Thứ Hai, 4 tháng 6, 2012

Mật thư tội ác của chủ-nghĩa Cộng-sản- P II

Mật thư tội ác của chủ-nghĩa Cộng-sản
Dịch giả : Fossion René & Trần hữu Sơn
Phần 1. Chương 8
NẠN ĐÓI
Một trong những vết đen trong lịch sử của Xô-Viết mà ai cũng biết đến đó là nạn đói lớn trong những năm 1932-1933. Ngày hôm nay với các văn khố vừa được cho dân chúng tham khảo, cho người ta biết có đến 6 triệu người chết vì đói trong hai năm đó. Đây là con số không có ai có thể chối cãi được.
Thảm cảnh của nạn đói này không giống như những năm đói đã xảy ra trước đây theo chu kỳ của nền nông nghiệp dưới thời Nga Hòang.
Nạn đói lớn của năm 1932-1933 là hậu quả trực tiếp của phương pháp khai thác nông dân theo kiểu '' phong kiến quân sự '', sáng kiến của một lãnh tụ Bôn-sơ-vích chống Stalin, tên la Nikolai Boukharine. Phương pháp khai thác này được áp dụng khi thi hành chính sách cưỡng bách tập thể hóa. Kết quả của chính sách đã dẫn đến sự suy thóai trầm trọng đời sống xã hội.
Điểm khác biệt với các nạn đói xảy ra vào những năm 1921-1922 là vào những năm đói này nhà nước Xô-Viết kêu gọi quốc tế trợ gíup. Nhưng nạn đói của những năm 1932-1933, Liên Xô muốn che dấu sự thất bại của mình, không cho thế giới bên ngòai biết chỉ vì nhu cầu tuyên truyền cái tốt của chủ nghĩa cộng sản.
Nhiều quan sát viên ngọai quốc đã bị lường gạt khi họ đến thăm Liên Bang Xô Viết. Vào mùa hè năm 1933, Thượng nghị sĩ kiêm chủ tịch đảng cấp tiếng Pháp ông Edouard Herriot được mời đến viếng vùng Ukraine , đã tuyên bố :'' Tôi thấy các vườn rau của các hợp tác xã nông nghiệp được chăm sóc và hệ thống tưới nước rất đáng khen. Các vụ mùa thu họach rất khả quan'' . Ông kết thúc chuyến tham quan bằng câu nói quyết định : Tôi đã đi khắp suốt vùng Ukraine. Điều mà tôi thấy là cả vùng này đang ở trong thời kỳ sản xuất..
Cái nhìn mù quáng này là kết quả của một vụ dàn cảnh dưới tài đạo diễn của công an. Cơ quan này mời các quan sát viên ngoại quốc đến và hướng dẫn họ đi thăm các hợp tác xã nông nghiệp đã được chuẩn bị trước. Công an cũng dẫn các nhà quan sát quốc tế đến các vườn trẻ kiểu mẫu.
Vì nhu cầu chính trị của đảng mình và nhất là vì muốn thỏa hiệp với Liên Xô để quân bình hóa lực lượng quân sự ở Âu Châu trước mối đe dọa của Đức Quốc Xã, nên các nghị sĩ Pháp mới thóat ra những nhận định mù quáng trên.
Nhưng cũng có một số chính khách khác biết rõ những gì đã xảy ra ở Liên Xô vào những năm 1932-1933. Đó là những chính khách cao cấp của Đức và Ý. Các bản phúc trình của các tòa sứ quán Ý tại các vùng Karkhov, Odessa và Novorosski mà sử gia người Ý, ông Andrea Graziosi gần đây đã cho đăng tãi trên một tờ nguyệt san cho biết Thủ Tướng Mussolini đã đọc và biết rất rõ tình hình của nạn đói ở Liên Xô. Nhưng Mussolini không bao giờ dùng các sự kiện này để chống lại cộng sản.
Trái lai, vào mùa hè năm 1933 hai nước Ý và LiênXô đã ký hiệp ước thương mai và hiệp ước bất tương xâm. Vì quyền lợi của Ý, các nhà lãnh tụ nước này đã làm lơ trước nạn đói của Xô Viết.
Năm 1949 Kravchenko viết một quyển sách với tựa đề '' Tôi chọn tự do '', trong đó ông mô tả nạn đói năm 19232-1933 đã làm hoang mang dư luận thế giới. Ông bị coi như là phần tử xuyên tạc chế độ cộng sản. Nhưng từ năm 1985 các công trình nghiên cưú của các sử gia Tây phương cũng như của Xô Viết cho thấy những gì trong quyền sách ''Tôi chọn tự do'' là sự thật. Cũng đã có một số tài liệu do các người Ukraine tị nạn cung cấp nhưng vẫn còn rất ít, và rất ít người biết đến.
Nguyên nhân của nạn đói này là do mối tương quan mới giữa nhà nước Xô Viết và cộng đồng khối nông dân sản xuất, phát xuất từ chính sách cưỡng bách tập thể diễn ra ở nông thôn.
Tại các vùng này, sự tập thể hóa đã hình thành và các hợp tác xã nông nghiệp giữ một vai trò quyết định. Hợp tác xã phải cung cấp một số lượng nông sản nhất định và thường xuyên cho nhà nước. Vào những ngày mùa Thu khi vụ mùa gặt hái bắt đầu, hợp tác xã mở chiến dịch thu mua cưỡng bách. Đó là những thời điểm đấu sức giữa chính quyền và tập thể nông dân sản xuất. Những người nông dân muốn giữ phần nông phẩm của họ để họ có thể sống qua mùa đông, chờ vụ mùa năm tới. Đối với nhà nước, việc thu mua nông sản quyết định sự sống còn của chế độ. Ở những vùng càng phì nhiêu, càng bị thu mua gắt gao bây nhiêu.
Vào năm 1930 chính quyền Xô Viết ấn định thu mua 30% tổng số thu hoạch vùng Ukraine ; 38% ở các vùng phì nhiêu Kouban và vùng bắc Caucase; 33% tại các vùng Kazakhstan.
Qua năm 1931, các vụ mùa thu hoạch ít hơn nhưng nhà nước Xô Viết gia tăng số lượng thu mua. Tại Ukraine từ 30% tăng lên 41,5%. Vùng Bắc Caucase và Kouban từ 38% tăng lên 47%. Vùng Kazakhstan từ 33% tăng lên 39,5%. Vì số lượng nông phẩm bị tịch thu quá nhiều nên đã gây ảnh hưởng đến chu trình canh tác tại các vùng này.
Với kế hoạch trưng thu cưỡng bách này, nông dân chỉ có quyền bán ra thị trường từ 15% đến 20% sản phẩm. Họ chỉ để lại từ 12% đến 15% làm hạt giống cho vụ mùa năm sau. Họ phải trích ra 25% đến 30% để nuôi gia súc. Số còn lại họ mới được làm thưc phẩm riêng để sinh sống chờ vụ mùa năm tới. Về phía nông dân phải tìm cách cất giữ các sản phẩm nông nghiệp cho các nhu cầu thiết yếu của họ. Mặt khác, chính quyền tìm cách trưng thu càng nhiều càng tốt để cung cấp cho các chương trình được coi là chẳng thực tế tí nào.
Qua năm 1932, thuế đóng góp nông phẩm lại gia tăng hơm 32% kế họach thu mua cưỡng bách của năm 1931. Vì vậy các cuộc đụng độ giữa nông dân và nhân viên thu mua của nhà nước càng trở nên ác liệt.
Ban đầu việc thu mua diễn ra chậm chạp. Khi đến vụ mùa, các nhân viên trong hợp tác xã nông nghiệp, là những nông dân gia nhập vào hợp tác xã, tìm cách đem các nông phẩm đi dấu. Hoặc ban đêm họ đi ăn cắp các phần vừa mới thu hoạch. Họ thông đồng với các thành viên khác trong hợp tác xã, thông đồng với đội trưởng, với kế tóan viên, với bí thư địa phương. Để chống lại sự thất thóat này, Trung Ương đã phải cừ các tóan xung phong xuống tận địa phương, tận các hợp tác xã. Tóan xung phong gồm những đảng viên trung kiên của đảng cộng sản ở các thành phố.
Tình trạng căng thẳng ở những vùng nông thôn lúc bấy giờ đã được một ủy viên chính trị đi công tác huấn luyện chính trị cho các Ủy Ban Hành Chành địa phương ở vùng hạ lưu sông Volga, một vùng sản xuất nông phẩm, gởi về trung ương với chi tiết như sau :
'' Nhiều thành phần khác nhau đã thi hành các vụ bắt giam và lục sóat . Như các thành viên của uỷ ban hành chánh xã, thành viên của đội xung phong, và các thành phần đặc phái khác. Năm nay đã có 12% nông dân bị đưa ra tòa án nhân dân, không kể những nhân viên trong hợp tác xã đã bị đưa đi lưu đày và một số nông dân bị phạt tiền. Theo ước tính của chủ tịch tòa án nhân dân vùng này có chừng 15% là nạn nhân của các vụ truy lùng này. Nếu tính chung con số 800 người tham gia hay nhân viên sản xuất bị khai trừ ra khỏi hợp tác xã thì chúng ta có thể ước lượng được hậu quả của các cuộc đàn áp. Nếu chúng ta không lưu tâm đến sự cần thiết của các cuộc đàn áp vì tình hình, chúng ta phải nhận ra rằng các cuộc đàn áp đã không giảm bớt đi . Khi đến một mức nào đó, chúng ta khó mà chận đứng lại được. Các trại tù không còn chổ để giam người nữa. Số tù nhân của nhà tù Balachevo đã gia tăng gấp 5 trên con số dự định. Tại vùng Elan, mộ nhà tù thật nhỏ đã phải chứa 610 người. Trong tháng qua, nhà tù Balachevo đã chuyển qua Elan 78 tù nhân đã bị kết án.Trong số này có 48 tù nhân dưới 10 tuổi. 21 tù nhân được phóng thích tại chỗ. Với tình trạng quá đông tù nhân này, cai tù chỉ có thề dùng vỏ lực để quãn lý. Hai mệnh lệnh được thi hành ở đây là : Gieo hạt và sản xuất. Cho đến ngày nay công việc của chúng ta làm là chuyển hướng họ để thi hành hai hai mệnh lệnh trên. Thí dụ điển hình sau đây cho thấy mức độ khủng bố đối với nông dân. Tại Morsy, mỗi nông dân phải đóng 100% số nông sản. Một nông dân đã đến gặp đồng chí Formitchev bí thư xã, xin tình nguyện đi lưu đày chớ không thể nào sống được trong tình trạng thuế má như vậy. Một bằng cớ khác là một thỉnh nguyện thư của 16 người của hợp tác xã Alexandrov cũng tình nguyện xin đi lưu đày. Nói tóm lại, chính sách lao động tập thể đã trở thành chiến dịch đột kích ăn cắp hạt giống, gia súc, dụng cụ sản xuất. Người ta đột kích lao động. Không có việc gì mà người ta không đột kích. Họ bao vây từ 9 hoặc 10 gìơ tối cho đến khi rạng đông. Các cuộc đột kích đã diễn ra như sau: Các đội phục kích đóng quân tại một căn nhà gỗ dùng làm phòng làm việc. Họ cho người đi đến các nhà nông dân và ra lệnh từng người đến văn phòng chấp vấn. Họ thuyết phục và ra lệnh nông dân phải thi hành chỉ thị nộp nông phẩm. Họ chấp vấn liên tục, lập đi lập lại suốt đêm''.
Vào thời điểm căng thẳng nhất của cuộc xung đột giữa nhà nước và nông dân, một đạo luật kỳ lạ đã được nhà nước cho ban hành vào ngày 7 tháng 8 năm 1932. Đạo luật này đóng vai trò quyết định. Theo đạo luật này, bất kỳ người nào ăn cắp hay biển thủ tài sản của Xã hội chủ nghĩa đều bị xử án 10 năm tu hay bị hành quyết. Dân chúng gọi đạo luật này là ''đạo luật hột lúa''. Bởi vì những người bị kết án là những người nông dân đang làm việc trên cánh đồng, ăn cắp vài hột lúa mì của hợp tác xã.
Với đạo luật tàn ác này, chính quyền đã kết án 125000 người bị xử án 10 năm và kết án tử hình 5400 người trong khoảng thời gian từ tháng 8 năm 1932 đến tháng chạp năm 1933.
Mặc dù cho thi hành các biện pháp gắt gao nhưng số lúa thu họach hay bị cưỡng bách thu mua chẳng đạt được bao nhiêu. Đến tháng 10 năm 1932 kế hoạch thu mua tại các vùng sản xuất nông phẩm chính cũng chỉ được từ 15% đến 20%. Vì số lượng thu mua quá ít, Bộ chính trị đảng cộng sản Nga quyết định gởi hai phái đòan đặc biệt về hai vùng Ukraine và Caucase để đẫy mạnh công tác thu mua nông phẩm. Hai phái đoàn này do hai đảng viên cộng sản trung thành Viacheslav Molotov và Lazare Kaganovitch lãnh đạo.
Ngày 2 tháng 11 năm 1932 phái đòan Kazanovitch cùng với phụ tá Genrik Iagoda đến tỉnh Rostov trên sông Don. Bí thư đảng của các vùng thuộc Bắc Caucase đều có mặt trong phiên họp và cùng biểu quyết : Vì lý do thất bại trong chiến dịch thu mua lương phẩm , nay bắt buộc các cơ sở đảng địa phương phải bẽ gãy các âm mưu phá hoại do các phần tử phản cách mạng trong các hợp tác xã, những đảng viên có tinh thần chống đối chủ trương, các tổ trưởng của các hợp tác xã đã tham gia vào các hoạt động phá hoại.
Một số biện pháp sẽ được đem ra thi hành ,như : thâu hồi tất cả sản phẩm, nông sản hiện tại tồn kho; Các dịch vụ mua bán phải thanh toán ngay các tiền nợ; Phải đóng các thuế đặc biệt; Bắt giam tất cả những người lạ mặt, những người phản cách mạng, những kẻ phá hoại; Áp dụng thủ tục khẩn cấp dưới quyền giám sát của các toán xung kích. Nếu bị truy tố vì tội phá hoại thì tập thể dân chúng trong vùng sẽ bị đưa đi lưu đày.
Tháng 11 năm 1932 là tháng đầu tiên áp dụng biện pháp chống phá hoại. 5000 đảng viên ở các vùng nông thôn bi truy tố trước toà án nhân dân về tội đã dễ dãi đối với các phần tử phá hoại ở nông thôn, lơ là trong công tác thu mua. Tại vùng Bắc Caucase , vùng sản xuất nhiều nông phẩm mang tính chiến lược, đã có 15000 nhân công của các hợp tác xã nông nghiệp bị bắt giam. Qua đến tháng chạp , chiến dịch đưa đi lưu đày lan tràn khắp nơi. Khởi đầu dân của vùng Cosaque. Hồi năm 1920 dân của vùng này cũng đã bị đàn áp nặng nề. Rồi đến những công nhân của các hợp tác xã. Chiến dịch mà họ gọi là đi khẫn hoang ở các vùng kinh tế mới đã lưu đày không biết bao nhiêu người gìa, trẻ, trai, gái,.. Trong năm 1932 đã có 71236 người bi bắt đi. Đến năm 1933 con số này lên đến 268091.
Ở vùng Ukraine , phái đoàn do Molotov cầm đầu cũng đã thi hành các biện pháp tương tự. Molotov cho ghi vào sổ đen tên các vùng không thu mua đúng chỉ tiêu. Ông ra lịnh thanh trừng và sa thải ra khỏi các đảng viên cộng sản không tích cực trong công tác thu mua. Bắt giam tất cả công nhân hợp tác xã kể cả các chủ tịch nếu có báo cáo đã làm giảm thiểu số lượng thực phẩm thu mua. Chẳng bao lâu, biện pháp này cũng được đem ra áp dụng trên khắp khu vực nông thôn sản xuất.
Với biện pháp này, nhà nước có thể thắng được toàn khối nông dân sản xuất hay không ?
Trong bản phúc trình của viên lãnh sự Ý ở tỉnh Novorossijk đã ghi rất rõ là không. Mặc dù lực lượng của chính quyền rất hùng hậu nhưng không đàn áp được ý chí chống lại của tập thể nông dân.Nông dân chia ra thành các toán nhỏ chống lại lực lượng của nhà nước. Dần dần lực lượng Xô Viết kiệt sức. Họ phải rãi quân khắp nơi. Nơi này có cánh đồng lúa chưa chín. Nơi khác có vài tạ lúa cất giấu và được phát giác; chổ kia có chiếc máy cày không được sử dụng; Một máy cày khác bị phá hư và một chiếc thì chạy rong chơi chớ không phải đang làm công tác,...Rồi họ nhận ra một kho nông phẩm bị đánh cắp. Sổ sách của các hợp tác xã không ghi đúng số lượng cũng như không ghi đúng ngày tháng; có nơi ghi giả mạo. Giám đốc các hợp tác xã hoặc vì sợ hoặc vì bất cẩn, đã báo cáo không đúng sự thật trong các bản phúc trình.
Chỉ còn có một cách duy nhất để thắng kẻ thù là tạo ra nạn đói. Hay nói đúng hơn là kế hoạch'' tuyệt lương''.
Trong các bản phúc trình gởi về Mạc Tư Khoa vào mùa hè năm 1932 đã tiên liệu là nạn đói sẽ có thể xảy ra vào mùa đông 1932-1933. Tháng 8 năm 1932 Molotov báo cáo về MạcTư Khoa triển vọng chết đói có thể diễn ra ở các vùng vốn sản xuất nông phẩm nhiều nhất. Nhưng đồng thời ông cũng đã hứa là sẽ tìm đủ mọi cách để đạt cho kỳ được mục tiêu của kế họach thu mua.
Cũng vào thời tháng 8, ông Issaev, chủ tịch ủy ban nhân dân vùng Kazakhstan bí mật báo cáo lên Staline về mức độ của cuộc khủng hỏang thực phẩm này. Vùng Kazakhstan đã hòan tất chương trình định cư tập thể. Chương trình này đã làm xáo trộn đời sống của các nhóm dân du mục. Ngay cả hai nhân vật thân tín nhất của Staline là ông Stalinas Kossiloz, đệ nhất bí thư đảng cộng sản Ukraine và ông Mikhail, đệ nhất bí thư đảng cộng sản Dniepropetrovk cũng phải viết thư riêng cho Staline và Molotov xin giảm bớt chỉ tiêu quá cao của kế hoạch thu mua. Hai ông viết: ''Để cho tương lai công tác sản xuất nông phẩm đạt được chỉ tiêu, đáp ứng được nhu cầu của nhà nước Vô sản, chúng ta phải thỏa mãn nhu cầu tối thiểu của các nông dân làm việc trong các hợp tác xã. Nếu không, chúng ta sẽ không còn đủ hạt giống để bảo đảm sản xuất trong vụ mùa tới.''
Molotov ,trong bức thư trả lời đã nói rằng các bí thư đã không nhận định đúng tình hình, sai với tinh thần Bôn-sơ-vích. Ông nói : Là những người Bônsêvích, chúng ta phải đặt nhu cầu của nhà nước vào ưu tiên một. Các nhu cầu này sẽ được đảng xác định bằng những quyết định của Đảng, và sẽ không được giảm một chút nào cả chớ đừng nói đến ưu tiên thứ hai.
Vài ngày sau, Trung Ương Đảng gởi văn thư xuống các cơ sở Đảng địa phương yêu cầu các cơ sở phải ra lịnh cho các hợp tác xã nào chưa cung cấp đủ chỉ tiêu nông phẩm đã được ấn định, phải xuất tòan bộ nông phẩm dự trử dùng làm hạt giống cho vụ mùa năm sau, đem nộp cho các toán thu mua. Vì bị cưỡng bách kể cả dùng vũ lực tra tấn cho nên nông dân cuối cùng cũng phải đen giao luôn các hạt giống cho nhà nước. Kết quả là mặc dù những nông dân đang sống trên các vùng đất phì nhiêu, màu mỡ nhưng họ cũng đành chịu chết đói vì không có cách gì kiếm ra thực phẩm để sống qua ngày.
Nếu họ muốn sống thì chỉ còn có cách là phải đổ xô về thành phố. Nhưng nhà nước cộng sản đã chận đứng làn sóng người trở về thành phố này bằng một đạo luật ban hành ngày 27 tháng 12 năm 1932. Theo tinh thần của đaọ luật này, chính quyền thiết lập việc kiểm tra dân số cư ngụ trong thành phố. Nhà nước cấp thẻ thông hành nội bộ. Như vậy những người từ vùng kinh tế mới trở về sẽ không có giấy thông hành nội bộ và họ sẽ bị bắt, bị tống về trở lại vùng chết đói, nơi mà họ đã bỏ ra đi.
Trước tình trạng làn sóng trở về thành vì sự sống còn, ngày 22 tháng giêng năm 1933, Bộ chính trị trung ương đã cho ban hành một nghị quyết '' ác ôn'', dẫn đến nạn chết đói cuả hằng triệu nông dân trong những ngày sắp tới. Chiếu theo nghị quyết do Staline và Molotov ký tên, họ ra lệnh cho các cơ sở đảng và công an địa phương bằng đủ mọi cách chận đứng những ngưới nông dân trở về thành phố. Nhất là nông dân của các vùng Ukraine và vùng Bắc Caucase. Nghị quyết nêu rõ : Nhà nước có đủ bằng cớ cho thấy các người trở về theo kế hoạch của các phần tử chống phá chính quyền , những người chống phá cách mạng, của những điệp viên hoạt động cho Ba Lan nhầm tuyên truyền phá hoại các hợp tác xã nói riêng, và nhà nước Xô Viết nói chung . Các toán công an địa phương thiết lập các nút chận tại các nơi đang xảy ra nạn đói, tại các nhà ga xe lửa, nhầm ngăn chận làn sóng người trở về thành phố.
Đầu tháng 3 năm 1933, một toán công an báo cáo tình hình chính trị về Trung Ương. Bản báo cáo cho biết trong vòng một tháng họ đã ngăn chận được 219460 .Trong số này họ đã trả lại 186588 người trở về lại nơi cư ngụ. Số người khác bị bắt giam và đưa ra tòa án. Bản báo cáo không nói thêm chi tiết về những người bị trả trở lại. Nhưng viên lãnh sự Ý thuộc vùng Kharkov, một vùng đã xảy ra nạn đói trầm trọng, báo cáo về chính phủ Ý những nhận xét như sau :
'' Từ một tuần lễ nay người ta tổ chức một cơ sở để đón nhận trẻ em mồ côi. Bởi vì cha mẹ của các em này đã kéo nhau trở về thành phố để kiếm cách sinh nhai, nhưng bị bắt buộc phải trở lại vùng chết đói. Họ bỏ con em ở lại với ước nguyện sẽ có người ra tay giúp đở. Còn họ , họ trở về chịu chết trong những làng quê hẻo lánh.
Từ một tuần lễ nay nhà nước huy động những người gác cỗng, các lao công của các công thự, cho mặc các chiếc áo choàng trắng đi truy lùng các trẻ em đem về nhốt tại các đồn công an khu vực. Nửa đêm, họ dùng xe nhà binh chở ra nhà ga Servodonetz. Tại đây cũng đã có một số người lớn còn sót lại trong thành phố và bị lùng bắt. Chuyên viên y tế sẽ khảm nghiệm sức khoẻ để phân loại. Người nào không phù thủng, có nghĩa là còn khoẻ sẽ được đưa về các gian nhà gỗ vùng Holadanaia Gora hay đưa về các gian trại sống chung với 8000 người khác đang nằm hấp hối trên đống rơm.
Số người khác, bịnh hoạn, sẽ được xe lửa chở đến các vùng cách thành phố chừng 50 hoặc 60 km. Họ bị đuổi xuống dọc đường rồi bị lùa vào các làng hẻo lánh. Họ bị bỏ rơi ở đó, chờ chết, không ai hay biết gì đến họ cả.
Và cũng tại những nơi được chỉ định, người ta cho đào những lỗ bên đường. Nhân viên trên xe lửa quăng các thây người chết xuống các lỗ đã đào sẳn này.''
Con số người chết đói đạt đến điểm cao nhất của nó vào mua xuân năm 1933. Cùng với nạn đói, các bịnh truyền nhiễm cũng bắt đầu lan tràn. Có những thị trấn trước kia với dân số vaì chục ngàn người, ngày nay sau nạn đói chỉ còn sống sót lại vài ngàn . Tình trạng ăn thịt người đã xảy ra ở một vài nơi. Trong các bản báo cáo của các cơ quan an ninh địa phương cũng như của các văn phòng sứ quán Ý:
Mỗi đêm người ta đi nhặt dọc theo đường phố khoảng 250 thây người chết vì bịnh dịch. Các thây chết này bị mất lá gang. Dường như lá gang bị móc ra qua một lỗ nhỏ ở trên bụng. Sau cùng cơ quan công an được tin cho biết có một số người móc lấy lá gang rồi trộn vào thịt để làm nhưn bánh bao, đem ra chợ bán.
Tháng 4 năm 1933, nhân chuyến viếng thăm vùng Kouban, nhà văn Mikhail Cholokhov viết hai lá thư gởi cho Staline. Trong thư ông viết từng chi tiết về những biện pháp tra tấn của công an đối với nông dân để buộc các nông dân này phải đem nộp nông phẩm dự trữ trong hợp tác xã của họ. Chính vì thế mà phải lâm vào tình trạng chết đói. Ông đề nghi với Staline để cho ông gởi một số lượng lương thực để cứu những người nông dân này.
Staline từ chối và nói thẳng rằng những người nông dân này bị trừng phạt vì phạm vào cái tội đình công và phá hoại. Họ đã mở trận chiến tiêu hao chống lại nhà nước cộng sản. Cũng vào năm 1933 này, trong lúc nạn thiếu lương thực đã giết hàng triệu người, thì nhà nước Xô Viết cho xuất cảng ra ngoại quốc 1800000 tấn lúa mì để thu ngoại tệ cho công cuộc kỹ nghệ hoá.
Các cuộc kiểm tra dân số của các phân khoa dân số học vào những năm 1937 và 1939 được giữ bí mật cho đến ngày hôm nay, giúp chúng ta biết thêm chi tiết về nạn đói năm 1933 .
Theo các cơ quan thống kê này, nạn đói đã xảy ra tại các vùng đất đen Ukraine, vùng đất phù sa ven sông Don, vùng Kouban , vùng Bắc Caucase và một phần lớn vùng Kazakhtan. Đã có khoảng 40 triệu người là nạn nhân của nạn đói tại các vùng này. Con số thiệt hại lớn nhất là các vùng ở chung quanh thành phố Kharkov. Số người chết từ tháng giêng đến tháng sáu tăng lên gấp mười so với mức độ chết trung bình. Trong tháng 6 năm 1933 con số người chết đói lên đến 100.000 người so với 9.000 người của tháng 6 năm trước. Đó là chưa kể đến con số người chết không khai báo.
Ở nông thôn con số người chết cao hơn ở thành phố. Trong một năm, thành phố Kharkov mất 120.000 người; thành phố Krasnodar mất 40.000 người và thành phố Stavropol giảm 20.000 người.
Ngoài con số người chết tại các vùng xảy ra nạn đói, con số người chết ở các nơi thiếu ăn cũng không ít. Vùng nông nghiệp phụ cận thủ đô Mạc Tư Khoa số người chết gia tăng 50% trong vòng từ tháng giêng đến tháng 6 năm 1933. Cũng trong khoảng thời gian nửa năm này con số người chết đói của thành phố Ivanovo gia tăng 35%.
Trên toàn nước Nga , có trên 6 triệu người chết đói trong năm 1933 cao hơn các năm trước. Chỉ riêng vùng Ukraine con số ngừơi chết đã lên đến 4 triệu. Vùng Kazakhtan chết 1 triệu , phần lớn là dân du mục. Vùng Bắc Caucase 1 triệu.
Trong bức thư gởi cho Staline vào ngày 4 tháng 3 năm 1933, nhà văn Mikhail Cholokhov, tác giả của tác phẩm '' Dòng sông Don êm đềm'' viết :
'' Thưa Đồng chí Staline,
Việc phân phối thực phẩm không đạt đúng theo như kế hoạch đã chỉ định tại các khu vực Vechenski cũng như tại các vùng Bắc Caucase không phải vì lý do có sự phá hoại cuả các nhân viêng trong hợp tác xã mà chính là vì không biết cách quản trị của các cơ quan địa phương.
Để đạt chỉ tiêu trong công tác thu mua nông phẩm, ủy ban địa phương của đảng cộng sản đã giao tòan quyền quyết định cho đồng chí Ovtchinnikov. Ông ta đưa ra các biện pháp sau đây:
Tịch thu tất cả nông sản, kể cả số lượng dự trữ của các hợp tác xã dùng làm hạt giống cho năm sau.
Nhân viên hợp tác xã phải đến từng gia đình thu mua một số lượng nông phẩm sao cho đủ chỉ tiêu để giao cho nhà nước.
Thi hành các biện pháp trên sẽ đạt được gì ?
Ngay từ đầu chiến dịch thu mua, nông dân đã tìm cách đem giấu cất số lương thực phẩm riêng tư của họ. Số thu được rất khiêm nhường : 593 tấn lúa mì. Trong số lúa mì này có một phần đã cất giấu từ năm 1918. Xin kể ra đây một số thủ đoạn thua mua.
Thủ đoạn sức chịu lạnh . Họ bắt nông dân trong các hợp tác xã cỡi bỏ quần áo, đứng khỏa thân trong các nhà kho lớn giữa cái lạnh của mùa đông.
Thủ đoạn sức chịu nóng . Họ thấm dầu lửa vào chân hay vào chiếc váy của phụ nữ rồi châm lửa. Khi lửa bốc cháy, họ cho cháy một chốc rồi dẹp tắt. Cứ như thế họ lập đi lập lại.
Tại Napolovski, ủy ban địa phương bắt nông dân ôm lấy các ống khói của các lò sưởi đang đun nóng. Sau đó họ đem giam, khỏa thân trong các nhà kho lạnh buốt.
Tại Lebiajenski, người ta bắt nông dân đứng xếp hàng như chờ hành quyết.
Tôi có thể kể ra không biết bao nhiêu trường hợp khác đã xảy ra nhiều nơi. Đó không phải là những hành động lạm quyền. Nó là những phương pháp thông thường của các toán công an áp dụng để thu mua nông phẩm của nông dân.
Nếu đồng chí Staline nhận thấy rằng bức thư này đáng đựơc Bộ chính trị lưu tâm, xin hãy biệt phái ngay một cán bộ cộng sản chơn chính về địa phương để điều tra. Cán bộ này phải có đủ can đảm lột mặt nạ các nhân viên địa phương. Vì chính những nhân viên này đã phá hoại chương trình xây dựng các hợp tác xã nông nghiệp. Đồng chí là nguồn hy vọng lớn nhất của chúng tôi.
Ký tên : Mikhail Cholokhov của đồng chí. ''
[ Tài liệu của Phủ chủ tịch số 45/1/827/7-22].
Ngày 6 tháng 5 năm 1933 Staline viết thư phúc đáp nhà văn Mikhail Cholokhov.
'' Đồng chí Choloklov thân,
Tôi đã nhận được hai bức thư của đồng chí. Đề nghị xin gíup đở của đồng chí đã được thực hiện. Tôi đã phái đồng chí Chkiziatov đi về các địa phương để giải quyết các vấn đề cuả đồng chí nêu ra. Xin đồng chí hãy tiếp tay Chkiziatov. Nhưng thưa đồng chí Cholokhov, không phải đó là những điểm mà tôi muốn nói. Thực ra thư của đồng chí viết tôi cho rằng không khách quan. Về vấn đề này tôi muốn nói thêm vài lời với đồng chí.
Tôi cám ơn đồng chí đã viết thơ cho tôi. Bức thơ đã vạch ra một cơn bịnh nhỏ trong guồng máy của chúng ta. Vì muốn thực hiện tốt các chỉ thị, tức là giải giới kẻ thù cuả chúng ta , đã có một số cán bộ đảng va chạm đến những người bạn của chúng ta. Nhiều khi họ lám quá trớn. Nói thẳng ra là quá hung bạo. Nhưng với sự quan tâm của tôi, tôi không thể nói là tôi hoàn toàn đồng ý với đồng chí về mọi khía cạnh của vấn đề. Đồng chí đã nhìn cái ''dạng ''của vấn đề mà thôi. Nhưng tôi phải nhìn nhận là cái nhìn của đồng chí khá sắc bén. Nhưng đó chỉ là cái dạng bên ngoài của sự việc. Với cái nhìn chính trị, bức thư của đồng chí không phải là loại thư văn chương tả cảnh mà là một nhận xét chính tri. Nhưng chúng ta phải nhìn ở khía cạnh thực tế của vấn đề. Đó là những nông dân đáng kính của chúng ta ở các vùng mà đồng chí nêu ra trong thư. Họ đã đình công và phá hopại. Họ sẵn sàng chấp nhận đình công để cho thợ thuyền và Hồng quân không có bánh mì . Mặc dù họ không gây đổ máu, họ chỉ hoạt động trong êm lặng, nhưng trên căn bản họ cũng chính là thành phần phá hoại. Họ đang mở một cuộc chiến tranh tiêu hao, chống lại quyền lực Xô Viết. Đây là một trận chiến sống mái, xin đồng chí Cholokhov hiểu cho !
Theo như nhận xét của đồng chí , quả thật những vi phạm của các cán bộ địa phương không thể nào chứng minh được đó là sự lộng quyền cả. Các thủ phạm sẽ phải chịu trách nhiệm về việc làm của họ. Nhưng có một điều rất rõ là những người nông dân đáng kính trọng của chúng ta chắc chắn không phải là những con chiên ngây thơ như người ta tưởng tượng khi đọc thư của đồng chí.
Chúc đồng chí sức khỏe tốt. Chào đồng chí. Staline của đồng chí.''.
[ Tài liệu của Phủ chủ tịch số 3/61/549/194 ].
Năm năm trước khi xảy ra cuộc tổng khủng bố với mục đích trước tiên là trừng phạt giới trí thức, các cán bộ Đảng, nhân viên bộ kinh tế, nạn đói năm 1932-1933 phải được coi là cao điểm của chiến dịch do nhà nước Xô Viết chủ trương khởi từ năm 1929, nhằm chống lại tập thể nông dân. Đó là một giai đoạn quyết liệt. Với kinh nghiệm này, chính quyền cộng sản sẽ đem áp dụng để đàn áp từng cá nhân, từng nhóm trong cộng đồng xã hội.
Nạn đói đã làm suy sụp mọi mặt, từ chính trị cho đến xã hội.
Tại các địa phương, con số người lộng quyền gia tăng. Họ sẵn sàng dùng bạo lực để cưỡng đoạt số lương thực cuối cùng của nông dân. Hành vi sách nhiễu, cướp bóc xảy ra hằng ngày. Trẻ em bị bỏ rơi. Hiện tượng ăn thịt ngươì xuất hiện, cùng với sự lan tràn các thứ bịnh truỳên nhiễm. Người ta cho thiết lập các ''trại tử thần''. Những người đói lã sẽ được đưa vào trại đó để chờ chết. Nông dân ở trong giai đoạn này bị nhà nước hành sử giống như những nông nô của thời Trung cổ.
Tháng giêng năm 1934, Sergo Ordjonikidze và Serguei Kirov đã điêên cuồng ca tụng các cán bộ cộng sản trong những năm đói kém như sau :
''Các cán bộ của chúng ta đã làm việc và chịu đựng trong cái hoàn cảnh đói kém của những năm 1932-1933. Phải thành thật thừa nhận rằng họ đã được trui luyện như là thép. Tôi nghĩ rằng với số cán bộ như vậy, chúng ta có thể xây dựng một nhà nước mà cho đến ngày hôm nay lịch sử chưa hề có được.''
Đối với các sử gia của ngày hôm nay, kể cả các sử gia của Ukraine, nạn đói vĩ đại này là một cuộc diệt chủng nhân dân Ukraine. Không ai có thể chối cãi một sự kiện : nhân dân Ukraine là nạn nhân chính của nạn đói năm 1932-1933.
Nạn đói này là một cuộc tổng tấn công của nhà nước sau các cuộc tấn công mở ra hồi năm 1929 nhằm vào tầng lớp trí thức. Họ bị buộc phải cái tội đã đi sai con đường khi chọn chủ nghĩa quốc gia.
Andrei Sakharov đã định nghĩa việc làm của Staline là bài trừ và sợ người Ukraine . Định nghĩa này thật là chính xác. Nhưng không những chỉ Ukraine bị đói mà nạn đói lan tràn ra đến các vùng Bắc Caucase, vùng lưu vực sông Don, vùng Kouban và cả vùng Kazakhtan.
Năm 1930 , Kazakhtan đã hoàn toàn vào quy chế làm ăn tập thể. Họ cưỡng bách đân du mục định cư. 80% gia súc của dân du mục bi chết trong vòng 2 năm. Vì không thể sinh sống, hai triệu người Kazakhtan phải bỏ nước ra đi. Nửa triệu người lánh đói chạy qua các vùng đất Trung Á. Một triệu rưỡi người vượt núi rừng qua Trung Quốc.
Trên thực tế, tại các vùng đất đen ,nơi sinh sống của giống dân Cosaque thuộc Ukraine cuộc chiến đã diễn ra giữa nông dân và nhà nước XôViết từ năm 1918-1922.
Có một điều trùng hợp lý thú giữa các vùng chống đối mạnh mẻ của những năm 1918-1922 , những vùng bị cưỡng bách vào tập thể vào năm 1929-1930 với những vùng bị nạn đói .
Năm 1934 cơ quan công an ghi nhận 14.000 vụ nổi loạn trong đó 85% các vụ nổi loạn này xaỷ ra tại các vùng bị trừng phạt vì nạn đói. Đó là những vùng đất trù phú, dân chúng hiếu động. Các vùng này đã đóng góp rất nhiều mà cũng bị mất rất nhiều vì chính sách cưỡng đoạt của nhà nước cộng sản.
Nông phẩm sản xuất xuống rất thấp khi nhà nước cho thi hành chính sách cưỡng bách tập thể hóa nền nông nghiệp. Chính vì thế các vùng này bị thiệt hai nhiều nhất và con số người chết đói lên cao nhất.

Mật thư tội ác của chủ-nghĩa Cộng-sản
Dịch giả : Fossion René & Trần hữu Sơn
Phần 1. Chương 9
THANH TOÁN CÁC PHẦN TỬ XA LẠ CỦA XÃ HÔI VÀ CHU KỲ ĐÀN ÁP
Không phải chỉ có những người nông dân ở miền quê mới là nạn nhân phải cống hiến quá nhiều cho cuộc cách mạng rộng lớn thay đổi từ cội nguồn của xã hội. Các thành phần khác của xã hội cũng bị xếp vào những thành phần ''xa lạ đối với tân xã hội chủ nghĩa''
Những người này bị loại ra khỏi sinh hoạt xã hội. Họ bị tước quyền công dân; Họ bị đuổi ra khỏi sở làm; Họ bị đuổi ra khỏi căn nhà họ đang cư ngụ; Họ bị hạ thấp trong các bật thang của xã hội; Họ bị lưu đày. Đó là những thành phần trung lưu, trưởng gỉa, chuyên viên, trí thức, các ngành nghề tự do, thương gia, những vị lãnh đạo tinh thần. Họ là nạn nhân của cuộc cách mạng chống tư bản, được phát động từ năm 1930. Tất cả những ai sống trong thành phố không thuộc thành phần vô sản, không phải là công nhân thợ thuyền hay không phải là những người đóng góp vào công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa đều là những đối tượng phải chịu những biện pháp đàn áp. Họ bị cưỡng bách phải theo con đường xã hội chủ nghĩa, đúng như triết lý chính trị của nó là phải đi xuống để đi trở lại con đường tiến bộ.
Bản án của một trí thức tên Chakkty đã kết thúc cuộc hưu chiến giữa nhà cầm quyền và những thành phần có học. Nó khởi đầu cho kế hoạch ngũ niên. Bài học chính trị rút ra từ bản án của Chakkty là : Nghi ngờ, lưỡng lự , thờ ơ với công cuộc cải cách do đảng chủ trương là những yếu tố phá hoại chính sách của đảng. Chưa dứt khoát tư tưởng là đồng nghĩa với phản bội.
Những người Bôsêvich học nằm lòng câu ''chuyên gia là những kẻ phá hoại''. Bản án Chakkty đã đươc tất cả những người Bônsêvích học tập. Chuyên gia trở thành những con vật tế thần cho những thất bại trong chính sách kinh tế của nhà nước. Vì nhà nước tịch thu tất cả công cụ và phương tiện sản xuất cho nên mức sản xuất xuống rất thấp. Từ đó cuộc sống hằng ngày trở nên khó khăn hơn.
Cuối năm 1928, tất cả chuyên viên kỹ thuật của các nhà máy, hãng xưởng , công ty sản xuất đều bị sa thải, bởi vì họ bị ghép vào gíơi trung lưu, trưởng gỉa. Họ bị cắt phiếu tiếp tế thực phẩm, phiếu y tế sức khỏe và còn bị đuổi ra khỏi nhà của họ. Năm 1929, hàng ngàn nhân viên, công chức thuộc các cơ quan Kế hoạch trung ương, Bộ thương mại, cơ quan cố vấn tối cao kinh tế, Bộ tài chánh, Bộ canh nông bị sa thải . Họ bị kết tội là có tư tưởng hữu khuynh, phá họai hay thuộc thành phần xa lạ với xã hội chủ nghĩa. Trên thực tế, trong số nhân viên này có đến 80% là những người của chế độ cũ.
Từ mùa hè năm 1930 , chiến dịch bài trừ các thành phần trung lưu trưởng giả bắt đầu thi hành triệt để tại các cơ quan hành chánh. Staline cũng như Thủ tướng chính phủ là lãnh tụ Bônsêvích Rykov muốn dứt khóat với các thành phần hữu khuynh. Dưới con mắt của Staline họ là những thành phần phá hoại.
Trong tháng 8 và tháng 9, cơ quan chính trị công an cho bắt những chuyên viên có tên tuổi, đang đảm nhận các chức vụ quan trọng trong các bộ, các sở , uỷ ban của nhà nước. Trong số người bị bắt có Giáo sư Krondratiev, cựu Bộ trưởng đặt trách tiếp tế trong giai đoạn lâm thời hồi năm 1917. Ông đã từng là trưởng ban điều hợp Ủy ban nhân dân của bộ tài chánh. Các nhà kinh tế học trên thế giới biết ông qua lý thuyết Chu kỳ phát triển kinh tế Krondratiev.
Các Giáo sư Makarov, Tchaianov giữ các chức vụ quan trọng trong bộ canh nông, Giáo sư Sadyzine làm việc trong ban giám đốc ngân hàng , Giáo sư Ramzine, Groman là những chuyên gia của ngành thống kê thuộc ban kế hoạch trung ương và một số chuyên viên lỗi lạc khác.
Nhận lệnh của Staline, cơ quan an ninh chính trị tiến hành thiết lập hồ sơ cá nhân của từng chuyên gia trung lưu, trưởng gỉa này. Hồ sơ nêu lên các chứng cớ về các tội móc nối các hoạt động có hệ thống nhằm lật đổ chính quyền Xô viết của Đảng nông dân lao động do Kondratiev lãnh đạo và Đảng Kỹ thuật của Giaó sư Ramzine.
Họ bắt những người này phải ký tên trong các tờ khai là họ có liên hệ với các lãnh tụ Bônsêvích Rykov, Syrtsov và Boukhazine. Họ bi bắt buộc phải khai là có tham dự vào tổ chức Nhóm lưu vong chống Xô viết và có làm việc cho các cơ quan tình báo khác nhằm hạ bệ Staline và huỷ bỏ chính quyền Xô Viết.
Nhóm an ninh chính trị còn bắt một huấn luyện viên cuả trường tham mưu thuộc Viện đại học quân sự, bắt ông ta phải khai báo là ông ta có liên hệ với Thống chế Tham mưu trưởng Hồng quân Mikhail Toukhatchevski trong một âm mưu chống Staline.
Thời kỳ này xuất hiện không biết bao nhiêu kỹ thuật chụp mũ của các toán khủng bố nhằm lùng bắt những người cộng sản có âm mưu chống lại Staline. Đến năm 1930 thì chiến dịch loại trừ các phần tử phá hoại coi như hoàn tất. Mục đích của Staline là chận đứng những người ở trong đảng có tư tưởng chống lại chính sách của Staline và đe dọa những phần tử lưng chừng .
Tờ báo Sự Thật, số ra ngày 22 tháng 9 năm 1930 cho đăng bản tự khai của 42 nhân viên công chức phục vụ tại ủy ban nhân dân Bộ tài chánh và Bộ Thương mại. Họ tự nhận là đã gây khó khăn trong công tác tiếp tế của nhà nước và đã biển thủ các đồng tiền Rúp .
Vài ngày trước đó, Staline có gởi cho Molotov một văn thư với các chỉ thị về vấn đề này. Trong thư Staline cho biết phải loại trừ những người cộng sản còn nghi ngờ trong các bộ tài chánh, ngân hàng trung ương, hay những người cộng sản phát biểu không tốt như Piatakov Brioukhanov. Cho xử bắn vài chục người đã xâm nhập vào các cơ quan này. Staline chỉ thị cho cơ quan an ninh chính trị dùng vỏ lực thu hồi các đồng Rúp còn đang lưu hành.
Ngày 25 tháng 9, tất cả 42 người tự khai bị hành quyết.
Những tháng sau đó, các vụ xử án và hành quyết do lối dàn cảnh tự khai như trên xảy ra liên tục. Có nhiều vụ phải xử kín. Như vụ án các chuyên viên làm việc trong Hội đồng tối cao kinh tế nhà nước hay vụ Đảng nông dân. Vụ án Đảng kỹ thuật xử công khai.Trong vụ này có 8 chuyên gia tự khai là có liên hệ với một tổ chức có trên 2000 chuyên viên tham dự. Họ tự nhận có nhận chỉ thị của các tòa Đại sứ ngoại quốc làm xáo trộn nền kinh tế Xô Viết. Các vụ án này đã tạo nên cái huyền thoại về âm mưu và phá hoại . Nó là nền tản cho ý thức hệ chính trị của Staline.
Trong vòng 4 năm, kể từ năm 1928 đến 1931 đã có tất cả 130.000 nhân viên công chức bị sa thải ra khỏi các cơ sở chính quyền. Trong số này có 23.000 người bị kết án là kẻ thù cuả chế độ. Họ bị tước quyền công dân. Tại các xí nghiệp, công việc lùng bắt các chuyên viên diễn ra gay gắt. Vì thiếu chuyên viên nên số nhân công còn lại phải gia tăng giờ làm việc, làm cho nhanh . Đó là nguyên nhân sinh ra tai nạn trong lao động, hàng hoá không đạt chất lượng và làm hư hao máy móc.
Từ tháng giêng năm 1930 đến tháng 6 năm 1931 có đến 48% chuyên viên, kỹ sư làm việc tại trung tâm mõ than Donbass bị bắt giam. Nửa năm đầu đã có 4500 phần tử phá hoại thuộc bộ phận chuyển vận bị phát giác .
Chính sách lùng bắt chuyên viên, thiếu kế hoạch làm việc, không am tường về các định luật kinh tế là những nguyên do chính đã đưa mức sản xuất của các xí nghiệp bị phá hoại lâu dài.
Đứng trước sự khủng hoảng trầm trọng của chính sách kinh tế đang áp dụng, chính quyền Xô Viết đã phải chấp nhận sửa sai .
Ngày 10 tháng 7 năm 1931 , Bộ chính trị ban ra nhiều biện pháp để hạn chế các lạm quyền đã xảy ra từ năm 1928 mà nạn nhân là các người Spetzy. Bộ chính trị ra lịnh cho phóng thích hàng ngàn kỹ sư và chuyên viên; Ưu tiên cho các ngành hầm mõ và luyện kim. Bãi bỏ nghị quyết cấm con cái của thành phần chuyên viên này vào các ngành đại học. Cấm các cơ quan công an bắt bớ những người này nếu không có lịnh của ủy ban nhân dân phụ trách ngành. Điều đó đã nói lên mức độ trầm trọng về sự kỳ thị và sự đàn áp của nhà nước kể từ vụ án Chakty. Đã có hàng chục ngàn kỹ sư chuyên môn của các ngành nghề bị đối xử tàn tệ.
Thành viên của các giáo hội cũng bị gạt ra khỏi các sinh hoạt cuả Tân xã hội- xã hội chủ nghĩa.
Trong năm 1918 và năm 1922 nhà nước cộng sản mở các cuộc tấn công vào các chủng viện lùng bắt những người tu hành. Đợt lùng bắt rộng lớn nhất xảy ra vào hai năm 1929-1930. Năm 1920 , mặc dù có rất nhiều tu sĩ phản đối, Giáo chủ Serge- người thừa kế Giáo Tộc Trưởng Tikhon- đã kêu gọi các Giáo sĩ cũng như giáo dân hãy trung thành với nhà nước. Vì thế Giáo Hội Chính Thống vẫn còn có ảnh hưởng lớn đối với chánh quyền.
Tính đến năm 1914 nước Nga có 54.692 nhà thờ. Đến năm 1929 chỉ còn lại 39.000 nhà thờ mở cửa đón nhận giáo dân đến cầu nguyện và hành lễ.
Ông Emelian Iaraoslavski đứng ra thành lập Mặt trận vô thần hồi năm 1925. Đã có trên 10 triệu người trên tổng số dân số 130 triệu của nước Nga thời bấy gìơ ra khỏi giáo hội.
Chiến dịch đàn áp tôn giáo trong hai năm 1929-1930 được chia ra làm hai giai đoạn . Giai đoạn đầu phát động vào mùa xuân và mùa hè năm 1929 bằng cách tái thi hành nghị quyết không tôn giáo của các năm 1918 và 1922. Như vậy, tất cả các hoạt động của Giáo hội vượt mức yêu cầu, sẽ bị hành xử theo điều 10 khoản 58 của bộ hình luật.
Ngày 4 tháng 4 năm 1929 nhà nước cho ban hành một đạo luật đặc biệt , theo đó ủy ban nhân dân địa phương sẽ quản lý các cơ sở của Giáo hội. Nếu dùng các sinh hoạt của Giáo hội để tuyên truyền chống chính quyền sẽ bị trừng phạt ít nhất là 3 năm tù cho đến kết án tử hình.
Ngày 26 tháng 8 năm 1929, chính quyền ra lịnh trong một tuần lễ làm việc 5 ngày và nghỉ 2 ngày. Ngày chúa nhật được coi như một ngày làm việc bình thường. Mục đích của những người cộng sản là ngăn chận con chiên đi nhà thờ vào ngày chúa nhật. Đó là một âm mưu tiêu diệt tôn giáo.
Các đạo luật nói trên chỉ là một khởi đầu của chiến dịch thứ hai tấn công và bài trừ tôn giáo. Đến tháng 10 năm 1929 nhà nước cộng sản ra lịnh tịch thu các cái chuông của nhà thờ với lý do là vì cái chuông gây ồn ào, phá rối sự yên tĩnh của đại đa số quần chúng ở nông thôn. Tu sĩ và các vị linh mục được xếp vào thành phần xa lạ với xã hội chủ nghĩa. Họ phải đóng thuế rất nhiều. Giá thuế tăng lên gấp 10 lần từ năm 1928 đến năm 1929. Họ bị tước quyền công dân. Tất nhiên họ không được cấp thẻ tiếp tế lương thực cũng như không được hưởng quy chế sức khỏe. Hầu hết các tu sĩ bị bắt và đưa đi lưu đày.
Theo các bản thống kê chưa hoàn tất, có 13.000 tu sĩ bị bắt giam trong năm 1930.
Tại các làng nhỏ ở nông thôn hẻo lánh, khi tiến hành chiến dịch tập thể hoá, chính quyền đóng tất cả các nhà thờ. Linh mục, tu sĩ cũng cùng chịu chung số phận như những người nông dân khi chính quyền giải thể chế độ điền chủ.
Chiến dịch bài trừ tôn giáo đạt đến cao điểm vào mùa Đông năm 1929-1930.
Tính đến ngày 1 tháng 3 năm 1930 có tất cả 6715 giáo đường bị đóng cửa hoặc bị phá hủy. Các cơ quan chính quyền địa phương tiếp tục đá kích trong công tác bài trừ và tiêu diệt tôn giáo. Họ đưa ra những lý do bịa đặt để đóng cửa các giáo đường : các giáo đường thiếu điều kiện vệ sinh; không tu bổ dễ gây đổ nát, gây thương tích cho giáo dân; không đóng bảo hiểm; không đóng thuế; đóng thuế chưa đủ. Các tu sĩ bi tước quyền công dân, không được đi làm trả lương cho nên các tu sĩ này bị ghép vào tội ăn bám vào xã hội. Một số tu sĩ không thể chịu đựng được nữa nên bỏ đi lan thang, sống ngoài vòng pháp luật cộng sản. Từ đó phát sinh một phong trào tôn giáo dưới sự lãnh đạo của Giáo chủ Serge chống lại chính quyền cộng sản tại hai tỉnh Voronej và Tambov. Tại hai tỉnh này đã xảy ra nhiều vụ chống chính quyền hơn những tỉnh khác.
Tại tỉnh Voronej, giám mục Alexei Boui bị bắt giam vì ông ta không chịu nhượng bộ trong các cuộc dàn xếp giữa Giáo hội và chính quyền. Tín đồ của ông đứng ra thành lập một Giáo hội tự trị, một giáo hội Chính Thống đúng với ý nghĩa của nó. Có cả hàng Giáo Phẩm, được thụ phong ở ngòai khuông viên nhà thờ của Giáo chủ Serge. Giáo hội này không có khu vực hành đạo riêng. Họ làm lễ bất cứ ở nơi nào họ thấy thuận lợi. Từ trong nhà tù cho đến trong các hang đá. Tín đồ của Giáo hội này tự nhận họ là tín đồ chân chính của Giáo Hội Chính Thống Giáo. Họ bị chính quyền cộng sản ngược đãi. Hàng chục ngàn tín đồ bị bắt và bị đưa đi lưu đày, đi khẫn hoang ở những vùng xa xôi hẻo lánh, bị đưa đi lao động khổ sai. Vì bị chính quyền liên tục đàn áp cho nên con số thánh đường cũng như con chiên mỗi lúc một ít dần. Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 1936 trên tòan nước Nga chỉ có 15.835 giáo đường còn hoạt động. Con số này chỉ bằng 28% con số giáo đường có trước cách mạng năm 1917. Về phía Hồi Giáo chỉ có 4830 giao đường mở cửa, tức là chỉ bằng 32% trước năm 1917.
Trong năm 1914, tổng số nhân viên phục vụ cho Giáo hội là 112.629 người. Đến năm 1928 chỉ còn lại 70.000 người. Qua năm 1932 con số người ghi danh phục vụ chỉ còn 17.857. Với con số này, chính quyền cho rằng Giáo Hội đang ở trong giai đoạn hấp hối.
Theo bản kiểm kê năm 1937, chỉ còn có 70% của tín đồ nói rằng họ còn đức tin.
Tháng giêng năm 1930, chính quyền cộng sản lại mở chiến dịch tước đoạt tài sản của thành phần tư doanh.
Họ nhắm vào các thương gia , các tiểu thương, các người làm thủ công nghệ và các ngành nghề tự do khác. Có tới hơn một triệu rưởi người đang hành nghề dưới các điều luật do Lenine chỉ định. Họ làm các công việc rất khiêm tốn. Vốn luyến của họ không quá 1000 Rúp. 98% số người này là họ tự làm lấy. Họ không mướn nhân công. Dưới chính quyền của Staline, những người bị buộc tội là những phần tử giàu có, ăn bám xã hội, những thành phần xa lạ với xã hội chủ nghĩa. Họ bị tước đoạt quỳên công dân. Họ bị coi là giai cấp trung lưu của bộ máy kinh tế thời Nga Hoàng.
Ngày 12 tháng chạp năm 1930, cộng sản chia những người bị tước đoạt quyền công dân ra làm 30 loại :
Cưụ địa chủ, Cưụ công chức Nga Hoàng, Cưụ điền chủ, Cưụ thương gia, Cưụ qúy tộc, Cựu tư bản, Cưụ sĩ quan bạch quân, những người phục vụ tôn giáo, tu sĩ, cưụ đảng viên các đảng phái chính trị,v.v.v.. Con số nạn nhân này kể cả gia đình của họ lên đến 7 triệu người. Cũng như nạn nhân của các trường hợp khác, họ không được quyền đi bầu; Họ không có thẻ tiếp tế lương thực; Họ không được cấp phiếu khám sức khỏe; Họ bị đuổi ra khỏi thành phố ; Họ bị coi là những người sống ngoài xã hội.
Chính sách cưỡng bách tập thể hoá nông nghiệp đã làm xáo trộn toàn cuộc sống ở nông thôn. Đồng thời chính sách phát triển nền công nghệ ở các thành phố đã là động cơ thúc đẫy những người sống ở nông thôn đang gặp khó khăn trong cuộc sống, bỏ quê làng chạy về thành phố. Nước Nga với đa số dân chúng sống bằng nghề nông nay bỏ chạy về thành phố trở thành những lớp người lan thang . Từ cuối năm 1928 đến cuối năm 1932, các thành phố Nga bị tràn ngập. Có đến 12 triệu người. Họ chaỵ trốn chính sách giải thể điền chủ và chính sách cưỡng bách tập thể hoá nông nghiệp đang được thi hành ráo riết ở nông thôn.
Riêng tại hai thành phố Mạc Tư Khoa và thành phố Lenine đã ghi nhận có 3 triệu rưỡi người di cư. Trong số những người nông dân di cư này có những người có đầu óc kinh doanh. Họ tự giải thể hình thức điền chủ, đồng thời từ chối tham gia vào hợp tác xã nông nghiệp. Các năm 1930-1931 là những năm có nhiều nhà máy mọc lên đã thu hút họ vào làm trong các hãng xưởng. Họ được thu nhận vào làm vì họ là những người ít đòi hỏi quyền lợi. Đền năm 1932, chính quyền cộng sản lo sợ tình trạng hỗn loạn có thể xảy ra vì số người tràn về thành phố mỗi lúc một đông. Nó có thể làm đão lộn chính sách tiếp tế lương thực cho các thành phố mà chính quyền đã mất bao công sức để thiết lập từ năm 1929.
Vào đầu năm 1930, có tất cả 26 triệu người được cấp phát thẻ mua nhu yếu phẩm, tức là thẻ tiếp tế lương thực.
Cuối năm 1932 con số này gia tăng lên đến 40 triệu.
Công xưởng, xí nghiệp trở thành trung tâm định cư cho dân tản cư.
Phải chăng những người di cư từ miền quê đến, đã gây nên các tệ nạn của xã hội như chính quyền gán ép ? Họ gây tại hại lâu dài cho công việc sản xuất ? Họ bỏ việc làm? Họ phá vỡ kỹ luật làm việc trong nhà máy ? Họ sinh ra nạn du đảng ? nạn nghiện rượu và gây ra tội ác..?
Hai tháng cuối năm 1932, chính phủ đưa ra các biện pháp trừng phạt và đàn áp những người lao động. Các xí nghiệp đuổi tất cả các phần tử bị xếp vào loại xa lạ với xã hội chủ nghĩa ra khỏi thành phố.
Đạo luật ban hành ngày 15 tháng 11 năm 1932 quy định bất kỳ công nhân nào vắng mặt tại sở làm sẽ cho nghỉ việc. Thẻ tiếp tế lương thực bị thu hồi; Họ bị đuổi ra khỏi nơi họ đang ở. Mục đích của đạo luật này là nhận diện những người mạo danh là thợ.
Tiếp sau đó, ngày 4 tháng 12 một đạo luật khác ra đời cho phép các xí nghiệp cấp thẻ tiếp tế lương thực với chủ đích thanh lọc công tác tiếp tế đối với những người không làm mà cũng có ăn. Họ gọi những người này là nhân công ma, nhân công có tên trên danh sách mà không có mặt trong lúc lao động.
Ngày 27 tháng 12, chính quyền áp dụng biện pháp gắt gao hơn nhằm thanh toán những phần tử ăn bám, hạn chế con số người bỏ thôn quê về thành phố và để bảo vệ sự trong sạch cuả thành phố. Họ áp dụng kế hoạch cấp phát giấy thông hành nôi bộ. Phần mở đầu của đạo luật mới này ghi rõ các điều kiện cần thiết để được cấp giấy thông hành nội bộ. Tất cả các người dân trong thành phố tuổi từ 16 trở lên không mất quyền công dân, công nhân viên hỏa xa, các công nhân viên thường trực tại các công trường xây dựng, công nhân viên phụ trách tại các nông trường nhà nước sẽ được sở công an cấp giấy thông hành nội bộ. Giấy chỉ có giá trị khi có con dấu xác nhận của công an . Với con dấu của công an, người có thẻ thông hành nội bộ được hưởng một số quyền lợi. Họ được cấp thẻ tiếp tế lương thực; Họ được hưởng quy chế an sinh xã hội. Họ có quyền xin một chỗ cư ngụ.
Chính quyền chia các thành phố ra làm hai loại : Thành phố mở cửa và thành phố đóng cửa. Các thành phố đóng cửa la các thành phố Mạc tư Khoa, Lenine, Kiev, Odessa, Minsk, Kharkov, Rostov nằm trên sông Don, Vladivostok. Muốn được định cư và muốn được thẻ thông hành nội bộ ở các thành phố này, người dân phải có gốc cha mẹ ở lâu năm, lập gia đình hay có công việc làm trong cơ quan nhà nước.
Tại các thành phố '' mở '' , điều kiện xin cấp giấy thông hành dễ dãi hơn.
Chiến dịch cấp phát giấy thông hành nội địa kéo dài suốt năm 1933. Nhà nước đã cấp 27 triệu giấy thông hành. Với biện pháp này, nhà nước cộng sản đã loại được một số người thuộc thành phần bất hảo.
Trong tuần lễ đầu, bắt đầu từ ngày 5 tháng giêng năm 1933 , chính quyền đã nhận diện ra 3450 người thuộc cựu Bạch quân, cựu điền chủ, hoặc các phần tử đã có án, đang làm việc tại 20 xí nghiệp lớn. Tại các thành phố thuộc loại '' đóng cửa '', có 385.000 người không được cấp giấy thông hành. Họ bị cưỡng bách rời khỏi thành phố trong vòng 10 ngày. Họ không có quyền sinh sống ở thành phố kể cả các thành phố mở cửa.
Trong bản phúc trình của nhân viên cơ quan an ninh chính trị gởi về Trung ương đề ngày 13 tháng 8 năm 1934 ghi những điều như sau :
Khi loan báo thi hành cấp giấy thông hành đã có nhiều người tự ý rời khỏi thành phố vì họ biết rằng họ không đủ điều kiện để được cấp phát.
Có 35.000 rời khỏi thành phố Magnitogorsk. Tại Mạc Tư Khoa, hai tháng đầu cấp phát giấy thông hành, dân số giảm 60.000 người. Thành phố Leningrad tháng đầu tiên có 54.000 ra đi.
Tại các thành phố mở cửa, chúng tôi đã trục xuất 420.000 người.
Các cuộc kiểm soát và bố ráp của công an đã bắt đưa đi đày hàng trăm ngàn người.
Tháng 12 năm 1933, chỉ huy trưởng cơ quan an ninh chính trị Genzikh Iagoda ra lịnh cho các thuộc viên mỗi tuần phải quét sạch các nhà ga và các chợ trời cuả các thành phố đóng cửa. Trong vòng 8 tháng đầu của năm 1934 có tất cả 630.000 bị bắt tại các thành phố đóng cửa vì lý do vi phạm quy chế giấy thông hành nội bộ. Trong số này có 65.661 người bị bắt giam bằng biện pháp hành chánh. Họ bị đưa đi lưu đày. Họ bị xếp vào hồ sơ '' những người khai hoang đặc biệt ''. Có 3.596 người đưa ra tòa án. 175.627 đưa đi khai hoang bình thường. Còn một số người khác may mắn được thả ra sau khi nộp tiền phạt.
Trong năm 1933 nhà nước mở rất nhiều chiến dịch tấn công đặt biệt.
Từ ngày 28 đến ngày 6 tháng 7 nhà nước cộng sản bắt 5470 người thuộc sắc dân Tsigane gốc ở Mạc Tư Khoa đày ra vùng kinh tế mới Siberie.
Từ 8 đến 12 tháng 7 có 4750 người gốc Kiev bị lưu đày.
Trong tháng 4, tháng 6 và tháng 7 có 3 cuộc bố ráp nhằm lùng bắt những người xa lạ với xã hội chủ nghĩa thuộc hai thành phố Mạc tư Khoa và Leningrad. Tổng số người bắt trong 3 đợt lên đến 18.000 người. Đợt đầu những người này bị đưa ra hòn đảo chết Nazino . Ngay trong tháng đầu có 2 phần 3 số người chết.
Theo báo cáo của một đảng viên trong ban huấn luyện đảng ở Nazym phúc trình tình trạng cuả những người này như sau :
Thật là oan uổng cho những người xấu số này. Họ là những công nhân viên, là đảng viên cộng sản. Họ chết vì không thể chịu đựng được các điều kiện sống ở trên đảo này. Trường hợp điển hình của anh Novojlov Vladamir, người gốc Mạc Tư Khoa. Anh là tài xế phục vụ tại cơ xưởng máy ép hơi. Anh đã được tuyên dương 3 lần về thành tích phục vụ. Anh có vợ và sanh được một con. Vợ chồng anh đang chuẩn bị đi xem hát. Anh bước xuống nhà dưới và băng qua đường đến một quán nhỏ ở gần nhà anh mua thuốc lá. Anh quên không mang theo giấy thông hành. Vừa đúng lúc ấy có bố ráp ngoài đường. Anh bị bắt.
Một trường hợp khác. Anh Vinogradova công nhân của một hợp tác xã. Anh đi xe lửa đến thăm người anh đang là chỉ huy trưởng của một tóan quân tự vệ thành. Khi vừa bước xuống xe lửa, anh bị bắt vì không đem theo giấy tờ chứng minh.
Ở thành phố Voikine, anh Nikolai Vassilievitch đảng viên cộng sản, phục vụ tại hãng dệt Serpoukhov. Chiều chúa nhật anh đi xem đá banh. Anh bị bắt vì không đem theo giấy tuỳ thân.
Anh I.M. Matveev, công nhân xây dựng cao ốc công trường sản xuất bánh mì số 9. Anh được cấp phát giấy thông hành để đi làm việc ngoài mùa sản xuất nông sản. Giấy có giá trị đến tháng 12 năm 1933. Khi bị bố ráp, anh trình giấy thông hành nhưng chẳng ai thèm đọc giấy của anh. Anh bi bắt đưa đi lưu đày.
Các cuộc hành quân để đuổi sạch ra khỏi thành phố diễn ra nhiều lần và định kỳ, tại các cơ quan của nhà nước cũng như tại các xí nghiệp.
Tại cục hỏa xa, một bộ phận thiết yếu cũng đã diễn ra các cuộc bố ráp do Andreiev và Kaganovitch chỉ đạo. Mùa xuân 1933 đã có 8% nhân viên, khoảng 20.000 bị sa thải và bắt đi lưu đày.
Ngày 5 tháng giêng, một viên công an phụ trách ngành vận chuyển hỏa xa gởi bản phúc trình với nội dung : '' Để loại trừ các phần tử phản cách mạng chống lại nhà nước cộng sản núp trong ngành hỏa xa, cơ quan vận chuyển vùng số 8 đã mở các cuộc truy lùng. Kết quả , 700 người bị bắt đưa ra tòa án. Trong đó có 325 người ăn cắp các kiện hàng; 221 tên du đảng phá rối ; 27 tên ăn cướp; 127 tên phản cách mạng; 37 tên năm trong các băng đảng ăn cướp có tổ chức. Những tên này bị bắn ngay tại chỗ. Lần ráp bố cuối cùng đã bắt 300 người và cho sa thải theo quy chế hành chánh. Trong 4 tháng cuối cùng đã có 1270 ngườI vì lý do này hay lý do khác đã bị loại ra khỏi cục hoả xa. Chúng tôi tiếp tục chiến dịch.''
Kể từ khi nhà nước cho thi hành chính sách cưỡng bách tập thể hoá nông nghiệp và giải thể điền chủ. Các mối tương quan giữa chính quyền với nhân dân và giữa nhân dân với nhau trở nên ngột ngạt và căng thẳng. Thêm vào đó, nạn đói đe dọa hằng ngày. Các tệ đoan xã hội gia tăng ở các thành phố. Xã hội suy đồi.
Ngày 7 tháng 4 năm 1934 văn phòng Bộ chính trị ban hành nghị quyết cho thi hành các biện pháp chống lại số đông thiếu niên phạm pháp. Các tội như ăn cắp, đánh phá, huỷ hoại thân thể, thuộc vào tội tiểu hình. Nếu giết người thì đưa ra tòa án đại hình.
Vài ngày sau, Bộ chính trị gởi tiếp các văn thư yêu cầu tòa án phải dùng các hình phạt nặng nề nhất tức là kết án tử hình để có thể bảo vệ xã hội. Như vậy bộ hình luật trong đó có điều khoản bãi bỏ án tử hình kể như không còn giá trị nữa. Song song với các chị thị trên, nhà nước ra lịnh cho cơ quan an ninh chính trị tổ chức các trung tâm cải huấn thanh thiếu niên. Trước kia phần hành này thuộc trách nhiệm của ủy ban nhân dân phụ trách bộ giáo dục. Một hệ thống các trại được thành lập dưới danh nghĩa ''Trại lao động của vị thành niên ''. Nhưng các hình thức trấn áp này chẳng ngăn chặn được tuổi trẻ. Nạn du đảng, cướp phá cứ tiếp tục gia tăng. Một bản phúc trình công tác thanh toán nạn du đảng của thiếu niên kể từ ngày 1 tháng 7 năm 1935 đến ngày 1 tháng 10 năm 1937 đã nhìn nhận : Mặc dù đã thi hành chỉ thị tái tổ chức các cơ quan tiếp nhận các trẻ em thuộc thành phần du đảng, trộm cướp, lang thang, nhưng chẳng cải thiện được một bước nào.
Từ tháng 2 năm 1937 ở nông thôn nhận ra hiện tượng bỏ nhà đi bụi đời của lớp trẻ. Tại các vùng năm trước mất mùa này. Dân chúng không đủ ăn. Việc tổ chức ở các hợp tác xa quá tồi tệ. Quỹ tương trợ trong những lúc có thiên tai cũng chẳng có gì. Cơ quan chính quyền địa phương muốn tống khứ lớp trẻ này đi bằng cách họ cấp cho các em bé giấy chứng nhận là những người đi ăn xin. Đến lượt nhân viên an ninh chính trị tại các nhà ga cũng thi hành các hành động như vậy. Thay vì họ đưa các em bé phạm pháp vào các trại lao động vị thành niên, họ muốn tống đi cho nhanh bằng cách lùa các em lên xe lửa , để chuyển qua vùng khác, khỏi vùng trách nhiệm của họ. Vì thế các em bé này cuối cùng tụ tập lại rất nhiều ở các thành phố lớn.
Năm 1936 cơ quan an ninh chính trị tiếp nhận 125.000 trẻ em phạm pháp vào các trung tâm lao động vị thành niên. Tính từ năm 1935 đến 1939 có tất cả 155.000 trẻ em đưa vào trung tâm lao động và 92.000 các em từ lứa tuổi 12 đến 16 bị đưa ra tòa án . Từ 1 tháng 4 năm 1939 có 10.000 vị thành niên bị đưa đi lưu đày.
Trong vòng 5 năm đầu của thập niên 30, Đảng và nhà nước cho thi hành các biện pháp chống laị các thành phần chống cách mạng. Mức độ và chu kỳ thi hành các biện pháp này thay đổi tuỳ theo tình hình. Khi thấy có sự chống đối và có cơ gây hỗn loạn, nhà nước cho ngưng khủng bố để tạo thế quân bình.
Chu kỳ đầu tiên của cuộc đại khủng bố xảy ra vào cuối năm 1929 khi nhà nước cho thi hành chính sách giải thể quy chế điền chủ. Cuộc khủng bố đạt đến cao điểm vào mùa Xuân năm 1933. Chính quyền phải đương đầu với nhiều vấn đề nan giải chưa từng xảy ra. Vấn đề trước tiên là phải giải quyết các vùng bị nạn đói . Lấy người đâu ra để làm vụ mùa cho năm tới. Những người chịu trách nhiệm trực tiếp tại các hợp tác xã đã lên tiếng cảnh cáo, nếu không giải quyết một số nhu cầu căn bản tối thiểu cho nông dân của hợp tác xã thì sẽ không còn ai để cày cấy, gieo hạt , đảm bảo công tác sản xuất.
Hơn thế nữa, vì các trại giam quá đông, nhân viên quản lý không thể nào trông coi được, không thể nào khai thác đúng mức sức lao động. Nó có ảnh hưởng không tốt đến tâm lý quần chúng. Nhiều thành viên của hợp tác xã đã đặt ra câu hỏi này từ tháng 3 năm 1933. Hai trăm người trong số thành viên hợp tác xã có ý kiến như trên bị bắt giam hơn 2 năm tù với cái tội phá hoại các vụ gieo hạt giống. Sau đó họ được thả trở về làm việc lại.
Để giải quyết vấn đề thiếu nhân công cho công việc thu hoạch mùa màng ở các vùng bị nạn đói tàn phá, chính quyền mở nhiều cuộc bố ráp khắp nơi trong thành phố , bắt các người dân , chở về các vùng nông thôn, thay thế số nông dân bị bắt đi lưu đày oan ức.
Trong bản phúc trình của tòa lãnh sự Ý ở thành phố Kharkov gởi về nước đề ngày 20 tháng 7 năm 1933 viết như sau :
'' Số người bị bắt rất nhiều. Trong tuần lễ này, có ít nhất 20.000 người bị đưa về các trại tập trung miền quê. Hằng ngày diễn ra như vậy. Hôm qua , nhà nước cho bao vây khu vực chợ trời. Họ bắt một số thanh niên nam nữ khỏe mạnh giải họ ra ga chở về các vùng quê.''
Việc chuyên chở các người thành phố về miền quê cũng gặp phải nhiều khó khăn, nhiều xung đột với dân quê địa phương. Vì tức dận, dân quê đốt phá các doanh trại chứa những người từ thành phố mới chuyển đến. Cán bộ cũng khuyên những người thành phố mới đưa về, đừng đi sâu vào làng mạc để tránh xung đột với ngưới bản xứ.
Vụ mùa năm đó đạt được kết quả khả quan một phần nhờ thời tiết thuận lợi, một phần nhờ sự tổ chức chặt chẽ trong công tác đưa người từ thành phố về nông thôn. Phần quan trọng khác, vì nông dân không còn cách nào sinh sống nên đã tham gia công tác trong hợp tác xã.
Vấn đề thứ hai là làm thế nào để giải quyết làn sóng người ồ ạt tràn vào các trại giam. Nhà nước cộng sản giải quyết một cách thực tế : phóng thích một số ngưới bị bắt.
Ngày 8 tháng 3 năm 1933, Bộ chính trị gởi văn thư riêng cho bộ nội vụ: Thi hành biện pháp điều lệ hóa các vụ bắt bớ. Cơ quan nào cũng có thể bắt giam người khác. Như vậy sẽ giải tỏa được sự tập trung tội phạm. Ngoại trừ trại giam lưu đày ở Siberie, tất cả các trại giam khác phải tìm các giảm phân nửa số tù nhân. Phải mất đi một năm mới phóng thích được 320.000 trong số 800.000 tù nhân trong các trại tù.
Năm 1934, chính quyền ngưng chiến dịch đàn áp chính trị. Kết quả cụ thể là trong năm 1934 chỉ có 79.000 vụ án ra toà so với con số vụ án 240.000 trong năm 1933.
Cơ quan an ninh chính trị được tổ chức trở lại.
Theo chỉ thị của nghị quyết ngày 10 tháng 7 năm 1934 , cơ quan an ninh chính trị trực thuộc ủy ban nhân dân Bộ Nội vụ. Do vậy, cơ quan này giảm đi quyền hành . Nó hoạt động như các ngành công xưởng tự vệ, tự vệ nông thôn, tự vệ biên phòng,.. Họ mang huy hiệu cũng giống như các Uỷ viên trong bộ Nội vụ. Cơ quan này mất đi phần trách nhiệm về tư pháp. Cơ quan này sau khi đìêu tra, phải chuyển các tội phạm qua Biện lý cuộc để thụ lý. Cơ quan an ninh chính trị mới tái tổ chức không có quyền tuyên án nếu không có sự chấp thuận của Trung Ương.
Tất cả các biện pháp trên nhằm để củng cố chính sách hợp lý hóa cơ cấu pháp lý của chủ nghĩa xã hội. Nhưng các biện pháp này cũng chỉ đem đến một số kết quả rất khiêm nhường. Việc kiểm soát cuả Biện lý cũng chẳng đi đến đâu. Như ông Biện lý Vichins đã để cho các cơ quan an ninh chính trị mới hoạt động tự do. Thêm vào đó, từ tháng 9 năm 1934 chính văn phòng Bộ chính trị Trung Ương cũng đã làm những việc trái ngược với chỉ thị đã ban hành. Trung Ương cho phép các cơ quan thi hành bản án tử hình mà không cần thông báo về Trung Ương. Như vậy, chính sách đàn áp chỉ tạm ngưng trong khoảng thời gian rất ngắn.
Ngày 1 tháng 12 năm 1934 ông Serge Kirov, đệ nhất phó bí thư thành ủy Leningrad, đồng thời cũng là ủy viên Bộ chính trị, bị ám sát. Thủ phạm là ông Leonid Nikolaieo. Ông ta là một thành viên của đoàn thanh niên cộng sản. Ông ta xâm nhập vào trụ sở của đảng cộng sản thành phố Leningrad để ám sát. Trong nhiều năm, dư luận cho rằng vụ ám sát ông Kirov có Staline nhúng tay vì Kirov là đối thủ cua ông ta. Trong kỳ Đại hội thứ 20 của đảng cộng sản, đêm 24 tháng 2 năm 1956, chủ tịch nhà nước Nikita Kroutchev cũng đã xác nhận như vậy. Nhưng ngày nay các tài liệu của Alla Kirilina đã chứng minh trong tác phẩm của ông xuất bản vào năm 1995 rằng nguồn dư luận đó không đúng. Ông đã căn cứ vào số tài liệu mật vừa mới cho phép dân chúng tham khảo.
Staline dựa vào cuộc ám sát ông Kirov để thực hiện mưu đồ chính trị của ông. Trên thực tế lúc nào Staline cũng có thể dùng các thủ đoạn để tạo ra tình hình căng thẳng hay nới lỏng tuỳ theo nhu cầu chính trị của ông. Để bao che sự yếu kém của chế độ, ông giải thích : Đáng lẻ ra đời sông phải được vui vẻ hơn và cuộc sống sung sướng hơn nhưng tại vì vụ ám sát Kirov nên cuộc sống cứ tiếp tục rối loạn.
Vài tiếng đồng hồ sau vụ ám sát, Staline cho thảo ra một đạo luật , được gọi là Đạo luật ngày 1 tháng 12. Hai ngày sau Bộ chính trị mới chấp thuận đạo luật này. Theo đạo luật này, lịnh xử các vụ khủng bố giết người phải thực hiện trong vòng 10 ngày không cần phải có sự hiện diện của bị can và áp dụng ngay bàn án tử hình. Đạo luật này ra đời để kết thúc các đạo luật vài tháng trước đây. Nó mở màn cho giai đoạn Đại khủng bố.
Một vài ngày sau, một số đảng viên cộng sản thuộc nhóm chống Staline bị bắt vì tình nghi có tham gia các hoạt động khủng bố.
Báo chí ra ngày 22 tháng 12 đăng tin : Một nhóm người khủng bố hoạt động ngầm đã gây ra tội ác kinh tởm gồm có Nikolaiev và 13 người thuộc nhóm Zinoviev dưới sự lãnh đạo của một tổ chức gọi la ''Trung tâm Leningrad'', đã ăn năn nhận lỗi. Nhóm này bị xử kín ngày 28 và 29 tháng 12. Cả nhóm bị kết án tử hình và bị hành quyết ngay sau đó.
Ngày 9 tháng giêng năm 1935, nhà nước cộng sản lại cho xử vụ án huyền thoại '' nhóm người Znoviev và trung tâm Leningrad ''. 67 người bị kết án. Trong số đó có nhiền nhân vật nổi tiếng , trong quá khứ họ chống lại chính sách của Staline. Cả thảy 67 người bị bắt giam . Sau vụ Trung tâm Lenigrad đến vụ trung tâm Mạc tư Khoa . 19 người tình nghi bị bắt. Trong số này có hai đảng viên kỳ cưụ là Zinoviev và Kamenev bị bắt với tội danh Tòng phạm ý thức hệ với thủ phạm trong vụ ám sát Kirov.
Trong phiên toà xử hai ông vào ngày 16 tháng giêng năm 1935 hai ông thú nhận trong quá khứ có hoạt động chống lại chính sách đã làm cho xã hội băng hoại cơ nguyên sinh ra nhiều thủ phạm giết người; Hai ông cũng thú nhận có đồng lõa ý thức với cuộc ám sát. Vì ăn năn và vì công khai từ bỏ nên hai lãnh tụ tội phạm chỉ bị kết án một người 5 năm tù và người kia 10 năm.
Từ tháng 12 năm 1934 đến tháng 2 năm 1935 đã có 6.500 ngừơi bị kết án theo hình thức tố tụng mới của đạo luật ngày 1 tháng 12 quy định về tội khủng bố.
Sau ngày xử bản án của Zinoviev và Kemenev, Bộ Chính trị trung ương gởi văn thư mật đến các Ủy ban nhân dân địa phương. Nội dung của văn thư mật là bài học về các diễn biến quan trọng chung quanh cuộc ám sát ghê tởm đồng chí Kirov. Văn thư xác nhận hai trung tâm thân Zinoviev lãnh đạo một tổ chức nguỵ trang của Bạch quân. Văn thư cũng nhấn mạnh, lịch sử của đảng cộng sản là cuộc đấu tranh thường trực đối với các nhóm chống đảng như bọn Troski, bọn trung tâm dân chủ, bọn chủ trương thân hữu.
Đảng viên nào đã từng chống lại chính sách của Staline đều bị nghi ngờ. Cuộc lùng bắt các đảng viên cộng sản bắt đầu diễn ra.
Tháng giêng năm 1935, tại thành phố Leningrad có 988 đảng viên thân Zinoviev bị bắt ra đày đi vùng Tây bá lợi Á. Trung Ương đảng ra lịnh cho các Ủy ban nhân dân địa phương thành lập hồ sơ tất cả các cưụ đảng viên cộng sản bị sa thải ra khỏi đảng hồi năm 1926-1928 vì thân Troski và Zinoviev. Căn cứ trên danh sách này, nhà nước cộng sản sẽ truy lùng.
Tháng 5 năm 1935 , Staline ra lịnh cho các cơ sở đảng cộng sản địa phương kiểm soát chặt chẽ thẻ đảng của từng đảng viên. Chiến dịch kiểm soát thẻ đảng kéo dài 6 tháng với sự tham gia của cơ quan an ninh chính trị. Cơ quan an ninh chính trị cung cấp hồ sơ đảng viên bị nghi ngờ cho Ban chấp hành đảng. Trái lại Ban chấp hành đảng cung cấp danh sách các đảng viên bị khai trừ cho cơ quan an ninh. Kết quả của chiến dịch này ghi dấu con số bị bắt lên đến 250.000 đảng viên . 9% đảng viên bị khai trừ.
Trong cuộc họp toàn đảng của Uỷ ban trung ương vào cuối tháng chạp năm 1935, trưởng ban tổ chức trung ương đảng kiêm chỉ huy trưởng chiến dịch kiểm tra thẻ đảng , đồng chí Nikolaiev Iejov đưa ra một con số không đầy đủ : 15.218 đảng viên thuộc thành phần kẻ thù nhân dân, bị khai trừ ra khỏi đảng và bị bắt giam.
Theo báo cáo của Iejov, chiến dịch khai trừ tiến hành không tốt và đã kéo dài thời gian gấp 3 lần so với kế hoạch. Theo ông dường như có thành phần hủ bại đang nằm trong cơ quan hành chánh nhà nước làm hỏng chiến dịch. Mặc dù có lời kêu gọi của Trung Ương về việc vạch trần bộ mặt của các phần tử thân Zinoviev, nhưng chỉ có 3% đảng viên bị khai trừ. Các cơ sở cộng sản địa phương không muốn làm việc chung với cơ quan an ninh chính trị nên không tích cực gởi danh sách của các đảng viên nghi ngờ lên trung ương. Iejov cho rằng trong chiến dịch này, cơ sở đảng cộng sản ở các địa phương thông đồng với nhau gây trở ngại trong công tác kiểm tra thẻ đảng. Sự kiện này không bao Staline quên.
Sau vụ ám sát Kirov, làn sóng khủng bố lan tràn trong đảng. Viện lý do nhóm khủng bố Bạch quân hiện xâm nhập phía tây Cộng hòa Liên Xô, ngày 27 tháng 12 năm 1934 Bộ chính trị ra lịnh cho lưu đày 2000 gia đình của những người chống lại chính quyền Xô Viết tại các khu vực ranh giới Ukraine.
Ngày 15 tháng 3 năm 1935 các biện pháp tương tự cũng diễn ra ở các vùng quanh Lenigrad, Cộng Hòa Carelie. Các người này bị đưa về các vùng Kazakhtanvà vùng Tây Bá Lợi Á. Phần lớn thuộc gốc dân Phần Lan. Đó là nạn nhân của cuộc chiến tranh giữa Nga và Phần Lan. Đầu tiên nhà nước đưa đi 10.000 dân phần Lan. Cuộc lưu đày lần thứ hai diễn ra vào mùa xuân 1936 với số lượng 15.000 người. Đã có 50.000 thuộc các giống dân Ba Lan, Đức cư ngụ tại Ukraine bị đày về Karaganda thuộc tỉnh Kazakhtan.
Trong thời gian này cũng có một số biện pháp kinh tế dễ dãi được thi hành làm cho tình hình lắng dịu lại. Như bãi bỏ các biện pháp áp dụng cho số ngưới xa lạ với xã hội chủ nghĩa; Ân xá cho một số tù nhân cuả các hợp tác xã, bị kết án dưới 5 năm . Phóng thích 70.000 người bị kết án theo đạo luật ngày 7 tháng 8 năm 1932. Khôi phục quyền công dân và đưa họ đi vùng kinh tế mới đặc biệt. Bỏ quy chế kỳ thị với con cái của họ khi thi vào các trường đại học.
Các biện pháp trên nhiều khi rất mâu thuẫn. Nhiều tù nhân sau 5 năm được trả tự do, nhưng không được quyền rời khỏi nơi cư ngụ đã được nhà nước chỉ định. Nhưng khi trở về , họ phải ở đâu ? Nhà cửa , tài sản của họ đã bị nhà nước tịch thu rồi. Việc này lại sinh ra một số vấn đề liên hệ không giải quyết được.
Mối tương quan giữa nhân dân và chính quyền lại trở nên căng thẳng khi chính quyền rầm rộ mở chiến dịch thi đua lao động vượt chỉ tiêu Stakhanov. Đó là tên của một công nhân hầm mỏ. Anh Andrei Stakhanov gia tăng thời gian làm việc để tăng năng gấp 14 chỉ tiêu đã đề ra. Tháng 11 năm 1935, Satline đưa chỉ tiêu của anh thợ mỏ Stakhanov lên thủ đô Mạc Tư Khoa mở cuộc hội thảo về kỷ lục sản xuất của người thợ mỏ tiên phong. Staline nhấn mạnh rằng tính cách mạng sâu rộng trong phong trào đã giải phóng được tính bảo thủ của người kỹ sư, của các chuyên viên kỹ thuật và các người lãnh đạo trong các xí nghiệp.
Trong tình trạng hoạt động của nền công nghệ Liên Xô thời bấy giờ, kèm theo với cách tổ chức làm việc gia tăng ngày đêm theo kiểu Stakhanov, chắc chắn sẽ làm xáo trộn chu trình sản xuất. Máy móc hư mòn, các tai nạn lao động gia tăng. Sau một thời gian đạt mức gia tăng, thì nền sản xuất bắt đầu xuống dốc.
Chính quyền lại tái diễn cái trò chạy tội như đã làm ở những năm 1928-1931. Họ quy lỗi những khó khăn của kinh tế là do sự phá hoại của những người đã xâm nhập vào các đội ngũ sản xuất, các chuyên viên kỹ thuật trong các nhà máy.
Mỗi một lời nói xấu về phong trào Stakhanov, một hành động gián đọan sản xuất, một động tác làm hư phương tiện sản xuất đều bị kết tội là có âm mưu chống phá phong trào Stakhanov.
Trong 6 tháng đầu của năm 1936 đã có 14.000 cán bộ các ngành công kỹ nghệ bị bắt vì tội phá hoại.
Staline đã dùng phong trào Stakhanov để phát động làn sóng khủng bố mới , làn sóng khủng bố vô tiền khoáng hậu này đã đi vào lịch sử đưới cái tên cuộc '' Đại khủng bố của thời đại ''

Mật thư tội ác của chủ-nghĩa Cộng-sản
Dịch giả : Fossion René & Trần hữu Sơn
Phần 1. Chương 10
CUỘC KHỦNG BỐ VĨ ĐẠI TRONG NHỮNG NĂM 1936 – 1938
Người Nga rất lấy làm xấu hổ khi nhắt tên từ '' Iejovschina''. Cái tên Iejov đi đôi với các cuộc đàn áp trong những năm 1936-1938. Sách báo đã viết rất nhiều về sự kiện này.
Nikolai Iejov, người đã từng là giám đốc cơ quan an ninh tình báo NKVD của Xô Viết từ tháng 9 năm 1936 đến tháng 11 năm 1938. Trong thời kỳ này, cơ quan an ninh tình báo NKVD đã mở các cuộc khủng bố rộng lớn đối với mọi tầng lớp trong xã hội Nga. Từ các nhân vật lãnh tụ trong bộ chính trị của đảng cộng sản cho đến các thường dân ngoài đường phố. Cơ quan an ninh tình báo tìm cách bắt cho đủ chỉ tiêu con số '' phản cách mạng''.
Nhiều thập niên về sau, chính quyền cộng sản Xô Viết cấm tuyệt đối không được phép đề cập những gì có liên quan đến các cuộc khủng bố năm 1936-1938.
Thế giới bên ngoài và nhất là tại Tây Âu biết đến ba vụ án chính ở Mạc Tư Khoa. Một vụ xảy ra trong năm 1936, vụ thứ hai vào tháng giêng năm 1937 và vụ thứ ba vào tháng 3 năm 1938. Can phạm của ba vụ án lại chính là những thủ lãnh tên tuổi của đảng cộng sản Nga và đã từng là đồng chí thân cận của Lenine. Trong số này có Zinoniev, Kamenev, Kristinski, Rykov, Piatakv, Radek, Boukharine và một số đảng viên kỳ cựu khác. Một điều làm cho mọi người ngạc nhiên trong các vụ án này là tất cả các bị can điều thú nhận tội của mình. Họ nhận là đã tổ chức các nhóm khủng bố có khuynh hướng thân Trotski và Zinoviev. Mục đích của họ là lật đổ chính quyền Xô Viết, ám sát các nhân viên chính phủ, phục hồi chủ nghĩa tư bản, thi hành các cuộc phá hoại, làm tiêu hao lực lượng Hồng quân, làm tan rã Liên Bang Xô Viết, tách rời các cộng hòa Ukraine, Géorgie, Armenie và các vùng Viễn Đông Xô Viết để làm lợi cho thế lực ngoại bang.
Nhưng trên thực tế, vụ án ở Mạc Tư Khoa là vụ án dàn cảnh ngoạn mục mà chủ đích là để đánh lạc hướng các nhà quan sát quốc tế khi họ được mời đến tham dự các vụ xử án. Các quan sát viên không hề đề cập đến chính sách giải thể nông nghiệp cá thể, chính sách đàn áp địa chủ, các nạn đói lớn trong những năm 1931-1932, và cũng không đề cập đến các trại tập trung lao động khổ sai.
Hai năm 1936-1938 là giai đoạn chót của cuộc đấu tranh chính trị của Staline chống lại các lãnh tụ đối lập trong đảng của ông ta. Và cũng trong giai đoạn này, Staline muốn dứt điểm những công chức, đảng viên trung thành của Lenine từ đầu cuộc cách mạng năm 1917, còn sót lại trong cơ cấu chính quyền.
Trong một bài báo viết trên tờ Le Temps số ra ngày 27 tháng bảy năm 1936 dưới tựa đề '' Một cuộc cách mạng bị phản bội'', Trotski viết:
'' Cuộc cách mạng Nga giống như cuộc cách mạng Pháp, được biết đến dưới cái tên Thermidor. Staline đã nhận thức được cái tính hư không của chủ nghĩa Mác-xít và cái huyền thoại của cuộc cách mạng toàn cầu. Ông ta là một nhà xã hội tốt. Nhưng trước tiên, ông ta là một người yêu nước, ông phải biết rằng khi cho áp dụng cái tính hư không và cái huyền thoại của chủ nghĩa đó vào trong nước ông, nó sẽ đem lại biết bao nhiêu là thảm họa cho dân tộc ông. Giấc mơ của ông là giấc mơ của một nhà độc tài, nó khác với tình yêu của chủ nghĩa tư bản, lại càng không giống cái ảo tưởng của chủ nghĩa cộng sản.''.
Trotski còn viết trên báo Echo de Paris, số ra ngày 30 tháng giêng năm 1937, những lời không được trịnh trọng về chân dung của một nhân vật lịch sử của nước Nga. Ông viết: '' Con người gốc dân Gégorie, có tầm vóc thấp, cho dù không muốn nhưng cũng đã đi theo vết chân của bạo chúa Ivan, Đại đế Pierre và Nữ hoàng Caterine đệ nhị.''
Phải đến 20 năm sau khi Krouchtches đọc bản báo cáo chính trị vào ngày 25 tháng hai năm 1956 trước kỳ đại hội đảng lần thứ 20 tố cáo tội ác của Satline, người ta mới biết các vụ vi phạm luật pháp xảy ra trong xã hội chủ nghĩa trong những năm 1936-1938.
Sau đó vài năm, nhiều nhân vật lãnh đạo đảng và một số quân nhân bị kết án trước đây, nay được chính quyền phục hồi danh dự. Nhưng chính quyền cộng sản không hề quan tâm đến các tội phạm thường dân.
Mãi đến kỳ đại hội toàn đảng lần thứ 22 vào tháng mười năm 1962, Krouchtches mới thú nhận là trong các cuộc khủng bố dưới thời Staline đã gây tổn thương cho rất nhiều thường dân. Nhưng ông không chịu xác nhận mức độ tổn thương, bởi vì chính ông cũng là một trong những người thừa hành lịnh khủng bố .
Vào cuối thập niên 60, sử gia Robert Conquest dựa vào các tài liệu viết thành văn bản cũng như lời khai của các nhân chứng thoát khỏi địa ngục Nga trong thời gian Krouchtches hạ bệ Staline, đã vẻ lại bức tranh của các cuộc đại khủng bố. Ông đã khui ra những quyết định cho thi hành lịnh khủng bố và ông cũng đưa ra con số chính xác nạn nhân của cuộc khủng bố này.
Nhiều cuộc tranh luận về các trại tập trung, về vai trò của Staline và Iejev và về con số nạn nhân. Một sử gia Hoa Kỳ, thuộc trường phái xét lại, phủ nhận vai trò quyết định của Staline trong moị chính sách của những năm 1936-1938. Ông ta nhấn mạnh đến sự khác biệt trong phương thức hành động giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương. Ông cho rằng quyền hành của chính quyền địa phương càng lúc càng mạnh, trong khi đó chính quyền trung ương yếu dần. Trung ương không còn kiểm soát được chính quyền địa phương; Địa phương muốn chứng tỏ lòng nhiệt thành với Trung ương cho nên thẳng tay đàn áp quần chúng và chống lại mọi kẻ thù, bất cứ từ đâu đến.
Đề cập đến con số nạn nhân, sử gia Conquest xác nhận có 6 triệu người bị bắt giam, 3 triệu người bị hành quyết và 2 triệu người chết dần chết mòn trong các trại tập trung cải tạo lao động. Nhưng theo sử gia Hoa kỳ thuộc trường phái xét lại, đó là con số thổi phồng.
Ngày nay, nhờ vào các tài liệu được quyền tự do tham khảo trong các văn khố của chính quyền Bônsêvich, chúng ta có cái nhìn mới về cuộc đại khủng bố. Khó có thể trình bày tất cả các diễn biến của cuộc khủng bố trên vài trang giấy. Lịch sử trong những năm 1936-1938 của Xô Viết là lịch sử của bi thảm, đẫm máu, mà chế độ cộng sản đã chủ trương. Với tài liệu được phép tham khảo, chúng ta sẽ đưa ra ánh sáng một số sự kiện để trả lời cho các câu hỏi của những năm vừa qua về các trại tập trung, về con số người chết, về các chiến dịch đàn áp.
Tài liệu trong văn khố xác nhận vai trò quyết định của các lãnh tụ chủ chốt của đảng cộng sản , của bộ chính trị và của Staline nói riêng. Từ việc tổ chức cho đến việc thi hành các chiến dịch đàn áp đẫm máu, các vụ thủ tiêu các đại điền chủ, các hình thức kết tội ''chống lại cách mạng, chống lại chính quyền Bônsêvich'',..phát động từ tháng tám năm 1937 cho đến tháng năm năm 1938 đều do chính quyền trung ương chủ xướng.
Từ năm 1935, hằng ngày đều có lịnh bắt những cựu địa chủ đi cải tạo lao động. Và mặc dù có lịnh cấm các tù cải tạo cưụ địa chủ, trong việc quan hệ đến các công nhân bình thường, nhưng họ vẫn tìm cách sống móc nối.
Tháng 8 năm 19386, ông Rudolf Berman, một trong những trưởng trại tập trung lao động khổ sai viết một báo cáo gởi về trung ương với nội dung : '' Lợi dụng sự canh phòng lỏng lẻo, một số tù cải tạo thuộc loại khẩn hoang đặc biệt đã trốn ra khỏi nơi chỉ định định cư. Họ sống trà trộn với những người lao động bình thường. Rất khó bắt họ về trở lại. Họ đã học được một số nghề chuyên môn và các cơ quan đang dùng họ, rất muốn giữ họ lại để làm việc. Nhiều người đã chạy được giấy thông hành. Một số khác lập gia đình với các công nhân tự do, xây cất nhà cửa riêng.
Trong khi có một số nhân công lao động khổ sai trốn ra khỏi khu chỉ định sống trà trộn vào đám công nhân thừơng, một số khác bỏ trại trốn đi xa. Đám nhân công này gia nhập vào các băng đảng, quấy phá các khu vực quanh các thành phố lơn.
Trong các cuộc kiểm tra vào mùa thu năm 1936, các toán công an phát hiện ra con số nhân công trốn trại rất là nhiều. Tại vùng Arkhandelsk, trong số 89.700 nhân công trên giấy tờ, bấy giờ chỉ còn có 37.000 người.
Ngày 2 tháng bảy năm 1937, Bộ chính trị gởi văn thơ đến chính quyền địa phương, ra lịnh cho các cơ quan lùng bắt các nông dân cải tạo không thi hành lịnh của trại. Bắn tại chỗ các phần tử chống đối sau khi Ủy ban tam đầu chế xem xét hồ sơ hành chánh của tội phạm. Ủy ban tam đầu chế gồm có Đệ nhất bí thư đảng, một biện lý và một ủy viên của cơ quan tình báo công an NKVD địa phương. Công tác thanh lọc tập thể nông dân lao động khổ sai phải thực hiện hoàn tất trong vòng 5 ngày.
Đầu tháng 7 năm 1937, Staline quyết định mở chiến dịch khủng bố tập thể .
Mỗi tuần, Trung ương đều nhận báo cáo của địa phương về con số phạm luật. Căn cứ theo các bản báo cáo này, ngày 30 tháng 7 năm 1937, Chỉ huy trưởng cơ quan tình báo, ông Iejov ra chỉ thị số 00447, cho hành quyết 72.950 nông dân và bắt giam 259.450 người. Đây chưa phải là con số chính thức, vì còn một số địa phương chưa gởi đầy đủ về Trung ương. Cũng như các cuộc khủng bố trước đây, chính quyền địa phương nhận lịnh phải tìm bắt cho đủ con số tội phạm của từng loại do Trung ương ấn định. Loại một , tử hình. Loại hai, đưa đi lưu đày. Tội phạm thuộc loại một lần này bao gồm các thành phần chính trị rộng lớn hơn trước đây. Ngoài các phần tử cựu địa chủ, còn có cả các đảng viên của các đảng đối lập, các cựu công chức của chế độ Nga Hoàng và cựu quân nhân của Bạch Quân. Thật ra các toán tình báo có thể gán các '' danh xưng tử hình'' đó cho bất cứ người nào mà họ muốn thủ tiêu, kể cả đảng viên đảng cộng sản.
Cơ quan tình báo NKVD hằng ngày ghi nhận, điều tra là lập danh sách các người tình nghi chống phá chính quyền để theo dõi.
Ngày 30 tháng 7 năm 1937, Trung ương gở thêm danh sách bổ túc xuống chính quyền địa phương. Chiếu theo danh sách, chính quyền điạ phương phải bắt luôn cả thân nhân của các người bị kết án lưu đày tại các trại tập trung hay những người đã bị xử tử hình.
Cuối tháng 8, con số bị xử bắn tăng thêm 22.500 người và bắt đi lưu đày tăng thêm 16.800 người.
Tháng giêng năm 1938, theo đề nghị của cơ quan tình báo NKVD, chính quyền địa phương phải xử bắn 48.000 người và lưu đày 9.200 người trước ngày 15 tháng 3.
Mặc dù bị đảng thanh trừng nhiều lần, nhiều đảng viên địa phương muốn bày tỏ lòng trung thành với đảng, bằng cách đề nghị chỉ tiêu con số người bị đàn áp lên đến 90.000 trong thời gian từ ngày 1 tháng hai đến ngày 20 tháng 8 năm 1938. Như vậy chiến dịch khủng bố thay vì phải kết thúc trong vòng 4 tháng, nay kéo dài hơn một năm. Và con số dự liệu phải giết và phải lưu đày tăng lên gần 200.000 người. Nạn nhân của các vụ đàn áp khủng bố này gồm đủ hạng người trong xã hội. Từ những người cư ngụ dọc theo biên giới , những người có liên hệ với người ngoại quốc, cựu tù binh chiến tranh, các người có thân nhân sống ở nước ngoài cho dù họ không còn liên lạc,.. Những người chơi tem, xử dụng máy vô tuyến,..cũng có thể bị ghép vào tội gián điệp.
Từ ngày 6 tháng 8 đến cuối tháng chạp năm 1937, dưới quyền điều khiển của cơ quan tình báo NKVD, có nhiều cuộc hành quân lùng bắt những người ngoại quốc đang sống trên đất Nga. Từ người Đức, Ba Lan, Nhật Bản, Lỗ ma Ni, Thổ nhĩ Kỳ cho đến người Lituanine, Estonie và Tettonie. Họ bị xếp vào các thành phần gián điệp. Trong vòng một năm rưỡi, Công an bắt giam trên 1500 người với cái tội làm gián điệp.
Con số nạn nhân nêu trên vẫn còn thiếu rất nhiều. Thật vậy, chúng tôi chưa được phép tra cứu các văn thư trong văn khố của cơ quan tình báo KBG, của Phủ chủ tịch đảng, vì văn khố này thuộc loại '' kín và của riêng''. Nó gồm có một số tài liệu như sau:
Chiến dịch phát động ngày 20 tháng bảy năm 1937 nhằm thanh toán người Đức phục vụ trong các ngành kỹ nghệ quốc phòng.
Cuộc hành quân ngày 19 tháng 9 năm 1937 nhằm thanh toán các phần tử khủng bố, làm gián điệp cho Nhật.
Cuộc hành quân ngày 4 tháng 8 năm 1937 nhằm thanh toán các đơn vị quân đội người Cosaque thân Nhật.
Chiến dịch đàn áp thân nhân của những người bị bắt giam trong các trung tâm lao động hay những người đã bị xử bắn vào ngày 15 tháng 8 năm 1937.
Nhìn toàn bộ các cuộc đàn áp trong những năm 1936-1938, chúng ta thấy, Bộ Chính Trị Trung Ương là đầu não của kế hoạch và cơ quan tình báo NKVD là bộ phận thi hành.
Sau khi kết thúc chiến dịch đại khủng bố, nhà nước chỉ gởi một ủy ban duy nhất đến vùng Turménistan để kiểm tra các việc làm quá trớn của phong trào mang cái tên Iejovchina. Trong suốt thời kỳ này, nước cộng hoà nhỏ Turménistan với dân số 1.300.000 dân, cơ quan tình báo NKVD bắt giam 13.259 người. Trong số này có 4037 người bị xử bắn. Nhưng theo chỉ thị của Trung ương , cơ quan địa phương chỉ có quyền bắt giam 6277 và xử bắn 3225 người chống chính quyền mà thôi. Điều đó cho thấy hành động quá trớn của chính quyền địa phương, không thi hành đúng chỉ thị của Trung ương.
Một số tài liệu khác xác nhận quyết định của Bộ chính trị Trung ương và của Staline về các cuộc tàn sát tập thể. Bộ chính trị và Staline đưa ra một danh sách tội nhân qua Tòa án. Nghĩa là một bộ phận đặc trách tư pháp của Bộ chính trị kết tội trước khi đưa qua Tòa án quân sự, Hội đồng tối cao quân sự hay Ủy ban đặc biệt của cơ quan tình báo NKVD.
Bộ chính trị đã ký 383 danh sách bắt giữ 44000 người bao gồm các lãnh tụ của đảng cộng sản, của quân đội, và của bộ kinh tế. Có 39.000 người trong danh sách này bị kết án tử hình. Riêng Staline đã ký 362 ; Molotov, 373 ; Vorochilov, 195 ; Kaganovitch, 191; Jdanov, 177 và Mikoian, 62 danh sách.
Vào đầu mùa hè 1937, các lãnh tụ cộng sản vừa nêu trên đích thân về các địa phương để trực tiếp hướng dẫn các vụ thanh trừng. Kaganovitch về các vùng Donbass, Tchéliabinsk, Ivanovo, Smolenk. Lãnh tụ Jdanov sau khi làm công tác thanh trừng ở Leningrad, ông được biệt phái về vùng Orenbourg, Bachkiri, Tatarstan. Lãnh tụ Mikoian về vùng Arménie. Và Kroutchev đi về Ukraine.
Mặc dù quyết nghị thành trừng các thành phần chống đối chính quyền được toàn thể Bộ chính trị biểu quyết, nhưng các tài liệu ngày nay cho thấy, hầu hết các quyết nghị đều do Staline đưa ra. Sau đây là một thí dụ điển hình. Ngày 27 tháng tám năm 1937, Trung ương nhận một điện văn của Mikhail Korotchenko, Ủy viên đặc trách vùng Tây Bá Lợi Á . Điện văn báo cáo vụ án xử các nhân viên nông nghiệp phạm tội tham nhũng và phá hoại. Sau khi nhận điện văn, hồi 17 giờ cùng ngày, Staline gọi điện thoại ra lịnh hành quyết ngay những người phạm tội và ra lịnh cho đăng tin hành quyết lên các báo.
Tài liệu trong các văn khố cũng còn cho chúng ta thấy Staline kiểm soát tất cả các diễn tiến trong các cuộc thanh trừng. Chính Staline tự tay sửa đổi các văn thư, các lời tố cáo và bản án của cơ quan an ninh NKVD gởi đến. Ông ta là nhà đạo diễn chính trong tất cả các vụ xử án lớn.
Trong thời gian điều tra và thẩm xét vụ án '' âm mưu của quân đội '', tố cáo Thống chế Toukhatchevski cùng toàn thể sĩ quan cao cấp của Bộ Tổng tham mưu Hồng Quân, Chính ủy cao và trung cấp, ..mỗi ngày Iejov đều đến gặp Staline để hội ý. Chính Staline viết thư ngày 25 tháng chín năm 1936, bổ nhiệm Iejov vào chức vụ Ủy viên đặc trách bộ Nội Vụ, trong khi Staline đang nghỉ hè ở Sotchi. Ông viết :'' Việc cần thiết và cấp bách là phải bổ nhiệm Iejov vào chức vụ Ủy viên đặc trách Bộ Nội Vụ. Đồng chí Iagoda thiếu khả năng làm công tác vạch mặt nạ các tên theo Trotski và Zinoviev. Cơ quan an ninh đã làm chậm mất 4 năm trong công tác này. ''
Rồi cũng chính Staline ngày 17 tháng 11 năm 1938, ra lịnh cho NKVD tạm ngưng chiến dịch truy lùng các phần tử chống đối.
Một tuần lễ sau, Staline cách chức Iejov và tiến cử Béria vào chức vụ ủy viên nhân dân phụ trách Bộ Nội Vụ.
Tóm lại, mở đầu và chấm dứt cuộc khủng bố đều do quyết định của Staline.
Một trong các nghị quyết của đại hội đảng cộng sản Liên Xô lần thứ 22 là đề cử ông Nicolai Chvernik phụ trách ủy ban điều tra các hành động đàn áp trong thời Staline.
Ủy ban dựa theo các bản phúc trình của các trung tâm lao động khổ sai , các bản văn trong các phòng hành chánh của Ủy viên Bộ Nội Vụ, Bộ Tư Pháp và các tòa án trên toàn nước Nga. Ngày nay dân chúng được phép tự do tham khảo các tài liệu này. Theo các tài liệu dẫn trên, cơ quan tình báo NKVD đã bắt giam 1.575.000 người trong năm 1937-1938. Tất cả đều bị hành quyết.
Chính quyền cộng sản chia tội nhân ra thành nhiều loại. Với các vụ án của cán bộ chính trị, kinh tế, quân sự và các thành phần trí thức, thường được nhiều người biết đến. Họ bị đưa ra tòa án quân sự hay tòa án đặc biệt của cơ quan tình báo NKVD .
Cuối tháng 7 năm 1937, vì các cuộc khủng bố gia tăng, con số người bị bắt quá nhiều nên chính quyền cộng sản phải thành lập ở địa phương một loại toà án tam đầu chế- toà án gồm có 3 thành viên để giải quyết cho nhanh. Tòa án tam đầu chế gồm có một biện lý, một nhân viên tính báo và một công an. Họ xét xử cấp bách và lấy lệ, miễn sao cho cung cấp đủ con số ''phải bắt giam'' do Trung ương yêu cầu. Trong quyển niên giám của thành phố Leningrad ghi lại từng tháng, bắt đầu từ tháng 8 ăm 1937, con số người bị kết án tử hình chiếu theo điều thứ 58 của bộ Hình Luật. Thời gian từ lúc bắt, xử án cho đến khi xử bắn chỉ xảy ra trong vòng từ vài ngày đến vài tuần lễ. Không hề có chuyện xét lại hay chống án.
Ngày 30 tháng 7 năm 1937, Chính quyền cộng sản mở các cuộc hành quân đặc biệt nhằm truy lùng và thủ tiêu các thành phần bị ghép vào tội gián điệp, các thành phần chao đảo đường lối chính trị. Các cuộc hành quân đàn áp này cũng có tầm mức quy mô giống như các cuộc hành quân chống các địa chủ phú nông trước kia.
Ngày 12 tháng 9, cộng sản lại mở thêm các cuộc hành quân khủng bố khác. Nạn nhân của các cuộc hành quân này là thân nhân của những người bị bắt trong các cuộc hành quân trước. Nếu trong các cuộc hành quân có bắt nhầm, thì con số bắt nhầm cũng trở thành con số phạm tội cần thiết cho đủ chỉ số tù nhân của cấp trên quy định. Nạn nhân của các vụ bắt lầm thường là những người của các dân tộc sống dọc theo biên giới với lãnh thổ Nga, vì có liên hệ, hay có cùng tên với dân Nga. Để đáp ứng đủ chỉ tiêu con số người phải bắt, nhiều đơn vị địa phương phải tìm cách dàn xếp. Một thí dụ xảy ra ở tỉnh Turménine. Lấy cớ vụ cháy tại một xưởng máy, nhân viên tình báo NKVD bắt giam tất cả công nhân của xưởng với cái tội là họ đã nhúng tay vào vụ cháy. Nhờ thế chính quyền vùng Turmine mới giao đủ con số tội phạm của nhà nước đưa ra.
Đó là bản chất của các vụ đại khủng bố trong những năm 1936-1938.
Trong các vụ đàn áp, cũng có một số đảng viên đảng cộng sản bị thủ tiêu. Nhưng so với tổng số nạn nhân, con số đảng viên bị hành quyết rất khiêm nhường. Có tất cả 681.692 đảng viên đảng cộng sản bị xử bắn.
Trong tháng 5 và tháng 10 năm 1937, chính quyền cộng sản bắt 172.000 dân Đại Hàn đày sang các vùng Kazakhstan và Oubékistan. Những người Nga gốc Đại hàn bỏ nước trốn qua Nga tị nạn trong thời kỳ nước của họ bị Nhật đánh chiếm.
Vô số người chết trong lúc bị tra tấn tại các văn phòng công an, trong nhà lao, một số khác chết trên đường chuyển vận đến trại lưu đày.
Năm 1937 có 25.000 người chết. Qua năm 1938 con số người chết lên đến 90.000. Đó là chưa kể đến con số người chết, dân Nga gốc Đại hàn.
Các tài liệu hiện nay chỉ cho chúng ta thấy con số người chết một cách tổng quát trong các trại tập trung cải tạo khổ sai trong những năm cuối của thập niên 30. Nó không cho chúng ta biết chi tiết của từng giống dân và cũng không phân biệt con số nạn nhân của cuộc đại khủng bố. Tài liệu đáp ứng từng phần những người bị bắt giam trong thời kỳ Iejov giữ vai trò Ủy viên nhân dân đặc trách Nội vụ.
Trong số nạn nhân của Iejov trong cuộc đại khủng bố trong hai năm 1936-1938, giới trí thức chiếm 70%. Như vậy, rõ ràng mục tiêu của các vụ khủng bố cuối thập niên 30 là nhắm vào những thành phần ưu tú trong xã hội, có trình độ học vấn cao. Quyết nghị đầu tiên về việc khủng bố trí thức được biểu quyết chấp thuận trong kỳ đại hội lần thứ 20 của đảng cộng sản Nga. Cũng trong cùng thời điểm này, đảng ra mặt thanh trừng thẳng tay các đảng viên có khuynh hướng chống đảng. Kroutchev, trong một phiên họp kín, đã nêu lên số phận của 5 đảng viên trong Bộ chính trị đã từng là những đồng chí trung thành và thân cận nhứt của Staline. Đó là các ông Postychev, Roudzoutak, Eikhe, Kossior, Tchoubar. 98 thành viên trong số 193 thành viên trong Ủy ban trung ương đảng bị thành trừng ra khỏi đảng. Trong số 1966 đại biểu dự đại hội đảng lần thứ 17 trong năm 1934, có 7780 đại biểu bị thanh trừng và bị đàn áp.
Trong số 385 bí thư đảng bộ địa phương , có 319 người bị bắt giam. 2210 bí thư chi bộ cũng bị bắt trên tổng số 2750 bí thư chi bộ trên toàn quốc. Nói chung , tất cả đảng viên đảng cộng sản nằm trong các phân bộ hay chi bộ đều bị Trung Ương đảng ghi vào sổ đen và bị thanh trừng. Họ bị nghi ngờ là đã phá hoại các chỉ thị và các quyết định của trung Ương ở thủ đô Mạc Tư Khoa và họ cản trở sự kiểm soát của Trung Ương về những diễn biến đã xảy ra trong nước. Có thể nói, Staline đã thay toàn bộ cán bộ cộng sản trong các cơ cấu chính trị cũng như hành chánh.
Trung Ương đảng nghi ngờ nhất là thành phố Leningrad. Zinoviev giữ chức bí thư thành ủy. Kirov đã bị áp sát tại thành phố này. Hai lãnh tụ đảng của thành phố, ông Jdanov và Zakovski trực tiếp ra lịnh bắt giam 90% cán bộ đảng trong thành phố.
Để khuyến khích các cuộc khủng bố thanh trừng, Trung Ương gởi các đảng viên trung tín cùng với các toán tình báo về các tỉnh với nhiệm vụ thiêu đốt và tiêu diệt '' các con rệp Phát xí -Trotski '' , theo như báo Sự Thật tường thuật.
Có những vùng đã diễn ra các cuộc thanh trừng rất đặc biệt. Như ở Ukraine. Trong năm 1938, khi Kroutchev đắc cử vào vào trò lãnh đạo đảng cộng sản Ukraine, số người bị bắt giam trên 106.000. Phần lớn họ bị xử bắn. Trong số 200 ủy viên của Trung Ương đảng cộng sản Ukraine chỉ có 3 đảng viên còn sống sót. Ở một số vùng khác trên toàn lãnh thổ Nga cũng xảy ra các thanh trừng tương tự như vậy. Bên cạnh các vụ xử án kín của tòa án tam đầu chế, các cuộc xử án thanh trừng trong đảng thường được xét xử công khai, cho dân chúng tham dự. Các cuộc xử án công khai mang tính chất tuyên truyền. Mục đích của các vụ án này là nhầm lôi kéo một số thường dân kém hiểu biết về với chính quyền Trung Ương, chống lại những người lãnh đạo địa phương.
Các '' Tân bạo chúa'' luôn luôn tự mãn về các hành động vô nhân của họ là tạo ra sự bất mãn giả tạo. Nhưng các hành động này, ngược lại, chỉ tạo thuận lợi thêm cho phe Trotski. Cũng như các cuộc thanh trừng ở thủ đô, các vụ xử án ở địa phương dân chúng cũng được quyền tham dự và cũng được báo chí hô hào rầm rộ. Cuộc diện đảo ngược trật tự trong xã hội. Lớp người có quyền thề nay trở thành những kẻ tử tội. Và lớp người kém hiểu biết lại được tung hô. Theo bà Annie Kriegel, các cuộc xử án công khai là liều thuốc ngừa bịnh cho xã hội.
Nhưng các cuộc thanh trừng các cấp lãnh đạo địa phơơng và các nhân vật chủ chốt của đảng chỉ là phần nổi của tảng băng trên nước biển. Thí dụ ở tỉnh Orenbourg. Tại tỉnh này chúng tôi có một bản phúc trình đầy đủ của cơ quan tình báo NKVD về các biện pháp thanh toán nhóm Trotski hoạt động trong vòng bí mật, các nhóm thân Boukhaine và các nhóm phản cách mạng khác. Các cuộc hành quân diễn ra từ ngày 1 tháng tư đến ngày 18 tháng chín năm 1937. Trước khi Idanov được bổ nhiệm, trong vòng năm tháng, cơ quan tình báo NKVD bắt giam 420 cán bộ hàng đầu của của các ngành kinh tế và chính trị, thân Trotski. Họ bắt thên 120 người khuynh hữu, đang lãnh đạo các cơ quan hành chính địa phương. Số người này chiếm 45% trên tổng số cán bộ địa phương được nhà nước ưu đãi. Khi Idanov đến, các cuộc thanh trừng gia tăng cường độ. Có thêm 598 khác bị bắt và bị xử bắn. Từ mùa Thu năm 1937, tất cả các cán bộ lãnh đạo chính trị và kinh tế địa phương trên toàn lãnh thổ Nga đều bị sa thải và được thay thế bởi một thế hệ cán bộ mới như các đảng viên Brejnev, Kossiguine, Outinov, Gromyko. Trong thập niên 70, các đảng viên này được đề cử vào bộ chính trị.
Bên cạnh các đảng viên cốt cán bị thanh trừng, đa số nạn nhân của các cuộc khủng bố là đảng viên không tên tuổi và thường dân. Đọc tiếp bản phúc trình của cơ quan tình báo tỉnh Orenbourg, chúng ta biết:
Trong số 2000 bị bắt vì tình nghi thành viên của nhóm quân sự Cosaque thân nhật, có 1500 ngườ bị xử bắn.
Trên 1500 sĩ quan, công chức thời Nga Hoàng, từ thành phố Leningrad đưa đi lưu đày đến vùng Ornbourg vào năm 1953 vì bị coi như những phần tử xạ lạ với xã hội. Sau vụ ám sát Kirov , họ bị chuyển đi đến nhiều vùng khác nhau.
250 người bị bắt vì có dính líu đến dân Ba Lan.
95 người bị bắt vì có liên hệ đến người gốc Kharbine.
1290 người bị đàn áp trong khuôn khổ của chiến dịch thủ tiêu các cựu địa chủ cường hào.
1399 bị bắt vì bị ghép vào các phần tử gây tội ác,..
Nếu cộng thêm một số người bị bắt trong các quân trường, tổng cộng con số người do cơ quan NKVD bắt trước khi Idanov đến là 7500.
Trong số các nạn nhân của các cuộc thanh trừng, thành phần chỉ huy và cán bộ ngành ngoại giao chiếm đa số. Họ buộc vào tội làm gián điệp, làm tay sai cho ngoại bang. Những đảng viên đã từng làm đại sứ ở các quốc gia khác cũng bị thanh trừng. Như các ông Krestinski, Sokolikov, Bogomolov, Ioureniev, Ostrovski, ..
Một số đảng viên cao cấp đặc trách kinh tế và chỉ huy các khu công nghiệp, các nhà máy lớn cũng bị thanh trừng vì bị ghép vào tội phá hoại.
Trong một số Bộ của chính phủ, có thể nói là toàn thể nhân viên phục vụ trong các bộ bị sa thải. Bộ chịu đàn áp nặng nhất là Bộ phụ trách trang bị cơ giới cho các nhà máy lớn. Chỉ trừ hai giám đóc, còn lại đều bị bắt giam, kể cả chuyên viên kỹ thuật.
Chiến dịch thanh trừng cũng diễn ra ở các ngành sản xuất phi cơ, sản xuất tàu thủy, sản xuất xe vận tải,.. Chúng tôi chỉ có một số ít và từng phần tài liệu về các ngành này.
Sau cuộc đại khủng bố, nhân kỳ đại hội đảng lần thứ 18, vào tháng 3 năm 1938, lãnh tụ Kagnovitch thừa nhận rằng trong hai năm 1937-1938, tất cả nhân viên phục vụ ngành kỹ nghệ nặng hoàn toàn bị thay thế.
Thời kỳ các đảng viên bị thanh trừng mạnh nhất là thời Iejovchina. Vào lúc đó, các đại biểu của các đảng cộng sản trên thế giới và của Quốc tế cộng sản đang lưu trú tại khách sạn Lux ở thủ đô Mạc Tư Khoa. Trong số lãnh tụ lớn của đảng cộng sản Đức bị bắt giam, người ta biết đến các ông: Heinz Neuman, Herman Remmele, Fritz Schulte, Herman Schubert, từng là ủy viên Bộ chính trị; Ông Leo Frieg Bí thơ Ủy ban Trung Ương; Heinrich Susskind và Werner Hirsch, tổng biên tập tờ Rote Fahne; Ông Hugo Eberlin đại biểu đảng cộng sản Đức tại hội nghị thành lập Quốc Tế cộng sản.
Sau hiệp ước bất tương xâm giữa nước Đức và Nga ký hồi tháng 9 năm 1939, Cộng sản Nga trao 590 cộng sản Đức bị nhốt trong các trại tù ở thủ đô Mạc Tư Khoa, cho Đức quốc xã tại chiếc cầu biên giới Brest-Litovski.
Đảng cộng sản Hung gia lợi cũng bị ảnh hưởng bởi cuộc thanh trừng. Ông Bela Kun, người khởi xướng cuộc cách mạng năm 1919 cùng với 12 Ủy viên nhân dân của chính phủ cộng sản Budapest lánh chạy ra Mạc Tư Khoa. Ông và các Ủy viên đều bị bắt và bị xử tử.
Gần 200 đảng viên đảng cộng sản Ý cũng bị bắt. Trong số này có Paolo Robotti, em rễ của lãnh tụ đảng cộng sản Ý, Togliatti.
Gần 100 đảng viên đảng cộng sản Nam Tư cũng bị bắt. Trong số này có nhiều đảng viên được thế giới biết đến. Như các ông Tổng bí thư Gorkie, Bí thư kiêm lãnh tụ Binh đoàn Quốc Tế Vlada Copie; và 3/4 các thành viên của Ủy ban Trung Ương đảng cộng sản Nam Tư.
Đại đa số nạn nhân của cuộc đại khủng bố là thường dân. Sau đây là một hồ sơ ''thường'' của một tội nhân của năm 1938.
Hồ sơ số 24260.
I.-Lý lịch cá nhân:
1.- Họ : Sidorov.
2.- Tên: Vassili Klementovitch.
3.- Nơi và năm sinh: Setchevo vùng Mạc Tư Khoa, năm 1893.
4.- Địa chỉ cư ngụ: Setchevo, quận Lolomenski , Mạc Tư Khoa.
5.- Nghê nghiệp: Công nhân viên hợp tác xã.
6.- Khuynh hướng nghiệp đoàn: Hội viên nghiệp đoàn hợp tác xã.
7.- Tài sản khi bị bắt: Một căn nhà gỗ 8m * 8m, mái tôle, sân có mái che rộng 20m*7m; một con bò cái, 4 con trừu, 2 con heo và một số gà vịt.
8.- Tài sản vào năm 1929: có thêm 1 con ngựa.
9.- Tài sản vào năm 1917: căn nhà gỗ 8m*8m, sân có mái che rộng 30m*20m; hai kho chứa lúa, hai kho chứa rơm, 2 con ngựa, 2 con bò cái, 7 con trừu cái.
10.- Tình trạng xã hội khi bị bắt: công nhân.
11.- Tình trạng trong quân độI Nga: Binh nhì thuộc trung đoàn 6 Bộ binh trong năm 1915-1916.
12.- Trong quân đội Bạch quân : Không có.
13.- Trong quân đội Hồng quân: Không có.
14.- Nguồn gốc xã hội: Tôi tự coi là con của gia đình nông dân hạng trung.
15.- Quá khứ chính trị: Không có gia nhập đảng phái nào.
16.- Quốc tịch: Gốc dân Nga, công dân của Liên Bang Xô Viết.
17.- Có gia nhập đảng cộng sản Nga: Không.
18.- Trình độ học vấn: Tiểu học.
19.- Tình trạng quân sự hiện tại: Thuộc thành phần trừ bị.
20. Quá khứ tư pháp: Không có tiền án.
21. Tình trạng sức khỏe: Bịnh sán khí.
22.- Gia cảnh: Vợ tên là Anastia Fedorovna, 43 tuổi, con gái tên Nina, 24 tuổi.
Cơ quan tình báo an ninh NKVD địa phương bắt giam ngày 13 tháng 2 năm 1938.
II. Bản hỏi cung và lời khai của phạm nhân:
Hỏi: Anh hảy giải thích tài sản của anh trước và sau 1917, từ đâu mà có ?
Khai: Cha mẹ tôi làm nghề buôn bán. Năm 1904 cha tôi có một cửa tiệm nhỏ ở phố Zolotorojskaia , Mạc Tư Khoa. Theo lời cha tôi kể, chỉ có mình cha tôi quản lý, không có mướn người làm. Vì không thể cạnh tranh với các tiêm buôn lớn, cha tôi phải dẹp tiệm. Cha tôi trở về vùng quê Sytchevo và thuê ở đó 6 mẫu đất làm ruộng và thuê 2 mẫu khác để trồng cỏ. Cha tôi có thuê một người giúp việc tên là Goriatchiev cho đến năm 1916. Qua năm sau chúng tôi vẫn quản lý sở đất nhưng mất hai con ngựa vì lịnh trưng dụng của nhà nước. Đến năm 1925 cha tôi mất. Tôi và em tôi chia đôi cơ sở sản xuất.
Tôi thấy tôi không có phạm tội gì và cũng không hề là thủ phạm của một tội ác nào.
III. Bản buộc tội.
Tên Sidorovđã có tư tưởng xấu đói với chính quyền Xô Viết nói chung và đối với đảng cộng sản nói riêng. Hắn thi hành có kế hoạch chống lại chế độ Xô Viết. Hắn viết rằng Staline và đồng đảng của ông ta không có ý muốn rời chính quyền. Staline đã giết nhiều người mà không chịu từ chức. Nhóm Bônsêvich muốn giữ chính quyền và cho bắt giam những thường dân lương thiện, mặc dù họ không hề nói điều gì. Nếu họ nói ra , người ta sẽ bắt họ lưu đày vào các trại lao động khổ sai trong vòng 25 năm.
Bị cáo Sidorov đã khai và không nhận tội. Nhiều nhân chứng tố cáo và đã lột mặt nạ của hắn. Nội vụ đã được đưa ra xử tại tòa án Tam đầu chế.
Ký tên: Galkine, Thiếu úy an ninh quốc gia,
Trưởng toán an ninh quận Kolomenskoie.
IV. Quyết định của tòa án Tam đầu chế ngày 16 và 17 tháng 7 năm 1938:
Vụ Sidorov V.K. , cựu thương gia, cùng với cha khai thác một tiệm buôn.
Bị cáo đã tuyên truyền chống cách mạng, đưa ra những lời phá hoại và hâm dọa đảng viên đảng cộng sản, những lời chỉ trích, chống lại chính sách của đảng và nhà nước.
Tuyên án: Xử bắn tên Sidorov Vassili Klementovitch, tịch thu toàn bộ tài sản. Lịnh xử bắn thực thi ngày 3 tháng 8 năm 1938.
Đã được phục hồi sau khi chết.
Nguồn gốc tài liệu: Volia- số 2- 3 trang 45-46.
Dân Nga gốc Ban lan cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều trong cuộc đại khủng bố. Nhất là đảng cộng sản Ba Lan. Đảng cộng sản Ba Lan xuất phát từ đảng Xã Hội Dân Chủ của Vương quốc Ba Lan và Lituaine. Năm 1906, đảng được hưởng quy chế tự trị khi gia nhập đảng công nhân Xã Hội Nga. Féliks Dzerjinski là liên lạc viên chính thức giữa hai đảng cộng sản Nga và Ba Lan. Nhiều đảng viên về sau vẫn còn hoạt động trong đảng Bônsêvich. Một số đảng viên tên tuổi, và đều giữ ngành tình báo công an, như Dzerjinski, Menjinski, Unschlikth, Radek,..
Trong hai năm 1937-1938, toàn bộ đảng cộng sản Ba Lan đều bị thủ tiêu. 12 thành viên trong Bộ chính trị đảng cộng sản Ba Lan có mặt tại Mạc Tư Khoa cùng với các đảng viên đại diện thường trực cơ quan Quốc Tế cộng sản cũng chịu cùng số phận.
Ngày 28 tháng 11 năm 1938, Staline ký nghị quyết ra lịnh tiêu diệt hoàn toàn đảng cộng sản Ba Lan. Phe lên thay là phe chống đối trong đảng cộng sản Ba Lan bấy lâu nay.
Ngày 16 tháng 8 năm 1938, Ban chấp hành Cộng Sản Quốc Tế biểu quyết giải tán đảng cộng sản Ba Lan. Theo lời giải thích của Manouilski, các chức vụ then chốt của đảng cộng sản Ba Lan đều nằm trong tay của phe Phát-Xít Ba Lan.
Về sau, các thành viên lãnh đạo Xô Viết trong Quốc Tế Cộng sản cũng trở thành nạn nhân của cuộc thanh trừng. Đó là trường hợp của Korine, thành viên của ủy ban Trung Ương; Mirov Abramov, trưởng ban tuyên truyền nước ngoài; Alikhanov, trưởng ban tổ chức cán bộ; và vài trăm thành viên khác cũng bị thủ tiêu. Vài thành viên vì hoàn cảnh liên hệ với Staline còn sống sót như Manouilski và Kuunisen.
Vụ thanh trừng được biết chính xác nhất là vụ thanh trừng các tướng lãnh. Ngày 11 tháng 6 năm 1937, báo chí loan tin tòa án quân sự xử vụ Thống chế Toukhatchevski. Ông ta là phó Ủy viên đảm trách bộ Quốc Phòng và là người có công trong kế hoạch canh tân quân đội Hồng quân. Ông bị ghép vào tội làm gián điệp và phản bội, bởi vì ông không cũng quan điểm với Staline và Vorochilov trong cuộc chiến tranh với Ba Lan hồi năm 1920. Cùng với thống chế Toukhatchevski, có 7 tướng lãnh cũng bị kết án tử hình. Đó là các tướng Iakir, Ouborevitch, Eideman, Kork, Poutna, Feldman, Primakov. Mười ngày sau đó, Staline ra lịnh bắt giam 980 sĩ quan cao cấp, trong số này có 21 Tướng cấp quân đoàn và 37 Trung tướng. Staline đã cho sắp đặc '' vụ án âm mưu quân sự do Thống chế Toukhatchevski cầm đầu'' từ mấy tháng trước đó. các bị cáo chính bị bắt từ tháng 5 năm 1937. Họ bị tra tấn rất dã man. [ 20 năm sau, danh dự Thống chế được phục hồi. Trên các tờ khai của Thống chế còn dính nhiều vết máu. ]. Đích thân Iejov điều tra Thống chế Toukhatchevski. Bị cáo đều thú nhận tội vài ngày trước khi đưa ra tòa án quân sự xét xử. Staline tự tay kiểm tra các bản án. Ngày 15 tháng 5 năm 1937, đại sứ Liên Xô tại Tiệp Khắc chuyển một hồ sơ giả cho tình báo Đức Quốc Xã. Trong hồ sơ này có các bức thơ ngụy tạo danh nghĩa Thống chế Toukhatchevski gởi cho quân đội Đức. Đó là lý do Thống chế và một số Tướng Tá trong quân đội Cộng sản bị thanh trừng.
Trong vòng 2 năm, Hồng quân đã khai trừ :
Ba vị Thống Chế trong năm Thống chế đang tại chức. Đó là các Thống chế Toukhatchevski, Tegorov và Blucher. Hai vị sau bị thanh trừng vào tháng 2 năm 1938 .
13 Đại Tướng cấp quân đoàn trong số 15 vị đang tại chức.
8 Đô Đốc trong số 9 vị đang tại chức.
50 Đại Tướng cấp Phó quân đoàn trong số 57 vị đang tại chức.
154 Trung Tướng cấp sư đoàn trong số 186 vị đang tại chức.
16 Chính ủy cấp quân đoàn trong số 186 vị đang tại chức.
25 Chính ủy cấp phó quân đoàn trong số 16 vị đang tại chức.
Từ tháng 5 năm 1937 đến tháng 8 năm 1938 có tất cả 35.020 sĩ quan bị bắt giam hay sa thải khỏi quân đội. Con số sĩ quan bị hành quyết đến nay chưa được biết. Qua năm 1939-1941, có 11.000 sĩ quan được lịnh tái ngũ. Trong số đó có Tướng Rokossovski và Gorbatov. Tóm lại , cuộc thanh trừng trong hàng ngũ quân đội, có khoảng chừng 30.000 sĩ quan chỉ huy bị bắt hay sa thải trong số 178.000 vị đang tại chức.
Về phương diện chiến lược, việc thanh trừng trong quân đội là một điểm bất lợi cho Hồng quân trong các cuộc chiến đương đầu với Ba Lan và quân Đức quốc xã trong năm 1940.
Hai lãnh tụ Boukharine và Litvinov khuyến cáo Staline về nguy cơ của quân Đức quốc xã dưới quyền lãnh đạo của Hitler, nhưng Staline không lưu tâm. Việc thanh trừng các Tướng lãnh mạnh miệng lên tiếng chống lại ý kiến của Staline, để thay bằng các đảng viên không có kinh nghiệm nào với Staline, đã tạo cơ hội cho Staline tự ý định đoạt về các chính sách chính trị và quân sự thân thiện với Đức vào cuối thập niên 30.
Có rất nhiều tài liệu về nạn nhân thuộc thành phần trí thức. Từ khi thành hình một bộ phận được thừa nhận trong xã hội , lực lượng trí thức Nga từ giữa thế kỷ thứ 19 đã chính thức được coi là trung tâm chống lại chuyên quyền và các hình thức nô lệ tư tưởng. Cho nên khi có cuộc thanh trừng, thì trí thức là đối tượng chính cần phải đàn áp. Lúc ban đầu, các cuộc đàn áp còn ôn hòa, diễn ra từ năm 1922 đến các năm 1928-1931. Vào tháng 3 và tháng 4 năm 1937, báo chí mở chiến dịch lên án nhà nước về những điều sai lầm trong chính sách kinh tế, lịch sử và văn chương. Về lịch sử, sử gia Pokrovski đã chết vào năm 1932. Các môn đệ của ông đều bị bắt giam. Tư tưởng và tri thức sáng tạo phải làm theo chỉ thị. Mục đích của ý thức hệ chính trị đã bao che các tham vọng và sự tranh đua. Các vị giáo sư đại học thường hội thảo nhằm lôi kéo tầng lớp sinh viên, trở thành mục tiêu của các cuộc đàn áp. Chỉ cần một sơ hở nhỏ trong khi thảo luận, đủ cho một số sinh viên chỉ điểm được gài trong tập thể sinh viên, tố cáo các vị giáo sư này. Một số lớn giáo sư của các viện đại học, thành viên của các hàn lâm viện hay của các học viện đều bị sát hại.
Tại Biélorussie, trong số 105 vị hàn lâm, có 78 vị bị hành quyết vì bị tố cáo là làm gián điệp cho Ba Lan.
Từ năm 1933, chiến dịch đàn áp '' các phần tử quốc gia trưởng giả''- cái tên do chính quyền cộng sản gán cho tầng lớp trí thức- thực sự phát động nhắm vào hàng ngũ trí thức vùng Ukraine. Những người trí thức bị gán cho cái tội phá hoại các hàn lâm viện Khoa học, học viện Chevtchenko, hàn lâm viện canh nông, học viện Mat-Lenin. Và biến các nơi này thành các sào huyệt của những người phản cách mạng. Và những năm 1937-1938 là những năm kết thúc cuộc thanh trừng đã phát động từ 4 năm trước.
Từ xưa, giới Khoa học đã có liên hệ mật thiết với chính trị, kinh tế, quốc phòng và kinh tế. Chính quyền luôn luôn theo doĩ và đàn áp các giới này. Thí dụ như kỹ sư hàng không Tupolev và khoa học gia Korolev, người lãnh đạo chương trình không gian của Liên Xô bị bắt giam trong trại tập trung đặc biệt của cơ quan tình báo NKVD theo như nhà văn Soljenitsyne viết trong tác phẩm '' Vòng đầu''.
Trong số 29 nhà thiên văn học phục vụ trong trung tâm nghiên cứu vũ trụ lớn ở Polkouvo, chính quyền bắt giam 27 người.
Toàn thể nhân viên của Trung tâm thống kê trung ương sau khi làm xong bản thống kê trong năm 1937 , đều bị bắt nhốt. Nhà nước viện lý do, trung tâm thống kê đã vi phạm nguyên tắc căn bản sơ khai của môn khoa học thống kê và đã làm sai chỉ thị của nhà nước.
Nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ học chống lại lý thuyết của nhà ngôn ngữ Maxit được Staline thừa nhận là ông Marr, cũng bị bắt giam.
Nhiều nhà sinh vật học tốt nghiệp và thành công trong nhiều lãnh vực nghiên cứu sinh học đã vạch trần lý thuyết lừa bịp của nhà sinh vật học chính thức của chế độ cộng sản Lyssenko, cũng bị bắt. Theo ông Lyssenko, lúa mì cũng có thể trồng được trong mùa Đông. Trong số nạn nhân này, có nhà sinh vật học lừng danh là Giáo sư Levit, giám đốc viện nghiên cứu Y khoa Di Truyền Học, Giáo sư Toulaikov , giám đốc viện nghiên cứu Thảo Mộc, Giáo sư Ianata thuộc viện nghiên cứu Thực vật và là thành viên của hàn lâm viện nông nghiệp Lenine, bị bắt giam ngày 6 tháng 8 năm 1940 và chết trong tù ngày 26 tháng giêng 1943.
Bị kết án bởi cái tội đã bảo vệ những tư tưởng ngoại lai, thù địch và muốn tách rời ra khỏi tiêu chuẩn thực tế của Xã hội chủ nghĩa, các nhà văn, các nhà diễn kịch, các nhà báo đã trả một giá quá đắc trong thời điểm Iejovchina.
Có chừng 2000 nhà văn bị bắt giam mặc dù họ đã gia nhập vào hội văn bút của nhà nước.
Một số bị xử tử, số khác bị đưa đi lao động khổ sai. Trong số các nhà văn bị bắt, có vị đã cho ra đời một số tác phẩm văn chương lớn. Văn sĩ Issak Babel, tác gỉa của hai tác phẩm '' Câu chuyện ở Odessa'' và '' Đoàn kỵ binh đỏ'', bị xử bắn ngày 27 tháng giêng năm 1940.
Các nhà văn Boris Pilniak, Iouri Olecha, Panteleimon Romanov và các thi hào Nikolai Kliounev, Nikolai Zabolotski, Ossip Mendelstam chết trong trại chuyển tiếp ở Siberie ngày 26 tháng chạp năm 1938, Gourgen Maari, Titsian Tabidze. Các nhà viết nhạc Jeleiev, nhạc trưởng Mikoladze cũng bị bắt cùng với các nhạc sĩ , nghệ sĩ sân khấu và nhà đạo diễn Vsevolod Meyerhold.
Đầu năm 1938, chính quyền ra lịnh đóng cửa nhà hát lớn Meyerhold, với lý do là nó xa lạ với nghệ thuật Xô Viết. Nhà đạo diễn của nhà hát lớn không chịu tự kiểm thảo nên chính quyền bắt giam ông vào ngày 6 tháng 5 năm 1939. Sau một thời gian tra tấn, chính quyền cộng sản đem ông ra bắn vào ngày 2 tháng 2 năm 1940.
Trong thời gian kể trên, chính quyền muốn thanh toán vĩnh viễn tàn dư của Giáo Hội. Bản thống kê năm 1937 cho thấy 70% dân chúng vẫn còn giữ Đức Tin mặc dù chịu nhiều hình thức áp lực của chính quyền. Trong cuộc phóng vẫn trong khi làm bản thống kê, khi được hỏi '' Anh có đức tin không ? '', họ trả lời '' có''.
Các nhà lãnh đạo Xô Viết quyết mở trận tấn công cuối cùng vào sào huyệt của Giáo Hội. Tháng 4 năm 1937, lãnh tụ Malenkov gởi cho Staline một văn thơ với nội dung cho rằng các luật lệ về hành đạo đã lỗi thời và đề nghị hủy bỏ đạo luật ký ngày 28 tháng 4 năm 1929. Ông viết: '' Chiếu theo đạo luật này, Giáo Hội cũng như các Giáo Phái khác được phép hành đạo. Giáo Hội có trên 600.000 giáo dân. Đó là một lực lượng thù địch đáng kể đối với chính quyền. Đã đến lúc chúng ta phải dứt khoát với Giáo Hội và các vị chức sắc trong trong Giáo Hội cũng như trong các Giáo Phái khác. ''
Hàng ngàn Linh Mục, Giám mục bị bắt đưa vào các trại tập trung lao động khổ sai. Một số bị hành quyết. Trong tổng số 20.000 giáo đường còn cho phép hoạt động vào năm 1936, sang năm 1941, không còn quá 1000 nhà thờ hoạt động. Có 5665 Giáo sĩ chính thức đăng ký hoạt động vào đầu năm 1941. Phần lớn họ sinh hoạt trong các vùng Balte, Ba Lan, Ukraine và Moldavie , sát nhập vào Liên Bang Xô Viết năm 1939-1940. Đó là những người còn sống sót trên tổng số 24000 Giáo sĩ vào năm 1936.
Như đã đề cập ở trên, cuộc đại khủng bố là do các lãnh tụ cộng sản Nga mà nhất là do Staline chủ trương và thi hành. Staline thống trị trên các đồng chí của ông trong Bộ Chính Trị. Ông ta đạt được hai mục tiêu chính. Quan trọng nhất là ông đã thiết lập được một guồng máy hành chánh và quân sự dưới quyền kiểm soát của ông. Ông đưa lực lượng thanh niên trẻ vào đảm nhận các chức vụ trong các cơ quan . Họ là những thanh niên trẻ, đã chịu ảnh hưởng của Staline trong những năm 30.
Theo lời khai của ông Kaganovitch trước đại hội đảng lần thứ 18 , lớp thanh niên trẻ nhận lãnh và thi hành bất cứ công tác nào cuả Staline giao phó cho họ. Trước đây, nhân viên phục vụ tại các cơ quan nhà nước là một thành phần hỗn hợp giữa cán bộ Bônsêvich và các chuyên viên trí thức tiểu tư sản được đào tạo từ chế độ cũ. Thường, khả năng của cán bộ Bônsêvich kém hơn vì họ không được đào đạo đúng đắn trong thời nội chiến. Nhưng họ quyết tâm bảo vệ thành quả cách mạng và công ăn việc làm hiện nay của họ. Phương pháp làm việc hành chánh của họ rất đơn giản . Họ làm việc tự trị, không thi hành các lịnh của Trung Ương đưa ra. Dưới con mắt của Staline, họ là những người Bônsêvich thoái hóa. Trong cuộc kiểm tra thẻ đảng viên năm 1935, các nhân viên kiểm tra gặp phải sự kháng cự thụ động của các cán bộ địa phương và sự bất hợp tác của các chuyên viên, đã dẫn đến một kết quả không tốt cho cuộc kiểm tra toàn quốc trong tháng giêng năm 1937. Điều này không phù hợp với nguyện vọng của Staline. Vì thế Staline ra lịnh khẩn cấp thay thế bằng những nhân viên ''dễ dạy hơn'' để có thể đạt nhiều hiệu năng trong các công tác.
Mục tiêu thứ hai của cuộc đại khủng bố là hoàn thành một cách lũy tiến trong công tác loại bỏ các thành phần'' nguy hiểm cho với xã hội'', một cụm từ mang ý nghĩa rộng lớn.
Theo Bộ hình luật, thành phần nguy hiểm cho xã hội bao gồm những ai có một hành động gây nguy hại cho xã hội dù trong quá khứ hay đang xảy ra. Kể cả những người có liên hệ với các thành phần gây nguy hiểm. Nếu áp dụng các điều trong bộ Hình luật, thì các cựu địa chủ, cựu quân, cán, chính thời Nga Hoàng, cựu đảng viên đảng Mensêvich, đảng xã hội cách mạng,...đều là những người có tội. Và theo Staline, các thành phần này cần phải được thanh toán. Theo lý thuyết của Staline đưa ra trong kỳ đại hội Ủy ban trung Ương tháng 2 và 3 năm 1937, càng tiến lên xã hội chủ nghĩa, thì cuộc đấu tranh với giai cấp đang hấp hối, càng gay gắt hơn.
Và cũng trong kỳ đại hội này, Staline báo động: Cộng Hòa Liêng bang Xô Viết đang bị chủ nghĩa tư bản bao vây. Liên Xô là quốc gia duy nhất đang xây dựng Xã hội chủ nghĩa, và đang bị các quốc gia lân cận bao vây. Các nước Phần Lan, Ba Lan, Lỗ Ma Ni, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản đang được các nước tư ban Pháp, Anh trợ giúp để phá hoại sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa của Liên Xô.
Liên Xô , được '' thánh phong'', đi hàng đầu, lãnh sứ mạng thiêng liêng chống lại kẻ thù đang túc trực ở bên ngoài. Trong tình trạng này, công tác thường xuyên phải truy lùng tìm bắt các tên gián điệp. Nói một cách khác, bất cứ người nào có liên hệ với bên ngoài, dù rất ít cũng phải bị kết tội và phải bị thủ tiêu. Vì vậy '' thủ tiêu kẻ thù có thế lực'' là huyền thoại của đạo quân thứ năm , là lý thuyết cơ bản cho tất cả các hành động của cuộc đại khủng bố.
Qua việc phân tích và phân loại các nạn nhân của cuộc Đại Khủnh Bố, trong đó bao gồm cán bộ, chuyên viên, thành phần nguy hiểm cho xã hội, cựu địa chủ, gián điệp,.. chúng ta đã thấu hiểu tường tận '' cực điểm'' của cuộc hành quyết với gần 700.000 nạn nhân trong vòng hai năm.
 
Stéphane Courtois et al.
Mật thư tội ác của chủ-nghĩa Cộng-sản
Dịch giả : Fossion René & Trần hữu Sơn
Phần 1. Chương 11
ĐẾ QUỐC NGỤC TÙ
Phát động các cuộc đàn áp sâu rộng trong một xã hội dân chính sẽ đưa đến sự hình thành một chế độ cưỡng bách lao động quá sức rộng lớn. Sự kiện này chưa hề xảy ra trước đây.
Ngày nay, với các văn khố về chế độ lao tù của những năm 30 mở cửa, cho phép các nhà nghiên cứu tìm hiểu tượng tận về tiến trình thành lập trại tập trung, về cách thức đàn áp, con số người bị bắt giam, các nguyên nhân bắt người đi lao động cưỡng bách và các lý do kết án buộc tội. Mặc dù bộ phận hành chánh của các trại tù ghi chép chính xác con số tù nhân, nhưng vẫn không sao biết được con số người chết trên con đường đi đến các trại tù, hay chuyể từ trại này qua trại khác.
Giữa thập niên 30, con số phạm nhân phỏng chừng 140.000 đang lao động cưỡng bách ở các công trường đào kinh từ biển Baltique đến Bắc Hải. Vì nhu cầu đào kinh cần con số nhân lực 120.000, cho nên chính quyền phải chuyển con số tội phạm từ các khám đường qua các trại lao động cưỡng bách. Con số nạn nhân trở thành tội nhân gia tăng rất nhanh. Năm 1929 công an bắt giữ 56.000 người. Qua đến năm sau con số này tăng lên 208.000. Ngoài ra, các cơ quan khác như Bộ Tư pháp, Nội vụ, và Quân đội cũng bắt đưa đi lao động khổ sai 1.178.000 người trong năm 1929. Hai năm sau tăng lên 1.238.000. Đến năm 1932 con số phục vụ khổ sai cho công tác đào kinh lên đến 300.000 người. Có chừng 10% tù lao động khổ sai chết.
Tháng 7 năm 1934, sau khi tái tổ chức, cơ quan Guépou trở thành cơ quan Trung Ương quản lý các trại tập trung NKVD thuộc bộ Nội vụ. Cơ quan có trong tay 708 đơn vị hệ thống lao tù, bắt giữ 212.000 tội phạm. Năng xuất của các trại tù này rất thấp so với nhu cầu của Ủy Ban tư pháp nhân dân. Để đạt được chỉ tiêu cao như các nơi khác, hệ thống lao động khổ sai được tái tổ chức thành các đơn vị chuyên môn, các trại sản xuất chuyên nghiệp, với tầm mức rộng lớn. Các tổ hợp thành hình. Mỗi tổ hợp có chừng vài ngàn phạm nhân phục vụ. Chính các tổ hợp này là những đơn vị kinh tế căn bản của chính quyền cộng sản dưới thời Staline.
Đầu năm 1935, chế độ trại tù tập trung lao động được tổ chức thống nhất, quy tụ 965.000 tù nhân. Trong số này có 725.000 tù của các trại khổ sai và 240.000 thuộc thanh phần khẩn hoang, tội nhẹ có án dưới 3 năm. Kế hoạch 20 năm đã được hoạch định. Tù nhân trên quần đảo Solovski bắt đầu công tác chặt cây ở bán đảo Carelie, ven biển Bắc hải trong vùng Volga. Tổ hợp lớn Svirlag quy tụ 43000 tội phạm có nhiệm vụ cung cấp củi cho toàn vùng thành phố Leningrad. Tổ hợp Temnincovo quy tụ 35.000 , phục vụ củi cho Thủ Đô Mạc Tư Khoa.Tại ngã tư chiến lược Kotlas, công tác xây các trục lộ giao thông, đường xe lửa để chuyển than củi và gỗ cho các khu hầm mỏ ở phía Tây Vym, Oukhta, Petchora và Vorkouta.
Tỏ hợp Oukhpetchlag xử dụng 51.000 nhân công tù vào công tác thiết lập hệ thống giao thông cho các khu vực hầm mỏ ở phía Bắc. Một bộ phận được chỉ định đi vùng Bắc Oural. Các tổ hóa học làm việc tại Solikamsk và Berezniki. Tổng số tù lao động ở Tây và TâyNam Siberie là 63.000 phục vụ không công cho mỏ than Kouzbassougol.
30.000 tù cải tạo đang phục vụ cho nền nông nghiệp ở Steplag thuộc cộng hòa Kazakhstan được đưa đi làm thí điểm khai thác cánh đồng cỏ . Tuy vậy chế độ lao động ở vùng này tương đối ít cùng cực hơn các nơi khác. Công trường Dmitlag với con số tù 196.000, sau khi đào xong con kinh từ biển Baltique thông qua vùng Bắc Hải, nay được huy động đi đào con kinh lớn nhất trong thời Staline. Đó là con kinh nối liền Thủ đô Mạc Tư Khoa với vùng sông Volga. Một đại công trường khác có tầm vóc vị đại như Kim tự tháp của Ai Cập , đó là công trường BAM, viết tắc của Baikalo-Amourakaia Magistral. Đó là con đường xe lửa xuyên qua vùng Tây Bá Lơị Á, từ hồ Baikal đến sông Amon.
Đầu năm 1935, 150.000 tù nhân lao động cưỡng bách trong vùng Bamlag được chia ra làm 30 sư đoàn, khởi công xây dựng phần đầu của con đường xe lửa này. Đến năm 1939, con số tù phục vụ cho công trình đường sắt lên đến 260.000. Đó là con số tù lao động khổ sai kỷ lục trong một trại tập trung dưới thời cộng sản.
Một công trường khác mang tính chiến lược cho nền kinh tế Nga là bắt tù cải tạo khai thác vàng ở vùng Tây Bắc nước Nga. Đó là tổ hợp Dal'Stroi. Các mỏ vàng nằm trong vùng Kolyma, một vùng chỉ có thể liên liên lạc bằng đường biển, khí hậu vô cùng khắc nghiệt, nhất là cái lạnh của mùa Đông. Từ trung tâm này, tù cải tạo đã xây các con đường dẫn đến các trại tù khác . Văn sĩ Varlam đã diễn tả cuộc sống cùng cực của tù nhân và lối cai trị vô nhân đạo của cai tù trong các tác phẩm của ông. Từ năm 1932 đến năm 1939, với con số nhân lực 138.000 ,số lượng vàng được sản xuất từ 276 ký cho đến 48.000 ký, chiếm 35% tổng số vàng khai thác trên toàn nước Nga.
Tháng 6 năm 1935, chính quyền cộng sản đưa tù nhân đi khai thác kim loại Nickel trong vùng Norilsk, Bắc Cực. Có 70.000 tù nhân bị đưa đến vùng lạnh chết người này.
Nhà nước cho rằng lao động khổ sai là hình thức cải tạo. Do vậy, chỉ tiêu do nhà nước chỉ định không lệ thuộc vào các điều kiện vật chất, kinh tế hay địa dư. Các cơ quan quản lý tù nhân ký hợp đồng với các cơ quan khác rồi bắt tù nhân thi hành. Từ công trình thủy điện, cục Hõa xa cho đến tổng cục Kiều lộ,.. các cơ quan này có thể trao đổi tù nhân lao động khổ sai với nhau như họ trao đổi hàng hóa.
Vào thời kỳ thứ hai của kế hoạch ngũ niên, con số tù lao động khổ sai ở các trung tâm tăng lên gấp đôi. Đầu năm 1935, có 965.000 tù lao động. Qua năm 1941 tăng lên 1.930.000 người. Con số tù lao động tăng lên quá nhanh làm xáo trộn cơ cấu tổ chức trong các trung tâm lao động. Điều này dẫn đến hệ quả là năng xuất sản xuất giảm sút. Năm 1937 sản phẩm chỉ bằng 13% của năm 1936.
Ngày 10 tháng 4, để cải tiến mức sản xuất, tân ủy viên bộ nội vụ, ông Lavrenti Beria cho thi hành một biện pháp mới, tái tổ chức các trại cải tạo. Không đặc nặng vấn đề truy lùng tù cải tạo, thay vào đó, ông cho thi hành chính sách lành mạnh quản lý kinh tế.
Với tiêu chuẩn năng lượng trong phần ăn mỗi ngày dành cho tù lao động là 1400 calori, thì chỉ đủ để cho họ ngồi không trong các nhà tù. Cho nên con số tù có khả năng lao động của những năm trước, nay trở thành bất lao động. Họ không còn đủ năng lực dùng cho lao động với khẩu phần ăn quá thiếu thốn. Con số tù bất khả lao động lên đến 250.000 tính từ ngày 1 tháng 3 năm 1939. Số tù cải tạo chết trong năm 1938 là 8%.
Để đạt tiêu chuẩn do bộ Nội vụ đưa ra và để khai thác hợp lý và tối đa khả năng lao động, Beria đề nghị gia tăng khẩu phần ăn cho lao công, bãi bỏ lịnh tạm tha trước thời hạn, trừng phạt các tù nhân bất mãn để làm gương, gia tăng giờ làm việc mỗi ngày lên 11 giờ, và mỗi tháng được nghỉ 3 ngày.
Theo các tại liệu trong các văn khố, việc luân chuyển tù nhân xảy ra thường xuyên. Hàng năm có từ 20% đến 35% tù nhân đựơc phóng thích. Đó là con số tù bị kết án dưới 5 năm. Con số tù loại này chiếm 57% trên tổng số tù vào đầu năm 1940.
Nhưng đối với các tù chính trị bị bắt giam trong những năm 1937-1938, Bộ Nội Vụ có quyền bắt giam trở lại, cho dù đã đến ngày phóng thích. Cho nên , một khi bị bắt vào các trại lao động khổ sai là kể như không có ngày về. Nhưng cho dù được phóng thích, họ cũng không có quyền trở về quê quán cũ. Chính quyền chỉ định nơi cư ngụ, lại cũng chỉ là một hình thức lưu đày khác.
Nhưng các trung tâm tù lao động không phải chỉ dành riêng cho các tù chính trị, phản cách mạng , hay phạm vào một trong 14 tội được ghi trong điều 58 của bản tân hiến pháp . Hàng năm, con số tù nhân gia tăng. Họ bị bắt và bị kết án đã vi phạm vào các điều luật '' đàn áp'' đối với tất cả các sinh hoạt bình thường hằng ngày. Như các tội phung phí tài sản xã hội chủ nghĩa, không có giấy thông hành, du đãng, đầu cơ tích trữ hàng hóa, bỏ sở làm, làm không đúng tiêu chuẩn,.. Những tội phạm này vừa không phải là tù chính trị, vừa không phải tù thường phạm. Họ chỉ là những công dân bình thường. Đó là kết quả của một thập niên đàn áp của đảng nhà nước đối với mọi thành phần càng ngày càng lớn trong xã hội. Kết quả này có thể gom lại trong bản thống kê tạm thời:
Nạn đói năm 1932-1933 giết chết 6.000.000 người. Đó là hậu quả của chính sách cưỡng bách tập thể hóa nông nghiệp, chính sách trưng thu trưng dụng.
Xử tử 720.0000 người. Trong số này có 680.000 bị hành quyết trong hai năm 1937-1938.
300.000 giấy khai tử cấp phát trong các năm 1934 đến 1940. Đó là chưa kể đến những người bi giết chết, không được nói đến trong năm 1930-1934. Có thể tính trong tròn 10 năm chết 400.000.
600.000 người chết thuộc diện đi khai hoang.
2.200.000 bị bắt buộc rời quê quán ra các vùng '' kinh tế mới''.
Từ năm 1934 đến năm 1941 có 7.000.000 người bị bắt vào các trại lao động khổ sai.
Trong số 53 trung tâm lao động cải tạo vào đầu năm 1940, có 425 trại với con số tù lên đến 1.670.000 người. Bộ Nội Vụ cũng còn bắt giữ 1.200.000 người thuộc diện chờ đi vùng kinh tế mới.
Cho dù có giảm bớt các con số tù nhân, các sử gia cũng phải thừa nhận rằng sự hiện diện của các tù lao động khổ sai trong các trung tâm lao động cưỡng bách là một bằng chứng hùng hồn của một chính sách đàn áp dân chúng vô cùng dã man của chính quyền cộng sản trong thập niên 30.
Từ cuối năm 1939 đến mùa hè năm 1941 các trại khổ sai lao động, các tổ lao động khẩn hoang và các vùng di cư đặc biệt của Goulag đã tăng dân số rất cao. Con số người bị trục xuất do việc Xô Viết Hóa các vùng đất khác sát nhập vào Liêng Bang và do các hành dộng mà nhà nước cộng sản cho rằng bất chính trong khi chính những nạn nhân cho rằng đó là tự do.
Ngày 24 tháng 8 năm 1939, thế giới lấy làm ngạc nhiên về hiệp ước ' Bất Tương Xâm lăng '' được ký giữa Liên Xô và Đức Quốc Xã. Hiệp ước này đã làm cho các nhà cầm quyền Tây Âu lúng túng vì họ chưa chuẩn bị tinh thần cho dân chúng. Nó làm đảo ngược các hiệp ước đã có từ trước. Nhiều nhà chính trị lúc bấy giờ không thể hiểu được cái gì sẽ xảy ra do sự phối hợp hai luồng ý thức hệ trái ngược với nhau đó.
Ngày 21 tháng 8 năm 1939, chính quyền cộng sản đã hoãn lại các cuộc thương thuyết với chính phủ Anh và Pháp khi hai phái đoàn này đến thủ đô Mạc tư Khoa vào ngày 11 tháng 8 năm 1939 với mục đích là thành lập thế tam giác để chống lại Đức Quốc Xã. Lãnh tụ bộ ngoại giao Xô Viết ông Molotov, từ đầu năm 1939 đã có thái độ tránh né ký kết thỏa hiệp với Anh và Pháp. Ông ta nghi ngờ hai nước này đang tìm cách thông đồng với Đức Quốc Xã. Ông lo ngại Ba lan sẽ là nạn nhân cũng như Tiệp Khắc. Như vậy Đức sẽ rảnh tay về mặt trận phía Đông. Các cuộc thương thuyết giữa Liên Xô và Anh Pháp đang gặp khăn. Nếu như Hitler xua quân tấn công Pháp thì Hồng Quân chỉ có thể can thiệp bằng cách kéo quân qua Ba Lan tấn công quân Đức. Đức đã tiến một bước lớn trên con đường ngoại giao khi cử bộ trưởng ngoại giao Đức Von Ribbentrop, ngày 14 tháng 8 qua Mạc Tư Khoa để hoàn tất thỏa hiệp. Qua ngày hôm sau Staline đặt tay ký hiệp ước song phương với Đức Quốc Xã.
Từ đầu năm 1938, Đức và Liên Xô đã ký các hiệp ước về thương mại. Cho đến khi ngoại trưởng Von Ribbentrop viếng thăm Mạc Tư Khoa vào ngày 19 tháng 8 năm 1939, thì Đức quyết định cho Liên Xô hưởng nhiều đặc lợi. Ngay chiều hôm đó, Liên Xô bằng lòng ký hiệp ước bất tương xâm với Đức. Chính Liên Xô soạn thảo hiệp ước và trao chuyển trước về Bá Linh. Trong đêm 23 tháng 8, Von Ribbentrop chính thức ký hiệp ước và sáng hôm sau, 24 tháng 8, hai chính phủ cho công bố đến dân chúng của hai nước. Hiệp ước có hiệu lực trong vòng 10 năm. Các chi tiết chia vùng ảnh hưởng ở khu vực Đông Âu được giữ bí mật. Mãi cho đến năm 1989, các nhà lãnh đạo Cộng Sản Liên Xô vẫn chối cãi về nội dung '' chống lại hòa bình'' của bản hiệp ước mà hai nước đã ký.
Theo hiệp ước này, nước Lituaine thuộc vùng ảnh hưởng của Đức; Nước Estonie, Lettonie thuộc Phần Lan; Vùng Bessarabie thuộc Liên Xô. Trong khi đó phần đất Ba Lan chưa quyết định lệ thuộc nước nào. Sau khi Đức chiếm Ba Lan, Liên Xô mới đặt lại vấn đề chủ quyền của nước này.
Tám ngày sau khi ký hiệp ước bất tương xâm với Liên Xô, Đức Quốc Xã xua quân chiếm Ba Lan. Một tuần lễ sau, ngày 9 tháng 9 năm 1939, trước sự thảm bại của quân đội Ba Lan, Liên Xô chính thức cho Đức biết là họ sẽ xua quân chiếm các khu vực như đã phân định bí mật trong hiệp ước. Ngày 17 tháng 9, Hồng Quân tiến vào Ba Lan với chiêu bài '' cứu giúp người anh em Ukraine và Biélorussie đang bị uy hiếp vì Ba Lan tan rã. Khi Hồng Quân vào đến Ba Lan thì quân đội của nước này gần như bị tiêu diệt. Hồng Quân không hề gặp một sự kháng cự nào. Hồng Quân bắt 230.000 làm tù binh, trong số đó có 15.000 sĩ quan. Ý định chọn Ba Lan làm vùng trái độn giữa hai nước đã không thành. Vì vậy vấn đề chia biên giới đã trở nên khó khăn. Trước kia hai bên chọn con sông Vistule chảy qua Varsovie làm ranh giới. Nhưng sau đó, vào ngày 28 tháng 9, Von Ribbentrop qua Mạc Tư Khoa quyết định chọn biên giới dọc theo con sông Bug ở về phía Đông. Đổi lại, Đức chịu nhường Lituaine cho Xô Viết.
Việc phân chia phần đất Ba Lan đã tăng vùng đất ảnh hưởng của Liên Xô thêm 180.000 cây số vuông với một dân số trên 12 triệu người, gồm các sắc dân Ukraine, Ba Lan và Biélorussie. Ngày 1 và 2 tháng 11 năm 1939 đã diễn ra một cuộc trưng cầu dân ý trá hình về việc sát nhập hai nước Ukraine và Biélorussie vào Liên Bang Xô Viết.
Trước khi mở cuộc trưng cầu dân ý, cơ quan an ninh của Liên Xô đã quét sạch tất cả dân chính gốc Ba Lan. Họ bị bắt đưa đi lưu đày đập thể vì bị ghép vào tội phản động. Phần lớn những người này thuộc thành phần địa chủ, trí thức, kỹ nghệ gia, thương gia, công chức, những quân nhân ở vùng khẩn hoang. Những quân nhân này là các phần tử ưu tú của Ba Lan vì họ đã có công dành lại độc lập cho dân Ba Lan trước khi trực thuộc Nga Hoàng. Theo thống kê của phòng quản lý Goulag, từ tháng 2 năm 1940 đến
Tháng 6 năm 1941 đã có 381000 dân Ba Lan bị sát nhập vào Cộng Hòa Xô Viết Ukraine và Biélorussie và bị đüa đi khẩn hoang tại các vùng hẻo lánh của Liên Bang Xô Viết. Theo như sở gia Ba Lan, con số này còn cao hơn rất nhiều, có thể có đến 1 triệu người. Còn con số người bị lưu đày từ tháng 9 năm 1939 đến tháng 1 năm 1940 chưa được công bố.
Chi tiết về ba vụ bố ráp vào ngày 9 và 10 tháng 2; ngày 12 và 13 tháng 4; ngày 28 và 29 tháng 6 năm 1940 được ghi lại trong các văn thư trong thư khố của nhà nước.
Các xe tải phải mất ròng rã 2 tháng trời để chở các tù binh Ba Lan đến các vùng đất Siberie, Kazakhstan và các vùng cực Bắc. Trong số tù binh Ba Lan 230.000 bị bắt vào mùa hè năm 1941 nay chỉ còn có 82.000 người còn sống. Con số dân Ba Lan bị đày đi lao động khổ sai còn chết nhiều hơn nữa. Vì thế, vào tháng 8 năm 1941, một thỏa ước được ký kết giữa chính phủ Ba Lan lưu vong và chính quyền Xô Viết để ân xá cho dân Ba Lan lưu đày kể từ tháng 11 năm 1939, người ta không tìm thấy tin tức của 243.100 người Ba lan khẩn hoang đặc biệt trong số 381.000 bi lưu đày từ tháng hai năm 1940 đến tháng sáu năm 1941.
Tổng số 388.000 người Ba Lan được ân xá bao gồm các tù binh, các người bị quản thúc, và người bị lưu đày. Vài trăm ngàn người khác đã biến mất trong vòng hai năm, trước tháng 8 năm 1941. Một số lớn bị hành quyết vì bị coi là thành phần chống Xô Viết. Trong số này có 25.700 sĩ quan và thường dân Ba Lan.
Lãnh tụ công an nội chính, ông Béria, trong một điện văn gởi cho Staline đề ngày 5 tháng 3 năm 1940 đã đề nghị xử bắn các phần tử này. Một số hầm chôn tập thể đã được quân Đức khám phá hồi tháng 4 năm 1943, nằm trong khu rừng Katyn. Thời ấy, người ta đổ lỗi cho đuân Đức Quốc Xã là thủ phạm các vụ chôn tập thể người Ba Lan. Đến năm 1992, Boris Yelsine, Tổng Thống của Nga, trong một chuyến công du ở Varsovie đã thừa nhận là chính quyền Bônsêvich, và chính Staline ra lịnh thủ tiêu những người Ba Lan này.
Sau khi sát nhập các phần đất của Ba Lan vào lãnh thổ Liên Bang Xô Viết đúng theo tinh thần bản hiệp ước với Đức, Liên Xô đã đòi các nhà lãnh đạo Lituanie, Estonie và Lettonie phải đến Mạc Tư Khoa trình diện và buộc họ phải ký vào các hiệp ước tương trợ. Theo các hiệp ước này, họ bị bắt buộc phải để cho Liên Xô đặt các căn cứ quân sự trên nước họ. Ngay sau đó, Liên Xô đưa 25.000 quân vào Estonie, 30.000 quân vào Lettonie và 20.000 quân vào Lituanie. Quân số của Liên Xô chiếm đóng tại ba quốc gia này nhiều hơn quân số của chính nước họ. Sự hiện diện Hồng quân trên lãnh thổ của các quốc gia này đã nói lên sự kiện các quốc gia này không còn độc lập nữa.
Ngày 11 tháng 10 năm 1939, Béria ra lịnh: '' Tiệu diệt tận gốc các phần tử của các nước này có âm mưu chống lại Xô Viết''. Và bắt đầu từ đó, các toán công an của Liên Xô bắt đầu lùng bắt các sĩ quan của quân đội địa phương. Kể cả công chức, trí thức bị coi là các phần tử phản động, không đáng tin, cũng trở thành mục tiêu đàn áp.
Tháng 6 năm 1940, sau cuộc chiến thắng chớp nhoáng của quân Đức Quốc Xã đối với quân Pháp, Liên Xô quyết định thực thi các điều khoản bí mật trong hiệp ước bất tương xâm với Đức.
Ngày 14 tháng 6 năm 1940, viện cớ quân đội của ba nước vùng Baltique chống lại Hồng Quân, chính quyền Xô Viết gởi tối hậu thư đến nhà cầm quyền của ba nước này, đòi họ phải thành lập một chính phủ mới để bảo đảm sự thi hành nghiêm chỉnh các điều khoản đã ký trong thỏa ước tương trợ. Ngaysau đó, hàng ngàn Hồng Quân tiến vào lãnh thổ của ba nước. Staline cử các đại diện đến ba nước này để hợp thức hóa vào Liên Bang Xô Viết. Ông biện lý Vyciski đến Riga; ông Jdanov đến Tallinn và viên chỉ huy công an Dekanozov đến Kaunas. Kể từ đó, cơ cấu chính trị của ba nước bị giải tán. Các nghị viên, viên chức,..bị bắt giam. Chỉ còn có đảng Cộng Sản là đảng duy nhứt được quyền đưa người ra ứng cử vào các cuộc bầu cử trong các ngày 14 và 15 tháng 7 năm 1940.
Sau đây là văn thư tối mật của Béria gởi cho Staline.
Văn thư của L. Béria, Bộ Trưởng Nội Vụ gởi đồng chí Staline, ngày 5 tháng 3 năm 1940. Tối mật.
Gởi đồng chí Staline,
Một số rất đông sĩ quan quân đội Ba Lan, nhân viên cảnh sát, nhân viên tình báo, đảng viên của các đảng phản động, các đảng phản cách mạng đã bị phát giác , những người bỏ trốn qua hàng ngũ địch, ..tất cả là những kẻ thù nguy hiểm của chính quyền Xô Viết. Chúng đã bị bắt nhốt trong các trại tù trong lãnh thổ Liên Bang Xô Viết, dưới quyền kiểm soát của Bộ Nội Vụ và trong các khám đường ở phía Tây của cộng hòa Ukraine và Biélorussie.
Mặc dù bi bắt giam, các sĩ quan , nhân viên cảnh sát Ba Lan vẫn ngoan cố phản lại cách mạng và duy trì các hành động chống Liên Xô. Họ chờ ngày phóng thích để họ tiếp tục chống đối chúng ta.
Các cơ quan công an nội chính ở phía Tây Ukraine và Bièlorussie đã phát hiện ra nhiều tổ chức phản cách mạng do các sĩ quan và cảnh sát cầm đầu. Trong số những người trốn qua hàng ngũ địch, trong số đó có người gốc Nga ở dọc biên giới đã bị quân ta phát hiện khi chúng tìm cách liên lạc với các ổ kháng chiến, làm nhiệm vụ gián điệp chống lại chính quyền Xô Viết.
Hiện có 14.736 người bị giam . Trong đó gồm có sĩ quan, công chức, cảnh sát viên, quân cảnh, địa chủ, các nhân viên cai quản khám đường, các nhơn viên tình báo. 97% trong số người này là dân Ba Lan. Không có một người lính và hạ sĩ quan.
Phân loại:
* Cấp Tướng, Đại Tá và Trung Tá 259 người;
* Thiếu Tá và Đại Úy 2080 -
* Trung, Thiếu và Chuẩn úy 6049 -
* Sĩ quan, ngành công an, quân cảnh 1030 -
* Nhân viên quản lý khám đường, tình báo 5138 -
* Công chức, địa chủ, Linh mục, 144 -
Ngoài ra còn có 18.632 người bị giam ở các trại tù phía Tây Ukraine. Trong số này có 10.685 người dân gốc Ba Lan.
Phân loại:
* Sĩ quan 1207 người
* Tình báo, cảnh sát, công an, quân cảnh 5141 //
*Gián điệp, phá hoại 347 //
* Địa chủ, Chủ hãng xưởng, công chức 465 //
* Thảnh viên các ổ kháng chiến 5345 //
* Những người bỏ trốn qua hàng ngũ địch 6127 //
Xét rằng những người này là những kẻ thù nguy hiểm, không thể cải tạo được, đã chống lại chính quyền Xô Viết. Cơ quan Nội Chính đề nghị:
1. Đưa các tội phạm này ra xử trước các toà án đặc biệt:
a. 14.700 sĩ quan, công chức, địa chủ, công an, cảnh sát hiện đang bị bắt giam trong các trại tù binh.
b. 11.000 thành viên của các tổ chức phản cách mạng, các chủ hãng xưởng sĩ quan Ba Lan, những người trốn qua vùng địch,..hiện bị bắt giam trong các trại ở phía Tây Ukraine và Bièlorussie.
Tất cả những phần tử này phải nhận hình phạt tối đa: Tử hình và bị bắn .
Việc thụ lý hồ sơ cá nhân không cần phải qua thủ tục hỏi cung bị can và cũng không cần lên án buộc tội. Sau khi điều tra, các hình phạt sẽ được ghi nhận như sau:
Hình phạt dưới hình thức các chứng thư của cơ quan quản lý các trại giam các tù binh trực thuộc cơ quan An Ninh Nội Chính NKVD của Liên Bang Xô Viết về các tù binh chiến tranh hiện đang bị giam trong các trại tù binh.
Hình phạt dưới hình thức các chứng thư của các cơ quan Anh Ninh Nội Chính của các cộng hòa Ukraine và Biélorussie đối với các phần tử phản động khác.
một phiên tòa gồm 3 ủy viên . Đó là các đồng chí Merkoulov, Koboulov Các hồ sơ đã được thụ lý và các bản án đã được tuyên án do và Bachtalov.
Uỷ viên phụ trách Bộ Nội Vụ, L.Béria.
Trong suốt các tuần lễ dàn cảnh này, viên Tướng Serov của sở An Ninh Nội Chính đã bắt giam từ 15.000 đến 20.000 người với cái tội chống đối chính quyền. Riêng tại nước Lettonie có 1480 người bị bắt và bị hành quyết vào đầu năm 1940. Quốc hội của các quốc gia này được thành hình từ các cuộc bầu cử bịp bợm do Cộng sản chủ mưu đã đồng thanh xin gia nhập vào Liên Bang Xô Viết. Dĩ nhiên Xô Viết hoan hô việc xin gia nhập. Vào đầu tháng 8, chính quyền Cộng Sản chính thức tuyên bố ba nước trở thành thành viên của Liên Bang.
Trên tờ Sự Thật số ra ngày 8 tháng 8, một bài bình luận viết: '' Hào quang của Bản Hiến Pháp của Staline đã tỏa ra các tia sáng phúc lợi lên các lãnh thổ của những công dân mới .'' . Từ đó dân tộc của ba nước này lâm vào cảnh tù tội, lưu đày và hành quyết.
Tài liệu trong các văn khố còn lưu lại các chi tiết về diễn tiến của chiến dịch lớn nhằm lưu đày dân của ba nước bị coi là phản động ở các vùng phía tây Ukraine, Biélorussie và Moldavie. Chiến dịch lùng bắt phát động vào đêm 13 và 14 tháng 6 năm 1941 dưới quyền chỉ huy của Tướng Serov. Kế hoạch truy lùng do Béria phát họa từ ngày 16 tháng 5 năm 1941 và gởi về cho Staline với mục đích là quét sạch các phần tử chống Xô Viết và sát nhập ba nước này vào Liên Bang Xô Viết.
Trong tháng 6 năm 1941 Có 85.716 người bị bắt lưu đày trong đó có 25.711 người thuộc dân của ba nước Lettonie, Lituanie và Estonie.
Trong bản phúc trình đề ngày 17 tháng 7 năm 1941, phụ tá của Béria, ông Merkoulov viết: '' Trong đêm 13 rạng 14 tháng 6 năm 1941 có 11.038 thân nhân của các gia đình bị ghép vào loại Tư Sản; 3240 thân nhân của các cảnh sát công an; 7124 thân nhân của các điền chủ, kỹ nghệ gia, công chức; 1649 thân nhân sĩ quan; 2907 người thuộc thành phần khác. ..''.
Theo như bản văn này, chủ gia đình bị bắt trước và bị hành quyết tại chỗ.
Mỗi một gia đình chỉ được phép mang theo 100 kí lô hành lý và lương thực đủ ăn trong một tháng. Cơ quan an ninh nội chính không cung cấp thực phẩm trong lúc di chuyển. Đến cuối tháng 7, các đoàn xe chở tù nhân mới đến nơi chỉ định. Phần lớn đến tỉnh Novossibirsk trong vùng Kazakhstan. Một số khác mãi đến tháng 9 mới tới được vùng Altai. Có biết bao nhiêu người bị chết trên đoạn đường di chuyển suốt từ 6 đến 9 tuần lễ. Cứ 50 người cùng với lương thực và hành lý mang theo, bị dồn vào một toa xe lửa chật chội vốn dùng để chở súc vật.
Một kế hoạch khác do Béria sẽ đưa ra thi hành trong đêm 27 rạng 28 tháng 6 năm 1941. Nhưng kế hoạch không thực hiện được vì Quân Đức Quốc Xã đã mở chiến dịch Barbarossa tấn công vào lãnh thổ của Liên Bang Xô Viết. Vì thế kế hoạch càng quét của Hồng Quân phải dời lại vài ba năm sau.
Một vài ngày, sau khi Hồng Quân tiến chiếm ba quốc gia trên, Chính quyền Xô Viết gởi tối hậu thư cho chính quyền nước Roumania phải trả lại các phần đất của Bessarabie. Vì theo hiệp ước bất tương xâm Nga - Đức ký vào ngày 23 tháng 8 năm 1938, vùng này thuộc chủ quyền của Nga như trước năm 1918. Ngoài phần đất này, chính quyền Xô Viết còn đòi thêm phần đất phía Bắc tỉnh Bukovine. Phần đất này chưa bao giờ thuộc chủ quyền của Nga. Vì thấy Đức bỏ rơi, chính quyền nước Roumania đành phải chấp thuận các điều kiện trong tối hậu thư. Vì thế hai vùng, một phần Bukovine và một phần Bessarabie trở thành vùng đất của Liêng Bang Xô Viết. Một phần còn lại của Bessarabie tuyên bố thành lập Cộng Hòa Moldovie vào ngày 2 tháng 8 năm 1940. Trong cùng ngày này, viên phụ tá của Béria là Koboulov đã ra lịnh lưu đày 31.699 người đang sống trong vùng Cộng Hoà Moldovia, bị coi là thành phần chống phá cách mạng. Một số khác, 12.191 người đang sống trong vùng Bessarabie của Roumania nay trực thuộc Cộng Hòa Ukraine cũng bị đi tù. Với kỹ thuật thành lập sổ đen cố hữu, chỉ trong vòng vài tháng, con số dân bị bắt lưu đày lên rất cao.
Ngày 1 tháng 8 năm 1941, Bộ Trưởng Ngoại Giao Molotov đã hớn hở đệ trình trước chính quyền Liêng Bang thành quỉa của hiệp ước bất tương xâm với Đức Quốc Xã: '' Trong vòng một năm, Liêng Bang Xô Viết đã thu nhập thêm 23 triệu người.''
Nhưng nâm 1940 cũng là khởi điểm của một tiền đề khác. Trong năm này, con số tù bị bắt giam trong các trại tù Goulag ở Liên Xô đã lên đời điểm cao nhất của nó.
Ngày 1 tháng 1 năm 1940, con số tù ở các trại giam Goulag là 1.930.000 người, tức là có hơn 270.000 người so với năm trước. Con số tù bị bắt trên các vùng với sát nhập vào Liên Bang là 500.000 người. Và trong năm trước đó đã có 1.200.000 người đang lao động chung thân ở các vùng hẻo lánh. Trên lý thuyết, các trại tù trên khắp Liên Bang chỉ có thể chứa 234.000 tù nhân. Nhưng trên thực tế, nhà nước Cộng Sản bắt giam 462.000 người. Và cuối cùng, con số phạm nhân bị kết án đã tăng từ 70.000 lên đến 2.300.000 người.
Con số người thương vong trong các cuộc trừng phạt này lên rất cao. Trong ký ức của những người nông dân và những công nhân thì các sự kiện xảy ra năm 1940 vẫn còn ám ảnh họ. Như Nghị Quyết ký ngày 26 tháng 8 ấn định công nhân làm việc suốt 7 ngày trong một tuần và mỗi ngày 8 tiếng. Công nhân không được tự ý ngừng tay; mọi sự vắng măt phải có chứng minh; Đi trễ giờ làm việc sẽ bị trừng phạt nặng. Ai vi phạm sẽ bị phạt 6 tháng tù cải tạo lao động. Và bị phạt 25% số tiền lương tháng. Và nếu trọng phạm, sẽ bị nhốt biệt giam từ 2 đến 4 tháng.
Ngày 10 tháng 8 năm 1940, nhà nước Cộng sản ban hành điều luật trừng phạt 3 năm tù đói với các thành phần du đảng. Thành phần phá hoại máy móc sản xuất ở các cơ xưởng và các tội ăn cắp vặt. Trong tình trạng sản xuất nghèo nàn và thô thiển của nền công nghệ Xô Viết thời bấy giờ, bất kỳ công nhân nào cũng có thể bị ghép vào một trong các tội trạng kể trên.
Các đạo luật này được duy trì cho đến năm 1956. Trong vòng 6 tháng đầu khi cho thi hành đạo luật, đã có trên 1 triệu rưỡi công nhân bị kết án. 400.000 người trong số này bị bắt bỏ tù. Con số tù này giải thích tại sao tổng số tù nhân gia tăng vào mùa Hè năm 1940. Con số tù du đảng 108.000 người trong năm 1939 đã tăng lên 200.000 vào năm 1940.
Sau cuộc đại khủng bố trước đây, đây là các cuộc tấn công mới chưa từng xảy ra. Các cuộc tấn công này nhắm vào các thành phần dân chúng chống lại lịnh các biện pháp kỹ luật hà khắc trong các trại lao động tập thể. Theo báo cáo của cơ quan an ninh nội chính, những vụ chống lại '' đạo luật bất nhân'' là do các công nhân có tư tưởng không lành mạnh. Nó phát sinh trong những ngày đầu khi quân Đức tiến vào nước Nga. Công nhân thợ thuyền công khai chống đói các người gốc Do Thái và các đảng viên Cộng Sản. Họ còn tuyên truyền rằng, một khi Hitler chiến thắng thì Hitler sẽ chính thức công bố là người Đức sẽ không truy tố ra toà án những ai đi làm trễ như Chính Quyền Cộng sản đã làm. Các vụ tuyên truyền này xảy ra trên các chuyến xe lửa trong khoảng thời gian từ 22 tháng 6 đến 1 tháng 9 năm 1940. Trong một bản phúc trình của một Ủy viên quân quản, thì đã có 2524 vụ vi phạm tuyên truyền. Trong số này họ đã đem xử bắn 204 người. Có 412 vụ chống phá cách mạng . 110 nhân viên hỏa xa có hành động chống phá bị kết án tử hình.
Dưới khẩu hiệu '' Tự do tư tưởng'', một số tài liệu gần đây cho chúng ta thấy tình trạng rối loạn của nhân dân trong thành phố Mạc Tư Khoa trong những tháng đầu của cuộc tiến quân ào ạt của Đức Quốc Xã vào nước Nga từ mùa hè năm 1941.
Dân Mạc Tư Khoa chia ra làm 3 thành phần. Các người yêu nước, các người không có tinh thần và những người chủ bại cầu mong cho Đức Quốc Xã thắng trận.
Tháng 10 năm 1941 có nhiều vụ dân nổi dậy chống chính quyền Xô Viết tại tỉnh Ivanovo. Công nhân hãng dệt tháo gỡ máy móc chuyển sâu vào nội địa. Các hành động chủ bại đó đã nói lên tình trạng thất vọng của công nhân dưới chính sách lao động hung ác của chính quyền Cộng sản.
Người dân Xô Viết lúc bây giờ bị coi là thứ dân. Nếu họ không bị tiêu diệt, thì họ cũng sẽ trở thành những người nô lệ cho quân Đức Quốc Xã. Staline đã khéo léo tuyên truyền và kích thích lòng tự ái dân tộc Nga, ca tụng tinh thần và giá trị của người Nga đứng lên chống quân Đức.
Ngày 3 tháng 7 năm 1941, Staline cho phát đi trên đài phát thanh lời hiệu triệu :'' Cùng đồng bào, Tổ quốc đang lâm nguy ..'' Chính những lời này mà biết bao nhà chính khách Nga như Plekhanov, Lenine, Pouchkine, Tolstoi, Tchaikovski, Tchekov, Lermontov, Souvorov và Koutozov,..đã dùng để kêu gọi dân chúng đứng chung trong một trận Thánh Chíên và Trận Chiến Ái Quốc.
Ngày 7 tháng 11 năm 1941 khi đi duyệt hàng quân tình nguyện trước khi ra trận tuyến, Staline đã yêu cầu họ nhất quyết chiến đãu trong tinh thần chiến đâu vẻ vang của các bật tiền nhân như Alexandre Nevski và Dimitri Donkoi. Một người đã ra tay cứu các vị hiệp sĩ gốc Đức hồi thế kỷ thứ 13 và vị anh hùng thứ hai đã giải thoát nước Nga ra khỏi gông cùm của quân Thát Đát vào hồi thế kỷ thứ 14.  
 
Mật thư tội ác của chủ-nghĩa Cộng-sản
Dịch giả : Fossion René & Trần hữu Sơn
Phần 1. Chương 12
MẶT TRÁI CỦA CUỘC CHIẾN THẮNG
[ Trích lục các đạo luật của Chủ Tịch Đoàn Tối Cao Xô Viết ngày 28 tháng 8 năm 1941 về việc lưu đày đập thể những công dân Nga gốc Đức.]
Theo các nguồn tình báo quân sự đáng tin cậy, đang có hàng chục ngàn người Nga gốc Đức hiện đang sống dọc theo con sông Volga làm gián điệp cho Đức. Những người này khi nhận ra dấu hiệu của Đức Quốc Xã sẽ tổ chức các cuộc phá hoại trong các khu vực mà họ đang sinh sống. Nhưng chẳng có ai chính tức khai báo với chính quyền Xô Viết sự hiện diện của nhóm người phá hoại này. Điều này chứng tỏ dân Nga gốc Đức đã nuôi dưỡng kẻ thù của nhân dân và của chính quyền Cộng Sản.
Nếu quả thật có xảy ra các vụ phá hoại và các vụ làm gián điệp, trong các vùng họ đang định cư hay ở các vùng lân cận, thì chính quyền Xô Viết sẽ thi hành biện pháp trừng trị áp dụng trong thời chiến. Từ đó, máu sẽ đổ, người sẽ chết.
Để tránh tình trạng đổ máu xảy ra, Chủ Tịch Đoàn Tối Cao đã ra lịnh thuyên chuyển toàn thể cộng đồng người Nga gốc Đức đang sống dọc theo sông Volga di chuyển đến vùng khác. Nhà nước sẽ cung cấp các phương tiện căn bản sinh sống để họ tái lập nghiệp tại nơi định cư mới.
Các vùng còn đất hoang như Novossibirk và Osmk thuộc lãnh thổ Altai ở Kazakhstan và các vùng phụ thuộcsẽ là nơi định cư mới cho nhóm người này.
Đã từ lâu trong lịch sử Xô Viết có nhiều tài liệu mật nói về các cuộc lưu đày các sắc dân mà chính quyền Cộng Sản cho rằng họ có tư tưởng và hành động sai lệch, làm gián điệp, cộng tác với đuân Đức trong thời gian xảy ra trận chiến tranh với Đức Quốc Xã.
Mãi cho đến thập niên 50, chính quyền Cộng Sản mới thừa nhận rằng những việc làm như vậy là hơi quá đáng. Và trong thập niên 60, một số quốc gia đã bị xoá tên vì có hành vi hợp tác với Đức Quốc Xã, mới được thừa nhận trở lại. Và trên lý thuyết, kể từ năm 1972, những người bị lưu đày mới được quyền chọn nơi nào họ muốn đến định cư. Đến năm 1989 dân Tartare sinh sống ở bán đảo Crimeé mới được phục hồi quyền công dân của nước họ.
Vào giữa thập niên 60, vẫn còn nhiều điều bí mật về việc bãi bỏ các thủ tục trừng phạt các sắc dân. Nhưng cho đến năm 1964 các đạo luật bãi bỏ trừng phạt này vẫn chưa được ban hành. Phải đợi mãi đến năm 1989, Hội Đồng Xô Viết Tối Cao mới nhìn nhận tính bất hợp pháp của các đạo luật do Staline về việc lưu đày tập thể các sắc dân.
Dân Nga gốc Đức là sắc dân đầu tiên bị lưu đày khi quân Đức Quốc Xã tấn công vào lãnh thổ của Nga. Theo cuộc kiểm tra dân số vào năm 1939, có 1.427.000 dân Nga gốc Đức bi lưu đày. Những người này là nhóm con cháu của những người Đức bị đưa đi khai hoang dưới thời Nữ Hoàng Nga Catherine II. Bà ta cũng là người Đức sinh trưởng ở vùng Hesse.
Năm 1924, chính quyền Cộng Sản cho thành lập Cộng Hòa Đức tự trị trong vùng sông Volga. Dân Đức ở vùng này chỉ khoảng chừng 370.000 người tức là độ chừng 1/4 tổng số dân Đức sống rãi rác trên khắp nước Nga, từ Saratov, Stalingrad, Voronej, Moscou , Leningrad, Ukraine cho đến các vùng Bắc Caucase., vùng bán đảo Crimeé,..
Vào ngày 28 tháng 8 năm 1941, Chủ Tịch Đoàn Xô Viết Tối Cao đã quyết định đưa toàn thể dân Đức thuộc Cộng Hòa tự trị Volga , vùng Sartov và vùng Stalingrad đến định cư ở các vùng Kazakhstan và Sibérie.
Trong khi Hồng Quân thua trận và đang rút vào nội địa, hằng ngày đã phải bỏ lại hàng chục ngàn binh sĩ tử thương, thì Béria, chủ nhiệm An Ninh Nôi Chính ra lịnh cho Tướng Serov điều động 14.000 quân nhân vào công tác lưu đày dân Đức.
Từ ngày 3 đến ngày 10 tháng 9 năm 1941 đã có 446.800 người Đức bị đi lưu đày trên 230 đoàn xe lửa. Mỗi đoàn xe có 50 toa. Trung bình mỗi đoàn tàu chở 2000 người. Các đoàn xe chạy nối tiếp nhau, rất chậm. Vì thế phải mất tờ 4 đến 8 tuần lễ, đoàn tàu mới đến được các vùng được chỉ định ở Osmk, Novossibirsk, vùng Barnoul phía Nam Sibérie, vùng Krasnoiarsk Đông Sibérie.
Cũng giống như các cuộc lưu đày dân của ba nước vùng Baltique trước đây, lần này những người bi lưu đày cũng chỉ được phép mang theo một số vật dụng và thực phẩm đi đường trong vòng một tháng.
Bên cạnh các cuộc hành quân chính là cho đưa đi lưu đày, Hồng quân còn mở ra các cuộc hành quân phụ, tùy theo tình hình trên chiến trường.
Ngày 29 tháng 8 năm 1941 các lãnh tụ Xô Viết như Molotov,Malenkov và Jdanov đề nghị với Staline cho quét sạch thành phố Léningrad và vùng phụ cận. Trong khu vực này có 96.000 dân gốc Đức và Phần Lan.
Ngày 30 tháng 8 năm 1941, quân Đức tiến đến bờ sông Neva, cắt đứt đường hỏa xa nối liền Léningrad và các phần còn lại của nước Nga. Thành phố Léningrad bị đe dọa từng ngày. Nhà cầm quyền không đưa ra một kế hoạch di tản dân thành phố hay dự trữ lương thực cho dân.
Mặc dù tình hình căng thẳng như vậy, vào ngày 30 tháng 8 năm 1941, Béria cũng tiếp tục ra lịnh lưu đày 132.000 người dân Đức và Phần Lan ra khỏi thành phố Léningrad. 96.000 người di chuyển bằng xe lửa và 36.000 người theo đường biển. Trong khi đó, sở an ninh nội chính chỉ có thể di tản 11.000 dân Nga ra khỏi Léningrad.
Trong suốt mấy tuần lễ sau đó, các cuộc hành quân truy lùng bắt dân gốc Đức cho đi lưu đày vẫn tiếp tục diễn ra. Ngày 14 tháng 9 năm 1941, có 3162 vùng Gorgie. Tại Mạc Tư Khoa, ngày 15 tháng 9 năm 1941 có 9640. Vùng Toula, ngoại ô Thủ Đô Mạc Tư Khoa có 2700 người vào ngày 21 tháng 9 năm 1941. Tại vùng Rostov, từ ngày 10 đến ngày 20 tháng 9 đã có 38.288 người. Từ ngày 15 tháng 9 đến 10 tháng 10 năm 1941, tại vùng Zaporojie có 31.320 người. Ngày 15 tháng 9 ở vùng Krasnodaz đüa đi 38.136 người và vùng Ordjonikidze, ngày 20 tháng 9 có 77.570 người.
Trong suốt tháng 10 năm 1941 có cả 100.000 người dân Đức thuộc các vùng Georgie, Armenie, Azerbaidzan vùng Bắc Caucase và bàn đảo Crimee.
Một bản tổng kết con số dân Đức bị lưu đày được thông báo vào ngày 25 tháng 12 năm 1941 đã lên đến 894.600 người. Nếu cộng thêm con số dân gốc Đức đi lưu đày năm 1942, con số này lên đến 1.209.430 người. Đó là kết quả đạt được trong một thời gian không đày một năm, kể từ tháng 8 năm 1941 đến tháng 6 năm 1942.
Cũng cần nên biết là cuộc kiểm tra dân số vào năm 1939, trên toàn cõi nước Nga có tất cả là 1.427.00 dân gốc Đức. Như vậy có tới 82% dân gốc Đức bị lưu đày. Đáng lý ra trong thời gian chiến tranh, thay vì quân đội được xử dụng vào chiến trường, nhà nước Cộng sản lại đem quân làm công tác lưu đày dân chúng vô tội. Ngoài ra một số dân gốc Đức đan phục vụ trong các binh chủng cũng bị rút về hậu tuyến thành lập thành các đơn vị trừng giới để canh chừng các dân lao động khổ sai. Tại các vùng Vorkouta, Kotlas, Kemerovo,.. có trên 25.000 dân Đức làm việc trong các tổ hợp luyện kim. Đời sống của các nhân công này cũng cùng cực như các tù nhân trong các trại tập trung Goulag.
Có rất nhiều người biến mất trên con đường đưa đi lưu đày. Nhưng không hề có một biên bản báo cáo nào còn sót lại. Vì đang ở trong thời kỳ chiến tranh nên việc kiểm soát hành chánh không được thi hành rõ ràng. Và trong mùa Thu 1941 đã có biết bao chuyến xe chở dân Đức đi lưu đày không bao giờ đến điểm hẹn?
Theo kế hoạch, vào tháng 11 năm 1941 sẽ có 29.600 người đến vùng Kardazanda. Nhưng than ôi! Mãi đến ngày 1 tháng 1 năm 1942 chỉ có 8.304 người đến nơi. Vùng Novossibirk dự trù 130.998 người thì chỉ có 116.612 người. Vùng Altai dự trù 110.000 người nhưng chỉ còn có 94.799 người. Con số còn lại nằm ở đâu? Họ chết dọc đường? Hay họ bi đưa đi nơi khác? Cơ quan An Ninh Nội Chính chỉ báo cáo đơn giản là do tính toán sai lầm của các nhân viên hành chánh .
Vì lý do phải giử bí mật cho nên chính quyền địa phương chỉ được biết trước vài ngày con số người tới định cư. Họ không có thì giờ để chuẩn bị. Vì vậy khi dân lưu đày đến nơi, không có nhà có cửa để lưu trú. Họ phải tự tìm cách tạm trú bất cứ nơi nào họ tìm được. Từ các chuồng bò, chuồng heo cho đến các kho chứa lúa. Vì con số người đến quá đông cho nên nhiều người không còn chỗ để trú ẩn. Họ phải sống ở ngoài trời lạnh buốc. Nhưng nhờ vào kinh nghiệm của những năm 30 trong các trại tập trung Goulag, ban tổ chức của nhà nước cũng đã thành công trong việc xử dụng các thợ chuyên môn trong đám dân lưu đày. Trong vòng vài tháng dân lưu đày được phân chia hạt giống để canh tác. Họ cũng chịu cùng số phận như những người đi khai hoang, nghĩa là cũng phải thi hành đúng các điều kiện lao động trong các hợp tác xã, hay khẩu phần lương thực như các công nhân trong các xí nghiệp.
Sau chiến dịch chuển dân gốc Đức ra khỏi thành phố, lần lược đến các sắc dân thiểu số khác.
Từ tháng 11 năm 1943 đến tháng 6 năm 1944, các sắc dân Tchechene, Ingouche, Tartare, Karatchais, Balkar và Kalmouk bị bắt di dân về vùng Siberie, vùng Kazakhstan, vùng Ouzbekistan, vùng Kirghise vì họ bị ghép vào tội đã tiếp tay quân Đức. Đợt di dân lớn nhất khởi đi từ tháng 7 năm 1944 với tổng số trên 900.000 người. Sau đó là các đợt di chuyển các giống dân thiểu số khác sống quanh bán đảo Crimee và quanh vùng Caucase. Đó là người Hy Lạp, Thổn Nhĩ Kỳ, Bảo Gia Lợi, Armenie..Các sổ sách hành chánh còn lưu trữ trong văn khố không ghi rõ các chi tiết về các hành động hợp tác của các dân thiể số này với quân Đức Đuốc Xã. Thật ra chỉ có một vài trường hợp hợp tác lẻ tẻ xảy ra ở bán đảo Crimee, ở vùng Kalmoukie nằm trong lãnh thổ Karatchai và trong vùng Kabardino-Balkazie. Không thể coi một vài hành động hợp tác này là chính sách hợp tác của dân thiểu số.
Sau ngày quân Đức Quốc Xã chiếm đóng Rostov nằm dọc theo sông Don và vùng Caucase kể từ tháng mùa hè năm 1942, dân của các vùng này cũng có các hành động hợp tác với quân Đức. Thật ra điều đó cũng chẳng lạ gì. Khi Hồng Quân bỏ chạy, quân Đức Quốc Xã vào, một số nhân sĩ địa phương đứng ra thành lập các Ủy ban nhân dân. Như ở vùng Mikhoian- Chakhar, vùng tự trị Kabardino-Kalbarie và ở Elista thuộc vùng tự trị Kalmouk. Quân Đức thừa nhận chính quyền mới của dân bản xứ. Chỉ trong vòng vài tháng sau, các Ủy Ban Nhân Dân này có quyền tự trị về việc điều hành tôn giáo, chính trị và kinh tế. Sự kiện tự trị ở vùng Caucase đã làm nứt lòng đạo Hồi Giáo ở Berlin, và dân Tatare ở bán đảo Crimee. Tại các nơi này, Đức Quốc Xã cho phép họ thành lập Ban Điều Hành Trung Ưưng Hồi Giáo và có trụ sở đặt tại Simferspol.
Nhưng khi các sắc dân đòi tái lập phong trào nói tiếng Thổ và tiếng Mông Cổ, nhà cầm quyền Đức không cho phép. Cho nên dân Tatare ở Crimee không được quyền tự trị như người Kalmouk, người Karatchais và người Balkar. Những người này được hưởng quyền tự trị trong vài tháng. Để có thể hưởng được quyền tự trị lâu dài, chính quyền địa phương phải quy tụ một lực lượng quân sự để thanh lọc các phần tử thân Nga còn ẩn nấu trong thôn xóm. Có 6 tiểu đoàn lính bộ binh dân Tatare và một đơn vị kỵ binh dân Kalmouk.
Từ đầu tháng 9 đến tháng 11 năm 1942, quân Đức chiếm đóng một phần đất của Cộng Hòa Tchechine-Ingouchie. Nơi này không có xảy ra các vụ hợp tác. Nhưng trên thực tế trong nhiều thập niên qua, ngưới Tchechine đã âm thầm chống lại ảnh hưởng của Nga. Họ chỉ đầu hàng người Nga vào năm 1859 và được coi là giống dân bất phục tùng. Năm 1925, Hồng Quân đã mở nhiều cuộc tảo thanh để tịch thu khí giới mà họ vẫn còn cất giữ.
Trong ba năm, 1930-1932, dân Tchechie nổi dậy chống chính sách tập thể hóa của chính quyền Liên Xô . Hồng Quân phải nhờ pháo binh dội vào các để dẹp các cuộc nổi loạn. Dân Tchechine luôn luôn chống lại sự bảo hộ của Mạc Tư Khoa.
Từ tháng 11 năm 1943 đến thán 5 năm 1944 đã diễn ra 5 cuộc di dân. Nhưng chính quyền cộng sản đã học được nhiều kinh nghiệm về các trại tù Goulag nên việc di chuyển có vẻ thành công hơn. Beria nhìn nhận là hiệu năng khá cao. Việc tổ chức tiếp vận được nghiên cứu cẩn thận từ nhiều tuần trước. Chính Beria và hai phụ tá của ông, ông Ivan Serov và Bogdan Koboulov đích thân đến thám sát đoàn xe lửa chuyển người. 46 đoàn xe , mỗi đoàn 60 toa để di chuyển 93.139 người Kalmouk trong vòng 4 ngày, từ 27 đến 30 tháng 6 năm 1943. Tiếp theo đó, từ ngày 23 đến ngày 28 tháng 2 năm 1944, 194 đoàn tàu, mỗi đoàn 65 toa di chuyển 521.247 người Tchechine và Ingouche.
Để yễm trợ cho công tác di chuyển, cơ quan An ninh Nội Chính NKVD phải xử dụng mọi phương tiện chuyển vận cần thiết. Và để lùng bắt người Tchechine, nhà cầm quyền phải trưng dụng 119.000 nhân viên thuộc các toán an ninh nội chính đặc biệt, ở vào thời điểm đang diễn ra trận chiến với quân Đức trên đất Nga.
Kế hoạch được thực hiện theo từng chi tiết như đã thảo hoạch. Trước tiên là lùng bắt các phần tử được coi là nguy hiểm. Con số người này chỉ chiếm độ 1% hay 2% dân số còn lại lúc bấy giờ. Phần đông dân chỉ là những đàn bà , trẻ con. Số lớn đã bị bắt ra chiến trường. Theo các báo cáo gởi về Mạc Tư Khoa thì các cuộc hành quân lùng bắt diễn ra rất nhanh. Như vụ bố ráp bắt người Tatare ở vùng Crimee chỉ diễn ra trong ba ngày, từ 18 đến 20 tháng 5 năm 1944. Hai phụ tá Serov và Loboulov gởi báo cáo về cho Beria : '' Ngày hôm nay, vào lúc 20 giờ, chúng tôi bắt và cho di chuyển 90.000 người như đã dự tính. Đã có 17 đoàn xe chở 48.400 người đi và số còn lại đang lùa lên 25 đoàn xe khác. Các cuộc tảo thanh không hề gặp sự chống đối nào. Hiện cuộc hành quân đang còn tiếp diễn. Đã có 165.515 người đang tập hợp ở sân ga và 136.412 người lên các đoàn xe vận tải đang tiến về các khu định cư như đã được chỉ định trước. Qua đến ngày thứ ba, Serov và Kaboulov gởi tiếp điện văn về cho Berie và báo cáo: '' chiến dịch di chuyển dân kết thúc vào lúc 16 giở 30. Tổng số có 63 đoàn tàu xe lửa chở 173.287 người đang trên đường đến nơi chỉ định. 4 đoàn xe vận tải chở 6.727 người sẽ khởi hành chiều nay..'' .
Trong mỗi bản phúc trình, ngời ta đọc thấy các nhân viên An Ninh Nội Chính luôn luôn ca tụng thành quả của họ là thành công hơn, năng suất cao hơn, tiết kiệm nhiều hưn,..so với các lần chuyển vận trước. Ông Milstein, một nhân viên An Ninh báo cáo :'' Các kinh nghiệm học được trong các chuyến lưu đày người Karatchais và người Kalmouk đã giúp chúng ta giảm được con số toa xe lửa. Thay vì mỗi toa trước kia chở 40 người, nay có thể chở 45 người.
Dưới con mắt của cơ quan An Ninh thì các cuộc di dân diễn ra rất thành công. Nhưng trên thực tế tình trạng của dân lưu đày trên các toa xe kinh hoàng như thế nào? Sau đây là lời khai của một vài người dân Tatare còn sống sót vào cuối thập niên 70: ' Phải mất 24 ngày, xe lửa mới chở dân lưu đày đến nhà ga Zeraboulak trong vùng Samarkand. Từ đó, người ta đüa chúng tôi về nông trường tập thể Pravda. Họ bắt chúng tôi phải sửa chửa các xe ngựa hư cũ lâu đời. Chúng tôi làm việc rất nặng và luôn luôn thiếu ăn. Nhiều người của chúng tôi lâu ngày kiệt sức. Họ đi đứng không được. Có 30 gia đình trong làng tôi bị đüa đến đây. Một số gia đình bây giờ chỉ còn sống một hay hai người. Những người khác chết vì đói hay đau bịnh..''
Một người khác kể lại:
'' Trên các toa xe đóng kín, người ta chết vì đói và vì thiếu không khí để thở. Người ta lăn ra chết như con ruồi vì thiếu nước uống. Khi xe di chuyển qua các thôn làng, dân chúng chạy ra chửi bới chúng tôi. Họ gọi chúng tôi là những bọn phản quốc. Họ ném đá vào các toa xe, làm cho chúng tôi đâu đầu. Khi xe chúng tôi đến các cánh đồng cỏ ở Kazakhstan, họ mở cửa các toa xe và cho chúng tôi ăn các khẩu phần của quân đội nhưng không cho chúng tôi nước uống. Họ ra lịnh cho chúng tôi ném các xác người chết xuống lề đường, rồi cho xe chạy tiếp. Họ không cho chúng tôi chôn cất những người chết này..''
Khi đến các vùng Kazakhstan, Kirghizie, Oubekistan, Siberie, dân lưu đày được phân chia vào các trung tâm lao động tập thể, các xí nghiệp. Các chi tiết về lao động, nhà cửa, ăn uống của dân lưu đày còn lưu lại trong các văn khố về việc '' di dân đặc biệt '' của các Goulag.
Tháng 9 năm 1944, từ vùng Kirghizie cơ quan An Ninh gởi về trung ương một bản báo cáo cho biết trong số 31.000 gia đình lưu đày chỉ có 5.000 gia đình có được chỗ ở. Tại vùng Kameniski, chính quyền địa phương bắt ép 800 gia đình vào ở trong 18 căn nhà. Tính ra 50 gia đình phải sống lúc nhúc trong 1 căn nhà. Họ không nói kích thước của căn nhà. Ở nơi khác, như tại vùng Caucase, vì không đủ chỗ, trẻ em phải thay phiên nhau, một toán ngủ trong nhà và toán kia ngủ ngoài trời giữa mùa Đông giá lạnh.
Tháng 11 năm 1944, một năm sau chiến dịch lưu đày dân Kalmouk, ông Beria gởi một văn thư đến Mikoian, thừa nhận: '' Các người Kalmouk sống trong điều kiện vệ sinh thiếu thốn và sự sinh sống cũng vô cùng khó khăn. Họ không có quần áo, giày dép..''
Hai năm sau, một bản phúc trình khác ghi nhận chỉ còn có 30% dân Kalmouk còn có thể lao động được. Nhưng họ không thể đi làm việc vì thiếu giày dép. Vì không thích nghi được với khí hậu khắc nghiệt, thiếu ăn, không nói và hiểu tiếng địa phương, cho nên lưu dân Kalmouk sống trong đau khổ. Vì xa nhà, vì đói kém, vì bệnh tật, vì không được huấn nghệ.. những người Kalmouk được coi như là những công nhân hạng tồi. Tình trạng dân lưu đày Kalmouk ở Siberie quá thê thảm. Đó là lời nhận xét của ông D.P. Piourveriev, cựu lãnh tụ Cộng Hòa Kalmoukie gởi về cho Staline. Họ đến đây chẳng mang theo dụng cụ để sinh sống nào cả. Họ là người gốc dân du mục. Họ không thể thích nghi với lối sống tập thể để trở thành người sản xuất, trở thành con người máy móc. Số lợi tức mà họ nhận được qua sức lao động không đủ để trả bù số tiền phạt vì họ làm hư máy móc.
Chúng tôi đưa ra một vài con số tử vong của lưu dân để thấy được tình cảnh của họ.
Tháng 5 năm 1946, một cuộc kiểm tra dân Kalmouk trong vùng. Chỉ còn có 70.360 so với ngày mới đến cách đây hai năm là 92.000 người.
Cuộc kiểm tra ngày 1 tháng 7 năm 1944 có 35.750 gia đình người Tatare với tổng số 151.424 dân đến sống trong vùng Ouzbékistan. Rồi sáu tháng sau có 818 gia đìng với tổng số 16.000 người đến cư trú.
Trong vùng Caucase, dân số lưu đày là 608.749. Tính đến ngày 1 tháng 10 năm 1948 có 146.892 nười chết. Như vậy tính ra cứ 4 người thì có một người chết. Trong khoảng thời gian này sinh ra thêm 28.120 trẻ em.
Tại vùng Crimee, dân số ban đầu là 228.392 người. Sau 4 năm có 44.887 người chết và có thêm 6564 em bé ra đời.
Số tử vong của trẻ em dưới 16 tuổi rất cao, chiếm 40% - 50%. Nhưng có tương lai nào cho các em bé còn sống sót không?
Bốn năm sau, tức là vào năm 1948, chỉ có 12.000 trong số 89.000 trẻ em mới được đi học. Trường học chỉ dạy tiếng Nga, đó là thứ tiếng rất xa lạ đối với dân du mục Kalmouk.
Các cuộc lưu đày vẫn cứ tiếp tục diễn ra trong khi chiến tranh đang mở rộng trên đất nước họ.
Ngay sau khi kết thúc chiến dịch lưu đày dân Tatare ở bán đảo Crimee, ngày 29 tháng 5 năm 1944, Beria gởi một điện văn cho Staline, ông nói rằng Cơ quan An Ninh Nội Chính NKVD phải trục xuất dân Bảo Gia Lợi [ Bulgare], Hy Lạp và Armenie ra khỏi Crimee. Người Bảo Gia Lợi đã cung cấp bánh mì cho quân Đức Quốc Xã. Và họ cũng hợp tác với quân Đức truy lùng các toán Hồng Quân và du kích Nga đang hoạt động trong vùng..Người Hy Lạp thì làm ăn, buôn bán hàng hóa với người Đức. Người Armanie sống trong vùng Simferopol thì hợp tác với Đức do Tướng Dro, một người Armenie lãnh đạo. Tướng Dro cho thành lập các cơ sở lo về Tôn giáo, chính trị và thương mại. Theo Beria, tổ chức của Tướng Dro cũng cung cấp tiền bạc cho quân Đức và cũng thành lập một đạo quân người Armenie hợp tác với quân Đức.
Bốn ngày sau đó, ngày 2 tháng 6 năm 1944, Staline ký một nghị quyết của Ủy ban quốc phòng ra lịnh trục xuất 37.000 dân Tatare, Bảo Gia Lợi, Hy Lạp và Armenie ra khỏi bán đảo Crimee. Và cũng như các cuộc chuyển dân của mấy lần trước, các toán người lưu đày được phân phối riêng rẽ về các vùng hẻo lánh. Tình Gouriev của Kazakstan nhận 7000 người; Tình Sverdlov nhận 10.000; tỉnh Molotov trong vùng Oural 10.000; tỉnh Kemerovo 6000 và tỉnh Bachkirie 4000 người.
Ngày 27 và 28 tháng 6 năm 1944, một toán 41.854 người rời khỏi Crimee. Cho đến nay con số di dân đã đạt được 11% theo kế hoạch dự trù.
Sau chiến dịch lùng bắt và lưu đày ở đảo Crimee, nhà nước Cộng sản mở chiến dịch lưu đày dân ở vùng biên giới lãnh thổ Georgie. Các cuộc hành quân tảo thanh được thực hiện có kế hoạch với chủ đề là chống lại các tổ chức gián điệp như Cộng sản đã làm vào những năm 1937-1938.
Ngày 21 tháng 7 năm 1944, một nghị quyết của Ủy ban quốc phòng do Staline ký, đã ra lịnh cho lưu đày 86.000 người gốc Thổ Nhĩ Kỳ thuộc bộ lạc Meskhète, các người Kurde và các người thuộc sắc dân Khemchine đang sinh sống ở vùng biên giới Georgie.
Nếu xét về địa hình, vùng này có nhiều núi non hiểm trở, là nơi định cư của các dân du mục thuộc Đế Quốc Ottomane từ trước năm 1918. Dân vùng này thường di chuyển qua lại dọc theo biên giới của Xô Viết và Thổ Nhĩ Kỳ. Các cuộc hành quân lùng bắt các sắc dân này vì thế cần có nhiều thì giờ so vơi các nơi khác. Nó kéo đài từ ngày 15 đến đến ngày 25 tháng 9 năm 1944. Nhà nước huy động 14.000 nhân viên an ninh và trưng dụng 900 xe vận tại hiệu Studebaker do Mỹ chế tạo để người Nga mượn với mục đích là giúp chiến cụ cho đồng minh trong cuộc chiến chống quân Đức Quốc Xã.
Ngày 28 tháng 11 năm 1944, Beria gởi cho Staline một bản phúc trình và bày tỏ hài lòng về công tác lưu đày 91.095 người hoàn tất trong vòng 10 ngày trong điều kiện vô cùng khó khăn. Trong số này, trẻ em dưới 16 tuồi chiếm 49%. Beria gọi họ là những điệp viên người Thổ Nhĩ Kỳ. Bởi vì số đông họ sống ở gần biên giới và có liên hệ thân nhân trong nước Thổ. Họ thường đi buôn bán qua các vùng dọc theo biên giới, tổ chức chuyển người Nga qua Thổ và cung cấp tin tức về tình hình nước Nga cho chính quyền Thổ. Con số di dân đến vùng Kazakhstan và Kirghizie lên đến 94.955 người.
Từ tháng 11 năm 1944 đến tháng 7 năm 1948 có 19.540 người Thổ gốc Meskhete, Kurde và Khemchine chết trong lúc lưu đày, tỉ lệ 21%.
Với chính sách lưu đày dân thiểu số, con số người đi khẫn hoang vì thế tăng lên rất cao. Từ 1.200.000 người lên đến 2.500.000 người. Đối với các điền chủ, con số bị bắt lưu đày trước chiến tranh là 936.000 người đến tháng 5 năm 1945 chỉ còn lại 622.000 người.
Đối với những gia đình có con ra mặt trận, nhà nước coi họ như là những công dân tự do, có nghĩa là không có tên trong danh sách đi khẫn hoang. Nhưng vì đang ở trong thời chiến cho nên họ cũng không được phép rời khỏi nơi họ đang sống.
Cuộc sống của dân lưu đày lâm vào tình trạng khốn khổ nhất từ trước đến nay là ở vào những năm 1941-1942. Thiếu ăn, bịnh truyền nhiễm, thiếu vệ sinh, lao động quá mức là những gì những người tù lao động, gọi tắt là ZEK, phải chịu đựng hằng ngày. Ngoài ra, họ còn bị các tên điềm chỉ báo cáo gian để lấy điểm. Người nào bị chỉ điểm, là người đó sẽ bị tử hình.
Vì sợ tù nhân và công nhân khẫn hoang rơi vào tay quân Đức, cho nên nhà nước Cộng Sản phải liên tục chuyển các trại về phía sau trước khi quân Đức tràn vào. Từ tháng 7 đến tháng 12 năm 1941 có 210 trung tâm khẫn hoang, 135 khám đường và 27 trại lao động cưỡng bách với tổng số 700.000 người phải di chuyển về hướng Đông.
Để ca tụng chính sách lao động khổ sai trong thời gian xảy ra cuộc chiến, lãnh tụ Bônsêvich, ông Nassedkine đã viết: '' Nói một cách chung chung, các cuộc di chuyển trại đã thực hiện rất tốt.. Vì thiếu phương tiện, cho nên các tội phạm phải đi bộ trên các lộ trình dài cả ngàn cây số..'' Làm sao tưởng tượng nổi sự thống khổ của những người tù lao động này.
Trong những tuần lễ đầu của cuộc chiến, vì không đủ thì giờ để di chuyển, chính quyền đem họ ra xử bắn. Đó là trường hợp xảy ra ở vùng Tây Ukraine vào cuối tháng 6 năm 1941. Tại Lviv, Cơ quan An Ninh đã giết 10.000 người ; tại Loutsch 1200 người, tại Stanyslaviv 1500 người và tại Doubno, 500 người..
Khi tiến chiếm thành phố Lviv, vùng Jitomir và Vinnitsa, quân Đức tìm thấy rất nhiều hầm chôn tập thể. Quân Đức dưới quyền chỉ huy của Sonderkom cho rằng thủ phạm của những hầm chôn này là người Do Thái gốc Nga, cho nên quân Đức Quốc Xã ra tay tàn sát những người Nga gốc Do Thái đang sống trong vùng này.
Trong thời gian chiến tranh, những người tù không còn chỗ để nhốt. Họ bị nhốt trong các phòng chật chội từ 1,5 mét vuông cho mỗi người, giảm còn 0,7 mét vuông. Họ phải thay phiên nhau kẻ ngủ người thức. Chỉ có những người có công tác lao động nặng mới có giường riêng để ngủ. Năng lượng cho mỗi khẩu phần ăn giảm 65% calorie mỗi ngày so với tiêu chuẩn trước khi xảy ra chiến tranh. Riêng bịnh dịch tả đã làm cho 19.000 người chết trong năm 1941. Tổng số người chết là 109.000 chiếm 8% trong năm 1941. Qua năm 1942, con số người chết lên đến 18% tức là 249.000 người và trong năm 1943 con số người chết là 167.000 , tỉ lệ 17%. Ngoài ra con số người chết vì bị hành quyết trong các khám đường hay trong các trại lao động khổ sai trong năm 1941 đến 1943 lên đến 600.000 người.
Nếu không chết thì số phận của người còn sống cũng chẳng hơn gì người chết. Họ sống trong đau khổ và bị hành hạ, coi thường. Theo thống kê của các nhân viên quản trại, trong năm 1941 chỉ còn có 19% người đủ sức làm các công việc nặng; 17% làm các công việc bình thường và con số còn lại 63% được coi như tàn phế, không còn đủ sức để làm việc.
Sau đây là bản phúc trình của viên vụ tá Ban Hành Động của trại lao động cưỡng bách Siblag viết ngày 2 tháng 11 năm 1941:
'' Theo tin nhận được của Ban Hành Động thuộc cơ quan An Ninh Nội Chính vùng Novossibirsk, thì con số tử vong gia tăng ở các vùng Akhloursk, Kouznetsk và vùng Nossibirk Siblag.
Lao động quá nặng, thời gian làm việc trong ngày quá dài, không được cung cấp lương thực, thiếu ăn, chăm sóc y tế quá tồi tệ là các nguyên nhân đã làm gia tăng người bịnh và từ đó gia tăng con số người chết. Chứng suy tim cũng là một trong những nguyên nhân.
Nhiều người chết chỉ còn da bọc xương, óm yếu gầy mòn. Người khác chết vì bịnh truyền nhiễm do sự thuyên chuyển các công nhân mang bịnh, từ trung tâm phân phối chuyển qua các trại lao động khổ sai.
Ngày 8 tháng 11 năm 1941, từ trung tâm phân phối Novossibirsk thuộc vùng Marinski có 539 phạm nhân gầy óm và trong người đầy chí rận cùng với 6 người chết chuyển về các trại lao động. Đêm 8 rạng ngày 9 tháng 11 có thêm 5 người trong toán này chết.
Một số phạm nhân chuyển về trại khác thì người nào cũng đày chí rận và không một ai có quần áo lót trong người.
Sau này người ta phát hiện các nhân viên y tế, hay các tù nhân được phái vào công tác y tế đã tìm cách phá hoại. Một nhân viên y tế của trại Ahjer thuộc vùng Taiginski đã bị kết án theo sắc luật 58-10 vì tội đã cùng với 4 người khác phá hoại công tác sản xuất của trại. Họ đã đưa các tù nhân đau yếu vào các khâu lao động quá nặng và không chịu săn sóc bịnh nhân đúng lúc, với mục đích là làm giảm chỉ tiêu sản xuất.
Phụ tá Ban Hành Động của trại lao động cưỡng bách,
Đại Uý lực lượng an ninh,
Kogenman. ''
Các bản báo cáo của nhân viên quản lý các trại về tình trạng suy yếu của các tù nhân để giảm thiểu công tác lao động, đã không làm giao động các cơ quan chịu trách nhiệm sản xuất. Các cơ quan này vẫn tiếp tục ra lịnh cho các tù nhân bịnh yếu làm việc cho đến khi kiệt sức.
Từ năm 1941 đến năm 1944, giá trị sản phẩm do sức lao động sản xuất gia tăng từ 9 đồng Rúp lên đến 21 đồng Rúp. Đó là gia trị trung bình một ngày lao động của tù nhân.
Một số vài trăm ngàn tù nhân đã làm việc trong các nhà máy sản xuất vũ khí thay cho các công nhân bị động viên ra chiến trường. Nhờ thế mà vai trò của các cam phạm trại lao động khổ sai này trở nên quan trọng. Theo ước lượng của các quản lý trại, tù nhân đã đóng góp một phần tư tổng số vũ khí, kim loại và sản phẩm hầm mỏ trên toàn quốc.
Mặc dù các tù cải tạo lao động có nhiều hành động tốt, và hơn 95% tù lao động tham gia tích cực vào công tác thi đua lao động Xã hội chủ nghĩa, nhưng các biện pháp đàn áp vì lý do chính trị đối với tù nhân cũng không được gia giảm.
Áp dụng điều luật 58 về việc trừng phạt các tù nhân chính trị do Trung Ương ban hành, cho dù tù nhân đã mãn hạn, họ vẫn còn bị giữ lại cho đến khi hết chiến tranh. Các quản lý trại nhốt biệt giam các tù nhân chính trị có liên quan đến các tổ chức của Trotski, các tổ chức thiên hữu, các toán gián điệp, khủng bố hay phản cách mạng. Rồi họ bị đưa về các vùng có khí hậu quá khắc khe như vùng Kolyma gần Bắc Băng Dương. Con số người chết hằng năm vì thế tăng lên 30%.
Ngày 22 tháng 4 nhà nước ra lịnh cho thiết lập trại lao động khổ sai cưỡng bách gia tăng. Trại này còn có tên là trại tử thần. Bất kỳ tù nhân nào bị chuyển về trại này đều không có hy vọng sống sót. Tù nhân bị bắt buộc làm việc 12 tiếng đồng hồ trong một ngày trong các mỏ kim loại như mỏ vàng, mỏ chì, mỏ radium, mỏ than đá nằm trong vùng Kolyma và Vorkouta.
Trong vòng 3 năm, từ tháng 7 năm 1941 đến tháng 7 năm 1944, các toán đặc biệt đã gia tăng án phạm nhân lên đến 148.000 người. Trong số này có tới 10.858 tù nhân bị hành quyết, gồm có 208 người bị kết tội làm gián điệp, 4307 tội phá rối, 6016 tội âm mưu nổi loạn.
Theo tin của Anh Ninh Nội Chính, có 603 tổ chức phản động của tù phạm bị phát hiện và phá vỡ. Điều này chứng tỏ công tác tốt của cơ quan an ninh. Nhờ đó, các toán an ninh này được gởi đi làm công tác khác như đi lùng bắt và lưu đày các tôi phạm.
Trong suốt thời gian chiến tranh có rất nhiều vụ trốn trại và nổi loạn xảy ra trong các trung tâm lao động cưỡng bách.
Và cũng có nhiều sự thay đổi đáng kể. Sau khi thi hành điều luật ký ngày 2 tháng 7 năm 1941, đã có 577.000 các tù nhân có tội nhẹ như ăn cắp vặt, trốn làm việc,.. đã được phóng thích và được bổ xung vào các đơn vị Hồng Quân. Trong suốt thời kỳ chến tranh, đã có 1.068.000 tù nhân của các trại lao động cưỡng bách được ân xá qua được thu nhận vào quân đội, đưa ra chiến trường.
Từ đó tù nhân trong các trại lao động khổ sai, trong các trung tâm khẫn hoang thưa dần. Chỉ còn lại các tù nhân lì lợm và trọng phạm. Tỉ lệ các tù phạm do sắc luật 58, bị kết án trên 8 năm tù đã giảm từ 27% đến 43%. Lúc đầu khi chiến tranh bùng nổ, con số tù gia tăng. Vào những năm 1944-1945, sau một thời gian tạm giảm xuống, còn số tù tại các trại lao động cưỡng bách bỗng nhiên gia tăng rất nhiều, trên 45% ở vào tháng giêm 1945 dến đầu năm 1946.
Trước năm 1945, người ta chỉ biết mặt trái '' mạ vàng'' của cái mề đay Liên Bang Xô Viết. Cái vẻ vang thắng trận chỉ là sự che đăy sự tàn phá trong nước. Người ta không biết hoặc không muốn biết mặt trái của một sự thật được che giấu rất kỹ. Theo các tài liệu còn lưu lại cho ngơời ta thấy chính năm chiến thắng của Liên Xô cũng là năm truy lùng và bắt giam người cao độ nhất. Tuy có hoà bình với thế giới bên ngoài nhưng bên trong nước không gia giảm khủng bố, bắt bớ. Chính trong thời chiến đã làm gia giảm các cuộc kiểm soát lùng bắt. Cho nên trong năm 1945 khi chiến tranh chấm dứt, nhà nước mở lại các cuộc kiểm soát để sát nhập vào Liên Bang Xô Viết những vùng đất, những sắc dân trước đây vẫn còn sống ngoài vòng pháp luật của Liên Xô.
Những vùng đất một thời thoát khỏi vùng kiểm soát của Liên Xô là các vùng đã bị sát nhập vào những năm 1939-1940. Như ba nước vùng Baltique, Vùng phía Tây Bielorussie, vùng Moldavie, vùng Tây Ukraine. Các vùng này một lần nữa bị sát nhập vào Liên Bang. Những cuộc chống đối chính sách Liên- Xô- hoá do các lực lượng quốc gia của các dân tộc tổ chức đã nổi lên và bị đàn áp thẳng tay. Ở vùng Tây Ukrine và tại ba nước Baltique, phong trào kháng chiến chống thuộc địa Nga nổi lên rất mạnh. Cuộc chiếm đóng đầu tiên xảy ra vào tháng 9 năm 1939 đến tháng 6 năm 1941. Hồng quân cho tổ chức một lực lượng quân đội chìm lấy tên là OUN : Tổ chức các sắc dân Ukraine. Trong thời kỳ chiến tranh, nhiều thành viên của lực lượng này đã gia nhập vào quân Đức Quốc Xã, chiến đãu chống lại Cộng Sản Nga và chống lại người Do Thái.
Vào tháng 7 năm 1944, khi Hồng Quân tái chiếm, tổ chức OUN trở thành Hội Đồng Tối Cao Giải Phóng nước Ukraine, lãnh tụ là ông Roman Choukhovitch. Ông ta đã từng là viên chỉ huy của lực lượng kháng chiến ngưới Ukraine UPA, với một số quân trên 20.000 người trong năm 1944.
Vào ngày 31 tháng 3 năm 1944, Béria ra lịnh lùng bắt cho lưu đày đất cả thân nhân của các quân kháng chiến thuộc hai tổ chức OUN và UPA. Đã có 100.300 thường dân bị bắt lưu đày, mà đa số là đàn bà, người gìa và trẻ em, trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 10 năm 1944. Đồng thời cũng có 37.000 kháng chiến quân bị bắt và bị đưa đi lao động khổ sai.
Sau khi Giáo Chủ Chteheptitski của giáo hội Uniate của Ukraine qua đời, chính quyền Xô Viết bắt giáo hội này phải gia nhập vào Giáo Hội Cơ Đốc Chính Thống.
Để phá huỷ các lực lượng chống lại chính sách Liên-Xô-hóa, các nhân viên An Ninh Nội Chính đích thân đến các trường học trong các vùng phía Tây Ukraine là vùng trước kia thuộc Ba Lan có khuynh hướng tư bản, điều tra danh sách học sinh và các sổ học bạ. Các học sinh giỏi đều bị bắt giam vì nhà cầm quyền Cộng Sản cho rằng chính các em học giỏi sẽ có khả năng chống đối chính sách của nhà nước. Theo bản phúc trình của viên phụ tá Beria là ông Koboulov, thì từ tháng 9 năm 1944 đến tháng 3 năm 1945 cơ quan an ninh nội chính đã bắt trên 100.000 người vì tội đã hợp tác với quân Đức trong vùng phía Tây Bielorussie, được coi là vùng có nhiều phần tử chống chính quyền Xô Viết.
Trong khoảng thời gian từ 1 tháng giêng đến 15 tháng 3 năm 1945, nhà nước mở 2257 chiến dịch lùng bắt trên lãnh thổ Lituanie. 6000 người bị hành quyết và 75.000 khác bị bắt. Trong năm 1945 có 38.000 thân nhân các người chống đối nhà nước bị trục xuất ra khỏi Lituanie. Chính vì vậy mà con số tù lao động khổ sai trong các trại tập trung gia tăng trong năm 1945. Tăng từ 140% đến 420%. Nhưng qua năm 1946, con số này lại hạ xuống một ít. Người gốc Ukrine giảm 23%, người gốc ba nước vùng Baltique giảm 6% so với các sắc dân khác trong Liên Bang Xô Viết.
Một số tù nằm trong các trại thuộc các vùng do Hồng Quân giải phóng được đưa về các trại lao động khổ sai Goulag đã có từ năm 1941 cũng đã giải thích một phần nào con số tù gia tăng vào năm 1945. Các tù nhân này phần đông là các cựu tù binh bị tình nghi là làm tay sai cho quân Đức Quốc Xã trong thời chiến. Các trại này cũng tiếp nhận các thanh niên đến tuổi động viên đang sống trong các vùng Đức chiếm đóng. Nhà cầm quyền nghi ngờ các thành phần này đã tiêm nhiễm tư tưởng chống chính quyền Cộng Sản. Theo sổ sách chính thức, từ tháng giêng năm 1942 đến tháng 10 năm 1944 có tất cả 421.000 người bị bắt đưa vào trại thanh lọc.
Khi tiến quân tái chiếm các vùng đất bị quân Đức Quốc Xã chiếm như vùng ba quốc gia ở eo biển Baltique, lãnh thổ Bulgarie [ Gia Bảo Lợi] và Romaie [Lỗ Ma Ni], Chính quyền Cộng Sản đã giải thoát hằng triệu quân Nga và các người lao công lưu đày. Công việc tổ chức hồi hương và làm thủ tục giải ngũ cho một số đông thường dân và quân lính đã tạo nên nhiều khó khăn cho nhà nước.
Tháng 10 năm 1944, nhà nước Cộng Sản thành lập một Tổng Nha chuyên trách công tác hồi hương dưới quyền chỉ huy của Tướng Golikov. Ngày 11 tháng 11, Tướng Golikov họp báo và tuyên bố : '' Chính quyền Xô Viết rất lo âu về số phận của dân chúng chẳng may bị sống dưới ách nô lệ của Đức Quốc Xã. Họ đã được giải phóng và nay trở về trong vòng tay đón nhận của Tổ Quốc... Nhà nước đánh giá rằng những người này vì bị sức ép của quân Đức cho nên đã phải làm những điều chống lại chính quyền Xô Viết. Họ sẽ không chịu trách nhiệm những gì họ đã làm, nếu họ thật sự sẵn sàng thi hành bổn phận công dân khi họ trở về trong lòng Tổ Quốc.''
Lời tuyên bố của Tướng Golikov đã được phổ biến rộng rãi và đã đánh lừa được Đồng Minh. Các nước Đồng Minh thi hành đúng các điều khoản của hội nghị Yalta và đã giúp Nga một cách nhiệt tình trong công tác hồi hương các công dân Xô Viết hiện đang sống ngoài Liên Bang. Theo thỏa ước Yalta, những người dân Xô Viết đã từng đầu quân và đang phục vụ trong quân đội Đức Quốc Xã và những người đã từng hợp tác với Đức đều bị cưỡng bách hồi hương. Dân chúng sống ngoài lãnh thổ Liên Bang cũng được chuyển về giao cho nhân viên An Ninh Nội Chính quản lý.
Ba ngày sau khi kết thúc trận chiến, ngày 11 tháng 5 năm 1945, chính quyền Xô Viết ra lịnh thiết lập một trăm trại kiểm soát và thanh lọc. Mỗi trại có thể chứa 10.000 người. Tất cả tù binh chiến tranh đều phải qua sự kiểm soát của cơ quan SMERCH, một tổ chức đặc trách phản gián. Còn thường dân thì do cơ quan An Ninh Nội Chính thanh lọc.
Trong vòng chín tháng, từ tháng 5 năm 1945 cho đến tháng hai năm 1946, có đến 4.200.000 dân và lính được chuyển về nước. Trong đó có 1.545.000 tù binh chiến tranh còn sống sót trong số 5.000.000 quân bị Đức bắt; 2.655.000 thường dân bị bắt lưu đày cộng thêm với con số thường dân bỏ trốn trong thời chiến tranh.
Sau một thời gian kiểm tra và thanh lọc, nhà nước cho trẻ em và phụ nữ trở về quê quán. Con số này chiếm 57%. Một số quân nhân , 19% trở lại quân đội và cho đi trừng giới. 14% được bổ xung vào các đơn vị tái lập. Và còn lại 8% , lối chừng 360.000 người, bị chuyển vào các trại lao động khổ sai. Phần lớn số này bị ghép vào tội phản quốc và tuỳ theo nặng hay nhẹ, sẽ phải bị tù từ 10 năm đến 20 năm và bị đưa đi lao động khổ sai tại các trung tâm Goulag, đặt dưới quyền quản lý của An Ninh Nội Chính.
Nhóm quân nhân , mệnh danh là nhóm Vlassovtsy là những quân nhân đã theo Tướng Andrei Vlassov chỉ huy quân đoàn II, đã bị quân Đức bắt làm tu binh vào tháng 7 năm 1942. Chính nhóm này có ý chống lại Staline và đã chấp nhận hợp tác với Đức để giải phóng Liên Bang Xô Viết. Tướng Vlassov đã thành lập Ủy Ban Quốc Gia Nga và kêu gọi một số quân nhân thành lập hai sư đoàn quân giải phóng Nga. Sau khi chiến tranh kết thúc, các nước Đồng Minh đã giao trả Tướng Vlassov và các sĩ quan cho Hồng Quân. Tất cả đều bị hành quyết. Quân lính của ông thì được hưởng luật ân xá được ban hành tháng 11 năm 1945. Họ bị đưa đi lưu đày trong 6 năm về các trại lao động ở vùng Siberi, vùng Kazakhstan và các vùng cực Bắc.
Vào đầu năm 1946 đã có danh sách 148.079 người thuộc nhóm Vlassovtsy được Nha Quản Lý chuyển qua nơi khác để đi khẩn hoang, trực thuộc Bộ Nội Vụ. Cả ngàn hạ sĩ quan bị ghép vào tội phản quốc bì đày vào các trại lao động cưỡng bách chung thân.
Trong năm chiến thắng này, tổng số các trại di dân đặc biệt, các trung tâm lao động cưỡng bách khổ sai , các trung tâm khẩn hoang đặc biệt, các trại kiểm soát và thanh lọc, các khám đường trên lãnh thổ Liên Bang Xô Viết đã đạt đến con số kỷ lục. Con số tù lên đến 5 triệu người. Thành tích con số tù vĩ đại này đã bị che mờ bởi các cuộc liên hoan mừng chiến thắng được nhà nước Cộng Sản tổ chức liên tục trên toàn lãnh thổ Xô Viết. Chính vào lúc này, hơn lúc nào hết, Liên Xô đã mê hoặc hàng triệu dân nước khác.
Liên Bang Xô Viết đã trả một giá quá cao về con số người chết cho cuộc chiến thắng quân Đức Quốc Xã. Sự kiện này đã che giấu tính chất độc tài của Staline.
Ở vào thời điểm đó, chiến thắng đã giúp cho chế độ vượt qua những nghi ngờ .
Và ngày nay, các vụ án ở Mạc Tư Khoa và hiệp ước của Đức Quốc Xã ký kết với Liên Bang Xô Viết hồi tháng 8 năm 1938 đã trở thành dĩ vãng.
 
Mật thư tội ác của chủ-nghĩa Cộng-sản
Dịch giả : Fossion René & Trần hữu Sơn
Phần 1. Chương 13
CAO ĐIỂM CỦA CÁC KHỦNG HOẢNG TRONG CÁC HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP
Vào những năm cuối cùng của Staline, ở Nga không còn xảy ra các vụ án do tòa án nhân dân xử công khai có quần chúng tham dự. Các vụ khủng bố cũng không còn. Tuy nhiên, không khí kinh hoàng của những năm trước vẫn còn đè nặng và bao trùm người dân vào những năm sau khi thế chiến thứ hai kết thúc.
Các vụ phạm pháp và tệ nạn xã hội đã diễn ra với mức độ cao nhất của nó. Những ước mơ cho một cuộc sống bình thường trong xã hội đã tan biến theo chiến tranh. Sự chờ đợi để hưởng một chút hơi thở tự do chỉ là những giấc mơ không bao giờ hiện thực.
Thi hào lừng danh Ilia Ehrenbourg đã viết trong tập hồi ký của ông , đề ngày 9 tháng 5 như sau:
'' Nhân dân đã quá đau khổ. Không thể để tái diễn những gì đã xảy ra trong quá khứ.''
Ông ta là một người biết rất rõ bản chất của chế độ và guồng máy cai trị của nó. Ông vẫn thường lo âu cái gì sẽ xảy ra. Và nó đã xảy ra đúng như ông ta đã nghĩ.
Trong tháng 9 và tháng 10 năm 1945, Bộ Chính Trị Trung Ương đã gởi nhiều phái đoàn thanh tra về địa phương để khảo sát tình hình. Các bản báo cáo gởi về Trung Ương cho thấy nhân dân đang sống trong thất vọng. Họ đang sống trong khó khăn và họ hy vọng sẽ có cái gì đó để thay đổi cuộc sống. Theo các bản phúc trình thì đất nước đang lâm vào thời kỳ hỗn loạn.
Trong thời kỳ chiến tranh, các nhà máy phải dời về phía Đông để tránh rơi vào tay quân Đức Quốc Xã. Sự kiện này đã kéo theo hàng triệu nhân công phục vụ trong các nhà máy. Chính tình trạng này đã tạo một khoảng trống khó phục hồi lại mức sản xuất. Các cuộc đình công hàng loạt đã xảy ra tại các nhà máy luyện kim ở Oural. Sự kiện này chưa hề xảy ra trước đây. Trong nước đã có 25 triệu người dân không gia cư. Những người lao động nặng, hằng ngày nhận khẩu phần bánh mì không quá một cân Anh.
Cuối tháng 10 năm 1945, các Ủy Viên của các Ban Chấp Hành địa phương vùng Novossibirsk đã đề nghị hủy bỏ các cuộc diễn hành và lễ kỷ niệm cuộc cách mạng tháng 10 vì dân chúng không có quần áo và giày để đi diễn hành. Trong cuộc sống khốn khổ đó, nhiều tin đồn đưa ra là sẽ giải tán các hợp tác xã nông nghiệp vì các tổ chức này không đủ tiền và lương thực để trả cho các thành viên và nông dân cho dù họ chỉ trả một vài ký lúa mì cho mỗi nông dân trong một vụ mùa lao động.
Giới nông nghiệp bị thảm bại nặng nề. Chiến tranh tàn phá ruộng vườn ở nông thôn. Thêm vào đó, nạn hạn hán, thiếu phương tiện cơ giới, thiếu nhân công, đã làm cho vụ mùa tháng 10 thất thu trầm trọng. Nhà nước phải kéo dài tình trạng phân phối lương thực hạn chế, trái với lời hứa của Staline là sẽ chấp dứt tình trang hạn chế lương thực này.
Tháng 2 năm 1946, Staline đọc một bài diễn văn với những hứa hẹn lạc quan. Nhưng những gì ông nói đều trái ngược với những gì đã diễn ra trong thực tế. Ông cho rằng nông dân chỉ thấy mối lợi trên mảnh đất nhỏ mà họ tự canh tác, không qua sự kiểm soát của chính quyền. Chính những người này đã không thi hành nghĩa vụ sản xuất tập thể theo chính sách của nhà nước. Do vậy, nhà nước phải ra tay thanh trừng những ai vi phạm vào quy chế của các hợp tác xã nông nghiệp. Nhà nước sẽ truy tố những ai đã phung phí tài sản, ăn cắp tài vật , phá hoại máy móc và ngăn chận các vụ thu mua nông phẩm.
Ngày 21 tháng 9, Staline ra lịnh thành lập một ủy ban chuyên lo các nghiệp vụ về các hợp tác xã nông nghiệp dưới quyền chỉ huy của một cán bộ cao cấp của đảng Cộng Sản là ông Andreiev. Ủy ban có nhiệm vụ thu hồi lại tất cả các phần đất nhỏ mà dân chúng đã chiếm đoạt bất hợp pháp làm của tư trong thời kỳ đang xảy ra chiến tranh. Chính các phần đất canh tác nhỏ này đã giúp cho nông dân rất nhiều bởi vì khẩu phần do các hợp tác xã nông nghiệp phân phối không đủ nuôi sống họ để chờ đến vụ mùa tháng 10.
Ngày 25 tháng 10 năm 1946, chính phủ ban hành một nghị quyết bảo vệ các nông sản. Bộ Tư Pháp sẽ mở cuộc điều tra trong 10 ngày về các vụ thất thoát lương thực. Nhà nước cũng cho thi hành một đạo luật đã lỗi thời được ban hành vào ngày 7 tháng 8 năm 1932.
Chỉ trong vòng hai tháng, tháng 11 và tháng 12 năm 1946, nhà nước kết án 53.300 thành viên của các hợp tác xã nông nghiệp về các tội ăn cắp lúa và bánh mì. Những người này bị đày đi lao động khổ sai tại các trại lao động cưỡng bách. Hàng ngàn chủ nhiệm các hợp tác xã cũng bị kết án là đã phá hoại chiến dịch thu mua lương thực. Nhờ đó mà việc thu mua trong hai tháng này đã tăng từ 36% lên đến 77%. Nhưng phải trả với cái giá nào? Chính quyền Cộng sàn lấy sự kiện chậm trễ việc thu mua để che giấu một thảm cảnh kinh hoàng đó là nạn chết vì thiếu ăn.
Nạn chết đói trong mùa Thu và mùa Đông 1946-1947 đặc biệt đã xảy ra vì hạn hán trong các tỉnh Koursk, Tambov, Voroneij, Orel và Rostov. Có ít nhất là nửa triệu người chết. Cũng giống như các nạn chết đói vào năm 1932, lần này chính quyền cũng giữ êm lặng. Nhà nước vẫn giữ mức thu mua 250 ký lúa trên một mẫu canh tác kể cả các vùng hạn hán này. Cho nên dân chúng của trong vùng vốn không đủ lương thực vì mất mùa lại càng thêm thiếu lương thực. Đó là lý do con số người chết đói gia tăng. Chỉ còn có một cách là phải ăn cắp nông sản của hợp tác xã để sống qua ngày. Con số nhân viên ăn cắp này lên đến 44% trong vòng một năm.
Ngày 5 tháng 6 năm 1947, báo chí đã đăng tải hai đạo luật do chính phủ ban hành vào ngày hôm trước. Đạo luật nhấn mạnh là mọi vi phạm tài sản của nhà nước, của hợp tác xã nông nghiệp, cá nhân hay tập thể, đều bị trừng phạt từ 5 năm cho đến 25 năm lao động cưỡng bách. Ai biết được người nào đó ăn cắp hay có ý đồ ăn cắp mà không truy tố cũng sẽ bị trừng phạt từ 2 đến 3 năm đi lao động cưỡng bách. Các văn thư riêng trong giới Tư Pháp cho biết các tội ăn cắp vặt tài sản của Tổ Hợp Nông Nghiệp cho đến nay chỉ bị phạt mất quyền tự do trong vòng một năm, bây giờ được lịnh phạt theo sắc luật ban hành ngày 4 tháng 7 năm 1947.
Vào cuối đệ nhị lục cá nguyệt của năm 1947, đã có 380.000 người bị kết án, trong đó có 21.000 thanh niên ở tuổi vị thành niên tức là dưới 16 tuổi. Chỉ cần ăn cắp vài kí lô khoai mì cũng đủ để bị kết án từ 8 đến 10 năm đi lao động cưỡng bách.
Sau đây là bản án do tòa án quận Souzdal thuộc tỉnh Vladimir tuyên án ngày 10 tháng 10 năm 1947:
'' Hai tên N.A và B.S tuổi 15 và 16, được lịnh đi gát chuông ngựa tại một công trình tổ hợp nông nghiệp, bị bắt quả tang ăn cắp 3 trái dưa chuột trong vườn rau của tổ hợp nông nghiệp. Nay tuyên án hai đương sự N.A và B.S 8 năm mất quyền tự do và đưa đi lao động theo chế độ thường ở các trại lao động tập trung.''
Trong vòng 6 năm đã có 1.300.000 người bị kết án. 75% trong số này phải đi lao động cưỡng bách trong 5 năm theo sắc luật ngày 4 tháng 6 năm 1947.
Đến năm 1951, con số thường phạm chiếm 53%. Và tính trên toàn quốc, con số thường phạm ở tù lao động cưỡng bách với tỉ lệ 40%.
Vào những năm cuối của thập niên 40, do áp dụng chặt chẽ sắc luật ngày 4 tháng 6 năm 1947, con số bản án kết tội trên 5 năm lao động cưỡng bách đã tăng từ 2% vào năm đầu cho đến 29% vào những năm cuối của thập niên 40.
Ở vào thời điểm cai trị cao độ nhất của Staline, các cuộc khủng bố và đàn áp đã diễn ra hằng ngày. Tòa án nhân dân một hình thức chuyển tiếp của cái Tòa án siêu pháp lý của cơ quan An Ninh Nội Chính NKVD rất nổi tiếng trong những năm 1930-1940.
Trong số những người bị kết án có rất nhiều quả phụ của các quân nhân đã bị tử thương trong cuộc chiến vừa qua. Những quả phụ này sống với đám con nhỏ mà chồng họ đã bỏ lại, không đủ sức nuôi con nên phải đi ăn cắp, đi ăn xin. Vào cuối năm 1948, nhà nước Cộng Sản bắt giam 500.000 phụ nữ, tức là hai lần nhiều hơn so với năm 1945. Con của các quả phụ này dưới 4 tuổi đều phải được chuyển vào nhà trẻ tập thể cũng nằm trong các trại giam. Đến năm 1953, con số trẻ em tăng lên 35.000 em.
Để tránh cho các trung tâm lao động cưỡng bách trở thành các trung tâm giữ trẻ vĩ đại vì con số phụ nữ bị bắt quá nhiều bởi chính sách đàn áp tàn bạo ban hành năm 1947, nhà nước Cộng Sản phải ban hành sắc luật ký hồi tháng 4 năm 1949, ân xá cho 84.200 phụ nữ trẻ có trẻ em nhỏ tuổi. Nhưng đồng thời nhà nước Cộng sản vẫn tiếp tục kết án con số phụ nữ khác tội ăn cắp. Đến năm 1953, con số phụ nữ bị bắt giam trong các trại lao động cưỡng bách chiếm từ 25% đến 30% trên tổng số can phạm.
Trong hai năm 1947-1948 nhà nước còn gia tăng các vụ đàn áp qua các Đạo Luật biểu tượng tình cảnh xã hội thời đó. Như đạo luật ban hành ngày 15 háng 2 năm 1947, cấm người Nga kết hôn với người ngoại quốc. Một đạo luật khác ban hành ngày 9 tháng 6 năm 1947 quy định trách nhiệm về việc loan tin hay làm thất thoát các vấn đề bí mật của nhà nước. Đạo luật ban hành ngày 21 tháng 2 năm 1948 kết án các thành phần thuộc nhóm Xã Hội thiên hữu, Mensevich, nhóm Xã hội có khuynh hướng Quốc Gia, nhóm Trotski, nhóm vô chính phủ, nhóm quân nhân Bạch Nga,..là các phần tử gián điệp chống lại nhà nước. Những người này sau khi mãn tù hay sau khi hết thời gian lao động khổ sai sẽ bị đưa đi lưu đày ở các vùng Kolyma thuộc tỉnh Novossibirsk và vùng Krasnoiarsk hay các vùng hẻo lánh ở Kazakhstand.
Để canh phòngvà kềm chế những người nay, nhà nước Cộng Sản thường gia tăng thời gian tù thêm 10 năm mà không cần có một phiên tòa nào phán xét. Những người tù bị bắt vào những năm 1937-1938, thường được đặt cho cái tên là những người tù 58. Có nghĩa là họ chỉ được phóng thích vào năm 1958, tức là phải ở tù 20 năm.
Vào cùng ngày 21 tháng 2 năm 1948, Hội Đồng Xô Viết Tối Cao cho ban hành một sắc luật trục xuất ra khỏi lãnh thổ Cộng Hòa Ukraine, tất cả các phần tử nào không chịu lao động trong một thời gia tối thiểu trong các trung tâm lao động hợp tác xã cưỡng bách. Họ bị coi là những phần tử ăn bám xã hội. Qua đến ngày 2 tháng 6 thì đạo luật này có giá trị trên toàn lãnh thổ Liên Xô.
Tình trạng sinh sống ở các trại lao động cưỡng bách hợp tác xã nông nghiệp tập trung thì hầu như không đủ trả tiền cho nhân công, kể cả phân chia sản phẩm. Vì thế, có rất nhiều công nhân không thực hiện đủ số ngày lao động do nhà nước ấn định. Như vậy đã có hàng triệu công nhân không đạt đúng tiêu chuẩn ngày lao động, trở thành phạm nhân. Chính quyền địa phương nhận rằng, nếu áp dụng đúng theo các điều luật của Trung Ương thì sẽ gây ra xáo trộn. Cho nên họ áp dụng một cách lơ là, làm cho có làm. Tuy vậy cũng đã có 38.000 người bị bắt đi lưu đày trong năm 1948.
Mặc dù án tử hình đã được bãi bỏ theo như đạo luật ký ngày 26 tháng 5 năm 1947, nhưng các đạo luật đàn áp đẫm máu nêu trên đã làm lu mờ đạo luật bãi bỏ án tử hình.
Ngày 12 tháng giêng năm 1950, nhà nước Cộng Sản cho thi hành lại đạo luật tử hình, để xử các vụ án Leningrad.
Trong những năm của thập niên 1930, việc cho hồi hương những phần tử bị đưa lưu đày đã không được thi hành thống nhất và không liên tục trong các cơ quan của nhà nước. Mãi cho đến thập niên 40 thì vấn đề này mới được gỉai quyết trắng đen. Theo đó, các tù nhân bị kết án trong những năm 1941-1945, thì trở thành những tên tù vĩnh viễn. Con cái của họ sau này cũng trở thành những người dân khẩn hoang đặc biệt.
Trong những năm 1948-1953 con số người đi khẩn hoang gia tăng không ngừng. Đầu năm 1946, con số dân khẩn hoang là 2.342.000 người. Qua tháng giêng năm 1953, lên đến 273.000 người. Tại Lituanie, dân chúng nổi lên chống chính sách lao động cưỡng bách đã bị cơ quan công an nội chính lùng bắt vào hai ngày 22 và 23 tháng 5 năm 1948. Công an mở chiến dịch hành quân mùa xuân, trong vòng 48 tiếng đồng hồ, đã bắt 36.932 thanh niên và thiếu niên bỏ lên 32 đoàn xe chở đi lưu đày. Tất cả bị kết án là các phần tử ăn cướp, những người có tư tưởng quốc gia. Các đoàn xe chở họ đi trong suốt 4 hay 5 tuần lễ. Họ bị đưa về các vùng cực Đông của Siberie và đặt dưới quyền kiểm soát của các toán xung kích thuộc Bộ Công An Nội Chính. Họ phải làm việc cực nhọc và khổ sai tại các trung tâm khai thác lâm sản.
Trong một bản phúc trình của cơ quan an ninh nội chính vùng Krasnoiarsk cho biết các gia đình người gốc Littuanie được phân phối đến lao động ở tổ hợp khai thác lâm sản Igara. Họ phải sống trong các căn nhà dột nát, cửa sổ không có kính để chận gío lạnh. Họ không có giường , nên phải nằmh ngủ trên nền đất với vài đống rơm. Không bàn, không ghế. Vì sống chen chúc nhau trong các gian nhà nhỏ và vì không có tiêu chuẩn vệ sinh cho nên đã sinh ra các bịnh truyền nhiễm, kiết lỵ, rận chí,..Con số người chết mỗi lúc một gia tăng.
Trong năm 1948 có trên 50.000 dân Lituanie lưu đày khẩn hoang đặc biệt. Con số khác 30.000 dân lưu đày trong các trung tâm khổ sai. Theo bộ nội vụ, có đến 21.259 người bị giết chết trong các cuộc hành quân bình định vì nước Cộng Hòa này cương quyết chống lại chính sách cưỡng bách lao động của nhà nước Liên Xô. Mặc dù bị nhà nước Cộng Sản áp bức, nhưng tính đến cuối năm 1948, chỉ có 4% đất đai của vùng Baltique là vào tập thể.
Đầu năm 1949, nhà nước Cộng Sản cương quyết tập thể hóa và sát nhập ba nước vùng Baltique bằng cách khai trừ các phần tử có tư tưởng quốc gia của các nước này.
Ngày 12 tháng giêng năm 1949 Hội Đồng Bộ Trưởng Xô Viết ban hành đạo luật trục xuất ra khỏi lãnh thổ ba nước Baltique, tất cả gia đình của các phần tử điền chủ và các người có tư tưởng quốc gia đang sống bất hợp pháp và gia đình của các người bị giết trong cuộc hành quân bình định mùa xuân trước đây. Các cuộc truy lùng diễn ra từ tháng 3 cho đến tháng 5 năm 1949 đã đưa 95.000 dân ba nước Baltique ra vùng Siberie.
Trong bản phúc trình của Krouglovgởi cho Staline đề ngày 19 tháng 5 năm 1949, báo cáo rằng trong số dân lưu đày đó có đến 27.084 trẻ em dưới 16 tuổi; 1785 trẻ thơ không có gia đình; 146 người tàn phế và 2850 người gìa gần đến ngày chết.
Vào tháng 9 năm 1951 lại diễn ra các cuộc bố ráp. Cộng Sản bắt thêm 17.000 người đưa đi Siberie. Tính từ năm 1940 đến năm 1953, đã có trên 200.000 dân vùng Baltique bị bắt đi lưu đày ở vùng Tây Bá Lợi Á. Trong đó có 120.000 dân Lituanie, 50.000 dân Lettonie và 30.000 dân Estonie.
Trong năm 1953, người ta cũng thấy có 75.000 dân ba vùng này bị giữ trong các trại tù chính trị khổ sai, chiếm 1/ 5 trên tổng số tù trong các trại này, và bằng 1/10 con số dân trưởng thành của ba nước này bị đưa đi lưu đày.
Một trong các dân sắc tộc bị ép vào Liên Bang Xô Viết là dân xứ Moldave. Dân này rất bướng bĩnh, chống lại chính sách lao động tập thể của nhà nước Xô Viết.
Cuối năm 1949, chính quyền quyết định thi hành lịnh bố ráp để bắt đi lưu đày các phần tử được coi là xa lạ với Chủ Nghĩa Xã Hội. Cuộc hành quân do Đệ Nhất Bí Thư đảng Cộng Sản Moldave chi huy. Đó là ông Leonid Ilitch Brejnev, sau này trở thành Tổng Bí Thư đảng Cộng Sản Xô Viết.
Ngày 17 tháng 2 năm 1950, Kroulov gởi về Staline một bản phúc trình cho biết có tắt cả 94.792 dân Moldave bị lưu đày như là dân khẩn hoang đặc biệt.
Trong các cuộc lùng bắt khác trong năm 1949, đã có 57.680 dân Hy Lạp, Armenie, Thổ Nhỉ Kỳ và các người sinh sống quanh vùng Hắc Hải bi đưa đi lao động ở các vùng Kazakhstand, vùng Alta.
Trong vòng 5 năm sau thế chiến thứ hai, các du kích quân vỏ trang chống Xô Viết, mang tên là UPA và OUN đã bị bắt và bị đưa đi lưu đày biệt xứ. Từ tháng 7 năm 1941 đến tháng 12 năm 1949 nhà nước Cộng Sản đã 7 lần lên tiếng kêu gọi các quân du kích bỏ súng đầu hàng sẽ được ân xá. Nhưng các lời kêu gọi này không đạt được kết qủa. Quân du kích hoạt động ven ben giới của các nước Ba Lan và Tiệp Khắc. Quân du kích hành quân đánh phá liên tục và khá mạnh cho nên nhà nước Cộng Sản đã phải ký hiệp ước vào tháng 5 năm 1947 với hai nước Ba Lan và Tiệp Khắc để phối hợp với hai quốc gia này mở các cuộc hành quân thanh toán quân du kích gốc người Ukraine. Để có thể tiêu diệt các căn cứ du kích, chính quyền Ba Lan đã cho toàn thể dân Ukrane di chuyển về vùng Đông Bắc Ba Lan.
Nạn đói xảy ra vào cuối năm 1947 và đầu năm 1948 đã buộc hàng chụ ngàn nông dân sống ở vùng phía Đông Ukraine chạy qua vùng Tây Ukraine. Vùng này tương đối có ăn. Chính do nhóm di dân vì đói này, du kích quân đã tuyển thêm được một số quân.
Ngày 30 tháng 12 năm 1949, trong bản đề nghị ân xá cuối cùng do Bộ Trưởng Nội Vụ ký cho các toán quân nổi loạn không thuộc thành phần du kích. Họ là nông dân, các người bỏ trốn các công xưởng, học sinh các trường công nghệ. Mãi đến cuối năm 1950, các vùng phía Tây Ukraine mới được ổn định. Sau khi cho thi hành lịnh cưỡng bách lao động tập thể, đã có 300.000 dân Ukraine bi bắt giam và bị lưu đày. Theo bản thống kê của Bộ Nội Vụ, từ giửa năm 1944 đến năm 1952 có tất cả 172.000 quân kháng chiến UPA và OUN cùng với gia đình của họ bị đưa đi lưu đày thuộc toán khẩn hoang đặc biệt ở các vùng Kazakhstand và Siberie.
Theo các tin tưc từ Bộ Nội Vụ, các cuộc lưu đày dân vẫn diễn ra tiếp tục cho đến khi Staline qua đời. Từ năm 1951-1952, con số dân lưu đày định kỳ tương đối nhỏ. 11.685 người gốc Mingrélien, và 4707 dân Ba Lan gốc Iran đang sống trong vùng Georgie, 4356 giáo dân Jehovah, 4431 dân điền chủ sống trong vùng Tây Biélorussie, 1145 điền chủ sống trong vùng Tây Ukraine, 1415 điền chủ của vùng Pskov, 995 Tín đồ Chính Thống Giáo, 2795 gốc Basmatchi và 591 thuộc những người vô gia cư. Những người này được hưởng một quy chế khá đặc biệt. Họ không bị lưu đày vĩnh viễn mà chỉ ở tù trong vòng 10 hay 20 năm.
Các văn kiện vừa mới cho nhân dân tham khảo xác nhận rằng vào các năm đầu thập niên 50 là những năm có con số lưu đày cao nhất từ trước đến nay.
Vào đầu năm 1953, các trại Goulag giam giữ 2.750.000 phạm nhân, và được sắp xếp thành ba loại:
Độ chừng 500 khu trại lao động khẩn hoang được dựng lên rải rác trong các khu rừng. Mỗi khu chứa chừng 1000 đến 3000 phạm nhân. Họ thuộc vào nhóm tội nhân thường phạm. Một nửa phạm nhân này bị kết án dưới 5 năm.
Độ chừng 60 khu lớn, tổng hợp các trại lao động, thiết lập ở vùng cực Bắc và ở về phía Đông của Liên Bang Xô Viết. Mỗi khu quy tụ chồng vài chục ngàn tù phạm, cùng với tù chính tri và thường bị kết án tồ 10 năm tù trở lên.
15 trại có chế độ đặc biệt, được thiết lập theo chỉ thị mật của Bộ Nội Vụ duyệt ký vào ngày 7 tháng 2 năm 1948. Đây là trại giam những người tù chính trị đặc biệt. Con số tù chính trị ở các trung tâm này lên đến 200.000 người.
Ngoài con số nhân nhân trên, còn có cả 2.750.000 dân bị đưa đi khẩn hoang, trực thuộc ban giám đốc các trung tâm Goulag.Vì con số tù nhân và dân lao động cưỡng bách quá lớn cho nên công việc quản lý và kiểm soát hiệu năng kinh tế vô cùng khó khăn.
Năm 1951, Tướng Krouglov, đương kiêm Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ đã bắt đầu lo âu vì con số sản lượng xuống quá thấp. Các ban kiểm soát các trung tâm tù Goulag phát giác một số sự kiện quan trọng. Khởi đầu, quy chế của các trại thuộc quy chế đặc biệt dành cho các tù chính trị bị bắt vào năm 1945. Đó là các thành phần quốc gia thuộc dân Ukraine và dân vùng Baltique đã từng tham dự vào lực lượng du kích, cùng với các phần tử xa lạ với Xã Hội Chủ Nghĩa của một số quốc gia vừa mới bị cưỡng ép sát nhập vào Liên Bang Xô Viết, những người đã từng hợp tác với kẻ thù của nhân dân, các người thuộc diện phản quốc, phản động bị đày trong thập niên 30, những cán bộ đảng viên cũ,..
Các tù phạm chính trị bị kết án trên 20 năm biết rằng họ không bao giờ được thả trước thời gian ấn định cho nên chẳng sợ mất mát gì nữa cả. Họ bị giam cô lập. Như nhà văn Alexandre Soljenitsyne của Nga đã phải ở tù 7 năm chỉ vì ông đã cả gang chỉ trích đường lối lãnh đạo độc tài của Staline. Ông cho rằng sự hiện diện các thường phạm bên cạnh các tù nhân chính trị đã là một trở ngại cho việc thành lập các phong trào thống nhất của Tù Nhân. Ở các trại đặc biệt không có thường phạm sống chung, thường xảy ra các ổ kháng cự chống lại chính quyền Cộng Sản. Các mạng lưới kháng cự được bí mật thành lập lúc còn chiến đãu ở trong rừng của các người gốc Ukraine và người gốc Baltique. Các tổ kháng cự này đã tái hoạt động và rất là mạnh. Họ từ chối lao động, tuyệt thực, vượt ngục từng nhóm, chống đối bạo động và thường diễn ra đồng loạt.
Mặc dù người ta chưa kiểm chứng tất cả tài liệu, nhưng cũng có vài văn thư cho thấy vào năm 1950-1952 đã xảy ra 16 vụ nổi loạn quan trọng. Mỗi cuộc nổi loạn có cả hàng trăm tù nhân tham dự.
Các viên thanh tra của Bộ Trưởng Nội Vụ Krouglov báo cáo hồi năm 1951 tình trạng suy đồi ở các trung tâm Goulag vì kỷ luật không được thi hành nghiêm khắc. Trong năm 1951 ban giám đóc trại tù đã làm mất 1.000.000 ngày lao động vì các tù nhân từ chối làm việc. Đồng thời trong trại xảy ra nhiều cuộc va chạm giữa cán bộ quản giáo và tù nhân. Năng xuất sản xuất suy giảm rất nhiều. Theo nhận xét của Ban quản trại, các vụ xung đột thường xảy ra giữa các băng đảng. Một bên chống lại lịnh lao động và bên kia là các phần tử tù nhân chịu thi hành lịnh lao động. Các nhóm tù gia tăng thù địch và thường thanh toán nhau. Tình hình ở các trại vì thế trở nên rối loạn. Con số chết vì thế không phải chỉ do bệnh tật hay đói khát mà vì do hai bên giết nhau.
Vào tháng 12 năm 1951, một cuộc họp giữa các nhân viên quản trại đã được tổ chức tại Mạc Tư Khoa. Trong phiên họp, họ thừa nhận là cho đến nay họ đã khéo léo đạt được những thắng lợi do sự xung đột giữa các phe nhóm tù nhân mà họ dần dần mất quyền quản lý. Ở một vài trung tâm, một số băng đảng đùng ra nắm quyền điều hành trại. Để tiêu diệt các băng đảng, họ phải thuyên chuyển một số tù phạm từ trại này qua trại khác thường xuyên tái tổ chức các toán phạm nhân trong các trung tâm lao động. Con số tù phạm lao động trong các trung tâm này rất đông, từ 40.000 đến 60.000 người.
Bên cạnh sự náo loạn của các băng đảng đã làm khó khăn cho giới hữu trách, còn có một số vấn đề cần phải thay đổi đó là cải tổ chế độ lao tù, cơ cấu giam cầm và quy chế lao động sản xuất đối với tù nhân.
Theo các bản phúc trình củaTướng Dolguikh, chỉ huy trưởng các khu Goulag vào đầu năm 1952 và của Đại Tá Zverev, chỉ huy vùng Norilsk nơi có tất cả 69.000 tù nhân, người ta thấy có một số biện pháp sau đây:
1./ Cô lập các thành viên của băng đảng. Nhưng vì các băng đảng có quá nhiều thành viên nên chỉ có thể cô lập các thành phần chủ chốt.
2./ Giải tán các vùng sản xuất rộng lớn vì không đủ nhân viên quản lý tù nhân.
3./ Tổ chức các đơn vị sản xuất nhỏ để ban quản giáo dễ theo dõi và kiểm soát.
4./ Xin gia tăng quản giáo nhưng nhà nước không thể cung cấp đầy đủ. Hiện con số nhân sự đang thiếu 50%.
5./ Đề nghị tách rời công nhân không bị kết án ra khỏi công nhân tù bị kết án. Nhưng vì nhu cầu sản xuất tập trung của vùng Norilsk, ban quản trị trại không thể có nhà đủ để hai nhóm này cư ngụ khi tách rời.
Nói một cách tổng quát, muốn có hiệu suất lao động tăng cao, thì phải phóng thích trước thời hạn 15.000 tù nhân với điều kiện là họ không được phép rời khỏi nơi mà họ đang lao động.
Đề nghị cuối cùng của Đại Tá Zverev không được coi là hợp lý trong bối cảnh lúc bấy giờ.
Vào đầu tháng giêng năm 1951, Bộ Trửơng Bộ Nội Vụ Tứơng Krouglov đã xin Béria cho phóng thích 6000 tù nhân trước thời hạn và cho phép họ trở thành công nhân tự do, rồi chuyển họ đến làm việc ở các công trường lớn như trung tâm thủy điện Stalingrad. Nơi đây hiện có 25.000 tù nhân đang lao động khổ sai, nhưng không gia tăng mức sản xuất.
Hiện tượng phóng thích trước thời hạn các tù nhân có tay nghề giỏi thường xảy ra vào các năm đầu của thập niên 50.
Vấn đề kiểm soát hiệu năng kinh tế trong các trại tù với số lượng to lơn như vậy thật là khó khăn cho ban quản trại.
Với con số 208.000 nhân viên quản trại, nhà nước không thể nào kiểm soát được bộ máy hành chánh này. Vì thế có rất nhiều báo cáo ma về năng suất lao động của tù nhân.
Để giải quyết vấn đề này, cơ quan quản trại có hai biện pháp để thi hành:
Hoặc là khai thác triệt để con số nhân công tù, không sợ thất thoát vì thương vong hay bệnh yếu.
Hoặc chỉ khai thác một cách hợp lý con số công nhân tù còn đầy đủ sức khỏe.
Cho đến cuối năm 1948, người ta đã áp dụng giải pháp đầu. Vì thế đến cuối thập niên 40, con số nhân công tù còn sống sót để lao động rất thấp. Và vì chiến tranh đã làm tiêu hao dân số, cho nên nhà nước buộc lòng phải khai thác một cách tiếc kiệm nhân công. Để khuyến khích họ gia tăng sản xuất, nhà nước phát phần thưởng, tăng lương và tăng khẩu phằn ăn cho nhân công. Nhờ đó mà con số tử vong của nhân công tù giảm từ 2 đến 3%.
Vào cuối thập niên 50, các cơ cấu hạ tầng cơ sở của nhà nước hoàn toàn tê liệt. Không có ngân sách canh tân cơ sở. Hàng chục đơn vị trại tù giam giữ hàng chục ngàn tù phạm trên một phạm vi quá rộng lớn. Các đơn vị này được thành lập từ những năm 1930 và 1940 với mục đích là để khai thác triệt để nguồn nhân lực của các tù nhân. Mặc dù sau đó có lịnh cải tổ từ năm 1949 nhưng phải đến năm 1952 với biện pháp thành lạp các đơn vị lao động nhỏ mới đạt được chỉ tiêu quy mô.
Công nhân tù nhận lương hàng tháng vài trăm Rúp. Số tiền nay rất là nhỏ, 14 hay 15 ít hơn so với các công nhân tự do có cùng việc làm. Sự kiện này đã làm cho nhân công tù chán nản trong lao động, cho nên năng suất không được gia tăng. Từ đó lại nảy sinh băng đảng trong nhóm công nhân tù, gây rối loạn trong các trại lao động.
Nếu tổng kết các sự kiện trong các bản phúc trình của hai năm 1951 và 1952, người ta nhận thấy tình hình ở các trại tù Goulag trở nên bất trị. Các công trình xây dựng vĩ đại như công trình thủy điện ở Stalingrad, kinh đào Turkménistan và Volga-Don vào thời cuối của Staline đều tiến hành chậm trễ so với kế hoạch đã dự trù.
Để thực hiện đúng chỉ tiêu, nhà nước phải chuyển một số công nhân tự do đến các đại công trình này, đồng thời phải phóng thích trước thời hạn mãn tù, những tù nhân nhân công tỏ ra siêng năng, làm việc tốt.
Sau ngày Stalin qua đời, ngày 27 tháng 3 năm 1953, Beria ra lịnh ân xá 1.200.000 tù nhân. Điều này đã nói lên sự khủng hoảng trong chính sách lao tù Goulag.Ngoài các nguyên nhân chính trị và kinh tế, những người kế thừa Staline phải hiểu rằng tình trạng bắt giữ quá nhiều tù nhân cũng là một trong những nguyên nhân của sự khủng hoảng. Do vậy họ chấp thuận cho thi hành biện pháp ân xá.
Trong lúc các cơ quan quản lý các trại tù Goulag đòi giảm tù nhân và giảm nhân viên quản giáo, thì Staline ngày càng kiêu căng, nghi ngờ và ích kỷ. Staline đang chuẩn bị một cuộc đại thanh trừng, một cuộc đại khủng bố.
Những ngày cuối cùng của Staline, tình hình trở nên căng thẳng. Sự chống đối mỗi lúc một gia tăng và mâu thuẫn ngày càng trở nên trầm trọng.
 
Mật thư tội ác của chủ-nghĩa Cộng-sản
Dịch giả : Fossion René & Trần hữu Sơn
Phần 1. Chương 14
ÂM MƯU CUỐI CÙNG
Nhựt báo " Sự Thật" số ra ngày 13 tháng giêng năm 1953 loan tin:
Khám phá một âm mưu của bọn Bác Sĩ y khoa khủng bố.
Lần thứ nhất chỉ nêu lên 9 Bác sĩ nhưng sau đó con số Bác sĩ tăng lên 15 người. Họ là những chuyên gia y tế giỏi, đa số gốc người Do Thái. Họ bị truy tố vì đã lợi dụng chức vị cao cấp làm việc trong điện Cẩm Linh, âm mưu làm giảm tuổi thọ của Andrei Idanov, một thành viên của Bộ Chính Trị Trung Ương, chết ngày 8 tháng 5 năm 1948 và Alexander Chtcherbakov, chết vào năm 1950, và âm mưu ám sát các tướng lãnh cao cấp của Hồng Quân theo lịnh của cơ quan tình báo Anh và của Ủy Ban Bảo Trợ Người Do Thái.
Người đã đùng ra tố cáo là Bác sĩ Timachouk. Nhà nước đã tặng cho ông ta giải thưởng Lenine là một trong những giải thưởng cao quý nhất của Xô Viết.
Trong các lần điều tra, các Bác sĩ đã khai lời thú tội. Và cũng như thời kỳ 1936-1938, bên ngoài nhà giam là những đám biểu tình đòi hỏi phải trừng trị các Bác sĩ phạm tội, phải tiếp tục điều tra và phải lưu tâm đến thành phần Bônsêvich.
Sau khi phát hiện âm mưu của các vị lương y áo trắng, liên tục trong nhiều tuần lễ, báo chí loan tin về những diễn biến của thời kỳ đại khủng bố. Báo chí lên tiếng phải thanh toán dứt khoát các thành phần đầy tội ác nằm trong hàng ngũ Đảng. Báo chí tung ra các âm mưu rộng lớn của tập hợp trí thức, của các người Do Thái, của các quân nhân, các đảng viên cao cấp đang ở trong các ngành kinh tế, hành chính nhà nước của các Cộng Hòa không thuộc gốc người Nga. Và báo chí cũng báo động là các âm mưu này đang gia tăng. Nó giống như cái thời điểm tệ hại nhất của thời Iejovschina.
Các văn khố cho tham khảo các tài liệu cho thấy đó là thời kỳ quyết liệt nhất của chế độ Staline sau thế chiến thứ hai. Giai đoạn này ghi lại thành quả của chiến dịch chống lại các ảnh hưởng của ngoại lai. Có nghĩa là chiến dịch chống lại người Do Thái, phát xuất từ năm 1946-1947 và chính thức công bố vào năm 1949. Đây chỉ là một kế hoạch sơ khởi, mở đầu cho một chiến dịch Đại Khủng Bố mới. Nhưng vài tuần lễ sau khi Staline qua đời, những người thừa kế đã hủy bỏ chiến dịch khủng bố.
Vào thời điểm này cũng đã xảy ra các cuộc tranh quyền giữa cơ quan thuộc Bộ Nội Vụ và Bộ An Ninh. Hai Bộ này tách rời ra từ năm 1946. Các cuộc tranh quyền diễn ra ác liệt để đưa người của mình vào các chức vụ lãnh đạo đảng. Cao điểm là vụ công khai hóa về các trại diệt chủng dân của Đức Quốc Xã. Một bên cho rằng đó là kế hoạch của Nga Hoàng có tính bài Do Thái, trong khi đó nhóm người Bônsêvich chống lại. Như vậy âm mưu này là trái với chủ trương của Staline ở trong giai đoạn cuối cùng của nó.
Chúng tôi không muốn đi vào chi tiết về cái âm mưu đó, nhưng chuyện gì đã xảy ra trong giai đoạn cuối cùng?
Vào năm 1942, chính quyền Cộng Sản muốn làm áp lực với người Mỹ gốc Do Thái hầu mong những người này làm áp lực chính quyền Mỹ để mở mặt trận thứ hai ở Âu Châu chống Đức Quốc Xã. Nhờ đó mà một lực lượng chống Đức Quốc Xã ở Nga dưới quyền lãnh đạo của giám đốc nhà hát lừng danh Yiddish là ông Salomon Mikhoels.
Hàng trăm nhà trí thức có tên tuổi gốc Do Thái tham gia vào lực lượng chống Đức. Như văn hào Illia Ehrenbourg, thi sĩ Samuel Marchak và Peretz Markish, nghệ sĩ dương cầm Emile Guilels, nhà văn Vassili Grossman, nhà vật lý học Piotr Kapitza,...
Từ vai trò tuyên truyền, lực lượng này đã trở thành trung tâm sinh hoạt của người Nga gốc Do Thái.
Tháng hai năm 1944, một số lãnh tụ như Mikhoels, Fefer và Epstein đã gỡi cho Staline một văn thư đề nghị Staline cho thành lập một Cộng Hòa lấy tên là Cộng Hòa Do Thái Tự Trị ở bán đảo Crimee. Mục đích là để thay thế vụ thí nghiệm thất bại trong năm 1930 khi chính quyền Cộng Sản đưa 40.000 dân Do Thái vào vùng hẻo lánh Birobidjan, thuộc vùng biển đông Siberie, giáp với Trung Quốc.
Ủy Ban người Do Thái tiến hành thu thập các dữ kiện và nhân chứng về các vụ tàn sát tập thể người Do Thái dưới thời Đức Quốc Xã. Thực ra đó chỉ là những hình thức để ám chỉ các vụ biễu tình chống người Do Thái, hiện vẫn còn đang diễn ra ở Ukraine và một vài vùng khác.
Ở các vùng phía Tây, nơi mà Nga Hoàng chiếm ngự, nhiều người Do Thái cũng được sinh sống ở vùng này. Từ khi các cuộc chiến tranh mới khởi diễn và lúc mà Hồng Quân bắt đầu thua trận, dân chúng đã nổi lên chống sự hiện diện của người Do Thái.
Cơ quan An Ninh Nội chính đã tung ra raất nhiều tin cho rằng ở hậu tuyến có rất nhiều phần tử nhiều tầng lớp nhân dân đã tuyên nhiễm các lời tuyên truyền của quân Đức Quốc Xã. Theo đó, thì quân Đức chỉ tiến đánh người Do Thái và người Cộng Sản mà thôi.
Tại các vùng bị quân Đức chiếm đóng như Ukraine dân Do Thái bị tàn sát khủng khiếp trước mặt người dân, nhưng không tạo ra một xúc động nào cả. Quân Đức thu nhận thêm 80.000 Ukraine vào quân đội Đức để tiêu diệt người Do Thái. Nhà nước Cộng Sản đã mở nhiều chiến dịch kêu gọi hậu phương chống lại cuộc xâm lăng của Đức để bảo tồn đất nước. Nhưng họ không đề cập đến sự tàn sát độc ác của quân Đức đối với người Do Thái. Sự êm lặng này của chính quyền Xô Viết đã tạo ra thêm ý thức câm thù người Do Thái từ trên thượng tầng Trung Ương Đảng.
Vào tháng 8 năm 1942, Ủy Ban người Do Thái đã gởi cho Bộ Nội Vụ trình bày vai trò nồng cốt của người Do Thái trong các lãnh vực nghệ thuật, văn chương và truyền thông. Chính quyền Cộng Sản tỏ ra không hài lòng về các hoạt động của Ủy Ban người Do Thái.
Năm 1945, thi sĩ Peretz Markish bị cấm phát hành tập thơ của ông ta. Các tài liệu do Ủy Ban Do thái sưu tầm về tội ác của Đức Quốc Xã đối với Người Do Thái cũng bị hủy bỏ. Lý do là tài liệu chỉ lên án Đức Quốc Xã gây chiến tranh trên đất Nga chỉ nhằm mục đích duy nhất là tiêu diệt người Do Thái.
Theo như văn thơ đề ngày 12 tháng 10 năm 1946 do Bộ Trưởng An Ninh Nội Chính Abakoumov gởi cho Bộ Chính trị, thì Ủy Ban Do Thái có khuynh hướng Quốc Gia khi mở mặt trận chống Phát xít Đức.
Nhưng vì nhu cầu cần phải có một chính sách đối ngoại thuận lợi cho việc thành lập một nước DO THAI , cho nên Staline không có phản ứng. Chỉ sau khi Liên Hiệp Quốc và Liên Bang Xô Viết bỏ phiếu chấp thuận chia các phần đất Palistine, diễn ra ngày 29 tháng 11 năm 1946, Abakoumov mới được ủy quyền rộng lớn để giải tán Ủy Ban của người Do Thái.
Ngày 14 tháng 12 năm 1947, các thành viên của Ủy Ban Do Thái bị bắt giam. Vài tuần lễ sau, ngày 13 tháng 01 năm 1948, Solomon Mikhoels bị giết chết trong thành phố Minsk. Theo như lời tuyên bố chính thức của nhà nước, ông ta tử nạn trong một tai nạn lưu thông.
Vài tháng sau, ngày 21 tháng 11 năm 19489, Ủy Ban Do Thái chính thức bị giải tán với lý do tổ chức này là trung tâm chống Xô Viết. Cơ quan ngôn luận của tổ chức Do Thái là tờ Einikait viết bằng tiếng Yiddish, tiếng Do Thái cũ, bị tịch thu và cấm phát hành. Nhiều thanh niên gốc Do Thái bị bắt giam.
Tháng 2 năm 1949, nhà nước mở chiến dịch chống tư tưởng ngoại lai của người Nga gốc Do Thái. Báo chí lên án ngành sân khấu của các người Nga Gốc Do Thái. Họ cho rằng kịch nghệ không phản ảnh được tinh thần người Nga.
Trên tờ báo Sự Thật của đảng Cộng Sản, số ra ngày 2 tháng 2 năm 1949, các ký gỉa đặt câu hỏi ông Gourvitch hay ômg Iozovski có biết gì là tinh thần người dân Nga không?
Và từ đầu năm 1949, có hàng trăm người Do Thái sống trong các thành phố Mạc Tư Khoa và Leningrad bị bắt giam.
Tờ Neva loan các tin về vụ kết án ở Lenigrad vào ngày 7 tháng 7 năm 1949. Các ông Archille Grigorievitch Leniton, Illia Zeilkovitch Serman, Rulf Alexandrovna Zevina bị kết án 10 năm tù chỉ vì các ông ấy đã nhận xét tư tưởng của Marx cùng với tư tưởng phản cách mạng, về tội ca ngợi các tư tưởng ngoại lai và có luận điệu xuyên tạc về vấn đề quốc tịch. Vì lý do chống án, họ bị toà án Tối Cao Sô Viết gia tăng thêm thời gian ở tù từ 10 năm lên đến 25 năm. Tòa án Tối cao khuyến trách tòa án Lenigrad là đã không nghiêm chỉnh kết án các bị can. Họ là các phần tử phản cách mạng, có nhiều định kiến và cho rằng các nước khác hay hơn tốt chính quyền Liên Bang Sô Viết.
Chính sách sa thải các cán bộ gốc Do Thái được thi hành có phương pháp, nhất là trong các ngành thông tin, báo chí, văn hóa, trung tâm xuất bản, trung tâm y tế. Đó là các ngành nghề then chốt mà người Do Thái đang điều hành. Các cuộc lùng bắt diễn ra liên tục và nhắm vào mọi giới. Nhiều chuyên viên kỹ thuật bị ghép vào tội phá hoại bị bắt ở các khu hầm mỏ kim loại Stalino bị hành quyết vào ngày 12 tháng 8 năm 1952.
Vợ của ngoại trưởng Molotov là người Nga gốc Do Thái, tên là Paulina Jemtchoujina, giữ vai trò chính trong ngành kỹ nghệ dệt, bị bắt giam vào ngày 21 tháng 1 năm 1949 vì bị kết án về tội đánh mất tài liệu bí mật của nhà nước. Bà bị kết án 5 năm tù lao động khổ sai.
Một người khác, vợ của ông Alexandre Polskrebychev, thư ký riêng của Staline, cũng là người gốc Do Thái , bị bắt và bị xử bắn hồi tháng 7 năm 1952 vì tôi làm gián điệp. Trong khi đó Molotov và ông Alexandre vẫn tiếp tục phục vụ cho Staline, như không có chuyện gì xảy ra.
Các cuộc thẩm tra các bị can trong tổ chức chống phát xít của người Do Thái vẫn tiếp tục kéo dài. Các cuộc xử án kín bắt đầu từ đầu tháng 5 năm 1952, tức là gần hai năm rưỡi sau khi những người Do Thái bị bắt. Tại sao phải cần thời gian quá lâu vậy?
Ngày nay, nhờ một số tài liệu, mặc dù chưa đầy đủ cho lắm, cũng cho chúng ta thấy có hai lý do để giải thích cho việc kéo dài xử án người Do Thái.
Thứ nhất là Staline vẫn chủ trương các vụ án phải được xử trong vòng bí mật. Ông ta coi phong trào chống Phát Xít của người Do Thái có liên hệ đến một âm mưu khác, gọi là âm mưu Leningrad, một cuộc thanh trừng vĩ đại cuối cùng.
Song song với mục đích đó, Staline cho cải tổ sâu rộng các cơ quan an ninh. Ông ra lịnh cho bắt ông Bộ Trưởng Nội An Abakoumov vào tháng 7 năm 1951. Ông cũng nhắm vào một nhân vật rất có quyền lực lúc bấy giờ là ông Beria, phó chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng và cũng là Ủy viên Trung Ương Đảng.
Vụ án Ủy ban chống Phát Xít của người Do Thái chỉ là cái cớ trong chiến dịch thanh trừng nội bộ Đảng Cộng Sản đồng thời cũng là nguyên nhân dẫn đến cuộc đại khủng bố lần thứ hai, nhắm vào những người mà Staline gọi là '' Âm mưu của các vị choàng áo trắng'', các vị trong ngày Y dược.
Trong cuộc thanh trừng về vụ '' Âm mưu Leningrad''đã có rất nhiều nhân vật lãnh đạo cao cấp trong Đảng Cộng sản bị giết mà cho đến ngày hôm nay vẫn còn nằm trong bí mật.
Ngày 15 tháng 2 năm 1949, văn phòng Bộ chính trị ra một nghị quyết: Các đảng viên Kouznetsov, Rodinov và Popkov, Voznessenski và Gosplan, chủ tịch đảng tại thành phố Leningrad, vì có hành động chống đảng nên bị sa thải ra khỏi đảng. Staline luôn luôn nghi ngờ tổ chức đảng của thành phố Leningrad, là thành phần chống đối ông ta. Vào tháng 8 và 12 tháng 9 năm 1949, Staline ra lịnh cho bắt giam tất cả các đảng viên cao cấp ở thành phố Leningrad về tội có liên lạc với tình báo của Anh nhằm chống lại đảng.
Ông Abakoumov còn phát động cuộc lùng bắt các lãnh tụ đảng cộng sản đang giữ các chức vụ quan trọng trên khắp lãnh thổ Nga hay trên các Cộng Hòa khác. Hàng trăm đảng viên trong thành phố Leningrad bị bắt. Có trên 2000 đảng viên bị loại ra khỏi đảng và bị đuổi ra khỏi sở làm.
Tháng 8 năm 1949, nhà cầm quyền ra lịnh đóng cửa Viện Bảo Tàng Phòng Thủ thành phố. Nơi đây là dấu vết của cuộc tử thủ oai hùng của quân Nga chống lại các cuộc tấn công của quân Đức Quốc Xã. Vài tháng sau, ông Mikhail Sonlov, Ủy Viên đặc trách Tư Tưởng của Bộ Chính Trị, được bổ nhiệm thành lập Tiểu Ban Giải tán Viện Bảo Tàng. Tiểu Ban này làm việc cho đến cuồi tháng 2 năm 1953 thì giải thể.
Các thủ phạm chính bị buộc tội trong vụ án '' Âm mưu Lenigrad'' gồm có:
Kouznetsov, Rodionov, Popkov, Voznessenski, Kapoustine, Lazoutine,.. đều bị xử kín vào ngày 30 tháng 9 năm 1950. Ngày hôm sau, tất cả đều bị tử hình, một giờ sau khi đọc bản án. Sự việc xảy ra trong vòng bí mật. Không một ai hay biết. Một bà vợ của bị can là con gái của vị chánh án, con dâu của Bộ trưởng Anastase Mikoian và cũng là Ủy viên Trung ương đảng cũng không hay biết gì. Qua đến tháng 10 năm 1950, các vụ án tương tự lại diễn ra. Hàng ngàn cán bộ lãnh đạo đảng bị kết án vì có liên hệ đến Âm mưu Lenigrad. Như ông Soloviev, đệ nhất bí thư thành phố Crimee; ông Badaviev, đệ nhị bí thư của Ủy Ban hành chánh Leningrad; ông Verbitski, đệ nhị bí thư vùng Mourmanski; ông Bassov, đệ nhất phó chủ tịch Hội đồng các Bộ trưởng Nga....
Phải chăng những vụ án này là cuộc thanh trừng nội bộ của đảng cầm quyền hay là khởi điểm của một chiến dịch đại khủng bố cuối cùng nhằm vào giới thầy thuốc?
Có nhiều chứng cớ cho thấy lý do thứ hai là hợp lý hơn.
Bản án ''Âm mưu Leningrad'' có thể là giai đoạn cuối cùng của một dự án chuẩn bị cho cuộc đại thanh lọc. Nhân dân Nga đã nhân ra dấu hiệu của của đại thanh lọc vào ngày 13 tháng 1 năm 1953. Những người bị kết án trong vụ Âm mưu Leningrad thật ra có liên hệ đến các vụ án vào những năm 1936-1938.
Tháng 10 năm 1949, nhân kỳ đại hội cán bộ toàn đảng vùng Lenigrad, viên đệ nhất bí thư Andrianov đọc một bản báo cáo, trong đó ông cho biết các vị cựu lãnh tụ đảng đã cho phát hành các tài liệu do Trostki và Zinoviev viết. Mục đích của ông ta là cố tình cho thấy các cựu lãnh tụ đã có liên hệ đến các phần tử phản đảng, có tội với nhân dân như các ông Trostki, Zinovie, Kamenev,..Ông ta muốn nói rằng những vị cựu lãnh tụ này đang âm mưu khơi dậy thời kỳ 1936-1938.
Tháng 10 năm 1950, sau khi hành quyết các thủ phạm trong vụ Leningrad, các vụ chống đối và dàn cảnh chống đối diễn ra liên tục trong hai bộ Nội vụ và Công an.
Nạn nhân đầu tiên là ông Beria. Staline bày ra một âm mưu thâm độc. Ông cho sát nhập vùng Mingrelic, một vùng thuộc Cộng Hòa Georgie. Đó là quê hương của Baria. Trước kia vùng này thuộc về Thổ Nhĩ Kỳ. Với vụ sát nhập này, Staline hy vọng ông Baria sẽ ra tay tàn sát các đảng viên cộng sản đồng hương của ông và thành trừng luôn đảng cộng sản Georgie.
Vào tháng 10 năm 1951, Staline lại tìm cách gài bẫy Beria lần nữa. Staline ra lịnh cho bắt các cán bộ lão thành trong bộ Công an. Trong số này có cả Trung Tá Eitingon, một cận vệ của Beria trong chiến dịch ám sát Trostski vào năm 1940; Tướng Leonid Raikhman, người đã tham dự vào vụ án Mạc Tư Khoa vào năm 1938; Đại tá Lev Schwarzmann, người đã từng tra tấn các lãnh tụ cộng sản Babel và Meyrhold; Viên thẩm phán Lev Cheinine, cánh tay mặt của Vychinski, biện lý viên của các vụ án 1936-1938. Tất cả đều bị lên án là đã nhúng tay vào âm mưu lớn của người Do Thái mà người cầm đầu là Abakoumov, bộ trưởng đặc trách nội an, một nhân vật thân cận của Beria.
Trước đó vài tháng, vào ngày 12 tháng 7 năm 1951, Abakoumov bị bắt và giam bí mật. Ông ta bị kết án vì đã thủ tiêu ông Jacob Etinguer, một bác sĩ nổi danh, gốc người Do Thái. Ông bác sĩ này bị bắt vào tháng 11 năm 1950 và bị chết trong tù. Bác sĩ Etinguer đã từng trị bịnh cho nhiều các bộ cộng sản cao cấp như các ông Serge Kirov, Sergo Ordjonikidze, thống chế Toukhatchevski, lãnh tụ đảng cộng sản Ý Palmiro, TiTo và Georges Dimitrov.
Lý do mà ông Abakoumov thủ tiêu bác sĩ Eitinguer là để ngăn cản việc lột mật nạ một số người Do Thái phạm tội ác, đã xâm nhập vào các chức vụ cao cấp trong guồng máy Công an.
Vài tháng sau, Abakoumov bị kết án là đầu não của cuộc âm mưu của nhóm người gốc Do Thái.
Vụ bắt giam Abakoumov là khởi điểm của một chính sách nhằm thủ tiêu và giải thể các tổ chức của người Do Thái và tổ chức của nhóm y giới, mở đầu cho cuộc đại thanh lọc.
Như vậy vào mùa hè 1951, chớ không phải là vào năm 1952, chiến dịch đại thanh trừng đã bắt đầu.
Từ ngày 11 đến ngày 18 tháng 7 năm 1951 đã diễn ra các vụ án bí mật xét xử những thành viên của Ủy ban chống phát xít của người Do Thái. Có 13 ủy viên nồng cốt của ủy ban bị kết án tử hình và bị hành quyết ngay.
Ngày 12 tháng 8 năm 1952, 10 kỹ sư gốc Do Thái đang làm việc trong xưởng sản xuất xe hơi Staline, cũng bị kết án tội phá hoại và bị hành quyết.
Tính chung, có tất cả 125 vụ án, trong số đó có 25 bản án tử hình và số còn lại bị kết án từ 10 đến 25 năm tù và bị đưa đi lao động cưỡng bách.
Tháng 9 năm 1952, nhà nước cộng sản hoàn tất bản cáo trạng nhóm người Do Thái. Việc thi hành bản án được dời lại vài tuần vì lúc đó là thời gian đảng cộng sản tổ chức đại hội đảng cộng sản thống nhất lần thứ 19, vào tháng 10 năm 1952.
Khi đại hội kết thúc, tất cả cá bác sĩ người gốc Do Thái đều bị bắt giam bí mật.
Đến ngày 22 tháng 11 năm 1952, một vụ án xét xử cựu tổng bí thư đảng cộng sản Tiệp Khắc là ông Rudolf cùng với 13 lãnh tụ khác. 11 người trong số này bị kết án tử hình và bị treo cổ. Nó diễn ra giống như vụ án đã xảy ra ở Mạc Tư Khoa. Các đạo diễn của vụ án cũng chính là do cố vấn Nga., với mục đích là thanh toán các lãnh tụ cộng sản Tiệp gốc Do Thái. 11 trong số 14 bị can là người gốc Do Thái. Họ bị buộc tội nhúng tay trong tổ chức '' nhóm khủng bố Trotski-Tito và Do Thái''. Đó là vụ án mở đầu cho cuộc thanh trừng người Do Thái ở các nước Đông Âu.
Ngay sau khi hành quyết 11 người, ngày 4 tháng 12 năm 1952, Staline đề nghị Hội Đồng Trung Ương ra lịnh cho Bộ Công an phải thông báo đến các đảng viên cộng sản hãy chấp dứt các việc làm không thể kiểm soát được. Như vậy là Bộ Công an bị khiển trách và bị loại bỏ ra ngoài vì đã không kiểm soát được việc xâm nhập của những bác sĩ người Do thái vào trong các tổ chức quan trọng của chính quyền. Như vậy là Staline đã thắng thêm một bước nữa khi ông ta dùng '' những vị choàng áo trắng'' để chống lại các lãnh tụ của ngành công an, tức là chống lại lãnh tụ Beria. Bởi vì ông Beria trong tư thế của người đứng đầu bộ an ninh, không thể bào chửa là ông không biết gì về chuyện xâm nhập phá hoại này.
Cho đến bây giờ chưa ai biết chuyện gì đã xảy ra trong khoảng thời gian vài tuần lễ trước khi Staline chết. Người ta chỉ được biết là phải thận trọng , người bênsơvich phải đãu tranh chống lại các hình thức thụ động.Trong các cuộc họp quần chúng đều nêu ra các khẩu hiệu trừng phạt, và các vụ bắt giam và tra khảo các bác sĩ người Do Thái vẫn tiếp tục diễn ra.
Ngày 19 tháng 2 năm 1953, Phó bộ trưởng ngoại giao Ivan Maiski, cánh tay mặt của Bộ trưởng ngoại giao Molotov, là cựu đại sứ tại Luân Đôn bị bắt giam. Ông này thú nhận là đã được thủ tướng Anh Winston Churchil dùng làm gián điệp cùng một lúc với ông Alexandre Kollontai. Ông này là một trong những lãnh tụ cao cấp Bônsơvich đã cầm đầu phong trào thợ thuyền vào năm 1921.
Bà Kollontaii cũng đã từng là đại sứ của Liên Sô tại Thụy sĩ cho đến khi Thế chiến thứ hai kết thúc.
Mặc dù đã diễn ra rất tốt đẹp trong việc thụ lý hồ sơ '' Âm mưu'', người ta không thể không nhận thấy có một cái gì đó khác hẳn với các vụ án đã xảy ra trong những năm 1936-1938.
Không có một viên chức cao cấp nào của chế độ tham dự công khai vào các diễn tiến đã xảy ra trong suốt thời gian từ ngày 13 tháng 1 năm 1953 cho đến khi Staline chết.
Theo lời tiết lộ của Thống chế Boulganine vào năm 1970, chỉ có 4 lãnh tụ cao cấp đã tham gia vào '' Âm mưu này''. Đó là các ông: Malenkov, Soulov, Rioumine và Ignatiev. Những lãnh tụ khác đều thấy rằng mình bị đe dọa.
Theo lời của Boulganine, vụ án của những người bác sĩ gốc Do Thái sẽ được khởi xử vào ngày 15 tháng 3 và sẽ tiếp diễn và sẽ đưa đi lưu đày một số lớn người gốc Do Thái ra vùng Birobidjan.
Ngày nay, người ta chỉ có thể tham khảo một phần các văn kiện của Phủ Chủ Tịch. Nơi này còn lưu trữ một số hồ sơ tối mật và rất là nhạy cảm. Người ta chưa biết sự thật về kế hoạch đưa một số lớn người Nga gốc Do Thái; Nhưng có một điều chắc chắn : Cái chết của Staline đã xảy ra đúng lúc để ngăn chận một sự kiện là sẽ phải có thêm một danh sách của hằng triệu nạn nhận của chế độ độc tài Staline.
 
Mật thư tội ác của chủ-nghĩa Cộng-sản
Dịch giả : Fossion René & Trần hữu Sơn
Phần 1. Chương 15
GIÃ TỪ CHỦ NGHĨA STALINE
Staline qua đời đánh dấu nửa đoạn đường của bảy thập niên tồn tại của chế độ Liên Bang Sô Viết, và cũng đánh dấu một giai đoạn quyết định kết thúc một chế độ.
Một thành viên của Hàn Lâm Viện Pháp, ông Francois Furet đã viết:" Cái chết của một nhân vật lãnh đạo tối cao đã biểu lộ sự nghịch lý của một chế độ. Mặc dù chế độ được ghi nhận là để phát triển xã hội nhưng tất cả các diễn biến của nó hoàn toàn tùy thuộc vào một cá nhân. Khi con người duy nhất không còn nữa, thì chính cái xã hội cũng mất đi một cái gì thiết yếu cho sự phát triển được tiếp diễn. Một trong những điểm thiết yếu này là cường độ vĩ đại của các cuộc đàn áp đã được thực hiện, dưới nhiều hình thức khác nhau do nhà nước chủ trương chống lại toàn thể xã hội."
Đối với các cộng tác viên quan trọng của Staline như các ông Malenkov, Molotov, Vorochilov, Mikoian, Kaganovtch, Kroutchev, Boulganine và Beria, việc chọn người để thay thế Staline trở nên vô cùng phức tạp. Một mặt là họ phải làm sao duy trì chính sách của Staline, chia xẻ trách nhiệm. Mặt khác họ phải tìm cách quân bình hóa quyền lực của mỗi cá nhân sao cho người này không vượt trội hơn người khác. Họ phải thống nhất đưa ra một số chính sách của nhà nước để đáp ứng với tình hình hiện tại, sao cho mọi cộng tác viên đều đồng ý.
Vấn đề dung hòa chính sách của nhà nước kể từ khi Staline qua đời cho đến khi ông Beria bị bắt giam vào ngày 26 tháng 6 năm 1953 đã gặp phải rất nhiều khó khăn.
Ngày nay, khi đọc các văn bản tóm tắt của phiên họp Ủy Viên Trung ương đảng vào ngày Staline chết , ngày 5 tháng 3 năm 1953 và của phiên họp từ ngày 2 đến ngày 7 tháng 7 năm 1953 [ sau khi loại trừ Beria], chúng ta tìm thấy những lý do thúc đẩy các nhà lãnh đạo kế tiếp Staline phải làm: Gỉa từ chủ nghĩa Staline. Từ đó Kroutchev quyết định giải thể chủ nghĩa Staline nhân kỳ đại hội thứ 20 của đảng cộng sản Sô Viết vào tháng 2 năm 1956, thành lập Đảng Cộng Sản thống Nhất. Và Đại hội đảng lần thứ 22 , tổ chức vào tháng 10 năm 1962.
Lý do thứ nhất là bản năng tự vệ để sinh tồn.
Vào những tháng cuối cùng của Staline, tất cả lãnh tụ Bônsêvich đều cảm thấy tính mạng của họ không an toàn. Chẳng ai tránh được tai tiếng. Ông Vorochilov thì bị coi như là nhân viên tình báo của Anh. Ngoai Trưởng Molotov và Mikoian bị Staline loại ra khỏi Trung Ương đảng. Trùm công An Beria bị nghi ngờ có chân trong âm mưu đen tối đang diễn ra trong các cơ quan Nội an. Ở các cơ sở trung cấp thì ai nấy cũng lo sợ và tìm cách tránh né các hình thức khủng bố của chế độ. Muốn cho người dân có được đời sống ổn định là phải dẹp bỏ cơ quan công an nội chính đầy quyền lực. Khởi đầu là hủy bỏ bộ máy chính trị mà nhà độc tài đã xây dựng với chủ đích riêng của ông ta. Nhờ đó mà không một lãnh tụ nào còn có thể lợi dụng quyền hạng để tìm cách khống chế người khác. Thêm vào đó, đã có nhiều ý kiến bất đồng xảy ra trong nội bộ về chính sách cải cách ruộng đất. Cũng có nhiều hoạt động ngầm trong việc cấu kết bè phái để tìm cách thay thế Staline. Nhân vật được coi như sáng giá nhất lúc bấy giờ là trùm công an Beria đầy quyền thế. Người ta biết rất rõ một điều là không thể có một guồng máy đàn áp nào ngoài vòng kiểm soát của đảng. Đảng là vũ khí của một cá nhân dùng để đàn áp các thế lực chính trị khác.
Lý do thứ hai và cũng là lý do căn bản là cần phải có sự thay đổi để cải cách kinh tế và xã hội.
Theo như hai nhà lãnh tụ cộng sản, ông Kroutchev và ông Malenkov thì chính sách đàn áp để quản lý kinh tế, áp đặt các hình thức trừng phạt, việc mở rộng các trung tâm lao động khổ khai Goulag là nhỡng lý do dẫn đến sự khủng hoảng kinh tế và làm bế tắc phát triển xã hội. Chính sách kinh tế được thiết lập trong những năm 1930 đã làm ngược lại nguyện vọng của tầng lớp xã hội lúc bấy giờ. Các cuộc chống đối của nhân dân và các cuộc đàn áp đẫm máu của những năm 1936-1938 như đã đề cập trước đây , không còn thích hợp nữa.
Lý do sau cùng của sự thay đổi là diễn biến tất yếu của trào lưu đãu tranh chính trị để tiến tới một bước cao hơn.
Một nhân vật điển hình là ông Nikita Kroutchev. Chúng tôi không đề cập đến quía khứ chính trị của ông ta là một người theo Staline hay không, nhưng chắc chắn ông ta đã thật sự hối tiếc về những gì ông đã làm trong quá khứ. Ông ta rất khéo léo trong sinh hoạt chính trị, rất bình dân, tỏ ra tin tưởng vào tương lai rực rỡ của Xã Hội Chủ nghĩa. Ông cương quyết xây dựng một xã hội hợp pháp. Điều này đã gây cho ông ta một thế chính trị vững mạnh hơn tất cả các lãnh tụ đồng thời . Ông cương quyết từng bước và từng phần dẹp bỏ chủ nghĩa Staline. Ông xây dựng một xã hội cấp tiến hơn.
Nhưng qua những hình ảnh khủng khiếp vừa xảy ra phải làm cho người ta tự hỏi, liệu trong vài năm hoạt động, Kroutchev có thể biến đổi chế độ độc tài khủng bố dã man, trở thành một chế độ chuyên quyền công an trị, bảo đảm cho một xã hội trật tự hậu Staline?
Không mấy tuần lễ sau khi Staline qua đời, chính sách nhà tù Goulag lại được tái tổ chức sâu rộng và đặt dưới quyền quản lý của Bộ Tư Pháp. Về việc tổ chức hạ tầng cơ sở kinh tế thì thuộc thẩm quyền của các cơ quan dân chính địa phương.
Về cơ chế hành chánh, nhà nước mới cho thi hành một số quyết nghị nhằm giảm bớt quyền hành của Bộ Nội Vụ. Như nghị quyết của chủ tịch đoàn Sô Viết do chủ tịch Vorochilov ấn ký, đăng trên tờ Sự Thật số ra ngày 23 tháng 3 năm 1953 thông báo về việc ân xá :
Tất cả các phạm nhân bị kết án dưới 5 năm.
Tất cả các phạm nhân bị kết án vì lý do kinh tế, lộng quyền và không thi hành nhiệm vụ.
Tất cả nữ tù nhân đang co thai , các nữ tù nhân trên 50 tuổi, các tù nhân dưới 10 tuổi, các nam tù nhân trên 55 tuổi.
Ngoài qua nghị quyết còn cho ân xá một nửa thời gian tù cho các tù nhân nào không phải bị kết án vì lý do chính trị, giết người có âm mưu và trộm cướp có tầm vóc lớn.
Trong vài tuần lễ, đã có 1.200.000 phạm nhân , gần một nửa con số phạm án, được phép rời khỏi các trại tập trung Goulag, các trại khẩn hoang đặc biệt và các trung tâm nhà tù. Phần lớn những người này thuộc vào tội tiểu hình, như ăn cướp vặt, bỏ sở làm, vi phạm giấy thông hành..
Lînh ân xá không được áp dụng đối với tù chính trị. Hön thế nửa, nội dung của nghị quyết cũng rất mù mờ, với mục đích là tạo sự hiểu lầm để tranh giành quyền lực.
Vào mùa xuân 1953 là thời điểm để cho ông Lavrenti Beria, Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ, kiêm đệ nhất phó chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng, chứng tỏ ra mình là một nhà đại cải cách.
Tại sao lại có cuộc ân xá sâu rộng như vậy?
Theo như nhận định của Amy Knight, tác gỉa của tập sách về cuộc đời của Beria, do nhà xuất bản Aubier cho ra mắt tại Paris ngày 27 tháng 3 năm 1953, thì chính Beria tự ý quyết định áp dụng biện pháp chính trị này để gây thế lực trong mục tiêu trở thành người thừa kế Staline.
Để chứng tỏ tính cách pháp lý về biện pháp ân xá này, ngày 24 tháng 3 năm 1953, Beria chính thức gởi một văn thư đến Chủ tịch đoàn Ủy ban Trung ương để giải thích. Beria cho rằng trong số 2.526.402 phạm nhân trong các Goulag chỉ có 221.453 thật sự là phạm tội và bị giam cầm trong các trại tù đậc biệt. Và ông ta cho rằng một số đông lớn tù nhân không gây nguy hiểm gì đến nền an ninh của nhà nước. Như vậy, một cuộc đại ân xá là điều cần thiết để giải tỏa gánh nặng kinh tế cho nhà nước trong công cuộc quản lý lao tù.
Từ năm 1950 trở về sau, vấn đề mở rộng các trung tâm tù Goulag và sự quản lý của nó đã trở thành câu hỏi thường xuyên trong nội bộ đảng. Các nhà lãnh tụ biết rõ vấn nạn này, ngay cả trong thời kỳ trước khi Staline qua đời. Cho nên nghị quyết ân xá ngày 27 tháng 3 năm 1953 có đủ lý do pháp lý của nó trong lúc đưa ra thi hành.
Bất kỳ lãnh tụ cao cấp trong đảng nhằm có ý định thay chân Staline đều biết rất rõ yếu tố khủng hoảng chính trị cũng như yếu tố kinh tế sa sút trầm trọng của chính sách Goulag. Cho nên họ đã đồng thuận cho thi hành biện pháp ân xá.
Khi Staline còn sống, không có một biện pháp cấp tiến nào, cho dù trong bất kỳ lãnh vực nào được phép thi hành. Sử gia Moshe Lewin nhận định rằng tất cả những gì xảy ra trong thời kỳ Staline lâm bịnh đều bất động, như là một xác chết ướp khô.
Nhưng sau khi Staline qua đời, không phải là việc gì cũng được cải tiến. Như chuyện ân xá cho các tù nhân chính trị, những người bị ghép vào tội phản cách mạng vẫn không được thi hành. Chính việc không cho ân xá các tù nhân chính trị này là nguyên nhân của các vụ nổi loạn trong các trại có quy chế đặc biệt về Goulag của Retchlag và Steplag.
Ngày 4 tháng 4 năm 1953, tờ Sự Thật loan tin vụ tàn sát các tù nhân thuộc giới Y Dược là do sự khiêu khích. Tờ báo cũng viết, theo lời khai thì những nạn nhân Bác sĩ này bị ép buộc phải khai những điều không thật.
Vài ngày sau đó, biến cố này được thổi phồng lên khi Trung ương đưa ra một nghị quyết cho rằng đó là do quyết định sai lầm của cơ quan công an khi ra tay đàn áp nhóm tù nhân y sĩ.
Đây không phải là một vụ sai lầm duy nhất. Và như vậy có nghĩa là cơ quan an ninh đã ý thi hành quá nhiều biện pháp bất hợp pháp. Đảng cộng sản chính thức phê phán những hành động này của công an. Sự kiện này đã tạo ra hai sự kiện trái ngược . Một mặc, nhiều đơn tố cáo đã gởi đến các văn phòng tòa án để xin tái xác thân nhân của họ hiện còn đang giam giữ. Trong khi đó các tù nhân trong các trại thì phản đối sự thanh lọc do ban giám đốc trại, để cho phép người nào thuộc diện ân xá vào ngày 27 tháng 3 năm 1953. Các tù nhân phản đối về sự đàn áp của cai tù, phản đối ban quản trại, không thi hành các công tác lao động, bất tuân lịnh của trại.
Ngày 14 tháng 3 năm 1953, có trân 10 tù nhân thuộc các nhóm khác nhau của trại tù Norilsk tổ chức đình công. Họ tổ chức thành các nhóm thuộc các sắc dân khác nhau mà trong đó dân Ukraine và dân vùng Baltique nắm chủ chốt. Yêu sách của họ là giảm giờ lao động; hủy bỏ in số đính bài trên quần áo; hủy bọ quy chế hạn chế thư từ liên lạc gia đình; trục xuất các tên chỉ điểm; nới rộng các điều kiện ân xá cho tù nhân chính trị.
Ngày 10 tháng 7 năm 1953, tin Beria bị bắt đã được chính thức công bố. Beria bị tố cáo là làm gián điệp cho cục tình báo Anh. Sự việc này đã làm cho những tù nhân nghĩ rằng có cái gì đó đang diễn ra ở thủ đô Mạc Tư Khoa. Chính vì thế họ gia tăng yêu sách với nhà nước. Các hình thức không tham gia lao động của các phạm nhân ở các trại tù bắt đầu lan rộng.
Ngày 14 tháng 7, trên 12.000 tù nhân ở khu lao tù Vorkouta đồng loạt tổ chức đình công tập thể. Có nhiều dấu hiệu cho thấy nhà nước không mở các cuộc đàn áp tù nhân . Trái lại , đã xảy ra các cuộc thương thuyết ở khu Norilsk cũng như ở Vorkouta.
Từ suốt mùa hè năm 1953 cho đến kỳ đại hội đảng lần thứ 20 vào tháng 2 năm 1956, liên tục xảy ra các vụ đình công trong các trại tù đặc biệt. Cuộc nổi loạn lâu dài và quan trọng nhất diễn ra vào tháng 5 năm 1954, tại khóm 3 của khu tù Steplag, nằm trong vùng Kenguir thuộc địa hạt Karganda Cộng hòa Kazakhstan. Cuộc nổi loạn kéo dài 40 ngày và chỉ bị dẹp tắt khi các lực lượng đặc biệt của bộ Nội Vụ có xe thiết giáp yễm trợ can thiệp vào.
Sáu thành viên của Ủy Ban điều khiển cuộc nổi loạn bị hành quyết. 400 tù nhân trong nhóm nổi loạn bị bắt và bị gia tăng án tù.
Tình hình chính trị, một phần nào đó đã được thay đổi sau khi Staline qua đời.
Một số yêu sách của tù nhân đưa ra vào những năm 1953-1954 được giải quyết. Như giờ lao động đã giảm xuống, chỉ còn làm việc 9 giờ trong một ngày. Chế độ ẩm thực cũng được cải thiện khá hơn.
Trong hai năm 1953-1954, sau cái chết của trùm Beria, chính quyền đã cho thi hành một số biện pháp nhằm làm giảm quyền hành của cơ quan an ninh nội chính. Bãi bỏ xét xử vụ án chính trị Troiki. Cơ quan công an chính trị đặc biệt được cải tổ trở thành cơ quan tự trị Cục Tình Báo Nga KBG [ Komitet Gossudarstvennoi Bezpasnosti]. Con số nhân viên chỉ còn 80% so với con số nhân sự vào tháng 3 năm 1953. Tướng Servo được bổ nhiệm làm chỉ huy trưởng cơ quan KBG, đã duyệt xét lại tất cả các hồ sơ tù nhân thuộc các sắc dân bị bắt giam trong suốt thời kỳ chiến tranh.
Tướng Servo là bạn thân của Nikita Chroutchev, một người không được dân chúng biết nhiều trong quá khứ. Và chính trong giai đoạn chuyển tiếp này, ông được giao phó cho giữ một trong những chức vụ then chốt trong chính quyền.
Vào tháng 9 năm 1955, chính quyền cho ân xá thêm một số tù quan trọng. Họ bị bắt trong năm 1945 vì đã hợp tác với quân Đức Quốc Xã và một số tù binh Đức bị bắt giam trên lãnh thổ Nga. Và cuối cùng , nhà nước cũng ban hành nhiều biện pháp khoan hồng cho các tù khẩn hoang đặc biệt. Những người này được phép đi lại trong những vùng rộng lớn hơn mà không cần phải trình diện tại các cơ quan quản lý. Chiếu theo hiệp ước Đức - Liên Sô, có tất cả 1 triệu người trên tổng số 2.750.000 người Nga gốc Đức bị đưa đi lưu đày trong tháng 9 năm 1945, là những người đầu tiên được hưởng quy chế ân xá. Nhưng chính sách ân xá chỉ nhằm bãi bỏ một số biện pháp pháp lý giới hạn của những người tù, không đủ để thoả mãn những gì họ mong đợi. Họ không có quyền trở về quê quán; họ không được phép nhận lại những tài sản của họ.
Chính sách hạn chế từng phần, từng bộ phận của Chroutchev được người dân coi như là chính sách hạ bệ Staline. Cũng nên nhớ lại rằng Chroutchev là một trong những lãnh tụ thân cận với Staline. Ông ta cùng với các lãnh tụ khác đã tham dự trực tiếp vào các cuộc đàn áp trong quá khứ, dưới triều Staline. Nhơ giải thế các khu vực canh tác theo lối chủ điền; thanh trừng cán bộ cộng sản; cho lưu đày các sắc dân; hành quyết những người đối lập; thực hiện chính sách đãu tranh giai cấp. Cho nên dưới triều của Chroutchev, chiến dịch hạ bệ Staline thật ra chỉ diễn ra trong giới hạn nhỏ. Ông ta chỉ tố cáo việc sùng bái cá nhân quá đáng của tời Staline mà thôi.
Trong bản phúc trình mật đọc vào đêm 24 tháng 2 năm 1956 nhân kỳ đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20, ông Chroutchev chỉ lên án một phần nhỏ của chủ nghĩa Staline. Ông ta không đặt lại vấn đề và những lý do chính vì sao Đảng đã quyết định hồi năm 1917. Ông đưa ra các sự kiện lịch sử sai lầm có hệ thống của chủ nghĩa Staline khởi đi từ năm 1934. Bản phúc trình mật không đề cập đến các tội ác của Staline trong chính sách cưỡng bách kinh tế tập thể hoá. Ông cũng không nói đến vụ hàng triệu người chết trong những năm 1932-1933 vì đói kém, do chính sách kinh tế sai lầm của Staline. Ông ta chỉ liệt kê con số nạn nhân của Staline là những đảng viên cộng sản, những người dưới tay của Staline, mà không hề đề cập đến hàng triệu dân chúng, chính là những nạn nhân trực tiếp của chế độ. Chroutchev đã khéo léo không trả lời câu hỏi chính: trách nhiệm của đảng cộng sản đối với nhân dân kể từ khi đảng cộng sản lên nắm chính quyền từ năm 1917.
Sau đại hội đảng lần thứ 20, nhiều biện pháp cụ thể đã được thi hành. Các biện pháp này đã bổ túc cho một số chính sách trước đây.
Trong tháng 3 và 4 năm 1956, các người bị đưa đi khẩn hoang đặc biệt thuộc thành phần sắc tộc, hay bị tình nghi hợp tác với Đức , bị bắt vào những năm 1943-1945 đều được các cơ quan thuộc bộ Nội Vụ giảm bỏ các thủ tục kiểm soát hành chánh. Nhưng họ cũng chẳng được quyền đòi hỏi lại những tài sản của họ, bị nhà nước tịch thu trước đây.
Biện pháp ân xá nửa chừng này chỉ gây thêm sự phẩn nộ. Một số lớn không chịu ký tên xin ân xá khi họ bị buộc phải chấp nhận là không đòi lại tài sản và cũng không xin trở về nguyên quán. Người ta nhận thấy chính phủ có phần nhượng bộ. Điều này chứng tỏ có thay đổi trong chính sách của chính quyền vào lúc bấy giờ.
Ngày 9 tháng 1 năm 1957, nhà nước cho thi hành nghị quyết nhằm giải tán các cộng hòa và các vùng tự trị của các sắc dân, trừ cộng hòa Tatars ở vùng Crimee.
Suốt trong 3 thập niên, người Tatar quyết tâm tranh đãu để đòi cho được trở về quê quán của họ.
Từ năm 1957, đã có hàng chục ngàn người thuộc các sắc dân Karakchais, Kalmouks, Balkars, Tchetchenes và Ingouches lục đục trở về quê hương của họ. Nhà nước không trợ giúp họ tái định cư. Nhiều vụ chống đối giữa những người tù trở về quê cũ và những người Nga đến đang chiếm ngự nhà cửa của họ. Những người Nga này trước kia cư ngụ ở những vùng lân cận, được nhà nước chuyển về các khu vực này định cư, khi dân ở đây bị nhà nước bắt đi lưu đày. Khi những người tù trở về vì không có hộ khẩu nên không thể đăng ký chính quyền địa phương để có nơi cư ngụ chính thức. Họ phải tự tìm chổ ở bằng cách cất chòi, lều vải hay bằng nhà tạm bợ bằng gỗ thông thường. Họ sống trong tình trạng bị đe dọa thường xuyên. Họ bị bắt và bị truy tố về các tội không có giấy thông hành, không hộ khẩu. Chính quyền địa phương không chịu cung cấp cho họ các loại giấy tờ hợp pháp đó. Với các lý do đó, họ có thể bị 2 năm tù.
Tháng 7 năm 1958, tại thủ đô Grozny của xứ Tchetchene đã xảy ra vụ thảm sát đẫm máu giữa dân Nga và dân Tchetchene. Sau đó nhà nước phải chấp nhận cất nhà ở cho dân tù Tchetchene. Từ đó quan hệ giữa hai sắc dân tạm thời lắng dịu.
Nhưng phải đợi mãi đến tháng giêng năm 1960, quy chế của người dân đi khẩn hoang đặc biệt mới chính thức bãi bỏ. Những người lưu đày thuộc sắc dân Ukraine và dân vùng Baltique là những người được phóng thích sau cùng. Nhưng vì hệ thống hành chánh quá rườm rà và gặp quá nhiều trở ngại trong lúc lập thủ tục ân xá, cho nên có rất nhiều người chán nãn, đành phải ở lại chọn nơi này làm quê hương; trong khi một số khác ít hơn quá bán lên đường trở về quê nhà.
Một số lớn tù nhân bị ghép vào tội phản cách mạng chỉ được ân xá sau kỳ đại hội đảng lần thứ 20.
Có chừng 90.000 người được trả tự do trong năm 1954-1955.
Vào năm 1956-1957 có gần 310.000 tù nhân thuộc diện phản cách mạng đựơc hồi hương.
Tính đến đầu năm 1959, chỉ còn 11.000 tù nhân chính trị còn bị giam.
Để tiến hành nhanh chóng thủ tục ân xá và hồi hương, nhà nước đã thành lập 200 uỷ ban tư pháp về các trại giam. Nhưng được phóng thích ra khỏi trại giam không có nghĩa là được phục hồi quyền công dân để hưởng được các quyền lợi khác.
Trong hai năm, 1956-1957, chỉ có chừng 60.000 người trở về được phục hồi quyền công dân. Con số đông còn lại phải chờ nhiều năm sau, có khi hàng chục năm mới được cấp giấy chứng minh nhân dân cần thiết này. Trong tác phẩm '' Mọi việc rồi sẽ qua đi'' nhà văn Vassili Grossman gọi năm 1956 là năm của '' các cuộc trở về''. Ông đã dùng nhóm từ '' các cuộc trở về'' thật là đầy đủ ý nghĩa, thật là vĩ đại. Nó phản ảnh sự êm lặng hoàn toàn về phía nhà nước và chính nó đã gợi lại trong đầu của những người đã không có cơ hội để trở về nơi chôn nhau cắt rún của mình. Nó gây chấn thương tâm lý trong quần chúng và đã làm xáo động trong đời sống của người dân.
Trong tác phẩm '' Hai nước Nga đối diện '', nhà văn Lydia Tchoukovskaia đã cái thảm kịch mặt đối mặt trong cùng một xã hội. Một nước Nga cầm tù và một nước Nga bị cầm tù. Trong cái khung cảnh thù hận đó, chính quyền quyết định không giải quyết các thư tố cáo cá nhân, thư tố cáo các viên chức, trước đây có nhúng tay bất hợp pháp trong các vụ đàn áp, tra tấn và đưa đi tù đày. Cơ quan duy nhất có quyền tái cứu xét các bản án đó là Ủy ban kiểm soát của đảng cộng sản.
Trong các văn thư của nhà nước gởi đến các văn phòng biện lý có rất nhiều phần đề cập đến vấn đề ưu tiên giải quyết cho các cán bộ cộng sản và quân nhân.
Sau khi cho ân xá tù chính trị, các trại giam sau thời kỳ Staline đã giảm xuống đến con số tương đối ổn định.
Vào năm 1959-1960 có chừng 900.000 phạm nhân, trong đó có chừng 300.000 người thuộc diện cứng đầu. Những người này hoặc đã tái phạm hay bị kết án tù nhiều năm. Con số còn lại 600.000 người thuộc diện thường tội.
Vai trò chính ở các Goulag là dùng nhân lực của tù nhân để khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở các vùng Cực Bắc và vùng Viễn Đông của nước Nga. Nhưng rồi theo tình thế, vai nhiệm vụ này của Goulag cũng biết mất dần. Vì các trại tù dưới thời Staline được phân tán mỏng ra cho nên các địa hình của Goulag cũng bị biến thể. Một số trại tù về sau được tái thiết lập ở vùng nằm về khu vực của Nga nằm trong lục địa Ău Châu.
Mặc dù có cải thiện hệ thống nhà tù sau khi Staline qua đời, nhưng chính sách quản trị các trại tù vẫn còn xa lạ với hệ thống luật pháp của nhà nước pháp trị. Nó vẫn còn dấu vết của thời kỳ giam cầm trong chế độ Sô Viết đưới thời Staline. Con số tù vẫn tiếp tục gia tăng khi nhà nước mở chiến dịch bài trừ du đảng, rượu chè, không nhà không cửa, thất nghiệp,..và nạn nhân của các điều lệ 70 và 190 của bộ hình luật mới vừa cho áp dụng từ năm 1960.
Chiếu theo các điều lệ trong bộ hình luật mới, các biện pháp khác nhau về việc trao trả phạm nhân thay đổi liên tục.
Một trong các biện pháp cải tổ đầu tiên sau thời Staline được ban hành vào ngày 25 tháng 4. Đó là hủy bỏ điều lệ chống lại công nhân của năm 1940. Theo điều lệ này, trước đây nhà nước cấm công nhân đình công hay bỏ sở làm. Nhà nước dùng phương pháp cải tổ từng phần để dẫn dư luận quần chúng đến việc chấp thuận đạo luật về những điểm căn bản mới của Bộ Hình Luật, ban hành ngày 25 tháng 12 năm 1958. Các điểm căn bản này đã thay đổi toàn toàn các cụm từ của Bộ Hình Luật trước. Như '' kẻ thù của nhân dân''; '' tội ác phản cách mạng''..
Hơn thế nửa, người dân chỉ chịu trách nhiệm trước pháp luật khi đúng 16 tuổi trở lên, thay vì 14 tuổi như trước kia. Công an không được tra tấn trong lúc hỏi cung. Các bị can khi ra tòa đều có luật sư , tham khảo tài liệu trước khi bào chửa cho bị can. Ngoại trừ vài trường hợp đặc biệt, đa số các phiên tòa đều được xử công khai có quần chúng tham dự.
Nhưng Bộ Hình Luật năm 1960 vẫn còn giữ lại một số điều lệ nhằm trừng phạt mọi hình thức '' sai lệch định hướng chính trị và ý thức hệ''. Chiếu theo đều 70 của Bộ Hình Luật này, bất kỳ người nào có ý tuyên truyền để làm giảm uy tín của chế độ và quyền lực của nhà nước Liên Sô đều bị trừng phạt từ 6 tháng cho đến 7 năm tù và sau đó bị đưa lưu đày từ 2 đến 5 năm.
Điều 130 lên án những ai biết các hoạt động chống lại chế độ mà không chịu đi tố cáo. Những người này sẽ bị tù từ 3 đến 5 năm và bị phạt lao động không công cho nhà nước.
Trong hai thập niên 1960-1970, nhà nước đã cho áp dụng sâu rộng hai điều luật 70 và 190 là điều luật nói về các hình thức '' đi lạc hướng chính trị và ý thức hệ.''Có đến 90% thường dân bị bắt giam vì những lời phát biểu hay có hành động chống lại chính quyền Sô Viết.
Trong những năm thay đổi đường lối lãnh đạo chính trị cũng như cải thiện đời sống kinh tế, người ta thấy dường như có rất ít hay không có xảy ra các hình thức tranh cải hay bất đồng ý kiến. Có lẻ là do cái quá khứ bị đàn áp ghê tợn vẫn còn ghi đậm trong ký ức của người dân, cho nên chẳng ai muốn phản kháng.
Lần thứ nhất trong 5 năm đầu của chế độ, một bản báo cáo của KBG được ghi nhận như sau:
Năm 1961 có 1300 vụ chống đối; năm 1962 , 2500 vụ; năm 1964, 4500 vụ và năm 1965 1300 vụ.
Ở vào thời điểm của những năm 1960-1970, cơ quan KBG có nhiệm vụ theo dõi ba loại người.
Nhóm nhất nhất là những người thiểu số hoạt động trong các Tôn Giáo;
Nhóm thứ hai là nhóm thiểu số có khuynh hướng quốc gia như các người gốc Baltique, gốc Tatar ở vùng Crime, người Đức, người Ukraine,..
Nhóm thứ ba là giới trí thức, tham gia vào các phong trào ly khai vào những năm 1960.
Năm 1957, nhà nước mở chiến dịch chống Tôn Giáo. Một số tín đồ bị bắt giam và đóng cửa các giáo đường, nhà thờ mà trước đây trong thời kỳ chiến tranh với Đức được phép hành đạo.
Sự hợp tác của Giáo Hội Chính thống Giáo với nhà nước không còn nữa. Sự xung đột gia tặng. Cơ quan KBG đặc biệt lưu ý đến nhóm người thiểu số sinh hoạt trong các Tôn Giáo vì nhà nước cho rằng những người này được sự trợ giúp của các tổ chức Tôn Giáo của nước ngoài. Một vài dẫn chứng cho thấy các sự kiện này đã diễn ra . Năm 1973-1975, KBG bắt gia 116 tín đồ Tin Lành; năm 1984 có đến 200 người bị bắt giam trung bình từ một năm tù trở lên.
Ở vùng phía Tây Ukraine, chính sách Sô Viết hóa đã gặp nhiều khó khăn. Có lúc phải ngưng lại vì sự chống đối của nhóm người quốc gia, trước kia có chân trong phong tráo kháng chiến OUN. Một số người trong tổ chức ở các vùng Ternopol, Zaporojre-Ivano-Frankovsk, Lviv bị phát hiện và bị trừng phạt vào những năm 1961-1973. Họ bị kết án từ 5 đến 10 năm tù.
Tại Ltuanie thuộc vùng Baltique, từ năm 1940 bị xáp nhập vào Liên Sô, vào những năm 1960-1970 đã có nhiều vị Linh Mục Thiên Chúa Giáo bị bắt giam.
Cho đến ngày Liên Bang Sô Viết tan rã, vấn đề của người Tatars thuộc vùng Crime vẫn chưa được giải quyết. Họ bị Staline đưa đi lưu đày tập thể vào năm 1944.
Vào những năm cuối của thập niên 1950, phần lớn dân Tatars định cư ở vùng Trung Á . Khi tình hình chính trị ở Liên Sô bắt đầu thay đổi, họ phát động chiến dịch, đưa kiến nghị, đòi được trở về quê cha đất tổ của họ.
Vào năm 1966, một thỉnh nguyện thơ với 130.000 chữ ký của dân Tatars đã được chuyển đến Đại Hội Đảng lần thứ 23.
Tháng 9 năm 1967, văn phòng Chủ Tịch Sô Viết Tói Cao ra nghị quyết bải bỏ tội '' phản bội tập thể'' mà nhà nước trước kia đã kết án.
Ba tháng sau, một nghị quyết khác thừa nhận quyền tự trị của dân Tatars. Họ được quyền chọn nơi sinh sống nhưng phải tôn trọng luật pháp của nhà nước. Họ được cấp thẻ thông hành nội địa và như vậy họ được hưởng các quy chế lao động cũng giống như những người khác.
Từ năm 1968 đến năm 1978 chỉ có 15.000, tức là khoảng 2% người Tatars đủ tiêu chuẩn pháp lý để được cấp giấy thông hành nội địa.
Một Tướng lãnh trong quân đội Nga ông Grigorenko, ủng hộ phong trào tự trị của dân Tatars. Ông bị bắt vào tháng 9 năm 1969 trong lúc đó ông ta đang phục vụ ở Tachkent thuộc Cộng Hòa Ouzbekistan. Ông bị đưa vào bịnh viện tâm thần. Sau này mỗi năm, nhà nước Cộng Sản cũng bắt giam khoảng 10 người chống đối khác trong các nhà thương điên như trên.
Nói một cách tổng quát, sau thời kỳ Staline, các vụ án chính trị đều được xử công khai và dân chúng có quyền tham dự.
Như vụ án nhà văn Andrei Siniaviski và Iouri Daniel diễn ra vào tháng 2 năm 1966. Cả hai bị kết án 5 năm tù và 7 năm lao động cưỡng bách.
Các nhà viết sử đánh giá bản án này khởi đầu cho một phong trào ly khai.
Ngày 5 than1g 12 năm 1965, vài ngày sau tin hai nhà văn bị bắt, một cuộc biểu tình có chừng 50 người tham dự để bày tỏ ủng hộ tinh thần hai nhà văn tại công trường Pouchkine ở Mạc Tư Khoa.
Từ năm 1960, có chừng trăm người trong nhóm ly khai. Mười năm sau, con số này tăng lên 2000 người. Hình thức chống đối của nhóm người này khác với các hình thức trước kia. Thay vì đòi hỏi bải bỏ chế độ, họ đòi nhà nước phải thi hành nghiêm chỉnh các nghị quyết, hiến pháp và các hiệp ước quốc tế mà Liên Ban Sô Viết đã ký kết. Nhóm ly khai thay đổi hình thức đãu tranh. Họ không hoạt động bí mật nữa. Họ hoạt động công khai và quảng bá các hình thức đãu tranh của họ đến quần chúng, trong các xí nghiệp. Họ thường tổ chức các cuộc họp báo và nếu được nhà nước cho phép họ mời các nhà báo ngoại quốc đến tham dự.
Về phương diện tương quan quyền lực thì con số vài trăm người trong nhóm ly khai chẳng thể nào so sánh với bộ may cai trị khổng lồ và đầy quyền lực của nhà nước. Do vậy thông tin quốc tế là vũ khí quyết định của họ. Như sự xuất hiện tập hồi ký của nhà văn Alexandre Soljenitsine vào năm 1973, quyển '' Quần đảo ngục tù Goulag'' cùng với sự trục xuất nhà văn lừng danh này đã làm cho nền chính trị của Liên Sô lung lay.
Trong vòng hai năm, nhờ các hoạt động của nhóm người này mà vấn đề nhân quyền đã trở thành vấn đề quan trọng mang tính cách quốc tế trong cuộc hội nghị về vấn đề An Ninh và Hợp Tác Âu Châu vào đầu năm 1973 tại thủ đô Helsinki của Phần Lan. Văn kiện của cuộc hội nghị này đã đưực Liên Sô ký tên và điều này đã làm gia tăng tiếng nói của nhóm người ly khai. Ngay sau đó, các nhóm người ly khai đã rầm rộ thành lập các uỷ ban để theo dõi sự thi hành hiệp ước Helsinsk tai các thanh phố Mạc Tư Khoa, Leningrad, Kiev, Vilnus,..
Họ thông báo cho quốc tế biết về các hành động vi phạm nhân quyền của nhà nước như đã ghi trong hiệp ước.
Trong bối cảnh quốc tế hóa vấn đề nhân quyền ở Liên Sô đã làm cho cơ quan công an KBG tê liệt. Khi Công an bắt người nào đó, thì lập tức cả thế giới biết đến. Sự việt bắt bớ không còn là vấn đề bí mật của nhà nước nữa. Qua các dữ kiện chính trị và con số bị bắt, người ta lưu ý đến sự liên hệ giữa biến chuyển bên ngoài và sự bắt bớ ở bên trong nước Nga.
Trong những năm 1968-1972 và trong năm 1979-1982, con số người ly khai bị bắt nhiều hơn so với những năm 1973-1976.
Cho tới giờ này, người ta chưa có được con số chính thức về những người ly khai chính trị bị bắt giam trong những năm 1960 đến 1985.
Các nguồn tin do nhóm người đối lập chính trị cho biết là có chừng vai trăm người bị bắt giam trong những năm căng thẳng nhất.
Trong nâm 1970, trong tờ Biên Niên Sử, người ta đọc thấy có đến 600 người bị kết án. Trong số này có 21 người bị giam trong các nhà thương Tâm Thần với lý do là để phòng ngừa.
Qua năm 1971, con số tù chỉ có 85 người và 24 đi nhà thương Tâm Thần.
Trong những năm 1979-1982, là những năm căng thẳng vì đối đầu với các vấn đề quốc tế, nhà nước Liên Sô cho bắt giam trên 500 người.
Ở trong một quốc gia mà nhà cầm quyền luôn luôn xa lạ với dư luận tự do, những diễn đạt của sự bất đồng ý kiến không phù hợp chánh sách của nhà nước, hiện tượng đối lập chính trị, hiện tượng chống đối cấp tiến, nhân quyền, không thể có ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành một xã hội.
Một sự thay đổi thực sự còn tùy thuộc ở một số điều kiện nào đó. Nó bắt nguồn từ một nền văn hóa và một xã hội tự trị, xuất hiện vào những năm 1960, những năm 1970, kéo dài nhiều năm trong thập niên 1980 và cùng với sự phản tĩnh chính trị của các phần tử cấp tiến ưu tú cần thiết như những gì đã diễn ra trong năm 1953.
 
Mật thư tội ác của chủ-nghĩa Cộng-sản
Dịch giả : Fossion René & Trần hữu Sơn
Phần 1. Chương 16
KẾT THÚC PHẦN NHÀ NƯỚC CHỐNG LẠI NHÂN DÂN
Trong lúc tổng hợp các chương trên, mục đích của chúng tôi không phải là nêu lên các hành động tàn bạo và các biện pháp đàn áp mà nhà nước Liên Sô đã chủ trương trong suốt thời gian chế độ này ngự trị. Cũng không phải để nêu lên sự khác biệt trong cái nhìn của các sử gia trước và sau khi được phép tham khảo tài liệu mật khi viết về cường độ và hậu quả của các cuộc khủng bố và đàn áp.
Ngược lại, khi được phép tham khảo, chúng tôi muốn thiết lập một bản thống kê toàn bộ các diễn tiến có tính cách hệ thống theo thời gian về số lượng cũng như phương thức áp dụng bạo lực, và ý nghĩa của những lời dẫn giải khác nhau.
Trong suốt 10 năm gần đây, có nhiều cuộc nghiên cứu sâu rộng đã xảy ra ở Nga cũng như ở Âu Châu. Với chính sách '' mở cửa''- cho dù chỉ mới hé mở- các sử gia cũng đã bắt đầu sưu tầm các tài liệu của các văn kiện trước kia được coi như là '' bất bình thường'' mà ngày nay được cho phép truy lục. Nhờ vậy, nhiều sử gia, nhất là sử gia người Nga đã tung ra nhiều tài liệu , làm nền tảng cho các cuộc nghiên cứu sâu rộng đang diễn tiếp.
Nhiều lãnh vực nghiên cứu được đặt lên hàng đầu. Đặc biệt là các trung tâm tù vĩ đại; các cuộc nổi dậy của nhân dân chống lại nhà nước; chính sách, các hình thức ban hành các đạo luật và thực thi các quyết nghị của nhà nước Cộng sản.
Hai sử gia người Nga, ông V.N. Zemsov và N. Bougai viết một bản thống kê về số lượng của tất cả các cuộc lưu đày trong suốt thời gian Staline cai trị, nghĩa là từ khi Lenine cho đến khi Staline tắt hơi thở cuối cùng.
Các ông V.P Danliov ở Nga và ông A. Graziosi ở Ý viết về các cuộc đụng độ liên tục của nông dân với tân chế độ Sô Viết.
Dựa theo tài liệu của Trung ương đảng, sử gia O. Klevniouk đã đưa ra ánh sáng về các cuộc hợp vòng tròn ở điện Cẩm Linh. Nghĩa là tất cả những gì trước khi cho thi hành đều có sự quyết định và được sự đồng ý của các lãnh tụ Bônsêvích.
Căn cứ vào kết quả các cuộc nghiên cứu trên, chúng tôi cố gắng sắp xếp lại cho có hệ thống những diễn biến của các chu kỳ bạo động và đàn áp, khởi đầu từ năm 1917. Các chu kỳ này đã trở thành mục tiêu chính của các cuộc nghiên cứu rộng lớn về lịch sử và xã hội Nga. Nó cũng trở trành tài liệu nghiên cứu của khoa Xã Hội Học trên toàn thế giới.
Khi xử dụng các tài liệu quý giá của các sử gia đàn anh đã dày công khảo cứu các diễn biến bi thảm của lịch sử, chúng tôi đã cẩn thận chọn lựa những sử liệu biểu tượng trong các hình thức đàn áp bạo động đa dạng. Các cuộc đàn áp đã diễn ra cho từng nhóm nạn nhân chuyên biệt và xảy ra trong từng thời kỳ khác nhau. Có khi giữa hành động đàn áp cùng với những bản văn tuyên cáo cũng không đồng nhất. Như khi Lenine tuyên án đem xử bắn tất cả các thành viên của nhóm Mensưvich, thì thật ra Lenine chỉ bắt họ bỏ tù mà thôi. Như hành động của các toán trưng thu lương thực ở miền quê. Các toán này chỉ được lệnh thi hành trưng thu lương thực cưỡng bách trước ngày Lenine ban hành chính sách kinh tế mới vào năm 1921. Thế nhưng các toán trưng thu vẫn tiếp tục thi hành chính sách này cho đến cuối năm 1922, mặc dù chính sách kinh tế mới đã ban hành hơn một năm qua.
Trong những năm 30, trong khi nhà nước Trung ương ra lịnh phóng thích tù nhân vì nhà tù không còn chỗ để chứa, thì ngược lại, các toán công an cứ tiếp tục lùng bắt người.
Trong số quá nhiều sự việc đã xảy ra như một vài sữ kiện điển hình kể trên, chúng tôi có ý định một bản thống kê các cuộc đàn áp bạo động hầu để giải đáp một phần nào những câu hỏi về cơ cấu của guồng máy cai trị, mức độ và ý nghĩa của các cuộc khủng bố mà nhà nước Liên Sô nhắm vào đám đông quần chúng.
Các diễn tiến đàn áp thường xuyên diễn ra một cách ngẫu nhiên cho đến khi Staline qua đời đã làm chúng tôi quyết định, trong giai đoạn đầu, đưa mục đích của cuộc nghiên cứu về lịch sử chính trị của nước Nga xuống hàng thứ hai.
Trong lúc sắp xếp các tài liệu cho có hệ thống, nhiều sự kiện trước đây hay những sử liệu vừa mới được công bố, đã đặt cho chúng tôi một số vấn đề cần phải giải quyết. Các câu hỏi thường nảy sinh ra khi chúng tôi bắt gặp một số bản phúc trình của các nhân viên thi hành công tác, viết tại chỗ gởi về trung ương. Đó là các bản phúc trình của các toán công an Tchéka địa phương nói về nạn chết đói, các cuộc đình công ở Toula; các bản phúc trình của các ban quản lý các trại lao động tập trung viết về tình trạng sức khỏe của các tù nhân cải tạo. Tất cả các sự kiện đó kết tụ thành một hình ảnh thực tế của một thế giới bạo lực đang ngự trị.
Chúng tôi cố tình nhắt lại chu kỳ đàn áp với mục đích để chúng ta thử đặt lại một số vấn đề. Và đó chính cái đích của cuộc nghiên cứu này.
Chu kỳ đầu tiên xảy ra vào cuối năm 1917 cho đến cuối năm 1922 với việc cướp chính quyền. Theo sách lược của Lenine, chỉ có con đường bạo lực nội chiến mới đạt mục đích này.
Sau một thời gian ngắn hình thành các điều kiện khả thi như sức phản kháng bộc phát của quần chúng, Lenine đã dùng nó như một vũ khí cần thiết để phá vở trật tự của chế độ cũ. Vào mùa Xuân 1918, người ta chứng kiến một cuộc tấn công xã hội nông thôn đã được nghiên cứu kỹ từ trước. Đó là cuộc chiến làm mẫu mực cho các cuộc đàn áp diễn tiếp trong mấy thập niên sau này. Các cuộc khủng bố đã gây nên sự bất mãn tột độ của dân chúng đối với chính quyền Sô Viết, và đã gây ra cuộc nội chiến giữa hai lực lượng Hồng và Bạch quân.
Một điều đáng lưu ý là, mặc dù chính quyền Sô Viết đang ở trong thời kỳ bấp bênh, chính quyền Bônsơvich từ chối các cuộc thương thuyết. Họ tiếp tục tiến lên và tiếp tục đàn áp nhóm người Mensơvich, đàn áp công nhân thợ thuyền nổi loại ở thành phố Kronstadt. Và chu kỳ đàn áp này vẫn tiếp tục diễn ra khi Bạch quân thua trận và cả sau khi Lenine cho ban hành chính sách kinh tế mới NEP. Nó diễn ra một cách liên tục và mãnh liệt mà hệ quả của nó là nạn chết đói kinh hoàng trong năm 1922.
Từ năm 1923 - 1927, các cuộc khủng bố tạm ngưng. Với mục đích gì?
Nhiều sự kiện cho thấy đó là hậu quả của cuộc nội chiến.
Con số nhân viên của cơ quan công an nội chính giảm xuống. Nhà nước muốn đổi cuộc chiến đàn áp nông dân qua con đường pháp lý. Nhưng nhà nước vẫn chưa cho giải tán toàn bộ bộ máy công an. Các toán này chỉ thay đổi nhiệm vụ. Từ công tác đàn áp, các toán này làm công việc kiểm soát, canh phòng và thiết lập phiếu cá nhân. Đó là mục đích của cuộc ngưng bắn.
Chu kỳ đàn áp lần thứ nhất đã diễn ra trực tiếp và toàn bộ. Trong khi đó, chu kỳ đàn áp lần thứ hai chỉ xảy ra giữa các một nhóm người thân Staline chống lại tầng lớp nông dân, vào lúc mà các lãnh tụ cộng sản cao cấp đang tranh nhau để chiếm chiếc ghế của mhà độc tài Staline. Cả hai phe đều nghĩ rằng, tiếng súng của chu kỳ đàn áp đã thực sự tái diễn. Nhà nước cộng sản đem áp dụng lại một số biện pháp mà trước kia họ thi hành khi ra tay đàn áp nông dân. Và cũng chính các hành động đàn áp này đã dẫn đến sự thoái hoá của nhà nước 25 năm sau đó.
Cuộc tuyên chiến lần thứ hai của nhà nước đối với tầng lớp nông dân đã quyết định sự hình thành một định chế khủng bố như là một chính sách cai trị. Có nhiều hình thức định chế khủng bố khác nhau. Nhà nước tìm cách gây hận thù giữa lớp người nghèo và người giàu, như trước kia họ vẫn thường hay áp dụng ở thông thôn. Chính quyền cũng mở chiến dịch cho lưu đày một số đông quần chúng. Đồng thời trong thời gian này, nhà nước cố đào tạo cán bộ chính trị phục vụ cho chế độ. Sau đó, nhà nước cũng diễn lại cái trò thu mua nông sản cưỡng bách theo lối ăn cướp tài sản của nhân dân. Sự kiện này đã gây xáo trộn hệ thống sản xuất của tầng lớp nhà nông. Nó mở đường cho cuộc thử nghiệm giết người kinh tởm nhất dưới thời Staline. Năm 1933 đã xảy ra ở Liên Sô một trận đói làm chết hàng chục triệu người. Đó là thời kỳ có con số người chết cao nhất dưới triều Staline. Con số nông dân chết quá nhiều và nhà tù nhốt quá nhiều tù nhân cho đến nổi không còn đủ người để gieo hạt giống trong các vụ mùa. Đứng trước tình cảnh này, nhà nước tạm thời hưu chiến với nông dân và cho ân xá một số tù nhân. Nhưng biện pháp hòa giải đã dẫn đến tình trạng căng thẳng khác. Nhà nước lại ra lịnh không cho con cái của những người điền chủ trở về quê quán mặc dù những người này đã được phục hồi quyền công dân.
Làm thế nào để hiểu được tính liên tục của các chu kỳ khủng bố đã xảy ra trong suốt thập niên 30 và các thập niên sau đó?
Để có một cái nhìn chính xác, chúng tôi căn cứ theo các mốc thời gian và mức độ diễn tiến của các cuộc đàn áp. Thời gian xảy ra cuộc Đại Khủng Bố trong vòng hai năm, từ cuối năm 1936 đến cuối năm 1938. Có đến 85% án tử hình trên tổng số án tử hình trong suốt thời kỳ Staline cầm quyền, do các toà án nhân dân đặc biệt thi hành. Trong suốt thời gian khủng bố này, người ta không thể hiểu nổi về thành phần cán bộ bị hành quyết và con số nạn nhân phải được thủ tiêu theo con số nhà nước ấn định trước. Cuộc đàn áp man rợ và thủ tiêu mù quáng đã được coi như là phượng tiện duy nhất nhằm giải quyết một số khủng hoảng tranh chấp nội bộ.
Nhìn vào đối tượng của các cuộc đàn áp, người ta có thể biết được từng lớp nạn nhân của các vụ khủng bố trong suốt thập niên 30. Nạn nhân cuối cùng của nhà nước cộng sản đó là những người dân cùng đinh nhỏ bé sống trong các thành phố, khởi đầu từ năm 1938 bằng các đạo luật mang tính chất chống lại nhân dân.
Trong bối cảnh của chính sách Liên Sô hóa các vùng vừa mới chiếm, và cuộc chiến Ái Quốc, từ năm 1940, người ta nhận ra một giai đoạn đàn áp mới. Biểu tượng cho thời kỳ khủng bố này là một tầng lớp nạn nhân mới. Đó là những người có tinh thần quốc gia và các nhóm người thuộc các quốc gia thù nghịch bị truy lùng và cho đi lưu đày tập thể. Triệu chứng của các đợt lưu đày cũng đã được ghi nhận vào những năm 1936-1937. Một số dân Nga gốc Triều Tiên nằm dọc biên giới là những nạn nhân bị lưu đày đầu tiên.
Từ năm 1939, việc sát nhập các vùng đất nằm ở phía Đông Ba Lan rồi đến ba nước vùng Baltique đã dẫn đến sự loại trừ các Đại Biểu của các sắc dân này. Nhà nước cộng sản kết tội những người này thuộc tầng lớp trung lưu tư sản quốc gia. Họ bị đưa đi lưu đày cùng với một số nhóm dân thiểu số khác, điển hình là dân Ba Lan cư ngụ ở vùng Đông Galicie. Chiến dịch lưu đày tập thể gia tăng khi chiến tranh Nga Đức bùng nổ. Nhà nước không quan tâm đến nhu cầu tối yếu của quốc phòng đang đe dọa tiêu diệt. Và rồi các cuộc lưu đày tập thể dân Nga gốc Đức, gốc Tatar, gốc Kalamouk, gốc Tchetchene vẫn diển ra liên tục nhờ vào kinh nghiệm của các năm vừa qua. Chiến tranh không làm cản trở chính sách lưu đày. Nó vẫn diển ra có hệ thống và kéo dài trong suốt thập niên 40 trong chính sách bình định và Sô Viết hóa các vùng đất mới được sát nhập vào đế quốc. Sự hiện diện của các nạn nhân bị lưu đày thuộc tầng lớp những người Đại Diện cho các dân tộc bị trừng phạt đã làm thay đổi hẳn bộ mặt của thế giới ngục tù Goulag.
Sau thế chiến thứ hai, người ta thấy tình hình quản lý trong các ngục tù trở nên cứng rắn hơn. Như việc gia tăng các bản án cũ. Người bị kết án 5 năm, bấy giờ tăng lên 10 năm. Thêm vào đó, con số tùn nhân mỗi lúc một gia tăng. Vào thời điểm này, con số tù tại các trại giam Goulag đã đạt đến cao điểm của nó và đó cũng là khởi điểm của một giai đoạn khủng hoảng trong các trại tù. Điều này đã dẫn đến tình trạng sa sút hiệu năng kinh tế càng ngày càng trầm trọng.
Có rất nhiều chi tiết của những năm cuối của Staline vẫn còn nằm trong bí mật. Nhưng vẫn có một số bằng chứng cụ thể để xác nhận như việc cho tái thi hành chính sách bài Dân Do Thái, gây chia rẽ các thế lực trong các cơ quan nhà nước, tranh giành quyền lực trong Đảng ở các địa phương. Những diễn tiến trên đủ để cho người ta đưa một câu hỏi là phải chăng đã đến lúc diễn ra một cuộc Đại khủng Bố mới mà nạn nhân chính là những công dân người Nga gốc Do Thái?
Phần viết tóm lượt lịch sử của Liêng Bang Sô Viết trong suốt 35 năm này đặt biệt lưu tâm đến các hành động bạo lực đã diễn ra liên tục và đạt đến cao điểm nhất của nó. Và chính bạo lực là chính sách quản trị xã hội của nhà nước cộng sản.
Có cần phải đặt lại câu hỏi quá cũ về sự liên hệ của hai chu kỳ Lenine và Staline hay không? Qua đó, chu kỳ thứ nhất là biểu tượng đã dẫn đến chu kỳ thứ hai. Dĩ nhiên là các cơ chế lịch sử của hai thời kỳ không thể nào so sánh với nhau được. Vào mùa thu năm 1915 cuộc khủng bố đỏ phát sinh trong một hoàn cảnh phải đối phó toàn diện. Và những biện pháp đặc biệt trong lúc thi hành các cuộc khủng bố vì thế cũng mang tính chất đặc thù.
Ngược lại, cuộc chiến chống lại nông dân trong chu kỳ thứ hai đã diễn ra một một quốc gia đã được ổn định, nhưng tại sao lại cũng diễn ra các cuộc tàn sát đẫm máu lâu dài chống lại toàn xã hội. Mặc dù tình thế có khác biệt giữa hai chu kỳ này, nhưng bạo lực vẫn là vũ khí chính để thực hiện kế hoạch chính trị của Lenine đã vạch ra trước, trước khi cuộc nội chiến hình thành. Và nó đã được đem ra thi hành một cách có chủ đích như là một chương trình hành động mang tính chất tạm thời.
Dưới cái nhìn này, cuộc hưu chiến trong thời kỳ thi hành Chính Sách kinh Tế Mới NEP của Lenine đã tạo ra một cuộc tranh luận rất gay cấn giữa các lãnh tụ trong đảng Bônsêvích về việc tìm một hướng phát triển cho đất nước. Câu hỏi vẫn còn phải đặt ra, có phải việc bình thường hóa đời sống và việc gia tăng các cuộc đàn áp là phương tiện duy nhất để giải quyết tình trạng căng thẳng kinh tế và xã hội?
Trên thực tế, trong suốt thời gian này, những người ở miền quê, sống tách rời ra khỏi thế giới bên ngoài. Và như vậy, những hoạt động tương quan giữa nhà cầm quyền và xã hội chẳng có ai biết đến.
Cuộc chiến nông dân, một gạch nối giữa hai chu kỳ bạo động, đã diễn ra trong cùng một khuôn mẫu. Bởi vì cuộc chiến này đã khơi lại những sự kiện đã được thử nghiệm và đã được khai thác trong những năm 1918-1922. Như nhà nước mở chiến dịch thu mua cưỡng bách, công cụ hóa sự căng thẳng của xã hội nông dân, các cuộc đụng độ trực tiếp đã được dàn xếp trước, gây bạo động cục bộ.. Cả hai bên, chính quyền cũng như nông dân cùng nghĩ rằng họ đang sống trở lại cái thời trước đây mà họ đã nếm mùi.
Cho dù triều đại Staline đã chiếm một vị trí đặt biệt trong chúng ta, nhưng vì có những lý do quá rõ ràng liên hệ đến hình thức khủng bố được dùng như phương tiện để cai trị, chúng ta cũng phải tự hỏi những điều gì đã cấu kết nên cuộc đàn áp. Về vấn đề này, việc đưa đi lưu đày đầu tiên được coi như là chính sách giải thể toàn diện người Cosaque trong các năm 1919-1920. Nằm trong kế hoạch tịch thu lại các phần đất mà dân Cosaque đang định cư, nhà nước cộng sản mở chiến dịch đưa đi lưu đày tất cả dân địa phương trong vùng.
Trước hết nhà nước nhắm vào một số người giàu có, sau đó, do nhiệt tình của các cơ quan địa phương, nhà nước bắt lưu đày tất cả những người còn lại. Dưới nhiều hình thức khác nhau, các cuộc đàn áp này chính là những cái gương cho các chiến dịch đàn áp sẽ diễn ra ở vào một hoàn cảnh khác , trong một môi trường khác và trong khoảng thời gian khác, mười năm sau.
Sự việc phân chia các nhóm người trong xã hội, việc làm quá mức chỉ tiêu của các toán công tác địa phương, cái ý nghĩ '' nhổ tận gốc'' qua hình thức đưa đi lưu đày, giống hệt như là chính sách giải thể giới điền chủ sau này.
Ngược lại, nếu chúng ta suy nghĩ sâu xa hơn về các hiện tượng chính trong chính sách khai trừ tập thể rồi cô lập các nhóm chống đối và việc thiết lập một hệ thống nhà tù xảy ra trong khi đang lâm vào cuộc nội chiến, người ta thấy có một khoảng cách lớn giữa hai thời kỳ đàn áp này. Việc phát triển các trại giam trong thời kỳ nội chiến, rồi trong thập niên 1920, việc thi hành các chính sách quản thúc, không phải là biện pháp chung có cùng một mục tiêu với những gì đã xảy ra trong thực tế đã xảy ra trong thập niên 1930. Vì vậy việc thi hành công cuộc cải cách lớn trong năm 1929 không phải là cuộc lùng bắt thông thường. Trái lại nó đặt nền tảng cho một chế độ ngục tù mới thể hiện dưới hình thức lao động cưỡng bách. Sự xuất hiện các trại lao động cưỡng bách Goulag dẫn chúng ta đến vấn đề chính yếu về việc phải chăng đã có một kế hoạch để loại trừ con người lâu dài trong một dự án được thực hiện với mục đích là để thay đổi toàn diện cơ chế xã hội và kinh tế. Có nhiều dấu hiệu cho thấy giả thuyết này trở thành sự thật. Giả thuyết này cũng đã được các nhà độc tài triển khai.
Trước hết, kế họach khủng bố thực hiện theo chỉ tiêu như đã xảy ra từ khi bắt đầu chính sách giải thể cho đến xảy ra cuộc Đại Khủng Bố, có thể được coi như là hình thức biểu tượng cho kế hoạch. Công tác nghiên cứu các văn kiện xác nhận sự kiện này bằng những con số chính xác. Các bản kế toán với nhỡng con số được ghi đều đặn đã chứng minh rõ ràng các nhà lãnh đạo nắm vững sự việc xảy ra cùng với diễn tiến của các cuộc đàn áp.
Nhờ vậy, sử gia có thể diễn lại, mặc dù rất phứt tạp, thứ tự cừơng độ của các cuộc đàn áp theo từng bậc. Ngày hôm nay, tài liệu về các cuộc khủng bố theo từng thời điểm, đã được biết rõ, nó qiúp cho ta xác định được một chuỗi đàn áp có hệ thống.
Tuy nhiên việc thiết lập lại toàn bộ các cuộc đàn áp, của hệ thống ban lịnh và thi hành lịnh, của những gì đã xảy ra, sẽ làm mất đi rất nhiều sự kiện quan trọng mà chính các nhà độc tài đã khai thác và thi hành trong một thời gian lâu. Nếu chúng ta đặt vấn đề việc kế hoạch hóa các cuộc đàn áp, chúng ta sẽ nhằm lẫn và sơ soát một số sự kiện trong các giai đoạn đàn áp khác nhau. Theo cái nhìn này, một thí dụ điễn hình nhất là đưa đi lưu đày các thành phần điền chủ mà không cho họ biết đi đến nơi nào. Nói một cách khác, nhà nước muốn để cho số phận của những người lưu đày luôn luôn ở trong tình trạng khủng hoảng. Và cũng giống như kế hoạch giảm tù nhân trong các trại tù không hề được thực hiện theo kế hoạch. Nếu chúng ta lưu ý đến diễn tiến công việc chuyển lịnh và thi hành lịnh, người ta không thể nào không nhận thấy tầm quan trọng về các hình thức thi hành theo trước kỳ hẹn, làm quá chỉ tiêu hay làm không theo lịnh trên.
Nếu chúng ta đề cập đến vấn đề trung tâm nhà tù Goulag, đó cũng chính là lợi ích và mục tiêu của chế độ, có lẽ chúng ta sẽ gặp phải nhiều khó khăn và vô cùng phức tạp khi viết bài nghiên cứu.
Trái với quan điểm cho rằng những quyền lực của Staline trong thời kỳ xây dựng hệ thống nhà tù Goulag là những gì cần phải cho qua vì nó đã diễn ra trong quá khứ , tài liệu ngày hôm nay đã ghi rõ mối tương phản trong thế giới ngục tù. Việc tiếp nhận hàng loạt con số người tù bị đàn áp chỉ làm rối loạn cơ chế tổ chức sản xuất hơn là làm gia tăng năng suất lao động.
Mặc dù nhà nước có soạn thảo quy chế riêng biệt cho từng loại công nhân tù, nhưng người ta không thấy sự khác biệt khi đem ra thi hành. Và sau cùng là vấn đề kinh tế. Câu hỏi được đặt ra là chính sách giam cầm và khai thác sức lao động của tù nhân có lợi hay không?
Trước một số sự kiện tương phản đó, người ta phải tự đưa ra một số lý luận, giả thuyết khác nhau để giải thích về những lý do tại sao các nhà lãnh đạo độc tài cứ cho tái diễn các cuộc đàn áp tàn bạo như vậy.
Trong nổ lực tìm hiểu những lý do sống thực, có lẽ cũng chính là nền tảng cho chính sách phát động chu kỳ đàn áp vĩ đại của Staline, các sử gia đã minh chứng mối tương quan mật thiết giữa chính sách hiện đại hóa quốc gia và chính sách cai trị tùy hứng của Staline. Nhà nước cho rằng khi dứt khoát phá bỏ hệ thống nhà nước cũ thay vào đó chính sách cai trị rộng lớn mới bằng vũ lực và đàn áp, họ sẽ sống trong cái ảo tưởng khống chế được toàn xã hội. Từ đó, người ta bị lôi cuống vào cơn lốc bạo lực kỳ quái mà từ cơ chế, phản ứng giây chuyền cho đến bản chất của nó, không một sử gia hay một người đương thời nào hiểu được.
Chính quá trình diễn tiến các cuộc đàn áp, được coi như là phương tiện duy nhất để trả lời cho các cuộc chống đối hay những cản trở, đã làm nẩy sinh các phong trào bạo động ngoài tầm kiểm soát.
Chính sách khủng bố trong lịch sử chính trị và xã hội của Liên Bang Sô Viết đã đặt cho chúng ta những câu hỏi ngày càng phức tạp hơn.
Các cuộc nghiên cứu gần đây đã đánh đổ một phần nào những lý thuyết cũ của khoa Sô Viết học.
Nếu các nhà nghiên cứu không quan tâm đến việc đi tìm câu giải đáp toàn bộ và dứt điểm về hiện tượng khủng bố , thì một cuộc khảo cứu có thể chuyên hướng trong công tác phân tích về cơ chế và tính hiếu động của bạo lực.
Trong cái viễn ảnh đó vẫn còn có nhiều điều bí ẩn mà một trong những điều quan trọng hơn cả là bản tính xã hội đã được hình thành trong khi thi hành bạo lực. Nếu chúng ta muốn lưu tâm đến bộ phần thiếu soát này trong công tác tái dựng lại lịch sử - ai sẽ là người đùng ra làm chuyện này? - thì chúng ta phải liên tục nghiên cứu toàn bộ xã hội. Vì chính xã hội vừa là nạn nhân cũng vừa là tác nhân của tất cả những gì đã xảy ra.
 
 
 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét