Chủ Nhật, 3 tháng 6, 2012

QUYỀN LỰC [Phần 8]

QUYỀN LỰC
[Phần 8]
 
Chương IX
SỰ KHNG CHTƯ TƯỞNG
 
 
    Đưa ra lý lẽ để bảo vệ quan điểm cho rằng ý kiến có sức mạnh vạn năng và mọi hình thức quyền lực do đó mà có là điều dễ dàng. Ta đã biết là những đạo quân sẽ vô dụng nếu quân lính không hiểu lý do tại sao họ chiến đấu, hoặc như trong trường hợp bọn lính đánh mướn, ít nhất những tên này phải phục khả năng điều quân của những người chỉ huy. Tóm lại luật lệ bất lực nếu không được ai tôn trọng. Những cơ sở kinh tế có thể tồn tại được nhờ là sự thượng tôn luật pháp của dân chúng. Ta thử tưởng tượng những dịch vụ ngân hàng sẽ ra sao nếu mọi người dân thường không phản đối làm giấy bạc giả. Trong nhiều trường hợp người ta cũng đã biết là những ý kiến tôn giáo xem ra còn “nặng” hơn cảnhững ý kiến chính quyền.
 
    Ta hãy duyệt xét một vài ví dụ. Nếu trong một xứ nào đó mà đa số dân chúng ngả theo chủ nghĩa xã hội thì chủ nghĩa tư bản không sao có thể mang ra thi hành cho được. Vì những lý do đó ta có thể bảo ý tưởng là quyền lực tối thượng trong chủnghĩa xã hội. Nhưng đây mới chỉ là sự thực nửa vời thì nó không đếm xỉa tới những sức mạnh tạo ra ý tưởng. Nếu ta bảo ý tưởng là sức mạnh chính yếu trong sức mạnh quân sự thì nói sức mạnh quân sự tạo ra ý tưởng cũng không sai. Vào thời điểm hiện tại hầu như những quốc gia ở Âu Châu đều có một tôn giáo vốn là của chính quyền vào hậu bán thế kỉ 16, và sự hiện diện của tôn giáo này ở nhiều nơi có thể là do bách hại và tuyên truyền bằng sức mạnh quân sự. Thói thường chúng ta có ý tưởng là do truyền bá tinh thần đưa lại, nhưng điều này không đúng với những nguyên nhân trực tiếp; sâu xa hơn thường có sức mạnh phục vụ tín niệm. Trái lại một tín niệm không bao giờ sử dụng sức mạnh trong buổi đầu. Những bước đầu tiên trong cuộc truyền bá chỉ được xúc tiến bằng thuyết phục mà thôi.
 
    Như vậy chúng ta thấy mọi tình trạng đưa qua đây lại: trước tiên, sựthuyết phục đơn thuần dẫn tới sự chấp nhận của một nhóm nhỏ, rồi sau đó đủ sức mạnh được sử dụng tới để bảo đảm là các phần tử còn lại của cộng đồng phải ráng nghe những tuyên truyền dẫn dụ, sau cùng là niềm tin của đa số tuyệt đối. Khi đó võ lực không cần thiết nữa. Có nhiều trường hợp ý tưởng không vượt nổi giai đoạn đầu tiên, một số khác tiến tới giai đoạn thứ hai, nhiều ý tưởng thành công trong cả ba giai đoạn.
 
    Hội Liên Hữu không bao giờ vượt quá giai đoạn thuyết phục. Những kẻ phản đối giáo hội thời Cromwell đã đoạt được chính quyền, nhưng họ đã thất bại về tuyên truyền ngay khi họ nắm được quyền bính. Sau ba thế kỷ thuyết phục, Giáo hội Công giáo đã nắm được quyền bính vào thời Constantine và sau đó đã thiết lập một hệ thống chiêu hồi những kẻ ngoại bang bằng vũ lực. Nhờ vậy mà Giáo hội tồn tại được sau cuộc xâm lăng của Rợ. Tín niệm Mác xít đã tiến tới giai đoạn thứ nhì ở Nga; nhưng vẫn còn lúng túng trong giai đoạn đầu ở nhiều nơi khác.
 
    Tuy vậy ta cũng thấy có nhiều trường hợp quan trọng mà việc gây ảnh hưởng trên dư luận không cần phải vận dụng tới vũ lực trong bất cứ giai đoạn nào. Ta hãy nhìn lại sự tiến triển của khoa học. Ngày nay ở những nước văn minh, nhà nước khuyến khích khoa học, khác hẳn vào thời kì mới phát triển khoa học thường bị ghẻ lạnh. Galileo đã từng bị bắt buộc phải chối bỏ những phát kiến của mình; Newton đã bị ngăn trở trong cuộc nghiên cứu của ông khi người ta cố tình bổ nhiệm ông làm vào chức vụ Master Of Mint; Lavoisie đã bị đưa lên đoạn đầu đài vì lý do “Nền cộng hòa không cần những nhà bác học”. Nhiều khoa học gia khác chính là cha đẻ của thế giới hiện đại. Ảnh hưởng của họ đối với thế giới lớn hơn bất cứ triết gia nào, trừ Aristotle và Christ. Họa may Pythagoras có tầm quan trọng so sánh được; nhưng chẳng ai biết Pythagoras có thực hay không.
 
    Ngày nay ta có thói quen coi rẻ sức mạnh lý trí trong những hoạt động con người, nhưng sự hưng thịnh của khoa học là một bằng chứng trái ngược. Các nhà khoa học đã chứng tỏ cho thế nhân biết rằng kiến thức khoa học có thể đưa tới quyền lực hoặc giàu có. Và con người ham chuộng những cứu cánh sau này mãnh liệt đến nỗi người ta xem trọng nó hơn nếp suy tư thời Trung cổ. Ta cũng đã biết là sức mạnh Giáo hội là truyền thống, nhưng những tài sản của Giáo hội nhờ vào Thần học Công giáo, (mà Thần học Công giáo dựa trên những lập luận khoa học). Ngày nay hẳn chỉ có những tên ngoan cố mới dám tin là Joshus[1] đã khiến cho mặt trời đứng nguyên một chỗ vì người ta đã có cả một khoa thiên văn của Copernic. Khoa vật lý của Aristotle cũng đã bị bỏ rơi vì nay nhờ vào thuyết của Galileo người ta có thể tính đạn đạo của một viên đại bác.
 
    Nói chung ngày nay người ta xác nhận khoa học rất cần thiết cho cả kỹ nghệ chiến tranh lẫn hòa bình, và nếu như không có khoa học, một quốc gia không thể giàu có hay hùng mạnh được.
 
    Tất cảnhững tác dụng trên dư luận của khoa học hoàn toàn do thực nghiệm đưa lại. Tuy nhiên ta có thể bàn cãi được những lý thuyết tổng quát mà khoa học chưa chứng nghiệm được. Về phương diện thực tếnhững kết quả khoa học hiển nhiên là hữu dụng. Xưa kia người da trắng thủ đắc những kiến thức khoa học nên đã một thời làm mưa làm gió trên thương trường quốc tế. Nay Nhật Bản đã lấy đi phần nào ưu thế của họ.
 
    Qua ví dụ nay ta có thể học được ít điều liên hệ tới quyền lực của lý trí nói chung. Trong trường hợp khoa học, lý trí đã thắng thiên kiến vì nó đã cung ứng những phương tiện thực tiễn để đạt các mục tiêu, và bởi vì những chứng cớ mà nó mang lại quá ư rõ ràng. Những ai cho rằng lý trí không có quyền lực gì trong những vấn đề nhân sinh hẳn đã không lưu tâm tới hai điều kiện này. Nếu nhân danh lý trí ta yêu cầu một người thay đổi những dự định căn bản của hắn để theo đuổi hạnh phúc chung hơn là quyền lực riêng, bạn sẽ thất bại, và bạn đáng thất bại vì riêng lý trí không đủ đểxác nhận những cứu cánh của đời sống. Bạn cũng có thểthất bại khi tấn công vào những thiên kiến đã ăn rễ xâu xa trong khi mà luận cứ của bạn vẫn còn nằm trong vòng nghi vấn, hoặc là khó khăn đến độ chỉ có những nhà khoa học mới có thể nhìn thấy sức mạnh của nó. Nhưng nếu bạn có thể dùng những chứng cớ hiển nhiên (mà những kẻ lành mạnh có thể hiểu nổi) rằng bạn nắm phương tiện làm dễ dàng sự thỏa mãn những ham muốn, bạn có quyền tin tưởng là rồi người ta sẽ tin những gì bạn nói. Dĩ nhiên điều nay bao gồm điều kiện là những ham muốn hiện hữu mà bạn có thể thỏa mãn là những ham muốn của những kẻ có quyền hoặc có thể thủ đắc quyền lực.
 
    Chúng ta đã nói tạm đủvề quyền lực của lý trí trong những vấn đềnhân sinh. Giờ đây tôi bàn tới một hình thức khác của sự thuyết phục mà không cần phải sử dụng tới bạo lực; nói rõ hơn là hình thức thuyết phục của những vị khai sáng mối đạo. Ta có thể giản lược tiến trình niềm tin dẫn tới thuyết phục nhờ vào công thức sau đây: Nếu một phát biểu nào đó đúng, và nó thỏa mãn các khát vọng của tôi, tôi sẽ mong những phát biểu là đúng thật, và chỉ trừ khi tôi phán đoán minh mẫn, thường thì tôi tin phát biểu đó đúng. Tôi được nghe tin theo Chính Thống giáo và sống một đời sống đức hạnh sẽ giúp tôi lên Thiên đàng khi tôi trở về Nước Trời. Tin vào tin tưởng này tôi sẽ cảm thấy khoan khoái, và vì vậy, có thể tôi sẽ tin phát biểu này nếu tôi được kẻ nào đó trình bày hùng hồn.
 
    Nguyên do của niềm tin, nơi đây, không là chứng cớ hiển nhiên của sự kiện như trong khoa học mà là cảm giác khoan khoái do niềm tin đưa tới cùng với khung cảnh khích lệ xung quanh khiến cho niềm tin có vẻ không quá mơ hồ, xa vời thực tế.
 
    Quyền lực quảng cáo cũng thuộc loại này. Ta thấy dễ chịu khi nhìn vào những viên thuốc “Võ-Văn-Vân-Cửu-Long-Hoàn” vì ta hi vọng được mạnh khỏe hơn. Ta có thểtin vào chúng nếu ta được nghe xưng tụng nhiều lần vềtác dụng tốt đẹp của chúng. Như vậy, sự tuyên truyền phi lý cũng như tuyên truyền hợp lý cũng phải dựa vào những khao khát hiện có của con người, chỉkhác một điều là những tuyên truyền phi lý sử dụng những cách lập đi lập lại nhiều lần đểthay cho chính sự kiện.  
 
    Trong thực tế tương phản giữa một viện dẫn phi lý và hợp lý không rõ rệt như ta phân tích. Thường thường trong những tuyên truyền có chút chứng cớ hợp lý nhưng những chứng cớ này không có tính chất quyết định. Điều vô lý là nhiều khi người ta gán cho chút chứng cớ này tầm thường quan trọng quá lớn. Niềm tin, nếu không phải là tin tưởng cổ truyền, là sản phẩm của nhiều yếu tố: khát vọng, chứng cớ và sựlập đi lập lại nhiều lần. Khi khát vọng hay chứng cớ thiếu vắng thì không có niềm tin, khi thiếu những hỗ trợ tinh thần từ bên ngoài thì niềm tin chỉ có thể có được nơi những nhân vật phi thường như các vị khai sáng rường mối đạo, các nhà phát minh khoa học hay những kẻcuồng trí. Tuy nhiên phải có cả ba yếu tốít nhiều ta mới hòng tạo được niềm tin của tập thể, giả dụ như một yếu tố sút kém nhưng những yếu tố khác đủmạnh đểbù lại thì kết có thể vẫn vậy. Chẳng hạn như những chứng cớít thì tuyên truyền phải nổi trội, hoặc ngược lại.
 
    Chính nhờ vào việc lập đi lập lại nhiều lần mà những kẻ nắm được quyền lực đã có thể dùng tuyên truyền ảnh hưởng tới niềm tin của dân chúng. Tuyên truyền chính quyền có những hình thức mới hoặc cũ; Giáo hội đã từng có những kĩ thuật riêng của họ. Kĩ thuật này rất đáng khâm phục về nhiều phương diện, nhưng người đã khai triển nó trước khi con người phát minh được cách ấn loát, nên ngày nay ít có hiệu quả hơn khi xưa. Chính quyền cũng đã sử dụng một số phương pháp trong nhiều thế kỷ: Đầu vua in trên những đồng tiền, các buổi lễ đăng quang và những buổi lễ long trọng, các cuộc thao diễn của thủy, lục quân… Ngày nay những phương pháp tân kỳ có nhiều tác dụng mạnh mẽ hơn: Giáo dục, báo chí, phim ảnh, vô tuyến truyền thanh và truyền hình… Các phương pháp này được các chính quyền độc tài sửdụng, nhưng ta cũng thấy còn quá sớm đểphán đoán về các thành công của họ.
 
    Tôi đã nói tuyên truyền phải khiêu gợi được khát vọng của con người. Điều này có thể được xác nhận trong những trường hợp tuyên truyền, chính quyền thất bại vì đi ngược lại với tình cảm của quốc gia, nhưng ở nhiều nơi thuộc Áo Hung trước thế  chiến, ở Ái Nhĩ Lan cho tới năm 1922 và ở Ấn Độ cho tới nay[2]. Tuyên truyền chỉ thành công khi nó phù hợp với các đối tượng mà nó muốn đạt tới: khát vọng về sự bất diệt của linh hồn, về sức khỏe, về sự cao cả của tổ quốc, v.v.. Nơi nào không có những căn do nền tảng như vậy, tuyên truyền của chính quyền sẽ bị người đời nhìn với nỗi hoài nghi bi đát.
 
    Một trong những lợi điểm của nền dân chủ là nó khiến cho người công dân trung bình trở nên thụ động hơn vì họ coi chính quyền là của riêng họ. Vì vậy đương đầu với một trận chiến thắng ngay được là điều thường xảy cho nền dân chủ hơn bất kì một thể chế chính trị nào khác. Trong một nền dân chủ khối đa số chỉ có thể chống chính quyền bằng cách trước tiên tự nhận là mình đã lầm lẫn lúc trước, khi cho rằng những lãnh tụ mà họ đã chọn là những người tốt, mà điều này xem ra chẳng thú vị gì mấy.
 
    Ngày nay Giáo Hội, các nhà quảng cáo doanh nghiệp, các đảng chính trị, những nhóm tài phiệt và chính quyền là những nhóm đã thực hiện tuyên truyền đại quy mô. Nói chung tất cả những thế lực này hành động giống nhau trừ các đảng chính trị. Và ngay cả những đảng này, chắc họ cũng không nghịch là bao nhiêu với các tiêu chuẩn tuyên truyền căn bản của nhà nước, nếu như họ có chút hi vọng nắm được chính quyền. Ở những xứ độc tài nhà nước là kẻ độc diễn tuyên truyền.
 
    Tôi không tin quan điểm chính quyền sẽ được chấp nhận rộng rãi nếu chính quyền thất trận dù có bao nhiêu phương tiện lớn lao trong tay đi nữa. Tình trạng bi đát này làm chính quyền vô phương cựa quậy y nhưnhững chính quyền ngoại bang bị tinh thần quốc gia chống đối, và nếu người ta đưa ra hi vọng chiến thắng để khích thích lòng hăng say chiến đấu, dân chúng càng có phản ứng bất lợi khi họ vỡ mộng. Do đó người ta có quyền tin cuộc chiến tranh kế tiếp (như trận chiến tranh vừa qua) sẽ chấm dứt bằng một loạt các cuộc cách mạng còn dữ dội hơn những năm 1917, 1918 vì chiến tranh sau này sẽ có mức độ tàn phá khủng khiếp. Người ta hi vọng là các kẻcầm quyền sẽmởmắt ra để nhận rõ nguy cơ chính họ. Phải! Chính họ, có thể bị đám đông giết, mà nguy cơ này chẳng nhỏ hơn số phận những chiến sĩ dưới họng súng quân thù.
 
    Thường thì người ta dễ đánh giá quá cao quyền lực của tuyên truyền chính quyền nhất là khi tuyên truyền này không gặp cạnh tranh nào. Nếu chính quyền cứráng gây ra tin tưởng vào những đềnghị sai lầm thì rồi ra thời gian cũng sẽ chứng minh những sai lầm đó. Và tình trạng của nó chắc không khá hơn tình trạng của những kẻ theo Aristotle khi chống lại Galileo. Giả dụ có hai nhóm quốc gia đối nghịch nhau, bên nào cũng hô hoán nhất định chiến thắng về phe ta thì có ngày dân chúng sẽ bảo vào mặt họ rằng những tuyên bốcủa chính quyền đều láo khoét. Nhưng khi tuyên truyền đối nghịch bị cấm đoán, các kẻ cầm quyền đều coi mình là ông trời con và trở nên bất cẩn.
 
    Quyền lực trên dư luận (giống như các hình thức quyền lực khác) có khuynh hướng kết hợp và tập trung trong tay một số người. Kết quả là nhà nước dễ độc quyền. Nhưng trong lúc thái bình ta cũng đừng ngây thơ mà tin rằng độc quyền tuyên truyền của nhà nước khiến cho chính quyền vô địch. Càng về lâu dài những kẻ có quyền lực càng dễ trở nên thờ ơ với quyền lực của dân chúng giống như các Giáo hoàng thời Luther. Sớm hay muộn, nếu tình trạng này kéo dài, Một Luther nào đó cũng sẽ nổi dậy thách đố quyền hạn của nhà nước; và như người xưa người này sẽ thành công mau lẹ khiến cho người ta không thể đàn áp được y. Điều này sẽ phải xảy ra chỉ vì chính quyền cứ ngoan cố không chịu tin là nó sẽ xảy ra. Có điều sự thay đổi có tốt đẹp hơn không là điều ta còn phải duyệt lại.
 
    Tác dụng của tổ chức và thống nhất trong lãnh vực tuyên truyền cũng như trong lãnh vực khác, chính là đểtrì hoãn cách mạng, cũng chính vì vậy mà nó làm cho cách mạng trở nên dữ dội khi nó bộc phát. Nhưng khi chỉ có một học thuyết duy nhất được chấp nhận thì người ta không còn cơ hội suy nghĩ, cũng như lượng định giải pháp khác. Chỉ khi nào có nổi loạn mãnh liệt bùng nổ nền chính thống mới bị lật nhào và những kẻ liều mạng thay đổi mới hoàn tất chiến thắng. Sau khi lật đổxong nền chính thống việc cần làm là phải phủ nhận ngay cả những gì đúng với chính quyền cũ. Chỉ có mỗi một điều không thể phủ nhận được là phải phủ nhận ngay tức khắc một nền chính thống nào đó, vì điều này rất cần thiết cho chiến thắng. Vì vậy đứng trên quan điển thuần lý đều gọi là cách mạng, trong một nhà nước độc tài, không hẳn phải là điều chắc chắn tốt đẹp cho dân chúng.
 
    Điều đáng ao ước hơn là làm sao gia tăng dần sự an tâm, khiến cho những hung hăng giảm đi. Có ai không đồng ý với tôi là khi những hung hăng giảm đi và nhà nước lười hơn một tí thì lười biếng chính là đức tính lớn nhất của kẻ cầm quyền trong một quốc gia độc tài; dĩ nhiên nếu tên độc tài cầm quyền biến đi thì càng đáng quý  hơn, càng đáng vui hơn.
 
(còn tiếp)
 

Nguồn: Bertrand Russell.Quyn lc. Nguyễn Vương Chấn và Đàm Xuân Cận dịch, Nxb Hiện đại, 1972. Bản điện tử do triethoc.edu.vn thực hiện.


[1]
  Joshua : tên một nhân vật trong Cựu Ước, lãnh đạo dân Do Thái sau khi Moses mất.
 
[2]  Vào lúc tác giả viết.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét