Chủ Nhật, 3 tháng 6, 2012

LÝ TÍNH VÀ TỰ DO

LÝ TÍNH VÀ TỰ DO
 
TRẦN VĂN TOÀN
 
 
Lý tính (rationalité) và tự do là hai đặc điểm của nhân loại. Hai đặc điểm ấy vốn dĩ đi kèm nhau và xuất hiện với nhân loại. Tuy nhiên, ta không thể nói gọn trong một câu: lý tính là gì và tự do là gì. Vì rằng tất cả lịch sử là một nỗ lực của nhân loại để tiến đến lý tính và tự do. Chính vì chúng ta còn trên đường để đi tới hai đặc điểm của nhân loại ấy, mà chúng ta chỉ có thể xem lại, xem lý tính và tự do đã thực hiện trong lịch sử nhân loại thế nào, và để dự phóng vềơng lai một vài đường lối. Chúng ta có thể làm như thế, vì hai đặc điểm ấy đã xuất hiện trong các thành tích của văn minh, do cha ông chúng ta để lại.
 
Nhân loại phát triển theo hai phương diện: “biết” và “làm”, “kiến thức” và “hành động”. Chúng ta sẽ tìm lý tính và tự do dưới nhiều hình thức ở trên hai con đường tiến của nhân loại đó. Chúng ta không có ý nói rằng lý tính ở trong kiến thức và tự do trong hành động. Vì thực sự không có như thế: chúng ta sẽ tìm thấy trong mỗi phương diện trên kia, cả lý tính và tự do. Hai đặc điểm này vẫn đi đôi và bổ túc lẫn nhau.
 
I.– Kiến thức
 
Bên cạnh thế giới thực hành của hành động và của cần lao, bên cạnh thế giới đầy thi vị của thẩm mỹ, chúng ta còn có một thế giới hợp lý của kiến thức, do lý trí ta xây dựng. Thế giới này xuất hiện không phải vì bị các nhu cầu của hành động thúc bách, nhưng là vì chúng ta không phải là một cái máy tự động, thu nhận ảnh hưởng của ngoại vật rồi trả bằng sức phản ứng để tự vệ. Chúng ta còn muốn hiểu biết sự vật, muốn liên lạc được những kiến thức đã thu được cho thành một mối. Nếu không có liên lạc các kiến thức lại với nhau, nếu không liên lạc được hình thù cái bàn, sức rắn của gỗ với nhau, thì ta sẽ chỉ có một mớ kiến thức hỗn độn. Kết cục là ta sẽ chẳng hiểu một tý gì. Hiểu sự vật nghĩa là đem lại những kiến thức về sự vật, sắp vào một hệ thống.
 
Buổi đầu hết, lý trí đã tìm ra những mối liên lạc giữa sự vật. Muốn hiểu bản chất của sự vật, người Hy Lạp cổ cắt nghĩa rằng các sự vật, đều do 4 chất: lửa, khí, nước, đất mà ra. Hòn đá cành cây từ trên cao rơi xuống là vị trí chúng ở dưới; thế nghĩa là chúng có chất đất. Có người còn muốn hệ thống chặt chẽ hơn, nên tuyên bố: Vạn sự đều do nước mà ra. Người khác: vạn sự điều do lửa mà ra v.v.. Đồng thời với người Hy Lạp, người Tàu cổ cũng cắt nghĩa vạn vật một cáchơng tự bằng thuyết âm dương, bằng thuyết ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Ngay trong lối cắt nghĩa còn phôi thai này, lý trí đã có ở trong để cho luận điệu tránh được mâu thuẫn và cho hợp lý.
 
Lối cắt nghĩa này sẽ trưởng thành và sinh ra khoa học. Khoa học phát sinh trong văn minh Hy Lạp và Aristote đã đặt các nguyên tắc làm nền tảng của khoa học. Theo ông, khoa học là cắt nghĩa sự vật cho hợp theo lý thuyết nhân quả. Từ đó, các khoa học đều lần từ quả tới nhân và đi một cách hợp lý thành hệ thống. Chúng ta sẽ lược qua công trình của nhân loại trong ba khoa học: toán pháp, khoa học thực nghiệm và triết lý.
 
Toán học
 
Toán pháp xây dựng trên mấy nguyên tắc căn bản minh bạch mà lý trí cho là đúng. Sau đó tất cả lâu đài của toán pháp sẽ tiếp tục theo phương pháp suy diễn. Người ta cứ dùng những cái gì đã biết để định nghĩa thêm những cái mới, và đi từ những cái đơn sơ đến những cái phiền tạp. Trong khi tiếp tục như thế, người ta không cần phải trở về kinh nghiệm thực tại, chỉ cần lập luận cho chặt. Thí dụ, người ta có thể đi từ phép cộng để định nghĩa được phép trừ, phép nhân, phép chia. Từ phép trừ người ta định nghĩa ra số tiêu cực, từ phép chia người ta định nghĩa ra phân số v.v.. Như thế toán pháp đã xây dựng được một thế giới của số, của hình lýởng, rất xa với thực tế nhưng lại rất hợp lý. Khi ta viết con số chẳng hạn như , ta không thểởngợng được con số ấy là thế nào trong thực tế. Ta cũng không thể nghĩ đến thực tế của một số phi lý hay của một “développement en série”. Toán pháp đã vượt hẳn lên trên những cái ta cảm giác được. Đó là một tác phẩm thuần lý, đã đi tới đâu là chắc tới đấy, vì không bao giờ bị thực tế quấy rầy. Toán pháp đi lên trên hẳn thực tế và chỉ cần luận rất chặt. Lý luận của toán pháp vẫn được coi là mẫu mực của lýởng khoa học.
 
Khoa học thực nghiệm
 
Khoa học thực nghiệm, trái lại, vẫn đi sát hẳn với thực tế. Không những xây trên kinh nghiệm, mà còn thí nghiệm, nghĩa là tạo nên kinh nghiệm để khảo sát thực tế. Cũng như toán pháp, khoa học thực nghiệm đi từ đơn sơ đến phiền tạp. Vì thế bước đầu là phân tán thực tế ta những yếu tố rất đơn sơ, và tìm những nguyên tắc khách quan để ai nấy đều đồng ý trên những nguyên tắc khách quan để ai nấy đều đồng ý trên những yếu tố đơn sơ kia. Khoa học thực nghiệm gác bỏ những gì là chủ quan. Thí dụ: Đối với nhà Bác học không phải là kẻ cho tay vào nước mà không chịu được phải rút tay ra ấy là nóng, nhưng là cầm hàn thử biểu, cột thủy ngân có cao hơn 370 hay không.
 
Mục đích của khoa học thực nghiệm là tìm những định luật chi phối các hiệnợng xảy ra. Nhà thực nghiệm khi quan sát sự vật nhận thấy rằng, hễ có những điều kiện giống nhau thì cũng có những hiệnợng giống nhau xảy ra. Ông liền ghi lấy các hiệnợng và các điều kiện; và sau khi làm nhiều thí nghiệm, ông theo phép quy nạp là lập một định luật khoa học, khi đã được nhiều định luật về mỗi loại thực tế, ông lại tóm tất cả vào một hệ thống một ức thuyết phổ quát hơn. Chính vì định luật khoa học là bản tóm những thí nghiệm đã làm khi làm phép quy nạp, nhà thực nghiệm không được vứt bỏ một hiệnợng nào vào một loại với định luật ấy. Vứt bỏ là phi lý, là thiếu khoa học. Đàng khác thì khi đặt ra một định luật khoa học, ta còn có ý cắt nghĩa các hiệnợng về một loại ấy sẽ xảy ra. Đôi khi một hiệnợng mới có thể làm lung lay cả một định luật hay cả một ức thuyết: như hiệnợng giao thoa (interférence) trong quang học, làm đổ luật ánh sáng đi theo đường thẳng của thuyết phóng quang, muốn cắt nghĩa nổi hiệnợng ấy, người ta sẽ đi tới thuyết quang ba (onde lumineux) vì thế có một lịch sử khoa học thực nghiệm: các định luật và các ức thuyết tiến đến cho hợp lý hơn.
 
Triết lý
 
Sau khi xem qua về tiến triển của toán pháp và khoa học thực nghiệm, chúng ta phải nói dài hơn về khoa học thứ ba: Triết lý. Vì rằng các khoa học kia có một phạm vi nhất định, mỗi khoa học chỉ khảo sát một phương diện nhất định của sự vật, và không hề đặt vấn đề về chủ thể. Ngay những khoa học như tâm lý thực nghiệm cũng không đặt vấn đề chính nhà Bác học đang làm thí nghiệm và đang suy nghĩ về một ức thuyết tâm lý. Trái lại, phạm vi triết lý là tất cả thực tại: triết gia nhìn tất cả thực tại theo quan điểm tổng quát đồng thời đặt vấn đề về chính chủ thể của triết gia. Chúng ta có thể nói: các khoa học khác là công trình của lý trí, còn triết lý thì là vừa công trình của lý trí, và là chỗ ta khám phá ra tự do con người. Và cũng như đã xem hành động toán pháp và thực nghiệm, đây ta sẽ khảo về hành động triết lý.
 
Công việc của triết lý là nhìn tất cả thực tại và liệu cắt nghĩa bằng một hệ thống. Ta có thể xếp thực tại theo nhiều lối, theo nhiều quan điểm; cũng như trong trò chơi với mấy mảnh gỗ, ta có thể xếp thành hình cái nhà hay cái bàn v.v.. Vì thế có thể có nhiều hệ thống triết lý để cắt nghĩa thực tại. Công trình của Triết lý là một công trình của lý trí. Bởi thế, tuy rằng cái sáng kiến của triết gia hay sự ta chấp nhận một hệ thống, thì hệ thống ấy phải hợp lý. Chính vì cùng đứng trên lập trường hợp lý, mà triết gia này có thể hiểu triết gia kia có ý nói gì. Do đó, cho dù ta không cùng một hệ thống với người khác, ta cũng có thể đi vào hệ thống của họ để khảo xét. Ta có thể một đàng xem hệ thống ấy có hợp lý không, nghĩa là có tránh được mâu thuẫn không, các phần đoạn có ăn khớp chặt chẽ với nhau không. Đàng khác, nếu hệ thống ấy hợp lý, ta lại xem có bao trùm được tất cả thực tại không, vì triết lý phải nhìn theo quan điểm tổng quát.
 
Thường thì hệ thống triết lý nào cũng có một phần hợp lý và một phần là dự phỏng. Hai phần ấy ăn khớp với nhau một cách hợp lý. Nếu một hệ thống bị đánh đổ thì hoặc là vì có người bất đồng ý kiến với phần dự phỏng kia, hoặc là vì không cắt nghĩa nổi được tất cả thực tại, chứ không phải là vì phần hợp lý. Các yếu tố hợp lý do các triết gia đã khám phá ra gọi là “triết lý muôn đời” (philosophie éternelle). Hậu lai sẽ giữ lấy triết lý muôn đời như là kết quả của cuộc tranh đấu của nhân loại để tới lý tính và tới chân lý.
 
Triết lý có một lịch sử là vì nỗ lực của nhân loại để cắt nghĩa tất cả thực tại, chưa bao giờ đã thành công hẳn. Vừa phần con người bị hạn hẹp, không dựa vào trong hệ thống của mình được tất cả thực tại; vừa phần vì càng ngày nhân loại càng khám phá ra nhiều yếu tố của thực tại, những yếu tố đó phải được ghép vào hệ thống. Có khi một phát minh khoa học thực nghiệm, hay một phát minh của một hệ thống triết lý khác, có thể làm lật đổ một hệ thống triết lý. Công việc của triết gia là như công việc con dã tràng cứ phải xây phá, rồi lại xây để càng ngày càng tới gần chân lý. Triết lý khép kín kia là triết lý chết. Triết lý mà cho là chân lý đã nằm trong hệ thống mình rồi, là một thứ triết lý ngạo mạn. Độc đoán vềởng đều ở thái độ ngạo nghễ ấy mà ra cả.
 
Hành động triết lý là thế. Rảo qua lịch sử triết lý ta sẽ nắm được vài điểm mà triết lý muôn đời đã khám phá ra. Những điểm ấy hậu lai sẽ không bao giờ quên. Chúng ta có thể chia lịch sử triết lý làm 3 giai đoạn theo các phát minh của triết lý.
 
a) – Giai đoạn thứ nhất là khi nhân loại bắt đầu triết lý cho tới Descartes. – Đặc điểm của giai đoạn này là khách quan. Các Triết gia đều quay cả ra ngoại vật, lấy thực tại bên ngoài làm đối vật, và tìm trong đối vật ấy các định luật siêu hình của thực tại. Đứng trước các định luật siêu hình (rất mực đúng nhưng cũng rất mực trừuợng), cũng như đứng trước các định luật toán pháp hay thực nghiệm, lý trí chỉ có một thái độ là nhìn nhận. Triết lý ở giai đoạn khách quan này còn rất gần các khoa học khác. Cũng chính vì thế mà giai đoạn này cả khoa học thực nghiệm lẫn triết lý vẫn chưa tách làm hai ngành riêng biệt.
 
b) – Giai đoạn thứ hai là ý thức của lý trí. – Sau khi lý trí đã xuất ngoại, đã tìm cho ngoại vật những hệ thống hợp lý, thì bắt đầu có ý thức về mình. Lý trí nhận thấy năng lực của mình ở trong các công trình hợp lý đã xây dựng. Đến đây triết lý tìm được thêm một thực tại phải cắt nghĩa: chủ thể (sujet, subjectivité) và các khoa học khác tách rời ra khỏi chủ thể. Các khoa học ấy càng tiến, thì công trình của lý trí càng cao, và lý trí con người ta càng có ý thức về mình hơn. Công trạng ấy là của Descartes. Đồng thời với Descartes, Pascal tìm thấy sự tự do con người. Nhưng trước khi khai phá về lý trí, triết lý chưa đủ trưởng thành để khai phá về tự do.
 
c) – Giai đoạn thứ ba: khám phá ra tự do. – Sau khi khám phá ra lý trí, các triết gia lại quay về khai phá mặt đó. Họ đã khai thác được những vẻ xán lạn của lý trí con người: các hệ thống duy lý mọc ra như nấm. Ai cũng cho lý trí là nhất đến lượt I. Kant viết cuốn Phê bình lý trí thuần túy. Kant đã nhận định rõ rệt phạm vi của lý trí. Khi ta có kiến thức về sự vật thì lý trí tổng hợp tất cả lại một mối. Các dây buộc sự vật với nhau, thành hệ thống kiến thức, đều do lý trí tác tạo. Lý trí chỉ thu sự vật lại để cho ta hiểu sự vật lý trí là một cái gì phổ biến trong khắp nhân loại và không có dây liên hệ gì đến nhân vị của ta. Vì rằng nhân vị ta thì chỉ ta mới có, đời sống ta khác người khác là vì nhân vị ta khác nhân vị họ. Còn lý trí thì ai cũng có như nhau…. Chính nhân vị là cái Kant đã tìm ra. Có lý trí thì ta có nhân vị. Khi ta hành động, tranh đấu với ngoại vật để tìm con đường sống thì thức là nhân vị ta tranh đấu. Đặc tính của nhân vị là tự do. Từ Kant trở đi, triết lý muôn đời đã đặt vấn đề nhiều về hai đặc điểm của nhân cách: lý tính và tự do.
 
II. – Hành động
 
Trước khi có thể phóng họa ra vài nét về lý tính và tự do, chúng ta còn phải nói qua một ít về hành động vốn đi kèm với kiến thức mà ta đã lược khảo ở trên.
 
Hành động của ta có thể đi theo hai chiều: cần lao là hành động để biến đổi cảnh vật để con người có lối phát triển. Khi hoạt động ta phải tùy vào kiến thức của ta về sự vật. Và cần lao cũng phải đi đến chỗ hợp lý như kiến thức của ta. Nhưng khi ta định tâm suy nghĩ, ta định đoạt về đời ta, ta sẽ làm gì, ăn ở làm sao, đối với người chung quanh thế nào, thì những hành động này có hệ đến bản thân và sự nghiệp ta. Ta có một bản thân một sự nghiệp đời sống, ta không phải là vô vị. Dù sao ta cũng chọn một con đường sống, nghĩa là ta đặt cho đời ta một mục đích. Sau đó tất cả hành động của ta đều quy về đó cả.
 
Cũng như về kiến thức, ta đang cố gắng tới một hệ thống có thể bao trùm được tất cả. Hệ thống ấy ta chưa có, vì kiến thức ta ngày một thêm nhiều. Càng nhiều kiến thức, ta càng trông thấy cái bao trùm được kiến thức một cách rõ rệt hơn. Cái ấy là lý tính mà ta đang theo đuổi. Cũng thế, trong đời ta, ta không thấy mục đích đời ta một cách rõ rệt. Ta chỉ thấy những giá trị phải phụng sự cũng như về kiến thức, ta không thấy lý tính mà chỉ thấy một phần của lý tính tản mác trong các khoa học. Trong khi phụng sự những giá trị mà ta thấy, ta có thể trông một cách lờ mờ mục đích của đời ta.
 
Tuy nhiên, không phải vì thế mà đời ta không có gì hợp lý. Khi ta nhất định phụng sự một giá trị thì hành động của ta phải quy về đấy cho hợp lý. Ta có thể nêu ra vài ví dụ:
 
Nếu ta phụng sự giá trị “giúp người ốm”, ta có thể làm khán hộ hay là y sĩ. Nếu định làm y sĩ thì có khi bây giờ ta mua cái xe đạp để đi học, khi đi học, ta vào trường thuốc chứ không vào trường bách nghệ; khi ở trường ta viết, ta đọc, ta thí nghiệm, tất cả đều để ta có những kiến thức về y khoa, ta có được những kiến thức ấy để có thể đi thực hiện việc giúp người ốm.
 
Nếu ta định tập đàn, thì những việc như đi học, mua đàn, tập đàn đều quy về đấy. Bên trên mục đích ấy ta có thể có mục đích tổng quát hơn, như phụng sự nghệ thuật.
 
Một thí dụ nữa: nếu ta yêu một người nào thì ái tình sẽ là cái trụ cho hành động ta. Từ việc viết thư, từ việc mua hoa cho tới lời ăn tiếng nói, khi gặp gỡ đều có ý để người ta biết rằng ta có yêu và để giữ ái tình cho lâu bền. Những việc có vẻ rất nhỏ nhen tầm thường như chải đầu, đi dạo phố, hay học tập đều rất có thể đưa ta đến giá trị ái tình.
 
Qua ba giá trị “giúp người ốm”, “nghệ thuật”, “ái tình”, ta còn có thể nắm một giá trị phổ biến hơn như: “phụng sự nhân vị” hay “ để tới một thế giới nhân vị”.
 
Như thế, đời ta không phải chỉ là một chuỗi những công việc không có liên lạc gì với nhau. Các giá trị ta theo đuổi sẽ hợp những hành động của ta vào một mối và cho chúng một nghĩa lý. Tất cả các hành động khoa học của ta cũng chỉ có nghĩa lý khi chúng được theo đuổi vì mục đích.
 
Càng quy tất cả hành động của ta vào một giá trị phổ quát thì ta càng sống theo lý trí. Chương trình đời ta là một chương trình hợp lý. Nhưng chúng ta vẫn còn trên đường để tới đời sống lý trí, vì đời chúng ta chưa có thống nhất, ta chưa trừ khử được những hành vi phi lý và vô nghĩa lý trong đời ta.
 
III. Lý tính
 
Sau khi đã trình bày đại khái các đường phát triển của nhân loại, bây giờ ta có thể hỏi: Thế thì trong những bước đường ấy, cái gì là lý tính, cái gì là tự do?
 
Chúng ta có thể trả lời ngay rằng trong kiến thức, cả trong hành động của nhân loại, đều có cả hai đặc điểm của nhân tính: lý tính và tự do. Nhưng cho đến bây giờ ta vẫn chưa hiểu suốt được hai đặc điểm ấy. Bao giờ tới được lý tính và tự do hoàn hảo, ta sẽ có thể định nghĩa minh bạch; nhưng tới được chỗ đó, tức là hết lịch sử nhân loại. Chúng ta còn đang tiến, và những nét ta phác được bây giờ, có khi sau sẽ bị hút vào những giới khác và quan niệm chúng ta sẽ hoàn hảo hơn.
 
Sau đây là mấy nét họa của lý tính:
 
Ta thấy lý tính ở trong ta như một sức mạnh thúc đẩy ta suy nghĩ và luôn luôn phê bình đường lối của mình để tránh hết những gì là vô cơ sở: không phải cứ để ý ra mà kiến thức và hành động ta đi tới chỗ hoàn hảo. Lý tính là một hành động lôi ta ra khỏi chỗ ù lỳ, lười biếng.
 
Có khi vì cảm tình ta sôi nổi và vì có thiển kiến sẵn mà thái độ ta không được chân chính, khi ta cố tình xảo quyệt thêm bớt những yếu tố phi lý vào hệ thống khoa học hayởng của ta để bênh cho học thuyết ta và để lừa bịp những người quá tin ở ta. Thiển kiến có khi còn làm cho ta ngạo nghễ, độc đoán, không chịu nghe người khác phát biểu ý kiến; cho rằng đấy làởng, là khoa học của giai cấp, của chủng tộc. Thực ra lập trường lý tính có tính cách phổ biến, những ai có nhân tính đều phải nhận, và nếu loài người không còn có thể nghe nhau trên lập trường lý tính, thì chỉ còn một phương pháp công hiệu là võ lực để bảo nhau. Lý tính sẽ là chiếc búa đập tan những cảm tình, những thiển kiến vô bằng kia, để kiến thức chúng ta hợp lý và xác thực, và để chúng ta khỏi sa vào trạng thái dã man.
 
Ta có thể tóm lại rằng: Lý tính có tính cách phổ biến, phổ biến đây có thể hiểu theo hai nghĩa:
 
a) Đối với sự vật ăn sâu vào hết mọi khóe cạnh, vì thế khoa học (thực nghiệm và triết) không được vứt bỏ một yếu tố nào của thực tại ra ngoài những phạm vi khảo sát của mình, và hành động của ta cũng không được đi một cách vô lý như không có mục đích.
 
b) Đối với các chủ thể chỗ nào đã có lý tính ăn rễ vào thì những ai có nhân tính đều nhận là phải cả. Đặc tính thứ hai của lý tính là thống nhất: chúng ta đã thấy nỗ lực của kiến thức ta để đi tới một hệ thống duy nhất, và nỗ lực của đời sống nhân bị ta để quy hành động vào một mục đích bao trùm được tất cả những giá trị ta đã theo đuổi.
 
Cũng như lý tính chưa thực hiện được hoàn toàn, thì hai đặc điểm phổ biến và thống nhất của kiến thức và hành động ta, cũng đang còn chập choạng bước tới chỗ hoàn hảo.
 
Hơn nữa, chúng ta còn nhận thấy lý tính xuất hiện dưới nhiều hình thức. Các hình thức ấy khác nhau, lý tính ở toán pháp, ở khoa học thực nghiệm, ở triết lý và ở hành động ta không bị ghim vào một lối. Nhận định lý tính của khoa này mà không nhận của khoa khác đó là thái độ vô lý. Thí dụ lý tính của khoa học thực nghiệm không phải là tất cả lý tính, một đàng vì khoa học thực nghiệm chưa tới được tận cùng lý tính của mình, đàng khác vì lý tính ấy bị giới hạn vào thế giới thực hành. Nghĩa là nếu không cần thực hành thì người ta cũng chỉ coi nó như một thứ kiến thức thuần lý để cho sướng trí khôn. Chính vì nhân loại cần phải hành động chung nhau để biến đổi sự vật mà khoa học thực nghiệm có ý vứt bỏ hết những gì là chủ quan để có một phạm vi mà mọi người đều hoàn toàn đồng ý. Người ta có thể hợp lý hóa tất cả đời sống con người để có thỏa thuận trong cả nhân loại. Nhưng càng đi như thế thì con người càng bị què cụt: vì khoa học và kỹ thuật đã phủ nhận các hình thức lý tính khác và phủ nhận cả tự do của con người.
 
VI. – Tự do
 
Tự do là gì?
 
a) – Chúng ta đã thấy kiến thức và hành động ta được thấm nhuần do lý tính. Nhưng không phải vì thế mà không có tự do trong đó. Lý tính lan rộng ra là vì có tự do. Tự do làm cho ta không chịu đứng lại ở những kết quả đã thu được. Và chính khi ấy thì tự do đi dò đường lối, rồi bước thử vào trước, lý tính sẽ theo sau với các phương pháp của mình để khám xét lối đi xem có hợp lý không. Đấy là về kiến thức. Thí dụ nàh khoa học nghĩ ra ức thuyết sóng điện từ (ondes électromagnétiques) để cắt nghĩa ánh sáng. Thế thì việc nghĩ ra ức thuyết rồi định tâm khảo cứu và chọn phạm vi thí nghiệm đều là tự do. Còn việc thí nghiệm và nhận thấy rằng ức thuyết ấy không cắt nghĩa nổi hiệnợng điện quang (photoélectrique) và vì thế ức thuyết ấy không đúng hẳn, việc ấy là về phạm vi lý tính. Trong phạm vi kiến thức, tự do vẫn đi trước soi dẫn cho lý trí đường sẽ đi.ởng triết lý thành nhiều hệ thống là vì triết gia mỗi người chọn một lối khảo sát thực tại. Độc đoán vềởng là chỉ biết nhận tự do cho mình mà không chịu nhận rằng người ta có thể nhìn chân lý bằng muôn vàn khía cạnh nghĩa là không chịu nhìn nhận tính cáchơng đối và hạn hẹp của mình và choởng mình là chân lý tuyệt đối. Ta có thể coi tự do là sức tiến bộ và lý tính là sức bảo tồn. Có tự do thì mới thấy nhiều lối để leo lên cao, có lý tính thì bước mới vững để khỏi phải trụt xuống. Công trình của Lý tính là bảo tồn được tất cả những gì tự do đã khám phá ra.
 
Trong hành động ta cũng thế. Tuy rằng sau khi nhận phụng sự một giá trị nào, ta có thể tổ chức hành vi ta cho hợp lý. Nhưng chính sự trông thấy và định phụng sự là tự do rồi. Giá trị ta phụng sự là cái gì chưa có ở thực tại nếu ta trông được thì không phải là vì lý trí. Trong thế giới đồ vật thì giá trị là do ta tạo nên, tùy như ý hướng của ta. Cái chai thủy tinh có giá trị là để đựng, khi ta dùng nó để mà chứa rượu, nhưng khi ta có ý đánh ai thì cũng cái chai ấy có giá trị là khí giới. Giá trị của các đồ vật chỉ là những giá trị còn nghèo nàn, chưa phổ biến lắm. Lên đến phạm vi nhân vị thì giá trị một phần do ta tác tạo và chấp nhận, một phần không tùy gì ở ta. Thí dụ việc trọng nhân vị người khác là do ta muốn hay không, nhưng ngay khi ta không muốn thì ta cũng tự nhận rằng nhân vị là đáng trọng.
 
Thường người ta cho rằng hễ có thể lựa chọn tức là có tự do, như thế nghĩa là nếu nhìn khách quan thấy có nhiều lối thì tất nhiên phải có tự do. Nhưng không, tự do là năng lực của con người có thể dấn thân vào một gái trị (giá trị ấy có thể là khoa học). Tự do không phải là công việc của khoảnh khắc. Đó là nỗ lực để dấn thân (s’engager) mãi vào giá trị ấy. Thực ra một giá trị bao giờ cũng trừuợng, sự dấn thân của ta chỉ có nghĩa khi nó đi xuống tới phạm vi cụ thể, qua tất cả các giá trị cụ thể hơn. Vì chính lúc bấy giờ ta có thể chọn các giá trị cụ thể hơn ấy. Mỗi lần chọn xong ta lại có trước mắt nhiều ngã đường, thí dụ ta chọn phụng sự quần chúng. Đây là một giá trị phổ biến. Muốn phụng sự quần chúng, ta có thể làm về quần chúng giáo dục hay làm về công đoàn, v.v., chỗ này ta có thể chọn. Nếu chọn công đoán, ta có thể liên lạc với chủ, hay giáo dục cho anh em trong công đoàn. Nếu chọn ngành thứ hai, ta có thể giáo dục kinh tế, xã hội hay chính trị v.v.. Và có khi xuống tới chỗ cụ thể là ta đang ngồi viết một bài báo về chính trị hay một tờ giấy mời đồng chí họp. Khi nói về tự do như thế, ta có ý tránh không nói đến tự do như nhiều người quen hiểu: là muốn làm gì thì làm. Thứ tự do này là một thứ tự do giả hiệu, chỉ có thể có trong một thế giới hỗn độn và vô nghĩa lý, và trong một đời người vô nghĩa lý. Nói thế khác, chúng ta không thể có thứ tự do ấy. Vì rằng khi ta muốn hành động, thì tự do ta phải đặt lên trên các định luật của vũ trụ và các định luật hợp lý của lý trí. Ta không thể có tự do bơi thuyền ở chỗ nước đông, ta không thể có mặt ở hai nơi, ta không thể làm cho 2 + 2 là 5.
 
Trước khi bàn thêm về tự do, ta nên chú ý tới một điều là lý tính và tự do là hai quan điểm khác nhau hẳn. Có khi trong hành động, ta quen nói: “xử lý thì thế này, xử tình thì thế kia” câu ấy có thể hiểu thế này “nếu tôi nhận một giá trị cũ mà mọi người nhận cả (tự do) thì hành vi của tôi sẽ thế này (lý tính = hợp với điều tôi vừa nhận). Nếu tôi chọn một thái độ thân tình (tự do) thì hành vi của tôi sẽ thế kia (lý tính = hợp với thái độ tôi có)” chứ không phải có một thứ hành vi hợp lý, một thứ hành vi tự do và vô lý. Vì thế dù trong khi yêu ai (tự do) thì hành vi cũng không được vô lý, vô nghĩa: nghĩa là không bao giờ có tự do mà không hợp lý. Tự do không phá đổ lý tính để trở về phi lý.
 
Chính vì tự do và lý tính là hai quan điểm khác nhau mà cả hai không ở chung trong một phạm vi. Tự do không phá đổ lý tính, lý tính không hạn chế tự do. Tự do là chấp nhận: có khi chấp nhận cái hợp lý có khi chấp nhận cái vô lý. Tự do còn có thể là chấp nhận cả những gì cao hơn lý tính, nghĩa là những cái mà lý trí không đủ lực để xét có hợp lý hay không (Trong thế giới khoa học và thế giới các đồ vật, không có gì là trung gian giữa vô lý và hợp lý).
 
b) – Trên đây ta đã nói về lý tính và tự do trong những phạm vi mà người ta có thể lẫn được hai cái với nhau: kiến thức và thực hành. Bây giờ ta nói riêng về tự do và thế giới của tự do, mà trên kia ta đã vạch ra vài nét cụ thể hơn. Nói đến tự do, ta không thể không nói đến các giá trị vì có tự do thì các giá trị mới có nghĩa lý. Giá trị không phải là một cái gì riêng biệt xa bên ngoài thế giới khách quan, các giá trị ở trong thế giới của sự vật, và ăn khớp với nhau, liên lạc với nhau thành một thế giới khác ở trong thế giới khách quan. Nói thế khác: đứng trước sự vật ta có thể có nhiều thái độ, nhiều ý hướng. Nếu thái độ ta là thái độ khoa học vật lý, ta sẽ trông thực tế là những phần tử vật chất có các hình thù có trọng lực và tốc độ khác nhau. Nếu thái độ ta là hóa học: ta sẽ thấy  các nguyên tử, các phân tử tan hợp trong bất kỳ đồ vật gì. Triết gia theo St. Thomas sẽ thấy vũ trụ này đầy những thực thể, triết gia theo Hegel sẽ tìm thấy ýợng ở khắp mọi nơi. Đấy là nói về kiến thức. Khi ta hành động, thì ta không còn thế giới vô vị lợi như về kiến thức. Thế giới thực hành sẽ đầu những dụng cụ, những tổ chức hợp với nhau thành thế giới thực hành; bất kỳ một dụng cụ nào cũng liên hệ đến tất cả thế giới này. Thí dụ khi ta ngồi cầm bút viết một bài để đăng báo thì cái bút của ta nhắc tới xưởng máy đã chế ra nó, đến những người thợ, đến những kỹ sư, đến những thứ máy đúc bút, đến xưởng chế ra các máy ấy, các mỏ để lấy kim khí làm máy, làm bút, đến xe cộ đã chở vác vật liệu, v.v., nghĩa là cái bút của ta nhắc tới tất cả một nền văn minh kỹ thuật của ta, đến tất cả các tổ chức kinh tế của thời ta sống.
 
Khi ta muốn thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên thì ta mặc cho núi non những khúc uốn tài tình, trái lại khi ta muốn vượt lên núi thì ta lại cho là dốc núi hiểm trở. Khi ta buồn thì ta trông “lá sen tan tác trong đầm, nặng mang giọt ngọc âm thầm khóc hoa”, khi vui thì hoa cỏ đều mỉm cười.
 
Nhưng trong những giây liên lạc với nhân loại, ta còn có nhiều thái độ hơn là đối với cỏ cây, với đồ vật. Đối với mỗi người, ta có một thái độ khác, và ta đóng rất nhiều vai trò, có lúc đóng vai cha, có lúc khác lại đóng vai lại đóng vai một người tình. Mỗi khi đóng một vai thì ta tổ chức thân xác, hành vi và thế giới ngoại vật, tùy theo người đối diện. Và tùy từng hoàn cảnh thế giới bên ngoài và hành vi ta lại mặc một ý nghĩa khác. Thí dụ bàn tay của một thầy thuốc khám bịnh, khác xa một bàn tay người tình vuốt ve, tuy rằng xét khách quan, có khi cũng chỉ là những cử chỉ như nhau.
 
Tuy nhiên, ta đừngởng tự do ta là một thái độ tiêu cực: nhìn nhận thực tế và đặt một ý nghĩa cho nó như kiểu người tù, bị chở đến chỗ đầy ải thì có thể nhìn phong cảnh như một khách du lịch, bị giam vào ngục thì lại có thể cho nhà tù là nơi dưỡng lão. Hay như một nhà tu hành không ăn không uống vì cho rằng mình tự do và thắng được đói khát. Đành rằng đó là tự do, nhưng chỉ là quan điểm chủ quan. Nếu là quan điểm chủ quan không có quan điểm khách quan bồi bổ, thì tự do cũng không bổ ích gì mấy cho vận mệnh của con người. Trái lại như ta đã thấy tự do là một thái độ tích cực: cái ý nghĩa chủ quan ta có thể đem nó vào trong vũ trụ cho nó mặc một hình thức khách quan. Chính vì thế mà tự do có thể làm đổi điều kiện sinh sống của ta, có thể xoay chiều cho lịch sử, cho văn minh. Hơn nữa, chính vì tự do con người đã nhập thể vào trong vũ trụ, trong kiến thức và hành động mà dần dần ta mới khám phá ra ý thức tự do, rồi sau đó tự do chủ quan và tự do tiêu cực.
 
Như thế thì ta thấy cái đặc điểm lớn nhất của loài người là có thể tạo nên rất nhiều thế giới, nên các giá trị trong các thế giới đó và sống trong nhiều thế giới khác nhau. Con người càng sống trong nhiều thế giới thì càng phát triển. Những người có bệnh tâm lý là những người chỉ biết sống trong một thế giới. Một nhà bác học mà không bao giờ biết ra khỏi thế giới nguyên tử, sẽ không thể nào sống được trong thế giới nhân loại.
 
Chính cái năng lực tạo nên các giá trị và các thế giới khác nhau là tự do của con người. Khi tự do phát triển thì con người nhận được nhiều thế giới mà thế giới lý tính của khoa học chỉ là một trong muôn vàn thế giới ấy.
 
Cũng vì tự do đã tạo nên các thế giới ấy, mà con người có thể bỏ một thế giới để sang một thế giới khác: sau khi nhìn thế giới khoa học sau các thứ máy, nhà bác học có thể thưởng thức một bản nhạc mà không nghĩ đến sự chấn động của khí trời để thành thanh âm, một bức họa mà không nghĩ đến những ức thuyết cắt nghĩa các màu sắc, và có thể đi vào thế giới của sinh lý học; nhà tâm lý học có thể giao thiệp với người chung quanh theo tình nhân loại mà không nghĩ đến truyện phân tách tính tình, v.v. Cũng năng lực ấy làm cho khoa học tiến bằng cách dự phỏng các kinh nghiệm và ức thuyết.
 
Sau cùng nhờ có tự do mà con người có thể vượt lên trên hiện tại để dự phỏng trongơng lai tất cả các thế giới hiện có và dự phỏng những thế giới hoàn hảo hơn. Đấy mới là đúng tự do của con người.
 
Chối bỏ tự do là phá đổ nhân tính hay làm cho con người bị què cụt vậy.
 
TRẦN-VĂN-TOÀN
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét