QUYỀN LỰC
[Phần 11]
Chương XII
QUYỀN LỰC VÀ CÁC HÌNH THỨC QUYỀN LỰC
Ngoài mục tiêu của một tổ chức, những đặc tính quan trọng nhất của tổ chức là:
1 – Kích thước của tổ chức;
2 – Quyền lực đối với đoàn viên;
3 – Quyền lực đối với người ngoài;
4 – Hình thức điều hành tổ chức.
Tôi sẽ đề cập kích thước trong chương XIII, các đặc tính còn lại là đề tài của chương này.
Ngoài Nhà nước ra, những tổ chức hợp pháp là những tổ chức có quyền đối với các đoàn viên của mình và các quyền này
chỉ bị giới hạn bởi luật pháp mà thôi. Nếu bạn là một luật sư bạn có
thể bị cấm cãi; một cố vấn pháp luật, cấm hành nghề; một y sĩ cấm hoạt
động; một chủ nhân ngựa đua, cấm lai vãng đến trường đua. Nhưng dù ban
hành nghề có tệ hại đến mức nào chăng nữa, các đồn nghiệp của bạn chỉ có
thể cấm bạn hành nghề là cùng xét về phương diện luật pháp.
Nếu bạn là một chính trị gia, hẳn bạn phải thuộc vào một guồng máy
chính trị nào đó; nhưng không có thể ngăn cản bạn gia nhập một đảng khác
hay cấm bạn sống một cuộc đời bình dị xa lánh những cuộc bầu cử ồn ào.
Ngoài Nhà Nước ra, quyền lực của
tổ chức đối với đoàn viên tùy thuộc ở mức độ chặt chẽ nhiều ít liên hệ
tới danh dự cũng như tiền bạc hoặc các biện pháp trục xuất của đoàn thể
trong tương giao đối với đoàn viên của mình.
Trái lại Nhà nước có quyền năng
vô hạn đối với các nông dân, trừ một số các điều khoản có ghi trong
hiến pháp ngăn cấm sự bắt bớ vôcớ hay trộm cướp. Hiến pháp Hoa Kỳ bảo
đảm sinh mạng, tự do, hay tài sản của một người không thể bị xâm phạm
trừ khi đã bị luật pháp xét xử, nghĩa là nhà cầm quyền tư pháp đã chứng tỏ rằng người ấy phạm một tội danh đáng bị trừng phạt đã được quy định trước. Ở Anh, quyền hạn
hành pháp cũng bị hạn chế một cách tương tự nhưng Tư pháp có toàn năng:
Tư pháp Anh quốc có thể ra một đạo luật xử tử ông John Smith hay tước
đoạt tài sản mà không cần chứng minh ông này phạm trọng tội.
Xét dưới hình thức Hình Luật, quyền lực này là một trong những phương sách Quốc hội dùng để kiểm soát chính phủ. Ở Ấn Độ và những nước độc tài, quyền lực này thuộc về Hành pháp và được Hành pháp tự do xử dụng. Điều này rất phù hợp với truyền thống chính quyền xưa. Ngày nay nơi nào Nhà nước mất đi quyền lực toàn quyền là do kết quả của những lý thuyết nhân quyền.
Quyền lực của một tổ chức đối với người ngoài khó xác định hơn. Nhưng quyền lực của
một quốc gia đối với một nước khác tùy thuộc vào chiến tranh; chiến
tranh có ảnh hưởng tới luật di trú và hàng rào quan thuế áp dụng cho
ngoại kiều cũng như hàng hóa của xứ khác. Thí dụ điển hình là Trung Hoa
đã phải chấp nhận những thỏa ước ô nhục vì đã bại trận. Sức mạnh quân
sự là giới hạn của quyền lực quốc
gia này đối với quốc gia khác; như ta thấy trong thực tế, một quốc gia
có ưu thế quân sự tuyệt đối, có thể di chuyển hay tiêu diệt cả một dân
tộc. Ta có thể thấy rõ các thí dụ khi đọc trong cuốn Book of Joshua cuộc bao vây thành Babylon hoặc việc nhốt những người da đỏ sống sót ở Bắc Mỹ trong những vùng tập trung.
Nhà Nước thường dễ e ngại với những quyền lực đối với bên ngoài của những tổ chức tư nên những quyền lực này thường bị đặt ra ngoài phạm vi luật pháp. Quyền lực của các yếu tố đối với bên ngoài có được còn tùy ở những biện pháp dọa nạt cưc đoan hay tẩy chay đối với hệ thống chính quyền đương quyền.
Khi nó gây ảnhhưởng đối với bên ngoài bằng những hành vi khủng bố thì
đó là dấu báo tình trạng cách mạng hay vô chính phủ sắp xảy ra. Ở Ái Nhĩ
Lan, các vụ ám sát đưa tới sự sụp đổ thế lực của
các địa chủ và kế đó ách đô hộ của Anh. Các nhà cách mạng đã sử dụng
những biện pháp khủng bố ở Nga dưới thời Nga hoàng. Các đảng viên Quốc
xã đạt tới thắng lợi bằng những bạo động phi luật lệ. Hiện nay, những
người dân gốc Đức ở Tiệp Khắc nếu không chịu gia nhập đảng Henlein, nhận
được những lời đe dọa như sau: “Mi đã có tên trong sổ đen” hay “lượt mi
sẽ tới”; những đe dọa này rất hữu hiệu nếu ta nhìn đề đến số phận thê
thảm của những người đối lập ở Áo khi quân Đức chiếm đóng Áo quốc. Một
quốc gia không ngăn chặn nổi những hành động phi pháp chắc sẽ phải ôm
hận. Nếu hành động phi pháp là của một đoàn thể với chương trình
hành động, cách mạng sẽ bùng nổ; còn nếu như trong quốc gia đó chỉ rặt
là phường trộm cướp hay lính trạng làm loạn, tình trạng vô chính phủ
không sao tránh được.
Trong những quốc gia dân chủ, các tổ chức tư quan trọng nhất là các tổ
chức kinh tế. Khác với các hội kín, các tổ chức này có thể bạo động mà
vẫn không phạm pháp, vì chúng chẳng cần phải đe dọa giết ai, mà chỉ cần
bỏ đói người khác là đủ thấy nhau rồi. Nhiều khi chúng đánh bại chính
phủ bằng áp lực kinh tế, như ở Pháp mới đây. Cho tới chừng nào mà các tổ chức tư nhân còn ghê gớm như vậy, rõ ràng quyền lực của Nhà nước bị suy giảm nghiêm trọng. Ở Nga, Đức, Ý, Nhà nước kiểm soát tư bản rất kỹ.
Bây giờ chúng ta hãy bàn tới các hình thức chính quyền,
ban đầu bằng chế độ quân chủ tuyệt đối. Ở đây ta không phân biệt một
ông vua với bạo chúa; chúng ta chỉ để ý tới chế độ cá nhân trị dù cá
nhân này là một ông vua chính thống hay tiếm vương. Hình thức chính quyền này
từng chế ngự lâu dài ở nhiều xứ Á châu, từ thời Babylon qua chế độ quân
chủ Ba Tư, chế độ Macedonian và La Mã, thời Thầy Cả Tế Trung đông, cho
đến thời Đại đế Mogul. Thực ra ởTrung Hoa uy quyền Hoàng
đế không tuyệt đối trừ Tần Thủy Hoàng, kẻ đã bạo gan đốt sách sinh đồ;
vào các thời kỳ khác giơi nho sĩ Trung Hoa là một trường hợp riêng lẻ,
không bao giờ đúng theo khuôn mẫu nào. Hiện nay dù chế độ quân chủ tuyệt
đối đang trên đường thoái trào, ta vẫn thấy những chế độ rất mạnh ở
Đức, Ý, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Nhật Bản. Rõ ràng là những chế độ này có phần
nào hợp với truyền thống.
Xét về phương diện tâm lý, chế độ quân chủ có nhiều lợi ích. Nói chung,
khi một kẻ cai trị hay một tù trưởng đưa phe nhóm hoặc bộ lạc nào đó đi
chinh phục thì những kẻ theo phò cảm thấy như được chia sẻ vinh quang
của chủ tướng mình. Cyrus dẫn đầu Ba Tư nổi loạn chống lại Medes,
Alexander đã mang lại cho dân Macedonians quyền hành
và tiền bạc; Napoléon đã lãnh đạo đoàn quân cách mạng đến chiến thắng;
Lenin và Hitler cũng đã giúp đảng của họ tiến triển bằng những đường lối
tương tự. Như ta đã rõ, một bộ lạc hay một phe nhóm tình nguyện theo
một lãnh tụ chính là để chia sẻ các vinh quang và thành công của lãnh
tụ; ngay cả những kẻ bị chinh phục cũng cảm thấy vừa sợ hãi vừa thán
phục. Người ta khỏi cần phải vận dụng tới huấn luyện chính trị, cũng
không cần thói quen thỏa hiệp, mà chỉ cần một nhóm đàn em thân tín có
khả năng đoàn kết, và sau chót những chiến công của người anh hùng lãnh
tụ sẽ quyết định hết mọi chuyện khác.
Khi Alexander chết, công nghiệp của ông sụp đổ tan tành; nhưng nếu có
một kẻ kế vị có khả năng, ông ta sẽ có thể nối tiếp sự nghiệp cho tới
khi quyền lực mới
bền vững. Những tương quan khác giữa con người với nhau (trừ tương quan
đặt trên chỉ huy và tuân phục) đều khó khăn như sự giao thiệp giữa các
quốc gia cho thấy. Trong lịch sử, vô số tiểu quốc nhờ chinh phục mà trở
nên đế quốc, nhưng hầu như chưa có liên bang nào được thành lập trên căn
bản tự nguyện. Sự cộng tác giữa các quốc gia có chủ quyền là
một vấn đề sinh tử đối với Hi Lạp thời Philip, và Ý vào thời Phục Hưng;
nhưngsự cộng tác này không sao đạt được. Chúng ta cũng thấy châu Âu
đang trải qua một thời kỳ chia rẽ. Làm cho những người có thói quen chỉ
huy, hay tình thần độc lập tình nguyện tuân theo một quyền bính
ngoại lai là điều khó khăn. Điều này thường chỉ xảy ra đối với một đảng
cướp, một nhóm nhỏ muốn làm giàu nhanh chóng trên đau khổ, và chúng tin
tưởng ở tên đầu đảng đến độ trao phó cho hắn toàn quyền chỉ
huy. Chỉ trong những hoàn cảnh này ta mới có thể nói đến một thứ chính
phủ do xã ước, xã ước theo quan niệm của Hobbes hơn là quan niệm của
Rousseau – nghĩa là một thứ giao ước giữa các công dân (hay những tên
cướp) không phải thứ giao ước giữa chúng với người lãnh tụ. Điểm tâm lý
quan trọng đáng lưu ý là con người chỉ tôn trọng một thỏa ước như thế
nếu họ thấy có hi vọng kiếm chác hoặc bằng cướp phá chinh phục. Chính
tiến trình tâm lý này đã giúp vua chúa xưa đạt được quyền lực tuyệt đối dùng chiến thắng quân sự để củng cố uy quyền.
Từ những nhận xét trên chúng ta có thể rút ra được các kết luận như
sau: trong khi các kẻ bầy tôi cần phải tự nguyện theo một vua chúa, dân
chúng thường sợ hãi lúc đầu, sau do thói quen và truyền thống. “Xã ước”
hiểu theo nghĩa duy nhất không có tính cách thần bí, là một thỏa ước
giữa các kẻ vâng phục; thỏa ước này không có lý do tồn tại nếu không
mang lại lợi ích cho cuộc chinh phục. Chính sự sợ hãi chứ không phải tự ý
đã là nguyên do của sự tuân phục nhà vua của đa số thần dân.
Những động lực của
lòng trung thành nơi những bọn cận thần cũng như lòng sợ hãi của đám
dân chúng thường dễ dàng và giản dị nên những quốc gia có chủ quyền chỉ
dùng những cuộc chinh phục để mở mang bờ cõi; không liên bang nào được
thành lập do sự tự nguyện của mọi người. Đây là lý do khiến cho chế độ
quân chủ đóng một vai trò lịch sử quan trọng.
Tuy nhiên, nền quân chủ có những bất lợi lớn. Nếu nó kéo dài triều đại
bằng truyền tập, nếu những kẻ kế tiếp trị vì rất tàn tệ, và nếu có những
trục trặc trong việc nối ngôi, thì những cuộc nội chiến dai dẳng sẽ
bùng nổ. Ở phương Đông, đã có thời các tân vương Thổ Nhĩ Kỳ thường ra uy
bằng cách giết bỏ chính anh em mình; và nếu có kẻ thoát được hắn chỉ
còn cách tranh ngôi báu mới mong sống sót. Cuốn Storia do Mogor
của Mainucci viết về cuộc đời của các Đại vương Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy rõ
những cuộc chiến tranh đoạt ngôi đã làm suy yếu họ biết là chừng nào.
Chúng ta cũng nên suy nghĩ về những Cuộc Chiến Hoa Hồng ở Anh quốc.
Nhưng nền quân chủ không dựa vào truyền tập còn dễ gây nên nội chiến
hơn. Ta hãy nhìn lại tình trạng suy sụp của Đế Quốc La mã từ khi
Commodus[1] băng hà cho tới khi Constantine[2]
lên ngôi. Chỉ có một giải pháp thành công cho vấn đề này, phương pháp
bầu cử Giáo hoàng; nhưng phương pháp này là tột điểm của một truyền
thống dân chủ, và ta thấy phương pháp này thất bại khi cuộc Đại Ly Khai
xảy ra.
Một điểm bất lợi khác của nền quân chủ là nó thường bất kể đến quyền lợi của thần dân, chỉ trừ khi quyền lợi này y hệt quyền lợi củanhà vua. Tuy vậy, sự tương đồng quyền lợi
có thể có tới một mức độ nào đó. Chẳng hạn nhà vua có lợi khi thanh
toán một tình trạng rối loạn nội bộ và sẽ được nhóm thần dân trọng pháp
ủng hộ khi họ thấy có nguy cơ thật sự. Nếu khôn ngoan, ông mong cho thần
dân giàu có để có cơ thu thuế được nhiều hơn. Trong những cuộc chiến
tranh với những xứ khác, quyền lợi
của nhà vua và các thần dân giống nhau chừng nào nhà vua mang lại chiến
thắng. Nhưng có hai nguyên do luôn luôn khiến nhà vua bị sai lầm: lòng
tự kiêu và sự tin cậy một nhóm cận thần xu nịnh thối nát. Nói về lòng tự
kiêu ta nhận thấy dân Ai Cập đã hài lòng về Kim tự tháp, trong khi dân
Pháp phàn nàn về điện Versailles và Lourve; các nhà luân lý luôn luôn đã
kích sự xa hoa của các triều đình. Sách Apocrypha nói: “Rượu có hại,
phụ nữ có hại, nhà vua có hại”.
Một nguyên nhân quan trọng hơn khiến nền quân chủ suy tàn là vì vua
chúa thường dựa vào một thành phần dân chúng: quý tộc, giáo hội, nhóm
trưởng giả hay một nhóm dân địa phương, chẳng hạn như dân Cossacks. Dần
dần quyền lực của
nhóm suy giảm vì những đột biến kinh tế hay văn hóa. Và uy tín nhà vua
bị giảm theo. Nicolas đệ nhị đã ngu xuẩn đến độ đã đánh mất hậu thuẫn
của những nhóm chắc chắn về phe với ông ta; nhưng đây chỉ là trường hợp
hữu hạn. Tuy được giai cấp quý tộc ủng hộ nhưng Charles I và Louis XVI
đã bị mất ngôi vì bị giai cấp trung lưu phản đối.
Một vị vua hay một bạo chúa có thể giữ được quyền lực nếu
không khéo trong việc nội trị và thành công về ngoại giao. Nếu ông ta
được tôn sùng như thần thánh triều đại của ông ta có thể kéo dài vô hạn.
Nhưng ta đã biết trong thời buổi văn minh, nhà vua không phải là thần
thánh; việc bại trận đôi khi không tránh khỏi, và không phải vua nào
cũng có tài về chính trị. Vì vậy sớm hay muộn, các cuộc viễn chinh không
còn nữa, cách mạng sẽ xảy ra và nền quân chủ sẽ bị phế bỏ hay trở nên
bất lực.
Kế tiếp chế độ quân chủ là chế độ thiểu đầu trị (quả đầu chế). Nhưng
chế độ thiểu số có nhiều loại: nhóm cầm đầu có thể là quý tộc thừa kế,
những phú hào, một giáo hội hay một đảng chính trị. Chúng ta thấy có
nhiều hậu quả khác nhau. Một chính quyền của
bọn địa chủ quý tộc thừa kế chắc sẽ bảo thủ, tự kiêu, ngu xuẩn và tàn
bạo; vì những lý do này và một số lý do khác nữa nhóm quý tộc địa chủ
luôn luôn hục hặc với giới thượng lưu trưởng giả. (Nhất là ở Anh). Những
đô thị tự do thời trung cổ cũng như ở Venice cho đến khi bị Napoléon
dẹp bỏ là nơi rất thịnh hành thứ quyền lực chính trị của đám phú hào. Nhưng nói chung, những chính quyền này
sáng suốt và khôn khéo lắm. Đặc biệt thành phố Venice đã chọn một đường
lối thận trọng trong nhiều thế kỷ khó khăn và đã có một nền ngoại giao
hữu hiệu hơn các nơi khác. Ở đây người ta kiếm tiền bằng lề lối thương
mại khôn khéo, không dùng tới bạo lực,
và đặc tính này ta thấy ở những thương gia thành công. Ngày nay vua kỹ
thuật là một loại người mới, một phần vì ông ta chỉ lo chế biến vật
liệu, phần khác vì những người ông ta phải giao thiệp phần lớn là công
nhân, không phải những người ngang hàng với ông; mà ông ta chỉ có thể
thuyết phục chứ không ra lệnh được.
Chính quyền nằm trong tay một giáo hội hay một đảng chính trị mà ta gọi đó là thần quyền hay chính quyền đảng trị là một hình thức chính quyền thiểu
số đã trở nên quan trọng trong những năm gần đây. Hình thức sơ khởi này
vẫn còn tồn tại ở lãnh địa thành Phê-rô và chế độ dòng tu Jesuit ở
Paraguay; hình thức này mới bắt đầu với chính quyền Calvin ở Genava – không thể tới thời kì cầm quyền ngắn ngủi của Tái Tẩy Lễ Giáo Phái ở Munster. Mới hơn nữa là Chính quyền các
Thánh (Rule of the Saints) chấm dứt ở Anh vào thời kì Phục Hưng, nhưng
đã một thời gian khá dài ở New England. Vào thế kỉ 18 và 19, loại chính quyền này
tưởng đã mất luôn. nhưng nó đã được Lenin phục hồi, được người ta chấp
nhận ở Ý và Đức, cũng như ở Trung Hoa. Ở một nước như Trung Hoa hay Nga
Xô, đa số dân số thất học và không có kinh nghiệm chính trị, những
ngườilàm cách mạng thành công ở vào một tình trạng rất khó xử. Dân chủ
theo lối Tây phương không thể thành công được. Người ta thử áp dụng nó ở
Trung Hoa nhưng thất bại ngay từ đầu. Mặt khác những đảng chính trị
cách mạng ở Nga Xô rất khinh bỉ giới quý tộc địa chủ và những nhà giàu
thuộc giai cấp trung lưu. Một thiểu số chọn từ những giai cấp này không
sao thành tựu nổi những mục tiêu của họ. Vì vậy, những tay làm chính trị
cách mạng ở Nga đã nói: “Chúng tôi, đảng đã hoàn thành cách mạng, sẽ
nắm giữ quyền lực chính
trị cho tới khi quốc gia sẵn sàng chấp nhận dân chủ: trong giai đoạn
chuyển tiếp chúng tôi sẽ giáo huấn nhân dân theo tiêu chuẩn của chúng
tôi”.
[…]
Những ưu điểm của chế độ thần quyền,
khi chúng biểu hiện cho một tín niệm mới đôi khi rất lớn, và đôi khi
không có gì. Trước hết những kẻ nhiệt tín tạo thành một nhóm nòng cốt
tạo nên đoàn kết, tiếp sau một cuộc cách mạng. Những người này dễ cộng
tác với nhau vì họ đã đồng ý về những điểm căn bản; như vậy họ có thể
tạo ra một chính phủ hăng hái phục vụ quyền lợi
của họ đúng mức. Kế đến, như ta đã thấy, đảng chính trị hay giáo hội,
là một thiểu số không dựa vào gia tộc hay tài sản, mà ta có thể trao phó quyền hành
nếu lý do nào đó dân chủ thất bại. Thứ ba chắc chắn những nhiệt tình
phải hăng hái hơn và có ý thức chính trị hơn những kẻ tầm thường. Tuy,
một số tín niệm, kể cả những cường niệm - chỉ thu hút được những tên ngu
xuẩn, nếu không kể đến những kẻ phiêu lưu đang tìm công ăn việc làm. Vì
vậy, sự thông minh chỉ là đặc trưng của một số chế độ thần quyền (ở đây ta nên hiểu là cả thứ chính quyền tin tưởng mạnh mẽ vào một tín niệm và dưới sự lãnh đạo của một đảng phái hay một phe nhóm) chứ không là tất cả.
Khi quyền lực thuộc
về một giáo phái, chắc chắn là người ta sẽ áp dụng biện pháp kiểm soát
cách nghiêm khắc ý thức hệ. Những kẻ thực lòng tin tưởng ở ý thức hệ sẽ
tìm tòi mọi cách quảng bá niềm tin trong khi nhiều kẻ khác chỉ tuân lệnh
theo ngoài mặt mà thôi. Thái độ thứ nhất giết chết phán đoán, và thái
độ thứ hai gia tăng tính chất giả hình. Giáo dục văn chương trong
những chế độ này phải rập theo một khuôn và phải đem lại sự dễ tin nơi
quần chúng bình dân hơn là sáng kiến và tinh thần phê phán. Nếu các lãnh
tụ quá trung thành với tín nhiệm riêng của họ, “tà giáo” sẽ xuất hiện
và chính thống sẽ bị quy định theo những khuôn thước cứng ngắc. Sở dĩ có
những người bị nung nấu bởi những tín nhiệm khác với người bình thường
vì họ có thể bị khích động với những điều trừu tượng xa lìa cuộc sống.
Nếu những người như vậy chiếm được chính quyền và
tạo ra nền cai trị khó chuộng với dân chúng họ sẽ khiến dân chúng trở
nên phù phiếm, hay ù lì hơn mức thường. Trong khi đó chế độ thần quyền kẻ
cai trị thường là những kẻ cuồng tín. Vì cuồng tín nên họ dễ nghiêm
khắc. Vì nghiêm khắc họ sẽ bị chống đối. Vì bị chống đối họ sẽ bị nghiêm
khắc hơn. Ngay cả đối với chính họ, những thôi thúc quyền lực nơi
họ sẽ mang vẻ nhiệt thành nhuốm màu sắc tín ngưỡng và không ai ngăn cản
được. Họ đã có những cơ quan như Gestapo hay Cheka thực thi triệt để
niềm tin này và loại bỏ những kẻ yếu lòng.
Chúng ta đã thấy chế độ quân chủ và chế độ thiểu số đều có những điểm
tốt đẹp cũng như cũng có những điểm xấu. Điểm xấu chính yếu của cả hai
là chính phủ sẽ thờ ơ với nguyện vọng của dân chúng đến độ cách mạng
bùng nổ. Dân chủ khi được thực hiện đàng hoàng, sẽ giúp cho nhân loại
tránh tình trạng bất ổn này. Hình thức chính quyền nào
giúp ta tránh được nội chiến rất đáng cho ta tán thưởng, vì nội chiến
vô cùng tai hại. Nội chiến khó xảy ra nơi đâu những kẻ có cơ chiến thắng
là những nhà cầm quyền cũ; và một chính quyền đại diện cho đa số dễ thắng trong cuộc nội chiến hơn là một chính quyền thiểu số. Tôi đưa ra những nhận định trên nhằm hỗ trợ cho quan điểm chính quyền dân chủ rất cần cho nhân loại; nhưngcũng có nhiều trường hợp mà nền dân chủ không tránh khỏi những giới hạn.
Một chính quyền là được gọi là dân chủ nếu một tỉ số dân chúng khá cao được tham dự vào quyền lực chính
trị. Những chế độ dân chủ Hy Lạp là cực đoan nhất khi loại bỏ đàn bà và
nô lệ; còn Mỹ quốc gia đã tự nhận là dân chủ trước khi phụ nữ được tham
gia bầu cử. Ta cũng thấy rõ là chế độ thiểu số có khuynh hướng tiến tới
dân chủ với sự gia tăng của những người có quyền lực chính trị. Chi khi có tỷ lệ khá nhỏ ta mới thấy những đặc trưng của chế độ thiểu số phát hiện rõ ràng.
Trong các tổ chức, đặc biệt trong các quốc gia, việc cai trị có hai
khía cạnh. Đứng về quan điểm của hai nhóm cai trị, vấn đề là có được sự
thuận tình của những kẻ bị trị không; và đứng về phía những kẻ bị trị là
làm sao cho đám thống trị ý thức được quyền lợi
của chính họ và cả những kẻ bị trị nữa. Nếu một trong hai đòi hỏi này
được giải quyết, thì cả hai sẽ được ổn thỏa. Nếu không có vấn đề nào
được giải quyết, cách mạng sẽ bùng nổ. Thường thì người ta đạt được giải
pháp dung hòa. Không kể sức mạnh thô bạo, những yếu tố chính tạo ổn
định về phía giới cai trị là truyền thống, tôn giáo, sự thù ghét ngoại
bang, và khuynh hướng tự nhiên theo một lãnh tụ đa số người. Để bảo vệ
những kẻ bị trị chỉ có dân chủ là tốt hơn. Coi như là một phương tiện
cai trị, dân chủ cần phải có một số giới hạn và có thể tránh được một số
giới hạn khác trên nguyên tắc. Những giới hạn chính yếu bắt nguồn từ
hai nguồn gốc: có những quyết định phải được quyết định nhanh chóng, và
có những quyết định đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn. Khi Anh quốc
bỏ kim bản vào năm 1931, Anh quốc đương đầu với hai việc: hành động
nhanh chóng là tuyệt đối cần thiết trong khi đó khía cạnh chuyên môn lại
vượt quá mức độ hiểu biết của người thường. Như vậy chính quyền dân chủ chỉ có thể bày tỏ ý kiến sau một thời gian.
Khi chiến tranh xảy ra, chính phủ chỉ có tham khảo ý kiến Quốc hội mà
không thể hỏi ý kiến cử tri. Vì những giới hạn trầm trọng này, cử tri
bắt buộc phải để chính phủ giải quyết những vấn đề trọng đại. Dân chủ sẽ
chỉ thành công chừng nào mà chính quyền còn
tôn trọng dư luận. Quốc hội Anh thời Cromwell đã biểu quyết là nó không
thể bị giải tán trừ khi chính nó biểu quyết tự giải tán; vậy thì những
nguyên do nào khiến cho những quốc hội kế tiếp không noi gương sáng của
quốc hội ấy? Câu trả lời không giản dị cũng không làm ta an tâm. Thứ
nhất vì những dân biểu sắp mãn nhiệm đã có một đời sống sung túc ngay
khi họ thuộc về đảng bị đánh bại; tuy nhiên, ta biết phần lớn ta biết họ
sẽ được tái cử, và nếu họ không còn ở địa vị chính quyền, họ còn có được cái thích thú công khai chỉ trích lỗi lầm của đối thủ. Khi thời cơ đến họ có thể nắm quyền trở
lại. Trái lại, nếu họ cứng đầu cứng cổ không đi theo ý cử tri, họ có
thể tạo nên tình trạng căng thẳng nguy hiểm đến tính mạng và tài sản của
họ. Strafford và Charles là gương sáng cho cho mọi người coi chung.
Tình thế sẽ đổi khác nếu hoàn cảnh xáo trộn đã có sẵn. Giả thiết rằng
Quốc hội Bảo thủ có lý do sợ rằng cuộc bầu cử tới sẽ mang lại đa số cho
phe Cộng sản, mà đảng Cộng sản chủ trương truất hữu không bồi thường.
Trong trường hợp này có lẽ đảng cầm quyền sẽ noi gương Quốc hội Anh thời Cromwell tuyên bố chính quyền sẽ muôn năm trường trị (ta nên hiểu ở Anh, đảng đa số nắm Quốc hội, sẽ nắm cầm quyền). Như vậy, nếu họ không tuyên cáo muôn năm trường trị chẳng phải là vì họ tôn trọng những nguyên tắc dân chủ đâu.
Một chính quyền dân chủ phải trao phó quyền lực vào
tay những vị dân tiêu biểu. Tất nhiên, sẽ cảm thấy bất an khi có biến
động mới và nếu các dân biểu này cứ tiếp tục nhiệm vụ. Trong nhiều hợp,
ta đã thấy ý muốn của Quốc hội đi ngược lại với lợi ích của nhân
dân.Trong những hoàn cảnh như trên, Quốc hội có thể làm nguy hại đến quyền lợi dân chúng mà không phải e sợ bất kỳ trừng phạt nào.
Ở đây tôi không dám nói có hình thức chính quyền khác tốt hơn dân chủ, tôi chỉ muốn nói có nhiều trường hợp tranh chấp có thể giải quyết bằng nội chiến, dù chính quyền ở bất kì hình thức nào. Một mục tiêu hết sức quan trọng của chính quyền là
ngăn chặn không cho các vấn đề trở nên trầm trọng đến độ nội chiến bộc
phát. Xét theo quan điểm này thì dân chủ là hình thức chính quyền tốt
nhất ở những nơi trình độ dân trí cao. Khó khăn là ở chỗ tập tục dân
chủ đòi hỏi sự sẵn sàng thỏa hiệp. Đảng bại trận thì phải sẵn lòng chấp
nhận sự thất thế của mình, mặt khác, khối đa số không được lợi dụng ưu
thế chèn ép đối phương đến độ làm họ không chịu nổi phải vùng lên, nghĩa
là mọi người phải có thói quen trọng pháp, biết tôn trọng ý kiến của
người khác. Điều cần thiết hơn là phải gạt bỏ mọi lo sợ chính đáng, bởi
vì nếu người ta lo sợ quá mức, người ta có khuynh hướng tìm tới một lãnh
tụ để vâng phục chắc chắn nhà lãnh tụ này sẽ thành nhà độc tài.
Trong những điều kiện như ta vừa duyệt xét, dân chủ là hình thức chính quyền ổn định cho tới nay. Ở Mỹ, Anh, các quốc gia thuộc Liên hiệp Anh, Thụy Điển và Thụy Sĩ dân chủ có thể bị lâm nguy từ áp lực bên ngoài; ở Pháp nó ngày càng chắc chắn hơn. Thêm vào tính chất ổn định, nó có ưu điểm là khiến cho các chính quyền biết
lưu tâm tới an ninh của dân chúng - có lẽ chưa đúng mức lắm, nhưng chắc
chắn dồi dào hơn các chế độ quân chủ chuyên chế, thiểu số hay độc tài.
Trong một quốc gia mới, rộng lớn, chế độ dân chủ vẫn còn nhiều bất lợi
(tôi không muốn so sánh với những chế độ chính trị khác trên cùng một
diện tích) vì dân số khổng lồ liên hệ. Ở thời kì cổ khi chưa có hệ thống
đại diện, những công dân thường tụ tập trước chợ bỏ phiếu từng cá nhân
một về từng vấn đề (như ở các đô thị La Mãxưa). Xem vậy chỉ ở những quốc
gia mà diện tích giới hạn trong lĩnh vực một thành phố các công dân mới
cảm thấy có trách nhiệm và quyền hạn
thật sự, và dễ cảm thấy như vậy vì vấn đề vừa vớ tầm hiểu biết của
mình. Nhưng chế độ dân chủ khó có thể áp dụng hữu hiệu cho một lãnh vực
lớn lao hơn nhiều nếu thiếu một lập pháp đoàn do bầu cử tạo nên. Khi xưa
lúc quyền công dân La Mã được ban phát cho dân cư tại những xứ thuộc Ý Đại Lợi, những công dân này trên thực tế chẳng có chút quyền lực chính trị nào vì chỉ có những dân cư La Mã mới có quyền hành xử quyền này
mà thôi. Trong những quốc gia hiện nay, người ta vượt được những khó
khăn địa lý bằng cách chọn người đại diện. Gần đây, khi người đại diện
được dân chúng bầu, có được khá nhiều quyền hạn
độc lập vì những kẻ sống xa thủ đô không sao bày tỏ ý kiến của họ một
cách hữu hiệu được, lý do chính là vì họ không biết được kịp thời những
điều xảy ra hoặc họ không rành những chi tiết. Nhưng nay nhờ có truyền
thanh, truyền hình, các phương tiện chuyên chở nhanh chóng, các phương
tiện báo chí… các quốc gia rộng lớn ngày càng giống như những đô thị cổ
thời. Những tiếp xúc cá nhân giữa những đại biểu ở trung ương và dân
chúng tỉnh lẻ xảy ra nhiều hơn và những kẻ ủng hộ có thể gây áp lực đối
với các lãnh tụ; các lãnh tụ cũng có thể gây ảnh hưởng ngược lại đối
với kẻ ủng hộ mình tới mức độ không có được trong thế kỉ 18 và 19. Hậu
quả của tình trạng trên là sự quan trọng của người đại diện bị suy giảm
trong khi đó vai trò của những người lãnh tụ ngày càng quan trọng hơn.
Quốc hội không còn là trung gian hữu hiệu giữa cử tri và chính quyền nữa.
Tất cả những phương sách tuyên truyền khi xưa chỉ có trong thời kì bầu
cử nay sử dụng thường xuyên. Quốc gia Đô thị Hi Lạp, những chuyên viên
mị dân, những bạo chúa, những vệ sĩ và những kẻ lưu đày đã hồi sinh vì
những biện pháp tuyên truyền đã thịnh hành trở lại.
Một cử tri đơn lẻ trong một xứ dân chủ rộng lớn sẽ thấy giá trị lá
phiếu mình nhỏ nhoi đến mức không muốn bỏ phiếu nữa, trừ khi anh ta còn
chút lòng nhiệt thành đối với lãnh tụ của mình. Nếu anhta không phải là
một cán bộ nhiệt thành trong một đảng quan trọng, phận sự của anh ta
trong một guồng máy rộng lớn thật chẳng thấm thía gì. Trong thực tế, tất
cả những điều anh có thể làm được là bỏ phiếu cho một trong hai người
mà chương trình hành động chẳng hào hứng gì cho lắm. Những chương trình này có thể giống nhau và anh ta biết rõ ứng cử viên được bầu sẽ không thi hành chương trình mà hắn đã mạnh miệng rao truyền lúc tranh cử nhưng chẳng có ai làm gì hắn ta được (trừ việc anh ta có thể làm là chửi xiên
chửi xéo trên báo chí). Ngược lại nếu anh ta thích một lãnh tụ nào đó,
chúng ta lại thấy tái diễn tiến trình tâm lý đã bàn đến khi nghiên cứu
đến chế độ quân chủ. Các cán bộ chính trị hay những tay giỏi tổ chức là
những người biết cách khêu dậy lòng nhiệt thành của đám đông đối với một
người. Nếu cá nhân là một nhà lãnh tụ vĩ đại, kết quả sẽ là một chính quyền cá nhân trị; nếu không phải là chế quyền cá nhân trị thì chính ủy ban đã giúp cá nhân thắng cử sẽ nắm quyền hành.
Đấy không phải là dân chủ thực sự. Vấn đề bảo vệ dân chủ đối với một
khu vực rộng lớn rất là khó khăn. Tôi sẽ trở lại vấn đề này vào chương sau.
Tới đây chúng ta đã bàn cãi những hình thức chính quyền trong phạm vi chính trị. Các tổ chức kinh tế có hình thái đặc thù ta sẽ bàn riêng.
Trước tiên ta phải phân biệt hai loại người tương tự như công dân và nô
lệ cổ thời, trong một cơ sở kinh doanh kỹ nghệ. Những công dân là những
kẻ bỏ vốn, nô lệ là những người bỏ công. Tôi không muốn đưa lập luận
này xa hơn nữa. Tuy nhiên, kẻ làm công chỉ khác tên nô lệ ở chỗ anh ta
được thay đổi tự do công việc mình làm (nếu có thể được) và anh ta có
thể dùng toàn thời gian rảnh rỗi của mình ngoài giờ làm việc. Nơi đây
tôi muốn bàn thêm phương cách quản trị xí nghiệp. Những chế độ độc tài,
thiểu số hoặc dân chủ có những cách đối xử khác nhau đối với các cá nhân
trong khi số phận những kẻ nô lệ dưới bất cứ chế độ nào cũng như nhau.
Trong một cơ sởkinh doanh kỹ nghệ tư bản, quyền lực được phân chia giữa những cổ đông theo nhiều cách (như quân chủ, dân chủ, thiểu số) nhưng những kẻ làm công chẳng có chút quyền nào trừ khi họ có góp phần vốn, và thực ra họ chẳng hơn nô lệ thời xưa mấy tí.
Ta thấy nhiều tổ hợp doanh nghiệp có rất nhiều lề lối dành ưu quyền cho
thiểu số. Lúc này đây tôi không muốn lạm bàn tới sự kiện những kẻ làm
công bị gạt ra khỏi công việc quản trị; tôi chỉ muốn nghĩ tới những cổ
đông. Cuốn sách hay nhất về vấn đề này là cuốn Tổ hợp hiệp đại và tư sản (The Mondern Corporation and Private Property) của hai tác giả Berle và Means. Trong chương sách “Sự tiến triển của quyền kiểm
soát” (The Evolution of Control) họ đã cho ta thấy cách những nhóm
thiểu số, mặc dù chỉ có một phần tư sở hữu rất nhỏ, đã tiến tới nắm quyền quản những số vốn khổng lồ. Bằng những phương thứ của ủy ban cai trị do áp lực mà có, ban quản trị có thể thực sự chọn những kẻ kế tục mình khi quyền sở hữu được chia sẽ ra nhiều. Ban quản trị cũng có thể trở thành một tổ chức thường xuyên sở hữu quyền của
họ không đáng kể. Một đường lối hoạt động gần nhất là đường lối cai trị
của Giáo Hội Công giáo. Giáo Hoàng sẽ lựa chọn các Hồng y và Hồng y
đoàn sẽ lực chọn
vị Giáo Hoàng kế tiếp. Ta thấy hình thức quản trị này trong những tổ
hợp lớn nhất thế giới như công ty Điện thoại và Điện tín Hoa Kỳ (tích
sản bốn tỷ mỹ kim tính đến 1-1-1930) và Tổ Hợp Thép Hoa Kỳ (tích sản hai
tỷ Mỹ kim). Trong Tổ Hợp Thép, các giám đốc chỉ sở hữu 1,4% vốn, nhưng
họ nắm toàn quyền kinh tế tổ hợp.
Sự tổ chức một tổ hợp kinh doanh phức tạp hơn bất cứ cơ chế chính trị
nào rất nhiều. Các giám đốc, các cổ đông, ban quản trị và công nhân đều
có những nhiệm vụ khác nhau. Việc quản trị mặc dù hình thức thiểu số,
các đơn vị là cổ phần (không phải là các cổ động) và các giám đốc là
những đại diện được chọn lựa. Trong thực tế các giám đốc thường có nhiều quyền điều hành đối với các cổ đông hơn là quyền hành
của một thiểu số đối với các cá nhân. Tráilại ở những nơi nghiệp đoàn
được tổ chức hoàn bị, các nhân công có tiếng trong việc định điều kiện
tuyển dụng và làm việc. Các xí nghiệp tư bản có hai mục đích song hành:
một mặt nhằm cung cấp phẩm vật và dịch vụ cho dân chúng, mặt khác nhờ
những hoạt động ấy chúng kiếm lời cho các cổ đông. Trong các tổ chức
chính trị, các chính trị gia làm việc nhằm phụng vụ công ích chứ không
phải mục tiêu lãnh lương cao. Nếu lương bổng cao là giá cả được thiên hạ
lưu tâm, thì sự trả giá đáng khinh này thường tỏ lộ trong những chế độ
thực sự không thèm đếm xỉa tới dân chúng. Điều này cho ta thấy tại sao
trong lĩnh vực chính trị, tình trạng giả hình trầm trọng hơn trong lĩnh
vực kinh doanh. Nhưng dưới ảnh hưởng của chế độ dân chủ và phong trào
chỉ trích nhuốm màu sắc xã hội, nhiều ông vua kĩ nghệ đã học thói quen
của những nhà chính trị, và cứ làm như chính công ích đã thúc đẩy họ làm
giàu. Đây là một ví dụ minh chứng cho ta thấy hiện nay chính trị và
kinh tế có khuynh hướng lẫn lộn với nhau.
Bây giờ chúng ta hãy bàn tới những cách theo đó hình thức quản trị thay
đổi trong một tổ chức. Lịch sử không soi sáng cho ta thấy vấn đề này là
bao. Chúng ta đã biết ở Ai Cập và Babylonia, chế độ quân chủ tuyệt đối
đã được thiết lập từ thời kỳ hữu sử; chúng ta có thể cho rằng nguyên
nhân của chế độ này là uy quyền của những vị cầm đầu mà khởi thủy quyền hạn
bị giới hạn bởi một Hội Đồng Kỳ Lão, sau khi ta đã xét những chứng cứ
qua khoa nhân chủng học. Khắp nơi tại Á châu (trừ Trung Hoa) không có
dấu hiệu nào cho thấy chế độ quân chủ tuyệt đối phải nhường bước cho một
chế độ nào khác, mãi cho tới khi chịu ảnh hưởng của Tây phương. Trái
lại trong suốt lịch sử, chế độ quân chủ không bao giờ bền vững ở Âu
châu. Vào thời kì trung cổ, uy quyền của vua chúa bị giới hạn bởi thế lực của giới quý tộc phong kiến Âu châu, cũng như bởi sự tự trị của những thành phố thương mại. Sau thời kì Phục Hưng, quyền lực vua chúa lên cao khắp nơi ở Âu châu, nhưng ưu thế này bị chấm dứt khi giới trung lưu phát triển thành lực lượng
đáng kể của xã hội. Trước tiên ở Anh, rồi ở Pháp và lan rộng khắp Tây
Âu. Người ta đãnghĩ là nền dân chủ đại nghị lan rộng khắp thế giới văn
minh cho tới khi những người Bôn Xê Vích giải tán Quốc hội Lập hiến vào
năm 1918.
Chúng ta không lạ gì những thoái trào của nền dân chủ. Những thoái trào
này đã xảy ra ở nhiều Quốc gia đô thị Hi Lạp, ở La Mã khi đế quốc được
thành lập, và ở Những Cộng Hòa Thương Mại, ở Ý vào thời Trung cổ. Liệu
chúng ta có thể tìm ra những nguyên tắc đại cương nào xác định các phong
trào đòi hỏi dân chủ, cũng như những thoái trào rời xa dân chủ không?
Hai ảnh hưởng lớn chống lại dân chủ trong quá khứ là sự giàu có và chiến
tranh. Chúng ta có thể mang hai trường hợp Medeli và Napoléon để minh
chứng sự kiện trên. Nói chung là những người trở nên giàu có vì thương
mại thường ôn hòa hơn những địa chủ có quyền lực nhờ đất đai; cho nên các thương gia thường biết chiếm quyền một cách khôn khéo và khi cai trị cũng ít gây nên những bất mãn lớn lao, khác với những kẻ có chức vụ vì quyền lực truyền
tập và truyền thống. Những lợi tức cho thương mại đưa lại từ Venice hay
ở những thành phố thuộc Liên minh Hanseatic, rút được của những người
ngoại quốc, nên không gây nên những bất mãn trong xứ, khác hẳn trường
hợp một nhà sản xuất làm giàu bằng mồ hôi nước mắt của kẻ khác. Một
chính quyền gồm
những thị dân là tự nhiên và ổn định nhất cho một cộng đồng đa số hành
nghề thương mại. Và chế độ này dễ dàng biến thành chế độ quân chủ nếu
một gia đinh giàu có vượt hẳn bất cứ gia đình nào khác. Chiến tranh tác
động theo một tâm lý dữ dội hơn. Sự sợ hãi khiến người ta muốn tìm tới
một vị lãnh tụ, và một viên tướng thành công dễ gây được sự ngưỡng mộ
cuồng nhiệt, vốn là mặt trái của sự sợ hãi. Vào lúc mà chỉ có những
chiến thắng mới là quan trọng, viên tướng thắng cuộc dễ thuyết phục xứ
sở trao toàn quyền cho
ông. Và cho tới chừng nào khủng hoảng còn kéo dài, vai trò của ông còn
cần thiết và khi cuộc khủng hoảng chấm dứt, khó ai có thể mời ông ra đi
được.
Trong thời hiện đại, những phong trào chống lại dân chủ dẫu rằng có
liên quan đến tâm thức chiến tranh, không hẳn đã giống y trường hợp
Napoléon. Nói rõ ra thì các nền dân chủ Ý và Đức sụp đổ không phải vì đa
số chán dân chủ, mà vì ưu thế quân sự không ở bên đa số. Nhiều thấy làm
lạ lùng là đã có chính phủ dân sự mạnh hơn viên Tổng tư lệnh, nhưng đây
là một sự thật ở những nước dân chủ có truyền thống vững chắc. Khi bổ
nhiệm vị Tổng tư lệnh, Lincoln viết “Họ cho tôi biết là ông nhắm tới độc
tài. Muốn thế ông phải đạt được nhiều chiến thắng. Tôi mong chờ ông
mang lại chiến thắng và tôi sẵn sàng chịu trách nhiệm về nguy cơ độc tài
nếu có”. “Sở dĩ ông ta có thể làm như thế vì chắc chắn là quân đội Mỹ
không bao giờ tấn công một chính phủ dân sự theo lệnh một tướng lãnh.
Vào thế kỉ mười bảy, quân sĩ của Cromwell sẵn sàng nghe lời ông dẹp bỏ
quốc hội; nhưng thế kỉ mười chín, quận công Wellington sẽ không được ai
theo nếu ông có một âm mưu tương tự.
Lúc mới đầu dân chủ có nguồn gốc là lòng căm thù những kẻ cầm quyền trước
đó; tuy nhiên vào những ngày khởi đầu dân chủ, dân chủ dễ bị lung lay;
và trong những hoàn cảnh khai mở như vậy những kẻ đứng lên phản kháng
vương quyền hay các nhóm thiểu số chính quyền cũng
có thể nhân cơ hội này khôi phục lại hệ thống mà lúc mới khởi dậy họ
đòi diệt cho bằng được: Napoléon và Hitler có thể được quần chúng ủng hộ
trong khi họ Bourbon và Hohenzollern bất lực,
mặc dù thực chất không khác nhau. Dân chủ chỉ ổn định được khi đã tạo
ra được truyền thống lâu dài. Cromwell, Napoléon, và Hitle xuất hiện khi
xứ sở của họ còn trong thời kì dân chủ phôi thai. Nếu chúng ta đã xét
trường hợp của Cromwell và Napoléon thì trường hợp của Hitle không làm
ai ngạc nhiên cả. Và hiển nhiên là ta cũng chẳng có lý do nào để tin
rằng ông ta sẽ cầm quyền được lâu hơn hai người kia.
(còn tiếp)
Nguồn: Bertrand Russell. Quyền lực. Nguyễn Vương Chấn và Đàm Xuân Cận dịch, Nxb Hiện đại, 1972. Bản điện tử do triethoc.edu.vn thực hiện.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét