Thứ Tư, 6 tháng 6, 2012

Cuộc luận chiến truyện Kiều



Khoảng năm 1910, Pháp bắt đầu đầu tư cho người Việt Nam mcác tạp chí, tờ báo cho người Việt nhưng để tuyên truyền cho chính sách thân Pháp: “Pháp – Việt đề huề”. Một trong những tờ báo đó là Nam Phong tạp chí và Đông Dương tạp chí. Phạm Quỳnh là chủ bút của Nam Phong tạp chí – đã từng là quan thượng thưHuế, “đứa con ngoan của chế độ thuộc địa”.

Truyện Kiều
Cũng từ năm 1910, Truyện Kiều được phát hiện lại như một giá trị, được đề cao và tôn sùng, mà đỉnh điểm là bài diễn văn bằng chữ Quốc ngữ về Truyện Kiều của Phạm Quỳnh, được đọc tại lễ kỷ niệm Nguyễn Du (năm 1924).
Đồng thời trong giai đoạn này, cuộc tranh luận về Truyện Kiều cũng diễn ra một cách gay gắt: Cuộc tranh luận thứ nhất là giữa Phạm Quỳnh và Ngô Đức Kế. Cuộc tranh luận thứ hai là giữa Phan Khôi và Huỳnh Thúc Kháng. Hai cuộc tranh luận này phản ánh cuộc xung đột giữa hai dòng văn học: theo kiểu truyền thống và những người tiếp nhận nền văn học mới (sau đó là thơ mới và thơ cũ).
Dưới đây là hai cuộc tranh luận ‘đình đám” nhất giữa Phạm Quỳnh và Ngô Đức Kế
Bài thứ nhất của Phạm Quỳnh: “Bài diễn thuyết bằng Quốc văn” (Đọc tại lễ kỷ niệm Nguyễn Du, nhân ngày mất (10 tháng 3 âm lịch), do Hội khai trí (Ban văn học) tổ chức ngày 8.9.1924.) trên tạp chí Nam Phong tháng 8 năm 1924 có những luận điểm chính như sau:
- Nguyễn Du là bậc đại thi nhân gây dựng cho quốc âm ta thành văn chương. “Đặt ra một cuộc kỷ niệm để nhắc lại cho quốc dân nhớ đến công nghiệp một người đã gây dựng cho quốc âm ta thành văn chương để lại cho chúng ta một cái “hương hỏa” rất quý báu, đời đời làm vẻ vang cho cả giống nòi.”
- Truyện Kiều là một bộ văn chương tuyệt tác
- Truyện Kiều có tầm ảnh hưng lớn đối với dân tộc ta. “Văn chương người ta thiên kinh vạn quyển dẫu có thiếu mất một quyển cũng chẳng hại gì. Văn chương mình chỉ độc một quyển, vừa là kinh, vừa là truyện, vừa là thánh thư phúc âm của cả một dân tộc, ví lại khuyết nốt thì dân tộc ấy đến thế nào”.
- So sánh Truyện Kiều với văn học thế giới, cụ thể là văn học Trung Quốc và văn học Pháp.
+ Văn học Trung Quốc: Phạm Quỳnh đã so sánh “Truyện Kiều” với “Ly Tao”, “Tây Sương”. Truyện Kiều nổi bật, có nét riêngnghệ thuật kết cấu, đa dạng về giọng điệu, đó là văn chương chân chính. “Cứ thực thì Truyện Kiều dẫu là đầm thấm cái tinh thần của văn hóa Tàu, dẫu là dung hòa những tài liệu can văn chương Tàu, mà có một cái đặc sắc mà văn chương Tàu không có. Cái đặc sắc ấy là sự “kết cấu”… “Biên tập là cóp nhặt mà đặt liền lại; kết cấu là thu xếp mà gây dựng lên, thế nào cho thành một cái toàn bức các bộ phận điều hòa thích hợp với nhau, không thêm bớt được chút nào. Truyện Kiều là một cái toàn bức như thế, mà là một bức tranh thế thái nhân tình vẽ sự đơi như cái gương tầy liếp”.
+ Văn học Pháp: So sánh với văn học Pháp, Phạm Quỳnh khẳng định Truyện Kiều là sự kết hợp cả tinh thần cổ điển và tinh thần lãng mạn. Truyện Kiều có tính phổ thông, có tác động đến tình cảm của độc giả: “Người Nam thời ai ai cũng biết ngâm Kiều, kể Kiều, lẩy Kiều để ứng dụng trong sự ngôn ngữ thường, kẻ thông minh hiểu một cách thâm trầm, kẻ tầm thường hiểu một cách thô thiển, nhưng ngâm nga lên thảy đều thấy làm vui tai, sướng miệng, khoái chí, tỉnh hồn”. Sau hàng loạt các lập luật Phạm Quỳnh đi đến kết luận Truyện Kiều nổi lên đột ngột nhưng tiêu biểu cho tinh hoa của cả một dân tộc.
Bài thứ hai của Ngô Đức Kế: Luận về chánh học cùng tà thuyết Quốc văn – Kim Vân Kiều – Nguyễn Du của Ngô Đức Kế trên báo Hữu Thanh số 21 ngày 1.9.1924 có những luận điểm cơ bản sau:
- Mối quan hệ giữa vận nước, nhân tâm thế đạo, lập luận về chính và tà.
- Thực trạng nước Việt Nam bây giờ, về văn hóa học thuật và những hậu quả của nó.
- Phân biệt giữa Quốc văn và Quốc học.
- “Những người học thức kiến văn chưa được một nắm, nhân cách giá trị chẳng đáng là bao, mới lom lem những học thuyết ông Mạnh (Montesquieu), ông Lư (Rouseau), bập bẹ những cách ngôn họ Trang, họ Liệt, thì đã nghiễm nhiên tự lập làm một đấng văn hào, tự xưng khai hóa quốc dân, mà không ngó ngàng lại mình đã khai hóa hay chưa; thôi thì bài diễn văn chất đống, sách du ký đầy thùng, thôi thì tán xằng tán nhảm, nói bậy nói càn, không còn có nghĩa lý chính đáng chi nữa”. Trong đoạn này Ngô Đức Kế ngấm ngầm chĩa mũi nhọn vào Phạm Quỳnh.
- Ngô Đức Kế tiếp tục đưa ra hàng loạt các luận điểm lập luận phản bác, phủ nhận sạch trơn giá trị của Truyện Kiều:
+ Truyện Kiều làm đảo lộn toàn bộ giá trị đích thực.
+ Tên sách – mối quan hệ giữa các đối tượng trong quá trình tiếp nhận, quan trọng là chủ thể tiếp nhận.
+ Truyện Kiều không có giá trị vì đề cập đến chuyện bậy bạ về đạo đức.
+ Truyện Kiều chỉ để ngâm vịnh chơi bời.
+ Truyện Kiều quá bi lụy
Trên cơ slập luận, Ngô Đức Kế cho rằng Truyện Kiều ảnh hưng xấu đến tầng lớp thanh niên An Nam lúc bấy giờ.
- Quan niệm văn học của Ngô Đức Kế (Quốc văn). Theo ông, tiểu thuyết là lối văn chương không cao quý. “ Cứ như lời họ thì từ lúc Gia Long lại nay, nước Nam ta có cái của rất quý báu mà người mình ngu dại không biết là quý, nay nhờ đức văn sỹ có cái đại nhãn, đại thức mà phát minh cái của báu ấy cho dân cho nước được nhờ, kể cái công phát kiến không kém gì ông Kha luân bố (Colombo) tìm được Mỹ châu vậy”.
Tổng thuật một cách cụ thể các luận điểm, chúng ta đã thấy được các luận điểm  trái ngược trong cuộc xung đột của hai con người, thấy được sự khác nhau trong quan niệm của hai thế hệ với việc thừa hưng chế độ giáo dục khác nhau (Phạm Quỳnh kém Ngô Đức Kế 10 tuổi).
+ Ngô Đức Kế là người cuối cùng đại diện cho văn học truyền thống, văn học nhà Nho yêu nước chống Pháp. Ông là đại diện cuối cùng đánh dấu cho sự thất bại của loại hình nhà nho yêu nước cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Báo hiệu sự cáo chung, đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của loại hình nhà nho này.
Với Ngô Đức Kế: Ông quan niệm giá trị quan trọng nhất của văn chương là đạo đức, nghệ thuật bị xếp dưới đạo đức, luân lý. Chức năng của văn học là “treo gương dạy đời”. Theo ông đó mới là văn chương đích thực. Văn chương với ông là quốc văn – tất cả những tri thức nói chung của con người. Theo nghĩa rộng tất cả những tri thức thuộc về tinh thần của con người đều là văn học. Quan điểm này có phần thực dụng, cực đoan. Ngô Đức Kế cho rằng văn học phải phục tùng đạo lý, trong các giá trị của văn học thì các giá trị luân lý, đạo đức là cao nhất.
+ Phạm Quỳnh: Là người có hiểu biết cả về văn học phương Tây và văn học truyền thống. Ông gần như là người đại diện đầu tiên của văn học hiện đại. Ít nhiều có thể thấy được ông chấp nhận ít nhiều nền văn hóa Pháp, sự cai trị của thực dân PhápĐông Dương. Quan điểm văn chương của ông được thể hiện trên rất nhiều vấn đề: Văn học là gì?, Viết văn để làm gì?, Tác phẩm văn học có giá trị gì?, Thế nào là một tác phẩm đẹp?…
Từ những lập luận của Phạm Quỳnh ta nhận thấy văn học và nhà văn có vị trí cao trong nền văn hóa. Đây chính là điểm mới của Phạm Quỳnh so với những người trước đây. Chưa bao giờ văn chương và tác giả được đề cao đến thế. Trước đây văn chương bị coi là nghề hèn kém, chỉ là công cụ để phục vụ đạo lý, chính trị.
Phạm Quỳnh đề cao giá trị ngôn ngữ trong văn học. Nhiệm vụ của văn học là phải làm hoàn thiện ngôn ngữ. Đối với ngôn ngữ, nó lại tác động trlại và có vai trò quan trọng đối với dân tộc. Ngôn ngữ và dân tộc có mối quan hệ mật thiết, không thể tách rời.
Khi đánh giá về tác phẩm văn học, Phạm Quỳnh đã quan tâm đến màu sắc thẩm mỹ của tác phẩm. Ông đánh giá tác phẩm từ nhiều góc độ cụ thể, chi tiết: từ giọng điệu, kết cấu cho đến phương pháp sáng tác của nhà văn. Từ cách tiếp cận mới này, ta bắt đầu nhận thấy bắt đầu manh nha hình thành tiêu chí đánh giá tác phẩm văn học: đánh giá bằng giá trị nội tại của tác phẩm.
Phạm Quỳnh đánh giá Truyện Kiều chính là tâm huyết của Nguyễn Du. Đây là quan điểm hết sức đúng đắn. Nguyễn Du bằng tài năng, sự sáng tạo độc đáo, bằng chính những trải nghiệm, những thể nghiệm sâu sắc can cuộc đời mình đã viết nên áng văn chương là rạng danh nước Nam, in đậm dấu ấn văn học, văn hóa nước ta đến ngàn đời.
Từ tranh luận giữa Ngô Đức Kế và Phạm Quỳnh, cuộc tranh luận “Truyện Kiều” còn kéo dài mãi về sau này. Dần dần các giá trị của “Truyện Kiều” được các nhà nghiên cứu đánh giá một cách khách quan, đúng đắn chứ không cực đoan như lập trường của nhiều nhà phê bình đương thời. Từ đó báo cáo của chúng tôi muốn: Nhìn nhận lại con đường Phạm Quỳnh đã chọn từ tư tưng chính trị đến quan niệm văn chương.

2 nhận xét: