Thứ Ba, 29 tháng 5, 2012

Cốt truyện phụ

Cốt truyện phụ

  (TGĐA) - Trong phim, chúng ta thấy có nhân vật chínhnhân vật phụ. Vậy nhân vật phụ xuất hiện từ đâu? Đương nhiên, từ cốt truyện phụ. Vậy cốt truyện phụ là gì? Chúng bắt đầu từ đâu khi nào trong mối liên hệ với cốt truyện chính? Mục đích của cốt truyện phụ là gì? Cấu trúc của cốt truyện phụ ra sao? Có những loại cốt truyện phụ nào?


Trong cuộc sốngtrong nghệ thuật, chúng ta thường xuyên thấy có mối quan hệ giữa chínhphụ. Dòng sông hay con đường thường có nhánh chínhnhánh phụ. Ngôi nhà hay công sở cũng thường có cổng chínhcổng phụ. Xe máy chúng ta đi cũng có chân chống chínhchân chống phụ v.v... Trong phim, chúng ta thấy có nhân vật chínhnhân vật phụ. Vậy nhân vật phụ xuất hiện từ đâu? Đương nhiên, từ cốt truyện phụ. Vậy cốt truyện phụ là gì? Chúng bắt đầu từ đâu khi nào trong mối liên hệ với cốt truyện chính? Mục đích của cốt truyện phụ là gì? Cấu trúc của cốt truyện phụ ra sao? Có những loại cốt truyện phụ nào? V.v... Chúng ta sẽ lần lượt nghiên cứugiải đáp những vấn đề trên.
 
Cảnh trong phim Cô gái triệu đô
Thế nào là cốt truyện phụ?
Chúng ta hãy nhớ câu tục ngữ thân thương của dân tộc Việt Nam: “Một cây làm chẳng lên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Trong câu tục ngữ ấy có hình ảnh ngọn núi được ẩn dụ hóa. Chúng ta cùng công nhận là có ngọn núi ở đây. Có núi, đương nhiên, có đỉnh cao nhấtcó cả những đỉnh không cao. Nhiều khi, những đỉnh không cao cũng rất quan trọng. Chúng là những con đường dẫn đến đỉnh cao duy nhất kia. Trong văn học Nga Xô viết hiện đại, tôi nhớ có một trường ca mang tên “Người thứ hai” của nhà thơ Vladimir Kuhsev. Đây là một trường ca  viết về chiến tranh. Tác giả lý giải, trong trận đánh tập kích, người đầu tiên, người thứ nhất sở dĩ dám xông lên vì anh ta chắc một điều rằng sau anh ta, nhất định có nhiều chiến sỹ thuộc “người thứ hai” cũng xông lên cùng anh ta. Triết lý đó của trường ca đủ cho ta thấy người thứ hai quan trong đến mức nào.
Liên hệ với câu tục ngữ trên của dân tộc Việt Nam, người Nga cũng có một câu tục ngữ rất hay: “Ba cái cọc mới làm nên một hàng rào”. Điều đó cho thấy vai trògiá trị của những vật thể tương đồng. Trong tóan học chúng ta cũng thường nhắc lại định lý rằng muốn dựng một mặt phẳng phải có 3 điểm không thẳng hàng. Trong hội họa, muốn tạo một bố cục vững chắc, các họa sỹ thường sắp đặt 3 vật thể. Lẽ tất nhiên, trong con số 3 đó, có cái là số 1 là cái chính, cái nổi bậtcó những cái ở vị trí sau số 1, là cái phụ, cái thứ hai, thứ ba, thứ tư... sau đó.
Khi xem một bộ phim, chỉ có một cốt truyện chính, chúng ta thường có cảm giác khá mệt mỏi. Bởi bộ phim đó, như ngôi nhà, chỉ có mỗi cửa rao, không có những cửa sổ, cửa chớp cho thoáng khí. Chẳng hạn, bộ “Hòn đảo trụi” của Nhật Bản. Bộ phim rất hay, ngôn ngữ điện ảnh tuyệt vời. Nhưng cả bộ phim chỉ tập trungo việc kể hành trình lấy nước ngọt tưới cây của hai vợ chồng nông dân trên đảo. Xem rất mệt. Mãi đến khi, gần cuối phim, có một cố truyện phụ. Đó là khi đứa con đi săn cá biển, bị chết đuối. Người xem mới thấy hé lộ một cốt truyện phụ, tuy hơi ngắn, nhưng dù sao cũng làm phong phú hơn cho cốt truyện chínhnhân vật chính. Một cốt truyện chính không thể nào chịu đựng nổi sức nặng của khoảng thời gian 1 tiếng rưỡi đồng hồ. Một nhân vật chính cũng không thể nào tạo ra lực hút khán giả trong suốt thời gian đó. Bộ phim phải có các nhân vật phụcác cốt truyện phụ.
Các cốt truyện phụ này làm sinh động cho cốt truyện chính, làm phức tạp thêm các tuyến nhân vật, các đường dây khác. Cốt truyện phụ sinh ra chính là để trang điểm cho cốt truyện chính, làm cho cốt truyện chính thêm nhan sắc, thêm duyên dáng. Có thể nói, cốt truyện phụ như gia vị bổ sung cho món ăn thêm ngon. Để khẳng định điều này, tôi xin dẫn tiếp một câu tục ngữ tuyệt vời nữa để các bạn có thêm sự liên hệ giữa chínhphụ: “ Thịt thơm vì hành, trăng thanh vì Cuội”. Một cô gái đẹp vì cô ấy có rất nhiều cái duyên thầm ý nhị khác.
 
Poster phim Đàn sếu bay qua
Cốt truyện phụ bắt đầu từ đâu? Có vai trò gì?
Cốt truyện phụ thường bắt đầu từ sau phút thứ 10 của câu chuyện, nghĩa là, sau khi chúng ta tạo được tình huống để nhân vật rơio. Nhân vật muốn thóat ra khỏi tình huống này ra sao, cần có các cốt truyện phụnhân vật phụ đồng hành. Trong cấu trúc 3 hồi của kịch bản phim, cốt truyện  phụ xuất hiện từ hồi thứ hai. Chẳng hạn trong phim “Bài ca người lính” , sau khi nhân vật Aliosa lập chiến công, được thưởng kỳ nghỉ phép, trên đường anh ta về thăm mẹ thì cốt truyện phụ xuất hiện bằng các câu chuyện như gặp người đồng đội gửi xà phòng về nhà, gặp người thương binh mặc cảm, gặp anh lính trên tàu đòi hối lộ v.v... Trong phim “Đàn sếu bay qua”, cốt truyện phụ bắt đầu từ khi Borít ra trận, còn lại Vêra ở nhà. Vera gặp Mark, người anh họ ra sao? Vêra làm y tá ở quân y viện thế nào...
Trong phim “Cô gái triệu đô”, cốt truyện phụ  xuất hiện trong mối liên hệ về thân phận giữa cô gái Meggieông già da đen, võ sỹ Morgan. Trong phim “Ngàn dặm độc trình”, cốt truyện phụ xuất hiện khi người cha Nhật Bản gặp cô gái phiên dịch người Trung Hoahợp đồng giữa họ chấm dứt. Cốt truyện phụ khác đậm nét hơn, đó là khi nhân vật đóng vai Quan Vũ ở tù. Vì nhớ con nên anh ta không thể biểu diễn được... Trong những bộ phim kể trên, phim nào cũng cói cốt truyện phụ khác nữa. Các cốt truyện phụ này không nhất thiết phải xuất hiện cùng một lúc mà xuất hiệno thời điểm thích hợp nhất trong sự vận động của cốt truyện chínhtrên hành trình về đích của nhân vật chính.
Các cốt truyện phụ là những nhánh của cốt truyện chính . Ta cứ hình dung, cốt truyện chính như thân cây, còn cốt truyện phụ như những cành, những nhánh mọc ra từ thân cây đó. Có cành mọc theo hướng đông, huơng tây, hướng nam, hướng bắc. Các cành, nhánh này là bộ phận của thân cây. Chúng có mối liên hệ chặt chẽ với thân cây, nghĩa là nó phải mang phẩm chất, phong cách của cốt truyện chính, phục vụ cho cốt truyện chínhnhân vật chính. Ý nghĩa của điều này ở chỗ,cốt truyện phụ không thể lạc đề khỏi cốt truyện chính. Tức là, nếu cốt truyện phụ là một cành nhãn thì nó phải phát triển từ thân cây nhãn chứ không thể từ thân cây táo hay cây bưởingược lại. Chẳng hạn, trong phim “Cô gái triệu đô”,  cốt truyện phụ là mối quan hệ giữa hai nhân vật có cùng cảnh ngộ là MeggieMorgan. Cốt truyện chính là mối quan hệ vừa là thầy trò vừa là tình yêu giữa ông Frankiecô Meggie thì cốt truyện phụ không nên sa đào những câu chuyện yêu đương hay hòan cảnh gia đình ông Morgan! Làm như vậy thì khác nào có hai cốt truyện chính cùng song song tồn tại.
Cốt truyện phụ xuất hiện khi chúng ta muốn miêu tả các mối quan hệ khác  của nhân vật chính với những người xung quanh. Chẳng hạn, trong phim “Cô gái triệu đô”, cốt truyện phụ cho chúng ta biết tình cảm của Meggie đối với mẹ thế nào, đối với bố ra sao, với con chó của mình thế nào. Trong phim “Ngàn dặm độc trình”, cốt truyện phụ cho chúng ta biết người cha Nhật Bản, khi sang Trung Quốc để tìm con trai đã gặp những người có sự tương đồng ở Vân Nam ra sao... Ngoài ra cốt truyện phụ, thông qua các xung đột của nhân vật chính với nhân vật phụ, còn giúp cho người xem khám phá thế giới nội tâm của nhân vật chính, những dằn vặt băn khoăn trong họ. Thông qua cuộc gặp giữa Aliosa với người mẹ già lái xe tải trên con đường chiến tranh lầy lội (phim “Bài ca người lính), khán giả biết nỗi cháy bỏng trong lòng anh khát khao về thăm lại ngôi nhàthăm lại người mẹ như thế nào.
 
Cảnh trong phim Ngàn dặm độc trình
Mục đích của cốt truyện phụ
Các cốt truyện phụ xuất hiện nhằm mục đích mở rộng biên độ họat động của nhân vật chính. Chúng ta hãy nhớ lại vấn đề xây dựng nhân vật chính. Muốn xây dựng được nhân vật chính nổi bậtấn tượng, các chuyên gia ngành biên kịch thường khuyên những người viết trẻ xây dựng nhân vật trong các mối quan hệ với gia đình, xã hộicông việc. Các nhà làm phim nên quan tâm đến các mặt của nhân vật như cơ thể học, sinh lý họcxã hội học. Từ các hướng khai thác sẽ nảy sinh ra nhiều cốt truyện phụ khiến cuộc sống của nhân vật chính dày dạn hơn, có chiều sâu hơn. Đồng thời, từ các cốt truyện phụ này, tâm lý khán giả xem phim thỏai mái hơn, họ tiếp cận cốt truyện chínhnhân vật chính một cách sâu hơn,rộng lớn hơn. Ngòai ra, các cốt truyện phụ cũng làm giảm sự căng thẳng không cần thiết lên nhân vật chính. Một tác dụng nữa của cốt truyện phụ là chúng làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn, chân thực hơn. Như  trong phim “Đàn sếu bay qua”, cốt truyện phụ về lối sống của Mark với nhóm người ăn chơi của anh ta đã mở ra cho khán giả một góc nhìn về mặt trái của cuộc sống thời chiến của nhân dân Nga. Trong chiến tranh, không phải toàn dân đều đồng lòng như khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến” mà còn một bộ phận ngoảnh mặt với những hy sinh, đau đớn của dân tộc, hướng đến sự hưởng thụ, vui chơi...
Đây là một cốt truyện phụ rất mạnh mẽdũng cảm. Hoặc trong phim “Cô gái triệu đô”, cốt truyện phụ về một anh chàng da trắng mảnh khảnh, dù yếu đuối nhưng vẫn ham thích  tập quyền Anh, bị mấy chàng trai da đen bắt nạt. Điều đó khiến ông Morgan, nhân vật phụ, rất bực. Ông quyết lên võ đài lần cuối để tỉ thí với với chàng trai trẻ ngông nghênh. Kết quả ông hạ knock-out chàng võ sỹ trẻ kia. Chiến thắng này đã giảm bớt nỗi hận để thua trong trận đấu cuối cùng kéo dài từ thời trai trẻ của ông tới giờ. Từ câu chuyện của ông, người xem liên tưởng đến thất bại trong trận đấu đỉnh cao của cô Mergie, càng thông cảmchia sẻ với nỗi đau của nhân vật.
Cấu trúc của cốt truyện phụ
Như trên, tôi đã ví cốt truyện chính như một thân cây, còn cốt truyện phụ như những cành, những nhánh “tỏa ra bốn phương tám hướng”. Muốn làm cho các cốt truyện phụ này hayhấp dẫn, người viết càng nên trang điểm cho cốt truyện phụ này có nhiều vẻ đẹp như làm cho chúng có hoa có trái, có lá non lá già, có con chim đậu trên cành hót, có con bướm rập rờn, con ong đang tìm mật v.v... Nghĩa là chúng ta phải đầu tư nhiều lao động nghệ thuật cho chúng, xây dựng chúng cũng có cấu trúc ba phần: phần đầu, phần giữakết thúc.
Các cốt truyện phụ thường bắt đầu từ hồi hai. Tuy nhiên cũng có những cốt truyện phụ xuất hiện muộn hơn, nhưng không nên để những cốt truyện này xuất hiện đột ngột như từ trên trời rơi xuốngbiến mất một cách hụt hẫng.
Các cốt truyện phụ có độ dài hay ngắn tùy theo nội dung cần thiết mà nó truyền tải. Có khi nó chỉ dàii cảnh. Chẳng hạn như trong phim “Bài ca người lính”, khi Aliosa gặp người thương binh ở bưu điện. Anh ta đánh điện về nhà trong nỗi đau tuyệt vọng. Aliosanhân viên bưu điện đã làm thức tỉnh người thương binh, hướng cái nhìn của anh ta về điểm nhìn của người vợ. Đến ga sau, tàu dừng. Anh xuống ga, gặp vợ. Người vợ dìu anh ta đi trong niềm tự hàothương mến. Aliosa nhìn thấy cảnh đó. Người thương binh đang vui bên vợ, không chú ý đến Aliosa. Họ lẫno đám đôngra khỏi ga trong cái nhìn của Aliosa. Chấm hết. Một cốt truyện phụ có đầy đủ các thành phần của cấu trúc. Một tiểu phẩm ngắn gọn có nhan đề là “Cuộc gặp” khá thành công. Hoặc trong phim “Cô gái triệu đô”. Cốt truyện phụ về ngôi nhà mà Meggie mua tặng mẹ bằng mồ hôimáu của mình. Lúc đầu, mẹ cô không nhận vì bà sợ mất tiền trợ cấp vì ở trong ngôi nhà đó. Cô rất buồn vì khát vọng của mình bị từ chối. Nhưng sau này, khi cô bị bệnh, mẹem cô lại đến bệnh viện, yêu cầu cô kí biên bản giao nhà cho họ. Meggie lại thay đổi ý kiến, không ký nữa. Dù em cô đặt búto miệng cô, Meggie cũng để bút rơi xuống. Cốt truyện phụ này đã làm cho câu chuyện về nhân vật chính có chiều sâu hơnhấp dẫn hơn rất nhiều.
Nhưng câu hỏi đặt ra là, các cốt truyện phụ khi nào kết thúc? Nhìn chung, cốt truyện phụ nên kết thúc trước khi xung đột được đẩy lên cao trào. Như các cốt truyện phụ trong “Cô gái triệu đô” đều kết thúc khi Meggie tự chọn cho mình cái quyền được chết, trước khi ông Frankie đặt lên môi cô nụ hôn vĩnh biệt tình yêu.
 
Cảnh trong phim Bài ca người lính
Phân loại cốt truyện phụ
Các cốt truyện phụ nhằm tạo ra sự tương đồng với nhân vật chính. Đó là cốt truyện phụ về nhân vật Lee, người đóng vai Quan Công xuất sắc nhất trong phim “Ngàn dặm độc trình”. Nhân vật này cũng có một đứa con trai mà anh ta lâu ngày chưa được gặp. Nhân vật phụ Lee người Trung Quốc có thân phận gần gũi với thân phận của ông già Nhật Bản trong phim. Hoặc cốt truyện phụ về ông già Morgan trong phim “Cô gái triệu đô”. Ông này có thân phận tương tự như cô Meggie. Họ cùng thất bại trong trận đấu cuối cùng của đời võ sỹ. Sự tương đồng hay nói theo kiểu toán học, những nhân vậtnhững cốt truyện có hình “đồng dạng phối cảnh” đó khiến người xem đọc được một chiều sâu khác của cuộc đời.
Hoặc cũng có loại cốt truyện phụ tương phản với nhân vật chính. Ta hãy nhớ lại trong phim “Bài ca người lính”. Bên cạnh một Aliosa dũng cảm ngòai chiến trường như thế, cách đó không xa, vẫn còn lừng lững một anh lính khác béo mập, đòi hối lộ một cách trắng trợn. Hoặc câu chuyện về mấy bánh xà phòng mà người lính gửi về cho vợ. Chị ta có bánh xà phòng khác tốt hơn rồi. Song khi bánh xà phòng ấy ở trong tay người cha già, nó lại là hình dáng, hương thơm của đứa con ngoài mặt trận. Hoặc trong phim “Đàn sếu bay qua”, đối lập với đầm lầy, bùn đenmáu đổ của Bôrítđồng đội ở chiến trường là cuộc sống ăn chơi của Markbè bạn của anh ta. Hoặc câu chuyện nhỏ về chú sóc nhỏ yêu thương đeo gùi hạt dẻ với lá thư tình của Bôrít gửi Vêra. Song người được đọc lá thư nồng cháy yêu thương đó không phải Vêra mà là một kẻ ăn chơi đàng điếm.
Kết luận
Các cốt truyện phụ khiến cho câu chuyện của nhà làm phim có tầm vóc lớn lao hơn cũng như tầm vóc của nhân vật chính khỏe mạnh hơn. Đặc biệt, các cốt truyện phụ nhiều khi gây cảm hứng tốt hơn khi xây dựng kịch bản cũng như dàn dựng bộ phim. Về phía người xem, nó làm phong phú hơn, thiện cảm hơn khi được ngắm nhìn nhiều màu sắc hơn trên một bức tranh. Gọi là cốt truyện phụ xong chúng góp phần rất quan trọng để hoàn chỉnh một kịch bản hay một bộ phim.
Đoàn Tuấn

2 nhận xét: