Thứ Ba, 22 tháng 5, 2012

SỰ CÁCH TÂN CẤU TRÚC CỦA THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI



SỰ CÁCH TÂN CẤU TRÚC CỦA THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
(TRÊN TƯ LIỆU CHÙM THƠ 3 BÀI
CỦA NHÀ THƠ-NHÀ GIÁO NGUYỄN TRỌNG HOÀN)
                            Nguyễn Thị Phương Thùy

Trong 237 bài thơ của 159 nhà thơ trong Tuyển thơ nhà thơ- nhà giáo của Nhà xuất bản Hội Nhà văn Việt Nam, chùm 3 bài thơ của Nguyễn Trọng Hoàn (“Không dưng mà nhớ”, “Ngẫu cảm”, “Nỗi nhớ”) tạo ra một ấn tượng khá độc đáo về phong cách. Điểm nổi bật là chỉ với 3 bài thơ, cấp độ sáng tạo về hình thức thơ được thể hiện theo ba mức độ khác nhau.

Thơ Việt Nam hiện nay phát triển theo nhiều khuynh hướng khác nhau. Có không ít nhà thơ vẫn lưu giữ trong mình dòng chảy nguyên vẹn của thơ truyền thống. Cũng không ít nhà thơ đã tạo ra những bước đột phá, cách tân cho thơ. Sự đột phá ấy tạo ra mầm mới cho thơ hiện đại đâm chồi nảy lộc theo nhiều nhánh khác nhau trên cái gốc thơ truyền thống bền vững. Vì thế, thơ hiện đại dù có “thoát xác” khỏi hệ thống “khuôn vàng thước ngọc” đến đâu cũng vẫn còn nồng đượm hoặc phảng phất cái sắc khí của thơ xưa. Ở cả ba bài thơ đều có dấu hiệu của sự tiếp nối liền mạch về hình thức giữa các câu thơ. Bài “Không dưng mà nhớ” được viết theo thể lục bát (câu trên 6 tiếng, câu dưới 8 tiếng). Nếu ở các bài thơ lục bát mỗi khổ có 2 câu, khi xuống dòng, các nhà thơ đều viết hoa ở câu 8 thì ở bài “Không dưng mà nhớ”, Nguyễn Trọng Hoàn đã viết liền một mạch, tuy vẫn ngắt dòng giữa câu 6 tiếng và câu 8 tiếng nhưng sự liền mạch về hình thức được đánh dấu bằng việc không viết hoa chữ đầu tiên của câu 8:
“Thung thăng bước dạo phố phường
Việc không viết hoa ở chữ đầu dòng 8 tiếng trong 2 câu lục bát/ khổ cũng tạo ra một sự gần gũi về hình thức giữa 2 câu/khổ thơ với 1 câu thơ được diễn xuôi vậy. Ta có thể viết liền 2 câu/ khổ thành 1 câu như sau: “Thung thăng bước dạo phố phường, bỗng hun hút nhớ nẻo đường không tên”; “Quên người nhớ, nhớ người quên, tan tành vỡ nát- nhớ bền vững xưa”; “Gặp người đón, nhớ người đưa, tránh người quen- nhớ người chưa biết mình”; “Thoảng qua nhớ cuộc chung tình, nửa đêm nay- nhớ bình minh thuở nào”… Khi viết liền như vậy, câu thơ vẫn giữ được nhịp điệu nhưng cái ý tứ, tư tưởng, tình cảm của người viết như được diễn xuôi, như một lời tâm sự, bộc bạch, như một lời độc thoại, chia sẻ tâm trạng. Mỗi cặp câu thơ/ khổ đều nằm trong một hệ liên tưởng rất chặt với những cặp từ trái nghĩa, với những cặp từ trong cùng một trường nghĩa. Từ phong thái “thung thăng” (trạng thái tương đối thoải mái, thư giãn), tác giả chuyển sang trạng thái “hun hút nhớ”. Nếu “hun hút” dành cho những nẻo đường, những con phố thì người ta chỉ thấy cảm giác rất sâu, rất xa và không có điểm dừng của không gian. Nhưng “hun hút” ở đây được dành cho tâm trạng của con người khi đi giữa phố phường. Người đọc cũng như chìm vào trong cái khoảng không dài và sâu vời vợi, bị ngợp và hút vào trong sức cuốn không đáy, không điểm dừng của nỗi nhớ. Nếu cái hun hút của không gian (như hun hút những con đường, hun hút những hàng cây…) bao giờ cũng tạo cho con người cảm giác chông chênh, mất đi, hẫng hụt đi, nhỏ bé hơn trong một không gian kéo dài vô tận theo chiều sâu thì cái hun hút của nỗi nhớ lại càng vô định và miên man hơn. Cái vô định, miên man ấy lại được lồng ghép trong một cái phông rất “ăn ý”: nẻo đường không tên. Người ta thường nhớ về những kỉ niệm, về những dấu ấn khó phai mờ trong tâm khảm hay những khoảnh khắc làm ngưng đọng kí ức chứ mấy ai nhớ về cái không xác định như “nẻo đường không tên”? Nhưng tư duy về cảm xúc thì không nhất thiết phải theo quy luật thông thường ấy. Có thể, “nẻo đường không tên” đó là một nẻo đường tự hiện lên trong nỗi nhớ một cách đột ngột, được bất chợt đưa vào nỗi nhớ của nhà thơ- một nẻo đường không định hình, chưa được xác định, còn đang ở phía trước… Cũng có thể, nẻo đường ấy không tên nhưng là nẻo đường được định hình thường trực trong nỗi nhớ của nhà thơ. “Nẻo đường không tên” ấy tưởng như mơ hồ nhưng có thể lại là hình ảnh khắc sâu trong tâm tưởng của nhà thơ. Song, “hun hút nhớ” mà được gắn kết một mạch với “nẻo đường không tên” thì cảm giác không xác định, có chút gì như chơi vơi vẫn là xúc cảm trọng tâm, rõ nét của cả 2 câu thơ. Rất tự nhiên, “Thung thăng dạo bước phố phường” trở nên tương phản với “hun hút nhớ nẻo đường không tên”, tương phản ở sự thanh thản, bình thản bề ngoài với chiều sâu hun hút bất tận, khôn nguôi của tâm trạng bên trong. Nếu đặt 2 ý ở 2 câu trên 2 dòng thơ, sự tương phản ấy lại càng rõ nét. Nhưng việc không viết hoa ở đầu dòng câu 8 tiếng làm 2 ý trên nối vào nhau một cách tự nhiên, tuy được tách trên 2 dòng thơ. Điều đó làm người đọc vẫn thấy được sự tương phản trong suy nghĩ, tâm trạng với dáng vẻ bề ngoài của “người dạo phố” nhưng vẫn hiểu được tính 2 mặt, tính đa diện về tâm trạng trong một dòng suy nghĩ, một dòng tư duy- tâm trạng, suy nghĩ ấy được truyền tải vào dòng 6 nối liền với dòng 8 thành 1 khối chữ, không có sự tách biệt bằng cách không viết hoa chữ cái ở đầu dòng 8: tính tương phản trong một thể thống nhất! Tương tự như vậy, xúc cảm của nhà thơ được đẩy lên mạnh mẽ hơn ở 2 câu thơ trong khổ 2:
“Quên người nhớ, nhớ người quên
Lại một loạt cặp từ trái nghĩa được đan xen vào nhau, như những tâm trạng, những mảng miếng của quá khứ và hiện tại, của thời gian và không gian được hoà trộn trong bảng màu của hội hoạ vậy. Xét theo dòng chảy thứ tự của từng chữ ta có các cặp trái nghĩa: “quên”- “nhớ”, “người nhớ”- “người quên”, “tan tành vỡ nát- bền vững”, “quên…nhớ- nhớ…quên”. Người đọc cũng liên tưởng đến các hệ nghĩa nhân- quả: quên- tan tành vỡ nát: vì quên nên tan tành vỡ nát; nhớ- bền vững: vì nhớ nên nhiều thứ vẫn còn bền vững. Cũng có thể có các hệ nghĩa khác: hiện tại đã “tan tành vỡ nát”, mất mát, khổ đau, không tốt đẹp thì “nên quên đi” và những gì bền vững, thuộc về sự thủy chung, về những điều tốt đẹp thì vẫn cứ nên “nhớ”. Xét theo trục dọc của 2 câu thơ, ta có các trường nghĩa, các hệ liên tưởng: “quên- tan tành vỡ nát”; “nhớ- bền vững”; “quên”: có cả hiện tại và quá khứ đan xen với nhau –“nhớ”: có cả hiện tại và quá khứ đan xen với nhau- “tan tành vỡ nát”: hiện tại – “bền vững xưa”: quá khứ. Nghĩa là, ở câu 6 tiếng, có “quên” và nhớ”: hiện tại và quá khứ vẫn còn đan xen với nhau, hoà nhập trong nhau nhưng đến câu 8 tiếng thì hiện tại “tan tành vỡ nát” và quá khứ “bền vững xưa” được tách biệt rõ ràng, được phân chia bằng ranh giới về ngôn từ, về tâm trạng và cả bằng một dấu gạch ngang nữa. Nhưng điều đáng bàn ở đây là, sự chuyển mạch từ nhớ và quên- từ hiện tại đan xen với quá khứ sang “tan tành vỡ nát” và “nhớ bền vững xưa”- hiện tại và quá khứ được tách biệt rõ ràng, được thể hiện bằng một điểm nhấn khá “thanh nhã” về hình thức: tác giả không viết hoa ở đầu câu 8! Vì thế, trên hình thức cả khổ, 2 câu 6 tiếng và 8 tiếng với 2 nội dung như đã phân tích được “gói gọn” trong từng câu nhưng chính việc không viết hoa chữ cái đầu dòng 8 tiếng đã làm cho từng câu thơ được “gói bằng cùng một dây lạt mềm mại” mà thôi.
“Gặp người đón, nhớ người đưa
Vẫn dùng những cặp từ trái nghĩa để làm bật lên hai mặt tương phản, đối lập trong tâm trạng nhưng tính khách quan và chủ quan trong từng tình huống đã thay đổi. Nếu khổ 2 chỉ diễn tả sự tương phản về tâm trạng và thực tế hiện tại-quá khứ thì khổ 3 còn là cả một thái độ ứng xử với các tình huống tương phản, có cả tính chủ quan hay không chủ quan trong đó. “Gặp người đón, nhớ người đưa” có thể chỉ diễn tả thực tế sự tình “gặp người đón” và tâm trạng xuất hiện một cách tự nhiên “nhớ người đưa”, như một kiểu “ôn cố tri tân”. Nhưng đến “tránh người quen” thì dường như đây lại là một sự chủ ý, cố tình chứ không chỉ là do hoàn cảnh như ở câu 6 tiếng: vì gặp người đón nên “vô tình”, “bất chợt” nhớ người đưa! Những lại có một sự tiếp nối về “cái vô tình” ở đây là khi chủ ý “tránh người quen” thì nhà thơ lai “nhớ vu vơ” đến “người chưa biết mình”. Có lẽ, đấy cũng là điểm nhấn vào chủ đề “không dưng mà nhớ” của cả bài thơ. Nhớ đến một người, một người chưa biết mình nhưng ta vẫn có thể liên tưởng rằng “mình” (=nhà thơ) biết đến người đó và nhớ đến người đó, dù người đó còn “vô tình” chưa biết đến nhà thơ! Sẽ thấy thú vị, nếu cảm nhận rằng sự cố tình không viết hoa chữ cái đầu câu 8 tiếng ở khổ thứ 3 này là để nối mạch cảm hứng về sự vô tình- cố tình- hữu tình- vô tình, không chủ ý và có chủ ý của nhà thơ. “Gặp người đón” là sự tình hiện thực mà chủ thể phải thực hiện – “nhớ người đưa” là tâm trạng bất chợt, “vô tình” đến khi ở tình huống “gặp người đưa”- “tránh người quen” là sự chủ ý, lánh mặt, cố tình không gặp gỡ- “nhớ người chưa biết mình”: có cả sự cố tình và vô tình (khi “tránh người quen” thì vô tình (= bất chợt) nhớ tới người chưa biết mình, nhưng nỗi nhớ đó lại hoàn toàn không vô tình mà lại là nỗi nhớ của một người “đầy tình”, chan chứa tình; người được nhớ đến (= người chưa biết mình) thì lại “vô tình” chưa biết “mình” (= nhà thơ). Sự cách tân tinh tế ở đây là thể lục bát “khuôn vàng thước ngọc” vẫn được lưu giữ rất tài tình, khổ thơ vẫn gồm 2 câu thơ, câu trên 6 tiếng, câu dưới 8 tiếng. Nhưng cái cấu trúc “lục bát” đó đã được làm “rạn nứt” khéo léo từ chính một điểm đánh dấu nho nhỏ về hình thức: không viết hoa chữ đầu câu 8. Vì thế mà cái mạch liên tưởng về vô tình- cố tình- hữu tình- vô tình mới xuyên suốt không ngắt quãng đầy ý tứ đến như vậy! Thực ra, với những sự liên kết về nội dung và “mạch lạc” của hai câu thơ trong khổ, người đọc có thể cảm nhận được mạch tư duy và xúc cảm vô tình- cố tình- hữu tình- vô tình trong 2 câu thơ trên. Song, sự liền mạch về dấu hiệu hình thức (không viết hoa ở đầu câu 8 tiếng) là sự phù hợp rất hợp lý, nhịp nhàng với nội dung cần thể hiện, nó thể hiện tính thống nhất giữa hai mặt nội dung và hình thức. Câu lục bát trong khổ thứ 3, vì thế, vẫn giữ được phần nào “cái vỏ hình thức” của câu lục bát truyền thống nhưng rõ ràng nó đã có sự chuyển biến, “lột xác” khỏi cái gốc lục bát truyền thống, đã liền hơi nối ý từ câu 6 tiếng sang câu 8 tiếng theo trật tự tuyến tính.

Tránh người quen, nhớ người chưa biết mình”.

tan tành vỡ nát- nhớ bền vững xưa.”

bỗng hun hút nhớ nẻo đường không tên

Quên người nhớ, nhớ người quên
tan tành vỡ nát- nhớ bền vững xưa

Gặp người đón, nhớ người đưa
tránh người quen- nhớ người chưa biết mình

Thoảng qua – nhớ cuộc chung tình
nửa đêm nay- nhớ bình minh thuở nào

Nhà chật thấp- nhớ trời cao
vườn mận sực nhớ vườn đào đương hoa

Bên mình- chợt nhớ người ta
ban mai ngơ ngẩn nhớ ra buổi chiều

Cuộn dây lặng nhớ cánh diều
không dưng- quặn nhớ những điều không đâu…”
Ý của câu 6 vẫn tiếp nối chảy xuống câu 8 như một dòng nước chảy trong tự nhiên, có chút dừng lại ở dòng thứ nhất, do việc tách dòng trên- dưới (như dòng nước gặp đá ở giữa dòng, có bị cản trở một chút) nhưng vẫn mải miết chảy tiếp về phía trước không ngừng nghỉ, chảy một mạch liên tục xuống câu 8 ở dòng 2 (do không có sự tách câu, không viết hoa chữ đầu câu 8). Đến khổ thứ 3, việc không viết hoa ở câu 8 tuy vẫn là để duy trì sự “bắt mạch”, “liền mạch” giữa câu 6 tiếng và câu 8 tiếng nhưng sự liền mạch về nội dung đã có sự chuyển biến:

Bất ngờ mùa khô thổi vơi rừng chiều
Cả một hệ thống các từ đối lập được nhà thơ sử dụng với mật độ dày đặc, tạo nên tính “ngẫu cảm” một cách chủ ý của thi nhân. Tất cả đều như thể “bất ngờ” tràn tới, liên tục nối tiếp nhau theo sự tuần hoàn, theo vòng quay của tạo hoá, liên tục nối tiếp nhau trong thế đối lập, san sẻ và bù đắp cho nhau: mùa khô/ mùa mưa, mùa xuân/ mùa thu, miền đông/ miền tây, nóng/rét, nam/bắc, thông/đước, náo nức/thâm trầm, ánh ngày/hương đêm... Những cặp đối lập đó đi cùng với nhau tạo nên các cặp đối lập lồng ghép, có ý nghĩa tăng cường hoặc các cặp đối lập lâm thời: nóng nam/rét bắc (đối lập lồng ghép, tăng cường); náo nức gừng cay/thâm trầm muối mặn, rộn rã ánh ngày/ ngọt lịm hương đêm (đối lập lâm thời). Đây chính là sự sáng tạo của nhà thơ theo phong cách khá hiện đại. Thực ra, có thể thấy trong thơ ca những giai đoạn trước, kể cả thơ đậm đà chất truyền thống, tính song song, đối nghĩa, đối cấu trúc là một trong những đặc tính khá nổi trội. Vì điều đó tạo nên tính đối xứng trong câu thơ, khổ thơ, bài thơ, về cả mặt hình thức và ý nghĩa. Việc dùng các cặp từ đối nhau trong thơ xưa không hề khan hiếm! Chẳng hạn, “Qua đèo Ngang” của bà Huyện Thanh Quan là một bài thơ có tính đối xứng khá cao. Điều đó được thể hiện rõ nét ở hàng loạt các câu thơ (chú ý các cặp từ:lom khom/lác đác, dưới núi/bên sông, tiều vài chú/ chợ mấy nhà, nhớ nước/thương nhà, đau lòng/mỏi miệng, con cuốc cuốc/ cái gia gia….; ở đây, bài viết này chưa kể thêm đến sự đối xứng về thanh điệu, về các cặp câu thơ có đối theo luật bằng-trắc, đối xứng về nhịp điệu…):
“Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá lá chen hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại, trời, non, nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta.”.

vó ngựa Đồng Văn bồn chồn Mũi Né
Bất ngờ mùa mưa bazan lộ tẻ
heo hút ngược đường tạm biết Pleiku

Bây giờ mùa xuân bây giờ mùa thu
miền đông Lêvitan miền tây xào xạc
Bây giờ nóng nam bây giờ rét bắc
tình vật mai đào tràn lên khuôn toan

Lau lách khơi vơi lan cúc nồng nàn
vi vút thông reo dầm chân đước lấn
Náo nức gừng cay thâm trầm muối mặn
rộn rã ánh ngày ngọt lịm hương đêm

Bây giờ là anh bao giờ là em
vô chừng mờ xa vô chừng đồng hiện.”
Nếu ở bài “Không dưng mà nhớ” đã có dấu hiệu của sự “thoát xác” khỏi cấu trúc cố hữu của câu lục bát truyền thống, tạo ra sự chuyển biến mới trong cấu trúc câu thơ, khổ thơ và cả bài thơ thì đến bài “Ngẫu cảm”, sự nối dài các câu thơ đã được nâng lên một bậc. “Ngẫu cảm” là bài thơ phần lớn gồm các câu thơ 8 chữ, thi thoảng có đan xen một vài câu 7 chữ chứ không được làm theo thể lục bát. Bài này chỉ có 4 khổ thơ, mỗi khổ không lặp lại đều đặn 2 câu/ khổ như “Không dưng mà nhớ”. 3 khổ thơ đầu mỗi khổ có 4 câu, khổ thơ cuối cùng chỉ có 2 câu thơ. Mỗi ý thơ trong 1 khổ thơ không được hoàn thiện trên mỗi dòng thơ mà được ngắt ý thành 2 lần trong 1 khổ thơ theo quy luật: chữ đầu câu thứ 1 được viết hoa, câu 1 vắt dòng xuống câu 2 và chữ đầu câu thứ 3 được viết hoa, câu 3 vắt dòng xuống câu 4. Riêng ở khổ thơ cuối cùng, do chỉ có 2 câu nên câu thứ 1 vắt dòng xuống câu thứ 2 và kết thúc ý thơ- khổ thơ ở câu thứ 2, đương nhiên chỉ có chữ đầu của câu thứ 1 được viết hoa.

Cấp 1: ngày/đêm
Điều thú vị ấy còn xuất hiện ở một vài cấu trúc khác ở một số câu thơ khác trong bài: “Bây giờ nóng nam bây giờ rét bắc”, “Náo nức gừng cay thâm trầm muối mặn”. Câu thơ “Bây giờ nóng nam bây giờ rét bắc” có 2 cặp đối xứng nóng/rét, nam/bắc. 2 cặp từ ấy kết hợp với nhau làm cho ý nghĩa đối lập tăng tiến lên gấp đôi: nóng nam/rét bắc. Nhưng, nét độc đáo vẫn là từ 2 cặp từ trái nghĩa ấy, tác giả tạo ra sự đối lập của 2 cụm: bây giờ nóng nam/ bây giờ rét bắc. Cùng một điểm thời gian mà có sự đối lập cao độ cả về điều kiện khí hậu và không gian (vị trí, khu vực, vùng miền) như vậy tạo ra sự dồn dập trong khoảng khắc, tạo ra sự khu biệt cao độ của từng ý thơ. Và rất tự nhiên, người đọc có cảm giác “bây giờ”cũng đối lập với “bây giờ” (= một khoảng thời gian đối lập với chính nó!), dường như sự đối xứng được đẩy lên đến đỉnh điểm. Thực ra, cấu trúc ấy đã xuất hiện ở câu thơ đầu tiên trong khổ thơ thứ hai: “Bây giờ mùa xuân/ bây giờ mùa thu”- đâylà sự đối lập về thời gian và không gian. Cũng như vậy, “Náo nức gừng cay/ thâm trầm muối mặn” không chỉ tạo ra sự tương phản về hương vị, mùi vị mà còn tạo ra sự tương phản về các cung bậc, sắc thái tình cảm. Một loạt các cặp từ nối tiếp nhau trong hệ thống như vậy, tạo ra một cảm giác gấp gáp về thời gian, không gian, về tâm trạng, tình cảm ở các cấp độ khác nhau: khơi vơi (cảm giác hơi xa xôi, hơi tản mạn)/ nồng nàn (cảm giác ấm áp, gần gũi, không thể thiếu); bây giờ là anh/ bao giờ là em (đối lập về hiện tại, về thời điểm có thể biết (bây giờ) với thời gian trong tương lai,chưa thể biết trước được (bao giờ), từ đó mà thấy giữa “anh” và “em” có điều gì như xa cách, như không dễ gần); vô chừng mờ xa/ vô chừng đồng hiện (đối lập giữa sự xa xôi, không rõ ràng mãi mãi (vô chừng mờ xa) với điều hiện hữu cùng một lúc không có giới hạn (vô chừng đồng hiện).
Cả bài thơ gồm có 4 khổ, 3 khổ đầu mỗi khổ có 4 câu thơ, mỗi dòng thơ có 7 tiếng hoặc 8 tiếng. Đễn khổ thứ tư thì có sự đột phá về cấu trúc bài. Bài thơ kết thúc bằng 1 khổ thơ chỉ vẻn vẹn có 2 câu, mỗi câu có thể được ngắt nhịp 4/4 làm người đọc liên tưởng đến những bước chân, những nhịp đếm vậy: bây giờ là anh/bao giờ là em; vô chừng mờ xa/ vô chừng đồng hiện. Nhà thơ dùng lối nói diễn xuôi của một câu trần thuật có từ hỏi (bao giờ) để thể hiện ý hỏi, ý thắc mắc “bây giờ là anh bao giờ là em”, gần gũi như một câu hội thoại hàng ngày vậy. Và câu trả lời cũng đầy tính ngẫu cảm: “vô chừng mờ xa vô chừng đồng hiện”.
Khác với nỗi nhớ “không dưng” trong “Không dưng mà nhớ”, khác với muôn vàn sắc thái, cung bậc tình cảm thăng trầm trong “Ngẫu cảm”, tâm trạng trong bài “Nỗi nhớ” được định hình cụ thể hơn, rõ ràng hơn, cô động hơn, có trọng tâm hơn. Nỗi nhớ ấy, tâm trạng ấy được lồng trong một cách diễn tả mạnh mẽ hơn, tuôn chảy hơn, nối tiếp nhau không ngừng của những ý thơ, câu thơ. Hình thức thơ đã bước thêm một bước “đột phá” so với hai bài thơ trước: mỗi khổ thơ gồm 4 câu thơ, chỉ có từ đầu tiên của câu thơ đầu tiên trong khổ mới được viết hoa, các chữ đầu các dòng thơ còn lại trong khổ không được viết hoa, thể hiện sự nối ý từ dòng trên xuống dòng dưới theo kiểu vắt dòng:
“ Hình như tiếng còi tàu vừa thảng thốt chào ga


lối rẽ Phúc Yên có người xuống đấy?
mới chợt nghĩ đã chạnh lòng run rẩy
có ai về cùng lại với tôi không?

Có ai về cùng lại những đêm trăng
“quán chiếu thiên nhiên”, hàng long não ngát
đêm nào thức khuya, sớm nào cay mắt
những vui buồn trong vắt thuở sinh viên?

Có ai về cùng lại buổi đầu tiên
với thư viện, giảng đường, kí túc…
giếng thì sâu, trời xanh mà nước đục
đói cồn cào mà cười nói râm ran

Làng Văn, làng đồi mùa hoa bưởi hoa xoan
vấn vít tỏa hương dòng Cà Lồ uốn khúc
trong nỗi nhớ, như là hư là thực
bóng núi Thằn Lằn, Tam Đảo phía mờ xa

Hình như tiếng còi tàu vừa mới vào ga…”



Cấp 2: ánh ngày/hương đêm
Cấp 3: rộn rã ánh ngày/ ngọt lịm hương đêm
bài “Ngẫu cảm”, tính đối xứng cũng có hệ thống rõ ràng. Song, tính đối xứng ấy không còn là sự đối xứng “quá quy củ” theo niêm luật thơ Đường mà nó được hình thành theo kiểu “ngẫu cảm” với hệ thống từ đối lập về nghĩa, nếu xét theo trường nghĩa. Chỉ có điều, khác với thơ xưa, cái tố chất về “tính đối xứng” được thể hiện qua các cặp từ đối ở bài thơ này đã được sơn một lớp vỏ mới với cấp độ dày đặc hơn, chi tiết hơn. Xét thử một câu thơ cuối cùng của khổ thơ thứ 3 làm ví dụ: “rộn rã ánh ngày ngọt lịm hương đêm”. Đây là câu thơ có 3 cặp đối lập. Cặp đối lập danh từ “ngày/đêm” là cặp đối lập cốt lõi. Các cặp từ rộn rã/ ngọt lịm, ánh/hương vốn không có ý nghĩa đối lập. Nhưng khi các cặp từ ấy được đi kèm với cặp đối lập ngày/đêm thì các cặp từ ấy đã cộng hưởng với cặp từ ngày/đêm để tạo ra những cặp từ ngữ đối lập mới - đối lập một cách lâm thời. Đây chính là sự sáng tạo tầng lớp của một tư duy mới trên cái vốn sẵn có là đảm bảo tính đối xứng gốc cội của thơ ca theo lối niêm luật. Ta có các cặp đối lập theo 3 cấp độ trong cùng 1 câu thơ trên như sau:
ĐÓ LÀ SỰ “MỞ” Ý ĐỂ Ý THƠ CÓ THỂ CHẢY XUỐNG DÒNG THƠ TIẾP THEO. MẶC DÙ TRONG KHỔ THƠ THỨ NHẤT ĐẾN CUỐI DÒNG THỨ HAI VÀ CUỐI DÒNG THỨ TƯ LẠI CÓ DẤU HỎI ĐỂ NGẮT MỘT Ý VỀ NỘI DUNG, CHUẨN BỊ CHO SỰ CHUYỂN SANG MỘT Ý MỚI, NỘI DUNG MỚI MÀ SAU ĐÓ VẪN KHÔNG VIẾT HOA. HÌNH THỨC TRÌNH BÀY MỘT KHỔ THƠ ĐA DẠNG NHƯ VẬY TƯỞNG NHƯ LÀ CÓ SỰ MÂU THUẪN NHƯNG THỰC CHẤT LẠI LÀM CHO CÂU THƠ CHẶT CHẼ HƠN, Ý THƠ QUẤN QUYỆN VỚI NHAU HƠN.
Bài thơ không chỉ là nỗi nhớ day dứt, thường trực về mái trường mà còn là những hồi ức, những kỉ niệm về một thời sinh viên. Những câu hỏi thao thức mãi khôn nguôi: có ai cùng về lại với tôi không?/ Có ai cùng về lại những đêm trăng/ Có ai cùng về lại buổi đầu tiên. Ngoài ra, một trong những nét đặc sắc của bài thơ là sử dụng các cấu trúc so sánh. So sánh không có từ để so sánh, so sánh bằng sự tương phản về thời gian: đêm nào thức khuya, sớm nào cay mắt. So sánh có sử dụng từ so sánh và nhấn mạnh: “giếng thì sâu, trời xanh mà nước đục”; “đói cồn cào mà cười nói râm ran”. Trong gian khổ vẫn thấy tươi roi rói niềm tin, sự lạc quan và sức sống của thế hệ trẻ (sinh viên), của con người trước những gian lao. Trong khó khăn, con người không chỉ lạc quan để sống mà còn sống với những giây phút lãng mạn, có chút “ngao du”, thả hồn vào thhiên nhiên, hoà mình vào không gian vô tận, gắn bó với những kỉ niệm của một thời để nhớ, đẹp đến trong vắt, đẹp đến nao lòng người: về lại những đêm trăng, “quán chiếu thiên nhiên”, hàng long não ngát; làng Văn, làng đồi mùa hoa bưởi hoa xoan,vấn vít tỏa hương dòng Cà Lồ uốn khúc trong nỗi nhớ như là hư là thực….
Bài thơ gồm 5 khổ, kết thúc bằng 1 khổ chỉ có 1 câu. Người đọc hơi hẫng vì sự kết thúc hơi đột ngột như thế. Nhưng sự đột ngột ấy được dung hòa bởi ý thơ có tính phỏng đoán (chính ý thơ này làm cho không gian câu thơ mở rộng ra vô tận trong sự tưởng tượng cả về không gian và thơ gian, về kí ức và hiện tại, vượt rất xa khuôn khổ hình thức của một câu thơ):
“Hình như tiếng còi tàu vừa mới vào ga….”
Ba bài thơ của Nguyễn Trọng Hoàn đều có sự cách tân về hình thức. Nổi bật nhất là việc không viết hoa các chữ cái ở một số dòng thơ theo các quy luật khác nhau (tùy thuộc từng bài) tạo ra sự liền mạch, không dứt ý giữa các câu thơ trong khổ. Việc kết thúc các bài thơ có nhiều khổ (trong đó, phần lớn là mỗi khổ có 4 câu) bằng những khổ thơ chỉ có 1 câu hoặc 2 câu tạo ra điểm dừng đột ngột, điểm nhấn ấn tượng cho chủ đề của cả bài. Mỗi bài thơ đều có các cặp từ đối lập theo bậc (1 cặp/ câu – bậc 1, 2 cặp/ câu- bậc 2, 3 cặp/ câu- bậc 3) tạo nên thi hứng khi thì dồn dập, khẩn trương lúc thì thong dong, miên man, day dứt. Những nét mới về hình thức thơ ấy phản ánh một tư duy thơ đã vượt ra khỏi khuôn mẫu quy ước nghiêm ngặt của thơ xưa, là một trong những điều kiện quan trọng để cho ý thơ được thả sức tuôn trào, diễn tả các cung bậc sắc thái tình cảm khác nhau, các chủ đề khác nhau trong cuộc sống. Hơn thế nữa, ở một số câu thơ đã có sự xuất hiện của những cấu trúc câu theo lối nói diễn xuôi hoặc lối nói trong hội thoại. Song, dù có những nét mới về hình thức thì thơ Nguyễn Trọng Hoàn vẫn giàu tính nhạc, có nhịp điệu, có vần có đối. Điều đó thể hiện thơ ông vẫn chịu những ảnh hưởng nhất định của thơ ca truyền thống. Tuy nhiên, cách làm thơ, viết thơ như Nguyễn Trọng Hoàn là cách làm thơ rất mới, nó là những nốt nhạc tạo nên giai điệu cho “bản nhạc” thơ Việt Nam hiện đại đang phát triển theo nhiều khuynh hướng khác nhau hiện nay.

1 nhận xét: