Mùa xuân trong tự nhiên hiện lên bằng lộc nõn, hoa thơm.
Mùa xuân trong lòng ngời được nói lên bằng văn chương, bằng thơ.
Xuân của đất trời bao giờ cũng đẹp, cũng vui, còn xuân trong tâm hồn thì mỗi thời, mỗi người một khác. Cái vui xuân lên tột đỉnh; cái buồn xuân cũng
đến tột cùng. Cái vui, cái buồn tột đỉnh, tột cùng ấy đều bật thành cảm
xúc thơ, nếu là ở một tài năng thi sĩ. Cái ý ấy hiện rõ khi tôi đọc lại
thơ xa.
Trong kho tàng văn học viết của ông cha ta, thơ xuân chiếm một mảng lớn, và hầu như thơ chỉ có cảm xúc buồn.
Nhưng trong thơ đời Lý còn lại, ngoài một số câu rải rác trong các bài thơ khác nhắc đến cảnh xuân, ý xuân, tôi chỉ đợc biết hai bài nói về mùa xuân. Tôi dùng chữ "nói về" vì những bài này cha hẳn đã là thơ xuân. Tác giả đều là nhà tu hành, nhà s. Các vị không vì vui xuân, buồn xuân mà làm thơ. Các vị chỉ mợn cảnh xuân - đúng ra chỉ mợn hoa xuân để nói triết lý đạo Thiền.
Bài sớm nhất là của Mãn Giác thiền s Lý Trờng (1052-1096). Ông thông hiểu cả Nho lẫn Phật, đợc vua Lý Nh ân tôn (1072-1128)
trọng đãi, phong làm Nhập nội đạo tràng, dựng ngôi chùa cạnh cung Cảnh
hng, mời ông về tu để tiện việc hỏi han đạo học và bàn bạc việc nớc.
Ông chỉ để lại một bài "kệ", về sau đợc Lê Quý Đôn (1726-1784) su lục và đặt đầu đề là "Cáo tật thị chúng", (có bệnh, bảo mọi ngời). TKĐ dịch:
"Trăm hoa rụng lúc xuân đi,
Xuân sang lại rộ một kỳ trăm hoa.
Trớc mắt mình việc đi qua,
Trên đầu sòng sọc cái già đến mau.
Xuân tàn hoa rụng, hết đâu,
Đêm qua mai nở cành đầu, trớc sân." (1)
Bài
thứ hai xuất hiện sau bài trên khoảng nửa thế kỷ, là tác phẩm của Giác
Hải thiền s (TK. XII). S Giác Hải, họ Nguyễn, cha rõ tên, lúc trẻ làm
nghề đánh cá, 25 tuổi mới đi tu, và trở thành nhà s, nhà thơ nổi
tiếng, đợc các vua Lý Nh ân tôn, Lý Thần tôn (1128-1137)
rất kính trọng. Thần tôn nhiều lần vời ông vào cung, nhng ông lấy cớ
tuổi già, từ chối. Một trong hai bài thơ còn lại của ông nói về xuân, về hoa, về bớm, TKĐ dịch:
"Bớm hoa quen với tiết xuân hoà,
Hoa bớm đều phô đúng hẹn mà.
Hoa bớm thảy cùng h ảo cả,
Bớm hoa chớ để bận lòng ta." (2)
ý hai câu đầu của bài thơ giống nhau: Xuân đi, hoa rụng, xuân đến,
hoa nở (Giác Hải thêm bớm) phô đúng kỳ đúng hạn, là luật tự nhiên,
cũng là luật "luân hồi". Nhng nếu hai câu sau của s Giác Hải chỉ nói
lên cái triết lý "h vô", cái "không" của đạo, thì bốn câu sau của s
Mãn Giác "đời" hơn; Xuân đi, hoa rụng, việc qua, cái già hiện lên mái tóc... Tác giả nghĩ đến cái già, cái tịch diệt. Song xuân tàn,
hoa đâu có rụng hết? Đêm qua, một cành mai còn nở trớc sân kia! Sự
sống vẫn tồn tại, vẫn tiếp tục. ấy là thái độ tích cực trớc cuộc đời,
là niềm tin ở cuộc đời.
Giáo
s Đặng Thai Mai bình luận: "... từ trong thơ, luôn luôn toát ra một ấn
tợng chân thật, bắt nguồn từ những cảm giác đã "sống", từ những cảm
giác trực tiếp. Và trên cơ sở ấy, tứ thơ đã chắp cánh cho thơ bay bổng"
(3).
*
* *
Đầu đời Trần, đạo Phật vẫn thịnh. Nhiều hoàng đế là thiền s, và nhiều thiền s là thi sĩ. Nhng thơ nói chung, và riêng thơ xuân, dù là của nhà thơ thiền, cũng không còn mấy là thơ đạo, mà là thơ trần tục, thơ đời.
Trớc tiên, tôi muốn nói về thơ của mấy ông vua. Nhiều vua Trần là thi sĩ tài hoa: Thái tôn (1218-1277), Thánh tôn (1240-1290), Nhân tôn (1258-1308), Anh tôn (1275-1320), Minh tôn (1288-1386), Nghệ tôn (1322-1395) v.v...
Điều
cần nhắc lại là các vua đầu triều Trần đều rất thông hiểu Thiền học.
Thái tôn đã lập lên dòng Thiền Trúc lâm; Nhâ tôn đã xuất gia tám năm...
Nhng các vị xuất gia mà không xuất thế, không thoát khỏi cuộc đời trần
tục, vì lẽ đơn giản các vị là vua, cai trị dân. Chính ba vị vua đầu
triều đại này đã lãnh đạo nhân dân ba lần đánh thắng quân xâm lợc
Nguyên - Mông.
Thánh tôn là ngời chủ trì Hội nghị Diên Hồng nổi tiếng, lại là tác giả những câu thơ nhàn nhã, tơi tắn lạ thờng. TKĐ dịch:
"...Ma tạnh, cây vờn màn biếc rủ,
Trời chiều vài bốn tiếng ve ran." (4)
(Cảnh hè)
"Sớm dạo đảo khơi xem ráng nổi,
Chiều ngồi bến vịnh ngắm trăng suông." (5)
(Chơi phủ Yên Bang)
và bài thơ bình dị, chân tình "Ngày xuân dạo vờn trong cung nhớ ngời cũ", TKĐ dịch:
"Bụi dày, cửa vắng lối rêu phong,
Lặng lẽ ngày trôi, khách vắng không.
Chẳng biết vì ai hoa vẫn nở,
Xuân phô muôn tía với nghìn hồng." (6)
"Ngời
cũ" ở đây hẳn là một giai nhân? Đọc bài thơ, ta không nghĩ rằng đây là
tác phẩm của một ông vua tinh thông Thiền học, một anh hùng cứu quốc, mà
là của một... văn nhân bình thờng, một chàng trai đã yêu thiết tha và
đang đau khổ.
Nhân tôn từng có những câu thơ đầy khí phách anh hào, TKĐ phỏng dịch:
"Cối Kê việc cũ anh nên nhớ:
Hoan Diễn đang còn mời vạn quân." (7)
"Xã tắc đòi phen mệt ngựa đá,
Non sông nghìn thuở vững âu vàng." (8)
Và đã viết bài phú "C trần lạc đạo" đầy chất thiền, lại cũng là ngời viết bài thơ "Sớm xuân" dịu dàng, tơi mát và đa tình nữa, TKĐ dịch:
"Ngủ dậy, mở cửa sổ,
Nào hay xuân đã về:
Kìa đôi bớm bớm trắng
Chấp chới sà bên huê" (9)
Dới các hoàng đế - thi sĩ là những tớng quân - thi sĩ: Trần Quang Khải (1241-1294), Trần Quốc Tảng (1252-1313), Phạm Ngũ Lão (1255-1320)...
Trần
Quang Khải là hoàng tử thứ ba của Thái tôn, văn võ kiêm toàn, làm
Thợng tớng, có công lớn trong cuộc chống Nguyên Mông, đợc phong tớc
Chiêu minh vơng. Ông có tập thơ "Lạc đạo" nay chỉ còn mấy bài. Chúng ta đã từng viết bài thơ "Phò giá về kinh" nổi tiếng của ông, TKĐ dịch:
"Cớp dáo bên Chơng Dơng,
Bắt giặc cửa Hàm Tử,
Gắng sức giữ thái bình,
Non sông bền muôn thuở" (10)
Đó
là bài thơ ứng khẩu ngày mồng sáu tháng sáu năm ất dậu (1285) sau đại
thắng quân Nguyên lần thứ hai. Năm đó ông 37 tuổi. Mời ba năm sau, lúc
50 tuổi, Trần Quang Khải làm hai bài thơ "Cảm xuân", cụ Ngô Tất Tố dịch nh sau:
I
"Lâm dâm ma bụi gội hoa mai,
Khép chặt phong thơ ngất ngởng ngồi
Già nửa phần xuân cam bỏ uổng,
Tới năm chục tuổi biết suy rồi.
Mơ màng nớc cũ chim bay mỏi,
Khơi thẳm nguồn ân cá khó bơi.
Đảm khí ngày nào rày vẫn đó
Đè nghiêng ngọn gió đọc thơ chơi."
II
"Đêm xuân hầu hết, bóng trăng mờ,
Lành lạnh hơi xuân mợn gió đa.
Dính gác, chùm bông tan trận múa,
Đập hiên, cành trúc quấy hồn mơ.
Hơi ma xa gửi ơn đằm thắm,
Vẻ mặt buồn phai nét trẻ thơ.
Tiêu khiển may nhờ ba chén rợu,
Vỗ thanh gơm cũ nhớ non xa." (11)
Tuổi
năm mơi cha phải là cao, thế mà so với bài thơ làm nhân ngày chiến
thắng hơn mời năm trớc, tác giả đã già đi quá nhanh, quá sớm. Trong
một bài thơ khác, ông lại nói đến mái đầu bạc; và, trong hai bài này dù
đảm khí của vị danh tớng vẫn đó, nhng sức chỉ đủ ngồi trong phòng
nghiền sách, tự cho mình là "si th" - mê sách - và
lòng chỉ còn "muốn quật ngọn gió đông mà ngâm thơ", "tiêu khiển may nhờ
ba chén rợu". Nỗi buồn về cái già dày vò ông, rồi bốn năm sau ông qua
đời.
Hàng thi sĩ - văn thần có Chu Văn An (?-1370), Trần Nguyên Đán (1320-1390), Nguyễn Phi Khanh (1355-1428?) và rất nhiều ngời khác.
Chu
Văn An là vị s mô lớn, khí tiết lớn. Ông đỗ Thái học sinh ở nhà dạy
học, đợc vua Minh tôn vời vào giảng sách cho Thái tử. Đời Dụ tôn (1341-1369), ông dâng sớ xin chém bảy tên nịnh thần. Vua không nghe, ông liền bỏ về ẩn ở núi Phợng Hoàng huyện Chí Linh. Bài thơ "Sóng xuân" dới dây làm trong khi ở ẩn, TKĐ dịch:
"Thảnh thơi nhà vắng, mái non quê,
Chớm lạnh, nghiêng nghiêng lớp cửa che.
Biếc loá cỏ xanh, trời hãy choáng,
Hồng nhoà hoa thắm, cởi cha se.
Lòng cùng giếng cũ sóng nào gợn,
Thân với mây côi núi chẳng lìa.
Lửa bách lơ thơ, khói trà tắt,
Mộng xuân tàn với tiếng chim khe." (12)
Tiều
ẩn tiên sinh vốn là ngời tích cực, muốn đem sở học giúp đời. Nhng rủi
là ông sống vào cái buổi mà "vua thì mãi mê chơi bời bỏ bê việc nớc,
bọn nịnh thần thì lộng hành, hà khắc, tham nhũng, lời nói phải không
đợc nghe, có khi ngời trung còn mang vạ", cho nên ông buộc phải trở
thành ẩn sĩ. Bài thơ xuân nói về cảnh nhàn: "lòng nh giếng cũ", "khói trà tắt", "mộng xuân tàn", nhng đàng sau chữ nghĩa ta vẫn nghe rõ tiếng lòng ông, gắn bó với đời, với ngời:
"Biếc loá cỏ xanh, trời hãy choáng,
Hồng nhoà hoa thắm, cởi cha se."
Trần
Nguyên Đán là một hoàng thân, cháu bốn đời Trần Quang Khải, ngoại tổ
Nguyễn Trãi, có "Băng Hồ ngọc hác tập". Ông rất trọng các bậc hiền tài
nh Nguyễn Trung Ngạn, Phạm S Mạnh, Đỗ Tử Vi, nhất là Chu Văn An. Đang
làm T đồ phụ chính, thấy nhà Trần sắp mất, ông bèn xin về ẩn ở Côn Sơn.
Bài
thơ làm "Tháng giêng năm mậu thân" (1368) lúc ông 43 tuổi, là lời tâm
sự, nói lên nỗi chán ngán trớc một tình thế oái oăm, TKĐ dịch:
"Ba phần đầu bạc một niềm son,
Bối rối vì muôn việc khó dần.
Cời tớ chẳng bằng Tiền Nhợc Thuỷ,
Bốn mơi đã kịp trở về non." (13)
Mới
43 tuổi, lại giữ trọng trách phụ chính, nhng thấy không thể vực nổi
chiếc ngai mọt của triều nhà Trần, ông đã tự cời mình không dám "dũng
thoái" nh Tiền Nhợc Thuỷ đời Tống đã bỏ chức Đồng trixu mật lúc vừa
mới bốn mơi.
Nguyễn
Phi Khanh tức Nguyễn ứng Long, thân phụ Nguyễn Trãi, đỗ Tiến sĩ năm
1374, nhng vì ông là con nhà thờng dân lấy con gái hoàng tộc, nên
không đợc triều Trần dùng. Mãi năm 1401 ông mới đợc nhà Hồ vời ra làm
quan. Nhng năm 1407, quân Minh sang cớp nớc ta, ông cùng bị bắt với
vua quan nhà Hồ, bị đa sang Kim Lăng và mất ở quê ngời.
Trong
thời gian bị bỏ rơi, dới triều Trần, ông buồn chán đến cực độ chỉ biết
ký thác tâm sự trong thơ. Trong số thi phẩm làm trong thời gian này có
khá nhiều thơ xuân, bài nào cũng biểu lộ tấm lòng u ái của tác giả. Bài "Rét xuân" là một, TKĐ dịch:
"Lớp lớp mây đùn, mù bủa kín,
Mời ngày rét cuối, mịt mùng sao.
Ma sa tơ liễu treo dây bạc,
Chim lặng buồn xuân nép nụ đào.
Phòng sách vắng tanh, chồng gối, ngán,
Việc đời dằng dặc, quấn chăn, nao.
Mong sao mình đợc làm thân bễ,
Thổi ngọn hoà phong ấm chín châu." (14)
___________
(1) Nguyên văn: Cáo tật thị chúng
Xuân khứ bách hoa lạc,
Xuân đáo bách hoa khai.
Sự trục nhãn tiền quá,
Lão tòng đầu thợng lai.
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận,
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.
(2) Nguyên văn: Hoa điệp (Hoa và bớm)
Xuân lai hoa điệp thiện tri thì,
Hoa điệp ng tu cọng ứng kỳ.
Hoa điệp bản lai giai thị huyễn,
Mạc tu hoa điệp hớng tâm trì.
(3) Lời bình luận chung về thơ Thiền.
(4) Nguyên văn: "Viên lâm vũ quá lục thành ác,
Tam lỡng thiền thanh náo tịch dơng"
(Hạ cảnh)
(5) Nguyên văn: Triêu du phù vân kiệu,
Mộ túc minh nguyệt loan.
(Hạnh Yên Bang phủ)
(6) Nguyên văn: Cung viên xuân nhật hoài cựu
Môn không trần yểm kính sinh đài,
Bạch trú trầm trầm thiểu vãng lai.
Vạn tử thiên hồng không lạn mạn,
Xuân hoa nh hứa vị thuỳ khai.
(7) Nguyên văn: Cối Kê cựu sự quân tu ký,
Hoan Diễn do tồn thập vạn quân.
(8) Nguyên văn: Xã tắc lỡng hồi lao thạch mã,
Sơn hà thiên cổ điện kim âu.
(9) Nguyên văn: Xuân hiểu
Thuỵ khởi khải song phi,
Bất tri xuân dĩ qui.
Nhất song bạch hồ điệp,
Phách phách sấn hoa phi.
(10) Nguyên văn: Tụng giá hoàn kinh s
Đoạt sáo Chơng Dơng độ,
Cầm Hồ Hàm Tử quan.
Thái bình tu trí lực,
Vạn cổ thử giang san.
(11) Nguyên văn: Xuân nhật hữu cảm.
I
Vũ bạch phì mai tế nhợc ti,
Bế môn ngột ngột toạ nh si.
Nhị phần xuân sắc nhàn tha quá,
Ngũ thập si ông dĩ tự tri.
Cố quốc tâm hoàn phi diễn quyện,
Ân ba hải khoát túng lân trì.
Sinh bình đảm khí luân khuân tại,
Giải đảo đông phong phú nhất thi.
II
Nguyệt tắc vi vi dạ hớng lan,
Đông phong đặc địa khởi xuân hàn.
Phiên không liễu nhứ niên cao các,
Giảo mộng tơng quân phốc hoạ lan.
Bị vật nhuận tòng thiên ngoại vũ,
Kinh tâm hồng thốn tích thì nhan.
Khu sầu lại hữu tam bội tửu,
Phủ kiếm du du ức cố san.
(12) Nguyên văn: Xuân đán
Tịch mịch sơn gia trấn nhật nhàn,
Trúc phi tà ủng hộ khinh hàn.
Bích mê thảo sắc, thiên nh tuý,
Hồng thấp hoa sao, lộ vị can.
Thân dữ cô vân trờng luyến tụ,
Tâm đồng cổ tỉnh bất sinh lan.
Bách luân bán lãnh, trà yên yết,
Khê điểu nhất thanh xuân mộng tàn.
(13) Nguyên văn: Mậu thân chính nguyệt tác
Tam phần đầu bạch thốn tâm đan,
Thế thợng phân phân vạn sự nan.
Tự tiếu bất nh Tiền Nhợc Thuỷ,
Niên tài tứ thập tiện lu quan.
(14) Nguyên văn: Xuân hàn
Ngng vân mạc mạc, vụ trầm trầm,
Nhỡng tác d hàn thập nhật âm.
Đới vũ hữu ngân niệm thụ nhự,
Thơng xuân vô ngữ cách hoa cầm.
Th trai tịch mịch duy cao chẩm,
Thế sự du du chính bão khâm.
An đắc thử thân nh thác thợc,
Hoà phong h biến cửu châu tâm.
*
* *
II
Trong
bảy năm cầm quyền, vừa lo chấn chỉnh nội trị, vừa lo chuẩn bị đối phó
với cuộc xâm lợc của nhà Minh, nhà Hồ cha đủ thời gian để đạt đợc
những thành tựu về văn hoá đáng kể, ngoài cuộc thi lấy 20 Thái học sinh
năm canh thìn (1400), trong đó có những ngời đặc biệt xuất sắc nh
Nguyễn Trãi, Lý Tử Tấn..., và cuộc thi lấy 170 cử nhân năm ất dậu
(1405).
Một ngời đỗ Thái học sinh năm 1400 là Lê Cảnh Tuân (?-1416).
Tháng mơi năm đinh hợi (1407), ông gửi cho bạn cũ là Bùi Bá Kỳ đang
làm quan với giặc Minh, bài "Vạn ngôn th" khuyên Kỳ chống Minh. Th lọt
vào tay giặc, ông phải bỏ trốn. Sau đó, ông cải trang đến dạy học ở
Thăng Long để có cơ hội mu việc phục quốc. Nhng đến năm tân mão
(1411), ông bị bắt đa về Yên kinh. Vua Minh hỏi sao dám xui Bá Kỳ làm
phản, ông đáp rằng: "Ngời nớc Nam mong nớc Nam còn, hỏi mà làm gì?".
Ông liền bị tống vào ngục Kim Lăng và mất ở đó. Cũng nh Nguyễn Phi
Khanh, Lê Cảnh Tuân không đợc coi là nhà thơ đời Hồ. Hiện nay, ông còn
để lại 12 bài thơ, trong đó có một số bài làm ở Trung Quốc. Xin tạm dịch
hai bài ngũ ngôn tuyệt cú làm vào dịp tết nguyên đán lúc xa quê.
Bài thứ nhất: "Nguyên đán", TKĐ dịch:
"Vẫn nằm dài quán trọ,
Xuân năm ngoái lại về.
Ngày về, nào biết đợc,
Mai hẳn cỗi vờn quê." (1)
Bài thứ hai: "Ngày nguyên đán ở trạm trên sông", TKĐ dịch:
"Cảnh đẹp gặp ngày tết,
Luống thơng thân không nhà.
Nỗi buồn vơi chút ít,
Xuân tơi dõi mắt già." (2)
Dựng lên lâu đài thi ca Việt Nam, đặc biệt thơ quốc âm đầu thế kỷ XV, dới triều Lê, là Nguyễn Trãi (1380-1442). Tôi xin không nói gì thêm về đại thụ ức Trai đã toả bóng tơi xanh từ sáu thế kỷ nay, mà xin chép lại đây hai bài thơ xuân cùng đề của Cụ.
Bài 1 - Mộ xuân tức sự (Cuối xuân tức cảnh)
Bản dịch trong "Nguyễn Trãi toàn tập":
"Trọn ngày thong thả khép phòng văn,
Khách tục bên ngoài chẳng bén chân.
Khắc khoải quyên kêu xuân đã muộn,
Hoa xoan ma nhẹ nở đầy sân." (3)
Bài 2 - Cuối xuân (Thơ quốc âm).
"Tính từ gặp tiết lơng thần,
Thiếu một hai mà no chín tuần.
Kiếp thiếu niên đi thơng đến tuổi,
ốc dơng hoà lại ngõ dừng chân.
Vờn hoa khóc tiếc mặt Phi tử,
Trì cỏ tơi nhng lòng tiểu nhân.
Cầm đuốc chơi đêm này khách nói,
Tiếng chuông cha đóng ắt còn xuân."
Tờng cũng nên chép thêm mấy chú thích về bài thơ quốc âm: Lơng thần là thời tiết tốt, tiết xuân;
No là đủ; Tuần có mời ngày; ốc (?) dơng hoà, hiểu là khí dơng hoà;
ngõ, tức ngõ hầu, có thể; Phi tử, tức Dơng quý phi, câu này lấy từ tích
Đờng Minh hoàng thấy hoa phù dung nhớ Dơng quý phi mà khóc; Trì cỏ là
cỏ bên ao, sách "Luận ngữ" viết: đức kẻ nhỏ nhen cũng nh cỏ; Đóng là đánh, đanh chuông phải dùng chày lớn mà nện giống nh đóng.
Sau Nguyễn Trãi, Lê Thánh tôn (1442-1497),
nguyên Suý và các văn thần hội viên Hội tao đàn, đã có những đóng gop
tích cực cho thơ Việt Nam vào nửa cuối thế kỷ XV cả thơ chữ Hán và thơ
quốc âm. Riêng thơ Nôm (quốc âm) ngời đời sau đã su tập thành "Lê Thánh tôn thi tập" và "Hồng đức quốc âm thi tập". Xin giới thiệu bài "Vịnh cảnh mùa xuân" trong tập thơ "Hồng đức quốc âm":
"Lật lật bình phong mở mấy lần,
Khắp hoà chốn chốn một trời xuân.
Hiu hiu gió thổi hơng lồng áo,
Phơi phới ma sa ngọc đợm chăn.
Liễu vẽ mày xanh oanh chấp chới,
Mai tô má phấn bớm xun xoăn.
Đờng chen xe ngựa tai vang nhạc,
Nào chốn nào là chẳng cõi nhân."
Ta thấy thơ quốc âm ở đây đã dễ hiểu hơn thơ Nguyễn Trãi. Nhng thơ vịnh xuân (và
thơ nói chung) của nhóm Lê Thánh tôn chủ yếu là ngợi ca đời thái bình
thịnh trị, vua giỏi tôi hiền, có thể nói là một dòng thơ riêng. Trớc,
trong, và nhất là ở thế kỷ sau đó, thơ xuân của nhiều tác giả, đều là thơ nói về tâm trạng riêng t của mỗi ngời.
Đàm Văn Lễ (1452-1505)
thuở nhỏ nổi tiếng thần đồng, đỗ Giải nguyên rồi đỗ Tiến sĩ năm 18
tuổi, làm quan đến Thợng th, Đông các đại học sĩ. Khi vua Hiến tôn ốm
nặng, Kính phi đem vàng đến hối lộ để lập Uy mục là con nuôi của mình.
Ông không nhận, và cùng với Trạng nguyên Nguyễn Quang Bật theo di chiếu,
lập Túc tôn làm vua. Túc tôn chết, Uy mục lên ngôi, liền biếm Đàm và
Nguyễn vào Quảng nam. Nhng khi hai ông đi đến sông Yên lạc (tức sông
Lam, đoạn qua Da Lách) thì sai ngời đuổi theo bắt phải tự tử. Hai ông
đọc một bài thơ quốc âm rồi nhảy xuống sông... Bài thơ Nôm tuyệt mệnh ấy
không còn. Nhng Đàm Văn Lễ còn để lại đợc 24 bài thơ chữ Hán, trong
đó có bài "Ba mơi tết ngẫu nhiên làm thơ" tỏ nỗi "chán ghét tình đời",
thực ra là chán ghét cái chế độ, cái xã hội nhà Lê đã bớc vào thời kỳ
suy tàn. Bài thơ đợc viết trớc khi bị hại không lâu. TKĐ tạm dịch:
"Năm mới vừa kề, cũ đã ruồng,
Thói đời chi lạ, nghĩ mà thơng.
Tháng, năm mà cũng yêu cũng ghét,
Phụ bạc, đời nay ấy chuyện thờng." (4)
Nguyễn
Thiên Tích đỗ khoa Hoành từ năm 1431, đi sứ sang Trung Quốc năm 1434,
khi về làm Thị ngự sử. Gặp việc Lê Trung Xích sai quân nhân về làm việc
nhà, ông tâu lên vua thì Tri t tụng Trịnh Khắc Phục giải cứu cho Xích.
Ông lại xin xét tội phục bao che kẻ phạm pháp. Vua Thái tôn không nghe,
ông liền xin từ chức. Vua cha y, ông cũng không chịu đến làm việc nữa.
Sau vua xét ông là ngời trung thực bèn triệu ra làm chức cũ và cử đi sứ
lần thứ hai. Vua thờng khen ông ngay thẳng nh Vơng Khuê, Nguỵ Trng
đời Đờng, thăng ông lên Thợng th kiêm Tế tửu Quốc tử giám. Ông còn để
lại "Tiêu sơn thi tập". Bài "Làm cuối mùa xuân ở Diễn châu" dới đây rút trong tập thơ ấy. TKĐ tạm dịch:
"Nơi từ bóng rợp tiếng đa đa,
Nhìn áng mây trôi chẳng thấy nhà.
Thân náu ba năm, đầu thúa bạc,
Đờng dài muôn dặm bể khơi xa.
Lòng dù bùn dính hoen tơ liễu,
Mình cũng dơ lây bẩn cánh hoa.
Cái luỵ công danh lầm buổi trẻ,
Trồng da nghĩ chuyện thẹn cho ta." (5)
"Trồng
da" ở đây mợn tích truyện Thiệu Bình đời Tần đợc phong Đông lăng
hầu, sau mất chức, về trồng da, da ngon có tiếng, để nói tâm trạng
chán ngán, giận mình không dám bỏ quan về.
Cùng
sống gần đồng thời với Nguyễn Thiên Tích, Đàm Văn Lễ, có Nguyễn Bảo, đỗ
Tiến sĩ năm 1472 giữ chức Tả t giảng, dạy Thái tử, sau thăng đến
Thợng th. Ông có "Châu khê thi tập" gồm 8 quyển, do học trò ông là Trần Củng Uyên su tập, biên soạn. Ba bài thơ xuân "Cuối năm tỏ nỗi lòng", "Tức sự ngày xuân", "Chiều xuân ở thôn Tùng Mai" tỏ ra tác giả gần gũi với cuộc sống thôn dã, và mang một tâm trạng u buồn. Dới đây là bài "Tức sự ngày xuân", TKĐ tạm dịch:
"Giữa đồng, chùa vắng mãi lân la,
Xuân đến, buồn càng bám riết ta.
Tơi héo cỏ lan thềm phía trớc,
Nhạt nồng khói toả rặng cây xa.
Đất không đợc tốt, khôn gieo giống,
Trời cứ ôn hoà, muốn trỗ hoa.
Ôm sách trên giờng nghe tiếng cốc,
Nghề nông muốn đến học ông già." (6)
Một nhà thơ phụ nữ nổi tiếng thế kỷ XV-XVI là Ngô Chi Lan, vợ Phù Thúc Hoành (Theo "Trích diễm thi tập" và "Hoàng Việt thi lục"
thì vợ Phù Thúc Hoành là Nguyễn Hạ Huệ, các sách khác chép là Ngô Chi
Lan). Bà có văn tài, làm nhiều thơ ca, từ khúc, đợc vua Lê Thánh tôn
vời vào cung dạy các cung nữ, và gọi là Phù gia nữ học sĩ. Bà có "Mai trang tập" và bốn bài thơ vịnh bốn mùa (Tứ thời khúc), Dới đây là bài "Mùa xuân" do Trúc khê Ngô Văn Triệu dịch:
Hun ngời nắng mới nh say,
Lâu đài ấm áp nhuộm đầy dơng quang.
Cách rèm, liễu biếc, oanh vàng,
Quang hiên cái bớm mơ màng trong hoa.
Trớc thềm ánh nắng dài ra,
Mồ hôi dâm dấp xiêm đà đợm xanh.
Sầu xuân nặng trĩu bên mình,
Ngây thơ đứa nhỏ lanh chanh cợt cời." (7)
Chế
độ nhà Lê khủng hoảng trầm trọng đẫn tới mất ngôi về tay nhà Mạc. Nhng
rồi dựa vào họ Trịnh, nhà Lê vẫn tồn tại về danh nghĩa, và kéo dài tới
hơn hai thế kỷ nữa.
Nhà
Mạc đã mở 22 khoa thi, có 485 ngời đỗ, trong đó có 13 trạng nguyên.
Nhiều ngời thi đỗ dới triều Mạc nh Bảng nhãn Bùi Vịnh, Tiến sĩ Hà
Nhiệm Đại, các Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Giáp Hải..., hoặc làm
quan triều Mạc nh Tiến sĩ Lê Quang Bí... đều là nhà thơ có tiếng tăm...
Để kết thúc phần này, chỉ xin giới thiệu một bài thơ của cụ Trạng
Trình.
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585)
là ngời có danh vọng và uy tín lớn, sống gần trọn thế kỷ XVI. Ông học
rộng, tài cao, nhng mãi đến 45 tuổi mới thi đỗ Trạng nguyên khoa ất
mùi, năm Đại chính thứ 6 đời Mạc Đăng Doanh (1535). Ông làm quan tám năm
rồi về ở ẩn ở am Bạch Vân tại quê nhà, mở trờng dạy học bên sông Tuyết
giang (do đó có hiệu Bạch Vân tiên sinh, Tuyết giang phu tử). Ông đợc
vua Mạc tôn làm quốc s, phong đến tớc Trình quốc công, và chúa Trịnh,
chúa Nguyễn đều kính trọng. Ông để lại hai thi phẩm "Bạch vân thi tập" (chữ Hán) và "Bạch vân quốc ngữ thi tập". Dới đây là bài thơ "Thôi làm quan, về nhà", làm vào mùa xuân năm 1565 do cụ Ngô Lập Chi dịch:
"Tuổi trời đã ngoại bảy mơi t,
Mừng đợc an nhàn chốn ẩn c.
Năm mới, cảnh vui đầy vũ trụ,
Nhà nghèo nếp cũ sẵn thi th.
Xuân về ấm áp hoa, tre tốt,
Nhà trống thênh thang cửa, ghế tha.
Ai dở ai hay thời mặc kệ,
Già này ngông dại luống mần ngơ." (8)
_________
(1) Nguyên văn: Nguyên nhật
Lữ quán khách nhng tại,
Khứ niên xuân phục lai.
Qui kỳ hà nhật thị,
Lão tận cố viên mai.
(2) Nguyên văn: Nguyên nhật giang dịch
Hảo cảnh phùng nguyên nhật,
Vô gia mẫn thử nhân.
Khách sầu hồn giảm khứ,
Lão nhãn khán thanh xuân.
(3) Nguyên văn: Mộ xuân tức sự
Nhàn trung tận nhật bế th trai,
Môn ngoại toàn vô tục khách lai.
Đồ vũ thanh trung xuân hớng lão,
Nhất đình sơ vũ luyện hoa khai.
(4) Nguyên văn: Trừ tịch ngẫu thành
Tài cận tân niên yếm cựu niên,
Vô đoan thế thái tận kham liên.
Đẳng nhàn tuế nguyệt do tăng ái,
Mạc quái nhân sinh hữu khí quyên.
(5) Nguyên văn: Mộ xuân Diễn châu tác
Giá cô đề xứ lục âm đa,
Vọng đoạn hành vân bất kiến gia.
Tùng cúc tam niên sơng mấn cải,
Hải môn vạn lý khách trình xa.
Hoạn tình dĩ tự triêm nê nhứ,
Thân sự hồn nh lạc phẩn hoa.
Tảo tuế ngộ vi danh sở luỵ,
Đông môn tu sát Thiệu Bình qua.
(6) Nguyên văn: Xuân nhật tức sự
Dã tự tiêu điều ký sổ duyên,
Nhập xuân phong cảnh khớc du nhiên.
Vinh khô tuỳ ý giai tiền thảo,
Nồng đạm đa tình thụ ngoại yên.
Bán tính bán phì nan chủng địa,
Bất hàn bất noãn dục hoa thiên.
ủng th sàng thợng văn đề quyết,
Dục phỏng thôn ông học dỡng điền.
(7) Nguyên văn: Xuân từ
Vô tình huân nhân thiên tự tuý,
Diễm dơng lâu đài phù noãn khí.
Cách liêm liễu nhứ độ oanh thoa,
NHiễu hạm hoa tu xuyên diệp xí.
Giai tiền hồng tuyến nhật thiêm trờng,
Phấn hãn vi vi tẩm lục thờng.
Tiểu tử bất trù xuân tứ khổ,
Khuynh thân hàm tiếu quá nha sàng.
(8) Nguyên văn: Trí sĩ
Hành niên thất thập tứ niên d,
Hỷ đắc đầu nhàn phóng cựu c.
Tuế thủ hân quan tân vũ trụ,
Gia bần duy phú cựu thi th.
Tú hoa dã trúc tam xuân hảo,
Tĩnh kỷ, minh song nhất thất h.
Thuỳ thị, thuỳ phi hu thuyết trớc,
Lão cuồng tự tiếu thái dung sơ.
*
* *
III
Một
nhân vật có danh vọng sống suốt thời Nam Bắc triều, chứng kiến và tham
gia vào cuộc nội chiến giữa hai tập đoàn phong kiến Lê-Mạc là Phùng Khắc Khoan (1528-1613).
Ông
tên tự là Hoằng Phu, tục gọi Trạng Bùng, ngời làng Phùng xá, huyện
Thạch thất, trấn Sơn tây. Ông là học trò xuất sắc của Trạng Trình Nguyễn
Bỉnh Khiêm, học vấn uyên bác, nhng khác với Trạng Trình, ông bỏ THăng
long, vào Thanh hoa theo nhà Lê, thi đỗ Tiến sĩ năm Quang hng thứ ba
đời Lê Thế tôn (1580) làm quan đến Thợng th bộ Hộ. Ông từng đi sứ
Trung quốc, và dới thời Anh tôn, vì có lời can gián trái ý vua, bị lu
đày vào Thanh Nam (Tơng dơng, Nghệ an). Lúc ở đây, ông có bài "Đào nguyên hành" nói tâm sự riêng, nhng chủ yếu mô tả cây cỏ địa phơng. Nhng tác phẩm chính của ông là "Ngôn chí thi tập", "Sứ hoa thi tập", "Huấn đồng thi tập", "Độc Thi đa thức", "Tặng thi tính cảnh vật vịnh" và nhiều bài văn xuôi.
Lúc về già, sống trong cảnh nghèo, nên thơ cũng không còn mang cái hăm hở lúc trẻ, nhất là lúc mới thành danh. Bài thơ "Đêm ba mơi tết gửi Nguyễn Thanh Trai" dới đây làm vào thời kỳ ấy. Trần Lê Sáng dịch:
"áo dài rách mớp khách chơi tha,
Ơn nghĩa phiền ông gửi áo cho.
Kẻ sĩ vụng về duy có lão,
Ông trời phù hộ lúc trai tơ.
Nói gì Quý tử nhiều châu báu,
Nhắc nhở Vơng tôn lúc muối da.
Đợc mất xa nay thờng đắp đổi,
Đời ngời quý kẻ mặn tình xa." (1)
Sách "Phủ biên tạp lục"
của Lê Quý Đôn giới thiệu một dật sĩ Thuận hoá là Ngô Thế Lân, tự Hoàn
phác nh sau: "... Khi nhỏ có chí thú rộng học giỏi văn, ẩn ở xã Vu lai,
huyện Quảng điền, tự đặt hiệu là ái trúc trai, năm nay (1776) chừng hơn
50 tuổi, ngụ ở phố Hà thanh. Tôi sai ngời đến mời mà không đến, gửi
th cảm tạ, và nói lấy sự xu thời cầu cạnh làm hổ thẹn. Những bài đề
vịnh gọi là "Phong trúc tập" cũng nhã nhặn và có tình tứ...". Sau mấy lời trên, cụ Bảng nhãn Lê chép bài Đề từ, bài tựa, bài bạt và một số bài thơ trong "Phong trúc tập" của Ngô, trong đó có bài "Ngày xuân ngẫu hứng thành thơ", TKĐ phỏng dịch:
"Danh hão vất đi, thấy thật ta,
Măng tre, nớc lả chẳng nghèo mà.
Đồng im gió sớm thẳng ngọn khói,
Núi đẫm sơng mai tơi sắc hoa.
Chuyện phiếm bạn hiền say biết mấy,
Rợu ngon xuân mới quý bằng ba.
Ví không ai kẻ chung vui với,
Chẳng ngại hơu nai bạn núi xa." (2)
Hải thợng Lãn ông Lê Hữu Trác (1720-1791) - đại
danh y Việt Nam, đồng thời là một thi bá thời bấy giờ. Ông quê gốc Hải
dơng, về ở quê mẹ, huyện Hơng sơn. Trong bộ sách đồ sộ "Y tôn tâm lĩnh" 66 quyển, ông có chép trên 70 bài thơ, trong đó có 29 bài đợc xếp thành một quyển, lấy tên là "Y lý thâu nhàn lý ngôn phụ chí" (Phụ chép những bài vè viết trong khi làm thuốc rãnh rỗi). Tập "vè" này có ba bài "Nhàn hứng ngày xuân". Dới đây là bài thứ nhất, TKĐ tạm dịch:
"Lạnh từ ánh biếc rặng đào,
Đọc xong pho sách tựa vào lan can.
Chim không nỡ quấy ngời nhàn,
Hoa nh thấy nhạt màu xuân gợng cời.
Đun trà xong , bé ngủ rồi,
Soạn mâm, bà lão lại ngồi luộc rau.
H danh mừng chẳng nơi cầu,
Mặt trời lên mấy con sào, cứ ngơi." (3)
Bùi Huy Bích (1744-1818),
tên chữ là Huy Chơng, ngời làng Định công, huyện Thanh trì, ngụ c
làng Thịnh liệt (nay thuộc ngoại thành Hà Nội). Ông đỗ Hoàng giáp năm
Cảnh hng thứ 30 (1769), làm quan đến chức hành tham tụng.Khi Tây sơn ra
Bắc Hà, ông cáo bệnh xin về hu.
Th Bùi Huy Bích đợc chép thành "Tồn am thi tập".Ông còn có "Nghệ An th tập" làm trong thời gian vào giữ chức Hiệp trấn (1777).Ngoài ra, ông còn có hai công trình su tầm, truyện chọn thơ văn là "Hoàng Việt thi tuyển" và "Hoàng Việt văn tuyển".
Bài thơ "Ngày mồng một tết năm nhâm dần" (1782) dới đây làm lúc ông giữ chức Hành tham tụng ở Triều, bản dịch của nhóm Lê Quý Đôn:
"Biên giới năm năm cảnh trải lần,
Kinh thành nay gặp lễ chầu xuân.
Nhịp hà khói nớc lay cây tạnh,
Cấm uyển hơng thơm động bụi trần.
Chín bệ áo xiêm đà chẳng cách,
Một vờn hoa trúc lại thờng gần.
Thẹn không bổ ích cho dân nớc,
Cũng dự vào trong bậc trọng thần." (4)
Hai
thập kỷ cuối thế kỷ XVIII đã chứng kiến sự sụp đỗ hoàn toàn của Triều
đại Lê Trịnh và sự ra đời của Triều đại mới Tây sơn. Trong số những nho
thần nhà Lê, nhiều ngời đã sớm theo giúp tân triều, trong đó, không ít
ngời để lại những tác phẩm thơ văn mang dấu ấn thời đại.
Ninh
Tốn, tự, Khiêm nh sau đổi là Hi chi, hiệu Mẫn hiên và Chuyết sơn c
sĩ, song an c sí, sinh năm 1743, quê xã Côi Trì, huyện Yên mô (Ninh
Bĩnh, nay thuộc huyện Tam Điệp) nhng quê gốc lại ở xã Ninh Xá, huyện
Chí Linh (Hải Dơng).Ông đỗ Hơng cống, năm 19 tuổi, đề thơ ở núi Vân
Lỗi (Thanh Hoa) đợc chúa Trịnh Sâm mến tài, triệu vào giữ chức phiên
liêm tri Binh phiên. Năm 1778, ông đổ hội nguyên tiến sĩ đợc x làm
phụng tá quân hải lộ. Năm 1786 làm Hiệp trấn Động hải (Quảng Bình)...
Năm 1788 Bình Định vơng Nguyễn Huệ ra Bắc, Ninh Tốn đợc phong hàm làm
trực học sĩ, đợc giao giúp việc Ngô Văn Sở ở đất bảo cùng với Nguyễn
Thế Lịch, Nguyễn Bá Lân. Về sau ông đợc thăng đến binh bộ thợng th,
tớc hầu.
Trong thời gian làm quan dới Triều Lê - Trịnh, Ninh Tốn làm rất nhiều thơ, chép trong "Tây hồ mạn hứng". Nay thơ ông còn lại 275 bài đợc su tập, chép trong "Chuyết sơn thi tập", "Tiền Lê Tiến sí Ninh Tốn thi tập"... Dới thời Tây sơn, chắc ông cũng có làm thơ, nhng nay không còn lu lại đợc. Bài "Xuân bính thân (1776) đợc sai làm án sát ở Sơn nam" chép trong "Tiền Lê Tiến sĩ Ninh tốn thi tập" dới đây do cụ Khơng Hữu Dụng dịch:
"Thanh tịch lòng đâu vớng rộn ràng,
Cời ta đạm bạc tính trời mang.
Một bầu từng quý ngang chung đỉnh,
Năm đấu nào cho lấn sách đàn.
Trên đoạ quân thần riêng nặng trĩu,
Trong trờng danh giáo đợc vui tràn.
Chỉ mong dân chúng không oan uổng,
Chẳng lọt gian lều tiếng oán than." (5)
Phan Huy ích (1750-1822)
hiệu Dụ am, ngời làng Thu hoạch, huyện Thạch hà, trấn Nghệ an, sau ra ở
làng Thuỵ khê, huyện Thạch thất, trấn Sơn tây. ông là con trởng Tiến
sĩ Phan Huy Cẩn và là con rể Hoàng giáp Ngô Thì Sĩ. Năm 1771 ông đỗ
hơng nguyên, năm 1775 đỗ hội nguyên, rồi chế khoa đồng Tiến sĩ. Buổi
đầu làm quan triều Lê, đợc chúa Trịnh Sâm trọng dụng. Nhng sau vụ án
năm Canh tý (1780) là con rể họ Ngô, ông cũng bị hiềm nghi. Do đó, ông
cảm thấy chán việc làm quan, xin từ chức, nhng lại đợc sai vào làm Đốc
đồng Thanh hoa. Ông ở dới thuyền, hơn một năm, không chịu lên trấn sở,
ai có việc gì thì đến gặp... Nhà Lê mất, ông lánh về vùng Sơn tây.
Năm
1788, Nguyễn Huệ ra Bắc giết Vũ Văn Nhậm, mời một số sĩ phu Bắc hà
trong đó có Ngô Thì Nhậm, Ninh Tốn, Đoàn Nguyễn Tuấn, Nguyễn Thế Lịch,
Vũ Huy Tấn, Phan Huy ích... Phan đợc giao cùng Ngô lo việc giao tiếp
với nhà Thanh. Khi Lê Chiêu Thống rớc quân Thanh vào Thăng long, những
ngời theo Tây sơn bị đục tên trên bia tiến sĩ và bị truy nã. Phan phải
tránh về Thuỵ khê. Sau khi chiến thắng quân Thanh (1789) ông lại đợc
triệu ra lo việc bang giao và năm 1790, ông đợc sung lắm trọng thần
hàng văn trong sứ bộ của vua Quang trung (giả) sang Trung quốc...
Trở
về, ông đợc phong chức Thị lang Ngự sử ở toà nội các thì năm 1792 vua
Quang trung mất... Nhà Tây sơn mất (1802), ông cùng Ngô Thì Nhậm, Nguyễn
Thế Lịch bị bắt. Sau khi bị Đặng Trần Thờng đánh thị nhục ở Văn miếu,
Phan Huy ích lại trở về Thuỵ khê, Sài sơn và mất vào năm 1822, thọ 73
tuổi.
Thơ, văn Pha Huy ích rất nhiều, nhng một phần bị mất mát. Năm 1814-1815, ông sai con cháu thu thập lại, xếp thành bộ "Dụ am ngâm lục" chia làm 6 sách gồm khoảng 600 bài thơ, và "Dụ am văn tập" gồm 20 bài văn. Bài thơ "Mùa xuân ở công quán, ghi việc" viết ở kinh Thuận hoá lúc ông làm quan dới triều Tây sơn, TKĐ phỏng dịch:
"Dinh toà trời mở chốn đồng quê,
Chùa cổ đầy sân những ngựa xe.
Nghỉ dới nhà chay thờng dậy muộn,
Họp trên toà sảnh phải bàn khuya.
Gợi tình trớc núi hoa, chim sẵn,
Dỡng tính trong nhà sách vỡ mê.
Rảnh việc, quán xa nhiều thú sẵn,
Bên song khay rợu với bình chè." (6)
Một nho sĩ Bắc hà khác có đóng góp lớn cho triều đại Tây sơn là Ngô Thì Nhậm, anh vợ Phan Huy ích.
Ngô Thì Nhậm tự Hy Doãn, hiệu Đạt hiên (1746-1803) là con trai trởng của Ngô Thì Sỹ (1726-1780)
quê làng Tả thanh oai, huyện Thanh trì , gần thành Thăng long. Lúc nhỏ,
ông học với ông nội rồi với cha đỗ đầu thi hơng vào năm 1765. Năm
1769, ông đỗ khoa sĩ vọng đợc bổ Hiến sát phó sứ Hải dơng. Đến năm
1775, ông đỗ tam giáp Tiến sĩ, cùng khoa với Phan Huy ích, đợc bộ Hộ
khoa cấp sự trung rồi thăng đến Đốc đồng Kinh bắc, Đốc đồng Thái nguyên.
Sau
vụ án Canh tý (Trịnh Tông mu trừ phe Trịnh Cán, con Đặng Thị Huệ) Ngô
Thì Nhậm đợc thăng Công bộ Hữu thị lang. Khi Trịnh Sâm chết, quận Huy
bị kiêu binh giết. Trịnh Cán bị phế, ông phải trốn về quê vợ ở Sơn nam.
Năm
1788, Nguyễn Huệ ra Bắc, Ngô Thì Nhậm là ngời đầu tiên hởng ứng lời
kêu gọi "cầu hiền", đợc Bắc bình vơng phong chức Tả thị lang bộ Lại,
tớc tình phái hầu. Ông đã không phụ lòng tân chúa, có những đóng góp
cho sự nghiệp nhà Tây sơn, đặc biệt là về ngoại giao. Năm 1792, vua
Quang trung mất, ông đợc cử làm chánh sứ sang nhà Thanh báo tang và cầu
phong cho Quang Toản. Khi nội bộ nhà Tây sơn rối ren, ông xin về trí sĩ
ở Thăng long lập Thiền Viện Trúc lâm, nghiên cứu triết học.
Nhà
Tây sơn mất, Ngô Thì Nhậm (cùng Phan Huy ích) bị đánh thị nhục ở Văn
miếu. Và ông đã bỏ mạng vì trận đòn trả thù này, ngày 16 tháng hai năm
Quý hợi (9-3-1803).
Ngô Thì Nhậm để lại một khối lợng thơ văn đồ sộ. Riêng thơ đã có đến 7 tập: "Bút hải tùng đàm", "Thuỷ vân nhàn vịnh", "Ngọc đờng xuân khiếu", "Cúc hoa bách vịnh", "Thu Cận dơng ngân", "Cẩm đờng nhàm thoại", "Hoàng hoa đỗ phả".
Bài "Xuân thuật" dới đây rút trong "Thu cận dơng ngôn", tập thơ viết khi làm quan thời Quang trung, bản dịch của Ngô Linh Ngọc:
"Khắp thành ma bụi, khắp thành xuân,
Quán khách đìu hiu mấy núi gần.
Già đến, có tiền khôn chuốc trẻ,
Ngôi cao ngiều lịch chẳng lo bần.
Tai đầy tiếng nhạc, thịt chẳng thiết,
Dạ nức mùi hơng, xông khỏi cần.
Chén ngọc rót mừng năm mới đến,
Đờng hoa bầu bạn có Đông quân." (7)
__________
(1) Nguyên văn: Trừ tịch Nguyễn Thanh trai kiến ký
Tệ bào ngỗ khách đáo thôn hy,
Trịnh trọng phiền quân nãi nhĩ ti (t)
Tài sĩ bần c duy ngã chuyết,
Hoá công bồi đốc phỉ vu trì.
Vị ngôn Quý tử dã kim nhật, (a)
Phả tự Vơng tôn nhất phạn thì. (b)
Tự cổ cùng thông do tuế tiết,
Phong trần nhân phẩm quý tơng tri.
(a) Quý tử, ngời đời Chiến quốc, cho Tô Tần áo bào, (b) Vơng tôn chỉ Hàn Tín đời Hán đợc bà Xiếu mẫu cho cơm.
(2) Nguyên văn: Xuân nhật ngẫu thành
Phù danh phóng hạ kiến ngô chân,
Thuỷ trúc sinh nhai hạnh bất bần.
Dã hiểu vô phong yên tự trực,
Sơn hoa hữu lộ sắc thiên tân.
Cao đàm đối khách nhiêu tam thốn,
Giai nhỡng phùng xuân hảo thập phân.
Liệu đắc vô nhân đồng thử lạc,
Bất phơng mi lộc kết vi lân.
(3) Nguyên văn: Xuân nhật nhàn hứng.
Đào âm lộng ảnh thuý sinh hàn,
Độc hãi Hoàng kinh cánh ỷ lan (a).
Điểu thức nhân nhàn vô cảm náo,
Hoa nh xuân đạm cỡng khoai nhan.
Dợc đồng chứ mỉnh miên song cớc,
Lão phụ chng lê thịnh thảo bàn.
Khà kỷ h danh vô sở thụ,
Bế môn thâm thuỵ nhật tam cơn.
(a) Hoàng kinh: Pho sách của Hoàng đế, tổ s nghề thuốc, tức sách thuốc.
(4) Nguyên văn: Nhâm dần tuế đán.
Ngũ tuế bão chiêm biên địa cảnh,
Kim niên hỷ cận quốc thành xuân.
Nhị hà yên thuỷ dao tình thụ,
Cấm ngự hơng phong động nhuyễn trần.
Cửu bệ miện lu nguyên bất viễn,
Nhất viên hoa trúc hựu tơng thân.
Chỉ tàm nhiếp lý hào vô bổ,
Diệc xỉ thiên gia pháp tụng thần.
(5) Nguyên văn: Bính thân xuân khiển doãn tác lỵ Nam niết.
Đồ biên an đắc bạn thanh h,
Y cựu thiên chân tự đạm nh .
Tằng ấp nhất biều đờng đỉnh nại,
Khởi dung ngũ đẩu doãn cầm th.
Quân thân đạo thợng hoài thiên trọng,
Danh giáo trờng trung lạc hữu d.
Đạn nguyện ngô dân vô uổng khuất,
Sầu minh biết đáo bán gian l.
(6) Nguyên văn: Xuân để ký sự
Thiên khai sảnh viện thử giao quynh,
Luân bí tề xu cổ phạm đình.
Công toạ thâm tiêu đàm vị tán,
Lữ trai vãn trú thuỵ sơ tinh.
Tiền cơng hoa điểu t ngâm liệu,
Mãn giá đồ th dỡng tính linh.
Cơ hoạn thiết nhàn đa hứng trí,
Đông song tửu quả hựu trà bình.
(7) Nguyên văn: Xuân thuật
Mãn thành mai vũ mãn thành xuân,
Khách quán tiêu sơ đối thụ vân.
Lão chí, hữu tiền nan mãi thiếu,
Vị cao đa lịch bất vi bần. (a)
Thiều doanh nhĩ bạng nghi vong nhục,
Hơng phức tâm đầu khởi dụng huân.
Thả chớc thái hoàn nghinh vong nhục,
Hơng phức tâm đầu khởi dụng huân.
Thả chớc thái nghinh tuế đán,
Phù dao bản ngã hữu Đông quân. (b)
(a) Đa lịch: Quan nhất phẩm đầu năm đợc ban dịch 100 bản, lại ban thêm một bản "Đại thanh thời hiên th".
(b) Phù dao: Gió xoáy đa từ dới lên.
*
* *
IV
Năm nhâm tuất (1802) Nguyễn ánh lên ngôi hoàng đế ở Phú Xuân,
khai sáng ra triều Nguyễn. Từ đây, đất nớc đi vào một thời kỳ khó khăn
mới. Bên trong thì hạn lụt, đói kém; giặc giã, bên ngoài thì đế quốc
phơng tây lăm le nhảy vào xâm lợc. Mấy ông vua đầu triều Nguyễn đã có
những cố gắng lớn, nhng không sao ổn định lại tình hình, lại phạm nhiều
sai lầm lớn: giết công thần, cấm đạo, đóng cửa với bên ngoài, làm cho
tình hình càng khủng hoảng nghiêm trọng. Đặc biệt, t tởng "chủ hoà" đã
đẩy triều đình đến nỗi bỏ dân, nhờng giặc, "làm mất nớc" nh vua Tự
Đức "tự phê"!.
Nguyễn Công Trứ (1778-1859), ngời làng Uy Viễn, Nghi Xuân,
ở tuổi 24, hăm hở với bản sớ "Thái bình thập sách" dâng lên vua Gia
Long, thì khi thành đạt, ba chìm bảy nổi trong quan trờng, nhận rõ nhân
tình thế thái, ở tuổi 70, mới hiểu ra rằng công danh chỉ là "tuỳ cơ,
khối lỗi cung nhân tiếu" - "một
đời múa rối cho ngời nhạo" mà thôi. Có điều, cụ Uy Viễn hơn ngời ở
chỗ "tri túc", "tri nhàn". ở trong cái lồng chật chội, cụ vẫn tự do, vẫn
"ngất ngỡng" đợc. Sống giữa gió bụi đời thờng, cụ biết tận hởng...
"nghìn vàng mộ khúc xuân tiêu". Khi gặp xuân, cụ Vịnh xuân (1).
"Xuân sang hoa cỏ đua tơi
Khoe màu quốc sắc, trẻ mùi thiên hơng, (a)
Đầm ấm thuở tin xuân phút bắn.
Khi phát sinh rải rác trên cành,
Thử tập bay bớm mới uốn mình.
Muốn học nói oanh còn lựa tiếng,
Liễu hoàn cựu lục oanh do tĩnh.
Đào thỉ tân hồng điệp vị tri, (b)
Mái đông phong mày liễu xanh rì.
Đám tàn tuyết đầu non trăng xoá,
Buổi hoà hủ khí trời êm ả. (c)
Hội đạp thanh xa mãi dập dìu,
Nghìn vàng một khúc xuân tiêu. (d)"
Thế hệ sau Nguyễn Công Trứ có Nguyễn Văn Nghị, Cao Bá Quát..., đều là bậc tài hoa mà đờng đời trắc trở.
Phạm Văn Nghị (1805-1881)
ngời xã Tam Đăng, phủ Nghĩa Hng, tỉnh Nam Định, đỗ Hoàng giáp khoa
mậu tuất (1838) đời Minh mệnh, làm quan từ Hàn lâm Tu soạn, Tri phủ,
Biên tu quốc sử quán, xin về nghỉ, lại bị triệu ra làm Đốc học, rồi
Thơng biện kiêm Hải phòng sứ Nam Định. Năm 1858, quân Pháp đánh Đà
Nẵng, Nam Kỳ. Ông tổ chức đội nghĩa dũng xin vào Nam đánh giặc, sau lại
về quê tổ chức việc tiểu phỉ, cho đến khi quân Pháp hạ thành Nam Định...
Ông làm quan không lâu, nhng nhiều lần bị trách phạt, và lần này triều
đình đổ lỗi cho ông để mất Nam Định, xử tội trảm giam hậu, rồi đuổi về
Hoa L (Ninh Bình) để làm vui lòng ngời Pháp. Ông ở động Liên Hoa - Hoa L sáu năm, vào Thanh ở với con là Bố Chính Phạm Văn Giảng, nhng ngã bệnh, phải về quê Tam Đăng rồi mất.
Thơ
văn của Phạm Văn Nghị òn lại bộ Tùng Viên Văn tập 11 quyển, do con trai
thứ hai là Cử nhân Phạm Văn Hân su tập, nói nhiều đến những vấn đề
cảnh ngộ bản thân và đất nớc. Nhng ở đây xin giới thiệu một nét tình
cảm đối với bà vợ ở quê lúc ông làm quan tại kinh qua bài 1 trong chùm
thơ ba bài "Xuân nhật vũ trung hữu sở t" - "Ma xuân chạnh nhớ ai" - Thái Kim Đỉnh phỏng dịch (2):
"Cành liễu ma đầm ớt khí xuân,
Đờng về đã giục bớc hành nhân.
Giang hồ giận tớ khinh ly biệt,
Ân ái thơng ngời lẻ gối chăn.
Trong giấc say mơ oanh động gối,
Ngoài song dậy ngóng nhạn qua sân. (a)
Đêm thanh ớc đợc cùng sum họp,
Nỗi nhớ may ra sẽ vợi dần."
"Thi thánh"Cao Bá Quát (1809-1853)
tự là Chu Thần, ngời làng Phú thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh (nay
là xã Quyết Chiến, Gia Lâm, Hà Nội). Là chàng trai thông minh, nổi tiếng
học giỏi, 14 tuổi đã đi thi nhng đến 23 tuổi mới đỗ cử nhân á nguyên,
bộ Lễ xét, đẩy xuống cuối bảng. Lại bao nhiêu lần vào kinh thi hội đều
bị hỏng bay. Đến tuổi 32, ông mới đợc gọi ra giữ chức hành tẩu (th
lại) bộ Lễ, rồi đợc cử làm sơ khảo trờng hơng Thừa Thiên. Thơng mấy
ngời học trò gỏi có chút sơ suất trong bài, ông đã cùng bạn là Phan Nhạ
(ngời Nghệ An) dùng muội đèn sửa cho. Việc phát giác, Cao bị kết tội
trảm (chém), sau đợc hạ xuống giảo giam hậu (thắt cổ, nhng giam lại,
đợi lệnh), rồi phải xuất dơng hiệu lực sang Giang-lu-ba
(Nam Dơng). Năm 1843, trở về kinh, Cao bị thải hồi, rồi bốn năm sau,
đợc gọi trở lại, sung vào Viện hàn lâm, với công việc chính là su tầm,
sắp xếp lại văn thơ. Thời gian này, Cao gặp gỡ, xớng hoạ và đề tựa tập
thơ của Tùng Thiện vơng Miên Thẩm (1850). Sau đó, Cao đợc bổ làm Giáo
thụ phủ Quốc Oai. Năm 1853, Cao tham gia cuộc khởi nghĩa Mỹ Lơng và bị
giết hại...
Dới đây là bài "Xuân dạ độc th" - (Đêm xuân đọc sách) của Cao, TKĐ phỏng dịch (3):
"Ngời nay nào biết xuân thời trớc,
Man mác xuân này gặp cổ nhân.
Bao nả việc đời kim hoá cổ,
Tin chi trớc mắt huyễn là chân.
Mấy trò danh lợi ma ban sáng,
Bao đám hùng anh bụi cõi trần.
Cời tớ thói đời cha rủ sạch,
Quá mê sách vở hoá ra đần!"
Vào
thời điểm lịch sử này, trớc nạn nớc, mỗi ngời thể hiện tấm lòng của
mình bằng cách riêng, theo hoàn cảnh riêng. ở thế hệ trớc, thủ khoa
Huân, hoàng giáp Nghị vừa làm thơ, vừa cầm kiếm đánh giặc, còn Đồ Chiểu,
Cử Trị lại chỉ lấy ngòi bút làm vũ khí. ở thế hệ sau có Nguyễn Xuân Ôn, Nguyễn Quang Bích, Phan Đình Phùng... đều là những nhà lãnh đạo phong trào cần vơng chống Pháp.
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Ôn (1825-1889),
ngời làng Quần Phơng, xã Lơng Điền, tổng Thái Xá, huyện Đông Thành,
tỉnh Nghệ An. Thi đỗ, làm quan đã luống tuổi, "không học đợc thói ơn
hèn, siểm nịnh" nên hoan lộ thờng trắc trở, nhất là khi ông biểu lộ sự
biểu lộ sự bất bình với chính sách hoà với Pháp của triều đình. Cuối
cùng, ông bị cách chức, đẩy về quê. Tháng 7-1885,
kinh thành Huế thất thủ, vua Hàm nghi xuất bôn, ông cùng các sĩ phu
vùng Yên Thành, Diễn Châu tổ chức khởi nghĩa chống Pháp, đợc vua Hàm
nghi giao trách nhiệm chỉ huy quân cần vơng ở Nghệ An. Ông bị thơng
trong một trận đánh, đang nằm điều trị thì bị quân Pháp bắt đa về giam ở
Huế, và mất trong lao năm 1889. Thơ văn cũng là một bộ phận trong sự
nghiệp cứu nớc của Nguyễn Xuân ôn.
Dới đây là bài I trong hai bài thơ làm ngày nguyên đán năm mậu tý
(1888) khi còn bị giam ở Vinh. Lời thơ bình thản mà chứa nỗi đau xót của
ngời dân mất nớc.
"Mậu tý niên nguyên đán, cảm tác" - Bài 1 - TKĐ phỏng dịch (4):
"Còi trống lừng vang, pháo hiếm thay,
Cổng thành sẩm tối rộn kèn tây.
Rợu ngon hết nhẵn khôn chúc tết,
Thơ loạn ngâm hoài để đợc say.
Lịch Hạ đã thay ngày tháng cũ,
Đất Chu đâu nữa bản đồ nay?
Công đờng quan đợc riêng nhàn rỗi,
Tiếng trúc thanh bình lại vút bay."
Nguyễn Quang Bích (1832-1890) để lại "Nghi phong thi văn tập" viết trong thời gian ông lãnh đạo phong trào cần vơng chống Pháp ở vùng Tây-Bắc
từ 1884 đến 1889. Nguyễn Quang Bích, tự Hàm Huy, hiệu Ng Phong, ngời
làng Trình Phố, huyện Trực Định, phủ Kiến Xơng, tỉnh Nam Định, nay
thuộc tỉnh Thái Bình. Năm mậu ngọ, 27 tuổi, ông đỗ tú tài, rồi năm tân
dậu (1861) đỗ Cử nhân, bổ nhiệm Giáo thụ phủ Trờng Khánh (Ninh Bình).
Đợc hơn một năm, ông về quê c tang, mở trờng dạy học. Năm kỷ tỵ
(1869), ông đỗ Nhị giáp Tiến sĩ ân khoa, lúc ấy đã 38 tuổi. Sau đó, ông
làm quan trải qua các chức Tri phủ Diên Khánh (Khánh Hoà) , án sát Sơn
Tây, Tế tửu Quốc tử giám, Chánh sứ Sơn phòng rồi Tuần phủ Hng Hoá Da
đức độ cao, ông đợc nhân dân nhiều nơi lập sinh từ để tỏ lòng biết ơn,
và gọi ông là "Phật sống". Năm ất dậu (1885), quan Pháp đánh lên vùng
Tam Tuyên (Sơn Tây, Hng Hoá, Tuyên Quang), ông đem quân chống cự, đợc
vua Hàm nghi phong làm Lễ bộ Thợng th, sung HIệp thống quân vụ đại
thần, lãnh đạo nghĩa quân cần vơng vùng Tây Bắc chống Pháp trong bốn
năm, và mất đầu năm 1890 tại quân thứ.
Trong
bài tựa tập "Ng Phong", ông viết: "Tôi không biết làm thơ, lại không
hay làm thơ... Đây cũng giống nh trùng theo khí hậu, giống chim theo
thời tiết, tự theo rồi lại tự thôi để tiêu khiển cảm hoài, chớ có dám
nói gì đến việc làm thơ". Dới đây là bài "Xuân nhật tức sự" - Ngày xuân tức sự, rút trong tập thơ ấy, theo bản dịch của Nguyễn Văn Bách (5):
"Xập xoè từng cặp én đa thoi,
Khắp nẻo xuân về đặm nét tơi.
Ngọc dựng thẳng hàng ngàn trúc biếc,
Nớc tuôn dồn cát đáy chuông vơi.
Hang son nuôi dỡng chồm đuôi phợng,
Suối bạc vần quanh đập nớc dồi.
Sấm dậy hơi xuân xua khí lạnh,
Thảnh thơi an dỡng tháng ngày dài."
Bài
thơ làm một năm trớc lúc mất, trong khi cuộc kháng chiến đang gặp
nhiều khó khăn, thế mà tác giả tỏ ra bình thản, và có niềm tin vững vàng
vào ngày mai.
Khi
Nguyễn Quang Bích đang là Tuần phủ tại chức, có một đội quân triều đình
trong tay để bắt đầu cuộc kháng chiến cần vơng, thì Phan Đình Phùng
phải tập hợp các sĩ phu, nghĩa sĩ và những ngời nông dân yêu nớc để
thành lập đội nghĩa quân chống Pháp.
Phan Đình Phùng (1843-1896)
quê làng Đông Thái, xã Việt Yên Hạ, huyện La Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Xuất
thân từ một gia đình khoa bảng, ông đỗ đình nguyên Tiến sĩ khoa đinh sửu
(1877) lúc 34 tuổi. Là ngời cơng trực, lúc làm Tri phủ Yên Khánh
(Ninh Bình), ông đã phạt đánh một giáo sĩ dám ỷ thế tây, ức hiếp dân.
Sau việc này, bị triệu về kinh giữ chức Ngự sử, ông lại dâng sớ đàn hặc
các quan văn võ đại thần đã man tấu việc thi bắn súng ở cửa Thuận An.
Năm 1883, ông dám chống lại Tôn Thất Thuyết ngay giữa triều đình khi ông
Thuyết tuyên bố phế vua Dục đức. Ông bị giam vào ngục cẩm y rồi bị cách
chức, đuổi về quê quán. Năm 1884, Phan Đình Phùng đợc cử làm Tham biện
sơn phòng Hà Tĩnh. Ông ngầm hiểu đó là ý Tôn Thất Thuyết, giao cho ông
sẵn sàng chuẩn bị lực lợng để sẵn sàng đối phó với tình hình. Tháng 9-1885
vua Hàm nghi xuất bôn, ra đến sơn phòng Phú Gia, Hơng Khê, Phan Đình
Phùng dẫn đầu một số sĩ phu La Sơn lên bái yết. Ông đợc vua phong làm
Tán lý quân vụ đại thần, thống lĩnh các đội quân cần vơng. Đợc sự giúp
đỡ của Cao Thắng cùng nhiều sĩ phu, nghĩa sĩ, và đợc nhân dân hởng
ứng, Phan Đình Phùng đã xây dựng căn cứ và lực lợng hùng hậu, và lãnh
đạo cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lợc suốt mời năm (1885-1895) trên bốn tỉnh Thanh, Nghệ, Tĩnh, Bình.
Cũng
như Nguyễn Quang Bích, Phan Đình Phùng không hay làm thơ. Nhng trong
thời gian lãnh đạo phong trào cần vơng, ông đã để lại một ít tác phẩm
chứa chan lòng yêu nớc, thơng dân. Dới đây là bài "Mậu tý nguyên nhật" - Ngày mồng một tết năm mậu tý - TKĐ phỏng dịch (6):
"Ngoài sân oanh liệng hót trên huê,
Hoa báo xuân sang ngời chửa về.
Núi Ngự trăm năm buồn nắng loá,
Ngàn Hống muôn dặm ngóng mây che.
Nếp nhà gốc đó, đền trung hiếu,
Đất khách lòng đâu ngại biệt ly.
Tết đến, ngời ngời vui đón tết,
Riêng mình da diết dạ sầu bi."
____________
(1)Trong bài này:
a, Trẻ: tiếng Nghệ-Tĩnh cũng là khoe.
b, Hai câu này có nghĩa: "Liễu đã lại xanh, oanh chửa hót - Đào vừa hé thắm cha hay".
c, Hoà hú: (Khí hậu) ấm áp.
d, Xuân tiêu: Đêm xuân.
(2 Nguyên văn:
Vũ đới xuân hàn thấp liễu chi,
Chinh nhân chính tại mạch đầu quy.
Bồng tang tiếu ngã khinh ly biệt,
Cân trất liên quân cọng tớng tuỳ.
Thuỵ khởi hiểu song phi bạch ích, (a)
Tuý lai mộng chẩm chuyển hoàng ly.
Hà đơng cập thử lơng tiêu hội,
Tả ngã tam thu nhất nhật ty (t).
a, ích là con chim dang, ở đây dịch là (chim) nhạn cho khỏi thất luật.
(3) Nguyên văn:
Kim nhân bất kiến cổ thời xuân,
Trù trớng kim xuân đối cổ nhân.
Thế sự kỷ hà kim bất cổ?
Nhãn tiền mạc nhân huyễn vi chân.
Kỷ đa danh lợi chung triêu vũ,
Vô số anh hùng nhất tụ trần.
Tự hiếu tục câu phao vị đắc,
Nhĩ lai huề quyển thái chuân chuân.
(4) Nguyên văn:
Bộc trúc thanh hy cổ giác đa,
Thành môn nhập dạ náo xuy già.
Tiêu hoa tửu yết nan vi tụng,
Hà thảo thi tồn khả tái ca.
Thiên thống dĩ phi hành Hạ chính,
Địa đồ khởi phục hiến Chu gia?
Công sanh thiên đắc nhàn vô sự,
Tiêu quản thanh thanh lạc thái hoà.
(5) Nguyên văn:
Phi yến song song bạn lữ tờng,
Nhất ban hoà hú mậu xuân dơng.
Thiên hàng ngọc lập lăng tu trúc,
Vạn thuỷ sa lung hộ thiển đờng.
Đan huyệt dỡng thành tề phợng vĩ,
Thanh khê tà nhiễu quả sơn lơng.
Xuân lôi phát hậu âm hàn thấu,
An dỡng thừa hu hoá nhật trờng.
(6) Nguyên văn:
Lu oanh đình ngoại ngự hoa chi,
Hoa báo xuân quy nhân vị quy.
Bình lĩnh bách niên t nhật nhiễu,
Hồng sơn vạn lý vọng vân phủ.
Ngô gia hữu giáo căn trung hiếu,
Khách địa vô tâm oán biệt ly.
Giai tiết thị nhân hành lạc xứ,
Ngã phùng giai tiết bất thăng bi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét