Trần Đức Thảo
LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG TRƯỚC MARX
Nxb. Khoa học xã hội, 1995
--- o0o ---
TƯ TƯỞNG CỔ ĐẠI TRUNG HOA
I - TÌNH HÌNH XÃ HỘI CHÍNH TRỊ
Từ
thế kỷ VIII - III tr. CN là Xuân Thu Chiến Quốc, thời kỳ phát triển một
cách đặc sắc (có thể là từ phong kiến phân quyền đến phong kiến tập
quyền). Theo Phạm Văn Lan, tư tưởng Khổng, Mạnh, Lão, Trang là xây dựng phong kiến tập quyền.
- Theo Quách Mạt Nhược, từ Tây Chu đến Đông Chu là từ nô lệ đến phong kiến.
- Theo một số sử gia Liên Xô, thời kỳ đó là từ nô lệ sơ kỳ qua phát đạt, đến Ngũ Hồ mới là phong kiến sơ kỳ. Ý kiến này có 2 ý nghĩa:
+ Giải quyết được tính chất tương đương của lịch sử Đông và Tây.
+ Giải quyết sự bế tắc của chế độ phong kiến qua mấy ngàn năm.
Lực lượng sản xuất: Đời Đường mới dùng vũ khí bằng sắt (đặc tính của chế độ nô lệ phát đạt Tây phương).
Quan hệ sản xuất: Nhà Chu đã có quan hệ nông nô và tá điền, nên sử Trung
Quốc kết luận đó là thời phong kiến. Song liên hệ với các nước Phương
Tây thì lý do đó không quy định chế độ phong kiến. Nhiều chế độ nô lệ
Tây phương có quan hệ nông nô và tá điền (Cổ đại Ai Cập), hơn nữa ngay
đời Hán còn nhiều nô lệ.
Quá trình diễn biến của chế độ nô lệ:
ở Tây phương, một chế độ không thể tiêu diệt và chuyển sang chế độ khác
khi nó chưa phát triển toàn bộ diện tích của nó. Ở Địa Trung Hải cuối
thời kỳ Hy Lạp chế độ chủ nô rã rời, nhưng miền Tây Địa Trung Hải (Ý,
Pháp) chưa phát triển, nên nó phát triển ở giai đoạn La Mã, khi đã lan
tràn hết nó mới tan rã (còn khu vực bên ngoài xâm lược được thì nó còn
phát huy nốt) - quy luật chung của chế độ bóc lột.
Đời Chu văn minh Trung Quốc chưa đạt tới biên giới, tới Tần Hán mới đạt được.
Chế độ chính trị: Trước kia người ta quan niệm Tần Hán là tập quyền, nhưng nô lệ cũng có thể tập quyền.
- Lịch sử tư tưởng Trung Quốc trước 1949 thực tế chỉ có tư tưởng Cổ đại, sau này không có gì mấy.
- Kỹ thuật sản xuất đời nhà Hán chỉ tương đương với đế quốc Ba Tư và chưa hẳn đã như Hy Lạp (công cụ sắt nhưng vũ khí bằng đồng, chứng tỏ kỹ thuật sắt còn thấp kém).
- Đi sâu vào nội dung tư tưởng ta càng thấy Khổng, Mạnh, Trang... tương đương với tư tưởng Ai Cập và Hy Lạp tới nô lệ thịnh trị.
- Trong chế độ nô lệ, mâu thuẫn chủ yếu bao giờ cũng là mâu thuẫn giữa nô lệ và chủ nô, nhưng nó thể hiện bằng những hiện tượng
rõ rệt nhất dưới hình thức quý tộc và công thương. Triết học cũng bắt
nguồn sâu sắc từ mâu thuẫn chủ yếu đó, nhưng cũng phản ánh dưới hình
thức mâu thuẫn quý tộc và công thương.
- Ở phương Tây, tư tưởng triết học phát triển nhất khoảng nô lệ sơ kỳ đến nô lệ thịnh trị do có sự phát triển công thương cao độ.
- Nhưng những thắc mắc trên chỉ có nghĩa khi chúng ta công nhận luận án của phái Quách Mạt Nhược.
-
Nếu theo ý kiến Phạm Văn Lan, chế độ nô lệ Trung Quốc chỉ chừng hơn 100
năm và chưa phát triển hết diện tích, chỉ thu hẹp trong phạm vi Hoa
Bắc. Nhưng người ta cũng có thể cho rằng vì nó đã chuyển sang phong kiến
nên mới phát triển trên toàn diện tích của Hoa Trung và Hoa Nam.
- Những chủ nghĩa dung hòa (Gia tô) có tiến bộ nhưng còn tư tưởng lạc hậu xuất phát từ chủ nô lại rất phát triển trong chế độ phong kiến.
II - TƯ TƯỞNG
Thời Xuân Thu Chiến Quốc, tư tưởng phát triển vĩ đại tương đương với tư tưởng Hy Lạp. Tư tưởng
phong kiến Âu châu không phát triển gì hết. Phần tạo tác của nó chỉ có
khi xuất hiện phương thức sản xuất mới, và phần đó là do tư tưởng tư sản (vì muốn có một tư tưởng phải có một nền kinh tế nhất định - tư tường phong kiến chỉ phát triển trong giai đoạn cách mạng của nó, và cách mạng này là do tư sản).
Nhưng tóm lại vẫn có những điểm thống nhất:
+ Đời Tây Chu: chế độ quý tộc, đẳng cấp được quy định rõ rệt với những lễ nghi giữa người bóc lột và người bị bóc lột.
Trung và hiếu (trung với người tộc trưởng tối cao - hiếu với tổ tiên, tộc trưởng).
Quân tử, tiểu nhân - quý tộc và không quý tộc.
Đức - thiện (giai cấp bóc lột vì thay Trời và có Đức, giai cấp bóc lột phải giữ lễ). Ai Cập (nô lệ) cũng có tôn ti này.
Cuối Tây Chu: tôn ti này lung lay.
Đông Chu: đưa đến khủng hoảng trầm trọng và cuộc đấu tranh giai cấp.
Dưới
quý tộc chủ nô xuất hiện một giai cấp chủ nô mới là chủ công và phú
thương (xuất thân từ quản lý nông nô hay thương nô cho quý tộc). Công
thương phát triển, bọn này dần dần lấn át quý tộc. Kinh Thi dẫn chứng
quý tộc ngày càng nghèo, mất ảnh hưởng.
- «Bốn phương người người đi trở nên giàu có,
Còn ta thì cứ đi đến chỗ cùng đường mạt vận»
-
«Ta đây trước ở nhà cao cửa rộng đàng hoàng, nay nhà cao không có mà
cửa rộng cũng không có mà ra vào, lại hàng ngày phải lo đi kiếm ăn, than
ôi tình cảnh ngày nay khác xa với lúc xưa»
(Quý tộc phá sản)
«Bọn
họ phú thương có rượu quý, có thức ăn ngon, lại có bà con thân thuộc
cùng xum họp đông đủ; ta đây rượu chè cơm nước không có, lại sống một
mình, thật lấy làm tủi phận»
(Than phiền có tính chất duy vật)
- «Bọn chúng phấn sáp đẹp đẽ thật, nhưng dầu có đẹp đẽ đến đâu nữa nhưng làm sao đẹp đẽ bằng chúng ta được» .
- «Bọn chúng ăn mặc lộng lẫy đấy, nhưng chúng là những kẻ hèn hạ, mặc áo quần tốt đẹp có xứng đáng đâu».
(Chuyển thành đấu tranh duy tâm)
+ Thương nhân bảo vệ quyền lợi:
Phân hóa quý tộc: ủng hộ nhà vua, ủng hộ chính quyền chống quý tộc địa phương:
-
«Bọn tay chân của chủ ta, bọn bay thật là tàn nhẫn, vì cớ gì mà bay đe
dọa ta đến nông nỗi này, đến một chỗ ở cũng không có, bọn chúng bay là
tay sai hung hãn của kẻ thống trị (một bộ phận quý tộc quan niệm là bị trị rồi), mà những kẻ thống trị thì nghe theo lời bọn bay, gần gũi và yêu chuộng bay».
- «Còn đối với người dân đại chúng thì chỉ biết nô dịch chứ không gần gũi với người ta (tiểu quý tộc)»
(Người dân qua phú thương):
- «Có người chỉ sống an nhàn, suốt ngày ăn không ngồi rồi, mà có người thì suốt ngày không được nghỉ ngơi, làm ăn vất vả».
Nhận định
- Có cuộc đấu tranh gay gắt giữa bọn phú thương tân hưng và chủ nô xuất phát từ thứ dân hay nô lệ quản lý với bọn quý tộc.
Bọn tân hưng xây dựng bộ máy quân chủ độc đoán, dựa vào nhà vua đàn áp
bọn quý tộc (quý tộc tự xem là nhân dân). Bọn chủ nô mới cũng dựa vào
nhân dân - và chính đáng hơn - vì phần nào chúng có lao động.
- Mâu thuẫn này chỉ là hiện tượng bề ngoài nhưng căn bản vẫn là mâu thuẫn chủ nô - nô lệ, nhưng nó thể hiện được phần nào
(đình công, chạy trốn, khởi nghĩa), như thế cũng do điều kiện thực tế
khách quan phát triển một phần nào (phải có vận tải giao thông nô lệ mới
bỏ trốn). Kinh Thi dẫn chứng cuối đời Tây Chu có nhiều hiện tượng nô lệ bỏ trốn ở Tấn, Tề (phương tiện liên lạc phát triển), lẻ tẻ còn có những hiện tượng
khởi nghĩa: Lỗ có thợ, Thịnh có nông nô. Năm 842 tr. CN, nô lệ, dân
nghèo và bọn tân hưng biện minh đuổi Chu Lộ vương - vua Chu - đặt lên 1
ông vua mới (bạo quân) được dân ủng hộ, vài năm sau Chu lại phục hưng.
Do đó ta thấy mâu thuẫn chủ yếu là nô lệ, dân nghèo và chủ nô không thể hiện dưới những hình thức khác.
*
* *
Theo
một số câu trong kinh Thi, ngay cuối Tây Chu, cả hệ thống tôn giáo, lễ
nghi được xây dựng từ nhà Hạ (Hoa Bắc) đã bị lay chuyển. Tư tưởng này được xây dựng qua 3 giai đoạn (Tư tưởng nào bị đả phá? Tư tưởng nào được xây dựng?)
Theo
Không Tử: Người nhà Hạ tôn trọng thiên mệnh, kính sợ quỷ thần, không
dám thân cận, đãi người thì khoan hậu, ít dùng hình phạt, phong tục nhà
Hạ thì ngu xuẩn,... không có văn sức.
«Đời nhà Ân thì tôn thần, dạy người phụng sự quỷ thần, trọng dụng hình phạt mà kinh thị a lễ giáo, phong tục nhà Chu b nói chung là cướp bóc không ngừng, không biết xấu.
«Đời
Chu tôn lễ. Kính sợ quỷ thần mà không dám thân cận, đãi người thì khoan
hậu, thưởng phạt theo thứ bậc cao thấp. Phong tục nhà Chu nói chung thì
hiếu lợi và khéo thủ lợi, làm việc gì xấu thì biết văn sức, làm việc gì
ác thì biết che giấu».
[Quỷ
thần tiêu biểu cho thị tộc. Nhưng khi chế độ áp bức chưa thành hình vẫn
giữ những địa phương có cống nạp nhưng không tiêu diệt. Khi chế độ bóc
lột xây dựng thì hiến tế phát triển - phụng sự quỷ thần. Hiến tế với quỷ
thần phản ánh quan hệ xã hội đối với chủ nô.
- Kinh thị (a) lễ giáo của thị tộc.
-
Đấu tranh giai cấp ác liệt giữa nô lệ và chủ nô, và trong nội bộ chủ nô
tôn lễ ít phải cầu cứu tới quỷ thần để đàn áp (ít thân cận, «khoan
hậu»), tổ chức tương đối nhân văn chủ nghĩa, tránh chém giết giữa chủ nô. Lễ giáo nằm trong phạm vi quý tộc.
Khi
kinh tế nhà Chu bị Thục phá vỡ, lễ giáo cũng bị phá vỡ. Cuối đời Tây
Chu, trong Kinh Thi có những văn kiện chứng tỏ quan niệm Thiện, Đức, Lễ đã lung lay:
-
«Thượng đế làm hại ta, chỉ muốn ta chết khổ chết sở. Thượng đế soi sáng
khắp bốn phương sao lại không có lòng thương xót đến ta»[1].
- «Ông bà tổ tiên là kẻ thiêng linh trong cõi u minh, sao nỡ để ta chịu điều tai ương mà không giúp đỡ ta».
- «Tất cả những tội vạ cay đắng cũng không phải Trời nào giáng xuống. Tất cả sự loạn lạc tai ương đó đều do người gây ra» (ý nói: quý tộc thống trị).
Có người thấy đường lối giải quyết:
-
«Cái gọi là Thiên mệnh thì không nên tin cậy vào, vì thế ta không nên
bắt chước những bọn quan lại suốt ngày phóng đãng, ta phải ra sức suốt
ngày làm việc».
Không tin Trời nữa mà tin người. Nhưng tư tưởng chế độ đến đấy thôi, không đi đến nhận thức nắm chính quyền - cải tạo quan niệm Trời nhưng không đánh đổ được.
- «Người dân nô lệ cũng do Trời sinh ra, vậy cũng phải được Trời cung cấp cho cái ăn chỗ ở, vậy họ cũng cần đạo đức và cũng có thể có đạo đức».
Ý thức mong nô lệ bằng chủ nô chứ không phải đánh đổ chủ nô, nó không ra ngoài phạm vi kinh tế chủ nô.
Tại
sao chống lại nhưng không thoát khỏi phạm vi Thiên mệnh? Vì họ thuộc
giai cấp lao động nhưng những người nói lên được là những người có tính
chất bóc lột - phú thương dựa trên cơ sở nô lệ và thứ dân. Quy luật lịch sử:
cuộc đấu tranh và tiếng nói là của dân bị bóc lột, nhưng phải thông
qua những đại biểu là những người có phần nào bóc lột nhưng họ cũng bị
chèn ép.
«Chúng
ta làm ăn sinh nhai, làm nhiều kiếm được nhiều tiền, làm ít kiếm ít
tiền, nhưng dù ít nhiều cũng phải đổ mồ hôi nước mắt mới có. Nếu không
may làm ăn bị thua lỗ thì chính phủ lẽ ra phải nâng đỡ, hoặc nếu người
dân bị tai họa chính phủ lẽ ra phải cứu tế mới phải. Vậy mà ngày nay,
chính phủ không những không giúp đỡ gì cho chúng ta mà lại còn xem chúng
ta như kẻ thù địch, không nghĩ gì đến đạo đức mà còn cướp đoạt của cải của chúng ta làm cho chúng ta không thể làm ăn kinh doanh gì được nữa».
Quyền lợi ở đây là tự do kinh doanh dựa trên cơ sở lao động đòi hỏi một đạo đức cũ (bảo vệ quyền lợi quý tộc chủ nô); để tránh thảm hại cho công thương lúc bị tai vạ, lỗ vốn, đòi hỏi mở rộng đạo đức cho một giai cấp bóc lột mới nhưng dựa trên một chân lý tuyệt đối của lao động (làm nhiều được hưởng nhiều, ít được hưởng ít).
Quan niệm Lễ cũng lung lay (quan hệ giữa thường dân quý tộc và quý tộc với nhau). Giai cấp mới lên không chịu Lễ ấy.
«Giận
thay thằng Hoàng Phủ. Mày bảo tao đi đắp thành, nhưng trước khi mày bảo
tao đi mày không báo trước cho tao biết phải dời nhà cửa vợ con đi nơi
khác để tao kịp chuẩn bị đặt công việc nhà. Đến ngày đi là mày đến gọi
tao đi ngay, làm cho ruộng vườn nhà tao phải bỏ hoang mà mày lại còn phá
phách nhà của tao nữa. Vậy thì ai bảo mày không phải là đồ bất nhân.
Thế mà mày lại còn nói‘Ta có làm gì thiệt hại cho mày đâu, nhà cửa
mày bị phá hủy, ruộng vườn mày bị bỏ hoang, đó chẳng qua là những việc
bổn phận mày phải làm để tỏ lòng cung kính đối với ta, cho nên cứ theo
chữ Lễ mà xét thì đó là lẽ tự nhiên thôi’».
Đây
không phải quan hệ chủ nô, vì nô lệ và chủ nô không có vấn đề Lễ mà chỉ
tiểu thứ dân và quý tộc. Trên cơ sở áp bức nô lệ, còn có áp bức quý tộc
đối với nhân dân tự do theo chữ Lễ. Bước đầu còn trong phạm vi đại điền
trang, công thương chưa phát triển, thứ dân bị áp bức cũng chịu thôi,
một mặt khác, mâu thuẫn thứ dân quý tộc không gay gắt quá (đòi hỏi đấu
tranh cũng chỉ trong giới hạn cung cấp điền trang thôi). Nhưng khi những
cuộc đấu tranh phát triển thúc đẩy căng thẳng, phong trào được lực
lượng mới cho thứ dân (mua bán được không thông qua địa chủ trang chủ).
Có công thương, đòi hỏi phải tăng cường áp bức hơn, do đó mâu thuẫn phát
triển - tư tưởng được phát triển, quý tộc theo Lễ có thể áp bức thêm, thứ dân cho là bất nhân.
-
Trong Tây Chu, phạm vi đại điền trang chư hầu cũng là những đại điền
trang lớn, chưa đủ sức phản kháng trật tự quy định, nhưng khi công
thương phát - trong phạm vi địa phương - thì nó tổ chức thành thị thành
những phạm vi độc lập, tập đoàn quý tộc bị phân chia giai cấp... dựa vào
cơ sở kinh tế địa phương để duy trì nền độc lập.
-
Tổ chức cũ chỉ bảo đảm trật tự trong tập đoàn quý tộc thôi, nên khi
công thương phát triển đòi hỏi xây dựng bộ máy quan lại và hệ thống tư tưởng mới.
Qua
Đông Chu (Tây Chu phân thành chư hầu khác độc lập), kinh tế mới và cũ
mâu thuẫn sâu sắc hơn nữa - xuất hiện 2 phe: bảo thủ và cải lương (thể
hiện rõ ràng mâu thuẫn giữa 2 nền kinh tế). Tư tưởng chỉ đạo thực ra chỉ có tư tưởng
Cổ đại phát triển thời Tây và Đông Chu - trên cơ sở đấu tranh giữa chủ
nô quý tộc với chủ yếu là nô lệ rồi nông nô thứ dân, thủ công, phú
thương; nhưng tiếng nói là thủ công, phú thương, một phần nào của thứ
dân. Nông nô và nô lệ không có đại biểu trực tiếp, nhưng là lực lượng
căn bản và tạo thành mâu thuẫn chủ đạo.
Tư tưởng cũ có tính chất bảo thủ giữ cũ, cải lương phần nào như Khổng Tử, hay phát triển vào hướng bí như Lão Tử. Tư tưởng mới có 2 hướng: Pháp gia đại biểu cho thủ công, phú thương; một luồng đại biểu phần nào cho thứ dân là Mặc Tử.
Tư tưởng chỉ đạo sau này là Khổng Tử, một thứ cải lương cứu vớt lễ giáo ngày trước, cứu vớt quyền thống trị quý tộc bằng 2 ý kiến:
Trở
lại ý nghĩa chân chính nội dung Lễ giáo - quan niệm chính danh (cha
phải ra cha, con phải ra con...). Thực hiện được chính danh là thực hiện
được chữ Lễ. Đó là sự quay về với nội dung chữ Lễ. Lúc ấy chỉ còn là
nghĩ về lễ giáo. Với hướng đó, Khổng Tử xây dựng chữ Nhân - ít xuất hiện
trong Kinh Thi mà chỉ đến Khổng Tử mới phát triển (có lẽ do Khổng Tử).
Mặc
Tử dựa trên quyền lợi nhân dân chống lễ giáo, đặt kiêm ái trên lễ giáo;
đại biểu cho quý tộc cải lương là Khổng Tử, mâu thuẫn phần nào với đại
biểu cho nhân dân. Sang phong kiến, phái Khổng Tử thắng vì xã hội Trung
Quốc cũng không thoát khỏi di tích tôn tộc, nó tồn tại mãi, công thương
phát triển cũng không đánh đổ được. Khổng Tử có ưu thế.
Tuy nhiên không phải tư tưởng
Khổng Tử là vô giá trị, nó có một giá trị dù hữu hạn - đó là hướng
chính đáng, trở lại nội dung. Sự thực Khổng Tử cũng quan niệm một cách
mơ hồ và các nho gia sau này cũng không nắm được. Nhưng hướng đó cũng là
đòi hỏi của xã hội: một xã hội không xây dựng được một trạng thái mới
mà bị di tích cũ ràng buộc - hướng đó là một cách giải quyết trong phạm
vi cá nhân những mâu thuẫn xã hội. Nói chung hệ thống này là một hệ thống phản động [2].
Trần Đức Thảo
Nguồn: Trần Đức Thảo. 1995. Lịch sử tư tưởng trước Marx. Hà Nội: Nxb. Khoa học xã hội. Bản điện tử: http://amvc.free.fr
a Khinh thị? (chú thích của Phạm Trọng Luật).
b Nhà Ân? (chú thích của Phạm Trọng Luật).
[1]
Tiêu biểu có 1 giai cấp mới có khả năng sản xuất mới - thứ dân. Quan
niệm Trời do chủ nô xây dựng để biện chính quyền thống trị. Nhưng bây
giờ quan niệm bị lung lay, người ta phản đổi.
[2] Đây chỉ là một ý kiến của giáo sư Trần Đức Thảo. Ý kiến này đúng hay sai cần được bạn đọc xem xét. BT.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét