh thần hay vật chất? Và chúng tách
rời hay hiện trong sự vật khả xúc? Những
câu hỏi như vậy hàm ý những phổ quát là sự
vật hay không có thực, và Abélard đi tới vấn
nạn là phổ quát phải tham chiếu về sự
vật nào đó, nếu như sự vật này không
hiện hữu, nó có trụ vào ý nghĩa của khái
niệm không? Trong mệnh đề như “nếu có
bông hồng, thì có hoa” về mặt luận lý thì đúng,
ngay cả nếu bông hồng không hiện hữu. Thí
dụ này chứng tỏ Abélard không phải là người
duy danh đơn giản. Luận lý về những
mệnh đề chức năng đúng, nhận rõ sự
khu biệt giữa tác động ý nghĩa và nội dung
khá gần với lý thuyết của Frege sau này. Ông lý
giải cùng nội dung của một mệnh đề có
thể biểu hiện những tác động ý nghĩa
khác nhau trong những ngữ cảnh khác nhau, chẳng
hạn nội dung của mệnh đề “ Socrate ở
trong nhà” được biểu hiện qua khẳng
định là “Socrate ở trong nhà”, qua câu hỏi là “Socrate
có ở trong nhà?”, qua ước muốn là “”nếu như
chỉ có Socrate ở trong nhà” v.v.. sự phân biệt này cho
phép Abélard xác định phủ định có thể
như sau: không-p là sai/đúng nếu như và chỉ
trong trường hợp p là đúng/sai. Trên phương
diện ngôn ngữ, Abélard coi phổ quát chỉ là hiện
tượng ngữ học, có nghĩa không là gì khác hơn
là những từ, song ông phân biệt hai đặc tính
ngữ nghĩa của từ là tham chiếu/nominatio và
chỉ thị ý nghĩa/significatio. Những danh từ chung
hay riêng đều quy chiếu về những sự
vật, dưới góc cạnh cá thể hay phức
thể.
Ông quan
niệm đạo đức xây dựng trên ý hướng
tính: chỉ có ý hướng của con người xác
định hành vi con người có giá trị đạo
đức. Ví dụ hai người có tiền và tính giúp
người nghèo, chẳng may một người bị
đánh cắp hết tiền trước khi thực
hiện được ý định trong khi người
kia thực hiện được, thì không thể cho là có
sự khác biệt đạo đức giữa hai
người được, vì quan niệm như thế
thì chẳng khác gì cho người giầu có đạo
đức hơn. Một ví dụ khác, giả sử
trường hợp hai người là anh chị em với
nhau chẳng may bị chia cách từ lúc chào đời,
người này không biết người kia, tới khi
lớn tình cờ gặp gỡ, yêu nhau rồi lấy nhau,
thì không thể có tội. Theo ông, chủ yếu trong
việc đánh giá đạo đức xét trên ý
định của con người, còn chính hành vi về
mặt đạo đức thì vô thưởng vô phạt:
Tôi ác không nằm trong hành động, nhưng nằm
trong định ý. Ông lấy thí dụ, giả như
người ta cột một nhà tu giữa hai người
đàn bà, rồi vì đụng chạm thân thể của
hai người làm cho nhà tu cảm thấy khoái lạc, có
thể gọi là tội không? Nếu như khoái lạc tình
dục trong hôn nhân không có tội, vậy thì chính khoái
lạc, trong hôn nhân hay ngoài hôn nhân cũng không có tội. Nói theo
thông tực, không biết thì không có tội. Ông lấy ngay
thí dụ tôn giáo là người người đóng đinh
Chúa trên thập tự giá không phạm tội ác, vì họ
không biết Giê su là con Chúa Trời, trong khi họ có tội
nếu như họ nghĩ phải đóng đinh con Chúa
Trời dầu ngay cả trường hợp họ không
hành động. Quan niệm như vậy khiến Abélard
găïp những khó khăn với hệ thống giáo
quyền đương thời. Tuy nhiên , quan niệm
định ý trong đạo đức tạo cơ
sở cho hình thành phán đoán trong hệ thống công lý sau
này.
Những tác
phẩm truyền tụng của ông có thể kể là Logica
ingredientibus, Dialectica, Ethica seu Scito teipsum, Collationes, Carmen ad
Astralabitum, Theologia summiboni, Sic et Non. Thư tín giữa
Abélard và Héloï se đã là nguồn cảm hứng cho nhiều
tác giả đời sau viết lên thiên tình sử cũng
như quan hệ giữa triết gia và người phụ
nữ là môn đệ triết lý. Thực sự cuộc
tình này tạo những ràng buộc và mâu thuẫn trong
đời họ, kể cả việc Héloise đã cho ra
đời đứa con của họ, mang tên Astrolabe Có
phải Abélard ngỏ ý cưới Héloise với
điều kiện hôn nhân của họ được
giữ kín để không tổn hại đến thanh danh
của ông? Hay chính Héloise nghĩ khi lấy nhau, Abélard bị
đoạn tuyệt với đời sống tinh
thần, mà nàng mong mỏi ông trở thành mẫu
người thế giá của triết học? Quả
thực trên bia mộ Ablrd sau này, đã ghi ông là “Socrate
của nước Pháp, Platon trác tuyệt của
phương Tây, Aristote của chúng ta, người thày và
đồng bối của mọi nhà luận lý trong quá
khứ và hiện tại”. Michelet cho rằng “sự sa ngã
của người đàn ông đã tạo ra sự
vĩ đại cho người đàn bà: nếu không có cái
bất hạnh của Abélard, không ai biết đến
Héloise.” Bà từ chỗ tăm tối đã thành một
nữ tu ở Paraclet và cai quản một trường
thần học lớùn. Trong cuộc tình, bà chỉ ao
ước được coi là người tình của ông,
chứ không phải là người vợ, hay nữ hoàng
của ông (tua dici meretrix, quam illius imperatrix). Không
được sống bên nhau, khi chết họ
được chôn cùng một mộ, theo ý nguyện
của Héloise lúc bà qua đời (1164) hai mươi
mốt năm sau Abélard.
Arendt, Hannah: Ở thế
kỷ XX, Arendt là một Héloise khác, một người
đàn bà làm học trò và thành một người tình
của ông thầy/triết gia, tuy hoàn cảnh thời
đại và cuộc đời của họ có khác. Hannah
Arendt sinh năm 1906 tại Hanovre, trong một gia đình Do
thái, mồ côi cha rất sớm. Trong những năm
1924-1928, bà học triết, thần học và ngôn ngữ
học cổ điển tại những Đại
học Marburg, Friburg và Heidelberg với Husserl, Heidegger, Bultmann
và Jaspers. Bà đệ trình luận án về quan niệm tình
yêu theo Augustin/der Liebersbegriff bei Augustin dưới sự
hướng dẫn của Karl Jaspers tại Đại
học Heidelberg. Từ
năm 1933 dưới thời Quốc xã, bà lưu đày
qua Pháp và định cư tại Mỹ vào năm 1941.
Từ 1953 đến 1958 bà dạy triết học và chính
trị học tại những đại học Berkeley,
Princeton, Columbia, Brooklyn College và Aberdeen, trong những năm
1963-1968 tại đại học Chicago, và từ 1968
dạy triết học chính trị tại New School for Social
Research ở New York. Bà mất vào cuối năm 1975.
Luận
về quan niệm tình yêu của Augustin là bước
đầu đi vào suy tưởng triết học của
Arendt nhằm lý giải vấn đề tình yêu có một
vai trò quyết định về cảm thụ và ý
nghĩa trong tình yêu tha nhân và tình yêu về Thiên chúa.
Với nhãn quan của nhà triết học, Arendt xét
trong góc độ tiền thần học để xác
định tình yêu như dục vọng/appetitus, yêu là
khát vọng sự vật cho chính nó, trong hai ý nghĩa, tình
yêu ham hố sự vật trần tục (cupiditas) phân
biệt với tình yêu bác ái về cái hiện tại
vĩnh hằng (caritas). Cũng khởi từ đời
sống trong xã hội/vita socialis, tình yêu tha nhân/dilectio promixi
khởi sinh từ bác ái nhằm thực hiện việc
từ bỏ chính mình, quên mình là tư tưởng
Arendt học được từ nơi Augustin về
cộng đồng con người mà bà triển khai sau này
trong tác phẩm viết về Thân phận con
người/The Human Comndition (1958). Chọn lựa
một tác giả thiên chúa giáo như Augustin là vì nhà triết
học này ở vào lúc quá độ của một thời
đại vừa chấm dứt và bắt đầu
một thời đại khác, một thời khoảng
trống rỗng mà Augustin đi từ tư duy về ký
ức như một quan năng có khả năng phục
hoạt quá khứ trong hiện tại và khai diễn
một khởi đầu mới, khả năng này có
thể liên hợp ba chiều thời gian mà ý chí
được điều động theo thời tính
.Đó là lý do tại sao trong tác phẩm cuối
đời The Life of the Mind , bà trở
lại những vấn đề của Augustin và coi
Augustin là nhà triết học đầu tiên về ý chí.
Cũng bắt nguồn tư duy từ Augustin, trong tác
phẩm dẫn trên, quan niệm đời sống trong hành
động/vita activa (cũng như vita negotiosa hay actuosa) nhằm
diễn đạt ý nghĩa bio politikos của Aristote,
phản ánh ý nghĩa nguyên khởi là thể hiện một
“đời sống dành cho những vấn đề chính
trị công cộng”. Cũng từ đây Arendt đi sâu vào
nghiên cứu triết học chính trị . Arendt đã
chọn lựa đúng con đường mà bà hy vọng
“nhìn chính trị với đôi mắt thuần túy của
triết học”. Arendt đã là một nhà triết học
phụ nữ sáng giá trong lãnh vực triết học chính
trị của thế kỷ XX. Bà tự xác định là
một người phụ nữ, Do thái, chứ không
là người Đức tuy bà đã viết bằng ngôn
ngữ Đức và luôn luôn là một người không có
quốc tịch. Tuy là người gốc do thái, nhưng là
một nhà triết học chính trị, ngay trong khi theo dõi
để tường thuật vụ án xử Adolf Eichmann
tại Jerusalem vào năm 1961 cho báo New Yorker, bà chứng
tỏ sự thẳng thắn can đảm trong việc
phê phán chính quyền Israel không công chính trong việc bắt
cóc và kết án tử hình Eichmann vì phạm tội thù
nghịch người do thái/hostis Judaeorum, thay vì phải
đưa ra trước tòa án quốc tế về tội
danh chống nhân loại/hostis humani generis. Tác phẩm quan
trọng của Arendt viết bằng Anh ngữ là Những
nguồn gốc của chủ nghĩa cực quyền/The
origins of totalitarianism gồm ba phần chính (chủ
nghĩa bài do thái, chủ nghĩa đế quốc,
chủ nghĩa cực quyền) xuất bản năm 1950
nhằm chỉ ra mưu tính cực quyền qua việc
chinh phục toàn cầu và toàn trị là con đường
hủy diệt từ mọi ngõ cụt, thắng lợi
của nó có thể coi như hủy diệt nhân loại
một khi nắm quyền ,là kởi sự việt hủy
diệt bản chất con người. Việc tìm hiểu
rốt ráo những xu hướng bài do thái, không hẳn
chỉ thù nghịch người do thái, chủ nghĩa
đế quốc không hẳn chỉ đi chinh phục và
chế độ cực quyền không hẳn chỉ
là chuyên chính, nối bước nhau tàn bạo hơn
trước nhằm chỉ ra nhân phẩm con người
phải có một bảo đảm mới chỉ khi nào có
nguyên lý chính trị mới, luật lệ mới trên trái
đất mà quyền lực phải hạn chế,
được kiềm chế và bám rễ trong
những thực thể lãnh thổ được xác
định hoàn toàn mới. Trong hai chương thêm vào
lần xuất bản thứ hai năm 1958 về hệ
tư tưởng và khủng bố với một hình thái
mới về chính quyền và chủ nghĩa đế
quốc cực quyền luận về cuộc cách mạng
Hungari 1956 cũng là khởi thảo cho hai tác phẩm sau là Về
cách mạng/On Revolution (1963) và Về bạo
động/On Violence (1970). Mục đích của chủ
nghĩa cực quyền là nhằm xác định toàn
diện, biến con người thành một sự vật
đơn giản để cai trị. Nhận thức
chính trị hiểu theo nghĩa của người hy lạp
của từ polis được khai triển trong tác
phẩm bàn về thân phận con người từ hai
bộ khái niệm, một đằng là những khái
niệm vể lao động, công trình và hành động, một
đằng là hai lãnh vực hoạt động công
cộng và tư riêng. Bản chất chủ
đạo của con người là đi tìm sự
bất tử, thực hiện khát vọng này qua hành
động thực tiễn và thể hiện qua những
tác nhân nhằm chuyển hóa thành ký ức; hình thái cao
nhất của hành dộng là chính trị, nhằm dạy
cho con người làm thế nào thực hiện
được những gì vĩ đại và huy hoàng; ý
nghĩa của chính trị là lý tưởng tha thứ.
Một xã hội lý tưởng không có gì yểm trợ
ngoại trừ thiện chí chống lại hiểm
nguy lớn lao của hành động qua việc
sẵn sàng tha thứ; quyền lực của tha thứ có
thể khiến con người giải giới những hậu
quả về hành động của con người
để thực hiện một vận hội mới.
Trong Luận về cách mạng Arendt phê phán
những xu hướng toan tính giải phóng nhân loại
khỏi chỗ cùng khổ bằng những phương
tiện chính trị chỉ là điên rồ và nguy
hiểm. Bà quan niệm dối trá là một điều
xấu lớn lao của chính trị, mà ở đó nẩy
sinh chủ nghĩa cực quyền, biểu hiện qua
việc kết hợp hành động chinh trị với
nhận thức của chúng ta về thực tại,
đồng thời nó cũng phá hủy lãnh vực công
cộng tự trị qua việc khuyến khích thái
độ cực kỳ chủ quan dẫn đến tha
hóa thế giới. Arendt xác định tha hóa thế
giới không phải là tự tha hóa theo Marx và đó là
dấu ấn của thời hiện đại. Chủ
nghĩa cực quyền với những hệ tư
tưởng toàn trị xô đẩy con người thoát ly
thực tại để vào hư tưởng, sử
dụng những phương tiện khủng bố chính
là cốt lõi của hình thái chính quyền. Nó cũng cổ
võ nhu cầu quên mình nhân danh những lực lượng
lịch sử trừu tượng và vận động
đi từ giai cấp đến đám đông quần chúng.
Luận cương trong tác phẩm bàn về cách mạng
chỉ ra cách mạng là một hiện tượng
hiện đại, sử dụng bạo động
nhằm đạt tới sự biến đổi toàn
diện trật tự xã hội. Bà cũng tin tưởng
cách mạng là chứng cớ giúp xây dựng cấu
trúc cho một xã hội lý tưởng. Tuy nhiên bà phản
bác quan niệm của Fanon về bạo động có
thể tái sinh bản chất con người và xây
dựng một cộng đồng mới. Bà quan niệm
thực tiễn bạo động biến đổi
thế giới, song biến đổi khả hữu
nhất là dẫn đến một thế giới bạo
động hơn: “Bạo động không thể duy trì
những mục đích, điều khiển hướng
đi của lịch sử, cổ vũ cách mạng,
bảo vệ tiến bộ hay phản kháng.”
Vào những
năm cuối đời bà từ bỏ chính trị
để quay về triết học. Khởi thảo
từ năm 1970 để viết The Life of the Mind.
Đây là công trình tiếp nối tác phẩm viết
về Thân phận con người/The Human Condition.
Nếu công trình này khởi sự ở chương thứ
nhất với từ vita activa hàm ngụ ba sinh
hoạt cơ bản của con người là lao
động, công việc và hành động thì ý nghĩa
của nó cũng bắt nguồn từ đời
sống của tư tưởng/vita contemplativa (ch.I,
tiết 2). Những bài đọc tại Aberdeen
cũng như những giảng khoa tại New School for Social
Research là những sơ thảo để viết thành
tác phẩm di cảo The Life of Mind này, với những
khái niệm đầu đề của ba phần tư
duy, ý chí và phán đoán tương ứng
với những khái niệm lao động, công
việc và hành động. Tuy ngay mở đầu phần
dẫn nhập bà khẳng định không là một nhà
tư tưởng chuyên nghiệp/professional thinker/Denker von
Gewerbe, nhưng bà nhận định nhu cầu tư duy
nơi con người hành động vì cũng chính cùng
tự thân con người đó suy tư đồng
thời hành động. Con người hành động
trong hợp đồng song chỉ có thể suy tư trong
tĩnh mịch. Tư duy phân biệt với lẽ
thường và Arendt nhấn mạnh là Hegel đã minh
họa cuộc nội chiến giữa triết học và
lẽ thường vì nhiệm vụ của triết
học là thủ tiêu cái thường hằng vì chỉ có
tinh thần mới là thực. Bà cũng chỉ ra ngôn
ngữ triết học và ngôn ngữ thi ca phần lớn
là ẩn dụ, ngôn ngữ là công cụ để
chuyển hóa cái bất kiến thành hiện tượng, là
nhịp cầu nối hai thế giới tinh thần và
cảm thụ, ẩn dụ ví như hơi thở vì
“nếu không có hơi thở, thân thể con người là
một xác chết, cũng như nếu thiếu đi tư
tưởng, tinh thần sẽ chết. Ý chí là đáp án cho
câu hỏi con người ở đâu khi suy tư. Ý chí
gắn liền với tự do vì “một ý chí không tự
do là mâu thuẫn ngay trong từ ngữ”. Ýù chí trải
suốt giòng lịch sử triết học từ Thư
gửi tín hữu Rô-ma của Phao lồ , qua Augustin, Thomas
d’Aquin, Duns Scot, Nietzsche và Heidegger nhằm gắn bó Tư
tưởng và Ý chí , giữa cái tôi nghĩ và tôi muốn,
giữa Ý chí quyền lực và Phản hồi vĩnh
cửu trong tư tưởng Nietzsche đến Ý chí không
muốn/Will not-to-will của Heidegger. Trong phần viết về
ý chí, Arendt tìm hiểu sự đối nghịch
giữa tự do triết lý chỉ có giá trị đối
với cá thể đơn lẻ và tự do chính trị
đối với đoàn nhóm, trụ vào chỗ chỉ làm
điều người ta muốn và không bị
cưỡng bách làm điều người ta không muốn.
Phần thứ ba về phán đoán không hoàn tất, chỉ
còn lại những bài viết cho những hội luận
về triết học chính trị của Kant, mà Arendt
đưa ra những lý giải về tác phẩm Phê phán
quyền phán đoán nhằm tìm hiểu đối
nghịch giữa hai thế giới không thông giao là thế
giới tất định và thế giới tự do.
Cuộc
đời của Arendt hiện diện bóng dáng của
bốn người đàn ông: người chồng thứ
nhất Günther Stern (lấy nhau năm 1929, vì hoàn cảnh xã
hội thời Quốc xã, di cư sang Pháp rồi một
người ở lại Paris, một người qua
Mỹ nên đã chia tay năm 1937), học trò của
Heidegger, với luận án bàn về triết học âm
nhạc là người đã giới thiệu bà với
Brecht và Benjamin, người thày Heidgger ở Marbourg, Jaspers
ở Heidelberg và người chồng thứ hai Heinrich
Blücher (kết hôn năm 1940) ảnh hưởng đến
việc Arendt đi vào con đường triết học
chính trị. Cuộc tình thầm kín của Arendt
với Heidegger bắt đầu từ tháng hai 1924, năm
bà mới mười tám và ông thày đã ba mươi lăm
và chấm dứt năm 1930. Phải đợi đến
1995 khi cuốn sách viết về Hannah Arendt và Martin Heidegger
của Elzbieta Ettinger gây nhiều tranh cãi, nhất là với
những đệ tử trung kiên của Heidegger và phải
đợi tới khi thư từ giữa Arendt và Heidegger
trong suốt năm mươi năm (1925-1975/Briefe 1925 bis
1975) được công bố, sự thật mới rõ
ràng. Thư từ giữa Arendt và người thày Jaspers có
ảnh hưởng nhiều đến tư tưởng
trong suốt 1926-1969 đã được xuất bản
từ 1985. Đối với Arendt, sống có nghĩa là yêu
Heidegger cho đến chết, như trong thư bà
vỉết: “Em sẽ đánh mất quyền sống
nếu em đánh mất tình yêu cho anh.” Đổi lại
trong thư Heidegger viết cho Arendt: “Lần này mọi ngôn
từ bỏ anh. Anh chỉ có thể khóc, khóc mãi..Cuộc
đời hiến dâng cho kính ngưỡng/Ehrfurcht và ban
lại vĩ đại…Amo có nghĩa là volo, ut sis, Augustin có
lần nói như thế: Anh yêu em – anh muốn em như
thể em đang là vậy.” Amo: volo ut sis đã đeo
đuổi suốt cuộc đời Arendt, trong thư
gửi bạn, trong luận án và ngay cả trong tác phẩm
cuối đời. [X. ĐPQ, Hai người đàn bà trong
Hành trạng tư tưởng giữa hai thế kỷ,
2002].
Aùi
kỷ/amour de soi: Khái niệm do Jean-Jacques
Rousseau đưa ra đối nghịch với tự
ái/amour-propre. Như một trẻ thơ khi lớn lên,
từ bỏ thế giới tự nhiên, thế giới
cảm quan để bước vào thế giới xã
hội, đạo đức với nỗ lực
chiến đấu bắt đầu nhận thức
những khác biệt giữa mọi sự vật, khác
với mọi loài thú, coi mình là vật siêu đẳng,
từ đó nẩy sinh ra thói xấu đầu tiên: kiêu
hãnh. Ông viết nếu thiên nhiên “có ý muốn chúng ta lành
mạnh, thì tôi có thể nói là trạng thái phản tỉnh
là trái tự nhiên, và con người biết trầm tư
là một vật suy thoái” – khởi đầu sự chia
cách giữa ta và tha nhân. Tính ích kỷ làm cho ái kỷ ngây
thơ biến thể, chuyển hoá từ ái kỷ (yêu
mình) ra tự ái (kiêu ngạo). Sự đối
nghịch giữa ái kỷ và tự ái theo Rousseau đã
được Vauvenargues ghi nhận, song khá quan
trọng trong lý luận phê phán xã hội của ông. Aùi
kỷ luôn luôn tốt, trong trạng thái thuần khiết,
tự nhiên biểu hiện bản chất thật
của con người hiện hữu.
Advaita: bất
nhị là tiếng saskrit để chỉ trạng
thái chỉ có nơi Thượng đế hay Tuyệt
đối.Lý trí không thể truy cập vì tinh thần trói
buộc trong cái ngã ở tình trạng tỉnh thức không
thể vượt ra tính nhị nguyên của quan hệ
chủ thể/khách thể. Khái niệm này ngày nay có ý
nghĩa trong khoa vật lý nguyên tử.
Advaita-Vedànta:
trường
phái bất nhị là một trong ba ngành chính của
triết học Vedànta với những người thày
như Gaudapàda, Shankara, Padmapàda, Sureshvara và Vidyàranya.
Trường phái bất nhị này quan niệm sáng tạo
hiển lộ, linh hồn và Thượng đế
đều đồng nhất. Giống như những nhà
khoa học vật lý phân tử khám phá ra vật
chất bao gồm những trường năng lực
chuyển động liên tục, những nhà hiền
triết phái bất nhị nhận thức thực tại
gồm năng lực trong hình thái ý thức và con
người tri giác đại vũ nhờ vào những
phương tiện của đại giác là nhờ sự
đồng nhất với thân thể giới hạn trong
cái ngã. Cái thực và bất biến chập lên nhau trong
tinh thần từ quan niệm về một vũ trụ
biểu hiện biến đổi không ngừng của
danh tính và hình thể. Shankara đưa ra một thí dụ rất
quen thuộc là sợi dây trong bóng tối được
ngỡ là con rắn. Lo âu, ác cảm, tim đập mạnh
là do con rắn xui khiến mà ra, nó bất sinh bất
diệt mà chỉ hiện diện trong tinh thần con
người. Một khi đã nhận ra là sợi dây
dưới ánh sáng thì không bao giờ trở lại tình
trạng rắn nữa.
Ab ovo: từ
nguyên thuỷ, từ trong trứng nước là cụm
từ la tinh do Horace đặt ra.
Ad hoc: chính là cho
điều đó là cụm từ la tinh để
xác định về một mục đích, một
đối tượng.
Ad oculos
demonstrieren: được khai thị rõ là cụm
từ la tinh.
Adorno, Theodor: Theodor W.
Adorno là một trong những nhà tư tưởng chủ
đạo của phong trào khoa học xã hội quan
trọng nhất của nước Đức sau Thế
chiến thứ Hai, phong trào này mệnh danh là trường
phái Frankfurt/Frankfurter Schule hay còn gọi là Lý luận phê
bình/Kritische Theorie.[ X. mục Lý luận phê bình].
Adorno sinh ngày 11 tháng Chín 1903 tên thật
là Theodor Ludwig Wiesengrund lớn lên ở Frankfurt am Main, là con
trai duy nhất trong một gia đình doanh nghiệp Do thái
giầu có. Ông theo học triết với Hans Cornelius và âm
nhạc với Alban Berg, viết luận án về xây
dựng mỹ học của Kierkegaard (Kierkegaard: Konstruktion
des Ästhetischen) vào năm 1931 dưới sự bảo
trợ của Paul Tillich, phụ giảng tại
đại học hai năm trước khi rời
nước Đức đang bị Quốc Xã cai
trị vào năm 1934 và đổi theo họ mẹ là Adorno.
Ông tham gia học viện Nghiên cứu Xã hội có xu
hướng Mác xít , cơ sở đặt tại Frankfurt từ 1923
và do Max Horkheimer điều hành từ 1930. Adorno trở
lại đây vào 1949 và trở thành giám đốc cơ
sở từ 1958. Ông viết chung với Max Horkheimer tác
phẩm về Biện chứng Khai sáng/Dialektik der
Aufklärung xuất bản lần đầu vào năm 1947
mà họ đã làm việc chung với nhau từ
1941.
Những tác
phẩm triết học đầu tay của Adorno còn
chịu ảnh hưởng hiện tượng luận
Husserl như Tính siêu nghiệm của sự vật
và niệm thức trong hiện tượng luận
Husserl/Die Transzendenz des Dinglichen und Noëmatischen in Husserls
Phänomenologie, Khái niệm Vô thức trong lý luận tâm siêu
nghiệm/Der Begriff des Unbewuβten in der transzendentalen
Seelenlehre trong những năm 1924 và 1927, từ 1931
trở đi Adorno khai phá con đường tư
tưởng mới với những tác phẩm bàn về
thực tại của triết học (Die Aktualität der
Philosophie) với quan niệm “nghiên cứu là lý tưởng
khoa học và lý giải là lý tưởng triết học” ,
ý tưởng về lịch sử tự nhiên (Die Idee der
Naturgeschichte) với quan niệm “chân lý không dựa vào
lịch sử như chủ nghĩa tương đối
yêu cầu mà lịch sử phải dựa vào chân lý” và
“tự nhiên xuất hiện như một dấu
chỉ cho lịch sử và lịch sử như một
dấu chỉ của tự nhiên”. Trong những năm
lưu vong tại Mỹ và trở lại Frankfurt sau thế
chiến, Adorno đã có nhiền công trình có xu hướng xã
hội, đào sâu về âm nhạc, văn chương, hoàn
tất tác phẩm lớn Về Biện chứng phủ
định/Negative Dialektik hay còn dở dang như Lý
luận về Mỹ học/Ästhetische Theorie. Ông mất
đi bất ngờ vì kích xúc cơ tim vào ngày 6 tháng Tám
năm 1969 và toàn bộ tác phẩm xuất bản năm
1970 gồm 23 tập.
Biện
chứng khai sáng là công trình tập thể của Adorno và
Horkheimer có thể minh họa từ câu chuyện về
cuộc phiêu lưu của Odysseus (theo Homer) liên hệ
với nhân điểu (Sirens – đầu người mình
chim, như vẽ trên những bình cổ, không phải
nhân ngư/đầu người mình cá như trong
tiếu tượng học thời Trung Cổ), câu
chuyện kể là Odysseus đã ra lệnh cho thủy
thủ đoàn bịt tai bằng sáp đặng không nghe
được tiếng hát quyến rũ của nhân
điểu trong hành trình qua biển, ngụ ngôn này biểu
thị thần thoại, thống trị và lao động
chòng chéo nhau đánh dấu nguồn gốc của
văn minh, tức chính là biện chứng của Khai sáng
theo Adorno và Horkheimer. Ngụ ngôn này có nhiều lý giải:
một trong những lý giải đó là cuộc phiêu lưu
của Odysseus biểu thị “sự tha hóa với
tự nhiên mà y mang theo được thực hiện trong
quá trình đấu tranh với sự bỏ rơi tự
nhiên trong mỗi cuộc phiêu lưu”; một trong những ý
nghĩa của nó dưới góc nhìn mỹ học là
người tư sản mới được
thưởng ngoạn nghệ thuật, còn người vô
sản không cảm được nghệ thuật vì
phải bán lao động trong đời sống
thường nhật, phi nhân – cho nên tiếng hát của nhân
điểu chỉ là ảo giác đối với những
thủy thủ của Odysseus, nghệ thuật đối
với người vô sản không có ý nghĩa [X. ĐPQ, Những
tồn tại của phê bình quyền năng phán
xét/mỹ/nghệ trong Hành Trạng Tư Tưởng
giữa Hai Thế Kỷ, 2002].
Biện chứng Phủ
định là tác phẩm chính của Adorno trình bày tư
tưởng của ông về một triết học
cụ thể chỉ ra mối quan hệ giữa lý
luận và thực tiễn vượt khỏi cái chia cách
triết học thuần túy với những khoa học hình
thức, bởi triết học không phải là bàn về
những sự vật cụ thể, mà rút ra từ
những sự vật cụ thể này. Do đó tác
phẩm này phản ảnh suy tưởng có tính cách
phương pháp luận về những tác phẩm
trước của ông, đi ngược lại với
quan niệm cổ điển của triết học,
chứng thực sự đồng nhất của chủ
thể và khách thể chỉ là ảo tưởng vì sự
đồng nhất này sản sinh từ những chức
năng cơ bản của tri thức ( của chủ
thể trong những hệ thống triết học duy tâm)
và phủ nhận mặt chất lượng nhất
định của khách thể hiện hữu độc
lập với chủ thể. Adorno chú trong đến
mặt phi đồng nhất (das Nichtidentische) mà triết
học cổ điển không biết đến. Thật
vậy, trong khi triết học Hegel nhằm chỉ ra
mặt đồng nhất của tư duy và hữu
thể, chủ thể và khách thể, lý trí với thực
tại thì Adorno quan niệm cái đồng nhất này
chỉ diễn ra một cách tiêu cực bởi thực
hiện sự đồng nhất và thống nhất là áp
đặt lên sự vật và tiêu hủy hoặc không
biết tới những khu biệt, đa dạng của
mọi vật. Một áp đặt như vậy chẳng
hạn là do hình thành xã hội chi phối, ở đó nguyên
tắc trao đổi (Tauschprinzip) đòi hỏi sự ngang
bằng giá trị (giá trị trao đổi) của cái gì
tự nội tại không ngang bằng (giá trị sử
dụng). So như vậy cái đồng nhất trong suy lý
của Hegel dẫn đến đồng nhất
giữa nhất nhất và phi đồng nhất
trong khi Adorno dẫn tới phi đồng nhất giữa
đồng nhất và phi đồng nhất, do đó
biện chứng của ông gọi là biện chứng
phủ định, loại bỏ tính thiết định
của biện chứng Hegel. Theo ông, nguyên tắc trao
đổi của xã hội tư bản chủ nghĩa
gắn liền tự nguyên ủy với nguyên tắc
đồng nhất mà trao đổi nhằm làm cái gì không
đồng nhất có thể chia sẻ, đồng
nhất và dựa trên sự bất công của nguyên tắc
trao đổi tạo ra thặng dư giá trị trong lao
động của con người. Adorno phê phán nguyên
tắc đồng nhất này phát triển dẫn toàn
thế giới đến chỗ đồng nhất mà
nguồn gốc của mâu thuẫn xã hội đã giản
lược con người thành những tác nhân phụ
trợ trong trao đổi hàng hóa. Mâu thuẫn là cái phi
đồng nhất dưới dạng đồng
nhất về mặt ý niệm, và ưu thế của
nguyên tắc mâu thuẫn trong biện chứng là những thử
nghiệm cái dị tính phù hợp với tư duy thống
nhất (Einheitsdenken). Adorno, cũng như những thành viên
khác của trường phái Frankfurt, được coi là
những người Mác-xít vì xu hướng lý luận
của họ bắt nguồn từ chủ nghĩa Mác song
nặng phần phê phán. Riêng Adorno còn được
mệnh danh là đại biểu của chủ nghĩa Mác
cuối trào trong thời đại tư bản chủ
nghĩa về cuối (Spätkapitalismus). Trong bài diễn
văn khai mạc Hội nghị lần thứ 16
của những nhà xã hội học Đức vào
năm 1968, Adorno tranh luận về danh xưng “chủ
nghĩa tư bản thời cuối” hay “xã hội công
nghiệp”(Industriegesellschaft) là một từ ngữ quen
thuộc trong giới xã hội học có xu hướng
hội tụ của thời đại. Khi ôn lại
chủ nghĩa Mác dựa trên ba quy luật thặng dư
giá trị (Wertgesetz), tích lũy (Akkumulation) và sụp
đổ (Zusammenbruchsgesetz) của xã hội tư bản,
Adorno chỉ ra một lý luận biện chứng của xã
hội nhằm tìm kiếm những quy luật cấu trúc
biểu thị những xu hướng lịch sử
bắt nguồn từ những thành tố của toàn
bộ hệ thống của xã hội. Ông phê phán những
cái lỗi thời của học thuyết Marx như vai trò
của giai cấp vô sản (đã bị hòa nhập trong xã
hội tiên tiến công nghiệp), tiên đoán sai lầm
về sự sụp đổ của hệ thống
tư bản chủ nghĩa (những lý giải của
Marx về xã hội tư bản chủ nghĩa không chính
xác). Adorno chỉ ra biến tính, phân hóa của phong trào công
nhân (như tính man rợ trong xã hội xã hội
chủ nghĩa trong những chế độ cộng
sản như kiểu Stalin, khủng bố toàn trị và
hậu chứng Auschwitz sau thời Quốc xã) để
đi tới một Luận lý phân hóa (Logik des Zerfalls)
luận về sự phát triển của những mâu
thuẫn trong xã hội tư bản chủ nghĩa như
một quá trình phân hóa Luận lý phân hóa có nghĩa là luận
lý tác động phân hóa, hủy diệt (destruireren). Trong Biện
chứng Phủ định, Adorno trình bày sự phá
hủy những khái niệm và những phạm trù của
tư tưởng đồng nhất trong đó phản
ánh những mâu thuẫn của xã hội. Triết học
vẫn còn cần thiết (giống như Hegel nghĩ)
vì chủ nghĩa tư bản chưa bị lật
đổ. Nhiệm vụ của triết học nhằm
đọc cho ra cái “văn tự của những dấu
chỉ” (Zeichenschrift) trong những mảnh rời là sản
phẩm của phân hóa, và chỉ khi nào giải mã
được phân hóa mới khai mở tư tưởng
hướng về siêu việt. Đó chính là biến
đổi siêu hình học vào trong lịch sử,
thường tục hóa siêu hình học trong phạm trù
của phân hóa. Có thể nói phân hóa là quy luật nội
tại của mọi hình thành lịch sử và xã hội:
nó tác động phân hóa lý trí tiến bộ, giải phóng,
phân hóa cá nhân tư sản, phân hóa cái “biện chứng
thiết định” kiểu Hegel, phân hóa mỹ học,
nghệ thuật. Lý trí trong thời đại tiên tiến
công nghiệp trở thành lý trí công cụ, hay có thể nói
ngày nay tính thuần lý kỹ thuật chính là thuần lý
của quyền lực.Triết học không phải là
một khoa học hay một thi pháp tư duy mà những nhà
thực chứng liệt hạ nó vào một loại mâu
thuẫn hình dung pháp, vì sự tỉnh ngộ của
khái niệm chính là giải độc của triết
học. Phi đồng nhất có thể là mục đích
thầm kín, tiêu cực của triết học; không tư
tưởng nào có thể diễn đạt phi đồng
nhất vì tư duy chính là đồng nhất. Cho nên trên
nguyên tắc, triết học thường có thể đi
lạc đường, đó là lý do tại sao nó có thể
đi tới. Vật hóa và trừu tượng hóa là
tội nguyên thủy của triết học duy tâm; trừu
tượng được lý giải qua thuần lý hóa, và
vật hóa lý giải thuần lý hóa. Tuy nhiên Adorno không quan
niệm như Lukács là có thể chế ngự vật
hóa/Verdinglichung bằng vận động sáp nhập
những gì trở thành đối tượng bởi
chủ thể, mà “vật hóa chính là quên lãng”, nhằm
thủ tiêu về mặt tinh thần hữu hiệu tính
dị biệt nhân danh đồng nhất.
Ở tác
phẩm chưa hoàn tất Lý luận về Mỹ
học xuất bản sau khi Adorno qua đời, ông
sử dụng khái niệm vật hóa để nói
đến tính cách bái vật của những tác phẩm
nghệ thuật. Ông quan niệm nghệ thuật có tính xã
hội, cái chứa đựng xã hội trong nghệ
thuật chính là vận động nội tại chống
lại xã hội, không phải biểu hiện trong việc
xác định vị trí. Mọi cái chỉ có giá trị
một khi có thể mang ra trao đổi, chứ không
phải trong tự thân nó. Đối với người
tiêu thụ, giá trị sử dụng của nghệ
thuật, bản chất của nó là bái vật, cho nên
người ta thường lầm tưởng việc
đánh giá xã hội (gesellschaftlische Schätzung) này với giá
trị xứng đáng (Rang) của tác phẩm nghệ
thuật. Cái nội dung chân lý của những tác phẩm
nghệ thuật cũng là chân lý xã hội của chúng có
điều kiện là tính cách bái vật của chúng. Khác
với quan niệm nghệ thuật phản ảnh xã
hội như một tấm gương của Lukács, Adorno
muốn chỉ ra rằng nội tại xã hội trong tác
phẩm nghệ thuật là quan hệ xã hội cơ
bản của nghệ thuật, chứ không phải
nội tại của nghệ thuật trong xã hội. Trong
tiếp cận nghệ thuật đương
đại, ông quan niệm nghệ thuật mới là
biểu hiện “trí nhớ” của vật hóa, nghệ
thuật tiền phong và triết học phụ thuộc
lẫn nhau khi đối tượng nghệ thuật không
tách rời chất liệu mang tính phi đồng
nhất của nó. Trong một tác phẩm quan trọng khác Minima
Moralia, những suy nghĩ về đời sống bị
thương tổn/Minima Moralia, Reflexionen aus dem beschädigten
Leben, viết dưới hình thức những cách ngôn,
Adorno nói đến những chiều kích cá thể,
thường nhật cũng như tính bái vật toàn
diện của những quan hệ xã hội. Luận
về cái thường nhật trừu tượng, tha hóa
trong một thế giới đầy biến động
của Adorno khiến người ta liên tưởng
đến phê phán xã hội học trong những tác phẩm
của Henri Lefebvre.
Theodor là một tác giả viết
rất nhiều, ngoài hai mươi tập đã xuất
bản, những di cảo của ông ước
lượng còn hơn ba mươi tập khác. Những
giáo trình của ông về siêu hình học, về đạo
đức học, về Kant cũng như những ghi chú
về văn chương, âm nhạc thể hiện
sức sáng tạo phong phú này.
Toàn bộ
tuyển tập hai mươi quyển gồm: văn
chương (Noten zur Literatur, Bd 11), âm nhạc (Philosophie
der neuen Musik,Bd 12; Die musikalischen Monographien, Bd 13; Dissonanzen, Bd
14; Musikalische Schriften, Bd 16-19); triết học (Philosophische
Frühschriften, Bd 1; Minima Moralia, Bd 4; Zur Metakritik der
Erkenntnistheorie, Bd 5; Negative Dialektik; Jargon der Eigentlichkeit, Bd 6),
mỹ học (Ästhetische Theorie, Bd 7; Ohne Leitbild, Parva
Aesthetica, Bd 10), phê bình (Eingriffe.Neun kritische Modelle;
Stichworte, Bd 10), xã hội học (Soziologische Schriften, Bd
8-9; Aufsätze zur Gesellschaftstheorie und Methodologie; Vermischte Schriften,
Bd 20).
Albert, Hans: Hans Albert
sinh ở Kưln (Cologne) năm1921 và sống ở Heidelberg dạy xã
hội học và triết học về khoa học tại
đại học Mannheim. Ông là một trong những đại
biểu của khoa xã hội học Đức thời
hiện đại, có tầm ảnh hưởng quốc
tế kể từ sau Thế Chiến Hai của thế
kỷ. Thật vậy, khoa Xã hội học Đức
đã phát triển từ đầu thế kỷ với
những tên tuổi như Max Weber, Ernst Troeltsch, Max Scheler,
Hans Freyer và Arnold Gehlen nhưng kể từ 1933 đến
1945 khi nước Đức dưới sự cai trị
của Quốc Xã bị rơi vào tình trạng khủng
hoảng,cùng với làn sóng trí thức di dân đã tạo
một khoảng trống lớn trong sinh hoạt văn
hóa. Xã hội học Đức chỉ phục hồi vào
những năm đầu sau chiến tranh cùng với
sự thay đổi trong hướng đi cơ bản
của nó. Tây Đức vào thời đại này là một
trong những xứ sở mà xã hội học có vị trí
quan trọng trong cộng đồng chính trị, phát
triển những quyết định cùng với sự phát
triển xã hội học ở những nơi khác, như
Hoa kỳ đã trở nên thuận lợi trong việc
đối chiếu với xã hội và văn hóa. Song mặt
khác , trong khi nổi lên những vấn đề về
hợp lý hóa và hiện đại xã hội, nó ý thức
sự khủng hoảng xã hội và trở nên khoa học
về khủng hoảng. Nó nhập cuộc vào việc
chẩn định thời đại, đi tìm hiểu
cái khủng hoảng chung của những xã hội hậu
công nghiệp hay tư bản cuối thời. Nó cũng
mang sắc thái chung như ở Pháp, Ý, Hoa kỳ là những
nhà sáng lập cơ sở xã hội học bắt
nguồn từ những lãnh vực khác, đặc biệt
là triết học, kinh tế chính trị học ,
sử học hay luật học. Do đó tác phẩm
của họ đa dạng, từ xã hội học đến
những lãnh vực không thuộc xã hội học, tiêu
biểu nơi Helmuth Plesner, Arnold Gehlen, Helmut Schelsky, Ralf
Dahrendorf, Niklas Luhmann, Norbert Elias, René Kưnig, trường
phái Frankfurt v.v..
Bản thân Hans Albert ngay từ thời
niên thiếu đã có một thế giới quan khác biệt
với giáo dục tôn giáo,ông sớm có nỗi hoài nghi vô
thần, chịu ảnh hưởng Oswald Spengler, nên ông
đã có một quan niệm đậm phần anh hùng tính và
bi quan về lịch sử. Sau khi tham gia cuộc chiến,
ông quay về theo học khoa kinh tế chính trị và xã
hội từ 1946, với những người thày như
Leopold von Wiese và Kaiserswaldau, ông trình luận án Politik und
Wirtschaft als Gegenstände der politischen und ưkonomischen
Theorie/Chính trị và Kinh tế như những đối
tượng của Lý luận chính trị và kinh tế
vào năm 1950 và Rationalität und Existenz.Politische Arithmetik und
politische Anthropologie/Tính thuần lý và hiện hữu. Khoa
số học và nhân học chính trị vào năm
1952.
Hans Albert quan tâm tìm kiếm một
thế giới quan mới, chấp nhận quan điểm
kỹ thuật coi khoa học như những công cụ
hữu ích trong ứng dụng xử lý hàng ngày của con
người. Khi tiếp cận học thuyết Weber, ông
coi vấn đề quy phạm và giá trị trong khoa kinh
tế và xã hội học là những mục tiêu nghiên
cứu. Năm 1954 ông cho xuất bản tác phẩm
đầu tiên “Hệ tư tưởng kinh tế và lý
luận chính trị. Biện luận kinh tế trong tranh
luận dựa trên khung cảnh pháp lý và chính trị” rút ra
một phần của luận án nói trên. Từ năm 1957,đại
học Kohn thừa nhận những tác phẩm đã
xuất bản của ông thay cho luận án đệ trình
để giữ chức vụ giảng dạy; ông đã
soạn những giáo trình về luận lý, nhận thức
luận và phê phán kinh tế, đưa ra một quan
điểm là những tri thức xã hội và tâm lý học
có thể ích dụng cho kinh tế học và chủ
trương xóa bỏ những giới hạn giữa các
bộ môn khoa học. Ông tìm kiếm một triết học
có khả năng giải đáp vấn đề những
giá trị có thể thoả đáng hơn những lý
luận đương đại của triết học
tân thực nghiệm, triết học phân tích, triết
học thông diễn và triết học biện chứng. Vào
năm 1958, ông tham dự những tuần hội luận
triết học ở Alpbach (gọi là Alpbacher Hochschulwochen),
ở đây ông gặp gỡ Ernst Topisch, Paul Feyerabend và
Karl Popper, những người có xu hướng thiên về
thuần lý phê bình như ông. Triết học của Popper có
ảnh hưởng trên con đường nghiên cúu của
Albert trong việc vượt hố ngăn cách nhận
thức và quyết định, thuần lý không chỉ
giới hạn trong lãnh vực tri thức. Chủ nghĩa
thuần lý phê phán (Kritischer Rationalismus) theo ông có thể
ứng dụng trong mọi lãnh vực hoạt động
của con người, như kinh tế, chính trị, pháp
luật, tôn giáo cũng như một lối sống
(Lebensform) cho mọi người.Biện hộ cho chủ
nghĩa thuần lý phê phán (Plädoyer für den kritischen Rationalismus)
theo Albert không có nghĩa là tuyên giảng làm thế nào tìm
thấy con đường đúng mà là tranh biện một
cách hân hoan và đầy nhiệt tình sáng tạo với
những người khác về niềm tin và tư
tưởng. Quan điểm “tam luận theo kiểu
Münchhausen” (Münchhausen-Trilemma) làm sáng tỏ vấn đề
biện minh những mệnh đề nhằm hiểu xem
có thể bảo đảm một tri thức xác thực;
bất kỳ toan tính nào về một biện minh chắc
chắn, dầu là diễn dịch, quy nạp, nhân quả
hay siêu nghiệm đều dẫn tới thất bại
vì một biện minh chắc chắn thiết yếu
lại cần một biện minh chắc chắn khác và
cứ như thế không bao giờ tới chung cuộc
trừ phi cần phải nhờ tới một
định thức vòng tròn và như thế không thể
đưa tới một biện minh tột cùng.
Phương pháp phê phán của Albert mang tính cách phê
phán-thuần lý/kritisch-rational nhằm chỉ ra là khi phê phán
lẫn nhau, có thể xẩy ra một tình cảnh bất
cân xứng vì hai phương cách tư duy trong triết
học có cùng những quan hệ như hai lý luận, lý
luận nào rộng lớn hơn giải thích cho lý luận
yếu hơn đồng thời chỉ ra những sai
lầm của lý luận này. “Cuộc tranh luận chủ
nghĩa thực chứng” (Positivismusstreit) giữa Habermas và
Albert trong hội nghị xã hội học ở Tübingen,
rồi ở Heidelberg trong những thập niên 60 của
thế kỷ hai mươi không những làm sáng tỏ
vấn đề chủ nghĩa thuần lý phê phán không là
thực chứng (chủ nghĩa thuần lý phê phán không
chủ trương một vài ngành của khoa học xã
hội có vị thế ưu tiên trong nghiên cứu khoa
học, cũng như chỉ ra cái chướng
ngại ý thức hệ gọi là “miễn nhiễm
chống lại phê phán”/immunisierung gegen Kritik mà Albert
nhằm điều chẩn căn bệnh phổ biến
trong giới triết học. Cuộc tranh luận này
dẫn đến vấn đề tìm hiểu vai trò những
giá trị trong các khoa học xã hội cũng như xem
chúng có ưu thế thủ đắc những tri thức
hay sử dụng cùng những phương pháp như khoa
học tự nhiên để thủ đắc tri thức.
Tác phẩm Luận về lý trí phê
phán/Traktat über kritische Vernunft xuất bản năm1968
của ông minh hoạ rõ nét vị trí của chủ nghĩa
thuần lý phê phán nhằm thay thế những quan
điểm triết học đang thống trị
diễn đàn tư tưởng nước Đức và
chỉ ra khả năng vượt tính trung lập của
tư tưởng phân tích cũng như toàn diện của
những hệ tư tưởng thần học và bán
thần học. Theo ông, tri thức chỉ được
coi là một phân tích những khả năng nhằm
ophục vụ hành động, đó là mặt thuần lý
của thực tiễn. Mặt khác nhằm thảo
luận vấn đề lưỡng phân giữa nhận
thức và quyết định, Albert chỉ ra tri
thức chính là một phần của thực tiễn
nơi con người và thực tiễn tri thức của
khoa học truyền lan qua những quy phạm, đánh giá
và quyết định. Vấn đề thuần lý là vấn
đề chung của thực tiễn nơi con
người, không giới hạn trong lãnh vực nhận
thức hay thực tiễn tri thức.
Những tác
phẩm đã xuất bản của Hans Albert như: Plädoyer
für kritischen Rationalismus, 1971, Konstruktion und Kritik. Aufsätze zur
Philosophie des kritischen Rationalismus, 1972; Theologische Holzwege,1973
bàn về Gerhard Ebeling và sử dụng chính xác lý trí;
Transzendentale Träumereien, 1975 nhằm phê bình lý luận ngôn
ngữ và thông diễn luận của Karl-Otto Apel; Aufklärung
und Steuerung.Aufsätze zur Sozialphilosophie und zur Wissenschaftslehre der
Sozialwissenschaften, 1976; Kritische Vernunft und menschliche Praxis, 1977 gồm
cả phần tự truyện; Traktat über rationale
Praxis,1978; Das Elend der Theologie, 1979 phê phán Hans Küng; Die
Wissenschaft und die Fehlbarkeit der Vernunft,1982; Kritik der reinen
Erkenntnislehre. 1987 luận về nhận thức từ
quan điểm hiện thực; Briefwechsel, W. Baum x.b 1997,
thư từ giữa Paul Feyerabend và Albert; Kritischer
Rationalismus, 2000.
Aron, Raymond: Raymond Aron
sinh vào tháng Ba năm 1905 ở Paris, cùng tuổi với
những khuôn mặt tư tưởng sáng giá khác của
nước Pháp là J.P. Sartre và Emmanuel Mounier. Ông là
người con thứ trong một gia đình Do Thái, theo
học trường Cao đẳng Sư phạm
đường Ulm vào năm 1924 và tốt nghiệp thủ
khoa vào năm 1928. Tuy nhiên vào thời đại của ông,
Aron nhận xét người Pháp không biết gì về
những xu hướng triết học hiện tại
đang diễn ra ở bên kia sông Rhin, cũng như
không biết gì hơn về triết học Anh-Mỹ.
Vào mùa xuân năm 1930, Aron có cơ hội sang phụ
giảng ở Đại học Cologne (Kưhn) và ở
đây ông tiếp cận văn hóa Đức như
những khoa học tinh thần (Geisteswissenschaften) của
Dilthey, cùng với tư tưởng của Husserl, Heidegger
và những nhà xã hội học như Heinrich Rickert và Max
Weber. Khi nghiên cứu hiện tượng luận, như
viết lại trong tập Hồi ký (Mémoires) ông
tiếp thu phương pháp, cách nhìn của nhà hiện
tượng luận cũng như ngả về xã hội
học trong lúc đọc Weber. Chính qua kinh nhiệm này, ông
đã viết Xã hội học Đức hiện
đại (La sociologie allemande contemporaine) trong những
năm 1933-34 và Triết học phê phán lịch sử (La
philosophie critique de l’histoire) là luận án phụ bên
cạnh luận án chính Dẫn vào Triết học
lịch sử (Introduction à la philosophie de l’histoire)
đề xuất vào tháng Ba năm 1938.
Thế chiến thứ Hai đã
đưa đẩy Aron vào con đường viết báo,
tham gia ban biên tập đầu tiên của tạp chí
Thời Mới (Les Temps Modernes) của nhóm hiện sinh
Sartre, Merleau-Ponty rồi xung đột với Sartre là
người bạn thân cùng học trường Cao
đẳng vào lúc cao độ của Chiến Tranh
Lạnh giữa hai khối tư bản và cộng sản.
Quan điểm chính trị của ông trong thời
đại ngờ vực này rất kiên định ở
tư thế một “khán quan nhập cuộc” (chữ
của Aron) có lý trí sáng suốt. Ông được bổ
nhiệm vào ghế giảng dạy Xã hội học
tại Đại học Sorbonne từ năm 1954, tạo
cho hình ảnh của Aron thành một mẫu mực xã
hội học gia nhà nghề. Ông giảng dạy tại
Collège de France từ năm 1971 và những giảng khóa
thường niên tại trường Cao đẳng chuyên
sâu về những Khoa học Xã hội. Aron đã viết
hàng ngàn bài trên báo Le Figaro và những tờ báo khác. Trong
cái hỗn mang của cao trào sinh viên tháng Năm ’68, ông đã
viết một loạt bài nhan đề “khủng hoảng
Đại học” và kêu gọi chấm dứt bạo
động và xuất bản Cuộc Cách mạng không tìm
thấy (La Révolution introuvable) phê phán kịch liệt
những người nổi loạn. Ông trở thành hình
ảnh một người trí thức đơn
độc giữa phe tả và phe hữu. Cũng như
tác phẩm Thuốc phiện của người trí
thức (L’Opium des intellectuals) năm 1955 nhằm phân
tích những huyền thoại chính trị về phe tả,
về cách mạng, về giai cấp vô sản và tha hóa
của giới trí thức, Aron không nhằm đối
thoại với người cộng sản, mà để
phê phán sự ấu trĩ chính trị của những
người khuynh tả như các nhà hiện sinh (Sartre,
Merleau-Ponty…). Thật sự, phê phán chủ nghĩa Mác và
những người theo Marx trong Thuốc phiện
của người trí thức như Tony Judt
nghĩ có thể coi là quyển sách đồng hành và kế
tục tác phẩm Dẫn vào Triết học Lịch
sử của Raymond Aron.
Raymond Aron không chủ trương
đưa ra một học thuyết (doctrine), nhưng ông là
một nhà thông thái liên ngành, từ triết học
đến xã hội học, sử học, kinh tế
học, chính trị học, chiến lược, bang giao
quốc tế với một kiến thức bao quát và
một tầm nhìn xa, rộng về tiến
diễn của lịch sử, vị trí con người và
ảnh hưởng trên sự tiến hóa của xã hội
công nghiệp.
Khởi đầu tri thức của
ông là con đường phê phán Lý trí lịch sử vì
từ tiếp cận với triết học Đức
đã giúp ông vượt qua chủ nghĩa thực
chứng (dẫn đến khuynh hướng duy khoa
học) bế tắc trong thế giới tư
tưởng Pháp lúc bấy giờ, nhằm đi tới
một phê phán Lý trí lịch sử (critique de la Raison
historique) mà đối tượng tìm kiếm chính là
điều kiện lịch sử của người công
dân hay nói đúng ra là của chính con người. Aron
viết: Phê phán lý trí lịch sử xác định những
giới hạn, chứ không phải những cơ sở
của khách quan tính lịch sử (La critique de la raison
historique détermine les limites et non les fondements de l’objectivité
historique). Khởi điểm này là cơ sở cho một
xã hội học đã đưa Raymond Aron tới thiên
chức trở thành một nhà xã hội học.
Trong bài giảng mở đầu
tại Học viện Pháp quốc vào năm 1970
với nhan đề Về điều kiện lịch
sử của nhà xã hội học ông khẳng
định “trong lịch sử tư tưởng, xã
hội học hầu như có thể được
định nghĩa bằng khái niệm xã hội ưu tiên
hơn khái niệm chính trị” bởi vì xã hội tạo
thành tổng thể mà xã hội học là khoa học nghiên
cứu tổng thể. Như vậy khoa học chính
trị chỉ là một bộ phận của xã hội
học. Thật vậy một mảng lớn tác phẩm
của ông nổi trội và gây ảnh hưởng tới
nhiều thế hệ xã hội học sau ông (như Alain
Touraine, Pierre Bourdieu), chỉ kể một vài nhân vật
tiêu biểu là những giảng trình xã hội học ở
Sorbonne trong những niên khóa 1955-1958 như Mười tám
bài học về xã hội công nghiệp, Đấu tranh
giai cấp, Dân chủ và chủ nghĩa toàn trị và
trong những niên khóa 1960-1962 là Những học
thuyết lớn của xã hội học lịch sử
khi in ra sách năm 1967 mang nhan đề Những giai
đoạn của tư tưởng xã hội học
luận về Montesquieu, Comte, Marx, Alexis de Tocqueville, Durkheim,
Pareto và Max Weber.
Trên con đường nghiên cứu quá
trình tư tưởng xã hội học sát với thực
tại, Aron đã đưa ra khái niệm “xã hội công
nghiệp” là một khái niệm gây tranh cãi, vì theo ông,ï
những người theo chủ nghĩa Mác-Lênin không ưa
thích bởi nó báo hiệu sự cáo chung của hệ tư
tưởng. Aron xác định ông không quan niệm xã
hội công nghiệp là một xã hội duy nhất về
mặt lịch sử, hay một giai đoạn
đặc thù trong những xã hội hiện đại, mà
là một loại hình xã hội xuất hiện mở ra
một thời đại mới trong kinh nghiệm của
nhân loại. Khái niệm này có thể hủy triệt
lý luận Mác xít về tổng khủng hoảng của
chủ nghĩa tư bản và bày ra một nghịch lý là
trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
những nước cộng sản như Liên xô, mục
tiêu lại là ưu tiên về mặt xây dựng lực
lượng sản xuất sao cho bắt kịp những
nước tư bản như Hoa kỳ. Raymond Aron đã
viết nhiều về xã hội công nghiệp, từ
mười tám bài giảng tại Sorbonne đến xã
hội công nghiệp và chiến tranh, những tiểu
luận về thời đại công nghiệp, về
những giác ngộ của tiến bộ. Ông phê phán
những lý luận của Marx hay Comte đã đặt chính
trị là đối tượng ưu tiên trong việc
nghiên cứu, thay vì xã hội toàn cầu., Theo Aron, trong
thời đại công nghiệp, chế độ chính
trị chỉ ra khu biệt đặc thù giữa những
tập thể thuộc cùng một loại hình. Ông đã xác
định trong một bài viết về “giai cấp xã
hội, giai cấp chính trị, giai cấp lãnh đạo”,
theo lý luận xã hội công nghiệp, những xã hội Xô
viết và phương Tây là hai loại của cùng một
chủng, hai văn bản của cùng một loại hình xã
hội, loại hình mệnh danh công nghiệp.” Những khu
biệt này chỉ ra tranh luận giữa ba xu hướng:
một là xu hướng phát triển lịch sử Mác xít
đi từ chủ nghĩa tư bản sang chủ
nghĩa xã hội, hai là lý luận những giai đoạn
phát triển kinh tế theo Colin Clark – Walt W. Rostow, ba là lý
luận hội tụ thiên về chủ nghĩa xã hõi dân
chủ như Maurice Duverger. Vấn đề đặt ra
là những xã hội công nghiệp có vận động theo
cùng một hướng? Trong Xã hội công nghiệp và
chiến tranh ông phê phán quan niệm ngây thơ của
những nhà thực chứng về khai thác thiên nhiên sẽ
chấm dứt nạn người bóc lột người.
Vậy đâu là mục tiêu của sản xuất? Những
chủ nghĩa giáo điều ý thức hệ
nhường bước cho tư tưởng. Aron đã
phân biệt sự khác biệt trong những tranh luận
về sự cáo chung ý thức hệ ở tác phẩm Ba
tiểu luận về thời đại công nghiệp
như sau: Tính chống ý thức hệ của những tác
giả Mỹ ngay từ khởi điểm đã khác
về tính chất với chống ý thức hệ của
một Camus, thời thanh niên còn là một người
cộng sản, cũng như tôi, và tôi không ngừng đem
theo trong đối thoại với tư tưởng
của người Mác xít có xu hướng Hegel. Ở Hoa
kỳ, “chủ nghĩa cấp tiến” (nghĩa là tư
tưởng khuynh tả) khó bị ảnh hưởng
của chủ nghĩa Mác và hiếm chịu hệ
thống hóa, phát triển thành triết học lịch
sử. Sau 1945,”những người cấp tiến”
trừ một ít ngoại lệ, hầu hết chống
cộng. Người Mỹ không kinh qua kinh nghiệm
của chủ nghĩa bảo thủ kiểu Burke, Mác xít
kiểu Kautsky hay Lênin, cũng không theo chủ nghĩa
tiến bộ kiểu Sartre. Học thuyết
về kinh doanh tự do hiếm khi trình bày trong một lý
luận theo kiểu Mises hay Hayek. Khi trở lại từ ý
thức hệ, những nhà chống ý thức hệ Mỹ
không đi xa, một số người quay về với
Aâu châu.”
Phê phán chủ nghĩa Mác và những
tư tưởng vệ tinh của nó dường
như là mối quan tâm lý luận chính của Aron. Trong quá
trình trí thức của ông, Aron kể là ông “đã
đọc đi đọc lại những sách của Marx
từ ba mươi lăm năm qua” (1967). Kể từ
thời Chiến tranh Lạnh, khi thế giới qua phân
thành hai khối, những chứng nhân đến
từ Liên Xô tố cáo những trại tập trung
dưới sự cai trị sắt máu của Stalin,
những trí thức “khuynh tả” vẫn gia sức bênh
vực cho Moskow thì Aron đã viết Thuốc phiên của
trí thức phê phán những ảo tưởng, sai
lầm của giới trí thức về thực tại
của thành trì chủ nghĩa toàn trị. Ông gọi
những người này theo những chủ nghĩa Mác
tưởng tượng trong Từ Gia đình thánh này
đến Gia đình Thánh khác. Những tiểu luận
về những chủ nghĩa Mác ảo tưởng kiểu
Althusser, kiểu Sartre hay Merleau-Ponty (mà ông còn gọi là
chủ nghĩa Mác hiện sinh hóa (Marxisme existentialisé), hay
chủ nghĩa vọng đợi mác-xít (attentisme marxiste)
coi Liên xô là hiện thể những niềm hy vọng
của nhân loại). Cuộc trực diện phê phán và đối
thoại với chủ nghĩa Mác dàn trải trong
hầu hết những tác phẩm của Aron, từ Dẫn
vào triết học Lịch sử (1938) đến
những giáo trình ở Sorbonne như bộ ba luận
về xã hội công nghiệp (1962-65), Tiểu luận
về tự do (1965), những sách phê phán những
chủ nghĩa theo Marx nói trên, Lịch sử và biện
chứng của bạo động (1973) nguyên là một
dự thảo bắt nguồn từ phê phán Sartre dựa
trên cuốn Phê phán Lý trí biện chứng [X. mục
Sartre] vào nghiên cứu Ý thức Lịch sử trong
Tư tưởng và Hành động qua việc tỷ
giảo triết học phân tích Anh-Mỹ với triết
học tân Kant và hiện tượng luận, mà khởi
điểm từ việc xét hành động trong lịch
sử ở những trang cuối luận án Dẫn
vào Triết học Lịch sử . Những giáo trình
ở Sorbonne và Collège de France về chủ nghĩa Mác và
Lịch sử đã được tập đại thành
được những học trò của ông xuất bản
(sau khi ông qua đời vào năm 1983). Sau khi phê phán Sartre và
Merleau-Ponty là những người không dành đủ
thời gian để đọc và hiểu Hegel, Kojève
đã đọc Hegel theo lý giải Mác xít, Joan Robinson không
biết gì về Hegel, ông cũng biểu tỏ thái
độ thất vọng với những nghiên cứu
của những người Mác xít như nhóm
Đệ Nhị Quốc tế Cộng sản, Lukács hay
Althusser, ông đánh giá “một Marx hữu ích, có thể nói,
có thể đã biến đổi lịch sử thế
giới là người đã gieo rắc những tư
tưởng sai lầm; tỷ suất giá trị thặng
dư mà ông dẫn khởi để cho là có thể nghĩ
việc quốc hữu hóa những tư liệu sản
xuất cho phép người lao động phục hồi
được những lượng số lớn giá
trị thủ đắc nhờ việc nắm giữ
những tư liệu sản xuất; chủ nghĩa xã
hội hay ít ra chủ nghĩa cộng sản thủ tiêu
phạm trù “kinh tế” và “chính khoa học đê tiện”. Với
tư cách là một nhà kinh tế, có lẽ Marx vẫn là
người giầu nhất, làm mê đắm nhất trong
thời đại của ông. Với tư cách là một
nhà tiên tri-kinh tế, cũng như là tiền nhân chính
thống của chủ nghĩa Mác-Lênin, ông là một nhà
nguỵ biện đáng nguyền rủa chịu phần
trách nhiệm trong những hãi hùng khủng khiếp của
thế kỷ XX” ở những trang cuối tập Hồi
ký của Aron.
Lý nhất quán xuyên suốt toàn bộ
tác phẩm của Aron là xác quyết một quan niệm
đa nguyên về những lý giải hành động
của con người trong vận hành lịch sử vì
“thực tại lịch sử , bởi thuộc về con
người, thì không phân minh và bất tận”, phủ
nhận thuyết tất định toàn cầu về
lịch sử vì “ thuyết tất định lịch
sử về mặt giả thuyết có tính khách quan bởi
nó chỉ bao dung một phần cái thực và không thể
tiếp nối khách thể toàn diện, dầu trên con đường
vô tận.” Trong chiều hướng này, hiện hữu con
người là biện chứng, hiểu theo nghĩa bi tráng
bởi cử hoạt trong một thế giới rời
rạc, nhập cuộc bất kể thời gian tồn
tục, đi tìm một chân lý lẩn trốn, không có
bảo kê nào khác hơn một khoa học manh mún và một
suy tưởng nặng phần hình thức. Điều này
hàm ngụ tự do và thiết yếu của chọn
lựa. Tư tưởng này gần cận với
thuyết hiện sinh của Sartre, cho nên người ta
thường nhắc đến lời đề trên sách Hữu
thể và Hư vô của Sartre tặng Aron là cuốn sách
này như một “dẫn nhập bản thể
luận” cho cuốn “Dẫn vào Triết học Lịch
sử” – cảm nhận này cũng phù du như cuộc
chiến tranh lạnh sau này giữa hai nhà trí thức tiêu
biểu của Pháp trong thế kỷ XX. [X. Hành trạng
của kẻ sĩ - ĐPQ trên tạp chí Gió Văn
số 4,2004].
Những tác
phẩm đã xuất bản của Raymond Aron: La
Sociologie allemande contemporaine,1935 ; Introduction à la philosophie de
l’histoire,1938 ; La philosophie critique de l’histoire,1938 ; Le
Grand Chisme,1948 ; L’opium des intellectuels, 1955 ; La Société
industrielle et la guerre, 1959 ; Dimensions de la conscience historique,
1961 ; Dix-huit leçon sur la société industrielle, 1962 ; La Lutte de
classes, 1964 ; Démocratie et totalitarisme,1965 ; Trois essais sur
l’âge industriel, 1966 ; Les Eùtapes de la pensée sociologique,1967 ;
D’une Sainte Famille à l’autre. Essai sur les marxismes imaginaires,1969 ;
De la condition historique du sociologue, 1971 ; Histoire et dialectique
de la vilolence, 1973 ; Penser la guerre, Clausewitz I, II, 1976 ;
Mémoires, 50 ans de réflexion politique, 1983 ; Leçons sur l’histoire,
1989 ; Le Marxisme de Marx, 2002. Ngoại trừ quyển
sách về Clausewitz, bảng liệt kê này không kể tên
những tác phẩm chính trị, bang giao quốc tế
của Aron.
Anh (Triết
học): Cũng như những dòng triết học khác
ở châu Aâu, triết học Anh (bao gồm cả Tô Cách Lan
và Ái Nhĩ Lan) là một nỗ lực sử dụng
tiếng Anh trong việc trình bày tư tưởng với
công chúng. Nếu đem so với triết học
Đức và Pháp cùng thời, những triết gia Anh
đóng góp vào sự phát triển văn học dân tộc
nhiều hơn, với những tên tuổi như Bacon,
Hobbes, Berkeley, Locke và Hume, ra khỏi sự lệ thuộc
bắt buộc dùng tiếng La tinh như thời trung
cổ.
Lịch sử
triết học nước Anh có ba thời đại
lớn: thời đại thứ nhất kể từ
thế kỷ thứ mười ba (1200) đến
giữa thế kỷ mười bốn (1350) nghĩa là
tới Ockham, thời đại thứ hai đánh
dấu từ Bacon đến David Hume (1600-1750) và
thời đại thứ ba từ cuối thế kỷ
mười chín (1870) đến hiện tại.
Trước thế kỷ 13, triết học Tây Aâu là
một thể thống nhất của thời Trung Cổ,
không phân biệt địa dư, biên giới; những
trung tâm trí thức như Oxford hay Paris là nơi quy tụ
những nhà tư tưởng và ngôn ngữ chung
của giới học thức là tiếng La tinh.
John Scotus Erigena
(khoảng 810-877) có thể coi như khuôn mặt tiêu
biểu khởi đầu triết học Anh. Trong tác
phẩm De Divisione Naturae, ông quan niệm thực
tại chia thành bốn bộ phận: Thượng
đế sáng tạo và không bị sáng tạo, là nguyên nhân
kỳ thành của thế giới; những thiên ý sáng tạo
và được sáng tạo, là những nguyên mẫu
của mọi vật trong thế giới tự nhiên;
những sự vật thụ cảm không sáng tạo và
được sáng tạo trong trật tự cụ
thể của thế giới; và những sự
vật không sáng tạo và không được sáng tạo,
như hư vô. Anselm of Canterbury (1033-1109) với Monologion
và Proslogion đưa ra luận cứ bản
thể luận chứng minh hiện hữu của
Thượng đế, hiện hữu của “một
Tự nhiên là sự vật tối thượng của
mọi sự vật hiện hũu” qua điều thiện
vô hạn, chỉ ra những hiệu quả đối
với mọi hữu. Lý luận của Erigena cũng
như Anselm đánh dấu ảnh hưởng của
Augustin vào thời đại này. Cũng phải kể đến
Adelard of Bath (khoảng 1080-1145), John of Salisbury (1115-1180)
với những công trình nhằm liên kết tư
tưởng của Platon và Aristote chỉ ra mối quan tâm
đặc biệt của thời kỳ Trung cổ
giữa duy lý triết học và tín điều Cơ
đốc.
Robert Grosseteste
(1175-1253) và những người cùng thời như Richard
Fishacre, John Blund, Adam Marsh, Thomas of York là những tên tuổi
của Oxford đã phát triển triết học Aristote,
triết học tự nhiên (natural philosophy/Naturphilosophie),
siêu hình học ánh sáng (light-metaphysics/Lichtmetaphysik), Roger Bacon
(1214-1292) người học trò của Grosseteste với
nghiên cứu toán học và vật lý học, chú trọng
đến quan sát và lý luận toán học trong tác phẩm Opus
Majus, vượt khỏi siêu hình học thời trung
cổ. Những người cùng xu hướng trong
thời đại của ông là William Shireswood, Robert
Kilwardby, Roger Marston. John Duns Scotus (1266-1308) sinh
trưởng ở Tô Cách Lan và trưởng thành ở Oxford
là khuôn mặt lớn được mệnh danh là “Doctor
subtilis”đưa tư tưởng triết học Anh
vào một hướng đi mới, phân biệt hai lãnh
vực của đức tin và lý trí triết học, quan
niệm tri thức của chúng ta về những sự
vật vật chất đến từ cảm giác. William
of Ockham (1285-1349) tiếp nối những khai phá của
Scotus khi phân biệt triệt để triết học và
thần học, ông quan niệm không có tri thức về cái
phổ quát và trừu tượng, mọi sự chúng ta có
thể trực giác thấy hiện hữu ở ngoài chúng
ta là đơn biệt, khái quát là chức năng của
tinh thần và gắn liền với những hình
tượng là những dấu chỉ tự nhiên mà chúng ta
tư duy với những dấu chỉ đó cũng
như những từ đặt để cho
những dấu chỉ này có tính quy ước. Ông quan
niệm không có vấn đề gì thắc mắc về
tương ứng giữa những quan niệm của
chúng ta và bản chất được biểu
tượng; như vật chỉ có những từ
chứ không phải vật có tính chung., chân lý thiết yếu,
luận lý khả dĩ để chứng minh chỉ là
chân lý thứ cấp, những mệnh đề bằng
lời về sự phân tích những từ. Quan niệm này
của Ockham là tiên khu của triết học Hume và
triết học phân tích.
Trong thời
Phục hưng, luận lý học Aristote vẫn là cơ
bản của triết học với John Sanderson, Richard
Crakanthorpe và Thomas Wilson (1525-1581) với The Rule of Reason
(1551) và Ralph Lever với Arte of Reason Rightly Termed Witcraft
(1573) viết bằng tiếng Anh. Thomas More (1478-1535)
với Utopia (1516) và Richard Hooker (1553-1600) với The
Laws of Ecclesiastical Polity (1593-1662) là những nhà
triết học chính trị của thế kỷ 16. Đến
Francis Bacon (1561-1626) thực sự bước vào triết
học mới có thể so sánh với Descartes của
nước Pháp. Với tác phẩm quan trọng đầu
tiên của nền triết học mới này là The
Advancement of Learning (1605) mở đường trong quan
niệm tri thức tự nhiên là đối tượng
chủ yếu của triết học, Novum Organum (1620)
đưa ra phương pháp quy nạp [X. quy nạp]. Robert
Boyle (1627-1691) kế thừa phương pháp quy nạp
của Bacon, song bổ túc vai trò của toán học trong khoa
học vật lý và phân chia tự nhiên ra thế
giới theo trật tự khách quan gồm những phân
tử có tính chất đo lường được
với trật tự khách quan gồm ảnh tượng
và cảm giác. Thomas Hobbes (1588-1679) chủ trương
một quan niệm duy vật triệt để trong biên
khảo viết vào khoảng 1630 nhan đề A Short Tract
on First Principles đề cập tới những
vấn đề như bảo toàn của chuyển
dộng, thực tại của nguyên lý nhân quả, tính
đồng chất của những hiện tượng
tự nhiên, loại trừ những bản thể tâm linh
và khái niệm tự do ý chí. Theo Hobbes tri thức là khả
năng sản sinh ra những hậu quả khởi từ
đồng nhất hóa những nguyên nhân. Tri thức
luận của Hobbes trình bày trong ba quyển De Corpore, De
Homine và De Cive là tổng hợp tư tuởng
duy danh và duy lý kinh nghiệm, nối kết Bacon với
Descartes, thâu tóm trong một phát biểu: Lý trí chỉ là
một con tính, nghĩa là phép cộng và phép trừ, trên
những hiệu quả của những danh từ chung
hợp lại với nhau để xác định và
diễn đạt tư tưởng của chúng ta. Quan
niệm duy vật máy móc của ông thâu tóm trong tác phẩm Leviathan
chỉ ra quy luật cơ bản của ứng xử
nơi con ngưới là tự bảo toàn, do đó ông
đi đến một kết luận triệt để
“con người đối với con người như
loài lang sói/homo homini lupus” - quan niệm này xem ra đối
nghịch với quan niệm của Spinoza, song thực
sự cả hai nhà tư tưởng đều đưa
ra một thuyết đề về quyền tự nhiên
nơi con người. [X. Hobbes; Spinoza]. Sau Hobbes, những
nhà triết học trường phái Cambridge như Herbert of
Cherbury, Ralph Cudworth, Henry More có xu hướng trở về
với lý niệm Platon, thiết lập thực thể
của tinh thần, phủ bác Hobbes. Phải đợi
tới mấy thế hệ sau Hobbes, những triết
gia như Joseph Glanvill (1636-1680), Richard Cumberland (1631-1718), John
Locke (1632-1704) mở ra những định hướng
mới cho tư tưởng thực lợi. Nổi
trội trong thời đại này là Locke, phê phán tri
thức thiên bẩm, đề cao chủ nghiệm. Tác
phẩm Essay Concerning Human Understanding (1690) là kinh
điển chính của triết học nước Anh,
với Voltaire đưa vào nước Pháp, những ý
tưởng của Locke trở thành cơ sở lý luận
của tư tưởng thời Khai sáng. Quan niệm
chủ nghiệm này đối lập với quan niệm
chủ lý khởi từ trường phái Descartes, cũng là
quan niệm chung của nhiều triết gia đại
lục. Một trong những nhà duy lý phản bác lại
Locke, tiêu biểu như Leibniz đã viết thiên sách Luận
thuyết mới về trí năng của con
người/Nouveaux Essais sur l'entendement humain (chỉ
xuất bản sau khi Locke đã mất) dưới hình
thức đối thoại tranh biện giữa hai nhân
vật giả tưởng Philalèthe và Théophile, đại
diện cho Locke và Leibniz, sao chép lại từng chương
mục của Locke trong tác phẩm dẫn trên. Locke còn là
người viết những thiên luận chính trị
với Two Treaties of Civil Government (1690) đặt
để những nền tảng cho một nền dân
chủ tự do sau này, phân biệt thần quyền và
thế quyền, mở đường cho những tranh
luận về thần quyền như John Toland (1670-1722),
Matthew Tindal (1656-1733), W. Wollaston (1660-1724), Anthony Collins
(1676-1729) và đối lập với thần quyền
như Richard Bentley (1662-1742), Samuel Clarke (1675-1729), William
Warburton (1698-1779), Joseph Butler (1692-1752). Những triết gia
sau Locke phê phán ông như Richard Burthogge (1638-1694), Peter Browne
(1665-1735), John Norris (1657-1711), song nhà tư tưởng
nổi trội hơn cả là Berkeley (1685-1753) với
một lý luận nhân quả về tri giác, thường
được coi là nhà triết học duy tâm nhất,
với mệnh đề esse est percipi. Berekeley vẫn trong
truyền thống chủ nghiệm, xây dựng nhận
thức trên cảm tính. Vào thời kỳ này, những khuôn
mặt tư tưởng sáng giá khác như Shaftesbury
(1671-1713), Francis Hutcheson (1694-1746), Monboddo (1714-1799), Joseph Butler
, Adam Smith (1723-1790), Richard Price (1723-1791), Edmund Burke (1729-1797)
và người được Lukács coi là quan trọng
nhất, chính là Bernard Mandeville (1670-1733) với quan niệm
“nếu không có lợi ích riêng mình/self-interest, xã hội
sẽ ngưng đọng”. Lukács cũng đánh giá cao
Bacon (X. Lukács, Gelebtes Denken, 1980), ngưới
thường được coi như “nhà tiên tri của
thời đại công nghiệp mới” vì đề
cương tìm hiểu và kiểm soát tự nhiên mà Bacon nêu
ra đã được thực hiện trong thời
đại khoa học kỹ thuật hiện đại.
David Hume (1711-1776) với tác phẩm A Treatise of Human Nature
(1739-1740) và An Inquiry into Human Understanding (1748)
kế thừa truyền thống chủ nghiệm của
Locke và Berkeley, song điểm đặc sắc trong lý luận
của ông là khai phá khoa học về con người,
như trong Dẫn nhập A Treatise chỉ ra, tìm hiểu
những nguyên tắc và khai triển quan năng lý luận
cũng như bản chất ý tưởng của con
người. Hume đặt nghi vấn về nguyên nhân
giải thích mọi chuyện (như quan niệm causa sive
ratio trong truyền thống Descartes), từ hoài nghi đó
thức tỉnh “giấc ngủ giáo điều” cho Kant khi
đặt vấn đề khả hữu của siêu hình
học về sau. Những nhà triết học đồng
thời với Hume như David Hartley (1705-1757), Joseph Priestley
(1733-1804), Abraham Tucker (1705-1774) cũng khởi từ
triết học con người, song có xu hướng duy
vật. Thomas Reid (1710-1796) ca ngợi những phê phán
của Hume song phản bác quan niệm chủ nghiệm coi
tư tưởng là đối tượng trực
tiếp của tri giác, dẫn khởi quan niệm về
lẽ thường trong triết học đầu thế
kỷ 19.
Thế kỷ 19
với tư trào thường được mệnh danh
là trường phái Tô Cách Lan/Scottish School có xu hướng
duy tâm ưu thắng trong các Đại học hơn xu hướng
duy nghiệm, xem ra tương ứng với chủ
nghĩa duy tâm cũng đang ngự trị tại các
Đại học Đức vào lúc bấy giờ [X.
Triết học Đức]. Tuy Reid coi phái chủ nghiệm
với Hume đã hấp hối, song thực tế tinh
thần duy nghiệm vẫn tiếp tục sinh động
trong xã hội, mặc dầu ngay bản thân Hume cũng
như những nhà tư tưởng lớn chủ
nghiệm của thời đại không giảng dạy
tại Đại học. Tư trào này khởi sự
với Jeremy Bentham (1748-1832) được gọi là
chủ nghĩa duy dụng/utilitarialism, với một
số tác phẩm của ông đã xuất hiện ngay từ
cuối thế kỷ trước. Bentham chịu ảnh
hưởng Hume như trong tác phẩm Fragment on Government
, ông coi mọi đức hạnh dựa trên lẽ
thực dụng. Sống vào thời đại Victoria, phát
triển của chủ nghĩa tư bản và đế
chế Anh đã phản ảnh trong tư tưởng
Bentham và những người kế thừa ông những
nghiên cứu đa dạng, từ luật pháp, chính trị,
xã hội xây dựng trên nguyên lý duy dụng. Cái lý tắc
“một người vì mọi người”, “mọi
người vì một người”, quan hệ giữa cá
nhân và tập thể mà những nhà mác-xít sau này nêu thành
khẩu hiệu thực ra đã bắt nguồn từ
triết học duy dụng này. Bentham còn chỉ rõ mục
đích hạnh phúc lớn nhất là cho đại đa
số. John Stuart Mill (1806-1873), con trai của James Mill
(1773-1836) thực sự mới là thủ lãnh của chủ
nghĩa duy dụng, dã phát triển chủ nghĩa này trong
việc tổng hợp học thuyết Bentham với
những học thuyết của Coleridge và Carlyle. Những
tác phẩm chính của ông là System of Logic: Ratiocinative and
Inductive, 1843, Principles of Politicaln Economy, 1848, Utilitarianism,
1863, An Examination of Sir W. Hamilton's Philosophy, 1865. Mill quan
niệm thà là một con người khốn khổ còn
hơn là một con heo phè phỡn, thà là một Socrate
bất mãn còn hơn là một kẻ ngu độn sung
sướng (trong xã hội xã hội chủ nghĩa ngày
nay, đầy dẫy những con heo ngu độn sung
sướng phè phỡn!). Chủ nghĩa duy dụng Anh có ảnh
hưởng lan rộng vào lục địa châu Aâu lúc
bấy giờ.
Tuy nhiên cũng vào
thời đại này phải kể đến những xu
hướng lãng mạn với Thomas Carlyle (1795-1881) và Samuel
T. Coleridge (1772-1834), chịu ảnh hưởng chủ
nghĩa lãng mạn Đức. Quan niệm “nguyên lý cao
cả lớn nhất” của Carlyle nhằm phê phán chủ
trương hạnh phúc lớn nhất của Bentham.
Thuyết tiến
hóa với nguyên lý đào thải tự nhiên của Charles
Darwin (1809-1882) qua những tác phẩm Origin of Species by Means
of Natural Selection, 1859; Descent of Man, 1871 đã phát
triển qua những tên tuổi như Herbert Spencer
(1820-1903)
với A system of synthetic philosophy, 1862-1896, Huxley, Wallace,
Tyndall, G.H. Lewes. Cũng phải kể đến
ảnh hưởng của triết gia Pháp Auguste Comte đã
dẫn đến việc lập hội London Positivist
Society vào năm 1867. Những tên tuổi khác như William
Kingdon Clifford (1845-79), Karl Pearson (1857-1936) đưa tinh
thần thực chứng sang một hướng cảm
nhận khác, thiên về khoa học (gần với chủ
nghĩa kinh nghiệm phê phán Đức như Ernst Mach -
chính Mach đề tặng tác phẩm Beiträge zur Analyse der
Empfindungen của ông cho Pearson, điểm chung của
họ là quan niệm khoa học có tính kiệm ước
tư tưởng qua việc liên kết hiện
tượng trong những khái niệm có khả năng
dơn giản nhất).
Chủ nghĩa
duy tâm Đức thực sự đã ảnh hưởng
vào nước Anh vào những thập niên cuối thế
kỷ, với J.H. Newman (1801-1890) vẫn kế thừa
nguyên lý truyền thống của Locke và Hume trong quan
niệm cảm quan hậu kết/illative sense, J.F. Ferrier
(1808-64) với Institutes of Metaphysics, 1854 chú trọng
đến hai nguyên tắc về bản ngã, tự do và
tổng hợp giữa chủ thể và khách thể
chỉ ra tinh thần hiện diện soi sáng mọi sự,
J. Grote (1803-66) và đặc biệt là Benjamin Jowett (1817-93),
người đã dịch nhiều thiên sách của Platon và
giảng dạy triết học Hy lạp tại Balliol
College từ 1855 dến 1893. Những người học
trò của Jowett như T.H. Green (1836-82) hay E. Caird (1835-1908) là
những nhà duy tâm lừng danh, phê phán thuyết chủ
nghiệm cùng với J.H. Stirling (1820-1909) du nhập học
thuyết Kant và Hegel. Những triết gia trong trường
phái Hegel phải kể đến là John Caird (1820-98),
William Wallace (1844-97). Chủ nghĩa duy tâm tuyệt
đối đề cao mối quan hệ chủ
thể/khách thể thể hiện trong cái Tuyệt
đối bao dung tất cả trong Appearance and Reality,
1893 của F.H. Bradley (1846-1924). Tuy nhiên tác phẩm
đạo đức Ethical Studies, 1876
của ông gồm bẩy tiểu luận nhằm chống
lại chủ thuyết duy dụng, lại gần với
tư trào phân tích sau này khi chủ đích khảo sát bổn
phận và trách nhiệm mà người bình thường có
thể hiểu được. Bernard Bosanquet (1848-1923) là
một nhà duy tâm đồng thời với Bradley và có
nhiều điểm đồng tình với tư
tưởng Bradley. Ông viết khá nhiều với những
tác phẩm quan trọng như Essentials of Logic, 1895: A
history of Aesthetic, 1892. Ông quan niệm thế giới
thực là thế giới của mỗi cá nhân, là dòng ý
thức mà chúng ta buộc phải nghĩ như một
hệ thống khách thể độc lập với
sự hiện diện hay vắng mặt của ý thức
biểu thị chúng. Những nhà duy tâm khác như John
McTaggart (1866-1925) là một nhà nghiên cứu chuyên sâu học
thuyết Hegel, song tư tưởng riêng của ông
được trình bày trong bộ The Nature of Existence, 1921.
James Ward (1843-1925) với Psychological Principles, 1918
chịu ảnh hưởng của những triết gia
Đức cùng thời như Brentano, Lotze, Wundt, phê phán
thuyết liên tưởng chủ nghiệm và quan niệm ý
thức dưới hình thái liên tục. Ông cũng quan
niệm đa nguyên như McTaggart về vũ trụ là
một phức thể những tinh thần ở nhiều
tầng dưới linh hồn con người. Những nhà
duy tâm khác như G.F. Stout (1860-1943), C.E. Spearman (1863- 1945),
Hastings Rashdall (1858-1924), F.C.S. Schiller (1864-1937) gặp nhau
ở chỗ quan niệm thế giới là công trình xây
dựng của tinh thần. Đại biểu sâu sắc
của phái duy tâm có nhiều ảnh hưởng phải
kể đến R.G. Collingwood (1889-1943), cũng như
triết gia người Ý Benedetto Croce vẫn duy trì tinh thần
Hegel về những hoạt động cao cấp của
tinh thần con người. Chủ nghĩa duy tâm thống
trị triết học vào cuối thế kỷ này.
Sự phát
triển của chủ nghĩa hiện thực trong
triết học Anh có thể tính khởi sự từ 1903,
đánh dấu bằng tác phẩm Principles of Mathematics
của Bertrand Russell (1872-1970), và Principia Ethica của
G.E. Moore (1873-1958), phê phán triệt để chủ nghĩa
duy tâm trong bài The Refutation of Idealism năm 1903. Tuy
chủ nghĩa hiện thực không trở thành một
trường phái rầm rộ, song xuất hiện
nhiều đại biểu như Robert Adamson (1852-1902), G.D.
Hicks (1862-1941), Thomas Case (1844-1925). Nhiều nhà tư
tưởng chịu ảnh hưởng Moore như Lloyd
Morgan (1852-1936), A.N. Whitehead (1861-1947), Samuel Alexander (1859-1938).
C.D. Broad (1887-1971), J. Laird (1887-1945), C.E.M. Joad (1891-1953), H.H.
Price (1899-1984). Moore được coi như người
khởi động tư trào “tân hiện thực” có
ảnh hưởng khá lớn trong triết học
nước Anh (I.M. Bochenski). Chủ nghĩa tân hiện
thực/neorealism như Bochenski mệnh danh mang những
đặc tính như duy nhiên vì xem con người chỉ là
một cấu thành toàn diện của thiên nhiên không có khu
biệt cơ bản với những hữu tự nhiên
khác, những nhà tân hiện thực này là những thành viên
khoa học vì niềm tin tuyệt đối vào thẩm
quyền tối thượng của khoa học tự nhiên,
đồng thời cũng là những nhà duy lý vì niềm
tin vào những phương pháp phân tích, hữu lý.Chủ
nghĩa tân hiện thực Anh kế thừa truyền
thống từ Locke, Hume, Reid khi quan niệm tri thức
khởi từ kinh nghiệm cảm quan, chú trọng
đến vật lý toán học, những vấn đề
luận lý, nhận thức luận v.v..Điểm chung
của những nhà tân hiện thực là dựa trên
phương pháp vi mô, quan tâm đến những vấn
đề đặc thù và phân tích chúng. Đó là cơ
sở của triết học phân tích. Hai khuôn mặt tiên
khu của tư trào này là Bertrand Russell và Ludwig Wittgenstein
(1889-1951). Như tựa đề một bài viết
của Russell Philosophy of Logical Atomism (trên tạp chí Monist,
1918-1919), lý luận của Russell và Wittgenstein có khi
được gọi là thuyết nguyên tử luận lý,
giải thoát tư duy khỏi vết đường mòn
của ngôn ngữ, làm chủ luận lý tạo thành công
cụ cho viện minh giải tư tưởng, chống
lại chủ trương hệ thống hóa như
những triết gia siêu hình thường làm. Trong A History
of Western Philosophy, Russell khẳng định nhà triết
học trên cơ sở phân tích luận lý “thẳng thắn
nhìn nhận là trí tuệ con người không thể tìm ra
những giải đáp xác định cho nhiều vấn
nạn tối quan trọng của nhân loại, song từ
khước tin rằng có đường lối tri
thức cao hơn để có thể phát hiện ra
những chân lý bị che dấu đối với khoa
học và trí tuệ”. Russell đề ra lý luận những
miêu tả (trọng điểm chỉ ra một biểu
ngữ có thể đóng góp cho ý nghĩa của một câu
không có ý nghĩa khi đứng một mình) và lý luận
về những loại hình luận lý (dựa trên ý
tưởng là một chức năng mệnh
đề/nghĩa là một mệnh đề thuộc
từ phú cho một chủ từ nào vẫn bất xác
một khi người ta không đặc thị lãnh vực
những đối tượng khả dĩ thỏa mãn nó
và quy định bất cứ đối tượng nào
theo định nghĩa cũng không thể bao hàm
điều gì thuộc về lãnh vực này). Wittgenstein
với tác phẩm TractatusLogico-philosophicus/Logisch-philosophische
Abhandlung, 1922 bao gồm những vấn đề chính
như thế giới là toàn bộ những sự
trạng/Sachverhalten liên kết những đối
tượng đơn giản biểu hiện trong
những mệnh đề cơ bản về mặt
luận lý độc lập với nhau; ý nghĩa của
một câu thì phụ thuộc vào chân hay giả của
mệnh đề cơ bản hay vào lượng chân hay
giả của những mệnh đề cơ bản mà
nó cấu thành. Triết học theo Wittgenstein là một
hoạt động có mục đích minh giải luận lý
cho tư tưởng. Ånh hưởng của Russell và
Wittgenstein rõ rệt nơi chủ nghĩa thực chứng
luận lý cũng như với triết học phân tích. G.E.
Anscombe đã tích cực chuyển tải những tư
tưởng củaWittgenstein vào dòng sinh hoạt này. Tuy nhiên
những triết gia thực chứng luận lý như A.J.
Ayer (1910-1989) với Language, Truth and Logic, 1936, Karl Popper
(1902-1994) với Logic of Scientific Discovery, 1935 loại
bỏ quan niệm về ý nghĩa ngữ học của
Wittgenstein khi chủ trương ý nghĩa ngôn ngữ
được chứng thực bằng kinh nghiệm
cảm quan. Triết học ngữ nghĩa nơi
trường phái Oxford thường được gọi
là triết học về ngôn ngữ thông thường
thể hiện nơi J.L. Austin (1911-1960) và Gilbert Ryle
(1900-1976) tuy có liên hệ với triết học ngữ
nghĩa thời kỳ sau của Wittgenstein, song phân biệt
ở chỗ họ chủ trương nghịch lý siêu hình
không đơn giản là một rối loạn khái
niệm mà là một điểm đi vào nhiệm vụ
sắp đặt luận lý phức tạp và bất quy
định của những hạn từ then chốt
của ngôn từ thông thường về mặt triết
lý, nhiệm vụ mà Ryle gọi là “địa chí luận
lý”, hay theo Austin là “ngữ pháp thuần lý”. Những kiện
tướng khác của trường Oxford như P.F. Strawson
(1919-2006) với tác phẩm Individuals, 1959 và bài viết
“On Referring” phê phán lý luận miêu tả của Russell và Stuart
Hampshire (1914-2004) với Thought and Action, 1959
khởi từ tiền đề tư tưởng phụ
thuộc ngôn ngữ, định chế xã hội cơ
bản, có xu hướng phản duy lý và chủ
trương một siêu hình học miêu tả liên hệ
với triết học phê phán của Kant.
Vào những
thập niên cuối thế kỷ XX, Michael Dummett với
luận án Frege: Philosophy of Language, 1973 và những
tiểu luận quan trọng khác trong Truth and Other Enigmas,
1978 đã đưa tư tưởng của Gottlob Frege vào
triết học Anh. Một trong những ý tưởng quan
trọng là “mối quan hệ giữa chân lývà nhận
biết chân lý là vấn đề cơ bản của lý
luận ý nghĩa, cũng như của siêu hình học”,
ở đó diễn ra sự đối nghịch giữa
chủ nghĩa hiện thực và chống hiện
thực. Những tranh luận sôi nổi giữa những
nhà triết học Anh về vấn đề tham
chiếu/reference, về quan hệ giữa những
từ và đối tượng cá thể trong vũ
trụ vì chân lý và tham chiếu có liên hệ chặt chẽ
với nhau (chẳng hạn, giả sử S là một phát
biểu trong đó một từ đơn phối
hợp với một thuộc từ, S chỉ thật
nếu thuộc từ áp dụng cho đối
tượng mà từ đơn này quy chiếu). Những
tranh biện về tham chiếu không chỉ nhằm vào
những quan hệ giữa ngôn ngữ và thực tại, mà
cả những quan hệ giữa tư tưởng và
thực tại. Sinh hoạt triết học này phản
ảnh diễn đàn chung của triết học
thường gọi là triết học Anh-Mỹ, với
những ảnh hưởng của những triết gia
Mỹ như Saul Kripke và Hilary Putnam [X. triết học
Mỹ]. Những phản ứng của Peter Strawson, John
McDowell, Simon Blackhurn, Colin McGinn phê bình thuyết chống
hiện thực của Dummett, chỉ ra vấn đề
không chỉ bàn về triết học ngôn ngữ, nhưng mở
rộng trên những lãnh vực siêu hình học và triết
học tinh thần. Những tham luận của Crispin Wright
trong Realism, Meaning and Truth, 1987, của Gareth Evans trong The
Varieties of Reference, 1982 chỉ ra ảnh hưởng
của Dummett, cũng như Russell trong xung đột
giữa hiện thực và phản hiện thực vào
thời kỳ này. Cũng phải kể đến sự
xuất hiện trên diễn đạt triết học vào
cuối thế kỷ XX những tên tuổi như
Christopher Peacocke với Thoughts: An Essay on Content, 1986 Derek
Parfit với Reasons and Persons, 1984, B. O'Shaughnessy
với the Will: a Dual Aspect Theory, 1980 David Pears
với The False Prison, 1988 DavidWiggins với Sameness and
Substance,1980 C. Wright với Realism, Meaning and Truth,
1987 v.v..
Truyền
thống đạo đức học Anh có cơ sở lâu
đời, song nhũng tranh luận về nhận thức
và cơ chế chính trị che khuất những vấn
đề này. Robert Grosseteste là người Âu châu
đầu tiên đã dịch bộ Ethics của
Aristote sang tiếng La tinh, lý luận đạo đức
mới với Thomas Hobbes trong Leviathan, lý luận
đạo đức mới với Locke, Shaftesbury, David
Hume, Bentham, J.S. Mill. Cơ sở chung của những nhà
triết học này thiên về thực dụng (quan niệm
thiện đo lường bằng lạc thú). Một xu
hướng khác mang tính duy tâm và trực giác nơi Green,
Bosanquet, Bradley, Sidgwick. Thế kỷ XX ghi nhận quan
điểm đạo đức ở Moore trong Principia
Ethica chống lại chủ nghĩa duy nhiên/naturalism, có
ảnh hưởng nơi R.M.Hare, Nowell-Smith, A.C. Ewing,
Prichard, Ross. Nghĩa vụ luận phát triển nơi Prichard, Ross, hay Ewing vào cuối
thế kỷ được tiếp nối nơi Nell,
Mackie hay Dworkin. Thuyết thực dụng vẫn
được kế thừa nơi Griffin, Hare, hay Parfit.
Một xu hướng đạo đức khác khai
triển lý luận về đức hạnh, bắt
nguồn từ tư tưởng Aristote, khởi từ
Anscombe, qua MacIntyre, McDowell, Finnis, Hursthouse, Hampshire (tác
phẩm Morality and Conflict, 1983 trình bày những nét
chính trong lý luận đức hạnh cũng như
những thuyết đạo đức khác).
Những dòng
tư tưởng chủ nghiệm, phân tích, thực
dụng trong triết học Anh gần với những
tư tưởng của Peirce, Dewey, James và nhiều nhà
triết học về sau chứng tỏ quan hệ
triết học hai xứ đã kết thành một thể
thống nhất là triết học Anh-Mỹ.
[Xem: Bacon, Hobbes,
Locke, Berkeley, Hume, Bradley, Bentham, J.S. Mill, Green, Collingwood,Moore,
Spencer, Bosanquet,Whitehead,Russell, Alexander, Wittgenstein, Popper,
Ryle,Austin, Ayer, Strawson v.v..]
Áo (triết
học): Khi nói đến các nền triết học dân
tộc/philosophies nationales, không thể không nói đến
triết học Áo. Tuy nhiên, với những gắn bó
lịch sử của Áo với Hungari chẳng hạn,
xuất xứ của những triết gia như Brentano,
Husserl, Wittgenstein, Freud hay văn gia như Hugo von Hofmannsthal,
Karl Kraus, Robert Musil, ngôn ngữ họ sử dụng đã
làm mờ nhạt sự khu biệt giữa Áo và
Đức. Do đó, khi nói đến triết học
Đức, người ta thường gộp cả
triết học Áo vào triết học Đức, có thể
vì những lý do ngôn ngữ, lịch sử v.v.. Tuy vậy,
ngày nay một số học giả chú trọng đến
mảng riêng của triết học Áo, đánh dấu
từ thời Ðế chế Habsburg, khởi từ Bolzano,
Mach, tới Wittgenstein, Neurath, Popper, đặc biệt là
trường phái Brentano và kế thừa của nó, cũng
như sự phát triển của tập hội thành Vienne.
Rudolf Haller, nhà
triết học Áo dạy tại Đại học Graz nhận xét: Do
hậu quả buồn thảm của chính trị diễn
ra sau cuộc chiến, thời đại huy hoàng của
trường phái Brentano cũng như những ngày rực rỡ
của tập hội Vienne không còn tiếp diễn ở Áo từ khi
chấm dứt Thế chiến Hai. Thay vì đánh dấu
việc trở về của một số nhân vật
đã di cư sang Anh, Mỹ hay những quốc gia khác, hai
thập niên đầu của thời hậu chiến
đã bị một thứ triết học thống
trị, chẳng gì khác hơn một thứ hẩu lốn
giữa chủ nghĩa hiện sinh, hiện tượng
luận, học thuyết tân Thomas d'Aquin, chủ nghĩa duy
tâm và một thứ “luận lý biện chứng” coi như
hòa nhập mọi mâu thuẫn và treo lửng chúng trong
một thống nhất mờ mịt của một trật
tự cao cấp.
Franz Brentano
(1838-1917) dạy tại Đại học Vienne từ 1874,
quy tụ một số môn đệ nổi tiếng
như Alexius Meinong, Edmund Husserl, Anton Marty, Carl Stumpf, Tomas
Masaryk v.v.. Hành trạng triết học của Brentano có
thể phân định đa dạng: một học
thuật về Aristote (từ Von der mannigfachen Bedeutung des
Seienden nach Aristoteles, 1862 đến những Die
Psychologie des Aristoteles; Über den Creatianismus des Aristoteles;
Aristeleles' Lehre vom Ursprung des menschlichen Geistes; Aristoteles und
seine Weltanschauung), một lý luận xây dựng cơ
sở cho tâm lý học như một khoa học nghiêm xác, qua
Psychologie vom empirischen Standpunkt, mở đường
cho những phương pháp quy nạp, một nguyên lý
hữu thể luận, quan niệm chỉ có sự vật
hiện hữu chỉ ra một học thuyết hướng
tính làm nền tảng cho hiện tượng luận,
một lý luận nhận thức đạo đức,
đặc biệt là trong Vom Ursprung sittlicher Erkenntnis.
Những khai phá tư tưởng kế thừa Brentano
thể hiện nơi Alexius Meinong (1853-1920), Anton Marty
(1847-1914), Christian von Ehrenfels (1859-1932), triết gia Ba lan
Tadeusz Kotarbinski (1886-1981),Kasimir Twardowski (1866-1938) v.v.. tạo
những liên hệ mật thiết với những xu
hướng khoa học phát triển đương
thời như tâm hình thuyết/Gestalttheorie, triết học
phân tích (Michael Dummett trong Origins of Analytic Philosophy, 1993
quan niệm nên gọi dòng triết học này là triết
học Anh-Áo hơn thường mệnh danh là triết
học Anh-Mỹ).
Triết học
Áo phát triển nơi tập hội Vienne, rầm rộ
nhất vào thời kỳ mệnh danh là chủ nghĩa
thực chứng luận lý, kế thừa học
thuyết Bolzano, Ernst Mach với những tên tuổi như
Moritz Schlick (1882-1936), Rudolf Carnap (1891-1970), Hans Reichenbach
(1891-1953) trong những thập niên 20s và 30s của thế
kỷ XX. Trong Triết học và khoa học, 1972
tôi đã nói khái lược vế trường phái Vienne
với chương trình hoạt động dưới
tiêu đề “Wissenschaftliche Weltauffassung”(1929) và cơ
quan ngôn luận chính là t ập san “Erkenntnis” có tham
vọng thiết lập một triết lý khoa học, xây
dựng trên cơ sở những mô thức. Chân lý dựa
vào quan sát, nghĩa là với những phương tiện
của khoa học th ực nghiệm. Triết học là
một hệ thống những hoạt động
đặc thù nhằm khám phá và thiết lập ý nghĩa
của những mệnh đề, còn khoa học sẽ
kiểm sát xem những mệnh đề đó có thực
không. Triết học phải trở thành luận lý của
khoa học. Barry Smith trong Austrian Philosophy đưa ra
một nhận xét chung: triết học Áo có toan tính
đưa triết học gần với khoa học
chủ nghiệm, ở trường phái Vienne là hình thái
giảm trừ hiện tượng, vật lý, ở
trường phái Brentano là mưu toan thống nhất phương
pháp, có căn rễ từ triết học chủ
nghiệm, trên cơ sở những khảo nghiệm cá
biệt, xây dựng trên ngôn ngữ luận lý lý
tưởng,
Ngày nay, triết
học Áo có xu hướng trở về truyền thống
cố cựu, coi trọng luận lý, triết lý khoa
học, nhận thức luận, khảo sát những
vấn đề đạo đức và sử
dưới góc nhìn phân tích. Có một giao lưu tư
tưởng giữa những Đại h ọc Graz và
Salzbourg với những Đại học Mỹ. Những
nhà triết học Áo như R. Haller, H. Rutte, W. Sauer ở
Graz, E. Morscher ở Salzbourg, N. Benedikt, P. Kampits ở Vienne
gần với những xu hướng chủ nghiệm và
phân tích hơn những nguồn tư tưởng sử
dụng tiếng Đức khác. Những triết gia
như W. Stegmüller, Victor Kraft, Bela von Juhos chủ yếu
hướng về triết lý khoa học và luận lý, cùng
với những nhà triết học trẻ ở những
thập niên cuối thế kỷ như G. Frey, P. Weingartner,
G. Schurz ở Salzbourg, E. Oeser, F. Wukeits ỏ Vienne.
00000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000
Abélard/Abailard Pierre: triết gia kinh viện
người Pháp, sinh ở Pallet, gần Nantes năm 1079. Sống
và trưởng thành ở thế kỷ XII, ông chịu
mọi khổ nạn, có thể kết tụ lại trong
hình thức Tự truyện là cuốn Historia Calamitatum
Mearum/Câu chuyện về những bất hạnh của tôi.
Thế kỷ XII chứng kiến sự xung đột
giữa đế quyền và giáo quyền, Thánh chiến và
chủ nghĩa kinh viện phát triển. Là một tư
trào triết học, chủ nghĩa kinh viện coi tư
tưởng Aristote là tối thượng, tuy nhiên vẫn
ràng buộc trong khuôn khổ chính thống, điều
đó có nghĩa là việc lý giải có những hạn
chế, nếu như quan điểm của nhà kinh
viện nào bị hội đồng giáo quyền lên án thì
phải rút lại. Cũng trong thời đại này,
thịnh hành lý luận theo tam đoạn luận và
biện chứng. Abélard theo học Roscelin, người
được coi như triết gia kinh viện
đầu tiên. Tuy những bản văn của Roscelin
không tồn tại, song những quan điểm của ông
được biết tới qua thư gửi Abélard và
trong những tranh luận giữa Abélard và Anselm. Theo như
Anselm, Roscelin coi phổ quát là những hơi thở của
tiếng nói/flatus vocis, nghĩa là chỉ có khi chúng ta phát âm
ra một từ, con người không là một đơn
vị mà chỉ là một tên chung. Đó là lý do người
ta coi Roscelin là một nhà duy danh. Ông bị kết án là
dị giáo và phải trốn chạy qua nước Anh, xung
đột với Anselm và phải trở lại Rome làm hòa với Giáo hội.
Trong khi đó Abélard lên học ở Paris, trở thành môn đệ và rồi
đối nghịch với Guillaume de Champeaux (1068-1121).
Abélard quay sang thần học với Anselm de Laon và khởi
sự dạy thần học ở Paris và Melun từ 1113. Theo sử gia Jules Michelet,
Abélard là một tiếng nói tự do, tiếng nói nhân
bản, đưa tôn giáo về với triết học, đạo
đức về với con người. Một trong
những môn sinh của ông là Héloïse, cháu gái của giáo sĩ
Fulbert đã trở thành người tình và người
vợ bí mật của ông tạo lên một thiên tình
sử não nùng . Cái nghịch lý trong cuộc tình hôn nhân tan
vỡ này phải chăng từ mâu thuẫn giữa
một cuộc đời dành cho tăng tế và một
đam mê vô vọng, cái đòi hỏi thanh khiết
để cầu nguyện hay rơi vào hệ lụy hôn
nhân, như dụ ngôn của Jérôme: aut oramus semper et
virgines sumus, aut orare desinimus ut conjugio serviamus. Cuộc tình
vụng trộm không thể giải quyết khiến
Fulbert và thân nhân của Héloise nổi giận, theo Gilson [X.
Héloïse et Abélard, 1938], đã mua chuộc người
hầu của Abélard để đột nhập tấn
công và thiến ông trong khi ngủ để trừng
phạt. Abélard không thể phụng vụ vì giáo luật
cổ từ khước hoạn nhân, ông lui về ẩn
cư trong tu viện Saint-Denys.
Tư tưởng của
Abélard dàn trải trên nhiều bình diện: một luận
lý học uyên áo rất gần với luận lý học
hiện đại, một triết học về ngôn
ngữ, một đạo đức học xây dựng
trên ý hướng tính.
Đứng trước
hai quan niệm duy danh cực đoan của Roscelin và duy
thực cực đoan của Guillaume de Champeaux (một bên
chỉ có cá thể hiện hữu, một bên coi mọi
chủng loại có một bản chất chung và thực,
khác biệt cá thể chỉ là ngẫu nhiên, không phải là
bản chất), Abélard quan niệm sự vật luôn luôn là
một cá thể, tuy nhiên phổ quát gọi tên những
sự vật thực sự hiện hữu, và như
vậy quả thật phổ quát khng phải là hơi
thở của tiếng nói/flatus vocis, một âm chỉ có
chữ và vần, mà là một từ bao gồm một
nội dung mang ý nghĩa/vox significativa. Trong cái ví dụ
chẳng hạn anh Ba là người, anh Tư
là người, cái chung không phải là phổ quát gán cho
sự vật mà là cho những từ mang ý nghĩa. Abélard
không muốn nói là chúng đồng ý trong con người, vì
không có gì là người ngoài sự vật cá thể,
nhưng đồng ý là con người. “Là con người “
là một thuộc từ, song là một thuộc từ
phủ định, nghĩa là không thuộc về chủ
thể. Một trong những công trình luận lý của
Abélard là bình luận tác phẩm Isagoge của Porphyre,
triết gia tân-Platon. Trong những vấn nạn của
Porphyre, như chủng và loại có hiện hữu, hay
chỉ những ý tưởng? Nếu tồn tại, chúng
thuộc về tinh thần hay vật chất? Và chúng tách
rời hay hiện trong sự vật khả xúc? Những
câu hỏi như vậy hàm ý những phổ quát là sự
vật hay không có thực, và Abélard đi tới vấn
nạn là phổ quát phải tham chiếu về sự
vật nào đó, nếu như sự vật này không
hiện hữu, nó có trụ vào ý nghĩa của khái
niệm không? Trong mệnh đề như “nếu có
bông hồng, thì có hoa” về mặt luận lý thì đúng,
ngay cả nếu bông hồng không hiện hữu. Thí
dụ này chứng tỏ Abélard không phải là người
duy danh đơn giản. Luận lý về những
mệnh đề chức năng đúng, nhận rõ sự
khu biệt giữa tác động ý nghĩa và nội dung
khá gần với lý thuyết của Frege sau này. Ông lý
giải cùng nội dung của một mệnh đề có
thể biểu hiện những tác động ý nghĩa
khác nhau trong những ngữ cảnh khác nhau, chẳng
hạn nội dung của mệnh đề “ Socrate ở
trong nhà” được biểu hiện qua khẳng
định là “Socrate ở trong nhà”, qua câu hỏi là “Socrate
có ở trong nhà?”, qua ước muốn là “”nếu như
chỉ có Socrate ở trong nhà” v.v.. sự phân biệt này cho
phép Abélard xác định phủ định có thể
như sau: không-p là sai/đúng nếu như và chỉ
trong trường hợp p là đúng/sai. Trên phương
diện ngôn ngữ, Abélard coi phổ quát chỉ là hiện
tượng ngữ học, có nghĩa không là gì khác hơn
là những từ, song ông phân biệt hai đặc tính ngữ
nghĩa của từ là tham chiếu/nominatio và chỉ
thị ý nghĩa/significatio. Những danh từ chung hay riêng
đều quy chiếu về những sự vật,
dưới góc cạnh cá thể hay phức thể.
Ông quan niệm đạo
đức xây dựng trên ý hướng tính: chỉ có ý
hướng của con người xác định hành vi con
người có giá trị đạo đức. Ví dụ
hai người có tiền và tính giúp người nghèo,
chẳng may một người bị đánh cắp
hết tiền trước khi thực hiện
được ý định trong khi người kia
thực hiện được, thì không thể cho là có
sự khác biệt đạo đức giữa hai
người được, vì quan niệm như thế
thì chẳng khác gì cho người giầu có đạo
đức hơn. Một ví dụ khác, giả sử
trường hợp hai người là anh chị em với
nhau chẳng may bị chia cách từ lúc chào đời,
người này không biết người kia, tới khi
lớn tình cờ gặp gỡ, yêu nhau rồi lấy nhau,
thì không thể có tội. Theo ông, chủ yếu trong
việc đánh giá đạo đức xét trên ý
định của con người, còn chính hành vi về
mặt đạo đức thì vô thưởng vô phạt:
Tôi ác không nằm trong hành động, nhưng nằm
trong định ý. Ông lấy thí dụ, giả như
người ta cột một nhà tu giữa hai người
đàn bà, rồi vì đụng chạm thân thể của
hai người làm cho nhà tu cảm thấy khoái lạc, có
thể gọi là tội không? Nếu như khoái lạc tình
dục trong hôn nhân không có tội, vậy thì chính khoái
lạc, trong hôn nhân hay ngoài hôn nhân cũng không có tội. Nói theo
thông tực, không biết thì không có tội. Ông lấy ngay
thí dụ tôn giáo là người người đóng đinh
Chúa trên thập tự giá không phạm tội ác, vì họ
không biết Giê su là con Chúa Trời, trong khi họ có tội
nếu như họ nghĩ phải đóng đinh con Chúa
Trời dầu ngay cả trường hợp họ không
hành động. Quan niệm như vậy khiến Abélard
găïp những khó khăn với hệ thống giáo
quyền đương thời. Tuy nhiên , quan niệm
định ý trong đạo đức tạo cơ
sở cho hình thành phán đoán trong hệ thống công lý sau
này.
Những tác phẩm
truyền tụng của ông có thể kể là Logica
ingredientibus, Dialectica, Ethica seu Scito teipsum, Collationes, Carmen ad
Astralabitum, Theologia summiboni, Sic et Non. Thư tín giữa
Abélard và Héloï se đã là nguồn cảm hứng cho nhiều
tác giả đời sau viết lên thiên tình sử cũng
như quan hệ giữa triết gia và người phụ
nữ là môn đệ triết lý. Thực sự cuộc
tình này tạo những ràng buộc và mâu thuẫn trong
đời họ, kể cả việc Héloise đã cho ra
đời đứa con của họ, mang tên Astrolabe Có
phải Abélard ngỏ ý cưới Héloise với
điều kiện hôn nhân của họ được
giữ kín để không tổn hại đến thanh danh
của ông? Hay chính Héloise nghĩ khi lấy nhau, Abélard bị
đoạn tuyệt với đời sống tinh
thần, mà nàng mong mỏi ông trở thành mẫu
người thế giá của triết học? Quả
thực trên bia mộ Ablrd sau này, đã ghi ông là “Socrate
của nước Pháp, Platon trác tuyệt của
phương Tây, Aristote của chúng ta, người thày và
đồng bối của mọi nhà luận lý trong quá
khứ và hiện tại”. Michelet cho rằng “sự sa ngã
của người đàn ông đã tạo ra sự
vĩ đại cho người đàn bà: nếu không có cái
bất hạnh của Abélard, không ai biết đến
Héloise.” Bà từ chỗ tăm tối đã thành một
nữ tu ở Paraclet và cai quản một trường
thần học lớùn. Trong cuộc tình, bà chỉ ao
ước được coi là người tình của ông,
chứ không phải là người vợ, hay nữ hoàng
của ông (tua dici meretrix, quam illius imperatrix). Không
được sống bên nhau, khi chết họ
được chôn cùng một mộ, theo ý nguyện
của Héloise lúc bà qua đời (1164) hai mươi
mốt năm sau Abélard.
Arendt, Hannah: Ở thế kỷ
XX, Arendt là một Héloise khác, một người đàn bà
làm học trò và thành một người tình của ông
thầy/triết gia, tuy hoàn cảnh thời đại và
cuộc đời của họ có khác. Hannah Arendt sinh năm
1906 tại Hanovre, trong một gia đình Do thái, mồ côi cha
rất sớm. Trong những năm 1924-1928, bà học
triết, thần học và ngôn ngữ học cổ
điển tại những Đại học Marburg, Friburg
và Heidelberg với Husserl, Heidegger, Bultmann và Jaspers. Bà
đệ trình luận án về quan niệm tình yêu theo
Augustin/der Liebersbegriff bei Augustin dưới sự
hướng dẫn của Karl Jaspers tại Đại
học Heidelberg. Từ năm 1933
dưới thời Quốc xã, bà lưu đày qua Pháp và
định cư tại Mỹ vào năm 1941. Từ 1953
đến 1958 bà dạy triết học và chính trị
học tại những đại học Berkeley, Princeton,
Columbia, Brooklyn College và Aberdeen, trong những năm 1963-1968
tại đại học Chicago, và từ 1968 dạy
triết học chính trị tại New School for Social Research
ở New York. Bà mất vào cuối năm 1975.
Luận về quan
niệm tình yêu của Augustin là bước đầu
đi vào suy tưởng triết học của Arendt
nhằm lý giải vấn đề tình yêu có một vai trò
quyết định về cảm thụ và ý nghĩa trong
tình yêu tha nhân và tình yêu về Thiên chúa. Với nhãn quan
của nhà triết học, Arendt xét trong góc độ
tiền thần học để xác định tình yêu
như dục vọng/appetitus, yêu là khát vọng sự
vật cho chính nó, trong hai ý nghĩa, tình yêu ham hố sự
vật trần tục (cupiditas) phân biệt với tình yêu
bác ái về cái hiện tại vĩnh hằng (caritas).
Cũng khởi từ đời sống trong xã hội/vita
socialis, tình yêu tha nhân/dilectio promixi khởi sinh từ bác
ái nhằm thực hiện việc từ bỏ chính mình,
quên mình là tư tưởng Arendt học
được từ nơi Augustin về cộng
đồng con người mà bà triển khai sau này trong tác
phẩm viết về Thân phận con người/The
Human Comndition (1958). Chọn lựa một tác giả thiên
chúa giáo như Augustin là vì nhà triết học này ở vào lúc
quá độ của một thời đại vừa
chấm dứt và bắt đầu một thời
đại khác, một thời khoảng trống rỗng
mà Augustin đi từ tư duy về ký ức như
một quan năng có khả năng phục hoạt quá
khứ trong hiện tại và khai diễn một khởi
đầu mới, khả năng này có thể liên hợp
ba chiều thời gian mà ý chí được điều
động theo thời tính .Đó là lý do tại sao trong tác
phẩm cuối đời The Life of the Mind ,
bà trở lại những vấn đề của Augustin
và coi Augustin là nhà triết học đầu tiên về ý
chí. Cũng bắt nguồn tư duy từ Augustin, trong tác
phẩm dẫn trên, quan niệm đời sống trong hành
động/vita activa (cũng như vita negotiosa hay actuosa)
nhằm diễn đạt ý nghĩa bio politikos của
Aristote, phản ánh ý nghĩa nguyên khởi là thể hiện
một “đời sống dành cho những vấn
đề chính trị công cộng”. Cũng từ đây
Arendt đi sâu vào nghiên cứu triết học chính trị .
Arendt đã chọn lựa đúng con đường mà bà
hy vọng “nhìn chính trị với đôi mắt thuần
túy của triết học”. Arendt đã là một nhà
triết học phụ nữ sáng giá trong lãnh vực
triết học chính trị của thế kỷ XX. Bà
tự xác định là một người phụ nữ,
Do thái, chứ không là người Đức tuy bà
đã viết bằng ngôn ngữ Đức và luôn luôn là
một người không có quốc tịch. Tuy là
người gốc do thái, nhưng là một nhà triết
học chính trị, ngay trong khi theo dõi để tường
thuật vụ án xử Adolf Eichmann tại Jerusalem vào
năm 1961 cho báo New Yorker, bà chứng tỏ sự thẳng
thắn can đảm trong việc phê phán chính quyền
Israel không công chính trong việc bắt cóc và kết án tử
hình Eichmann vì phạm tội thù nghịch người
do thái/hostis Judaeorum, thay vì phải đưa ra trước
tòa án quốc tế về tội danh chống nhân
loại/hostis humani generis. Tác phẩm quan trọng của
Arendt viết bằng Anh ngữ là Những nguồn
gốc của chủ nghĩa cực quyền/The origins of
totalitarianism gồm ba phần chính (chủ nghĩa bài do
thái, chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa
cực quyền) xuất bản năm 1950 nhằm chỉ
ra mưu tính cực quyền qua việc chinh phục toàn
cầu và toàn trị là con đường hủy diệt
từ mọi ngõ cụt, thắng lợi của nó có
thể coi như hủy diệt nhân loại một khi
nắm quyền ,là kởi sự việt hủy diệt
bản chất con người. Việc tìm hiểu rốt
ráo những xu hướng bài do thái, không hẳn chỉ thù
nghịch người do thái, chủ nghĩa đế
quốc không hẳn chỉ đi chinh phục và chế
độ cực quyền không hẳn chỉ là chuyên
chính, nối bước nhau tàn bạo hơn trước
nhằm chỉ ra nhân phẩm con người phải có
một bảo đảm mới chỉ khi nào có nguyên lý
chính trị mới, luật lệ mới trên trái
đất mà quyền lực phải hạn chế,
được kiềm chế và bám rễ trong
những thực thể lãnh thổ được xác
định hoàn toàn mới. Trong hai chương thêm vào
lần xuất bản thứ hai năm 1958 về hệ
tư tưởng và khủng bố với một hình thái
mới về chính quyền và chủ nghĩa đế
quốc cực quyền luận về cuộc cách mạng
Hungari 1956 cũng là khởi thảo cho hai tác phẩm sau là Về
cách mạng/On Revolution (1963) và Về bạo
động/On Violence (1970). Mục đích của chủ
nghĩa cực quyền là nhằm xác định toàn
diện, biến con người thành một sự vật
đơn giản để cai trị. Nhận thức
chính trị hiểu theo nghĩa của người hy lạp
của từ polis được khai triển trong tác
phẩm bàn về thân phận con người từ hai
bộ khái niệm, một đằng là những khái
niệm vể lao động, công trình và hành động,
một đằng là hai lãnh vực hoạt động công
cộng và tư riêng. Bản chất chủ
đạo của con người là đi tìm sự
bất tử, thực hiện khát vọng này qua hành
động thực tiễn và thể hiện qua những
tác nhân nhằm chuyển hóa thành ký ức; hình thái cao
nhất của hành dộng là chính trị, nhằm dạy
cho con người làm thế nào thực hiện được
những gì vĩ đại và huy hoàng; ý nghĩa của
chính trị là lý tưởng tha thứ. Một xã hội lý
tưởng không có gì yểm trợ ngoại trừ
thiện chí chống lại hiểm nguy lớn lao
của hành động qua việc sẵn sàng tha
thứ; quyền lực của tha thứ có thể
khiến con người giải giới những hậu
quả về hành động của con người
để thực hiện một vận hội mới.
Trong Luận về cách mạng Arendt phê phán
những xu hướng toan tính giải phóng nhân loại
khỏi chỗ cùng khổ bằng những phương
tiện chính trị chỉ là điên rồ và nguy
hiểm. Bà quan niệm dối trá là một điều
xấu lớn lao của chính trị, mà ở đó nẩy
sinh chủ nghĩa cực quyền, biểu hiện qua việc
kết hợp hành động chinh trị với nhận
thức của chúng ta về thực tại, đồng
thời nó cũng phá hủy lãnh vực công cộng tự
trị qua việc khuyến khích thái độ cực
kỳ chủ quan dẫn đến tha hóa thế giới.
Arendt xác định tha hóa thế giới không phải là
tự tha hóa theo Marx và đó là dấu ấn của
thời hiện đại. Chủ nghĩa cực
quyền với những hệ tư tưởng toàn
trị xô đẩy con người thoát ly thực tại
để vào hư tưởng, sử dụng những
phương tiện khủng bố chính là cốt lõi
của hình thái chính quyền. Nó cũng cổ võ nhu cầu
quên mình nhân danh những lực lượng lịch sử
trừu tượng và vận động đi từ giai
cấp đến đám đông quần chúng. Luận
cương trong tác phẩm bàn về cách mạng chỉ ra
cách mạng là một hiện tượng hiện
đại, sử dụng bạo động nhằm
đạt tới sự biến đổi toàn diện
trật tự xã hội. Bà cũng tin tưởng cách
mạng là chứng cớ giúp xây dựng cấu trúc cho
một xã hội lý tưởng. Tuy nhiên bà phản bác quan
niệm của Fanon về bạo động có thể tái
sinh bản chất con người và xây dựng
một cộng đồng mới. Bà quan niệm thực
tiễn bạo động biến đổi thế giới,
song biến đổi khả hữu nhất là dẫn
đến một thế giới bạo động
hơn: “Bạo động không thể duy trì những
mục đích, điều khiển hướng đi
của lịch sử, cổ vũ cách mạng, bảo
vệ tiến bộ hay phản kháng.”
Vào những năm
cuối đời bà từ bỏ chính trị để
quay về triết học. Khởi thảo từ năm
1970 để viết The Life of the Mind. Đây là công
trình tiếp nối tác phẩm viết về Thân
phận con người/The Human Condition. Nếu công trình
này khởi sự ở chương thứ nhất với
từ vita activa hàm ngụ ba sinh hoạt cơ bản
của con người là lao động, công việc và hành
động thì ý nghĩa của nó cũng bắt nguồn
từ đời sống của tư tưởng/vita
contemplativa (ch.I, tiết 2). Những bài đọc
tại Aberdeen cũng như những giảng khoa
tại New School for Social Research là những sơ
thảo để viết thành tác phẩm di cảo The
Life of Mind này, với những khái niệm đầu
đề của ba phần tư duy, ý chí và phán đoán
tương ứng với những khái niệm lao
động, công việc và hành động. Tuy ngay mở
đầu phần dẫn nhập bà khẳng định
không là một nhà tư tưởng chuyên
nghiệp/professional thinker/Denker von Gewerbe, nhưng bà nhận
định nhu cầu tư duy nơi con người hành
động vì cũng chính cùng tự thân con người
đó suy tư đồng thời hành động. Con
người hành động trong hợp đồng song
chỉ có thể suy tư trong tĩnh mịch. Tư duy phân
biệt với lẽ thường và Arendt nhấn
mạnh là Hegel đã minh họa cuộc nội chiến
giữa triết học và lẽ thường vì nhiệm
vụ của triết học là thủ tiêu cái thường
hằng vì chỉ có tinh thần mới là thực. Bà
cũng chỉ ra ngôn ngữ triết học và ngôn ngữ
thi ca phần lớn là ẩn dụ, ngôn ngữ là công
cụ để chuyển hóa cái bất kiến thành
hiện tượng, là nhịp cầu nối hai thế
giới tinh thần và cảm thụ, ẩn dụ ví
như hơi thở vì “nếu không có hơi thở, thân
thể con người là một xác chết, cũng như
nếu thiếu đi tư tưởng, tinh thần
sẽ chết. Ý chí là đáp án cho câu hỏi con
người ở đâu khi suy tư. Ý chí gắn liền
với tự do vì “một ý chí không tự do là mâu thuẫn
ngay trong từ ngữ”. Ýù chí trải suốt giòng lịch
sử triết học từ Thư gửi tín hữu
Rô-ma của Phao lồ , qua Augustin, Thomas d’Aquin, Duns Scot,
Nietzsche và Heidegger nhằm gắn bó Tư tưởng và Ý
chí , giữa cái tôi nghĩ và tôi muốn, giữa Ý chí
quyền lực và Phản hồi vĩnh cửu trong tư
tưởng Nietzsche đến Ý chí không muốn/Will
not-to-will của Heidegger. Trong phần viết về ý
chí, Arendt tìm hiểu sự đối nghịch giữa
tự do triết lý chỉ có giá trị đối với
cá thể đơn lẻ và tự do chính trị
đối với đoàn nhóm, trụ vào chỗ chỉ làm
điều người ta muốn và không bị
cưỡng bách làm điều người ta không muốn.
Phần thứ ba về phán đoán không hoàn tất, chỉ
còn lại những bài viết cho những hội luận
về triết học chính trị của Kant, mà Arendt
đưa ra những lý giải về tác phẩm Phê phán
quyền phán đoán nhằm tìm hiểu đối
nghịch giữa hai thế giới không thông giao là thế
giới tất định và thế giới tự do.
Cuộc đời
của Arendt hiện diện bóng dáng của bốn
người đàn ông: người chồng thứ
nhất Günther Stern (lấy nhau năm 1929, vì hoàn cảnh xã
hội thời Quốc xã, di cư sang Pháp rồi một người
ở lại Paris, một người qua Mỹ nên đã
chia tay năm 1937), học trò của Heidegger, với
luận án bàn về triết học âm nhạc là
người đã giới thiệu bà với Brecht và
Benjamin, người thày Heidgger ở Marbourg, Jaspers ở
Heidelberg và người chồng thứ hai Heinrich Blücher (kết
hôn năm 1940) ảnh hưởng đến việc Arendt
đi vào con đường triết học chính trị.
Cuộc tình thầm kín của Arendt với Heidegger
bắt đầu từ tháng hai 1924, năm bà mới
mười tám và ông thày đã ba mươi lăm và
chấm dứt năm 1930. Phải đợi đến
1995 khi cuốn sách viết về Hannah Arendt và Martin Heidegger
của Elzbieta Ettinger gây nhiều tranh cãi, nhất là với
những đệ tử trung kiên của Heidegger và phải
đợi tới khi thư từ giữa Arendt và Heidegger
trong suốt năm mươi năm (1925-1975/Briefe 1925 bis
1975) được công bố, sự thật mới rõ
ràng. Thư từ giữa Arendt và người thày Jaspers có
ảnh hưởng nhiều đến tư tưởng
trong suốt 1926-1969 đã được xuất bản
từ 1985. Đối với Arendt, sống có nghĩa là yêu
Heidegger cho đến chết, như trong thư bà
vỉết: “Em sẽ đánh mất quyền sống
nếu em đánh mất tình yêu cho anh.” Đổi lại
trong thư Heidegger viết cho Arendt: “Lần này mọi ngôn
từ bỏ anh. Anh chỉ có thể khóc, khóc mãi..Cuộc
đời hiến dâng cho kính ngưỡng/Ehrfurcht và ban
lại vĩ đại…Amo có nghĩa là volo, ut sis, Augustin có
lần nói như thế: Anh yêu em – anh muốn em như
thể em đang là vậy.” Amo: volo ut sis đã đeo
đuổi suốt cuộc đời Arendt, trong thư
gửi bạn, trong luận án và ngay cả trong tác phẩm
cuối đời. [X. ĐPQ, Hai người đàn bà trong
Hành trạng tư tưởng giữa hai thế kỷ,
2002].
Aùi kỷ/amour de
soi: Khái niệm do Jean-Jacques Rousseau đưa ra
đối nghịch với tự ái/amour-propre. Như một
trẻ thơ khi lớn lên, từ bỏ thế giới
tự nhiên, thế giới cảm quan để
bước vào thế giới xã hội, đạo
đức với nỗ lực chiến đấu
bắt đầu nhận thức những khác biệt
giữa mọi sự vật, khác với mọi loài thú, coi
mình là vật siêu đẳng, từ đó nẩy sinh ra thói
xấu đầu tiên: kiêu hãnh. Ông viết nếu thiên nhiên
“có ý muốn chúng ta lành mạnh, thì tôi có thể nói là
trạng thái phản tỉnh là trái tự nhiên, và con
người biết trầm tư là một vật suy thoái”
– khởi đầu sự chia cách giữa ta và tha nhân. Tính
ích kỷ làm cho ái kỷ ngây thơ biến thể,
chuyển hoá từ ái kỷ (yêu mình) ra tự ái
(kiêu ngạo). Sự đối nghịch giữa ái kỷ
và tự ái theo Rousseau đã được Vauvenargues
ghi nhận, song khá quan trọng trong lý luận phê phán xã
hội của ông. Aùi kỷ luôn luôn tốt, trong trạng
thái thuần khiết, tự nhiên biểu hiện
bản chất thật của con người hiện
hữu.
Advaita: bất nhị là tiếng saskrit
để chỉ trạng thái chỉ có nơi
Thượng đế hay Tuyệt đối.Lý trí không
thể truy cập vì tinh thần trói buộc trong cái ngã
ở tình trạng tỉnh thức không thể vượt ra
tính nhị nguyên của quan hệ chủ thể/khách
thể. Khái niệm này ngày nay có ý nghĩa trong khoa vật lý
nguyên tử.
Advaita-Vedànta: trường phái bất
nhị là
một trong ba ngành chính của triết học Vedànta
với những người thày như Gaudapàda, Shankara,
Padmapàda, Sureshvara và Vidyàranya. Trường phái bất nhị
này quan niệm sáng tạo hiển lộ, linh hồn và
Thượng đế đều đồng nhất.
Giống như những nhà khoa học vật lý phân tử
khám phá ra vật chất bao gồm những trường
năng lực chuyển động liên tục, những
nhà hiền triết phái bất nhị nhận thức
thực tại gồm năng lực trong hình thái ý thức
và con người tri giác đại vũ nhờ vào
những phương tiện của đại giác là
nhờ sự đồng nhất với thân thể
giới hạn trong cái ngã. Cái thực và bất biến
chập lên nhau trong tinh thần từ quan niệm về
một vũ trụ biểu hiện biến đổi
không ngừng của danh tính và hình thể. Shankara đưa
ra một thí dụ rất quen thuộc là sợi dây trong bóng
tối được ngỡ là con rắn. Lo âu, ác cảm,
tim đập mạnh là do con rắn xui khiến mà ra, nó
bất sinh bất diệt mà chỉ hiện diện trong
tinh thần con người. Một khi đã nhận ra là
sợi dây dưới ánh sáng thì không bao giờ trở
lại tình trạng rắn nữa.
Ab ovo: từ nguyên thuỷ,
từ trong trứng nước là cụm từ la tinh do Horace
đặt ra.
Ad hoc: chính là cho điều
đó là
cụm từ la tinh để xác định về
một mục đích, một đối tượng.
Ad oculos demonstrieren: được khai
thị rõ là
cụm từ la tinh.
0000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000
Adorno,
Theodor: Theodor W. Adorno là một trong những nhà
tư tưởng chủ đạo của phong trào khoa
học xã hội quan trọng nhất của nước
Đức sau Thế chiến thứ Hai, phong trào này
mệnh danh là trường phái Frankfurt/Frankfurter Schule hay còn
gọi là Lý luận phê bình/Kritische Theorie.[ X. mục Lý
luận phê bình].
Adorno sinh
ngày 11 tháng Chín 1903 tên thật là Theodor Ludwig Wiesengrund lớn
lên ở Frankfurt am Main, là con trai duy nhất trong một gia
đình doanh nghiệp Do thái giầu có. Ông theo học
triết với Hans Cornelius và âm nhạc với Alban Berg,
viết luận án về xây dựng mỹ học của
Kierkegaard (Kierkegaard: Konstruktion des Ästhetischen) vào năm
1931 dưới sự bảo trợ của Paul Tillich,
phụ giảng tại đại học hai năm
trước khi rời nước Đức đang
bị Quốc Xã cai trị vào năm 1934 và đổi
theo họ mẹ là Adorno. Ông tham gia học viện Nghiên
cứu Xã hội có xu hướng Mác xít , cơ sở
đặt tại Frankfurt từ 1923 và do Max Horkheimer điều
hành từ 1930. Adorno trở lại đây vào 1949 và trở
thành giám đốc cơ sở từ 1958. Ông viết chung
với Max Horkheimer tác phẩm về Biện chứng Khai
sáng/Dialektik der Aufklärung xuất bản lần đầu
vào năm 1947 mà họ đã làm việc chung với
nhau từ 1941.
Những tác
phẩm triết học đầu tay của Adorno còn
chịu ảnh hưởng hiện tượng luận
Husserl như Tính siêu nghiệm của sự vật
và niệm thức trong hiện tượng luận
Husserl/Die Transzendenz des Dinglichen und Noëmatischen in Husserls
Phänomenologie, Khái niệm Vô thức trong lý luận tâm siêu
nghiệm/Der Begriff des Unbewuβten in der transzendentalen
Seelenlehre trong những năm 1924 và 1927, từ 1931
trở đi Adorno khai phá con đường tư
tưởng mới với những tác phẩm bàn về thực
tại của triết học (Die Aktualität der Philosophie)
với quan niệm “nghiên cứu là lý tưởng khoa
học và lý giải là lý tưởng triết học” , ý
tưởng về lịch sử tự nhiên (Die Idee der
Naturgeschichte) với quan niệm “chân lý không dựa vào
lịch sử như chủ nghĩa tương
đối yêu cầu mà lịch sử phải dựa vào
chân lý” và “tự nhiên xuất hiện như một
dấu chỉ cho lịch sử và lịch sử như
một dấu chỉ của tự nhiên”. Trong những
năm lưu vong tại Mỹ và trở lại Frankfurt sau
thế chiến, Adorno đã có nhiền công trình có xu
hướng xã hội, đào sâu về âm nhạc, văn
chương, hoàn tất tác phẩm lớn Về
Biện chứng phủ định/Negative Dialektik hay còn
dở dang như Lý luận về Mỹ học/Ästhetische
Theorie. Ông mất đi bất ngờ vì kích xúc cơ tim
vào ngày 6 tháng Tám năm 1969 và toàn bộ tác phẩm xuất bản
năm 1970 gồm 23 tập.
Biện
chứng khai sáng là công trình tập thể của Adorno và
Horkheimer có thể minh họa từ câu chuyện về
cuộc phiêu lưu của Odysseus (theo Homer) liên hệ
với nhân điểu (Sirens – đầu người mình
chim, như vẽ trên những bình cổ, không phải
nhân ngư/đầu người mình cá như trong
tiếu tượng học thời Trung Cổ), câu
chuyện kể là Odysseus đã ra lệnh cho thủy
thủ đoàn bịt tai bằng sáp đặng không nghe
được tiếng hát quyến rũ của nhân
điểu trong hành trình qua biển, ngụ ngôn này biểu
thị thần thoại, thống trị và lao động
chòng chéo nhau đánh dấu nguồn gốc của
văn minh, tức chính là biện chứng của Khai sáng
theo Adorno và Horkheimer. Ngụ ngôn này có nhiều lý giải:
một trong những lý giải đó là cuộc phiêu lưu
của Odysseus biểu thị “sự tha hóa với
tự nhiên mà y mang theo được thực hiện trong
quá trình đấu tranh với sự bỏ rơi tự
nhiên trong mỗi cuộc phiêu lưu”; một trong những ý
nghĩa của nó dưới góc nhìn mỹ học là
người tư sản mới được
thưởng ngoạn nghệ thuật, còn người vô
sản không cảm được nghệ thuật vì
phải bán lao động trong đời sống
thường nhật, phi nhân – cho nên tiếng hát của nhân
điểu chỉ là ảo giác đối với những
thủy thủ của Odysseus, nghệ thuật đối
với người vô sản không có ý nghĩa [X. ĐPQ, Những
tồn tại của phê bình quyền năng phán xét/mỹ/nghệ
trong Hành Trạng Tư Tưởng giữa Hai Thế
Kỷ, 2002].
Biện
chứng Phủ định là tác phẩm chính của
Adorno trình bày tư tưởng của ông về
một triết học cụ thể chỉ ra mối quan
hệ giữa lý luận và thực tiễn vượt
khỏi cái chia cách triết học thuần túy với
những khoa học hình thức, bởi triết học
không phải là bàn về những sự vật cụ
thể, mà rút ra từ những sự vật cụ thể
này. Do đó tác phẩm này phản ảnh suy tưởng có
tính cách phương pháp luận về những tác phẩm
trước của ông, đi ngược lại với
quan niệm cổ điển của triết học,
chứng thực sự đồng nhất của chủ
thể và khách thể chỉ là ảo tưởng vì sự
đồng nhất này sản sinh từ những chức
năng cơ bản của tri thức ( của chủ
thể trong những hệ thống triết học duy tâm)
và phủ nhận mặt chất lượng nhất
định của khách thể hiện hữu độc
lập với chủ thể. Adorno chú trong đến
mặt phi đồng nhất (das Nichtidentische) mà triết
học cổ điển không biết đến. Thật
vậy, trong khi triết học Hegel nhằm chỉ ra
mặt đồng nhất của tư duy và hữu
thể, chủ thể và khách thể, lý trí với thực
tại thì Adorno quan niệm cái đồng nhất này
chỉ diễn ra một cách tiêu cực bởi thực
hiện sự đồng nhất và thống nhất là áp
đặt lên sự vật và tiêu hủy hoặc không
biết tới những khu biệt, đa dạng của
mọi vật. Một áp đặt như vậy chẳng
hạn là do hình thành xã hội chi phối, ở đó nguyên
tắc trao đổi (Tauschprinzip) đòi hỏi sự ngang
bằng giá trị (giá trị trao đổi) của cái gì
tự nội tại không ngang bằng (giá trị sử
dụng). So như vậy cái đồng nhất trong suy lý
của Hegel dẫn đến đồng nhất
giữa nhất nhất và phi đồng nhất
trong khi Adorno dẫn tới phi đồng nhất giữa
đồng nhất và phi đồng nhất, do đó
biện chứng của ông gọi là biện chứng
phủ định, loại bỏ tính thiết định
của biện chứng Hegel. Theo ông, nguyên tắc trao
đổi của xã hội tư bản chủ nghĩa
gắn liền tự nguyên ủy với nguyên tắc
đồng nhất mà trao đổi nhằm làm cái gì không
đồng nhất có thể chia sẻ, đồng
nhất và dựa trên sự bất công của nguyên tắc
trao đổi tạo ra thặng dư giá trị trong lao
động của con người. Adorno phê phán nguyên
tắc đồng nhất này phát triển dẫn toàn
thế giới đến chỗ đồng nhất mà
nguồn gốc của mâu thuẫn xã hội đã giản
lược con người thành những tác nhân phụ
trợ trong trao đổi hàng hóa. Mâu thuẫn là cái phi
đồng nhất dưới dạng đồng
nhất về mặt ý niệm, và ưu thế của
nguyên tắc mâu thuẫn trong biện chứng là những
thử nghiệm cái dị tính phù hợp với tư duy
thống nhất (Einheitsdenken). Adorno, cũng như những
thành viên khác của trường phái Frankfurt,
được coi là những người Mác-xít vì xu
hướng lý luận của họ bắt nguồn
từ chủ nghĩa Mác song nặng phần phê phán. Riêng
Adorno còn được mệnh danh là đại biểu
của chủ nghĩa Mác cuối trào trong thời
đại tư bản chủ nghĩa về cuối
(Spätkapitalismus). Trong bài diễn văn khai mạc Hội
nghị lần thứ 16 của những nhà xã hội
học Đức vào năm 1968, Adorno tranh luận về
danh xưng “chủ nghĩa tư bản thời cuối”
hay “xã hội công nghiệp”(Industriegesellschaft) là một
từ ngữ quen thuộc trong giới xã hội học có
xu hướng hội tụ của thời đại. Khi
ôn lại chủ nghĩa Mác dựa trên ba quy luật
thặng dư giá trị (Wertgesetz), tích lũy (Akkumulation) và
sụp đổ (Zusammenbruchsgesetz) của xã hội tư
bản, Adorno chỉ ra một lý luận biện chứng
của xã hội nhằm tìm kiếm những quy luật
cấu trúc biểu thị những xu hướng
lịch sử bắt nguồn từ những thành tố
của toàn bộ hệ thống của xã hội. Ông phê
phán những cái lỗi thời của học thuyết Marx
như vai trò của giai cấp vô sản (đã bị hòa
nhập trong xã hội tiên tiến công nghiệp), tiên
đoán sai lầm về sự sụp đổ
của hệ thống tư bản chủ nghĩa
(những lý giải của Marx về xã hội tư
bản chủ nghĩa không chính xác). Adorno chỉ ra biến
tính, phân hóa của phong trào công nhân (như tính man rợ
trong xã hội xã hội chủ nghĩa trong những
chế độ cộng sản như kiểu Stalin,
khủng bố toàn trị và hậu chứng Auschwitz sau
thời Quốc xã) để đi tới một Luận
lý phân hóa (Logik des Zerfalls) luận về sự phát
triển của những mâu thuẫn trong xã hội tư
bản chủ nghĩa như một quá trình phân hóa Luận
lý phân hóa có nghĩa là luận lý tác động phân hóa, hủy
diệt (destruireren). Trong Biện chứng Phủ
định, Adorno trình bày sự phá hủy những khái
niệm và những phạm trù của tư tưởng
đồng nhất trong đó phản ánh những mâu
thuẫn của xã hội. Triết học vẫn còn
cần thiết (giống như Hegel nghĩ) vì chủ
nghĩa tư bản chưa bị lật đổ. Nhiệm
vụ của triết học nhằm đọc cho ra cái
“văn tự của những dấu chỉ” (Zeichenschrift)
trong những mảnh rời là sản phẩm của phân
hóa, và chỉ khi nào giải mã được phân hóa mới
khai mở tư tưởng hướng về siêu
việt. Đó chính là biến đổi siêu hình học vào
trong lịch sử, thường tục hóa siêu hình học
trong phạm trù của phân hóa. Có thể nói phân hóa là quy
luật nội tại của mọi hình thành lịch
sử và xã hội: nó tác động phân hóa lý trí tiến
bộ, giải phóng, phân hóa cá nhân tư sản, phân hóa cái
“biện chứng thiết định” kiểu Hegel, phân hóa
mỹ học, nghệ thuật. Lý trí trong thời
đại tiên tiến công nghiệp trở thành lý trí công
cụ, hay có thể nói ngày nay tính thuần lý kỹ
thuật chính là thuần lý của quyền lực.Triết
học không phải là một khoa học hay một thi pháp
tư duy mà những nhà thực chứng liệt hạ nó
vào một loại mâu thuẫn hình dung pháp, vì sự
tỉnh ngộ của khái niệm chính là giải
độc của triết học. Phi đồng nhất
có thể là mục đích thầm kín, tiêu cực của
triết học; không tư tưởng nào có thể
diễn đạt phi đồng nhất vì tư duy chính
là đồng nhất. Cho nên trên nguyên tắc, triết
học thường có thể đi lạc
đường, đó là lý do tại sao nó có thể đi
tới. Vật hóa và trừu tượng hóa là tội nguyên
thủy của triết học duy tâm; trừu tượng
được lý giải qua thuần lý hóa, và vật hóa lý
giải thuần lý hóa. Tuy nhiên Adorno không quan niệm như
Lukács là có thể chế ngự vật hóa/Verdinglichung
bằng vận động sáp nhập những gì trở
thành đối tượng bởi chủ thể, mà
“vật hóa chính là quên lãng”, nhằm thủ tiêu về
mặt tinh thần hữu hiệu tính dị biệt nhân
danh đồng nhất.
Ở tác
phẩm chưa hoàn tất Lý luận về Mỹ
học xuất bản sau khi Adorno qua đời, ông
sử dụng khái niệm vật hóa để nói
đến tính cách bái vật của những tác phẩm
nghệ thuật. Ông quan niệm nghệ thuật có tính xã
hội, cái chứa đựng xã hội trong nghệ
thuật chính là vận động nội tại chống
lại xã hội, không phải biểu hiện trong việc
xác định vị trí. Mọi cái chỉ có giá trị
một khi có thể mang ra trao đổi, chứ không
phải trong tự thân nó. Đối với người
tiêu thụ, giá trị sử dụng của nghệ
thuật, bản chất của nó là bái vật, cho nên
người ta thường lầm tưởng việc
đánh giá xã hội (gesellschaftlische Schätzung) này với giá
trị xứng đáng (Rang) của tác phẩm nghệ
thuật. Cái nội dung chân lý của những tác phẩm
nghệ thuật cũng là chân lý xã hội của chúng có
điều kiện là tính cách bái vật của chúng. Khác
với quan niệm nghệ thuật phản ảnh xã
hội như một tấm gương của Lukács, Adorno
muốn chỉ ra rằng nội tại xã hội trong tác
phẩm nghệ thuật là quan hệ xã hội cơ
bản của nghệ thuật, chứ không phải nội
tại của nghệ thuật trong xã hội. Trong tiếp
cận nghệ thuật đương đại, ông quan
niệm nghệ thuật mới là biểu hiện “trí nhớ”
của vật hóa, nghệ thuật tiền phong và triết
học phụ thuộc lẫn nhau khi đối
tượng nghệ thuật không tách rời chất
liệu mang tính phi đồng nhất của nó. Trong
một tác phẩm quan trọng khác Minima Moralia, những
suy nghĩ về đời sống bị thương
tổn/Minima Moralia, Reflexionen aus dem beschädigten Leben,
viết dưới hình thức những cách ngôn, Adorno nói
đến những chiều kích cá thể, thường
nhật cũng như tính bái vật toàn diện của
những quan hệ xã hội. Luận về cái
thường nhật trừu tượng, tha hóa trong
một thế giới đầy biến động
của Adorno khiến người ta liên tưởng
đến phê phán xã hội học trong những tác phẩm
của Henri Lefebvre.
Theodor là
một tác giả viết rất nhiều, ngoài hai
mươi tập đã xuất bản, những di cảo
của ông ước lượng còn hơn ba mươi
tập khác. Những giáo trình của ông về siêu hình
học, về đạo đức học, về Kant
cũng như những ghi chú về văn chương, âm
nhạc thể hiện sức sáng tạo phong phú này.
Toàn bộ
tuyển tập hai mươi quyển gồm: văn
chương (Noten zur Literatur, Bd 11), âm nhạc (Philosophie
der neuen Musik,Bd 12; Die musikalischen Monographien, Bd 13; Dissonanzen, Bd
14; Musikalische Schriften, Bd 16-19); triết học (Philosophische
Frühschriften, Bd 1; Minima Moralia, Bd 4; Zur Metakritik der
Erkenntnistheorie, Bd 5; Negative Dialektik; Jargon der Eigentlichkeit, Bd 6),
mỹ học (Ästhetische Theorie, Bd 7; Ohne Leitbild, Parva
Aesthetica, Bd 10), phê bình (Eingriffe.Neun kritische Modelle;
Stichworte, Bd 10), xã hội học (Soziologische Schriften, Bd
8-9; Aufsätze zur Gesellschaftstheorie und Methodologie; Vermischte Schriften,
Bd 20).
Albert, Hans: Hans Albert
sinh ở Kưln (Cologne) năm1921 và sống ở Heidelberg dạy xã
hội học và triết học về khoa học tại
đại học Mannheim. Ông là một trong những đại
biểu của khoa xã hội học Đức thời
hiện đại, có tầm ảnh hưởng quốc
tế kể từ sau Thế Chiến Hai của thế
kỷ. Thật vậy, khoa Xã hội học Đức
đã phát triển từ đầu thế kỷ với
những tên tuổi như Max Weber, Ernst Troeltsch, Max Scheler,
Hans Freyer và Arnold Gehlen nhưng kể từ 1933 đến
1945 khi nước Đức dưới sự cai trị
của Quốc Xã bị rơi vào tình trạng khủng
hoảng,cùng với làn sóng trí thức di dân đã tạo
một khoảng trống lớn trong sinh hoạt văn
hóa. Xã hội học Đức chỉ phục hồi vào
những năm đầu sau chiến tranh cùng với
sự thay đổi trong hướng đi cơ bản
của nó. Tây Đức vào thời đại này là một
trong những xứ sở mà xã hội học có vị trí
quan trọng trong cộng đồng chính trị, phát
triển những quyết định cùng với sự
phát triển xã hội học ở những nơi khác,
như Hoa kỳ đã trở nên thuận lợi trong
việc đối chiếu với xã hội và văn hóa.
Song mặt khác , trong khi nổi lên những vấn
đề về hợp lý hóa và hiện đại xã
hội, nó ý thức sự khủng hoảng xã hội và
trở nên khoa học về khủng hoảng. Nó nhập
cuộc vào việc chẩn định thời đại,
đi tìm hiểu cái khủng hoảng chung của những
xã hội hậu công nghiệp hay tư bản cuối
thời. Nó cũng mang sắc thái chung như ở Pháp, Ý,
Hoa kỳ là những nhà sáng lập cơ sở xã hội
học bắt nguồn từ những lãnh vực khác,
đặc biệt là triết học, kinh tế chính
trị học , sử học hay luật học. Do
đó tác phẩm của họ đa dạng, từ xã hội
học đến những lãnh vực không thuộc xã
hội học, tiêu biểu nơi Helmuth Plesner, Arnold Gehlen,
Helmut Schelsky, Ralf Dahrendorf, Niklas Luhmann, Norbert Elias, René
Kưnig, trường phái Frankfurt v.v..
Bản thân
Hans Albert ngay từ thời niên thiếu đã có một
thế giới quan khác biệt với giáo dục tôn giáo,ông
sớm có nỗi hoài nghi vô thần, chịu ảnh
hưởng Oswald Spengler, nên ông đã có một quan niệm
đậm phần anh hùng tính và bi quan về lịch
sử. Sau khi tham gia cuộc chiến, ông quay về theo
học khoa kinh tế chính trị và xã hội từ 1946,
với những người thày như Leopold von Wiese và
Kaiserswaldau, ông trình luận án Politik und Wirtschaft als
Gegenstände der politischen und ưkonomischen Theorie/Chính
trị và Kinh tế như những đối tượng
của Lý luận chính trị và kinh tế vào năm 1950
và Rationalität und Existenz.Politische Arithmetik und politische
Anthropologie/Tính thuần lý và hiện hữu. Khoa số
học và nhân học chính trị vào năm 1952.
Hans Albert
quan tâm tìm kiếm một thế giới quan mới,
chấp nhận quan điểm kỹ thuật coi khoa
học như những công cụ hữu ích trong ứng
dụng xử lý hàng ngày của con người. Khi tiếp
cận học thuyết Weber, ông coi vấn đề quy
phạm và giá trị trong khoa kinh tế và xã hội học
là những mục tiêu nghiên cứu. Năm 1954 ông cho
xuất bản tác phẩm đầu tiên “Hệ tư
tưởng kinh tế và lý luận chính trị. Biện
luận kinh tế trong tranh luận dựa trên khung cảnh
pháp lý và chính trị” rút ra một phần của luận án
nói trên. Từ năm 1957,đại học Kohn thừa
nhận những tác phẩm đã xuất bản của
ông thay cho luận án đệ trình để giữ
chức vụ giảng dạy; ông đã soạn những
giáo trình về luận lý, nhận thức luận và phê phán
kinh tế, đưa ra một quan điểm là những tri
thức xã hội và tâm lý học có thể ích dụng cho
kinh tế học và chủ trương xóa bỏ những
giới hạn giữa các bộ môn khoa học. Ông tìm
kiếm một triết học có khả năng giải
đáp vấn đề những giá trị có thể
thoả đáng hơn những lý luận đương
đại của triết học tân thực nghiệm,
triết học phân tích, triết học thông diễn và
triết học biện chứng. Vào năm 1958, ông tham
dự những tuần hội luận triết học
ở Alpbach (gọi là Alpbacher Hochschulwochen), ở đây
ông gặp gỡ Ernst Topisch, Paul Feyerabend và Karl Popper,
những người có xu hướng thiên về thuần lý
phê bình như ông. Triết học của Popper có ảnh
hưởng trên con đường nghiên cúu của Albert trong
việc vượt hố ngăn cách nhận thức và
quyết định, thuần lý không chỉ giới
hạn trong lãnh vực tri thức. Chủ nghĩa thuần
lý phê phán (Kritischer Rationalismus) theo ông có thể ứng
dụng trong mọi lãnh vực hoạt động của
con người, như kinh tế, chính trị, pháp luật,
tôn giáo cũng như một lối sống (Lebensform)
cho mọi người.Biện hộ cho chủ nghĩa
thuần lý phê phán (Plädoyer für den kritischen Rationalismus) theo Albert
không có nghĩa là tuyên giảng làm thế nào tìm thấy con
đường đúng mà là tranh biện một cách hân hoan
và đầy nhiệt tình sáng tạo với những
người khác về niềm tin và tư tưởng. Quan
điểm “tam luận theo kiểu Münchhausen”
(Münchhausen-Trilemma) làm sáng tỏ vấn đề biện
minh những mệnh đề nhằm hiểu xem có
thể bảo đảm một tri thức xác thực;
bất kỳ toan tính nào về một biện minh chắc
chắn, dầu là diễn dịch, quy nạp, nhân quả
hay siêu nghiệm đều dẫn tới thất bại
vì một biện minh chắc chắn thiết yếu
lại cần một biện minh chắc chắn khác và
cứ như thế không bao giờ tới chung cuộc
trừ phi cần phải nhờ tới một định
thức vòng tròn và như thế không thể đưa
tới một biện minh tột cùng. Phương pháp phê
phán của Albert mang tính cách phê phán-thuần lý/kritisch-rational
nhằm chỉ ra là khi phê phán lẫn nhau, có thể xẩy
ra một tình cảnh bất cân xứng vì hai phương
cách tư duy trong triết học có cùng những quan hệ
như hai lý luận, lý luận nào rộng lớn hơn
giải thích cho lý luận yếu hơn đồng
thời chỉ ra những sai lầm của lý luận này.
“Cuộc tranh luận chủ nghĩa thực chứng”
(Positivismusstreit) giữa Habermas và Albert trong hội nghị
xã hội học ở Tübingen, rồi ở Heidelberg trong
những thập niên 60 của thế kỷ hai mươi
không những làm sáng tỏ vấn đề chủ
nghĩa thuần lý phê phán không là thực chứng (chủ
nghĩa thuần lý phê phán không chủ trương một
vài ngành của khoa học xã hội có vị thế ưu
tiên trong nghiên cứu khoa học, cũng như chỉ
ra cái chướng ngại ý thức hệ gọi là
“miễn nhiễm chống lại phê phán”/immunisierung gegen
Kritik mà Albert nhằm điều chẩn căn
bệnh phổ biến trong giới triết học.
Cuộc tranh luận này dẫn đến vấn
đề tìm hiểu vai trò những giá trị trong các khoa
học xã hội cũng như xem chúng có ưu thế
thủ đắc những tri thức hay sử dụng
cùng những phương pháp như khoa học tự nhiên
để thủ đắc tri thức.
Tác phẩm Luận
về lý trí phê phán/Traktat über kritische Vernunft xuất
bản năm1968 của ông minh hoạ rõ nét vị trí
của chủ nghĩa thuần lý phê phán nhằm thay
thế những quan điểm triết học đang
thống trị diễn đàn tư tưởng
nước Đức và chỉ ra khả năng
vượt tính trung lập của tư tưởng phân
tích cũng như toàn diện của những hệ tư
tưởng thần học và bán thần học. Theo ông,
tri thức chỉ được coi là một phân tích
những khả năng nhằm ophục vụ hành
động, đó là mặt thuần lý của thực
tiễn. Mặt khác nhằm thảo luận vấn
đề lưỡng phân giữa nhận thức và
quyết định, Albert chỉ ra tri thức chính là
một phần của thực tiễn nơi con
người và thực tiễn tri thức của khoa
học truyền lan qua những quy phạm, đánh giá và
quyết định. Vấn đề thuần lý là
vấn đề chung của thực tiễn nơi con
người, không giới hạn trong lãnh vực nhận
thức hay thực tiễn tri thức.
Những tác
phẩm đã xuất bản của Hans Albert như: Plädoyer
für kritischen Rationalismus, 1971, Konstruktion und Kritik. Aufsätze zur
Philosophie des kritischen Rationalismus, 1972; Theologische Holzwege,1973
bàn về Gerhard Ebeling và sử dụng chính xác lý trí; Transzendentale
Träumereien, 1975 nhằm phê bình lý luận ngôn ngữ và thông
diễn luận của Karl-Otto Apel; Aufklärung und
Steuerung.Aufsätze zur Sozialphilosophie und zur Wissenschaftslehre der
Sozialwissenschaften, 1976; Kritische Vernunft und menschliche Praxis, 1977 gồm
cả phần tự truyện; Traktat über rationale
Praxis,1978; Das Elend der Theologie, 1979 phê phán Hans Küng; Die
Wissenschaft und die Fehlbarkeit der Vernunft,1982; Kritik der reinen
Erkenntnislehre. 1987 luận về nhận thức từ
quan điểm hiện thực; Briefwechsel, W. Baum x.b 1997,
thư từ giữa Paul Feyerabend và Albert; Kritischer
Rationalismus, 2000.
Aron,
Raymond: Raymond Aron sinh vào tháng Ba năm 1905 ở Paris, cùng
tuổi với những khuôn mặt tư tưởng sáng
giá khác của nước Pháp là J.P. Sartre và Emmanuel Mounier.
Ông là người con thứ trong một gia đình
Do Thái, theo học trường Cao đẳng Sư
phạm đường Ulm vào năm 1924 và tốt
nghiệp thủ khoa vào năm 1928. Tuy nhiên vào thời
đại của ông, Aron nhận xét người Pháp không
biết gì về những xu hướng triết học
hiện tại đang diễn ra ở bên kia sông Rhin,
cũng như không biết gì hơn về triết
học Anh-Mỹ. Vào mùa xuân năm 1930, Aron có cơ hội
sang phụ giảng ở Đại học Cologne (Kưhn)
và ở đây ông tiếp cận văn hóa Đức
như những khoa học tinh thần (Geisteswissenschaften)
của Dilthey, cùng với tư tưởng của Husserl,
Heidegger và những nhà xã hội học như Heinrich Rickert
và Max Weber. Khi nghiên cứu hiện tượng luận,
như viết lại trong tập Hồi ký (Mémoires) ông
tiếp thu phương pháp, cách nhìn của nhà hiện
tượng luận cũng như ngả về xã hội
học trong lúc đọc Weber. Chính qua kinh nhiệm này, ông
đã viết Xã hội học Đức hiện
đại (La sociologie allemande contemporaine) trong những
năm 1933-34 và Triết học phê phán lịch sử (La
philosophie critique de l’histoire) là luận án phụ bên
cạnh luận án chính Dẫn vào Triết học
lịch sử (Introduction à la philosophie de l’histoire)
đề xuất vào tháng Ba năm 1938.
Thế
chiến thứ Hai đã đưa đẩy Aron vào con
đường viết báo, tham gia ban biên tập
đầu tiên của tạp chí Thời Mới (Les Temps
Modernes) của nhóm hiện sinh Sartre, Merleau-Ponty rồi xung
đột với Sartre là người bạn thân cùng
học trường Cao đẳng vào lúc cao độ
của Chiến Tranh Lạnh giữa hai khối tư
bản và cộng sản. Quan điểm chính trị
của ông trong thời đại ngờ vực này rất
kiên định ở tư thế một “khán quan nhập
cuộc” (chữ của Aron) có lý trí sáng suốt. Ông
được bổ nhiệm vào ghế giảng dạy
Xã hội học tại Đại học Sorbonne từ
năm 1954, tạo cho hình ảnh của Aron thành một
mẫu mực xã hội học gia nhà nghề. Ông giảng
dạy tại Collège de France từ năm 1971 và những
giảng khóa thường niên tại trường Cao
đẳng chuyên sâu về những Khoa học Xã hội. Aron
đã viết hàng ngàn bài trên báo Le Figaro và những
tờ báo khác. Trong cái hỗn mang của cao trào sinh viên tháng
Năm ’68, ông đã viết một loạt bài nhan
đề “khủng hoảng Đại học” và kêu
gọi chấm dứt bạo động và xuất
bản Cuộc Cách mạng không tìm thấy (La Révolution
introuvable) phê phán kịch liệt những
người nổi loạn. Ông trở thành hình ảnh
một người trí thức đơn độc
giữa phe tả và phe hữu. Cũng như tác
phẩm Thuốc phiện của người trí thức
(L’Opium des intellectuals) năm 1955 nhằm phân tích
những huyền thoại chính trị về phe tả,
về cách mạng, về giai cấp vô sản và tha hóa
của giới trí thức, Aron không nhằm đối
thoại với người cộng sản, mà để
phê phán sự ấu trĩ chính trị của những
người khuynh tả như các nhà hiện sinh (Sartre,
Merleau-Ponty…). Thật sự, phê phán chủ nghĩa Mác và
những người theo Marx trong Thuốc phiện
của người trí thức như Tony Judt
nghĩ có thể coi là quyển sách đồng hành và kế
tục tác phẩm Dẫn vào Triết học Lịch
sử của Raymond Aron.
Raymond Aron
không chủ trương đưa ra một học
thuyết (doctrine), nhưng ông là một nhà thông thái liên ngành,
từ triết học đến xã hội học, sử
học, kinh tế học, chính trị học, chiến
lược, bang giao quốc tế với một kiến
thức bao quát và một tầm nhìn xa, rộng
về tiến diễn của lịch sử, vị trí con
người và ảnh hưởng trên sự tiến hóa
của xã hội công nghiệp.
Khởi
đầu tri thức của ông là con đường phê
phán Lý trí lịch sử vì từ tiếp cận với
triết học Đức đã giúp ông vượt qua
chủ nghĩa thực chứng (dẫn đến khuynh
hướng duy khoa học) bế tắc trong thế
giới tư tưởng Pháp lúc bấy giờ, nhằm đi
tới một phê phán Lý trí lịch sử (critique de la Raison
historique) mà đối tượng tìm kiếm chính là
điều kiện lịch sử của người công
dân hay nói đúng ra là của chính con người. Aron
viết: Phê phán lý trí lịch sử xác định những
giới hạn, chứ không phải những cơ sở
của khách quan tính lịch sử (La critique de la raison
historique détermine les limites et non les fondements de l’objectivité
historique). Khởi điểm này là cơ sở cho một
xã hội học đã đưa Raymond Aron tới thiên
chức trở thành một nhà xã hội học.
Trong bài
giảng mở đầu tại Học viện Pháp
quốc vào năm 1970 với nhan đề Về
điều kiện lịch sử của nhà xã hội
học ông khẳng định “trong lịch sử
tư tưởng, xã hội học hầu như có
thể được định nghĩa bằng khái
niệm xã hội ưu tiên hơn khái niệm chính trị”
bởi vì xã hội tạo thành tổng thể mà xã hội
học là khoa học nghiên cứu tổng thể. Như
vậy khoa học chính trị chỉ là một bộ
phận của xã hội học. Thật vậy một
mảng lớn tác phẩm của ông nổi trội và gây
ảnh hưởng tới nhiều thế hệ xã
hội học sau ông (như Alain Touraine, Pierre Bourdieu), chỉ
kể một vài nhân vật tiêu biểu là những
giảng trình xã hội học ở Sorbonne trong những
niên khóa 1955-1958 như Mười tám bài học về xã
hội công nghiệp, Đấu tranh giai cấp, Dân chủ
và chủ nghĩa toàn trị và trong những niên khóa
1960-1962 là Những học thuyết lớn của xã
hội học lịch sử khi in ra sách năm 1967 mang
nhan đề Những giai đoạn của tư
tưởng xã hội học luận về Montesquieu,
Comte, Marx, Alexis de Tocqueville, Durkheim, Pareto và Max Weber.
Trên con
đường nghiên cứu quá trình tư tưởng xã
hội học sát với thực tại, Aron đã
đưa ra khái niệm “xã hội công nghiệp” là một
khái niệm gây tranh cãi, vì theo ông,ï những người theo
chủ nghĩa Mác-Lênin không ưa thích bởi nó báo hiệu
sự cáo chung của hệ tư tưởng. Aron xác
định ông không quan niệm xã hội công nghiệp là
một xã hội duy nhất về mặt lịch sử,
hay một giai đoạn đặc thù trong những xã
hội hiện đại, mà là một loại hình xã
hội xuất hiện mở ra một thời đại
mới trong kinh nghiệm của nhân loại. Khái niệm
này có thể hủy triệt lý luận Mác xít về
tổng khủng hoảng của chủ nghĩa tư
bản và bày ra một nghịch lý là trong quá trình xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở những nước cộng
sản như Liên xô, mục tiêu lại là ưu tiên về
mặt xây dựng lực lượng sản xuất sao
cho bắt kịp những nước tư bản như
Hoa kỳ. Raymond Aron đã viết nhiều về xã hội
công nghiệp, từ mười tám bài giảng tại
Sorbonne đến xã hội công nghiệp và chiến tranh,
những tiểu luận về thời đại công
nghiệp, về những giác ngộ của tiến
bộ. Ông phê phán những lý luận của Marx hay Comte
đã đặt chính trị là đối tượng
ưu tiên trong việc nghiên cứu, thay vì xã hội toàn
cầu., Theo Aron, trong thời đại công nghiệp,
chế độ chính trị chỉ ra khu biệt
đặc thù giữa những tập thể thuộc cùng
một loại hình. Ông đã xác định trong một bài
viết về “giai cấp xã hội, giai cấp chính trị,
giai cấp lãnh đạo”, theo lý luận xã hội công
nghiệp, những xã hội Xô viết và phương Tây là
hai loại của cùng một chủng, hai văn bản
của cùng một loại hình xã hội, loại hình
mệnh danh công nghiệp.” Những khu biệt này chỉ ra
tranh luận giữa ba xu hướng: một là xu hướng
phát triển lịch sử Mác xít đi từ chủ
nghĩa tư bản sang chủ nghĩa xã hội, hai là lý
luận những giai đoạn phát triển kinh tế theo
Colin Clark – Walt W. Rostow, ba là lý luận hội tụ thiên
về chủ nghĩa xã hõi dân chủ như Maurice Duverger.
Vấn đề đặt ra là những xã hội công
nghiệp có vận động theo cùng một hướng?
Trong Xã hội công nghiệp và chiến tranh ông phê phán
quan niệm ngây thơ của những nhà thực chứng
về khai thác thiên nhiên sẽ chấm dứt nạn
người bóc lột người. Vậy đâu là
mục tiêu của sản xuất? Những chủ nghĩa
giáo điều ý thức hệ nhường bước
cho tư tưởng. Aron đã phân biệt sự khác
biệt trong những tranh luận về sự cáo chung ý
thức hệ ở tác phẩm Ba tiểu luận về
thời đại công nghiệp như sau: Tính chống
ý thức hệ của những tác giả Mỹ ngay
từ khởi điểm đã khác về tính chất
với chống ý thức hệ của một Camus, thời
thanh niên còn là một người cộng sản, cũng
như tôi, và tôi không ngừng đem theo trong đối
thoại với tư tưởng của người Mác
xít có xu hướng Hegel. Ở Hoa kỳ, “chủ nghĩa
cấp tiến” (nghĩa là tư tưởng khuynh tả)
khó bị ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác và
hiếm chịu hệ thống hóa, phát triển thành
triết học lịch sử. Sau 1945,”những
người cấp tiến” trừ một ít ngoại
lệ, hầu hết chống cộng. Người Mỹ
không kinh qua kinh nghiệm của chủ nghĩa bảo
thủ kiểu Burke, Mác xít kiểu Kautsky hay Lênin, cũng
không theo chủ nghĩa tiến bộ kiểu
Sartre. Học thuyết về kinh doanh tự do hiếm khi
trình bày trong một lý luận theo kiểu Mises hay Hayek. Khi
trở lại từ ý thức hệ, những nhà chống
ý thức hệ Mỹ không đi xa, một số
người quay về với Aâu châu.”
Phê phán
chủ nghĩa Mác và những tư tưởng
vệ tinh của nó dường như là mối quan tâm lý
luận chính của Aron. Trong quá trình trí thức của ông,
Aron kể là ông “đã đọc đi đọc lại
những sách của Marx từ ba mươi lăm năm
qua” (1967). Kể từ thời Chiến tranh Lạnh, khi
thế giới qua phân thành hai khối, những chứng
nhân đến từ Liên Xô tố cáo những
trại tập trung dưới sự cai trị sắt máu
của Stalin, những trí thức “khuynh tả” vẫn
gia sức bênh vực cho Moskow thì Aron đã viết Thuốc
phiên của trí thức phê phán những ảo
tưởng, sai lầm của giới trí thức về
thực tại của thành trì chủ nghĩa toàn trị.
Ông gọi những người này theo những chủ
nghĩa Mác tưởng tượng trong Từ Gia
đình thánh này đến Gia đình Thánh khác. Những
tiểu luận về những chủ nghĩa Mác ảo
tưởng kiểu Althusser, kiểu Sartre hay Merleau-Ponty
(mà ông còn gọi là chủ nghĩa Mác hiện sinh hóa (Marxisme
existentialisé), hay chủ nghĩa vọng đợi mác-xít
(attentisme marxiste) coi Liên xô là hiện thể những
niềm hy vọng của nhân loại). Cuộc trực
diện phê phán và đối thoại với chủ
nghĩa Mác dàn trải trong hầu hết những tác
phẩm của Aron, từ Dẫn vào triết học
Lịch sử (1938) đến những giáo trình ở
Sorbonne như bộ ba luận về xã hội công
nghiệp (1962-65), Tiểu luận về tự do (1965),
những sách phê phán những chủ nghĩa theo Marx nói trên, Lịch
sử và biện chứng của bạo động (1973)
nguyên là một dự thảo bắt nguồn từ phê phán
Sartre dựa trên cuốn Phê phán Lý trí biện chứng [X.
mục Sartre] vào nghiên cứu Ý thức Lịch sử
trong Tư tưởng và Hành động qua việc
tỷ giảo triết học phân tích Anh-Mỹ với
triết học tân Kant và hiện tượng luận, mà
khởi điểm từ việc xét hành động trong
lịch sử ở những trang cuối luận án Dẫn
vào Triết học Lịch sử . Những giáo trình
ở Sorbonne và Collège de France về chủ nghĩa Mác và
Lịch sử đã được tập đại thành
được những học trò của ông xuất bản
(sau khi ông qua đời vào năm 1983). Sau khi phê phán Sartre và
Merleau-Ponty là những người không dành đủ
thời gian để đọc và hiểu Hegel, Kojève
đã đọc Hegel theo lý giải Mác xít, Joan Robinson không
biết gì về Hegel, ông cũng biểu tỏ thái
độ thất vọng với những nghiên cứu
của những người Mác xít như nhóm
Đệ Nhị Quốc tế Cộng sản, Lukács hay
Althusser, ông đánh giá “một Marx hữu ích, có thể nói,
có thể đã biến đổi lịch sử thế giới
là người đã gieo rắc những tư tưởng
sai lầm; tỷ suất giá trị thặng dư mà ông
dẫn khởi để cho là có thể nghĩ việc
quốc hữu hóa những tư liệu sản xuất
cho phép người lao động phục hồi
được những lượng số lớn giá
trị thủ đắc nhờ việc nắm giữ
những tư liệu sản xuất; chủ nghĩa xã
hội hay ít ra chủ nghĩa cộng sản thủ tiêu
phạm trù “kinh tế” và “chính khoa học đê tiện”. Với
tư cách là một nhà kinh tế, có lẽ Marx vẫn là
người giầu nhất, làm mê đắm nhất trong
thời đại của ông. Với tư cách là một
nhà tiên tri-kinh tế, cũng như là tiền nhân chính
thống của chủ nghĩa Mác-Lênin, ông là một nhà
nguỵ biện đáng nguyền rủa chịu phần
trách nhiệm trong những hãi hùng khủng khiếp của
thế kỷ XX” ở những trang cuối tập Hồi
ký của Aron.
Lý nhất
quán xuyên suốt toàn bộ tác phẩm của Aron là xác
quyết một quan niệm đa nguyên về những lý
giải hành động của con người trong vận
hành lịch sử vì “thực tại lịch sử ,
bởi thuộc về con người, thì không phân minh và
bất tận”, phủ nhận thuyết tất
định toàn cầu về lịch sử vì “ thuyết tất
định lịch sử về mặt giả thuyết
có tính khách quan bởi nó chỉ bao dung một phần cái
thực và không thể tiếp nối khách thể toàn
diện, dầu trên con đường vô tận.” Trong
chiều hướng này, hiện hữu con người là
biện chứng, hiểu theo nghĩa bi tráng bởi cử
hoạt trong một thế giới rời rạc, nhập
cuộc bất kể thời gian tồn tục, đi tìm
một chân lý lẩn trốn, không có bảo kê nào khác hơn
một khoa học manh mún và một suy tưởng nặng
phần hình thức. Điều này hàm ngụ tự do và
thiết yếu của chọn lựa. Tư tưởng
này gần cận với thuyết hiện sinh của
Sartre, cho nên người ta thường nhắc đến
lời đề trên sách Hữu thể và Hư vô
của Sartre tặng Aron là cuốn sách này như
một “dẫn nhập bản thể luận” cho cuốn
“Dẫn vào Triết học Lịch sử” – cảm
nhận này cũng phù du như cuộc chiến tranh
lạnh sau này giữa hai nhà trí thức tiêu biểu của
Pháp trong thế kỷ XX. [X. Hành trạng của kẻ
sĩ - ĐPQ trên tạp chí Gió Văn số 4,2004].
Những tác
phẩm đã xuất bản của Raymond Aron: La
Sociologie allemande contemporaine,1935 ; Introduction à la philosophie de
l’histoire,1938 ; La philosophie critique de l’histoire,1938 ; Le
Grand Chisme,1948 ; L’opium des intellectuels, 1955 ; La Société
industrielle et la guerre, 1959 ; Dimensions de la conscience historique,
1961 ; Dix-huit leçon sur la société industrielle, 1962 ; La Lutte de
classes, 1964 ; Démocratie et totalitarisme,1965 ; Trois essais sur
l’âge industriel, 1966 ; Les Eùtapes de la pensée sociologique,1967 ;
D’une Sainte Famille à l’autre. Essai sur les marxismes imaginaires,1969 ;
De la condition historique du sociologue, 1971 ; Histoire et dialectique
de la vilolence, 1973 ; Penser la guerre, Clausewitz I, II, 1976 ;
Mémoires, 50 ans de réflexion politique, 1983 ; Leçons sur l’histoire,
1989 ; Le Marxisme de Marx, 2002. Ngoại trừ quyển
sách về Clausewitz, bảng liệt kê này không kể tên
những tác phẩm chính trị, bang giao quốc tế
của Aron.
0000000000000000000000000000000000000000000000
Ấn (triết
học): Cũng như những nền tư tưởng
phương Đông khác, trong nguồn từ vựng
Ấn, không có tiếng Sankrit nào tương ứng với
chữ philosophia/philosophie/philosophy của phương tây.
Song cũng như những tiếng Hoa, tiếng Nhật,
Ấn độ có từ darshana/darsana/darshan/dassana nguyên
nghĩa là “nhìn”, nói rộng ra là thị kiến, nhìn
thấu được bên trong sự vật, hiểu
biết sâu sắc, Chiêm bái nơi thiêng, gặp gỡ
một bậc thầy cũng coì là darshana. Đó là tên
gọi Sáu hệ thống triết học Ấn
(shad-darshana) gồm: Nyaya, Vaisheshika, Samkhya, Yoga, Purva-Mimamsa,
Vedanta.
Triết học
Ấn cổ đại:
Quá trình lịch
sử tư tưởng Ấn diễn ra nhiều
phương thức lý giải khác nhau vì giác độ nhìn
triết lý khác nhau: Ngay từ Hegel và những nhà triết
sử theo Hegel đã có một tư kiến sai lạc khi
quan niệm các nguồn triết học phương
Đông như Hoa, Ấn, Ai cập chủ yếu là
những học thuyết đạo lý và thần thoại,
thâm nhập thi ca và tín ngưỡng. Tư kiến này
dẫn đến việc không nhận ra những hệ
thống tư tưỏng toàn bị trong triết học
phương Đông. Sáu hệ thống nói trên thể
hiện thông suốt những tư trào nhất nguyên,
nhị nguyên và đa nguyên của triết học Ấn.
Song trước khi giới thiệu những tư trào này,
thử nhìn một cách quán thông ngọn nguồn tư
tưởng Ấn: Phệ đà/Veda với hai giả
thuyết, một khởi từ khoảng 1200- 1500
trước Công nguyên, một giả định đã có
từ khoảng giữa 2000 đén 2500 trước Công
nguyên (dựa trên những phát hiện trong vùng thung lũng
gần Mohenjo-Daro và Harappa). Veda (có nghĩa
là tri thức, từ căn ngữ vid/hiểu biết)
xuất hiện dưới hình thức thánh ca/mantra tản
mạn trong nhiều thế kỷ và tập đại
thành qua nhiều hợp tuyển/samhita như Rigveda,
Yajurveda, Sàmaveda và Atharva Veda. Mỗi Veda gồm ba bộ
phận là Samhitàs (kinh văn), Bràhmana (bình chú) và Àranyakas (lâm
văn).
Rigveda Samhità là kinh
văn cổ nhất trong bộ hợp tuyển này gồm
Samhita,
Brahmana (1/ Aitareya,
2/ Kausitaki (hay Samkhyàna), 3/ Paingi),
Aranyaka (1/ Aitareya,
2/ Kausitaki),
Upanisad (1/ Aitareya,
2/ Kausitaki).
Yajur-Veda đen
gồm
Krsna Yajuh Samhita,
Brahmana (1/
Taittiriya, 2/ Ballavi, 3/ Sattyàyani, 4/ Maitràyani, 5/ Katha),
Aranyaka (1/
Taittiriya),
Upanisad (1/
Taittiriya, 2/ Katha, 3/ Svetasvatara, 4/ Mahanarayana, 5/ Maitrayaniya).
Yajur-Veda trắng
gồm
Sukla Yajub Samhita
(hay Vajasaneyi Samhita),
Brahmana (1/
Satapatha),
Aranyaka (1/
Satapatha),
Upanisad (1/ Isa, 2/
Brhadàranyaka, 3/ Jabàla, 4/ Paingala).
Sama-Veda gồm
Sàma-Samhita,
Brahmana (1/ Tandya, 2/
Talavakàra, 3/ Arseya, 4/ Vamsa, 5/ Daivatàdhyàya, 6/ Mantra,
7/ Sàma-vidhàna, 8/
Samhitòpanisad Bràhmana),
Aranyaka,
Upanisad (1/Chàndògya,
2/ Kena).
Atharva-Veda gồm
Atharva-Samhità,
Brahmana (1/ Gòpatha),
Aranyaka,
Upanisad (1/ Mundaka,
2/ Màndùkya, 3/ Prasna).
Veda là nguồn
suối tư tưởng của Ấn đồ sộ
so với những nguồn suối tư tưởng
của những nền văn minh khác nơi nhân loại. Sự
hình thành những Veda sớm nhất có thể đánh
dấu từ miền bắc Ấn khi tộc chủng
Aryans xâm chiếm nước Ấn (khoảng 1500-1200
trước Công nguyên), tuy nhiên cũng có giả thuyết
cho nguồn tư tưởng này có thể xuất hiện
trước đó cả ngàn năm. Brahmanas và Upanisads hình
thành khoảng 900-500 tr. C.N.
Kinh văn của
Veda mang những đặc tính chung như:
1/ thiên về
độc thần: mặc dầu trong những thánh ca
đầu tiên mô tả nhiều thần song những
thần này hàm ý nghĩa deva (từ căn nguyên là sáng chói)
mang một nguyên lý chung toàn năng/Visva-karma là cấu trúc ra
vũ trụ, toàn trí của Thượng đế tối
cao, vị Thần chủ/Prajàpati của mọi loài, trong
Upanisads chỉ thị là Brahmà.
2/ nhất nguyên:
mặt khác xác định tính Vô hạn/aditi, chỉ thị
Duy Nhất/Tat Ekam. Vị Thần chủ không những
được quan niệm như vị Sáng tạo, còn hàm
ngụ nguyên lý nhất nguyên, nghĩa là tự tạo ra
bản chất.
3/ chủ lễ:
mục đích kêu gọi tới các thần linh để
cầu khẩn ân huệ, chỉ ra Veda không những
chỉ để bình chú, còn để cầu nguyện.
Hình thức thờ phụng này hàm ngụ chỉ hàng
tăng lữ là giai cấp duy nhất có thể thực
hiện nghi lễ.Brahmana chỉ ra biến đổi tinh
thần khi du nhập yếu tố ma thuật vào tín
ngưỡng Veda như trong Atharva Veda, chỉ dấu
thần quyền giao phó cho tăng lữ. Việc phân chia
giai cấp ăn sâu vào xã hội Ấn, và phản ứng
rõ nơi những trường phái tư tưởng không
trong dòng Veda, nơi duy vật giáo, Kỳ na giáo và Phật
giáo.
Upanisad (700-600 tr.
Công nguyên) tiêu biểu cho sự thăng hoa trong tư
tưởng Veda, cấu thành bộ phận kết thúc Veda,
còn gọi là Vedanta và Aranyakas. Nguyên nghĩa từ Upanisad
để chỉ “mật truyền/rahasya” hàm ngụ cho
cả lâm văn và môn đồ. Lâm văn này như một
phản ứng chống lại bình chú Brahamana (thiên về
lễ nghi, cúng tế). Upanisad nhằm tìm về thực tai
tột cùng, chỉ có một và duy nhất: “Brahman ở
khắp nơi, trên dưới, đông tây nam bắc, Brahman
thực sự là toàn vũ trụ này.” Brahman có nghĩa là
“cầu nguyện” bắt nguồn từ căn ngữ brh
có nghĩa “phát triển, bành trướng”, cũng hàm
ngụ quyền năng cầu nguyện, quyền lực
hay nguyên lý đầu tiên biểu hiện vũ trụ. Để
giải thích tính nhất nguyên trong Upanisad, tư
tưởng chủ yếu không nhằm phát kiến nguyên lý
vũ trụ (nguồn gốc vũ trụ), nhưng
nhằm nguyên lý tâm linh, bản chất nội tại
của con người. Cả hai quan niệm về Brahman
(nguyên lý vĩnh cửu của hoàn vũ) và Atman (bản
chất tột cùng của con người) tương
hợp, bổ xung lẫn nhau, cái ngã của vũ trụ
liên hệ với vũ trụ vật lý cùng một
phương cách với nhân ngã liên hệ với bản
thân, như mô tả trong Atharva Veda “ngã thể vũ trụ
có đất là chân, vùng khí quyển là bụng, bầu
trời là đầu, mặt trăng, mặt trời là
mắt, và gió là hơi thở”. Atman mang tính siêu nghiệm,
giác quan và trí tuệ không đạt tới, đồng
nhất với Brahman, thể hiện nơi diễn ngôn
“Tat tvam asi/chính ngươi là” và “Aham Brahma asmi/ta là Phạn
thiên”. Điều đó có nghĩa là nguyên lý về hoàn
vũ tận cùng là một với nguyên lý về bản
thể con người. Trong lý luận Ấn, như Nakamura
từng nói đến, thiên về phủ định, nên
trong Veda, Atman thường biểu hiện không phải là
hơi thở, đời sống/pràna, hay giác quan/indriya (là
những cái không là ngã/anàtman), theo biểu ngữ không là cái
này, cái kia/neti, neti.
Thể thống
nhất của thực tại tuyệt đối giữa
Brahman và atman được diễn đạt trong
biểu ngữ saccidànanda: sat có nghĩa là hữu, khu
biệt với mọi vô hữu, cit là khả năng tri
giác, và ànanda chỉ thị an bình. Brahman như vậy là
Tuyệt đối, bao dung hữu và tri, là nguồn gốc
của hoàn vũ. Mối quan hệ giữa Brahman nhất
thể, với vũ trụ và mọi loài là phức
thể. Toàn thể vũ trụ phát sinh từ Brahma, có
thời kỳ sáng tạo/srsti và tan rã/pralaya. Ở cuối
mỗi chu kỳ, lại trở về Brahman, tái sinh
bắt đầu chu kỳ kế tiếp. Có thể quan
niệm Brahman trên bình diện hữu cơ và vô cơ: có
ngũ đại/bhùta gồm không gian/àkàsa, khí/vàyu, lửa/agni,
nước/ap và đất/prthivi; mỗi yếu tố này
có phẩm tính riêng, như không gian xác định bởi âm
thanh/sabda, không khí qua xúc giác/sparsa, lửa qua màu sắc/rùpa,
nước qua vị giác/rasa, đất qua mùi vị/gandha,
tương ứng với năm giác quan nghe, sờ, nhìn,
nếm và ngửi. Trong mối quan hệ giữa thực
tại tột cùng với đời sống hàng ngày,
giữa con người và Tuyệt đối, khu biệt
trong đồng nhất có thể giải thích khác biệt
giữa người và người, qua những hình thái
chính trị, xã hội. Xét như vậy, trong các thiên Upanisad
cũng như những lý giải chúng, có những mâu
thuẫn giữa các trường phái về khu biệt và
thống nhất, chỉ ra bất tri/avidyà về thực
tại tột cùng, quyền năng ảo tượng/Màyà
che khuất chân thực tại. Cho nên Upanisad chỉ ra
mục đích của đời sống là đạt
tới trí huệ/jnàna, đạt tới cảnh giới
này là giải thoát/moksa.
Giải thoát trong
tư tưởng Ấn là đạt tới chân bản
ngã trong Brahman. Khai tâm này không chỉ về mặt tri
thức mà còn thể hiện kinh nghiệm đạo lý, có
nghĩa là bao gồm hai mặt, phản tư/manana và
thiền định/dhyana – đó chính là mục đích
của triết lý trong ý nghĩa toàn diện. Để
đạt tới chân cảnh giới này đòi hỏi tu
tâp lâu dài, có thể cần tới vị thày/guru, suy
tưởng và kinh nghiệm của tha nhân.. Trong Upanisad, quan
niệm phản tư, học tập/sravana, và thiền
định. Tu tập có nhiều cách thế, gọi là
upàsanas nhưng tựu chung mục đích thực tiễn
không những tự quên mình/samnyàsa, mà còn đạt tới
từ bi và khoan hòa. Thiền định còn được
quan niệm là yoga có nghĩa là tự kiềm, có kỷ
cương.
Mục đích
đạt tới giải thoát/moksa khỏi tình trạng
luân hồi/samsàra, tức thoát vòng sinh tử trở nên
Brahman. Có hai quan niệm về thực tại tột cùng:
Theo Samkara là điều kiện để bản ngã
vẫn duy trì, còn theo Bhartrprapañca đó là điều
kiện để cảm giác khu biệt biến đi và
thực tại cảm nghiệm như đồng nhất
với chính nó. Trong Katha Upanisad có nói “khi mọi dục
vọng trụ nơi tâm biến đi, thì con người
trở nên bất tử và đạt tới Phạn thiên”
Tri thức Ấn
có bốn kinh nghiệm cơ bản/pramànas: tri giác/pratyaksa,
suy luận/anumàna, tarka và chứng thực/sabda. Quan niệm
tri giác là nguồn kinh nghiệm thiết yếu gắn
liền với khả năng tự do. Ký ức theo quan
niệm Ấn là một loại tri giác. Nếu tri giác cho ta
kinh nghiệm trực tiếp/aparoksa thì suy luận cho kinh
nghiệm gián tiếp, cho nên phụ thuộc vào tri giác.
Cấu trúc của suy luận gồm ba thành tố:
đặt giả thuyết/pratijñà, lý luận/hetu và mẫu
hình/drstànta. Ví dụ: có ngọn lửa cháy trên đồi vì
có khói; ta đã thấy vật bốc lửa lên khói, như
trong bếp và không bao giờ có khói ở chỗ nào không có
lửa, như trên mặt hồ. Trong ví dụ này, giả
thuyết là đồi có lửa, lý luận là vì đồi
có khói, và mẫu hình (1) là trong bếp và (2) là không trên
mặt hồ. Ví dụ này chỉ ra năm hạn từ:
(1) đồi, (2) có lửa, (3) có khói, (4) bếp và (5)
hồ. Năm hạn từ này chỉ ra suy luận không
phải về từ, mà về sự vật mà những
từ tham chiếu, nghĩa là về những loại
sự vật. Loại sự vật xuất hiện trong
cả giả thuyết và lý luận như đồi
(hạn từ 1) trong ví dụ trên là yếu tố thứ
nhất, gọi là paksa. Hạn từ thứ hai (2) có
lửa là loại sự vật như yếu tố
thứ hai gọi là sàdhya, hạn từ (3) có khói là yếu
tố thứ hai của thành tố thứ hai gọi là
hetu. Hạn từ (4) bếp là mẫu hình đầu trong
hai mẫu hính là trường hợp tích cực của
sự vật, gọi là sapaksa. Hạn từ (5) hồ là
mẫu hình hai trong hai mẫu hình là trường hợp tiêu
cực của sự vật, gọi là vipaksa. Karl Potter trong
Presuppositions of India’s Philosophies chỉ ra hai đặc
tính của suy luận là lập thành luận chứng và
thử nghiệm giá trị. Ông cũng phát hiện năm
quy luật xác định tương tác giữa những
hạn từ. Tarka là một loại biện luận mang
những đặc điểm như àtmàsraya/tự cư
(đủ để giải thích sự hiện hữu
của mình), anyonyàsraya/phụ thuộc hỗ tương
(hai hạn từ phân biệt phụ thuộc lẫn nhau),
cakraka/vòng luẩn quẩn (trong trường hợp một
số hạn từ nhất định lớn hơn hai
a, b, c ..a, phụ thuộc trong vòng cho đến khi số
cuối cùng phụ thuộc vào số thứ nhất).
Một đặc điểm khác về niềm tin vào
thẩm quyền ngôn từ/sabda, đó là lý do những
bản văn, như Veda, Upanisad, Bhagavadgita trở thành kinh
điển, và sự khác biệt giữa các trường
phái như Mimamsakas, Naiyayikas chẳng hạn là do việc lý
giải, thông diễn.
Trong triết
học Ấn, hệ thống Vaisesika thường
được coi như trường phái nguyên tử,
dựa trên việc nhấn mạnh đến phạm trù
cá biệt/vaisesa. Tư tưởng của Vaisesika là
một hiện thực luận đa nguyên trên cơ sở
những phạm trù/padartha, nghĩa thường là chỉ
ý nghĩa của từ ngữ, chỉ sự vật do
từ ngữ mang lại.Vaisesika phân biệt bẩy phạm
trù là bản thể/dravya, phẩm/guna, hành động/karma,
tổng thể/samanya, cá biệt/vaisesa, đính
kết/samavaya, vô hiện hữu/abhava. Luận thuyết
nguyên tử Vaisesika khác với luận thuyết nguyên
tử cổ đại hy lạp ở chỗ
người hy lạp quan niệm nguyên tử không có
phẩm tính thứ cấp, năng động, cơ
chế tự hoạt, linh hồn cũng như những
tạo phẩm của nguyên tử là những vật
chất.
Vaisesika lại
quan niệm những bản thể phi vật chất là
không gian/dik, thời gian/kala, linh hồn/atman, tinh
thần/manas. Hệ thống Nyàya do nhà hiền triết
Gotama (thế kỷ thứ ba tr.CN) xây dựng là một khoa
học lý luận/tarkasàstra cũng có một học
thuyết về phạm trù. Theo Nyàya có mười sáu
phạm trù như pramana là đường hướng
để nhận thức chân lý và khách quan về sự
vật, prameya là đối tượng khả tri, samsaya là
hoài nghi, prayojana là mục đích để theo đuổi
hay tự chế, drstànta là sự việc liên hệ tới
chân lý, nguyên lý, siddhantà là quan điểm, lý luận, avayava
là tiền đề của tam đoạn luận, tarka là
đường lối gián tiếp để minh chứng
chân lý, nirnaya là nhận thức thực và chắc chắn,
vàda là tranh biện bao gồm phương tiện và tiêu
chuẩn của nhận thức, jalpa là tranh biện
nhằm thắng cuộc, vitanda là tranh biện nhằm
hạ vị thế đối phương, hetvabhasa
nhằm ngụy biện, chala là thử đoạn nhằm
bẻ gẫy lý luận của đối phương,
jàti sử dụng suy luận ngụy biện, nigrahasthàna là
cơ sở tiêu diệt tranh biện của đối
phương.
Những phạm
trù của Nyàya có tầm bao quát cả những phạm trù
của Vaisesika.
Hệ thống
Samkhya được coi là một trong những nguồn
tư tưởng triết học lâu đời nhất
của Ấn độ. Kapila tập đại thành
hệ thống trong tác phẩm Samkhya-sutrà và
Samkhya-pravacana-sùtram và những hậu duệ như Isvara
Krsna (thế kỷ V C.N.)với Samkhya-karika, Gaudapàda với
Samkhya-karika-bhasya, Vacaspati Misra với Samkhya-tattva-kaumudi và
Vijñanabhiksu với Samkhya-pravacana-bhasya. Samkhya được
quan niệm như Số vì coi chân thức và lý giải
thực tại qua lý giải số và bản nhiên cấu
thành tột cùng của vũ trụ; một quan niệm
khác cho từ samkhya để chỉ tri thức toàn
thiện Samkhya là hiện thực nhị nguyên khi quan niệm
hai thực tại tột cùng là vật chất/prakrti và tinh
thần/purusa, coi cả vật chất lẫn tinh thần
đều có thực như nhau. Sự khác biệt giữa
vật chất và tinh thần cơ bản là khác biệt
giữa chủ thể và khách thể một cách triệt
để. Quan niệm của Samkhya trái với tinh thần
bất nhị của Nyăya-Vaisesika hay Kỳ na giáo
về lý luận nhân quả: những nguyên tử vật
chất không thể là nguyên nhân của những sự
vật như tinh thần; có một nguyên lý sâu sắc
nhất, như prakrti làm nền tảng cho mọi hiện
hữu vật chất, là nguyên nhân tột cùng của
mọi khách thể. Prakrti gồm ba thành tố là sattva
(bản chất tinh luyện, liên hệ với ngã,
thức, thần, trí), rajas (nguyên tắc
chuyển/động) và tamas (biểu hiện quán tính,
đối lập với động, là mông muội nơi
con người). Những thành tố này cấu tạo
mọi vật của thế giới vật lý, sản sinh
nơi con người lạc thú, đau đớn hay
dửng dưng. Purusa trong quan niệm của trường
phái Samkhya khu biệt triệt để với Prakrti, có
nghĩa là phân biệt triệt để với thân
thể, giác quan, là ý thức thuần tuý, là chủ thể
thuần tuý, không bao giờ là khách thể. Cứu cánh và
mục đích của Purusa là giải thoát khỏi những
bất toàn và hạn chế của con người do ràng
buộc với Prakrti. Nan đề của Samkhya là, nếu Purusa và Prakrti
khu biệt tuyệt đối, vậy làm sao Purusa có
thể tác động Prakrti. Phái Trung quán/Madhyamika chỉ ra nan
đề này và quan niệm không có cơ sở để
nghĩ là chúng tuyệt đối độc lập.
Hệ thống
Yoga là một hệ thống tri hành duy nhất nhằm
thực hiện chân lý tột cùng về con người và
thế giới. Yoga có thể xuất hiện lâu
đời, theo giả thuyết ngược với quan
niệm thông thường, căn rễ của Yoga đã
tìm thấy những di chỉ của Harappa và Mohenjo-daro trong nền
văn hóa Dravidian ở Ấn thời tiền Aryan. Tuy nhiên,
có thể nói Yoga là một bộ phận toàn diện trong
mọi nền triết học Ấn, không những của
Ấn giáo (dưới hình thức Samkhya, Nyàya, Vaisesika,
Vedànta), mà cả Kỳ na giáo và Phật giáo.cũng thực
hành Yoga. Nhà triết học Patañjali là người trình bày
học thuyết này sớm nhất qua tác phẩm Yoga-sùtras,
và những người kế thừa như Vyàsa qua
Yoga-bhàsya (luận về tác phẩm trên), Vàcaspati Misra qua
Tattva-vaisàradi (luận bàn tác phẩm của Vyàsa), Bohjaràja qua
Yoga-sùtra-vrtti, Vijñànabhiksu qua Yoga-sàra-samgraha.Về mặt
triết lý, Yoga tương cận mật thiết với
Samkhya vì hai lý do: Yoga coi như phương tiện thực
hành nhằm thể hiện chân lý của Samkhya, trong khi Yoga
có cơ sở lý luận của Samkhya nhằm thể
hiện giải thoát/kaivalya.Yoga-sutras của Patañjali gồm
bốn phần mô tả những phương pháp, bản
tính và mục đích của Yoga, có phần phân tích nguyên nhân
của nghiệp và diệt khổ, gọi là sàdhanapàda, nói
đến những hiện tượng bất
thường và quyền năng siêu nhiên, nói đến
giải thoát, đắc ngộ để thoát khỏi
nghiệp Prakrti. Phương pháp quán tưởng của
Yoga gồm ba giai đoạn thiền định là dhàranà,
dhyàna và samàdhi.
Hệ thống
Pùrva-Mimàmsà có cơ sở từ Veda, gồm hai phần,
một dựa vào Bràhmanas gọi là Pùrva-Mìmàmsà/nghiên cứu
trước, một dựa vào Upanisad là Uttara-Mimàmsà/nghiên
cứu sau. Từ ‘mimàmsà’ mang ý nghĩa nghiên cứu có
hệ thống, chú trọng đến suy
tưởng/pùjita-vicàra Nguồn gốc của hệ thống
này liên hệ với thời đại Brahmana, song lại
phát triển như một hệ thống triết lý mang
tính hữu thể luận và tri thức luận, từ kinh
điển của Jaimini (khoảng 300-200 tr. CN) có 12
chương, và bình luận còn truyền lại của
Sabara Svàmin (thế kỷ thứ Hai CN), cùng với Kumàrila
Bhatta (620-700) qua Slokavarttika và Prabhàkara Misra (650-720) với
Brhati và Laghvi. Xu hướng Mimàmsà cũng như
Nyàya-Vaisesika là hiện thực và đa nguyên, tuy nhiên Mimàmsà
chỉ nhìn nhận năm phạm trù (bản thể,
phẩm, hành động, tổng thể và vô hiện
hữu). Mimàmsà quan niệm những vật hiện hữu
như bản thể và thuộc từ (hay đặc thù và
phổ quát) thì không hoàn toàn khu biệt, mà chỉ khu biệt
trong khi vẫn là cùng một vật ấy. Trong quan
điểm này, những vật hiện hữu như
vậy tạo thành một đồng nhất trong khu
biệt/bhedàbheda. Mối quan hệ này tồn tại
giữa bản thể và phẩm chất, đặc thù và
phổ quát, toàn thể và từng phần v.v.. gọi là
tàdàtmya, có nghĩa là đồng nhất, theo Kumàrila
đồng nhất trong khu biệt. Quan niệm này hầu
như là điểm chung của mọi nguồn tư
tưởng nhân loại, nhưng lý giải thì đa
dạng do sắc thái và hạn chế của mỗi ngôn
ngữ khác nhau. Mimàmsà có một quan niệm gần với
Kỳ na giáo về điểm không nhìn nhận hiện
hữu của Tạo hóa, nhận thức thế giới
vô thủy vô chung, tự hiện hữu; cả hai học
thuyết này cũng tin vào lý luận nghiệp và luân
hồi, do đó chú trọng đến trật tự
đạo lý của vũ trụ. Chính điểm này phân
biệt Mimàmsà và Ky na giáo với học thuyết duy vật
trong lịch sử triết Ấn.
Hệ thống
Vedànta là những nghiên cứu sau/Uttara Mimàmsà với ý
nghĩa của từ Vedànta (Veda + anta) là “những phần
cuối của Vedas”, tột đỉnh của giáo hỗ
và minh trí của Vedas, bắt nguồn từ Upanisad. Nguyên
nghĩa của từ Upanisad lấy từ upa/gần,
ni/xuống và sad/ngồi để chỉ những nhóm môn
đệ ngồi gần minh sư để học
từ nơi thày chân lý đã triệt hủy ngu dốt
(Radhakrisnan). Một thuyết khác coi từ Upanisad có nghĩa
là mật truyền, là bí mật. Lý giải Upanisad dẫn
đến ba trường phái vô nhị/Advaita của Samkara
(788-820), vô nhị cao cấp/Visistàdvaita của Ràmànuja
(1017-1137) và nhị nguyên/Dvaita của Madhva(1199-1276). So
với Mimàmsà thiên về mặt lễ nghi/karmakànda của
Vedas, còn Vedanta chú trọng đến những mặt
triết lý suy lý/jñànakànda. Triết học Vedànta có hai ngành
chính: (1) nhất nguyên luận (hay vô nhị) gồm
trường phái Vivarana và trường phái Vàcaspati; (2)
nhất thần luận gồm năm trường phái
Vaisnava của Ràmànuja, Vallabha (1479 -1531 ), Nimbàrka (tk XI), Sri
Caitanya (1485-1533) và Madhva. Vedànta nhất nguyên quan niệm
Nirgupa Brahman là thực tại duy nhất, trong khi Vedànta
nhất thần quan niệm Saguna Brahman toàn năng, toàn trí
là thực tại cơ bản. Thể hiện Brahman, Saguna
hay Nirguna cũng là mục đích của đời
sống, có nghĩa là thoát ra vòng sinh tử. Vedànta chỉ ra
hai con đường để đạt mục đích
là con đường tri thức/jñàna-yòga và con
đường dâng hiến/bhakti-yòga: trí thức là đi
tìm Nirguna Brahman, dâng hiến là tiếp cận với Saguna
Brahman. Dưới góc nhìn biện chứng, có thể nói
thuyết vô nhị chủ trương con đường
dâng hiến dẫn về con đường tri thức, là
ngả trực tiếp duy nhất để thực
hiện Nirguna Brahman. Thuyết nhất thần quan niệm
phải đạt tới Saguna Brahman qua tận tuỵ sùng
bái trước khi tới Nirguna.
Ba nguồn chính
của triết học Vedànta là Upanisads, Brahma-sutras và
Bhagavad-gìtà, tạo thành bộ ba cơ sở/prasthàna-traya hàm
ngụ triết học này mang những chân lý vén mở, thuần
lý và ứng dụng trong cuộc sống thực tiễn
Những hệ
thống triết học Ấn (thường coi là không
chính thống/nastika vì) không nằm trong truyền thống
Veda là chủ nghĩa duy vật, Kỳ na giáo và Phật
giáo:
Chủ nghĩa
duy vật đã xuất hiện sớm nhất, có thể
định vị vào thời kỳ hậu Upanisad, theo
truyền thuyết gắn liền với tên tuổi
Carvàka. Tuy nhiên, Carvàka lại được coi là học trò
của Brhaspati (và theo nguyên ngữ, từ Carvàka có căn
nguyên carv, có nghĩa là nhai, ăn, hàm nghĩa người
duy vật chủ trương một học thuyết
về ăn, uống, hưởng lạc). Chủ nghĩa
duy vật này còn mang một cái tên khác là Lokàyata-mata
(Lokàỳata có nghĩa “thuộc về thế giới giác
quan”). Cũng như nguồn văn bản của triết
học cổ đại Hy lạp thời tiền Socrate,
chỉ còn một hai bản văn của Càrvàka trong
Tattvopaplava-simha của Jayaràsi Bhatta, hoặc trong sách vở
của những học phái khác, như Prabodha-candrodaya
của Krsna Misra, Sarva-darsana-samgraha của Madhava Acarya,
Sarva-siddhànta-samgraha của Samkara. Chủ nghĩa duy vật
chỉ nhìn nhận tri giác/pratyaksa là nguồn và
chuẩn/pramàna của nhận thức thực tại
Mọi tri thức phải xây dựng trên cơ sở tri
giác. Chủ nghĩa duy vật không coi suy luận và
chứng thực là nguồn chuẩn của nhận
thức. Những khái niệm về thượng
đế, linh hồn, bất tử v.v.. không có cơ
sở trong kinh nghiệm tri giác, chỉ là hư
tưởng, không hiện hữu. Chỉ có vật chất
là thực tại duy nhất. Thế giới cấu
tạo của vật chất dưới dạng khí,
lửa, nước và đất. Mọi vật hữu
cơ hay vô cơ là kết quả của những phối
hợp các thành tố này. M. Hiriyanna dẫn:
Agnirusno jalam sitam
sama-sparsah tathànilah
Kenedam citritam tasmàt
svabhàvàt tadvyavasthitik
(Lửa thì nóng;
nước thì lạnh; và không khí thì êm dịu với xúc
giác. Ai có thể đem lại những phân biệt như
vậy nếu không phải là chính bản chất của
sự vật?) để chỉ ra thuyết duy vật quan
niệm sự vật là chính chúng, tự chúng giải thích
mọi biến thái trật tự của vũ trụ,
không có quyền năng thần thánh, siêu việt nào cả.
Trong bốn cứu cánh của đời
người/purusàrthas là artha, kàma, dharma và moksa thuyết duy
vật chỉ nhìn nhận khoái lạc/kàma và giàu sang/artha. Có
thể nói đây là phản ứng chống lại thẩm
quyền của Veda là nguồn gốc của những giá
trị tinh thần. Thuyết duy vật nhìn nhận
hiện hữu của đau khổ cùng với khoái
lạc trong cuộc đời, song minh trí ở trong mưu
tìm khoái lạc, tương ứng với chủ nghĩa
khoái lạc/Epicure Hy lạp.
Kỳ na giáo là
một học thuyết cổ nhất trong dòng tư
tưởng không thuộc Veda, về mặt tín
ngưỡng là một tôn giáo có trước Ấn giáo và
Phật giáo, người sáng lập là Risabha, coi như
Tirthànkara/ thám hiểm, Học thuyết Kỳ na /Jainism
bắt nguồn từ căn ngữ Jina/người chinh
phục tâm linh và Kỳ na giáo là tín ngưỡng của
những tông đồ của Jina. Học thuyết này
được Vardhamàna (khoảng 540-468 tr.CN) sinh ra trong
một gia đình vua chúa ở Kundagràma, khôi phục lại
vào thế kỷ thứ VI trước công nguyên, tin vào
sự hiện hữu của tinh thần và vật
chất, hay đúng hơn vật có sinh khí/jiva và vô sinh
khí/ajiva đều bất diệt, vô hạn và độc
lập. Kỳ na chủ trương nhị nguyên và đa
nguyên, chia làm hai tông phái: Svetàmbaras/y phục trắng và
Digàmbaras/y phục thiên thanh, song quan niệm triết học
giống nhau. Quan niệm tri thức trực tiếp và gián
tiếp, có một luận lý thường bắt
đầu bằng tiền tiếp ngữ có thể/Syad nên
thường được gọi là học thuyết có
thể/syàdvàda [Xem: Kỳ na giáo].
Phật giáo khác
với Kỳ na giáo (chỉ phát triển trong nước)
và Ấn giáo ở chỗ xiển dương trên khắp
hoàn vũ, tuy nhiên về bản chất, học thuyết
này theo ý kiến của Heinrich Zimmer chỉ có ít
người ưu tú/happy few hiểu được. Vị
sáng lập là Thích Ca/Gautama Sàkyamuni (563-483 tr.CN), cũng
như Vardhamàna xuất thân từ hoàng tộc, xuất gia và
giác ngộ/buddha. Phật giáo có một số nét vể
hữu thể luận tương đồng với
Kỳ na giáo. Về mặt luận lý, có một hệ
thống tri thức phong phú và chặt chẽ
được Trần-na/Dignàga và Pháp Xứng/Dharmakìrti phát
triển vào thế kỷ VI và VII trước công nguyên. Những
thời kỳ phát triển nhận thức
luận/pramàna-vidyà khác nhau đánh dấu bằng những
phái như Nhất thiết hữu/Sarvastivàda và Độc
tử/Vàtsiputrìya chủ trương đa nguyên, Trung quán
tông/Màdhyamika (gồm Cụ duyên tông/Pràsangika và Y tự
khởi tông/Svàtantrika) với Long Thọ/Nàgàrjuna, Thánh
Thiên/Àryadeva và Thanh Biện/Bhavya chủ trương nhất
nguyên, Duy thức tông với A tăng già/Asanga (Vô
Trước) và Thế Thân/Vasubandhu, Nhân minh tông với
Trần Na và Pháp Xứng chủ trương duy tâm. [Xem:
Phật giáo, Long Thọ, Duy Thức].
Nhiều học
giả người Ấn phê phán những nhà nghiên cứu
phương Tây thường có định kiến chỉ
xét đến những trường phái triết học
Ấn, không tìm hiểu chuyên sâu về những cá nhân
triết gia Ấn, như Bhartrhari, Sankara, Gaudapàda,
Sankàràcàrya, Ràmànuja v.v..Những công trình của nhiều
học giả Ấn hiện đại giới thiệu
với thế giới bên ngoài, nhằm sửa sai khuyết
điểm này.
Triết học
Ấn hiện đại:
Triết học
Ấn trải qua những giai đoạn nước
Ấn bị người Hồi xâm lăng khởi từ
thế kỷ thứ Tám (712) và nhất là từ Đế
chế Mughul (1550-1710), cuộc chiến thắng của
Muhammad Ghori đánh bại vua Ấn Prithvi Raj vào năm 1192
đã kéo dài cuộc đô hộ đến thế kỷ
18 và cuộc đô hộ của Đế quốc Anh
từ năm 1818 đến năm 1947. Trong suốt
thời kỳ đô hộ của người Hồi, hai
nền văn hoá Ấn và Hồi đã thực sự tác
động trên mọi mặt xã hội, chính trị, kinh
tế, nghệ thuật, triết học và tôn giáo. Cuộc
đô hộ này cũng ảnh hưởng đến
sự tồn tại của Phật giáo trên đất
Ấn. Tuy nhiên, cuộc đô hộ của người Anh
có ảnh hưởng sâu sắc đến văn hoá
Ấn, đánh dấu sự tiếp chạm Đông/Tây.
Quan hệ này có hai mặt: tác động của
phương Tây vào Ân độ (có thể nhận ra bốn
loại phản ứng khác nhau: dửng dưng, chối
bỏ truyền thống để chấp nhận văn
minh mới, có thái độ chọn lọc và phê phán
nhằm canh tân, có thái độ thù nghịch với
những giá trị và tư tưởng của
phương Tây) và ngược lại, phương tây
tiếp thu và nghiên cứu truyền thống văn hoá
Ấn (Xem Roger-Pol Droit: L’oubli de l’Inde phân tích và phê phán thái độ
im lặng của một số triết gia phương tây
đối với triết học Ấn). Mối quan
hệ này thực sự vẫn còn là vấn đề tranh
cãi, một là về định nghĩa của triết
học (theo quan niệm Đông và Tây), hai là nhận thức
đối ứng với truyền thống, ba là
trước tiến bộ của thông tin, quan hệ
ấy tiến hoá theo hướng toàn cầu ra sao. Chính
trong những nan đề và dị biệt đó, cần
phải xét lại một số quan điểm
trước hiện tình triết học Ấn: chẳng
hạn Jan Gonda nhận định tiến hoá liên tục
của triết học Ấn đã tạm ngừng vào
giữa thế kỷ 18, trong khi Sarvepalli Radhakrisnan xác
định sớm hơn, có nghĩa là “từ ba, bốn
thế kỷ trước triết học đã mất
đà và chìm đắm trong hôn thụy”. Mặt khác, lối
phân biệt như Bina Gupta đề ra giữa một bên
là những người, không xét về nguồn gốc dân
tộc, lý giải hay phát triển những luận
đề triết học Ấn cổ điển với
những người Ấn viết về những vấn
đề luận lý tây phương hiện đại hay
những chủ đề hiện tượng luận thì
không thuộc về triết học Ấn không thể là
một tiêu chuẩn chính xác, vì quan niệm như vậy
đã rơi vào định kiến bảo thủ triết
học dân tộc đối với triết học nhà
nghề. Một quan điểm triết học dân tộc
cực đoan/chauvinist thường thấy nơi
những học giả phương Đông, như quan
điểm của Surendranath Dasgupta khi cho “triết học
Ấn như một khu rừng nhiệt đới, ở
đó hầu hết những loại tư tưởng
thịnh hành ở phương Tây kể từ thời Hy
lạp có thể tìm thấy nơi đây”, hay của S.K.
Maitra như “ hai cuộc chiến vừa qua chứng tỏ
sự phá sản của tư tưởng phương tây.
Do đó, thế giới cấp thiết cần một ánh
sáng mới và nguồn sáng này phải đến từ
Ấn độ”. Khi loại bỏ những định
kiến bảo thủ, bài ngoại xuẩn động,
người ta mới có thể nghiên cứu những
nguồn tư tưởng khác nhau đa dạng và chân
chính.
Cho đến nay
rất hiếm những sách viết về lịch sử
triết học thế giới (vài điển hình như
quyển Kleine Weltgeschichte der Philosophie của Hans Joachim Störig,
chương 1 về triết Ấn thượng cổ,
chương hai về triết Hoa thượng cổ, song
phần hiện đại chỉ nói đến những
triết gia tây phương; bộ Philosophy in the Mid-Century và
Contemporary Philosophy dưới quyền biên soạn của
Raymond Klibansky), thư mục về triết Đông trên
thị trường chữ nghĩa phần lớn là
những sách dung tục về tôn giáo và huyền bí..
Nếu lấy
năm Độc lập 1947 làm mốc khảo chứng
triết Ấn như Dale Riepe, Bina Gupta có thể xác
định một số đặc tính trong tranh biện
triết học thời kỳ trước và sau khi
độc lập, đồng thời giải đáp
những lý do nghiên cứu triết học Ấn ngày nay:
sự phát triển triết học Ấn rất có ý
nghĩa trong việc tìm hiểu tư tưởng của
Thế Giới thứ Ba sau chủ nghĩa thực dân và
phong kiến, tầm bao quát của triết học Ấn
ảnh hưởng trên một dân số đông vào hàng nhì
thế giới, thế trung lập với chế
độ dân chủ đại nghị và cấp tiến
của Ấn so với Trung hoa vào thời Chiến Tranh
Lạnh, Ở cùng vào thời điểm 1947 (Ấn) và 1949
(Trung hoa), tương phản giữa một bên là đa
nguyên, một bên là nhất nguyên phản ảnh sức
căng của ý thức hệ hiện đại.
Trước
thời Độc lập, những nhóm trí thức như
Atmiya-Sabbà thành lập năm 1814 của Râm Mohan Roy,
Bràhma-Samàj năm 1828 của Debendranâth Tagore (thân phụ
của nhà thơ Tagore), Àdi-Bràhma-Samàj của Keshab Chandra Sen,
Àrya-Samàj của Mulshankar 1875 là những phong trào canh tân tư
tưởng cổ truyền Ấn giáo làm cơ sở phát
huy tiềm năng thế giới quan và nhân sinh quan, quan
niệm về đời sống xã hội và độc
lập dân tộc cho những nhân vật lãnh đạo
tư tưởng mới như Rabindranâth Tagore, Gandhi,
Vivekânanda, Aurobindo, Radhakrishnan, B.G. Tilak..
Aurobindo Ghosh
(1872-1950) ngay từ nhỏ đã du học ở
nước Anh theo ý định của cha là muốn
để ông trở thành một viên chức hành chính cao
cấp phục vụ cho chính quyền Anh, song khi ông trở
về nước vào năm 1893 ông đã tham gia phong trào dân
tộc chống thực, cuối cùng sống lưu đày
ở Pondicherry. Tác phẩm The Life Divine, The Human Cycle, The Ideal
Human Unity,và The Synthesis of Yoga của Aurobindo là một
tổng hợp tư tưởng tây phương và Ấn,
có chiều kích thần bí song đưa ra một viễn
quan về con người và thế giới công chính
dưới mọi khía cạnh của hiện sinh. Tư
tưởng Aurobindo là một chủ nghĩa tiến hóa duy
linh, xem thực tại chủ yếu là tâm linh.[Xem: Aurobindo]
Vivekânanda (1863-1902)
là đệ tử của Râmakrishna (1836-1886) đã trình bày
trong Hội nghị tôn giáo ở Chicago vào năm 1893 quan
niệm về một tôn giáo hoàn vũ, đồng
thuận với khoa học và lý trí. Trong tinh thần Vedanta,
ông chấp nhận những xu hướng Yoga khác nhau
(karma-, bhakti-, ràja-yoga) nhằm hòa hợp con người
nội tâm với thế giới bên ngoài và tận tụy
với tha nhân.
Trong khi Aurobindo hay
Vivekânanda thể hiện tinh thần hòa hợp với
văn hoá tây phương hiện đại, những nhà
trí thức khổ hạnh/sàdhu như Râmakrishna, Râmdas, Râmana
Maharshi vẫn tiếp tục chủ trương thần
trí truyền thống Ấn.
Servapalli Radhakrisnan
(1888-1975) là khuôn mặt triết gia nổi tiếng nhất
của Ấn ở thế kỷ XX. Ông hấp thụ hai
nền giáo dục và thành công trên con đường
giảng huấn triết học ở Đại học
Calcutta, Andhra, Banaras ở Ấn và Oxford, cũng như trên
đường chính trị, trở thành Tổng thống
của nền Cộng hòa Ấn năm 1962, thực
hiện giấc mơ triết gia/quân vương của
Platon. Những tác phẩm viết bằng tiếng Anh
của Radhakrisnan như bộ Indian Philosophy, The Philosophy of
the Upanisads, Eastern Religions and Western Thought.Tư tưởng
của ông chủ yếu bắt nguồn từ triết
học vô nhị Advaita Vedànta của Samkara, quan niệm
thực tại tột cùng là Brahman thống nhất,
bất phân và tuyệt đối. Ông nhìn thế giới
trong giác quan và tri thức của chúng ta là những biểu
hiện của một Brahman tuyệt đối, cơ
sở của mọi hiện hữu, nhằm phá đổ
ngộ nhận cũng như đề ra một lý
giải công chính về thuyết màyà của Samkara.[Xem:
Radhakrisnan].
Cũng như hoàn
cảnh triết học Trung quốc, ngày nay Ấn
độ không có những trường phái triết học
mới. Nhiều nhà triết học Ấn là những giáo
sư đại học nổi tiếng trong tranh biện
với những trào lưu triết học tây phương,
có thể kể Haridas Bhattacharyya, Krishna Chandra Bhattacharyya,
G.C. Chatterji, A.K. Coomaraswamy, Bhagavan Das, S. Dasgupta, D.M. Datta, M.
Hiriyanna, A.C. Mukerji.. Những thế hệ thời
trước Độc lập như Kunham Raja, Roma Chaudhuri,
Tara Chand, R.N. Kaul, Humayun Kabir theo học ở Oxford, Tarapada
Chowdhury, Sushil Kumar De, N.V. Banerjee theo học ở London, M.
Shariff, G.C. Chatterjee, N.A. Nikam theo học ở Cambridge.
Ảnh hưởng triết học Anh rõ nét trong tư
tưởng Ấn. Ngày nay nhiều nhà triết học
Ấn xuất thân từ những Đại học Mỹ
(Hawaì, Michigan, Buffalo, Harvard ..) và nhiều quôc gia khác,
những người như D.R. Bhattacharyya, R. Dass, J.N.
Mohanty, P.J. Chaudhury, Daya Krishna, J.L. Mehta, B.B. Singh ..
K.C. Bhattacharyya
(1875-1940) là trường hợp điển hình tiêu biểu
tranh biện triết lý với những dòng tư
tưởng Đức như Kant và Hegel, nhận thức
tính cách quyết định của phê bình luận của
Kant trong lý giải triết học Vedànta vô nhị, mà ông
đánh giá là “có giá trị nhất trong việc hệ
thống hoá tinh thần đặc biệt của Ấn
giáo, tổng hợp nhhững hệ thống khác trong
triết học Ấn”. Ông phân biệt tri thức/knowledge
và tư duy/thinking, bản ngã không thể tư duy vì
người ta không thể phát biểu gì về ngã, song
điều đó không chứng tỏ là không có khả
năng tri thức nó song không tư duy nó (knowing it without
thinking). [Xem: Bhattacharyya].
Kalidas Bhattacharyya
(1911-1984) kế thừa thân phụ ông đã khai triển
khái niệm luân chuyển khi tranh biện về phân biệt
giữa duy tâm và duy thực không chỉ dưới góc nhìn
thuần tuý về mặt lý luận mà phụ thuộc vào
việc xem tính cách độc lập của đối
tượng hay phải phụ thuộc vào ý thức. Quan
điểm duy thực chủ trương mặt
trước và quan điểm duy tâm chú trọng vào mặt
sau. Kalidas đưa đến một kết luận là
thiết yếu có sự luân phiên giữa duy tâm và duy
thực, điều này tuỳ thuộc vào tính khí và
truyền thống. Ông trình bày quan điểm này trong
những tác phẩm như Object and Content and Relation (1951) và
Alternative Standpoints in Philosophy (1953).Luân chuyển có ba khả
năng: tính chủ quan tuyệt đối (tri thức
tuyệt đối), tính khách quan tuyệt đối
(cảm quan tuyệt đối), và tổng hợp cả
hai (ý chí tuyệt đối), những khả năng này
luân phiên tuyệt đối chứ không đồng
thời.Tirupattur R.V. Murti (1902- )cũng như Bhattacharyya trong
lý luận về mối quan hệ giữa ý thức và
đối tượng có thể nhận thức qua ba
khả năng tri, giác và ý dẫn đến tính khách quan,
chủ quan và thống nhất tuyệt đối, tuỳ
vào những chức năng ý thức.
Nikunja.Vihari Banerjee
(1901-1981) trái lại quan niệm tìm hiểu tuyệt
đối là phù phiếm, tuyệt đối không thể
có chỗ đứng trong triết học. Cũng như
nhiều người cùng thế hệ, triết học Anh
có nhiều ảnh hưởng, như Murti ca ngợi
những triết gia hiện thực người Anh như
Moore đã hoàn thành công việc của Tri thức luận
khi đề cao tầm quan trọng của tương
đối trong khoa học. Theo Banerjee, khái niệm cơ
bản nhất là “ta với tha nhân”, giải thoát là
“biến khái niệm “Ta với tha nhân” siêu nghiệm thành
hiện thực”.
Khái niệm “ta
với tha nhân” khá phổ biến trong triết học
Ấn, xem ra đối nghịch và mở rộng khái
niệm Cogito theo Descartes Tuy nhiên, từ truyền thống
Veda, nó vẫn không giải quyết được vấn
đề giai cấp/varna trong xã hội Ấn, khi phân chia
bốn tầng lớp brahmana/ học sĩ (bao gồm
giới tu sĩ và những người truyền
đạt hệ thống tri thức truyền thống
ở mọi lãnh vực), ksatriya/chiến sĩ, vaisya/doanh
gia (kể cả những người khai thác ruộng
đất hay thương mại) và sudra/nhân công, bốn
bộ phận xã hội này ví như bốn bộ phận
cơ thể, lấy ra từ miệng, cánh tay, cẳng và
bàn chân của Purusa.
Bên cạnh
truyền thống triết học cổ điển
Ấn, truyền thống triết học phương Tây
cũng là một chủ đề nghiên cứu phong phú. Trước
hết ảnh hưởng triết học phân tích phát
xuất từ nuớc Anh trong thời đô hộ khá rõ
rệt, nơi những nhà triết học như Daya Krishna
(1924-2007). Ông quan niệm “những vấn đề
triết học đề xuất từ sự hỗn
độn khái niệm và để tìm ra giải pháp, bao
giờ cũng cần đến phân tích khái niệm”. P.C.
Chatterji quan niệm phần lớn những vấn
đề siêu hình xem ra là vộ nghĩa, như vậy
chức năng của triết học như Wittgenstein xác
định chỉ nói điều gì có thể nói
được, như những mệnh đề của
khoa học tự nhiên. Trong Introduction to Philosophical Analysis,
Chatterji đề ra nguyên tắc kiểm chứng là “ý
nghĩa của những phát biểu là một đặc
tính có thể dùng kiểm tra trực tiếp nhận ra”. N.K.
Devaraja nhận định triết học hiện
đại chính là triết học phân tích.
Bên cạnh
ảnh hưởng của triết học Anh Mỹ,
những nghiên cứu triết học đại lục Âu
châu cũng rất được chú ý, những công trình
của J.N. Mohanty như Edmund Husserl’s Theory of Meaning, hay Nicolai
Hartmann and Alfred North Whitehead, của J.L. Mehta về Heidegger,
của S.K. Sen về Philosophy of Spinoza, của K.S. Murty và
K.V.R. Narasimhan về Descartes, A.P. Rao như A Survey of
Wittenstein’s Theory of Meaning, của Ram Adhar Mall như Hume’s
Concept of Man. Hiện tượng luận và triết học
hiện sinh là những công trình đáng kể của J.N.
Mohanty như Phenomenology and Existentialism: Encounter with Indian
Philosophy (1972), của Pravas Jivan Chaudhuri (1911-1961): Knowledge and
Truth: A Phenomenological Inquiry.
Xu hướng duy
vật lịch sử và biện chứng sau tác phẩm
của S.A. Dange như India from Primitive Communism to Slavery có
tiểu đề là “A Marxist Study of Ancient History Outline”, là những
công trình của Debiprasad Chattopadhyaya phục hồi chủ
nghĩa duy vật cổ đại qua tác phẩm Lokayata: A
Study in Ancient Indian Materialism (1959), Indian Atheism (1969).
Trong mối
tương quan Đông/Tây, triết học tỷ giảo
vẫn là chủ đề tiếp nối những công
trình vào đầu thế kỷ như vấn đề
cái chết trong tư tưởng Heidegger và học
thuyết nhà Phật trong tác phẩm viết bằng
tiếng Đức của Subhas Chandra: Das Phänomen des Todes im
Denken Heideggers und in der Lehre Buddhas, so sánh những khái niệm
của chủ nghĩa hiện sinh và những hệ
thống triết học Ấn như The Existentialist Concepts
and the Hindu Philosophical Systems của G. Srinivasan, khảo
chứng những học thuyết hiện đại
như chủ nghĩa nguyên tử luận lý và chủ
nghĩa thực chứng luận lý với những hệ
thống luận lý truyền thống Ấn như
Bhartrhari, Dharmakirti và Prajnàkaragupta qua tác phẩm Philosophy of
Logical Construction của Hemant Kumar Ganguli. Mục đích
của những công trình này hợp đồng với
những công trình của nhiều học gỉa
phương tây chỉ ra vấn đề là triết
học cổ điển Ấn vẫn sinh động
trong tranh biện triết học hiện đại.
Ả-rập
(Triết học): Nói đến triết học
Ả-rập, người ta thường quy về tư
tưởng Islam/Hồi giáo, tuy nhiên triết học
Ả-rập hình thành ra sao, tưởng cần phải xem
xét ở đây. Khi nói đến hành trạng triết
học Ấn độ, sự ngưng đọng trì
trệ gây ra bởi cuộc xâm lăng của lực
lượng Moslem vào thế kỷ thứ tám, một
trăm năm sau khi Mohammmed qua đời, đó cũng là
thời điểm quân đội Moslem chiến thắng
khởi từ cuộc chiến Punic (giữa Carthage và Rome)
trên các vùng lãnh thổ Ai cập, Iran, Mesopotamia/Lưỡng
Hà, Bắc Phi, Tây ban nha và vùng nam nước Pháp. Những
kẻ xâm lược Islam này đã phong tỏa thế
giới Địa trung hải ở khắp các mặt
Đông, Nam và Tây châu Âu,
chỉ còn vùng bắc Âu là ngoài vòng kiềm tỏa. Ảnh
hưởng của nền văn minh Islam Ả rập
thể hiện rõ nét, tương tranh với một
nền văn hóa thiên chúa giáo mới xuất lộ từ
vùng bắc Âu.
Truyền
thống minh triết Ả rập thực sự đã
thấp thoáng trong kinh Cựu ước, như hai nhân
vật Agur, con của Jakeh (Prov, 30:1) và Lemuel (Prov, 31:1) là hai
vua Ả rập, trong kinh Koran như hiền triết Luqman,
Triết học Ả rập phát huy trong những vùng Edessa,
Nisibin và Jundishapur có ảnh hưởng đến tư
tưởng thời Trung cổ của châu Âu. Trong thế
kỷ thứ bẩy, văn minh cận đông đã phát
triển, ngôi trường cổ nhất được Ephrem
(306-373) thành lập tại Edessa vào năm 363 và đóng
cửa vào năm 489, với hai học viện ở Nisibin
và Jundishapur, khởi sự triết học Ả rập.
Trường phái triết học thuần lý Mutazilite
đầu tiên tại Syria do tu viện Caloiphate (750-1258) như một
phản ứng chống lại tinh thần tất
định trong Koran. Caliph al-Mamun (786-833) xây dựng học
viện tại Baghdad, phát triển trí thức đáng kể nhất.
Những bản văn Hy lạp như những tác phẩm
của Platon, Aristote được dịch sang tiếng
Ả rập, do Hunayn ibn-Ishaq (809-873) với con trai Ishaq và
cháu Hubaysh trợ tá.Sự tiếp nhận những công trình
này phản ảnh trong thần học của Islam và
phản ứng với xu hướng triết học
như vậy trong thế kỷ X nơi abu-al-Hasan al-Ashari
(873-935). Ông sinh ra ở Basra khởi sự là môn đệ của
trường Mutazilite, đề ra một lối tiếp
nhận biện chứng mới/kalam lý luận hy lạp
trên nền tảng tư tưởng Koran, nhằm
chống lại dị giáo. Những nhà biện chứng
Mutakallimun này đưa triết học hướng về
chân lý tôn giáo mặc khải. Mục đích của
những nhà triết học ở thời kỳ này là hòa
hợp niềm tin và lý trí, tôn giáo và triết học, như
người Ả rập al-Kindi (mất vào khoảng 873),
người Thổ al-Farabi (khoảng 870-950), người
Ba tư ibn-Sina (tức Avicenne, 980-1037), ibn-Rushd (tức
Averroès, 1126-98). Bốn khuôn mặt lừng danh trong triết
học Ả rập này đã dấy lên một tư trào
tổng hợp tư tưởng Platon với Aristote,
cũng là một cuộc nổi loạn chống lại
chính thống. Họ là những triết gia/falasifa theo ý
nghĩa dị giáo. Cùng ở vào thời đại này,
phải kể đến tư trào Huynh đệ Thành tín
ở Basra chịu ảnh hưởng tư tưởng lý
luận Pythagore, những nhà Bách khoa ở Bagdad, và những
nhà huyền nhiệm Sufi vào thế kỷ XII, như
al-Ghazzali (tức Algazel, 1058-1111).
Bản chất
của triết học Ả rập là kế thừa
tư tưởng Hy lạp, học hỏi nơi những
nhà Ngụy biện lối phân tích luận lý, nơi Socrate
tri thức dựa trên khái niệm, nơi Platon tinh thần
khách quan hóa khái niệm đi từ phổ quát đến
những đặc thù, nơi Aristote lối suy luận
hiện thực. Sự khác biệt giữa những nhà
triết học Ả rập với tín đồ ngoan
đạo ở chỗ như đồng ý với tư
tưởng Aristote là linh hồn con người duy nhất
có khả năng tri thức do đức hạnh và
hiệp thông với tri thức bắt nguồn từ
thượng đế - nhìn nhận điều này là
phủ nhận linh hồn bất tử theo niềm tin
của người sùng đạo.
Tư
tưởng Aristote dẫn đạo triết học
Ả rập không phải chỉ là những tán tụng,
bình luận hay khám phá những điều giảng dạy
của Arisote, mà là những bước khẳng
định cuộc tìm tòi triết lý không ngừng về
cấu trúc thực tại, thể hiện rõ trong phát
triển trí thức nơi Avicenne, Averroès [Xem: Avicenne, Averroès].
Triết học
Ả rập ảnh hưởng đến tư
tưởng phương Tây qua ngả ngôn ngữ Do thái.Tác
phẩm của Avicenne đã được Tổng giám
mục Raymond điạ phận Toledo dịch từ
thế kỷ XÌI với Avendeath (1090-1165) một
người theo Do thái giáo trợ giúp. Học thuyết
Avicenne được luận bàn trong hệ phái Thomas
d'Aquin, trong sách của Meister Eckhart (1260-1327) và vẫn còn
ảnh hưởng tới thế kỷ XVÌI. Ngược
lại, những nhà thần học kinh viện
thường hoài nghi tính chính thống của học
thuyết Averroès, thể hiện sự bài bác rõ rệt
nơi nhà thần học Ý Bonaventure, Albertus Magnus và Thomas
d'Aquin.
[Xem thêm: triết
học Islam].
Ai cập
(Triết học): Triết học cổ Ai cập
thường được đồng hoá với tôn giáo,
như những nền tảng tôn giáo khác.Tuy nhiên ảnh
hưởng của tư tưỏng cổ Ai cập
thể hiện rõ trong triết học Hy lạp. Những
khái niệm về trí/nous và ngôn/logos có cơ sở từ
quan niệm cổ Ai cập về hình thành thế giới.
Căn rễ Ai
cập cổ có nguồn từ nguyên lý Hermetica: tư
tưởng cổ đại Ai cập cũng như
những nguồn văn minh khác chủ yếu mang tính tôn
giáo, mà người Hy lạp cấu trúc lại trong
Hermetica, trong truyền thống Abraham, hay trong truyền
thống bí nhiệm phương tây, diễn ra ba giai
đoạn cơ bản là thần học bản
địa thờ thần Thoth, vị thần nhiều
quyền lực nhất trong các thần, tập trung ở
Hermopolis, nội dung có thể tìm thấy trong Khnum Khemenu,
Per-Djehuty từ thế kỷ V tr, CN (2487-2348), trong những
bản văn ở Kim Tự Tháp, trong Vương quốc
triều Trung đai (1938-1759 tr. CN). Những thần này
nổi lên từ đại dương/Nun cấu tạo
thành linh hồn của Thoth, biểu hiện những tính
thời tiền sáng tạo như Amun và Amaunet/vô
tướng), Heh, Heket (hay Huh và Hauhet/vĩnh hằng), Kek và
Keket (hay Kuk và Kauket/vô minh), Nun và Nunet (hay Nun và Naunet/hỗn
mang nguyên thủy). Những dấu vết văn bản
khác có thể thấy trong những bản văn chứa
trong Quan quách, Sách về người Chết và Sách về
Thế giới bên kia vào thời Hậu đại (664-30
tr. CN). Giai đoạn thứ hai là chủ nghĩa Hermetica
lịch sử, ở đây Thoth biểu hiện nơi
Hermes Trismegistus trong những giáo hỗ triết lý; Hermes là người
Hy lạp mang cốt cách của thần Thoth Ai cập qua
kỹ năng Hermetica. Kỹ năng này được xác
nhận qua sự hiện hữu của Hermetic Lodge đa
văn vào thế kỷ I trước Công nguyên, qua những
nguồn triết lý (17 luận văn của Corpus Hermeticum,
bản văn Asclepius tiếng La tinh, những Định
nghĩa về Hermetic tiếng Armenian, bản văn Hermetica
tìm được ở Nag Hammadi vào những thế kỷ
đầu Công nguyên. Những thành tố Ai cập, Hy
lạp và Do thái trong Hermetica có ảnh hưởng
đến chủ nghĩa Do thái (yếu tố Merkabah
huyền nhiệm nơi những nhà tri thức/Gnostics Do
thái, nơi Thiên chúa giáo (Clement of Alexandria, những linh
mục Hy lạp) và Hồi giáo (những tín đồ Harran
và Sufi). Giai đoạn thứ ba là chủ nghĩa Hermetica
văn tạo ra một thần Trismegistus với khái
niệm mật truyền là một cơ cấu gồm
những thành tố tự nhiên và siêu nhiên.Bốn phạm
trù tất định của Aristote như nguyên nhân vật
chất, kỳ thành, hình thức và cứu cánh thu giảm
chỉ còn lại nguyên nhân vật chất và kỳ thành.
Trước khi nền văn hóa Ai cập và Hy lạp tác
động lẫn nhau, tư tưởng thần học
đã được ghi lại trên Đá Shabaka, chép lại
vào Triều đại thứ XXV (716-702 tr. CN), mà học
giả Breasted nhận xét là “vũ trụ quan này hình thành
một cơ sở biểu lộ những khái niệm
về trí/nous và ngôn/logos sau này đã xuất hiện ngay
từ thời kỳ này”. Những từ hy lạp như
“nous” và “noes” có thể lấy căn rễ từ tiếng
Ai cập “nu/nw” Tôn giáo hỗn hợp Hy lạp và Ai cập
xây dựng ở Alexandria và Memphis coi Thoth là Hermes, Trismegistos,
nhiều lập luận Hy lạp khác đã bắt
nguồn từ Corpus Hermeticum: một hữu thể luận
phân biệt ba tầng hữu là Trời, thế giới và
con người. Một quan niệm Toàn hữu thay vì
phiếm thần, đưa tri thức/episteme lên hàng tri
ngộ/gnosis, nghĩa là nhận thức về
Thượng đế/cognoscere Deum lên hàng nhận thức
của Thượng đế/cognitia Dei. Một
Thượng đế toàn hữu ẩn giấu/Nun
nhưng biểu hiện ra triệu triệu hiển lộ
thần tính/Atum-Re. Những thần tính, Hermes và
Thượng đế định vị ở những
tầng thứ tám/ogdoad (thanh tịnh, tự tri, kinh
nghiệm trực tiếp về Tri và Ngôn), tầng
chín/Ennead (con người ở tầng này có những
dấu ấn thánh hóa) và tầng mười/Decad (là chính
Thượng đế) . Trong tư tưởng Cổ Ai
cập, người và thần/pantheon không giao tiếp, vì
thần tính vẫn ở trên tầng trời; chỉ có
một ngoại lệ là Pharaoh trung gian giữa
người và thần, vì là con của thần Re. Con người
phải chọn lựa giữa thế giới vật
chất và Con Người Toàn hảo tính thần, giữa
khả thị/thân thể và bất kiến/phi thể. Đạt
tới Tự thức có nghĩa là tái sinh/palingenesia giải
thoát linh hồn và là đảo ngược của sinh ra
trong thể lý (vốn giam cầm linh hồn trong thể
xác). Cuộc tái sinh tinh thần này dẫn đến toàn
hảo cho linh hồn qua nhận thức Thượng
đế. Trong quá trình tinh luyện và Tự thức,
sử dụng những nghi lễ cổ truyền, song
những huyền nhiệm cao hơn đòi hỏi một
hy sinh “tinh thần”, dâng hiến những tụng ca và
nhớ ơn, bao gồm cả hai yếu tố lễ và
tri. Quả thực, “Tri/Nous” ràng buộc nguyên hệ
thống Thiên, Địa, Nhân lại với nhau. Trong tinh
thần Hermetic này, Tri có hiện thân là Hermes Trismegistus,
Quyền năng cao nhất trên tầng trời thứ Chín.
Tam thế ở đây thể hiện ba ngôn Pharaoh/Con và
Cha-Mẹ, hợp pháp hóa vai trò của ngôi Vua mang sứ
mạng của trời - Pharaoh Akhenaten đề ra tam
thế nhất thần là Aten, Akhenaten và Nefertiti (ở Heliopolis,
ba ngôi này là Atum, Shu và Tefnut, ở Memphis là Ptah, Sekhmet và
Nefertem, trong khi Thebes thờ Amun, Mut và Khonsu). Theo tam thế
Hermetic, có thể diễn đạt như sau:
Thiên, Bất Sinh,
bản thể của hữu, Cha của Muôn loài/Decad
Tri/Nous đệ
nhất Thức, Tự Sinh, Tinh thần hay Ánh sáng của
Trời/Ennead
Ngôn/Logos,
đứa con của Tri, Sinh trên bẩy tầng Archons/Ogdoad
Quan niệm này
chỉ ra chỉ có một thượng đế, tiền
hiện trước sáng tạo như biển cả nguyên
sơ của Nun, đấng sáng tạo tự sinh (trong hình
dạng Atum-Re) xuất ra từ Nun (chui ra khỏi bọc
trứng) là nguồn gốc của vạn vật và là cha
của các thần, Pharaoh là “con duy nhất của
thượng đế” trung gian giữa
trời/vương quốc của các thần và
đất/vương quốccủa con người..
Trong biểu
đồ này, định vị mười tầng
hữu thể là: Một tam thế siêu nhiên (ba thần
agennetos, autogennetos, gennetos) và Bẩy “Quyền năng
Định mệnh” tự nhiên. Bẩy quyền năng này
cai quản định mệnh và phụ thuộc vào
mệnh lệnh siêu nhiên mang tính đẹp và thiện,
chỉ có điều ác hiện hữu do bản chất
của con người vốn dễ lụy vào những
đam mê và thói xấu vật chất, che giấu đi
bản tính chân thực của con người.
Minh triết
cổ Ai cập ghi dấu ấn lại nơi Hồi giáo
và Thiên chúa giáo qua những chứng tích sớm nhất trong
tác phẩm của Clement of Alexandria (150-215), Origen of Alexandria (185-254)
và Augustine of Hippo (354-430) và những bản văn Ả
rập (những bản văn La tinh dịch từ bản
văn Ả rập vào thế kỷ XII, kể cả Septem
Tractatus Hermetis Sapientia Triplicis và Liber de Compositione Alchemiae của
Morienus).
000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000
Alexander, Samuel: Samuel Alexander sinh
trưởng ở Sydney, nước Úc vào năm 1859, theo
học trường Wesley College ở Melbourne và đến
Oxford vào năm 1877 để tranh tuyển một học
bổng ở Balliol. Trong cuộc thi này, ông đụng
đầu một người tên George Nathaniel Curzon
(1859-1925), sau này là “nhân vật tối cao” trong thơ hí
họa the Masque of Balliol , Tổng trấn Ấn và Tổng
trưởng Ngoại giao. Curzon cho rằng Alexander không
thể đoạt được học bổng, tuy nhiên
ông đã trúng tuyển và Curzon thi trượt. Về sau,
một trong những người học trò triết
học của Alexander chính là Curzon. Alexander quan tâm
đến những môn khoa học thực nghiệm,
đặc biệt là tâm lý học và sinh học, chính vì
vậy ông đã đưa Tâm lý học (một môn học
không được coi trọng ở Đại học Anh
vào thời này) vào Đại học Manchester khi chỉ
định T.H. Pear tham gia vào ban triết do ông làm Chủ
nhiệm. Vì quan tâm đến những công trình thực
nghiệm nên mặc dầu được bổ nhiệm
giảng dạy ở Lincoln College vào năm 1882, ông đã
từ nhiệm vào năm 1888 để dành thời giờ
nghiên cứu tâm lý học và thực tập ở phòng thí
nghiệm của Hugo Münsterberg trong học kỳ mùa đông
1890-91 ở Freiburg-im-Bresgau. Ông tiếp tục công việc nghiên
cứu riêng cho đến khi được mời dạy
ở Đại học Manchester (Sir Samuel Hall Chair of Philosophy)
vào năm 1893, ông về hưu vào năm 1924, và tiếp
tục sống ở Manchester cho đến khi mất vào
năm 1938.
Samuel Alexander
đoạn tuyệt với tư trào triết học
của Oxford, không theo chủ
nghĩa tân hiện thực đang lên của Moore và Russell. Ông quan
tâm đến triết học của Bradley và Bosanquet, song
muốn dựa trên cơ sở hiện thực, liên
kết với môn tâm lý học thực nghiệm và thần
kinh học. Alexander cũng chú ý đến hoạt
động xã hội và nữ quyền, chính ông
được mời làm khách danh dự của Ashburne Hall.
Ông không muốn một cuộc sống cô tẻ ở
Manchester, bằng chứng là có một liên lạc thư
từ rộng rãi với nhiều khuôn mặt chính của
triết học Anh - những nhân vật như A.C. và F.H.
Bradley, Bernard Bosanquet, Bertrand Russell, G.F. Stout, H, Joachim, H. Wildon
Carr, F.C.S. Schiller, H.W.B. Joseph, R.G. Collingwood, James Ward, và cả
những triết gia ở thế hệ trước
như Herbert Spencer, Leslie Stephen, những nhà sinh lý học
như C. Lloyd Morgan, Charles Sherrington. Bộ thư từ
của ông có thể phản ảnh sinh hoạt triết
học của nước Anh trong giai đoạn 1904-1924.
Tác phẩm chính
của Samuel Alexander Space, Time and Deity xuất bản
năm 1920 đánh dấu một thập niên những
hệ thống siêu hình nở rộ, với những tác
phẩm quan trọng như The Nature of Existence (1921)
của McTaggart, Process and Reality (1929) của Whitehead. Vào
đầu thế kỷ XX này, mối tương cận
của Alexander với tư trào hiện tượng
luận của Husserl ở đại lục thật hiển
nhiên, khi Alexander quan niệm “triết học tiến hành
bằng những miêu tả: nó chỉ dùng lý chứng
để giúp ta nhìn những sự kiện, như một
nhà thực vật học sử dụng kính hiển vi”. Trong
một tiểu luận nhan đề “Sensations and Images”
(1910), ông đã phát biểu phương pháp của ông là
“một toan tính loại trừ những tiền đề
triết ly ùvà phát biểu cái gì thực sự hiện
diện trong kinh nghiệm đã cho”. Trong một bài khác
“Foundations and Sketch-Plan of a Conational Psychology” đăng trên
Tập san Tâm lý học nước Anh (The British Journal of
Psychology, Vol. IV, 1911) ông cũng trình bày quan điểm về
một “hành vi tinh thần/mental act” và mối quan hệ
với đối tượng khi nhận xét “trong tri giác
một cái cây chẳng hạn, ta có thể phân biệt hành
vi kinh nghiệm, hay tri giác với sự vật
được kinh nghiệm, hay được tri giác.
Cả hai hành vi tri giác và sự vật được tri
giác có thể nói theo những chiều hướng khác nhau
là được kinh nghiệm, song cái đầu là một
kinh nghiệm còn cái sau là đối tượng
được kinh nghiệm qua hành vi gọi là tri giác. Hành
vi tri giác không diễn ra đơn lẻ mà liên tục
với những hành vi khác cùng loại, và liên tục này là
tinh thần, hành vi tri giác có thể gọi là một hành vi
tinh thần.”
Trái với quan
điểm duy tâm, Alexander coi tinh thần đồng
nhất với cấu trúc của quá trình sinh lý và thần
kinh được tổ chức, mặt khác như
một “xuất hiện” mới, nghĩa là một mô hình
tổ chức sản xuất ra những tổng hợp
mới có phẩm chất mà tri thức không tiên liệu
trước khi chúng được tổ chức. Những
xuất hiện như vậy có thể gọi là những
đặc chất mô hình của những hệ thống
tổ chức. Trong quan điểm đó, Alexander coi
không/thời gian như những “viễn tượng”
(một lối nhìn gần với hiện tượng
luận) xác định làm thế nào không/thời gian có
thể được điều động theo những
thời điểm/point-instants đặc thù. Có thể
lấy một ví dụ cụ thể như thân cây đã
xẻ, đối với người thợ mộc,
những vòng đồng tâm có cùng lúc, song với nhà thực
vật học, chúng ở những thời điểm khác
nhau, biểu hiện cho lịch sử của cái cây.
Viễn tượng là một giai đoạn lịch
sử của quá trình tự nhiên, sắp đặt theo
diễn biến, như trung tâm liên hệ với những
diễn biến khác. Định nghĩa của một
viễn tượng tùy thuộc vào khái niệm của
những chuyển động và quan hệ tương liên,
ngay trong những quan hệ nhân quả. Ở đây,
Alexander đã theo Kant khi chủ trương thế giới
có thể hiểu được như một phức
thể không/thời gian qua những phạm trù. Ngoài
phạm trù không/thời gian như một tồn tục
bốn chiều, những phạm trù khác là bản thể,
nguyên nhân, số và quan hệ. Tuy nhiên, Alexander không coi chúng
như những khung khái niệm do tinh thần xác
định, mà được phát hiện trong thế
giới. Tri thức có thể hiểu như một quan
hệ “đồng hiện/compresence” giữa tinh thần và
đối tượng.
Tác phẩm chính
của Samuel Alexander Space, Time and Deity vốn là tập
hợp những bài giảng tại Glasgow chỉ ra
những phạm trù “phi thường nghiệm” bất
biến, với những phạm trù “thường
nghiệm” xác định như những phẩm tính
biến đổi từng vùng không/thời gian. Ông phân
biệt những cái phổ quát hay tập quán tinh thần
với những phổ quát phi tinh thần: chúng là những
“tập quán” của Không/Thời và những phổ quát
thường nghiệm như con chó, cái cây thì khả
hữu vì Không/Thời gian thì đồng hình và do đó
ứng xử trên những bình diện không bị biến
dạng do khác biệt về nơi chốn và thời gian.
Khái niệm thần tính/deity của Alexander không nhằm
chỉ một Thượng đế là nguyên nhân hay
đấng sáng tạo ra vũ trụ, song ở đây
để chỉ phẩm tính cao nhất trong hệ
thống những phẩm tính. Ông không nhằm đi
giải thích lý do vũ trụ hiện hữu, và ông quan
niệm “thượng đế là toàn vũ trụ
nhập vào quá trình hướng về sự trồi lên của
phẩm tính mới này và tôn giáo là tình cảm nơi chúng ta
hướng về, và bắt gặp trong vận
động của thế giới tới một mức
cao hơn của hiện hữu.”
Những tác
phẩm khác của Alexander là Moral Order and Progress, 1889
(chịu ảnh hưởng đạo đức duy tâm
ở Oxford vào thời
kỳ này); Locke, 1908; Spinoza and Time, 1921; Art and the Material,
1925; Beauty and other Forms of Value, 1933; Philosophical and Literary
Pieces, 1939 (J. Laird xuất bản).
Apel, Karl-Otto: Karl-Otto Apel là
một trong những triết gia quan trọng nhất
của Đức vào nửa sau thế kỷ XX. Tầm vóc
lớn của một tác giả căn cứ vào sự
đóng góp tri thức, ảnh hưởng và vị trí thiết
yếu trong lãnh vực liên hệ. Những tác phẩm
của Apel thể hiện tương giao giữa hai
nền triết học lục địa châu Âu và triết
học Anh Mỹ, ảnh hưởng tư tưởng
của ông trải rộng ở châu Âu và châu Mỹ La tinh,
điều quan trọng là triết học của ông
khởi động một con đường mới trong
triết học thời quá độ [Xem Cơ Sở
Tư tưởng thời Quá độ, 2007
của Đặng Phùng Quân].
Apel sinh ngày 15 tháng
Ba năm 1922 tại Düsseldorf, tốt nghiệp Tiến
sĩ năm 1950, khởi sự giảng huấn từ
năm 1961 ở Đại học Mainz, dạy triết học
tại Đại học Kiel (1962-1969), tại Đại
học Saarbrücken (1969-1972), Đại học Frankfurt am Main
(1972-1990) và thỉnh giảng ở Đại học
Ottawa,(1977), Học viện nghiên cứu triết/Istituto per
gli Studi Filosofici (1983/1988), Đại học Rome (1983),
Đại học Buenos Aires (1984/1993), Collège International de
Philosophie, Paris (1987), Sao Paulo ở Brazil (1990), University Central
de Venezuela (1994), Tây ban nha (1995), Brazil , Ý trong những năm
1996, 1998, Hàn quốc (1998), Louvain-la-Neuve, Bỉ (1999)..
Sống cùng
thế hệ và sinh trưởng ở cùng nơi với
Apel là Jürgen Habermas - cả hai cùng có tham vọng xây dựng
một nền triết học mới, như tên một tác
phẩm của Apel Biến đổi Triết
học/Transformation der Philosophie. Tác phẩm này là tập
hợp những tiểu luận gồm hai quyển: q. I có
tên là Phân tích ngôn ngữ, Ký hiệu học và Thông diễn
học/Sprachanalytik, Semiotik, Hermeneutic; q. II có tên là Vấn
đề tiên nghiệm của xã hội thông giao/Das Apriori
der Kommunikationsgemeinschaft phản ảnh rõ nét hành trạng
triết học nơi Apel trong những giai đoạn khác
nhau. Ông đã chỉ ra sai lầm trong hiện tượng
luận của Husserl là không thấy vị trí ưu tiên
của ngôn ngữ đối với ý thức; ông cũng
trình bày quan niệm về một ý thức nhập cuộc
sinh động, không phải ý thức thuần túy hiểu
theo nghĩa của Kant hay Descartes vì “một ý thức
thuần túy của đối tượng không thể
bảo đảm ý nghĩa nào từ thế giới;
để đạt tới một cấu thành ý nghĩa,
ý thức phải nhập cuộc”. Do đó ông phân biệt
“tri thức qua phản tư” với “tri thức qua
nhập cuộc” như hai cực đối lập:
mọi kinh nghiệm - kể cả kinh nghiệm thực
nghiệm, có hướng dẫn về mặt lý luận
trong những khoa học tự nhiên, trước tiên là kinh
nghiệm thông qua nhập cuộc trong đời sống;
trong khi mọi hình thành lý luận trước tiên là tri
thức thông qua phản tư .. (Transformation der Philosophie).
Đào tạo trong dòng triết học Đức, vấn
đề Apel tranh luận nằm trong truyền thống
Kant (về những điều kiện khả hữu
của tri thức), Dilthey (về quan hệ giữa khoa
học tự nhiên và khoa học nhân văn), N. Hartmann
(về triết học siêu nghiệm như một
triết học đệ nhất/prima philosophia), Heidegger
(về quan hệ hiện thể/Dasein với tri thức).
Điểm sáng tạo nổi bật trong tư duy Apel là
vượt khỏi giới hạn của triết học
truyền thống lục địa, khi ông khai phá vấn
đề ngôn ngữ từ truyền thống Dante
đến Vico và phát hiện ra triết học thực
dụng Mỹ/amerikanisch Pragmatismus nơi Charles Sanders Peirce. Từ
những tranh biện ngôn ngữ và thông giao, Apel xây dựng
khoa ký ngữ học siêu nghiệm như một triết
học đệ nhất, trong hướng đi ban
đầu hành trạng triết lý nơi ông. Hành trạng triết
học là một cuộc tranh biện liên lỉ, với
những tư tưởng của Heidegger, Gadamer,
Wittgenstein, mà cả với tư tưởng bên kia
đại lục như Peirce, Charles Morris và người
đồng hành triết lý như Habermas. Trong đối
thoại tương tranh với Habermas, người đã
đặt vấn đề quan hệ giữa tri thức
và lợi ích (trong tác phẩm Erkenntnis und Interesse, 1968),
theo Apel con người tư cơ bản có hai mối
lợi ích quan trọng như nhau song không đồng
nhất, đó là “lợi ích được xác định
như cơ sở của những nhận thức trong
những định luật tự nhiên do thiết yếu
cần cho một thực tiễn kỹ thuật” và
“lợi ích được xác định do thiết
yếu cần cho một thực tiễn xã hội và
đạo lý”.
Những tranh
luận giữa Apel và Habermas chỉ ra sự khác biệt,
một bên Habermas đưa triết học vào phân tích xã
hội thì Apel vẫn khẳng định sự
độc lập của tư duy triết lý. Biến
đổi triết học siêu nghiệm có ba nguyên mẫu:
triết học siêu nghiệm của chủ thể, siêu
hình học hữu thể và thực dụng siêu nghiệm,
hay nói theo Apel là khoa ký hiệu học siêu nghiệm. Apel quan
niệm quan hệ ký hiệu có thể giải thích ba nguyên
mẫu, theo tiêu chí ngữ học áp dụng ba mặt
thực dụng, thông diễn và ký ngữ. Ba bộ diện
đó liên hệ tới khách thể, ký hiệu và chủ
thể lý giải ký hiệu, siêu hình học hữu thể
chỉ chú ý đến khách thể, triết học siêu
nghiệm của ý thức phản ảnh cả chủ
thể lẫn khách thể, song không biết đến ký
hiệu, chỉ có khoa ký ngữ siêu nghiệm xét mối quan
hệ qua lại giữa ký hiệu, chủ thể và khách
thể. Thay vì xét mối quan hệ chủ thể/khách
thể, Apel xem liên chủ thể trong thông giao là đối
tượng chính của nhận thức. Ký ngữ siêu
nghiệm hay thực dụng siêu nghiệm hàm ngụ
một nhận thức sâu sắc về quan hệ biện
chứng trong cộng đồng thông giao hai mặt lý
tưởng và thực, là quy phạm cho đạo
đức tranh biện/Diskursethik.
Apel đã
đưa ra những nét chính của Đạo đức
tranh biện trong phê phán những tư tưởng
đạo lý có trước, để xây dựng một
cơ sở thực dụng siêu nghiệm. Những vấn
đề đặt ra với những triết học
Kant, Hegel, duy khoa học, thông diễn luận cho thấy
cần một tư nghị siêu nghiệm nhằm làm rõ sự
khả hữu của một đạo đức quy
phạm, vì tính thuần lý thông giao trước hết là
toàn bộ lý luận thông giao. Đạo đức nơi
Apel có thể coi như triết học đệ nhất,
tụ vào diễn ngôn và thông giao, có thể tiếp cận
qua phản tư chân lý và những tiền giả
định có giá trị quy phạm. Những tiền
giả định của lý chứng này có giá trị
về mặt đạo đức theo Apel dựa trên
nguyên lý phổ quát hóa: một quy tắc đạo
đức (là quy tắc điều khiển tác
động qua lại giữa con người và lợi ích)
chỉ có giá trị khi được mọi người
chấp thuận. Khi xét đến ba nguyên mẫu nói
đến ở trên, đạo đức tranh biện có
thể xem như đề ra được chứng
thực cả về mặt thực dụng lẫn siêu nghiệm
cho một triết học thực tiễn, cho nên nó
vượt khỏi hạn chế của siêu hình học
hữu thể (chứng thực đạo lý trong đó cái
phải làm phụ thuộc vào cái hiện là), của
triết học ý thức (làm thế nào có thể chứng
thực đạo lý trong quan hệ chủ thể/khách
thể của một chủ thể tư duy).
Những tác
phẩm chính của Karl-Otto Apel là: Ý niệm ngôn ngữ
trong truyền thống Nhân bản từ Dante đến
Vico/Die Idee der Sprache in der Tradition des Humanismus von Dante bis Vico,
1963; Biến đổi triết học/Transformation der
Philosophie, 1973; Con đường tư duy của
Charles Sanders Peirce/Der Denkweg von C.S. Peirce: Eine Einführung in den
amerikanischen Pragmatismus, 1975;Tranh biện”giải thích:lĩnh
hội” trong quan điểm thực dụng-siêu
nghiệm/Die ‘Erklären:Verstehen’-Kontroverse in
transzendentalpragmatischer Sicht, 1979; Tranh biện và Trách nhiệm.
Vấn đề quá độ trong Đạo lý hậu quy
ước/Diskurs und Verantwortung. Das Problem des Übergangs zur
postkonventionellen Moral, 1988; Tranh biện. Chứng thực
tiếp cận thực dụng siêu
nghiệm/Auseindersetzungen. In Erprobung des transzendentalpragmatischen
Ansatzes, 1998.
Ayer, Alfred Jules: Triết gia Anh
sinh ngày 29 tháng Mười năm 1910 tại London, con
độc nhất trong một gia đình không phải
gốc Anh. Thân phụ ông đến từ Thụy sĩ,
thân mẫu ông người Do thái ở Hòa lan. Ông theo học
ở Eton và
được học bổng của Christ Church Oxford.
Một trong những người thày của ông là Gilbert
Ryle, khuyến khích ông đọc Tractatus logico-philosophicus
của Wittgenstein và đi Vienna vào năm 1933, nơi đây
ông cùng với Quine (sau này trở thành triết gia Mỹ)
học Moritz Schlick, người đứng đầu
Tập hội Vienna và tham gia phong trào thực chứng
luận lý lúc bấy giờ. Sau khi rời Vienna, ông trở
lại Oxford, dạy tại Christ Church và hoàn tất tác
phẩm đầu tay Language, Truth and Logic năm
24 tuổi, xuất bản năm 1936. Quyển sách này
đánh dấu bước đầu ảnh hưởng
của chủ nghĩa thực chứng luận lý vào
triết học Anh Mỹ, và Ayer là đại biểu
tiền phong của phong trào này, trước khi những nhà
triết học của Tập hội Vienna di cư sang tân
đại lục. Ông cũng là người tập hợp
và xuất bản những tiểu luận quan trọng
của những triết gia tiêu biểu cho phong trào này trong
tác phẩm Logical Positivism, 1959.
Cuộc sống
tình cảm và xã hội của Ayer cũng khá sôi nổi: ông
đã kết hôn và ly dị ba người vợ (Renee Lees,
Dee Wells và Vanessa Lawson), đam mê khiêu vũ, xông xáo trên chính
trường, đảng viên năng nổ của
đảng Lao động, rồi đảng Dân chủ Xã
hội (1981), tham gia phong trào phản chiến Việt nam,
Phó chủ tịch Hội cải tổ luật phá thai,
Chủ tịch chiến dịch chống kỳ thị
chủng tộc trong thể thao, Chủ tịch Hội
cải tổ luật đồng tính luyến ái, xuất
hiện trong những chương trình phát thanh BBC, tranh luận
với những nhà khoa học như Zuckerman, Huxley, Medawar,
về vấn đề hiện hữu của
Thượng đế với Coppleston, thường xuyên
trên truyền hình BBC trong chương trình “The Brain's Trust”. Ông giảng
dạy ở Wadham College, Oxford trước khi là giáo sư
triết học ở ghế Grote Professor of Philosophy tại
University College, London, và những chuyến thỉnh giảng
ở Pháp, Bỉ, Ý, Thụy điển, Đan mạch,
Peru, Chile, Uruguay, và Ba tây trong những thập niên 50 của
thế kỷ XX. Cũng như John Stuart Mill hay Bertrand
Russell, Ayer đã viết hai thiên tự truyện, Part of My
Life (1977) và More of My Life (1984) trình bày sự phát
triển tinh thần nơi ông, như “mối quan tâm
đến triết học là do ảnh hưởng gián
tiếp của phát triển muộn màng về một vài
cảm tính với hội họa”, câu mở đầu
tập sách Sceptical Essays của Russell “không nên tin
tưởng một mệnh đề nào khi không có cơ
sở nào đó giả định nó là sự thực”
đã trở thành phương châm chỉ đạo con
đường tư tưởng Ayer. Ông cũng kể rõ
tác phẩm đầu tay Language, Truth and Logic
được hình thành ra sao, từ những học hỏi
được nơi tập hội Vienna, ảnh
hưởng từ Russell, Moore, C.I. Lewis, viết trong
niềm tin phát hiện ra con đường riêng để
theo đuổi triết học, nỗ lực vượt
qua những thành kiến trong đại học Oxford.
Những tác phẩm kế tiếp chỉ ra điểm
mạnh nơi ông tập trung vào lý luận tri thức
“như một dẫy những toan tính bác bỏ mô hình tiêu
biểu cho lý chứng hoài nghi”, từ quyển sách xuất
bản năm 1940 đến quyển sách xuất bản
năm 1956. Ông cũng đưa ra một nhận xét là trong
nhiều cuộc gặp gỡ ở những hội
nghị triết học ở khắp nơi như Pháp, Ý,
Đức, Áo, Đan Mạch, Phần Lan, Hy lạp,
Thuỵ sĩ, Ba lan, Bảo gia lợi, Ai Cập, Mễ tây
cơ, Hoa kỳ v.v.. chỉ rút ra cái lợi về mặt
xã hội hơn là triết lý, song có phần nào tạo
nhịp cầu bắc qua hố ngăn cách giữa
triết học phân tích Anh Mỹ và các xứ Bắc Âu
với triết học đại lục châu Âu như
hiện tượng luận, hiện sinh, thông diễn
học ở Pháp, Đức, Tây ban nha, Ý và châu Mỹ La
tinh. Từ sau khi được ủy nhiệm vào ghế
luận lý Wykeham Professorship of Logic ở Oxford vào 1959, ông
tổ chức những buổi chiều thứ Ba quy
tụ những triết gia như Peter Strawson, David Pears,
Michael Dummett, Brian McGuinness, Michael Woods, Psatrick Gardiner, Tony
Quinton, David Wiggins, James Thomson, và những nhà triết học
trẻ như Gareth Evans, John McDowell, Derek Parfit, Christopher
Peacocke cùng nhiều nhà triết học đến từ
Mỹ tham dự; sinh hoạt này kéo dài thường xuyên
suốt hai mươi bẩy năm, và đã
được tám năm kể từ khi Michael Dummett
kế thừa ông ở ghế Luận lý Oxford, trong lúc ông
viết thiên Tự truyện này. Trong phần tự
truyện thứ hai, lúc về già, ghi một sự kiện
về kinh nghiệm tim ông ngưng đập bốn phút
trong lần đưa vào bệnh viện cấp cứu, và
ông đã viết “điều gì tôi thấy khi tôi chết”,
trong đó có một nhận xét “những kinh nghiệm
mới đây làm giảm niềm tin của tôi về cái
chết thực của tôi sẽ là chung cuộc của
tôi”.
Ở tác phẩm
đầu tay Language, Truth and Logic ông đưa ra nguyên
lý chứng nghiệm dựa trên cơ sở duy nghiệm
(kế thừa Hume, Wittgenstein và phái thực chứng
luận lý) là mọi mệnh đề đều có tính phân
tích, phát biểu như sau: một phát biểu trực
tiếp chứng nghiệm được nếu nó là
một phát biểu quan sát, hoặc là một phát biểu rút
ra từ liên kết với một phát biểu quan sát khác,
việc rút ra này không thể khả hữu chỉ từ
riêng phát biểu quan sát được liên kết thôi.
Một phát biểu gián tiếp chứng nghiệm
được nếu như, trước tiên liên kết
với những tiền đề khác nó tạo ra một
hay nhiều phát biểu trực tiếp chứng nghiệm
được, mà những phát biểu này không rút ra chỉ
từ riêng những tiền đề khác, thứ nữa,
là những tiền đề khác này không bao gồm bất
kỳ phát biểu nào, hoặc không phân tích, hay trực
tiếp chứng nghiệm được, hay có thể
được thiết lập một cách độc
lập như thể gián tiếp chứng nghiệm
được. Nguyên lý chứng nghiệm có thể xem
như tiêu chuẩn của ý nghĩa, hàm ngụ trong tri
thức về những tuyên ngôn của khoa học, cũng
như trong lẽ thường. Trong tranh luận vấn
đề “chân lý” ở chương V, Ayer đưa ra
một cái nhìn về tính thừa khi nhận ra là trong
mỗi câu theo kiểu “p là thật”, nhóm từ “là thật”
về mặt luận lý thì thừa, không cần thiết.
(lấy ví dụ, nói mệnh đề “bà hoàng Anne đã
chết” là thực, tất cả điều nói
đến là bà hoàng Anne đã chết; trong khi nói mệnh
đề “Oxford là thủ đô nước Anh” là giả,
tất cả điều nói đến là Oxford không là
thủ đô nước Anh. Như vậy nói một
mệnh đề là thực chỉ là xác nhận nó, và nói
một mệnh đề là giả chỉ để xác
nhận mâu thuẫn của nó, chỉ ra rằng những
từ “thực”, “giả” không hàm nghĩa gì ngoài chức
năng trong câu như những dấu xác nhận và phủ
nhận, như vậy không có quan hệ “thực” của
chân lý. Trong phần Dẫn nhập viết lại
mười năm sau, Ayer nhận ra là quan niệm ban
đầu về những mệnh đề quá khứ có
thể chuyển dịch thành những mệnh đề
về kinh nghiệm hiện tại hay tương lai là
không đúng, nên ông không nghĩ là chân lý của bất
kỳ phát biểu/quan sát nào tham chiếu tới hiện
tại hay tương lai là điều kiện tất
yếu của chân lý của bất kỳ phát biểu
về quá khứ.
Trong The Problem of
Knowledge (1956), ông đào sâu vấn đề nhận
thức, khởi từ tác phẩm đầu tay nói trên,
đến những tác phẩm kế tiếp như The
Foundations of Empirical Knowledge (1940), Philosophical Essays
(1954) khi duy trì quan niệm nói biết một sự kiện
là phát biểu quyền đoan chắc về điều
đó trên cơ sở phân tích những vấn đề
triết lý như tri giác, ký ức và chứng nghiệm
hiểu biết về những tinh thần khác, tranh
biện với những phản bác hoài nghi. Nếu như
ban đầu, Ayer quan niệm theo thuyết hiện
tượng/phenomenalism là những phát biểu về
đối tượng vật chất có thể chuyển
dịch thành những phát biểu về những dữ
kiện-cảm giác/sense-data thì qua tác phẩm dẫn trên, ông
từ bỏ thái độ giảm trừ đó (khi nói
một phát biểu S 'giảm trừ' vào loại phát
biểu K thì trước hết những thành phần
của K ở tầng tri thức thấp hơn S, nghĩa
là tham chiếu về những dữ kiện 'khó hơn', và
thứ nữa S cũng như K đồng đẳng
về mặt luận lý) vì điều khó khăn
đầu tiên là thuyết hiện tượng phải nhìn
nhận là những đối tượng vật chất,
không như những dữ kiện cảm giác, có thể
hiện hữu không cần được tri giác. Trong The
Central Questions of Philosophy (1973), Ayer đưa lại
khái niệm phẩm chất cảm giác/sense qualia, ảnh
hưởng của Hume và Russell, cơ sở tột cùng
của những phán đoán tri giác. Khi phẩm chất
trở thành những đặc thù, được
định vị về mô tả hay chứng minh, Ayer coi
chúng như những giác thức/percepts. Song giác thức không
phải rút ra từ những thực thể riêng, vì
phẩm chất/qualia không là thực thể riêng mà là
những phổ tính có thể được minh họa
trong kinh nghiệm mọi người.
Trong suốt quá
trình tìm hiểu nhận thức, Ayer khai phá qua phân tích
những vấn đề tri giác, ký ức, quan hệ
với tha nhân, tranh biện những khái niệm
phương pháp, từ quy nạp, xác suất, tất
yếu, nhân quả, tính đồng nhất với tham
vọng “thực hiện việc khai phá con đường
để giải quyết những vấn đề này”.
Cũng như
nhiều nhà triết học vào tuổi già, ông trở
lại vấn đề “triết học là gì” trong một
công trình nhằm đóng góp vào lịch sử triết
học phương tây tiếp nối A History of Western
Philosophy của Bertrand Russell qua tác phẩm Triết
học trong Thế kỷ XX. Tuy phần lớn nội
dung sách dành nhiều cho trường phái thực dụng,
phong trào phân tích từ Russell, Moore, W. James, C.I. Lewis , Carnap,
Wittgenstein, đến những triết gia đương
thời với ông như Ryle, Goodman, Quine, Donald Davidson, Hilary
Putnam hay gần hơn như Peter Strawson, Michael Dummett, ông cũng
dành chương về triết học suy lý, như
Collingwood, Hiện tượng luận và phong trào hiện
sinh với Brentano, Husserl, Heidegger, Sartre và đặc
biệt là Merleau-Ponty. Tuy nhiên, đóng góp lớn của Ayer
trong tác phẩm này là đặt vấn đề về
kế thừa triết lý, từ so sánh tiến bộ
của khoa học tự nhiên với sự khác biệt
trong tiến trình triết học “không có vấn đề
triết gia này thay thế triết gia khác, trừ theo
một nghĩa nào đó, tác phẩm của ông ta có thể
được đa số công chúng biết đến
trong một giai đoạn”. Tiến bộ của
triết học không phải căn cứ vào sự đóng
góp của những tên tuổi vào một chủ đề
mà là sự tiến hóa của những vấn đề
hằng cửu như vấn đề khách thể,
thường là nguồn phân chia giữa duy tâm và duy
thực, cũng như giữa những thuyết tuyệt
đối hay tương đối về chân lý. Ayer
khẳng định có sự tiến bộ của
triết học, không phải ở việc những
vấn đề quá cổ biến đi, hay sự
thống trị của một vài hệ phái xung
đột, nhưng ở sự biến đổi về
phương cách vấn đề đặt ra, mức
độ đồng thuận liên quan đến giải
quyết vấn đề. Ông chỉ ra những
điểm đặc biệt đó trong triết học
hiện đại, như sự lớn mạnh của
tự thức (chú trọng đến mục đích
hoạt động cũng như phương pháp tiến
hành của nhà triết học) , mục tiêu phát huy triết
học luận lý, sử, luật, nghệ thuật
(triết học nghệ thuật chẳng hạn không
phải là cung cấp phương pháp làm thơ, hay họa
hình, mà là tranh luận bản chất của biểu
tượng, cảm giác của bài thơ hay bức tranh có
thể đưa ra chân lý, hoặc đề ra những
tiêu chuẩn để đáng giá nghệ phẩm), quan điểm
của triết học là phê phán và giải nghĩa,
đề ra một thế giới quan kết hợp
với giải phóng khoa học và nghệ thuật. Nhà triết
học theo Ayer cũng không phải, như thành kiến sai
lầm là dạy con người phải sống ra sao, vì
đạo lý không phải như khoa địa chất
đòi hỏi mức độ tay nghề. Công việc
của nhà triết học không phải là đưa ra
những châm ngôn đạo đức, mà là xác định
những từ đạo đức, phân biệt phán
đoán giá trị từ những phát biểu sự
kiện. Ông cũng đưa ra quan điểm về nghiên
cứu sự hiển nhiên là chọn lựa tốt hơn
là nghiên cứu ngôn ngữ, như một vài xu hướng
đương đại, bời nghiên cứu hiển
nhiên bao gồm cả nghiên cứu ngôn ngữ, làm sáng tỏ
nội dung những niềm tin của con người,
đề ra vấn nạn bảo quản chúng, tóm lại
là một lý giải rộng rãi đáp án cho hai vấn
đề hàng đầu của triết học là
chứng thực cái gì và thực hiện ra sao.
Những tác
phẩm chính của A.J. Ayer là: Language, Truth and Logic, 1936;
The Foundations of Empirical Knowledge, 1940; Thinking and Meaning, 1947;
Philosophical Essays, 1954; The Problem of Knowledge, 1956; The Concept of A
Person and Other Essays, 1963; The Origins of Pragmatism, 1968; Metaphysics and
Common Sense, 1969; Russell and Moore: The Analytical Heritage, 1971;
Probability and Evidence, 1972; The Central Questions of Philosophy, 1973; Part
of My Life, 1977; Philosophy in the Twentieth Century, 1981; Fre edom and
Morality and Other Essays, 1984; Wittgenstein, 1985; Voltaire, 1986; Thomas
Paine, 1988; The Meaning of Life and Other Essays (di cảo), 1990,
==========================
Alexander, Samuel: Samuel Alexander sinh
trưởng ở Sydney, nước Úc vào năm 1859, theo
học trường Wesley College ở Melbourne và đến
Oxford vào năm 1877 để tranh tuyển một học
bổng ở Balliol. Trong cuộc thi này, ông đụng
đầu một người tên George Nathaniel Curzon
(1859-1925), sau này là “nhân vật tối cao” trong thơ hí họa
the Masque of Balliol , Tổng trấn Ấn và Tổng
trưởng Ngoại giao. Curzon cho rằng Alexander không
thể đoạt được học bổng, tuy nhiên
ông đã trúng tuyển và Curzon thi trượt. Về sau,
một trong những người học trò triết
học của Alexander chính là Curzon. Alexander quan tâm
đến những môn khoa học thực nghiệm,
đặc biệt là tâm lý học và sinh học, chính vì
vậy ông đã đưa Tâm lý học (một môn học
không được coi trọng ở Đại học Anh
vào thời này) vào Đại học Manchester khi chỉ
định T.H. Pear tham gia vào ban triết do ông làm Chủ
nhiệm. Vì quan tâm đến những công trình thực
nghiệm nên mặc dầu được bổ nhiệm
giảng dạy ở Lincoln College vào năm 1882, ông đã
từ nhiệm vào năm 1888 để dành thời giờ
nghiên cứu tâm lý học và thực tập ở phòng thí
nghiệm của Hugo Münsterberg trong học kỳ mùa đông
1890-91 ở Freiburg-im-Bresgau. Ông tiếp tục công việc
nghiên cứu riêng cho đến khi được mời
dạy ở Đại học Manchester (Sir Samuel Hall Chair of
Philosophy) vào năm 1893, ông về hưu vào năm 1924, và
tiếp tục sống ở Manchester cho đến khi
mất vào năm 1938.
Samuel Alexander
đoạn tuyệt với tư trào triết học
của Oxford, không theo chủ
nghĩa tân hiện thực đang lên của Moore và Russell. Ông quan
tâm đến triết học của Bradley và Bosanquet, song
muốn dựa trên cơ sở hiện thực, liên
kết với môn tâm lý học thực nghiệm và thần
kinh học. Alexander cũng chú ý đến hoạt
động xã hội và nữ quyền, chính ông
được mời làm khách danh dự của Ashburne Hall.
Ông không muốn một cuộc sống cô tẻ ở
Manchester, bằng chứng là có một liên lạc thư
từ rộng rãi với nhiều khuôn mặt chính của
triết học Anh - những nhân vật như A.C. và F.H.
Bradley, Bernard Bosanquet, Bertrand Russell, G.F. Stout, H, Joachim, H. Wildon
Carr, F.C.S. Schiller, H.W.B. Joseph, R.G. Collingwood, James Ward, và cả
những triết gia ở thế hệ trước
như Herbert Spencer, Leslie Stephen, những nhà sinh lý học
như C. Lloyd Morgan, Charles Sherrington. Bộ thư từ
của ông có thể phản ảnh sinh hoạt triết
học của nước Anh trong giai đoạn 1904-1924.
Tác phẩm chính
của Samuel Alexander Space, Time and Deity xuất bản
năm 1920 đánh dấu một thập niên những
hệ thống siêu hình nở rộ, với những tác
phẩm quan trọng như The Nature of Existence (1921)
của McTaggart, Process and Reality (1929) của Whitehead. Vào
đầu thế kỷ XX này, mối tương cận
của Alexander với tư trào hiện tượng
luận của Husserl ở đại lục thật
hiển nhiên, khi Alexander quan niệm “triết học
tiến hành bằng những miêu tả: nó chỉ dùng lý
chứng để giúp ta nhìn những sự kiện,
như một nhà thực vật học sử dụng kính
hiển vi”. Trong một tiểu luận nhan đề “Sensations
and Images” (1910), ông đã phát biểu phương pháp của
ông là “một toan tính loại trừ những tiền
đề triết ly ùvà phát biểu cái gì thực sự
hiện diện trong kinh nghiệm đã cho”. Trong một bài
khác “Foundations and Sketch-Plan of a Conational Psychology” đăng
trên Tập san Tâm lý học nước Anh (The British Journal of
Psychology, Vol. IV, 1911) ông cũng trình bày quan điểm
về một “hành vi tinh thần/mental act” và mối quan
hệ với đối tượng khi nhận xét “trong
tri giác một cái cây chẳng hạn, ta có thể phân
biệt hành vi kinh nghiệm, hay tri giác với sự vật
được kinh nghiệm, hay được tri giác.
Cả hai hành vi tri giác và sự vật được tri
giác có thể nói theo những chiều hướng khác nhau
là được kinh nghiệm, song cái đầu là một
kinh nghiệm còn cái sau là đối tượng
được kinh nghiệm qua hành vi gọi là tri giác. Hành
vi tri giác không diễn ra đơn lẻ mà liên tục
với những hành vi khác cùng loại, và liên tục này là
tinh thần, hành vi tri giác có thể gọi là một hành vi
tinh thần.”
Trái với quan
điểm duy tâm, Alexander coi tinh thần đồng
nhất với cấu trúc của quá trình sinh lý và thần
kinh được tổ chức, mặt khác như
một “xuất hiện” mới, nghĩa là một mô hình
tổ chức sản xuất ra những tổng hợp
mới có phẩm chất mà tri thức không tiên liệu
trước khi chúng được tổ chức. Những
xuất hiện như vậy có thể gọi là những
đặc chất mô hình của những hệ thống
tổ chức. Trong quan điểm đó, Alexander coi
không/thời gian như những “viễn tượng”
(một lối nhìn gần với hiện tượng
luận) xác định làm thế nào không/thời gian có
thể được điều động theo những
thời điểm/point-instants đặc thù. Có thể
lấy một ví dụ cụ thể như thân cây đã
xẻ, đối với người thợ mộc,
những vòng đồng tâm có cùng lúc, song với nhà thực
vật học, chúng ở những thời điểm khác
nhau, biểu hiện cho lịch sử của cái cây.
Viễn tượng là một giai đoạn lịch
sử của quá trình tự nhiên, sắp đặt theo
diễn biến, như trung tâm liên hệ với những
diễn biến khác. Định nghĩa của một
viễn tượng tùy thuộc vào khái niệm của
những chuyển động và quan hệ tương liên,
ngay trong những quan hệ nhân quả. Ở đây,
Alexander đã theo Kant khi chủ trương thế giới
có thể hiểu được như một phức
thể không/thời gian qua những phạm trù. Ngoài
phạm trù không/thời gian như một tồn tục
bốn chiều, những phạm trù khác là bản thể,
nguyên nhân, số và quan hệ. Tuy nhiên, Alexander không coi chúng
như những khung khái niệm do tinh thần xác
định, mà được phát hiện trong thế
giới. Tri thức có thể hiểu như một quan
hệ “đồng hiện/compresence” giữa tinh thần và
đối tượng.
Tác phẩm chính
của Samuel Alexander Space, Time and Deity vốn là tập
hợp những bài giảng tại Glasgow chỉ ra
những phạm trù “phi thường nghiệm” bất
biến, với những phạm trù “thường
nghiệm” xác định như những phẩm tính
biến đổi từng vùng không/thời gian. Ông phân
biệt những cái phổ quát hay tập quán tinh thần
với những phổ quát phi tinh thần: chúng là những “tập
quán” của Không/Thời và những phổ quát
thường nghiệm như con chó, cái cây thì khả
hữu vì Không/Thời gian thì đồng hình và do đó
ứng xử trên những bình diện không bị biến
dạng do khác biệt về nơi chốn và thời gian.
Khái niệm thần tính/deity của Alexander không nhằm
chỉ một Thượng đế là nguyên nhân hay
đấng sáng tạo ra vũ trụ, song ở đây
để chỉ phẩm tính cao nhất trong hệ
thống những phẩm tính. Ông không nhằm đi
giải thích lý do vũ trụ hiện hữu, và ông quan
niệm “thượng đế là toàn vũ trụ
nhập vào quá trình hướng về sự trồi lên
của phẩm tính mới này và tôn giáo là tình cảm nơi
chúng ta hướng về, và bắt gặp trong vận
động của thế giới tới một mức
cao hơn của hiện hữu.”
Những tác
phẩm khác của Alexander là Moral Order and Progress, 1889
(chịu ảnh hưởng đạo đức duy tâm
ở Oxford vào thời
kỳ này); Locke, 1908; Spinoza and Time, 1921; Art and the Material,
1925; Beauty and other Forms of Value, 1933; Philosophical and Literary
Pieces, 1939 (J. Laird xuất bản).
Apel, Karl-Otto: Karl-Otto Apel là
một trong những triết gia quan trọng nhất
của Đức vào nửa sau thế kỷ XX. Tầm vóc
lớn của một tác giả căn cứ vào sự
đóng góp tri thức, ảnh hưởng và vị trí
thiết yếu trong lãnh vực liên hệ. Những tác
phẩm của Apel thể hiện tương giao giữa
hai nền triết học lục địa châu Âu và
triết học Anh Mỹ, ảnh hưởng tư
tưởng của ông trải rộng ở châu Âu và châu
Mỹ La tinh, điều quan trọng là triết học
của ông khởi động một con đường
mới trong triết học thời quá độ [Xem Cơ
Sở Tư tưởng thời Quá độ, 2007
của Đặng Phùng Quân].
Apel sinh ngày 15 tháng
Ba năm 1922 tại Düsseldorf, tốt nghiệp Tiến
sĩ năm 1950, khởi sự giảng huấn từ
năm 1961 ở Đại học Mainz, dạy triết
học tại Đại học Kiel (1962-1969), tại
Đại học Saarbrücken (1969-1972), Đại học
Frankfurt am Main (1972-1990) và thỉnh giảng ở Đại
học Ottawa,(1977), Học viện nghiên cứu
triết/Istituto per gli Studi Filosofici (1983/1988), Đại
học Rome (1983), Đại học Buenos Aires (1984/1993),
Collège International de Philosophie, Paris (1987), Sao Paulo ở Brazil
(1990), University Central de Venezuela (1994), Tây ban nha (1995), Brazil , Ý
trong những năm 1996, 1998, Hàn quốc (1998), Louvain-la-Neuve,
Bỉ (1999)..
Sống cùng
thế hệ và sinh trưởng ở cùng nơi với
Apel là Jürgen Habermas - cả hai cùng có tham vọng xây dựng
một nền triết học mới, như tên một tác
phẩm của Apel Biến đổi Triết
học/Transformation der Philosophie. Tác phẩm này là tập
hợp những tiểu luận gồm hai quyển: q. I có
tên là Phân tích ngôn ngữ, Ký hiệu học và Thông diễn
học/Sprachanalytik, Semiotik, Hermeneutic; q. II có tên là Vấn
đề tiên nghiệm của xã hội thông giao/Das Apriori
der Kommunikationsgemeinschaft phản ảnh rõ nét hành trạng
triết học nơi Apel trong những giai đoạn khác
nhau. Ông đã chỉ ra sai lầm trong hiện tượng
luận của Husserl là không thấy vị trí ưu tiên
của ngôn ngữ đối với ý thức; ông cũng
trình bày quan niệm về một ý thức nhập cuộc
sinh động, không phải ý thức thuần túy hiểu
theo nghĩa của Kant hay Descartes vì “một ý thức
thuần túy của đối tượng không thể
bảo đảm ý nghĩa nào từ thế giới;
để đạt tới một cấu thành ý nghĩa,
ý thức phải nhập cuộc”. Do đó ông phân biệt “tri
thức qua phản tư” với “tri thức qua nhập
cuộc” như hai cực đối lập: mọi kinh
nghiệm - kể cả kinh nghiệm thực nghiệm, có
hướng dẫn về mặt lý luận trong những
khoa học tự nhiên, trước tiên là kinh nghiệm thông
qua nhập cuộc trong đời sống; trong khi mọi
hình thành lý luận trước tiên là tri thức thông qua
phản tư .. (Transformation der Philosophie). Đào
tạo trong dòng triết học Đức, vấn
đề Apel tranh luận nằm trong truyền thống
Kant (về những điều kiện khả hữu
của tri thức), Dilthey (về quan hệ giữa khoa
học tự nhiên và khoa học nhân văn), N. Hartmann
(về triết học siêu nghiệm như một
triết học đệ nhất/prima philosophia), Heidegger
(về quan hệ hiện thể/Dasein với tri thức).
Điểm sáng tạo nổi bật trong tư duy Apel là
vượt khỏi giới hạn của triết học
truyền thống lục địa, khi ông khai phá vấn
đề ngôn ngữ từ truyền thống Dante
đến Vico và phát hiện ra triết học thực
dụng Mỹ/amerikanisch Pragmatismus nơi Charles Sanders Peirce. Từ
những tranh biện ngôn ngữ và thông giao, Apel xây dựng
khoa ký ngữ học siêu nghiệm như một triết
học đệ nhất, trong hướng đi ban
đầu hành trạng triết lý nơi ông. Hành trạng
triết học là một cuộc tranh biện liên lỉ,
với những tư tưởng của Heidegger, Gadamer,
Wittgenstein, mà cả với tư tưởng bên kia
đại lục như Peirce, Charles Morris và người
đồng hành triết lý như Habermas. Trong đối
thoại tương tranh với Habermas, người đã
đặt vấn đề quan hệ giữa tri thức
và lợi ích (trong tác phẩm Erkenntnis und Interesse, 1968),
theo Apel con người tư cơ bản có hai mối
lợi ích quan trọng như nhau song không đồng
nhất, đó là “lợi ích được xác định
như cơ sở của những nhận thức trong
những định luật tự nhiên do thiết yếu
cần cho một thực tiễn kỹ thuật” và “lợi
ích được xác định do thiết yếu cần
cho một thực tiễn xã hội và đạo lý”.
Những tranh
luận giữa Apel và Habermas chỉ ra sự khác biệt,
một bên Habermas đưa triết học vào phân tích xã
hội thì Apel vẫn khẳng định sự
độc lập của tư duy triết lý. Biến
đổi triết học siêu nghiệm có ba nguyên mẫu:
triết học siêu nghiệm của chủ thể, siêu
hình học hữu thể và thực dụng siêu nghiệm,
hay nói theo Apel là khoa ký hiệu học siêu nghiệm. Apel quan
niệm quan hệ ký hiệu có thể giải thích ba nguyên
mẫu, theo tiêu chí ngữ học áp dụng ba mặt
thực dụng, thông diễn và ký ngữ. Ba bộ diện
đó liên hệ tới khách thể, ký hiệu và chủ
thể lý giải ký hiệu, siêu hình học hữu thể
chỉ chú ý đến khách thể, triết học siêu nghiệm
của ý thức phản ảnh cả chủ thể
lẫn khách thể, song không biết đến ký hiệu,
chỉ có khoa ký ngữ siêu nghiệm xét mối quan hệ
qua lại giữa ký hiệu, chủ thể và khách thể.
Thay vì xét mối quan hệ chủ thể/khách thể, Apel
xem liên chủ thể trong thông giao là đối
tượng chính của nhận thức. Ký ngữ siêu
nghiệm hay thực dụng siêu nghiệm hàm ngụ
một nhận thức sâu sắc về quan hệ biện
chứng trong cộng đồng thông giao hai mặt lý
tưởng và thực, là quy phạm cho đạo
đức tranh biện/Diskursethik.
Apel đã
đưa ra những nét chính của Đạo đức
tranh biện trong phê phán những tư tưởng
đạo lý có trước, để xây dựng một
cơ sở thực dụng siêu nghiệm. Những vấn
đề đặt ra với những triết học
Kant, Hegel, duy khoa học, thông diễn luận cho thấy
cần một tư nghị siêu nghiệm nhằm làm rõ sự
khả hữu của một đạo đức quy
phạm, vì tính thuần lý thông giao trước hết là
toàn bộ lý luận thông giao. Đạo đức nơi
Apel có thể coi như triết học đệ nhất,
tụ vào diễn ngôn và thông giao, có thể tiếp cận
qua phản tư chân lý và những tiền giả
định có giá trị quy phạm. Những tiền
giả định của lý chứng này có giá trị
về mặt đạo đức theo Apel dựa trên
nguyên lý phổ quát hóa: một quy tắc đạo
đức (là quy tắc điều khiển tác
động qua lại giữa con người và lợi ích)
chỉ có giá trị khi được mọi người
chấp thuận. Khi xét đến ba nguyên mẫu nói
đến ở trên, đạo đức tranh biện có
thể xem như đề ra được chứng
thực cả về mặt thực dụng lẫn siêu
nghiệm cho một triết học thực tiễn, cho nên
nó vượt khỏi hạn chế của siêu hình học
hữu thể (chứng thực đạo lý trong đó cái
phải làm phụ thuộc vào cái hiện là), của
triết học ý thức (làm thế nào có thể chứng
thực đạo lý trong quan hệ chủ thể/khách
thể của một chủ thể tư duy).
Những tác
phẩm chính của Karl-Otto Apel là: Ý niệm ngôn ngữ
trong truyền thống Nhân bản từ Dante đến
Vico/Die Idee der Sprache in der Tradition des Humanismus von Dante bis Vico,
1963; Biến đổi triết học/Transformation der
Philosophie, 1973; Con đường tư duy của
Charles Sanders Peirce/Der Denkweg von C.S. Peirce: Eine Einführung in den
amerikanischen Pragmatismus, 1975;Tranh biện”giải thích:lĩnh
hội” trong quan điểm thực dụng-siêu
nghiệm/Die ‘Erklären:Verstehen’-Kontroverse in
transzendentalpragmatischer Sicht, 1979; Tranh biện và Trách nhiệm.
Vấn đề quá độ trong Đạo lý hậu quy
ước/Diskurs und Verantwortung. Das Problem des Übergangs zur
postkonventionellen Moral, 1988; Tranh biện. Chứng thực
tiếp cận thực dụng siêu
nghiệm/Auseindersetzungen. In Erprobung des transzendentalpragmatischen
Ansatzes, 1998.
Ayer, Alfred Jules: Triết gia Anh
sinh ngày 29 tháng Mười năm 1910 tại London, con
độc nhất trong một gia đình không phải
gốc Anh. Thân phụ ông đến từ Thụy sĩ,
thân mẫu ông người Do thái ở Hòa lan. Ông theo học
ở Eton và
được học bổng của Christ Church Oxford.
Một trong những người thày của ông là Gilbert
Ryle, khuyến khích ông đọc Tractatus logico-philosophicus
của Wittgenstein và đi Vienna vào năm 1933, nơi đây
ông cùng với Quine (sau này trở thành triết gia Mỹ)
học Moritz Schlick, người đứng đầu
Tập hội Vienna và tham gia phong trào thực chứng
luận lý lúc bấy giờ. Sau khi rời Vienna, ông trở
lại Oxford, dạy tại Christ Church và hoàn tất tác
phẩm đầu tay Language, Truth and Logic năm
24 tuổi, xuất bản năm 1936. Quyển sách này
đánh dấu bước đầu ảnh hưởng
của chủ nghĩa thực chứng luận lý vào
triết học Anh Mỹ, và Ayer là đại biểu
tiền phong của phong trào này, trước khi những nhà
triết học của Tập hội Vienna di cư sang tân
đại lục. Ông cũng là người tập hợp
và xuất bản những tiểu luận quan trọng
của những triết gia tiêu biểu cho phong trào này trong
tác phẩm Logical Positivism, 1959.
Cuộc sống
tình cảm và xã hội của Ayer cũng khá sôi nổi: ông
đã kết hôn và ly dị ba người vợ (Renee Lees,
Dee Wells và Vanessa Lawson), đam mê khiêu vũ, xông xáo trên chính
trường, đảng viên năng nổ của
đảng Lao động, rồi đảng Dân chủ Xã
hội (1981), tham gia phong trào phản chiến Việt nam,
Phó chủ tịch Hội cải tổ luật phá thai,
Chủ tịch chiến dịch chống kỳ thị
chủng tộc trong thể thao, Chủ tịch Hội
cải tổ luật đồng tính luyến ái, xuất
hiện trong những chương trình phát thanh BBC, tranh
luận với những nhà khoa học như Zuckerman, Huxley,
Medawar, về vấn đề hiện hữu của
Thượng đế với Coppleston, thường xuyên
trên truyền hình BBC trong chương trình “The Brain's Trust”.
Ông giảng dạy ở Wadham College, Oxford trước khi
là giáo sư triết học ở ghế Grote Professor of
Philosophy tại University College, London, và những chuyến
thỉnh giảng ở Pháp, Bỉ, Ý, Thụy điển,
Đan mạch, Peru, Chile, Uruguay, và Ba tây trong những
thập niên 50 của thế kỷ XX. Cũng như John
Stuart Mill hay Bertrand Russell, Ayer đã viết hai thiên tự
truyện, Part of My Life (1977) và More of My Life (1984)
trình bày sự phát triển tinh thần nơi ông, như “mối
quan tâm đến triết học là do ảnh hưởng
gián tiếp của phát triển muộn màng về một
vài cảm tính với hội họa”, câu mở đầu
tập sách Sceptical Essays của Russell “không nên tin
tưởng một mệnh đề nào khi không có cơ
sở nào đó giả định nó là sự thực”
đã trở thành phương châm chỉ đạo con
đường tư tưởng Ayer. Ông cũng kể rõ
tác phẩm đầu tay Language, Truth and Logic
được hình thành ra sao, từ những học
hỏi được nơi tập hội Vienna, ảnh
hưởng từ Russell, Moore, C.I. Lewis, viết trong
niềm tin phát hiện ra con đường riêng để
theo đuổi triết học, nỗ lực vượt
qua những thành kiến trong đại học Oxford.
Những tác phẩm kế tiếp chỉ ra điểm
mạnh nơi ông tập trung vào lý luận tri thức “như
một dẫy những toan tính bác bỏ mô hình tiêu biểu
cho lý chứng hoài nghi”, từ quyển sách xuất bản
năm 1940 đến quyển sách xuất bản năm
1956. Ông cũng đưa ra một nhận xét là trong nhiều
cuộc gặp gỡ ở những hội nghị
triết học ở khắp nơi như Pháp, Ý,
Đức, Áo, Đan Mạch, Phần Lan, Hy lạp,
Thuỵ sĩ, Ba lan, Bảo gia lợi, Ai Cập, Mễ tây
cơ, Hoa kỳ v.v.. chỉ rút ra cái lợi về mặt
xã hội hơn là triết lý, song có phần nào tạo nhịp
cầu bắc qua hố ngăn cách giữa triết
học phân tích Anh Mỹ và các xứ Bắc Âu với
triết học đại lục châu Âu như hiện
tượng luận, hiện sinh, thông diễn học
ở Pháp, Đức, Tây ban nha, Ý và châu Mỹ La tinh. Từ
sau khi được ủy nhiệm vào ghế luận lý Wykeham
Professorship of Logic ở Oxford vào 1959, ông tổ chức
những buổi chiều thứ Ba quy tụ những
triết gia như Peter Strawson, David Pears, Michael Dummett, Brian
McGuinness, Michael Woods, Psatrick Gardiner, Tony Quinton, David Wiggins,
James Thomson, và những nhà triết học trẻ như Gareth
Evans, John McDowell, Derek Parfit, Christopher Peacocke cùng nhiều nhà
triết học đến từ Mỹ tham dự; sinh
hoạt này kéo dài thường xuyên suốt hai mươi
bẩy năm, và đã được tám năm kể
từ khi Michael Dummett kế thừa ông ở ghế
Luận lý Oxford, trong lúc ông viết thiên Tự truyện này.
Trong phần tự truyện thứ hai, lúc về già, ghi
một sự kiện về kinh nghiệm tim ông ngưng
đập bốn phút trong lần đưa vào bệnh
viện cấp cứu, và ông đã viết “điều gì
tôi thấy khi tôi chết”, trong đó có một nhận xét “những
kinh nghiệm mới đây làm giảm niềm tin của
tôi về cái chết thực của tôi sẽ là chung
cuộc của tôi”.
Ở tác phẩm
đầu tay Language, Truth and Logic ông đưa ra nguyên
lý chứng nghiệm dựa trên cơ sở duy nghiệm
(kế thừa Hume, Wittgenstein và phái thực chứng
luận lý) là mọi mệnh đề đều có tính
phân tích, phát biểu như sau: một phát biểu trực
tiếp chứng nghiệm được nếu nó là
một phát biểu quan sát, hoặc là một phát biểu rút
ra từ liên kết với một phát biểu quan sát khác,
việc rút ra này không thể khả hữu chỉ từ
riêng phát biểu quan sát được liên kết thôi.
Một phát biểu gián tiếp chứng nghiệm
được nếu như, trước tiên liên kết
với những tiền đề khác nó tạo ra một
hay nhiều phát biểu trực tiếp chứng nghiệm
được, mà những phát biểu này không rút ra chỉ
từ riêng những tiền đề khác, thứ nữa,
là những tiền đề khác này không bao gồm bất
kỳ phát biểu nào, hoặc không phân tích, hay trực
tiếp chứng nghiệm được, hay có thể
được thiết lập một cách độc
lập như thể gián tiếp chứng nghiệm
được. Nguyên lý chứng nghiệm có thể xem
như tiêu chuẩn của ý nghĩa, hàm ngụ trong tri
thức về những tuyên ngôn của khoa học, cũng
như trong lẽ thường. Trong tranh luận vấn đề
“chân lý” ở chương V, Ayer đưa ra một cái nhìn
về tính thừa khi nhận ra là trong mỗi câu theo kiểu
“p là thật”, nhóm từ “là thật” về mặt luận
lý thì thừa, không cần thiết. (lấy ví dụ, nói mệnh
đề “bà hoàng Anne đã chết” là thực, tất cả
điều nói đến là bà hoàng Anne đã chết; trong
khi nói mệnh đề “Oxford là thủ đô nước
Anh” là giả, tất cả điều nói đến là
Oxford không là thủ đô nước Anh. Như vậy nói một
mệnh đề là thực chỉ là xác nhận nó, và nói một
mệnh đề là giả chỉ để xác nhận
mâu thuẫn của nó, chỉ ra rằng những từ “thực”,
“giả” không hàm nghĩa gì ngoài chức năng trong câu như
những dấu xác nhận và phủ nhận, như vậy
không có quan hệ “thực” của chân lý. Trong phần Dẫn
nhập viết lại mười năm sau, Ayer nhận
ra là quan niệm ban đầu về những mệnh đề
quá khứ có thể chuyển dịch thành những mệnh
đề về kinh nghiệm hiện tại hay tương
lai là không đúng, nên ông không nghĩ là chân lý của bất
kỳ phát biểu/quan sát nào tham chiếu tới hiện tại
hay tương lai là điều kiện tất yếu của
chân lý của bất kỳ phát biểu về quá khứ.
Trong The Problem of
Knowledge (1956), ông đào sâu vấn đề nhận
thức, khởi từ tác phẩm đầu tay nói trên,
đến những tác phẩm kế tiếp như The
Foundations of Empirical Knowledge (1940), Philosophical Essays
(1954) khi duy trì quan niệm nói biết một sự kiện
là phát biểu quyền đoan chắc về điều
đó trên cơ sở phân tích những vấn đề
triết lý như tri giác, ký ức và chứng nghiệm
hiểu biết về những tinh thần khác, tranh
biện với những phản bác hoài nghi. Nếu như
ban đầu, Ayer quan niệm theo thuyết hiện
tượng/phenomenalism là những phát biểu về đối
tượng vật chất có thể chuyển dịch
thành những phát biểu về những dữ
kiện-cảm giác/sense-data thì qua tác phẩm dẫn trên, ông
từ bỏ thái độ giảm trừ đó (khi nói
một phát biểu S 'giảm trừ' vào loại phát
biểu K thì trước hết những thành phần của
K ở tầng tri thức thấp hơn S, nghĩa là tham
chiếu về những dữ kiện 'khó hơn', và
thứ nữa S cũng như K đồng đẳng
về mặt luận lý) vì điều khó khăn
đầu tiên là thuyết hiện tượng phải nhìn
nhận là những đối tượng vật chất,
không như những dữ kiện cảm giác, có thể
hiện hữu không cần được tri giác. Trong The
Central Questions of Philosophy (1973), Ayer đưa lại
khái niệm phẩm chất cảm giác/sense qualia, ảnh
hưởng của Hume và Russell, cơ sở tột cùng
của những phán đoán tri giác. Khi phẩm chất
trở thành những đặc thù, được
định vị về mô tả hay chứng minh, Ayer coi
chúng như những giác thức/percepts. Song giác thức không
phải rút ra từ những thực thể riêng, vì
phẩm chất/qualia không là thực thể riêng mà là
những phổ tính có thể được minh họa
trong kinh nghiệm mọi người.
Trong suốt quá
trình tìm hiểu nhận thức, Ayer khai phá qua phân tích
những vấn đề tri giác, ký ức, quan hệ
với tha nhân, tranh biện những khái niệm
phương pháp, từ quy nạp, xác suất, tất
yếu, nhân quả, tính đồng nhất với tham
vọng “thực hiện việc khai phá con đường
để giải quyết những vấn đề này”.
Cũng như
nhiều nhà triết học vào tuổi già, ông trở
lại vấn đề “triết học là gì” trong một
công trình nhằm đóng góp vào lịch sử triết
học phương tây tiếp nối A History of Western
Philosophy của Bertrand Russell qua tác phẩm Triết
học trong Thế kỷ XX. Tuy phần lớn nội
dung sách dành nhiều cho trường phái thực dụng,
phong trào phân tích từ Russell, Moore, W. James, C.I. Lewis , Carnap,
Wittgenstein, đến những triết gia đương
thời với ông như Ryle, Goodman, Quine, Donald Davidson, Hilary
Putnam hay gần hơn như Peter Strawson, Michael Dummett, ông
cũng dành chương về triết học suy lý, như
Collingwood, Hiện tượng luận và phong trào hiện
sinh với Brentano, Husserl, Heidegger, Sartre và đặc
biệt là Merleau-Ponty. Tuy nhiên, đóng góp lớn của Ayer
trong tác phẩm này là đặt vấn đề về
kế thừa triết lý, từ so sánh tiến bộ
của khoa học tự nhiên với sự khác biệt
trong tiến trình triết học “không có vấn đề
triết gia này thay thế triết gia khác, trừ theo
một nghĩa nào đó, tác phẩm của ông ta có thể
được đa số công chúng biết đến
trong một giai đoạn”. Tiến bộ của
triết học không phải căn cứ vào sự đóng
góp của những tên tuổi vào một chủ đề
mà là sự tiến hóa của những vấn đề
hằng cửu như vấn đề khách thể,
thường là nguồn phân chia giữa duy tâm và duy
thực, cũng như giữa những thuyết tuyệt
đối hay tương đối về chân lý. Ayer
khẳng định có sự tiến bộ của
triết học, không phải ở việc những
vấn đề quá cổ biến đi, hay sự
thống trị của một vài hệ phái xung
đột, nhưng ở sự biến đổi về
phương cách vấn đề đặt ra, mức độ
đồng thuận liên quan đến giải quyết
vấn đề. Ông chỉ ra những điểm
đặc biệt đó trong triết học hiện
đại, như sự lớn mạnh của tự
thức (chú trọng đến mục đích hoạt
động cũng như phương pháp tiến hành
của nhà triết học) , mục tiêu phát huy triết
học luận lý, sử, luật, nghệ thuật
(triết học nghệ thuật chẳng hạn không
phải là cung cấp phương pháp làm thơ, hay họa
hình, mà là tranh luận bản chất của biểu
tượng, cảm giác của bài thơ hay bức tranh có
thể đưa ra chân lý, hoặc đề ra những
tiêu chuẩn để đáng giá nghệ phẩm), quan
điểm của triết học là phê phán và giải
nghĩa, đề ra một thế giới quan kết
hợp với giải phóng khoa học và nghệ thuật.
Nhà triết học theo Ayer cũng không phải, như thành
kiến sai lầm là dạy con người phải
sống ra sao, vì đạo lý không phải như khoa
địa chất đòi hỏi mức độ tay
nghề. Công việc của nhà triết học không
phải là đưa ra những châm ngôn đạo
đức, mà là xác định những từ đạo
đức, phân biệt phán đoán giá trị từ
những phát biểu sự kiện. Ông cũng đưa ra
quan điểm về nghiên cứu sự hiển nhiên là
chọn lựa tốt hơn là nghiên cứu ngôn ngữ,
như một vài xu hướng đương đại,
bời nghiên cứu hiển nhiên bao gồm cả nghiên
cứu ngôn ngữ, làm sáng tỏ nội dung những
niềm tin của con người, đề ra vấn
nạn bảo quản chúng, tóm lại là một lý giải
rộng rãi đáp án cho hai vấn đề hàng đầu
của triết học là chứng thực cái gì và thực
hiện ra sao.
===========================
Từ điển
Triết học 8
Giorgio Agamben: Agamben là triết
gia người Ý, sinh năm 1942 trưởng thành ở
trong khung cảnh triết học Y đã thay đổi:
không còn những tộc trưởng giáo lý độc tôn nữa,
trọng tâm trí thức cũng như phương tiện
truyền thông triết học đã vượt ra khỏi
ngưỡng cửa đại học, hướng đi
mới của tư tưởng từ thập niên 70s
đã chuyển từ chủ nghĩa duy linh và hiện sinh
Pháp sang triết học phân tích Anh Mỹ và thông diễn
luận Đức, đặc biệt là H.G. Gadamer, trào
lưu nghiên cứu tư tưởng Đức (có
truyền thống từ thế kỷ XIX) rõ rệt nơi
trường phái của Luigi Pareyson (1919-1991) mà người
nổi bật nhất là G. Vattimo (sinh năm 1936) chuyên sâu
về Nietzsche và Heidegger, Roberta de Monticelli về hiện
tượng luận, Frege và Wittgenstein. Những nhà triết
học cùng thế hệ với Agamben như Umberto Galimberti
(sinh năm 1942), Massimo Cacciari (1944) đánh dấu chuyển
biến tư tưởng do ảnh hưởng của
Barthes, Foucault, Salvatore Veca (1943), Marco Maria Olivetti (1943) kế
thừa người thày Enrico Castelli (1900-1977) quản
nhiệm Học viện nghiên cứu triết
học/Istituto di Studi filosofici ở Rome, Dario Antiseri (1940)
ở Đại học tự do LUISS phê phán những nhà
siêu hình học xây dựng chân lý tôn giáo trên những lý chứng
suy lý, Luca Obertello (1940) chuyên về lịch sử triết
học.
Giorgio Agamben
dạy ở Đại học Università IUAV di Venezia, ông
cũng từng được mời dạy tại Collège
International de Philosophie ở Paris, Đại học Macerata
ở Ý, một số Đại học ở Mỹ,
Đại học Heinrich Heine ở Düsseldorf. Ông tốt
nghiệp Đại học ở Rome, trình luận án
về tư tưởng chính trị của Simone Weil, tham
dự những hội luận Le Thor mà Heidegger thuyết
giảng về Heraclite và Hegel trong những năm 1966 và
1968. Cũng như những người cùng thế hệ,
ông chịu ảnh hưởng của nhiều tư trào
thịnh hành đương thời du nhập từ
Đức và Pháp, như Michel Foucault, J. Derrida, Nietzsche, Aby
Warburg (chuyên về khoa học văn hóa; viện Warburg di
chuyển sang London vào thời Đức Quốc Xã năm
1933 và sáp nhập vào Đại học London từ 1944),
Heidegger , nhất là Carl Schmitt (thường được
trích dẫn trong nhiều sách của Agamben) và Walter Benjamin
(qua quan niệm của Benjamin: phương pháp lịch
sử là một phương pháp bác ngữ, lấy
quyển sách đời làm cơ sở/Die historische Methode
ist eine philologische, der das Buch des Lebens zugrunde ist. Agamben đã
viết nhiều tiểu luận quan trọng về Benjamin
như Walter Benjamin e il demonico: Felicita e redenzione storica nel
pensiero di Benjamin/WB và quỷ ám: Hạnh phúc và cứu
chuộc lịch sử trong tư tưởng Benjamin trong
aut-aut, 1982; Lingua e storia: Categorie linguistiche e categorie storiche nel
pensiero di Benjamin/Ngôn ngữ và lịch sử: những
phạm trù ngữ học và những phạm trù lịch
sử trong tư tưởng Benjamin trong Walter Benjamin:
Tempo storia linguagio, 1983; Il Messia e il sovrano: Il Problema della legge
in Walter Benjamin/Đấng cứu thế và chủ tể:
vấn đề luật nơi WB; ông cũng là
người xuất bản Walter Benjamin:Opere/tác
phẩm,1982-1993 ).
G. Agamben khởi
sự viết những tiểu luận như Suy
thoái/Decadenza trên Futuro từ 1964, Ngày thứ 121
của Sodom và Gomorrah/La 121a giornata di Sodoma e Gomorra trên Tempo
Presente, 1966, Cây ngôn ngữ/L'albero del linguaggio, 1968.
Tác phẩm đầu tay của ông là Con người
không nội dung/L'Uomo senza contenuto xuất bản năm
1970. Hai chủ đích chính trong hành trạng tư
tưởng Agamben là mỹ học và triết học chính
trị, có thể chia làm hai giai đoạn dựa trên
những tác phẩm đã xuất bản: giai đoạn
đầu từ 1964/1970 đến 1985 đánh dấu
bằng tác phẩm Idea della prosa/Ý niệm về tản
văn, giai đoạn sau đánh dấu bằng tác
phẩm La comunità che viene/Cộng đồng sắp
tới xuất bản năm 1990 đến nay. Sự
phân chia này chỉ có tính cách tương đối, nhằm
làm nổi bật những suy tư mới của Agamben
mang tính chính trị, gắn liền với những
biến cố thời cuộc như vấn đề nhân
quyền, trại tù ở Vịnh Guantánamo của Mỹ..
Trong giai
đoạn đầu, Agamben quan tâm đến những
vấn đề ngữ học, bác ngữ, những
chủ đề thời trung cổ, những tác giả
văn chương như Italo Calvino, Ingeborg Bachmann, Pierre
Klossowski.. Ngay từ tiểu luận thứ nhất Sự
vật nhiều lạ lùng/La cosa più inquietante trong tác
phẩm Con người không nội dung, Agamben khởi
đầu bằng phê phán của Nietzsche về quan niệm
mỹ học cái đẹp bất vụ lợi của
Kant, để đi tới kết luận: hành trình của
nghệ nhân không nhằm tới hạnh phúc hứa hẹn
mà nhằm ganh đua với cái lạ lẫm, với
khủng cụ thần thánh dẫn Platon tới việc
cấm thi sĩ ở trong đô thị của ông. Nghệ
thuật chỉ nhằm cho những nghệ nhân. Trong
một tiểu luận bàn về chính sự vật/to pragma
auto, Agamben đề cập lá thư thứ bẩy của
Platon, vốn là một nghi vấn trong toàn tác phẩm
của Platon, để luận về nhiệm vụ
sắp tới của triết học là bàn về diễn
từ, triết gia là ký lục của tư tưởng,
của sự vật và hữu thể, tái lập vị trí
sự vật trong ngôn ngữ cũng như vị trí
của văn tự trong nghệ thuật hành văn.
Trong giai
đoạn sau, Agamben tranh biện hai chủ đề
cơ bản của thời đại là “tình trạng
ngoại lệ” và “quyền năng sinh học”, tiêu
biểu qua hai tác phẩm Stato di eccezione, 2003 (Homo
sacer II, tình trạng ngoại lệ) và Homo sacer I, Il
potere sovrano e la nuda vita, 1995 (Con người bất khả
xâm, quyền năng tối thượng và đời
sống trần trụi).
Khái niệm “con
người bất khả xâm” lấy từ hình ảnh
trong luật La mã để chỉ con người sống
mà như chết/living dead, là kẻ bị phán đoán
dựa theo tội ác, bị người ta giết mà không
bị buộc là sát nhân. Agamben minh họa con người
này như cùng đinh trong xã hội, đồng hóa với
lưu dân trong trại tập trung kiểu quốc xã,
cộng sản.
Tình trạng
ngoại lệ mà Agamben dẫn từ lời khởi
đầu tiểu luận bàn về luật theo Walter
Benjamin (1892-1940) trong đề cương tám của “những
đề cương về triết học lịch
sử” của Benjamin: “truyền thống của kẻ
bị đàn áp dạy chúng ta là 'tình trạng ngoại
lệ' mà chúng ta sống trong đó là luật lệ”, ông lý
giải thời cứu thế có hình thái của tình
trạng ngoại lệ/Ausnahmezustand và phán đoán giản
lược/Standrecht là phán đoán tuyên cáo trong tình trạng
ngoại lệ này. Tuy nhiên, Agamben cũng chỉ ra là khái
niệm “tình trạng ngoại lệ” bắt nguồn
từ tác phẩm Thần học chính trị/Politische
Theologie,1922 và khái niệm “phán đoán giản
lược” phát hiện trong tiểu luận Biến
đổi về Nhà nước toàn diện, 1931 của
Carl Schmitt (1888-1985) với quan niệm “chủ tể là
kẻ quyết định tình trạng ngoại lệ”, có
nghĩa là con người hay quyền lực nào đó khi
tuyên bố tình trạng khẩn cấp hay thiết quân
luật có thể đình chỉ giá trị của luật
lệ về mặt pháp lý. Agamben đưa ra nguyên mẫu
của tình trạng này biểu hiện nơi những
trại tập trung, hay thực tế ngày nay nơi
trại tù vịnh Guantánamo dưới thế lực
của chính phủ Mỹ sau 9-11 (ông phê phán việc tổng
quát hóa tình trạng ngoại lệ qua luật Yêu
Nước/USA PATRIOT Act nhằm áp đặt vĩnh
viễn quyền lực khẩn cấp và luật quân
sự). Tình trạng ngoại lệ đồng hóa với
quyền quyết định đời sống. Trong Cộng
đồng sắp tới, 1990 Agamben muốn đưa
ra viễn tượng một cộng đồng
đối lập với chủ tể vốn đưa
đời sống sinh động/bios xuống đời
sống trần trụi/zoe qua tình trạng ngoại lệ.
Cũng như Althusser, ông nghĩ đến tính chủ
thể không có chủ thể, chỉ ra một sự
kiện đơn giản là hiện hữu của
người như một tiềm năng, hay khả
thể. Antonio Negri phân biệt hai bộ diện khác nhau
của Agamben, một mặt có cơ sở hiện sinh,
mang số mệnh và khủng cụ, đối đầu
với ý niệm chết (uno sfondo esistenziale, destinale e
terrifico, e qui è costretto ad un confronto continuo con l'idea della morte),
một mặt là chân trời sinh chính trị chìm ngập vào
công việc ngữ luận và phân tích ngữ học (ce n'è
un altro che attraverso l'immersione nel lavoro filologico e nell'analisi
linguistica, conquista l'orizzonte biopolitico). Khái niệm “sinh chính
trị/biopolitique” bắt nguồn từ Foucault,
được hình thành từ tác phẩm La volonté de savoir
(tập đầu bộ Histoire de la sexualité, 1976)
ở chương V, khởi từ nguyên lý 'có quyền
giết để có quyền sống'nhằm chỉ ra
nguyên tắc chiến lược giữa các nước, mà
sự hiện hữu nơi đây không phải chỉ
hiện hữu pháp lý của chủ quyền mà là hiện
hữu sinh học của nhân dân. Foucault quan niệm con
người hiện đại là một sinh vật trong
chính trị mà cuộc đời để sống đang
được đặt thành vấn đề (Những
bài giảng của Foucault ở Collège de France như “Phải
bảo vệ xã hội”, 1975-76, “An ninh, lãnh thổ, nhân dân”,
1977-78, “Nguồn gốc của sinh chính trị”, 1978-79 phân
biệt những kỹ thuật đặc biệt của
quyền lực trên cá thể và nhân dân, không giống như
những cơ chế chính trị-pháp lý của quyền lực
tối cao) [Xem: Michel Foucault].
Agamben khởi
đi từ giả thuyết “sinh chính trị” của
Foucault, song khai phá cấu trúc quyền lực tối cao
trong quan hệ ngoại lệ, đối chiếu
quyền lực tối cao với đời sống
trần trụi/zoe. Khái niệm “sinh quyền lực”
nhấn mạnh đến quan hệ giữa quyền
lực và đời sống, khác với khái niệm “tâm
quyền lực/psychopouvoir” ở một tư trào khác [Xem:
Bernard Stiegler]. Quan niệm về đời sống
trần trụi biểu thị định mệnh
lịch sử chính trị của phương tây,
đồng thời chỉ ra sai lệch của những
thể chế dân chủ và chuyên chính. Trong tác phẩm
mới sau này Khai mở/L'aperto, 2002 Agamben nghĩ
về con người trong sự phân cách giữa thân và tâm,
sống và nghĩ, tự nhiên và siêu nhiên, tìm hiểu ở
đây không phải về huyền nhiệm siêu hình nào trong
mối liên hệ này, mà là khai mở cái bí mật thực
tiễn, chính trị của sự phân cách này. Dự tính
tư tưởng của ông là đi tìm một nền chính
trị khác, nhằm đối kháng với thế lực
sinh chính trị hiện đại.
Những tác
phẩm đã xuất bản của Giorgio Agamben như: Con
người không nội dung/L'uomo senza contenuto, 1970; Tứ
tuyệt: ngôn từ và ảo tượng trong văn hóa tây phương/Stanze:
la parolà e il fantasma nella cultura occidentale, 1977; Ấu thơ và
lịch sử: phá hủy kinh nghiệm và nguồn gốc
lịch sử/Infanzia e storia :distruzióne dell'esperienza e origine
della storia, 1978; Cứu cánh của tư tưởng/La Fine
del pensiero, 1982; Ngôn ngữ và cái chết: Il linguaggio e le morte,
1982; Ý niệm về tản văn/Idea della prosa, 1985;
Cộng đồng sắp tới/La comunità che viene, 1990; Con
người bất khả xâm/Homo sacer I, 1995; Phương
tiện không cứu cánh/Moyens sans fins, notes sur la politique,
1995 (tuyển tập những tiểu luận tiếng
Pháp và dịch sang tiếng Ý:Mezzi senza fine: note sulla
politica, 1996); Tàn dư Auschwitz: văn khố và
chứng tá/Quel che resta di Auschwitz: l'archivio e il testimone (Homo
sacer III, 1998);Aûnh tượng và ký ức/Image et mémoire, 1998;
Khai mở/L'aperto, 2002; Tình trạng ngoại lệ/Stato di
eccezione (Homo sacer II, 2003).
Alliez, Eric: Eric Alliez sinh
năm 1957 thuộc thế hệ những nhà triết
học của nửa sau thế kỷ XX, như J. Benoist,
Claude Romano. trưởng thành sau thế hệ '68 khi
những trào lưu hiện sinh, cấu trúc đã trên đà
suy thoái. Những người thày của thế hệ này
như Foucault, Deleuze, Derrida, Baudrillard, Bourdieu, Lyotard sinh trong
khoảng thập niên '30 đã thuộc về thời
hậu cấu trúc/hậu hiện đại. Báo cáo của
Alliez viết vào năm 1994 theo yêu cầu của Nha quản
trị Liên lạc văn hóa khoa học kỹ thuật
thuộc bộ Ngoại giao trong chủ đề chung trình
bày triết học hiện đại ở Pháp (cùng
với những thuyết trình khác của C. Descamps và J.
Benoist) bàn về Bất khả hữu của hiện
tượng luận/De l'impossibilité de la phénoménologie
phản ảnh tình hình triết học thời quá
độ, tiếp thu và phê phán “triết học lập
thuyết/philosophie doctrinale” như thế nào.
Hành trạng
tư tưởng Alliez chỉ rõ hai con đường: ông
là một môn đệ của Deleuze đã lý giải triết
học nội tại để chỉ ra cơ sở
của khu biệt và sự cố mà những nhà phân tích
Deleuze thường đề cập. Công trình này đánh
dấu qua những tác phẩm như La signature du
monde, 1993; Deleuze philosophie virtuelle, 1995 hay xuất bản
tuyển tập Gilles Deleuze, une vie philosophique, 1995
(tập hợp những tham luận của nhiều tác
giả như G. Agemben, F. Wahl, Jean-Luc Nancy, F. Jameson v.v.. trong
Hội luận quốc tế G. Deleuze ở Rio de Janeiro -
São Paulo 10-14 tháng sáu 1996)
Để
phản bác lại phê phán cho rằng triết học Deleuze
không báo hiệu một tư tưởng mới nào mà
chỉ là tổng hợp những tư tưởng
xếp đặt quan hệ với nhau nhằm chỉ ra
sự khu biệt, Alliez trong tác phẩm xuất bản
năm 1995 đã chỉ ra rằng khi triết học
khẳng định nội tại là điều kiện
duy nhất để tái tạo những khái niệm như
chính nhũng sự vật ở tình trạng tự do và thô
dã, bên ngoài những thuộc từ nhân học, cái
triệt để suy lý trong hữu thể luận Deleuze -
một hữu thể luận của tiềm thể/une
ontologie du virtuel - xác định một thứ chủ
nghĩa duy vật triết lý cách mạng. Alliez nhắc
đến một định nghĩa quan trọng của
Deleuze: Triết học là lý luận những phức
thể (mở đầu một bản văn nhan
đề: Hiện thể và tiềm thể/L'actuel et
le virtuel trong Dialogues, 1977 của Gilles Deleuze và Claire
Parnet).
Thự danh
thế giới/La signature du monde, 1993 bàn về tác
phẩm Triết học là gì? như Alliez ghi nhận
là quyển sách cuối cùng mang thự danh/signature
Deleuze-Guattari như để đạt tới “điểm
phi-thức/non-style ở đó rốt cuộc người
ta có thể tự nhủ: vậy đó là gì, cái
điều tôi đã làm suốt đời” (dẫn từ Triết
học là gì?). Tập sách nhỏ này của Alliez thực
ra không chỉ là thao tác “bình luận bản văn” nhưng
thực tiễn để đặt vấn đề
về một lý luận tư tưởng khả dĩ
chẩn đoán, trong những chuyển biến của chúng
ta, những điều kiện hữu thể của kinh
nghiệm thực, tiếp nối bằng một công trình
khác Luận về bất khả của hiện
tượng luận xuất bản hai năm sau
(1995). Alliez luận ba vấn đề: đạo
đức của triết học, suy nguyên luận của
khoa học và hữu phong tục luận/onto-ethologiques.
Đạo
đức của triết học, có nghĩa là học cách
triết lý, một cách nhận thức lý trí và những
chuyển biến của nó, hữu phong tục luận
chống hữu thần luận. Suy nguyên luận khoa
học phác họa đề cương của một
hữu thể luận vật lý, hình thành khái niệm
vật chất của khoa học, đặt định một
khởi nguyên xác định nguyên giới hạn, khuôn
khổ, chức năng sự vật, tiềm năng,
vấn đề, quan sát riêng phần. Phần Hai của Triết
học là gì? chương 7 có tiêu đề là tri
thức, giác thức và khái niệm (percept, affect et concept)
luận về sự vật/la chose hay tác phẩm nghệ
thuật/l'Œuvre d'art là một khối cảm quan, nghĩa là
một phức hợp những tri thức và giác thức.
Deleuze-Guattari chỉ ra tri thức không còn là tri giác nữa,
mà độc lập với tình trạng của những ai
chứng thực chúng; giác thức rõ ràng là những
chuyển biến phi nhân của con người, cũng
như tri thức là những quang cảnh phi nhân của
thiên nhiên. Tri thức, giác thức hiện đó vắng
mặt con người, vì người như thể trong
đá, trên bức họa hay theo chữ nghĩa, cũng
chính là một phức hợp tri thức và giác thức.
Phần Ba trong sách dẫn trên của Alliez dành nhiều trang
bàn về hữu phong tục luận nhằm khai triển
quan điểm “chính bộ óc chứ không phải con
người suy nghĩ, con người chỉ là một
kết tinh hoá của óc” - phê phán quan điểm “hiện
tượng luận muốn vượt bộ óc
để hướng về một Hữu trong thế
giới”. Có thể nói bộ óc chính là hữu thể
luận nhượng chỗ cho thực dụng của
hữu. Quan điểm thực dụng hữu thể này
phản ảnh nơi Whitehead, Ruyer, Gilbert Simondon, F. J. Varela,
có thể ngược lên Duns Scot, Spiniza. Một phong tục
học cao đẳng có những nhu kiện/requisits như:
tư duy theo chuyển biến, không phải theo tiến hóa,
theo những phẩm chất biểu hiện, không phải
theo chức năng, theo bố trí hơn là theo ứng
xử. Alliez xác định hữu phong tục luận là
thiết lập một bình diện nội tại, sao cho
chuyển biến và phức thể cùng là một sự
vật và chuyển biến không có chủ thể phân
biệt với chính nó và mang theo tư tưởng như
một phát sinh dị chủng của tự nhiên. Nói rõ
hơn, chuyển biến của tư tưởng diễn
ra về mặt khái niệm triết lý xác định
những đối tượng tâm linh như những
hữu thực, về mặt cảm quan của nghệ
thuật gồm những hữu cảm vượt
khỏi cái sống, phong phú trong mọi trường
của khả hữu, về mặt tự nhiên của
hỗn mang quy chiếu khoa học không điều hợp
mà không dốc sức trong một tiềm năng hỗn
mang bắt nó phải đối đầu với mọi
ba động và chia hai. Triết học khái niệm mở
ra một quyền năng diễn biến tác động
thẳng lên óc nhằm xoay chuyển giới hạn của
cụ thể và trừu tượng, khả cảm và
khả tri, khi giao thoa triết học, khoa học và
nghệ thuật trên nền tảng sai dị/disparité phi
biện chứng.
Trong Luận
về bất khả của hiện tượng luận,
Alliez tranh biện với những triết gia Pháp cùng
thời, không phải vấn đề về tính cách dân
tộc của triết học Pháp, song về những
đặc dị sinh thực của trường triết
học hiện đại dàn trải qua hiện
tượng luận và phân tích luận lý, giữa khả
hữu và bất khả của hiện tượng
luận. Công trình này tiếp nối những vấn
đề trong quyển sách trước: tra hỏi tính
bổ xung giữa hiện tượng luận về
sự thất bại của hình thái luận lý và phân tích
sự gián đoạn hướng tính của hiện tượng
luận.
Tác phẩm chính
của Alliez là bộ Thời gian chủ/Les Temps capitaux
xuất bản năm 1991 với lời tựa của
Gilles Deleuze: “Eric Alliez không nhằm trình bày những quan
niệm về thời gian hay phân tích những cấu trúc
thời gian, mà nói về những dẫn đạo thời
gian/conduites du temps khác nhau.” Bộ sách này đã hoàn tất
hai quyển, quyển I mang tiêu đề: Những
truyện kể về chinh phục thời gian/Récits de la
conquête du temps gồm bốn phần chính luận
về Aristote, Plotin, St Augustin, Niềm tin kỳ thành/Fides
Efficax và phụ chú. Những dẫn đạo của
thời gian, như Deleuze nhận xét trong tác phẩm này
của Alliez chỉ ra cuộc hành trình tâm linh, bởi
lịch sử triết học chính là một hành trình, mà cái
độc đáo của Alliez ở chỗ đánh dấu
những biến đổi về dẫn đạo và
bước đi ở mọi giai đoạn. Sự
vật, xã hội và tư tưởng được xét
đến trong những quá trình, nếu không những
dẫn đạo và bước đi vẫn chỉ là tùy
tiện. Alliez đã phát hiện và phân tích những quá trình
mở rộng, tăng cường, tư bản hóa,
chủ thể hóa như vậy trở thành những
điều kiện cho một lịch sử về
thời gian. Tài phú luận/chrématistique/khrèmatistikè như
Alliez nhận xét là một khoa học sáng tạo gắn
liền với sản xuất, vì từ Aristote đến
Marx đã có một cuộc cách mạng khoa học (chỉ
ra chuyển động phụ thuộc vào thời gian),
một cuộc cách mạng công nghiệp (nhân lực là
thời gian lao động nhân cách hóa) - như Alliez dẫn
lời Deleuze nhận định tha hóa chỉ ra thời
gian là nguyên nhân trực tiếp, dẫn lời Marx: thời
gian là tất cả, con người không là gì cả. Quyển
bốn bộ Lý học/phusike akroasis của Aristote
chứa định nghĩa thời gian như số
chuyển động trong quan hệ với cái có
trước và sau, Alliez đồng ý với Heidegger có
thể tạo thành sách cơ bản/Grundbuch của
triết học phương tây.
Ngay từ
quyển đầu tác phẩm, Alliez đã giới
thiệu lộ trình nghiên cứu thúc đẩy một quá
trình phổ hệ, đồng thời với phân tích
những thực tiễn của thời gian theo chiều
hướng của một khảo cổ học về
tiềm năng. Aûnh hưởng của Foucault và Deleuze khá
rõ trong hành trạng tư tưởng Alliez. Oâng cũng phác
họa đề cương của chương 1 tìm
hiểu cấu trúc mang ba đặc tính hữu thể,
vũ trụ và nhân học trong tư tưởng Aristote.
Ở chương hai luận về khởi điểm
của trường phái tân Platon trong một lịch sử
bất tận khi xác định hình ảnh-hoạt
động gây ra thời gian, ở chương ba luận
từ Augustin khai phá một biện chứng của siêu
việt có khả năng thể hiện nó trong thế
giới. Như Alliez đã phân biệt thời gian tiềm
tàng với thời gian trừu tượng, ông tự
hỏi liệu động lực học về siêu
việt có phải là sợi chỉ đỏ của
thời gian trừu tượng (công cụ của mọi
mưu toan nắm được hữu trong biểu
tượng. Cho nên trong tập hai, như phần đã
xuất bản Tình trạng mọi vật/L'état des choses
khi đối chiếu hai dòng tư tưởng Aristote và
Duns Scot, khúc quanh tư tưởng từ nhà triết
học người Anh này nhằm lật đổ học
thuyết Aristote đang thống trị, như một cách
mạng kiểu Copernic về quan hệ chủ thể/khách
thể, sở cứ sự vật biến vào trong một
thời gian tiềm thể (thực hiện đồng
nhất giữa hữu và thời gian trừu
tượng), nhằm minh thi cơ sở nền tảng
của một trật tự cho phép nó bởi chân lý siêu
nghiệm của quyền lực, cơ sở của
quyền lực này trong Tri thức. Tư tưởng Alliez
vẫn còn trên đường phát triển, chỉ kể
những tác phẩm đã xuất bản như: Les Temp
Capitaux (q.1 Récits de la con quête du temps, 1991; q. 2 L'état des choses,
1999); La Signature du monde, 1993; De l'impossibilité de la phénoménologie,
1995; Deleuze, philosophie virtuelle 1996; Gilles Deleuze, une vie
philosophique,1998.
Alquié, Ferdinand: Ferdinand Alquié sinh
tại Carcassonne năm 1906, mất năm 1985, đậu
thạc sĩ năm 1931 dạy ở Caen, Condorcet, Henri IV và
Louis-le-Grand từ 1939 đến 1950. Sau khi trình luận án Khám
phá siêu hình về con người trong triết học
Descartes/La découverte métaphysique de l'homme chez Descartes vào năm
1950, Alquié dạy ở đại học Montpellier và ở Sorbonne từ
1952. Năm 1975, ông là viện sĩ của Viện Hàn lâm
khoa học đạo đức-chính trị. Một trong
những người học trò lừng danh của ông là
Gilles Deleuze. Alquié là mẫu mực giáo sư triết
học trong truyền thống triết học Pháp, với
những bài giảng triết học, những trước
tác và những công trình xuất bản có phê phán và chú
giải như Tác phẩm triết học của
Descartes/Œuvres philosophiques de Descartes, 1963-1973; Tác phẩm
triết học của Kant/Œuvres philosophiques de Kant,1980;
Tuyển tập Đạo đức/Ethique của Spinoza,
1961.
Luận án nói trên
chỉ là một trong những công trình đóng góp nghiên
cứu Descartes của Alquié, vì ngay từ 1933, ông đã
xuất bản Những ghi chú về phần thứ
nhất tác phẩm Principes de la philosophie của Descartes, Khoa
học và siêu hình học nơi Descartes,1955; Descartes, con
người và tác phẩm, 1956, chủ nghĩa Descartes
nơi Malebranche, chủ nghĩa duy lý nơi Spinoza. Alquié
có thể coi như một trong những nhà chuyên khảo
về Descartes cận đại, bên cạnh Jean Laporte (tác
giả Le rationalisme de Descartes, 1945) hay Martial
Guéroult (tác giả Descartes selon l'ordre des raisons, 1953). Tuy
nhiên quan điểm của họ có phần xung
đột. Alquié gần với Laporte hơn khi nhận
định không có một hệ thống nơi Descartes,
ngược với Guéroult xem hệ thống triết
học nơi Descartes xét theo trật tự của lý
trí/selon l'ordre des raisons. Alquié cũng không đồng
thuận với Guéroult khi quan niệm tách hướng
đi của triết học khỏi nhận thức toán
học, xem nhận thức triết lý kém phần luận
lý mà nhiều phần trực giác, trực tiếp hơn và
bớt đi phần suy lý. Mặt khác, Alquié cũng không
quan niệm như Gilson (làm mất tính độc đáo
của triết học Descartes trong ý hướng
đưa triết học này vào khung cảnh triết học
trung cổ) mà nghiên cứu xem Descartes nhận thức
mối tương quan giữa siêu hình học và khoa
học. Phát hiện siêu hình học của Descartes theo Alquié
hình thành rõ nét trong quan niệm “khách thể không là hữu”,
nhận ra được ý niệm vô cùng thống nhất
ngã/ego với ngã tư duy/cogito, vấn đề là ở
chỗ “hiểu được làm thế nào Descartes có
thể chủ trương một phương pháp phổ quát
thuộc phong cách toán học, không chỉ ứng dụng
giới hạn trong lĩnh vực toán học” mà trải
rộng trên các lĩnh vực khoa học khác. Phương
pháp này do tinh thần mà theo Alquié Descartes đã chỉ ra ngay
từ 1628 (năm đánh dấu Những quy tắc hướng
dẫn tinh thần/Regulœ ad directionem ingenii của
Descartes), sự thống nhất khoa học chỉ là
chuyển tả sự thống nhất của tinh
thần. Khẳng định như vậy, mặc nhiên
Alquié đã phủ bác quan điểm của Gilson và chỉ
ra Descartes đoạn tuyệt triệt để với
trường Kinh viện, khởi sự triết học
mới, “chính là khởi đầu cuộc cách mạng
Copernic nổi tiếng của Kant” với ý niệm tinh
thần là một, là nhất thể. Điều đó có
nghĩa là mọi sự được nhận thức thì
đa biệt, song tinh thần nhận thức vẫn là
một. Khám phá siêu hình nơi con người trong
triết học Descartes của Alquié khai triển chủ
đề “không có gì cơ bản hơn trong triết
học Descartes là lý luận về sáng tạo những chân
lý vĩnh cửu”, lý luận này giải phóng vật lý
học la một khoa học độc lập khỏi vòng
cương toả thần học. Alquié lập luận: “Học
thuyết sáng tạo những chân lý vĩnh cửu, nếu
là của Thượng đế tối cao, cũng là
của Thuợng đế vắng mặt, và hàm ngụ
sự phân cách biểu thị tinh thần mới như
thấy trong chủ nghĩa dương thân (Jansenius)
dưới những hình thức khác, phủ nhận
thấy trong một vận động tự nhiên, một
tình cảm thuần nhân tính, một đà lực
hướng về Thượng đế, hay trong học
thuyết Kant, phân cách triệt để trật tự
đạo đức với trật tự của Tự
nhiên.”
Điểm
đặc sắc trong việc nhận xét tiến trình
tư tưởng của Descartes từ Phương pháp
luận/Discours de la méthode, 1637 đến Những
suy niệm siêu hình học/Méditations sur la philosophie
première, 1641 trong luận án của Alquié là định
thức “tôi suy nghĩ vậy tôi hiện hữu” năm 1637
chưa là kết luận của một lý luận mà
tới tác phẩm 1641, với định thức “ego sum
ego existo” mới hoàn tất ý nghĩa “để tư duy
cần phải hiện hữu”, lĩnh hội hữu
như thể cơ sở siêu hình của nhận thức.
Những bài giảng về Khoa học và Siêu hình học
của Descartes, 1955 chỉ ra cái tôi trở thành cơ
sở tuyệt đối của nhận thức,
điều đó phát hiện cái tôi hiện hữu/sum
trở thành “trụ cột hữu thể luận duy
nhất cho những ý niệm của tôi”.
Trong sai xuất
hữu thể và sự vật khai phóng cho một lý trí
mở ra vô cùng, Alquié có thể đi vào những địa
vực mà chủ nghĩa duy lý chật hẹp không biết đến,
như thơ, như đam mê tình yêu. Triết lý của
chủ nghĩa siêu thực xuất bản năm 1955, Khát
vọng vĩnh cửu xuất bản năm 1943, Hoài
niệm hữu xuất bản năm 1950, Cô đơn
của lý trí xuất bản năm 1966 chỉ ra con
người tư tưởng của Alquié xứng
đáng với ý nghĩa những bằng hũu, môn
đệ đánh giá trong một ý nghĩa “đam mê lý trí”.
Tác phẩm
viết về chủ nghĩa siêu thực khởi đi
từ những yêu cầu nội tại và cứu cánh
cơ bản của tư trào văn chương này. Alquié
khẳng định triết lý của chủ nghĩa siêu
thực không có nghĩa một triết học siêu thực.
Triết học là bước đi của con người
toàn diện, không phải hệ thống của khách
thể. Alquié nỗ lực tìm ra một triết lý của
siêu thực, dựa trên những khai phá của siêu thực
trong những lĩnh vực mà khoa học cũng như
nhiều nghệ thuật lãng quên, Siêu thực có một lý
luận thực sự về tình yêu, cuôc đời, tri
tưởng, những quan hệ của con người và
thế giới. Nhà siêu thực trong nhận thức con
người đã dẫn họ tới chỗ tìm lại
tinh thần siêu hình học.
Trong tác phẩm
bàn về khát vọng vĩnh cửu, Alquié xác định
không luận về chính vĩnh cửu, vì ông chỉ
định từ vĩnh cửu cho những thực
tại khác nhau, cũng không nghiên cứu những quan hệ
khách quan của những thực tại này, mà chi xét những
ngả đường chủ quan dẫn đến
những khái niệm này. Ông cũng coi phủ nhận
thời gian là hình thái chung của mọi đam mê (nuôi
dưỡng trong ký ức, thói quen, hối hậnv.v..)
nơi con người. Triết học theo Alquié trong nỗ
lực không ngừng của yêu cầu thuần lý giúp ta khám
phá ra chân lý của vĩnh cửu chống lại cái
vĩnh cửu ảo tưởng. Hữu không là khách
thể, Alquié viết như thế trong Hoài niệm
hữu nhằm khai thông “quan hệ vĩnh cửu
giữa ý thức của chúng ta và Hũu thể”. Phân cách
với mọi khách thể không những sửa soạn cho
việc khám phá siêu hình về Hữu mà còn hoàn tất “tư
tưởng thể hiện không những phân cách với
hữu, mà còn là chính bản chất phân cách chúng ta với
nó.” Tư tưởng triết học như thể tư
tưởng phân cách với Hữu ảnh hưởng ý
thức nhiều mặt, chính là một chiều
hướng cơ bản trong triết học Alquié.
Những tác
phẩm quan trọng của F. Alquié: Notes sur les Principes de
la philos
Từ
điển triết học giản yếu
kỳ 9 (tiếp theo):
Từ ngữ La
tinh, Hy lạp, Phạn/Ái tình
Những nhóm
từ ngữ La tinh:
Ars gratia artis: Nghệ thuật
vị nghệ thuật.
Ars longa, vita brevis: Nghệ thuật
thì lâu dài, cuộcđời thì ngắn ngủi.
Argumentum ad baculum: Luận
chứng viện đến cây gậy, để chỉ
biện luận sử dụng đe dọa trực
tiếp hoặc gián tiếp.
Argumentum ad
ignorantiam: Luận chứng viện đến ngu dốt.
Trong Luận về trí năng con người/An Essay
concerning human Understanding của John Locke, quyển IV
chương XVII nói đến bốn loại luận
chứng, tiết 20 là argumentum ad ignorantiam: con người
thường dùng luận chứng kiểu này để
điều khiển người khác, đòi hỏi
đối phương nhìn nhận những gì họ coi là
chứng cớ.
Mời các bạn xem thông tin chi tiết về viettel khuyen mai | nap tien vinaphone | cách nạp thẻ viettel
Trả lờiXóa