Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012

Tổng kết bài học về máy ảnh số

Tổng kết bài học về máy ảnh số

Qua 9 bài trình bày các khái niệm cơ bản của nhiếp ảnh số và các chức năng thông dụng, quen thuộc nhất có trên mọi máy ảnh, người chụp sẽ có đủ khả năng nắm vững được những bước đi đầu tiên trên con đường sáng tác ảnh của mình. Bài tổng kết này sẽ tóm lược những nét cơ bản của 9 bài trước cùng liên kết đến từng bài cụ thể nhằm giúp người chụp có thể truy cập lại để tìm hiểu thêm bất cứ khi nào có nhu cầu.
Những chức năng thông dụng trên máy ảnh. Ảnh: Laptoptechnology.
Những chức năng thông dụng trên máy ảnh. Ảnh: Laptoptechnology.
Bài này giúp bạn làm quen với máy ảnh, những chức năng thông dụng cũng như cách bố trí các nút chức năng của một máy ảnh số thông thường.
Nguyên tắc một phần ba trong nhiếp ảnh. Ảnh: Blogspot.
Nguyên tắc một phần ba trong nhiếp ảnh. Ảnh: Blogspot.
Bài này giúp người chụp nắm vững được một số kỹ thuật căn khung hình cơ bản (chẳng hạn nguyên tắc phần ba) để làm cho một bức ảnh trở nên thú vị hơn. Bài học cũng chỉ ra công dụng của các chế độ mặc cảnh có tác động thế nào đến bức ảnh bạn chụp.
Tốc độ cửa trập
Các chế độ chụp trên máy ảnh. Ảnh: Trustedreviews.
Các chế độ chụp trên máy ảnh. Ảnh: Trustedreviews.
Các thiết lập tốc độ cửa trập khác nhau có thể tạo hiệu ứng đông cứng hoặc hiệu ứng chuyển động cho một bức ảnh. Sử dụng các thiết lập này một cách có hiệu quả có thể làm bức hình bình thường trở nên thú vị hơn.
Bài 4: Độ mở
Độ mở ống kính và tốc độ ảnh hưởng tới chất lượng bức ảnh. Ảnh: 123rf.
Độ mở ống kính và tốc độ ảnh hưởng tới chất lượng bức ảnh. Ảnh: 123rf.
Bài này trình bày mối liên quan giữa độ mở và tốc độ cũng như cách thức hai thông số này ảnh hưởng tới chất lượng của một bức ảnh.
Bài 5: Độ sâu trường ảnh
Ảnh: Photo
Sử dụng độ mở khác nhau sẽ quyết định khoảng nét giữa hậu cảnh và tiền cảnh của một bức ảnh.
Ảnh: Photo
Độ sâu trường ảnh đề cập tới khoảng nét trong khung hình và có mối liên quan mật thiết đến độ mở. Sử dụng độ mở khác nhau sẽ quyết định khoảng nét giữa hậu cảnh và tiền cảnh của một bức ảnh.
Bài 6: ISO
ISO là độ nhạy cảm biến với ánh sáng. Ảnh: Digital-photography.
ISO là độ nhạy cảm biến với ánh sáng. Ảnh: Digital-photography.
ISO là độ nhạy của cảm biến với ánh sáng. Nó được biểu thị bằng số và các mức ISO khác nhau sẽ có những ảnh hưởng khác nhau đến chất lượng của một bức ảnh.
Bài 7: Bù sáng
Ảnh bên phải đã được bù sáng (so sánh với ảnh gốc bên trái).
Ảnh bên phải đã được bù sáng (so sánh với ảnh gốc bên trái).
Mặc dù cảm biến đo sáng của máy ảnh hoạt động khá chính xác, nhưng do là máy nên đôi khi chính cảm biến cũng dễ bị đánh lừa tùy từng điều kiện ánh sáng môi trường khác nhau. Trong trường hợp này, biết cách sử dụng tính năng bù sáng của máy ảnh sẽ giúp bạn có được những bức ảnh hợp lý hơn.
Bài 8: Sử dụng đèn flash tích hợp
Đèn flash tích hợp trên máy ảnh compact. Ảnh: Dpreview.
Đèn flash tích hợp trên máy ảnh compact. Ảnh: Dpreview.
Mặc dù đèn flash tích hợp rất dễ khiến cho ảnh trở nên bẹt hoặc làm lóa sáng quá mức tiền cảnh, nhưng nếu biết sử dụng hợp lý theo từng điều kiện sáng, đèn tích hợp này cũng có những tác dụng không nhỏ trong việc làm cho bức ảnh trở nên tự nhiên hơn.
Bài 9: Sử dụng chế độ Macro
Chế độ macro được tích hợp sẵn trong máy. Ảnh: Wirefresh.
Chế độ macro được tích hợp sẵn trong máy. Ảnh: Wirefresh.
Nếu bạn là người thích chụp những bức ảnh cận cảnh, hãy nghĩ đến chế độ macro tích hợp sẵn trong máy. Tuy nhiên bạn cũng cần phải biết những ưu và nhược của chế độ này để có thể tận dụng tối đa khả năng của nó.
Trong kỳ tới, Số Hóa tiếp tục giới thiệu kiến thức nhiếp ảnh nâng cao dành cho người sử dụng máy ảnh số ống kính rời.

1 nhận xét: