Thứ Năm, 31 tháng 5, 2012

Giang hồ Sài Gòn- Chương I

Vũ Quang Hùng
Giang hồ Sài Gòn
Chương I
G
iang Hồ Đại Chiến
Hơn 50 năm trước - quãng đầu thập niên 1960 - Trương Văn Cam, tức Năm Cam, còn đứng gác cửa và lắc tài xỉu cho Bảy Xi tại một sòng bạc trên đường Lê Văn Linh, quận 4. Bảy Xi là anh vợ Năm Cam và cũng là trùm các sòng bạc thuộc khu vực quận 4 và huyện Nhà Bè.
Nếu tính trùm sòng bạc tại Sài gòn thời dó, còn có thể kể thêm Đực Bà Tiều (Đực là con một phụ người Triều Châu - hay gọi là người Tiều) cát cứ khu vực chợ Cầu Ông Lãnh, chợ Cầu Muối; và Tám Lâu đứng đầu các casino quanh đường Nguyễn Công Trứ.
Tất cá các "trùm" trên đều phải chia lợi tức cho Đại Cathay ông vua du đảng nổi tiếng nhất. Nhưng Đại Cathay không chỉ sống nhờ lợi tức từ các sòng bạc. Một nguồn thu khác đều đặn và có phần Iớn hơn nhiều của Đại Cathay là tiền bảo kê từ các nhà hàng; khách sao, vũ trường... Ngoài ra còn có tiền của một số tay tài phiệt hoặc do phải đóng "thuế giang hồ" hoặc do "ngưỡng mộ" Đại Cathay nên tự nguyện chi trả (như trường hợp "vua kẽm gai" Hoàng Kim Qui chẳng hạn).
Toàn bộ số tiền thu được; Đại Cathay đứng trả lương cho bọn đàn em, mua chuộc các quan chức (kể cá cảnh sát, trong số đó có Đại uý Trần Kim Chi, Trưởng ban Bài trừ Du đảng, cánh tay phải của Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan, Giám đốc Tổng nha Cảnh sát Quốc gia khi ấy) và ăn chơi (nhất là nhảy đầm tại các vũ trường lớn, "boa" cho các cô ca-ve. Đại Cathay thường tự hào mình nhảy bê -bốp và cha-cha-cha rất đẹp).
Đám đàn em thân tín nhất của Đại Cathay khi ấy có thể kể: A Chó, Hải Súng, Lâm Khùng, Lương Chột, Hủng Đầu bò, Phong, Chương, Việt Parker...
A Chó làm kinh tài cho Đại với vai trò cố vấn kinh tế. Hải Súng là kẻ trực tiếp nhận lệnh từ Đại rồi truyền xuống cho bọn đàn em thực hiện (vai trò của y tương tự Thảo "ma" trong tổ chức của Năm Cam sau này). Lâm coi như cận vệ của Đại, lúc này chưa mang tên Lâm Chín ngón (tại sao Lâm có biệt danh này sẽ được giái thích sau). Hùng Đầu bò và Lương Chột đóng vai trò "quân sư" cho Đại... Bọn còn lại hầu hết vừa là sát thủ của Đại, vừa "ăn bay" - tức cướp giật bằng xe gắn máy với tốc độ cao. Con mồi của chúng đa phần là những người vừa lãnh tiền ở ngân hàng ra, bị chúng theo dõi, chó lúc thuận tiện liền ra tay cướp. Nếu bị rượt đuổi, chúng dùng súng bắn trả quyết liệt.
Sự thực Đại Cathay chưa bao giờ ra lệnh cho thuộc hạ sát hại bất cứ một người nào - và có lẽ đây là điểm khác biệt Iớn nhất với trùm xã hội đen Năm Cam ba mươi năm sau (Năm Cam sẵn sàng giết người dù kẻ đó là bạn cũ, đối thủ làm ăn, hoặc kể cả nhân viên cộng lực dám ngáng đường hắn). Khi cần tấn công, bất các băng nhóm khác qui phục để mở rộng địa bàn làm ăn, Đại và đàn em cũng không bao giờ dùng súng (mặc dù, như trên đã nói; rất nhiều tay em sát thủ của Đại có súng). Một phần vì chúng muốn tránh sự để ý của cảnh sát nhưng nguyên nhân chính vì chỉ dùng sức mạnh với "tay nghề" lão luyện khuất phục được đối thủ mới khiến bọn này thật sự "tâm phục, khẩu phục".
Nhin bề ngoài, Đại Cathay dể chinh phục cảm tình người đối diện: khá đẹp trai (cao l,64m), lại có vẻ trí thức chớ không hề bậm trợn, ăn nói nhỏ nhẹ, nhã nhặn. (Năm 1966, khi bị giam tại Chí Hòa, Đại Cathay ở phòng 3E4; tôi - khi đó cùng một số anh em sinh viên học sinh bi biệt giam tại lầu 3D và được anh em bầu làm "trưởng phòng" – nhờ vậy có thể đi lại tương đối thong thả trong khu ED vào giờ mở cửa biệt giam nên có dịp qua lại thăm Đại Cathay nhiều lần và trò chuyện khá thân mật).
Phần trên mới chỉ viết về các tay trùm vùng Sài gòn, chưa hề nhắc tới khu Chợ Lớn. Khi đó đối với dân chơi, hai khu vực này tách biệt hẳn và toàn bộ khu Chợ Lớn do các băng nhóm xã hội đen người Hoa điều khiển.
(Khi xưa Sài gòn và Chợ Lớn có ranh giới là đường Cộng Hòa - bây giờ là Nguyễn Văn Cừ - tiếp đó chạy dài theo đường Lý Thái Tổ).
Nổi bật nhất trong đám xã hội đen người Hoa phải kể đến Nàm Chảy tức Tín Mã Nàm. (Sau giái phóng, một phần cuộc đời của Nàm Chảy
Được dựng thành tuồng cải lương “Tướng cướp Mã Ngưu” do đòan Trung Hiếu của Công an Thành phố Hồ Chí Minh trình diễn, khá ăn khách). Tín Mã Nàm hùng cứ khu Đại Thế Giới - khi ấy là khu sòng bạc ăn chơi nổi tiếng nhất của cả miền Nam, nay đã bị phá bỏ, xây lại thành Trung tâm Văn hóa quận 5, nằm tại góc đường Trần Hưng Đạo – Trần Phú.
Cầm đầu vùng An Bình là Hải Phòng Kin. Còn “lãnh chúa” khu Lido-Đồng Khánh (1) là Quảy Thầu Hao (tức Quỉ Mặt Đen); và còn phải kể thêm Sú Hùng “chuyên trị” các đoàn múa lân.
Nhân đây xin giải thích thêm, nhiều người không rõ lắm về giới giang hồ cho rằng cầm đầu miệt Chợ Lớn là Mã Thầu Dậu. Thực ra Mã Thầu Dầu chỉ là danh từ chung chỉ đám dân chơi (Mã Thầu = mã đầu, tức đầu ngựa; ý nói đám đầu trâu mặt ngựa) mà không hề nhắc đến một cá nhân cụ thể nào.
Tuy nhiên, xã hội đen Chợ Lớn khác Sài gòn ở chỗ họ không chỉ bao thầu các sòng bài, bảo kê nhà hàng, vũ trường, khách sạn... mà còn ăn tiền cống nạp của nhiều cơ sở sản xuất hàng giả và kinh doanh trốn thuế. Nguồn thu từ hai đầu mối sau cùng này rất nhiều vì vào thời điểm ấy Chợ Lớn nhan nhản hàng giả, hàng nhái, làm lậu (chẳng thế từng có câu "Hồng Kông bên hông Chợ Lớn).
Bọn họ còn giỏi về mua chuộc, hối lộ. Thiếu tá (sau lên trung tá) Trụ, Trưởng ty Cảnh sát quận 5, bị mua đứt, chẳng bao giờ ra lệnh điều tra các hoạt động mờ ám của đám xã hội đen (nếu có nhúng tay thì chỉ để bênh vực họ).
Một số tay tài phiệt Chợ Lớn, để việc làm ăn được thuận lợi, hàng tháng đã gom tiền “cống nạp” cho họ một cách tự nguyện, cụ thể như Lý Long Thân, Mã Hỉ... nên cuộc sống của dân giang hồ Chợ Lớn tương đối thong thả, ung dung, ít phải “ăn bay” để kiếm thêm tiền tiêu xài và do đó cũng ít “sóng gió” hơn so với mạn Sài gòn. Ít ra là đến khoảng đầu năm 1964...
Vào khoảng thời gian này, thế lực của Đại Cathay có thể nói đã tới hồi cực thịnh dù Đại chưa đến 25 tuổi. Quân tướng dưới trướng Đại từ các nơi qui tụ về đông đúc đến hàng ngàn, riêng số sát thủ cũng kể tới số trăm. “Đông, vui nhưng hao”, càng nhiều binh tướng càng khó phân chia lời nhuận và một ngày đẹp trời nọ, cố vân kinh tài A Chó hiến kế với Đại Cathay:
“Vùng Sài gòn chúng ta đã khai thác gần hết tiềm năng rồi. Nay muốn khắm khá chỉ còn cách duy nhất là lần qua địa bàn Chợ Lớn. Bên ấy kinh tế phát đạt, dân người Hoa lại dễ bắt naạ. Nếu chúng ta mở rộng được thế lực qua ngả Chợ Lớn thi khỏi lo gì tiền bạc, có thể tính kế làm ăn lâu dài.”
Đại Cathay càng nghĩ càng thấm thía gợi ý của quân sư A Chó. Hơn nữa đây còn là dịp để Đại phô trương thanh thế, “thống nhất giang hồ thành một cõi”, nên dù biết đụng đến đất làm ăn của dân chơi người Hoa không phải dễ xơi, thậm chí máu đổ đầu rơi, cuối cùng Đại Cathay vẫn gật đầu đồng ý.
Và, thế là vụ tranh giánh "lãnh thổ" lớn nhất, cuộc chiến hao binh tổn tướng nhất và kéo dài nhất trong lịch sử giới – Chợ Lớn từ xưa đến nay bắt đầu...
Đại, Tỳ, Cái, Thế
Nhưng trước khi đi vào tình tiết cụ thể, xin vắn tắt nói thêm về bốn tay "đại cao thủ võ lâm" đã thành danh trên chốn gian hồ hơn 30 năm về trước: Đại, Tỳ, Cái, Thế.
Đại Cathay vừa được đề cập khá kỹ và tay trùm du đãng này đã đi vào "Lịch sử dân chơi" với nhiều huyền thọai pha lẫn thực tế, kể cả cái chết bí ẩn của anh ta (có thể coi bài tiếp theo "Cái chết của Đại Cathay" trong tập sách này).
Có điều ít người biết hồi nhỏ Đại Cathay từng bị bắt nhốt vào trường giáo dục thiếu niên. Tại đây, Đại đã nổi tiếng liều lĩnh, trong một lần cướp sòng bạc (chơi ban đêm, dưới ánh đèn dầu ngay trong trại), Đại tung mền úp đèn, quơ tiền, ai dè mền bắt đầu bóc cháy, quấn vào ngang người dưới của Đại khiến anh ta bị phỏng khá nặng nguyên phần từ bụng dưới trở xuống.
Tỳ vốn là võ sư, tên thật Huỳnh Tỳ, trước hùng cứ tại rạp Olympic, đường Hồng Thập Tự (nay là Trung tâm Văn hóa TP.HCM, số 97 đường Nguyễn Thị Minh Khai) - nơi đòan Kim Chung "Tiếng Chuông Vàng" dùng làm rạp hát (sau 1975, Tỳ đã vào chùa thấp nhang thề từ bỏ chốn giang hồ, về nhà lám nghề mua bán và sau đó vẫn giữ được lời thề).
Cái họ Wòng vốn gốc là dân Nùng; còn Thế tên thật Lâm Thế, thường gọi Ba Thế. Khi ấy Cái và Thế cùng nhau coi khu vực từ Lê Lai dọc qua ngã tư Quốc tế đến khu Dân Sinh (Wòng Cái chết trong thùng xe bánh mì sau bệnh viện Sài gòn vì bị ma túy hành hạ trong đêm Noel 1978. Còn Ba Thế tập hợp số đàn em còn rơi rớt lại tính "cướp cú chót" vào thời gian gần Tết Trung thu năm 1976, nhưng vụ cướp không thành và Ba Thế bi bắt, số phận sau ra sao không rõ).
Vào thời điểm Đại Cathay tính “bành trướng lãnh thổ” sang khu Chợ Lớn, cả ba cao thủ Tỳ, Cái, Thế đều đã qui phục Đại, thêm vào đó là hai tay sừng sỏ khác: Của Gia Định, trùm du đảng khu Gia Định mênh mông với biệt danh “hùm xám Gia Định” và Minh Casino, vốn cầm đầu rạp Casino và luôn cả khu vực quanh chợ Bến Thành.
Xin nhắc lại, nghe theo lời quân sư Chó (hay goi A Chó vi Chó góc người Hoa), để mở rộng địa bàn, Đại Cathay dùng "tiên lễ hậu binh". Trước hết, Đại Cathay lần lượt gặp các trùm dăn chơi người Hoa, phân tích tình hình và nói chuyện phải quấy, hy vọng qui tụ toàn bộ giới –Chợ Lớn về một mối duy nhất.
Đánh giá sơ bộ các đối thủ, theo phương châm "dễ trước, khó sau", Đại Cathay lần lượt cử người gặp Hải Phòng Kin, Quảy Thầu Hao, Sú Hùng.
Phần vì đã nghe danh tiếng Đại Cathay, phần thông cảm với “đồng nghiệp”, phần nữa cũng ngại đụng chạm, cả Hải Phòng Kin, Quảy Thầu Hao, Sú Hùng đều đồng ý cho Đại "góp phần hùn" (tượng trưng, thực tế chỉ bằng miệng) vô khu ăn chơi giải trí Chợ Lớn và chia tỉ lệ phần trăm cho dân chơi Sài gòn.
Bây giờ mới tới “khúc xương khó nhá” nhất: Tín Mã Nàm.
Khu vực Đại Thế Giới của Tín Mã Nàm vốn đã nỗi tiếng từ thời Pháp thuộc, đến lúc Bình Xuyén quản lý lai càng mở mang phát triển hơn. Chỉ duy nhất thời Ngô Đình Diệm ra lệnh dẹp "tứ đổ tường" (cờ bạc, trai gái; thuốc sái, rượu chè), Đại Thế Giới thọat đầu co cụm lại. Nhưng chính phủ Ngô Đình Diệm vừa đổ, Đại Thế Giới không những chỉ trở thành sòng bài lớn nhất miền Nam mà còn vang danh cả khu vực Đông Nam Á. Tiền bạc vô như nước, đương nhiên bọn đứng "mặt rô" phải đông. Dưới trướng Tín Mã Nàm là một doc các "cao thủ" với cánh tay phải là Xú Bá Xứng chuyên coi về tài chánh, cờ bạc; về đâm thuê chém mướn phải kể đến Bắc Kỳ Chảy và Cọp Chảy đứng đầu bảng bảo kê. Nhất là Bắc Kỳ Chảy vốn là dân gốc người Nùng từ Móng Cái di cư vào đầu quân cho Tín Mã Nàm.
Hầu hết băng bảo kê Đại Thế Giới xuất thân từ các võ sĩ ở đội múa lân, ai nấy đều tinh thông quyền cước, dao, kiếm, giáo, côn; cả nội công lẫn ngọai công không phái tầm thường.
Ỷ vào binh hùng tướng mạnh, vả lại quyền lợ quá lớn mà lòng tham vô đáy, Tín Mã Nàm gạt phăng đề nghị của Đại Cathay:
- Ở lây anh em lông lắm, chia phần lâu còn đủ ăn.
Lần đầu tiên bị từ chối thẳng thừng, Đại Cathay lên giọng đe dọa:
- Không chia phần tôi, e sẽ xảy ra chiến tranh và bất lợi cho Nàm Chảy đấy.
Ai dè Tín Mã Nàm không những không lộ vẻ sợ hãi má còn thách thức:
- Muốn lánh thì lánh. Ngộ lâu có ngán!
Kịch chiến mở màn
Cả hai bên đều biết “chiến tranh” là điều xảy ra nội nhật nay mai, nên đều tích cực chuẩn bị cho trận sống mái. Phía Tín Mã Nàm đương nhiên thiên về thế thủ. Tất cả các sạp báo, quán ăn, tiệm cà-phê quanh khu vực Đại Thế Giới đều biến thành chỗ cất giấu vũ khí. Không bao giờ đàn em dưới trướng Tín Mã Nàm đi hoặc ngồi quán một minh hoặc đôi ba người, mà luôn từ năm-bảy người trở lên, sẵn sàng ứng cúu lẫn nhau.
Còn Đại Cathay lập tức triệu tập binh tướng, lên kế hoạch tập kích. Ba Thế mới về đầu quân cho Đại Cathay chưa bao lâu, chưa lập được chiến cống hiểh hách náo, hăng hái:
- Để thằng Bắc Kỳ Chảy cho tôi!
Tuy là một trong "tứ đại cao thủ" nhưng Ba Thế trắng trẻo, đẹp trai, từng được hề Ba Hội đoàn Kim Chung đặt biệt danh “bạch diện thư sinh” nên Đại Cathay ngần ngại:
- Thằng Nùng đó ghê lắm. Bọn Nùng di cư toàn đi lính nhảy dù và thiết giáp... Thôi được, thằng Lâm phải theo sát hỗ trợ cho Thế!
"Giờ" G" được xác định là khoảng 9 giờ sáng – giờ băng Tín Mã Nàm thường tụ tập ăn điểm tâm tại các tiệm, quán phía trước Đại Thế Giới.
Vậy là một buổi sáng đẹp trời nọ, trên 100 “giang hồ hảo hớn” rần rần rộ rộ kéo đến khu vực Đồng Khánh (nay là Trần Hưng Đạo B) – Nguyễn Hoàng (nay là Trần Phú) – Nguyễn Tri Phương. Đạo quân do đích thân Đại Cathay dẫn đầu, có đủ mặt anh hào: Huỳnh Tỳ, Wòng Cái, Lâm Thế, Hải Súng, Lâm, Chương Khùng, Việt Parker, Của Gia Định, Minh Casino... Hai xe hơi du lịch và máy chục xe gắn máy hiệu Gobel, Push, Brumi, Ishia (hồi ấy chưa có xe gắn máy Nhật, mà chỉ toàn xe máy hiệu Sach của Đức) chở đôi phóng như bay, bất ngờ đồng loạt thắng lại trước khu Đại Thế Giới. Các thanh niên trên xe nhào xuống, ai nấy kẻ rút đao, kiếm; người móc côn, lưỡi lê, ào vô các tiệm quán bên đường, cứ nhè các thanh niên đang ngồi uống cà-phê hay ăn hủ tíu mà đâm, chém tới tấp bất kể đó có phải đám lâu la của Tín Mã Nàm hay không.
Sau một thoáng ngỡ ngàng, nhóm thanh niên này lập tức trấn tĩnh lại, hò hét lấy khí thế, chạy vô phía trong quán, cũng lấy đao, kiếm, côn nhị khúc... cất giấu sẵn, múa may đánh trả không chút sợ hãi. Bà con bán quán vốn quen biết đám Đại Thế Giới, lại cũng gốc người Hoa, nên ủng hộ "bồ nhà" vỗ tay và la lối trợ oai vang dội cả mấy con đường. Cuộc chiến chỉ mới bắt đầu coi mòi đã căng thẳng, khó phân thắng bại.
Trong lúc hai bên kịch liệt giáp chiến, Ba Thế đảo mắt tìm Bắc Kỳ Chảy. Kia rồi! Đối thủ của hắn đang cầm một thanh "mã" vung loang loáng, chỉ huy một nhóm năm tên tả xung hữu đột. Ba Thế cầm đao xộc thẳng tới trước mặt Bắc Kỳ Chảy, quát lần:
- Mày ngon đấu tay đôi với tao!
Bắc Kỳ Chảy không thèm trả lời, chỉ "hú" một tiếng, múa thanh mã xông lại đón đường đao của Ba Thế. Qua lại được vài hiệp, đám giang hồ do Lâm dẫn đầu ùa tới khiến Bắc Kỳ Chảy không dám nghênh chiến nữa, bỏ chạy.
Đang hăng, Ba Thế rượt đối thủ bén gót. Hinh như đã có chủ ý, Bắc Kỳ Chảy chạy tát vào rạp hát Hào Huê (nay là rạp Nhân Dân nằm trên đường Trần Phú, gần góc đường Trần Hưng Đạo). Đời nào để con mồi thoát thân, Ba Thế lao theo. Ai ngờ hắn vừa lọt vô rạp hát thì nghe đánh rầm ở phía sau: Hai tên đàn em Bắc Kỳ Chảy phục sẵn ngay tại phía trong cửa rạp hát đã kéo cửa sắt, khiến cả bọn lâu la của Ba Thế rớt lại phía ngoài cửa!
Thấy đối thủ đã sa bẫy, Bắc Kỳ Chảy vung thanh mã tấu, cười gằn:
- Phen nay nị chết nhen con!
Hai tay đàn em của gã ngườl Nùng cũng kẻ rút côn nhị khúc, đứa cầm kiếm lăm lăm, sấn tới. Ba Thế hốt hoảng lượng định tình thế, áp sát lưng vô tường làm điểm tựa, xuống tấn, cầm ngang dao thủ thế, chân không ngừng di chuyển dần lại phía cửa sắt...
Phía ngoài, Lâm đã đuổi tới rạp Hào Huê, nhưng cánh cửa sắt đã khép lại, hắn chỉ thấy phía trong Ba Thế một chống ba, tính mạng mong manh như ngàn cân treo sợi tóc. Lâm nhanh trí, lấy đầu nhọn con dao phở mà hắn dùng làm vũ khí lách vô dưới khẻ hở chốt cửa, khẽ nâng lên.
"Tách" một tiếng, chốt đã nâng lên, Lâm vừa đưa tay trái kéo cửa sắt mở ra thì nghe sau gáy lạnh buốt: Một nhát kiếm đã chém trúng sau đầu hắn. Lại nghe tiếng quát phía sau, mũi con dao phở vẫn còn dính trong kẹt cửa khiến tay phải Lâm không thể nào quài dao lại đở, hắn đành liều mình, buông tay trái đang vịn cửa lên che ót. Lưỡi kiếm bén ngót lần này tiện đứt lìa ngón tay cái của Lâm (và Lâm mang biệt danh Lâm Chín ngón kể từ đó).
Bên trong rạp Hào Huê, Ba Thế không bỏ Iỡ cơ hội, nhanh chóng thoát ra ngoài, vừa kịp lúc đám giang hồ Sài Gòn hàng chục người xông tới tiếp cứu khiến nhóm Chợ Lớn phải tháo lui, tẩu tán vào các hang cùng ngõ hẻm và các nhà, quán quen thuộc, trong phút chốc biến mất sạch!
Hậu quả của trận thư hùng mở màn cho giới giang hồ hai phe Sài gòn – Chợ Lớn này là mỗi bên đều có khoảng trên dưới 20 người bi thương nặng nhẹ, tuy nhiên không ai tử thương.
Đàn em của Đại Cathay bi thương được đưa vô điều trị tại các bệnh viện Chợ Rẫy và Nguyễn Văn Học (nay là bệnh viện Nhân dân Gia Định); còn đám lâu la bị thương của Tín Mã Nàm vô nằm tại các bệnh viện Triều Châu, Quảng Đông; Phúc Kiến... ở vùng Chợ Lớn.
Qua trận kịch chiến đầu tiên bất phân thắng bại này đôi bên đều thấy rõ hơn thực lực của mình và chỗ sở trường, sở đoản của đối phương.
Phía Sài Gòn biết họ quân binh đông đúc hơn hẳn; lại nắm thế chủ động tấn công, nhất là về thời gian, thích đánh lúc nào thì đánh. Nhưng đối thủ lại dễ dàng lẫn tránh, khi nào thấy "chơi" được thì mới đánh trả, hễ coi mòi nguy hiểm là chúng "lặn" mất tăm!
Biết phe mình yếu thế hơn, Tín Mã Nàm lo thế thủ là chính: Tại bất kỳ sạp báo, tiệm hủ tíu, quán cà-phê nào ở trước Đại Thế Giới và khu Khoái Lạc (nằm kề rạp Hào Huê) cũng là "kho" cất giấu kiếm, đao, mã tẩu; côn nhị khúc, để nếu cần lấy ra "chơi" liền. Lâu la của hắn không bao giờ đi lẻ tẻ; luôn ngồi uống nước, ăn sáng phải tụ hàng chục người trở lên. Bà con người Hoa cũng tỏ ra sốt sắng ủng hộ "người nhà": Khi thấy bóng dáng thanh niên nghi là băng Đại Cathay, họ lập tức báo động; đồng thời gõ nồi niêu, khua xoong chảo cũng hò hét trợ oai.
Bên Tín Mã Nàm còn lợ dụng “chó cậy gần nhà, gà cậy gần chuồng”, địa hình địa vật quen thuộc; cứ sử dụng phục binh theo kiểu “du kích” tuy không dám tấn công nhưng giữ thế thủ cho chắc thì không dễ gì thất bại - không khác nào kiểu Tư Mã Ý phe Bắc Ngụy chống Khổng Minh phe Thục trong Tam Quốc diễn nghĩa, tuy Ngụy đánh không thắng nổi quân Thục, nhưng hễ quân Thục kéo đến thì phải chịu bại trận, rút lui.
Về “chỗ dựa lưng” - đám cảnh sát ngầm ủng hộ - đôi bên cũng ngườl tám lạng, kẻ nửa cân. Nếu Đại uý Chi, Trưởng ban Bài trừ Du đãng Tổng nha Cảnh sát, ủng hộ Đại Cathay; thì Tín Mã Nàm có Thiếu tá Trụ, Trưởng ty Cảnh sát quận 5, hết lòng hổ trợ.
Lần đầu đích thân xuất tướng thất bại, Đại Cathay vô cùng bực bội. Tay trùm du đảng Sài Gòn này quyết không chịu bỏ dở kế hoạch ban đầu, tổ chức thêm mấy trận đánh nữa – bất ngờ hơn, với lực lượng cơ động hơn và ít người hơn - nhưng trận chiến vẫn chỉ ở thế giằng co. Tuy nhiên, rõ ràng cuộc chiến càng kéo dài càng gây bắt lợi cho cả đôi bên.
Giữa lúc ấy, cả hai phe đều có tinh huống diễn biến mới.
***
Tín Mã Nàm đọat vợ em út
Xin kể trước về tình huống Tín Mã Nàm khi ấy, trước hết là về bản thân tay trùm du đãng người Hoa này.
Tín Mã Nàm tướng người vạm vỡ, mặt rắn đanh, đặc biệt cặp mắt vừa có uy, vừa sắc lạnh khiến bọn đàn em rất nể sợ Mỗi khi Nàm Chảy bước chân tới đâu, bọn đàn em xếp re đến đó. Sòng bạc đang ồn ào sát phạt, Nàm Chảy vừa bước vô, hầu như chỉ còn nghe tiếng động duy nhất là tiếng đổ hột xí ngầu (con xúc xắc).
Năm ấy Tín Mã Nàm trên 30 tuổi, đã có vợ con, và bồ bịch tùm lum; tuy vậy hắn thuộc loại háo sắc nên hể thấy có gái nào vừa mắt, hắn đã "chấm" thì không dễ gì lọt qua tay hắn.
Như trên đã nói, cánh tay phải của Tín Mã Nàm là Xú Bá Xứng chuyên tổ chức cờ bạc, coi về tài chính. Xú Bá Xứng có cô vợ mói cưới, vừa trẻ vừa rất đẹp tên Ái Huê. Ái Huê nguyên là một nghệ sĩ trong đòan hát Hồng Kông qua Chợ Lớn biểu diễn. Xú Bá Xứng đi coi hát, mê tít Ái Huê; mới tới sau khi vãn hát đều mời cô đi ăn, tặng cô hột xoàn, dây chuyền, vòng đeo tay... không thiếu thứ gì. Cuối cùng Ái Huê "đáp lại tình yêu", ở lại Việt Nam, trở thành vợ của Xú Bá Xứng.
Không hiểu trời xui đất khiến ra sao, Tín Mã Nàm gặp Ái Huê và đâm ra... khoái có vợ của tay đàn em này. Thế là Tín Mã Nàm kiếm cách trừ khử Xú Bá Xứng, chiếm đọat bằng được Ái Huê. Hắn liền dựng chuyện, vu cho Xú Bá Xứng tội "biển thủ" thu tiền sòng bài không nộp đủ cho hắn mà giữ lại làm của riêng. Mặc dù Xú Bá Xứng chối dài và không hề có bằng chứng cụ thể nào, Tín Mã Nàm vẫn hành xử theo kiểu giang hồ: Tự tay đánh Xú Bá Xứng ngay trước mặt bọn đàn em để lấy le và "làm gương", khiến Xú Bá Xứng gãy mấy xương be sườn, hộc máu mồm, phải vô nằm bệnh viện.
Bọn đàn em đều biết thừa lý do đích thực khiến Xú Bá Xứng bị đánh đến thừa sống thiếu chết, nhưng không một ai dám can thiệp, tuy nhiên uy tín của Tín Mã Nàm qua vụ này xuống thấp thấy rõ.
Đại Cathay đánh Trưởng ty Cảnh sát quận 1
Trong khi ấy, Đại Cathay phải trốn chui trốn nhủi cá tháng trời sau vụ đánh Iộn với Cò Ly.
Cò Ly mang Ion đại uý, khi ấy là Trưởng ty Cảnh sát quận 1, nổi tiếng về nhiều mặt.
Trước hết, nổi tiếng về ăn chơi, nhảy đầm. Có thể nói tất cả các nhà hàng, vũ trường trong địa bàn quận 1. Cò Ly đều đã đặt chân tới. Nơi nào được Cò Ly đến thăm, nơi đó coi như vinh hạnh nhờ được "chiếu cố" chủ quán, tiệm chẳng khi nào dám tính tiền. Đã vậy, Cò Ly đâu bao giờ đi một mình. Hắn không dùng xe jeep đi nhảy đầm bao giờ, mà chạy chiếc xe hai bánh Harley Davidson kềnh càng có ghế dựa, theo sau là bốn-năm cận vệ súng ống đầy mình.
Thứ hai là nói tiếng về tài bắn súng ngắn. Cò Ly luôn mặc áo sơ-mi ca-rô, quần jeans xăn ống, khẩu ru-lô xệ bên hông bắt chước theo kiểu Lucky Luke nổi tiếng trong các tập truyện tranh. Hể nhậu sương sương là Cò Ly móc súng ra bắn biểu diễn. Được cái chẳng bao giờ Cò Ly bắn ai bị thương, mà chỉ nhắm đích là bóng đèn hoặc chai bia, có thể nói bách phát bách trúng.
Cho nên, trong địa bàn quận 1 khi ấy, từ các chủ quán ăn, vũ trường, cho đến dân giang hồ và cá lính Mỹ, ai cũng vừa sợ vừa ghét Cò Ly.
Tối hôm ấy, gần ngày lễ Noel, khi Cò Ly cùng bọn cận vệ đếnn vũ trường Tự Do nhảy đầm, thì ở bàn bên kia Đại Cathay và gần chục đàn em đã ngồi yên vị. Ngồi kế bên Đại Cathay tối hôm ấy là Sáng và Cu Quì - cả hai đều là người nhái Hải quân. Trong bàn tiệc lại có cả Trung úy Ý thuộc Tổng Tham mưu và Tâm nhà báo, là cháu bá Bút Trà, chủ nhiệm báo Sài GònMới.
Nháy nhót, bia bọt một chập coi bộ đã hơi xỉn, Cò Ly móc súng toan bắn biểu diễn chơi thì Trung úy Ý, vốn là chỗ quen biết, đến ngăn lại:
- Cò Ly ơi, ông mà nổ súng khách khứa sợ bỏ đi hết mất.
Cò Ly vênh váo:
- Nơi nào được tôi tới chơi là vinh dự lắm, sao lai bỏ đi, bộ không nể mặt tôi sao?
Ý kéo Cò Ly qua bán Đại Cathay, nhẹ nhàng:
- Ai má dám không nể Cò Ly ? Anh em đây đều nghe danh ông cả má.
Nghe khen phình mũi, Cò Ly bật cười hô hô làm Đại Cathay nóng mặt, chen ngang:
- Thì tướng ông Cò Ly y như cao bồi Texas, gặp đâu bắn đó là đúng rồi!
Giọng khiếu khích khiến Cò Ly nổi nóng chỉ ngay mặt Đại, quát nạt ra chiều hạch hỏi:
- Ê, thằng này là thằng nào?
Thực ra, vốn thừa biết Đại Cathay lừng danh trùm du đảng, nên Cò Ly miệng hỏi, tay móc khẩu ru-lô. Đã đề phòng trước, và đã biết tài xạ thủ của Cò Ly, Đại Cathay nhanh như chớp xô ghê đứng bật dậy, khuỷu tay phải lập tức co lại, giật hậu trúng ngay quai hàm Cò Ly khiến tay đại uý cảnh sát láo đáo, thì Đại Cathay đá nhanh như sóc nhảy phóc chỉ ba bước tớ cầu thang, tuôn chạy bất kể hai-ba bậc thang xuống tầng dưới. Bon cận vệ Cò Ly vội rút súng cầm tay. Phía bên kia, nhóm Sáng, Cu Quì cũng lăm le "chó lửa", sẵn sàng chơi lại. Trung úy Ý và Tâm nhà báo hốt hoảng ra sức cản ngăn đôi bên, trong khi phía dưới kia Đại Cathay đã lên xe gắn máy, ung dung vọt mất dạng.
Sau vu này, Cò Ly "quê cơ," lớn tiếng tuyên bố "hễ có Cò Ly ở quận 1 thì không có Đại Cathay", đông thời thách thức Đại Cathay đấu súng tay đôi theo kiểu cao bồi Mỹ hồi thế kỷ 19! Theo đó, Cò Ly sẵn sàng cởi bộ sắc phục cảnh sát, chấp Đại Cathay lựa chọn địa điểm và thời gian. Giới giang hồ hả hê, chủ các nhà hàng, vũ trường khoái chí, ngầm ủng hộ Đại Cathay, còn riêng tay trùm du đảng phái "chém vè" trốn biệt, nhờ Đại uý Chi đứng ra giàn xếp.
Đại uý Chi con nhà giàu, du hoc ở Pháp về, nguyên là sĩ quan nhảy dù, được Nguyễn Ngọc Loan khi làm Chỉ huy trưởng Tổng nha Cảnh sát Quốc gia kéo về phong chức "Trưởng ban Bài trừ Du đảng". Cũng cở tuổi với Đại Cathay, cũng phần nào nể vì tay giang hồ này, cả hai thường cập kè đến các vũ trường và nhiều chốn ăn chơi khác. Có lần Chi tâm sự với Đại Cathay nói một mặt ông ta mến mộ Đại,, mặt khác có nhiệm vụ phải bắt Đại nên lúng túng rất khó xử. Chính vì vậy, Đại Cathay cũng phần nào kính nể Đại uý Chi.
Rất khéo, Chi nói với Cò Ly, Đại Cathay vốn biết Cò Ly bắn súng rất giỏi, sợ nếu súng đã rút khỏi bao thì Đại ắt bị hạ nên bất đắc dĩ mới phái hành động trước, còn như đấu súng tay đôi thì Đại xin chịu thua trước còn hơn.
Được khen mát mặt, Cò Ly nguôi ngoai cơn giận, đồng ý cho Đại Cathay về lại quận 1, nhưng phải chịu hình phạt về tội "khi quân" (!): Cấm Đại Cathay đặt chân tới một số vũ trường mà Cò Ly thường lui tới.
Dàn xếp êm xuôi, Đại Cathay lại nghĩ tới khu Đại Thế Giới mà lòng tức anh ách. Quân sư A Chó liền trình bày kế hoạch mới...
Chú thích:
1. Nay là khu vực Trần Hưng Đạo B.

Chương I (B)
O
ng chủ của những ông trùm
Nắm chắc tình hình của Tín Mã Nàm, A Chó kể với Đại Cathay rằng từ sau khi đọat vợ của tay đàn em Xú Bá Xứng, Tín Mã Nàm đang mất dần uy tín. Đã thế, sau khi đánh Xú Bá Xứng phải nằm bệnh viện; Tín Mã Nàm ngày càng lộng hành. Trong dịp mừng kỷ niệm khu Đại Thế Giới mới đây, hơn 10 con lân được mời đến giúp vui. Tất cả bầy lân phải phủ phục dưới chân ghế Tín Mã Nàm, chờ hắn vẫy tay ra hiệu mới được đứng lên để bắt đầu biểu diễn. Có một tay cầm đầu lân đi sai bộ, liền bị Tín Mã Nàm bước tới đá ngay tại chỗ. Bởi thế, theo A Chó, có thể nhờ "ông chủ" giúp khử Tín Mã Nàm.
Đại Cathay ngạc nhiên hói:
- Ông chủ nào?
- Chính ngộ cũng không rành. Chỉ biết mọi người thường gọi ông ấy là Xí Ngàn. Trên danh nghĩa, ông là chủ tiệm thuốc Bắc lớn nhất khu Chợ Lớn, kế bên Đại Thế Giới. Nhưng tất cả giới tài phiệt, chính khách, dân biểu, giang hồ người Hoa ở Chợ Lớn đều gọi Xí Ngàn là "ông chủ" kể cả Quảy Thầu Hao, Hải Phòng Kin, Sú Hùng và luôn cá Tín Mã Nàm, tuy ông không trực tiếp xếp sòng ở bất cứ khu vực nào.
- Xí Ngàn quan hệ với Đại Thế Giới ra sao?
- Ngộ hỏng biết. Toàn bộ dân làm ăn ở Đại Thế Giới cũng gọi ông là "ông chủ" luôn. Chỉ biết ông chủ đi Hong Kong, Ma Cao, Đại Loan như đi chợ, ra vô Tổng nha Cảnh sát, Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo như ra vô nhà riêng. Mỗi tháng ông ở Sài Gòn chi khoáng một tuán. Có ngưới nói ông là... CIA!
Đại Cathay háo hức:
- Vậy làm cách nào gặp được "ông chủ"?
- Ngộ quen biết mấy đàn em thân tín của ông là bọn Tào Chanh, A Hỏi, A Cham... Để ngộ nhờ bọn chúng báo với ông chủ.
Hơn một tuần sau, Đại Cathay được A Chó báo tin "ông chủ" vừa từ Hong Kong về, đã nhận lời tiếp Đại vào sáng hôm sau. Biết trước buổi "ra mắt" này vô cùng quan trọng, Đại Cathay chuẩn bi rất kỹ ngay cá từ hình thức: mặc áo sơ-mi trắng, quần jeans xanh, đi xăng-đan "Dada" (tiem giầy ở Tân Định, đang là mốt (mode) vào thời gian ấy), lại đeo thêm cặp kiếng trắng gọng đen cho ra vẻ "trí thức" - kiếng không độ vi Đại Cathay không hề bị cận thị hay viễn thị.
Đi tháp tùng Đại, ngoài A Chó còn có thêm ba thủ hạ thân tín: Hải Súng, Lâm Chín ngón và Lành. Lành đang là nhân viên cảnh sát tại Tổng nha Cảnh sát nhưng lại khoái du đảng nên đi theo làm đệ tử cho Đại Cathay. Khi ấy Đại mới tậu chiếc xe bốn bánh Mustang hai màu xanh-trắng loại décapotable (có thể hạ mui xuống) trông rất oai, kêu Lành làm tái xế.
Doc đườngg, A Chó còn căn dặn Đại Cathay thêm lần nữa:
- Cái Iầy gặp "ông chủ" nhớ nói cho khéo. Ông mà gật đầu thi coi như thắng trận này trên 70 phần trăm.
- Còn nếu "ông chủ" lắc đầu?
- Thi... hỏng pét!
Hải Súng vốn hay giởn mặt, chen vô:
- Thi "chơi" luôn "ông chủ".
Đại Cathay quát:
- Không phải chuyện giởn, đừng đùa mất mạng nghen con. Tới nơi mày phải ngồi im cho tao.
Bị Đại ca mắng, Hải Súng le lưỡi ngồi im thin thít như mèo bi cắt tai.
Xe hơi ngừng ngay trước Đại Thế Giới. Tào Chanh đã đứng dợi sẵn. Trạc ngoài tam tuần, tướng sang trọng, da dẻ trắng trẻo, đẹp trai như tài tử xi-nê Hong Kong, Tào Chanh có bí danh "Quỉ Cốc tiên sinh" được coi là thư ký riêng của Xí Ngàn. Ông ta dẫn Đại Cathay và đám thủ hạ qua thẳng tiệm thuốc Bắc kế bên, lịch sự mời mọi người ngồi chờ vài phút, "ông chủ" sẽ ra tiếp.
Cả bọn hồi hộp ngồi xuống bộ ghế xa-lông theo kiểu cổ, làm bằng gỗ quí chạm trổ rồng phượng và khảm xá cừ, nhưng giữ ý, để trống chiếc ghế lớn nhất kê ở đầu bàn. Người hầu lập tức bưng ra khay trà với binh trà Thiết Quan Âm còn nóng hổi. Chỉ cần nhìn qua bộ tách uống trà cũng có thể đoán ngay "ông chủ" thuộc giai cấp nào trong xã hội. Cả bọn vừa nhâm nhi tách trà nóng vừa đưa mắt nhìn quanh phòng khách.
Phòng khách tại tiệm thuốc Bắc treo đầy hình ảnh những người bị bệnh tại khắp các bộ phận của cơ thể gồm đủ lục phủ ngũ tạng cùng với nhiều đường dẫn kinh mạch theo kiểu đông y, lại có cá các loại thuốc dùng chửa từng thứ bệnh. Nhưng tất cả đều ghi chú toàn bằng tiếng Hoa nên bọn Đại Cathay mù tịt.
Vài phút sau "ông chủ" xuất hiện trong bộ đồ xá xẩu, bắt tay từng người theo giới thiệu bằng tiếng Hoa của A Chó. "Ông chủ" Xí Ngàn khoảng 50 tuổi, dáng to cao, khỏe mạnh, tóc hớt ngắn, mặt hơi rỗ hoa, tướng tá oai vệ dễ khiến người đối diện nể vì, nhưng cũng dễ gây cảm tình. "Ông chủ" ngồi xuống chiếc ghế lớn nhất, nhìn Đại Cathay cười cười, vui vẻ nói bằng tiếng Việt, giọng hơi lơ lớ:
- Vậy nị là Đại Cathay hả? Nghe nói nị dữ lắm, mà sao ngó tướng hiền khô vậy?
Đại nghe giọng điệu mừng thầm trong dạ, lựa lời:
- Thưa ông chủ, đó là người ta đốn thế thôi... Tụi tôi đến đây nhờ ông chủ giúp chút việc...
Vừa nói Đại vừa dợm đứng dậy thì Xí Ngàn xua tay:
- Có gì nị cứ ngồi nói chuyện tự nhiên, uống trà cho vui - Ông ta cười cười, chỉ mấy tắm hình trên tường - Nị có pị pất cứ pịnh gì, ngộ cũng có thuốc chửa được mà. Có phải đánh Iộn bi trặc bả vai không?
Đại Cathay cũng bật cười, biết "ông chủ" giỡn chơi:
- Tụi tôi ở Sài Gòn qua, nhờ" A Chó với Tào Chanh thưa lại với ông chủ...
- A! Vậy ni không trặc pả vai, hay nị chơi bời bị phong tình, ngộ chữa thuốc Pắc cũng hết.
Đại Cathay lúng túng:
- Dạ không... tôi không... chơi bời...
A Chó, Tào Chanh cũng bật cườl trước sự lúng túng của tay trùm du đảng. Xí Ngàn hỏi tiếp:
- Nị không pị pịnh, không cần thuốc Pắc, vậy ngộ đâu giúp được gì. Hay có gì khó nị cứ nói.
"Được lời như cởi tấm lòng" Đại Cathay thở ra một hơi:
- Thưa "ông chủ", hồi này đời sống của anh em ở bên Sài Gòn khó khăn quá, nên tôi thay mặt anh em tính nhờ ông chủ cho tui tới ké một chân trong Đại Thế Giới.
Câu vừa dài, vừa nhiều chữ nên "ông chủ" nghe không ra, kêu A Chó dịch lại ra tiếng Hoa. Nghe xong, Xí Ngàn trầm ngâm giây lát - mà Đại Cathay và đông bọn tưởng đâu cả tiếng đồng hồ - rồi thong thả:
- Tưởng gì, chớ việc ấy không khó lắm đâu. Có điều phải chờ ít hôm.
Bọn Đại Cathay nhìn nhau, vẻ mừng rỡ hiện trên nét mặt, không ngờ mọi chuyện lại dễ dàng đến thế. "Ông chủ" đứng dậy, bảo mọi người:
- Tôi đây mà không qua Đại Thế Giới đánh pạc thì không phải chút nào. Pọn ta cùng qua đó chơi chút đỉnh.
Tào Chanh dẫn đường mọi người, không đi theo cổng chính khi nãy, mà đi bằng cửa hông từ tiệm thuốc Bắc sang thẳng Đại Thế Giới. Nhiều tiếng xì xầm trong phòng hốt me vang lên: "Ông chủ tới kìa!" và ai đó lập tức kéo ghế cho Xí Ngàn. Lại lập tức có người mang tới một đống phỉnh trước mặt "ông chủ". Xí Ngàn xua tay:
- Pữa nay dẹp phỉnh, chơi tiền mặt.
Lại lập tức có một đống tiền cao nghệu, toàn xấp giấy 100 đồng (đồng bạc có mệnh giá lớn nhất khi ấy) xuất hiện cạnh "ông chủ" - mà Đại Cathay ước tính có đến khoảng một triệu rưởi (khi ấy vàng chỉ khoảng 12.000 đồng/lượng, tức đồng tiền có giá trị trên 120 lượng vàng). Bon Đại Cathay không tham gia trò chơi, chỉ đứng xem, suốt dọc chiếc bàn dài hơn 20 mét người chơi đông đúc nhưng rất trật tự, tay "phát hỏa" dùng chiếc đủa gạt đống hột me sang một bên, vừa gạt vừa hô lớn "Yêu", "Lượng" hoặc "Tam" "Túc"...
Hình như "ông chủ" chẳng mấy để ý đến chuyện ăn thua, nét mặt luôn dửng dưng, đặt tiền theo kiểu gặp đâu đặt đấy, miễn sao cho có. Vậy mà đống tiền bên cạnh "ông chủ" cứ thế cao lên trông thấy, có lẽ đã gần gấp hai lần lúc ban đầu. Được khoảng 15 phút, Xí Ngàn đứng dậy, ra lệnh:
- Thôi, nghỉ. Nè, thưởng cho "phát hỏa" 20.000 đồng, nhà cái 20.000 đồng, gạc song (garçon = bồi bàn, tiếp viên) 15.000 đồng... nghe!
Tào Chanh"dạ" một tiếng trong khi Xí Ngàn vẫn chẳng ngó ngàng gì đến đống tiền, dẫn đầu cả bọn trở lại tiệm thuốc Bắc. Nhấp nháy đã thấy có người ôm cọc tiền qua đặt lên bàn của "ông chủ". Xí Ngàn không để ý đến xấp bạc, quay sang hỏi Tào Chanh:
- Pữa nay thứ mấy?
Tào Chanh nhanh nhẩu:
- Da, thú Bảy.
Xí Ngàn nói với Đại Cathay và đồng bọn:
- Tối thứ Pảy ở Chợ Lớn vui lắm. Chín giờ tối nay, nị dẫn mấy anh em xuống đay chơi cho piết. Nhưng đừng đi đông quá. Nhớ nghen!
Ông ta còn quay sang Tào Chanh xổ ra một tràng tiếng Hoa. Tuy không hiểu gì nhưng bọn Đại Cathay mừng thầm bữa nay gặp hên vì ngay trong lần gặp mặt đầu tiên mà "ông chủ" đánh bài thắng lớn, thường theo người Hoa quan niệm như vậy sẽ mở đầu cho chuyện làm ăn giữa đôi bên được thuận lợi. Lời mời "tối nay xuống chơi" là một biếu hiện cho thuận lợi ban đầu ấy.
Nhất dạ đế vương
Đại Cathay kể lại nội dung buổi gặp “ông chủ” cho đám thuộc hạ thân cận, ai nấy đều mừng rỡ ra mặt. Nhất là khi Đại nhắc đến lời mời “Chín giờ tối nay nị dẫn mấy anh em xuống đây chơi cho piết” thì cả bọn nhao nhao tranh nhau đòi đi theo “cho piết” !
Đại Cathay phải lớn tiếng:
- “Ông chủ” đã dặn đừng đi đông. Tụi bay ngồi yên để tao tính đứa nào được đi.
A Chó bảo:
- Tôi phải li trước. Khi sáng “ông chủ” nói tiếng Hoa với Tào Chanh, bảo Tào Chanh nhắn A Hiếu chuẩn bị tối đón khách đặc biệt, và kêu tôi xuống sớm chút chút để chuẩn bị.
- A Hiếu nào?
- A Hiếu là tên thật của Quảy Thầu Hao tức Quỉ Mặt Đen đó!
Cả bọn ngẩn mặt nhìn nhau. Quảy Thầu Hao, ông trùm khách sạn - nhà hàng Lido trên đường Đồng Khánh, nơi lâu nay nổi tiếng với nhất dạ đế vương. Bọn chúng lại nhao nhao:
- Thì đừng đi đông chớ đâu nói mấy người. Mình đi chừng hơn hai chục đứa thôi...
Đại Cathay lại quát:
- Im ngay. Như vầy: Mấy đứa theo tao khi sáng đương nhiên được đi tiếp. Thêm hai thằng Cu Quì và Năm Công Xóm đạo là chất đầy chiếc Mustang rồi. Hết!
Cu Quì là người nhái nên được quyền mang súng hợp pháp, còn Năm Cồng Xóm đạo (vì y là trùm số du đãng trong khu đồng bào theo đạo Thiên Chúa), cũng là “tay hòm chìa khóa” của Đại Cathay, cần có mặt bên Đại trong các vụ hợp tác kinh tế. Cả hai được chọn là đúng phóc nên không ai dám có ý kiến gì khác.
Vậy là cả bọn chồng chất lên chiếc xe hơi Mustang décapotable. Hạ mui xuống, sáu tên ngồi cả lên thành ghế là vừa chật.
“Ông chủ” Xí Ngàn đợi khách sẵn, nhấc điện thoại kêu A Hiếu xuống. Tuy nghe danh chớ chưa thấy mặt, nên khi thấy Quảy Thầu Hao Đại Cathay không khỏi ngạc nhiên: Khác hẳn với biệt danh “Quỉ Mặt Đen” Quảy Thầu Hao trạc 40 tuổi, cao ráo, đầu hói, da dẻ trắng trẻo, mặt chỉ bị một vết nám nhỏ xíu, vóc người liền lạc, khỏe mạnh, tướng tá sang trọng, đẹp trai trong bộ đồ xá xẩu.
Xí Ngàn giới thiệu đôi bên, A Hiếu bắt tay từng người, lịch sự nói với Đại:
- Nghe tiếng nị đã lâu, nay mới gặp, thiệt đúng là “văn kỳ thanh bất kiến kỳ hình” !
“Ông chủ” dặn dò A Hiếu:
- Đây là mấy người pạn làm ăn, tuy mới pan đầu nhưng chắc trong tương lai còn gặp gỡ nhau nhiều. Pữa nay ngộ mắc pận, nị thay mặt ngộ tiếp khách.
A Hiếu cung kính vòng tay, khom người:
- Nhưng cũng xin mời “ông chủ” ghé ngang Lido chút xíu.
Đến Lido, phân ngôi chủ khách xong, “ông chủ” lên tiếng giới thiệu:
- Ở đây có hai thứ rượu đặc piệt là “đệ nhất thiên hạ” và “cửu chiến pất pại”. Các anh em muốn dùng thứ nào trước?
Thấy bọn Đại Cathay ngơ ngác nhìn nhau, A Hiếu đỡ lời:
- Mình nếm “đệ nhất thiên hạ” trước, rồi từ từ tính sau. Tối nay, mời các vị khách quí qua một đêm “nhất dạ đế vương”.
Đúng là “đệ nhất thiên hạ”, rượu ngâm bằng những vị thuốc gì không rõ mà uống vô thấy vừa thơm, vừa ngọt, gây cảm giác lâng lâng khó tả, dường như uống mãi không say. Vẫn là Hải Súng lắm mồm lắm miệng:
- Sao ngồi lâu quá mà chẳng thấy ai ra tiếp vậy nè?
A Hiếu cười:
- Để mỗi người uống cạn vài ly đã.
Đoạn y vỗ tay ba tiếng. Đã phục sẵn đâu đó, vừa nghe ám hiệu khoảng hơn 20 cô gái xinh tươi trẻ đẹp tuổi chỉ khoảng mười tám-đôi mươi, trang phục thướt tha y như những nàng tiên trong các bức tranh tố nữ đồng loạt ùa ra, cứ ba-bốn cô ùa lại phục vụ một khách. Một cô đứng sau ghế đấm hai vai, hai cô hai bên bóp và xoa nhẹ hai cánh tay, một cô lo rót rượu. Cả bọn như lạc vào chốn Thiên Thai, nhìn các cô gái không chớp mắt. A Hiếu cười cười nói với Đại:
- Bữa nay nị xuống đây ở đây luôn, lấy vợ người Hoa luôn!
Đại Cathay cười méo xẹo:
- Uổng quá, lỡ có vợ vừa sanh con gái rồi!
Đúng là Đại đã cưới cô Nhân, con chủ tiệm gỗ Đồng Nhân trên đường Hồng Thập Tự phía trước rạp Olympic. Tân, anh của cô Nhân, là bạn hay đi nhảy đầm chung với Đại đã giới thiệu em gái mình cho tay trùm du đãng này, và cô vừa hạ sinh một bé gái chưa ăn đầy tháng.
A Hiếu giới thiệu sơ qua:
- Các cô ở đây ai nấy đều có vẻ đẹp riêng biệt theo tiêu chuẩn “tứ đại mỹ nhân” : Chim sa, cá lặn hay nguyệt thẹn, hoa nhường. Hoặc đẹp phảng phất nét buồn của Vương Chiêu Quân tức Vương Tường đời Hán, hoặc đẹp lộng lẫy kiêu sa như Tây Thi thời Chiến Quốc, hoặc đẹp mê hoặc lòng người như Điêu Thuyên thời Tam Quốc, hoặc đẹp bốc lửa pha chút sexy như Dương Quí Phi cuối đời Đường. Các cô đều phải rèn luyện học tập cách phục vụ khách từ hồi còn nhỏ như các cô gái Geisha kỹ nữ Nhật Bản.
Cả bọn càng nghe càng ngáo ra. Đại Cathay cũng như đồng bọn chỉ rành chuyện đánh lộn đánh lạo, đâm chém, có ăn chơi thì cũng chỉ nhảy đầm, uống rượu tây Martell, Napoléon X.O là nhất xứ rồi... đâu thể nói là dân chơi sành điệu. Bọn hắn làm sao biết nổi bốn vẻ đẹp “truyền thống” trong lịch sử Trung Quốc mà Ôn Như Hầu Nguyên Gia Thiều từng miêu tả trong Cung oán ngâm khúc: chìm dưới nước cá lờ đờ lặn/ Lửng da trời nhạn ngẩn ngơ sa/ Hương trời đắm nguyệt say hoa/ Tây Thi mất vía Hằng Nga giật mình. Nhưng tuy không hiểu hết ý nghĩa, chẳng biết Chiêu Quân, Tây Thi, Điêu Thuyền, Dương Quí Phi là những ai, chỉ cần nhìn các cô thiếu nữ mỗi cô một vẻ đẹp là bọn hắn mê tít, hết biết trời đất gì rồi.
Bọn hắn càng ngạc nhiên và khâm phục khi một cô cầm nguyên nắm hạt dưa bỏ vô miệng, không hiểu bằng cách nào, lát sau cồ nhè ra một đống vỏ, còn lại toàn nhân màu trắng bùi và béo cô mới “mớm” cho khách.
Xong màn đầu, A Hiếu mời khách quí qua phòng kế bên hút thuốc phiện. “Ông chủ” đã lặng lẽ rút êm từ hồi nào chẳng ai hay biết (vả lúc này bọn chúng cũng chẳng cần để ý đến “ông chủ” nữa!). Hút thuốc phiện khi ấy là mốt của dân chơi và giới văn nghệ sĩ, nhưng không mấy ai trong số họ nghiện như dân ghiền ma túy ngày nay. Các cô tiếp tục theo sang phục vụ khách, cứ hai-ba người chung một bàn. Đại Cathay nằm chung với A Hiếu và A Chó vừa thưởng thức nàng tiên nâu vừa tính chuyện làm ăn lâu dài.
A Hiếu nhỏ nhẹ:
- Được “ông chủ” đồng ý rồi. A Đại không những thành công về mọi mặt, kể cả kinh tế, mà đến chính quyền cũng phải nể. Ngộ đây nè, trước khi được “ông chủ” quan tâm, bị cảnh sát bắt hoài, muốn gặp mấy ông ở chính quyền, mấy ông hổng thèm ngó tới. Nay ngược lại, Trưởng ty Cảnh sát ngộ không muốn gặp, còn đám “rề-sẹc” gặp ngộ sợ thấy mẹ.
Đại Cathay thăm dò:
- Nghe nói “ông chủ” đi nước ngoài hoài?
A Hiếu rất kín miệng:
- Ờ. Ổng làm ăn lớn lắm, không ai biết hết được... Có gì A Đại cứ nói với Tào Chanh, hay với ngộ cũng được.
Hết màn thuốc phiện cả bọn kéo nhau qua phòng ăn. Thôi thì sơn hào hải vị, của ngon vật lạ không thiếu thứ gì. Bây giờ rượu “cửu chiến bất bại” mới được dọn ra. Hiệu quả của rượu ra sao chưa rõ, nhưng về thơm ngon thì đúng là thua xa “đệ nhất thiên hạ”. Mới nhấp qua một hớp, Hải Súng nhăn mặt la ầm lên:
- Cửu chiến gì nổi, chỉ hai, ba... là hết xíu quách cho coi!
Ai nấy đều phì cười. Tại bữa tiệc, đích thân chủ nhà A Hiếu tức Quảy Thầu Hao đóng vai phiên dịch giữa khách và các cô. Thực ra cô nào cũng bập bẹ nói được tiếng Việt và chút ít tiếng Pháp, tiếng Anh, vả lại khi đã nhậu sương sương, với mấy “em” hầu hết mọi chuyện chỉ cần trao đổi bằng... tay nên cuộc vui không hề gặp trở ngại. Các cô thay nhau gắp thức ăn, gọt táo, cắt cam, đấm bóp cho khách, cũng vẫn ba- bốn cô phục vụ một người.
Tiệc tàn, rượu thấm, các cô dìu mỗi khách về một phòng ngủ riêng. Ai nấy lâng lâng dường như quên hết ân oán giang hồ, quên hết phiền muộn trần thế, cứ ngỡ mình lên chốn non Bồng nước Nhược. Rồi các cô tự động ra khỏi phòng, nhẹ nhàng đóng cửa, chỉ để lại một cô được khách ưng ý nhất...
Sáng hôm sau, khách ai nấy đều ngạc nhiên vì rõ ràng khi hôm mình ngủ với một cô, sáng dậy lại thấy một cô khác nằm bên cạnh! Đại Cathay mơ mơ màng màng còn tưởng mình lạc lõng nơi đâu, hỏi cô gái:
- Anh đang ở đâu vậy?
Cô gái cười chúm chím:
- Anh đang ở bên em.
Nghe cầu trả lời ỡm ờ, Đại Cathay coi đồng hồ, giật mình vì đã 9 giờ sáng. Hắn nhổm dậy:
- Bạn anh đâu?
Cô gái vẫn giọng tỉnh bơ:
- Bạn anh đã có bạn của em lo.
Đại Cathay chụp điện thoại. Tiếp tân cho biết hắn đang ở khách sạn Lido, xin mời mọi người lên sân thượng ăn sáng. Tắm rửa tỉnh táo, Đại Cathay mới trở về với thực tại, dần dần nhớ lại bữa tiệc “nhất dạ đế vương” mới hôm qua mà tưởng đâu còn trong giấc mộng. A Hiếu đã đợi sẵn trên sân thượng, vui vẻ:
- Trước khi ăn điểm tâm, mời mọi người dùng qua trà thịt bò cho khỏe. Khách quí của “ông chủ” mới được mời ăn đó!
Quả là món có một không hai. Thịt bò bầm nhuyễn hầm với các thứ thuốc Bắc, đặc biệt có mùi trà rất đậm. A Hiếu nói thêm:
- Ai còn no, xin cứ uống nước, bỏ xác lại.
Món khai vị này làm ai nấy cảm thấy sảng khoái, khỏe hẳn lại, bất giác đều buột miệng khen “hẩu sực”. Đã đến giờ chia tay, Đại Cathay lịch sự:
- Xin thay mặt anh em cảm ơn A Hiếu và nhờ A Hiếu gởi lời cảm ơn “ông chủ”, nhắn giùm “ông chủ” sẽ không thất vọng về anh em ở Sài Gòn đâu.


Chương I (C)
D
u đãng Sài Gòn đụng dân chơi Đà Lạt
Như đã nói ở phần trên, hồi ấy có một số tay tài phiệt thường “tài trợ” cho dân du đãng, trong số đó đáng kể nhất là Hoàng Kim Qui, thường được gọi “vua kẽm gai”. Đó là do Kim Qui làm giàu nhờ chiến tranh Việt Nam: Ông ta trúng thầu cung cấp toàn bộ dây kẽm gai để làm hàng rào ấp chiến lược, hàng rào phòng thủ cho đồn bót, rào cản ngăn chặn sinh viên học sinh biểu tình tranh đấu... Về sau Kim Qui còn trúng thầu làm lưới sắt bảo vệ B40, nên lại càng giàu thêm.
Hoàng Kim Qui có một quí tử là Hoàng Kim Lân, thuộc loại công tử bột ăn chơi có hạng. Lân thường kết bạn với số con nhà giàu khác và các “dân chơi” nổi tiếng, ngày ngày lui tới cáctrường, nhà hàng, tiêu tiền như rác, lâu lâu nổi hứng “chơi trội” để “giựt le”.
Có lần, buổi tối Lân vô một nhà hàng lớn nằm trên đường Lê Lợi, tuyên bố sẽ bao toàn bộ khách đang ăn trong nhà hàng, trả tiền cho hết thảy mọi người. Maitre d’hôtel lên thông báo trên micro, ai dè bữa đó có một toán biệt động quân từ chiến trường về Sài Gòn nghỉ phép vô quán nhậu từ xế, nay đã ngà ngà say. Bọn này nhao nhao phản đối: “Tụi tao có tiền, vô đây ăn uống. Lân là thằng nào mà dám trả tiền bao tụi tao?”. Lời qua tiếng lại, bọn lính rút lựu đạn ra. Lân đang cầm chiếc hộp quẹt máy châm thuốc lá hút nổi sùng lên, quăng bỏ luôn hộp quẹt máy, te te bỏ ra khỏi nhà hàng. Nhân viên cả nhà hàng vội nháo nhào đi tìm chiếc hộp quẹt vì hộp quẹt của Lân ai cũng biết làm bằng vàng 18!
Lân rất khoái chơi với bọn Đại Cathay. Thường hắn ký sẵn séc tại các nơi Đại Cathay thường lui tới ăn chơi, lâu lâu kiểm tra lại, khi nào thấy Đại và bọn đàn em xài gần hết lại ký tiếp.
Trong băng công tử bột của Lân có hai anh em người Hoa là Dách Bửu và Dì Bửu, là con của chủ nhà hàng Mékong. Khi ấy chủ Mékong không những có hai nhà hàng sang trọng tại Sài Gòn và Chợ Lớn, mà còn mở cả nhà hàng tại thủ đô Bangkok, Thái Lan, và tại thủ đô PhnomPenh, Campuchia. Đang lúc ăn nên làm ra, Mékong lập thêm một nhà hàng nữa ở Đà Lạt. Nhân dịp khai trường nhà hàng này, Dách Bửu và Dì Bửu mời Hoàng Kim Lân lên Đà Lạt dự lễ, nhờ Lân mời luôn Đại Cathay và một số tay em của hắn - mà hai anh em người Hoa này cũng đã biết sơ sơ qua giới thiệu của Lân và đôi lần gặp gỡ trên sàn nhảy.
Gặp hồi đang phấn khởi vui vẻ trước lời hứa giúp đỡ của “ông chủ”, Đại kéo luôn một lô đàn em thân tín lên cao nguyên đổi gió. Đi cùng tay trùm du đãng này có đến hơn chục tên: Lâm Chín ngón, Hải Súng, Cu Quì, Sáng, Phong, Năm Công... chất lên hai xe du lịch Mustang và Traction không hết, phải đi nhờ cả xe của Hoàng Kim Lân.
Dách Bửu, Dì Bửu đón tiếp giới du đãng rất long trọng, không thua gì so với các nhà chính trị xa-lông có máu mặt và khách nước ngoài đến dự lễ khai trương. Chúng được dành nguyên một tầng lầu riêng để tiện việc ăn ở, đi lại. Đúng thời gian ấy có đoàn cải lương từ Sài Gòn lên Đà Lạt lưu diễn tại nhà hát ngay khu chợ Hòa Bình thuộc trung tâm thành phố sương mù. Các kép chính trong đoàn vốn cũng không xa lạ gì với Đại Cathay vì Thành Được, Hữu Phước hay lui tới hút thuốc phiện (hồi đó thường gọi là “đoong thóc”) tại tiệm Khang Thành nằm gần góc đường Đồng Khánh và đã nhiều lần gặp Đại Cathay cùng đám nhà văn Duyên Anh, Hoàng Hải Thủy... cũng thường đến đây đi mây về gió.
Liên tiếp hai đêm, đoàn cải lương không ngớt kêu khổ vì đám du đãng Đà Lạt đến gây rối. Đám du đãng này đâu khoảng trên dưới 20 tên, do Xi Rổ cầm đầu, câu kết với bọn lính địa phương quân. Băng nhóm Xi Rỏ không chỉ coi khu chợ Hòa Bình mà còn tung hoành khắp thị xã Đà Lạt, từ bến bãi xe đến nhà hàng, khách sạn,trường... hễ ai dám không “nộp thuế” cho bọn chúng là gặp chuyện ngay.
Gặp đoàn cải lương, đêm nào chúng cũng đòi “coi cọp” (không mua vé), không chỉ cho riêng chúng mà còn cho cả bọn lính địa phương và... luôn họ hàng, bạn bè thân thuộc của chúng, với số người “ăn theo” lên đến hàng trăm. Đã thế, chúng lại yêu cầu ngược: Đoàn cải lương phải trả “tiền bảo vệ” cho mỗi suất hát. Bầu cải lương tuy méo mặt vẫn rán è cổ ra chịu mà trong lòng tức anh ách.
“ Tha hương ngộ cố tri”, bất ngờ đất lạ quê người gặp ngay Đại Cathay trùm du đãng - mà anh em văn nghệ sĩ khi ấy hay gọi là Zimbô - Hữu Phước và Thành Được đều vô cùng mừng rỡ (Đại có tên “Zimbô” vì vào khoảng thời gian 1965 ở Sài Gòn có chiếu một bộ phim Tarzan Ấn Độ với nhân vật chính là Zimbô rất ăn khách. Do Đại mang một phần tư máu Ấn - cha lai Ấn, mẹ Việt Nam - nên được mang tên này luôn). Cả hai tài tử cải lương đều xổ bầu tâm sự, than phiền không ngớt về dân chơi Đà Lạt chơi không đẹp và nhờ Đại ra tay giúp đỡ. Nghe qua lời kể, phần vì được nịnh phỗng mũi, phần vì nghĩa khí giang hồ “kiến nghĩa bất vi vô dõng dã, lâm nguy bất cứu mạc anh hùng” (thấy việc nghĩa không làm là không phải kẻ dũng khí, gặp nguy chẳng cứu chẳng phải anh hùng), Đại Cathay ưỡn ngực hứa: “Để đấy tôi lo cho!”.
Chưa hết. Nghe tin nhà hàng Mékong khai trương làm lễ rất lớn, Xi Rổ viết thư gởi đến chủ nhà hàng, yêu cầu nội nhật chiều hôm ấy phải gởi cho hắn một con heo quay, hai chai rượu ngoại và năm két bia (hồi đó chỉ có bia La Rue con cọp) để bọn hắn nhậu, ghi chú rõ ràng ở cuối thư “nếu không, chủ nhà hàng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm” (?). Mời bọn Đại Cathay lên Đà Lạt dự lễ khai trương, đụng chuyện này mà nhờ vả đến thì thật là đắc sách, Dách Bửu và Dì Bửu đưa thư của Xi Rổ cho Đại Cathay coi và “xin ý kiến chỉ đạo”. Vốn đã có sẵn chủ ý, Đại phẩy tay:
- Cứ gởi rượu, bia, heo quay cho chúng. Tôi sẽ nói chuyện phải quấy với thằng Xi Rổ sau.
Khoảng 8 giờ tối hôm ấy, Đại Cathay kéo nguyên băng ra bến xe gần chợ Hòa Bình tìm Xi Rổ, thì Xi Rổ đang ngồi nhậu với bầy lâu la ngay quán nhậu kế bến xe chớ đâu. Ngoài khoảng hơn chục tên du đãng xứ hoa anh đào còn có cả tiểu đội địa phương quân cũng túm tụm uống rượu, bia với mồi là con heo quay béo ngậy. Súng cạc-bin, ga-răng dựa ngay bên bàn nhậu. Riêng Xi Rổ cởi trần trùng trục mặc dù trời tối Đà Lạt trời lạnh như cắt, có lẽ một phần hắn muốn khoe thân hình lực lưỡng cuồn cuộn cơ bắp, một phần do nhờ rượu tỏa năng lượng sưởi ấm cơ thể (?).
Đại Cathay dẫn đầu băng du đãng Sài Gòn, tiến thẳng đến trước tiệc nhậu, lớn tiếng (tuy hắn dễ dàng nhận ngay ra Xi Rỗ với khuôn mặt rỗ đặc trưng):
- Ai là Xi Rỗ đâu?
Thấy có kẻ kêu đích danh mình, lại có vẻ hống hách, Xi Rỗ không thèm đứng dậy, hếch mặt, tay không buông ly rượu đang uống dở:
- Tao đây! Có chuyện gì vậy?
Đại Cathay gằn giọng:
- Tao muốn nói chuyện với mày về vụ nhà hàng Mékong và đoàn cải lương. Mày có biết tao là ai không?
Xi Rỗ hừ một tiếng, dằn mạnh ly rượu xuống bàn:
- Biết chớ! Biết cả chuyện mày lên đây đã mấy ngày rồi mà không lại chào tao. Giờ mày muốn gì?
Đại Cathay cố nén giận:
- Nhà hàng Mékong và đoàn cải lương là chỗ bạn bè của tao, mày vuốt mặt phải nể mũi.
Xi Rỗ vụt đứng dậy:
- Mày là cái thá gì mà tao phải nể? Rừng nào cọp nấy. Sài Gòn của Đại Cathay. Đà Lạt này của Xi Rỗ, không được lôi thôi gì hết!
Nãy giờ đã hầm hầm trong bụng, Sáng người nhái nghe đến đây tức khí móc luôn khẩu Colt 45 giấu bên hông ra, thẳng tay quật bá súng vô sau ót Xi Rỗ. Nhưng Xi Rỗ không phải tay vừa, đã kịp hụp đầu xuống làm bá súng chỉ sớt ngang vai. Rồi như một con thú bị thương, lại thêm hơi men hừng hực, Xi Rỗ bất thần cúi đầu, khom người dùng hết sức lao ngay ngang bụng Đại Cathay. Quá bất ngờ, bị trúng đòn “đầu quyền”, Đại ngã ngồi phịch xuống đất. Nhưng không hổ danh Zimbô, Đại đã kịp vòng tay ôm lấy cổ Xi Rỗ kéo hắn ngã theo. Xi Rỗ khỏe như con trâu điên, siết chặt ngang lưng Đại...
Và cứ thế, hai tay đầu sở du đãng vừa ôm cứng lấy nhau, vừa ra đòn quyết liệt, nào đấm, nào đá, nào siết cổ, nào chận họng, nào móc mắt, nào thúc cùi chỏ, nào lên đầu gối, nào bẻ ngón tay, toàn dùng các thế hiểm hóc như “tiểu cầm nã thủ pháp” trong truyện chưởng do các đại cao thủ võ lâm sử dụng khi cận chiến. Chiến trường nằm ngay trên sườn dốc nên chẳng mấy chốc cả Đại Cathay lẫn Xi Rỗ đều lăn lông lốc theo con dốc thoai thoải, có lúc Xi Rỗ đè lên người Đại, có khi Đại lại ấn được đầu Xi Rỗ xuống...
Quân binh hai bên cũng xấp lá cà, có điều chỉ toàn thượng cẳng tay hạ cẳng chân mà không bên nào dùng đến súng ống, theo đúng điệu dân chơi khi ấy. Tin cấp báo đến Ty Cảnh sát Đà Lạt. Nguyên một đại đội cảnh sát dã chiến trang bịkhí đến tận răng được điều đến khu vực chợ Hòa Bình.
Khi bọn cảnh sát tới nơi thì hai phe du đãng Sài Gòn và dân chơi Đà Lạt đã đập phá tanh bành mấy quán nhậu, dùng bàn ghế trong quán làmkhí. Riêng hai “chủ tướng” Đại Cathay và Xi Rỗ đã ôm vật nhau lăn hết con dốc.
Thấy số người lâm chiến quá đông, lại đang hăng máu, cảnh sát nổ súng thị uy. Ai dè bọn địa phương quân nghe tiếng súng tưởng đâu phe Đại xài “chó lửa” liền xách súng ra “chơi” lại. Cảnh sát dã chiến đông hơn, súng ống hiện đại hơn, coi mòi chiếm ưu thế. Các xạ thủ dùng luôn bến xe làm bãi chiến trường với vật cản là những chiếc xe hơi. Thấy lực lượng yếu hơn, địa phương quân báo cáo về đơn vị xin tăng cường một đại độitrang mạnh vì “Việt Cộng tràn vô thành phố” (!). Đến lượt cảnh sát dã chiến lép vế, yêu cầu chi viện một đại đội nữa. Súng nổ vang trời, đạn như pháo bông... Tình hình không ai đoán nổi sẽ diễn biến ra sao nếu tỉnh trưởng Đà Lạt không đích thân can thiệp và đôi bên đành chấp nhận ngưng chiến. Cũng ngộ: Súng nổ như bắp rang cả giờ đồng hồ mà không ai trúng đạn!
Trong khi ấy, Dách Bửu hay tin chiến sự, vội lái chiếc xe “con cóc” 2CV đến tận chợ Đà Lạt, chở Đại Cathay, Hải Súng và Cu Quì vọt thẳng về Sài Gòn cho khỏi ai hỏi han lôi thôi. Đại Cathay qua trận kịch chiến với Xi Rỗ bị trặc cổ chân, đi cà nhắc, phải nhờ đàn em đỡ lên xe. Còn Xi Rỗ mặt mày thâm tím, thân mình trầy xướt tùm lum y như con gà chọi vừa sau đó đá, sợ quá, chạy tuốt vô rừng trốn biệt suốt đêm, sáng hôm sau mới dám mò về. Dân du đãng, giang hồ mạnh ai nấy tìm đường thoát thân, cũng chẳng ai bị bắt, coi như... huề cả làng!
Chỉ tội nghiệp cho đoàn cải lương, sau trận đọ súng vang trời chẳng ma nào dám tới xem hát nên đành cuốn gói về Sài Gòn chịu lỗ chỏng gọng. Ít ngày sau, gặp lại Đại Cathay tại tiệm hút thuốc phiện Khang Thành, Hữu Phước và Thành Được nhắc lại “sự cố” trên Đà Lạt, nữa đùa nữa thật nói: “Gặp Zimbô, tưởng huy hoàng ai ngờ điêu tàn!” Đại Cathay không hề giận, chỉ cười cười nhắc lại lời hắn nói với Dách Bửu khi tay công tử bột này chở hắn chạy trốn khỏi Đà Lạt, sau đó còn đưa hắn về ở tại nhà riêng trên đường Phan Đình Phùng (nay là Nguyễn Đình Chiểu) để ẩn náu thêm ít bữa: “Tôi tưởng tụi nó biết điều, sợ uy tôi nên mới kiếm gặp nói chuyện phải quấy, ai dè tụi nó uống rượu xỉn nên chẳng sợ trời đất gì cả, chuyện hoàn toàn ngoài dự kiến. Thôi, để hôm nào tôi lên Đà Lạt tính sổ lại”.
Điềm báo hiệu ngày tàn
Tuy nhiên Đại Cathay không thể ngờ đó là chuyến đi Đà Lạt cuối cùng của hắn. Những sự việc diễn biến tiếp theo sẽ chứng tỏ điều này. Và trước hết là điểm báo hiệu ngày tàn của băng du đãng Sài Gòn qua vụ nội bộ chúng tự thanh toán lẫn nhau, với hậu quả hai tên đàn em thân tín của Đại Cathay là Bồng và Thu bị bắn chết ngay tại sòng bài, giữa thanh thiên bạch nhật.
Trong số các sòng bài dưới quyền Đại Cathay khi ấy, sòng me ở quận 4 do Bảy Xi phụ trách là sòng lớn nhất (Năm Cam xuất thân đầu tiên cũng tại sòng bài này). Nhất là từ sau khi nghe tin “ông chủ” chịu nhường cho Đại để y có phần hùn tại nhà hàng Đại Thế Giới, các tay đánh bạc đổ về đây ngày càng tấp nập. “Quân sư” A Chó thường xuyên có mặt tại sòng me để kiểm tra tài chánh. Hai tay em của Đại Cathay là Thu và Bông chịu trách nhiệm “bảo vệ” địa điểm đang ăn nên làm ra này.
Nhưng trước hết, phải có đôi dòng giới thiệu về Bảy Măng, nhân vật chính trong vụ thanh toán nội bộ.
Bảy Măng là trung úy Tổng nha Cảnh sát nhưng chỉ là “lính kiểng” (để khỏi đi quân dịch, khỏi cần lãnh lương), còn nghề nghiệp thực thụ của hắn là đánh bài - xứng đôi với vợ hắn là Bảy Quấn chuyên môi giới gái mại dâm ở đường Nguyễn Du, toàn “đào” nổi tiếng vừa trẻ vừa đẹp. Thoạt đầu chỉ chơi bài, nhưng nhờ mác sĩ quan cảnh sát, Bảy Măng được Đại Cathay ưu ái cho hưởng phần lợi tức tại sòng bài theo tỉ lệ phần trăm, một phần coi như thưởng công cho hắn đã nhiều lần giúp Đại Cathay giao dịch với các quan chức. Về vấn đề ngoại giao, phải công nhận Bảy Măng có tài, lại nhờ mác trung úy cảnh sát nên dễ làm quen chỗ này chỗ nọ. Và thế là dần dần, Bảy Măng đứng núi này trông núi nọ, tranh chấp với A Chó, mong ngoi lên thành kẻ phụ trách tài chánh cho Đại Cathay. A Chó đâu phải ngu gì, đánh hơi ngay được âm mưu này của Bảy Măng, nên một mặt ráo riết đề phòng, một mặt chờ dịp ra tay...
Không hiểu tại sao, thời gian gần đầy Bảy Măng chơi bài toàn gặp xui, thua cháy túi liên tiếp mấy ngày.
Đến khoảng hơn 10 giờ sáng bữa ấy, Bảy Măng lại nướng sạch tiền. Đang say máu gỡ gạc, hắn liền hỏi A Chó:
- Nị, bữa nay trích tiền lời phần trăm cho tui chớ?
A Chó lắc đầu:
- Đâu được giờ này. Phải chiều mới có.
Bảy Măng nổi nóng, đổi giọng:
- Sao bữa qua không chia tiền cho tao?
A Chó cũng lớn tiếng cự lại, còn ra vẻ khi dễ:
- Tiền tao muốn cho mày hưởng thì mày mới được hưởng. Nói thiệt mày nghe, tao muốn đuổi mày lúc nào chẳng được!
Đang thua bạc, tiền không được nhận, túi thì rỗng tuếch, còn bị chửi te tua, mà mình cũng đường đường một đấng sĩ quan cảnh sát (!) “nghĩ mình phương diện quốc gia”, Bảy Măng giận đến tím mặt, te te rời sòng bài, về nhà lấy khẩu ru-lô mà Tổng nha Cảnh sát cấp cho hắn, lận vô lưng quần, tức tốc quay trở lại địa điểm đánh bạc cũ.
Lúc ấy khoảng 11 giờ trưa, sòng bài đang lúc “tàn xưởng” (tiếng lóng của dần cờ bạc, chỉ lúc mọi người đánh bạc tà tà đợi thêm khách). Bảy Măng hùng hùng hổ hổ xộc thẳng vô tuốt bên trong sòng bài vì là khách quen nên chẳng bị ai cản trở, tay rút súng, miệng quát:
- A Chó đâu?
Nghe tiếng quát, lại có ai đó nói nhỏ “Nó cầm súng đó!”, A Chó hồn vía lên mây, vội vàng ba chân bốn cẳng bỏ chạy theo ngã sau. Sòng bài vốn nhiều ngóc ngách nên khi Bảy Măng sục sạo hết các phòng thì A Chó đã cao bay xa chạy. Không những thế, do quá sợ, thoát khỏi sòng bài A Chó không dám chạy theo những con hẻm mà nhảy đại xuống kênh nước hôi rình, toàn bùn sình, cứ thế cắm đầu cắm cổ lủi càng xa nơi nguy hiểm càng tốt.
Thu và Bông, bảo vệ sòng bài, nghe nói Bảy Măng rượt bắn A Chó, vội chạy tới cố ngăn cản. Tưởng tên trung úy cảnh sát này chỉ hù dọa, nếu có bắn cùng lắm cũng chỉ thanh toán đối thủ chính là A Chó, Thu nhào vô toan ôm Bảy Măng lại, còn lớn tiếng chửi thề: - Đ.M, bộ mày điên hết muốn sống rồi hả?
Ai dè Bảy Măng đang nổi cơn điên thật. Hắn không thèm trả lời mà trừng mắt, đưa luôn họng súng ngay tam tinh (ngang trán, giữa hai lông mày) Thu, bóp cò. Viên đạn ở cự ly gần xuyên qua óc Thu khiến tên du đãng này đổ vật xuống dãy đành đạch.
Bông thấy bạn ngã chết tại chỗ, sợ quá quay đầu chạy trốn, nhưng Bảy Măng đang say máu, chĩa súng nhắm ngay ót đối thủ, “đoàng” một phát. Đến lượt Bông ngã sấp, máu ra lênh láng. Cả sòng bài hốt hoảng, nín khe không ai dám ho he một tiếng. Bảy Măng đưa mắt nhìn quanh một lượt, không thấy ai để bắn tiếp, hậm hực nhét súng vô lưng quần, lên xe gắn máy chạy thẳng vô Tổng nha Cảnh sát đầu thú.
Nghe được hung tin, Đại Cathay lập tức triệu tập toàn bộ các thủ hạ có súng - kể cả số mang súng hợp pháp như Sáng, Cu Quì, lẫn số mang súng bất hợp pháp chuyên “ăn bay” như Hải Súng, Lâm Chín ngón, Chương Khùng, Việt Parker... - ra lệnh tỏa ra khắp hướng kiếm Bảy Măng, hễ thấy mặt là bắn ngay không lôi thôi gì cả.
Bọn chúng sục đến tận nhà riêng của Bảy Măng trên đường Nguyễn Du, vô các sòng bài, quán nhậu,trường, nhà hàng... nhưng làm sao tìm ra thủ phạm vì Bảy Măng đã xin được tạm giam luôn trong Tổng nha Cảnh sát, đã thế còn ở biệt giam một mình một phòng cho chắc ăn.
Mặt khác, đám ma Thu và Bông được Đại Cathay ủy nhiệm cho Bảy Xi tổ chức rất long trọng, nhạc tây nhạc ta ì xèo không dứt.
Rồi cơn giận nguôi ngoai, từ từ Đại Cathay mới biết Bảy Măng bắn hạ Thu và Bông chẳng qua trong cơn nóng giận nhất thời, còn kẻ hắn tính triệt hạ đúng ra là A Chó. Nghe mọi người thuật lại đầu đuôi, Đại rút lại “lệnh” giết Bảy Măng, bảo: “Thôi, vậy thì tha cho nó”.
Nhờ vậy, sau này khi Bảy Măng bị kết án năm năm tù giam vì tội cố sát, nhốt tại khám Chí Hòa, hắn vẫn sống yên ổn với đám du đãng cũng bị bắt nhốt tại đây.
Đại chiến tại nhà hàng Thanh Bạch
Chẳng bao lâu sau vụ Bảy Măng bắn chết Thu và Bông, một tối nọ Đại Cathay dẫn gần chục đàn em đếntrường Olympia, mộttrường sang trọng tại quận l.
Mỗi khi binh tướng du đãng kéo tới, thường các em ca-ve dồn đến tiếp đón nồng hậu, phần vì khi ấy Đại Cathay rất nổi tiếng, phần vì bọn hắn “boa” đẹp.
Có thể nói, vào thời điểm ấy, chỉ có hai nhân vật được cáctrường đón tiếp long trọng hơn Đại Cathay.
Thứ nhất là Nguyễn Ngọc Loan, thường gọi Sáu Lèo , giám đốc Tổng nha Cảnh sát Quốc gia. Sáu Lèo vốn mê Phương Dung, cô ca sĩ mới nổi được phong tặng danh hiệu “con nhạn trắng Gò Công”. Mỗi khi nghe Phương Dung cất giọng ca bài ruột Nỗi buồn gác trọ “Có người con gái buông tóc thề thu về e ấp chuyện vu qui...” là Sáu Lèo khoái chí tử, tay gõ nhẹ trên bàn đánh nhịp theo bài hát và thế nào cũng lôi bằng được cô xuống ngồi chung bàn.
Người thứ nhì là Lưu Kim Cương, khi ấy đang chỉ huy lực lượng không quân. Kim Cương thích Minh Hiếu, cô ca sĩ vốn xuất thần từ con một ông thợ hớt tóc nghèo tại Phú Nhuận. Bọn cận vệ đi theo Lưu Kim Cương vốn quen được các cônữ nuông chiều (thực ra họ nuông chiều Kim Cương) nên hễ vô tớitrường là bọn chúng “quơ” hết các cô đẹp nhất về bàn của mình. Nhưng tất nhiên, bọn lính tráng này tiền bạc chẳng là bao nên không thể “boa đẹp” như dân giang hồ.
Tối hôm ấy, thấy băng Đại Cathay kéo đến, ca-ve dồn qua bàn của bọn hắn, dễ có đến hơn chục cô. Không có gì lạ, bởi bữa nay, băng Đại Cathay đi nhảy đầm khá đông, ngoài “chủ tướng” còn có Hải Súng, Lâm Chín ngón, Ngân pô-côn, Phong khùng, Bôn... Cả bọn còn đang tán dóc chưa kịp nhảy nhót gì, bỗng lại có nguyên băng không quân cận vệ của Lưu Kim Cương bước vào Olympia - tối đó tay tướng không quân này mắc bận không đếntrường.
Ngồi dễ đến 10 phút mà không thấy không có em nào “sạch nước cản” đến chăm sóc như mọi hôm. Đã vậy, Thiếu úy Hải thường gọi Hải Không quân, một tên trong băng, vẫy tay mấy lần mà các em cứ làm bộ ngó lơ, nhí nha nhí nhót với băng du đãng. Hải Không quân không dằn nổi cơn bực bội, kêu má mì Thúy Tàu lệnh phải dẫn đào đến cho bọn hắn. Biết Hải Không quân vốn rất rất khoái một cônữ đang ngồi chung với Hải Súng tên Ly Ly, Thúy Tàu nói nhỏ cô này qua ngồi kế Hải Không quân để tình hình bớt căng thẳng, vì má mì thấy hai băng coi bộ đang “kên” nhau.
Ai dè Hải Súng vốn hay gây sự. Vừa thấy đào rời ghế qua ngồi bàn bên cạnh, hắn lập tức xô ghế, bước qua kiếm chuyện với Hải Không quân:
- Ê! Cô này là của tao mà!
Hải Không quân lên tiếng:
- Bàn bên đó nhiều “ghế linh” (gái đẹp) quá mà. Mượn đỡ một em không được sao?
- Không được thì làm gì nhau?
Vừa nói hắn vừa nắm cánh tay phải cônữ Ly Ly đứng dậy, lôi về phía mình.
Đời nào chịu lép về trước “văn võ bá quan”, nhất là người đẹp bên cạnh bị phỗng tay trên, Hải Không quân vụt đứng dậy, nắm tay trái cô gái kéo lại, miệng chửi thề:
- Đ.M, bộ mày ngon lắm hả?
Bị hai cao thủ cầm hai tay ra sức lôi kéo, đúng là “trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết”, bỗng nhiên biến thành mục tiêu cho hai thanh niên lực lưỡng thi triển công lực, cô ca-ve Ly Ly đau quá, không biết nên làm thế nào cho phải, miệng thét lên be be, thì Hải Súng đã nhanh nhẹn co tay lại, thúc cùi chỗ ngay mặt đối thủ. Và hắn nhanh như chớp, quơ chai rượu whisky Black & White đang uống dở trên bàn, nhắm đầu Hải Không quần thẳng cánh quật xuống. Giả sử chai rượu trúng đích, chưa biết giữa hai thứ - cái đầu của Hải Không quân và chai rượu - thứ nào sẽ vỡ thành nhiều mảnh hơn. Nhưng với phản ứng nhanh nhạy của con nhà võ, gã thiếu úy tức thì buông Ly Ly, một mặt đưa cánh tay lên đỡ chai rượu, một mặt thọc tay vào bụng rút phát khẩu súng ngắn ra, quát:
- Cho tụi mày chết luôn!
Miệng nói, tay hắn nhắm về hướng Đại Cathay đúng lúc tên cầm đầu du đãng dợm đứng dậy.
Đại Cathay vung chân đá bàn tiệc. Ly, tách, chén, dĩa bay tứ tung. Tay trùm du đãng vừa khom người định lấy thế lao lên thì viên đạn găm ngay chân.
Thấy đồng bọn đã nhả đạn, gần chục tên cận vệ đi theo Hải Không quân đồng loạt rút súng bắn tá lả. May thay Thúy Tàu nhanh trí cúp cầu dao điện,trường vụt tối thui,nữ la oai oái, khách khứa chạy tứ tung như đàn ông vỡ tổ. Bọn lính hầu hết chỉ bắn lên trời ra oai vì sợ bắn lầm người hoặc sát thương lẫn nhau.
Đại Cathay kêu nho nhỏ: “Tao trúng đạn rồi” khi Lâm Chín ngón đến dìu hắn chạy xuống cầu thang. Đồng thời Lâm cũng đánh liều rút súng định bắn trả, nhưng một viên đạn đã xuyên ngang bắp tay phải khiến khẩu súng rớt xuống đất. Lâm Chín ngón không thể sử dụngkhí được nữa, đành cố nhịn đau, dìu đại ca vòng xuống cầu thang phía sau, chuồn theo cửa hậu. Vừa may Lành lái xe hơi trờ tới, rước cả hai chạy trốn.
Sau trận “đại chiến” này, Sáu Lèo kiên quyết không nương tay với bọn du đãng nữa. Đại úy Chi nhắn Đại Cathay bỏ trốn ra nước ngoài một thời gian chờ êm chuyện, nhưng Đại cứ chần chừ...
Ba ngày sau, chế độ cầm quyền cũ tung ra chiến dịch truy quét sạch “dân chơi” Sài Gòn - Chợ Lớn. Từ Đại Cathay, Huỳnh Tì, Woòng Cái cho đến Hải Phòng Kin, Quảy Thầu Hao, Bắc Kỳ Chảy... đều bị bắt sạch.
Duy nhất Tín Mã Nàm thoát nạn nhờ hắn thân hành dẫn Trung tá (mới thăng chức từ thiếu tá) Trụ, Trưởng ty Cảnh sát quận 5, chỉ mặt bắt từng người.
Đến ngày 28-11-1966, cả bọn bị đầy ra đảo Phú Quốc “an trí” về tội “có nhiều thành tích bất hảo”. Toàn bộ các băng nhóm du đãng tạm thời bị xóa sổ.
Thêm một tình tiết phụ: Sau đó không lâu, Đại úy Chi sau giờ làm việc, lái chiếc xe hơi mui trần màu đỏ đang chạy trên xa lộ thì bị một xe Container cán dẹp lép cả xe lẫn người. Tài xế xe Container bước xuống xem Chi đã tắt thở hẳn hay chưa rồi mới lên xe chạy tiếp và... biến mất. Vụ án không tìm ra thủ phạm này khiến có nhiều tin đồn rằng tàn dư của dân du đãng đã dàn cảnh giết Đại úy Chi nhằm trả thù việc tay sĩ quan cảnh sát này đã lừa bắt Đại Cathay. Cũng có người cho rằng Trần Kim Chi bị giới tài phiệt thanh toán. Nghi án đến tận bây giờ vẫn chưa sáng tỏ và có lẽ vĩnh viễn sẽ không bao giờ sáng tỏ.

1 nhận xét: