Thứ Tư, 6 tháng 6, 2012

THUẬT CHUYỆN DU LỊCH Ở PARIS (Phạm Quỳnh)

THUẬT CHUYỆN DU LỊCH Ở PARIS

Phạm Quỳnh
 Nhiều bạn đọc đã biết đến Pháp du hành trình nhật ký qua bản có chú giải của Vương Trí Nhàn (Nhà xuất bản Hội nhà văn, năm 2004) và trong tập III bộ Du ký Việt Nam ba tập do Nguyễn Hữu Sơn thực hiện (Nhà xuất bản Trẻ, 2007). Nhưng, chắc là còn không ít bạn đọc chưa biết là Phạm Quỳnh còn có bài Thuật chuyện du lịch ở Paris. Đây là bài diễn thuyết tại nhà Nhạc hội Tây Hà Nội ngày chủ nhật 15/10/1922 (tức 25 tháng Tám ta), do Hội Khai Trí Tiến Đức chủ trương, có đến ngàn rưởi người đến nghe nói trong ngót hai giờ đồng hồ, vừa hội viên hội Khai Trí, vừa thân sĩ và học sinh các trường trong thành phố Hà Nội.
Xin mời các bạn đọc đoạn chúng tôi trích trong phần đầu và phần cuối bài này để hiểu thêm những gì tác giả đã thuật lại tỉ mỉ theo trật tự thời gian trong tập nhật ký đi Pháp năm 1922 của ông.
Các dòng sau đây chúng tôi theo đúng bản in trong Thượng Chi văn tập của Nhà xuất bản Văn học năm 2006.
*
*    *
Tôi ở bên Pháp trước sau có bốn tháng, vừa đi vừa về, cả thảy là sáu. Tuy công nhiên là “đi Đấu xảo”, song chủ ý là muốn thừa dịp để quan sát nước Pháp, vì các ngài cũng hiểu cho rằng một kẻ thư sinh như tôi, có ngôi vị gì, cócách gì mà đủ “đấu xảo” với người ta. Việc đó đã có những bậc cao sang hơn.
Trong mấy tháng tôi ở bên quí quốc, những sự mắt thấy tai nghe, bụng suy trí nghĩ cũng nhiều, nay thuật lại các ngài nghe, trong một khoảng thời gian ngắn ngủi, không biết nói chuyện chi, bỏ chuyện chi, vì không thể sao nói hết cả được. Và cũng không biết bắt đầu nói chuyện gì trước.
Khi tôi khởi sự đi Pháp, trong bụng có rắp một điều: là người mình bấy lâu nay sinh trưởng dưới quyền bảo hộ của quí quốc, vẫn một lòng ngưỡng phục cái văn minh của quí quốc, nhưng khác nào như người đứng xa ngắm bức tranh đẹp, bức tranh ấy tuy có truyền ảnh sang bên này, nhưng mập mờ phảng phất, không hình được hết cái chânớng, nay được thân hành du lịch bên quí quốc, nên ra sức dò xét xem cái chânớng ấy thế nào.
Bởi vậy, từ khi bước chân đến đất Pháp vẫn chủ ý khảo sát, cho nên mỗi sự mắt thấy tai nghe thực là một bài học cho mình và có nhiều điều khiến cho tự mình suy nghĩ vô cùng.
(…)
Những nơi danh tháng ở Paris còn nhiều lắm, tôi chưa từng xem hết được, và trong những nơi đã từng xem qua cũng không thể kể hết trong một bài diễn thuyết được. Nay đã lược thuật những sự kiến văn cảmởng, xin cũng nói qua mấy câu về sự hành vi của tôi trong mấy tháng ở Paris. Như tôi đã nói, chủ ý tôi đi Tây là định để quan sát văn minh của quí quốc. Song công nhiên là đi về việc Đấu xảo, cho nên cũng phải họp mặt trong một vài buổi tiệc ở Marseille, như hôm khánh thành trường Đấu xảo, hôm đó ông Thượng thư Sarraut, đón ông Giám quốc Millerand. Nhưng xong việc rồi, tôi lên Paris ngay. Đến noi có mấy trường học hội học mời tôi diễn thuyết, tôi cũng muốn nhân dịp nói cho người quí quốc biết nước Việt Nam, người Việt Nam thế nào. Tôi diễn thuyết cả thảy năm lần, không kể những khi lâm thời thù ứng phải nói giăm ba câu không có quan hệ gì: lần thứ nhất ở Trường dạy tiếng Đông phương nói về sự tiến hóa tiếng Việt Nam ta, kể rõ tiếng ta vốn quan hệ với chữ nho thế nào và ngày nay chịu ảnh hưởng của chữ Pháp văn Pháp thế nào; – lần thứ nhì ở trường Thuộc địa, là nơi dạy các quan cai trị sang làm việc bên này; – lần thứ ba ở Hội “Đông phương Ái hữu hội” là một hội những thân sĩ ở Paris có lòng yêu mến cái cổ văn hóa của các nước Đông phương, lần này nói về thi ca Việt Nam, dịch những câu ca dao hay của ta và giảng về Truyện Kiều, kết luận rằng tiếng Việt Nam cũng là một thứ tiếng hay, chớ không phải là một thổ âm mán mọi gì, và trong các trường của Quí Chánh phủ đặt ra để dạy học người Việt Nam không hề lấy tiếng Việt Nam mà dạy cũng là một điều khuyết điểm; – lần thứ, dự tiệc ở Hội Địa dư học Paris, nói về chủ nghĩa của Hội Khai Trí Tiến Đức; – lần sau cùng, nói tại Viện Hàn Lâm, ban luân lý và chính trị học (Académie des Sciences morales et politiques).
 Lần này thực là một sự may mắn lạ nhường, và cũng là một sự vinh hạnh cho tôi quá. Tôi có đâu dám mong được vào nói ở một nơi tôn nghiêm như Viện Hàn Lâm. Nguyên tôi có quen thân một ông văn sĩ ở Paris, thường cùng ông đàm luận về những vấn đề quan hệ cho nước ta ngày nay. Ông có quen biết nhiều ở Viện Hàn Lâm, ông khuyên tôi rằng: “Ông nên ra nói ở Viện Hàn Lâm, ban luân lý chính trị học. Nói ở đấy có ảnh hưởng và có giá trị hơn chỗ khác nhiều”. Tôi nói rằng tôi cũng biết vậy, nhưng tôi tuổi trẻ, không có danh giá gì, ở Paris không ai biết, thế nào mà vào diễn thuyết ở Viện Hàn Lâm được? Ông bảo không hề gì, để ông thân hành giới thiệu cho ông vĩnh viễn thư ký Viện Hàn Lâm, được là người chủ nhiệm các công việc trong hội. Vĩnh viễn thư ký ban luân lý chính trị chính là Giáo sư Lyon Caen dạy Pháp luật ở trường Đại học Paris. Ngài tiếp đãi tử tế lắm; nói chuyện hồi lâu, rồi ông văn sĩ quen tôi mới ngỏ ý riêng cho ngài hay. Ngài ngần ngại mà nói rằng: “Viện Hàn Lâm còn có một kỳ hội đồng cuối tuần lễ này nữa thời giải tán để nghỉ hè, mà kỳ hội đồng này nhiều việc quá. Vả, trừ các thông tin hội viên của Viện ở các nơi, còn người ngoài vào nói ở đây cũng ít. Người Đông phương thời năm trước có một bác sĩ người Ấn Độ, nhưng ông thuộc tiếng Anh hơn tiếng Pháp, nói khó nghe lắm. Tôi xem ông đây nói tiếng Pháp được, song xin để tôi nghĩ và thu xếp xem có đủ thì giờ để ông nói không”. Cách hai ngày thì tôi nhận được thư của ngài trả lời rằng đến ngày thứ bảy 22 Juillet (tháng 7) đúng 2 giờ mời đến Viện Hàn Lâm để diễn thuyết, và thời hạn nói được mười lăm phút. Bữa ấy là chiều thứ. Được thơ tôi lấy làm mừng lắm, vội vàng nghĩ một đề để thảo bài diễn thuyết. Tôi nghĩ trong các vấn đề thiết yếu cho người mình bây giờ không gì bằng vấn đề giáo dục. Tôi bèn thảo một bài tả rõ cái tình trạng giáo dục ở nước ta, phân trần những điều lợi – hại, những sự khó khăn và hỏi ý Viện Hàn Lâm nên giải quyết thế nào cho hợp lẽ. Tôi nói rằng nước Việt Nam là một nước cổ, vốn đã có một văn hóa cũ, nhưng văn hóa cũ ấy ngày nay không thích hợp với thời thế nữa, cần phải thâu thái lấy văn hóa mới đời nay, mới có thể sinh tồn được trong thế giới bây giờ. Văn hóa mới ấy, dân chúng ta nhờ quí quốc truyền bá cho. Hồi đầu Quí Chánh phủ dạy người Việt Nam chẳng qua là dạy ít tiếng Tây để sai khiến các công việc cho dễ, chưa phải là truyền bá văn minh học thuật gì. Gần đây mới bắt đầu tổ chức một nền học cao hơn trước một chút. Nhưng trong công cuộc truyền bá cái học mới ấy, có nhiều nông nỗi khó khăn, Quí Chánh phủ vẫn chưa giải quyết được ổn thỏa. Nếu dân Việt Nam là một dân còn mộc mạc cổ lỗ, chưa có nền nếp, chưa có lịch sử gì, thì quí quốc cứ việc hóa theo Tây cả, dạy cho học chữ Tây hết cả, đồng hóa được đến đâu hay đến đó. Nhưng ngặt thay, dân Việt Nam không phải là một tờ giấy trắng muốn vẽ gì vào cũng được; tức là một tập giấy đã có chữ sẵn từ đời nào đến giờ rồi, nếu bây giờ viết đè một thứ chữ mới nữa lên trên, thì e thành giấy lộn mất. Cho nên bây giờ dạy khắp chữ Tây cho người Việt Nam từ tuổi nhỏ đến tuổi lớn, như ở các trường Pháp – Việt ngày nay, kết quả chỉ đủ làm cho người Việt Nam mất giống Việt Nam mà chửa chắc đã hóa được theo Tây hẳn, thành ra một giống lửng lơ, thật là nguy hiểm. Muốn tránh sự nguy hiểm ấy chỉ có một cách: là dạy cho con trẻ Việt Nam bằng tiếng Việt Nam cho hết bậc tiểu học, lấy cái phổ thông giáo dục bằng quốc văn làm gốc cho nền giáo dục trong nước, như thế vừa tiện mà vừa mau, vì không mất thì giờ học một thứ tiếng nước ngoài dở dang không đến nơi và không dùng được việc gì. Học trò đã được bằng tốt nghiệp tiểu học bằng tiếng Việt Nam rồi, bấy giờ mới kén chọn người nào có sức học được lên các bậc trên nữa, như trung học đại học, thời cho vào một trường dự bị chỉ chuyên học tiếng Pháp, nhưng học theo cách tấn tốc, như người Pháp học tiếng Anh tiếng Đức, nghĩa là học như học tiếng ngoại quốc vậy. Học thế chỉ vài năm có thể thông chữ Pháp, đủ theo được các lớp trung học như bây giờ. Như thế mới khỏi được cái nguy hiểm thành một hạng người dở dang, tốt nghiệp ở trường tiểu học ra chữ Tây không đủ dùng được việc gì, mà cái phổ thông thường thức học bằng chữ Tây cũng còn mập mờ chưa lĩnh hội được hết, còn tiếng của nước nhà thì hầu như quên cả, v.v… Ấy đại khái những ý kiến tôi đã phân trần trong bài diễn văn ở Viện Hàn Lâm như thế, toàn là những ý kiến tôi vẫn từng bàn luận trong báo Nam Phong bấy lâu nay. Nhưng có dịp mà trình bày vấn đề giáo dục ở nước ta cho những bậc danh sĩ bên quí quốc biết,ởng cũng là một việc hay.
Tôi được cái dịp may mắn như thế, thực là nhờ ông văn sĩ đã giới thiệu cho tôi, và được quen biết ông lại là một sự may mắn trong cuộc du lịch của tôi. Ông là người túc học đạo đức, đãi tôi một cách rất ân cần trọng hậu, coi như người bạn phương xa; còn về phần tôi thời kính trọng ông như một ông thầy, vì ông tuổi đã cao mà lại có cáicách cao thượng rất đáng phục. Trong khi lữ thứ phương xa, được gặp người có cảm tình chân thật như thế, thật là một sự đáng kỷ niệm một đời.
*
*       *
Bài diễn thuyết nay đã dài lắm rồi (theo Thượng Chi văn tập, 2006, vừa 42 trang – PT chú). Kể nói chuyện đi Tây của tôi thì nói đến suốt đêm cũng chửa hết. Nay hẵng xin dừng lại đây, và nhân tiện tóm tắt mấy câu về sự du lịch này có ảnh hưởng gì cho phầnởng riêng của tôi.
Mấy bữa sắp dời Paris, các anh em về Marseille cả, còn ở lại duy có ông Nguyễn Văn Vĩnh với tôi. Hai người cùng ở một nhà trọ, đêm khuya ngồi buồn, thường bày ra pha nước, uống nước trà, bàn chuyện nước. Nói đến cái nông nỗi, cái thói quen cùng cái tính chất của người mình, nhiều khi không thể không thở dài mà hốt nhiên nóng lòng sốt ruột. Chợt hai người cùng nói, thật làởng không hẹn mà gặp nhau: “Lạ quá! Chúng mình sang đây, hồiởng đến công việc ở nhà, sao mà nó xa lắc xa lơ như thế! Nhiều việc mình thường lấy làm quan hệ, ngồi dây mà xét, sao mà nó bần tiện nhỏ nhen quá thế! Người mình chỉ nhọc nhằn trì trục những sự chẳng đâu đâu, nào là tranh ăn, tranh nói, tranh đứng, tranh ngồi, tranh ngôi, tranh vị, tranh lấy cái tiếng cái miếng hão huyền. Không biết rằng đồng thị là một giống yếu hèn, đẫu hơn nhau được một thước một bước, đã lấy gì mà đủ tự khoái tự cao? Người Tây họ nói phải thật: ở Paris này, hình như cái óc mình nó rộng thêm ra,ởng mình cao hơn lên; có thế thật. Nhưng mà biết đến khi về nhà có còn giữ được như thế không? Chửa dám chắc!” – Nói đến đấy hai anh em đều bật cười.
Từ khi tôi về đến nay, các ngài quen biết nhiều ông có bụng yêu ân cần hỏi: “Chuyến này đi Tây về, có được gì không?” Tôi hỏi: “Được gì!” – “Được bội tinh, được thăng thưởng chớ gì!” Nghe câu hỏi mà tôi riêng lấy làm thẹn, xét mình có công cán gì mà được những sự vinh dự đặc biệt như thế. Không! Chuyến này đi Tây tôi cũng có cái sở đắc, nhưng không phải sở đắc như thế, sở đắc được một điều: là được sáng mắt thêm ra, biết cái chân tình thế trong thiên hạ, biết cái chân giá trị của người ta, biết cái gì là cao, biết cái gì là sang, cái gì là trọng, cái gì là quí, và những cái mình thường lấy làm quí, chưa chắc đã là quí, cái mình thường lấy làm trọng, có lẽ chửa đáng trọng, cái mình thường cho là sang, vị tất đã là sang, mà cái mình thường lấy làm cao, chưa ắt hẳn là cao. Không, chuyến này đi Tây tôi cũng có cái sở đắc, nhưng sở đắc là được sáng mắt ra như thế, chớ không phải sở đắc cái hư vinh để huyễn diệu bà con. Ví không được cái gì nữa, mà chỉ được có thế thôi,ởng cũng bõ công mấy buổi lư đừ say sóng ở trên bể Ấn Độ Dương nọ…
Hà Nội, tháng mười năm 1922.
P.Q.
Nguồn Blog PT

1 nhận xét:

  1. Đây là một chuyến đi để thấy thực tế ở trời tây và kết cục mọi ca tụng về phương tây đều là giả tạo

    Trả lờiXóa