Đạo Phật Siêu Khoa Học
Lời Dẫn
Chủ đích của cuốn sách này là để dẫn chứng những điều đức phật và chư vị Bồ Tát đã nói cách đây trên 25 thế kỷ mà bây giờ khoa học mới dần dần khám phá ra.
Thứ hai, trình bày những khám phá mới của hoa hoc về lãnh vực Khoa học, Thiên văn, Vật lý, Y học, Nhân chủng học v…v...
Thứ ba, thắp sáng đuốc tuệ của Phật để duy trì ngôi Tam Bảo vĩnh cữu ở thế gian.
Tu hành là phá Ngã chấp cũng như Jean Paul Sartre đã nói, "Le moi est haïssable" (Cái tôi thật đáng ghét!). Vì vậy, những điều tôi nói về "cái tôi đáng ghét" này không phải để "đánh bóng" nó mà chỉ có ý trình bày với quý vị rằng Phật pháp thật nhiệm mầu đối với những ai có thành tâm, thiện chí hồi đầu theo Phật.
Hồi còn nhỏ đi học, tôi rất dốt về Toán, Lý Hóa. Dốt đến nỗi giải phương trình không được, lấy bút sắt đâm vào tay đến chảy máu. Khi thành niên, cũng vì "kỵ" Toán, Lý, Hóa nên phải học Văn Khoa.
Về tu đạo tôi tự ví mình như một Phật tử "mất gốc" vì mãi đến năm 63 tuổi mới tìm về đạo Phật. Ðọc kinh sách trong hai năm cùng những sách báo Mỹ nói về Thiên văn Vật lý, tôi ngạc nhiên thấy những điều chư Phật và chư Bồ Tát đã dạy cách đây trên 25 thế kỷ bây giờ thấy đúng sự thật.
Ðó là lý do thứ nhất tôi mạnh dạn viết cuốn sách này.
Lý do thứ hai là để nhắc lại lời Phật dạy rằng chúng ta không bao giờ tìm được thực tại cuối cùng của sự vật.
Ít nhất có hai vị khoa bảng đã ái ngại cho tôi dám làm công việc này bởi vì:
"Tri giả bất ngôn, ngôn giả bất tri", nghĩa là, "Người biết không nói, người nói không biết".
Tôi thuộc loại thứ hai vì không biết mà dám nói.
Cũng vì lẽ đó, có một lần tôi hỏi pháp một bậc tri thức, Ngài nói có hai tiếng rồi ngồi im.
Rồi:
"Bốn mắt nhìn nhau
Chẳng nói một câu!"
Thế mới biết lời nói của quý Ngài là vàng ngọc!
Ðã là Phật tử, ai cũng có ước vọng hoằng dương Phật pháp. Người có hằng sản thì lo việc tô tượng, đúc chuông, xây chùa, bố thí, cúng dàng v.v... Kẻ có hằng tâm thì lo làm pháp thí. Ðó là bổn phận tối thượng của người Phật tử đối với Tam Bảo.
Trên một năm qua, mặc dầu với cái tuổi 73 bệnh họan và lãng trí; nhưng khi viết sách, tôi thấy trí tuệ thông suốt lạ thường. Tôi nghĩ rằng chư Phật và chư vị Bồ Tát đã ban cho tôi trí huệ để làm công việc pháp thí này.
Hồi mới khởi tu, đọc kinh Lăng Nghiêm cùng những kinh Ðại thừa khác, tôi có hiểu Giáp Ất gì đâu? Nhưng nhờ các băng giảng của các vị tu sĩ và cư sĩ - nhất là cụ Nghiêm Xuân Hồng - tôi dần dần liễu tri những cái ách yếu của đạo Phật. Cụ Hồng dạy mỗi khi không hiểu kinh, nên khấn nguyện như sau:
"Xin Ðức Thế tôn, Tôn giả A Nan, Bồ Tát Long Thọ và Văn thù Sư lợi ban cho con trí huệ để hiểu kinh đặng nói Pháp cho người khác nghe."
Tôi đã làm và thấy có ứng nghiệm. Vậy quý vị hãy làm thử xem sao? Kinh dạy:
"Năng lễ Sở lễ tánh không tịch
Cảm ứng đạo giao nan tư nghì."
Người lạy Phật và Phật đều cùng một bản thể nên không có Năng (Người lạy) và Sở (Phật). Nói một cách khác, chủ thể và đối tượng là một nên không có đối đãi. Vì đạo là Tâm nên sự cảm ứng không thể diễn tả bằng ngôn từ được.
Ðức Ðại Thế Chí Bồ Tát nói rằng chư Phật và chư vị Bồ Tát thương chúng sinh như các con, nhưng vì các con cứ ngoảnh mặt đi thì mẹ biết làm sao được? Cũng như hai người đi ngược chiều thì bao giờ mới gặp được nhau? Chúng sinh không đoái hoài đến chư Phật thì làm sao có "Cảm ứng đạo giao nan tư nghì" được?
Trong cuốn Ðạo Ðức Kinh, Lão Tử đã viết:
"Ðạo khả đạo phi thường đạo
Danh khả danh phi thường danh"
Nếu là cái Ðạo đích thật phải là cái Ðạo tuyệt vời và thường hằng, không thể dùng ý niệm hay ngôn từ để diễn tả hết được mà chỉ được nhận thức qua cảm ứng.
Cũng nằm trong ý nghĩa này có câu:
"Ngôn ngữ đạo đoạn, Tâm hành, xứ diệt".
Khi đã hướng Tâm chiêu cảm, ý cũng hết và lời cũng cạn, ý và lời cũng cạn, ý và lời không thể diễn tả hết cái Tâm thành ấy được.
Kinh Lăng Nghiêm dạy, "Phàm hữu ngôn thuyết giai phi thực nghĩa", nghĩa là lời nói không có nghĩa thật.
Cũng vì vậy mà Ðức Phật đã dạy rằng, "Trong 49 năm thuyết pháp, ta không hề nói một lời nào."
Cũng có câu, "Ðức tin là mẹ thành công". Ðọc thiên kinh vạn quyển mà "bán tín bán nghi" thì dẫu có tu đến vô lượng vô kiếp sẽ không đắc quả cũng như muốn "nấu sạn thành cơm" vậy.
Ðể chấm dứt Lời Dẫn này, theo chiêm nghiệm của ông già 72 tuổi, Phật pháp thật mầu nhiệm vì nhờ đó mà tôi đã dám viết về những lãnh vực chưa biết đến hoặc chỉ có đôi chút kiến thức. Nhưng vì hết lòng tin tưởng ở Phật pháp và có thiện ý muốn làm Pháp thí nên chư Phật và chư vị Bồ Tát đã ban cho tôi trí huệ để viết nên cuốn sách này.
Đạo Phật Siêu Khoa Học
Phần I - Chương 1 TÌM CẦU VÀ THỂ NGHIỆM
Các khoa học gia và triết gia đã suy tư, tìm cầu, và thể nghiệm để tìm hiểu nguồn gốc của vũ trụ, của Thái dương hệ, của các đại dương, các Thiên Thể; nhất là nguồn gốc của loài người nói riêng và của những sinh vật nói chung.
Không ai phủ nhận công lao của khoa học trong việc cải thiện nhân sinh. Nhưng công việc tìm cầu thực tại cuối cùng của sự vật thuộc lãnh vực khoa học hay tôn giáo, nhất là đạo Phật.
Nói một cách khác, liệu đến một này nào đó, các khoa học gia có thể đạt đến mục tiêu cuối cùng của họ không?
Ðiều này, Phật đã dạy rõ rằng chúng ta không bao giờ có thể tìm cầu được thực tại cuối cùng của sự vật.
Gần 500 năm qua, nhất là trong 100 năm gần đây, trong đường hướng tìm cầu thực tại cuối cùng, một số trường phái khoa học đã tranh luận ráo riết, và trường phái này lần lượt đánh đổ trường phái kia.
Sir Isaac Newton (1642-1727), khi khảo cứu về ánh sáng cho rằng ánh sáng không có lằn, nhưng có Hạt (Particle). Max Planck lại cho rằng ánh sáng do Bức xạ (Radiation), là Quanta (Lượng tử, Năng Tử).
Albert einstein và Max Plack là những người đầu tiên viết về Nguyên lượng Cơ học (Quantum mechanics). Nhưng sau này Einstein lại cho rằng những thuyết về lượng tử đều là những thuyết Bất định (Incomplete theory).
"Neil Bohr (1885-1950), nhà bác học Ðan Mạch, chủ trương rằng đối tượng của Vật lý lượng tử không thể giải thích vừa là Sóng và là Hạt, vì chúng là hai dạng của một thực tại bổ túc cho nhau. Nguyên lý ấy được suy rộng ra cho mọi phạm vi tư tưởng triết học, điều mà Bohr chịu ảnh hưởng của Trung Hoa".
Rồi ngôi sao sáng Albert Einstein (187-1955) ra đời. Ông là dân Ðức gốc Do Thái và trở thành công dân Mỹ năm 1940. Ông đã đề xướng thuyết vế Chuyển Ðộng Brown (Brownian Movement), áp dụng thuyết này vào Thuyết Lượng tử với những Năng tử, và phát hiện các Quang Tử (Photon).
Năm 1915, ông hoàn tất thuyết Tương Ðối Chung (General Relativity Theory) và thuyết này đánh đổ Luật Hấp Dẫn Vũ Vụ (Theories of Universal Gravitation) của Newton.
Newton đã nâng khoa học và nền văn minh Âu Châu lên mức tuyệt đỉnh.
Trong một thời gian lâu dài, thuyết Cơ học (Newton mechanics) của ông được coi như có thể giải thích được mọi hiện tượng thiên nhiên. Cho đến khi Ðiện khí và Ðiện từ lực được khám phá, người ta thấy Cơ học của ông còn thiếu xót vì không nói đến sức cản hay cọ sát của không khí, mà chỉ giải thích một cách hạn chế một số hiện tượng thiên nhiên như việc di động của một số vật chất rắn khác.
Từ năm 1880 đến 1900, khoa Vật lý Nguyên tử (Neuclear physics) đã khám phá ra nhiều hiện tượng rất lạ khiến thuyết Cơ học của Newton không thể giải thích được.
Ví dụ vấn đề vận tốc ánh sáng không thay đổi.
Niel Bohr (1885-1962), một Vật lý gia Ðan Mạch là khuôn mặt sáng giá trong việc đề xướng thuyết Nguyên tử, và thuyết nầy mở đầu cho Nguyên lượng Cơ học (Quantum mechanics).
Sau 50 năm trời (1900-1950), các Vật lý gia đã giải thích và hiểu biết rất nhiều về Âm ÐiệnTừ (Electron). Từ đó, mới bắt đầu chuyển qua việc nghiên cứu Lỏi (Core) của hạt Nguyên tử (Atom).
Thuyết Tương Ðối của Einstein được chia làm hai giai đoạn:
1/- Năm 1905, ông công bố thuyết Tương Ðối Hẹp (Special Relativity), và thuyết này dựa vào thuyết Tương Ðối của Galileo để được triển khai từ phạm vi Cơ học sang Ðiện từ học. Ðiều khác biệt là Nguyên tắc này quyết định mọi định luật của chuyển động, và được giới hạn trong phạm vi những chuyển động chóng đều.
2/- Năm 1915, thuyết Tương Ðối Chung (General Relativity) ra đời. "Với thuyết này, Einstein đã chấm dứt thời đại Vật Lý học mà còn làm đảo lộn nền nếp suy tư của nhân loại trong mọi phạm vi tư tưởng, và dẫn đến vũ trụ quan lượng tử hiện đại..."
Thuyết Cơ học cổ điển của Newton cho rằng Không gian và Thời gian hoàn toàn độc lập, và không liên hệ gì với nhau. Thuyết Tương đối của Einstein chủ trương rằng Không gian và Thời gian Liên tục Tương Ðối với nhau. Việc khám phá này rất phù hợp với lời giải thích về "Sự sự vô ngại pháp giới" ở trong kinh Hoa Nghiêm rằng Không gian và Thời gian dung thông với nhau.
Ngoài ra, Vật lý gia Matt Visser thuộc Ðại Học Hoa Thịnh Ðốn đã viết về thuyết Tương Ðối Chung của Einstein như sau:
"Einstein đã biến đổi vật lý học bằng cách chứng tỏ rằng Không gian và Thời gian thật ra chỉ là hai vẻ khác nhau của cùng một môi trường có thể dãn dài, uốn cong, và vặn vẹo hình thái bởi Trọng trường".
Năm 1980, Vật lý gia Murray Gellmann quan niệm rằng Dương điện tử (Proton) va Trung hòa tử (Neutron) nằm trong Lõi của Nguyên tử lại được cấu tạo bằng những Hạt tử nhỏ nhiệm hơn mà ông đặt tên la Quark (Cực vi, Hạt ảo).
Ðộ lớn của nó chỉ bằng 10-33 cm, hay 1/1000 tỉ tỉ hạt Nhân.
Tháng 3 năm 1995, các Vật lý gia đã tìm được Quark Ðỉnh (Top Quark) bằng cách bắn vỡ những Dương điện tử và Ðối Dương điện tử (Anti-proton) khiến chúng tiêu diệt lẫn nhau và phát sinh Năng lượng, trong đó có nhiều Hạt tử và Quark Ðỉnh.
"Trên 20 năm qua, Geoffrey và Fritjof Capra đã áp dụng thuyết Boostrap (Ðại Ủng) để khám phá ra chiều sâu của thế giới hạt nhân."
Khoảng năm 1960 dến 1970, Salam và Weiberg lập ra thuyết Ðại Tổng Hợp (Grand Unification Theory - GUT). Thuyết này là bước đầu của Nguyên lượng Cơ học (Quantum mechanices) mà sau 50 năm nghiên cứu, các Khoa học gia mới biết liên kết Lực yếu và Ðiện từ lực với nhau. P.A.M. Dirac (1902-1970) viết về thuyết Phản Vật Chất (Anti-matter) và Chân Không Sinh Diệt (Vacuum Polarization). Thuyết Phản Vật Chất là một khám phá quan trọng của Nguyên lượng Ðiện Ðộng học (Electrodynamics - QED).
Chân Không Sinh Diệt là một hiện tượng phân cực một phần hay toàn phần của Dương điện và Âm điện trong một hạt Nguyên tử, Phân tử (Molecule) hay hệ thống hoá học.
Trong vũ trụ cũng có những hiện tượng tương tự. Ðức Phật đã dạy rằng, "Hư không hay Chân không không phải là Ngoan không (nghĩa là chẳng có gì cả) mà khắp nơi, khắp xứ, chỗ nào cũng có đủ loại quang minh cùng những loài chúng sinh cư ngụ."
Trong Chân không có Tĩnh Ðộng, Sinh Diệt, Sắc Không, Tạo dựng va Hủy hoại. Ngày nay, các Khoa học gia đã khám phá trong Chân không có Vật thể (Matter) và Ðối Vật thể (Anti-matter), có Quarks và Đối Quarks (Anti-quarks), có Positron đối nghịch với Electron. Họ cũng khám phá rằng Vật thể và Ðối Vật thể tiêu diệt lẫn nhau.
Thuyết Chân Không sinh Diệt (Vacumm Polarization) rất phù hợp với thuyết Tương Sinh Tương Duyên Trùng Trùng Duyên Khởi, Sắc Không, và Sinh Diệt của đạo Phật.
Khoa học ngày nay cũng đã khám phá ra trên 200 Phân tử (Particle) trong vũ trụ mà cách đây trên 2,500 năm, các trường phái ngoại đạo gọi là "vi trần", và luận cứ rằng những "vi trần" này nhảy múa loạn xạ để tình cờ hay ngẫu nhiên tạo thành những chúng sinh thấp như những con sâu kèn, và những chúng sinh cao như khỉ và loài người. Luận cứ này đã bị Phật bác bỏ.
"Khoa học ngày nay cũng đã khám phá ra rằng dòng họ Quark như Hadron có cùng độ Quay Tự Nội (Intergrated Spins) có thể trao đổi cho nhau được."
Chúng thay hình, đổi dạng, tan hợp, hợp tan. Quang phổ (Photon) chẳng hạn, sự cấu tạo và chuyển hoá của nó cũng không kém mê đồ ảo phố.
Về lượng tử, đã có rất nhiều thuyết như Einstein và Max Planck đã viết thuyết Cổ Nguyên lượng Cơ học (Old Quantum mechanics). Neil Bohr (1885-1950), Weiner Heisenberg, Scrodinger, và Max Born viết Tân Nguyên lượng Cơ học (New Quantum mechanics). Richard Feynman, Tomonaga và Swinger viết Nguyên lượng Ðiện động học (Electrodynamics - QED), và Murray Gellmann viết Nguyên lượng Sắc động học (Quantum Chromodynamics-QCD).
Về ứng dụng, Nguyên lượng Cơ học và Nguyên lượng Ðiện động đã rất thành công, nhưng về phương diện triết lý và lý thuyết thì không mấy thích hợp. Niềm mơ ước của những Vật lý gia vào những năm 1940-1950 là tìm ra một lý thuyết tổng hợp, nhưng họ đã gặp rất nhiều trở ngại. Mãi đến năm 1970, thuyết Ðại Tổng Hợp (GUT) mới ra đời, và từ đấy các khoa học gia mới thấy đỡ thắc mắc.
Tóm lại, gần 500 năm qua, nhất là trong 100 năm gần đây, các khoa học gia đã suy luận, tranh cãi, điều tra, nghiên cứu, và thử nghiệm rất nhiều. Nhưng kết quả ra sao?
Cách đây gần 100 năm, họ đã tìm ra Nguyên tử và cho rằng Nguyên tử là đơn vị cuối cùng cấu tạo vật chất. Ðường kính của một hạt Nguyên tử bằng 10 -8 (1 phần trăm triệu của 1 cm) hay 1 Angtrom.
Khoa học khám phá rằng trong một hạt Nguyên tử nhỏ bé có cả một khoảng hư không mênh mông vì Lõi của nó chỉ bằng 1/100,000 của khoảng hư không đó. Kinh ví Lõi như một con ruồi đậu ở giữa một căn phòng rộng lớn. Trong Lõi lại có Quark và dòng họ, và Quark chỉ bằng 10-33 cm (hay 1/1,000 tỉ tỉ) của cái Lõi.
Thế mà Quark vẫn chưa được công nhận là đơn vị cuối cùng cấu tạo vật chất.
Năm 1980, thuyết Super String (Siêu Tơ Trời - STT) được đề xướng. Thuyết này là do một trường phái của một số đệ tử của Einstein chủ trương. Toán học áp dụng cho thuyết STT rất phức tạp, nhưng loại bỏ được những xảo thuật trong việc Tái an Bài (Renormalization)
Trường phái thuyết STT cho rằng chính STT và Tachyon mới là những Lượng tử Căn bản (Elementary particle) cấu tạo Vật chất.
Theo định nghĩa, Lượng tử Căn bản là những Lượng tử không có cấu trúc nội tại.
Chúng thuộc loại những Lượng tử Dẫn lực (Force-carrying particle).
Mỗi Phân tử cặp đôi với một Ðối Phân tử.
Những Lượng tử (Hạt tử) phảng phất như sương khói này chỉ tìm thấy ở trong những phương trình toán học mà thôi. Toán học dùng trong thuyết STT rất khó, hiện nay chỉ có khoảng 50 Vật lý gia và Khoa học gia hiểu rõ mà thôi.
Xin xem bài Thuyết siêu Tơ Trời và Tachyon để biết thêm chi tiết.
Không biết Khoa học còn tìm thêm được những Hạt ảo vi tế và nhỏ nhiệm đến đâu nữa? Dẫu sao mặc lòng, nếu các Ngài cứ dấn thân mãi vào trong toà lâu đài huyền thoại của thế giới lượng tử, các Ngài sẽ trở thành những Thiện Tài Ðồng Tử đi hoài đi mãi trong lỗ chân lông của ngài Phổ Hiền mà không tìm được lối thoát. Lối thoát độc nhất là con đuờng tìm về những bí ẩn và huyền nhiệm của đạo giáo Ðông Phương, nhất là đạo Phật.
Steven Weinberg, tác gỉa cuốn, "The Three Units" (Ba Ðơn Vị), nói khoa học hiện đại đã trở thành khoa học giả tưởng hay Thần học. Một số Vật lý gia khác cho rằng Nguyên lượng Cơ học (Quantum Mechanics) - vừa Triết Lý vừa Vật Lý - đang đi dần đến Siêu hình và Phong thần.
Phật đã dạy rằng chúng ta không bao giờ có thể tìm được những Cực vi (Hạt ảo) cuối cùng vì chúng vừa là Hạt vừa là Sóng. Không có Hạt nào gọi là Hạt cơ bản cả. Chúng không phải Vật (Matter), không phải tâm (Mind), mà chỉ là những ảo ảnh xuất hiện ở biên giới giữa Vật và Tâm. Riêng tôi, tôi gọi chúng là loại Phi Vật Phi Tâm.
***
Chúng ta hãy tìm hiểu tại sao khoa học không thể tìm kiếm được những viên gạch cuối cùng cấu tạo vật chất? Nói cách khác, tại sao khoa học không thành công trong việc đi tìm thực tại cuối cùng?
Tại vì họ tin Vật có thật, và tất cả những sum la vạn tượng trong vũ trụ này đều có thật hết.
Sở dĩ tin tuởng như vậy bởi vì họ nhìn sự vật bằng "đôi mắt thịt với mấy chiếc ống nhòm", dẫu tối tân và đắt tiền như Viễn vọng kính Hubble.
Có người nói, "Ủa! Vạn vật xuất hiện sờ sờ trước mắt mà sao đạo Phật nói không có hay như huyễn?". Thấy có sự vật, trong kinh gọi là Kiến trược, nghĩa là cái nhìn đục ngầu, sai lầm như thị quan ảo giác, thính quan ảo giác, khứu quan ảo giác v.v... Trông gà hoá cuốc, trông sợi dây thừng tưởng là con rắn … là thị quan ảo giác. Vì khúc xạ ánh sáng, ta thấy đồng tiền ở đáy lu nổi lên gần mặt nước. Vậy đồng tiền đó có thật không hay chỉ là cái bóng đồng tiền đang nằm dưới đáy lu? Nước trong sa mạc cũng là do khúc xạ ánh sáng (Kinh Phật gọi là dương diệm). Những đoàn người đi trong sa mạc thấy nước nhẩy xuống tắm thì lại nhẩy vào đống cát!
Trong Lăng Nghiêm, Phật dạy nếu trong đêm tối có người cầm cục than quay thành vòng lửa. Vậy vòng lửa đó có thật hay không? Kinh Lăng Nghiêm có kể dân chúng ở một nước nọ thấy hai mặt trời, mặt trăng. Tại sao chúng ta thấy có một? Kinh khác cũng kể loài người thấy nước uống và tắm được. Loài quỷ thấy nước toàn là lửa đỏ, loài rồng thấy nước là toàn cung điện, và chư thiên thay nước toàn là ngọc bích. Kinh đã dạy rằng nhãn lực là tuỳ theo nghiệp lực và đạo lực. Nghiệp lực hết và đạo lực cao là cái thấy của những đấng giác ngộ. Ví dụ Phật thấy vi trùng trong nước hay Cực vi trần (Hạt ảo). Cái thấy không phải do những Phù trần căn (mắt, tai, mũi, lưỡ, thân, ý) mà do Tịnh sắc căn đã dung thông với Diệu Tâm.
Lấy thí dụ khoa học. Các nhà Thiên văn Vật Lý viết rằng Sao Bắc Ðẩu (Polaris) đã phóng ánh sáng của nó từ năm 1300. Ánh sáng này phải bay mất 696 năm mới đến được nhãn quang chúng ta. Vậy thì chúng ta thấy Sao Bắc Ðẩu thật hay chỉ thấy ảnh tượng của nó?
Bây giờ đến lượt điểm báo để tìm những tương đồng giữa khoa học và Phật Giáo:
"Theo các nhà khoa học hiện nay, Chân không không phải là trống không, trống rỗng, không có gì cả. Chân không thực ra là một khoảng trống, không trống rỗng, nhưng trong đó vẫn có những hạt và phản hạt bỗng nhiên xuất hiện rồi tự hủy."
"Pagels quan niệm về Hữu / Vô của ông như sau: Cái gì không hiện hữu, Vô thể hay Chân không đều là trò chơi bỡn cợt của Ðấng Phù Thủy muôn đời. Những nhà Vật lý học lý thuyết và thực nghiệm ngày nay đang nghiên cứu về Chân không - đều chẳng có gì cả. Những cái ấy Vô ấy chứa tất cả cái Hữu."
3. Theo Lý thuyết Bổ sung (Complimentary Theory), cái Hữu/Vô có thể là Hạt (Particle/Matter) hoặc là Sóng (Wave/Mind).
Theo Nguyên tắc Bất Dịnh (Uncertaincy Principle), không thể xác định dứt khoát vấn đề Hạt hay Sóng.
Ðệ tử của Neil Bohr không ngờ rằng ông đã đề xướng ra Lý thuyết Bổ sung sau khi nghiên cứu và áp dụng triết lý của Á Ðông."
Kinh Phật dạy rằng Hư không (hay là Chân không) không phải là ngoan không, nghĩa là chẳng có gì cả, mà trong đó có đủ loại quang minh cùng các loài chúng sinh cư ngụ. Kinh Lăng Nghiêm, trang 221 Phật dạy, "A Nan! Như hột bụi trần gần như Hư không vì chia mà thành ra hạt bụi gần Hư không, mà thành lại sắc tướng."
Kinh Duy Ma Cật, Phẩm Quán Chúng sinh, trang 67, kể lại cuộc đối thoại giữa Bồ Tát Văn Thù và Duy Ma Cật, theo đó cái Có là do ở cái 0 mà ra. (Xin xem thêm ở bài Nguyên tử).
"Nếu trước đây, với cơ học lượng tử, hạt được quan niệm là một Ðiểm thì khi chuyển động trong không gian, nó vạch thành đường mà ta có thể gọi là đường trời . (World Line).
Theo M. Kaku và J. Trainer, ngoài vấn đề giải thích các hạt cơ bản như các Tơ trời vi ba là từ thân xác ta cho đến các vì tinh tú đều là hình thức tổ hợp của các Tơ trời..."
Kinh Ðịa Tạng, Kinh Pháp Hoa, nhất là Kinh Hoa Nghiêm, khi đức Phật phóng quang thì lúc đầu những quang minh chạy theo đường thẳng, rồi dần dần uốn tròn thành hình trôn ốc mà lập thành Sắc tướng. Như vậy, thân căn của chúng sinh và của muôn loài đều được dệt bằng quang minh. Vì được dệt bằng quang minh nên vạn hữu cũng đều toả ra quang minh. Hiện nay, có máy chụp hình hào quang tỏa ra từ trên đầu người ta. Chính tôi có một tấm hình một cụ tu từ trên 30 năm, trên đầu cụ tỏa ra một vầng hào quang đủ màu rực sáng. (Xin xem thêm bài Sáu Căn Hỗ Tương).
"1. Theo Nguyên lý Bất định của Heisenberg, những hạt lượng tử có thể sinh từ Vô thể... Ðó là một lượng tử ảo. Nó có thể trở thành một lượng tử thật, một hạt thật, nếu hội đủ số năng lượng cần thiết...
2. Ngoài ra, tư tưởng về cấu trúc Hadron với tính cách phi nền tảng, phi cục bộ đã thống nhất vũ trụ khoa học với nhân sinh quan huyền nhiệm của truyền thống đông phương"
Phật dạy rằng, "Người ta muốn phân tích, tìm cầu một Cực vi cuối cùng trọn không thể được. Cái cực vi đó không phải là Vật mà chỉ là ánh biến hiện của quang minh thôi nó biến ảo vô cùng. Thế mà khi những Cực vi đó ra ngoài giác quan của chúng ta, khi nào chúng nó tụ hội, giả hợp với nhau, nó biến thành cái mà mình thấy được.."
"Hiện nay, các nhà khoa học đưa giả thuyết coi ý thức tâm linh huyền nhiệm có thể là Lực cơ bản thứ năm của vũ trụ."
"Pháp giới như là một màn Thiên la võng (Màn lưới báu) vừa của chung vừa của riêng."
Khi tu hành lọt vào Tàng thức thì tâm thức của hành giả sẽ dung thông với pháp giới, tức là cái màn Thiên la võng của vũ trụ. Tất cả những gì xẩy ra trong vũ trụ, hành giả đều biết hết (Bộ lạc Kogi ở Nam Mỹ, tuy sống cách biệt thế giới loài người nhiều ngàn năm mà những gì xẩy ra ở thế giới họ đều biết hết. Theo những tài liệu này, những vị thành niên của Bộ lạc Kogi phải ngồi Thiền trong 7-8 năm trời, cũng như Tổ sư Ðạt Ma đã quay vào vách đá ngồi Thiền trong số năm tương tự).
Nói chung, Khoa học dựa vào toán học, vật lý học và thí nghiệm để tìm hiểu thiên nhiên. Triết lý và tôn giáo từ nhiều ngàn năm đã dựa vào suy luận và sự huyền nhiệm để liễu tri những bí ẩn của vũ trụ.
Người Âu châu, với bộ óc thiên về vật chất và khoa học đã có một nền văn minh khá cao, đạt được những tiến bộ đáng kể, và khám phá được những điều đáng khích lệ.
Ngược lại, người Á châu thiên về đạo đức, tâm linh, và huyền nhiệm nhiều hơn.
Một câu châm ngôn cổ của Trung Hoa nói rằng huyền nhiệm hiểu biết được gốc rễ của Ðạo mà không biết được cành lá. Khoa học biết cành lá mà không hiểu được gốc rễ.
Như đã kể trên, một số Khoa học và Vật lý gia đã trở về nghiên cứu những tư tưởng huyền nhiệm của đạo lý Ðông phương nhất là đạo Phật. Thomas Cleary với cuốn, "Entry into the Inconceivable" (Bước vào Thế Giới Huyền Nhiệm), đã bừng tỉnh thoát khỏi cái mê lâu của Khoa học bằng cách cổ võ việc ngộ nhập vào thế giới huyền nhiệm của đạo lý Ðông phương. Ken Welber với "The Hollographic Paradigm" (Khuôn Mẫu Toàn Ký), và Michael Talbot với "The Hollographic Universe: (Pháp Giới Như Huyễn), đã giác ngộ cái lẽ Sắc Không của đạo Phật.
Trong bài tự thuật, Albert Einstein, cha đẻ của khoa học hiện đại, đã nói rằng ông là một người không tôn giáo, nhưng nếu có tôn giáo thì ông phải là một Phật tử.
Ðiển hình nhất là Vật lý gia người Mỹ gốc Áo Fritjof Capra đã làm chấn động giới khoa học Tây phương sau khi ông xuất bản cuốn "The Tao of Physics" (Ðạo của Khoa Vật Lý) năm 1974. Trong đó ông trình bày những sắc thái đặc biệt của đạo Lão, đạo Phật, đạo Thiền. Trong nhiều năm trời, ông đi diễn thuyết ở nhiều nơi, nêu lên những cái bất quân bình của xã hội Tây phương như trọng khoa học hơn tôn giáo, và ưa thực nghiệm hơn huyền nhiệm... Ông kêu gọi giới khoa học và dân chúng Tây phương cần tìm hiểu những tư tưởng siêu việt và huyền nhiệm của đạo lý Ðông phương vì những đạo lý này có thể làm khuôn mẫu tốt đẹp và thường hằng cho những lý thuyết tuyệt đỉnh nhất của giới Vật lý Tây phương.
Jemery W. Hayward hăng hái cổ võ bằng đề tài cuốn sách ông xuất bản năm 1987, "Shifting Worlds, Changing Minds, Where the Sciences and Buddhism Meet" (Chuyển Hoá Thế Giới, Thay Ðổi Tư Duy để Khoa Học và Phật Giáo Gặp Nhau).
Trong lời giới thiệu cuốn "Vật Lý học và Phật Giáo" của Tiến sĩ Vật lý Vương Thủ Ích thuộc Ðại Học Michigan, Thượng Tọa Thích Viên Lý đã viết:
"Khoa học chú tâm vào việc khám phá chân lý để soi sáng ý nghĩa nhân sinh và vũ trụ, đồng thời để tạo ích lợi cho con người. Phật học nỗ lực truyền thừa chân lý để được nghiệm chứng để mang lại phúc lạc thật sự cho muôn loài. Một bên là thể nghiệm một bên là tìm cầu. Lẽ tất nhiên, con đường tìm cầu đến lúc nào đó sẽ trực diện với sự thể nghiệm, chứ không phải sự tìm cầu, mới có thể hội chứng được chân lý..."
Xem như vậy, việc kêu gọi đổi mới tư duy và tìm cầu chân lý trong đạo lý Ðông phương của một số khoa học gia tiền phong Tây phương đã rất phù hợp với những nhận định của Thượng Tọa Thích Viên Lý.
Tôi xin trình bày Sơ dồ Nguyên tử và dòng họ như sau:
SƠ ĐỒ NGUYÊN-TỬ CÁC HẠT VI-PHÂN TIỀM NGUYÊN-TỬ
(Sketch of an Atom and its Subatomic Particles)
Phân-tử (Molecule)
Nguyên-tử (Atom)
Dương điện-tử (Proton)
Trung hòa-tử (Neutron)
Âm điện-tử (Electron)
(Nhẹ) (Nặng)
Lepton Quarks Hadron Gluon
Electron Trên Meson Baryon Graviton
Muon Dưới Photon
Tauon Kỳ lạGluon yếu
Electron neutrino Ðẹp PionProton Gluon mạnh
Muon neutrino Ðáy Kaon Neutron
Tauon neutrino Ðỉnh Eta Lambda
Sigma
Siêu Tơ Trời Cascade
(Super String) Omega
Tachyon
Chân-không Sinh Diệt
(Vacuum Polarization)
Càn Khôn Dương (+) Âm (-)
Sinh Diệt
Sắc Không
Quark Antiquark
Positron Electron
Tôi để Chân không Sinh Diệt (Vacuum Polarization) ở cuối cùng chỉ có tính cách tạm bợ vì tất cả những hạt nói trên đều nằm trong Chân không, sinh sinh, diệt diệt.
Sơ đồ nhằm giúp quí vị có một ý niệm khái quát về những hạt tử (Lượng tử, Hạt ảo, hay Cực vi) được khám phá gần đây mà khoa học cho là những viên gạch cuối cùng cấu tạo vật chất.
Việc sắp xếp vị trí các Hạt cũng rất gượng ép bởi vì những Hạt này đều được cấu tạo, chuyển hóa và biến đổi trong khoảnh khắc. Tuy nhiên, chúng tôi cũng căn cứ vào thứ tự những Hạt được khám phá cùng việc sắp xếp của các Vật lý gia dựa theo bốn Lực của thiên nhiên cùng sự Tương Ðắc (Interaction) của chúng.
Ðể quý vị thấu đáo việc cấu tạo vạn vật trong vũ trụ, tôi xin tóm lược việc so sánh rất hay của nhà bác học H.R. Pagels (Group Theory) như sau:
1. Các Hạt tử như Quarks và dòng họ Hadron, Lepton và Gluon là những mẫu tự.
2. Những mẫu tự này chắp lại thành chữ, tức là Nguyên tử.
3. Nhiều chữ chắp lại thành câu, tức là những Phân tử.
4. Nhiều câu chắp lại thành cuốn sách, hay nhiều Phân tử chắp lại thành thân căn của chúng ta hay của muôn loài.
5. Nhiều cuốn sách hay muôn loài đều nằm trong thư viện tức là vũ trụ.
Theo lối sắp xếp như vậy, tôi để Phân tử lên đầu. Kế đến là Nguyên tử và ba thành phần chính của nó là Dương điện tử (Proton), Trung hòa tử (Neutron), và Âm điện tử (Electron). Gần đây, Vật lý gia Murray Gell-Mann cho rằng dưới Proton và Neutron còn có những hạt Vi phân Tiềm Nguyên tử vi tế hơn mà ông đặt tên la Quark (tôi dịch là cực vi, cụ Mạc Ngọc Pha dịch là Hạt ảo). Ðể cho rõ ràng, tôi vẫn giữ nguyên chữ Quark. Theo Nguyên lượng Sắc động học (Quantum Chromodynamics - QCD), Quark có 3 màu: Ðỏ, Xanh dương và Xanh lá cây. Quark cũng có 6 vẻ (Flavor): Trên (Up), Dưới (Down), Ðẹp (Charm), Kỳ lạ (Strange), Ðỉnh (Top) và Ðáy (Bottom).
Dòng họ của Quark là Hadron, Lepton và Gluon. Hadron được chia thành Meson và Baryon. Meson có Pion, Kaon và Eta. Baryon có Proton, Electron, Neutron, Lambda và Omega. Lepton có Electron, Muon, Tauon, Electron neutrino, Muon neutrino và Tauon neutrino. Gluon có Graviton, Photon (Quang Tử), Gluon yếu và Gluon mạnh.
Sau đó là Siêu Tơ Trời (Super String do cụ Mạc Ngọc Pha dịch), Tachyon và tận cùng bằng Chân Không Sinh Diệt.
Một trường phái gồm những đệ tử của Einstein cho rằng Quark là dòng họ do Gell-Mann khám phá chưa phải là những Phân tử căn bản mà những Phân tử căn bản phải là Siêu Tơ Trời và Tachyon.
Tận cùng là Chân Không Sinh Diệt (Vacuum Polarization), thuyết của P.A.M. Dirac.
Thuyết này gần giống như đức Phật đã dạy về Hư không (hay Chân không) rằng "Hư không không phải là Ngoan không, nghĩa là chẳng có gì cả, mà trong đó có đủ loại quang minh cùng các loài chúng sinh cư ngụ.
Trong Chân không là Càn (Dương +), Khôn (Âm -), Sinh Diệt, Sắc Không, Tạo dựng và Hủy hoại. Gần đây, các Vật lý gia đã khám phá ra rằng trong Chân không có Phân tử và Ðối Phân tử (Particle and Anti-particle), có Quark và Đối Quark (Quark and Anti-Quark), có Vật thể và Ðối Vật thể (Matter and Anti-matter), và có Positron đối nghịch với Electron. Họ cũng khám phá ra rằng những Hạt tử này gặp nhau thì tiêu diệt lẫn nhau.
Ðó là cái nghĩa Sinh Diệt, Sắc Không của đạo Phật.
Như vậy, trong Sơ đồ này tôi đã trình bày đầy đủ sắc thái Tĩnh và Ðộng của các Hạt tử.
Đạo Phật Siêu Khoa Học
Phần I - Chương 2 NGUYÊN TỬ
Nguyên tử là đơn vị nhỏ nhiệm cấu tạo mọi vật trên thế giới này. Cái bàn, cái ghế, cái đinh, cái búa, cái kéo và những vật chung quanh chúng ta đề được cấu tạo bằng Nguyên tử.
Một bức tường là do nhiều viên gạch xây thành. Một trái núi là do vô vàn vô số những hạt bụi kết thành. Nếu phá vỡ bức tường, người ta lấy lại được từng viên gạch. Viên gạch và hạt bụi được tạm gọi là những đơn vị căn bản cấu tạo vật chất mà tiếng Pháp gọi là Unité formant corps.
Ðể hiểu rõ Nguyên tử, chúng tôi xin định nghĩa rõ ràng những danh từ căn bản như sau:
Vật thể, Vật chất, Thể chất (Matter) (1): Là bất cứ vật gì choán một chỗ trong không gian và có phương hướng như không khí, nước đá và con người. Ánh sáng và nhiệt không phải là Vật thể vì không có Trọng lượng.
Phân tử (Molecule, Particle): Là những mảnh nhỏ nhất có những đặc tính của chất nguyên thủy. Ví dụ một Phân tử đường là một mảnh nhỏ nhất, nhưng vẫn có đặc tính của đường. Dùng những dụng cụ đặc biệt, người ta có thể phân tách Phân tử thành những phần nhỏ nhiệm hơn, đó là Nguyên tử.
Một Phân tử đường có thể chia thành 12 Nguyên tử than, 22 Nguyên tử khinh khí và 11 Nguyên tử Dưỡng khí. Và nếu người ta kết hợp những Nguyên tử đó với nhau, những Nguyên tử này trở lại thành một Phân tử đường như cũ.
Các Phân tử liên kết với nhau bằng Nạp điện (Electrical charge). Chúng liên kết chặt chẽ với nhau trong những vật rắn chắc, và di chuyển nhẹ nhàng trong không khí và nước.
Ngày 10-10-1996, báo chí Mỹ đã loan tải rằng giải thưởng Nobel Hoá chất đã được trao cho ba khoa học gia có tên là Richard Smally và Robert F. Curl thuộc Ðại học Rice ở Houston, Texas; và Harold W. Kroto thuộc Ðại học Sussex ở Anh-Cát-Lợi. Họ đã có công khám phá một loại Phân tử than trong đó có 60 Nguyên tử than liên kết với nhau thành hình một trái banh.
Nguyên tố (Element) (1): Có tất cả 90 loại Nguyên tử và khoa học đã chế thêm 18 Nguyên tử nữa, cộng chung là 108. Những Nguyên tử naỳ có tên là Nguyên tố. Ví dụ Trung tâm Sưu tầm Nguyên tử ở miền Nam Ðức Quốc đã tạo nên những Nguyên tố 107, 108, 109 và 110.
Nguyên tố nhẹ nhất được tìm thấy trong Thiên nhiên là Khinh khí và Nguyên tố nặng nhất là Uranium. Tất cả những Vật chất trên thế giới này được cấu tạo bằng khoảng 100 loại Nguyên tử khác nhau.
Cấu tạo của một Nguyên tử
Dựa theo Cổ Nguyên lượng Cơ học (Old Quantum mechanics), một hạt Nguyên tử cũng giống như một Thái Dương Hệ nhỏ bé, ở giữa có một Nhân hay Lõi (Neucleur) và những Phân tử (Particle) nhỏ nhiệm chạy chung quanh cái Nhân y những Hành tinh chạy chung quanh Mặt trời.
Cái nhân gồm có hai Phân tử gắn liền với nhau gọi là Dương Ðiện tử (Protons) và Trung Hoà tử (Neutrons). Dương Ðiện tử và Trung Hòa tử có thể chia cắt thành những Phân tử nhỏ nhiệm hơn nữa gọi là những hạt Vi phân Tiềm Nguyên tử (Subatomic particles). Vì cả hai Phân tử này đều nằm trong Nhân của hạt Nguyên tử, người ta gọi chúng là những Phân tử Nhân (Neucleons)
Nguyên tử nhỏ đến nỗi nguời ta đặt 2 triệu rưỡi Nguyên tử sát nhau thì chỉ bằng đường kính của đầu kim. Nguyên tử rất nhẹ. Ví dụ đem cân hơn một Sectillion (1+21 số 0) Nguyên tử Uranium, nó chỉ nặng bằng 1/28 gram. Nói rõ hơn, một hạt Nguyên tử có đường kính bằng 10-8 (1 phần 100 triệu của một centimét, hay 1 Angstrom: A0).
Một hạt Nguyên tử rất lớn nếu so với Nhân của nó. Trong một hạt Nguyên tử nhỏ bé có cả một khoảng hư không mênh mông vì Nhân của nó chỉ bằng 1/100,000 khoảng hư không đó. Nhân của nó bé tựa như người ta đặt một hòn bi trong một hình cầu rộng lớn. Cái khoảng trống mênh mông đó, đức Phật gọi là Không đại.
Một hạt Nguyên tử được chia thành ba thành phần chính: Dương điện tử, Trung hòa tử và Âm điện tử.
Dương điện tử (Proton). Là một hạt Vi phân Tiềm Nguyên tử bền vững, nạp Dương điện (+), thuộc dòng họ Baryon, có Trọng khối bằng 1,836 lần Trọng khối của một Âm điện tử.
Ðiện lượng không tùy thuộc lớn nhỏ hay nặng nhẹ, mà điều quan hệ là nó nạp Dương điện. Ðiện lượng của Dương điện tử và Âm điện tử không khác, chỉ khác nhau ở dấu hiệu. Rất khó tách rời Dương điện tử ra khối hạt Nguyên tử vì nó nằm sâu trong Lõi của hạt Nguyên tử mà người ta gọi là Proton Nhân.
Trung hoà tử (Neutron). Là hạt Vi phân Tiềm Nguyên tử, trung tính điện, thuộc dòng họ Baryon, có Trọng khối bằng 1,839 Trọng khối của một Âm điện tử. Rất bền vững, và có đời sống kéo dài khoảng 16.6 phút. Trung hòa tử và Dương điện tử phối hợp với nhau tạo thành Lõi của hạt Nguyên tử.
Dựa trên Tân Nguyên lượng Cơ học (New Quantum mechanics) và Nguyên lượng Sắc động học (Quantum Chromodynamics - QCD), gần một thế kỷ đã qua, các vật lý gia đã khám phá ra rằng Nguyên tử lâu nay được coi là đơn vị nhỏ nhất của một Vật thể lại được cấu tạo bằng những Hạt Vi Phân Tiềm Nguyên tử nhỏ nhiệm hơn mà Vật lý gia Murray Gell-Mann đặt tên là Quark (Hạt ảo, Cực vi).
Âm điện tử (ELectron). Là một Vi phân Tiềm Nguyên tử cùng dòng họ với Lepton, có Trọng khối bằng 9,1066 x 10-28 gram và một Ðiện lượng vào khoảng 1,062 x 10-8 Coulombs. Trong một hạt Nguyên tử có nhiều Âm điện tử. Người ta có thể rời nó bằng cách va chạm nó với những hạt Nguyên tử với nhau. Ðiện tử này tích Âm điện (-), và chỗ nào cũng có nó. Nó có đời sống riêng, và rất dễ dàng tách rời khỏi một hạt Nguyên tử. Nhưng chung quanh Nguyên tử tuồng như có hàng rào từ lực ngăn cản Âm điện tử thoát ra ngoài.
Âm điện tử rất nhẹ và chỉ nặng bằng 1/1800 Trọng lượng của Dương điện tử và Trung hòa tử. Dương điện tử và Âm điện tử có cùng số Tích điện, hay Nạp điện. Bởi vì một hạt Nguyên tử thường có cùng một số lượng Dương điện tử hay Âm điện tử. Việc quân bình này cho rằng Nguyên tử, chất căn bản cấu tạo Vật chất, thường Trung tính điện. Nguyên tử được nhận diện khác nhau ở số lượng, chất Ðồng vị (Isotope), và Nguyên tử trọng (Atomic weight).
Tất cả những hạt Nguyên tử đều được những Phân tử cùng loại tạo nên. Ví dụ Dưỡng khí có 8 Âm điện tử, 8 Dương điện tử và 8 Trung hòa tử. Nhôm (Aluminium) có 13 Âm điện tử, 13 Dương điện tử và 14 Trung hoà tử. Sự khác nhau đó được biểu thị bằng số Nguyên tử trọng.
Nguyên tử trọng (Atomic weight) (1). Nguyên tử trọng của một nguyên tố (Element) là Trọng lượng trung bình của những Nguyên tố của hạt Nguyên tử. Nguyên tử là trọng lượng của hạt nhân được cấu tạo bằng Dương điện tử và Trung hoà tử. Mỗi Dương điện tử đều nặng như nhau không kể đến số lượng Nguyên tố của nó. Trung hòa tử cũng vậy. Vì vậy, Nguyên lượng tử trọng có thể được biểu thị bằng cách cộng chung số lương Dương điện tử và Trung hoà tử. Ví dụ một Nguyên tử Sắt nặng gấp 4.63 lần Nguyên tử Than 12, và Nguyên tử trọng của nó bằng 4.63 x 12 = 55.85 đơn vị.
Chất Ðồng vị (Isotope) (1). Mỗi hạt nhân của một Nguyên tố đều có cùng một số Dương điện tử và Âm điện tử. Những hạt nhân của một số Nguyên tố không phải luôn luôn có cùng một số lượng Trung hòa tử. Những hạt nhân có số lượng Âm điện tử khác đó gọi là Chất Ðồng vị.
Phần lớn các Nguyên tố đều là sự hỗn hợp của hai hay ba chất đồng vị. Ví dụ một cái bình bằng sắt được cấu tạo do sự hỗn hợp của bốn chất Ðồng vị của Nguyên tố Sắt. Những chất Ðồng vị của Nguyên tố Sắt. Những chất đồng vị xuất hiện trong Thiên nhiên, nhưng các khoa học gia cũng đã tạo nên khoảng 1,000 chất Ðồng vị trong phòng thí nghiệm.
Trở lại Nguyên tử, cách 25 thế kỷ, người Hy Lạp quan niệm rằng Nguyên tử không thể chia cắt thành những đơn vị nhỏ hơn nữa, và Nguyên tử là danh của họ để chỉ những vật gì không thể chia cắt thành những phần nhỏ bé hơn.
Các khoa học gia đã dùng những phương tiện phá vỡ Hạt nhân (Atom smasher) như máy Gia tốc (Accelerator) và máy Siêu dẫn và Siêu Va Chạm (Super Conductor Super Collider) để tìm kiếm những Phân tử (Particles) vi tế hơn.
Trước khi Gell-Mann khám phá ra Quark, các khoa học gia đã biết rằng trong Nhân của một hạt Nguyên tử có những Phân tử vi tế hơn nữa gọi là những hạt Vi phân Tiềm Nguyên tử.
Nhưng vì chưa khám phá thêm được gì hơn nữa, người ta tạm cho rằng Nguyên tử là những đơn vị căn bản cấu tạo Vật chất.
Khác với Dương điện tử, Trung hoà tử và Âm điện tử; những hạt Vi phân Tiềm Nguyên tử chi xuất hiện trong khoảnh khắc. Người ta khám phá ra chúng trong việc Phá vỡ Nguyên tử, hay Oanh tạc Hạt nhân trong những phòng thí nghiệm, hay những lò Nguyên tử. Những Phân tử này cũng được tìm thấy trong Tia Vũ trụ (Cosmic ray).
Quark và dòng họ: Lepton, Hadron và Gluon.
"Quark là một loại hạt không thể khám phá ra được hình tướng của nó mà đời sống hiện hữu của nó chỉ được nhận ra trong những phương trình toán học hay hiệu lực của nó trong các phép tính về Năng lượng. Hiện nay khoa học đã khám phá ra thêm 200 hạt mà đại đa số đều là Hạt ảo (Quark). Mạng lưới thế giới vô hình ngày càng mở rộng..."
Lepton. Âm điện tử thuộc một dòng họ khác với những hạt Vi phân tiềm Nguyên tử gọi là Lepton. Theo từ ngữ Hy Lạp, Lepton có nghĩa là hạt nhỏ nhiệm. Dòng họ Lepton gồm có 6 phân tử được chia thành ba cặp: Electron Neutrino, Muon Neutrino và Tauon Neutrino. Lepton là hạt nhẹ, có Nửa Ðộ Quay Tự Nội (Half-Intergrated Spins) và có Trọng khối nhẹ hơn Trọng khối của Neutrino. (Một Neutrino có Trọng khối bằng 1/1000 tỉ của một Proton. Cũng có một số Vật lý gia cho rằng Neutrino không có Trọng khối. Thí nghiệm cho thấy cứ mỗi Lepton lại có một Ðối Phân tử. Những Ðối Phân tử có cùng trọng khối với Phân tử, nhưng có tích diện ngược lại.
Ví dụ Ðối Phân tử của Âm điện tử không Tích điện (-) là một Tích dương điện (+) có tên là Positron.
Xin quý vị lưu ý rằng có Dương điện tử lại có Âm điện tử, và có Phân tử lại có Ðối Phân tử để giữ quân bình hoạt động của tất cả vũ trụ. Nếu tất cả người và vật đều chỉ có Dương điện tử (+) hết thì người nào hay vật nào có điện lượng mạnh hơn sẽ đốt cháy người hay vật khác có Ðiện lượng yếu hơn.
Ở đây cũng vậy, có Positron (+) để đối nghịch Âm điện tử (-).Ðó là cái nghĩa Càn (+) Khôn (-), Sinh Diệt, Sắc Không, Hữu Vô, có tạo dựng lại có hủy diệt như đã nói trong Sơ đồ Nguyên tử ở phần Vacuum Polarization (Chân Không Sinh Diệt).
Dưới Lepton có: Electron, Muon, Tauon, Electron Neutrino, Muon Neutrino và Tauon Neutrino. Tôi chỉ nói qua về Muon vì bài đã quá dài.
Muon. Muon có họ hàng với Lepton. Trọng khối bằng 207 Trọng khối của Neutrino, là một Tích Âm điện, và có đời sống bằng 2.2 x 10-6 (2 phần triệu của một giây đồng hồ). Trước kia, Muon có tên là "Mu Meson".
Muon, được phát hiện khi các khoa học gia tìm tòi việc Bức xạ (Radiation) của Tia Vũ Trụ (Cosmic ray) để tìm kiếm Tia Gamma (Gamma ray). Thay vì Tia Gamma, họ bất ngờ phát hiện những đám mưa rào đầy những hạt Vi phân Tiềm Nguyên tử gọi là Muon. Việc phát hiện này khiến khoa học phải xét lại những ước đoán căn bản của họ về Thể chất (Matter) và Năng lượng (Energy).
Hadron. "Thuộc loại Tương tác của Lực mạnh (Strong force) đối ứng với các hạt Lepton thuộc loaị Tương tác nhẹ. Mỗi hạt Hadron được cấu tạo từ 3 đến 27 hạt Quarks hay nhiều hơn... Tất cả hạt Hadron cùng dòng họ đều có cùng một Ðộ Quay Tự Nội (Intergrated Spins). Trong một Hadron, mỗi Phân tử vừa là thành phần vừa là toàn thể. Các Hadon cùng dòng họ có thể trao đổi được với nhau..."
Dưới Hadron còn có Meson và Baryon.
Meson. Hạt trung bình, Tương tác mạnh, có Nửa Ðộ Quay Tự Nội, có Trọng khối, và thường liên kết Lepton với Baryon. Meson có dòng họ là Pion, Kaon và Eta.
Baryon. Hạt nặng như Neutron và Proton, có Ða Vạch Hyperdron (Hyperdron Multiplets), thuộc loại Tương tác mạnh, có nửa Ðộ Quay Tự Nội (Half-Intergrated Spins) và nặng hơn Meson. Họ hàng với Baryon, có hai loại: Nhân (Neucleon) gồm có Proton và Neutron, và loại Ða Vạch gồm có Lambda, Cascade và Omega.
Gluon. Thuộc loại Tương tác mạnh, không có Trọng khối, thường liên kết các hạt Quarks với nhau. Gluon có họ hàng với Quang tử, Graviton, Gluon mạnh và Gluon yếu.
Có 4 lực trong Thiên nhiên: Ðiện từ lực (Electromagnetic force), Lực Mạnh (Strong force), Hấp lực hay Trọng tường (Gravity) và Lực yếu (Weak force).
Những lực này liên kết những hạt căn bản với nhau để tạo thành Nguyên tử. Mỗi lực đều có hạt Boson riêng biệt. Boson là những Phân tử căn bản truyền tải lực giữa các Phân tử. Lực mà các hạt Bosons truyền tải đến những Phân tử khác gọi là Ðiện từ lực. Hạt Boson truyền tải những từ lực được gọi là Quang tử (Photon).
Lực liên kết các Quarks với nhau gọi là Lực mạnh. Hạt Boson truyền tải lực này gọi là Gluon.
Lực làm mọi vật rơi xuống đất và giữ vững Trái đất quay chung quanh Mặt trời gọi là Hấp lực hay Trọng trường. Lực liên kết với hạt Boson được gọi là Graviton.
Lực chịu trách nhiệm v phóng xạ tuyến của những Nguyên tử bất ổn và tan rã phóng ra gọi là Lực yếu. Lực này được truyền tải trong việc trao đổi giữa những Phân tử Y và Z.
Khoa học ngày nay đã khám phá thêm Lực thứ 5 và thứ 6.
Lực thứ năm gọi là Ý thức Tâm linh hay là lực căn bản của vũ trụ. "Trước kia, người ta cho rằng vũ trụ là một bộ máy đồng hồ khổng lồ. Nhưng Eddington lại cho rằng vũ trụ không phải là bộ máy đồng hồ khổng lồ mà là một Tâm tưởng lớn."
Tâm tưởng lớn trong kinh Phật gọi là Diệu Tâm. Kinh dạy rằng Pháp giới (vũ trụ) là một màn Thiên La Võng vừa của chung và vừa của riêng. Hành giả, qua nhiều A tăng kỳ kiếp tu hành, từ Ý thức (Thức thứ sáu) vượt qua Mạn na thức (Thức thứ bảy), lọt vào Không hải của Tàng thức (Thức thứ tám hay A lại da thức), và tìm đường đến Diệu tâm mà nhà Thiền gọi là Bản lai diện mục, hay Ông chủ.
Sau đây là Bảng ghi Trọng lượng và Trọng khối của dòng họ Lepton:
Tên Trọng lượng (Kg) Trọng khối (MeV)
Âm điện tử 9.11 x 100.511
Muon 1.88 x 10 105,700
Tauon 3.18 x 10 1,784,000 +/-3
Electron Neutrino 0* ?
Muon Neutrino 0* 0.250
Tauon Neutrino 0* ?
* Trích trong cuốn "The Ultimate Theory of the Universe" của Pram Nguyen.
Bốn Lực của Thiên Nhiên
Lực Chiều dài Tầm Nhiệm vụ
tương đối ảnh hưởng trong vũ trụ
Cường lực =1
Mạnh (Strong) 1 10 -13 cm . Giữ vững hạt nhân, tác dụng trên Baryon và Meson (ngoại trừ Lepton) gắn liền Quark với nhau trong một Meson hay Baryon.
Ðiện từ 001 Vô hạn Tác dụng trên tất cả Phân (Electro-magnetism) tử. Có trách nhiệm về mọi hiện tượng sinh điện cùng những đặc tính hóa học của Phân tử (Molecule). Yếu (Weak) 00001 10 -15 hay Tác dụng trên tất cả Phân ít hơn tử. Chịu trách nhiệm một phần về việc giải tỏa Năng lượng của các vì sao và một vài loại Phóng xa tuyến.
Trọng tường 10 -39 Vô hạn Giữ vững Hành tinh,(Gravitional field) Tinh tú, Thiên hà và Chòm Thiên hà liên kết với nhau..
Lượng tử Sắc động học hay Nguyên lượng Sắc động học (Quantum Chromo-dynamics)
Thuyết này nhằm cắt nghĩa đặc tính của Quark. Nói một cách khác, thuyết này liên kết Quark với Sắc lực (Color force) cùng ba màu của Quark.
Quantum (Nguyên lượng) được căn cứ theo Nguyên lượng Cơ học (Quantum mechanics), và Chromo trong Chromodynamics (Sắc động học) nói đến vai trò của Sắc lực (Color force).
Ðiện từ lực yếu (Electroweak force)
Các yếu lực và Ðiện từ lực được mô tả như là hai mặt của một Tương tác đơn thuần (Single interaction) (Trích trong cuốn "The Ultimate Theory of the Universe" của Pram Nguyễn).
Chúng ta hãy tìm hiểu tại sao Nguyên tử và những hạt Vi phân Tiềm Nguyên tử, nhất là Quark đã được một số khoa học gia xác định là những viên gạch cuối cùng xây dựng vũ trụ chỉ xuất hiện chớp nhoáng, mờ ảo như những bóng ma trơi khiến không thể nắm bắt được?
Trước hết, chúng ta cần phải thấm nhuần giáo lý của Phật, trong pháp giới (vũ trụ) này không có gì gọi là Vật cả. Lục tổ Huệ Năng nói, "Bản lai vô nhất vật". (Từ xưa đến nay không hề có Vật).
Ý kiến này cũng tương tự như trong bài kệ "Phá Ðịa ngục" như sau:
"Nhược nhân dục liễu tri
Tam thế nhứt thiết Phật
Ưng quán pháp giới tính
Nhất thiết duy tâm tạo
Vạn pháp do Tâm sinh
Nhất Tâm sinh vạn pháp
Phật do Tâm thành
Ðạo do Tâm đắc
Phước do Tâm tích
Họa do Tâm di
Tâm năng tác Thiên đường
Tâm năng tạo Ðịa ngục
Tâm năng tác Phật
Tâm năng tác chúng sinh."
Nghĩa là:
"Nếu người nào muốn biết rõ
Tất cả Phật ba đời
Nên quán vũ trụ này
Tất cả đều do Tâm tạo nên
Một Tâm sinh vạn vật
Phật là do Tâm mà thành
Ðạo là do Tâm đạt được
Họa là do Tâm gây ra
Phước là do Tâm bồi đắp
Tâm tạo được Thiên đường
Tâm tạo được Ðịa ngục
Tâm có thể biến mình thành Phật
Tâm khiến mình chỉ là chúng sinh."
Phật quan sát sum la vạn tượng trong vũ trụ này tất cả đều do Tâm sanh ra cả.
Hai câu sau đây xác định nhãn quan nói trên của nhà Phật đối với pháp giới:
"Vạn pháp do Tâm sanh
Nhất Tâm sanh vạn pháp."
Nói một cách khác, tất cả vạn pháp trong thế gian này từ những côn trùng nhỏ bé cho đến sơn hà, đại địa to lớn đều do Thức biến sanh ra cả.
Trong Kinh Kim Cang Giảng Giải của H.T. Thanh Từ, đoạn 5, trang 38, đức Phật dạy rằng:
"Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng"
(Phàm chỗ có tướng đều là hư vọng)
Nói một cách khác, "Hữu hình hữu hoại", nghĩa là có hình tướng là có hoại. Tất cả những hình tướng ở thế gian này đều không thật, hư dối. Nói không có là không đúng vì chúng sờ sờ trước mắt. Nhưng theo nhãn quan nhà Phật, tất cả chỉ là như huyễn mà thôi!
Cũng trong Kinh Kim Cang, đoạn 32, trang 211, Phật lại dạy:
"Nhất thiết hữu vi pháp
Như mộng huyễn bào ảnh
Như lộ, diệc như điển
Ưng tác như thị quán"
(Tất cả các pháp hữu vi
Như mộng, huyễn, bọt bóng
Như sương, cũng như điện
Nên khởi quán như thế)
Pháp hữu vi, hay là những sự vật có hình tướng đều bị định luật vô thường sinh sinh diệt diệt chi phối. Ngay đến cả những tư tưởng, những cảm nghĩ của chúng ta đều thay đổi hằng ngày, hằng giờ, hằng phút, từng giây.
Tất cả các cõi, các cảnh giới, các thân căn của chúng ta đều như huyễn hóa, như giấc chiêm bao, như dương diệm (ảo ảnh nước trong sa mạc), như tiếng vang, như hoa trong gương, như trăng đáy nước ....
Xét về trí tuệ Bát Nhã thì không có một Vật nào hết vì phàm là một Vật phải có hai điều kiện là Tự tánh và Cố định. Những sự vật ta thường thấy chung quanh chỉ là do duyên hợp, còn duyên thì còn , hết duyên thì mất.
Lấy thí dụ một cái đồng hồ đeo tay hay treo tường đều do một số bộ phận ráp lại mà thành như: mặt kính, vỏ bằng sắt, cây kim, chuông reo và những bánh xe răng khế v.v....
Nếu vài bộ phận hư hoặc thiếu, đồng hồ không chạy được.
Lấy những thí dụ khác như căn nhà, cái bàn, cái ghế, hay bất cứ vật gì cũng vậy đều không có tự tánh và cố định. Tất cả chỉ đều do duyên hợp mà thôi. Ðó là thuyết Tương sinh Tương duyên Trùng trùng Duyên khởi của nhà Phật, nghĩa là làm một cái đồng hồ mà không biết bao nhiêu người ở mọi ngành, mọi giới đều tham dự vào.
Xét cho kỹ, "pháp giới chỉ là do tự Tâm biến hiện, chỉ là một trường biến hiện liên miên bất tuyệt, tương tợ tương tục của Tâm chuyển thành Thức..."
Ðể giúp quí vị ý niệm được tính cách như huyễn của vạn vật, xin quí vị đọc bài "Khuôn mẫu Toàn ký trong Khoa học Hiện đại" của giáo sư Trần Chung Ngọc, đăng trong tập san "Phật Giáo Hải Ngoại" số 6, xuất bản vào Mùa Vu Lan 2539. Tôi xin tóm lược như sau:
David Bohm, chuyên về ngành Vật lý Tiềm Nguyên tử (Subatomic physics), và Kark Priban, một nhà Thần kinh Sinh lý học (Neurophysiologist) đã dựa vào quan niệm toàn ký để giải thích một cách hợp lý những kết quả khoa học của họ.
"Các khoa học gia chuyên ngành Vật lý hạt nhỏ (Particle physics) đã đưa ra bằng chứng và đề nghị rằng thế giới của chúng ta ngày nay và mọi thứ ở trong đó chẳng qua chỉ là những hình ảnh không thực, là những dự phóng của một thực thể vượt ra ngoài không gian và thời gian.."
Thế nào là khuôn mẫu Toàn ký? (Holographic paradigm)
"Toàn ký (Holography) là một kỹ thuật tạo hình ảnh bằng một loại ánh sáng đặc biệt thường được biết tới tên quen thuộc là ánh sáng LASER và hiện tượng giao thoa (Interference)."
Chắc quí vị đã từng thấy một loại giây chuyền đeo cổ có hình tượng Phật. Nếu nhìn vào chẳng thấy gì cả, nhưng đưa qua ánh sáng thì thấy hình tượng Phật nổi bật lên như thật vậy. Kỹ thuật này cũng áp dụng cho những mặt đồng hồ có hình con cá sấu nổi. Chính tôi cũng đã được phát một bằng lái xe, nhìn vào thấy những con dấu nổi lên rõ rệt, nhưng lấy tay sờ mó hay nắm bắt thì không thể được vì nó như ảo ảnh vậy!
Trong kinh xưa, đức Phật đã dạy rằng thế giới vạn vật này đều như Huyễn Hoá cả bởi vì, "... thế giới của sông núi, cây cỏ có thể là không hiện hữu, ít ra là không hiện hữu như chúng ta thường tưởng là hiện hữu. Phải chăng quan niệm về ảo tưởng (Maya) của những huyền nhiệm gia cách đây nhiều thế kỷ là đúng, và những cảnh sum la vạn tướng chẳng qua chỉ là vùng rộng lớn của các tần số (Vast Frequency domain) biến đổi thành những sự vật sau khi nhập vào các giác quan của ta..."
Theo Bohm thì, "Toàn thể vũ trụ chỉ là một Toàn ký đồ (Hologram)", hay nói một cách khác, tất cả vạn vật trong vũ trụ này đều xuất hiện như những hình tượng Phật, hình cá sấu, và hình con dấu trên mặt kính hay trên tấm plastic.
Giáo sư Ngọc tóm lược như sau:
"Nói một cách dễ hiểu thì mọi vật đều sinh ra từ một căn bản chung, và căn bản chung này khi nhập vào giác quan của con người thì sinh ra mọi sai biệt mà chúng ta thường thấy ở ngoài đời.." Theo cái nhìn của đạo Phật thì đó là cái nhìn "Kiến trược", tức là cái nhìn lệch lạc, sai lầm.
Giáo sư Ngọc tóm lược tư tưởng Hoa Nghiêm như sau:
"Tư tưởng Hoa Nghiêm trình bày vạn pháp do tâm sanh. Tâm là thực thể của vạn pháp. Tâm vọng thì vạn pháp hoạt hiện sai biệt, hình hình sắc sắc, trùng trùng duyên khởi, cái này có cái kia và ngược lại, như lưới đế châu, Tâm chơn thì giới tánh với tâm là một, vạn vật đồng nhất thể..."
*
Ðức Phật gọi Nguyên tử là một "vi thể", tức là một Vật thể rất nhỏ nhiệm, vi tế.
Bây giờ, tôi lấy một thí dụ: Ta hãy đập nát một hạt bụi nhỏ như cái "vi thể" ấy. Ðập hết được không? Nếu đập hết thì còn gì là hạt căn bản cấu tạo? Nếu còn thì đập đến bao giờ mới hết? Thí dụ thứ hai: Con gà và quả trứng cái nào có trước? Thí dụ thứ ba: Có thể truy cứu được cha mẹ đầu tiên của chúng ta không?
Trong Sơ đồ Nguyên tử và Dòng họ, tôi bắt đầu bằng Phân tử (Particle) và Nguyên tử (Atom), và tận cùng bằng Chân Không Sinh Diệt (Vacuum Polarization). Phân tử, Nguyên tử là cái Có, sao lại tận cùng bằng Không? Ngược lại, từ Chân Không trở lên, sao lại đến chỗ Có là Nguyên tử và Phân tử?
Ðến nay, đọc kinh Phật tôi mới biết rằng cái Có là do ở cái Không mà ra. Cũng như Bát Nhã Tâm Kinh đã nói, "Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc".
Kinh Duy Ma Cật, Phẩm Quán Chúng Sinh, trang 67, kể lại cuộc đối thoại hi hữu giữa Bồ Tát Văn Thù Lợi và Ngài Duy Ma Cật mà tôi chỉ ghi lại vài dòng liên hệ:
"- Văn Thù Sư Lợi: Pháp thiện và pháp bất thiện lấy gì làm gốc?
- Duy Ma Cật: Thân là gốc.
- Thân lấy gì làm gốc?
- Tham dục làm gốc.
- Tham dục lấy gì làm gốc?
- Hư vọng, phân biệt làm gốc.
- Hư vọng, phân biệt lấy gì làm gốc?
- Tư tưởng điên đảo làm gốc.
- Tư tưởng điên đảo lấy gì làm gốc?
- Không trụ làm gốc.
- Không trụ lấy gì làm gốc?
- Không trụ thì không gốc.
Thưa Ngài Văn Thù Sư Lợi, ở nơi gốc không trụ mà lập nên tất các pháp".
Ðể làm sáng tỏ tinh thần của cuộc đối thoại, nhất là ý nghĩa của hai chữ không trụ, xin mời quí vị xem lời giải thích của Phẩm nói trên:
Không trụ là dịch nghĩa của danh từ vô trụ. Các pháp toàn không có tự tánh nên không có trụ trước, chỉ tuỳ theo duyên mà sanh khởi, nên gọi là vô trụ. Do vô trụ không có chỗ trước nên chẳng phải Có chẳng phải Không, nên mới làm được cái gốc cho hiện tướng Có, Không của vạn hữu. Theo ngài Duệ Công thì Vô trụ tức là thật tướng, thật tướng tức là tánh không, chỉ khác tên mà thôi".
Xem như vậy thì Chân không với Vật thể (Nguyên tử) cũng là một, chỉ khác nhau ở tên gọi thôi.
Kinh Phật cũng dạy rằng "... Mọi vật đều đến từ nơi Chân không".
Kinh Hoa Nghiêm cũng dạy:
"Mọi vật đến từ đó
Ðột hiện rồi lại tan
Tương tự như bào ảnh
Chẳng khác gì một giấc mơ..."
Kinh Lăng Nghiêm, trang 221, Phật dạy, "A Nan! Như hột bụi trần gần như Hư không vì chia mà thành ra Hư không, thì phải biết Hư không cũng có thể sinh ra hạt bụi gần Hư không, mà thành lại Sắc tướng..."
Trang 223, Phật dạy tiếp, "Vì chúng sanh trong phàm giới, tâm có nhơ có sạch, lượng có lớn có nhỏ, nghiệp có thiện có ác, nên diệu dụng của Sắc Không tùy theo tâm của chúng sanh, ứng theo lượng của chúng sanh, tuân theo nghiệp của chúng sanh mà phát khởi ra các pháp..."
Dựa theo Nguyên lý Bổ sung (Complimentary principle), của Niel Bohr, trong Lăng kinh Ðại Thừ, trang 183, cụ Nghiêm Xuân Hồng viết, "Sở dĩ Cực vi (Hạt ảo) vừa là Hạt vừa là Sóng bởi vì cái điểm kết tụ cô đọng thành Sắc tướng của nó thường được gọi là Hạt, còn cái trường lực quang minh mờ ảo của nó thì gọi là Sóng."
Nói một cách khác, vạn hữu trong vũ trụ chẳng khác gì những hình nổi của tượng Phật, hình cá sấu trên mặt đồng hồ, hoặc hình những con dấu nổi trên tấm bằng lái xe mà thôi.
Ðể kết luận bài này, tôi xin nhắc lại một điều quan trọng: Những gì khoa học ngày nay khám phá ra về Nguyên tử và những hạt Vi phân Tiềm Nguyên Tử thì các đạo lý Ðông Phương nhất là đạo Phật đã nói rõ rằng cách đây mấy ngàn năm rồi. Ðó là những hình bóng mờ ảo, chập chờn, ảnh hiện, hư hư thực thực, khiến chúng ta không thể nắm bắt được chúng, kiểm soát được chúng, và khẳng định chúng là những viên gạch cuối cùng xây dựng vũ trụ.
Nếu quí vị đồng ý với tôi thì quí vị có tin rằng đạo Phật là một đạo Siêu khoa học không?
Đạo Phật Siêu Khoa Học
Phần I - Chương 3 THỜI GIAN TIÊN CẢNH - THỜI GIAN HẠ GIỚI (TIME PARADOX)
Chắc quí vị đã đọc những truyện nói về phàm phu nhập Tiên cảnh như Lưu Nguyễn nhập Thiên Thai nên tôi chỉ xin kể vắn tắt vài truyện:
1. Cái rìu của người tiều phu
Một người tiều phu vào rừng đốn củi. Nghỉ mệt ông để lại chiếc rìu dưới gốc cây, đi tản bộ và dần dần đi sâu vào trong rừng. Ông bỗng thấy hai cụ gìa đang ngồi đánh cờ dưới gốc cây, bên cạnh một túp lều nhỏ. Ông tiều phu thích đánh cờ và đánh rất giỏi. Ông đứng bên cạnh xem hai ông gìa đánh cờ, hai cụ mời ông ngồi xuống đánh. Tất nhiên ông nhận lời, ngồi xuống và bắt đầu ra quân. Ðánh được một chập, chưa phân thắng bại, ông bỗng nhớ đến gánh củi nên cần phải về sớm để bán kẻo trễ.
Khi ra đến bìa rừng, tìm lại gốc cây thì thấy cái cán rìu đã mục nát. Về đến nhà, thấy cảnh vật đều đã thay đổi. Sau một thời gian tìm kiếm tông tích gia đình, ông mới biết rằng ông bà cha mẹ, và vợ con của ông đã chết cách đây cả trăm năm!
2. Tình Tiên duyên tục
Một tiên nữ đang cùng một bầy tiên múa hát để hầu Vua Trời Ðế Thích.
Không rõ vì sao, cô bỗng lén bỏ bầy tiên, và tìm đường bay xuống Hạ giới. Ở đây, cô gặp một chàng, và chẳng biết vì duyên nợ ba sinh, cô bỗng thấy thương, và lấy chàng làm chồng. Hai nguời sống trong hạnh phúc vào khoảng mười mấy năm, sinh được hai con.
Một hôm, Tiên nữ bỗng buồn rầu nhớ đến Tiên cảnh, và lén chồng con bay về Trời.
Ðến nơi, Vua Trời Ðế Thích hỏi, "Sao nàng đi đâu cả buổi khiến ta tìm kiếm quá trời?" Nàng bèn thú thật sự tình.
3. Hai vị tu sĩ
"Sử sách có ghi truyện hai ngài Vô Trước và Thế Thân cùng tu và cùng phát nguyện vãng sanh lên cõi Trời Ðâu Suất để học đức Di Lặc về Duy Thức và Bát Nhã. Và hẹn cùng nhau nếu ai chết và vãng sanh trước, thì phải về báo mộng cho nguời kia biết.
Ngài Vô Trước chết trước về báo mộng, nói rằng, "Ta được lên cung trời Ðâu Suất rồi. Vừa lên tới nơi, ta chỉ vào nội điện đảnh lễ đức Di Lặc, rồi vội vàng xuống đây báo mộng cho em hay. Ấy thế mà dưới này đã trải qua ba năm rồi..."*
Thời gian trên cõi Phật
Kinh Pháp Hoa đã nói rất nhiều về thời gian trôi nhanh kinh khủng trên các cõi Phật. Ví dụ Diệu Quang Bồ Tát nói kinh Ðại Thừa trong 60 tiểu kiếp** thân tâm vẫn không lay động.
Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm Thọ Lượng, nói rằng một kiếp ở cõi Ta Bà của Ðức Thích Ca bằng một ngày đêm ở cõi Cực Lạc.
Không gian trên các cõi Phật.
Cõi Ta Bà do đức Thích Ca làm giáo chủ có một tỉ Thái dương hệ. Cõi Cực Lạc của đức Phật A Di Ðà cách đây mười vạn ức đất Phật. Nếu đi bằng tốc độ ánh sáng, phải đi mất 150 năm ánh sáng. Kinh Duy Ma Cật nói ở cảnh giới phương trên cõi Ta Bà qua khỏi 42 số cát sông Hằng cõi Phật, có nước tên là Chúng Hương, đức Phật hiệu là Hương Tích. Kinh Dược Sư nói rằng về phương Ðông cách đây xa nhiều vô số Phật độ, nhiều bằng mười số cát sông Hằng; ở đây có một thế giới gọi là cõi Tịnh Lưu Ly, đức Phật cõi ấy hiệu là Dược sư Lưu Ly Quang Như Lai.
*
Ðọc xong những chuyện nói trên, có người sẽ hỏi tại sao thời gian trên trời lại trôi nhanh hơn thời gian ở dưới đất?
Ðể trả lời câu hỏi trên, tôi xin phép trình bày một số vấn đề của khoa học hiện đại nói về thời gian: (1) Thời gian và nguồn gốc của thời gian, (2) Thời gian co dãn (Time dilation), (3) Ði ngược chiều thời gian (Time reversal), và (4) Thời gian trái ngược (Time paradox):
1/- Thời gian và nguồn gốc của thời gian. (2) Trước hết, hãy tìm hiểu thời gian là gì?
Thời gian là một chuỗi dài những khoảng cách đã đo hay có thể đo được và không có chiều không gian. Thời gian là vấn đề suy tư của các triết gia và là đề tài của những nhà Toán học và Khoa học. Thời gian thật khó định nghĩa và mô tả rõ ràng. Có người hỏi thời gian và vũ trụ có liên hệ gì với nhau? Thời gian có quan hệ gì với tri thức của con người? Xin trả lời câu đầu:
Thời gian giống như một bình chứa trong đó có vũ trụ cùng những sự đổi thay.
Thời gian độc lập với vũ trụ, và cứ tiếp tục trôi đi, không có bắt đầu mà cũng không có chấm dứt. Có người lại hỏi thời gian có sự bắt đầu không? Nhà bác học Stephen Hawking và một số khoa học gia đã luận cứ rằng thời gian bắt đầu ngay sau những phân số của giây đồng hồ đầu tiên của cuộc Bùng Nổ Lớn (The Big Bang).
Khi nghiên cứu về những đặc tính của thời gian, các nhà sưu tầm cho rằng khoa Vật lý có thể biết được đặc tính và cấu trúc của thời gian. Họ cho rằng thời gian gồm có những Phân tử bí ẩn như Chronons, hoặc có thể là một chuỗi dài những hạt Nguyên tử nối tiếp nhau theo đường thẳng hay vòng tròn.
Trước kia, người ta nghĩ rằng thời gian không thể biệt lập với không gian. Vì vậy, các triết gia đã chú ý đến vấn đề không-thời mà Einstein cho rằng là một sự nối tiếp không ngừng.
Thời gian có quan hệ gì với trí thức con người? Thời gian phụ thuộc vào trí thức của con người bởi vì không có trí thức của con nguời, thời gian sẽ không có quá khứ, hiện tại và tương lai.
Ngoài ra, trong những Tiến trình Vật lý, người ta đã tìm được những bằng chứng về sự Ðối xứng của thời gian. Ví dụ về phương diện Toán học, thuyết Tương Ðối Chung của Eisntein, là một sự Ðối xứng của thời gian. Theo thuyết này, những tiến trình liên hệ diễn tiến trong hai chiều hướng trái ngược cũng giống như một phim ảnh có thể chạy xuôi hay chạy ngược. Ðiều này có nghĩa là trong khi những Hố đen bành trướng và thâu hút Vật thể và Năng lượng, cũng có những Tinh tú cũng bùng nổ cùng lúc và phóng ra Vật thể và năng lượng trong vũ trụ. Các Vật lý gia gọi những Tinh Tú loại giả thuyết này là những Hố trắng.
a. Thời gian là Tinh Lực (Năng Lượng)
Nikolai Kozyrev, một khoa học gia Nga Sô cho rằng, "Thời gian là một thứ tinh lực kỳ ảo và siêu xuất, nó khiến cho vũ trụ này có thể vận hành và hiện hữu.
Thời gian là một tính chất quan hệ nhất và kỳ bí nhất của thiên nhiên, nó không chuyển động chậm chạp như ánh sáng đâu. Nó xuất hiện tức khắc, và chu biến khắp nơi chốn. Thời gian dính mắc nối liền tất cả chúng ta, cũng như nối liền tất cả sự vật trong vũ trụ....Nó là hình thái kỳ ảo của tinh lực, và chúng ta phải nhìn vào đó để tìm cái cội nguồn của mọi sự sống trong vũ trụ".
b. Thời gian và Dẫn Lực
"Dẫn lực theo triết học Ấn độ giáo có tầm mức rất ư quan trọng. Theo thuyết này, vũ trụ gồm có: Vật chất (Akasha) và Dẫn lực (Prana).
Trong vũ trụ có hàng triệu hình thức khác nhau, nhưng cùng một thể chất. Từ mùi hương thơm cho đến màu sắc do cực vị điện tử (Paramanu) tạo nên. Triết gia hiện đại S. Vivekananda nói, Mặt trời mặt trăng và con người là một, không có sự khác biệt. Akasha tự nhiên không tác tạo ra gì cũng phải có Prana hay Dẫn lực để tác tạo nên vũ trụ vạn hữu, và ngay cả tế bào li nhi trong cơ thể của chúng ta nữa. Trong hạt nhân Paramanu có sự chuyển động như hệ thống mặt trăng và trái đất quay chung quanh mặt trời.."
Nếu đọc kỹ đoạn này và so sánh với đoạn nghiên cứu của Nikolai Kozyrev, chúng ta thấy rằng Tinh lực (hay Năng lượng) của Nikolai với Dẫn lực của Ấn độ giáo giống nhau tuy cách cả mấy ngàn năm.
2. Thời gian co dãn (Time Dilation)
Theo thuyết Tương Ðối Hẹp, Thời gian co dãn là việc thời gian "trôi chậm lại" hay "kéo dài thêm" đối với một vật đang chuyển động với một thể tốc gia tăng tương ứng với vật khác đang chuyển động với một thể tốc khác biệt. Một hậu quả của thuyết Tương Ðối Hẹp là hai vật đang chuyển động cách xa nhau không có cùng một thể tốc.
Ví dụ xe hơi A chạy với một thể tốc nhanh để đuổi xe hơi B đang chạy với một thể tốc đều đều. Sau một thời gian ngắn, khoảng cách giữa hai xe sẽ thay đổi.
Thời gian uốn cong (Time bending), hay Thời gian co dãn là chiều thứ tư trong vũ trụ được coi như là hậu quả của sự đụng độ giữa Hố đen và Sao Neutron.
"Những suự bùng cháy của Tia Gamma là bằng chứng của thời gian co dãn. Phân tích việc bùng cháy cho biết khi sự bùng cháy càng ngắn ngủi và mờ tối, thời gian bùng cháy càng kéo dài một hiện tượng chứng tỏ tác dụng của thời gian như Einstein đã tiên đoán trong thuyết Tương Ðối của ông. Theo đó, thời hạn của sự bùng nổ ở các vùng khác nhau sẽ kéo dài ra khi tia bức xạ được phóng đi trong không gian trong khi không gian đang bành trướng" (Gamma Ray Bursts Discovery May Boost Einstein Theory).
Kích thước của Thời gian co dãn trong các phương trình được tính bằng Ảo số.
3. Thời gian Tương Phản (Time Paradox, hay Twin Clock Paradox) (2)
Một hiện tượng khác đã được thuyết Tương Ðối Hẹp tiên đoán là hiện tượng Thời gian Tương phản.
a. Ví dụ một quan sát viên mang theo một cái đồng hồ lên phi thuyền sau khi từ biệt một quan sát viên đứng tại chỗ ở dưới đất vào một thời gian nào đó. Rồi người đáp phi thuyền trở lại mặt đất và gặp lại người quan sát viên ở dưới đất ở dưới đất. Vì tác dụng của Thời gian Co dãn, khoảng thời gian của người đáp phi thuyền trôi nhanh hơn thời gian của người quan sát viên ở dưới đất.
Nếu người đáp phi thuyền bay trong hai năm thì khi phi thuyền đáp xuống đất đã trải qua hai mươi năm rồi.
Thời gian Tương phản cũng được những thí nghiệm chứng minh rằng thời gian được ghi chú ở một cái đồng hồ Nguyên tử ở dưới đất trôi chậm hơn là thời gian ở cái đồng hồ Nguyên tử đặt trên máy bay lên trời.
b. Sao mạch (Pulsar) được phát hiện ở trong Giải Ngân Hà, cách trái đất 9,000 quang niên, quay nhanh đến 600 vòng trong một giây đồng hồ trong khi Trái đất chỉ quay được một vòng trong 24 tiếng hay 86,400 giây. Ngoài ra, sao này còn lớn gấp rưỡi Mặt trời. Một thí dụ nữa là một thìa Vật chất (Matter) ở Sao mạch nặng bằng tỉ tấn ở Trái đất.
c. Người ta thí nghiệm làm cho một hạt Nguyên tử dao động ở tầng cuối cùng của một tòa nhà bốn tầng. Người ta thấy hạt Nguyên tử ở tầng cuối cùng này dao động chậm hơn là hạt Nguyên tử đặt trên tầng thứ tư.
Các nhà Vật lý học cho rằng việc bùng nổ của Tia Gamma ở ngoại tầng không gian là bằng chứng của Thời gian co dãn.
Ngoài ra, nhà bác học Hawking cũng viết rằng thời gian sẽ chấm dứt ở Ðiểm Vô Thời (Singularity) nằm trong tâm điểm của Hố Ðen và vận tốc của thời gian ở đây bằng Không.
Vật lý gia Gregory Benford, thuộc UCL, đã đề nghị tìm kiếm những Ðường hầm Bẻ cong Thời gian (Time Bending tunnel), hay Lỗ sâu trong Không gian (Wormhole). Ông cho rằng một phi hành gia vào một đầu này của Lỗ sâu sẽ ra khỏi đầu kia chỉ tốn một hai giây đồng hồ thay vì phải bay trong nhiều triệu quang niên trong không gian.
Nhà bác học Hawking nói rằng nếu người ta có thể vào một Hố đen, và ra khỏi hố đó đến một nơi nào trong vũ trụ. Tôi nghĩ rằng Benford đã lấy ý kiến của Hawking để nêu lên giả thuyết về Lỗ sâu.
Tại sao thời gian trên ngoại tầng không gian trôi nhanh kinh khủng như vậy?
Những thí nghiệm gần đây cho biết rõ ràng Trọng trường đã tạo nên Thời gian Co dãn như thuyết Tương Ðối Chung đã tiên đoán. "Thuyết này giúp các nhà Thiên văn suy ra rằng những Trọng trường lực mạnh kinh khủng của các ngôi sao bị sụp đổ thu nhỏ thành những Hố đen có khả năng làm cho dòng thời gian chảy ngược lại."
4. Ði ngược chiều thời gian (Time crossing, Time reverse).
Theo nguyên tắc của khoa Vật lý, bất cứ một Tiến trình sinh học nào phù hợp với định luật thiên nhiên đều có một tiến trình tương tự với những Cớ sự (Events) ngược lại. Tuy nhiên, những tiến trình của một số Phân tử lại đi ngược với nguyên tắc này. Thời gian ngược chiều là một trong những Ðối xứng (Symmetries) căn bản của những Lượng tử Vật lý. Một đoạn phim thâu một Tiến trình phân tử, trong đó Quang từ tạo nên một Positron và một Âm điện tử (Electron). Nếu đem chiếu ngược lại, chúng ta sẽ thấy một Âm điện tử và một Positron kết hợp với nhau tạo thành một Quang tử. Ðó là một tiến trình toàn hảo bởi vì khi thấy sự diễn tiến đó, chúng ta không biết đoạn phim đã được chiếu ngược lại.
Nói cho dễ hiểu, cách đây trên dưới 50 năm, tôi đã đọc cuốn sách của tác giả Toàn Phong nói về vấn đề đi ngược chiều thời gian. Tôi không nhớ rõ chi tiết mà chỉ nhớ mang máng rằng nếu đi ngược chiều thời gian, người ta sẽ nhỏ bé lại. Bây giờ, đọc sách tôi mới thấy điều đó rất đúng.
Lấy thí dụ, tôi có một băng video quay từ lúc lọt lòng cho đến tuổi già. Nếu đem chiếu, tôi thấy quá khứ của tôi từ lúc sinh ra ở nhà thương đến lúc lớn khôn đi học, lúc trưởng thành đi làm, và lúc tuổi già về hưu. Ðây là vấn đề thời gian trôi xuôi dòng. Giả thử tôi quay phim ngược lại, tôi sẽ thấy tôi từ già trở lại tuổi thanh niên, tuổi ấu thơ và giờ phút chào đời.
Tóm lại, đi ngược chiều tời gian trở về quá khứ, chúng ta sẽ trở thành những đứa bé sơ sinh. Có người viết, "Nếu người ta có thể vượt thời gian trở về quá khứ, người ta có thể thay đổi lịch sử hiện tại và tương lai, hoặc ngăn chặn không cho cha mẹ mình gặp gỡ để chính mình không được sinh ra.".
Cũng trong chiều hướng này, "Giáo sư Hawking nhận xét rằng, "Một trong những hậu quả của việc du hành liên tinh tú với tốc độ nhanh là người du hành có thể vượt thời gian trở về quá khứ".
Những thí nghiệm nói trên của khoa học ngày nay đã chứng minh hùng hồn rằng thời gian trên trời trôi nhanh kinh khủng hơn thời gian ở dưới đất.
Như vậy, những truyện Lưu Nguyễn Nhập Thiên Thai, cái Rìu của Người Tiều Phu, Tình Tiên Duyên Tục, truyện Vãng sinh của Ngài Vô Trước, hay những truyện khác đâu có phải là những truyện tưởng tượng?
Rồi những trang trong kinh Pháp Hoa và Hoa Nghiêm đã nói về thời gian trôi nhanh kinh khủng trên các cõi Phật đâu có phải là những điều hư vọng?
Ðã từ lâu, tâm trí của chúng ta đã được những định luật của khoa học uốn nắn (Programmed) cho nên mỗi khi gặp những điều gì khác lạ và trái luật tắc của khoa học, chúng ta rất hoài nghi và không thể nào tin được.
Phật cũng đã dạy rằng, "những điều trong kinh khó hiểu, khó tin" cho nên chúng ta lại càng nghi ngờ kinh sách hơn nữa. Ðừng nói đến phàm phu, ngay đến những vị tu sĩ cũng có một số vị không tin một vài điều trong kinh. Hậu quả của việc giáo dục khoa học này là chỉ khi nào khoa học chứng minh được rồi chúng ta mới tin.
Ðừng nói đến sự cách biệt về thời gian ở trên trời và dưới đất, ngay ở trên Trái đất của chúng ta cũng có nơi quay nhanh, có nơi quay chậm nghĩa là thời gian ở Trái đất cũng có nơi trôi nhanh, có nơi trôi chậm. (Xin xem Phụ Lục nói về Vòng Quay của Trái đất).
Như đã nói trong những bài khác, đối với chư Phật và chư vị Bồ Tát, không có thời gian và không gian, không có quá khứ, hiện tại và vị lai. Ngay đến những khoa học gia cũng đã suy luận rằng quá khứ, hiện tại và vị lai đều phụ thuộc vào trí thức của con người. Hay nói một cách khác, chính con người đã đặt ra chúng.
Ðối với Phật pháp, thời gian và không gian đều như huyễn, chúng sinh cũng như huyễn, và những sum la vạn tướng trong Pháp giới (vũ trụ) cũng đều huyễn hóa.
Chắc quí vị còn nhớ truyện một bà lão bán bánh bao đã hỏi Thiền sư Ðức Sơn một câu sau đây:
"Tâm quá khứ đã qua, Tâm hiện tại không có, và Tâm tương lai chưa đến, vậy ông điểm tâm nào?"
Còn không gian, như đã nói trong những bài khác, đối với những bậc Diệu Giác (Phật), thân của các Ngài là cõi và cõi là thân. Vì vậy mà Như Lai chẳng từ đâu đến và chẳng từ đâu đi.
Trong kinh Lăng Nghiêm, đức Phật dạy, "Ta vẫn ngồi nơi Không Hải mà vẫn ngồi diễn nói lịch kiếp tu hành."
Và ngài cắt nghĩa Tàng thức, "... cái Tàng thức ấy, nó có vẻ như bất động, nhưng thực ra nó chuyển động nhanh lắm, nhanh đến nỗi khiến ta ít khi dám nói vì sợ các ông sanh tâm kinh nghi..."
Tôi xin phép giải rộng ý nghĩa của lời Phật. Nhìn lên trời ta thấy trăng sao lấp lánh và đứng yên. Sự thật nó đang quay với tốc độ nhanh kinh khủng. Ví dụ Trái đất với đường kính 12,758 cây số, đang quay với tốc độ 1,700 cây số/giờ. Một triệu Thiên hà, kể cả giải Ngân hà của chúng ta, đang di chuyển với tốc độ 1 triệu rưỡi dặm/giờ. Các Thiên thể (Celestial bodies) cũng giống như những bánh xe của một cái đồng hồ, cái nọ liên kết với cái kia bằng răng khế. Các Thiên thể liên kết với nhau bằng Ðiện từ lực và Trọng trường. Nếu không quay và liên kết với nhau bằng hai lực này, chúng sẽ rớt liền.
Một thí dụ thứ hai là khi ta đánh một con cù (con vụ) xuống đất. Thoạt đầu, ta thấy nó đứng im một chỗ. Thật sự nó đang quay rất nhanh. Khi quay chậm lại, và khi hết lực quay, nó sẽ lảo đảo và ngã xuống.
Vì vậy, Phật mới nói Ngài tuy ngồi yên nơi Không Hải mà vẫn tiến tu và hành đạo trong vô lượng kiếp.
Einstein nói, "Không một vật gì có thể di chuyển nhanh hơn tốc độ ánh sáng, bởi vì bay gần với tốc độ ánh sàng thì thời gian sẽ thâu ngắn lại, nhưng Khối lượng càng tăng lên. Nếu bay bằng với tốc độ ánh sáng, Khối lượng của Vật thể sẽ tăng lên Vô cực (Infinity)."
Thuyết này chỉ áp dụng cho khoa học thực nghiệm và cho người thế tục mà thôi. Nó cô nghĩa đối với chư Phật và chư đại Bồ Tát. Trước hết, sắc thân của các Ngài không phải là "Vật", là thân tứ đại, mà sắc thân của các Ngài được dệt toàn bằng một thứ ánh sáng gọi là quang minh uyên nguyên. Kinh Hoa Nghiêm dạy rằng:
"Chư Phật là gì
Là tạng quang minh
Là thần thông biến hóa tràn đầy thế gian."
Ðã là ánh sáng, là quang minh thì các Ngài phải di chuyển bằng hay nhanh hơn tốc độ ánh sáng. Ðối với các bậc Diệu Giác (Phật), thân của các Ngài là cõi, và cõi là thân. Ngay đến thân của Vô Biên Thân Bồ Tát cũng bao trùm hết không gian. Chỉ có Phật mới thấy được lằn ranh. Vì vậy, Như Lai không từ đâu đến mà cũng chẳng đi đâu.
Về vấn đề hóa giải không-thời, các Ngài có thể bỏ cả trái núi Tu Di vào một hạt cải, hay có thể kéo dài một ngày hay bảy ngày thành một kiếp. Hoặc thu một kiếp hay nhiều kiếp vào trong một sát na. (Kinh Duy Mat Cật và Kinh Hoa Nghiêm).
Kinh Hoa Nghiêm, trang 4 dạy, "... Muốn hiểu thấu chỗ chứng nhập hoàn toàn của chư Phật và chư Pháp Thân Bồ Tát thời được từng phần, người học đạo cần phải biết rõ bốn pháp giới:
1. Lý vô ngại pháp giới
2. Sự vô ngại pháp giới
Lý sự vô ngại pháp giới
Sự sự vô ngại pháp giới
Sự sự là tất cả các pháp, tức là toàn thể không gian và thời gian đều dung thông vô ngại.
Ví dụ:
"Bao nhiêu vi trần trong thế giới
Trong mỗi vi trần thấy các cõi.
.................................
Vô lượng vô số núi Tu Di
Ðều đem để vào một sợi lông
Một thế giới để vào tất cả
Tất cả thế giới để vào một.
.................................
Tôi hay thâm nhập đời vị lai
Tất cả kiếp thâu làm một niệm
Hết thảy những kiếp trong ba đời
Làm khoảng một niệm tôi đều nhập.
.................................
Khắp hết mười phương các cõi nước
Mỗi đầu lông đã có ba đời."
Tất cả sự, không ngoài thời gian và không gian. Thời gian dung thông không gian, không gian dung thông thời gian. Một không gian dung thông tất cả không gian, một thời gian dung thông tất cả thời gian. Ðây chính là Sự sự vô ngại pháp giới, mà chính cũng là Cảnh giới giải thoát bất tư nghì của chư Phật."
Vật lý gia Matt Visser thuộc Ðại học Washington, đã nói về thuyết Tương Ðối của Einstein như sau, "Einstein đã biến đổi Vật lý học bằng cách chứng tỏ rằng Không gian và Thời gian thực ra chỉ hai vẻ khác nhau của cùng một môi trường, có thể dãn dà, uốn cong, và vặn vẹo hình thái bởi Trọng trường."
Nếu quí vị so sánh câu, "Thời gian dung thông không gian, không gian dung thông thời gian" của Kinh Hoa Nghiêm với lời nói của Einstein, "Không gian và thời gian chẳng qua là hai vẻ khác nhau của cùng một môi trường," quí vị sẽ thấy ý nghĩa của hai câu đó không sai nhau một hào ly tuy rằng thời gian cách biệt cả hàng mấy chục thế kỷ.
Vì vậy mà Einstein nói nếu ông là người có tôn giáo, ông phải là một Phật tử vì những gì ông hiểu biết bây giờ thì mấy ngàn năm qua Kinh Phật đã nói hết rồi.
Như vậy, quí vị có đồng ý với tôi rằng đạo Phật là đạo Siêu khoa học hay không?
Đạo Phật Siêu Khoa Học
Phần I - Chương 4 Phu Lục Vòng quay của trái đất (3)
Cách đây hàng triệu năm, Trái đất đã dần dần quay chậm lại.
Vậy lực nào đã khiến nó quay chậm lại? Vào lúc đó, Trọng trường của mặt trăng hút nước thủy triều khiến mỗi ngày Trái đất quay chậm một giây đông hồ.
Gần đây, sau khi khảo cứu sự chuyển động của các hành tinh, Charles Sonnet đã viết trên nhật báo Khoa học như sau, "Cách đây 900 năm, Trái đất quay một vòng chỉ mất 18 tiếng. Sở dĩ nó quay chậm lại là do ảnh hưởng của mặt trăng hút nước thủy triều, và Trọng trường của Mặt trăng hoạt động như là một cái thắng kềm bớt vòng quay của trái đất. Ðiều đó cũng không khác gì ngươì ta đút một cái kìm mỏ vẹt vào một bánh xe đang lăn.
Cách đây 900 năm, Trái đất quay 25% nhanh hơn tốc độ quay bây giờ nên Hành tinh của chúng ta chỉ quay có 18 giờ mỗi ngày thay vì 24 giờ.
Rồi Lõi của Trái đất mỗi ngày quay lại nhanh hơn những nơi khác trên Trái đất vào khoảng 2/3 của một giây đồng hồ.
Mặt trăng cách Trái đất 240,000 dặm. Trước kia, nó ở gần Trái đất hơn, và tháng có trăng chỉ dài 25 ngày thay vì 29 ngày rưỡi như bây giờ.
Mặt trăng ngày càng xoay vần xa Trái đất với khoảng cách một inch rưỡi trong một năm. Nếu quĩ đạo của Mặt trăng ngày càng lớn, những tháng có trăng sẽ dài hơn."
Sonnet nói theo lý thuyết, Mặt trăng tiếp tục rời xa Trái đất, và Trái đất tiếp tục quay chậm lại ít nhất 15 tỉ năm nữa.
Mặt trăng sẽ bị khóa lại ở một điểm nhất định ở phía trên Trái đất, và Trái đất vẫn cứ hướng một mặt vào Mặt trăng mãi.
Đạo Phật Siêu Khoa Học
Phần I - Chương 5 CYBERNETICS (4) (RÔ BÔ)
Cách đây trên dưới 50 năm, tôi đã đọc một bài báo nói về câu truyện độc đáo của một chàng thanh niên như sau:
Vào một chiều tối tại một địa điểm ở nước Thụy Ðiển, một thanh niên bước lên chuyến xe lửa. Anh này tuổi khoảng 18-20, ăn mặc đúng mốt, đeo kính đen, và tay xách một cái cặp nhỏ.
Lên tầu, anh kiếm một chỗ vắng vẻ ngồi lấy báo ra đọc. Một lát sau, anh lấy thuốc ra hút. Hành động của anh cũng bình thường như mọi người trên tầu nên không ai để ý. Chỉ có một kẻ để ý đến anh là tên ăn cắp trên tầu. Nó đang rình để giựt cái cặp da của anh. Tên ăn cắp bỗng trố mắt nhìn vì thấy anh thở khói qua hai lỗ tai thay vì qua lỗ mũi. Nó khích khủyu tay người bên cạnh và người này lại khích tay người kia, rồi hầu như cả toa đều trố mắt nhìn anh này thở khói ra lỗ tai.
Trong khi tầu ghé trạm, anh ta đứng lên có lẽ để đổi chuyến tầu và tránh cơn mắt soi mói nhìn của hành khách. Nhân cơ hội hành khách chen lấn xuống tầu, tên trộm nhanh như cắt giựt cái cặp của anh và bỏ chạy. Bất ngờ nó vướng phải cái ghế ngồi, té xuống đất và cái cặp da văng ra. Bỗng cái cặp da tóe lửa phát khói, và chàng thanh niên kia ngã gục xuống, quần áo cháy tiêu hết thành mốt đóng lửa. Khi lửa tan trong nháy mắt, mọi người sửng sốt khi thấy rõ chàng thanh niên không phải là con người mà là một Người máy (Robot).
Ðó là một câu chuyện khoa học giả tưởng.
Ngày nay nhân vật tưởng tượng đã gần trở thành sự thật.
Rô Bô (Robot) là gì?
Rô Bô là một bộ máy có thể dạy dỗ hay "thảo chương " như một máy vi tính để làm những cử động hay một số công việc khác nhau. Những bộ máy nhỏ khôn ngoan mà chúng ta thường thấy trong những trung tâm thương mại không phải là Rô Bô vì chúng chỉ cử động nhờ một hộp điểu khiển từ xa. Những bộ máy chỉ biết làm một việc mà không thể dạy để làm những việc khác cũng không thể gọi là Rô Bô. Hầu hết những Rô Bô là những bộ máy khổng lồ cao lớn hơn con người.
Danh từ Rô Bô là một kịch gia người Tiệp khắc tên là Kariel Capek (1890-1938). Năm 1921, trong một vở kịch, Capek đã viết về một nhân vật đã chế tạo những Rô bô để làm việc trong xưởng của ông. Rô bô theo từ ngữ Tiệp khắc có nghĩa là làm việc hay nô lệ.
Ý kiến về Rô bô không phải mới mẻ gì. Trong mấy trăm năm qua, người ta đã mơ ước chế tạo những bộ máy giống người đủ khôn ngoan và mạnh mẽ để làm những việc họ mong muốn.
Năm 1970, người Âu Châu rất khoái trá khi thấy những búp bê vặn cót biết viết, đánh dương cầm, và tự làm những công việc khác. Kể từ năm 1918, sau khi Mary Shelly (1897-1951) xuất bản cuốn sách nói về quỷ nhập tràng Frankenstein, rất nhiều sách truyện và phim ảnh đã ra đời mô tả những vật được sáng tạo giống người, vừa thiện vừa ác.
Nhưng kể từ năm 1960, hình ảnh Rô bô đã ra khỏi khoa học giả tưởng và trở thành sự thật.
Rô bô làm được những gì và không làm được những gì?
Trong một vài phương diện, Rô bô rất giống loài người. Chúng có thân thể để làm việc chân tay, và "bộ óc" để sai bảo chân tay làm việc. Rô bô có những cánh tay và bàn tay để nắm bắt đồ vật. Bộ óc của Rô bô là một máy vi tính được thảo chương những công việc mà Rô bô phải làm. Máy vi tính sai khiến chân tay của Rô bô làm việc.
Mặc dầu một số Rô bô có bộ óc là những bộ máy vi tính rất mạnh, chúng chưa thể làm những việc gì một cách dễ dàng như chúng ta. Bộ óc điện tử của chúng chỉ có thể học những con số toán học và làm một vài cử động căn bản.
Người ta có thể thảo chương để Rô bô dọn sạch một căn phòng , tránh làm đổ vỡ đồ vật nhờ những máy dò điện tử, nhưng chúng không thể quyết định nên hay không nên dọn sạch căn phòng.
Từ năm 1700 đến nay, trong những lãnh vực quân sự, y học, canh nông, địa chất, hải dương học, hàng không và không gian, cảnh sát, công kỹ nghệ, gia dụng và xây cất v.v… người ta đã chế đủ loại Rô bô để làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm và khó khăn để thay thế con người.
Nói tổng quát, về quân sự, khoa học đã chế tạo những trái bom tinh khôn (smart bomb), hỏa tiễn tầm nhiệt, hỏa tiễn chống hỏa tiễn, hay máy bay không người lái v.v…
Về y học, khoa học đã chế tạo những chân tay giả để phế nhân có cảm giác nóng lạnh, và xúc chạm; cấy Linh kiện (Computer chip) để người mù thấy được; dùng điện não để điều khiển Con thoi (Cursor) của máy Vi tính để người hoàn toàn tàn phế nói chuyện được.
Về canh nông, khoa học đã chế ra con Bọ máy biết dọn sạch cỏ dại trong rừng và biết chừa lại những cây con và cổ thụ. Về ngành Ðịa chất và Hải dương học, khoa học đã chế tạo người máy để bước hỏa diệm sơn hay lòng đại dương để thám hiểm. Về Hàng không và Không gian, khoa học đang chế tạo người máy đi trong không gian để thay thế phi hành gia. Hiện nay, Công ty Lockheed mới trúng thầu chế tạo Phi thuyền không gian X-33 để thay thế cho Phi thuyền con thoi đã lỗi thời và quá đắt đỏ. X-33 là loại phi thuyền không người lái, có một tầng và tái xử dụng được. Phi thuyền này dùng để tiếp tế vật dụng cho những Trạm không gian rồi trở về Trái đất.
Một số công ty đã chế tạo những người máy để điều hòa lưu thông, canh gác phòng sở , ráp xe hơi và chế tạo những thiết bị nặng nề và phức tạp. Có công ty chế tạo Người máy để làm những việc nhà (House Robot).
Về xây cất, có một vài công ty đã xây cất một vài tòa nhà tinh khôn (Intelligent building). Những building trông không khác những building thường mà chỉ khác là chi phí xây cất tốn kém 20% hay hơn những building khác. Kinh phí thặng dư này là để thiết bị những hệ thống tự động hiện đại để giữ an ninh, phòng hỏa và cứu hỏa, những hệ thống tắt mở đèn tự động để tiết kiệm nhiên liệu, cùng những dàn máy Vi tính (Computer) tối tân để liên lạc với khắp nơi trên thế giới , tương tự như hệ thống Internet bây giờ.
Kỷ Nguyên Máy Cưa Bắt Ðầu Ló Dạng
Trong mấy tháng gần đây báo chí Mỹ đã loan báo một số Công ty Anh Mỹ đã chế tạo Nguời Máy có trí khôn, biết suy nghĩ và tính toán.
Có công ty đã chế tạo Người máy có thể trèo lên xe, điều khiển cần số, và lái máy cày.
Một chuyên viên khoa học cho hay ngươi ta đang nghiên cứu chế tạo một máy Vi tính có tế bào thần kinh thật của con người.
Còn đang phân vân, tình cờ tôi đọc một tài liệu xác nhận điều này, nói rằng người ta sẽ chế tạo một bộ óc nhân tạo với những tế bào thần kinh thật được ghép vào một hệ thống điện tử tinh vi. Hiện nay Khoa học đang thí nghiệm tế bào thần kinh của một loài đỉa.
Trên nguyên tắc, người ta có thể chế tạo một bộ óc điện tử có thể làm những công việc của bộ óc con người.
Lấy nguồn cảm hứng từ một trong hàng loạt phim Sao Băng có tên "Thế Hệ Tương Lai", Phòng thí nghiệm chế tạo Bộ óc nhân tạo đã chế tạo một người máy tên là Cốc.
Bộ óc của Cốc là một máy vi tính tối tân khiến nó có thể dò dẫm tìm hiểu thế giới bên ngoài y như một đứa trẻ con. Khi tiếp xúc với người và vật chung quanh, nó tự thảo chương và tái thảo chương. Nó học nhìn và học nghe. Người ta sẽ phủ cho nó một lớp da có cảm giác. Ví dụ khi đụng phải một vật quá nóng hay quá lạnh, Cốc sẽ rút tay lại y như bàn tay của con người.
Tuy nhiên, cảm giác nóng lạnh nhân tạo này chỉ có tính cách máy móc vì ngoài việc nhận biết cảm giác, con người còn biểu lộ sự kinh ngạc, giận dữ hay hốt hoảng. Ðiều đó người máy chưa có, hay khoa học chưa chế tạo được.
Ngoài Cốc, một công ty khác đã chế tạo một Người máy khác tên là Ba thông minh, nghĩa là bộ óc của nó đã tàng trữ một triệu dữ kiện để sẵn sàng đặt câu hỏi mỗi khi gặp phải những điều gì nó không hiểu.
Lại có công ty chế tạo những bộ máy đánh cờ tướng có bộ óc điện tử nhân tạo biết tính toán rất tinh vi, và khéo xử dụng những con cờ để mang lại thắng lợi cho mình. Nhưng đến lúc được hay thua, bộ máy này không biểu lộ được những xúc cảm vui mừng hay chán nản.
Với con người, cảm xúc được biểu lộ trong đầu mày cuối mắt, cử chỉ, hơi thở, cử động chân tay và mầu sắc của da mặt. Có những người đỏ mặt vì thẹn thùng, vì giận dữ, hay xanh mặt vì sợ hãi.. . Người máy chưa thể có những cảm giác đó vì Người máy có thể có đôi chút trí khôn nhân tạo, nhưng không có linh hồn. Khoa học chế tạo được những Người máy có trí khôn, nhưng chưa thể cho nó một linh hồn vì đó là công việc của thượng đế.
Các khoa học gia đã nghiên cứu và thí nghiệm việc chế tạo người máy có trí khôn trong bốn thập niên qua, và gần đây viêc người máy có trí khôn đã trở nên sôi nổi như hệ thống Internet bây giờ.
Ngoài câu truyện Người máy trên xe lửa, cách đây trên 5o năm, tôi đã xem phim nói tiếng Pháp tên là "La Vie Future" (Ðời Sống Tương Lai), và trong đó khoa học tưởng tượng trong tương lai, nhân loại sẽ có trực thăng, trạm không gian, và những căn nhà xây dưới bể. Ðến nay những truyện tưởng tượng đó đã thành sự thật. Chỉ là khác nhà xây dưới đáy bể chưa có nhưng đường hầm xây dưới đáy bể để xe chạy đã có rồi.
Gần đây các khoa học gia cho rằng sau năm 2000 sẽ đến kỷ nguyên Cybernetics mà tôi tạm dịch là Kỷ Nguyên Ngươì Máy. Tôi xin mượn lời của cụ Mạc Ngọc Pha để định nghĩa danh từ Cybernetics như sau:
"Cybernetics là khoa học điều khiển và truyền đạt ở động vật cũng như máy móc. Cybernetics là khoa nối liền Thế giới tự nhiên với Thế giới siêu nhiên. Ngày nay Cybernetics gắn liền với khoa điện tử cho nên có thể giải thích mọi hiện tượng của sự sống. Khoa học Cybernetics không những đáp ứng tinh thần phản phục hồi tác (Loop feedback) trong ngành khoa học, kỹ thuật và nghệ thuật, mà còn mang cách tất cả tính cách huyền nhiệm của Đạo Học Ðông Phương."
Ðó là những câu truyện đời nay. Ðời xưa, thời Tam Quốc Ngụy, Thục, Ngô tranh hùng, Khổng Minh đã biết chế tạo xe tăng phun lửa.
Trong trận đánh thành Troy ở Tây Bắc Tiểu Tây Á (Asia Minor), người ta đã biết chế tạo ngựa gỗ (The Trojan Horse), trí một ít quân trong bụng ngựa và đánh thắng trận này.
Rô-Bô Dế Mèn
Tháng 1/1997, báo chí Hoa Kỳ loan tin rằng các khoa học gia Nhật Bản đã chế tạo được một con Rô-Bô Dế Mèn bằng cách gắn trên mình nó một hộp điện tử tí hon. Họ chọn dế Mỹ vì chúng to con, cắt hết cánh râu, thay vào đó những dây ăng ten điện tử, và gắn những Ðiện cực Tuyền xung động. Dùng hộp điểu khiển từ xa, các khoa học gia Nhật bản gửi tín hiệu đến hộp Ðiện tử gắn trên mình dế khiến chúng quay phải, quay trái, bò thẳng hay bò giật lùi.
Một giáo sư khoa học tại Ðại học Nhật Bản nói rằng côn trùng có thể làm những công việc mà con người không làm đươc. Họ làm thí nghiệm này để khiến công việc của con người trở nên phong phú. Trong vài năm nữa, những côn trùng điện tử sẽ được gắn máy ảnh hay những dụng cụ thăm dò để được dùng trong những công việc tế nhị như bò qua những đống gạch vụn trong một cuộc động đất để tìm kiếm nạn nhân.
Mũi người và Mũi Ðiện tử
Với mũi thường, chúng ta chỉ ngửi được 2,000 mùi khác nhau. Chúng ta ngửi mùi như sau: (1) Mùi vào lỗ mũi, (2) Dây thần kinh bắt mùi gây nên những Xung động để đáp ứng với những hoá chất trong mùi, (3) Những xung động này được đưa đến núm bắt mùi ở trong óc gồm có trên 50 triệu Dây Thần kinh Bắt Mùi, (4) Bộ não phân tách những hóa chất trong mùi, và (5) Bộ não nhận biết mùi.
Mũi Ðiện tử
Sau mười nghiên cứu, các khoa học gia đã chế tạo được một Hệ thống Bắt mùi khiến có thể ngửi được 10,000 mùi khác nhau. Kinh Pháp Hoa, trang 437-438 nói rằng những người thụ trì kinh này, trọn nên tám trăm tỵ công đức sẽ được ngửi trăm nghìn thứ mùi ở trong tam thiên Ðại Thế Giới. Họ có thể phân biệt được mùi của người, voi, ngựa, dê… và mùi của Thiên, của Bồ Tát và của Chư Phật.
Trong một loạt phim nói về Six-Million-Dollar-Man và Bionic Woman, khoa học tưởng tượng sẽ chế tạo được những người điện tử có mắt nhìn xa vạn dặm, tai nghe vạn dặm và chân đi vạn dặm.
Ngày nay, khoa học đã chế tạo được một thứ máy có thể ngửi được 10,000 mùi khác nhau. Như vậy kinh Pháp Hoa đâu có nói những điều hư vọng?
Ngoài ra, báo chí Anh Mỹ đã loan báo rằng trong tương lai gần, hai người có thể nói chuyện với nhau cách xa năm mươi cây số mà không cần điện thoại. Rồi phóng viên chiến trường chỉ cần đứng ở hậu phương cũng có thể chụp hình hay quay phim những cảnh chiến đấu ngoài mặt trận. Với lối ghép lăng kính mới, người ta có thể nhìn thấy một cây viết chì đặt trên mặt trăng. Các trường tiểu học sẽ dạy cho học sinh ngôn ngữ của chó mèo khiến một ngày nào đó chúng ta có thể nói chuyện được với súc vật. Tại sao súc vật hiểu được tiếng nói của chúng ta mà chúng ta không hiểu được ngôn ngữ của chúng?
Chúng ta sẽ thấy khoa học ngày càng thực hiện được những chuyện thần thông ngoài sức tưởng của loài người. Tuy nhiên, thần thông của khoa học chỉ là một thứ thần thông sơ đẳng, không thể theo kịp được với thần thông siêu đẳng và bất khả tư nghì của chư Phật và chư vị Bồ Tát. Thần thông của khoa học là do sưu tầm và nghiên cứu mà được trong khi thần thông của những bậc đắc đạo là do Tự tánh mà có.
Đạo Phật Siêu Khoa Học
Phần I - Chương 6 VŨ TRỤ CHỈ LÀ MỘT KHÁI NIỆM
Cách đây 16 thế kỷ, nhà Triết học Phật giáo Vô Trước đã nói rằng vũ trụ chỉ là một khái niệm, một tư tưởng, một ý kiến.
Gần đây, Michael Talbot cho rằng vũ trụ như huyễn (The Hollographic Universe), và Ken Welber chủ trương rằng vạn vật trong vũ trụ chỉ là những ảnh tượng (The Hollographic Paragdigm).
Về Nguyên tử, Ngài Vô Trước cho rằng Nguyên tử không có thực thể (The atom should be understood as not having a physical body).
Gần đây, Albert Einstein cũng cho rằng vũ trụ khi được phân tách đến cùng chẳng có gì là vật chất mà chỉ còn lại những rung động (Vibrations), hay những Làn sóng (Waves).
Sau đó, một số đệ tử của ông đã nêu lên thuyết Siêu Tơ Trời (Superstring) cho rằng xuống đến bình diện những Hạt Vi phân Tiềm Nguyên tử (Subatomic particles hay Hạt ảo), những Phân tử chỉ là những Bụng sóng, những nốt nhạc của một sợi dây đàn rung lên.
Thuyết này đúng với thuyết Sát Na, thuyết về Quang minh, thuyết Tương sinh Tương Duyên Trùng Trùng Duyên Khởi và thuyết Chân Không Diệu Hữu của đạo Phật.
Theo thuyết sát Na, vạn vật trong vũ trụ được dệt bằng vô vàn vô số những tia sáng hợp lại thành những ảnh tượng gọi là Tổng tướng ảnh tượng. Ðiều này cũng giống như việc chắp nối những bộ phận của những nhân vật trong các phim hoạt họa.
Trong một loạt phim Star Strek (Sao Băng), nhà viết truyện phim đã nêu lên giả thuyết về Vô Tuyến Truyền Vật như sau: Một phi hành gia đứng vào một vòng tròn và bấm vào một cái máy giống như cái beeper, thân hình của họ tan biến thành vô vàn vô số những điểm sáng vi ti. Sang đến phi thuyền hay đến một địa điểm đã định, những điểm sáng đó lại dần dần chắp lại thành hình của họ như cũ. Ðiều này tương ứng như thuyết Sát Na của nhà Phật.
Trong cuốn "The Tao of Physics" (Ðạo của Khoa Vật Lý), trang 181, Fritjiof Capra đã viết rằng những đám mây khinh khí xoay tròn cô đọng thành những ngôi sao trong khi những đám mây khác phóng ra những vật thể quay tròn hình trôn ốc và cô đọng lại thành những hành tinh chạy chung quanh các ngôi sao. Kinh Phật cũng dạy rằng những phong luân khi xoay tròn đã tạo nên sơn hà đại địa (xin xem bài Quang Minh).
Trước đây người ta cứ tưởng Nguyên tử là đơn vị cuối cùng cấu tạo vật chất. Rồi gần đây, Murray Gell-Mann lại cả quyết rằng Quarts (Hạt ảo) là những viên gạch cuối cùng cấu tạo vật chất.
Nhưng Nguyên lượng Cơ học đã chứng minh rằng xuống đến lãnh vực Hạt ảo, các Phân tử (Particle) vừa là Hạt (Particle/Matter) vừa là Sóng (Wave/Mind).
Cách đây mấy ngàn năm, đức Phật đã dạy rằng chúng ta không bao giờ tìm cầu được thực tại cuối cùng của sự vật vì những sự vật mà ta thấy chỉ là những Tổng tướng ảnh tượng được kết hợp bởi vô vàn vô số những cực vi, nó xuất hiện trong biên giới giữa Vật (Matter) và Tâm (Mind).
Như vậy, các khoa học gia có tìm cầu đến vô lượng kiếp cũng không thể khám phá ra được những viên gạch cuối cùng xây dựng vũ trụ như Murray Gell-Mann đã từng khoe khoang.
Những thí nghiệm trong những Máy Gia Tốc hạt Nhỏ (Accelerator), Máy Gia Tốc Tròn (Cylotron), và Phòng Ảo ảnh (Bubble Chamber) cho thấy Thế giới Lượng tử thật vô cùng huyền ảo, và "mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm!"
Theo Nguyên lượng Cơ học, những hạt Vi phân Tiềm Nguyên tử có những đặc tính quái đản như: quay, tương, tác, chuyển hóa, hoán chuyển, đối xứng, song tính, đa dạng và sinh sinh diệt diệt...
với một hạt Nguyên tử, các khoa học gia có thể dùng những dụng cụ tối tân để chia cắt thành những Phân tử (Molecule), và sau đó chắp những Phân tử này thành một hạt Nguyên tử như cũ. Nhưng đối với Hạt ảo, chúng ta không thể đập nát một Hạt để tìm kiếm những mảnh nhỏ trong việc chia cắt đó để tạo thêm những Hạt tử mới. Kết quả là chúng ta không bao giờ có được những mảnh Hạt tử nhỏ hơn, ví dụ chúng ta không bao giờ có thể tìm kiếm được những phân số nhỏ của mộ hạt Dương điện tử (Proton).
Về vị trí xuất hiện, chúng ta không bao giờ tiên đoán chắc chắn vị trí của những Hạt ảo mà chỉ phỏng đoán sự hiện diện của chúng theo phân phối xác xuất. Thêm vào đó, những Hạt tử chỉ xuất hiện trong phân số của hàng triệu của một giây đồng hồ. Ngoài ra, những Hạt ảo xuất hiện ở nơi nào mà người ta cứ tưởng nó xuất hiện, thực ra chúng chỉ "có vẻ" như xuất hiện - nghĩa là chúng hư hư thực thực, mờ mờ ảo ảo, có mà không, không mà có....
Về hoán chuyển, "tất cả các Hadron cùng một họ có thể có cùng một độ quay tự nội (Intergrated spins). Trong một Hadron mỗi phần tử vừa là thành phần vừa là toàn thể. Trong những Hadron cùng một họ có thể hoán chuyển cho nhau được..."
Về Ðối xứng, Fermions (những hạt tử quay nửa vòng) có thể đổi dạng thành Boson (những hạt tử quay trọn vòng) mà không thay đổi luật tắc của nhung thuyết lượng tử.
Về Tương tác, một Hạt Fermion đổi dạng thành một Hạt Boson, rồi lại đổi thành hạt Fermion như cũ. Trong một Tiến trình Phân tử, một Photon (Quang tử) tạo nên một Positron và một Âm điện tử lại kết hợp với nhau để tạo thành một Quang tử như trước.
Ngoài ra, quay là đặc tính độc đáo nhất của các Hạt ảo. Vì thế các khoa học gia đặt tên những điệu quay của chúng là Vũ điệu Vũ trụ (Cosmic dance). Ðặc biệt là cách đây mấy ngàn năm, kinh điển của một trường phái ngoại đạo cho rằng những Vi trần (Hạt ảo) đã nhẩy múa và tình cờ tạo thành những chúng sinh thấp như những con sâu kèn và những chúng sinh cao như khỉ và loài người. Tuy giả thuyết đó bị Phật bác bỏ, chúng ta cũng nhận thấy lời kinh xưa đã mô tả rất đúng với Vũ điệu Vũ trụ của các Hạt ảo trong việc Tương tác, chuyển hóa, đối xứng, và sinh diệt...
Một Hạt ảo khi quay sẽ có nhiều hình dạng khác nhau tùy theo vòng quay. Khi quay 0 vòng (nghĩa là không quay), nếu nhìn từ bất cứ hướng nào, nó cũng không thay đổi. Nếu quay 1 vòng, nó giống như mũi tên, và quay 2 vòng, nó giống như mũi tên có hai đầu. Những Hạt ảo đó sẽ không thay đổi nếu chúng không trọn vòng. Những Hạt ảo quay nhiều vòng cũng không thay đổi nếu chúng không quay đủ số vòng. Rồi lại có những Hạt ảo cũng không thay đổi nếu chỉ quay 1 vòng, và chúng sẽ thay đổi khi quay đủ 2 vòng.
Tất cả những Hạt tử (Hạt ảo) trong vũ trụ tạo thành muôn vật đều được chia làm hai nhóm: nhóm quay nửa vòng gọi là Fermions và nhóm quay trọn vòng gọi là Bosons.
Càng đi sâu vào Thế giới Lượng tử (Hạt tử, Hạt ảo), quí vị càng thấy chúng xuất hiện kỳ kỳ quái quái, sinh sinh diệt diệt, hư hư thực thực chẳng khác gì những bóng ma chập chờn ảnh hiện, vừa đột hiện lại đột biến trong khoảnh khắc. Thế giới Lượng tử là thế giới của ảo ảnh, của những lâu đài huyền thoại, của những không nắm bắt được - mà kinh Phật gọi là Chân không Diệu hữu trong đó cái có do ở cái không mà ra, và cái Không lại từ cái có mà thành. Ðó là quan niệm Hữu /Vô của nhà bác học H.R. Pagels ngày nay.
Tóm lại, nếu các khoa học gia có thể phân tích được linh hồn gồm có những thành phần gì, từ đâu mà có thì họ có thể nắm bắt được, kiểm soát được và nhất là hệ thống hoá được những Hạt ảo quái đản này. Ðó là bí mật của Trời Phật, của Thượng Ðế. Cũng như Albert Einstein đã nói:
"God doesn t play dice with the universe" (Thượng Ðế không chơi trò súc sắc với vũ trụ). Cũng trong chiều hướng này, tôi xin phép đổi lại như sau:
"Khoa học không thể chơi trò súc sắc vời Trời Phật bởi vì trí thức của khoa học chỉ là trí thức tục đế không thể thấu hiểu được trí huệ chân đế hay là trí huệ Bát Nhã tuyệt vời của chư Phật và chư vị Bồ Tát."
Nguyên lượng Cơ học và Albert Einstein ngày nay đã khám phá ra rằng vũ trụ không có thật mà khi phân tách đến cùng chỉ là những Rung động (Vibrations), hay những Làn sóng (Waves).
Cách đây trên 16 thế kỷ, Ngài Vô Trước, một Triết gia Phật Giáo đã nói rằng Nguyên tử không có thực thể, và vũ trụ chỉ là một quan niệm, một tư tưởng, một ý kiến.
Như vậy, quí vị thấy đạo Phật đi trước khoa học trên 16 thế kỷ. Càng đọc kinh Phật, quí vị càng thấy còn lâu lắm khoa học mới theo kịp những lời kinh xưa.
Ðây không phải là vấn đề "Mẹ hát con khen hay" mà là một tiến trình tự nhiên của vạn vật trong vũ trụ. Ðã từ lâu, khoa học đang tìm kiếm "Những nền văn minh đã mất" (The lost civilizations) nhất là văn minh cổ Hy Lạp và cổ Trung Hoa. Vì vạn vật trong vũ trụ và ngay cả vũ trụ cũng phài qua 4 giai đoạn: Thành, Trụ, Hoại, Không. Trăng tròn trăng khuyết, cực thịnh cực suy - Ðó cũng là thuyết "Tuần hoàn biến dịch" của Khổng tử. Cũng vì lẽ đó mà các Khoa học gia đã để lại những Ống Thời Gian (Capsules du temps) để sau này nếu Trái đất tan vỡ, hoặc nền văn minh của nhân loại tàn lụi, những chủng loại khác ở những hành tinh khác có thể nhờ những Ống Thời Gian này mà truy tầm lại được nền văn minh tiến bộ của chúng ta ngày nay.
Vì vậy, chúng ta không lấy làm lạ tại sao người Ai Cập cổ xưa đã xây được những Kim Tự Tháp mà bây giờ với máy móc tối tân chưa chắc chúng ta đã xây nổi.
Thành thử những gì khoa học mới khám phá trong mấy thế kỷ gần đây thì trong kinh Phật cổ xưa đã nói đến từ lâu rồi. Ðó cũng là lý do mà tôi dám mạo muội đặt tên cuốn sách này là "Ðạo Phật Siêu Khoa Học", và chủ đề của cuốn sách này lần lượt chứng minh cụ thể bằng những khám phá mới của khoa học.
Ðức Phật cấm người Phật tử không được kiêu mạn nên chúng tôi không dám kiêu mạn mà chỉ nói lên sự thật vì sự thật vẫn là sự thật.
Trong khi bản thảo này gần đưa in, tôi may mắn đọc một bài khá đặc biệt nói về sự thành công của khoa học trong việc tạo nên những hạt Siêu Nguyên tử khiến tôi không thể không viết thêm vài trang.
Trong tuần này (1/97), báo chí loan báo rằng hai khoa học gia Wieman và Cornell thuộc Ðại Học Colorado đã dùng kỹ thuật đông lạnh để làm chậm tốc độ di chuyển của những hạt Nguyên tử.
Theo Cơ Học Tĩnh (Statical mechanics) và Nhiệt Ðộng Học (Thermal dynamics), những Hạt Nguyên tử được nối liền với nhau bằng chất lỏng, chất đặc và hơi gas. Ở nhiệt độ trung bình, những hạt Nguyên tử di chuyển với tốc độ 1,000 dặm / giờ. Nhưng hai khoa học gia nói trên đã kềm chúng di chuyển vào khoảng 60cm/giờ. Với tốc độ này, khoảng cách thông thường giữa các hạt Nguyên tử biến mất và chúng lồng vào nhau để tạo thành một hiện tượng gọi là hiện tượng Ðông đặc Boise-Einstein. Cách đây 70 năm, Albert Einstein và Boise đã tiên đoán hiện tượng này. Trước kia, độ đông đặc kỷ lục là một phần 1 triệu rưỡi.
Đạo Phật Siêu Khoa Học
Phần I - Chương 7 THUYẾT SIÊU TƠ TRỜI (STT) VÀ THUYẾT QUANG MINH CỦA NHÀ PHẬT
Siêu Tơ Trời là một thuyết Vật lý Lượng tử cho rằng những Lượng tử Căn bản (Elementary Particles) là những vật được phóng dài theo đường thẳng y như những sợi dây thay vì những Hạt tử vi tế, không Trọng khối, ở trong Không-thời như đã được các thuyết khác chủ trươmg.
Năm 1980, thuyết STT được phổ biến như sau khi Michael Green thuộc Ðại học Queen Mary ở Luân Ðôn, và John Schwarz thuộc Viện Kỹ Thuật California (California Institute of Technology Caltech), trình bày rằng vài loại học thuyết này có thể đưa đến một thuyết về Lượng tử đầy đủ và thích hợp trong việc mô tả Trọng tường cũng như các Lực yếu, mạnh và Ðiện từ lực.
Việc triển khai thuyết Lượng tử thống nhất này là mục tiêu hàng đầu của những thuyết Vật lý Lượng tử. Những Lượng tử Căn bản trong thuyết STT là những sợ dây một chiều, không Trọng khối và chiều dài 10-33 cm, hay 1/1000 tỉ tỉ của 1cm. Khoảng cách này gọi là chiều dài của Planck, mà tại đây những tác dụng của những Lượng tử trong Trọng trường không thể bỏ qua được. Những sợi dây rung lên, và mỗi điệu rung tương ứng với một Lượng tử khác. Những sợi dây STT cũng có thể Tương tác một cách tương tự với những Tương tác của những lượng tử khác.
Những thuyết nói về những Lượng tử Căn bản đã được giới thiệu vào đầu năm 1970 với mục đích mô tả Lực mạnh. Mặc dầu Nguyên lượng Sắc Ðộng học (Quantum Chromodynamics – QCD) được sớm công nhận là một thuyết rất đúng của Lực mạnh, thuyết STT có thêm một bộ mặt mới khi được bổ thêm việc Siêu Ðối Xứng (Supersymmetry). Siêu Ðối Xứng là sự đối xứng giữa Fermions và Bosons. Fermions là những phân tử có Nửa Ðộ Quay Tự Nội (hay Spin Bán Nguyên), và Bosons là những Phân tử có Ðộ Quay Tự Nội (hay Spin Nguyên Vòng).
Thuyết STT không những bao quát mọi Lực căn bản mà còn được mà còn được coi như một thuyết thống nhất các Lượng tử và các Lực. Lúc đầu, thuyết này đã nói nhiều về vấn đề Không-thời với Không gian mười chiều thay vì ba chiều không gian và một chiều thời gian như mọi người đã biết. Còn sáu chiều kia, hình như có thể đã bị thu hẹp hay làm cong đến một mức độ quá nhỏ khiến không thể thấy được.
Tuy nhiên, thuyết STT vẫn có khuyết điểm là chưa cắt nghĩa được Trọng khối của những phân tử đã biết. Ngoài ra, thuyết STT hé mở cho ta thấy sự hiện diện của một Phân tử dưới dạng thức "Bóng Vật Thể" mà những Vật thể thường có thể Tương tác nhờ Trọng trường.
Tachyon
Tachyon là một hạt Vi phân Tiềm Nguyên tử bay nhanh hơn ánh sáng (Ánh sáng bay 300,000 km/giây, hay 186,000 dậm/giờ). Tuy chưa được thử nghiệm, sự hiện diện của Tachyon rất phù hợp với thuyết Tương đối, và thuyết này lúc đầu chỉ được áp dụng cho những vật bay dưới tốc độ của ánh sáng.
Cũng như những Phân tử khác như Âm điện tử (Electron) chỉ có thể tồn tại nếu bay dưới tốc độ của ánh sáng. Với Tachyon, muốn tồn tại, nó phải bay nhanh hơn tốc độ của ánh sáng, và lúc bấy giờ nó sẽ trở nên một Phân tử có Trọng khối thật sự.
Cũng xin nhắc lại là theo Einstein, không một vật nào có thể bay nhanh hơn tốc độ của ánh sáng. Nếu vật đó bay gần với tốc độ của ánh sáng, thời gian được rút ngắn lại, nhưng Trọng khối lại gia tăng. Nếu bay bằng với tốc độ của ánh sáng, Trọng khối của Vật đó sẽ tăng lên đến vô giới hạn.
Ðể kết luận, Tachyon chỉ là một giả thuyết cũng như Neutrino và Hố đen (Blackhole) trước kia cũng chỉ là những giả thuyết, cho nên đến ngày nay Tachyon vẫn không có thật.
Về thuyết Siêu Tơ Trời, theo thiển nghĩ, rất phù hợp với thuyết Sát Na và Quang Minh của nhà Phật. Trong các kinh Ðại thừa, nhất là kinh Ðịa Tạng và kinh Hoa Nghiêm đã nói rất nhiều về quang minh. Trong kinh Hoa Nghiêm, hầu hết các trang đều nói đến việc Phật phóng quang.
Ngay đến 12 danh hiệu của đức Phật A Di Ðà, danh hiệu nào cũng có chữ quang.
Vì cố Hòa Thượng Thích Thiện Thanh và cụ Nghiêm Xuân Hồng đã nói quá tỉ mỉ về quang minh, tôi chỉ xin tóm tắt những ý chính của hai chữ quang minh của nhà Phật.
Theo kinh Phật, Chánh báo (Chúng sinh) và Y báo (Cảnh vật) trong Pháp giới hữu hình hay vô thức đều được dệt bằng quang minh cả. Nói rõ hơn, thân của chư Thiên, thân người, súc vật và cây cỏ cũng đều dệt bằng quang minh. Chỉ có khác là quang minh của chư Phật và chư vị Bồ Tát tràn đầy và sáng rỡ hơn quang minh của người thế tục. Rồi quang minh của người lại sáng hơn quang minh của súc vật và thảo mộc. Lý do là thần thức của con người đã thăng hoa hơn là thần thức của động vật và thảo mộc mà nhà Phật gọi là "phi tình thần thức".
Ðiều để hiểu là khi Y báo và Chánh báo đều được dệt bằng quang minh thì cả hai đều phát ra quang minh.
Lý Tương sinh tương duyên trùng trùng duyên khởi của Phật giáo đã cắt nghĩa việc kết hợp nên thân căn của chúng ta và của vạn vật. Muốn hiểu được lý này, cần hiểu những điều căn bản về thuyết Sát Na của nhà Phật.
"Sát Na là những tia chớp nhoáng hiện lên và biến đi liên tục, không gián đoạn mà kinh Phật gọi là Ðẳng vô gián duyên, nghĩa là không kẽ hở. Ví dụ, Tia B biến đi, tia A hiện lên, và cứ tương tợ tương tục như thế. Lấy thí dụ cụ thể: Một tia nước là sự kết hợp của vô vàn vô số những giọt nước nối liền với nhau tương tự như một chuỗi ngọc. Một ngọn nến cháy cũng là do vô vàn số những tia chớp nhoáng phụt lên là do sự đốt cháy của cực vi sáp ong và cực vi không khí."
Thân căn của chúng ta cũng do vô vàn vô số những tia chớp nhoáng kết lại giống như những hình vẽ trong phim hoạt họa.
Chẳng nói đến người, động vật, thảo mộc và khoáng vật cũng đều phát quang minh hạn hẹp và thấp kém. Với loài người, càng tu cao bao nhiêu, quang minh càng tràn đầy, sáng rỡ và biến chiếu bấy nhiêu. Vì thế kinh Hoa Nghiêm gọi "chư Phật là tạng quang minh." Bồ Tát Long Thọ, khi thuyết pháp ở bìa rừng, người nghe không thấy Ngài mà chỉ thấy hàng trăm Mặt trời sáng rỡ ở trên không trung.
Các khoa học gia đã làm những thí nghiệm và khám phá ra những điều lý thú sau đây:
1.Một lá cây bị cắt đôi, nếu dùng kính đặc biệt sẽ thấy phần bị cắt phóng ra quang minh tạo thành Hình chiếu (Projection) của phần lá bị cắt.’
2.Một lá cây ban đêm phóng quang minh trông như Thành phố Los Angeles hay San Francisco lộng lẫy ánh đèn về đêm.
3.Ðuôi con thằn lằn bị cắt cũng phát quang minh tạo Hình chiếu của phần đuôi bị cắt.
4.Khi cây bị chặt, nó tự động phát ra một luồng chấn động báo hiệu cho những cây khác ở chung quanh. (Xin xem bài "Khi cái cây bị chặt sẽ phát ra tiếng kêu).
Vì thế, Phật cấm các tu sĩ không được dẫm lên cỏ non. Trong băng giảng, một sư cô kể rằng có một số tu sĩ không dám gĩa gạo, bóc vỏ chuối ăn, hoặc chà vỏ đậu. Một số tu sĩ khác đã bị quở vì đào đất, cất chùa khiến giết chết một số côn trùng. Trong kinh Lăng Nghiêm, Phật cũng quở những người ép dầu chờ có trùng mới ép để được nhiều dầu hơn. Ngay việc uống nước có trùng Phật cũng coi như ăn thịt chúng sinh. Vậy những vị thích ăn dưa chua, coi chừng ăn thịt chúng sanh đấy.
Chẳng riêng động vật và thảo mộc có Phi tình thần thức mà sắt đá cũng biểu lộ sự mệt mỏi của nó. Trong băng giảng về “La fatigue des métaux” của cụ Hồng, nều ta nung đỏ một thanh sắt, lấy ra đập. Ðập xong, bỏ vào nung, rồi lại lấy ra đập. Làm vài lần như vậy, thanh sắt sẽ biểu lộ sự mệt mỏi của nó.
5. "Cây cũng nhận diện được thủ phạm. Ở một tiểu bang nọ, Cảnh sát bắt một số nghi can đi qua một hàng cây. Nếu đúng thủ phạm hàng cây sẽ reo lên."
6. Bàn ghế, cây cỏ, gỗ đá … đều phát ra quang minh hết, nhưng là một thứ quang minh hạn hẹp.
7. Cảnh sát Mỹ đến công viên để bắt thủ phạm. Ðến nơi, chúng đã đi mất. Ông bèn chụp đại vài tấm. Ðến khi rửa hình, ông rất ngạc nhiên thấy rõ hình của thủ phạm.
Như vậy, các khoa học gia kết luận rằng xe hơi đã để lại hình ảnh trong môi trường không gian trong một thời gian nào đó. Tại sao người và vật đều phát ra quang minh?
Cơ thể đều có nhiệt lượng và năng lượng là do không khí và thức ăn, và những chất Ðiện giải: K và Na (Electrolyte). Có người gọi Năng lượng là nhân điện. Sự thực, đó là Ðiện từ (Electromagnetism) mà những tế bào cần có để hoạt động và truyền thông.
Cơ thể người ta có tất cả 100 tỉ tỉ Tế bào (1 tỉ tỉ = 1,000 tỉ), và mỗi tế bào có những Vi Năng tử (Mitochondria) tức là những nhà máy vi ti phát sinh ra năng lượng.
Về việc Ðiện từ hoạt động trong não bộ và trái tim ra sao, tôi xin tóm lược dưới đây:
Trung bình, trái tim co bóp được 75 năm, hay 4,000 lần trong một giờ và trên 2 tỉ 7 lần trong một đời người. Khi người ta chết, các cơ quan trong người còn hoạt động được từ 4 đến 8 tiếng, nhất là não bộ. Vì vậy, để ghép tim, thận, phổi v.v…, người ta phải chế một dung dịch đặc biệt để các cơ quan lấy ra vẫn tiếp tục hoạt động cho đến khi được ghép vào bịnh nhân.
Trái tim có bốn ngăn: Hai ngăn trên là Tâm nhĩ (Atrium), và hai ngăn dưới gọi là Tâm thất (Ventricle). Hai ngăn trên lại chia làm Tâm nhĩ phải (Right Atrium) và Tâm nhĩ trái (Left Atrium). Hai ngăn dưới cũng chia làm Tâm thất phải (Right Ventricle) và Tâm thất trái (Left Ventricle). Ðây là phần chính của chính trái tim vì nó là một máy Bơm kép (Double pump), nghĩa là vừa bơm và vừa hút máu.
Phía trên tâm nhĩ có một lồi gọi là Núm điện S-A (S-A Node) có những dây điện chạy xuống phía dưới và vòng sang hai bên tâm thất gọi là Bó dây điện (Bundle of branches).
Núm điện S-A là một tập trung của những tế bào ở trên Tâm nhĩ. Với một trái tim lành mạnh, những tế bào này truyền một Xung điện (Electrical impulse) đến Núm điện A-V (ở giữa bốn ngăn). Xung điện này được truyền xuống Bó dây điện, và làm trái tim co bóp.
Những dây điện chạy xuống phía trước và vòng sang hai bên Tâm thất gọi là Bó dây điện (Bundle of branches).
Về việc cơ thể người ta phát ra nhiệt lượng thì ai cũng biết. Nhà tôi gắn một loại bóng đèn hễ đi qua nó tự động sáng lên vài giây. Còn việc thân người phát ra Năng lượng (Energy) hay nhân điện, ta có thể lấy những ví dụ sau đây: Thôi miên, Thần giáo cách cảm, Tiên tri, Hào quang v.v…
Nhân điện: Khi ta đang đi, đứng hay ngồi mà có người nhìn chăm chú vào gáy ta, tự nhiên ta quay đầu lại nhìn về hướng người đó. Lý do là người đó có một luồng nhân điện tạo nên một Xung điện khích động Trung tâm thần kinh của chúng ta.
Vì các tế bào óc phát ra Ðiện từ cho nên trong y học người ta đã chế Ðiện não kế (Electroencephalograph) để định chỗ (locate) những tế bào thần kinh hư hại không phát ra Ðiện từ.
Thần giao cách cảm: Người có cảm quan đặc biệt (ESP) đã được dùng trong lãnh vực tình báo và quốc phòng. Hải quân Mỹ chọn hai người đồng cốt A và B. A được xuống tầu ngầm bỏ túi lặn xuống bể, và B ở trên bờ. Dưới tầu ngầm cũng như trên bờ đều có đủ máy Truyền hình, vô tuyến để liên lạc. A nhắm mắt truyền một luồng tư tưởng lên bờ bảo B hãy vẽ một vòng tròn mầu đỏ trong đó có ngôi sao xanh. B lập tức vẽ đúng như vậy. B bèn nhắm mắt bảo A vẽ một hình vuông mầu vàng trong đó có 3 ngôi sao trắng, và A vẽ đúng như vậy.
Tiên tri (Premonition): Ông X bỗng thấy nóng lòng, sốt ruột, đi đứng không yên. Rồi ông nằm mê thấy con ông bị chết vì tai nạn xe cộ. Quả nhiên, điện thoại từ tiểu bang khác báo con ông đã chết đúng như vậy. Ðó là bộ não của ông đã trải một tấm thảm quang minh tâm thức đến người con, và tâm thức của người con đã đáp ứng. Cách đây vài năm, báo Mỹ đã tường thuật vụ một cô gái bị giết ở tiểu bang khác. Người cha đến California để nhờ một bà đồng kiếm thủ phạm. Bà bảo lấy bản đồ của khu vực tình nghi là phạm trường. Bà nhắm mắt, lấy mấy ngón tay chạy trên bản đồ. Một lát sau, bà mở mắt ra và nói rằng đã thấy hung thủ đang lái xe từ trong rừng ra. Cảnh sát sở tại bao vây và bắt được tên sát nhân, và y thú nhận đã giết cô gái.
Hào quang: trong kinh Thánh nói các Thiên thần đều có cánh và hào quang. Ðó là điều có thật. Trong các kinh Phật cũng nói chư Thiên, chư Bồ tát và những vị đắc đạo đều có vùng hào quang sáng chói. Ngay đến phàm phu chúng ta cũng đều có hào quang, nhưng là một thứ hào quang hạn hẹp và thấp kém.
Trong cuốn Tây Tạng Huyền Bí kể truyện đồ đệ của một vị Lạt Ma có thể thấy được hào quang tỏa trên đầu mọi người. Nếu họ tỏa ra hào quang mầu đỏ tức là người đó đang tức giận hay âm mưu gì ghê gớm. Mầu xanh lợt là người đó đang vui vẻ v.v... Một hôm, có một người đến thăm viếng Lạt Ma, và người đệ tử này thấy những tia mầu đỏ trên đầu người nay. Ông bèn báo động, và khám mình người đó tìm được con dao giấu trong mình. Hắn thú thật đến để giết vị Lạt Ma đó. Ðó là truyện xưa.
Hiện nay, Công ty The Progen Company (có chi nhánh ở Mỹ, Á châu, Gia nã đại và Úc châu), đã nghiên cứu một hệ thống tạo hình Hào quang (Aura Imaging System) và đã chế ra một máy chụp hình hào quang có tên là Aura Picture Camera 6000. Tôi xin phép trích dẫn bài quảng cáo của Công ty này:
"Khoa học về Ðiện từ (Electromagnetism) và Vi phân Tiềm Nguyên tử (Subatomic particle) dẫn chứng cho ta thấy nhiều về căn nguyên của thực tại không khác những điều môt tả trong các kinh điển huyền ẩn Vệ đà Ấn độ giáo cổ xưa, cũng như của nhiều tín ngưỡng khác từ xưa đến nay..."
Chính mắt tôi đã quan sát tấm hình hào quang đủ mầu của một cư sĩ tu luyện trên 30 năm. Máy chụp hình hào quang nói trên chụp được những Tình cảm (Emotion) và Bệnh tật (Illness) phát ra thành những hào quang đủ mầu: Xanh, đỏ, tím, vàng ... Rồi máy lại phát ra một Bản in điện toán (Computer print-out) cắt nghĩa từng mầu một tương ứng với tình cảm và bịnh tật của người được chụp.
Như vậy thì việc Cảnh sát Mỹ chụp đại ở Công viên mà tình cờ rửa được hình chiếc xe hơi của sát nhân là điều có thể đúng sự thật. Như vậy, ngoài tiếng nói đã để lại trong không gian, hình ảnh của người và vật cũng để lại trong môi trường không gian.
Cách đây sáu năm, khi coi truyền hình, anh con rể tôi nói rằng những nhà khảo cổ khi đào sâu xuống đất bỗng nghe tiếng của người đàn bà đang than vãn. Anh ta nói bà ấy đang than khóc dưới địa ngục. Tôi nói tiếng của bà đã được ghi âm trong một loại tượng đá tương tự như Thạch anh (Quartz) mà các máy Vô tuyến quân sự thường dùng như AN/GRC5 và AN/GRC10 chẳng hạn. Ngay củ khoai cũng giữ được tiếng nói.
Tóm lại âm thanh hay hình ảnh của người và vật đều để lại trong môi trường không gian trong một thời gian tùy theo điều kiện môi sinh thuận lợi.
Việc động vật, thực vật, và khoáng vật phát ra quang minh là điều có thật. Chi vì mình có nhục nhãn (mắt thịt) nên không thấy được mà thôi.
Ðối với những vị đắc đạo, tuồng như, trong người họ tiết ra một thứ quang minh gì đó khiến người ở cạnh trở nên nhu hòa và cảnh vật trở nên đẹp đẽ. Ở Ấn độ, có những đạo sĩ ngồi thiền. Những ai buồn phiền, giận dữ đến ngồi cạnh họ tự nhiên thấy bao nhiêu đau buồn biến mất và thấy lòng mình nhẹ nhàng, thanh thoát.
Gần đây, được biết trước khi Ðại sư Hư Vân chưa đến nơi nào thì cỏ khô, đồng cháy, suối cạn, cỏ cây trụi lá…. Nhưng sau khi Ngài đến ngồi thiền một thời gian thì đồng cỏ xanh um, chim kêu vượn hót, nước chảy, suối reo…
Một thí dụ gần nhất do anh con rể tôi, một Phật tử rất trung kiên, kể rằng khi Hòa thượng Thanh Từ tiếp kiến một số Phật tử đến cúng dường, anh thấy một người rất giận dữ, chỉ mong đến phiên mình để chất vấn. Nào ngờ, đến nơi thấy Ngài hiền từ, ăn nói thanh thoát thì tự nhiên người này dịu cơn giận lại và không dám làm dữ nữa.
Trong kinh kể chuyện voi say tấn công Phật mà Phật chỉ nhìn nó bằng đôi mắt từ ái khiến voi say phải quỳ xuống lạy. Trong cuốn Tây Tạng Huyền Bí cũng kể một đạo sĩ vô lều gặp một con rắn hổ mang phùng mang định mổ. Ðạo sĩ vẫn bình tĩnh, mỉm cười, và nhìn con rắn. Tự nhiên nó ngừng lại và bò ra khỏi lều.
Cách đây vài năm, tôi đã coi một đoạn phim truyền hình cho thấy một thiếu nữ nhảy múa với một con rắn hổ mang. Thỉnh thoảng cô ta lại hôn vào miệng con rắn. Ghê chưa! Như thế cắt nghĩa ra làm sao? Thôi miên, thần thông, từ ái hào quang, Tần số rung động của tế bào (Vibration)…
Rồi gần đây, tôi đọc truyện hay xem phim thấy có người bẻ cong thìa hay niễng không phải bằng tay mà bằng mắt, mà khoa Tâm linh gọi là Psychokenesis, nghĩa là dùng điện não để chuyển động vật chất.
Trong những băng giảng, Hòa thượng Từ Thông và cụ Nghiêm Xuân Hồng đã nói đến những tần số rung động của tế bào để cắt nghĩa sự tàng hình cùng những hiện tượng tâm linh khác. Cả hai vị cho rằng mình thấy được người và vật khi cả hai đều cùng ở một tần số nào đó. Nhưng nếu người mình nhìn đã thay đổi tần số rung động của tế bào đến mức độ quá cao thì mình không thể thấy được họ. Xin nhắc việc hai thầy trò ngồi Thiền và hai xe hơi đuổi nhau.
Một loạt phim Sao Băng (Star Strek) đã nêu lên giả thuyết về Vô tuyến Truyền vật. Thoạt đầu, một người muốn biến đi một nơi khác, họ đứng vào một hình vòng tròn, và bấm nút ở một bộ phận giống như cái beeper. Thân hình của họ tự nhiên biến thành vô vàn vô số những chấm trắng nhấp nháy, rồi thân hình họ dần dần tan biến đi. Rồi đến một phi thuyền khác, thân hình của họ lại từ những điểm trắng nhấp nháy đó ghép lại thành thân hình của họ như cũ.
Ðiều này rõ ràng là một thí dụ cụ thể về thuyết Sát na của nhà Phật. Như trên đã nói, thân căn của người và vật được vô vàn vô số những ảnh tượng ghép lại mà thành cũng như hình ảnh của những nhân vật trong phim hoạt họa.
Tôi nghĩ rằng nhà đạo diễn những phim Sao Băng đưa ra giả thuyết về vô tuyến truyền vật cũng như những Vật lý gia đã chủ trương thuyết Siêu Tơ Trời đã nghiên cứu kinh Phật và lấy ý kiến của thuyết Sát na và Quang minh để làm phim và đề xướng một học thuyết mới lạ.
Ví dụ đạo diễn những phim “Six Million Dollar Man”, và "Bionic Woman" tạo nên hai nhân vật này có Thiên lý nhãn, Thiên lý nhĩ và Thiên lý cước đã bắt chước những truyện Trung Hoa.
Học thuyết Siêu Tơ Trời có cái hay khi cho rằng những viên gạch cơ bản cấu tạo vật chất không phải là những Phân tử hình tròn mà là những Sợi dây Tơ Trời phóng theo đường thẳng, tức là những Ðường trời, hay là Sát na, hay quang minh của nhà Phật.
Thuyết Siêu Tơ Trời quả là mới lạ, nhưng chỉ mới lạ đối với khoa học hiện đại, nhưng nó quá cũ đối với đạo Phật vì kinh Phật đã nói đến từ lâu lắm rồi.
Như vậy, quí vị có đồng ý với tôi rằng đạo Phật là một đạo Siêu khoa học không?
(Bài trích đăng trong Thời Báo, số ra ngày 30-12-1992)
KHI CÁI CÂY BỊ CHẶT SẼ PHÁT RA TIẾNG KÊU
Khi một cái cây bị chặt hoặc bị côn trùng tấn công, nó tự động phát ra một luồng chấn động lực, báo hiệu cho những cây khác ở xung quanh đó khoảng 100 feet. Bác sĩ Orvin Wagner đã làm một cuộc nghiên cứu cho thấy khi một cây bị chặt, nó phóng ra một luồng chấn động lực từ cây, với vận tốc 3 feet trong một giây, và không khí với 15 feet trong một giây, ông đã tìm thấy luồng chấn động lực này nhờ một máy đo âm thanh. Khi cây bị côn trùng tấn công cũng thế, ông quan sát và thấy cây tiếp tục phóng ra tín hiệu như trên. Cuộc nghiên cứu của bác sĩ Orvin Wagner đã thực hiện tại phòng thí nghiệm tư tại Rogue River, Oregon, và đăng tải trên hai nhật báo American Physical Society và Northwest Science do đại học Washington xuất bản. Bác sĩ Terry Johnson, giảng sư tại Rogue Community College, cho biết theo ông, cây dường như có thể nói chuyện với nhau được.
Đạo Phật Siêu Khoa Học
Phần I - Chương 8 NEUTRINO
LND. Neutrino là một phân tử (hay Hạt tử) rất quan trong để xác định sự cấu tạo của vũ trụ, tìm hiểu những hoạt động của Mặt trời, và cho biết vũ trụ sẽ tiếp tục bành trướng hay sẽ co rút lại, nghĩa là sụp đổ hay tự tiêu diệt?
Neutrino là gì?
Là một hạt Vi phân Tiềm Nguyên tử được tạo ra đầy rẫy trong thời kỳ vũ trụ bành trướng. Trọng khối rất nhỏ nhiệm, có thể chỉ bằng một phần ngàn tỉ (One Trillionth) của một Dương điện tử (Proton). Neutrino di chuyển bằng với tốc độ của ánh sáng (300,000 cây số/giây hay 186,000 dặm/giây).
Ở đâu cũng có Hạt tử này. Chúng tập trung chừng 500 đơn vị trong một centimét khối. Ðặc tính của nó là nóng và di động nhanh. Neutrino chỉ tồn tại trong 12 giây đồng hồ rồi tan biến đi. Nó thuộc loại Chất tối lạ (Strange Dark matter).
Phe tán thành cho rằng Neutrino có Trọng khối, không Nạp điện, được xếp hạng như Lepton là loại Hạt nhẹ giống như Hạt Hadron và Boson (Phân tử căn bản truyền tải lực giữa các Phân tử).
Những Phân tử căn bản thường Tương tác với nhau nhờ ba lực: Lực Hạt nhân mạnh, Lực Yếu (gồm Ðiện từ lực và những tương tác yếu) và Trọng trường với mục đích giảm bớt cường lực.
Giống như Quang tử (Photon), những Phân tử này không có điện trong khi Meson và Baryon Tương tác mạnh.
Neutrino là Phân tử độc nhất có Tương tác yếu nên Neutrino là một phương tiện độc nhất để nghiên cứu các Yếu lực vì những Tương tác này không bị những tương tác mạnh và những Tương tác Ðiện từ ảnh hưởng.
Cho nên Tương tác của v, (Neutrino) được các Vật lý gia thí nghiệm kỹ lưỡng trong những Máy Gia Tốc Hạt Nhỏ (Accelerator).
Ðặc tính của Neutrino
Năm 1930, Neutrino mới chỉ là một định đề nhằm cắt nghĩa việc không bảo tồn năng lượng trong quá trình Hư tối của Phân tử Beta.
_ _
n p+e + v
Năm 1953, qua những thí nghiệm, sự hiện hữu của Neutrino được kiểm chứng sau khi các Vật lý gia quan sát những Tương tác Neutrino tự do.
Năm 1961, Phòng Thí Nghiệm Quốc Gia Brookhaven, khi nghiên cứu hàng loạt những Tương tác (Neutrino) trong Máy Gia Tốc Tròn (Cyclotron) đã phát hiện hai loại Neutrino khác nhau: Electron Neutrino (Ve) liên kết với Phân tử Beta Hư thối, và Muon Neutrino liên kết với Hạt Pion Hư thối.
Vì không có Phân tử đối Hư thối của Neutrino, người ta cho rằng Ve (Electron Neutrino) không giống với Ðối Phân tử (Ve) của nó.
Vì vậy các Vật lý gia tin rằng có tất cả bốn loại Neutrino có tên là
_ _ _
Ve, Vu, Ve, Vu
Cuối năm 1970, Hạt Lepton Nạp điện nặng tên là tau, được phát hiện cùng lúc với những Hạt Lepton Nạp điện đã biết như Âm điện tử và Muon.
Sau đó, tau Neutrino và Ðối tau Neutrino được phát hiện.
Theo luật của Nguyên lượng Cơ học (Quantum mechanics), một Phân tử không Trọng khối như Neutrino với Nửa Ðộ Quay Tự nội (Half Intergrated spin) có thể quay sang phải hay sang trái.
Vì vậy, nói chung, một Phân tử có bốn đặc tính: Phân tử và Ðối Phân tử, Nửa Ðộ Quay phải và Nửa Ðộ Quay trái.
Neutrino từ đâu đến?
Các Vật lý gia tin rằng Neutrino có rất nhiều trong vũ trụ. Trước tiên, Neutrino được tạo nên trong những Nhiệt hợp Hạt nhân (Neuclear fusion) ở trong Lõi của các vì sao và của Mặt trời, và cũng được hình thành do sự bùng nổ và sự tự diệt của các Siêu sao (Supernova).
Một số lượng khác đến tu những khoảng trống mênh mông trong vũ trụ. Ở đây, những Hố đen (Blackhole) bí mật, khi nuốt Tinh tú và Sao đôi (Binary stars) đã tạo nên những vụ Nổ đảo thiên (Cataclymic explo- sions), trong khi những Thiên hà (Galaxies) đang hoạt động phun ra những luồng hơi khí và Vật thể (Matter).
Neutrino di chuyển thành những đường thẳng và xuyên qua mọi vật, kể cả trái đất. Ðôi khi Neutrino cũng đụng độ với những Nguyên tử khinh khí, và việc đụng độ này tạo thành một lượng tử tích điện tỏa ra ánh sáng xanh lạt.
Ðể phát hiện hướng đi của Neutrino, người ta đặt một Hệ thống phát hiện tên là Amanda gồm có những Máy dò (Sencor) được đặt trong những lỗ đục sâu trong tảng băng ở Nam Cực.
Khi đụng độ với những Nguyên tử khinh khí, Neutrino tạo thành một khối ánh sáng hình nón gọi là Bức xạ Cherenkov (Cherenkow radiation), và tạo nên muon. Nhờ các Máy dò phát hiện ra ánh sáng này, các khoa học gia mới tính được nguồn gốc của Neutrino.
Muon, một Vi phân Tiềm Nguyên tử có họ hàng với Lepton - Trọng khối bằng 207 lầnTrọng khối của Neutrino - là một Tích âm điện, có đời sống bằng 2.2 x 10 (2 phần triệu) của một giây đồng hồ. Trước kia, muon có tên là "Mu meson".
Vì hàng tỉ tỉ Neutrino thoát ra khỏi Lõi của Mặt trời nên có thể cho chúng ta biết Mặt trời phát ra Năng lượng như thế nào? Các khoa học gia cho rằng nếu xác định được việc Neutrino có Trọng khối, Phân tử này sẽ cho biết khối lượng của Chất tối (Dark matter) mà người ta cho biết rằng đã chiếm trên 90% Trọng khối của vũ trụ.
Việc xác định Neutrino có Trọng khối cũng sẽ cho biết vũ trụ cứ tiếp tục bành trướng, hay sẽ co rút lại để sụp đổ và tự diệt?
Đạo Phật Siêu Khoa Học
Phần I - Chương 9 ÐỐI XỨNG VÀ SIÊU ÐỐI XỨNG
LND. Vì tính cách quan trọng của Siêu Ðối Xứng trong khoa Vật lý Phân tử, tôi xin phép nói qua một vài trang.
Nét đặc thù của vạn vật trong vũ trụ là sự đối xứng. Một thí dụ của đối xứng là hình ảnh của mình trong gương.
Ta thấy có sự đối xứng từ những vật cực đại như những Thiên thể và những vật cực vi tế như những hạt Vi phân Tiềm Nguyên tử (Hạt ảo). Ví dụ Hạt tử Fermion là đối xứng của Hạt tử Boson.
Quan sát một con bướm, ta thấy những hình ảnh và mầu sắc ở mỗi cánh đối xứng với nhau một cách ngoạn mục. Nếu cắt ngang một quả cam, nhất là một trái lựu, ta thấy một hình ảnh đối xứng giống như hình Pháp luân (Bát Chánh Ðạo) trong kinh Phật.
Một tổ ong hay một mạng nhện là nhũng hình kỷ hà đối xứng rất tinh vi và cân đối. Nếu gạch một đường thẳng chia đôi cơ thể người ta, ta sẽ thấy một sự đối xứng tuyệt hảo. Trước hết là hai con mắt, hai lỗ tai và hai hàm răng. Rồi đến hai tay, hai chân, hai bàn tay, hai bàn chân, 10 ngón tay và 10 ngón chân.
Tuy nhiên, thỉnh thoảng cũng có "những trục trặc vì lý do kỹ thuật" như: Ðầu to, mắt lé, mắt nọ chửi mắt kia, một lỗ tai, tay dài tay ngắn, chân dài chân ngắn, bàn tay này có 6 ngón và bàn tay kia có 5 ngón v.v…
Nhưng tựu trung cơ thể của trên sáu tỉ người trên thế giới đều có những sự đố xứng rất đều đặn. Nhất là đối với phụ nữ thì sự đối xứng của hai bồng đảo, cặp giò và hai phần mông càng làm tăng thêm vẻ thẩm mỹ hơn nữa. Tượng thần Vệ Nữ là một đối xứng tuyệt hảo.
Một hình ảnh đối xứng độc đáo nữa là giản đồ Thái Cực của Chu Liêm Khuê. Nếu quay bất cứ hướng nào, chúng ta cũng thấy một sự cân xứng đều đặn.
Trong khoa vật lý Lượng tử, những đối xứng liên kết với những hoạt động khác ngoài việc khuếch xạ và quay tròn được quan sát không những trong không-thời mà còn thấy trong những phương trình toán học trừu tượng. Những đối xứng này được thay thế trong những Lượng tử và nhóm Lượng tử, và vì đặc tính của chúng là gắn bó với những Tác động Hỗ tương, có sự đối xứng trong những Tương tác của những Lượng tử này. Khi một tiến trình của Lượng tử biểu lộ một sự đối xứng nào đó, có một số lượng đo được và được bảo tồn: Ðó là số lượng không thay đổi trong một Tiến trình. Như vậy, những đối xứng thấy trong đặc tính của Lượng tử xuất hiện như những luật bảo tồn trong những Tương tác của chúng.
Các Vật lý gia có hai quan niệm về đối xứng như Ðối xứng của một Tiến trình và Ðối xứng tương đương với Luật bảo tồn. Họ thực thi một trong hai quan niệm đó tùy trường hợp thuận tiện.
Nguyên lượng số (Quantum Number)
Ngoài trọng khối, mỗi Lượng tử được ấn định bằng một loạt Nguyên lượng số để chỉ định đặc tính của nó. Ví dụ những Lượng tử loại quay cả vòng được chỉ định là + 1, + 2, và + 3 v.v… Những lượng tử loại quay nửa vòng được chỉ định là + ½, + 3/2, và + 5/2 v.v…
Ví dụ hạt tử Hadron có giá trị nhất định của Nguyên lượng số nạp (Isospin) và Siêu nạp (Hypercharge), là hai Nguyên lượng số được bảo tồn trong những Tương tác mạnh.
Nếu tám Mesons được sắp đặt theo trị giá của hai Nguyên lượng số, chúng sẽ thuộc loại Tám cạnh Mẫu mực (Hexagon pattern) gọi là Meson họ Bát. Việc sắp đặt này trình bày một sự đố xứng rõ ràng vì những lượng tử và Ðối lượng tử đều nằm ở những vị trí đối lập trong hình bát giác, và hai Lượng tử ở giữa là những Ðối lượng tử của chúng.
Tám hạt Baryons nhẹ cũng tạo thành một Mẫu mực tương tự gọi là Baryon họ Bát. Lúc này, những đối Lượng tử không nằm trong hình bát giác mà tạo thành một Ðối bát giác tương tự.
Còn hạt tử Omega thuộc một Mẫu mực khác gọi là Baryon họ Thập (Baryon decuplet) khi cộng với chín Lượng tử có xác suất tối đa (Resonances).
Tất cả những lượng tử trong một Mẫu mực Ðối xứng đều có những Nguyên lượng số giống nhau, ngoại trừ Nguyên lượng số nạp (Isospin) và Số siêu nạp (Hypercharge) đã nhường chỗ cho những Lượng tử này trong một Mẫu mực đối xứng.
Ví dụ tất cả những hạt Mesons trong hình bát giác đều có 0 vòng (nghĩa là không quay); tất cả những Baryons trong hình bát giác quay ½ vòng, và những Lượng tử thuộc họ Thập quay 3/2 vòng.
Việc khám phá ra những Mẫu mực Ðối xứng trong Thế giới Lượng tử khiến các Vật lý gia nghĩ rắng những Mẫu mực này phản ảnh những luật tắc căn bản của Thiên nhiên. Trong mười năm qua, họ đã nỗ lực tìm kiếm sự "Ðối xứng Căn bản" tối thượng đã hiển lộ trong những Tiến trình của những Lượng tử quen thuộc để cắt nghĩa sự cấu tạo của vật chất.
Tuy nhiên ngoài quan niệm "tĩnh" về đối xứng, một trường phái khác quan niệm "động" cho rằng những Mẫu mực Ðối xứng của Lượng tử không phải là những đặc tính căn bản của Thiên nhiên.
Nếu "lẩm cẩm", ngồi kể tỉ mỉ những đối xứng của vạn vật trong vũ trụ thì kể cả đời không hết.
Bây giờ tôi xin phép nói đến Siêu đối Xứng trong khoa Vật lý Phân tử.
Trong khoa Vật lý Phân tử, Siêu Ðối Xứng là sự đối xứng giữa Fermions và Bosons. Fermions là những hạt vi Phân tiềm Nguyên tử có nửa độ quay Tự Nội và Bosins là những Lượng tử có Ðộ Quay Tự Nội (Spin Bán Nguyên và Spin Nguyên vòng). Một vật được coi như có đối xứng sẽ không thay đổi sau khi biến dạng. Ví dụ một hình vuông gấp làm tư, khi quay theo tâm điểm những gocc 90, 180, 270 và 360 độ sẽ không thay đổi vì vòng quay của bốn góc 90 độ sẽ đưa hình vuông đó trở lại hình dạng như cũ.
Với đối xứng, Fermions có thể đổi dạng thành Bosons mà không thay đổi luật tắc của những thuyết về Lượng tử cùng sự Tương tác của Phân tử. Một hạt Fermions đổi dạng thành một hạt Boson, rồi lại trở thành hạt Fermion như cũ. Nhưng vì hạt đó đã di chuyển trong Không gian nên có tác dụng liên hệ với thuyết Tương Ðối Hẹp.
Vì vậy, Siêu Ðối Xứng chuyển tiếp sự biến dạng của những cấu trúc nội tại của những Phân tử (vòng quay) đến những sự biến dạng ở trong Không-thời.
Một điều hay của Siêu đối Xứng là nó liên kết những Phân tử căn bản của Vật thể (như Quarks và Leptons là những hạt Fermions) với những Phân tử truyền-dẫn những lực căn bản (tất cả những hạt Besons). Bằng cách chứng tỏ rằng một loại Phân tử này có tác dụng khác biệt với một loại Phân tử khác, Siêu Ðối Xứng rút bớt những loại Phân tử Căn bản từ hai xuống một.
Siêu Ðối Xứng cũng giữ vai trò quan trọng trong những thuyết Lượng tử hiện đại bởi vì những Phân tử mới cần loại bỏ vô tận số những lượng tử thường xuất hiện trong những bài toán về Tương tác của những Phân tử ở Năng lượng cao, nhất là để thống nhất những thuyết nói về những Lực căn bản.
Những Phân tử mới này là Bosons (hay Fermions) mà trong đó những Fermions (hay Bosons) đã biết đã được Siêu Ðối Xứng biến dạng. Ví dụ, những Fermions như Âm điện tử và Quarks cần có những đồng bạn đối xứng thuộc loại Bosons được đặt tên là Selectrons và Squarks. Cũng vậy, những hạt Bosons đã biết như Quang tử (Photons) và gluons cần có những đồng bạn đối xứng thuộc loại Fermions được gọi là Photinos và Gluinos.
Chưa có thí nghiệm nào chứng tỏ rằng những Siêu Phân tử này đã hiện diện. Nếu chúng không hiện diện, Trọng khối của chúng có thể lớn từ 50 đến 1,000 lần Trọng khối của Protons (Dương điện tử).
Đạo Phật Siêu Khoa Học
Phần II– Chương 10 VÔ TÁC DIỆU LỰC
Trong kinh Phật dùng chữ vô tác diệu lực và trong kinh Thánh dùng chữ đức tin. Tuy tên có khác nhau nhưng ý nghĩa chỉ là một.
Kinh Phật hay kinh Thánh đều dạy Phật tử hay tín đồ phải có đức tin mới thấy chứng nghiệm hay được cứu rỗi như những chuyện kể sau đây:
Kinh Tân Ước (Mathew 14:22-32): Chúa Giêsu đi bộ trên mặt biển mà đến cùng môn đồ. Khi thấy Chúa Giêsu đi trên mặt biển thì môn đồ bối rối nói rằng ấy là một con ma và sợ hãi la lên. Chúa Giêsu liền phán "các người hãy yên lòng, ấy là ta đừng sợ". Pierre liền thưa rằng "Lạy Chúa, nếu phải là Chúa thì xin hãy khiến tôi đi trên mặt nước mà đến cùng Chúa". Pierre trên thuyền bước xuống biển đi bộ trên mặt nước mà đến cùng Chúa. Song khi thấy gió thổi lên thì Pierre sợ hãi, hòng sụp xuống mặt nước, bèn la lên, "Chúa ơi xin cứu tôi!". Tức thì Chúa Giêsu đưa tay nắm lấy Pierre mà nói rằng, "Hỡi người thiếu đức tin, sao người hồ nghi mà làm vậy?."
Kinh Tân Ước (Marc 5:24-34): Kể rằng một bà mắc bệnh lậu huyết tìm đến Chúa xin chữa bệnh. Trong lúc ngài đang giảng đạo, bà lần đến đằng sau mà rờ vào gấu áo của Ngài. Chúa xây lại giữa đám đông và hỏi, “Ai đã rờ áo ta?" Ngài nhìn quanh mình, thấy bà này đang quì run sợ vì biết sự đã xẩy đến cho mình. Chúa Giêsu phán rằng, "Hỡi con gái ta, đức tin của con đã cứu con, hãy đi bình an và lành bệnh."
Kinh Phật kể rằng Vua A Xà Thế ra lệnh khoét mắt 500 tên cướp và đuổi đi. Chúng đi lạc một cánh rừng. Từng toán, từng toán dìu nhau di, vừa đi vừa than khóc vừa niệm Phật.
Phật ngồi thiền ở xa, thấy chúng quá thống khổ bèn ra tay cứu độ. Trong khi 500 tên cướp mù đang đi thất thểu, bỗng một luồng gió đầy hoa thơm cỏ lạ bay tới mắt chúng, và chỉ trong khoảnh khắc, chúng đã hết mù.
Chúng bèn tìm đến quỳ dưới Phật tạ ơn và bày tỏ lòng kính phục quyền năng của ngài. Phật nói rằng. "Chính lòng tin của các người đã chữa lành cho các người đó!".
Lòng tin hay đức tin này trong kinh Phật gọi là Vô tác diệu lực, nghĩa là có phép mầu nhiệm của chư Phật chứ không do tạo tác mà có.
Kinh có kể truyện một tu sĩ như sau: Một hôm ông thấy mình hoàn toàn thanh tịnh nên nghĩ rằng lúc này là lúc thuận lợi cho việc vãng sinh.
Niệm chú Ðại Bi xong, ông leo lên một ngọn cây rất cao và gieo mình xuống đất. Vài phút sau, ông tỉnh dậy thấy mình đang nằm trên một đống cành lá đầy đặc.
Trong Phẩm Phổ Môn, đức Quan Thế Âm Bồ Tát nói rằng, “Nếu niệm danh hiệu ta, vào lửa không cháy, vào nước không chìm, dao chém không đứt, gieo mình xuống đất như mặt nhật treo trăng…”
Vị sư này trước khi thoát xác đã niệm chú Ðại Bi, nhưng không có ý thử sự hiệu nghiệm của chú này.
Về việc "Vào lửa không cháy", xin xem bài "Một người Việt có khả năng kỳ lạ: Ði trên lửa và than hồng" ở cuối bài.
Thế mà, gần đây một vị lãnh đạo tôn giáo có tiếng nói rằng "Quí vị hãy lấy lửa đốt thử ngón tay xem sao?" Vị này cũng giống như Thánh Pierre đã hồ nghi quyền năng của Chúa.
Kinh Tân Ước (Mathew 4: 4-11): kể rằng sau khi chịu thánh báp têm của Thánh John-Baptist tại sông Gio-Ðăng. Chúa GiêSu đến nơi đồng vắng, chịu ma quỉ cám dỗ. Ngài ở đó, sau 40 ngày đêm, không ăn uống gì cả. Mặt ngài từ từ biến dạng. Trong thời gian đó, ngài đã chịu sự thử thách của quỷ Satan ba lần.
Lần thứ nhất. Nó hiện và nói rằng: "Nếu ông là con của Ðức Chúa Trời thì hãy khiến đá này trở nên bánh đi". Chúa Giêsu đáp: "Có lời chép rằng: Người ta sống chẳng phải nhờ bánh mà thôi, sống nhờ mọi lời nói ra từ miệng đức Chúa Trời."
Lần thứ hai. Ma quỷ bèn đem Ngài vào nơi Thành Thánh, đặt Ngài trên nóc đền thờ và nói rằng: "Nếu ông là con của Ðức Chúa Trời thì ông gieo mình xuống đi." Cũng có lời chép rằng: "Chúa sẽ truyền các Thiên sứ gìn giữ người thì các Ðấng ấy nâng Người trong tay kẻo Người vấp nhầm đá chăng.” Ðức Chúa Giêsu phán: "Cũng có lời chép rằng: người đừng thử Chúa là Ðức Chúa Trời Người."
Lần thứ ba. Ma quỉ đem Ngài lên trên núi rất cao chỉ cho Ngài các nước trên thế gian, cùng sự vinh hiển của các nước ấy mà nói rằng: "Ví bằng Người sấp mình trước mặt ta mà thờ lạy thì ta sẽ cho người hết thẩy mọi sự này." Ðức Chúa Giêsu bèn phán cùng nó rằng: "Hỡi quỉ Satan, người hãy lui ra!" Vì có lời chép rằng: "Người phải thờ phượng Chúa là Ðức Chúa Trời người, và chỉ hầu việc một mình ngài thôi." Ma quỉ bèn bỏ đi, liền có Thiên sứ đến gần mà hầu việc Ngài.
Vị sư nhẩy từ ngọn cây cao xuống đất không phải để thử sự hiệu nghiệm của chú Ðại bi. Chúa Giêsu không chịu nhẩy xuống vực để thử quyền năng của Ðức Chúa Trời. Vị sư không thử, nhẩy mà không chết, y như "mặt nhật treo trăng."
Muốn biết sự hiệu nghiệm của chú Ðại bi, xin xem bài, "Bạch Y Thần Chú của Phương Chính, một thuyền nhân đã được Ðức Quán Thế Âm Bồ Tát cứu độ trong một cuộc vượt biên đầy gian khổ của ông.”
Ðọc kinh Thánh hay kinh Phật có nhiều truyện quá sức tưởng tượng của loài người khiến một số nguời đã đem lòng ngờ vực.
Ví dụ kinh Thánh nói Ðức Mẹ Ðồng Trinh đã sinh ra chúa Jesus, và kinh Phật nói Hoàng Hậu Ma Da nằm mê thấy voi sáu ngà ở trên hư không đến, lấy ngà voi khai hông bên hữu mà chui vào. Từ đó, bà thọ thai và sanh ra Thái Tử tức là Phật Thích Ca.
Khoa học ngày nay đã chứng minh những truyện đó có thật. Xin xem bài nói về “Sinh đẻ không cần giống đực”, ở phần sau. Rồi những truyện Thiên thần có cánh, có hào quang sáng rỡ. Ngày nay, Công ty Progen đã chế tạo một máy ảnh chụp hình hào quang có tên là Aura Picture Camara 6000. Chính con trai tôi đã chụp hình này, và chính anh này cũng có một tấm hình của một cụ già đã tu trên 30 năm, trên đầu hào quang sáng rỡ (Xin xem bài Siêu Tơ trời).
Thành thử, chỉ khi nào khoa học đã thí nghiệm và kiểm chứng ta mới chịu tin. Lý do là thị lực và đạo lực của chúng ta quá hạn hẹp. Những vị Thánh nhân ở dọc theo dãy Hy Mã Lạp Sơn và đức Phật đã thấy vi trùng trong chén nước, thấy Nguyên tử và những Hạt Vi phân Tiềm Nguyên tử, cũng như đức Phật đã nói trong vũ trụ "thế gìới xuất hiện như vi trần."
Ai cũng biết rằng khoa học đã đưa loài người từ tình trạnh dã man đến trính độ văn minh như ngày nay. Từ chiếc pháo nhỏ do Marco Polo đem ở Trung Hoa về, khoa hoc đã chế tạo được bom Nguyên tử, phản lực cơ, tầu ngầm, nguyên tử vệ tinh, phi thuyền và trạm không gian để từ đó thám hiểm vũ trụ. Những công việc của khoa học như điều tra, nghiên cứu, sưu tầm và thực nghiệm rất khoa học hợp lý, và chính xác với những chứng minh cụ thể. Với khoa học không có gì là mơ hồ, là tưởng tượng, ngoại trừ những truyện khoa học giả tưởng.
Vì vậy, có một số người cho rằng những kinh Ðại Thừa, nhất là kinh Hoa Nghiêm, Lăng Nghiêm, Pháp Hoa đã được “ngụy tạo” để ca ngợi những phép thần thông của chư Phật và chư đại Bồ Tát mặc dầu đó chỉ là những sản phẩm của trí tưởng tượng mà thôi. Ðừng nói đến người thế tục, ngay cả đến hàng tu sĩ cũng có một số vị không tin thần thông của chư Phật cùng một số cảnh giới đã mô tả trong kinh.
Trong một băng giảng, cụ Nghiêm Xuân Hồng đã nói như sau, "Phải là bộ óc của Phật và bộ óc của Bồ Tát mới có thể bịa đặt những truyện đó được.”
Một anh bạn nói với tôi, "Ðọc kinh Phật, cái gì anh cũng tin. Còn tôi những gì cụ thể và chứng minh được tôi mới tin". Tôi trả lời rằng ví dụ Einstein còn sống, một học sinh Tiểu học nói rằng hắn không tin ở thuyết Tương Ðối Chung của ông. Nếu Einstein chịu cắt nghĩa thì chú học sinh đó có hiểu được không?
Trong băng giảng của Thượng tọa Quảng Thiệp, ông lấy thí dụ, một Chúa Mọi đi thăm Nữu Ước. Khi về rừng, kể lại cho mọi người những điều tai nghe mắt thấy thì chẳng có ai tin hết.
Cụ Nguyễn Trường Tộ sau khi đi sứ ở Pháp về đã kể những truyện như thuyền không người chèo vẫn chạy vùn vụt, đèn không đầu chổng ngược lại rất sáng, kính gì mà nhìn vật ở xa ngay trước mắt v.v… Sử nói rằng Triều đình ta chẳng ai tin cả.
Trong những băng giảng, cụ Nghiêm Xuân Hồng nói rằng "Thế giới của loài sâu bọ rất hạn hẹp. Chúng chỉ có những râu (ăng ten) để tìm đường kiếm thức ăn trong vòng một vài thước. Cao hơn nữa là loài dã thú trong rừng. Rừng là cả thế giới của chúng, ngoài rừng chúng không biết chỗ nào hơn. Cao hơn nữa là thế giới của loài người."
Khoa học tuy tiến bộ, nhưng chỉ biết sơ qua về Thái Dương hệ và một số Thiên thể trong vũ trụ, còn lại 90% là Chất tối (Dark matter) không thấy được vì chúng không phát ra ánh sáng.
Thế giới của loài người còn rất hạn hẹp so với các cõi của các bậc Tiên, Thánh, Phật. Theo luật tắc, người cõi dưới không thấy được người cõi trên, nhưng người cõi trên thấy được người cõi dưới. Lý do là quý vị đã gần sạch hết kiến hoặc và tư hoặc, hoặc đã gần quả Phật nên trình độ của các Ngài ở mỗi cõi đều cao thấp khác nhau. Ví dụ chúng ta là phàm phu chỉ sống ở bình diện thấp nhất là Thức thứ sáu, tức là Ý thức.
Xin kể một ví dụ về trình độ tu hành cao thấp. Một thầy, một trò ngồi thiền. Muốn thử tâm lực của trò đến đâu, thầy dặn hễ thần thức của thầy đi đến cõi trời nào thì trò nói liền. Thầy lần lượt đi vào Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền và Tứ thiền; trò đều nói đúng vì theo sát nách. Bấy giờ thầy mới ‘dzọt’ luôn vào Trời Không Vô Biên Xứ thì trò không theo dõi được. Muốn công lực hay nhãn lực cao hơn nữa thì phải tiến tu hơn nữa.
Ðiều này cũng giống như một chiếc xe đua chạy 200 dặm một giờ đua với một xe cà tàng chạy 30 dặm một giờ thì cái chú chạy 30 dặm một giờ làm sao bắt kịp anh chạy 200 dặm một giờ.
Tu hành cũng tương tự như vậy, càng tu càng cao càng thấy được nhiều cảnh giới của chư Thiên, chư Phật, có thần thông và nhiều diệu dụng.
Bây giờ nói đến thế giới hiện thực của chúng ta. Chúng ta thường nghe nói đến truyện đĩa bay và người không gian đến thăm Trái đất.
Năm 1962, các Thiên văn gia Mỹ hội họp và cho rằng Thiên hà của chúng ta, có thể có đến 50 triệu thế giới có nền văn minh ở trình độ rất cao. Hiện nay, tốc độ của phi thuyền và của các vệ tinh vào khoảng 20,000 đến 60,000 dặm/giờ là nhanh nhất trong khi dĩa bay từ những hành tinh xa lắc xa lơ cách xa Trái đất đến hàng triệu năm ánh sáng mà thỉnh thoảng vẫn viếng thăm Trái đất được. Vậy họ dùng thứ nhiên liệu gì?
Bây giờ, đa số người trên thế giới không mấy ai tin có dĩa bay và người hành tinh vì quá sức tưởng tượng của họ. Cũng tương tự như có một số người không tin những phép thần thông của chư Phật cùng những cảnh giói bất khả tư nghì của quý Ngài.
Tỉ dụ như truyện Tây Du Ký chẳng mấy người tin mà còn cho là truyện bịa đặt nữa. Lý do là truyện này quá sức tưởng tượng của họ.
Lấy lại thí dụ là chú học sinh tiểu học đòi Einstein chứng minh bằng được Thuyết Tương đối chung của ông thì khi Einstein chứng minh rồi, liệu chú học sinh hiểu được không?
Rồi những con dân của ông Chúa Mọi có tin được truyện ông đi thăm Nữu Ước không?
Tất nhiên là không! Tại sao? Vì trình độ của họ lúc bấy giờ quá ư thấp kém, trí óc của họ quá ư hạn hẹp.
Trong kinh Lăng Nghiêm, Phật đã quở những người có óc hoài nghi như sau, "Nguyên lai cái thể tánh của Tạng Như Lai cực diệu, cực minh, tức là đạo vô thượng, không thể suy nghĩ, và cũng là Chánh tri kiến không thể nào bàn đặng; như thế tại sao chúng sinh trong ba cõi lại lấy cái tâm sở tri phàm tiểu của mình mà suy lượng cái đạo vô thượng của Phật…"
Bây giờ, tôi xin nói rằng một số khoa học gia hiện tại có khuynh hướng tìm về những Ðạo học Ðông Phương. Tôi xin giới thiệu thuyết Boostrap của Geoffrey Chew và Fritjof Capra. Cụ Mạc Ngọc Pha dịch là Ðại Ủng. Tôi dịch là Trí Phàm tiểu, nghĩa là trí bé nhỏ bị kẹt vào đôi ủng quá nặng nề (nghĩa là khoa học thực nghiệm) khiến không thể bay bổng và siêu việt để hiểu được Thế giới huyền nhiệm và những Ðạo lý Ðông Phương, nhất là đạo Phật. Tôi xin nhường lời cho cụ Mạc Ngọc Pha nói qua về thuyết này:
"Trên 20 năm qua, Geoffrey Chey cùng với các cộng sự viên của ông trong đó có Fritjof Capra đã xử dụng thuyết Boostrap để khám phá chiều sâu của thế giới hạt nhân và đã dẫn tới một quan điểm triết lý về vũ trụ tự nhiên khác hẳn với quan niệm cổ điển.
Fritjof Capra viết: "Quan điểm triết lý Boostrap ấy không những từ bỏ quan niệm về kiến trúc các khối vật chất cơ bản tạo mà còn khước từ bất cứ một thực thể cơ bản nào, không có các hằng số, các định luật hoặc phương trình cơ bản."
Ðiều này cho thấy rằng khoa học trong tương lai sẽ không cần đến bất cứ nền tảng kiên cố nào… Phải chăng yếu lý của khoa học đã đồng nhất với Nguyên lý ‘Nền tảng không nền tảng’ của Tính thể học của Heidegger, hay ‘Thái cực = Vô cực’ của Chu Liêm Khê?
Nếu ở thế kỷ XX, Einstein đã chuyển sang không gian Vật lý lý thuyết khai mở cho không gian lượng tử tương đối, thì sang thời đại liên hành tinh, siêu địa cầu, với khoa học siêu dẫn (Superconductivity) và khoa học Cybernetics (xin xem bài Cybernetics, Robot), nhãn quan của khoa học không còn giới hạn trong phạm vi vũ trụ Vật lý và luôn luôn hướng về Phản Vũ trụ (Anti-Universe).
Tóm lại, thời đại Hoàng kim của Khoa học Vật lý của Newton đã ngự trị trên thế giới trong 300 năm đã bị Khoa học lượng tử của Einstein đánh đổ. Khoa học hiện đại đang bước dần đến ngưỡng cửa của Thế giới Siêu nhiên và Huyền nhiệm.
Tôi xin nhắc lại lời của Steven Weiberg, tác gỉa cuốn “The Three Units” nói rằng khoa học hiện đại đang trở thành khoa học gỉa tưởng hay Thần học. Một số Vật lý gia cho rằng Nguyên lượng Cơ học (Quantum mechanics) vừa Triết lý vừa Vật lý đang đi dần đến Siêu hình và Phong thần.
Ai cũng công nhận khoa học đã đưa loài người từ tình trạng dã man đến trình độ văn minh như ngày nay. Nhưng muốn tìm kiếm thực tại cuối cùng của sự vật, các Khoa học gia không nên ôm mãi những giáo điều căn bản của khoa học, mà họ cần phải trở về nghiên cứu những truyền thống đạo giáo Ðông phương.
Ví dụ nhà bác học Ðan Mạch Niel Bohr (1885-1950) đã đề xướng Nguyên lý Bổ sung (Complimentary theory) sau khi nghiên cứu kinh sách và chịu ảnh hưởng của tư tưởng Trung Hoa.
Fritjof Capra đã viết cuốn "The Tao of Physics" (Ðạo của Khoa Vật Lý), sau khi nghiên cứu các đạo Lão, đạo Khổng, đạo Phật, đạo Thiền, và đạo Bà La Môn.
Vật lý gia Murray Gell-Mann, cha đẻ của thuyết Quark và Nguyên lượng Sắc động học (Quantum Chromodynamics – QCD), đã dùng những danh từ Vật lý rất lạ sau khi nghiên cứu tài liệu của James Joyce và nhất là những kinh điển Phật Giáo.
Trong cuốn "Phật Giáo và Khoa học", giáo sư Tiến sĩ Vương Thủ Ích thuộc Ðại học Michigan, đã bắt đầu dùng Nguyên lượng Cơ học để cắt nghĩa "Tánh Không" của Phật Gíáo.
Ðể kết luận bài này, chúng tôi nghĩ rằng đã từ lâu, chúng ta vốn có trong đầu óc những kiến thức và định luật của khoa học, và chúng ta chỉ Thấy, Nghe hay Biết trên cái bình diện thấp nhất là Thức thứ 6, làm sao chúng ta có thể hiểu biết được những "thần thông biến hóa tràn đầy thế gian" cùng những cảnh giới siêu xuất của chư Phật?
Bây giờ, muốn hiểu được những điều nói trên, chúng ta phải tiến tu, tiến tu mãi trong vô lượng kiếp cho đến khi đạt Phật quả. Lúc bấy giờ, chẳng cần ai chứng minh, chúng ta sẽ thấy rằng những truyện nói về thân thông cùng những cảnh giới của chư Phật không phải là những điều tưởng tượng hay bịa đặt.
Vì bài báo sau đây có gía trị vô song đối với những ai còn nghi ngờ thần thông của chư Phật nên tôi mạn phép in lại mà không có phép của tác gỉa và tòa báo. Lý do là vì tôi đã quên xuất xứ, tôi xin chân thành cáo lỗi với tác gỉa và tòa báo, vì Phật pháp, mà rộng lòng tha thứ cho.
Trong Phẩm Phổ Môn, đức quán Thế Âm Bồ Tát nói rằng, "Nếu niệm danh hiệu ta, vào lửa không cháy, vào nước không chìm, dao chém không đứt, gieo mình xuống đất như mặt nhật treo trăng…”
Hầu hết những khám phá mới của khoa học ngày nay đã được kinh Phật nói đến mười mấy thế kỷ. Ví dụ Ngài Vô Trước, một triết gia Phật đã nói vũ trụ chỉ là một khái niệm, và gần đây Albert Einstein cũng cho rằng vũ trụ khi phân tích đến cùng chỉ là những rung động hay những làn sóng.
Ðức Phật đã nói trong bầu trời có vô vàn, vô số thế giới nhiều như số cát sông Hằng, và đức Quán Thế Âm Bồ Tát cũng nói trong cái cõi Tam thiên Ðại thiên Thế giới này có trăm ức Mặt trời, Mặt trăng và Thiên văn gia Edwin Hubble đã chứng minh điều đó.
Ðức Phật đã thấy vi trùng, Nguyên tử và những Hạt Vi phân Tiềm Nguyên tử, và ngày nay khoa học đã khám phá ra điều đó. Ðức Phổ Hiền đã thấy vi trần số hình dạng của các Thiên thể mà ngày nay các Thiên văn gia đang lần lượt chụp hình đuợc.
Ngoài ra, kinh Phật đã nói đến Vi tích phân, Ðiện từ trưòng, Quang minh (radiation), hào quang, và cội nguồn của sự vật v.v…mà chính khoa học ngày nay vẫn chưa khám phá ra được.
Như vậy quý vị có đồng ý rằng đạo Phật là đạo Siêu khoa học không?
MỘT NGƯỜI VIỆT Ở THÁI LAN CÓ KHẢ NĂNG KỲ LẠ: ÐI TRÊN LỬA VÀ THAN HỒNG.
Bangkok (TC3-5-93) - Tại một khu hội chợ ở thủ đô Bangkok, Thái Lan, một đám đông chen chúc lớp trong lớp ngoài, trên lễ đài có các nhà sư bận cà sa vàng, các chức sắc địa phương. Ðám đông không ngớt vỗ tay tán thưởng trước một cuộc biểu diễn có một không hai: đi chân không trên thảm lửa than hồng!
Người ta đổ khoảng 20 bao than, trải ra như một tấm thảm trải dài chừng 7m, rộng 1.5m. Tấm thảm than được rưới dầu hôi và đốt cháy đỏ rực bằng chục tay quạt cật lực. Ðể giữ cho than lâu tàn, người ta còn rải lên đó bằng những nắm muối ăn.
Màn biểu diễn bắt đầu. Người đi trên thảm lửa than hồng đầu tiên là một nhà sư. Chắp tay trước ngực, miệng lẩm nhẩm tụng kinh, nhà sư bước chậm rãi từ đầu này đến đầu kia. Mỗi bước đi của nhà sư nhận được từng tràng pháo tay tán thưởng. Người ta có thể cảm thấy hơi nóng hừng hực lên từ tấm thảm hồng, nhưng đối với nhà sư thì hình như không có chuyện gì xẩy ra!
Kế tiếp là khoảng chục đệ tử của nhà sư. Họ nối nhau đi trên lửa làm nhiều vòng. Có người hai tay cầm hai chai xăng vừa đi vừa rưới xuống hai bên. Lửa bùng lên thành ngọn trong tiếng reo hò cuồng nhiệt của đám đông. Cảnh tượng trông thật ngoạn mục!
Người đứng ra tổ chức buổi biểu diễn đó là ông Lê Tịnh Tâm, 62 tuổi, một người Việt quê quán ở Bà Rịa – Vũng Tàu, sinh sống trên đất Thái Lan đã 40 năm nay.
Ông Lê Tịnh Tâm qua Thái Lan tu lúc 22 tuổi. Ông bỏ ra 20 năm để nghiên cứu về thiền. Ông đã nhiều lần qua Ấn Ðộ tầm sư học đạo. Ngày nay, ngoài khả năng đi trên lửa, ông còn có thể thực hiện thọc tay vào một chảo dầu đang sôi, dẫm chân hay cầm tay một thanh sắt nung đỏ.
Trong thời gian tu hành, ông Lê Tịnh Tâm đã theo học y khoa.
Đạo Phật Siêu Khoa Học
Phần II– Chương 11 NGƯỜI PHẬT TỬ EINSTEIN
Trang này đang cập nhật. Nếu bạn có nhu cầu đọc ngay, xin vào phần LIÊN HỆ ở menu bên trái để gửi yêu cầu đến chúng tôi. Chúng tôi sẽ cập nhật các chương tiếp theo trong vòng 24h sau khi nhận được yêu cầu của bạn. Cảm ơn !
Bài viết hay
Trả lờiXóabài viết rất ý nghĩa
Trả lờiXóa