Thứ Hai, 4 tháng 6, 2012

TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC HY LẠP[1

Trần Đức Thảo
LỊCH SỬỞNG TRƯỚC MARX
Nxb. Khoa học xã hội, 1995
--- o0o ---
 
ỞNG TRIẾT HỌC HY LẠP[1]  
(tiếp theo)
 
 
IV - SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA DUY TÂM SIÊU HÌNH (thế kỷ V - IV tr. CN)
 
Sau thất bại của chế độ dân chủ chủ nô thành thị thìởng duy vật và nhân văn bị một bước lùi. Những thành phần quý tộc đấu tranh tích cực lên nắm chính quyền được nhiều ảnh hưởng hơn, nó được biểu diễn trong chủ nghĩa Duy tâm siêu hình
 
[Chính quyền quý tộc chỉ được non một năm, sau đó sụp đổ ngay]
 
1- Socrate
Socrate xuất thân bình dân (con một người thợ chạm và bà đỡ), nên cho mình nhiệm vụ đỡ đẻ tinh thần cho những thanh niên có khiếu để sinh ra nhữngởng tốt đẹp. Đánh dấu bước ngoặt củaởng Hy Lạp: trước kia hướng về khoa học tự nhiên, bây giờ hướng về nhân tâm - tìm hiểu mình, khẩu hiệu «anh hãy tự biết anh». Hướng nghiên cứu khách quan (duy vật và nhân văn) trở về nghiên cứu chủ quanphương pháp chủ quan - nguồn gốc của truyền thống chủ quan chủ nghĩa, đốiợng nghiên cứu là tâm sự cá nhân chủ quan, lấy đó làm tiêu chuẩn chân lý. Về đề tài nghiên cứu, ông bác bỏ những vấn đề vật lý học, tập trung vào nhân sinh quan, luân lý [do Platon ghi lại]. Tập «Đối thoại Socrate» là những cuộc thảo luận về tính chất can đảm, thân ái, hòa nhã, v. v... phương pháp là cách tự hỏi mình, đi đến kết luận phủ nhận khách quan và đề cao yếu tố chủ quan. Socrate không đi tới nhữngởng gì mới, nhưng điểm được đề cao là phương pháp chủ quan (maicuti: phương pháp đỡ đẻ) mà sau nàyởng phong kiến vàsản Âu châu lấy làm tiêu chuẩnởng, mô phạm giáo dục để chống lại giáo điều (sự thực nó cũng là một giáo điều, hình thức rất hấp dẫn nhưng căn bản nội dung chủ quan).
 
[Socrate:
- Đại biểu sáng suốt, ý thức nhất cho nô chủ quý tộc.
- Trở về nhân sinh quan, luân lý đạo đức - dạy dỗ đạo đức
- Thế giới do Thần sinh ra. Khái niệm sinh vạn vật
- Đả phá vai trò quần chúng
- Kinh tế thời Socrate là kinh tế lúa mì và dầu ôliu. Kinh tế sản xuất ôliu nhằm xuất cảng, nô lệ và lúa mì phải nhập cảng - phương thức sản xuất quốc tế hóa, và người tổ chức thương mại đa số là kiều dân chứ không phải dân Athènes -, phạm vi rộng lớn
- Trở về chủ quan là trở về khách quan cũ. Lúc phát sinh một vấn đề mà không giải quyết được, tự ta trở lại với dĩ vãng êm đẹp, trở lại với quá khứ đã được lýởng hóa].
 
Cơ sở xã hội: triết học từ Milet phát triển theo duy tâm và duy vật, nhưng đều khách quan vì xã hội đang lên,sản cần xây dựng mộtơng lai quý tộc, phần nào còn vai trò tích cực (Nam Ý), nên duy tâm nhưng khách quan, có triển vọng nắm chân lý vũ trụ. Tới Socrate, dân chủ chủ nô thất bại,ởng duy vật, nhân văn không phát triển, quí tộc mới lên thế dân chủ không có triển vọng ở Nam Ý, nên nó chỉ tiếp thu phần nào của phe dân chủ, nên không có vai trò tích cực mà chỉ cóơng lai thống trị thôi (thế kỷ V từ 7, 8 thế kỷ)2, không còn vai trò xây dựng. Nó tiếp thu cái cũ bằng cách xây dựng lại quan hệ quí tộc xã hội, đánh đổ quan hệ dân chủ. Socrate đặt vấn đề nhân sinh quan, luân lý, đức tính, gạt bỏ khoa học, tách rời sự sản xuất tập trung với quan hệ xã hội. Phần hấp dẫn của Socrate, Platon là do quan hệ xã hội dân chủ không thỏa mãn được xã hội (còn nô lệ, còn đẳng cấp trong chủ nô, còn thành thị thống trị và bị trị: bấy giờ sản xuất phát triển, nó đòi hỏi phải phá vỡ tính chất hẹp hòi của thành thị). Yếu tố đòi hỏi xây dựng quan hệ xã hội mới xuất phát từ quần chúng - phần chân chính. Nên hướng mới của Socrate có nhiều tác dụng, vì nó thỏa mãn đòi hỏi của dân chúng xây dựng xã hội mới. Nhưng nó phát triển theo hướng trái ngược, hướng quí tộc không theo thực tế khách quan mà trở về chủ quan, trở về mơ hồ tự phát tự nhiên của xã hội nguyên thủy, nhờ đó góp phần vào việc xây dựng chính quyền quý tộc. Với Socrate, chỉ mới có hướng, nhưng nó phải tiến thành hệ thốngởng bao trùm thực tế khách quan về vũ trụ, khoa học... Đó là công trình của Platon.
 
2 – Platon
 
Thành phần đại quý tộc. Quý tộc hóaởng Socrate triệt để hơn để biện chứng3 cho sự trở lại chính quyền của quý tộc. Công trình của Platon rất vĩ đại, và rất được đề cao với tính chất là người đã đưa ra một hệ thốngởng mới phục vụ thống trị.
 
Platon tiếp thu những yếu tố duy tâm siêu hình củaởng Hy Lạp được phát triển nhờ chế độ dân chủ, và đặc biệt là khoa học duy lý.
 
Tác phẩm Platon có thể chia ra như sau:
 
- Khối «Socrate» ghi lại đối thoại Socrate, tiêu biểu cho phương pháp của Socrate.
 
- Khối xây dựngởng khoa học duy lý duy tâm, và kết hợp chặt chẽ duy lý và duy tâm (lý chỉ có trong tâm)
 
- Khối đối thoại về «Ý niệm siêu hình» - đốiợng của khoa học duy lý duy tâm -, và «Linh hồn bất diệt» - chủ nhân của duy linh, duy tâm.
 
- Quyền thống trị của khoa học duy lý duy tâm, tiêu biểu là Triết học và các triết gia.
 
- Khối đối thoại về những vấn đề đặt ra trong những quan niệm (tại sao với những ý niệm mơ hồ có thể nắm được vũ trụ, xã hội). Platon giải quyết vấn đề một cách thỏa hiệp (Elée phủ định biến chuyển một cách trắng trợn - tích cực trong chính quyền quí tộc thống trị), phản ánh sự hết vai trò tích cực của chính quyền quí tộc và sự yếu đuối của chính quyền này.
      
[Platon (428-347 tr. CN):    
- Nguồn gốc của thế giới là ý niệm vĩnh viễn bất động.
- Ý niệm tốt đẹp nhất là thần linh
- Nhận thức, cảm giác là nhớ lại ý niệm đã thu vào tinh thần người.
- Biện chứng:  công nhận vạn vật biến đổi và mâu thuẫn.
- Chính trị: chính quyền về số ít và nô lệ vĩnh viễn - phi quần chúng
Vũ trụ quan của Platon rất phong phú về khía cạnh phản động. Platon là người đầu tiên phân tích hai thế giới: thế giới ý niệm là chân lý; lĩnh vực thực tại là lĩnh vực của trần gian. Pépi[2]    sau này phủ định ý kiến này trên một mức cao hơn: thế giới ý niệm và thế giới thực tại kết hợp chặt chẽ không phân tách được
Platon tiếp thu duy lý và sau này có nắm chính quyền và để kinh doanh]
      
Giải thích thêm:
 
Do có tổ chức chống dân chủ nên Socrate bị bắt đưa ra pháp luật, vì ý đồ xấc xược nên ông bị kết án tử hình. Thời gian còn rộng rãi, dù mọi người khuyên trốn, nhưng ông không nghe và lập luận đã được Criton ghi lại. Có người cho rằng Socrate thấy mình già hoặc vì tỏ trung thành mãi mãi vớiởng mình nên không trốn.
 
[«Criton» là tác phẩm của Platon: «tội của tôi đáng được chính phủ trọng đãi»[3]  .
 
Nội dung Criton: Một buổi sáng, Socrate còn ngủ, Criton vào thăm thấy nét mặt bình thản. Socrate bảo mình vui lòng nhận lấy cái chết. Criton cho là Socrate già không thiết sống, Criton cho biết chiếc thuyền tôn giáo sắp về (tục lệ: chờ thuyền về mới hành hình)
 
Socrate trả lời: «Nếu số mệnh muốn thế thì may mắn vô cùng». Vì ông bảo nằm mê thấy có người bảo 3 ngày nữa ông chết. Criton khuyên Socrate trốn, vì như thế người ta cho rằng bạn bè ông tìm cách giúp. Socrate: ý kiến quần chúng tầm thường không đáng kể - nhận định của dư luận không giá trị, không biến ai thành hiền, giỏi được, có chăng chỉ là một sự tình cờ. Criton cho Socrate biết chẳng những bạn bè mà cả người ngoài muốn đem tiền cứu Socrate, và sau đó ông đến ở Thessalie và được trọng vọng. Criton nêu nhiệm vụ làm cha phải nuôi con - nếu Socrate chọn cái chết thì đã chọn con đường trốn nhiệm vụ - ở lại là hèn nhát, trốn được mà không trốn là hèn.
 
Socrate: suốt đời chỉ nghe theo tiếng nói của Lý trí - trong mọi ý kiến, phải nhận định có cái đúng cái sai: người học trò chỉ nghe thầy chứ không phải tất cả mọi người. Khi cần phân biệt thì nghe người khôn, người đúng chứ không phải nghe số đông; nghe ông Juge chứ không nghe quần chúng (Justice là tuyệt đối ). Quan trọng là sống đúng chứ không phải sống.
 
Sau đó, xét tới việc trốn chạy hay không. Có bao giờ cái bất công lý là đúng không. Theo Socrate không thể lấy cái bất công để chống bất công, hay cái xấu chống cái xấu.
 
Socrate quan niệm: không thể có sự bình đẳng giữa mình và cha mẹ, càng không có sự bình đẳng giữa mình và quốc gia luật pháp. Quốc gia luật pháp là Thần, là tuyệt đối. Phải triệt để thi hành theo ý muốn của Quốc gia pháp luật, dù mình phải đau khổ và không bao giờ nên dùng bạo lực (violence) phản kháng.
 
Socrate đưa cuộc đời đã qua ở Athènes, đưa lời nhận án trước tòa để chứng minh rằng ông đã công nhận luật pháp Athènes, đã thấy nó là đúng, hợp lý, vậy việc đi trốn vô nghĩa. «Hơn nữa, nó sẽ làm bạn anh bị bắt, đày hoặc trục xuất và bản thân anh dù đi đâu cũng không có uy tín để dạy ai - như đã duy trì từ trước đến nay - vì anh đã chống lại pháp luật. Anh đã được đón tiếp và không thể sống nịnh nọt, và cũng không dạy dỗ đạo đức cho ai được. Còn con thì nếu bạn đã săn sóc thương anh, thì họ sẽ săn sóc con anh. Anh không nên cưỡng lại pháp luật»... Socrateởngợng những tiếng đó của Luật pháp, và đề nghị Criton trả lời - Criton chịu.
 
Platon nêu câu chuyện để đưa đến sự phục tùng tuyệt đối pháp luật: pháp luật của xã hội và pháp luật của âm phủ. Theo Platon, xã hội có 3 tầng lớp:
 
- quan tòa, triết gia - tiêu biểu cho lý trí, lẽ phải - thống trị, có nhiệm vụ thống trị.
- quân lính tiêu biểu cho sự gan dạ
- ...[4]    là tiêu biểu cho bản năng dục vọng. 
+ Platon quan niệm đời sống là tạm bợ tạm thời. Platon phân chia - phục tùng tuyệt đối cảm giác và lý trí - dư luận và lẽ phải.
+ Platon quan niệm mỗi người sinh ra trong một quan hệ, pháp luật có sẵn nếu không hợp thì bỏ đi (tiêu cực), hoặc xây dựng (chủ nô với chủ nô), nhưng không bao giờ bạo động.
+ Lập luận này tuy chặt chẽ và cụ thể không bằng những lý thuyết trừuợng mơ hồ.
 
Mục đích. Lập luận này nhằm công kích chính quyền dân chủ, đề cao Socrate, chứng tỏ «Socrate xứng đáng và cao cả hơn những kẻ kết án ông».
 
Sự kiện đưa cuộc đời đã qua sống trên Athènes chứng tỏ đồng ý chế độ Athènes là một luận điệu dùng Tổ quốc (nhân dân và quyền lợi nhân dân) biện chính cho chế độ (có thể áp bức bóc lột). «Lúc anh đã sống trong một chế độ là đã thừa nhận nó, không có quyền chống lại», nó có phần đúng, trong một giờ lịch sử nào, Tổ quốc có thể đồng nhất với chế độ, nhưngởng này căn bản vẫn làởng thống trị. Bọn quí tộc bỏ trốn và đề cao Socrate là người ở lại chịu hy sinh.
 
a) - Khối đối thoại về Socrate
 
Chỉ là nhắc lại và hệ thống hóa phần nào
 
- Những đối thoại của Socrate khi Platon còn theo học Socrate,
 
- Phương pháp phân tích các khái niệm đại thể: Công lý, Nhã nhặn, Can đảm, Thiêng liêng v. v... để định nghĩa các khái niệm đó.
 
Với phương pháp này, đã chuyển từ khách quan sang chủ quan (phân tích bằng chủ quan người nói chuyện chứ không căn cứ vào nội dung khách quan. Đây chỉ là đặt vấn đề có yêu cầu là biết một cách khoa học như khái niệm thông thường
 
[Thường Platon lấy những người trong đối thoại làm đầu đề tác phẩm.
- Charmide[5]  : Nhã nhặn  
- Lachès[6]  : Can đảm
- Lysis : Thân ái
- Criton : Công lý
- Euthyphron[7]  : Thiêng liêng]
       
b - Khối thứ hai:
 
Platon bắt đầu giải quyết vấn đề bằng cách định nghĩa lýởng khoa học đối lập với những hiểu biết thông thường trong thực tế (như Thi văn: bấy giờ là một thứ giáo trình, là một thứ hiểu biết thực tế, nhận thức cảm tính đã sơ kết phần nào nhưng chưa nêu thành nguyên tắc và hệ thống hóa - như chính trị. Périclès[8]  nói hay, nhờ hấp dẫn mà nắm chính quyền, nghệ thuật diễn đàn là những hiểu biết nhưng vẫn chưa hệ thống hóa thành khoa học, v. v...). Trong khối đối thoại đầu, Platon dẫn chứng là hiểu biết đó chưa phải là hiểu biết (chính trị gia không hiểu Công lý - tăng lữ không biết thiêng liêng), do đó phải đề ra cách hiểu biết mới.
 
[1. Ménon: réminiscence
 2. Gorgias : Nghề diễn đàn
 3. Ion: thi văn - đối lập khoa học]
 
Đây là một yêu cầu chính đáng, vì sức sản xuất bấy giờ đánh đổ giới hạn hẹp hòi những thành thị riêng biệt, và đánh đổ những truyền thống của những thành thị đó - những hiểu biết thực tiễn trong hệ thống -, với đòi hỏi hiểu biết mới có hệ thống khoa học. Nhưng trước yêu cầu đó, giải pháp trái ngược. Vì từ hiểu biết thực tiễn lên lý luận, Platon quan niệm là một bước gián đoạn phủ định hoàn toàn những hiểu biết khoa học và đặt lýởng khoa học ngoài thực tế, ngoài cảm tính. Như thế nó xuất phát từ đâu? Trong Ménon, Platon giải quyết cho nó xuất phát từ chủ quan, ở trong ý niệm, trong những điều mà chúng ta đã trực tiếp với chân lý trước khi giáng thế - do đó cần phải phủ định mọi cảm tính để nhớ lại những ý kiến đó (thuyết réminiscence), vì ý niệm đó là chân lý của thực tại.
 
[Sự thực quá trình cảm tính lên lý tính đã được thực hiện với Démocrite, nhưng không đề cập tới khoa học xã hội mà chỉ giải quyết trong khoa học tự nhiên thôi]
 
3 - Khối thứ ba: ý niệm là gì?
 
Phương pháp có tính chất tiêu cực. Ý niệm là những khái niệm thực thể, nhưng đại thể hóa, lýởng hóa thành những thực thể duy tâm tuyệt đối (ý niệm «cái bàn» cần phải cắt đứt hoàn toàn với cái bàn thực tế - vì thế khoa học trước kia không phải là khoa học. Vậy chủ nhân khoa học là gì, và đốiợng khoa học là gì?
 
Platon đã giải quyết:
 
- chủ nhân khoa học là linh hồn bất diệt
 
- đốiợng khoa học là ý niệm tuyệt đối (khái niệm đại thể)
 
Ý niệm tuyệt đối là những khái niệm nhận thức dưới hình thái ý niệm cắt đứt với thực tế khách quan, gạt bỏ mọi nhận thức cảm tính (phải có một ý niệm ta mới định nghĩa cho sự vật cụ thể bằng ý niệm đó được). Đốiợng như thế thì chủ nhân phải ở ngoài thời gian và không gian - linh hồn bất diệt. Nhưng sở dĩ một sự vật cụ thể được xếp theo ý niệm ấy vì nó có tham gia một phần nào vào ý kiến đó.
 
Sở dĩ như thế vì điều kiện thống trị đặt khái niệm đi trước, nó đặt kiểu mẫu đi trước và anh nào biết được kiểu mẫu ấy là có quyền thống trị, và người xây dựng ý niệm ấy là nô lệ.
 
Do đó, một sự vật nào đúng với ý niệm về nó của giai cấp thống trị là tốt đẹp nhất.
 
Nên khi định nghĩa quốc gia tốt đẹp, Platon cũng cho là một cái gì phù hợp với ý niệm quốc gia, một xã hội có tổ chức trật tự do những người hiểu biết hết khái niệm - triết gia - thống trị.
 
Như thế, ta thấy nguồn gốc củaởng Platon là một đòi hỏi chân chính của sự phát triển kinh tế bấy giờ, nhưng giải quyết theo hướng quí tộc nhưng không thể là quí tộc cũ (mất năng lực) mà là triết gia liên minh với quí tộc cũ.
Để minh họaởng đó – khái niệm khoa học – Platon dùng một truyện thần thoại «Cái hang», trong hang tối có 180 người bị xích tay chân, đầu nhìn vàoờng hang. Sau lưng họ có một đống lửa. Khoảng giữa có một đoàn người đi và giơ những đồ vật in bóng trênờng. Ngoài hang có mặt trời. Những người thả ra đã quen bóng, lúc thấy những vật thực dưới ánh sáng mặt trời thì cho đó là mơ mộng. Do đó, loài người bị tù tội trong vật thể, và chỉ thấy những thứ từ trực giác (bóng các đồ vật do người giơ lên), phản ảnh của một thứ quy luật vật lý có tính cách nhân tạo (số người giơ dụng cụ thật) và vẫn chưa phải là chân lý tuyệt đối. Thứ tự kiến thức của loài người cũng như thế: người thường chỉ trông thấy cái bóng tối (thứ tự cảm quan); các nhà khoa học biết được những quy luật tự nhiên, vật lý nhưng còn nhân tạo, và không ai biết được chân lý tuyệt đối cả, vì thế khi thấy chân lý cho đó là mơ hồ. Triết học của Platon là thứ mơ hồ đó.
 
*
 
Thuyết trình về LACHES
 
Nội dung
 
Đối thoại về bản chất của Can đảm.
 
Có hai quí tộc muốn dạy con trai cho xứng đáng dòng dõi. Cùng đi xem đấu võ. Hai danhớng thảo luận về lợi hại của nghề võ - hai quý tộc thắc mắc hỏi Socrate.
 
Socrate đặt vấn đề: đốiợng của giáo dục là dạy dỗ đạo đức cho con người. Nhưng lại nêu: đạo đức là gì, và bó hẹp trong nghề võ, trên dũng cảm là gì.
 
Lachès :
 
1. Là người vững tâm chiến đấu với quân thù - Socrate cho là hẹp quá.
 
2. Là một thứ kiên quyết vì là một điều đẹp nhất trên đời. Socrate xác định cương quyết đó phải được lý trí soi sáng và dồn Lachès vào một mâu thuẫn (đẹp và không lý trí). Quay sang Nicias.
 
Nicias:
 
3. Là thứ khoa học về cái đáng sợ và không đáng sợ. Socrate cho rằng khoa học phải tổng quát mà đáng sợ hay không là một yếu tố thuộcơng lai - không phù hợp và chỉ được 1/3
 
Và cuối cùng kết luận cả 3 người cần nghiên cứu sâu về khoa học, thông minh, đạo đức mới định nghĩa được.
 
Nhận định.
 
Dù mới đặt vấn đề nhưng Platon đã đạt được hai tính chất:
 
- Phương pháp phân tích từ chủ quan, không qui nạp từ thực tế mà xuất phát từ ý niệm và suy diễn trong khái niệm.
 
- Cho Socrate tỏ ý tán đồng phần nào với Nicias, bao hàm ý nghĩa cho rằng nội dung vấn đề là một thứ khái niệm khoa học rất đại thể, không kể đến tính chất của khái niệm đó (can đảm, không cần biết động cơ gì, phục vụ ai - siêu giai cấp, lợi dụng được lòng can đảm. Phần chân chính của nó ở chỗ đạt yêu cầu cho giới thuyết phải tổng quát bao trùm thời gian và không gian.
 
Bổ khuyết:
 
Trong 3 nhận định trên, định nghĩa đầu của Lachèsơng đối thực tế mộc mạc và gần chân lý nhất đối với chúng ta ngày nay, chỉ xác định thêm cái thù là tạm đầy đủ.
 
Nhưng khác với chúng ta, Socrate không yêu cầu xác định rõ khái niệm thù mà lái Lachès vào các thứ can đảm khác đối với bản năng, dục vọng, v. v... Nó là kết quả của thời đại và giai cấp Socrate. Trước kia, sau các thành thị Hy Lạp, có một quan niệm rất giản dị và thô sơ về bạn và thù, do đốiợng đó ở cùng thành thị hay ở thành thị khác. Sau đó, vì sự liên hệ mật thiết giữa các thành thị, dân chủơng trợ, quí tộc cấu kết, v. v... nhân dân yêu cầu một sự xác định lại bạn và thù. Socrate không căn cứ vào thực tế giai cấp, thành phần mà giải quyết mà hướng về chủ quan. Vì sao? Sự thực có sự chia rẽ, kìm hãm lẫn nhau hẹp hòi của các thành thị do tính chất chủ nô (nô lệ là dân thành thị khác không được thành thị này bào đảm, chủ nô - nô lệ thực ra là quan hệ trong nước và nước ngoài); muốn giải quyết sự hẹp hòi đó phải đánh chế độ chiếm hữu nô lệ. Socrate cũng như nhân dân thành thị - chủ nô -, vì giai cấp tính không thể trông thấy giải pháp này mà lại giải quyết bằng cách củng cố thành thị, làm nó hẹp hòi thêm. Trước kia sự củng cố thành thị dựa trên cơ sở luân lý, «dân thành thị nào phải hết sức phục vụ thành thị ấy» -ởng nhân loại. Văn hóa Mỹ ngày nay đã trụy lạc, nội dung thực chả có gì là nhân văn, nhưng nó hưởng thụ phần nào và dựa vào truyền thống nhân văn củaởng Âu Tây. Văn hóa Âu Tây có một phần giá trị (nhưng không phải ở phần mơởng: duy tâm) - ta cần đánh giá đúng giá trị đó, vì nó làm chỗ dựa cho văn hóa Mỹ.
 
+ Quan niệm khoa học lýởng như thế, Platon cho chỉ những người nắm được khoa học lýởng đó mới thống trị được quốc gia. Nó phản ánh sự đòi hỏi lên nắm chính quyền của quí tộc không những về chính trị mà nắm cả công thương nghiệp - độc tài toàn bộ.ởng tách rời đốiợng của lý trí khỏi thực tế là một truyền thống sau này thống trị cảởng Âu Tây mà nay còn nhiều rơi rớt. Nhưng đặt cho khoa học ấy một nhiệm vụ cụ thể (thống trị quốc gia một cách toàn bộ) thì phải làm thế nào? Vì thế, trong khối đối thoại cuối cùng Platon phải xác định mối quan hệ giữa thế giới lýởng với thế giới thực tại.
 
Vấn đề tham gia. Tham gia như thế nào? Trong khi giải quyết sự thực hiện ý niệm tuyệt đối của thực tại, lại nêu ra vấn đề một ý niệm thứ ba chung cho ý niệm đó và thực tại - tham gia. Nhưng vấn đề lại đặt ra với ý niệm thứ ba là do đó yêu cầu một ý niệm 4 vào như thế nào, mãi không giải quyết được.
 
Vấn đề lại đặt ra: tại sao ý niệm tuyệt đối lýởng đó lại có tác dụng thực tế. Trong Sophiste, Platon lại xây dựng một thế giới giống thế giới thực tại, có những quan hệ giống thực tại để biện chính3 cho quan hệ đó.
 
[Tạo sao triết gia nhớ lại mà thống trị được xã hội. Nội dung cái nhớ đúng phải giống thực tế họ thống trị như thế nào?]
 
Bấy giờ ở Hy Lạp, có phái Mégare không công nhận quan hệ giữa cái ý niệm (phái «Bạch Mã» ở Trung Quốc vào thẽ kỷ IV – V tr. CN), nó không công nhận sự liên hệ giữa ý niệm có thể biến chuyển, liên hệ với nhau, do đó ta có thể đem những ý niệmởngợng đó vào thực tại - lại xây dựng lên một thế giới giống thực tại. Đó là cái mà phái duy tâm xem là một thắng thế (xây dựng một thế giới lýởng, thực ra chỉ chép lại thực tế), thì thực ra là một biện bác chống lại chủ nghĩa duy tâm, nêu rõ mâu thuẫn trong lý luận duy tâm. Theoởng đó, thế giới lýởng như một cái gì cao hơn thực tại, trong đó nó thống nhất mọi mâu thuẫn phân cách của cá thể để thành những ý niệm tuyệt đối lýởng, nhưng như thế mất tác dụng thực tế, rơi vào phái Mégare, do đó phải để lại thế giới thực tại chỉ là sự phản ánh của thế giới thực tại mà thôi.
 
Vấn đề này không phải xa xôi mà thể hiện hàng ngày trong công tác thực tế. Trong văn hóa thể hiện dưới hình thức điển hình và hiện thực lýởng trong dĩ vãng, v. v... (thực tại xã hội quy định điển hình lýởng - đó là giải pháp độc nhất: lýởng phải là sản phẩm của thực tại, nếu không sẽ rơi vào vô lý của Platon). Những bế tắc của Platon không phải đã hết mà ngày nay vẫn tổn tại: quan hệ giữa lýởng và thực tại. Đặc biệt là giải pháp quý tộc là đặt lýởng đi trước thực tại - để biện chính quyền thống trị của nó - do đó ta liên hệ để đánh giá tính chất lạc hậu giai cấp của truyền thống đặt lýởng làm khuôn mẫu cho thực tại.
 
*
 
Thuyết trình GORGIAS
 
Vấn đề nghệ thuật thuyết trình (réthorique)
 
Gorgias và Socrate thảo luận về định nghĩa «nghệ thuật thuyết trình».
 
- Công cụ làm cho người ta tin. Chỉ trong phạm vi có thuyết trình thôi - công dụng nhiều nhất trong chính trị. Socrate cho rằng làm cho tin chứ không phải làm cho người ta biết (tin chưa phải là biết).
 
- Gorgias cho nghệ thuật thuyết trình là toàn lực, huyền diệu, vì một người không chuyên môn gì cả mà có thể làm người ta tinởng (có thể tin hơn ông thầy thuốc). Socrate cho nghệ thuật này miễn cho con người sự hiểu biết (Périclès không biết kiến trúc, nhưng thuyết cho mọi người về xây thành). Vậy Khoa diễn thuyết chỉ là khoa học của những người nói dối với người dốt.
 
Socrate đem ra đặc điểm nghệ thuật diễn thuyết:
 
Chia 2 nhóm nghệ thuật: làm cho người ta thích khoa học (khoa nấu bếp nịnh hót vị giác không cần biết chất bổ - y học trái lại không cần biết rộng rãi - trang điểm và thể dục thuộc loại art de flatterie.
 
Có người nói «các sophiste rất có thế lực trong thành thị».
 
Socrate cho thế lực nếu không nắm được khoa học cũng là vô giá trị - càng vô giá trị vì nó không có trách nhiệm về sự áp dụng nghệ thuật cho một mục đích theo loài nào. Người ta dẫn chứng đạo quân Achéos[9]  25  thành công nhờ làm điều ác. Socrate bác lời dựa vào dẫn chứng mà chỉ suyởng trong tâmmình. Socrate cho người có tội không thể nào sung sướng, nhất là nếu người đó không được chịu tội trước pháp luật, không được đúng Công lý.
 
Socrate thảo luận với Calliclès. Calliclès cho rằng Socrate đã dùng thiên nhiên và luật của con người để nguy biện. Calliclès cho 2 yếu tố này mâu thuẫn: luật của con người là dụng cụ của kẻ yếu để kìm sức vươn ra ngoài nước thường của kẻ mạnh - luật thiên nhiên đúng hơn - chân lý là sức mạnh, sức mạnh vươn lên và thống trị. Người có sức mạnh là nhà chính trị.
 
Sức mạnh là gì? Số lượng hay thông minh hay can đảm. Sức mạnh là phù hợp với trật tự thiên nhiên, là có nhiều dục vọng, biết duy trì và thỏa mãn nó.
 
Socrate cho dục vọng đưa đến dục thú, có cái tốt cái xấu - không có giá trị, vậy phải chọn cách sống: nghệ thuật thuyết trình, chính trị hay triết học. Socrate chia trật tự thiên nhiên làm 2 loại:
 
- Trật tự hướng về khoái lạc (thể chất và linh hồn)
 
- Trật tự hướng về cái tốt và công lý là khoa học.
 
Vậy các nhà hùng biện không có ích gì, vì không làm cho ai tốt, chỉ dựa theo nguyện vọng quần chúng mà chiều nịnh quần chúng, không dạy được quần chúng.
 
- Tốt và thiện là trật tự hài hòa.
 
Socrate kết luận: muốn hạnh phúc phải hướng về Công lý và điều độ. Chọn một trong hai cách sống:
 
- Triết học không cung cấp những phương tiện bảo vệ cuộc sống của ta: muốn tránh bất công phải nịnh nọt - làm bất công. Vấn đề là sống cho đúng, không phải là bảo đảm hạnh phúc.
 
- Theo sự phân chia nghệ thuật trên, chính trị chỉ có giá trị khi làm dân tốt thêm, nhưng sự thực chính trị không bao giờ như thế (theo nguyên tắc của các nhà tranh biện). Các Sophiste chỉ là đầy tớ tốt của người dân và không giáo dục làm thiệt thòi cho dân.
       
Socrate kết luận sẽ quyết tâm làm việc thiện, không bao giờ nịnh dân dù có mất yên ổn cũng giữ lấy tâm trong sạch, lúc sống và lúc chết. Cách sống tốt nhất là Thực hành Đạo đức và Công lý trong cuộc đời cũng như dưới âm phủ
 
Tóm tắt:.
 
Socrate đả phá:
 
- Sự tin - chưa phải là hết - nghệ thuật thuyết trình không có giá trị gì (đòi hỏi khoa học)
 
- Nguyện vọng quần chúng - dục vọng thấp cần phải đàn áp đi (đề cao Đạo đức, Chân lý và trật tự hài hòa theo phương pháp chủ quan)
 
- Chính trị theo nguyện vọng của quần chúng.
 
Socrate chủ trương:
 
- Đề cao đạo đức, công lý
 
- Đề cao khoa học là trật tự và hài hòa.
 
Nhận định.
 
Căn bản của lý luận Platon ở đây là gán cho giai cấpsản là phỉnh phờ nịnh hót nhân dân để làm giàu, phủ nhận nền văn minh vĩ đại mà họ xây dựng nên. Tại sao như thế?
 
Sự thực thì những đại diện của nhân dân như Gorgias, Péricles, v. v... có nhiều ý kiến tốt đẹp, nhưng khi xây dựng học thuyết thì cũng bế tắc lúc bị lịch sử thúc đẩy đâm bế tắc, nhưng phần căn bản là nó đã nắm được những điểm của công lý: hiểu biết xây dựng trên kinh nghiệm, phục vụ là phục vụ nhân dân. Nhưng khi đòi hỏi đến lý luận cuối cùng thì họ bế tắc, vì chưa đúc thành học thuyết.
 
Socrate phủ nhận những điểm căn bản đó và đưa đến kết luận cuối cùng Đạo đức, Chân lý, nhưng bỏ hẳn điểm căn bản Đạo đức cho ai, Công lý cho ai.
 
Liên hệ. Tình trạng này hiện nay còn nhiều: dùng đạo đức, công lý thuần túy đối lập với khái niệm quần chúng.
 
Giải thích.Máy móc là một sự giải thích dựa theo sự sắp xếp trong không gian. Những biến chuyển do biến đổi về vị trí trong không gian không có những bước vọt biến chất, vì thế không giải thích được những chất mới.
 
3 - Aristote
Môn đệ của Platon. Sống trong thế kỷ IV tr. CN: tan rã của quốc gia thành thị đưa đến quân chủ độc đoán, đặc sắc là nó đã thông qua một giai đoạn dân chủ (nhiều với Á Đông kế tục trực tiếp), làm cho văn minh rất phát triển. Lúc đầu quý tộc lên vớiởng thống trị toàn bộ (Platon), nhưng công thương phát triển quá nên chỉ xây dựng thống trị được trên sự điều hòa quyền lợi với bênsản trong hình thức nhà vua. Sự liên minh này được phản ánh trongởng Aristote.
 
Aristote công nhận cái làm cho định nghĩa sự vật là hình thức (ý niệm), nhưng sự vật là vật chất. Vậy mỗi sự vật gồm 2 phần: phần lý tính ở hình thức, phần thực thể là vật chất (đất thó và đồ gốm). Sự thất bại của quý tộc: công nhận vai trò vật chất, nhưng không công nhận năng lực tự tạo thành hình thức của vật chất. Aristote công nhận mâu thuẫn giữaởng và thực tại, tìm cách dung hòa theo một đường lối thỏa hiệp và cuối cùng có lợi cho duy tâm - ý niệm quyết định. Sở dĩ như thế vì thực chất của thực tại khách quan là hiệnợng biến chuyển. Aristote không công nhận khả năng tạo thành của vật chất, tất yếu phải giải thích sự hình thành của vật chất bằng cách lấy ý niệm làm yếu tố quyết định. (Lúc xem vật thể, Aristote giữ sự thăng bằng, nhưng đúc kết tới quá trình thành hình phải gán cho vai trò cuối cùng thuộc về quý tộc.
 
[Tham khảo: Svettlo - Aristote Siêu hình.
 
- Vật chất và hình thức: nước, lửa, khí, đất.
 
- Biện chứng pháp: vận động biến chất và đột biến.
 
Rất mâu thuẫn - thần linh, ý niệm.
 
- Luận lý hình thức.
 
- Nhận thức luận: nhị nguyên - cảm giác và tri thức
 
- Khoa học: vũ trụ - tiến hóa vạn vật đất, cây, vật, người - nhị nguyên.
 
- Lập trường chính trị: trung sản, bảo vệ chợ nô lệ tích cực.
 
- Thượng đế Aristote: mục đích cuối cùng làm động cơ thứ nhất «pensée de la pensée». Thượng đế trong Aristote là «ởng củaởng»
 
- Lýởng làm vạn vật chuyển động, nhưng bản thân nó thì bất động.
 
- Lýởng là mục đích làm sự vật biến chuyển - biến chuyển mất ý nghĩa của nó (Gia tô vừa là thần vừa là người - tôn giáo cứu vớt vật chất).
 
- Công trình của Marx-Engels là nhận định được những lýởng ấy cũng nảy sinh, phát triển, biến chuyển trong quá trình biện chứng của vật chất.]
 
Vì thế, nhị nguyên luận của Aristote có khuynh hướng duy tâm - nó quy định nhận thức luận của Aristote. Aristote không công nhận cái nhớ hoàiởng của Platon. Nên khi giải thích nhận thức, Aristote phân tích: trong hiểu biết có ảnh hưởng của vật chất - Kinh nghiệm. Vật thể ẩn vào linh hồn thành ấnợng. Nhưng còn phải nhận thức nữa. Nhưng theo Aristote, vật chất không có năng lực thành hình nên nó không sinh nhận thức mà phải giải quyết bằng khả năng của ý niệm. Ý niệm này tồn tại sẵn trong óc, trong linh hồn - trở về duy tâm.
 
Aristote phân tích thực tại: trong thực tế, một sự vật tồn tại gồm một hình thức và một vật chất (cây: hình thức cây và chất hữu cơ), nhưng trong thực tại nó xuất hiện dưới hình thức vật thể (cây này hay cây kia cụ thể). Nhưng qua nhận thức, sự vật lại xuất hiện dưới hình thức hình thức, hình thức ý niệm. Rõ ràng ý niệm, hình thức chỉ có trongởng thôi. Hình thức dưới hình thức hình thức chỉ có trongởng.
 
[Tất cả các thứ nhị nguyên đều đi vào duy tâm, đều ngã vào duy tâm]
 
Vì Aristote đã công nhận hình thức là một yếu tố xây dựng vật thể, nên hình thức cũng biến thành một thứ thực thể, nó rập khuôn vật thể, nên vai trò quyết định là hình thức, do lý luận phải căn cứ vào hình thức, Aristote đã xây dựng nên tam luận.
 
Tam luận (tam đoạn luận, BT) có cơ sở thực tế trong phương thức sản xuất bấy giờ, có một thị trường rộng rãi, hình thức định trước - mục đích có thể của sản xuất - khái niệm sau đó xây dựng phương pháp v. v... Khi có sự phân công tỉ mỉ, những kiểu mẫu cụ thể có trước.
Tính chất hình thức của Tam Luận ở chỗ căn cứ vào một số kinh nghiệm có, hay quy nạp lên một khái niệm tổng quát vượt ra ngoài giới hạn đó. Aristote tranh biện với Plalon, nên dựa nhiều vào kinh nghiệm các nhà khoa học, nên sau này mới để nó lên hình thức thuần túy hình thức.
 
Qui nạp có sáng tạo là xây dựng lý luận chứng minh cho nội dung ý niệm tồng quát đó].
 
Đứng về mặt phương phápởng, tam luận có giá trị, bất cứ một nguyên lý nào áp dụng vào thực tế đều phải áp dụng qua tam luận. Sở dĩ như thế vì tam luận phản ánh một trong những tổ chức sản xuất (một tổ chức sản xuất do một kế hoạch chủ trương sản xuất chung áp dụng vào một trường hợp cụ thể - thực hiện tam luận - nếu ta đặt chủ trương ấy thành thực tế siêu nhiên thì tam luận của chúng ta sẽ biến thành một hình thức). Trong Aristote Tam luận được quan niệm như một chủ trương hình thức.
 
Qua Aristote ta nhận thức được:
 
- Thực chất của nhị nguyên xét tới cùng là duy tâm hình thức, lý luận.
 
4 – Epicure
 
Triết học Aristote là triết học cuối cùng đại diện choởng Hy Lạp quốc gia thành thị. Sau thế kỷ V tr. CN, thành thị tan rã dần, và dù còn hình thức dân chủ cũng không còn độc lập mà phụ thuộc các đế quốc lớn đang phát triển. Chính thể cộng hòa cũng tan rã và có khuynh hướng quân chủ tuyệt đối (không tuyệt đối - Đông phương). Quyền lợi công thương được đảm bảo (dung hòasản quý tộc) nhưng quốc gia thành thị tan rã, dân nghèo lớp dưới có một phong trào các khẩu hiệu bãi nợ và chia ruộng; vài nơi tới trình độ yêu cầu giải phóng nô lệ.
 
Vềởng phản ánh cách mạng đó, nhưng trên lập trường trung gian (không thống trị cũng không dân nghèo và nô lệ) được phản ánh trong triết học Épicure.
 
Chủ nghĩa duy vật của Epicure không phản ánhởngsản đang lên như Démocrite hay Milet, mà chỉ phản ánh một phong trào chống chính quyền bấy giờ, nhưng không yêu cầu nắm chính quyền mà lại bảo đảm tự do, hạnh phúc cá nhân trong bất cứ trường hợp nào (tiểusản vàsản). Kể cho đến phong tràobản cận đại thì chủ nghĩa Épicure là cách mạng nhất (Épicure đại diện cho chủ nghĩa duy vật).
 
Vũ trụ quan.
 
Vấn đề: trong những cuộc loạn lạc liên miên với sự bế tắc của thời đại, làm sao bảo đảm được hạnh phúc cá nhân. Khác vớiởng trước đặt vấn đề trong khuôn khổ xã hội, Épicure đã chuyển vấn đề sang hoàn toàn cá nhân, đối lập với xã hội (tiến bộ vì xã hội đầy áp bức bóc lột, bế tắc, không có khả năng cải tạo).
 
Giải quyết: Xây dựng mộtởng tự do đối với những giả thuyết làm mất bình tĩnh, dọa nạt nhân tâm, chủ yếu làởng tôn giáo. Épicure đả đảo tôn giáo triệt để bằng lý thuyết nguyên tử.
 
[Tầng lớpsản dưới thời Épicure được bảo đảm quyền lợi kinh tế và bảo đảm một phần nào đời sống chính trị.
 
Học thuyết Épicure có phản ánh phần nào phong trào cách mạng (chống tôn giáo quyết liệt), chắc không phải của giai cấpsản mà là của một tầng lớp nàoơng đối gần nhân dân hơn, tiểusản chẳng hạn - động cơ không phải khoa học mà là chống tôn giáo.
 
Tính chất nhân dân của Épicure ở chỗ đòi hạnh phúc và bảo đảm khoái lạc. Quý tộc không như thế mà chỉ biện chính cho quyền hưởng lạc của mình bằng đạo đức thôi.
 
- Thời đại của Épicure là giai đoạn tan rã của quốc gia thành thị, chế độ công thương nghiệp không còn ưu thế tuyệt đối nữa, nhưng chưa phải là sự tan rã của chế độ nô lệ
 
- Của thể kỷ IV tr. CN, kinh tế công thương nghiệp phát triển nhưng lại mất uy thế, vì lúc trước thành thị thống trị (bóc lột nông nghiệp, trọng thành thị và xuất cảng), còn bây giờ nó phát triển rộng rãi. Vậy, công thương nghiệp xét tuyệt đối là phát triển, nhưngơng đối mất ưu thế tuyệt đối].
 
Nếu mọi vật do người ta cấu tạo thì thần mất uy thế. Épicure cho thần và linh hồn do một loại nguyên tử tinh vi cấu tạo nên. Khác với Démocrite cho nguyên tử rơi trên xuống theo tốc độ khác nhau, bám vào nhau thành thế giới, Épicure cho nguyên tử rơi đều nhau, đôi khi có nguyên tử lệch va chạm làm lệch hướng các nguyên tử khác nhau, cấu tạo thành thế giới - phản ánh sự khác nhau của giai cấpsản, ở đây không đặt vấn đề nắm chính quyền mà chỉ yêu cầu tự do cá nhân. Épicure vẫn dẫn chứng bằng kinh nghiệm bản thân của mỗi người - tự do nhân tâm, giải thích về linh hồn do nguyên tử - tự do.
 
Ta thấy trong Épicure:
 
- Bảo đảm tự do cá nhân trên một cơ sở lý luận duy vật triệt để.
 
- Bảo đảm quyền xây dựng tự do cá nhân bằng cách đặt nó làm nguồn gốc sự vật.
 
[Đặc sắc và tác dụng của lý thuyết Épicure là ở tinh thần chống tôn giáo triệt để lần đầu tiên trong lịch sử (vô thần chủ nghĩa).          
 
Tính chất duy vật của nó không thuần ở vũ trụ quan mà đã phần nào thể hiện trong nhân sinh quan: quyền hưởng thụ quyền lợi vật chất.
 
Nó hữu hạn vì hưởng lạc rất hạn chế, mang tính chất khắc kỷ chứ không đặt vấn đề phát triển....
 
Nhằm hưởng lạc thuần túy và vĩnh viễn là bảo đảm sinh hoạt tối thiểu]
 
Nhân sinh quan
 
Épicure quan niệm bản chất của hạnh phúc là khoái lạc: mọi vật thể đều đòi hỏi khoái lạc. Làm thế nào đảm bảo khoái lạc liên tiếp vĩnh viễn, thuần túy hạnh phúc tuyệt đối.
 
Khoái lạc không lẫn lộn trong đau đớn, không thuần túy vì sự đòi hỏi do những nhận thức sai lầm về khoái lạc (yêu cầu quá cao, muốn nhiều chuyện không thể có được [hạn chế đối với đòi hỏi của thứ dân nghèo và nô lệ mà Épicure cho là cao quá] sinh ra đau đớn, do đó, muốn có hạnh phúc thuần túy thì phải hiểu rõ thực chất của khoái lạc là đảm bảo nhu cầu tối thiểu của vật thểbình tĩnh của linh hồn (phương diện cá nhân). Còn về quan hệ xã hội, Épicure cho là tình thân ái giữa bạn bè (quan niệm một cách cá nhân thôi).
 
Épicure cho cảm giác là nguyên tử của linh hồn chuyển động và chủ động thế nào đấy sẽ sinh khoái lạc, do đó, nếu hướng được chuyển động ấy sẽ có khoái lạc dù ă uống kham khổ, đau đớn về vật chất.
 
Một chủ nghĩa như thế chỉ có thể có trong một xã hội bế tắc. Nhưng nó có tính chất tiến bộ ở ý nghĩa đối kháng chống chính quyền chủ nô. Nên khi phong kiến lên chúng mạt sát Épicure, vì nhiềuởng Épicure tiêu biểu nhất cho ý thức cách mạng chống phong kiến trước khi có giai cấpsản cận đại.
 
V - TRIẾT HỌC HY LẠP TRONG THẾ KỶ IV VÀ III TR. CN.
 
Phái khắc kỷ
 
Trong sự tan rã của chế độ chủ nô thành thị và chế độ dân chủ chủ nô, triết học đã chuyển từ một xã hội về cá nhân, từ khách quan về chủ quan, và vấn đề cần bàn là Hạnh phúc cá nhân.
 
Thường người ta vẫn nhận thấy 2 yếu tố: đức tính và khoái lạc.
 
Vấn đề đặt ra: Đức tính vì Hạnh phúc hay Hạnh phúc vì Đức hạnh. Épicure cho đức tính vì hạnh phúc. Bấy giờ có phái khắc kỷ chủ trương ngược lại, Hạnh phúc vì Đức tính - nhà hiền triết thực hiện Đạo đức thì dù có khủng bố thế nào cũng được hạnh phúc hoàn toàn. Hạnh phúc đặt vào Đạo đức. Đạo đức đây không thống trị mọi vật thể,ởng này trong giai đoạn lịch sử ấy chỉ là sản phẩm của thống trị. Nó làởng củasản chủ nô không thể thực hiện được đạo đức và lý tính tuyệt đối như thời Platon nữa, nhưng cũng đòi hỏi chế độ mới - quân chủ - những yêu cầu trước: thực hiện Đạo đức và Lýởng. Sự thực hiện đây không do quyền thống trị củasản chủ nô, nhưng do một chế độ sẵn có nên mang tính chất tiêu cực (sẵn có, chứ không xây dựng).
 
Vũ trụ quan khắc kỷ do đó nó có tính chất nửa duy tâm, nửa duy vật.
 
Thế giới do Lý tính xây dựng, nhưng Lý tính cũng là một thứ vật chất, một thứ Lửa - lửa tạo tác. Mỗi vật thể là một thể thống nhất do lý tính tập trung, do lý tính nên thế giới là khối thống nhất. Vậy mỗi vật thể là do một phần của Lửa thống nhất, mọi sự vật đều duy lý và tất nhiên đến nỗi sau đại niên [mấy chục vạn năm] (khi giao điểm giữa quỹ đạo Trăng và Trời đi một vòng về chỗ cũ, thế giới lại tan thành lửa và xây dựng lại giống hệt như trước. Vì thế mọi  sự đều đúng (do Thượng đế: Lý tính tuyệt đối), vì Thượng đế không ở trên mà ở trong thế giới để xây dựng thế giới nên thế giới cũng là Thượng đế. Đây không phải quan niệm tất nhiên của duy vật biện chứng, không phải quan niệm tất nhiên khoa học - quy luật. Đây là quan niệm Tiền đề định mệnh chủ nghĩa xây dựng trên một cơ sở triết học xuyên tạc nó.
 
Nó thể hiệnởng một giai cấp thống trị, được thống trị với chế độ quân chủ độc đoán. Cố nhiên chế độ này xây dựng trên một cơ sở sản xuất đã phát triển nhiều nhưng bị tập trung trong tay nhà vua, và tính chất duy lý của thế giới được xem là uy quyền thống trị của nhà vua - có sự đảo lộn (quan niệm lý tính thống trị của nhà vua: Lý tính không độc lập mà Lý tính là Thượng đế và Thượng đế là Lý tính) - vì thế Lý tính mang tính chất tiếp thu một cách tiêu cực, tiếp thu trong cảm giác. Do đó, nhận thức luận và nhân sinh quan cũng duy lý, tiêu cực. Nội dung sự hiểu biết theo cảm giác và kinh nghiệm. Nhận hay không nhận là do chủ quan (khác với Aristote, đâu có vấn đề ý niệm không tham gia - tiêu cực hơn Aristote), chủ quan của chúng ta không thêm gì vào nội dung đó. Nó rất rõ ràng diễn biến lực lượng giai cấp xã hội: từ một giai cấp tổ chức sản xuất một cách đối lập qua tổ chức sản xuất dưới sự thống trị tuyệt đối của tinh thần thế giới đã có sẵn trong thế giới mà mình phải có phần (trong các văn kiện phong kiến cóởng cây cỏ, cây cối vũ trụ đều của nhà vua).
 
+ Tinh thần trong đạo đức cũng tiêu cực: công nhận sự việc, đồng nhất ý chí cá nhân với ý chí toàn bộ. Công nhận mọi việc do Thượng đế làm ra thì nó nhất định là tốt. Cái có (tồn tại BT) do Thượng đế, cái do Thượng đế thì nó tốt, là cái chúng ta muốn - vậy cái chúng ta muốn đã được thực hiện rồi - thỏa mãn.
 
ởng này chỉ thỏa mãn được giai cấp thống trị thôi. Nó chịu sự độc đoán của một người, nhà vua. Tiêu chuẩn của đạo đức là công nhận cái đã có (không xây dựng gì mới) - Công nhận chế độ đương thời - công nhận một cách tiêu cực.
 
ởng này nhiều ảnh hưởng về sau (Gia-tô, cácởng xuất phát từ Gia-tô mà ra ngoài nữa). Nó được xem là một học thuyết cao cả: chịu đựng bất cứ cái gì xảy ra.
 
Xét nội dung chủ nghĩa này, do quyền lợi giai cấp bóc lột thực hiện dưới một chế độ độc đoán, làm cho cái cá nhân - trong giai cấp bóc lột này - không tự chủ và chỉ có cách công nhận chế độ đó là hạnh phúc, dù bị áp bức nhưng được phép bóc lột nên giai cấp đó cũng công nhận chế độ là tốt. Đây cũng là cơ sở xã hội của đạo Gia-tô.
 
Nó cũng có phần đối lập với chế độ quân chủ (thực hiện Lý tính đó là điều kiện mà giai cấpsản đặt ra khi sáp nhập với chế độ quân chủ (điều kiện: để cho phát triển phương thức sản xuất duy lý của nó - nhà vua là Lý tính -, duy lý: sản xuất theo tiêu chuẩn và phát triển thị trường.
 

 
PHỤ LỤC
 
 
* Duy tâm chủ quan: căn cứ vào ý thức cá nhân, đặc biệt là ý thức cảm tính.
 
* Duy tâm khách quan: căn cứ vào khái niệm hay ý niệm. Khái niệm là một quy luật có tính chất khách quan đối với ý thức cá nhân, nó có tính chất phổ cập.
 
* Lịch sử Athènes (giai đoạn thịnh):
 
Quí tộc - Đại thương, Tiểusản - Dân nghèo thống trị nô lệ.
 
Lúc tan rã thu vào một đế chế (Alexandre IV), chỉ có quí tộc và thương gia là thống trị. Dân nghèo đi với nô lệ đòi ruộng đất. Tiểusản, không được thống trị nhưng chưa phá sản, đòi hạnh phúc cá nhân.
 
Lúc đầu, dưới chế độ nô lệ hạnh phúcơng đối còn được bảo đảm trong chế độ quốc gia thành thị. Lúc nó tan rã thì vấn đề này mới xuất hiện, vì lúc ấy nó mới có cơ sở xã hội (Hạnh phúc không được bảo đảm nữa).
 
- Phúc vì Đức: Khắc kỷ - quý tộc hay đại thương tham gia chống đế chế mới phải hy sinh một số quyền lợi.
 
- Đức vì Phúc: Épicure - quyền cá nhân định đoạt quyền mình trong một chế độ không đảm bảo hạnh phúc cá nhân. Nó chỉ có ý nghĩa cách mạng vì chống tôn giáo triệt để, nhưng không phải là một phong trào cách mạng, chỉ đại diện cho quyền lợi một giai cấphữu.
 
* Trong chế độ thị tộc, chưa có quan niệm người nói chung mà chỉ có là người thực tế.
 
* Mục đích khắc kỷ: đồng nhất cá thể và cộng đồng. Cá nhân và thế giới là một. Cá nhân và thế giới là một. Khi cá nhân hy sinh thì hy hình một cách sung sướng. Nhưng không phải nó triệt dục như đạo Phật.
 
* Lý vì Thiêng: Khoa học vì tôn giáo - gán khoa học cho mê tín -sản dưới quân chủ độc đoán -sản thống trị.
 
* Kinh nghiệm lịch sử chứng tỏởng triết học phát triển không có những yếu tố mới, khi một chế độ bóc lột tàn tạ sắp có một chế độ mới (trong chế độ bóc lột). Nhưng cuối nô lệ kinh nghiệm lịch sử cho hay không cóởng mới, chỉ có đạo Gia-tô nhưng chỉ có là một tổng kết chứ không như dân nghèo ở Athènes có lên nắm chính quyền. Còn tầng lớp thứ dân thì địa vị xã hội không hơn gì trước, nhưng trong một số lớn trường hợp địa vị họ còn bị sút kém.
 
* Đặc sắc của Thần Hy Lạp là có cái Đẹp. Ở Đông phương trước khi chống tập trung thần cũng gần người như Hy Lạp.
 
Vì qua một giai đoạn dân chủ rồi đi đến quân chủ độc đoán, nên lúc đi tới nhất thần linh cũng mang nhiều tính chất nhân văn: Gia-tô tổng kếtởng Hy Lạp là một thượng đế tuyệt đối gắn liền với Công lý và Bác ái (ở Đông phương, đầy tính chất đàn áp kể cả tính chất Công lý của nó).
 
* Quan niệm mâu thuẫn không có hướng của Héraclite thể hiện ở hìnhợng giương cung, tiếng đàn mà Héraclite lấy làm thí dụ - không bên nào hơn, bên nào kém - không có diện tích cực phát triển nên cuối cùng là đi đến thỏa hiệp.
 
* Mâu thuẫn trong quan hệ logos của Héraclite - quy luật nội tại và sự có sẵn của nó. Xuất phát từ lập trường giai cấp, dù có phần nào tiến bộ nhờ yếu tố phản đế, nhưng căn bản vẫn làởng của giai cấp bóc lột, nhất là quý tộc, công nhận quy luật nhưng hạn chế sự nhận thức trong một số người.ởng này hiện còn nhiều.
 
* Xét vấn đề động cơ chủ quan của các triết gia liên hệ với hiện tại dưới hình thức những người theo các thuyết...26  không thông - là vô, bị lừa bịp hay cố tình:
 
- Nói chung, triết học không do thủ đoạn, vì nếu hoàn toàn do thủ đoạn thì không thể sáng tạo được một học thuyết giá trị - cần có một tổ chức nào mới có thủ đoạn được.
 
- Trong học thuyết triết học, có ý thức giai cấp, nhưng ý thức đây là một hình tháiởng phản ánh quyền lợi thực tế của giai cấp, nhưng các triết gia quan niệm là một chân lý Đạo đức. Đạo đức này phần nào chứa đựng quyền lợi nhân dân, nhưng qua quyền lợi giai cấp - quyền lợi giai cấp trong triết học phải thông qua đạo đức, thông qua quyền lợi của toàn dân,  như thế mới mê hoặc được mọi người, và như thế căn bản triết gia phải bị mê hoặc trước đã. Nhưng muốn xét triết gia hoàn toàn thành thực hay không, ta phải xét triết lý đó có hoàn toàn phù hợp với quyền lợi giai cấp hay không. Nó thành thực khi triết gia thuộc giai cấp đang lên, quyền lợi phù hợp với nhân dân - có sự thống nhất thực sự. Nhưng có thống nhất hoàn toàn không? Đành rằng quyền lợi có những lúc không thống nhất hoàn toàn với quyền lợi nhân dân, nhưng không tránh khỏi mâu thuẫn. Và mâu thuẫn này có phản ánh chủ quan. Triết gia có quan niệm quyền lợi giai cấp qua đạo đức, nhưng đạo đức đây không thành thực và mang tính chất duy tâm.
       
Khi quyền lợi không phù hợp thì triết gia vẫn còn phần nào thành thực, nhưng bị gò ép trong lý thuyết.
       
Vấn đề đặt ra để xét phần thành thực của triết gia trong học thuyết. Phần này có cơ sở trong sự phát triển của thực tại (phần duy tâm có cơ sở là sự ngăn cản cái phát triển - phù hợp quyền lợi quí tộc và nhân dân.
 
Cho đến khi trong thực tế này mất đi không hẳn là triết gia phải hoàn toàn thủ đoạn, và có thể có những cơ sở thực tế mất đi nhưng để lại những mâu thuẫn trongởng, trong ý thức xã hội (tôn giáo ở Liên Xô).
 
Tóm tắt:
 
- Không có thủ đoạn, thủ đoạn không thể tạo ra học thuyết.
 
- Bản chất của duy tâm là mất thành thực, chúng ta chỉ xét để đánh giá phần thành thực của nó được như thế nào (ông thầy mo cũng có phần thành thực, ông tự mê hoặc trước khi mê hoặc người). Xét cơ sở của nó, do đó có thể tiến hành sự tiếp tụcởng có kết quả. Một sai lầm không thể hiện một cách đơn giản mà phải qua một quá trình.
 
(còn nữa)
 
Trần Đức Thảo
 

Nguồn: Trần Đức Thảo. 1995. Lịch sửởng trước Marx. Hà Nội: Nxb. Khoa học xã hội. Bản điện tử: http://amvc.free.fr  

 
[1]  Tài liệu [A]
 
[2]   In là Pépi ??? (chú thích của Phạm Trọng Luật)
 
[3]   Socrate đã đòi hỏi được hậu đãi tại công đường thành quốc trong bài phát biểu trước tòa («Apologie de Socrate»), không phải trong «Criton» . (chú thích của Phạm Trọng Luật)
 
[4]   Bản thào bị mất một số chữ, chúng tôi đoán là: chủ nô - (B.T)
 
[5]   In nhầm là Chamiode. (chú thích của Phạm Trọng Luật).
 
[6]  In nhầm là Lachis. (chú thích của Phạm Trọng Luật)
 
[7]   In nhầm là Euthyphon. (chú thích của Phạm Trọng Luật).
 
[8]  In nhầm là Périchis.  (chú thích của Phạm Trọng Luật)
 
[9]   Bản thảo bị mất một số chữ. BT.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét