Thứ Tư, 6 tháng 6, 2012

Một số bài viết về Phạm Quỳnh

LẠ LÙNG

MỘT  CUỐN SÁCH DỞ DANG

Nguyên Ngọc

Nhà văn Nguyên Ngọc là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, những bút danh khác là Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Kim, tên thật là Nguyễn Văn Báu, sinh ngày 5-11-1932, quê ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Năm 18 tuổi, xin gia nhập quân đội, tốt nghiệp Trường Lục Quân Khu V. Hầu hết thời gian 1951-1954, hoạt động ở vùng Tây Nguyên, chiến trường chính của Liên Khu V bấy giờ. Chính điều đó đã dẫn đến thành công của tiểu thuyết đầu tay Đất nước đứng lên (1956), được tặng giải nhất về tiểu thuyết trong Giải Thưởng Văn Học 1954-1955 của Hội nhà Văn Việt Nam. Sau đó, cho in Mạch nước ngầm (1960) và tập truyện ngắn Rẻo cao (1961). Năm 1962, trở lại Tây Nguyên và Quảng Nam, ông tiếp tục sáng tác với bút danh Nguyễn Trung Thành. Năm 1969, có tập truyện và ký Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc nổi tiếng với truyện ngắn Rừng xà nu và tùy bút Đường chúng ta đi. Năm 1971 và 1974, phần 1 và 2 tiểu thuyết Đất Quảng ra mắt bạn đọc…
Sáng tác của Nguyên Ngọc không nhiều về số lượng, nhưng gây được ấn tượng mạnh với người đọc. Ông nhận thức rõ ràng về những hạn chế mang tính lịch sử của một thời đã qua để hướng tới sự đổi mới, đó chính là kết quả của sự nhạy cảm trong tư tưởng của nhà văn. Ông nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2001.
Dịp nhà xuất bản Tri ThứcTrung tâm văn hóa và ngôn ngữ Đông Tây tổ chức buổi ra mắt bản dịch Tiểu luận viết bằng tiếng Pháp trong thời gian 1922-1932 của Phạm Quỳnh, nhà văn Nguyên Ngọc nói: “Đầu thế kỷ XX, chúng ta đã có những người khổng lồ như Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Phan Khôi. Không phải mọi kiến giải của họ đều đúng đắn, nhưng những vấn đề họ đặt ra đến nay vẫn còn tính thời sự”.
Chúng tôi xin mời  các bạn đọc nguyên văni Lạ lùng một cuốn sách dở dang như sau:
*
*    *
Cuốn sách này của Thượng Chi Phạm Quỳnh, cầm lên, nhẹ tay đến xót xa (mười mộti tản văn,i dài nhất chỉ chín trang,i ngắn vỏn vẹn một trang; và mấy chụci thơ dịch Đỗ Phủ). Những trang viết cuối cùng của một người, một đời. Dở dang, thậm chíi cuối cùng còn dừng giữa dòng, mà lại rất có thể sẽ lài tâm huyết nhất của ông, về Kiều, mà ta biết ông gắn bó đến chừng nào. Ông nói: “Tôi với Truyện Kiều không phải là thái độ một nhà văn với một tác phẩm mà là tâm lý một người có cảm giác là một hội một thuyền… Tôi đối với Truyện Kiều, Truyện Kiều đối với tôi – hay là có thể nói, tôi đối với cô kiều, cô Kiều đối với tôi…” Kiều với Đạm Tiên, một hội một thuyền. Phạm Quỳnh với Kiều, một hội một thuyền. Cả ba một hội một thuyền vậy! Đều “tài tình chi lắm cho trời đất ghen”. Nhưng Phạm Quỳnh không đổ lỗi cho trời, ông nhận lỗi về mình.
Ông viết những trang cuối cùng này ở nơi có tên là biệt thự Hoa Đường và tự gọi mình là “Thiếu Hoa Đường”, nương theo tên “Lão Hoa Đường” của danh nhân Phạm Quý Thích, “vị tiền bối chân Nho ôn hòa thuần túy” mà ông cho là ông đã dại dột không biết ứng xử cho bằng “Lão Hoa Đường sinh vào thời Lê Mạt Nguyễn sơ”, là đời loạn, tự biết “phận Nho quèn” không sao đương được với thời cục rối, quyết chí ẩn dật để giữ lấy tiết thanh cao, còn cao hơn biết bao nhiêu Thiếu Hoa Đường này, cũng sinh vào thời loạn là buổi Á Âu xung đột, mà tự khờ dại đem mình lăn lộn giữa phong trào hỗn độn, trong thời buổi nhá nhem, không biết cái thân “Nho quèn” đương nổi sao được thời thế, ở giữa cái xã hội xu thời mị chúng này, ai còn thiết đến kẻ văn nhân nho sĩ, “chỉ biết đem một thái độ ôn hòa nhà nho mà đối với cái cuồng phong bác tạp hỗn hào!…”
Trong cuộc “lăn lộn” (ngày nay ta goi là “dấn thân”) ấy, như ta biết, Phạm Quỳnh đã thất bại. Ông lui về ẩn dật, và bắt tay viết “Hoa Đường tùy bút”. Vậy Tùy bút Hoa Đường là gì? Thoạt nhìn, mươii tạp văn, không có chủ đề chung, không đường dây dẫn dắt nhất quán, tản mạn, rời rạc, như chợt nhớ đâu viết đấy, chợt nghĩ gì thì nói ra… Nhưng mà đọc đi đọc lại, ngẫm kỹ rất có thể đây là một sự chuẩn bị, chuẩn bị cho một cuộc tổng kết, có thể là một cuộc tổng kết lớn, và sâu, rất sâu nữa, mà tiếc thay, ông đã không kịp làm.
Ở giữa tập tùy bút này là mộti có vẻ lạc giọng so với nhữngi khác, với cái đầu đề trông rất thản nhiên, lối kể cũng rất thản nhiên, điềm đạm, dửng dưng nữa, “Chuyện một đêm và một ngày”. Ấy vậy mà cái đêm và cái ngày ấy, mồng 9 tháng Ba năm 1945, Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương – và Phạm Quỳnh chừng nào đó ở chính trung tâm của sự kiện chấn động ấy, sự kiện cắt ngang đứt phựt cuộc đời ông – và rộng hơn, chuẩn bị cho cả đất nước bước qua một trang hoàn toàn mới của lịch sử (chính trong cái một đêm và một ngày đó Trường Chinh dã viết Văn kiện quyết định “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”). Cuốii ông có hứa: “… (Trong một đêm và một ngày ấy) đều là những việc quan trọng, thuộc về lịch sử, tôi được may mắn dự vào, đóng một vai chính, sau này sẽ có dịp thuật tường?” Như ta biết, cũng là một lời hứa ảo tưởng thôi, bởi cái lịch sử ông vừa nói đó nào có cho ông “có dịp”. Nó đã hất ông ra bên lề. Ở bên lề đó, ông bắt tay chuẩn bị cho một cuộc tổng kết, những trang trông rời rạc này chính là chuẩn bị cho cuộc tổng kết ấy – tôi tin vậy, bởi hai lẽ: một người như Phạm Quỳnh, vốn sống đầy suy tư, vừa có cái chất nghệ sĩ chết người của cô Kiều, vừa dẫu đã quyết về vườn chắc hẳn vẫn chưa chịu hết trách nhiệm với xã hội và nhân quần, sau cuộc lăn lộn lấm lem mấy mươi năm trong vòng danh lợi đắng cay, ắt không thể không có điều muốn nói lại với đời, và trước hết với chính mình. Lại nữa, đọc kỹ xem, chừng rời rạc vậy mà vẫn có một nhất quán: hoặc bằng đôi ba chân dung cực ngắn mà cực tinh, rất cụ thể mà sức khái quát lớn – khiến ta không thể không nhớ những trang viết nổi tiếng Các tính cách (Les caracactères) của La Bruyère; hoặc súc tích đến chỉ vẹn một trang, mỗi câu như một châm ngôn – lại khiến ta nghĩ đến La Rochefoucault; hoặc cứ như xa xôi thâm trầmn về căn nguyên của con người và tính người khi ngẫm nghĩ về Keyserling…; mà hóa ra tất cả đều hướng về một điều rất quán xuyến ông viết ngay từ đầu thiên tùy bút dở dang này: “Thế thái nhân tình”. Một chuẩn bị tổng kết bi quan về cuộc đời, thói đời. “Thói đời nóng lạnh, lòng người thắm phai; ai cũng nói vậy, ai cũng biết thế, nhưng có từng trải mới biết thói đời điên đảo, lòng người xấu xa là dường nào… Dù có lạc quan gì về thế sự, thấy người đời trở mặt nhưn tay, xây lưng như chớp nhóng, cũng phải sửng sốt mà tự hỏi: “Ồ! Thói đời đen bạc đến thế ru?… Cho đến nỗi, tham sống vốn là bản năng hàng đầu của con người, nhưng rồi trải thói đời điên đảo, “người ta dù có mê sống đến thế nào cũng có lúc hốt nhiên tự tỉnh, mà trong giây phút có cái cảm giác sống là nặng nề, là cực nhọc, là đau đớn cho thân thể, là phiền não cho tinh thần, mà giá có ai doạ hỏi: “Muốn sống thì…” thì cũng thản nhiên trả lời rằng: không.
… Người ta đã đến không “muốn sống” nữa, thì là thách cả mọi sự dọa nạt của đời. Đời còn làm gì được con người đó nữa?…”
Đối lại cái bi quan cùng cực đó, Phạm Quỳnh cố đưa ra hai lối thoát: Đạo đức, mà ông gọi là “Chỉ buộc chân voi”; “Nền nếp của gia đình, trật tự trong xã hội, kỷ luật của cá nhân, phần nhiều cũng chỉ căn cứ ở mấy sợi chỉ vô hình do đạo đức tôn giáo đời đời dùng để ngăn cái thị dục vô nhai của người ta, ngăn cái xuẩn động vô ý của quần chúng… Cho nên những sợi chỉ vô hình đó, chúng ta phải biết giữ gìn mà tôn tọng. Mỗi khi đụng chạm đến, phải hết sức cẩn thận, vì đã đứt rồi không sao nối lại được…
Thứ nhất là kẻ có trách nhiệm trị dân trị nước, lại phải thận trọng lắm, và phải nhớ rằng một dân không biết kính nữa là một dân bất trị vậy.”
Sâu sắc lắm, tha thiết lắm, nhưng mà liệu chính ông thật có tin, khi chính ông biết những sợi chỉ ấy là vô cùng mong manh, mà “con voi” cuộc sống thì vốn hung dữ quàng xiên. Và có khi “chỉ” cũng đã đứt rồi!
Phạm Quỳnh lại vận đến đạo Phật: “Ai đã có cái cảm giác rùng mình ghê sợ đó, sống mà hãi hùng cái sống, sống mà mệt nhọc vì sống, là người đã sẵn sàng tâm trí để nếm thử mùi thiền vậy…” Thâm thúy lắm, nhưng rồi chính ông cũng không kịp nếm được cái mùi an tịnh thâm trầm đó!
Cũng có khi ông cố tìm một con đường khác nữa:n về văn học và chính trị, ông bảo nhà chính trị nên có thêm văn học, bởi nhà chính trị “nếu quả có tài năng thời tài năng ấy nhờ văn học chắc cũng được cường hóa, thâm hóa thêm ra”. Nghe chừng không thuyết phục lắm, bằng cái đoạn “phản thuyết” sau đây: “Nếu nhà văn học bản sắc là văn học mà ngẫu nhĩ làm chính trị… thời đó là một sự thí nghiệm mà thành công hay thất bại không thể quyết đoán được. Nhưng cứ bình tĩnh mà xét, nhà văn học thuần túy, không nên tham dự chính trị: hoa lan phải mọc trong u cốc, không thể đem ra trưngy nơi đầu đường góc chợ được…” Kinh nghiệm đau đớn của chính ông là một. Và ai cũng biết, xưa cũng như nay, không chỉ có một.
Như ta vẫn thấy, tổng kết sự đời của một người thành công thường nhạt. Có mấy tác phẩm lớn viết về những cuộc đời suôn sẻ đâu. Kinh nghiệm đời quan trọng và đáng giá nhất là của những người ngấm đau vì đời. Thượng Chi Phạm Quỳnh là một người như vậy. Tiếc thay ý đồ tổng kết lớn của ông, báo hiệu qua mấy phác thảo ngắn mà sắc như dao này, đã phải dở dang. Nhưng quả đây là một cuốn sách lạ, ngắn vậy, mà cứ muốn đọc đi đọc lại, bởi dẫu dở dang, đọc cứ như tác giả đang nói về chính những điều xã hội ta đang phải đương đầu hôm nay.
Những tư tưởng lớn, dù chỉ mới được nói ra một cách manh nha, vẫn có sức đi xa lạ lùng của chúng. Và nghĩ cho cùng, cũng không hề chậm.

LẤY VỢ ĐỒNG TUỔI NHÂM THÌN

Dã Thảo
Làng Thọ Vực, tổng Xuân Cầu, huyện Văn Giang tỉnh Bắc Ninh có ông ký lục Lê Văn Chấn vàvợ họ Hoàng, gia đình cũng thường thường bậc trung, nhưng sinh được ba cô con gái da trắng nõn nà, môi đỏ như son, tóc đen nhánh, nổi tiếng xinh đẹp nhất làng. Cô cả, nhà gọi là cô Nhớn, tên Lê Thị Vân. Cô Nhỡ tên là Lê Thị Hợp, cô Bé, tên Lê Thị Mai. Con út là trai, tên Lê Văn Tốn (còn gọi là Xuân).
Một hôm ba cô theo bạn rủ nhau đi xem bói. Thầy bói nói cô Nhớn, bấy giờ 14 tuổi, “số cô vất vả thời trẻ, nhưng về già thì sẽ thành nhất phẩm phu nhân, con cái đầy đàn, trai một cỗ, gái hai cỗ”. Cô Nhỡ thì thầy nói là “số long đong, ly hương biệt quán.” Cô Bé thì “căn quả tu thờ Phật, nếu lấy chồng thì sát đến … 9 đời chồng!”. Ba chị em cười rúc rích. Nhưng, sau này thì cô Nhỡ theo chồng là cựu học sinh Đông Du, phải lẩn tránh, lên sống lẻn lút ở các đồn điền cà phê trên Yên Bái. Cô Út trốn nhà, xin nương nhờ cửa Phật, sau này trở thành vị thượng tọa trụ trì có uy tín của chùa Cầu Bây bên Gia Lâm Hà Nội.
Ông ký lục mất sớm, gánh nặng gia đình dồn cả lên vaimẹ và cô Nhớn. Nhà chỉ có mấy sào ruộng, cô Nhớn phải làm thêm hàng xáo, xay lúa giã gạo, làm tương, nuôi lợn, già…Khi giáp hạt thì thường thiếu ăn.mẹ phải lên Hà Nội mượn tạm tiềnchị cùng cha khác mẹ, thường gọi làNhì lấy chồng họ Phạm, buôn bán ở nhà số 74 phố Hàng Áo, đến vụ gặt thì lại trả.
Mỗi lần ra Hà Nội phải mất một ngày. Những khi ra ăn giỗ,mẹ thường dẫn cô Nhớn đi cùng, để biết họ biết hàng, khi cần thì thay mẹ đi. Họ Phạm bên nhà chồngNhì có bốn chi, chi Cụ Lang Hàng Bún là cao nhất, rồi đến chi cụ Nhì, kế đến là các chi ông Tú, ông Cả Giới và ông Hai Kỳ. Chi ông Tú có cậu Phạm Quỳnh. Bấy giờ, Phạm Quỳnh đã tốt nghiệp trường Trung học Bảo Hộ (tức trường Bưởi) và đã đi làm nhân viên phiên dịch ở Trường Viễn Đông Bác Cổ. Phạm Quỳnh vẫn sống vớinội và cụ Tú (vợ người cho gia đình ông nội Phạm Quỳnh thừa tự). Nhưng cả hai đều đã cao tuổi, lại chăm lo săn sóc mình từ khi lọt lòng, cho đến năm lên 9 không còn cả cha lẫn mẹ, chỉ còn trông vào hai cụ, nên Phạm Quỳnh thương hai cụ lắm, cũng mong có người cùng mình đỡ đần hai cụ lúc tuổi già. Các cụ trong họ thấy đôi trai tài, gái sắc đồng tuổi Nhâm Thìn, vừa tròn 16, nên đều vun vào cho đôi trẻ. Thế là thành mối lương duyên, ai cũng mừng; mừng nhất là haicụ từng vắt kiệt sức tàn nuôi nấng Phạm Quỳnh. Cô Vân sinh đầu năm Thìn, mà Phạm Quỳnh sinh cuối năm, cho nên sau này ông thường nói đùa với các con là “Me hơn thầy một tuổi, cho nên Me bảo gì thầy cũng phải nghe theo…”.
Hai vợ chồng trẻ sống cùng hai cụở nhà số I phố Hàng Trống và sinh ba con đầu lòng tại đây: Phạm Giao (1911), Phạm Thị Giá (1913) và Phạm Thị Thức (1915). Con trai thì đặt tên theo tên cha: cha là Quỳnh, thì con Giao. Còn con gái thì đặt cho có tên mà gọi thôi. Con gái đầu, khi sinh ra mình trắng như cọng giá thì gọi là cái Giá. Con thứ cứ ngày ngủ, đêm thức suốt thì gọi là cái Thức. Tiếp đó là Phạm Bích (1919), Phạm Thị Hảo (1920), Phạm Thị Ngoạn (1921), Phạm Thị Bảy (mất lúc sáu tháng), Phạm Khuê (1923), Phạm Thị Chín (mất lúc chín tháng), Phạm Thị Hoàn (1926), Phạm Thị Yến (mất lúc năm tháng), Phạm Tuyên (1930), Phạm Thị Giễm (1932), Phạm Thị Lệ (1934), Phạm Tuân (1936) và Phạm Thị Viên (1938). Như vậy là có ba con gái mất lúc chưa đầy tuổi tôi, cho nên có khi thấy viết trong sách báo là Phạm Quỳnh có 13 con. Đến nay, các ông Phạm Giao, Phạm Bích, Phạm Khuê và cácPhạm Thị Giá, Phạm Thị Thức, Phạm Thị Ngoạn đã qua đời, chỉ cònPhạm Thị Hảo và ông Phạm Tuân định cư ở Mỹ, cácPhạm Thị Hoàn, Phạm Thị Giễm, Phạm Thị Lệ, Phạm Thị Viên định  cư ở Pháp. Ở trong nước, chỉ còn một mình nhạc sĩ Phạm Tuyên.
Cô Vân, ở nhà chuyên làm ruộng, xay lúa giã gạo, nuôi lợn, gà…không được đi học cho nên không biết cả chữ Nho lẫn chữ quốc ngữ. Nhưng cô có trí nhớ tuyệt vời, thuộc nhiều ca dao, tục ngữ và các truyện Nôm, trong đó tất nhiên có Truyện Kiều. Sau nàyđã giúp nhà văn, nhà báo Phạm Quỳnh nhiều trong việc cung cấp cho ông các tư liệu về văn hóa, văn học dân gian. Cho đến thời kháng chiến chống Pháp, có phong trào bình dân học vụ, một đứa cháu ngoại thươngđã cố hướng dẫnngoại viết cho được cái tên, kẻo ra đường, bị  “thanh niên diệt dốt” bắt đi qua “cổng mù” thì tội quá. Cho nênbiết viết độc một chữ Vân tên mình. Hồi ông làm báo Nam Phong,được làm thủ quĩ cho Hội Tế Sinh củaCả Mọc, chuyên làm từ thiện ở Hà Nội và vài tỉnh miền Bắc. Hằng ngày, việc thu chi của hội đều qua tay,nhớ kỹ,  rồi tối về nói lại cho ông ghi vào hóa đơn, sổ sách, không hề sai bao giờ.
còn có tính kiên quyết, không tiếc cả thân mình khi cần phải hy sinh. Năm 1935, có mang lần thứ 15 được bảy tháng thìlên cơn hen nặng. Thường phải thức suốt đêm, ngồi tựa lưng vào con gái thứ mới thở được. Những lúc ấy, cái thai cứ rực lên, rất mệt mỏi. Phạm Quỳnh quá lo lắng, cho mời bác sĩ người Pháp là Piqueman đến khám. Ông ta nói là bệnh nặng lắm, phải cứu lấy người mẹ, kẻo chết cả mẹ lẫn con. Ông lựa lời nói lại với vợ thìnói ngay: “Tôi sống thì nó sống, tôi chết nó mới chết, chứ tôi không bao giờ chịu làm cái việc thất đức đó…” Và kể cho ông nghe giấc mộng khi sắp mang thai lần này.đi xe kéo ở thành nội thì có đứa bé mặt trắng môi son cứ chạy theo mà xin cho về nhà.nghĩ đã có 14 con rồi, nên xua tay. Thì đứa bé chạy thật nhanh, rồi nhảy tót lên xe, ngồi ngay vào lòng, ôm lấy. Tử đấy, Phạm Quỳnh càng lo chăm sóc vợ hơn mà không nhắc gì đến chuyện đó nữa. May mắn thay, bệnhthuyên giảm từng ngày và đủ tháng, đủ ngày,sinh một trai đúng như trong mộng. Cả nhà đều mừng, cứ gọi là “Chú mình”, sau này gọi trại ra là “chú Miềng”. Và cái tên cưng đó, đến nay (2009) vẫn quen dùng, kể cả hai vợ chồng ông Phạm Tuân cũng vẫn tự xưng như vậy.
Rồi, trưa cái ngày định mệnh 23/8/1945 ấy, có mấy người mặc quân phục đến “mời ông ra làm việc tại trụ sở Ủy ban Khởi Nghĩa Thừa Thiên-Huế”, thìcũng có mặt. Thoáng thấy trên cánh tay một người mặc quân phục có đeo cái băng đỏ,như có linh cảm là việc chẳng lành, đã hét lên một tiếng thật to rồi ngất đi…Trong khi đó, ông thanh thản thay áo, đi theo họ, để rồi không bao giờ trở về nữa… Nhưng, sau cơn gia biến lớn, chínhđã thu vén tài sản gia đình còn sót lại, cho bán tất cả sách ở chợ Đông Ba, rồi dẫn cả đoàn con, cháu 14 con người (trong đó có năm trẻ dưới 10 tuổi) từ Huế ra Hà Nội về nhà con gái trưởng. Để rồi cùng tản cư, sống những năm đầu toàn quốc kháng chiến chống Pháp.
chuyên làm nông nghiệp, giỏi lo toan việc nhà, đặc biệt có tài làm tương Bắc từ nếp và đậu tương rất ngon, ngọt. Cho nên khi tản cư, gia đình thiếu thốn, “thượng thư phu nhân” lại trở về nghề cũ: làm tương, bán cho dân làng.
Bác sỹ Đặng Vũ Hỷ là con rể hiếu thảo, thu xếp cho mẹ vợ và các em cùng nhiều cháu nội ngoại tản cư về làng Vạn Lộc, phủ Xuân Trường, Nam Định, ở nhà cụ Chánh Đoán là người trong họ. Mấy năm tản cư, tiền nong cạn dần, cụlại làm tương, và tương rất ngon, dân làng tìm đến mua nhiều, cụ phải làm hàng chum to mới đủ bán. Nhà có cổng lớn, dẫn vào ngõ trúc rồi mới đến sân to là chỗ cụlàm và bán tương. Cậu út Phạm Tuân khéo tay, mài gạch non, viết chữ đỏ ngay trên cổng quét vôi trắng “Ở đây có bán tương ngọt”. Từ đấy, càng nhiều người biết mà đến mua, không phải chỉ trông chờ vào truyền miệng như trước.
Năm ấy, biết vợ nhớ mẹ và em, bác sĩ Đặng Vũ Hỷ cho người đón cụ và hai em trai, gái út về Thư Điền, Ninh Bình, nơi ông công tác và gia đình đang sống. Cụra đi, gọi cháu ngoại Tôn Nữ Việt An 15 tuổi lại dặn dò lo việc nhà, còn hàng chục miệng ăn, và đưa ít tiền cho cháu liệu chi tiêu tiết kiệm. Hai tháng sau, cụ về, cháu gái đảm đang đưa lại tiền cho cụ, không thiếu một xu. Lấy làm lạ, cụ hỏi vậy cả nhà lấy gì mà ăn. Thì cháu gái chỉ vào chum tương to đặt gần máng xối nước mưa. Hóa ra tiền bán tương đủ cho cả nhà chi dùng trong suốt thời gianngoại đi vắng. Cụ mở nắp chum xem, thì thấy vẫn còn non nửa. Hỏi ra mới biết, chum tương càng dưới càng mặn, may mà … được nước mưa ở máng xối bắn vào những khi mưa to cho nên nhạt bớt mà tương vẫn ngon ngọt. Lại đã được tín nhiệm, có “thương hiệu” rồi, cho nên rất đông khách vốn lấy tương cà làm gia bản!.
Thế là Phạm Quỳnh mười sáu tuổi đã lấy vợ đồng tuổi Nhâm Thìn, suốt đời sống hòa thuận, nhường nhịn nhau, bổ sung cho nhau mà tạo dựng nên một gia đình hòa hợp hạnh phúc. Cả khi ông không còn nữa, nếp nhà ấy vẫn còn, giản dị, cần cù, chân thành, không hề khệnh khạng quan cách bao giờ như người ngoài dễ lầm tưởng. Con cháu sống ở đâu cũng được nhân dân yêu mến, gần gũi, sẵn lòng giúp đỡ. Đó là cái đức của ông đã lưu lại ánh sáng về sau cho con cháu được nhờ. Đáng quí vậy thay nếp nhà mẫu mực ấy.

NĂM 29 TUỔI, PHẠM QUỲNH ĐÃ ĐỌC DIỄN VĂN

TRƯỚC VIỆN HÀN LÂM PHÁP

Dã Thảo
“Ngày 22/7/1922, trong bộ quốc phục áo dài khăn đóng giản dị mà trang trọng, ông (Phạm Quỳnh – D.T chú) “cả gan” trìnhy trước Ban Luân Lý Chính trị Viện Hàn lâm Pháp về Một vấn đề dân tộc giáo dục. Lời nói thật khúc chiết, hùng hồn, tha thiết, bằng một giọng văn tiếng Pháp mẫu mực, khiến các viện sĩ Pháp phải phá lệ, đồng loạt đứng dậy vỗ tay hồi lâu khi ông vừa dứt lời. Một hiện tượng chưa hề có trong lịch sử viện hàn lâm đầy uy tín này. Báo chí Pháp đương thời đã loan tin lạ này trên trang nhất, đăng lạii diễn văn, kèm theo là bức ảnh ông mặc áo gấm, bế trong lòng cô con út mới sinh được mấy tháng.
(…) “Chống lại chính sách ngu dân của bọn thực dân Pháp đang thi hành ở nước ta, ông dõng dạc nói trước những đại biểu của tinh hoa trí tuệ và lương tâm Pháp hiện diện tại Viện Hàn Lâm Pháp những lời sau và đã được họ tán thưởng hoàn toàn:
“- Dân tộc Việt Nam chúng tôi không thể ví như một tờ giấy trắng. Chúng tôi là một quyển sách dày đầy những chữ viết bằng một thứ mực không phai đã từ mấy mươi thế kỷ. Quyển sách ấy có thể đóng theo kiểu mới cho hợp với thời trang, nhưng không thể đem một thứ chữ ngoài in lên dòng chữ cũ. Vấn đề là phải giáo dục người Việt Nam thế nào cho vừa truyền được học thuật cao thượng đời nay, vừa không đến nỗi khiến chúng tôi mất giống, không còn quốc tính, để biến thành một dân tộc vô hồn, không còn có tinh thần đặc sắc gì nữa, như mấy thuộc địa cổ của Pháp kia.” Nhà báo Nguyễn Trung đã viết như thế trongi Phạm Quỳnh, người nặng lòng với tiếng ta (Nguyệt san Công giáo và Dân tộc số 141 tháng 9 năm 2006).
Nhưng, ở đầu cuốn Pháp du hành trình nhật ký, chỉ thấy ông viết: “Tôi được quan Thống sứ Bắc kỳ cử sang Đại Pháp thay mặt cho Hội Khai trí Tiến đức để dự cuộc đấu xảo Marseille, lại được quan Toàn quyền đặc phái sang diễn thuyết tại mấy trường lớn ở Paris, ngày 9 tháng 3 tây năm 1922 (tức là ngày 11 tháng 2 ta), xuống Hải Phòng để đáp tàu Armand Béhic về Pháp.” Bấy giờ, về học lực ông chỉ tốt nghiệp trường Trung học bảo hộ. Nên khi sang Pháp, ngày thứ năm 18/5/1922 ông viết trong nhật ký (Đăng trên báo Nam Phong – DT chú): “Cả ngày hôm qua xem điện Panthéon là nhà kỷ niệm các danh nhân nước Pháp. Ở trọ đi ra gần lắm, cách có vài phố. Đi qua con đường d’Ulm, thấy trường Cao đẳng sư phạm (Ecole Normale Supérieure), trong bọn học sinh thường gọi tắt là “cái nhà đường d’Ulm” (la maison d’Ulm), nhà cũng thường thôi, không lấy gì làm to lớn đẹp đẽ lắm, nhưng có cái  vẻ nghiêm  trang  bình  tĩnh,  thật  là  một  nơi  học  hành  cao  thượng.  (…) trong lòng cảm phục cái chí cao của kẻ thanh niên nước Pháp, mà lại bùi ngùi cho cái công học hành dở dang của mình. Than ôi! mình không phải là không có cái lửa nhiệt thành về sự học, nhưng mà sinh trưởng vào  giữa  buổi thanh  hoàng học không ra  gì  cả,  nho đã chẳng ra nho, mà Tây cũng chẳng thành Tây. Phàm sự học phải cho đến nơi đến chốn thì sở học sở hành mới điều hoà dung hợp nhau, mà gây nên cái nhân cách thanh cao. Hễ còn dở dang, còn nửa chừng, thì không ra con người gì cả. Ông cha mình mấy mươi đời học nho, nghiệp nhà đến mình là đoạn tuyệt. Bây giờ muốn cầu làm ông đồ cổ,n nghĩa tính lý, ngâm thơ nhà Đường, nhắp dăm ba chén chếnh choáng cho tiêu sầu khiển hứng, bảo mươi lăm thằng trò chẹt biết dã, giả, chi, hồ, an nhàn vô sự, ngày tháng vui qua, cũng không được nữa. Nói đến học Tây, thì chẳng qua học mấy câu tiếng tây để đi làm thuê, cũng tự biết còn thiếu thốn, muốn ra công học thêm, nhưng thày đâu sách đâu, ở trường thông ngôn ra, được học mấy ông hương sư ở Tây sang, thế đã là tột phẩm rồi, nào đã bao giờ được từng ngồi qua cái ghế một trường Đại học như trường Sư phạm này? Mà đã không được học đến bậc đó, thì còn mong lập nên sự nghiệp gì về đường học vấn? Dở dang, dở dang, thôi mình đã đành là một con người dở dang! – mà cả nước mình cũng là một nước dở dang! (…)
“Nhưng mà thôi, đã sinh vào buổi lỡ làng thì cũng phải chịu cái phận hẩm hiu vậy, biết sao bây giờ? Duy Phải biết rằng học đã chẳng ra gì, thời làm cũng chẳng nên chi, vì có gốc mới có lời, vốn ít mong sao được lời to? Cho nên cũng chớ có mong mỏi những sự to tát quá sức không làm nổi; chỉ nên hinh hương chúc vọng cho kẻ đến sau này họa được may mắn hơn mình chăng…”. Rõ là ông còn tự ti như vậy, thì vì sao, chỉ sau có hai tháng, ông lại đã đăng đàn diễn thuyết được ở viện Hàn lâm Pháp. Một việc không được Thống sứ Bắc Kỳ lẫn Toàn quyền Đông Dương giao. Mà chắc là cũng…không dám giao cho ông, vì không thể tin là có thể được mẫu quốc chấp nhận cho một tên dân bản xứ trẻ tuổi, không có học vị gì, lên diễn đàn Viện Hàn lâm. Vậy tại sao lại có chuyện lạ đó. Có phép lạ gì chăng…
Trong Pháp du hành trình nhật ký ngày thứ bảy, mùng 8 tháng 7, ông viết: “Tối ăn cơm ở nhà ôngV. .Từ bữa nhân đến chơi với ông con là André được biết hai cụ, thì hai cụ cũng có lòng yêu mến, cố hẹn làm thế nào tối hôm nay cũng đến ăn cơm để nói chuyện. Hai cụ lại hẹn đến trước giờ ăn cơm để nói chuyện được lâu. Cơm nước xong mãi đến 11 giờ khuya  mới về trọ.” Và thứ ba 11 tháng 7 lại viết: “Trưa hôm nay ăn cơm ở nhà cụ ông cụV.. Bữa nay chỉ có một mình, không có khách nào lạ cả. Chuyện trò rất vui vẻ và thân mật. Hai cụ thật có bụng quá yêu mà mình đối với hai cụ cũng một lòng kính mến.” Rồi thứ bảy, 15 tháng 7 năm 1922: “Hôm nay hẹn với cụ V. đến thăm ông bác sĩ Lyon – Caen là vĩnh viễn thư ký Hội Hàn lâm,  ban  Chính  trị  Luân  lý  học,  tại  nhà  riêng  ông  đường  Soufflot,  trước  cửa  đền Panthéon.
“Mấy lần nói chuyện với cụ V., cụ vẫn khuyên nên vào diễn thuyết ở Hội Hàn lâm.  Nhưng làm thế nào vào nói được ở một chốn tôn nghiêm như thế? Cụ nói rằng cụ có quen biết nhiều ở Viện Hàn lâm, để cụ sẽ giới thiệu cho ông vĩnh viễn thư ký là người chủ trương các việc đó. Bởi thế nên hôm nay cùng nhau đến thăm ông Lyon Caen. Ông dạy pháp luật ở trường Đại học Paris, tuổi đã cao, thật ra thái độ một nhà bác học thâm nho. Tiếp ân cần tử tế lắm; nói chuyện hồi lâu, rồi cụ V. mới ngỏ ý muốn có dịp cho mình được vào diễn thuyết ở Hội Hàn lâm, để trước là các ngài Hàn lâm biết được một người Việt Nam có học thức, sau là cho mình đượcy tỏ ý kiến tư tưởng của người Nam ở một nơi cao nghiêm danh giá. Bác sĩ cũng hiểu các lẽ đó, nhưng có ý ngần ngại nói rằng: “Hội Hàn lâm còn có một kỳ hội đồng cuối tuần lễ này nữa thời giải tán để nghỉ hè, mà kỳ hội đồng này nhiều việc quá. Vả trừ các thông tín hội viên (membres correspondants) của Hội ở các nơi, còn người ngoài vào đây nói cũng ít. Người Đông phương thời năm trước có một ông bác sĩ Ấn Độ cũng vào diễn thuyết ở Hàn lâm, nhưng ông thuộc tiếng Anh hơn tiếng Pháp, nên nói khó nghe lắm. Tôi xem ông đây nói tiếng Pháp được, song xin để tôi liệu thu xếp xem có đủ thì giờ để ông nói ngay kỳ hội đồng sau này không.” – Bác sĩ hỏi định diễn thuyết về vấn đề gì; mình cũng đột ngột chưa định gì cả, nói sẽ chọn một đề về giáo dục hay văn hoá. Bác sĩ hẹn vài ba hôm sẽ trả lời cho cụ V. biết.
“-Vào diễn thuyết ở Hàn lâm, thật mình không bao giờ dám mơ tưởng đến sự đó. Việc này mà khởi ra thật là tại cụ V.; việc này mà thành được cũng nhờ cụ V.” Và thứ ba, 18 tháng 7 năm 1922: “ Hôm nay nhận được thư của ông Vĩnh Viễn thư ký Hội Hàn lâm bảo cho biết rằng Hội Hàn lâm sẽ vui lòng nghe mình diễn thuyết kỳ hội đồng ngày thứ bảy 22 tháng 7 này, xin đúng 2 giờ ngày ấy tựu tại Hội sở. – Thế là cái mơ tưởng hoang mang nay sắp thành sự thực đây. Nửa mừng mà nửa sợ, mừng là thật là một cái hạnh ngộ ít có, một sự vẻ vang không gì bằng; sợ là không biết nói làm sao cho nghe được, để khỏi phụ lòng các ngài có bụng chiếu cố đến, khỏi gây ra  cái cảm  giác xấu về người An Nam. Các ngài trong Hội Hàn lâm chắc là chưa từng biết người An Nam bao giờ; nếu mình nói năng không ra gì thì các ngài sẽ xét người nước mình ra thế nào? Bây giờ mới biết rằng kẻ sất phu cũng có trách với nước là thế. Mình chẳng có danh vị gì mà cũng phải lo đến quốc thể đây: Chà! chà! ghê quá! Không biết các ngài quyền cao chức trọng, đại biểu cho cả quốc gia, thì lo đến đâu; có lẽ đến không ăn không ngủ được chắc?!”
Rồi thứ tư, 19 tháng 7 thì: “Hôm nay ở nhà soạn diễn thuyết.
“Nghĩ trong các vấn đề thiết yếu cho người mình không gì bằng vấn đề giáo dục. Bèn khởi thảo  một i  tỏ rõ cái tình trạng sự giáo dục ở nước ta, phân  trần  những điều  lợi  hại, những sự khó khăn, và hỏi ý toà Hàn lâm nên giải quyết thế nào cho hợp lẽ. Đại khái nói rằng nước Việt Nam là một nước cổ, vốn đã có một cái văn hoá cũ, nhưng cái văn hoá cũ ấy ngày nay không thích hợp với thời thế nữa, cần phải có cái văn hoá mới đời nay thì mới có thể sinh tồn được trong thế giới bây giờ. Hồi đầu quý chính phủ dạy người An Nam chẳng qua là dạy lấy ít tiếng tây để sai khiến các công việc cho dễ, chưa phải là truyền bá văn minh học thuật gì. Gần đây mới gọi là bắt đầu ban bố một cái học cao hơn trước một chút. Nhưng trong sự truyền bá cái học mới ấy, có nhiều nông nỗi khó khăn, quý chính phủ vẫn chưa giải quyết được ổn thoả. Nếu dân Việt Nam là một dân mới có, chưa có nền nếp, chưa có lịch sử gì, thì quý quốc cứ việc hoá theo tây cả, dạy cho học chữ tây hết cả, đồng hoá được đến đâu hay đến đó. Nhưng ngặt thay, dân Việt  Nam không phải là một tờ trắng muốn vẽ gì vào cũng được; tức là một tập giấy đã có chữ sẵn từ đời nào đến giờ rồi. Nếu bây giờ viết đè thêm một chữ mới nữa lên trên, thì e thành giấy lộn mất. Cho nên bây giờ dạy khắp chữ tây cho người An Nam từ tuổi nhỏ đến tuổi lớn, như ở các trường Pháp Việt ngày nay, kết quả chỉ đủ làm cho người An Nam mất tính cách An Nam mà chửa chắc đã hoá được theo tây hẳn, thành ra một giống lửng lơ thật là nguy hiểm. Muốn tránh sự nguy hiểm ấy, chỉ có một cách: là dạy cho trẻ con An Nam bằng tiếng An Nam cho hết bậc tiểu học, lấy cái phổ thông giáo dục bằng quốc văn làm gốc, như thế vừa tiện và vừa mau, vì không mất thì giờ học một thứ tiếng ngoại quốc dở dang không đến nơi và không dùng được việc gì. Học trò đã được bằng tiểu học tốt nghiệp bằng tiếng An Nam rồi, bấy giờ mới kén chọn người nào có sức được học lên các bậc trên nữa, như trung học, đại học, thời cho vào một trường dự bị chỉ chuyên học tiếng Pháp, nhưng học theo cách tấn tốc, như người Pháp học tiếng Anh tiếng Đức, nghĩa là học như học tiếng ngoại quốc vậy. Học thế chỉ vài ba năm có thể thông chữ Pháp đủ theo được các lớp trung học như bây giờ. Như thế mới khỏi được cái nguy hiểm thành một hạng người dở dang, tốt nghiệp ở trường tiểu học ra, chữ tây không đủ dùng được việc gì mà cái phổ thông thường thức học bằng chữ tây cũng còn mập mờ chưa lĩnh hội được hết, còn tiếng của nước nhà thì hầu như quên cả, v.v… – ấyi diễn thuyết định đại cương như thế, nhưng còn phải phô diễn thế nào cho nghe được.”
Tiếp đến thứ năm ngày 20 tháng 7: “Chiều hôm nay lại ăn cơm ở nhà cụ ông cụV. . Hai cụ vẫn định một buổi mời ông nghị viên Marcel Sembat và phu nhân để giới thiệu cho mình nói chuyện. Nguyênnghị viên là  chị em  thân  thích  với  bà  cụ V.,  nên  hai  nhà  thường  đi  lại  với  nhau  thân  lắm.  Ông Sembat thì ai hơi thuộc lịch sử chính trị nước Pháp ngày nay, chắc cũng đã biết tên và biết tiếng cả. Ông là một tay lãnh tụ trong đảng xã hội (…)Hôm nay nhân ông nghịnghị sắp đi nghỉ hè ở núi Alpes, hai cụ mời đến ăn cơm tối, để thừa dịp giới thiệu cho mình được biết. (…)Saun đến vấn đề giáo dục ở bên ta. Đề này chính là cái đề mình định diễn ở Hội Hàn lâm nay mai; lại là cái đề vẫn thường thảo luận với cụ V., cụ rất đồng ý với mình: phàm tiểu học cần phải dạy bằng quốc ngữ, không thể dạy bằng ngoại ngữ được, đó là một lẽ tất nhiên. Một đứa con trẻ tiếng nước mình không thuộc thì học tiếng nước nào rồi cũng khó; trước hết phải dùng quốc ngữ để vỡ vạc trí khôn của con trẻ đã, nhiên hậu học tiếng ngoại quốc mới mau hiểu. Ông Sembat thời lại xét cái vấn đề ra một phương diện khác, ra phương diện chính trị. Ông là một nhà chính trị, lại là một nhà chính trị ý kiến rất rộng rãi, vì thuộc về đảng xã hội. Đối với ông thì việc khai thuộc địa là cái sự nghiệp của bọn tư bản, ông không ưa gì bọn tư bản và sẵn lòng đề huề với kẻ lao động, tức là dân thuộc địa. Vậy trong vấn đề này là ông vị dân thuộc địa, – tức là vị người An Nam mình, – mà nói. (…). Người An Nam ở dưới quyền chính trị nước Pháp, muốn vận động về đường chính trị tất phải biết tiếng Pháp, đó là một điều cố nhiên rồi. Nhưng có phải là nhất ban quốc dân An Nam đều có  thể vận  động  về chính  trị được  không?  Chẳng  qua  chỉ là  một  bộ phận  gồm  những người tai mắt, kẻ thức giả trong nước, mới có tư cách vận động mà thôi; bọn đó thời phải biết tiếng Pháp cho thật thông, dẫu tốn công phu đến đâu cũng phải học cho kỳ được. Còn phần nhiều người thì cần nhất bây giờ là học lấy cho mau biết những điều thường thức cần cho người ta ở đời này. (…) Cho nên dù thế nào mặc lòng, số người An Nam học được tiếng Pháp vẫn là số ít,  còn  phần  nhiều  phải  học  bằng  tiếng  nước  nhà  mới  mau  biết  những  điều  thường thức.” Ngày thứ 6, 21 tháng 7: “Hôm nay đã thảo xongi diễn thuyết ở Hội Hàn lâm. Mai đã phải dùng đến rồi, không kịp mượn người đánh máy. Thôi cứ thế này đem đọc cũng được. Nhưng trước khi ra đọc ở Hội Hàn lâm, phải nên diễn tập trước một lần. Không gì bằng đem đọc thử cho hai cụ nghe, được chăng thế nào hai cụ sẽ bảo. Vả cụ ông đã cho biết rằng có lẽ mai cũng không ra nghe ở Hội Hàn lâm được, vì cụ hiện đương có giấy ứng cử vào chân Hội, không muốn đi lại vội. Như thế thời đọc trước cho cụ nghe, tưởng cũng là một cái nhã  ý đối với cụ. Vậy ngâm nga riêng một mình rồi, liền đem  cả bản thảo lại đường Saint Germain. May hai cụ đều có nhà cả. Tỏ ý đọc trước để hai cụ nghe, hoặc có chỗ nào sai suyễn hay sơ suất xin hai cụ chỉ giáo cho, hai cụ lấy làm cảm động lắm. Để đồng hồ bên cạnh, đọc thong thả rõ ràng, vừa đúng hai mươi phút, thế là hợp với cái thời hạn đã định. Còn nội dung thế nào, lời lẽ có nghe được không, hay là rườm tai khó hiểu? Xin cụ cứ thực tình dạy cho. Hai cụ chỉ chữa cho vài cái “phốt” chữ tây vô ý không biết, còn thời nhất định quyết rằng nghe được, không những nghe được mà lại có cái giọng nhiệt thành bạo dạn, chắc sẽ có ảnh hưởng, không đến nỗi là những lời không ngôn. Hai cụ đã phán đoán như thế, dù là bởi bụng khoan dung muốn khuyến lệ cho kẻ tuổi trẻ lòng thành, hay là vì cách lễ nhượng không muốn kích thích cái thói “tự đắc của con nhà văn” mà chỉ trích cho hết những chỗ khuyết điểm, dù thế nào mặc lòng, mình cũng tạm yên tâm, để ngày mai có thể vững vàng mà ra đối diện với các quan Hàn lâm Đại Pháp. – Hai cụ cũng mừng cho và nói rằng nghei diễn thuyết mới biết cái vấn đề giáo dục ở nước Nam phiền phức là dường nào, và lòng nguyện vọng của người Nam cũng chánh đáng là dường nào.”
Thứ bảy, 22 tháng 7.
“Sáng nay không đi chơi đâu, chỉ bữa ăn đi một lát, rồi về nghỉ ngơi để sửa soạn ra Hội Hàn lâm. Phân vân không biết mặc tây phục hay mặc quốc phục. Đã có bộ jaquette, nếu mặc tây thì cũng tùng tiệm được. Nhưng nghĩ lại, gặp những cơ hội như lúc này mà nỡ bỏ quốc phục đeo tây phục, thì cũng tủi cái áo cái khăn anh đồ quá; thôi thì cứ mặc An Nam, chỉ dẫu đi ngoài phố thiên hạ chỉ trỏ nữa cũng chẳng hề gì. Trước hãy đến đón cụ V. để cụ hướng đạo và giới thiệu cho các ông phần việc, kẻo lạ lùng không biết đường nào mà dò. Nhà Hội Hàn lâm này cũng là một cái lâu đài cổ ở thành Paris, mặt tiền trông ra sông Seine, trước có cái cầu gọi là “Cầu Văn nghệ” (Pont des Arts). Phong cảnh có vẻ cổ thời. (…)Vào hỏi ở phòng thư ký, rồi có người đưa đến phòng hội đồng. Ban Luân lý Chính trị thường họp hội đồng cùng một phòng với ban Văn học duy khác ngày mà thôi: phòng này gọi là phòng Tự điển, vì ban Văn học thường họp để làm Tự điển ở đấy. (…)Mình vẫn tưởng rằng hôm nay chẳng được đông lắm, nhưng cũng được vài ba chục ngài (toàn ban chỉ có bốn chục ngài cả thảy). Không ngờ lác đác chỉ có vài ba cụ nữa đến, thế mà thôi, cả thảy được mươi mười hai người, kể cả các nhà báo. Lúc bấy giờ cũng hơi lấy làm thất vọng. Cái thói con nhà văn vẫn hay tự đắc: có lẽ nào các cụ Hàn được tin ông P. Q. diễn thuyết mà lại không hăm hở kéo nhau đến nghe cho thật đông! Đáng lẽ cả bốn chục ngài phải có mặt ở đấy, không thiếu một ngài nào mới phải! Sau hỏi ra mới biết rằng những khi hội đồng thường chỉ có thế thôi, không mấy khi được đến mười lăm ngài có mặt. Vả lại nay đã đến đầu hè, phần nhiều các ngài đi ra bể lên núi nghỉ mát cả, đến được thế này đã là đông rồi đó. Khi đã ngồi đâu vào đấy, thấy một ông cụ đầu râu bạc phơ, lưng khom khom chống cái ô đi vào; các cụ đều đứng lên chào một cách kính trọng lắm. Cụ mới vào đó chính là cụ Alexandre Ribot, nguyên thủ tướng Đại Pháp, hiện có chân ban Chính trị và ban Văn học Hội Hàn lâm. Năm nay tuổi đã cao lắm, – nghe đâu ngoài 80, – thường đau yếu, ít khi đến họp hội đồng được, hôm nay thấy đến, cử ban đều lấy làm mừng rỡ lắm. Cụ ngồi vào ghế, rồi ngài ban trưởng khai hội đồng. Chương trình kỳ hội đồng hôm nay có haii “thông cảo” (communications), tức lài diễn thuyết cho các cụ Hàn nghe, rồi xét có nên thì sẽ đăng vào sách “Biên tập” của Hội Hàn lâm: mộti của ông giáo trường Đại học thành Rennes có chân thông tín của Hội, mộti của mình (…) Đoạn rồi đến lượt mình; ai đọc cứ ngồi chỗ nấy, không phải đứng dậy. Mình cố đọc cho to tát dõng dạc để các cụ nghe cho dễ; xem dáng các cụ cũng chú ý nghe. Đọc hếti dừng lại thì thấy các cụ đều vỗ tay một hồi. Có ý nhận lúc ông giáo Đại học đọc lúc nãy thì không có vỗ tay. Sau về nhà nói chuyện với cụ V. mới biết rằng lệ thường ở Hội Hàn lâm nghe đọc nhữngi “thông cảo” không có vỗ tay bao giờ, hôm nay các cụ đặc cách vỗ như thế là có ý biệt đãi vậy. Trongi “thông cảo” của mình có kể rõ về cái vấn đề giáo dục ở nước ta khó khăn là dường nào và hỏi ý các ngài Hàn lâm nên giải quyết thế nào (…) Ông trưởng ban nói trongi diễn thuyết sở dĩ dẫn chứng lời của một vị Hàn lâm như thế thật là đủ tỏ rằng ý kiến của Hàn lâm cũng không khác gì  ý kiến của diễn giả. Diễn giả sợ cách giáo dục của chính phủ Pháp ở nước Nam không phải đường, kết quả đến làm mất hết cái cốt cách tinh thần của dân tộc An Nam, làm “mất giống” An Nam đi. Cái hiểm tượng đó cũng đáng lo thật; diễn giả muốn hỏi toà Hàn lâm nên làm thế nào cho tránh khỏi. Vấn đề phiền phức, không thể trong một buổi thảo luận mà giải quyết ngay. Nhưng toà Hàn lâm xin chú ý; vấn đề đã trìnhy ra như thế, hoặc có ngài nào trong ban muốn nghiên cứu, sẽ có thư từn bạc với diễn giả, và thử nghĩ xem có cách nào giải quyết được ổn thoả cả mọi đường; nếu quyết định được một cái chương trình thoả đáng, mà cả ban thuận nhận thời lâm thời Hội Hàn lâm sẽ sẵn lòng vận động với chính phủ Đại Pháp cho có thể thi hành được. Hiện nay hẵng xin cám ơn diễn giả đã có lòng tin cậy toà Hàn lâm mà đem một vấn đề quan trọng như thế trìnhy cho biết một cách rõ ràng mà thâm thiết như vậy. – Nghe diễn thuyết xong thì các người ngoài lùi về và hội đồng vào họp trong buồng trong, đển việc kín.
“Ở Hội Hàn lâm ra, về thẳng đường Saint Germain để nói chuyện cho hai cụ biết. Hai cụ lấy làm mừng lắm. Lại nghe nói khi đọc xong cử tọa có vỗ tay, hai cụ lấy làm lạ, nói xưa nay ít khi như thế, lần này thế là các cụ Hàn có ý biệt đãi khách phương xa lắm đó. Hai cụ lại nói rằng các ngài Hàn lâm thường không hay đến hội đồng đông bao giờ, ngay như ở ban Văn học phải làm Tự điển mà mỗi lần cũng chỉ mươi lăm vị là cùng. Song cáci “thông cảo” đều có đăng vào sách “Biên tập”, tức cũng như quyển tạp chí của Hội, như thế thì người không đến nghe rồi cũng được đọc, tất có ảnh hưởng to. Cụ ông hứa rằng nếu không ở Paris được lâu thì khi nào ini vào sách “Biên tập” của Hàn lâm, cụ sẽ thương  thuyết  với  nhà  in  lấy  riêng  ra  mấy  trăm  bản,  rồi  gửi  sang  An  Nam  cho.”
Thì ra việc đọc diễn văn tại Viện Hàn lâm Pháp là hoàn toàn do sáng kiến của riêng Phạm Quỳnh, không “ thỉnh thị” ý kiến của cấp trên nào. Chỉ bằng vào tài năng và lòng yêu nước nồng nàn, với thái độ chân thành khiêm nhường, có văn hóa cao của mình, ông đã thuyết phục được các bạn bè Pháp, đứng đầu là cụ V., một người cha của một bạn trẻ Pháp của Phạm Quỳnh.
Càng tìm hiểu về nhà văn hóa Phạm Quỳnh, ta càng đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác: Ông quả là một thiên tài, một người yêu nước thương dân đến tận tâm can.


VIẾT VỀ THẦY TÔI

Phạm Thị Thức

Lời dẫn của Phạm Tôn: Học giả Phạm Quỳnh có 11 con gái, 3 người mất từ lúc chưa đầy tuổi tôi (thôi nôi). Có 5 người từng viết về ông làPhạm Thị Giá, con gái trưởng, Phạm Thị Thức con gái thứ hai và cácPhạm Thị Hảo, Phạm Thị Ngoạn, Phạm Thị Hoàn.
Từ nay, chúng tôi sẽ lần lượt đăng các trang viết đó để bạn đọc biết rõ hơn con người Phạm Quỳnh trong đời thường, qua con mắt của các con gái ông.
Mở đầu lài Viết về thầy tôi củaPhạm Thị Thức viết tại Hà Nội năm 1992, mà nhà sử học Trần Gia Phụng đã đôn lên thành Hồi ký củaPhạm Thị Thức viết tại Paris năm 1992 gây nên một sự hiểu lầm lớn trong dư luận, nhất là ở nước ngoài, chủ yếu là Canada, Mỹ và Pháp.i này,Phạm Thị Thức viết theo yêu cầu của các em gái ở Pháp, nhân dịp kỉ niệm 100 năm sinh Phạm Quỳnh (1892-1992), nhưng chưa công bố trên báo chí.
i này chúng tôi đã đưa lên Blog PhamTon 3/12/2009 nay phải đăng lại. Chỉ vì người Mỹ Sơn Tùng đã lặp lại sai lầm của ông Trần Gia Phụng trongi viết ghi ngày 4/9/2011 nhan đề Sau 66 năm lịch sử và công lý nào cho vụ án Phạm Quỳnh? (tạp chí Thế Giới Mới).  Chúng tôi đã cói Vì sao người Mỹ Sơn Tùng lại cứ bám dai nhạc sĩ Phạm Tuyên như thế?, mới đưa lên Blog PhamTon ngày 21/10/2011 mà đến ngày 05/12/2011 đã có tới 36.344 lượt người truy cập! Đủ thấy sự đăng lạii củaPhạm Thị Thức là cần thiết đối với các bạn quan tâm.
—o0o—
Thầy tôi, nói đến hai chữ ấy, tự nhiên hai dòng nước mắt của tôi chảy dài xuống má, ruột tôi đau quặn như đứt từng khúc! Nỗi hận này suốt đời tôi không sao có thể quên được…!!
Tôi hồi tưởng lại trong ký ức, những mẩu chuyện nhỏ về Thầy tôi…
Năm tôi 13 tuổi, tối nào tôi cũng lên ngồin làm việc để viếti cho Thầy tôi, vì Thầy tôi cho rằng chữ tôi đẹp và rõ ràng. Thầy tôi cầm quyển sách vừa dịch vừa đọc như đọc chính tả cho tôi viết. Tôi ngây thơ hỏi: Thầy phải dịch vào giấy nháp rồi để con viết chứ. Thầy thôi chỉ cười. Tôi còn nhớ là viết những học thuyết của Hippocrate gì gì đó mà tôi chẳng hiểu chi cả. Có hôm khuya quá, thấy tôi có vẻ buồn ngủ Thầy tôi bảo: “Con cố lên, chỉ còn vài trang nữa là xong thôi.”, và gọi người nhà mua cho tôi một bát chí mà phù để bồi dưỡng…
Phần đầui viết củaPhạm Thị Thức.
Năm 1928, tôi học École Brieux, cours Supérieur (Trường Brieux lớp nhất – PT chú) và là học sinh giỏi nhất lớp, đồng thời cũng là nhất trường vì ở đó chỉ có đến lớp Supérieur (nhất – PT chú) là hết. Đầu năm 1929, các cô giáo cử tôi lên đọc compliment (lời chúc – PT chú) chúc Tết bà  Đốc làAutigeon. Các cô bảo: Em về nhà nhờ Thầy em viết giúp cho mấy câu. Tôi lo quá, nghĩ Thầy tôi bận nhiều công việc như thế, chắc có viết không. Nhưng khi tôi về nói, Thầy tôi vui lòng ngay và bảo: Con đừng lo. Thầy sẽ viết cho vài câu, nhưng con phải học thuộc lòng và đọc cho hay vào. Thế rồi tối nào Thầy tôi cũng bắt học cho rõ thuộc và đọc cho nghe, dặn nhấn mạnh khi nào nên nhìn vào giấy, thỉnh thoảng phải ngẩng đầu lên nhìn xuống dưới chỗ mọi người ngồi.i viết tôi học thuộc kỹ quá, cho đến nay quá 64 năm tôi vẫn còn nhớ mãi, những câu sau đây:
…C’est en obéissant à une tradition chère à tous les pays que nous venons aujourd’hui vous apporter le sincère témoignage de nos jeunes coeurs. L’année 1928 vient à peine de s’écouler, emportant dans sa fuite une année de notre existance que déjà la foule s’empresse de fêter sa jeune soeur, en qui, elle met toute sa confiance et son espoir. Que cette année qui vient marque pour vous et votre chère famille, une ère de prospérité et de joie. Qu’elle soit pour vous douce et bénie. Avec cette confiance facile de notre jeunesse pour cette année qui s’annonce de bon augure, nous formulons des voeux les plus sincères pour qu’elle soit pour vous bonne et heureuse, remplie de bonheur et exempte de tout souci… (Tạm dịch là: Nay, theo tục lệ thân thiết với mọi xứ, hôm nay, chúng con xin chuyển đếntấm lòng thành của những trái tim non trẻ. Năm 1928 vừa qua đi, mang theo một năm trong cuộc sống chúng ta, mà nhân dân đã hối hả mở hội đón năm mới, năm họ đặt tất cả niềm tin và hy vọng. Mong sao năm nay sẽ đánh dấu một kỷ nguyên thịnh vượng và vui vẻ vớivà gia đình yêu quí của. Mong sao năm mới an lành và đầy ân huệ với. Với lòng tin cậy giản dị của tuổi trẻ chúng con vào năm mới này, năm báo trước điềm lành, chúng con xin chúc những lời chân thành, mong sao năm mới tốt lành và hạnh phúc với, tràn đầy niềm vui và tiêu tan hết mọi ưu phiền …. – PT chú) còn dài nữa, v.v…i đọc từ hơn nửa thế kỷ không bao giờ nhớ lại, nay bỗng có dịp nhắc lại, nên có thể nhiều chữ sai và nhiều lỗi chính tả!
Tôi đọc trôi chẩy quá đến nỗi sau đóĐốc ôm lấy tôi hôn và bảo “Con đọc hay quá”. Các cô giáo thì tíu tít vui mừng vì học trò của mình đượcĐốc khen…
Năm 1930 tôi đậu Certificat (Tiểu học – PT chú) và thi vào trường École normale des institutrices (Trường nữ sư phạm – PT chú). Thi concours (Tuyển – PT chú) 150 người lấy 30, trong đó chỉ lấy có 3 người vào Normale (Sư phạm – PT chú), còn 27 vào cours complémentaire (Lớp bổ túc – PT chú). Tôi được đỗ thứ 2, như vậy là trong 3 người trên cùng được bourse (Học bổng  PT chú) mỗi tháng 9 đồng. Tôi mừng quá về khoe ríu rít ở nhà. Thầy tôi bảo: “Thầy không muốn cho con nhận học bổng, sau này đỗ ra trường làm cô giáo, người ta bổ đi đâu cũng phải đi. Nhà mình, con đi học chỉ cần có kiến thức, không cần đi làm ăn lương gì cả. Con không nên nhận và để cho người đỗ thứ 4 lên thay con”. Tôi buồn quá, khóc với Me tôi. Thầy tôi thấy tôi buồn và có vẻ tiếc cái món bourse, một hôm Thầy tôi gọi vào buồng giấy và cho tôi một chồng 90 đồng bạc hoa xòe và bảo tôi: “Đây Thầy “đền” cho con 10 tháng học bổng. Con lấy muốn mua gì thì mua và yên tâm mà học hành”. Nhận được số tiền đó tôi mừng quá, tôi đi vội đến phố Hàng Khay sắm sửa bao nhiêu thứ mình vẫn thích: dentelle (Đăng ten – PT chú) viền áo, vòng đeo tay, dây chuyền đeo cổ, nhẫn, v.v và quà cho các anh các chị và các em…
Thầy tôi cóbạn là nữ sĩ Jeanne Duclos Salesses.vẫn thường đến chơi với gia đình và làm nhiềui thơ tặng Me tôi và em bé của tôi là em Yến. Được tinqua đời, sau đó em tôi cũng mất, Thầy tôi có viết mộti nói về, trong đó có mấy câu tôi còn nhớ: “Son souvenir est attaché à un petit être qui m’est cher, à ma petite hirondelle chérie, qui, un mois après son départ, s’est envolée dans les airs, òu elle aurait du la retrouver…”(Tạm dịch là: Kỉ niệm vềgắn với một sinh linh nhỏ bé thân thiết với tôi, với chim yến nhỏ yêu quí của tôi, một tháng sau khira đi, đã bay lên trời, nơi có lẽ cháu sẽ được gặp lại.- PT chú)
Năm 1935, chồng tôi sang Pháp thi doctorat en médecine (Bác sĩ y khoa – PT chú) 3 năm, tôi vào Huế với Thầy Me tôi và sinh cháu Tứ ở Huế. Năm 1937 có một sự kiện làm cho tôi xúc động và nhớ mãi. Hồi đó Me tôi có mang em Phạm Tuân được độ 6 tháng thì Me tôi mắc bệnh hen rất nặng, suốt ngày tôi ngồi vuốt ngực và xoa bóp cho Me tôi, nhiều lúc thấy lên cơn hen Me tôi khó thở tưởng như nếu kéo dài có thể chết. Thầy tôi đi làm về là vào ngay buồng thăm hỏi, vuốt ve và nói chuyện động viên và an ủi sẽ khỏi, v.v…Một hôm tôi thấy Thầy tôi ngồi với hai ông docteur (Bác sĩ – PT chú), nói chuyện gì mà tôi thấy Thầy tôi nét mặt buồn rầu tôi chưa từng thấy. Tôi đoán là có chuyện gì hệ trọng lắm. Sau đó, thấy Thầy tôi vào nói với Me tôi là các ông docteur hội chẩn và khuyên nên lấy cái thai ra thì mới khỏi nguy hiểm cho người mẹ. Me tôi khóc, bảo: “Đau đớn mấy tôi cũng cố chịu được, không khi nào tôi chấp nhận cái việc đó; vì tôi nằm mơ thấy rõ ràng có một thằng bé rất thông minh xinh đẹp chạy theo xe tôi và nói “Me, cho con về với me!””. Sau đó nhờ phúc ấm tổ tiên, Me tôi qua khỏi và sinh được đứa con thứ 15 của Thầy Me tôi. Thầy Me tôi thương và quý em lắm, cứ gọi là “chú Miềng”; năm nay em đã 55 tuổi, có 5 con rồi mà gia đình vẫn quen gọi là chú Miềng.
Thầy tôi có 16 người con mà lúc nào cũng chú ý săn sóc thương yêu như nhau, chưa hề bao giờ mắng mỏ con cái. Thầy tôi rất thông minh, uyên bác, tuy không phải là docteur nhưng có một “Larouse médicale” (Từ điển Larouse y khoa – PT chú) nhiều tập. Mỗi khi con cái ốm đau, Thầy tôi đều đem ra sưu tầm tra cứu và theo đơn trong sách chữa bệnh, hiếm lắm mới phải mời đến docteur.
Tháng tám năm 1945, Thầy tôi ra đi!! Than ôi cả Thầy Me tôi và các con đều không có thể ngờ rằng Thầy tôi ra đi mãi mãi!!! Chúng tôi khóc tưởng như có thể chết đi sống lại!! Sau đó, chị tôi và tôi nhờ một anh bạn là ông Vũ Đình Huỳnh ngày ấy làm garde corps (người hộ vệ – PT chú) cho Cụ Hồ, giới thiệu đến thăm Cụ và hỏi chuyện. Cụ bảo: “Hồi ấy tôi chưa về…Và trong thời kỳ khởi nghĩa quá vội vã có thể có nhiều sai sót đáng tiếc…” Và tôi còn nghe mộtbạn là nữ sĩ Hằng Phương đến dâng Cụ ít cam và mộti thơ, nhân nói đến Thầy tôi cụ Hồ bảo:“Thật là đáng tiếc, dẫu sao cũng là một nhà văn học!”
Trời ơi, oan uổng cho Thầy tôi biết bao!!! Nỗi oan này khắc sâu trong lòng chúng tôi, nỗi hận này đến kiếp nào cho khuây!…
Thầy ơi, chúng con thật là bất lực, xin cúi đầu nhận tội với Thầy.
Phạm Thị Thức
28/10/1992
Bản sao chụp phần cuốii củaPhạm Thị Thức viết tại Hà Nội ngày 28/10/1992.


“ĐIỆP VIÊN ĐƠN TUYẾN”

­­­­­CỦA

NGUYỄN ÁI QUỐC – HỒ CHÍ MINH


(Một đoạn báo của giáo sư Văn khoa Đại học Nguyễn Văn Trung, tháng 9 năm 1999)
Lời dẫn của Phạm Tôn: Giáo sư Văn khoa Đại học Nguyễn Văn Trung từng nổi tiếng như cồn ở Sài Gòn thập niên 60 và 70 thế kỷ trước với cáci viết, các tập sách và cả các buổi diễn thuyết chống Phạm Quỳnh quyết liệt, sắc sảo đến mức “đào đất đổ đi”, “không đội trời chung”, nhất là trong tập sách Chủ Đích Nam Phong (Tủ sách Tìm về dân tộc của nhà xuất bản Trí Đăng, Sài Gòn phát hành 2000 bản, ngày 20/2/1975), một công trình phê bình chính trị, trong đó ông dành hết tâm trí để chứng minh rằng Phạm Quỳnh là: “tay sai chính trị, tay sai văn hóa của thực dân Pháp”.
Thế nhưng, tháng 9 năm 1999, trên tạp chí Đi Tới, xuất bản ở Montreal, Canada số đặc biệt về chủ đề “Phạm Quỳnh: Văn hào và Chính trị: Công hay Tội”, ông lại bất ngờ công bố một giả thuyết mới và lạ.
Để bạn đọc có tư liệu tham khảo nhiều chiều khi tìm hiểu về học giả Phạm Quỳnh, chúng tôi xin trích đăng đoạn báo đó và một phần trong Lời kếti của giáo sư Nguyễn Văn Trung đăng trong số báo trên từ trang 8 đến trang 20 nhan đề Từ suy tôn Phạm Quỳnh đến đề cao thực dân thời hậu hiện đại. Đầu đề đoạn trích này là của chúng tôi.
—-o0o—-
Tóm lại xét về mặt nổi mặt chìm Phạm Quỳnh là người của địch nhưng có thể là người của ta gài trong hàng ngũ của địch (Chúng tôi nhấn mạnh – PT) hay không? Giả thuyết này có thể được nêu lên dựa vào tâm sự mà Phạm Quỳnh đãy tỏ trong chuyến công du Pháp hồi 1922. Bất cứ người Việt Nam nào từ khi Việt Nam tiếp xúc với Tây phương và nước Pháp, có cơ hội ra nước ngoài sang Pháp đều có một lối nhìn thời cuộc khác với người chỉ ở trong nước. Qua những trang tâm sự Phạm Quỳnh cho biết:
  1. Đời sống va chạm hằng ngày trong nước ở xa mới thấy những việc tưởng là quan hệ mà sau đó bần tiện nhỏ nhen, tranh ăn tranh nói, tranh uống tranh ngồi, v.v…
  2. Ở Paris đầu óc mở ra đón nhận những trào lưu mới tiến bộ. Phạm Quỳnh đi nghe các buổi nói chuyện của phe tả Cộng sản, đi thăm đại học Sorbonne, trường sư phạm rồi than thở về thân phận học hành dang dở dở dang của mình và cả nước cũng là dở dang.
  3. Nhận rõ chân tướng chế độ thực dân ở Việt Nam, những người Pháp thực dân khác hẳn người Pháp ở Pháp
  4. Hiểu được tại sao người Việt ở Pháp chống thực dân và không thể có thái độ khác
Với tâm tình đó ông tìm gặp các ông Phan Chu Trinh, Nguyễn An Ninh, Phan Văn Trường, Nguyễn Ái Quốc.

Trongi du ký ông chỉ nhắc tới buổi gặp Phan Chu Trinh mà không nói tới những gặp gỡ khác đặc biệt với Nguyễn Ái Quốc. Chắc hẳn ông đã báo cáo với mật thám Pháp về những tiếp xúc này một cách nào đó cho khỏi bị nghi ngờ. Những ai đã có dịp gặp Nguyễn Ái Quốc bất kể là người Việt Nam hay người ngoại quốc đều thú nhận rất khó chống khả năng cảm hóa thuyết phục của Nguyễn Ái Quốc sau này là Hồ Chí Minh, một người thấm nhuần sách lược Lê-nin-nít. Có thể Nguyễn Ái Quốc, nhận thức được sự đóng góp đặc biệt của Phạm Quỳnh cho cách mạng Việt Nam ở cương vị một người cộng tác thân tín với giới lãnh đạo chính trị an ninh tình báo cấp cao nhất trong chính quyền thuộc địa, trao công tác cho Phạm Quỳnh mà bây giờ gọi là “ĐƠN TUYẾN” nghĩa là chỉ tiếp xúc nhận chỉ thị của một người khi cần đến, trong khi chờ đợi cứ năm vùng 10 năm, 20 năm hoàn thành xuất sắc tất cả các việc người Pháp trao để không bị nghi ngờ bất chấp những đố kị kết án là phản quốc Việt gian. THỜI ĐIỂM 1945-46 PHẠM QUỲNH CÓ THỂ XUÁT HIỆN VỚI BỘ MẶT THẬT (thì) BỊ CẤP DƯỚI GIẾT CHẾT. Khả năng bị thủ tiêu ở thời điểm này lại rất dễ xảy ra ngay cả với những người được triệu ra Bắc làm bộ trưởng như Lê Văn Hiến nếu không nhờ có can thiệp kịp thời.
Dĩ nhiên, đây hoàn toàn là một giả thuyết có thể phải đợi bao giờ một cuốn sử về Nguyễn Ái Quốc trung thực được công bố có nói đến tiếp xúc giữa ông và Phạm Quỳnh hồi ở Paris hoặc không bao giờ được kiểm chứng.

(…) Tình hình hiện nay có xu hướng tạm gác đánh giá Phạm Quỳnh về chính trị và lưu tâm tìm hiểu về sự nghiệp văn học của ông. Trong nước đã xuất bản những Truyện ngắn Nam Phong và chuẩn bị những trao đổi về mặt văn học (…) Việc nghiên cứu này không dựa vào những chứng từ như hồi ký, trả lời phỏng vấn… chỉ có giá trị tương đối nào đó, mà vào bút tích ghi trong hồ sơ hành chính lưu trữ ở văn khố Pháp, Nhật hay của bộ nội vụ ở Việt Nam. Hy vọng có thể phát hiện những sự kiện thuận lợi cho Phạm Quỳnh như xác nhận giả thuyết ông Nguyễn Ái Quốc móc nối Phạm Quỳnh và bức thư kết bằng những mẩu thuốc lá của những Đảng viên Việt Nam Quốc dân Đảng ở trong tù gửi cho ông Phạm Quỳnh đề nghị can thiệp với Pháp thay án tử hình đối với nhóm Nguyễn Thái Học được xác minh ông Phạm Quỳnh có can thiệp… (những đoạn in đậm là do chúng tôi nhấn mạnh – PT)
Montreal, đầu tháng 8/1999



TRƯỞNG NỮ CỦA HỌC GIẢ PHẠM QUỲNH


Dã Thảo

Phạm Thị Giá, trưởng nữ của học giả Phạm Quỳnh, sinh ngày 27/10/1913 (tức 28 tháng 9 năm Quý Sửu) tại nhà số 1 phố Hàng Trống Hà Nội, sau anh trai là Phạm Giao, trưởng nam, sinh năm 1911. Nhưng,lại mất ở Bạc Liêu, tại nhà con gái út, nơisống tám năm cuối đời, ngày 16/12/2000 (tức 21 tháng 11 năm Canh Thìn).
Đám tanggiản dị, ngoài gia đình cô con út sống ở Bạc Liêu, hai con trai từ Hà Nội, chỉ có cháu đích tôn, bố mẹ cháu, bốn người cháu gọi bằng bác, một người bạn của gia đình từ Thành phố Hồ Chí Minh về vàcon lối xóm, bạn bè vợ chồng cô con út. Đó chính là làm theo lờidặn từ nhiều năm trước khi mất mà tất cả các con đều nhớ rõ: “Suốt đời mẹ chỉ sống cho gia đình, không làm nên việc gì ích nước lợi dân, cho nên mẹ muốn khi chết, không loan báo trên báo đài gì hết, chỉ nhữngcon gần gũi biết là được rồi.”
Không kèn, không trống, đám tang lặng lẽ đi trong mưa nhẹ phương Nam…
Cuộc đời gần một thế kỷ củathật không ít thăng trầm, trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới và hai cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc suốt hơn ba mươi năm ròng,  và thời bao cấp khốn khó sau chiến thắng thống nhất đất nước.đã làm tròn trách nhiệm người công dân Việt Nam yêu nước thương nòi như thân phụvà làm tròn nhiệm vụ người vợ thảo, người mẹ hiền, một mình nuôi dạy bầy con thơ dại nên người.
*
*   *
con gái trưởng, gia đình lại đông con, mới 15 tuổi đầuđã phải phụ mẹ lo việc gia đình, chăm sóc đến…tám em nhỏ. Kể cả bế ẵm các em, cho các em ăn. Cho nênchỉ học tiểu học, không được học lên.
Năm 18 tuổi thì lấy chồng, một chàng trai xứ Huế, có chí, có tài, nhưng nghèo, con một quan huyện từ quan khi chưa đến tuổi bốn mươi, vì không chịu làm theo lệnh quan Tây đi bắt Cộng sản, những người mà ông khẳng định lương thiện, không thể bắt.
Vợ 18, chồng mới 24, lại gánh một gánh nặng bên nhà chồng đông chị em…
không bao giờ quên những ngày còn ở bên cha mẹ, màgọi là thầy, me.gần gũi với cha, thức chép cáci cha dịch miệng đến khuya, đun nước pha trà cho cha, bổ cam cha xơi lấy sức mà làm việc. Chính ông đặt tên cholà Giá, cái giá, vì khi mới sinh,trắng như cái giá. Thật là dân dã nôm na và biết bao yêu thương. Khisinh con gái đầu lòng, cũng là lúc ông vào Huế làm quan, ông bảo khi nào cho cháu vào Huế là thăm được cả bên nội, bên ngoại. Hai vợ chồngsống nhiều năm tại nhà số 5 phố Hàng Da, nơi gia đình ông từng sống và có thời còn là trụ sở tạp chí Nam Phong nổi tiếng hồi đầu thế kỷ XX. Các em Phạm Bích học Luật, Phạm Khuê học Y đều sống ở nhà. Ngoài ra, còn có ông anh họ và em trai chồngcũng từ Huế ra Hà Nội học. Vợ chồngcưu mang tất cả. Chồnglà Tôn Thất Bình, dạy học ở trường Gia Long, sau là một trong hai hiệu trưởng của Trường trung học Thăng Long (Ngõ Trạm) nổi tiếng. Từ ngày có con đầu lòng, ông còn nhận làm chủ bút cho tờ La Patrie Annamite (Tổ quốc An Nam). Mỗi tháng lĩnh lương, ông lại bỏ tiền vào từng cái hộp gỗ nhỏ, ngoài có ghi tên từng đứa con, để sau này lo cho việc học hành của các con. Gia đìnhGiá sống êm ấm như vậy cho đến năm 1945, nhiều biến cố đã xảy ra, khiếntừ một phụ nữ chỉ biết lo cơm ngon canh ngọt, dạy dỗ các con đã phải đứng ra chèo chống cả một gia đình, mà không phải chỉ là gia đình của riêng.
Cách mạng Tháng Tám bùng nổ, em trai Pham Khuê về nghỉ hè ở Huế vội ra báo cho chị biết cha đã bị bắt ngày 23/8.cùng chồng và vợ chồng người em gái làPhạm Thị Thức và bác sĩ Đặng Vũ Hỷn nhau phải xin gặp Cụ Hồ để kêu oan và giao cho em Khuê là người biết rõ sự việc viết thư trình Cụ.nhờ ông Phan Bôi, tức Hoàng Hữu Nam, bấy giờ là Thứ trưởng Bộ Nội vụ và công tác ở văn phòng Chủ tịch xin được gặp. Ông Phan Bôi là em ruột ông Phan Thanh, cùng làm việc ở Trường Thăng Long với chồngGiá. Ông Nam sốt sắng nhận lời và sau đó, ngày 31/8/1945, hai chị emđược Cụ Hồ tiếp lúc 11 giờ, nhận thư, ngay sau khi Cụ duyệt lại lần cuối cùng Bản Tuyên Ngôn Độc Lập sẽ đọc ngày 2/9.
Sau này,vẫn nhớ mãi thái độ thân thiết ân cần của người đứng đầu Nhà nước trong buổi tiếp và lời dặn của Cụ nói các chị cứ yên tâm, tôi sẽ xem xét. Chính vì thế,lại càng không thể hiểu được vì sao sau đó thân phụ lại bị hạ sát bí mật, hơn ba tháng sau mới công bố trên hai tờ báo nhỏ của địa phương.
Bấy giờ,đang bụng mang dạ chửa cô con út.
Sau quốc khánh đầu tiên của nước ta, báo chí loan “tin vui” là từ nay chấm dứt các vụ bắt bớ, nhân dân yên tâm làm ăn dưới chế độ mới. Nhưng lạ thay, vẫn có ngoại lệ. Tối 7/9/1945, có hai người xưng là học trò cũ, đến nhà xin đưa thầy Tôn Thất Bình đi giữa lúc ông cùng gia đình đang ăn bữa tối. Quá bất ngờ và đau khổ tột cùng,Giá đau bụng dữ dội và đã sinh con gái út ngay 10 giờ đêm hôm sau, 8/9/1945.
Những tưởng “hai học trò mời thầy đi có việc” ít lâu sẽ về nênGiá chưa vội cho làm khai sinh, chờ chồng về làm như những lần trước. Nhưng chờ mãi không thấy, mới nhờ em rể là dược sĩ Phùng Ngọc Duy làm giấy khai sinh cho cháu. Thành ra, trễ mất 10 ngày. Nay đã ở tuổi 65 mà chưa biết mặt cha, giấy khai sinh củaTôn Nữ Thanh Nhàn vẫn ghi ngày sinh là 18/9/1945.
Đẻ con xong,hoàn toàn mất sữa và bị liệt, mắt mờ, phải điều trị hơn nửa năm mới đi lại được và nhìn thấy đường.lo ngay việc kiếm sống cho gia đình nay đã mất nguồn sống do chồng mang về hằng tháng, lại cưu mang thêm bao nhiêu người ngồi không. Vì từ sau ngày 23/8, được sự giúp đỡ của ông Hoàng Hữu Nam, cả đại gia đình trong Huế đã ra sống ở nhà số 5 phố Hàng Da này. Ông anh cả vàvợ hai với ba con, các em trai gái, cộng lại tất cả gần hai chục miệng ăn.em đón mẹ và các em nhỏ về sống cùng, còn lại,gánh hết… Đi lại được làGiá lênem có chồng dược sĩ mở hiệu thuốc, cất thuốc, cho vào cái làn mây trắng nhỏ, xách đi bán ở các nhà quen, vì hồi ấy thuốc khan hiếm, ai cũng cần. Rồi lại nhờ ông Hoàng Hữu Nam, biết được chỗ và được cấp phép đi thăm nuôi chồng “an trí” ở Hoài Đức Hà Đông, mang cho chồng sách học tiếng Anh Anglais sans Peine (Tiếng Anh dễ học) để ông học cho qua thời giờ. Cậu em Phạm Khuê, thương chị và hiểu cảnh nhà, ngày đi học, tối ra rạp Olympia ở trước chợ Hàng Da, kéo đàn phong cầm trước khi chiếu phim, Phạm Tuyên, mới 15 tuổi, chưa làm được gì… Cứ thế,Giá dốc dần các hộp nhỏ đề tên các con ra để chi tiền chợ hằng ngày. Cho đến năm 1946, tình hình kinh tế gia đình đang lúc kiệt quệ nhất thì có lệnh tản cư, toàn quốc kháng chiến bắt đầu.
Gia đình bạn bèđều về quê, nhưngbiết về quê nào… Quê chồng thì quá xa, quê cha thì đã mấy đời định cư ở Hà Nội rồi, còn ai biết mình!n vớibạn thân là Nguyễn Thị Nội, ở ngay trước cửa nhà, cùng phố. Thìnày mời về quê chồng, tức họa sĩ Nguyễn Cát Tường, cha đẻ của áo dài tân thời, cũng là thầy dạy vẽ ở trường Thăng Long. Thế làGiá chân yếu tay mềm, ngày trước chỉ nhất nhất theo lời chồng, đã dẫn đại gia đình gần 20 người cả lớn lẫn bé kéo nhau về làng Tràng Cát Hà Đông. May nhà ông anh họ họa sĩ có cái nhà mới làm, chuẩn bị cho con trai lấy vợ, ba gian, hai chái, tường gạch, mái rơm sẵn sàng cho mượn. Cả non hai chục con người về đấy, cũng vào rừng vải quét lá mà đun, ra sông nông trong vắt mò trai, hến, vẹm mà nấu, xào. Dần dà, trẻ con người lớn đều bị ghẻ lở như dân làng, phải nấu lá xoan mà tắm. Và đau mắt đỏ, phải nhỏ … nước muối. Mùa đông, nẻ, rán mỡ gà mà thoa mặt. Con út đành sống bằng cháo loãng pha với đường đỏ. Con trai út, thì ăn một bát xôi nhỏ mỗi sáng cùng cô bé chị họ đều ba tuổi. Còn tất cả, từ năm tuổi trở lên, thì nhịn. Ngày chỉ ăn hai bữa cơm độn ngô, khoai với củ cải muối cả củ như dân làng. Hôm nào mò được trai, sò, hến thì mới có chất đạm.
Được hơn nửa năm thì kiệt quệ quá,n với Phạm Khuê, 21 tuổi, tìm về nhàem kế làThức đang ở quê chồng tận Nam Định. Móc nối được rồi,Thức cho người ra Hà Đông đón, cả nhà đi thuyền về Nam Định. Đến ngã ba sông Tam Tòa, Nho Quan thì bị vướng một thảm bèo dày hàng thước, người đi trên mặt bèo được, dài hàng cây số, do tắc ở hàng cọc cắm xuống lòng sông để “chống tàu chiến giặc Pháp”. Phải bỏ thuyền nhỏ, đi bộ trên bèo, lên thuyền lớn mới về đến nhàem.
Ở đấy được hơn một năm thì cô con thứ hai củaho ra máu mấy lần, chỉ còn cách đưa về Hà Nội may ra mới cứu được. đành bỏ lại con gái lớn và hai em trai nhờngoại nuôi, đưa con gái đau yếu và hai con nhỏ ra Hà Nội. Phải thuê người gánh mới đi nổi đường xa. Thằng anh năm tuổi, một bên thúng; thúng kia con em gầy yếu phải dằn thêm mấy hòn gạch mới gánh được.
đi sau, đỡ con gái đau yếu. Vất vả lắm mới theo kịp người đàn nhà quê gánh hai con nhỏ. Cuối cùng cũng về đến Hà Nội tạm bị giặc Pháp chiếm. Gặp lạiem có chồng dược sĩ tạm lo cho nơi ăn chốn ở lànghĩ ngay đến việc đưa con gái đi chữa bệnh. Chiếu điện, thì ra bị lao nặng, hai phổi đã nát gần hết. Hồi ấy, ở Hà Nội cũng chưa có thuộc đặc trị, nghe nói còn đang thử nghiệm tận bên Pháp.em đành lo thuốc thang cho cháu với các thuốc tìm được, “cầm cự được tới đâu hay tới đó”. Cô gái 14 tuổi phải kiêng khem, ăn riêng, ở riêng một buồng nhỏ. Khổ nhất mà cũng buồn nhất là không được lại gần hai em ở cùng nhà, lai khôn nguôi nhớ ba chị em ở xa. Một đêm lạnh,đang nằm bên hai con nhỏ thì nghe có tiếng thét to, ghê rợn, hốt hoảng từ buồng con gái.vội chạy ngay đến mở cửa thì thấy cô gái mặt xanh nhợt, đang gục đầu bên thau rửa mặt đầy máu.đỡ ngực con, vuốt nhẹ lưng, lấy khăn lau mặt cho sạch rồi hỏi nhẹ nhàng: “Nó ra thế này là tốt lắm, con có thấy nhẹ người không…”. Cô gái nhắm mắt nằm yên trong lòng mẹ, thở nhẹ nhàng và thiu thiu ngủ. Sau này, chínhcũng không hiểu vì sao lúc ấy mình có thể bình tĩnh, mà nói được câu ấy…gọi thợ may về nhà, may đo cho cô một cái áo dài lót bông màu đỏ sẫm, nổi bật khuôn mặt thanh tú, xinh đẹp của cô gái 15 tuổi đôi máthêm chút phấn hồng.đưa cô đi xem kịch ở nhà hát lớn, tối tối lại đọc truyện cho cô nghe. Các truyện trinh thám, mới đọc được nửa chừng , cô đã đoán ra kết cục, không muốn nghe nữa. Những chuyện tình cảm thì thường là buồn, kết thúc bi đát,không muốn cô thêm nặng lòng vì những chuyện không đâu. Cuối cùng, chỉ đọc truyện cổ tích và chuyện cười. Cứ như thế, hằng ngàyđi mua đồ gỗ cũ về nhà sơn hoặc đánh véc ni lại, cho sửa chữa chút ít rồi bán giá rẻ cho những gia đình mới hồi cư về Hà Nội, cũng tạm đủ tiền ăn hằng ngày. Tiền thuốc men chữa bệnh tốn kém nhất thì đã cóem lo. Nhưng rồi cũng chỉ cầm cự được gần hai năm thì cô gái mất, đám tang toàn hoa loa kèn trắng.
Ít lâu sau, ba đứa con nương nhờngoại cũng về đoàn tụ với gia đình. Cô con cả phải đi làm choem ở hiệu thuốc, còn hai em trai,lo tìm ngay chỗ học cho con. Lỡ năm học, đành vào học trường tư. Lại thêm một khoản tiền phải chi trả.bỏ nghề bán đồ gỗ cũ chuyển sang mở cửa hàng may y phục phụ nữ và trẻ em. Được mấy năm thì nghe tin Hà Nội sắp giải phóng. Bạn bè,con đến khuyên gia đìnhnên đi Nam “để tránh cộng sản”, chí ít, cũng nghĩ đến tương lai các con trai mà cho chúng đi.vẫn quyết định cả nhà ở lại. Lý do thật đơn giản mà vững chắc: chờ chồng về… Mấy ngày trước khi Hà Nội giải phóng, đọc các tờ rơi kêu gọi đồngo chuẩn bị đón quân ta vào giải phóng thủ đô,cho may thật nhiều cờ đò sao vàng,y bán ở tầng dưới quầy. Có tối, lính Tây mũ đỏ say sỉn sau khi nốc rượu ở quán gần nhà, vào cửa hàng, thấy có cờ đỏ sao vàngy bán, chúng hỏi. Thìthản nhiên đáp bằng tiếng Pháp: “Cờ của nước chúng tôi đó…” Chúng nghe, rồi xua tay, bỏ đi, không gây gổ gì. Cà nhà và hàng xóm nữa, ai cũng sợ. Còn chínhGiá, sau này nói với mọi người là không hiểu sao lúc ấy mình không sợ mà lại dám nói như thế.

Rồi Hà Nội giải phóng, cả nhàvui mừng cùng đồngo thành phố đón quân ta về, mong ngày đoàn tụ với người thân mười năm xa cách. Tối nàocũng đi họp phụ nữ, con cái thì đi họp thanh niên, thiếu nhi mong hiểu thêm về chế độ mới. Rồi cháu đích tôn của học giả Phạm Quỳnh là Phạm Vinh về, là bộ đội văn công. Và em trai Phạm Khuê cũng về thăm, là đại úy quân y. Cuối cùng là Phạm Tuyên, từ Khu học xá trung ương tận bên Trung Quốc cũng về. Theo nếp cũ gia đình, hễ họp nhau là cùng hát. Nhưng là nhữngi hát mới do những người mới về dạy cho. Có cải Liên Xô, Trung Quốc lời Việt.
Vui thì cũng vui nhưng chưa trọn vẹn. Chồngvẫn chưa về, mà cũng chẳng có tin tức gì. Bấy giờ,mới nghĩ là sao lại không viết thư hỏi người đồng nghiệp dạy cùng trường Thăng Long với chồng ngày xưa, nay đã là đại tướng Võ Nguyên Giáp.bảo con viết thư gửi đại tướng hỏi xem nay chồngở đâu, xin cho biết tin. Thì ít lâu sau, nhận được thư trả lời của Bộ Tổng tư lệnh quân đội Nhân Dân Việt Nam: Một bản in sẵn, chỉ điền tên người vào. Đại ý: Xin gia đình vui lòng cho biết đồng chí Tôn Thất Bình, nhập ngũ ngày nào, tại đâu và trực thuộc đơn vị nào…. Thế là tiêu tan hy vọng! Rồi sau đó, có việc truy quét thổ phỉ Bắc Hà,lại nhờ người quen ở Mặt trận Tổ Quốc dò hỏi hộ trong số người bị chúng bắt và sử dụng có chồng mình không. Nhưng tất cả đều vô vọng.
con lớn , làm choem cùng theo vào Nam giúp việc dì nơi đất mới, chỉ với hy vọng hai năm sẽ lại về với mẹ nhân hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước theo Hiệp định Genève.
Nay thì đã vắng tin chồng, lại bặt tin con. Tuy vậy,vẫn hòa nhập vào cuộc sống mới đầy khó khăn vất vả. Có cái máy khâu,góp vào hợp tác xã may gia công, hằng ngày đi bộ hai buổi đến nơi làm việc. Tối lại họp phụ nữ, làm đại biểu phụ nữ khu phố. Chủ nhật thì làm vệ sinh viên, lo tiêm chủng, săn sóc sức khỏemẹ, trẻ em, còn tham gia lao động chân tay, dùng chảo nhà mang đi múc bùn hôi thối góp phần xây dựng công viên Thống Nhất, đi quét rác làm đẹp thành phố.
Rồi giặc Mỹ leo thang chiến tranh,theo hợp tác xã lên Hà Bắc sơ tán, tiếp tục sản xuất, cứ mỗi tháng đều cố về Hà Nội một lần “cho đỡ nhớ” và thăm con trai thuộc ngành giao thông vận tải, vẫn làm việc tại Hà Nội. Có lầnđem cả một con gà mình nuôi, rán lên, làm món trộn thật ngon lành cho con trai sống một mình, ăn cơm tập thể. Nhưng anh con dăm hôm sau mới về nhà, thấy mấy hàng chữ phấn trắng mẹ viết trên mặtn lúc hai giờ sáng là “đã đến giờ phải ra tàu lên Hà Bắc, không đợi con được, chúc con ăn ngon miệng món con vẫn thèm”. Bên cạnh đó là một dĩa rau trộn héo úa và đĩa gà rán meo đã lên bông trắng.
Thời gian hợp tác xã may sơ tán lên Hà Bắc,Giá vẫn làm thêm nhiệm vụ vệ sinh viên như khi công tác phụ nữ đường phố.phát thuốc, tiêm chích thuốc thông thường chữa cảm, cúm, mỏi mệt hoặc sơ cứu các vết thương… Một lần Mỹ bắn phá khu vực hợp tác xã, có xã viên và cả dân làng bị thương,đều đem  túi thuốc đến cấp cứu kịp thời. Từ băng bó đến ga rô cho máu ngừng chảy, kịp thời sơ cứu để đưa lên tuyến trên an toàn. Mặc bom rơi, đạn bắn,vẫn làm nhiệm vụ đúng với lương tâm người làm nghề thuốc, dù chỉ là một vệ sinh viên bình thường, không hưởng lương. Có người hỏi vì saobình tĩnh được trong những hoàn cảnh như vậy,bảo lúc đó tôi chỉ biết có người bị thương, bị đau, không thấy gì khác. Rồikể chuyện năm xưa khi con gái thổ huyết giữa đêm lạnh. Ai cũng cảm mến. Và phục nữa. Dùkhông bao giờ đạt năng xuất cao hơn người.
Đến cuối năm 1972, Mỹ ném bom B52 rải thảm Hà Nội thì gia đìnhlại đoàn tụ ở thủ đô. Các con xinthôi việc ở hợp tác xã, về nhà lo mấy bữa ăn cho các con.xin về. Khi thanh toán thì hóa ra những lần về Hà Nội,đều có vay một ít tiền, nay tính lại số tiền ấy gần bằng tiền hóa giá cái máy khâu. May mà còn đủ tiền chomua vé tàu về nhà.rất mừng là không phải vay mượn vào ngày chia tay Hợp tác xã.
Hằng ngày, các con đi làm sau khi ăn bữa sáng tuy đạm bạc nhưng nóng hổi, ngon lành dochuẩn bị từ sớm. Sau đó, bà đi mua thực phẩm ở các điểm bán hàng dã chiến, người bán hàng ngồi ngay trên miệng một hố cá nhân tránh bom. Một tối,khoe với các con là đã tìm được một điểm mua không phải xếp hàng, chỉ phải gọi một tiếng là có người bán hàng ngay. Các con hỏi và kinh hãi khicho biết“mua thực phẩm ở ngay đầu cầu Long Biên. Ngay trên tầng cao của cầu đã có bộ đội phòng không sẵn sàng tay súng thường trực, không phải lo máy bay”.
Rồi Hiệp định Pari, hòa bình lập lại trên cả nước. Đám cưới con trai út củađón dâu bằng ba chiếc xe đạp. Nhạc sĩ Phạm Tuyên đi một xe đèo mộtbạn. Con trai thứ đèo. Con trai út đón cô dâu. Bữa ăn đón dâu dobạn nọ cùng vợ chồng con gái út chuẩn bị.
Sau ngày đất nước thống nhất, con trai cả và út đều đã có gia đình, con cái ở Hà Nội. Con trai thứ chưa vợ ở Thành phố Hồ Chí Minh. Con gái về quê chồng Bạc Liêu cùng các con.lần lượt sống với bốn con, bao giờ cũng cố gắng có mặt lúc các con cần mình nhất như khi sinh con hoặc cưới.
Những năm cuối đời,sống ở Bạc Liêu cùng con gái út, lại lo cho con cháu đến hết đời.bảo: “Không gì vui bằng khi trông thấy đứa cháu nhỏ mỉm cười sau cơn sốt hầm hập kéo dài”. “ Mẹ không cần Tết, đối với mẹ khi nào các con sum họp thì đó là ngày Tết của mẹ rồi”
có cái thú là viết thư cho chị em và các con. “Viết thư mẹ thấy như được gặp mặt và trò chuyện với những người thân yêu vậy.” Chính nhờ những lá thư đó và tấm lòng kính yêu vô hạn củavới thân phụ mà nhà báo Phạm Tôn mới có tài liệu sinh động, cụ thể, tỉ mỉ để viết nên những trang gây xúc động lòng người đăng trên các báo Xưa và Nay ( Người nặng lòng với nước), Công giáo và Dân tộc (Phạm Quỳnh, người nặng lòng với nước), Nghiên cứu và Phát triển (Người nặng lòng với nhà) và  nhà báo Nguyễn Trung cói trên Công giáo và Dân tộc ( Phạm Quỳnh, người nặng lòng với tiếng ta). Thưviết bao giờ cũng đem lại niềm vui sâu đậm cho người nhận.
còn có tài kể chuyện sinh động đến mức có chuyện thế này: Các bạn xã viên cùngđi dự một đám cưới con bạn cùng phân xưởng. Hôm sau đi làm là nài nỉkể lại cho họ nghe chuyện đám cưới mà chính họ cùng dự vớihôm trước. Để rồi cười trước cả khisắp kể đến những đoạn vui trong đám cưới đó. Thành ra, thật không phải nói quá là có gien văn nghệ cha truyền. Vì lo cho cha, chồng, con, cháu màhy sinh hai tài năng của mình là viết văn và diễn kịch. Chỉ còn là những tài lẻ, sở thích đem lại niềm vui cho mọi người thân. Cả trong và ngoài gia đình.
Chẳng thế mà nữ sĩ Tương Phố (14/7/1900-8/11/1973) tác giả Giọt lệ thu nổi tiếng một thời lại gắn bó thân thiết với. Xuân Quý Tị 1953, nữ sĩ đã viết tặngi Âm thầm lòng em trên giấy mỏng, đóng thành một quyển sách nhỏ.i thơ gồm hai câu mở đầu và mười khổ, mỗi khổ bốn câu, chữ cuối câu cuối khổ này lại là chữ mở đầu của câu đầu khổ sau, cứ thế cho đến hết. Trongi, có những câu:
Con dại một bầy ăn học dở
Mình em kiêm mẹ lại kiêm cha
Năm trôi lận đận chỉ vì con!
Con lớn, con khôn, mẹ héo hon.
Mai mốt sân hòe dù nảy quế,
Trăm năm nghĩa cả có vuông tròn?

(…)

Trang đầu và khổ thứ 10 củai thơ

Kỷ niệm 10 năm ngày mấtPhạm Thị Giá (16/12/2000-2010)
D.T.



TÌNH BẠN PHẠM QUỲNH – NGUYỄN VĂN VĨNH


Dã Thảo
Nguyễn Văn Vĩnh xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, quê quán làng Phượng Dực, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông, nay là huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Bố mẹ nghèo, phải bỏ làng ra Hà Nội kiếm sống và sinh ông ở 46 phố Hàng Giấy, ngày 15/6/1882. Nguyễn Văn Vĩnh hơn Phạm Quỳnh 11 tuổi.
Lên tám, phải đi làm thằng nhỏ kéo quạt ở Trường Thông ngôn của Pháp vừa mở ở đình Yên Phụ. Ngồi cuối lớp kéo quạt, nhưng ông vẫn chăm chú nghe giảng, do đó nói và viết được tiếng Pháp. Hiệu trưởng Đác-giăng-xơ (D’Argence) chú ý và sau ba năm học, cho phép cùng thi tốt nghiệp. Ông đỗ thứ 12 khi mới 11 tuổi, nên được đặc cách nhận vào làm học sinh chính thức, được học bổng để theo học khóa tiếp theo (1893-1895) và đã đỗ thủ khoa khóa học này. 14 tuổi, làm thông ngôn tòa sứ Lào Cai, rồi chuyển về tòa sứ Hải Phòng, Bắc Giang, ông bắt đầu cộng tác với các báo tiếng Pháp. Công sứ Bắc Giang đánh giá tài mẫn tiệp và nói tiếng háp của Nguyễn Văn Vĩnh đã đặc cách bổ nhiệm làm chánh văn phòng. Khi được cử làm Đốc lý  Hà Nội cũng đưa ông về theo.
Ông giúp vận động người Việt làm đơn xin mở trường và các hội nên đã trở thành người sáng lập Hội Trí Tri, Trường Đông Kinh Nghĩa Thục, Hội Dịch sách, Hội giúp đỡ người Việt du học Pháp. Năm 1906 được sang Pháp giúp tổ chức và quản lý gian hàng Bắc Kỳ tại Hội chợ Thuộc địa mở ở Marseille. Học hỏi được nhiều về nghề báo và nghề in, nên khi về nước, ông từ chức ở phủ thống sứ và đứng ra làm báo và nghề in… Năm 1913, Nguyễn Văn Vĩnh từ Sài Gòn trở về Hà Nội làm chủ bút tờ Đông Dương tạp chí, sang năm sau, kiêm cả tờ Trung Bắc tân văn, hai tờ này đều của Snây-đe (Schneider) người Pháp.
Sau Nguyễn Văn Vĩnh đỗ thủ khoa Trường Thông ngôn năm 1895, Phạm Quỳnh cũng học tại trường này và cũng đỗ thủ khoa năm 1908, khi trường Thông ngôn kết hợp trường Thành chung Nam Định thành trường Trung học Bảo hộ (tức trường Bưởi). Nguyễn Văn Vĩnh đi làm công chức khi 14 tuổi, thì Phạm Quỳnh đi làm công chức năm 15 tuổi ở trường Viễn Đông Bác Cổ. Chính trong thời gian làm việc tại đây, được học tập nghiên cứu nhiều, Phạm Quỳnh đã viếti cho Đông Dương tạp chí và dần dà trở thành cây bút được bạn đọc tin cậy và cũng là cộng tác viên thường xuyên của báo.
Họ thân nhau từ đấy.
Lý do sâu xa hơn của tình thân ấy chính là cả hai đều học chữ Pháp, làm việc dưới quyền người Pháp, nhưng đều yêu tha thiết tiếng mẹ đẻ và cố dốc hết tâm sức để vun trồng chăm sóc cho quốc ngữ ngày một lớn mạnh, phong phú, đủ để giữ được hồn nước. Ngay từ năm 1907, Nguyễn Văn Vĩnh đã viết: “Nước Nam ta mai sau này hay dở cũng ở như chữ quốc ngữ” (Lời tựa bản dịch Tam Quốc Chí của Phan Kế Bính), cũng tha thiết tin tưởng như sau này Phạm Quỳnh nói “Tiếng ta còn, nước ta còn” trong lễ Kỷ niệm Nguyễn Du đầu tiên ở nước ta năm 1924.
Năm 1922, hai ông cùng đi dự Đấu xảo Thuộc địa Marseille và tranh thủ đi Paris. Nguyễn Văn Vĩnh đã đi Pháp năm 1906, có kinh nghiệm hơn, lại tháo vát, có khiếu về kinh doanh, đã mua xe hơi, đưa Phạm Quỳnh đi tất cả những nơi mà Phạm Quỳnh muốn đến “xem tận mắt, nghe tận tai”. Trong Pháp Du Hành Trình Nhật Ký, ngày 23/7/1922, Phạm Quỳnh viết: “Sẵn có ô tô của ông V., hai anh em định suốt tuần lễ này đi xem cho thật nhiều không những trong châu thành Paris, mà đi cả các nơi phụ cận ở ngoài nữa”. Chính nhờ có ông V. tự lái xe của mình cho Phạm Quỳnh đi cùng mà hậu thế chúng ta được biết thêm bao nhiêu cảnh và người nước Pháp hồi ấy, chứ Phạm Quỳnh thì chỉ có đi bộ và đi các phương tiện giao thông công cộng, làm sao mà tung hoành theo ý mình được.
Chính vì tình bạn vong niên đó mà năm 1926 khi Thống sứ Bắc Kỳ Rơ-nê Rô-banh (René Robin) có “nhã ý” trợ cấp cho Phạm Quỳnh và tạp chí Nam Phong thì ông đã nhân cơ hội này xin trợ cấp cho Nguyễn Văn Vĩnh mà trong thư gửi cho Robin ông trìnhy là Nguyễn Văn Vĩnh đã làm rất nhiều việc cho xã hội và còn gặp khó khăn lớn hơn ông.
Cùng yêu tiếng ta, một lòng với tiếng ta, mục đích chỉ là nhằm giữ hồn nước, khơi dậy lòng yêu nước thương nòi trong nhân dân ta. Nhưng khi gặp được cơ hội trực tiếp đấu tranh chính trị để đem lại lợi ích cho nhân dân, nâng cao vị thế của người dân thì hai ông cũng không bỏ qua, mà luôn luôn tận dụng.
Năm 1908, Đông Kinh Nghĩa Thục bị đóng cửa, Nguyễn Văn Vĩnh cùng bốn người Pháp ký tên yêu cầu chính quyền Đông Dương thả Phan Châu Trinh đang có mặt ở đấy. Vì việc này, ông đã bị Toàn quyền Pháp gọi lên đe dọa. Sau, nhờ có sự can thiệp của Hội Nhân quyền, Phan Châu Trinh được trả tự do trước hạn và đưa về quản thúc ở Mỹ Tho (1911).
Năm 1925, Phan Bội Châu bị đưa ra xét xử tại Tòa Đề hình Hà Nội, bị kết sáu án chung thân và hai án tử hình. Nhà báo Phạm Quỳnh đã viết bằng tiếng Pháp trên báo Indochine Républicaine (Đông Dương cộng hòa) có thế lực cả ở Đông Dương lẫn chính quốc, lên tiếng bênh vực Phan Bội Châu là “người chỉ có một tội là tội yêu nước như bao anh hùng liệt sĩ Pháp chống giặc ngoại xâm” và yêu cầu khoan hồng. Kết quả là, cùng với phong trào đấu tranh của nhân dân sôi nổi cả nước, Phạm Quỳnh đã góp phần giảm án cho Phan Bội Châu từ tử hình xuống chỉ còn quản thúc ở Huế, để Phan Bội Châu thành “ông Già Bến Ngự” nổi tiếng cả nước.
Năm 1930, trên diễn đàn của Hội đồng Kinh tế và Tài chính Đông Dương, nhà báo Phạm Quỳnh đã lớn tiếng bênh vực công nghiệp còn non trẻ, yếu ớt của nước nhà, chống lại và làm thất bại chính sách độc quyền kinh doanh của thực dân Pháp, điển hình là đã làm phá sản chính sách độc uyền về sản xuất và bán rượu gạo ở Việt Nam của công ty Fontaine. Cũng trên diễn đàn ấy, năm 1932, Nguyễn Văn Vĩnh đã thay mặt giới doanh nghiệp phản đối việc chuyển đồng tiền Đông Dương từ ngân bản vị sang kim bản vị vì có lợi cho ngân hàng Pháp và có hại cho Đông Dương.
Tuy cùng một mục đích nhưng không phải khi nào hai ông cũng nhất trí với nhau về con đường và cách thức đi tới mục đích đó. Cho nên mới có cuộc tranh luận trực trị hay lập hiến sôi nổi một thời mà hai ông đứng ở hai phía đối lập . Tuy thế cả hai đều hòa nhã, chừng mực, lấy việc tìm ra con đường tốt nhất cho dân cho nước làm trọng, bình tĩnh thảo luận tìm ra chân lý. Hai ông bao giờ cũng “hòa nhi bất đồng” (tức: hòa với mọi người, nhưng không về hùa với ai) theo đúng kiểu người quân tử. Đó là một cuộc tranh luận có văn hóa.
Nhưng, rốt cuộc, tất cả những việc các ông tham gia hoạt động chính trị chỉ càng chứng tỏ là cả hai ông chỉ là những nhà văn hóa, nhà văn hóa lớn như nhà văn Nguyên Ngọc có lần gọi là “những người khổng lồ”, nhưng không thể là những nhà chính trị. Sự nghiệp các ông để lại vẫn chỉ là về văn hóa, văn học mà thôi.
Năm 1932 khi Nguyễn Văn Vĩnh đang họp Hội đồng Kinh tế và Tài chính Đông Dương ở Sài Gòn thì có trát tòa án đòi tịch biên gia sản vì ông thiếu nợ do vay tiền dựng tòa soạn báo An Nam Nouveau (Nước An Nam mới). Vỡ nợ, ông phải đi sang Lào đào vàng và chết trong một cơn sốt rét ác tính, trên con thuyền độc mộc ở sông Sêbăngghi, gia sản chỉ còn hain tay trắng (ngày 1/5/1936).
Lễ tang ông được tổ chức ở Hà Nội với đông đảo giới báo chí ba kỳ dưới dòng chữ kính viếng “ông tổ của nghề báo”.
Bấy giờ, Phạm Quỳnh đang ở Huế, là Tổng lý Đại thần Ngự tiền Văn phòng và Thượng thư Bộ Quốc dân Giáo dục. Vậy mà ông lại làm mộti thơ Khóc Nguyễn Văn Vĩnh, sau này có người tìm thấy khi được giao nhiệm vụ tịch thu gia sản Phạm Quỳnh khi ông bị bắt tháng 8/1945.i thơ có bốn câu cuối rất lạ:
Sống lại như tôi là sống nhục
Chết đi như Bác, chết là vinh
Suối vàng Bác có dư dòng lệ,
Khóc hộ cho tôi nỗi bất bình.
Người đương thời cũng thường gắn tên hai ông với nhau như trong việc kể tên bốn tác giả kiệt xuất thời đầu thế kỷ XX là “Quỳnh (Phạm Quỳnh), Vĩnh (Nguyễn Văn Vĩnh), Tố (Nguyễn Văn Tố), Tốn (Phạm Duy Tốn.
Hai ông đều là “nhưng người dân thuộc địa, qua ứng xử với nền văn hóa đô hộ, đã tiếp biến văn hóa phương Tây để tạo ra những giá trị mới (lắm khi chống lạinằm ngoài toan tính của kẻ xâm lược)” (tríchi của Hữu Ngọc, Việt Nam và “sốc văn hóa”, báo Nhân dân cuối tuần, 27/6/1999 trang 5.)
Thành ra cảm thấy … hụt hẫng khi đọci Nhớ “người Nam mới” đầu tiên của Thu Hà đăng trên Tuổi Trẻ chủ nhật 12/9/2010 đoạn văn sau:
“Có quá nhiều điều chúng ta hôm nay chưa biết về Nguyễn Văn Vĩnh và những người ông chịu ảnh hưởng hay chia sẻ tâm huyết (Chúng tôi nhấn mạnh-D.T.) như Phan Chu Trinh, Nguyễn Văn Tố, các đồng chí trong Đông Kinh Nghĩa Thục…”
Hụt hẫng vì không thấy nhắc đến tên người bạn thân thiết nhất, người đồng chí đồng tâm nhất với Nguyễn Văn Vĩnh là Phạm Quỳnh.
Vì sao đến cuối năm 2010 rồi mà vẫn cứ phải né tránh một tên tuổi cả nước đã biết từ gần 100 năm nay

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 18/11/2010.
D.T.

TÌM HIỂU PHẠM QUỲNH

VỀ VIỆC PHẠM QUỲNH TRAO TẠP CHÍ NAM PHONG CHO CON RỂ

Dã Thảo
Đọc sách báo xưa, nay về Tạp chí Nam Phong và Phạm Quỳnh ta thường gặp câu văn ngắn gọn: “Năm 1932, Phạm Quỳnh vào triều đình Huế và trao Tạp chí Nam Phong cho con rể là Nguyễn Tiến Lãng.” Có người như Nguyễn Khắc Xuyên còn đi xa hơn khi viết: “Người ta lấy làm lạ rằng Nam Phong đẵ bắt đầu bằng việc hô hào dùng chữ quốc ngữ và quốc học làm nền tảng, với cây bút có một không hai là Phạm Quỳnh, song Nam Phong đã kết thúc bằng người kế chân như chỉ quen viết Pháp ngữ: ông Nguyễn Tiến Lãng.” (…). “Nam Phong nay đã thuộc về lịch sử, lịch sử vẻ vang, nhưng không khỏi nhuốm màu bi đát của chủ bút tiên khởi của nó”. (Trang 24 cuốn Mục lục phân tích tạp chí Nam Phong, xuất bản năm 1968 tại Sài Gòn).
Nhưng, sự thật không đơn giản như vậy.
Trước hết là Nguyễn Tiến Lãng làm chủ bút cuối cùng của Tạp chí Nam Phong từ năm 1932, năm ấy ông chưa kết hôn với con gái Phạm Quỳnh là Phạm Thị Ngoạn, việc chỉ diễn ra tám năm sau đó, năm 1940. Mặt khác, Nguyễn Tiến Lãng đã từng cộng tác với Nguyễn Văn Vĩnh trong tủ sách Âu Tây tư tưởng và Tản Đà trong An Nam tạp chí từ năm 1926 đến 1932. Ông cũng thường được các báo, nhất là các báo ở miền Nam, đặti cho những số Tết, viết truyện hay cáci phê bình văn học. Chính ông đã dịch ra tiếng ta cuốn sách Eurydic ông viết bằng Pháp văn, do nhà xuất bản Đông Tây phát hành tại Hà Nội năm 1932. Và trong An Nam tạp chí số 39, phát hành ngày 30/4/1932 cói của Vân Bằng Tôi thất vọng vì Phan Khôi, chê trách ông này là con người lập dị, đã “thất lễ” với Nguyễn Tiến Lãng, chứng tỏ Nguyễn Tiếng Lãng cũng là một “bỉnh bút ăn khách”, có một số độc giả trung thành. Có điều đúng là những sáng tác bằng Pháp văn của ông đã làm lu mờ các sáng tác bằng Việt văn. Ông từng đoạt giải nhất cuộc thi do tạp chí Indochine tổ chức tại Sài Gòn năm 1931 với cuốn truyện ngắn Eurydic.
Vậy sự việc thật sự đã diễn ra như thế nào mà Nguyễn Tiến Lãng lại nhận Tạp chí Nam Phong?
Chính Nguyễn Tiến Lãng từng kể: “Đầu năm 1934, nhân một buổi tiếp tân tại hội quán Khai trí Tiến đức ở Hà Nội, có ba người không hẹn trước mà gặp nhau (…) Lê Văn Phúc (quản lý báo Nam Phong – PT chú), Louis Marty và tôi. Chúng tôi đã đề cập đến số phận của Nam Phong với số người hâm mộ ngày càng giảm đi, kể từ khi Cụ Phạm Quỳnh vào Huế lãnh chức vụ Thượng thư và do đó, không có thì giờ chăm lo tạp chí. Cuộc đàm thoại kết thúc, có thể tóm tắt như sau: Nếu Nguyễn Tiến Lãng cho rằng Nam Phong cần phải làm cho tuổi trẻ lại, thì tại sao chính mình không đích thân gánh vác việc ấy?”. Ý kiến được đưa ra như một thách thức. (…) Tôi liền đi Huế gặp Phạm Quỳnh và được cụ chấp nhận tôi. Mãi sau này, tôi mới hay là cụ có chấp nhận nhưng không sốt sắng! Trong bức thư đề ngày 20/6/1934 mà tôi chỉ được biết vào năm 1958, có những dòng sau đây về vấn đề này: “Nguyễn Tiến Lãng có mặt ở đây, có thảo luận với tôi về những dự định liên quan đến Nam Phong. Không ai phủ nhận đây là một thanh niên thông minh có thực tài về văn chương (…) Tôi không thấy gì trở ngại nếu tạp chí được trao cho đương sự điều khiển. May ra Nguyễn Tiến Lãng có thể khiến tạp chí thêm hấp dẫn và khỏi sút kém (…) Tôi rất đau lòng nếu Nam Phong mà tôi trìu mến bị sút kém đi (…) Thôi thì cứ thử với Lãng xem sao, rồi sau này ta sẽ liệu. Tôi đã ủy toàn quyền cho ông Lê Văn Phúc; hai người sẽ cùng nhau hỏa thuận để tổ chức ban biên tập mới cho thích đáng…”
Chúng ta cũng biết rằng, chính Phạm Quỳnh đã nói một câu rất rõ ràng khi trả lời nhà báo Nguyễn Vạn An đến phỏng vấn ông sau khi Nhật đảo chính Pháp tháng 4/1945, ông về ở ẩn tại biệt thự Hoa Đường: “Suốt đời tôi, tôi đã phụng sự văn học, thì ngày nay không vì lẽ gì tôi không muốn trở lại cái đời cầm bút đã bị một thời gian bỏ dở”. (i Tôi đã gặp Phạm Quỳnh ở biệt thự Hoa Đường, báo Tin Điễn, ngày 23/3/1952). Chính Phạm Quỳnh cũng vẫn mong có ngày trở lại với Nam Phong tờ báo yêu quí của ông.
Nguyễn Tiến Lãng thì tự nhận đã “lỗi lầm” khi nắm Tạp chí Nam Phong là “đã “chờ thời”, dành cho ông Lê Văn Phúc nhiệm vụ liên lạc với “nhóm người cũ” (tức là các nhà bỉnh bút cựu học – PT chú), còn tôi chỉ giữ lại một số trang mà tôi có toàn quyền quyết định. (…) Thực ra, trước các vị đó quá nhiều uy tín, tôi luôn luôn đầy mặc cảm (…) Tôi thay đổi định kỳ của tạp chí, từ nay trở nên bán nguyệt san. Nhằm thỏa mãn thị hiếu độc giả và theo dõi thời sự, tôi cho in thêm nhiều tranh ảnh. Nhưng, thời thế thay đổi quá nhanh, khiến các cải cách trên đây không đủ cung ứng cho các nhu cầu mới. Vả chăng, tôi vẫn còn là công chức, nên không đủ sức kiêm nhiệm. Sau cùng, sức khỏe của tôi không cho phép tiếp tục.”
Nam Phong sống lay lắt đến cuối năm 1934 thì chính thức đình bản.
TpHCM ngày 11/7/2010.
D.T.
* Trongi sử dụng chủ yếu tư liệu trong cuốn Tìm hiểu tạp chí Nam Phong, bản dịch của Phạm Trọng Nhân dịch từ nguyên tác tiếng Pháp củaPhạm Thị Ngoạn Introduction au Nam Phong (NXB Ý Việt, Yerres, 1993).

NGAY TRƯỚC NGÀY QUỐC KHÁNH ĐẦU TIÊN,

HỒ CHỦ TỊCH ĐÃ TIẾP HAI CON GÁI HỌC GIẢ PHẠM QUỲNH


Dã Thảo

Trong  những ngày Cách Mạng Tháng Tám đang diễn ra sôi nổi khắp nước ta, mặc dù bận trăm công nghìn việc “quốc gia đại sự”, vậy mà ngay trước ngày Quốc khánh đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Hồ Chủ tịch vẫn dành thời gian vốn rất ít ỏi để tiếp haicon gái lớn của Phạm Quỳnh xin gặp Người sau khi biết tin cha bị bắt tại Huế.
Trong tư liệu VỀ MỐI THÂN TÌNH GIỮA NGUYỄN ÁI QUỐC – HỒ CHÍ MINH VỚI THƯỢNG CHI – PHẠM QUỲNH (viết ngày 8/12/2008, tại Hà Nội) mà nhà văn Sơn Tùng đã có nhã ý ký thác cho nhạc sĩ Phạm Tuyên, có viết:
“Ngày 28/8/1945, Hồ Chủ tịch đến làm việc tại Bắc Bộ phủ, 12 phố Ngô Quyền. Một phái đoàn Trung ương – ông Nguyễn Lương Bằng, ông Trần Huy Liệu, ông Cù Huy Cận đã vào Huế dự lễ vua Bảo Đại thoái vị. Hôm phái đoàn lên đường rồi, Hồ Chủ tịch mới về Hà Nội, như chợt nhớ, Người nói với ông Võ Nguyên Giáp, Ủy viên Thường vụ Trung ương Đảng – Tổng chỉ huy quân đội – Bộ trưởng Bộ Nội vụ; ông Hoàng Hữu Nam (Phan Bôi) – Thứ trưởng Bộ Nội vụ; ông Lê Giản- Tổng giám đốc Nha Công an Việt Nam, Vũ Đình Huỳnh: “Chú Bằng (Nguyễn Lương Bằng), chú Liệu (Trần Huy Liệu), chú Cận (Cù Huy Cận) vô Huế rồi mình mới về thì đã trễ, giờ chú Nam (Hoàng Hữu Nam) hoặc xem có ai thay được chú Nam vô Huế gặp Cụ Phạm Quỳnh, trao thư tôi mời Cụ…” (Chúng tôi nhấn mạnh – DT).
Hai hôm sau, ông Hoàng Hữu Nam đến báo cáo với Hồ Chủ tịch: “Ông Phạm Quỳnh đã bị bắt (Chúng tôi nhấn mạnh – DT), hai người con gái của ông ở Hà Nội, gặp tôi thổ lộ việc này”. Hồ Chủ tịch để điếu thuốc đang hút dở xuống gạt tàn, nói lửng: “Bất tất nhiên”!* (Chúng tôi nhấn mạnh – DT). Người hỏi ông Hoàng Hữu Nam:
- Hai chị ấy tên là gì?
Ông Hoàng Hữu Nam trìnhy:
- Dạ…Phạm Thị Giá và Phạm Thị Thức, thưa Bác.
- Chú mời hai chị em cô ấy gặp tôi, chú Tư (Vũ Đình Huỳnh) sẽ sắp xếp ngày giờ gặp…
Ông Hoàng Hữu Nam tươi cười kể lại với Bác là chị Giá, chị Thứcy tỏ xin được gặp Cụ Hồ, nhưng chưa dám hứa chắc vào lúc nào…
Sau buổi làm việc này, ông Vũ Đình Huỳnh trao đổi với ông Hoàng Hữu Nam, Hồ Chủ tịch sẽ tiếp “thân nhân Cụ Phạm” vào cuối buổi sáng ngày 31/8/1945 tại phòng khách Bắc Bộ phủ.
Ngày 31/8/1945, buổi sáng Hồ Chủ tịch rà xét lần cuối bản thảo Tuyên ngôn Độc lập.
Ông Nguyễn Hữu Đang, Trưởng ban tổ chức ngày lễ Tuyên ngôn Độc lập 2/9/1945 và bốn người nữa đến báo cáo với Hồ Chủ tịch về công việc chuẩn bị cho ngày lễ…
Đến 10 giờ 30 phút, ông Hoàng Hữu Nam báo với ông Vũ Đình Huỳnh: “Đã mời thân nhân Cụ Phạm đến, đang ở phòng khách…”. Cụ Vũ Đình Huỳnh khi kể lại với tôi sự việc này, cụ nói trầm trầm như tâm sự: “Tôi nghe danh ông Phạm Quỳnh từ một bỉnh bút, chủ nhiệm, chủ bút báo Nam Phong và Tổng thư ký Hội Khai Trí Tiến Đức. Có đôi lần nhìn thấy ông khăn xếp áo the, kính trắng đi từ trụ sở Nam Phong phố Hàng Da, qua Hàng Bông đến trụ sở Khai Trí Tiến Đức, phố Hàng Trống, bên hồ Hoàn Kiếm. Tôi có biết chị Phạm Thị Giá, vợ giáo sư Tôn Thất Bình dạy Pháp văn ở trường Thăng Long cùng với cụ Phó bảng Bùi Kỷ, dạy Hán văn; các giáo sư Hoàng Minh Giám dạy Pháp văn, giáo sư Đặng Thai Mai dạy Pháp văn, giáo sư Võ Nguyên Giáp dạy văn, sử, địa, giáo sư Vũ Đình Hòe dạy văn, giáo sư Nguyễn Xiển dạy toán, lý… Còn chị Phạm Thị Thức là vợ bác sĩ Đặng Vũ Hỷ, cùng quê Nam Định với tôi, lại còn thân thuộc nữa. Cho nên, cái phút giây tháp tùng Hồ Chủ tịch đến gặp chị Giá, chị Thức tôi bùi ngùi thấy hai chị rụt rè, sợ sệt, chỉ một thoáng, hai chị xúc động mạnh trước cử chỉ Hồ Chủ tịch cầm tay hai chị thân tình, an ủi và mời ngồi vào ghế đối diện với Người. Người nói:
- “Tôi ở chiến khu Việt Bắc mới về Hà Nội, nghe tin chẳng lành về Cụ nhà ở Huế…”. Hồ Chủ tịch ngừng giây lát, nói tiếp: “Trong lúc cuộc khởi nghĩa bùng nổ khó tránh được sự lầm lẫn. Rất tiếc khi ấy tôi đang trên đường về Hà Nội (ngày 22/8/1945, Hồ Chủ tịch rời Tân Trào, Tuyên Quang). Chị Phạm Thị Giá trìnhy sự việc cha bị bắt trong lúc đang làm việc tại nhà…Chị Phạm Thị Thức hai tay nâng phong thư lên Bác, Người nhận và chuyển sang tay cho tôi, dặn: “Chú chuyển sang Bộ Nội vụ”. Bác thân mật hỏi han hai chị em về tình hình gia đình ở trong Huế, ở Hà Nội…Người dặn: “Những việc hai cháu vừa đề đạt, hai cháu sẽ trực tiếp gặp ông Hoàng Hữu Nam, Bộ Nội vụ nhá…”.
Đồng chí Bảy (Luật sư Phan Mỹ) Đổng lý văn phòng vào thỉnh thị Chủ tịch… Người đưa tay cầm chặtn tay chị Giá, chị Thức: – “Hai chị em về nhá, tôi có việc khẩn…”
Việc hai người con gái đầu của Phạm Quỳnh xin và được Hồ Chủ tịch tiếp từ 11 giờ sáng ngày 31/8/1945 đã được chính người chị là cụ Phạm Thị Giá sau này thuật lại tỉ mỉ như sau trongi của nhà báo Phạm Tôn Phạm Quỳnh, Người nặng lòng với nước, đăng trên nguyệt san Công giáo và Dân tộc, cơ quan của Ủy ban Đoàn kết Công giáo thành phố Hồ Chí Minh, số 140, tháng 8/2006, từ trang 99 đến trang 116, vài Người nặng lòng với nước, đăng trên tạp chí Xưa và Nay, cơ quan của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, số 267, tháng 9/2006, từ trang 15 đến trang 20.
* Theo Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh (Nhà xuất bản Khoa học Xã hội Hà Nội 1992) thì Bất tất nhiên có nghĩa là: “Không nhất định phải như thế, có thể ra cách khác được.”
Khi nghe tin Phạm Quỳnh bị bắt, cácPhạm Thị Giá, Phạm Thị Thức là hai con gái lớn của ông, đến văn phòng Bộ Nội vụ tìm gặp người quen là ông Hoàng Hữu Nam, tức Phan Bôi,bấy giờ là Thứ trưởng Bộ Nội vụ và Chánh văn phòng Phủ Chủ tịch, xin cho vào Huế đón mẹ và các em ra Hà Nội. Ông Nam khuyên không nên vào trong lúc này, vì nhân dân đang nổi dậy, vào có khi lại bị bắt giữ lôi thôi, không có lợi. Muốn đón cụvà gia đình ra thì để ông “” vào trong ấy. (Sau đó, gia đình đã được đưa ra Hà Nội an toàn.)[1] Còn nếu muốn gửi thuốc men cho cụ ông thì cứ gói lại và đề ở ngoài là gửi cho “Thầy tôi”, tự ông sẽ cho chuyển đến tận tay. Hai chị em cũng được ông Nam giải thích rõ là: “Vì nay bọn Pháp đang tìm cụ để lợi dụng, nên chúng tôi giữ cụ lại nơi yên ổn thôi.” Hai chị em còn ngỏ ý xin được gặp cụ Hồ. Ông Nam nhận lời sẽ bố trí một hôm nào đó cho được gặp “ít phút thôi, trìnhy ngắn gọn, kẻo Cụ ít thời giờ lắm.” Thái độ thân ái chân tình của ông Nam khiến haicảm động và yên lòng, tin tưởng ở cách mạng.
Sau đó ít ngày, có giấy của Bộ Nội vụ báo Cụ Hồ nhận tiếp hai chị em vào 11 giờ ngày thứ sáu 31/8/1945, tại Bắc Bộ Phủ. Haiđược đưa đến chờ ở một phòng rộng, lòng hồi hộp, lo lắng và sợ hãi nữa. Một lát sau thì Cụ ra, mặc áo kaki, đi dép lốp, đi đứng nhanh nhẹn; có ông Vũ Đình Huỳnh là thư ký riêng theo sau. Hai chị em đứng lên chào Cụ, Cụ bắt tay và mời ngồi. Cụ hỏi thăm thì hai chị em trìnhy việc cha bị bắt và trình lên Cụ một phong thư kể rõ sự việc. Cụ Hồ nói: “Trong lúc khởi nghĩa, cũng không sao tránh được sự nhầm lẫn. Rất tiếc khi ấy tôi còn đang ở trên Việt Bắc.” (Chiều 26/8/1945, Hồ Chủ tịch mới về đến Hà Nội, nhà số 48 phố Hàng Ngang).[2] Cụ còn hỏi thăm gia đình được bao nhiêu anh chị em. Rồi cầm phong thư đưa cho ông Vũ Đình Huỳnh và nói: “Tôi sẽ chuyển qua Bộ Nội vụ.” Lúc đó, có người báo có đoàn đến xin gặp Cụ. Hai chị em đứng lên chào Cụ thì Cụ lại bắt tay một lần nữa rồi mới đi… Chuyện xảy ra đã lâu, mà đến năm 1988, đã 75 tuổi, cụ Phạm Thị Giá còn nhớ rõ từng chi tiết như vậy. Lòng nhân ái của cán bộ cách mạng và chính Cụ Hồ đã khiến hai chị em ngày ấy cảm động, quý mến vô cùng. Sau này lại càng khiến haikhông sao hiểu nổi những sự việc đau lòng xảy ra sau đó.”
Điều này chứng tỏ đã là sự thật thì trước sau gì cũng được xác nhận từ các góc nhìn của những nhân chứng rất khác nhau. Thời đầu Cách mạng thật trong sáng. Chính quyền và nhân dân thật gần gũi. Người đứng đầu chính quyền Cách mạng lúc ấy dẫu bận trăm công nghìn việc, vẫn sẵn sàng, chân tình tiếp và lắng nghe tiếng nói của người dân, dù họ “thuộc diện có vấn đề”, không hề né tránh, để những bức xúc của người dân rơi vào “sự im lặng đáng sợ” như sau này.
Bức thư mà haiđưa cho Hồ Chủ tịch là do Phạm Khuê, con trai Phạm Quỳnh, hồi ấy còn là sinh viên trường Y Hà Nội, chấp bút viết theo ý của cả ba chị em, sau khi nghe tin cha bị bắt ở Huế. Sau này ông trở thành bác sĩ, đại úy Quân đội Nhân dân Việt Nam, Đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam, giảng viên trường đại học Y Hà Nội, rồi Viện trưởng Viện Lão Khoa Việt Nam, Hội trưởng đầu tiên của Hội Người Cao Tuổi Việt Nam, được phong Nhà giáo Nhân dân, là đại biểu Quốc hội khóa X ứng cử tại quê cha Hải Dương với số phiếu cao nhất. Bấy giờ, nhạc sĩ Phạm Tuyên mới 15 tuổi, sống với mẹ và gia đình ở Huế, sau mới ra Hà Nội ở với chị cả Phạm Thị Giá.
D.T.

[1] Những người trong gia đình Phạm Quỳnh từ Huế ra Hà Nội đến ở nhà số 5 phố Hàng Da hồi đó gồm có: vợ Phạm Quỳnh, con cả Phạm Giao vàvợ hai cùng ba người con là Quý (5 tuổi), Kim (3 tuổi), Loan (2 tuổi), Phạm Bích, Phạm Khuê, Phạm Tuyên (15 tuổi), Phạm Thị Hoàn, Phạm Thị Giễm, Phạm Thị Lệ, Phạm Tuân (9 tuổi), Phạm Thị Viên (7 tuổi). Ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, giao thông còn khó khăn, tình hình xã hội chưa ổn định mà đưa được một số người đông như thế (trong đó có năm trẻ em dưới mười tuổi) vượt nửa đất nước ra đến Hà Nội an toàn, mạnh khỏe, đồ đạc mang theo nguyên vẹn, chính là nhờ sự giúp đỡ của chính quyền cách mạng non trẻ, do chính ông Hoàng Hữu Nam (Phan Bôi) đã thực hiện lời hứa “tư” vào trong ấy giải quyết.
[2] Vũ Kỳ: Nhớ mùa thu năm ấy, báo Nhân Dân, ngày 2/9/2000

VỀ TÊN SONG THÂN SINH RA VỢ PHẠM QUỲNH VÀ ÔNG NỘI CỦA PHẠM QUỲNH

Dã Thảo
Lê Thị Vân là con gái cả của ông ký lục Lê Văn Chấn, hiệu Đào Hùngvợ họ Hoàng. Do ông Chấn có tên là một quẻ trong Kinh Dịch, lại có tên hiệu là Hùng, cho nên có nhiều tư liệu viết lầm tên ông là Lê Văn Hùng, căn cứ theo luận văn trình Đại học SorbonnePhạm Thị Ngoạn viết bằng tiếng Pháp từ những năm 70 thế kỷ trước nhan đề Introduction au Nam Phong. con Phạm Quỳnh, nhưng ở nước ngoài, lại viết trong thời gian đang chiến tranh, không có điều kiện xác minh. Sai sót là dễ thông cảm. Cònvợ ông Chấn cũng thường được các tư liệu ghi là Hoàng Thị Ký. Ngày xưa, người đàn đã có chồng thường được gọi theo tên chồng, hoặc chức vụ, nghề nghiệp của chồng, chứ ít ai biết tên thời con gái của họ. Ví nhưphán A,đốc B,giáo C…đều là như vậy. Trường hợpvợ ông ký lục Lê Văn Chấn cũng thế.họ Hoàng, là vợ ông ký lục, thì thường được gọi là ký, hoặc ký họ Hoàng. Ký là chức vụ của chồng, không phải tênvợ. Một lý do cho ta tin chắc rằng ông chồng tên là Chấn là khi sinh con út là trai, ông đã đặt tên con Tốn, cũng là tên một quẻ trong Kinh Dịch lại kế ngay sau của tên ông (Càn, khảm, cấn, Chấn, Tốn, li, khôn, đoài.) Tên con trai thường đặt có liên hệ với tên cha là lệ thường ngày trước.
Cái tên cậu út Lê Văn Tốn này còn là chìa khóa để xác minh tên của một người nữa. Đó là tên ông nội Phạm Quỳnh. Có tài liệu viết là Phạm Tốn, tức Thịnh, lại có tài liệu viết là Phạm Chu hay Phạm Chuyên. Chúng tôi thấy gọi tên ông là Phạm Tốn là chính xác. Chứng cứ là cậu út Lê Văn Tốn, sau khi chị cả Lê Thị Vân lấy chồng là Phạm Quỳnh, cháu nội cụ Phạm Tốn thì phải đổi tên thành Lê Văn Xuân, chỉ vì trùng tên với người bề trên là ông nội ông anh rể. Cái tên Lê Văn Xuân này coi như là tên chính thức, mất hẳn tên Lê Văn Tốn. Về sau, đi làm ông được hàm cửu phẩm thì mọi người đều gọi ông là ông Cửu Xuân. Và ngay trong thư Phạm Quỳnh hồi mới làm thượng thư được một năm, viết gửi Chánh mật thám Đông Dương là Louis Marty đề nghị can thiệp giảm án hoặc tha cho em ông chủ hãng thuốc Lào Giang Ký, bị giam ở nhà tù Hỏa Lò Hà Nội “vì hoạt động cộng sản”, cũng giới thiệu: người cầm thư này đến ngài là Lê Văn Xuân, em vợ tôi. Điều này chứng tỏ cái tên Lê Văn Xuân được dùng làm tên chính thức của ông Lê Văn Tốn, vì ai dám giỡn với chánh mật thám Đông Dương thời ấy.
Cụ Phạm Tốn thì lúc sinh thời cũng như khi đã qua đời đều được gọi là ông Cả, vợ được gọi là Cả. Vì ông chưa từng đỗ đạt gì khi còn sống, mặc dù cũng học rộng và làm nghề dạy học. Khi ông thi lần cuối thì bị cảm, mất ở trong lều thi, người ta xem ống quyển thấyi vở đã làm xong nên cứ trình quan giám khảo chấm. Ông được đỗ tú tài. Nhưng khi ấy, ông đã qua đời ở tuổi còn rất trẻ. Con trai ông, thân sinh Phạm Quỳnh, cũng mất khi còn trẻ.
Chúng tôi là người rất thân cận với gia đình Phạm Quỳnh, tự thấy có nhiệm vụ nói cho rõ những sự việc mà người ngoài, dù có đi sâu nghiên cứu sách vở, tư liệu cũng khó lòng biết được. Xin thành thật trìnhy cả ra đây mong góp phần để các bạn quan tâm đến học giả Phạm Quỳnh có thêm tư liệu chính xác tham khảo.
Thành phố Hồ Chí Minh 25/7/2010.
D.T.

TÌM HIỂU PHẠM QUỲNH

TƯ LIỆU VỀ VỤ “PHẠM QUỲNH HẤT CẲNG NGÔ ĐÌNH DIỆM” CỦA D.GRANDCLÉMENT

Dã Thảo
Lời dẫn của Phạm Tôn: Trước đây, khi tìm tư liệu về vụ “Phạm Quỳnh hất cẳng Ngô Đình Diệm”, chúng tôi may mắn tìm được quyển Bao Daï ou les derniers jours de l’empire d’Annam của Daniel Grandclément do nhà xuất bản JC Lattès mới cho ra mắt năm 1997. Chúng tôi quá mừng, vì tưởng đây là của hiếm, hàng độc, ít người biết, cho nên sử dụng ngay, không khỏi có chút “tự hào”… Nhưng, mới đây, đi hiệu sách thì thấy sách ấy đã dịch ra tiếng ta với nhan đề Bảo Đại hay những ngày cuối cùng của vương quốc An Nam. Bản tôi mua được in năm 2009 đã là… bản “In lần thứ 3” của Nhà xuất bản Phụ Nữ, Hà Nội. Như vậy là không ít người đã biết tư liệu “quý hiếm” ấy từ lâu…trước khi Blog PhamTon đăngi Có hay không vụ Phạm Quỳnh hất cẳng Ngô Đình Diệm của chúng tôi.
Nhưng, nghĩ rằng, chắc chắn còn không ít bạn đọc muốn biết rõ vấn đề mà chưa có dịp đọc, hôm nay, Blog PhamTon xin trích đăng những đoạn liên quan đến vụ này theo bản của Nhà xuất bản Phụ Nữ do Nguyễn Văn Sự dịch, trên các trang 37, 38, 40, 41, 43, 44, 45 và 46.
—o0o—
(Trang 37) Không biết từ lúc nào, Ngô Đình Diệm chỉ một mực suy nghĩ. Đầu hơi cúi xuống mặtn, ông dán mắt chăm chú đọc trang nhất của tờ Tribune Indochinoise (Diễn đàn Đông Dương). Tên ông được nêu lên mặt báo đến hàng chục lần. Báo chí được ông cung cấp thông tin đã tôn ông là anh hùng, đã thừa nhận ông là người bảo vệ tích cực nhất nếu không phải là duy nhất nền văn hóa Việt Nam. Ông Diệm là một thượng thư. Không phải trong số những nhân vật kém vai vế nhất. Đó là bộ Lại, lo nội trị, bổ dụng quan chức đầu tỉnh. Sau ngày trở về Việt Nam, vua Bảo Đại lập nội các dân sự (…) (Trang 38) Cha ông, Ngô Đình Khả trước đây đã làm phụ chính cho vua Thành Thái, vị Hoàng đế bị phế truất rồi bị lưu đày ở đảo Réunion. Cả gia đình ông Diệm sau đó không được vua nối ngôi là Khải Định tin dùng nữa.
Ông Diệm không phải không biết rằng mọi ý định cải cách của ông, có thể dẫn đến thất sủng như cha ông. Một lát nữa, các em ông sẽ đến. Họ đều có thế lực, học vấn uyên bác, tập hợp quanh ông, bảo vệ ông là người đề ra học thuyết, là linh hồn của gia đình. Họ có năm người, một người là linh mục, một người là Ngô Đình Khôi cũng làm quan, người thứ ba là Ngô Đình Nhu, một trí thức tốt nghiệp trường Pháp điển, nơi đây được tiếp cận nhiều nguồn tư liệu về lịch sử nước Pháp nhất là những “bí quyết” làm nên sức mạnh của nước Pháp. Còn một người em nữa là Ngô Đình Luyện, sau này sẽ làm đại sứ lâu năm ở Paris là một trong những bạn bè thân thiết của Bảo Đại. Bấy nhiêu con người tạo nên một khối liên kết rất chặt chẽ bằng những mối quan hệ ruột thịt lại vừa đồng nhất hoàn toàn về quan điểm.
Dần dần trong những tháng đầu tiên của triều đại Bảo Đại, họ là biểu tượng cho nước An Nam cổ xưa đối chọi với những ý tưởng tân tiến của Nhà vua và của các bạn người Pháp (…)
(Trang 40) Tuy nhiên một vài biện pháp canh tân, ít quan trọng, mức độ vừa phải, đã gắn với tên tuổi Bảo Đại.
(…) Sau cùng ông (Bảo Đại – DT chú) cải tổ chế độ quan trường, gây nên sự chống đối của ông Diệm.
Ở xứ An Nam không có tầng lớp quý tộc nhưng có hàng ngũ các quan lại. Họ là đại diện cho Vua, được lựa (Trang 41) chọn qua các kỳ thi của sĩ phu. Nhiệm vụ của họ là tổ chức việc thi hành các chỉ dụ của Triều đình, các quyết định của cấp trên. Trải qua nhiều thế kỷ địa vị của họ vẫn vững vàng. Không có một xó xỉnh nào trong triều mà không có quan lại mặc áo dài lam.
Họ không bị ai kiểm soát. Họ là những ông chủ có quyền lực tuyệt đối trong địa phương được giao cho họ cai quản. (…) Cuộc sống của họ buồn tẻ, u sầu, thường lười biếng, nhưng bổng lộc khá vì người đứng đầu nền hành chính địa phương không phải mở sổ kế toán hay bất kỳ sổ sách nào. Và chỉ toàn là danh vọng. Đi đâu đã có võng lọng, lính vác cờ đi trước, lính hộ vệ theo sau. Như mọi viên chức mẫn cán, đường công danh của họ rộng mở, tuần tự thăng tiến. Họ thanh thản, bình tâm hơn các bạn đồng nghiệp Pháp của họ. Mặc chiếc áo dài lam thẳng nếp, họ không bị những người dân lam lũ nào đến gần để quấy rầy, họ không phải lo sợ bị trừng phạt và rất hiếm khi bị truy cứu trách nhiệm. (…)
(Trang 43)Việc điều hành nhà nước tùy thuộc vào lớp trí thức này. Văn chương, ý tưởng và truyền thống vẫn ngự trị trong cuộc sống tinh thần của người dân trong nước.
Điều gây nên sự giận dữ của ông Diệm là việc ông Eugène Chatel, Khâm sứ Trung Kỳ và Phạm Quỳnh, Tổng lý Ngự tiền văn phòng muốn tước bỏ quyền tư pháp của các quan An Nam, nghĩa là không cho họ được quyền xét xử. Lý do được nêu ra là các quan An Nam thiếu kiến thức luật học (DT nhấn mạnh). Nhưng đây là một đòn (Trang 44) nặng giáng vào hàng ngũ quan lại vì làm mất phần lớn thu nhập của các quan từ các vụ kiện cáo dân sự lẫn xét xử hình sự. Nạn hối lộ là chuyện phổ biến trong quan trường.
Diệm phải bảo vệ lợi ích của giới mình nên đấu tranh đơn thương độc mã (DT nhấn mạnh), trong tiểu ban cải cách để ngăn chặn cuộc cải cách không đúng lúc của Chatel-Phạm Quỳnh. Ông ta cũng đề ra nhiều sáng kiến canh tân. Ông là người tiên phong nhưng không hiểu biết nhiều về những thủ đoạn chính trị. Ông đưa cả biên bản họp tiểu ban cải cách cho báo chí.[1]
Báo La Tribune Indochinoise (Diễn đàn Đông Dương) ra ngày 21 tháng 7 năm 1933 miêu tả cuộc đấu tranh không cân sức giữa Ngô Đình Diệm – một con người thật thà được lòng dân, có khả năng và Toàn quyền Pierre Pasquier, một con người phản động kỳ cựu, tươi cười mà bền bỉ…
Còn Bảo Đại thì sao? Nhà vua luôn luôn kiên quyết ủng hộ phong trào cải cách nhưng “chắc chắn phải là dưới ảnh hưởng của Pháp”. Ông ủng hộ Pasquier, Chatel và Phạm Quỳnh.
Thế mà sao Vua lại dùng ông Diệm là người ông không ưa và phản đối cái thói phường hội gia đình trị của ông ta.
Sau khi đưa Diệm vào nội các, Bảo Đại cho rằng (Trang 45) muốn cải cách gì đi nữa cũng cần có các quan lại trong triều làm hậu thuẫn. Đảm bảo hậu thuẫn ấy không ai bằng Diệm. Ngay từ đầu khi nắm quyền bính, giúp việc Nhà vua tất cả chỉ có sáu vị thượng thư và đảm nhiệm mọi lĩnh vực triều chính. Diệm, vị tân thượng thư họ Ngô xem ra không thích hợp với vai trò mới. Ông cũng là một ông quan, nguyên là tuần vũ Phan Thiết. (…) Viên thượng thư công giáo này vừa nghiêm khắc trong công việc, vừa khắc khổ trong tác phong. Ông cũng đấu tranh để cải tổ triều chính nhưng theo một phương hướng không làm vừa lòng chính quyền bảo hộ. Ông muốn được độc lập hơn, nhất là giảm bớt quyền lực của người Pháp.
Trong lúc này ông Diệm vẫn cắm cúi làm việc. Trong tòa nhà dành riêng cho bộ của ông, ông ưa ngồi một mình trong thư phòng. Sau lưng ông chiếc thập giá khẳng định đức tin của ông. Ông quay vào cái thập giá, quỳ xuống và lẩm nhẩm đọc kinh.
Cho đến khi một viên thư lại bước vào phòng ông mới đứng dậy, đưa tay đón phong thư do người thư lại kính cẩn đệ trình. Ông mở ra. Đó là thư của Toàn quyền Đông Dương. Đọc xong, ôngng hoàng khiến ông làm dấu thánh và lại quỳ xuống dưới chân thánh giá. Công văn báo tin ông bị thải hồi. Louis Marty lúc đó là Chánh sở Liêm phóng và Nha chính trị Đông (Trang 46) Dương đã phát hiện được một bức thư của Diệm gửi cho các báo và lập tức ông báo cáo ngay lại cho Toàn quyền Đông Dương. Theo quy tắc hành chính, ông Diệm đã phạm sai lầm nghiêm trọng (DT nhấn mạnh).
(…) Không những ông Diệm phải từ chức mà bị cách tuột khỏi hàng ngũ quan lại trong triều (DT nhấn mạnh). Từ đó Diệm oán hận đối với Bảo Đại và cả triều đình, kéo dài cho đến 22 năm sau mới tìm lối thoát bằng một cuộc trưng cầu dân ý giả hiệu để phế truất Bảo Đại. Vị thượng thư bị thải hồi, số phận thật trớ trêu ông phải đi dạy tiếng Pháp kiếm sống. Sau đó ông tìm được việc làm ở nhà thờ Thiên hựu, nơi các cha cố trong Hội truyền giáo nước ngoài ở Huế làm việc.
Và cuộc cải cách sẽ được thực hiện cũng như phần lớn các biện pháp do Chatel đề ra…
Tháng 5-2010.
D.T.

Nam Phong ra đời và tiến triển – Phạm Thị Ngoạn

















Phạm Minh, chắt nội của Phạm Quỳnh, biên đạo và diễn viên ba lê nổi tiếng

(i viết riêng tặng cháu Phạm Minh)
Phạm Tôn
Lời dẫn của Phạm Tôn: Trong Blog PhamTon tuần thứ 1 tháng 5/2010, chúng tôi có đăngi Phạm Vinh, đích tôn của Phạm Quỳnh, trọn đời là anh bộ đội Cụ Hồ. Cuốii, có nhắc đến Phạm Minh, con trai ông và cũng là diễn viên ba lê múa đơn kiêm biên đạo nổi tiếng. Nhiều bạn đã gởi email và gọi điện thoại ngỏ ý mong được biết rõ hơn con đường dẫn người chắt nội này của học giả Phạm Quỳnh đến với nghệ thuật hàn lâm và thành đạt khi tuổi đời còn rất trẻ.
Hôm nay, chúng tôi xin đáp ứng phần nào yêu cầu đó của bạn đọc thân mến của blog PhamTon.
*
*  *
Phạm Quỳnh là nhà văn hóa lớn, ông có tài về cả văn học nghệ thuật và khoa học. Đến đời các con ông, thì mặt khoa học xem ra phát triển mạnh hơn. Người là luật sư, người là bác sĩ, dược sĩ, người là nhà nghiên cứu văn học. Tuy hầu như tất cả các con ông đều ham mê văn học nghệ thuật, người dàn giỏi, người hát hay, người làm thơ, người vẽ tranh… Nhưng, chỉ là để làm phong phú hơn cuộc sống làm khoa học của mình. Chỉ có một người hiến trọn đời mình cho nghệ thuật âm nhạc, đó là nhạc sỹ Phạm Tuyên . Đến đời các cháu ông, cũng thế. Xu hướng khoa học át hẳn xu hướng văn học nghệ thuật. Tuy thế, vẫn có người quản lý đoàn nghệ thuật, dạy nhạc, đàn pi-a-no… có người viết báo mê văn, có kiến trúc sư sành đàn ghi ta và vẽ tranh đẹp, có nhà giáo nhân dân hát hay… Và hầu như, mọi người đều thích hát, nghe nhạc.. Chỉ đến đời các chắt của ông, mới xuất hiện một con người như sinh ra chỉ để làm nghệ thuật. Mà lại là một nghệ thuật hàn lâm, cao siêu, chuyên sâu: múa ba lê. Đó là Phạm Minh, con trai đích tôn Phạm Vinhcủa ông. Phạm Minh như sinh ra chỉ để múa, mà là múa ba lê.
Phạm Minh sinh ngày 4/10/1974, tại Hà Nội, trong khu văn công Mai Dịch. Khi đất nước hoàn toàn giải phóng, em mới hơn nửa tuổi. Và bấy giờ, bố Phạm Vinh của em, người “trọn đời là anh bộ đội Cụ Hồ” đang tiếp quản Sài Gòn. Với cương vị phó đoàn Văn công Quân giải phóng Trường Sơn, rồi đoàn Văn công Quân khu II. Những ngày bố Vinh về thăm nhà, Phạm Minh mới biết có bố sống bên mình sướng đến thế nào…
Được hơn ba năm, Phạm Minh mới gần tròn năm tuổi, thì tối 7/9/1979, bố Vinh đi dự liên hoan mừng thắng lợi của đơn vị và cũng là buổi đơn vị cũ thân thương tiễn anh lên nhận chức vụ mới, cao hơn. Sáng hôm sau, bé Minh ngơ ngác thấy bố không về và mắt mẹ và hai chị cứ đỏ hoe. Các cô, chú trong khu văn công thì nức nở: “Vinh ơi, thươngquá”. Minh hiểu, mọi người nói “Vinh” là nói về bố em, người vốn rất yêu thương chăm sóc chu đáo đồng đội. Mẹ bảo: “Đêm qua, bố ngủ lại với đồng đội sau buổi liên hoan chia tay. Sáng nay, bố không dậy nữa”.
Dần dần, Phạm Minh mới hiểu thế là em mất bố Vinh thật rồi…
Trước cặp mắt ngây thơ của em, mẹ và chị cả gọi người đến bán dần bán mòn “các đồ vật có giá” quen thuộc với gia đình từ khi “đổi đời” mấy năm nay. Tivi, tủ lạnh, ra-đi-ô, rồi đến cả quạt máy,n là…lần lượt ra đi… Các bữa cơm hằng ngày cũng nhiều rau đậu hơn thịt cá. Em không hiểu vì sao khi cả nước vui mừng, các gia đình trong khu văn công quân đội đời sống ngày càng đầy đủ hơn, vui vẻ hơn thì nhà mình lại buồn bã suy tàn thế này. Mẹ là diễn viên múa đơn xinh đẹp mà nay xơ xác lo chạy ăn hằng ngày. Các chị lặng lẽ học và giúp mẹ làm việc nhà; ai cũng ít nói, cười…Tuy thế, mẹ Lương vẫn lo cho em đi học nhạc tại Trường Nghệ thuật Hà Nội. Nhưng lại học vi-ô-lông. Không cho theo nghề múa vất vả của mẹ. Minh được học nhạc là mừng rồi, học chăm và được trường cấp giấy khen. Bấy giờ, em mới tám, chín tuổi.
Còn hai tháng nữa thì em tròn mười tuổi. Bấy giờ Bộ Văn hóa có tổ chức thi tuyển để chọn những thiếu nhi có năng khiếu về múa, đưa đi đào tạo ở nước ngoài. Mong tránh cho con khỏi phải khổ vì theo cái nghiệp của mẹ,Lương đã giấu, không cho Minh biết.lại đang là chính trị viên phó Đoàn Ca múa Tổng cục chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam thì nếu dự thi, Minh càng dễ trúng tuyển.
Nhưngmẹ thương con và lo xa ấy không hề biết tới tâm trạng u buồn lâu nay của cậu con út luôn đau đáu “tìm cách cứu mình, cứu nhà” và một lòng lo chuyện kế nghiệp múa của mẹ yêu quí.
Hằng ngày, Phạm Minh vẫn chăm chỉ đi xe buýt từ nhà đến trường học vi-ô-lông; còn học cả cách trốn vé xe cho đỡ tốn tiền mẹ. Nhưng rồi, chẳng biết bằng cách nào, Phạm Minh nghe ngóng được tin có cuộc thi tuyển định mệnh đó. Có lẽ, do đó là một tin làm chấn động cả Khu văn công Mai Dịch. Em nằng nặc đòi mẹ cho dự thi. Mẹ em đành bảo là em có học múa bao giờ đâu mà dự thi, vả lại hạn đăng ký thi cũng đã hết từ lâu rồi. … Chẳng ngờ, thấy mẹ không phản đối, chỉ nêu lý do khó khăn này nọ, Minh bèn tìm cách khắc phục. Khăn quàng đỏ trên vai, cậu bé gầy gò, nhỏ bé, lầm lũi đi bộ đến nơi dự thi. Thì khi ấy, cuộc thi đã qua hai vòng rồi. Bây giờ là vòng cuối. Phạm Minh hớt hải chạy đến nài nỉ ban tổ chức, vốn có nhiều người trong ngành múa quen biết bố, mẹ em. Thương tình cậu bé nhiệt tình, quyết tâm, đang mồ hôi mồ kê nhễ nhại đến xin dự thi, họ báo cáo lại và được ban giám khảo chấp thuận cho em vào thi thằng vòng ba. Thật không ai ngờ: Phạm Minh trúng tuyển ngay, lại còn được chuyên gia giám khảo khen là “có cả năng khiếu về múa lẫn âm nhạc”. Sau này,Vũ Thị Lương, mẹ em xúc động kể lại: “Hôm ấy, tôi thấy cu cậu ôm một tập hồ sơ về, vừa bước vào nhà vừa khóc thút thít. Tôi nghĩ là cháu bị trượt nên khóc; mà trượt thì cũng phải thôi, có học hành tập tành gì đâu, tôi định lựa lời an ủi… Về sau, mới biết, chỉ khóc vì tủi thân: “Ai cũng có bố, mẹ đưa đón, còn con thì lủi thủi một mình đến, lại lủi thủi một mình về.” Cháu đỗ rồi, tôi không muốn xa con, sợ con vất vả suốt đời với nghiệp múa mình đã trải qua, nhưng cũng đành chiều ý con.”
Mới chín, mười tuổi đầu, Phạm Minh lại một mình sang nước bạn xa xôi giá lạnh để quyết nối nghiệp mẹ, hiến thân cho nghệ thuật múa.
Suốt tám năm ròng rã học ở Trường múa của Nhà hát Hàn lâm quốc gia Ki-ép (U-crai-na) cái nôi lớn đào tạo diễn viên ba lê nổi tiếng thế giới, Phạm Minh đã cố gắng học cho được những bước cơ bản nhất của nghệ thuật múa hàn lâm này. Không có gì ngoài học bổng ít ỏi, không trông chờ gì vào chi viện của gia đình ba miệng ăn chỉ trông vào đồng lương ít ỏi của mẹ, cũng không theo bạn bè “dạy khôn” học buôn bán kiếm tiền. Em chỉ lo học tập, miệt mài học tập, mà chỉ học một môn múa ba lê mà càng ngày em càng say mê, cảm thấy như mình sinh ra chỉ là để múa ba lê vậy. Có lần, viết thư về cho mẹ ở Hà Nội, Phạm Minh thành thậty tỏ: “Mẹ ơi, con không thể từ bỏ ba lê!” Càng ngày em càng được thầy cô ưu ái, các vị giáo sư đầu ngành ở Ki-ép này đã không tiếc công sức chỉ bảo cho cậu học trò Việt Nam, cả từ chuyên môn múa đến những việc nhỏ nhặt nhất trong đời sống hằng ngày của một diễn viên ba lê. Ở đây, Phạm Minh học thiên về múa cổ điển. Sau khi tốt nghiệp xuất sắc với tấm bằng đỏ, thầy cô muốn giữ lại trường, nhưng Minh nghĩ là muốn phát triển thêm thì phải qua biểu diễn thực tế trên sàn diễn thật nhiều, đồng thời phải biết kết hợp giữa cái cổ điển và cái hiện đại. Anh đành lòng từ chối nơi mình từng lưu luyến cả người lẫn cảnh và tìm cách gia nhập một vũ đoàn thực sự.
May mắn đến với anh khi trường cử học sinh xuất sắc của mình dự Cuộc thi Ba lê Quốc tế tại Vác-na (Bun-ga-ri). Phạm Minh vào tới vòng hai trong ba vòng, không được giải. Anh bình tĩnh nói với các chuyên gia ở đây là: “Tôi không phải là một trong số những người xuất sắc ở đây, bị loại là điều không thể tránh khỏi…”. Nhưng không ngờ, chính thái độ bình tĩnh của chàng trai Việt Nam 18 tuổi ấy đã khiến một vị trong Ban giám khảo xúc động. Ông Robert Barthier, người Pháp, giám đốc Đoàn Ba lê Trẻ Pháp (Jeune ballet de France –JBK) đã thấy được những khả năng thần kỳ tiềm ẩn trong cặp chân của Phạm Minh. Sau này, năm 1993, khi sang Việt Nam chỉ đạo đoàn biểu diễn, ông nói với giới báo chí Việt Nam: “Chúng tôi thấy cậu bé Việt Nam có đôi chân rất đặc biệt, nhất là trong các điệu cổ điển và cũng có rất nhiều khả năng để sau này múa hiện đại. (…) chúng tôi thích cậu ấy.” Phạm Minh được nhận vào đoàn ba lê của ông.
Đoàn này thật có một không hai: chỉ nhận học sinh từ 16 đến 22 tuổi, đã học múa mà chưa biểu diễn chuyên nghiệp, gồm cả thanh niên Pháp và các nước khác, đào tạo trong đúng một năm, sau đó giới thiệu cho các đoàn múa chuyên nghiệp. Trong năm này, học sinh biểu diễn trên 170 buổi. Phạm Minh nhờ được rèn luyện trong một môi trường múa chuyên nghiệp như vậy mà thành tài.
Năm 1994, lại một bước ngoặt quyết định nữa trong cuộc đời nghệ thuật của Phạm Minh. Anh là một trong ba người được chọn vào Nhà hát Le Ballet Capitole de Toulouse (Pháp) qua cuộc thi tuyển năm sáu chục người tài năng. Phạm Minh sớm được đảm nhiệm vai diễn chính trong các vở đặc sắc của George Balanchine, Peter Martine, Nacho Duato, Richard Tannuer, JC Blavier, Antony Todor… Anh vào các vai Albrecht trong Giselle (phóng tác của N.Glushak), vai hoàng tử trong Cô bé Lọ Lem của D.Dean, vai Franz trong Camella của Martinez và Kẹp Hạt Dẻ trong vở cùng tên của M.Rhan. Với kỹ thuật múa ba lê cổ điển điêu luyện gây ấn tượng và một phong cách múa thanh thoát, trẻ trung, tự nhiên, nhiều báo chí Pháp và thế giới đã ca ngợi Phạm Minh là một diễn viên múa đơn xuất sắc trong số những diễn viên ba lê nổi tiếng của Nhà hát Capitole lừng danh thế giới.
Năm 1993, Phạm Minh và Đoàn Ba lê Trẻ Pháp đã về biểu diễn ở nước ta. Đoàn biểu diễn buổi đầu tiên tại Cung văn hóa Việt Xô ngày 25/4/1993. Sau đợt biểu diễn ở Hà Nội đến hết tháng 5, đoàn đi nhiều tỉnh và thành phố lớn, đặc biệt là diễn cho công nhân khu mỏ Quảng Ninh. Năm 2003, Phạm Minh về nước cùng Đoàn ba lê Capitole, biểu diễn hai tối 30 và 31 tháng 8, tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Anh múa đơn, với kỹ thuật ba lê cổ điển, điêu luyện, gây ấn tượng và với phong cách độc đáo của riêng anh thanh thoát, trẻ trung và tự nhiên đã chinh phục khán giả Hà Nội, đặc biệt là thanh niên và sinh viên được xem với giá vé giảm tới 50%. Trong hai tối 6 và 7 tháng 9/2006, Phạm Minh, nghệ sĩ múa đơn số 1 từ hơn 10 năm nay của Nhà hát Capitole Toulouse dàn dựng vở Mùa xuân thiêng liêng của N.Roerich, ra mắt tại Nhà hát lớn Hà Nội. Đoàn múa Capitole Toulouse (Pháp) trình diễn cùng với các nghệ sĩ múa của Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội. Đây là chương trình hợp tác giữa Trung tâm văn hóa Pháp tại Hà Nội, Nhà hát Nhạc Vũ kịch Việt Nam và Dự án Hỗ trợ phát triển văn hóa Việt Nam. Năm 2008, Phạm Minh lại về nước, chỉ đạo các nghệ sĩ múa ba lê của Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam trình diễn tại Nhà hát Lớn Hà Nội hai tối 27 và 28 tháng 8/2008 tiết mục Người đãng trí (Amnesta) của Roderick Vanderstraen do anh biên đạo trong Đêm Ba lê hiện đại Khúc Giao Mùa.
Chắt nội Phạm Minh của nhà văn hóa Phạm Quỳnh, con trai của hai nghệ sĩ –chiến sĩ Điện Biên Phủ Phạm Minh và Vũ Thị Lương, dù đi nhiều nước trên thế giới, danh tiếng cũng đã vang khá xa khi tuổi đời còn trẻ, nhưng bao giờ anh cũng luôn tâm niệm một điều là “Đi đến bất cứ nơi nào, mình và những người bạn của mình đều cố gắng làm mọi việc đạt kết quả cao nhất để nói lên rằng người Việt Nam rất tốt, rất giỏi”.

Tại Hà Nội, anh đã gặp nhạc sĩ Phạm Tuyên, ông trẻ của mình, một người cũng hiến thân cho nghệ thuật. Và khi nhắc tới tấm gương sáng của nhà văn hóa Phạm Quỳnh, Cụ của Phạm Minh, anh càng thấy rõ hơn con đường hiến thân cho nghệ thuật của mình còn dài lắm.
Và cao hơn cả hiến thân cho nghệ thuật nữa là hiến thân cho Tổ quốc Việt Nam muôn vàn yêu quí của chúng ta.

PHẠM VINH, ĐÍCH TÔN CỦA PHẠM QUỲNH,

TRỌN ĐỜI XỨNG DANH “ANH BỘ ĐỘI CỤ HỒ”

(i viết tặng chị Vũ Thị Lương và các cháu Phạm Mai Hương, Phạm Lan Phương và Phạm Minh)
Phạm Tôn
Lâu nay, khi nói về học giả, nhà văn hóa Phạm Quỳnh, ta thường thấy nhắc tới các con Ông, nhất là Giáo sư bác sĩ Nhà giáo Nhân dân, Đại biểu Quốc hội Phạm Khuê, Viện trưởng cũng là người sáng lập ra Viện Lão Khoa và ngành lão khoa Việt Nam, Chủ tịch đầu tiên của Hội Người cao tuổi Việt Nam. Và cũng không ai quên nhắc tới nhạc sĩ Phạm Tuyên, người đã viết lêni ca khải hoàn mà toàn thể người dân Việt Nam từ trẻ đến già và cũng không ít bầu bạn năm châu đều thuộc là Như có Bác trong ngày đại thắng, tác giả của hơn sáu trăm ca khúc và hiện là Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Hà Nội, ông cũng là một trong những hội viên đầu tiên của Hội Nhạc sĩ Việt Nam từ ngày thành lập năm 1957.
Nhưng, những người viết thường quên, hoặc không biết đến thế hệ thứ ba, các cháu nội, ngoại của Ông. Mặc dù vất vả, khốn khó với “chủ nghĩa lí lịch” một thời ngăn cản, kìm hãm, thậm chí trù dập, không muốn cho họ có cơ hội thành đạt… nhưng, đến nay, các cháu nội, ngoại của nhà văn hóa Phạm Quỳnh đã có không ít người là giáo sư, phó giáo sư, nhà giáo nhân dân, tiến sĩ, viện trưởng viện này viện nọ ngay trên đất nước mình. Trong số đó, nổi bật nhất có một viện sĩ, giáo sư, tiến sĩ, Chủ nhiệm một ủy ban trong Ủy ban thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, từng ba khóa liền là ủy viên trung ương của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Đó là chưa kể các cháu nội ngoại,  vì lý do “tan đàn xẻ nghé” đau lòng năm 1945 ấy, đã phải ra sống ở nước ngoài, nay cũng nhiều người thành đạt, là cán bộ của Liên Hiệp Quốc, tổng giám đốc các công ty đa quốc gia lớn… Nói chung, tất cả đều là những con người lương thiện, không hề làm điều gì có hại cho dân cho nước mà người Ông đáng kính của họ đã dốc lòng phụng sự và suốt đời yêu quí. Tiêu biểu cho thế hệ thứ ba này là Phạm Vinh, đích tôn của nhà văn hóa Phạm Quỳnh, người đã trọn đời là một anh bộ đội Cụ Hồ.
Trong bức ảnh mừng sinh nhật hai cụ đồng tuổi Nhâm Thìn tổ chức tại gia đình ở Huế năm 1934, dễ nhận thấy ngay chú bé hai tuổi đứng giữa ông,, ngay sát chân ông là Phạm Vinh, đích tôn của hai ôngPhạm Quỳnh – Lê Thị Vân.
Phạm Vinh sinh ngày 21/5/1932, tại nhà số 5 phố Hàng Da Hà Nội, trụ sở tòa soạn tạp chí Nam Phong, khi Phạm Quỳnh vẫn còn làm chủ nhiệm kiêm chủ bút. Năm 1938, bố mẹ li dị vì không còn hợp nhau nữa, nhưng Phạm Vinh vẫn cùng mẹ và em sống với gia đình Phạm Quỳnh ở Huế, tại biệt thự Hoa Đường. Đến năm 1943, ba mẹ con mới ra Hà Nội sống với bên ngoại. Năm 1945, sau Cách Mạng Tháng Tám, bên nội ly tán, Phạm Vinh mới 13 tuổi đã phải xa cả bố lẫn mẹ. Rồi năm 1946, mới 14 tuổi đã thành nhân viên kế toán cho Công binh xưởng K6 Cục Quân giới, liên khu 11 đến gần hết năm 1947 thì được về sống cùng với mẹ và các em tại Vĩnh Yên để đi học tiếp đến gần hết năm 1948. Rồi trường Lục quân khóa 6 về đóng tại trường học Vĩnh Yên, thế là đích tôn của Phạm Quỳnh xin nhập ngũ ngay ngày 4/3/1950, công binh khóa 6 trường Lục quân, học tại Trung Quốc. Vào Đảng Cộng sản Đông Dương ngày 20/10/1950, được công nhận là đảng viên chính thức ngày 18/5/1951. Xong khóa học, thì về nước, được phát hiện “có năng khiếu văn nghệ”, nên đưa vào đoàn Văn công F.351. Những năm 1951 đến 1953, anh đi biểu diễn phục vụ chiến sĩ các chiến dịch Hòa Bình, Tây Bắc, rồi Điện Biên Phủ. Và dự Hội diễn văn công toàn quân ở Việt Bắc (Thái Nguyên). Đến tháng 8/1954 thì về công tác tại Đoàn Ca múa Tổng cục Chính trị, tham gia tiếp quản tỉnh Nam Định, biểu diễn ở Thái Bình, Nam Định, Phát Diệm và toàn vùng đồng bằng Bắc Bộ. Từ tháng 6 đến tháng 11 năm 1957, đi biểu diễn ở bốn nước Xã Hội Chủ Nghĩa anh em: Trung Quốc, Mông Cổ, Triều Tiên, Liên Xô.
Về nước cuối năm 1957 đến năm 1958 đi biểu diễn phục vụ bộ đội các đơn vị ở Tây Bắc. 1958 đến 1963  cùng vợ là nghệ sĩ múa Vũ Thị Lương tham gia biểu diễn vở nhạc vũ kịch đầu tiên của nước ta Ngọn lửa Nghệ – Tĩnh ở miền Trung và miền Bắc. Năm 1962 đến 1965 Phạm Vinh mới có thời cơ về học nhạc chính qui tại Trường Âm nhạc Việt Nam. Tốt nghiệp trường nhạc, Phạm Vinh về Đoàn văn công Quân khu Việt Bắc và đến tháng 10/1969 thì về Đoàn văn công Quân giải phóng Trường Sơn, trực thuộc Bộ tư lệnh 559. Suốt 10 năm trời, đích tôn của nhà văn hóa Phạm Quỳnh là đoàn phó Đoàn Văn công Quân giải phóng Trường Sơn, thuộc Tổng cục Xây dựng Kinh tế, tham gia biểu diễn tại các mặt trận Quảng Trị, Vĩnh Linh, Khe Sanh, Đông Hà, Lào, Buôn Ma Thuột, ngay khi chiến sự còn đang diễn ra ác liệt. Anh luôn chăm sóc diễn viên một cách chu đáo, tỉ mỉ cho nên thường được diễn viên gọi thân mật là “Vinh”, coi anh nhưmẹ luôn chăm lo cho các con , một người mẹ hiền, tốt bụng.
Sau ngày đại thắng 30/4/1975, các anh vào tiếp quản Sài Gòn. Từ đấy, Đoàn Văn công Quân giải phóng Trường Sơn chuyển thành Đoàn Văn công Quân khu II.
Ngày 7/9/1979, trong buổi liên hoan mừng công của đơn vị, cũng là để tiễn Phạm Vinh lên nhận chức vụ mới, cao hơn, anh vui vẻ chan hòa cùng đồng đội đã từng cùng nhau chia lửa, cất cao lời ca tiếng nhạc suốt hàng chục năm dài gian khổ. Đêm ấy, anh ngủ lại cùng đồng đội trước lúc chia tay. Không ngờ tất cả những gian khổ về vật chất, đau đớn về tinh thần mà anh đã chịu đựng để rồi vượt qua từ năm mới mười ba tuổi đầu, đã dồn cả lại khiến đêm ấy thành đêm cuối cùng anh nằm trong lòng đồng đội yêu thương. Sáng hôm sau, Phạm Vinh không dậy nữa, không bao giờ còn thấy lại đồng đội, mẹ và vợ con yêu thương. Năm ấy, anh mới 47 tuổi đời, nhưng đã có 29 tuổi quân và 29 tuổi Đảng.
Khi anh mất, nhiều đồng đội đã đau đớn thốt lên: “Vinh ơi, thươngquá”.
Sau này,Vũ Thị Lương, nguyên chính trị viên phó Đoàn Ca múa Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, vợ hiền của Phạm Vinh đã nhớ lại: “Anh sống cả cuộc đời trong quân ngũ cho đến hơi thở cuối cùng. Anh là con người hiền hậu, tận tụy với công việc, một mình làm việc bằng ba người… Không hề bao giờ anh kêu ca, phàn nàn, mà kiên trì chịu đựng mọi gian khổ trong đời sống người lính, cống hiến cho quân đội không hề tiếc sức, dù có lúc từng bị trù dập cũng vẫn không nản chí, không oán trách. Nhưng tôi cũng cảm ơn quân đội đã công bằng nhìn nhận những thành tích của anh”. Tổng cục Chính trị và các Bộ tư lệnh Quân khu đã tặng anh quá nhiều bằng và giấy khen của Phòng Chính trị F351, Tổng cục Chính trị, Nhạc viện Hà Nội, Quân khu Việt Bắc, Đoàn Văn công Quân giải phóng Trường Sơn, Quân khu II, Tổng cục Xây dựng Kinh tế. Ngoài ra, Phạm Vinh còn được tặng một Huân chương Kháng chiến Chống Pháp hạng ba, ba Huân chương Chiến sĩ vẻ vang các hạng I, II, III, một huân chương Kháng chiến Chống Mỹ cứu nước hạng I, hai huân chương Chiến công Quân giải phóng và hai lần được bầu là chiến sĩ Thi đua.
Đêm 7 rạng ngày 8/9/1979, Phạm Vinh đột ngột ra đi nhẹ nhàng trong giấc ngủ, để lại cho vợ mẹ già và ba con nhỏ. Con trai út là Phạm Minh, bấy giờ mới gần năm tuổi. Cuộc sống gia đình thật chật vật, ăn bữa nay, lo bữa mai; những đồ đạc “có giá” như tủ lạnh, ti-vi, ra-đi-ô,n là, quạt máy…đều lần lượt “ra đi” để đổi lấy ngày ba bữa ăn đạm bạc. Vợ anh, chị diễn viên múa xinh đẹp năm nào, nay đầu tắt mặt tối suốt ngày với công tác và lo chạy ăn hằng ngày. Nhưng chị vẫn nuôi dạy con cái thành người có ích cho xã hội, sống lương thiện, tận tụy với dân với nước như cha các con.
Cậu út Phạm Minh sinh năm 1974, đến năm 1982 thìlo cho theo học vi ô lông tại Trường Nghệ thuật Hà Nội. Do có năng khiếu và cố gắng học tập đã được giấy khen của trường. Lúc đó em mới tám, chín tuổi. Đến tháng 8/1984, non mười tuổi thì em may mắn “lọt mắt xanh” một chuyên gia Liên Xô đến Hà Nội tuyển học sinh đào tạo diễn viên ba lê, nên được sang nhập học ở Trường Ba lê quốc gia Ki-ép (U-crai-na) đến tháng 6/1992. Tốt nghiệp với tấm bằng đỏ, sau 8 năm miệt mài học tập, em được Trường Ba lê quốc gia Ki-ép cử dự thi Cuộc thi múa ba lê quốc tế (International Ballet Competition) tại Vác-na (Bun-ga-ri). Vừa lúc em tròn 18 tuổi. Từ đó, Phạm Minh vào Đoàn Ba lê Trẻ Pháp (Le Jeune Ballet de France). Rồi tháng 8/1994, tròn 20 tuổi, Phạm Minh được chính thức mời về làm việc tại Nhà hát Ballet du Capitole de Toulouse vơi vai trò là diễn viên múa đơn số 1 (Premier Solist). Trong thời gian làm việc ở hai đoàn trên, Phạm Minh đã tham gia biểu diễn các gala ở Mỹ, I-ta-li-a, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Na Uy, Trung Quốc, Phi-li-pin, Thái Lan, Cu-ba, Vê-nê-duy-ê-la, Bờ Biển Ngà, Ba Lan và lãnh thổ Hồng Công…Từ năm 2005, Phạm Minh thường xuyên được mời sang Nhật Bản, dạy ba lê cho Architanz Dance Studio ở Tô-ki-ô (Nhật Bản). Tháng 9/2009, Phạm Minh được Ban Giám đốc Nhà hát Ballet du Capitole bổ nhiệm làm “Bậc thầy ba lê” (Maître de Ballet) của nhà hát.
Trong hai tối 6 và 7/9/2006 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, đã ra mắt vở ba-lê nổi tiếng Mùa xuân thiêng liêng của N. Roerich do Phạm Minh đạo diễn. Đây là chương trình hợp tác giữa Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội (L’Espace) với Nhà hát nhạc vũ kịch Việt Nam và dự án Hỗ trợ phát triển Văn hóa Việt Nam. Tham gia biểu diễn có các nghệ sĩ của Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội và Phạm Minh, nghệ sĩ múa đơn số một từ mười năm nay của đoàn múa Capitole  (Toulouse, Pháp).
Thế là đứa chắt, con trai của đích tôn nhà văn hóa Phạm Quỳnh cũng đã trở về phục vụ nhân dân nước nhà.
Đến đây, có thể còn có người không hiểu vì sao con, cháu, chắt Phạm Quỳnh lại sống và làm việc như thế, trong khi nỗi đau bốn đời chưa được giải tỏa thỏa đáng… Sự thật giản dị hơn họ nghĩ nhiều. Con, cháu, chắt nhà văn hóa Phạm Quỳnh đều là những con người lương thiện, một lòng trung với nước, hiếu với dân như Ông suốt đời nêu gương và tin vào lời dặn lại của Chủ tịch Hồ Chí Minh tháng tám năm 1945 sau khi thảm kịch xảy ra với đại gia đình là: “Cụ Phạm là người của lịch sử, sẽ được lịch sử đánh giá lại sau này. Các con, cháu… cứ vững tâm đi theo cách mạng”
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng chạp năm Kỷ Sửu, tức 12/2/2010.
P.T.

KỶ LỤC GIA VỀ NGHIÊN CỨU PHẠM QUỲNH

Kỷ lục gia số 1: Nhà văn Thái Vũ, người phát hiện ra nhiều … vàng nhất ở nhà Phạm Quỳnh. (?!)

Dân Thường
Ngày nay, hầu như mở bất cứ báo ngày hay báo tuần nào ra là dễ dàng gặp nhan nhản những kỷ lục gia. Vì lẽ, thế giới thì có Kỷ Lục Guiness, còn Việt Nam ta thì cũng có Kỷ Lục Việt Nam, cũng làm lễ xác nhận, trao bằng công nhận hẳn hoi đâu kém người ta.
Tôi cứ nghĩ, tại sao trong một lĩnh vực rộng lớn như nghiên cứu về … Phạm Quỳnh, lại không có kỷ lục gia nào ư?
Tìm tòi rồi thì cũng tìm ra: kỷ lục gia số 1: Nhà văn Thái Vũ, người phát hiện ra nhiều…vàng nhất ở nhà Phạm Quỳnh. (?!).
Đầu đuôi thế này…
Nhà văn Thái Vũ được Tạp chí Hồn Việt số 16 tháng 10/2008 giới thiệu là: “Ông đã có mặt ở Huế vào những ngày Cách mạng Tháng tám và đã ghi lại một số ý kiến như là một chứng nhân (Chúng tôi nhấn mạnh – DT) của dòng lịch sử vốn rất phức tạp lúc đó…”. Trongi của ông Về cái chết của ông Phạm Quỳnh (Hồn Việt số 16 tháng 10/2008) có nội dung giống hệt mộti cũng của ông, nhan đề Về cái chết của ông chủ bút Tạp chí Nam Phong đã đăng trước đó 3 năm trên Tiền Phong Chủ Nhật số 51 tháng 12/2005, nêu ra một sự việc chưa từng ai biết bao giờ. Ba năm trời, hơn một nghìn ngày, đủ chứng tỏ ông tin chắc vào những điều mình đã viết. Đó là khi sinh viên Trường Thanh niên tiền tuyến Phan Hàm đến bắt Phạm Quỳnh trưa 23/8/1945 thì: “Anh Phan Hàm ở dưới…khám nhà cả trên lầu, thấy ở tủ sách nhỏ của con gái Phạm Quỳnh (không biết của cô nào) vàng lá xếp đống (Chúng tôi nhấn mạnh – DT) trong đó. Niêm phong nhà lầu. Tất cả người nhà cụ Thượng họ Phạm kể cả cụ đều xuống nhà dưới. Đột nhiên, Phạm Quỳnh xin lên lầu lấy một “quả trầu”-vì cụ Thượng thường ăn trầu. Thật không ngờ dướin để toàn vàng (Chúng tôi nhấn mạnh – DT)
Sinh viên Phan Hàm ngày ấy, sau này là thiếu tướng Phan Hàm đã có viết tay một tập tư liệu mười trang, đề ngày 8/11/1993, tuyên huấn Thừa Thiên Huế nhận chiều 14/11/1993, thì lại viết như sau:
“Tôi lục soát khắp nhà (Chúng tôi nhấn mạnh-DT) chẳng thấy súng đạn đâu cả, ngoài khẩu súng săn cỡ 12 ly của con trai ông ta và ít đạn săn. Con trai của ông ta là Phạm Khuê cũng đi dự mít tinh, ở nhà chỉ còn hai cô con gái là học sinh trường Khải Định trước đây” (…) “Đây là ý kiến tôi muốn đóng góp với những bản tổng kết quân sự, Đảng, chính quyền của tỉnh nhà.
Nhớ đâu viết đấy. Miễn là nói lên sự thật (Chúng tôi nhấn mạnh-DT)”.
Mười trang tư liệu mà thiếu tướng không hề có một chữ nào đả động đến số vàng khổng lồ mà nhà văn Thái Vũ … 60 năm sau đã “phát hiện” ra.
Tiếc thay cho nhà văn lão thành Thái Vũ, một tiểu thuyết gia chuyên viết về lịch sử, lại là “một chứng nhân” (chữ của tạp chí Hồn Việt) của thời đầu Cách Mạng Tháng Tám sôi động ở Huế, lại hai lần viết như thế.
Trongi trả lời phỏng vấn của phóng viên Võ Thu Hương, báo Sài Gòn Giải Phóng đăng trên số báo chủ nhật, mục Gặp gỡ cuối tuần ở trang 4, ngày 7/5/2006 nhà văn Thái Vũ đã nói: “Có nhiều nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử nhưng hiểu biết của họ còn rất hạn chế”. Và “bản thân chúng tôi, những người viết đề tài này chỉ luôn biết nghiêm khắc với trang viết của mình, để đưa ra công chúng và khi không được chấp nhận thì tự nghĩ rằng biết đâu, mai này, giới trẻ sẽ thích thú trước những câu chuyện lịch sử.” Và ông còn nhấn mạnh: “Không chỉ dồn công sức mà còn phải tuyệt đối trung thành với lịch sử, phải đề cao yếu tố lịch sử, CÒN NẾU KHÔNG THÌ NÊN GÁC BÚT!”. Thật hùng hồn thay, tâm huyết thay, thấm thía thay…
Không biết nhà văn Thái Vũ, hiện tuổi đã rất cao, đã chịu gác bút chưa?
Mong ông sáng suốt…cho giới trẻ và cả giới già nữa được nhờ.
Mong lắm thay…
31/7/2009
D.T.

TƯ  LIỆU CỦA NHÀ VĂN SƠN TÙNG

VỀ MỐI THÂN TÌNH GIỮA

NGUYỄN ÁI QUỐC – HỒ CHÍ MINH VỚI

THƯỢNG CHI PHẠM QUỲNH


Lời dẫn của Phạm Tôn: Nhà văn Sơn Tùng có nhã ý “ký thác” toàn bộ những sưu tầm của ông trong nhiều năm “Về mối thân tình giữa Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh với Thượng Chi – Phạm Quỳnh” mà ông trân trọng gọi là “bậc danh nhân văn hóa” cho “nhạc sĩ Phạm Tuyên và gia đình kính quí”. Tập tư liệu chép tay quý giá này tròn 20 trang, viết xong ngày 8/12/2008, tức 12/11 Mậu Tý, tại Hà Nội – Chiếu Văn.
Nay, nhà văn đã đồng ý với đề nghị của nhạc sĩ Phạm Tuyên, cho công bố những trang viết của ông trên blog của chúng tôi.
Từ hôm nay, chúng tôi xin trích đăng tập tư liệu với tiêu đề từng phần và lời dẫn, lời bình của chúng tôi.
Xin chân thành cảm ơn thâm tình của nhà văn và xin mời bạn đọc bắt đầu theo dõi tập tư liệu có một không hai này.
—-o0o—-
II. Ghi theo lời cụ Đào Nhật Vinh
CỤ ĐÀO NHẬT VINH – 13 phố Nguyễn An Ninh, quận 1 Sài Gòn – nay là quận 1 Tp. Hồ Chí Minh.
Cụ Đào Nhật Vinh quê Trực Ninh, Nam Định. Năm 1913, Đào Nhật Vinh cùng làm việc trên tàu Viễn Dương với Văn Ba – Nguyễn Tất Thành từ Le Havre, hải cảng ở Bắc Pháp quốc. Hành trình từ Tây qua Âu-Á-Phi-Mỹ, tận Argentine tới Terre de Feu. Đào Nhật Vinh có vốn chữ nho, chưa biết chữ quốc ngữ; “Anh Văn Ba dạy chữ quốc ngữ cho Đào Nhật Vinh và mấy anh em thủy thủ…
Năm 1919, ông Đào Nhật Vinh không làm việc trên tàu viễn dương nữa, đến thành phố Bordeaux lập gia đình, mở hàng ăn và vẫn thân giao với Nguyễn Ái Quốc đang hoạt động ở Paris cho đến năm 1923 khi Nguyễn Ái Quốc bí mật qua nước Nga – Xô Viết.
Mùa hè 1946, Hồ Chủ tịch Thượng khách thăm nước Pháp, ở lại Paris gần 4 tháng để “cứu vãn hòa bình”
– Cụ Đào Nhật Vinh ngày ấy là “Việt kiều yêu nước” với tình cố cựu cụ được gần gũi Bác trong thời gian này. Cuối cuộc kháng chiến chống Pháp, cụ bị trục xuất về Sài Gòn.

Năm 1975, 30 tháng tư Sài Gòn và miền Nam hoàn toàn giải phóng. Tôi vào Cố đô Huế, Phan Thiết, Sài Gòn, Sa Đéc, Cao Lãnh…để sưu tầm tư liệu Bác Hồ ngay từ tháng 5-1975. Nhờ nhà văn Lê Hương (một cơ sở Cách mạng ở Sài Gòn) đưa tôi tới 53C Cao Thắng, quận 3 gặp giáo sư Hồ Tường Vân, con gái nhà chí sĩ Hồ Tá Bang sáng lập viên Công ty Liên Thành và trường Dục Thanh, Phan Thiết do Duy Tân hội chủ xướng. Nhờ đây, tôi gặp được cụ Đào Nhật Vinh ở 13 phố Nguyễn An Ninh, gần chợ Bến Thành. Cụ đang ở tuổi 80 mà rất minh mẫn, có bộ nhớ nhiều tầng, có hệ thống và mạch lạc… sau những ngày làm việc với cụ, cụ tặng lại tôi những kỷ vật về Bác Hồ với cụ ngày còn làm việc ở nước ngoài. Đầu năm 1976 cụ về Hà Nội thăm cố hương, vào lăng viếng Bác Hồ
PHẦN 4: NGUYỄN ÁI QUỐC ĐÍCH THÂN TỔ CHỨC “BỮA CƠM BẮC, THẾT KHÁCH BẮC”
Lời dẫn của Phạm Tôn: Năm 1922, Phạm Quỳnh đi Pháp dự hội Đấu xảo thuộc địa tổ chức tại Marseille, có mang theo một cuốn nhật ký tùy thân nhỏ bằng bốn ngón tay. Trong đó có ghi: “Juillet, 13, Jeudi: ăn cơm An Nam với Phan Văn Trường và Nguyễn Ái Quốc ở nhà Trường (6 Rue des Gobelins). Còn trên tạp chí Nam Phong, khi đăng Pháp Du Hành Trình Nhật Ký, ông viết công khai: “Thứ năm 13 tháng 7 năm 1922: (…) Chiều hôm nay, ăn cơm với mấy ông đồng bang ở bên này. Mấy ông này là tay chí sĩ vào hạng bị hiềm nghi nên bọn mình đến chơi không khỏi có trinh tử dò thám. Lúc ăn cơm trong nhà, chắc lũ đó đứng ngoài như rươi! Nhưng, họ cứ việc họ, mình cứ việc mình, có hề chi! Đã lâu không được ăn cơm ta, ăn ngon quá. Ăn cơm ta, nói tiếng ta, n chuyện ta thật là vui vẻ thỏa thích. Ăn no, uống say, cười cười nói nói…Mai là ngày hội kỷ niệm dân quốc (tức ngày quốc khánh Pháp 14/7-PT chú)…Anh em đi dạo chơi một lượt các phố đông cho biết cái cảnh ngày hội của Paris thế nào
—-o0o—-
Cụ Đào Nhật Vinh bồi hồi kể: – Năm 1919 tôi rời đại dương, lên cạn sinh sống ở Bordeaux, nhưng tháng nào tôi cũng về Paris gặp anh Nguyễn Ái Quốc và thăm hai cụ “nghè ta” (Phan Châu Trinh) cụ “nghè Tây” (Phan Văn Trường) và anh em thủy thủ đã lên cạn làm ăn. Từ sau ngày Nguyễn Ái Quốc đưa ra “Tám yêu sách của người An Nam” đến Hội nghị Hòa Bình Versailles, anh em thợ thuyền, lính thợ và các giới khác đến 6 Villa des Gobelins với niềm ngưỡng vọng “Ngũ Hổ” – Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn An Ninh, Nguyễn Thế Truyền.
Giữa năm 1921 đến giữa năm 1923 “điểm hẹn” Nguyễn Ái Quốc ở số 3 Marché des Patriaches. Mỗi kỳ báo Le Paria in ra, tôi đến gặp anh Nguyễn nhận báo, đưa về Bordeaux phát hành.con người Việt mình nhận Le Paria đưa tiền rất hời để ủng hộ báo. Sôi động nhất, tháng 3/1922 vua Khải Định đến Paris và phái bộ dự “Hội Chợ Thuộc Địa” ở Marseille. Nguyễn Ái Quốc viết nhiềui chế giễu vua Khải Định đăng trên các báo Le Paria, Le Journal du Peuple, L’Humanité (Báo Nhân Đạo của Đảng Cộng Sản Pháp – PT chú) ,…Nhữngi gây xôn xao nhất: Les lamentations de Trưng Trắc (Lời than vãn củaTrưng Trắc – PT chú), đăng trên tờ báo L’Humanité số 24/6/1922; Les civilisateurs (Những nhà khai hóa-PT chú)số 22/6/1922 vài Hygiène mental (Vệ sinh tinh thần-PT chú); La haine des races (Hận thù chủng tộc – PT chú)…Nguyễn Ái Quốc còn sáng tác vở Con Rông Tre, chưa in trên báo, mới công diễn một lần ở Club du Faubourg (Câu lạc bộ ngoại ô-PT chú) mà tiếng vang rộng lớn trong Việt kiều. Đặc biệt, nhà chí sĩ Phan Châu Trinh nhục mạ vua Khải định bằng “Thư Thất Điều” chữ nho. Cụ Phan Văn Trường chuyển sang chữ Pháp, ông Nguyễn chuyển sang quốc ngữ.
Thời gian này, nhà đương cục Pháp theo dõi, kiểm soát gắt gao người Việt và bắt làm “thẻ cá nhân”. Cụ Phan Châu Trinh ông Nguyễn Ái Quốc “được”A. Sarraut mời đến Bộ Thuộc địa “nhắc nhở”…Họ theo dõi chặt chẽ cụ Phan Châu Trinh, ông Nguyễn Ái Quốc không chỉ ở Paris mà cả ở hải cảng Marseille. “Hội Chợ Thuộc Địa” mở cửa từ đầu tháng 4/1922. Công việc chuẩn bị cho hội chợ từ tháng giêng. Cụ Phan Châu Trinh đến Marseille, ở tại nhà ông thợ ảnh Tạ Văn Cần, vợ đầm. Ông Nguyễn Ái Quốc có hôm cùng ở với cụ Phan tại nhà ông Cần, có hôm ở nơi khác và về Paris lo liệu công việc báo Le Paria.
Một nhóm anh em thợ thuyền, thủy thủ chúng tôi được nhận vào phục dịch Hội Chợ như anh Phan Hiếu Kính, anh Nguyễn Minh Quang, anh Vũ Văn Long…cho nên chúng tôi được đến gần các vị trong phái bộ tháp tùng nhà vua như: quan tuần phủ Cao Bằng Vi Văn Định, ông Phạm Quỳnh – Tổng thư ký Hội Khai Trí Tiến Đức, ông Nguyễn Văn Vĩnh, một bỉnh bút lừng danh Đồng Văn Nhật Báo, Đông Dương Tạp Chí, Notre Journal, Notre Revue…Ông đã từng dự cuộc Đấu xảo Marseille 1906, ông Quỳnh quen biết cụ Phan Châu Trinh từ trường Đông Kinh Nghĩa Thục 1907, cụ cử Can là hiệu trưởng. Cho nên ông Phạm Quỳnh, ông Nguyễn Văn Vĩnh mấy lần đến nhà ông Tạ Văn Cần đàm đạo với cụ Phan Châu Trinh và Nguyễn Ái Quốc. Tôi được làm chân điếu đóm của các cụ. Có một cuộc đàm đạo, ông Bạch Thái Toàn cùng dự với bốn cụ. Bạch Thái Toàn là con trai cụ Bạch Thái Bưởi. Lúc khởi đầu trên sông nước của tôi là “bồi tàu” Trưng Trắc của Công ty Bạch Thái Bưởi. Chính vì vậy mà tôi được thân quen với ông Bạch Thái Toàn. Ông Toàn là thư ký “Hội Thân Ái” mà Nguyễn Ái Quốc là một trong những người lập hội. Nhờ ông Bạch Thái Toàn mà tôi biết được chút ít lai lịch của các cụ.
Đầu tháng 7/1922, tôi không còn nhớ chính xác là ngày nào, tôi trong hội chợ cùng với anh bạn đi ra phố thấy đằng phía trước ông Nguyễn Ái Quốc cùng ông Phạm Quỳnh đang sóng bước chốc chốc ghé đầu vào nhau có lẽ đang nói thầm…(Chúng tôi nhấn mạnh – PT) Tôi và anh bạn quay trở lại…chiều hôm ấy tôi về nhà ông Tạ Văn Cần, gặp cụ Phan và ông Nguyễn đang ở đây. Ông Nguyễn dặn nhỏ với tôi: thứ năm tuần tới, ngày 13/7, Vinh đến “cụ nghè Đông Ngạc” nhé. Đến sơm sớm, đó…Tức là tôi đến số 6 Villa des Gobelins, cụ nghè Đông Ngạc là tiến sĩ luật khoa Phan Văn Trường. Cách nói lóng này chỉ một số trong nhóm chúng tôi biết. Tôi đến sớm để làm “bữa cơm Bắc, thết khách Bắc”. Tôi vừa làm bếp vừa tự hỏi – Không biết vị khách quý nào đến mà cụ nghè Tây (Phan Văn Trường) và Nguyễn Ái Quốc thết đãi, cụ Phan Châu Trinh bị cảm mạo nên không về Paris được. Hơn 8 giờ thấy ông Phạm Quỳnh tới. Ông Nguyễn Ái Quốc đợi ở cửa (Chúng tôi nhấn mạnh –PT) và đưa dẫn ông Phạm Quỳnh vào phòng. Tôi đem khay trà lên phòng mời khách. Chỉ có ba vị trong phòng thôi. Và ba vị đàm đạo tới 11 giờ, tôi cũng vừa sửa soạn xong bữa, mất công nhiều là món lòng lợn, rau thơm gia vị tầm cho ra được các thứ ấy không dễ. Có thịt gà luộc, canh chua, cá rán, thiếu rau muống luộc, cà pháo, tương Bần. Tôi được dự đồngn, đồng bữa với ba vị và hầu chuyện. Trong bữa ăn các vị không nói chuyện thời cuộc mà nói nhiều về phong hóa của nước nhà, tục lệ từng miền – và giữa bữa ăn tôi được ông Phạm Quỳnh khen: bữa cơm Việt món nào cũng ngon, đượm vị hương quan. Nhất là món lòng lợn, đặc biệt là món dồi.
Cụ Phan Văn Trường, ông Nguyễn Ái Quốc gật gù tương đắc. Tôi chợt nhớ đến câu ca dao nói về món lòng lợn, buột miệng luôn:
Nhìn mặt mà đặt hình dong
Con lợn có béo, miếng lòng mới ngon
Đủ tim, gan, cổ hũ, ruột non…
Mà dồi lại dở chẳng ngon cỗ lòng
Cụ Phan vốn ít cười, đã phì cười. Ông Phạm nâng ly rượu lên nhìn tôi tươi cười và ông Nguyễn cùng nâng ly rượu, rồi cụ Phan cũng nâng ly chúc mừng. Ông Phạm Quỳnh nghiêm trang nói:
-          Anh Đào Nhật Vinh đã hàng chục năm xông pha khắp chân trời, đáy biển nào Á, Âu, Phi, Mỹ mà hồn quê, quốc túy không phai mờ! Chúc mừng anh.
Ông Nguyễn Ái Quốc tập Kiều:
Đồngn, đồng bát, đồng bang
Hồn quê theo áng mây ngàn cố hương.
Anh Đào Nhật Vinh một đầu bếp ngoại hạng mà lại mở quán ăn bình dân!…”
Sau bữa cơm đầm ấm, tôi bái biệt cụ Phan Văn Trường, ông Nguyễn Ái Quốc, ông Phạm Quỳnh rồi trở lại hải cảng Marseille.
Hà Nội – Chiếu Văn
8-12-2008
12/11 Mậu Tý
(Chữ ký và con dấu của nhà văn Sơn Tùng)
Lời bình của Phạm Tôn: Sáng 20/3/2009, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh cùng Bảo tàng Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học Nghiên cứu, xác minh tư liệu và địa chỉ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống và hoạt động ở nước ngoài từ năm 1911-1941. Trong 43 tham luận của các nhà nghiên cứu, cán bộ bảo tàng gửi đến, có tham luận của Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc, nhan đề Những năm tháng Chủ tịch Hồ Chí Minh sống và hoạt động trên đất Pháp 1917-1923. Chúng tôi thiết nghĩ, những tư liêu của nhà văn Sơn Tùng như Nguyễn Ái Quốc đích thân tổ chức “bữa cơm Bắc, thết khách Bắc” (thuật chuyện năm 1922 tại Marseille và Paris) và Lúc này còn cụ Phạm Quỳnh thì… (thuật chuyện năm 1946 tại Fontainebleau), cả hai đều diễn ra trên đất Pháp, sẽ là những tư liệu bổ sung quý giá và hiếm có.

“ĐIỆP VIÊN ĐƠN TUYẾN”

­­­­­CỦA

NGUYỄN ÁI QUỐC – HỒ CHÍ MINH


(Một đoạn báo của giáo sư Văn khoa Đại học Nguyễn Văn Trung, tháng 9 năm 1999)
Lời dẫn của Phạm Tôn: Giáo sư Văn khoa Đại học Nguyễn Văn Trung từng nổi tiếng như cồn ở Sài Gòn thập niên 60 và 70 thế kỷ trước với cáci viết, các tập sách và cả các buổi diễn thuyết chống Phạm Quỳnh quyết liệt, sắc sảo đến mức “đào đất đổ đi”, “không đội trời chung”, nhất là trong tập sách Chủ Đích Nam Phong (Tủ sách Tìm về dân tộc của nhà xuất bản Trí Đăng, Sài Gòn phát hành 2000 bản, ngày 20/2/1975), một công trình phê bình chính trị, trong đó ông dành hết tâm trí để chứng minh rằng Phạm Quỳnh là: “tay sai chính trị, tay sai văn hóa của thực dân Pháp”.
Thế nhưng, tháng 9 năm 1999, trên tạp chí Đi Tới, xuất bản ở Montreal, Canada số đặc biệt về chủ đề “Phạm Quỳnh: Văn hào và Chính trị: Công hay Tội”, ông lại bất ngờ công bố một giả thuyết kỳ quặc đến mức nhà báo lão thành Mạc Kinh Trần Thế Xương dưới bút danh Người Luân Đôn ở tận thủ đô xứ sở sương mù đã phải đánh giá đoạn báo đó là “thần sầu quỷ khốc” và viết hẳn mộti báo dài ngót 14 trang giấy A4 nhan đề Đối diện với lương tâm trước vụ án văn học – chính trị về Cố học giả Phạm Quỳnh: GIÓ ĐÃ ĐỔI CHIỀU.
Để bạn đọc có tư liệu tham khảo nhiều chiều khi tìm hiểu về học giả Phạm Quỳnh, chúng tôi xin trích đăng đoạn báo đó và một phần trong Lời kếti của giáo sư Nguyễn Văn Trung đăng trong số báo trên từ trang 8 đến trang 20 nhan đề Từ suy tôn Phạm Quỳnh đến đề cao thực dân thời hậu hiện đại. Đầu đề đoạn trích này là của chúng tôi.
—-o0o—-
Tóm lại xét về mặt nổi mặt chìm Phạm Quỳnh là người của địch nhưng có thể là người của ta gài trong hàng ngũ của địch (Chúng tôi nhấn mạnh – PT) hay không? Giả thuyết này có thể được nêu lên dựa vào tâm sự mà Phạm Quỳnh đãy tỏ trong chuyến công du Pháp hồi 1922. Bất cứ người Việt Nam nào từ khi Việt Nam tiếp xúc với Tây phương và nước Pháp, có cơ hội ra nước ngoài sang Pháp đều có một lối nhìn thời cuộc khác với người chỉ ở trong nước. Qua những trang tâm sự Phạm Quỳnh cho biết:
  1. Đời sống va chạm hằng ngày trong nước ở xa mới thấy những việc tưởng là quan hệ mà sau đó bần tiện nhỏ nhen, tranh ăn tranh nói, tranh uống tranh ngồi, v.v…
  2. Ở Paris đầu óc mở ra đón nhận những trào lưu mới tiến bộ. Phạm Quỳnh đi nghe các buổi nói chuyện của phe tả Cộng sản, đi thăm đại học Sorbonne, trường sư phạm rồi than thở về thân phận học hành dang dở dở dang của mình và cả nước cũng là dở dang.
  3. Nhận rõ chân tướng chế độ thực dân ở Việt Nam, những người Pháp thực dân khác hẳn người Pháp ở Pháp
  4. Hiểu được tại sao người Việt ở Pháp chống thực dân và không thể có thái độ khác
Với tâm tình đó ông tìm gặp các ông Phan Chu Trinh, Nguyễn An Ninh, Phan Văn Trường, Nguyễn Ái Quốc.
Trongi du ký ông chỉ nhắc tới buổi gặp Phan Chu Trinh mà không nói tới những gặp gỡ khác đặc biệt với Nguyễn Ái Quốc. Chắc hẳn ông đã báo cáo với mật thám Pháp về những tiếp xúc này một cách nào đó cho khỏi bị nghi ngờ. Những ai đã có dịp gặp Nguyễn Ái Quốc bất kể là người Việt Nam hay người ngoại quốc đều thú nhận rất khó chống khả năng cảm hóa thuyết phục của Nguyễn Ái Quốc sau này là Hồ Chí Minh, một người thấm nhuần sách lược Lê-nin-nít. Có thể Nguyễn Ái Quốc, nhận thức được sự đóng góp đặc biệt của Phạm Quỳnh cho cách mạng Việt Nam ở cương vị một người cộng tác thân tín với giới lãnh đạo chính trị an ninh tình báo cấp cao nhất trong chính quyền thuộc địa, trao công tác cho Phạm Quỳnh mà bây giờ gọi là “ĐƠN TUYẾN” nghĩa là chỉ tiếp xúc nhận chỉ thị của một người khi cần đến, trong khi chờ đợi cứ năm vùng 10 năm, 20 năm hoàn thành xuất sắc tất cả các việc người Pháp trao để không bị nghi ngờ bất chấp những đố kị kết án là phản quốc Việt gian. THỜI ĐIỂM 1945-46 PHẠM QUỲNH CÓ THỂ XUÁT HIỆN VỚI BỘ MẶT THẬT (thì) BỊ CẤP DƯỚI GIẾT CHẾT. Khả năng bị thủ tiêu ở thời điểm này lại rất dễ xảy ra ngay cả với những người được triệu ra Bắc làm bộ trưởng như Lê Văn Hiến nếu không nhờ có can thiệp kịp thời.
Dĩ nhiên, đây hoàn toàn là một giả thuyết có thể phải đợi bao giờ một cuốn sử về Nguyễn Ái Quốc trung thực được công bố có nói đến tiếp xúc giữa ông và Phạm Quỳnh hồi ở Paris hoặc không bao giờ được kiểm chứng.
(…) Tình hình hiện nay có xu hướng tạm gác đánh giá Phạm Quỳnh về chính trị và lưu tâm tìm hiểu về sự nghiệp văn học của ông. Trong nước đã xuất bản những Truyện ngắn Nam Phong và chuẩn bị những trao đổi về mặt văn học (…) Việc nghiên cứu này không dựa vào những chứng từ như hồi ký, trả lời phỏng vấn… chỉ có giá trị tương đối nào đó, mà vào bút tích ghi trong hồ sơ hành chính lưu trữ ở văn khố Pháp, Nhật hay của bộ nội vụ ở Việt Nam. Hy vọng có thể phát hiện những sự kiện thuận lợi cho Phạm Quỳnh như xác nhận giả thuyết ông Nguyễn Ái Quốc móc nối Phạm Quỳnh và bức thư kết bằng những mẩu thuốc lá của những Đảng viên Việt Nam Quốc dân Đảng ở trong tù gửi cho ông Phạm Quỳnh đề nghị can thiệp với Pháp thay án tử hình đối với nhóm Nguyễn Thái Học được xác minh ông Phạm Quỳnh có can thiệp… (những đoạn in đậm là do chúng tôi nhấn mạnh – PT)
Montreal, đầu tháng 8/1999

TƯ  LIỆU CỦA NHÀ VĂN SƠN TÙNG

VỀ MỐI THÂN TÌNH GIỮA

NGUYỄN ÁI QUỐC – HỒ CHÍ MINH VỚI

THƯỢNG CHI PHẠM QUỲNH



Lời dẫn của Phạm Tôn: Nhà văn Sơn Tùng có nhã ý “ký thác” toàn bộ những sưu tầm của ông trong nhiều năm “Về mối thân tình giữa Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh với Thượng Chi – Phạm Quỳnh” mà ông trân trọng gọi là “bậc danh nhân văn hóa” cho “nhạc sĩ Phạm Tuyên và gia đình kính quí”. Tập tư liệu chép tay quý giá này tròn 20 trang, viết xong ngày 8/12/2008, tức 12/11 Mậu Tý, tại Hà Nội – Chiếu Văn.
Nay, nhà văn đã đồng ý với đề nghị của nhạc sĩ Phạm Tuyên, cho công bố những trang viết của ông trên blog của chúng tôi.
Từ hôm nay, chúng tôi xin trích đăng tập tư liệu với tiêu đề từng phần và lời dẫn, lời bình của chúng tôi.
Xin chân thành cảm ơn thâm tình của nhà văn và xin mời bạn đọc bắt đầu theo dõi tập tư liệu có một không hai này.
—-o0o—-

PHẦN 2: “GIẾT MỘT HỌC GIẢ NHƯ VẬY THÌ NHÂN DÂN TA ĐƯỢC GÌ? CÁCH MẠNG ĐƯỢC LỢI ÍCH GÌ? (…) ĐÓ KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI XẤU!”

Lời dẫn của Phạm Tôn: Những lời nói ngay từ tháng 9/1945 khẳng định chắc chắn, dứt khoát ấy của Hồ Chủ tịch đã được thuật lại rõ ràng trongi Phạm Quỳnh, Người nặng lòng với nước, đăng trên nguyệt san Công giáo và Dân tộc, số 140, tháng 8/2006 vài Người nặng lòng với nước, đăng trên tạp chí Xưa và Nay số 267, tháng 9/2006.
—-o0o—-
Sau khi thoái vị, cựu hoàng Bảo Đại – Vĩnh Thụy nhận lời mời Hồ Chủ tịch ra Hà Nội, ngày 4/9/1945. Ngay hôm sau, ngày 5/9, Chủ tịch Hồ Chí Minh nghênh tiếp cựu hoàng Bảo Đại – Vĩnh Thụy tại Bắc Bộ phủ từ 8-9 giờ. Và ngày 10/9 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 23/SL cử ông Vĩnh Thụy làm cố vấn Chính phủ lâm thời Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
Tiếp theo, các vị cựu Thượng thư Bộ Hình Bùi Bằng Đoàn, cựu Khâm sai đại thần Phan Kế Toại, cựu Tổng đốc Vi Văn Định, cựu Tổng đốc Hồ Đắc Điềm ứng đáp lời mời Hồ Chủ tịch ra gánh vác việc nước. Trong thời khắc này ông Tôn Quang Phiệt, chủ tịch Ủy ban nhân dân Cách mạng Thừa Thiên – Huế, ông đến nhà số 8 Lê Thái Tổ bên Hồ Gươm gặp Bác Hồ (từ chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội, Bác ở nhà 48 Hàng Ngang của ôngTrịnh Văn Bô – Hoàng Thị Minh Hồ một nhà tư sản yêu nước, danh nho. Bác viết Tuyên Ngôn Độc Lập tại đây. Sau ngày người đọc Tuyên Ngôn Độc Lập 2/9, Bác về ở nhà số 8 phố vua Lê Thái Tổ, hằng ngày đến Bắc Bộ phủ làm việc.)
Ông Vũ Đình Huỳnh kể:
- Ông chủ tịch Ủy ban nhân dân Cách mạng Thừa Thiên-Huế Tôn Quang Phiệt đến Bắc Bộ phủ, đồng chí thường trực văn phòng đưa khách vào phòng đợi rồi đến báo với tôi. Tôn Quang Phiệt, một danh sĩ tôi nghe tiếng từ lâu, nay mới gặp lần đầu. Hai chúng tôi tay bắt mặt mừng… Anh xin được gặp Ông Cụ, nhiều vấn đề phải thưa ngay với Cụ. Tôi hẹn anh Tôn Quang Phiệt, hiện giờ Ông Cụ đangn công việc khẩn, tướng Lư Hán đến Hà Nội rồi. Sáng mai Ông Cụ hội đàm với Lư Hán… Tôi vào phòng họp, báo với Bác: – Ông Tôn Quang Phiệt trong Huế ra đang ở phòng khách, xin Bác cho gặp chiều hôm nay, có được không. Lúc nói đến ông Tôn Quang Phiệt, Bác và anh Võ Nguyên Giáp đều biểu lộ sự vui mừng tái ngộ. Bác nói: – Ông Tôn Quang Phiệt là chỗ quen biết. Ngày còn nhỏ, tôi theo cha lên Võ Liệt, Nguyệt Bồng huyện Thanh Chương để học, Tôn Quang Phiệt bấy giờ độ 4,5 tuổi…Chú Tư hẹn với chú Phiệt đúng 16 giờ gặp nhau ở “Bát số” (số 8, phố vua Lê Thái Tổ – tiếng lóng, mật hiệu). Chiều hôm ấy, Hồ Chủ tịch làm việc với ông Tôn Quang Phiệt tại đây. Chính trong buổi làm việc này, ông Tôn Quang Phiệt báo với Hồ Chủ tịch: “Cụ Phạm Quỳnh đã bị khử mất rồi!” (Chúng tôi nhấn mạnh – PT) Bác thu hai cánh tay vào sát ngực tựa lên mặtn, lặng ngắt một lúc…Người nói: “Giết một học giả như vậy thì nhân dân ta được gì? Cách mạng được lợi ích gì?” Người duỗi hai tay ra mặtn: “Tôi đã từng gặp, từng giao tiếp với Cụ Phạm ở Pháp! Đó không phải là người xấu!”

PHẦN 3: “LÚC NÀY CÒN CỤ PHẠM QUỲNH THÌ…”

Hồ Chủ tịch, Thượng khách thăm chính thức nước Cộng hòa Pháp từ 31/5 đến 20/9/1946. Ông Vũ Đình Huỳnh tháp tùng Hồ Chủ tịch. Ông Vũ Đình Huỳnh vừa nói, vừa mở tập Nhật ký hành trình của Hồ Chủ tịch bốn tháng sang Pháp –Đ.H viết là sở cứ: …“Pháp không chịu công nhận Việt Nam độc lập mở chiến tranh xâm lược ở Nam Bộ từ 23/9/1945 đang lan rộng ra Nam Trung Bộ mà lại mời Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thượng khách thăm chính thức nước Pháp, đó là điều chưa từng có trong lịch sử. Còn kỳ lạ hơn, sau lễ đón nghi thức nguyên thủ quốc gia tại phi trường Le Bourget ngày 22/6/1946, Hồ Chủ tịch về nhà khách chính phủ Royal Monceau. Tại đây, liên tiếp các chính khách, các nhà văn hóa danh tiếng, các tướng lĩnh, các văn nghệ sĩ, báo giới, các đảng lớn ở Pháp… đến chào Hồ Chủ tịch.
Người đến chào Hồ Chủ tịch đầu tiên là Đại tướng Juin, Tổng tham mưu trưởng quân đội Pháp. Rồi Bộ trưởng Bộ Pháp quốc hải ngoại Moutet, Bộ trưởng Justin Godart, nhà kiến trúc sư danh tiếng Francis Jourdain, giáo sư nghị viện Privet CTS Paillet, tướng Petit, chủ tịch báo giới Cộng hòa Pháp Bayet, trạng sư Nordman, văn sĩ Bloch,Cotton lãnh tụ phụ nữ Dân chủ. Điều lạ là, Đảng Cộng hòa bình dân (MRP- đảng của thủ tướng Bidault) do ông Schuman chủ tịch đảng dẫn đầu đoàn, ông Francisque Gay – Bộ trưởng, ông Michelet – Bộ trưởng, ông Collin ủy viên trung ương, ông Gortais ủy viên trung ương, ông Debey- ủy viên trung ương, ông Ammury ủy viên trung ương, ông Terrenoir – ủy viên trung ương, ông Max André- trưởng đoàn đại biểu Pháp, Hội nghị Việt Pháp tại Fontainebleau. Kế đến là đoàn Đảng Xã hội Pháp đến chào Hồ Chủ tịch gồm cóMorty Capgras, ông Moutet – Bộ trưởng, ông Philip-Bộ trưởng, ông Luyssy nghị viên, ông Rosenfeld- Viện sĩ, ông Boutbrien- bác sĩ và các ủy viên trung ương Roux, Stble, Dechezelles… Hồ Chủ tịch từng sinh hoạt trong đảng Xã hội… các vị vui chuyện với Người suốt 8 giờ tối đến 2 giờ sáng… Đoàn Đảng Cộng sản Pháp: Hai ôngCachin, Thorez Phó chủ tịch chính phủ,Braun Phó chủ tịch Quốc hội,Jeannette Vemersche nghị viên,Vaillant Couturier nghị viên, Duclos Phó chủ tịch Quốc hội, Marty ủy viên trung ương, Mauvais ủy viên trung ương, Billoux Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Tillon Bộ trưởng Bộ quân khí…
Một đoàn văn sĩ, thi sĩ lừng danh thế giới đến chào Hồ Chủ tịch: Triolet, Aragon, Richard Bloch, Boene, Moussinac, Masson, Séghers, Pierre Emmanuel. ÔngJoliot Curie hai nhà bác học thế giới đến chào Hồ Chủ tịch rất thân tình, đàm đạo gần hai tiếng đồng hồ. Về sau, hai nhà bác học Joliot Curie còn gặp Hồ Chủ tịch mấy lần…Lại…không thể tưởng tượng nổi, nhà danh họa Picasso gặp Hồ Chủ tịch ôm choàng lấy nhau hồi lâu! Vừa hàn huyên Picasso vừa ký họa chân dung Hồ Chủ tịch. Bức chân dung lịch sử ấy người giao cho tôi cất giữ. Hơn hai mươi năm sau tôi gặp họa, bị khám nhà nên không còn nữa.
Đến như cựu Toàn quyền Đông Dương hai lần A.Saraut cùng với con rể là Thượng sứ Sainteny đến chào Chủ tịch Hồ Chí Minh và ôm chặt lấy Nguyễn Ái Quốc năm xưa trước quan khách trong bữa tiệc long trọng!
Trước ngày khai mạc hội nghị Việt – Pháp tại Fontainebleau, Hồ Chủ tịch gặp mặt tất cả phái đoàn: ông Phan Anh, ông Bửu Hội, ông Hoàng Minh Giám, ông Nguyễn Văn Huyên, ông Trịnh Văn Bính, ông Dương Bạch Mai, ông Nguyễn Mạnh Hà, ông Tạ Quang Bửu, ông Đặng Phúc Thông, ông Huỳnh Thiện Lộc, ông Chu Bá Phượng, ông Hoàng Văn Đức. Trưởng đoàn là ông Phạm Văn Đồng. Lúc các thành viên đoàn Việt Nam vào đủ trong phòng, Hồ Chủ tịch nói với ông Phạm Văn Đồng, có ông Đỗ Đình Thiện và tôi (Vũ Đình Huỳnh): “Lúc này còn cụ Phạm Quỳnh thì…” (Chúng tôi nhấn mạnh – PT). Người im lặng. Ông Đồng đáp lời: “Bất tất nhiên, Bác đã nói rồi mà!…” (Chúng tôi nhấn mạnh – PT). Mà cũng chỉ có Bác Hồ! Sau khi ở Pháp về, ngày 4/12/1945, trong phiên họp Chính phủ Người đề nghị trợ cấp hằng tháng cho haiThành Thái, Duy Tân mỗi500 đồng Đông Dương
Lời bình của Phạm Tôn: Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu năm nay 89 tuổi, vừa nhận giải thưởng “Nghiên cứu – 2008” của Quỹ văn hóa Phan Châu Trinh, công nhận thành tựu suốt đời của cụ. Trong một lần vui chuyện cụ đã kể cho chúng tôi: Năm nọ, thành phố Hồ Chí Minh có yêu cầu Giáo sư Trần Văn Giàu và cụ chủ biên một tập sách giới thiệu toàn diện về Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh. Khi cùng làm việc với nhau, bỗng một hôm Giáo sư Trần Văn Giàu thở dài: “Giá như bây giờ còn cụ Phạm Quỳnh, có phải là đỡ không…” Câu nói ấy vô tình gần giống hệt lời Hồ Chủ tịch nói năm 1946, trước ngày khai mạc Hội nghị Việt Pháp tại Fontainebleau trên đất Pháp.



2 nhận xét:

  1. Cụ Phạm Quỳnh quả là người đa tài và rất có tâm huyết, người đã đóng góp rất nhiều công sức cho đất nước

    Trả lờiXóa