Thứ Ba, 29 tháng 5, 2012

Về cái thực trong phim tài liệu

Về cái thực trong phim tài liệu
Thứ ba, 12 Tháng 8 2008 21:21 (GMT+7)
(TGĐA) - Phản ánh cuộc sống bằng người thực, việc thựcđặc trưng cơ bản nhất của phim tài liệu. Sức hấp dẫn của phim tài liệu trước hếtở chỗ nó cho người ta nhìn thấy cuộc sống thực, cuộc sống không bị sắp đặt, dàn dựng, tô vẽ. Đề tài và chủ đề tư tưởng dù lớn đến đâu nhưng nếu bị thể hiện một cách giả tạo, gượng ép, thiếu tự nhiên thì bộ phim sẽ giảm hoặc không còn giá trị. Đôi khi chỉ vì một vài chi tiết nhỏ không thực cũng có thểm hỏng giá trị của cả một bộ phim lớn.
Trước đây, không ít ngườim phim tài liệu do quá chú trọng đến sự chuẩn mực của hình ảnh màm hạn chế việc thể hiện cái thực trong phim. Chẳng hạn như người quay phim đặt máy cố định, rồi yêu cầu nhân vật đi lại, đứng ngồi, nói năng để ghi hình. Do phải “diễn” như vậy nên bối cảnh cùng với hành động, lời nói của nhân vật thường thiếu tự nhiên, vô cảm, vô hồn.

Những nhàm phim tài liệu chuyên nghiệp hiện nay luôn tìm mọi biện pháp để tiếp cận và thể hiện cái thực một cách có hiệu quả nhất . Nếu gặp phải mâu thuẫn giữa sự chuẩn mực của hình ảnh với việc thể hiện có hiệu quả cái thực thì họ không ngần ngại đặt việc thể hiện có hiệu quả cái thực lên hàng đầu.  Họ luôn di chuyển máy quay và khai thác triệt để các động tác máy để “đeo bám” chủ thể đến cùng. Phương châm tác nghiệp của họ“3 ch”, nghĩa“chờ, chọn, chộp”. Do cần phải đeo bám sự kiện và nhân vật như vậy nên nhiều khi họ chấp nhận sự méo mó, xộc xệch, không chuẩn mực của khuôn hình, miễn sao ghi được những chi tiết cụ thể, những hình ảnh có ý nghĩa nhất đang diễn ra trước ống kính. Chính sự phá cách đó đãm tăng giá trị chân thực của những thước phim. Trong phim Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai của đạo diễn Trần Văn Thủy, ở trường đoạn hai cựu phi công Mỹ trở lại gặp những người dân mà họ đã cứu sống 30 năm trước, ta thấy một cú bấm máy rất lâu, ghi lại toàn bộ cảnh 2 bên gặp nhau, tay bắt mặt mừng, trò chuyện thăm hỏi…Hình ảnh đoạn phim cho thấy người quay phim đã liên tục sử dụng động tác máy để theo kịp diễn biến của câu chuyện, nhờ thế mà người xem thấy cảnh gặp gỡ diễn ra rất tự nhiên, thấy cả cảm xúc, tâm trạng của các nhân vật. Xem phim Phidel Castro- người chỉ huy của đạo diễn người Mỹ Oliver Stone, ta có cảm tưởng như họ ghi hình một cách dễ dãi, cẩu thả như các anh thợ quay đám tang, đám cưới ở ta, nhưng thực chất họ rất có ý thức về vấn đề này. Nôi dung câu chuyện xảy ra chủ yếu trong một căn phòng với hai nhân vật chínhđạo diễn Oliver Stone và Chủ tịch Phidel ngồi đối thoại với nhau. Họ đã đối thoại một cách cởi mở và thẳng thắn mọi chuyện trên trời dưới đất, từ chuyện quốc gia đại sự, vài trò của một lãnh tụ cách mạng Cu ba đến chuyện rất riêng tư như việc sử dụng thuốc Viagra v.v… Phidel lúc hùng hồn sôi nổi, lúc trầm tư sâu lắng, lúc chễm chệ trên bộ sa lông, lúc bật dậy đi lại, nói năng hoạt bát…tất cả đều được phản ánh một cách chân thực nhờ sự di chuyển linh hoạt của máy quay và sử dụng thuần thục các động tác máy.

Điển hình cho cáchm phim “chờ, chọn, chộp”nhằm thể hiện có hiệu quả cái thựcphim Giấc mơ Hà Nội cũng của một đạo diễn người Mỹ. Nội dung phim xoay quanh việc phản ánh một đoàn nghệ sĩ kịch nói người Mỹ sang Hà Nội phối hợp với Nhà hát kịch Việt Nam dàn dựng chung vở “Giấc mộng đêm hè” của Shakespear. Ban đầu hai bên gặp gỡ rất vui vẻ, cùng thể hiện niềm vui được phối hợp sáng tạo nghệ thuật. Nhưng trong quá trìnhm việc, do khác biệt về phong tục tập quán, do bất đồng về ngôn ngữ nên mâu thuẫn phát sinh và ngày càng trầm trọng, có lúc lên đỉnh điểm. Hai bên to tiếng nặng lời với nhau, sự phối hợp có lúc tưởng chừng như đổ bể hoàn toàn. Sau đó, nhờ sự kiềm chế, nhường nhịn, hiểu nhau hơn, họ đã vượt qua thử thách để cùng nhau dàn dựng hoàn thành vở diễn. Ngày chia tay đầy xúc động, họ quyến luyến không muốn rời nhau. Toàn bộ câu chuyện trên được phản ánh một cách vô cùng tự nhiên, vô cùng chân thực đến nỗi ta có cảm tưởng những nhàm phim đã rình rập đâu đó để quay lén các nhân vật; và ta cũng có cảm tưởng như các nhân vật ở đây không hề biết có một người đang quay phim mình!

Các hội viên Đà Nẵng đi dự đại hội VI.HĐAVN 7/2005

Xu thếm phim tài liệu hiện đại buộc chúng ta phải xem lại vấn đề thẩm định kịch bản. Có thời, những nhà quản lý buộc ngườim phim phải xây dựng kịch bản cụ thể, ghi rõ từng chi tiết, thậm chí cả bố cục, kết cấu của phim, lời phát biểu của nhân vật… Cáchm này hầu như đã đặt câu chuyện vào một cái khuôn, và mọi sự sáng tạo của tác giả phải nằm trong cái khuôn đó. Như thế, rõ ràng bộ phim không thể nào phản ánh được hết thực tế“cây đời mãi mãi xanh tươi”. Ngày nay, người quản lý chỉ nên duyệt đề cương về ý tưởng, chủ đề, nội dung khái quát của bộ phim nhằm để cho tác giả có đất dụng võ múa gươm, qua đó phản ánh câu chuyện một cách chân thực nhất.

Phim tài liệu hiện đại rất chú trọng khai thác triệt để tiếng động hiện trường. Tiếng động hiện trườngmột trong những yếu tố cực kỳ quan trọng để thể hiện cái thực trong phim. Chúng ta thử hình dung đang xem một trận bóng đá mà không có tiếng hò reo của khán giả, tiếng quát tháo của chỉ đạo viên, tiếng gọi nhau í ới của cầu thủ thì trận đấu ấy sẽ tẻ nhạt biết chừng nào! Trừ một số dụng ý riêng của tác giả, nói chung, việc triệt tiêu tiếng động hiện trường để đưa nhạc vào phim tài liệucáchm xem ra đã lỗi thời.

Những nhàm phim tài liệu hiện đại cũng không cần quan tâm đến các thiết bị hỗ trợ ánh sáng như  đèn điện, đèn pin, tấm phản quang, bởi sử dụng các thiết bị này sẽm mất vẻ tự nhiên của yếu tố thời gian, không gian. Ngườim phim tài liệu khai thác và sử dụng ánh sáng tự nhiên sẽ góp phầnm tăng sự chân thực của bộ phim.

Cuộc sống trong phim tài liệucuộc sống thực, nhưng không phải hiện thực nào cũng được đưa vào phim tài liệu. Hiện thực trong phim tài liệu phải được cân nhắc, chọn lọc, tránh sự dung tục, trần trụi, tự nhiên chủ nghĩa. Các cảnh quay về tai nạn giao thông, nạn nhân chất độc da cam, các bệnh ngoài da… nếu không có liều lượng, không có sự tiết chế cần thiết thì rất dễ gây phản cảm. Trên màn hình, nếu ta nhìn thấy một người khiếm thị mang kính râm thì rõ ràng dễ chịu hơn nhiều so với nhìn thấy người không mang kính. Cận cảnh gương mặt một cô gái lầm lỡ chẳng những thiếu sự cảm thông, độ lượng mà còn có khả năng bị kiện, bởi vì như thếxúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của một con người. Ở các nước văn minh, khi thông tin về các bị can đứng trước tòa, người ta  thường công bố hình vẽ chứ không phải phim ảnh, bởi họ rất tôn trọng phẩm giá con người, mặc dầu đónhững kẻ sắp trở thành tội phạm.

Về nguyên tắc, cuộc sống trong phim tài liệucuộc sống thực, không bị khuấy động, nhưng đối với những sự việc đã lùi vào quá khứ, ngườim phim cũng có cách khắc phục để thể hiện nội dung. Ngoài việc dùng nhân chứng sống hoặc các nhà nghiên cứu kể chuyện, có thể sử dụng lời bình trên cái nền những hình ảnh liên quan đến cảnh cũ người xưa như di tích, di vật, di hình, mô hình, tranh ảnh, sơ đồ v.v… Những phim tài liệu trong chuyên mục “Danh nhân đất Việt” của Đài Truyền hình Việt Nam hiện nay được thực hiện chủ yếu theo cách thức này. Cũng có thể dùng những hình ảnh tương trưng hay ẩn dụ để kể chuyện. Trong phim tài liệu truyền hình Trang đời huyền thoại, đạo diễn Trí Trung đã sử dụng một đôi con cò trắng trên cánh đồng quê để nói về tình cảm vợ chồng của bà mẹ Quảng Nam Nguyễn Thị Thứ; đã sử dụng một hình ảnh rất ấn tượng, rất xúc độnghai con gà, một mẹ một con, để nói về sự côi cút, nương tựa vào nhau của hai người phụ nữ còn lại sau khi chín đứa con ruột thịt của mẹ đã hy sinh. Kể chuyện về quá khứ xa xôi, một số tác gỉa do non kém tay nghề nên đã trích dẫn phim truyện để minh họa trong phim tài liệu, như dùng các cảnh trong phim “Chị Dậu” để nói về đời sống nhân dân ta trước Cách mạng Tháng Tám.m như vậysai về nguyên lý, bởi đặc trưng của phim truyệnhư cấu, còn đặc trưng của phim tài liệungười thực, việc thực. Ngườim phim vẫn có thể trích cảnh từ phim truyện nhưng phải nói rõ cho khán giả biếtcảnh này được trích từ phim truyện nào. Và việc trích dẫn này nhằm giúp cho khán giả xem để mà liên tưởng đến thực tế chứ không phải để chứng minh cho thực tế.

Đối với những sự việc vừa mới xảy ra, tác giả có thể cho dựng lại hiện trường để ghi lại hình ảnh, nhưng nhất thiết phải trung thực, phải phù hợp với bối cảnh không gian, thời gian, tâm lý, phong tục tập quán từng địa phương. Khán giả không thể nào chấp nhận việc ngườim phim buộc đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền núi về thay áo quần mới, sặc sỡ màu sắc- vốn chỉ sử dụng trong các dịp lễ hội- ram rẫym nương để ghi hình. Bộ phim Việt Nam trên đường thắng lợi của nhà điện ảnh Nga Roman Karmenmột điển hình về việc dựng lại hiện trường sát thực tế. Karmen đến Việt Nam khi cuộc chiến chống Pháp của nhân dân ta đang đi vào giai đoạn kết thúc. Hình ảnh ông ghi được từ thực tế không nhiều. Ông và các đồng nghiệp đã cho tái hiện lại số cảnh để quay phim. Nhờ bối cảnh được dựng lại một cách trung thực nên khi xem phim, khán giả không hề thấy gượng ép, khiên cưỡng, mà ngược lại, phim đã giúp họ hình dung được cuộc kháng chiến đã diễn ra gian khổ, ác liệt và thắng lợi vẻ vang như thế nào. Trong trường hợp phải tái hiện thực tế, ngươìm phim phải luôn tự hỏi: người này, vật này, hành động này, bối cảnh này có hoàn toàn đúng với thực tế đã từng xảy ra hay không? Như nhiều người đã biết, hình ảnh xe tăng quân giải phóng húc đổ cổng Dinh Độc Lập của chế độ cũ ngày 30.4.1975 mà lâu nay chúng ta được xem trên phim ảnh, truyền hình không phảicảnh thực màcảnh được dựng lại một cách vội vã, thiếu cân nhắc. Như trên đã nói, việc tái hiện lại những thời khắc lịch sử để ghi hìnhviệcm bình thường, nhưng yêu cầuphải “diễn” lại một cách trung thực, khách quan, hợp logich. Thực tếxe tăng 390 húc đổ cổng Dinh Độc Lập, nhưng khi đóng lại để quay phim thì người ta sử dụng xe tăng 443, và sau đó xe này được sử dụng để trưng bày phục vụ khách tham quan. Điều nàym cho những người trong cuộc và các nhà nghiên cứu lịch sử phản ứng mạnh mẽ, dẫn đến việc phải thay lại xe 390 vào trưng bày tại Dinh Độc Lập cho đúng với thực tế. Và những người tinh ý còn phát hiện một chi tiết rất quan trọng: theo góc nhìn của ống kính thì người quay phim bấy giờ đang ở phía trong hàng rào của Dinh Độc Lập. Vậy nếu không phảitư liệu của phía bên kia thìm sao các nhàm phim cách mạng vào được bên trong để quay khi xe tăng quân giả phóng chưa phá được cổng vào Dinh? Điều đó chứng tỏ việc tái hiện lại thực tế bị tiến hành một cách sống sượng,m hạn chế tính chân thực của phim. Chính vì vậy, dưới con mắt của những ngườim nghề, đoạn phim tư liệu nói trên có giá trị tượng trưng hơntính chân thực lịch sử.

Poster phim Nhiệt kế 11/9


Việc sử dựng hình ảnh tư liệu trong phim tài liệu cũng có tính nguyên tắc. Tư liệu được sử dụng trong phim phải đúng lúc, đúng chỗ, phù hợp với nội dung, bối cảnh cụ thể. Trong rất nhiều phim tài liệu truyền hình của ta hiện nay, tư liệu về chiến tranh được sử dụng quá tùy tiện. Một đoạn phim tư liệu mà phim nào cũng dùng, thời điểm nào cũng dùng, đài địa phương nào cũng dùng. Khi người xem phát hiện ra điều này thì rõ ràng giá trị chân thực của bộ phim sẽ giảm sút rất nhiều. Đạo diễn Lại Văn Sinh cho biết, để bảo đảm tính chân thực, khim phim Chị “Năm khùng”, ông phải mất rất nhiều thời gian để tìm kiếm cho bằng được chiếc bi đông đựng nước uống, giống hệt như những chiếc bi đông mà các chiến sĩ quân giải phóng đã sử dụng trong các đoạn phim tư liệu. Trong phim  Nhiệt kế 11/9, đạo diễn Michael Moore sử dụng rất nhiều hình ảnh tư liệu để chê phê phán tổng thống Bush. Nhờ ông nghiêm túc, cẩn trọng trong việc chon và sử dụng tư liệu nên phim của ông thuyết phục được người xem, giúp họ thấy được bản chất của một tổng thống Mỹ.

Phản ánh cuộc sống thựcđặc trưng,nguyên tắc và cũngthế mạnh của phim tài liệu. Phim tài liệu thuyết phục người xem trước hết bởi cái thực. Nhưng để đạt được cái thực trong phim tài liệu không phảichuyện dễ. Nó luôn đòi hỏi các nhàm phim phải không ngừng suy nghĩ, tìm tòi, lao tâm khổ tứ trên con đường sáng tạo tác phẩm nghệ thuật của mình.

Huỳnh Hùng

1 nhận xét: