Thứ Sáu, 3 tháng 2, 2012

Truyện ngắn Thạch Lam 2

Nắng Trong Vườn
Gần hết mùa hè năm... tôi không rời bỏ Hà Nội một cách đột nhiên. Buổi sớm kia, khi troở dậy trong căn phòng nhà trọ, tôi thấy ánh nắng rực rỡ xuyên qua các khe lá đến nhẩy múa trên mặt tường. Trời trong và gió mát quá, khiến tôi chợt nhớ đến cánh đồi, ruộng ở chỗ ông Ba ở mà đã lâu năm tôi chưa về thăm.

Một vài bộ quần áo với mấy quyển sách đem theo, tôi hớn hở ra ga, sung sướng được xa lánh cái náo nhiệt của thành phố, và nhất là được quên những bài học khô khan và vô ích ở nhà trường.

Tất cả tâm hồn tôi nẩy nở dưới cơn gió từ quãng không đưa lại. Trên tầu, tôi mải mê ngắm dẫy đồi núi xanh xanh ở tận chân trời; chỗ tôi sắp đến cũng có những đồi núi như thế. Ông Ba, bạn thân với cha tôi hồi trước, có một cái đồn điền rộng, trồng toàn sắn và trè. Hồi nhỏ, tôi đã nhiều lần đến chơi nhà ông, nhưng từ khi ra học Hà Nội, tôi không có dịp về nữa.

Xuống ga, một cái ga nhỏ gần tỉnh P., không có ai ra đón tôi cả. Tôi biết trước, vì khi đi tôi cũng không gửi giấy báo cho ông Ba biết. Tôi muốn đến một cách bất thình lình.

Chiếc cập cắp ở nhác, tôi thong thả theo con sông Cống, chạy khuất khúc lên giữa các đồi. Một cái cầu gỗ mong manh bắc qua sông. Hai rặng thông từ trên đỉnh đồi chạy xuôi xuống tận gần bờ, giữa luồng gió thoảng, và cái tiếng rì rào như nhớ nhung của lá thông trái gió nhắc tôi nghĩ đến những cảnh rộng rãi bao la.

Buổi chiều rất êm ả. Về phía tây, mây trời rực rỡ những mầu sáng lạn và ánh nắng chiều loàng một khúc sông, trông như một giải vàng nổi lên giữa đồi ruộng đã bắt đầu tím lại. Một đàn chim đi ăn về vút bay qua ngang đầu, tiếng cánh vỗ rào rào như trận mưa; tôi ngửng lên nhìn theo đến khi cái vết đen linh động của đàn chim lặn hẳn với chân mây.

Tôi theo con đường nhỏ ở ven đồi, qua hai dẫy phố, một cái chợ nhỏ, rồi rẽ về bên phải. Nhà ông Ba ở ngay chân đồi, trông xuống chợ, một cái nhà gạch cũ, tường phủ rêu xanh. Tôi không lưỡng lự, bước đến đẩy cổng vào.

Qua cửa, lên mấy bực vườn trè, tôi gặp ngay hai ông bà đang ngồi hóng mát ở giữa sân. Ông Ba thấy tôi reo to:

- A, cậu Bình đã lên. Từ lúc gửi giấy về, chúng tôi mong cậu mãi.

Bà Ba cũng ân cần hỏi:

- Sao cậu không đánh giây thép lên cho biết trước để ra đón?

Tôi ngả mũ chào, đáp lại lời hỏi thăm vồn vã của bà Ba, bà lạ bạn thân với mẹ tôi, hồi mẹ tôi còn buôn bán ở trên này.

Ông Ba là một người nhà quê đứng tuổi và khoẻ mạnh. Trông khe áo cánh hở ngực, tôi thấy người ông nở nang, da xám và hồng hào, nước da của những người làm lụng ở ngoài trời và ánh nắng.

Ông đứng dậy nắm tay tôi, đẩy một đứa bé con lại gần, bảo:

- Ðây, cậu Bình đây, con chào đi.

Rồi quay lại phía tôi, ông cười nói:

- Nó cứ nhắc đến cậu luôn và cứ đòi lên Hà Nội.

Tôi xoa đầu cậu bé xinh xánh, độ lên bẩy, tám tuổi. Song, ông Ba rủ tôi đi xem vườn và phố chợ.

Nhà ông chung quanh là vườn cả, từng đợt cao, thấp lên đến đỉnh đồi. Hai bên giồng toàn trè và sắn. Giữa có một lối đi, xếp từng bực đá, những hòn đá mầu xám tím, chơn chu và từng chỗ có rêu xanh bám phủ đầy. Thỉnh thoảng, một cây bứa tươi tốt mọc ở bên, những cành thấp xiên ngang ra khiến chúng tôi phải cúi mình chui qua.

Xuống đến chân đồi, tôi bỗng nghe thấy tiến gcười nói trong cây lá, và qua mấy rặng trè, tôi thấy thoáng có bóng người. Ôgn Ba nhìn tôi bảo:

- Hai em đây, cậu còn nhớ không?

Tôi gật đầu yên lặng tuy không có hình ảnh nào nổi lên trong trí nhớ cả.

Phố chợ ở ngay đầu cầu. Con sông Cống uốn éo trong dẫy đồi, khuất đi, rồi lại loáng loáng đằng xa, chạy giữa những giải ruộng eo hẹp. Bấy giờ sương đã xuống, dặng núi ở chân trời đã bị che lấp. Chúng tôi dạo qua một lượt ở phố, hay dẩy nhà lá nhỏ bé, nhưng ngăn nắp và sạch sẽ, trông rất vui mắt.

Sẩm tối, ông Ba cùng tôi về, một mâm cỗ đầy đã thấy bầy trên chiếc bàn ở giữa sân, bà Ba đang chạy loăng quăng sửa soạn các thức ăn. Thấy tôi, bà vội vã mời:

- Cậu về ăn cơm. Có bữa ăn xoàng, xin cậu ăn thực bụng nhé.

Tôi mỉm cười, rồi ngồi vào bàn, tuy trong người mệt mỏi và không thấy đói mà cũng phải cố ăn để vui lòng bà chủ. Ông Ba thì vui vẻ lắm, như rất thích được có người đến chơi, nhất người ấy lại là tôi. Ông uống từng chén rượu lớn, cười nói vang lên. Bà Ba ngồi yên lặng bên cạnh, luôn luôn gắp thức ăn vào bát, ép tôi ăn. Bà cũng hình như vui vẻ lắm vì thấy chồng vui vẻ.

Tôi đưa mắt nhìn vào trong nhà rồi hỏi:

- Thưa bác, các em đâu, bác không bảo ra ăn cơm một thể.

Bà Ba đáp:

- Cậu cứ ăn đi. Các em nó đã ăn cơm cả rồi.

Ngừng một lát, bà mỉm cười nói thêm:

- Chúng nó thẹn không dám ra.

Ông Ca cười to, đáp:

- Ồ, cậu Bình đấy, chứ ai đâu mà thẹn. Chúng nó không nhớ lúc bé vẫn bám theo cậu ấy xin quà à?

Tôi cố nhớ lại buổi cuối cùng lên chơi đây, đã lâu lắm. Hình như độ ấy có hai cô gái bé con để chỏm và mới cắp sách đi học.

Tôi không thể ngờ được lại là hai cô thiếu nữ mà tôi mới thoáng trông thấy ở trong vườn.

Bữa cơm xong, ông Ba bắc ghế ra ngoài sân cùng tôi ngồi nói chuyện. Ngọn đèn dầu có cái chao lụa xanh xinh xắn - chắc hẳn là một công trình của hai cô thiếu nữ - để trên chiếc bàn con, chiếu ra một vùng ánh sáng, làm nổi trắng mấy gốc trè cằn cổi. Chiều đã tối hẳn, trên trời cao, hàng ngàn ngôi sao thi nhau lấp lánh qua không khí trong và mát. Ðêm của vùng đồi bao bọc lấy tôi, đầy những hương thơm lạ theo cơn gió từ đâu đưa lại. Muôn tiếng đều khe khẽ làm cho cái yên lặng vang động như tiếng đàn; những con bướm nhỏ vụt từ bóng tối ra, đến chập chờn ở trước ngọn đèn, rồi lại lẩn vào bóng tối, như những sự gia lẹ làng của cảnh rừng nói chung quanh.

Tôi thấy vui sướng và thư thái trong lòng. Lần đầu, đêm tối và cảnh vật đối với tôi thân mật như một người bạn, khác với khi ở Hà Nội, đêm chỉ là những cuộc vui chơi mệt mỏi và nặng nề.

***

Sáng sớm hôm sau, tiếng chim kêu ríu rít trong vườn đã đánh thức tôi dậy. Mặt trời còn khuất sau quả đồi, ánh một vùng hồn lên nền trời xanh biếc. Bên kia sông, rừng cây từng lớp nhiều mầu còn mờ lẩn trong màn sương trắng.

Dưới chân đồi, những mảnh ruộng mạ non như nhung, những thửa ruộng nước sáng lên như tấm gưong. Con đường đất đỏ ngòng nghoèo qua cánh đồng, người đi chợ trộng nhỏ bé như một đàn kiến. Tất cả trời đất trên cao nhìn xuống như cùng cả một bài ca vui vẻ và ham sống, khiến tôi thấy náo nức trong lòng.

Tôi trèo lên đỉnh đồi, ngồi trên những tảng đá quay nhìn khắp bốn phương. Khi nắng bắt đầu gay gắt, và cỏ đã mềm nóng dưới gót chân, tôi thong thả xuống, đi len lỏi vào các vườn trè, sầu, rồi đến bờ sông Cống, tìm một chổ bóng mát nghỉ ngơi. Tôi ngả người trên cỏ nằm mơ mộng, đếm tiếng kêu của chim gáy ở tận đâu xa xa. Tất cả buổi, tôi chỉ quanh quẩn ở ngoài đồi, trông và nghe không biết mỏi.

Chiều đến, tôi lặng nghe luồng gió thì thào trong gành đá, hay đứng trên đồi nhìn sương mù từ từ bốc trên mặt sông. Tôi lần theo những con đường cỏ ướt đỏ lịm trong bờ rậu cái điểm sáng của con sâu đêm. Tôi ngửng nhìn những vì sao lấp lánh trên không giải ngân hà mờ sáng và tìm ông Thần Nông đội mũ đỏ.

Khi đi chơi thơ thẩn đã chán, tôi ngồi tiếp chuyện ông Ba trên bộ trường kỷ kê ngoài hiên. Ông Ba trước có ra mở cửa hàng buôn bán, nên ông kể chuyện lại những công việc làm ăn ngoài ấy. Tôi nghe chuyện ông mà chán. Nhưng nhiều khi, đang câu chuyện, tôi ngững lại vì thấy đằng sau ông Ba, đôi mắt mở to của cô Hậuy – con gái cả ông Ba – nhìn tôi một cách chăm chú. Tôi trông lên thì cô ta lại quay mặt đi. Nhưng trong lúc đó, tôi vẫn có cái cảm giác rằng đôi mắt cô đang nhìn tôi.

Hôm sau, tôi để ý đến Hậu. Cô ta rất trẻ, mới độ mười lăm, mười sáu tuổi. Người mảnh rẻ và uyển chuyển như một cành non, khuôn mặt xinh xắn và tươi. Tuy vậy, tôi cũng không chú ý lâu đến cô, chỉ coi cô như một nữ sinh còn nhỏ tuổi, ngây thơ và trẻ dại.

Nhưng thỉnh thoảng những lúc tôi thơ thẩn đi chơi, hình ảnh cô ta lại thoáng hiện qua trong trí. Ở chỗ này, tôi chỉ nhận thấy những người đàn bà nhà quê cục mịch và ngượng nghịu. Cô Hậu là biểu hiệu sự tươi tắn, và thanh nhã. Từ hôm tôi về đây, một đôi khi cũng cùng cô nói chuyện, và nhờ cô những công việc vặt như khâu vá quần áo. Thỉnh thoảng tôi cho cô mượn các tờ báo cũ, và mấy quyển tiểu thuyết tôi đem theo.

Những cơn gió mạnh của đồng nội, mùi thơm mát của hoa cỏ, và vẻ rộng rãi của khoảng trời mây chiếm cả linh hồn tôi. Những cuộc đi chơi lâu trong các vườn trè nương sắn, hay trên sườn đồi làm cho người tôi bồng bột, hoạt động hơn lên. Những lúc ấy, tôi muốn có một người con gái đi bên cạnh, để chia sẻ bao nhiêu cảm giác say sưa ấy.

Nhưng tôi còn ham muốn những cái thú mà một cô thiếu nữ không đem đến được. Tôi còn thích ngắm cảnh rừng đồi, thích vượt qua những nơi cỏ và lau sậy sắc làm sây sát cả chân tay. Những buổi trưa nắng, tôi tìm chỏ có bóng mát, phanh áo nằm trên cỏ thiu thiu ngủ. Những mộng đẹp đến ám ảnh tôi, những mộng mà trong ấy tôi mơ màng khoác tay một cô gái cùng đi len lỏi trong vườn trè. Rồi dần dần hình dáng cô gái đó rõ rệt là hình dáng cô thiếu nữ con ông Ba.

Tôi vùng tỉnh dậy, bước đi nhanh như để tránh xa sự ám ảnh ấy. Tôi lên đồi cao để gió mát thổi vào trán, để mớ tóc bay phất phơ theo chiều gió mạnh.

Tuy vậy, mỗi ngày tôi lại chú ý đến cô ta hơn lên. Mà cô cũng hình như tìm hết cách để làm tôi chú ý đến cô. Trong lúc tôi xem sách hay ngồi nghỉ ngơi, hể cứ ngửng đầu lên là tôi lại thấy cô đăm đăm nhìn tôi, hai mắt nhung như cành hoa tím ướt; cô vội quay mặt đi, nhưng cũng không kịp để giấu tôithấy cái vẻ e lệ làm ửng đỏ hai gò má.

Đôi khi, trên cái bàn làm việc trong phòng tôi bổng thấy mấy bông hoa cắm trong bình, hay một bông lớn để trên chồng sách. Một buổi sáng tôi đã tỉnh dậy, nhưng vẫn nằm trên giường nhìn ánh nắng qua khe lá; tôi thấy cô Hậu bước vào, ôm một bó hoa sen trắng mới hái ngoài hồ. Cô sếp hoa trong bình, rồi quay về phía tôi nở một nụ cười:

- Anh có thích hoa sen trắng không?

Tôi ngồi dậy nhìn cô, khẽ cảm ơn. Tôi thấy mắt cô sáng lên trong lúc xếp hoa, toàn thân cô như xuất hiện cái vui sướng. Cô với một bông hoa, hít mạnh hương thơm rồi đi trở ra. Tôi đưa mắt trông theo, tự nhiên để ý đến dáng điệu uyển chuyển của Hậu, đến tấm thân mảnh rẻ và thon thon của cô, rồi tôi thấy một cái ham muốn đến rung động khắp cả trong người.

Tôi trở dậy ra tựa cửa phòng, thấy Hậu đứng bên cái bệ ngoài sân, đang với gáo múc nước rửa tay. Người cô nổi trên nền lá xanh như một bông hoa trong sáng sớm. Tà áo trắng của cô theo chiều gió bay phất phới, và tất cả ánh nắng, lá cây, bóng mát cũng hình như đang từng bừng rởn múa chung quanh người thiếu nữ tươi tắn ấy. Một lát, tiếng nước rội kêu lanh tanh trên hòn đá nhẳn, rồi từng giọt qua cái nức che, thánh thót rơi vài bể. Hậu rửa mãi hai bàn tay xinh xắn, ngắm nghía mãi các ngón tay hồng hào. Rôì tôi thấy cô nghiêng người trên mặt bể, soi bóng mình dưới nước, tay đưa lên sửa lại mái tóc. Khi ngửng lên, vô tình nhìn thấy tôi, Hậu e thẹn vội vàng đi lẩn vào trong vườn.

Từ hồm ấy, lúc nào tôi cũng cảm thấy bóng dáng Hậu quanh mình. Nhũung sách vở tôi xem đều được xếp đặt rất có thứ tự, những bút mực trên bàn cất rất ngăn nắp, cho đến cả quần áo của tôi cũng được tay Hậu chải chuốt rất sạch sẽ. Tôi đoán cô ta muốn biết về tôi lắm; những sách viết cũ của tôinhiều lần thấy mở tung, và một đôikhi, một làn hương thoang thoảng đưa ra, như có một bàn tay ướp nước hoa đã lần giở đến.

Nhiều bận đi trong vườn, tôi bỗng thấy Hậu, như đột nhiên gặp tôi, cô e lệ nép vào bên nhường lối cho tôi hay nở một nụ cười trên đôi môi thắm. Có khi đứng trên đồi, tôi thấy cô đi men bờ cỏ, tìm kiếm những bông hoa đồng, để làm một bó hoa mộc mặc hương vị cảnh quê, mà sau này tôi chắc sẽ thấy mắc trong bình trên bàn học.

Dần dần, tôi quen nói chuyện với Hậu. Khi gặp hai chị em hái trè trong vườn, tôi dừng lại hỏi một hai câu, để thấy đôimá nàng hồng lên trong khoảng lá xanh, và đôi mắt đen của nàng long lanh sáng. Tôi nhận thấy Hậu thơ ngây như bông hoa cỏ, tâm hồn dản dị như các người quê. Cô giở hết các áo đẹp ra mặc, nhưng áo kiểu mới sáng mầu và tha thướt, làm nổi vẻ đều đặn của thân hình; mái tóc cô lúc nào cũng chải chuốt rất mượt, anh ánh như cỏ. Cô muốn làm vừa lòng tôi biết bao nhiêu! Cô giáng buộc chung quanh tôi một vẻ mềm yếu uyển chuyển, một ý thân thiết đậm đà. Còn tôi, tôi cũng thấy vui vẻ mỗi khi đến gần cô.

Chúng tôi dần trở nên thânmật như một đôi bạn quen. Những cuộc đi chơi của tôi đều có cô ở bên cạnh. Cô đi sát vào tôi, có khi tư lự như nghĩ ngợi một sự gì, có khi náo nức như một đứa trẻ. Những khi len lỏi qua các vườn trè, nhiều khi tôi giơ tay đỡ cô bước qua một khe đá hay một bụi cây; cô nắm chặt lấy tay tôi, đưa người lên vai tôi, sung sướng và tin cậy.

Hậu bây giờ đã khác hẳn cô thiếu nữ rụt rè và e lệ ngày tôi mới đến. Hậu đã trở nên một cô gái hay làm dáng, mơ màng và buồn rầu, đầy sức mạnh của tuổi trẻ.

***

Mỗi ngày, Hậu lại tỏ cho tôi biết cái tình yêu của nàng; một đuôi con mắt, một nụ cười, một dáng điệu mà tôi hiểu. Thân thể trẻ con của cô rung động dưới mắt tôi nhìn, tất cả người cô nở ra trước tình yêu như một cái mầm non trong ánh nắng. Về phần tôi, tôi cũng săn sóc đến Hậu như một người tình nhân, riêng với cô, tôi kể những chuyện trên Hà Thành, chỗ tôi ăn học. Cô hỏi tôi về những thiếu nữ xinh đẹp ở tỉnh, những quần áo và trang điểm mới, những cuộc giao du của tôi với bạn gái cùng học một trường. Nghe tôi nói, cô yên lặng, mơ màng, rồi có khi khi cô vùng nắm chặt lấy tay tôi, rồn hỏi:

- Anh, em có xinh đẹp như các cô ấy không? Em có trang điểm khéo hơn không?

Tôi chân thật đáp:

- Có, Hậu đẹp hơn nhiêù, các cô ấy không sánh kịp.

Hậu lắc đầu; nhình tôi bảo:

- Sang năm em cũng lên tỉnh học với các cô đó. Rồi anh xem, em sẽ đẹp thế nào.

Hậu ngồi lại sát bên, tôi nghe thấy hơi thở của cô rồn rập. Buổi sớm, cô mặc cái áo lụa mỏng màu đỏ, càng tươi bên nước da trắng muốt của Hậu. Tôi đoán thấy cái thân hình mềm mại, hai cánh tay chắc rắn, đôi vúi nhỏ và tròn. người Hậu như thoảng ra một thứ hương thơm ngát và say sưa.

Những buổi trưa, tôi rủ Hậu ra bờ sông Cống. Chúng tôi bỏ giầy ngồi trên cổ ẩm, dưới bóng mát của một cày tràm cành lá um tùm. Trước mặt chúng tôi, giẫy đồi đất tím loè trong ánh nắng, trời xanh thẳm và sáng như tấm gương. Một vài đám mây trắng thong thả đi ngang trên đỉnh đồi. Chúng tôi nghe ngóng cái yên lặng của buổi trưa, hình như theo giòng nước chói ánh nắng đi xa. Thỉng thoảng, một bóng cá nổi trong cành lau sậy, lờ dờ lên gần mặt nước như nhìn trộm hai chúng tôi, rồi lại vùng quẫy đuôi chìm mất.

Hậu sung sướng đùa nghịch như một đứa trẻ con. Cô ngồi trên bờ, bỏ thõng hai chân xuống khuấy nước. Nước mát và trong, da chân Hậu trắng xanh bên lá cỏ. rồi chúng tôi tìm một cây si ven bờ, trèo lên cành lá trên mặt sông, chúm đầu vào nhau nhìn bóng chúng tôi cùng in xuống nước với trời xanh. Có khi Hậu và tôi cùng ngả mình dưới bóng cây, nằm thiêm thiếp trong cái nắng của buổi trưa. Một con chim ở đâu đến khẽ hót trong bụi, tiếng ríu rít như vướng vào cành lá, hoà một bản đàn rực rỡ để ru hai chúng tôi trong những giấc mộng êm đềm.

Hậu chiếm đoạt hết cả ý nghĩ của tôi. Mỗi khi tôi không muốn nhìn trời mây, cảnh vật, lôi tôi lại trở lại với nàng. Chúng tôi mang sách ra cùng ngồi đọc ở ngoài vườn, tôi giảng cho Hậu nghe những chuyện đẹp đẽ trong sách và thỉnh thoảng tôi thấy nàng có vẻ mơ màng.

Một buổi sáng, chúng tôi đi sâu vào mấy nương trè bên sườn đồi. Hôm ấy tôi kể nốt cho Hậu một chuyện nàng vẫn thích. Bỗng tôi dừng lại, vì có cảm giác Hậu không nghe tôi nữa. Cô nhìn tôi, yên lặng, đôi môi hơi hé nở trên hàm răng trắng, hai mắt nhung ướt long lanh. Tôi bỏ quyển sách xuống, nhìn lại Hậu, tự nhiên hồi hộp, yếu mềm trong lòng. Hậu đưa tay nắm lấy tay tôi, lần lên vai rồi kéu tôi lại gần mình. Mái tóc chúng tôi vướng vào nhau, tôi thấy trước môi tôi cái miệng xinh thắm của nàng. Chúng tôi lặng lẽ ôm lấy nhau, say sưa trong cái hồn đầu tiên đắm đuối của linh hồn.

Hồi lâu Hậu buông tôi ra, thân nàng hãy còn rung động trên cánh tay tôi. Chúng tôi nhìn chung quanh: cây cối bao bọc như một hàng rào xanh kín đáo; chỉ có hai chúng tôi nhu xa lánh hẳng cuộc đời, xa lánh hẳn mọi người, quên cảnh vật trong say sưa, trong cái đầm thắm của tình yêu tuổi trẻ.

***

Càng ngày Hậu càng đẹp thêm ra. Tình yêu để lại phảng phất trên khuôn mặt nàng một vẻ sung sướng hồn nhiên. Mắt Hậu sáng hơn lên, dáng điệu uyển chuyển thêm; nét môi của Hậu rõ rệt, càng thắm như bông hồgn đỏ, và lúc nào cũng như sẵn sàng hé nở đợi chờ cái hôn ân ái. Hậu thành điềm đạm, băn khoăn hơn trước, với những lúc bồng bột, những lúc tin yêu. Tôi cũng bắt đầu yêu Hậu; tình yêu của nàng vừa làm tôi say sưa vừa lạm tôi kỳ dị, như người đầu tiên bước vào một mảnh vườn đầy hoa cỏ lạ. Những cái hôn tha thiết và vụng về của Hậu có một hương vị mới mà tôi chưa từng được hưởng, hương vị đượm ngát của một bông hoa dại. Vì Hậu, tuy đã đi học ở trường tỉnh, vẫn hãy còn ngây thơ; nhưng nàng không chất phác như một cô gái quê, không mộc mạc những người quanh nàng. Tôi thấy trong Hậu những của quý vô ngần của một tâm hồn vừa trong sách vừa mê mải.

Một buổi chiều hôm rằm, chúng tôi đi xem hội bắt cá ở làng vị, phía trên; cả ông bà Ba với cô em gái cùng đi. Chúng tôi xuống một chiếc thuyền nan ông Ba đã thuê sẵn, ngược giòng sông Cống đi lên, giữa hai đợt đồi trùng điẹp. Mặt trời chiếu rực rỡ giải sông, một buổi chiều êm ả và bao la. Giờ khắc thật rất hợp cho những lời tình tứ, nhưng trong đám người, tôi và Hậu chỉ ngồi lặng, thỉnh thoảng nhìn nhau. Chúng tôi không nói, nhưng hai quả tim cùng hồi hộp, mong muốn được xa cách bọn người kia, khao khát những câu thỏ thẻ bên tai, nhũung cái nâng niu âu yếm. Suốt buổi hội, Hậu đăm đăm như chờ đợi, không để ý đến một cuộc vui gì. Một sự may bất ngờ làm cho chúng tôi sung sướng; ông bà Ba và cô em có người anh họ giữ lại xem hội đêm, riêng chỉ Hậu được phép về coi nhà. Tôi cũng tìm cớ thoái thoác xin về.

Thế là chỉ có hai chúng tôi xuống thuyền. Bấy giờ trời đã tối, trăng bắt đầu lên, một mặt trăng vàng đỏ, to như một cái nìa, từ từ nhô lên sau rặng thông ở trên đồi. Tôi đỡ Hậu xuống thuyền, rồi chúng tôi cởi giầy, để mặc thuyền theo giòng suối. Trên mặt sông, một cơn gió mát hiu hiu thổi, tiếng sông róc rách vỗ vào mạn thuyền như một thứ nhạc vui. Phong cảnh lúc ấy thật là tuyệt đẹp; hai bên bờ sông, ruộng mạ non phớt theo chiều gió, nương trè sắn thắm ở ven đồi, mờ dần đằng xa sau một làn sương nhẹ.

Vừa xuống thuyền, Hậu đã ôm quàng lấy vai tôi, kê đầu vào má tôi, ngập ngừng nói những lời ân ái. Tôi thấy tấm thân trẻ và dẻo dang của Hậu quấn lấy tôi như một giây leo. Chúng tôi hoà hơi thở với nhau, tóc nàng bỗng buông sõa trên người tôi, thoảng ra một thứ hương ngát dịu và đầm ấm.

Khi tiếng trống hội làng Vị đã nghe không rõ, Hậu ngồi dậy ở đầu thuyền, một tay dúng xuống sông. Nàng nghịch tung những hạt nước long lanh sáng như hạt ngọc. Trời đả hết mây, quang đãng một vùng rộng. Mặt trăng tròn nhỏ lại và trong hơn, chiếu vằng vặc trên cánh đồi.

Hậu bỗng nhiên cất tiếng hát khẽ khẽ những câu hát phong tình ở nhà quê mà lần đầu nàng hiểu cái thi vị, bởi vì ca ngợi cái tình yêu đang réo rắt trong lòng nàng. Hậu có giọng hát hay, tiếng ngàng ngân dài trên mặt sông theio dịp sóng. Rồi khi nàng ngừng lại, cả cái yên lặng của quãng không bao bọc lấy chúng tôi như nghe ngóng. Một tiếng vạc đi ăn đêm buông lanh lảnh ở đâu đâu.

Hậu tựa vào tôi trên mui thuyền, không nói gì. Còn thuyền cứ từ từ theo giòng nước trôi đi.

Mùa hè đã hết.

Một buổi sáng dậy tôi thấy cây mẫu đơn đầu vườn đã đâm bông, những cái nụ con chớm đỏ sắp nở trên các cành. Ông Ba bảo tôi:

- Cây đơn này có hoa muộn. Mọi khi đầu tháng Bẩy, hoa đã nở rồi.

Tôi yên lặng không trả lời, nghĩ đến kỳ nghỉ hè của tôi đã sắp hết, tôi sắp phải rời bỏ cái vườn này lên tỉnh học. Một cảm giác dịu buồn thấm vào lòng; nhưng một đằng tôi cũng ao ước được chóng lên Hà Nội, để thấy căn buồng học cũ ở nhà trọ, những anh em, chị em bạn thân ở nhà trường. Cánh đồi ruộng đối với tôi bây giờ đã mất cái vẻ thú vị mới mẻ khi xưa, tôi muốn nói chuyện với những ngưòoi khác, nhìn những phong cảnh khác.

Nhưng nắng càng bớt rực rỡ bao nhiêu thì Hậu càng buồn rầu bấy nhiêu. Nàng không thể tự an ủi được vì sắp phải xa tôi. Một ít chua chát đã lần vào những cái hôn của chúng tôi, những câu tình tứ đã nhiễm cái buồn của những giờ vui sắp hết.

Hậu muốn cùng tôi đi thăm lại những chỗ chúng tôi đã dừng lại trước. Một bụi cây, một hàng cỏ, một phiến đá trong vườn, là những kỷ niệm của tình yêu, nhắc cho hậu nhớ lại cái thời kỳ say mến. Chúng tôi lại đến dưới cây tràm ở bờ sông Cống, chỗ cỏ mượt và dầy mà chúng tôi vẫn nằm. Hậu nhắc lại những cử chỉ đã quen, nói những câu mà tôi không còn nhớ hương vị ái ân nữa. nàng ngồi lặng nhìn tôi, thở dài:

- Sắp hết hè rồi. Mai kia anh đã lên Hà Nội.

Tôi dỗ dành nàng:

- Ðến tết tôi lại về đây với Hậu.

Nhưng nàng lắc đầu, bảo:

- Không, anh sẽ quên em, anh sẽ không nhớ đến em nữa đâu.

Hậu cúi xuống khóc, không nghe những lời tôi an ủi, vẻ tươi của nàng mất đi. Hậu trở nên thẫn thờ. Chúng tôi lẳng lặng đứng dậy trở về. Cỏ bên đường đã ướt sương buổi chiều. Giòng sông Cống không sáng lạng như trước, nước trôgn âm u và sâu hơn, chẩy lẫn vào chỗ mờ mờ ở chân trời. Gió hơi lạnh hắt hịu đưa đến, khiến cho lòng chúng tôi se lại.

Tuy vậy, khi nghĩ đến lúc trở về Hà Nội, đến những cuộc vui chơi cùng bè bạn, đến những buổi đêm đầy ánh sáng, tôi lại thấy náo nức và nóng ruột. Tôi nghĩ đến những cô gái lộng lẫy và đài các ở Hà Thành, như những bông hoa quý. Trong tâm can tôi đầy những ham muốn, nhớ tiếc, và tôi bắt đầu thấy hận mình vì một cô gái còn non mà những lời âu yếm đối với tôi bỗng trở nên xa lạ.

Tháng tám đã đến, kỳ nghỉ hè của tôi sắp hết.

Tôi phải chiều những ý muốn ngây thơ của Hậu. Mỗi lời nói, mỗi cử chỉ, đối với nàng là một cớ để mà nhớ lại. Những cuộc đi chơi thơ thẩn của hai chúng tôi, những lúc chạy len lỏi trong nương sắn vườn trè, buổi đi xem hội ở làng Vị, lúc nào nàng cũng nhắc tới, nói đến, như để sống lại những thời khắc đã qua ấy. Tôi, tôi không nhớ rõ nhưnàng. Tâm trí tôi đã quay đi đến những cuộc tình duyên mới lạ khác ở tỉnh thàng. Những ngày cuối cùng của tôiở mảnh vườn này, tôi vừa bâng khuâng vừa mong đợi vẩn vơ, tgrong lòng không còn chờ tình âu yếm nữa. Thỉnh thoảng, một nét mặt buồn của hậu, một cái nhìn đắm đuối của nàng, làm tôi hối hận và chú ý đến nàng hơn. Nhưng chỉ thoáng qua, rồi tuổi trẻ, sự ham vui, lại đêm đến cho tôi những ý nghĩ khác.

Hậu càng ngày trở nên kỳ dị. Nàng ở bên cạnh tôi, yên lặng và đăm đăm, có khi hàng giờ không hé răng nói một câu, chỉ một đôi khi khẽ thở dài. Rồi bỗng đột nhiên, Hậu ôm chầm lấy tôi, áp má vào ngực tôi, cắn lấy môi tôi đến chảy máu. Những cái hôn của hai chúng tôi pha lẫn đầy nước mắt và nức nở.

Ngày tôi phải đi đã đến.

Sau bữa cơm trưa, Hậu và tôi cùng đi chơi một lần cuối cùng. Trời đầy mây u ám, dồn đuổi nhau ở ven đồi. Một cơn gió lạnh lùa trong lá tre kêu sào sạc. Một ngày buồn rầu, ảm đạm, để cho người ta biệt ly. Chúng tôi cầm tay nhau đi, yên lặng, không vội vàng. Ngày mai đây, tôi với Hậu đã cách xa nhau, một nơi; nàng ở lại mảnh vườn đầy hao cỏ, tôi lẫn lộn vào đám những người tuổi trẻ ở Hà thành.

Chúng tôi trèo lên quả đồi cao nhất trong vùng, ngồi trên phiến đá nhìn xuống dưới. Cánh đồng kẻ ngang kẻ dọc những ô ruộng khác mầu, phẳng tới tận rặng núi ở chân trời; giòng sông Cống biêng biếc quanh co khuất khúc như giải lụa mềm. Tiếng thông reo trơ vơ bên tảng đá làm rung động. Hậu và tôi một mối buồn man mác.

Bỗng một làn khói trắng toả sau bụi cây ở xa, rồi một chiếc xe hoả đi ra, trông nhỏ bé như một thứ đồ chơi của con trẻ. Chính là chuyến tầu mà mai tôi sẽ đi. Còi tầu lanh lảnh kéo dài đưa đến, vang động trên cánh đồng, khiến tôi nhớ đến một thế giới khác mà tôi vui vẻ sắp được thấy.

Lúc trở xuống, Hậu muốn men bờ sông Cống đi vòng về. Qua những khu vườn xinh xắn trên sườn đồi, trông thấp thoáng qua lá tre những mái nhà gọn ghẽ, Hậu nắm chặt tay tôi thì thầm:

- Anh Bình, ước gì chúng ta được sống trong gian nhà kia, không lo láng nghĩ ngợi sự gì, chỉ yêu nhau... anh.

Nàng buồn rầu nhìn con sông Cống, giòng nước chẩy đi cũng như thời khắc cuối cùng của tôi với nàng. Nhẹ nhàng, tôi kéo Hậu lại gần tôi, dổ dành an ủi nàng hứa sẽ luôn luôn về thăm.

Ngày hôm sau, Hậu cùng với ông bà Ba và cậu con tiễn tôi ra ga. Nàng mắt đỏ lên như mới khóc, tha thiết nhìn tôi, như muốn cùng tôi khoác tay âu yếm. Nhưng có ông bà Ba cùng đi, nên hai chúng tôi chỉ yên lặng ngậm ngùi. Ðến một chỗ rẽ khuất sau bụi rưới, tôi thong thả đi lùi lại. Nhanh nhẹ, Hậu ôm vội lấy tôi, kê miệng đến môi tôi, hôn một cái hôn cuối cùng, thất vọng và chứa đầy những lệ.

Ðến ga, trong đám người tấp nập, Hậu buồn rầu đứng yên. Tôi thấy trong đôi mắt cái vẻ đắm đuối của nàng. Tôi hứa với nàng sẻ gửi thư về luôn, sẽ nhóo đến nàng. Nhưng trong thâm tâm, tôi thấy bồng bột, vui tươi. Còn Hậu thì đứng lặng, tê tái và ủ rũ, khoé mi rớm nước mắt, lòng thắt lại bởi thất vọng và nhớ thương.

Tiếng còi vang lên, bọn hành khách xô đẩy tranh dành; tầu đến. Tôi cúi chào ông bà Ba, ẳm cậu bé lên hôn, rồi đưa mắt nhìn nàng. Lúc lên tầu, quay lại tôi thấy bóng dáng Hậu lẫn vào đám người nhà vẫn đứng yên trên sân ga vắng. Một bụi cây, chỗ rẽ, rồi cánh đồi che lấy cái ga nhỏ bên đường.

Hơn ba năm đã qua.

Tôi đã không giữ lời hứa. Từ hôm về đến Hà Nội, tôi không viết lá thư nào cho nàng. Nhiều bận tôi đã lấy giấy mực ra định viét, nhưng lại thôi. Cái kỷ niệm tôi giữ được của vườn trè và người thiếu nữ dần mờ đi trong trí nhớ, nhường chổ cho một hình ảnh mơ màng, một hình ảnh lung linh, dịu dàng và xa xôi, khiến lắm lúc tôi nghĩ tưởng đến một chuyện tình ái ngây thơ, tôi đã mơ thấy trong một mãnh vườn dưới ánh nắng mùa hè.

Năm sau nữa, một cái thiếp mời màu hồng gửi đến làm tươi tắn hình ảnh Hậu; tôi lặng nghĩ một lát đến cô thiếu nữ mê mải ấy đã yêu tôi với những ham muốn trong sáng và tha thiết. Nhưng tôi không muốn về dự tiệc cưới nàng, và từ đấy tôi không được tin tức gì về Hậu nữa. Tôi sống cái đời hoạt động ở Hà Thành, với những tình yêu khác, những người thiếu nữ khác, mà sự nẩy nở của tâm hồn trong yêu mến mỗi lần làm cho tôi say sưa. Hình ảnh Hậu dần mờ hẳn trong trí nhớ tôi.

Tôi quên hẳn nàng đi cho đến khi một sự tình cờ lại khiến tôi gặp Hậu ở nhà một người bạn quen. Tôi đến nhà người này dự một tiệc vui mừng. Ðến nơi, bạn tôi chỉ một người đàn ông còn trẻ tuổi, giới thiệu:

- Ông M... rể ông Ba trên tỉnh P. đấy anh có biết không?

Tôi gật đầu, chào lại, rồi chú ý nhìn một cách tò mò người khách mới. Chồng Hậu là một người có vẻ thông minh và rụt rè, hơi ốm yếu. Chúng tôi ngồi thong thả nói dăm ba câu chuyện rời rạc, không có cảm tình gì.

Rồi cửa phòng bỗng mở rộng, tiếng nói ríu rít làm tôi quay ra; Hậu ở ngoài bước vào tay giắt một đứa bé. Nhận thấy tôi Hậu e thẹn, hai má ửng đỏ; nàng vội cúi mặt xuống, ôm lấy con, tôi cũng bối rối đứng dậy đưa mắt nhìn nàng. hậu bây giờ trông đẹp hơn trước, môi thắm hơn, người nở nang hơn cô gái trẻ năm xưa. Toàn người nàng có một vẻ đáng yêu mĩ miều và đằm thắm, như bông hoa nở đã vừa độ. Tôi ngây người nhìn ngắm nàng trong trí nhớ bỗng vụt nổi lên những kỷ niệm đã lắng sâu, những hình ảnh rực rỡ của cánh vười đồi. Ðứng gần Hậu, tôi thấy cảm động mến yêu như lần đầu tôi yêu nàng.

Nhưng Hậu bây giờ đã có chồng rồi. Khi tôi quay lại nhìn chồng nàng, tôi thấy rõ cái lạnh đạm của người đàn ông ấy, bên cái vẻ đẹp lộng lẫy đáng yêu của Hậu. Nàng có sung sướng không? Nàng có nhớ đến tôi không? Ngậm ngùi, tôi nghĩ đến cuộc ái ân ngắn ngủi của Hậu với tôi trong mấy thàng hè; cái tình yêu ấy biết đâu không vân còn để lại trong lòng một vẻ rực rỡ như ánh nắng trong vườn.
Nắng Trong Vườn

MỤC LỤC [+]

Nắng Trong Vườn
Bên Kia sông
Cuốn Sách Bỏ Quên
Người Đầm
Ðêm Sáng Trăng
Ðứa Con
Trong Bóng Tối Buổi Chiều
Bóng Người Xưa
Hai Đứa Trẻ
Buổi Sớm
Tiếng Sáo
Bắt Ðầu







NgườiĐầm
Hôm ấy ngày thứ hai, nên ít người đi xem, trước cửa rạp chớp bóng Pathé chỉ lơ thơ có dăm bẩy cậu học sinh đứng nghếch đầu nhìn mấy cái quảng cáo lộn xộn dán trên tường. Một hai người lính Tây đi vơ vẩn, miệng ngậm thuốc lá, tay đút túi quần, điệu bộ lơ đễnh và buồn tẻ, hình như họ không có cuộc đi chơi gì nữa, nên bất đắc dĩ phải đến xem chớp bóng vậy.

Khi tôi bước vào trong rạp, giờ hãy còn sớm. Tuy vậy hàng ghế "lô" và hạng nhất cũng đã đông người ngồi, toàn là người Pháp. Tôi đi vào dãy hạng nhì, chọn một chiếc ghế ở giữa. Tất cả độ hơn một chục người ngồi rải rác cùng một hàng với tôi.

Lập tức, tôi sửng sốt chú ý đến một người đầm ngồi cách tôi mấy ghế, đang quay sang phía bên nói chuyện với một cô gái nhỏ. Cái cảm tưởng tôi có trước nhất là sự ngạc nhiên. Một người Pháp, mà lại là một người đàn bà, ngồi ở hạng nhì lẫn với mọi người! Tôi tự hỏi tại sao người đầm ấy lại không lấy vé lô, hay ít ra vé hạng nhất, để ngồi chung với những người Pháp sang trọng mà tôi thấy bệ vệ và mãn nguyện trên các dãy ghế kia? Từ xưa đến nay, chúng ta quen nhìn thấy người Pháp ngồi ở hạng trên, đến nỗi tôi không thể tưởng tượng được rằng họ có thể ngồi ở các hạng dưới. Cũng không một lúc nào tôi có cái ý nghĩ rằng người đầm kia không có đủ tiền để trả cái vé hạng nhất.

Tôi nhận thấy, cũng như tôi, những người khác ngồi chung quanh tò mò nhìn vào người đầm. Nhưng họ nhìn một cách sống sượng và chăm chú quá; trong những con mắt đó, đôi khi lại thoáng qua một tia lãnh đạm và ác cảm nữa.

Người đàn bà Pháp hình như cũng nhận thấy thế, nên bà ta cố thu hình cho nhỏ bé lại, và luôn luôn cúi mặt xuống tờ chương trình để trên lòng. Cô bé quỳ ở trên ghế bên cạnh, quay lưng lại màn ảnh, chơi đùa với cái mũ da của mẹ. Cô thỉnh thoảng cất tiếng cười và huýt sáo miệng; lúc ấy bà mẹ vội vàng đưa mắt nhìn quanh, rồi ra hiệu bảo con im. Và cái nhìn của bà ta rụt rè e lệ quá, khiến tự nhiên tôi ái ngại và cảm động.

Đột nhiên tôi tin chắc người đàn bà đó, và đứa con, mới ở Pháp sang bên này. Nhiều cử chỉ của bà ta đã để tôi đoán như thế. Bà ta có cái vẻ lạ lùng bỡ ngỡ của người mới bước chân đến một nơi xa lạ, ngồi vào chung quanh những người khác giống không hiểu mình, và bà có cái vẻ rụt rè, nhũn nhặn mà ta không thấy ở nhiều người đầm đã sống lâu bên này.

Tôi ngắm nhìn bà ta với một cảm tình chân thật mà tôi không ngăn cấm được. Bà ăn mặc rất giản dị, toàn một màu đen. Có lẽ bà để tang. Tang cha mẹ, người thân thích hay chồng? Không biết tại sao, tôi chắc chồng bà đã mất, để lại cho bà cô gái bé kia. Mỗi khi cô bé quay lại phía bên này, tôi lại nhận thấy hai người - hai mẹ con - giống nhau quá; cũng cái khuôn mặt trái soan, cũng mớ tóc vàng, và nhất là đôi con mắt to, đưa chậm chạp, lúc nào cũng như nhìn ra ngoài xa.

Một vẻ buồn lặng lẽ và trầm mặc phảng phất trên nét mặt người đàn bà đó. Thỉnh thoảng bà ôm lấy con ghì chặt vào lòng như se lại trước cái ác cảm bà đoán thấy ở chung quanh. Hai mẹ con thủ thỉ với nhau những câu tôi không nghe rõ, nhưng tôi chắc là những câu đầy vẻ yêu đương đằm thắm.

Khi trong rạp tối đi, tôi cũng không nghĩ đến xem phim nữa. Bao nhiêu chú ý của tôi đều đặt vào người đàn bà đó. Trí tôi tưởng tượng cái đời của bà ta, một người đàn bà hạng trung lưu bên Pháp, một người làm công có lẽ, vì chồng chết nên chán nản sang thuộc địa để xa mà quên đi. Tôi cảm thấy bà ta trơ trọi quá, bỡ ngỡ quá ở nơi xứ sở này. Tôi hiểu cái buồn và cái lạnh lẽo của bà, lúc này có lẽ bà đang mơ màng nghĩ đến quê hương ở tận bên kia phương tây, cái làng nhỏ ở sườn đồi, cái chuông nhà thờ cao lên trên rặng cây, cánh đồng cỏ, mấy con bò đủng đỉnh trên cái suối trong mà bọn chị em bạn cùng làng đang quay đập quần áo trên bàn giặt. Tôi đã đọc nhiều tiểu thuyết của người Pháp quá, nên có thể tưởng tượng được rõ rệt cái đời của người ấy. Cho nên tôi hiểu cái nỗi nhớ thương quê hương của bà.

Có lẽ bà quen như ở bên Pháp, nên mới lấy vé hạng nhì. Có lẽ bên ấy giá vé hạng nhì đối với bà là to rồi. Bởi thế, bà không biết ở xứ này, một người đàn bà Pháp không bao giờ lấy vé hạng ấy.
° ° °
Khi đèn bật sáng trong giờ nghỉ, bà dắt con đứng dậy, lách khe ghế đi ra. Đến trước mặt tôi, bà nhìn tôi một cách dịu dàng, và rất lễ phép:

- Xin lỗi ông.

Giọng nói của bà ngọt ngào, không có chút gì kiêu ngạo. Tôi ít khi được nghe một người đầm nói với mình lễ phép như thế. Tôi chợt nghĩ đến cái lễ độ nhã nhặn của người Pháp, của những người Pháp thật, những người chưa bị cái hoàn cảnh bên này làm xấu đi. Tôi nghĩ đến cái lòng nhân từ rộng rãi, cái tình cảm dồi dào của người đàn bà Pháp, lúc nào cũng sẵn sàng tha thứ và cúi mình trên những đau khổ của người ngoài. Và tôi thấy cái ý muốn được thân thiện hiểu biết những người đàn bà ấy.

Tôi theo ra ngoài rạp, thấy hai mẹ con bà đứng ở đầu hè, nhìn mặt nước hồ Hoàn Kiếm phẳng lặng như tấm gương. Trong đám người đi xem không ai để ý đến bà ta cả.

Một đứa bé bán kẹo, lấm lét nhìn quanh để trông cảnh sát, chạy đến gần bà, giơ hộp kẹo trước mặt cô bé. Tôi nghe thấy tiếng cô bé đòi mua, rồi bà ta chọn mấy cái kẹo trong hộp đưa cho con. Vừa mở ví lấy tiền bà vừa hỏi thằng bé bán kẹo:

- Bao nhiêu?

Đứa bé giơ ba ngón tay ra hiệu, miệng cười sung sướng:

- Ba xu, bà đầm!

Nghe câu trả lời của đứa bé, tôi thấy bà ta mỉm cười, lấy tay xoa đầu nó và hỏi bằng tiếng Pháp:

- Mày không lạnh ư, con?

Đứa bé nhe răng cười, lắc đầu vì không hiểu gì, rồi vội chạy vào chỗ tối bởi nó đã thấy bóng thầy cảnh sát ở đằng xa. Bà ta hơi ngạc nhiên nhìn theo, và nét mặt trở nên buồn như cũ.

Tôi tự nhiên đem lòng thương mến người đàn bà Pháp ấy. Cái vẻ buồn âm thầm của bà làm cho tôi cũng buồn lây. Tôi mơ màng ao ước người Pháp nào cũng tốt như bà; chúng ta sẽ yêu mến nước Pháp đẹp đẽ và rộng lượng kia bao nhiêu, và hai giống người khác nhau trên mảnh đất này sẽ hiểu biết nhau, coi nhau thân như anh em một nhà.

Lúc chớp bóng tan, trời bắt đầu mưa bụi và gió lạnh. Thấy hai mẹ con bà lủi thủi đi trên con đường vắng tôi chỉ muốn chạy theo nói cho bà biết cái cảm tình đằm thắm của tôi, lòng kính trọng của tôi trước sự đau đớn, lòng mến yêu của tôi đối với một kẻ nhân từ. Nhưng mà tôi chỉ đứng lặng yên, đứng nhìn theo đến khi hai người khuất vào bóng tối, rồi tôi thong thả trở về, trong lòng thấy băn khoăn, bực tức không duyên cớ.

Từ đó, tôi không bao giờ được gặp bà ta nữa. Về sau, nhiều lần đi xem chớp bóng, tôi để ý tìm nhưng không thấy bóng hai mẹ con bà ấy đâu cả. Có lẽ bà ta đã đi tỉnh khác rồi chăng?

Và mỗi khi đêm khuya ở rạp chớp bóng ra về, tôi hay đi vòng bờ hồ để nhớ lại hình ảnh dịu dàng của người đàn bà đó. Bây giờ chắc bà ta đã có công việc làm rồi.
Nắng Trong Vườn

MỤC LỤC [+]

Nắng Trong Vườn
Bên Kia sông
Cuốn Sách Bỏ Quên
Người Đầm
Ðêm Sáng Trăng
Ðứa Con
Trong Bóng Tối Buổi Chiều
Bóng Người Xưa
Hai Đứa Trẻ
Buổi Sớm
Tiếng Sáo
Bắt Ðầu







Trong Bóng Tối Buổi Chiều
Diên đứng nép mình vào cửa hàng nước, nhìn sang bên kia phố: một đám thợ chen nhau trong cổng nhà máy đi ra, người nào cũng có dáng mỏi mệt; cái ánh sáng buổi trưa mùa đông tuy mờ sạm cũng đủ làm cho họ nhấp nháy mắt và đưa tay lên che, như những người vừa bước trong bóng tối ra.

Diên nhận kỹ từng người, đưa mắt theo bọn thợ đàn bà vừa đi vừa chuyện trò vui vẻ và nghịch ngợm. Chàng không thấy có Mai trong đám ấy. Diên đợi một lát; đến khi thấy hai cánh cửa nặng nề của nhà máy khép lại, Diên mới quay đi rảo bước theo các người thợ. Trên nét mặt chàng hiện ra vẻ băn khoăn:

- Không biết Mai đâu? Hay là đã ra từ trước mà ta không thấy?

Diên muốn nắm lấy một người thợ đàn bà mà hỏi, nhưng lại không dám. Vả lại. Diên sợ hỏi người ta thế, Mai biết sẽ không bằng lòng. Diên vừa đi vừa nghĩ ngợi. Chàng nhớ hết lại các cử chỉ của Mai đối với chàng gần đây. Lần này không phải là lần đầu chàng đi đón Mai gấp. Trước kia không bao giờ thế, vì Mai đã biết thế nào Diên cũng đến đón nàng.

Vậy ra Mai đã có ý lẩn tránh, Diên hỏi đoán ra nguyên cớ tại sao và một mối hờn giận nổi dậy trong lòng; chàng nghiến chặt răng lại và nện bước mạnh trên hè phố.

Diên nhớ lại những ngày sung sướng khi còn ở quê nhà, khi chàng và Mai len lỏi đùa nghịch nhau trong những vườn sắn trên sườn đồi. Mai là một cô gái tinh nghịch và lanh lợi, hay cười nói luôn miệng. Còn Diên là một anh trai ít nói và nhút nhát, trước mặt con gái hay ấp úng và ngượng nghịu. Hai người yêu mến nhau từ thuở nhỏ với mối tình yêu mộc mạc và đằm thắm của những người nhà quê.

Rồi đến ngày cả hai gia đình nghèo. Diên và Mai theo cha mẹ ra tỉnh tìm việc. Mai được làm thợ con gái trong nhà máy, còn chàng thì học việc ở một hiệu buôn. Hai người kiếm chỉ đủ tiền sống một cuộc đời thiếu thốn và tồi tàn ở tỉnh thành. Cái tình của đôi bên, tuy vậy, vẫn không thay đổi và cứ mỗi buổi xong việc làm, Diên lại đến nhà máy đón Mai cũng về một xóm ở ngoại ô.

Diên thở dài. Bởi chàng nhận thấy ít lâu nay Mai không hay chuyện trò với chàng nữa, và hình như có ý muốn tránh mặt chàng.

Ít lâu nay, ngày nào Mai cũng đi chơi với mấy người bạn gái trong sở, mấy cô gái lẳng lơ và hay làm đỏm mà xưa kia Mai vẫn tỏ ý ghét. Trước sự thân thiết ấy, Diên một hôm đã ghen tức, nói mỉa bạn, thì Mai trả lời:

- Bọn họ cũng như tôi, có gì mà anh ghét?

Diên giận lắm, nói:

- Thế cô không biết tại sao mà họ có nhiều tiền tiêu ư?

Mai lặng yên không trả lời. Diên muốn cho Mai hiểu rằng những cô bạn đó trước cũng chỉ là những thợ "con gái" như mọi người thợ khác, nhưng nay được vừa mắt ông chủ, nên mới có nhiều tiền tiêu. Diên toan nói nhiều nữa nhưng lại thôi, sợ làm mất lòng Mai và chàng chắc rằng Mai cũng biết thừa sự ấy.

Một hôm, Diên bắt gặp Mai đang ngắm nghía vật gì trong bàn tay. Chàng vừa đến gần thì Mai vội giấu ra sau lưng. Diên giằng ra xem, thấy một cái nhẫn mặt nhỏ bằng vàng. Chàng ngạc nhiên hỏi:

- Cô mua nhẫn đấy à? Tiền đâu thế?

Mai ấp úng, ngượng nghịu không trả lời. Diên hỏi gặng mãi, Mai nói là của một người bạn gái cho mượn. Nhưng nhìn vào đôi mắt trong của Mai, Diên biết rằng Mai không nói thật.

Nghĩ đến đây, Diên thấy nao nao trong lòng; một điều lo sợ thấm dần vào tâm can chàng, cùng một lúc với sự chán nản. Một ý nghĩ muốn rời bỏ cái đời bụi bậm ở chốn tỉnh thành này, trở về với công việc ở thôn quê.

Đột nhiên, Diên đứng dừng ngay lại; chàng vừa thoáng thấy bóng Mai qua cửa kính một hiệu cao lâu nhỏ ở đầu phố. Diên rón rén đứng ngoài cái màn treo, nhìn vào. Chàng thấy Mai ngồi với mấy bạn gái, đương cười đùa vui vẻ và cuối bàn có một người thợ đàn ông đang ghé tai thì thầm với một cô trong bọn.

Khi trông thấy người ấy, quả tim Diên bỗng đập mạnh như một con chim sợ hãi. Mắt chàng hoa lên và chàng lảo đảo tựa vào bức tường cho khỏi ngã.

Diên mới nhận ra người đàn ông ngồi đó là một người thợ cùng làm ở nhà máy với Mai, mà tất cả mọi người đều gọi là "bà mối". Hắn ta chỉ có một công việc làm trong xưởng, là dẫn dụ các cô gái nào mà ông chủ để ý đến. Người thợ con gái được hắn vời đến tất sẽ trở nên một bà chủ con trong xưởng, quyền hành nắm trong tay và nhất là được tiền để sắm sửa ăn mặc. Rồi một hai tháng, khi ông chủ đã chán, lại nhường chân cho kẻ khác.

Nghĩ đến Mai cũng như những cô gái ấy, Diên thấy lòng thắt lại như trước một tai nạn gì ghê gớm. Diên thấy choáng váng cả người, chàng nghiến răng, khẽ lẩm bẩm: "Con khốn nạn!".

Chàng muốn nhảy ngay vào phía trong lôi ngay Mai ra mắng cho bõ ghét. Hai tay chàng nắm lại; nhưng cái bản tính nhút nhát vẫn thắng; chàng lưỡng lự một lát rồi lại lẳng lặng cúi mình rảo bước đi mau.

Về đến nhà, Diên nằm vật xuống giường, chán nản. Căn phòng chật hẹp, tối tăm làm chàng khó thở. Diên nhớ lại cái quang cảnh u ám buổi trưa: những thợ thuyền đầy bụi bậm, những bộ quần áo bẩn thỉu, cả căn phố đen với vết than và nhất là cái nhà máy sừng sững dưới các bức tường loang lổ. Diên lại nghĩ đến cánh đồng ruộng ở quê hương, đến những rặng cây mà ánh sáng buổi ban mai làm rung động đến cái hình dáng đáng yêu của Mai khi đi bên mình chàng.

Nghĩ đến những ngày sung sướng ấy, và sự nghèo hèn của mình bây giờ Diên thấy tủi thân, rơm rớm nước mắt khóc.
° ° °
>Buổi chiều. Diên sang nhà Mai, thấy nàng vừa mới đi làm về. Chàng đến gần Mai, không dám nhìn nàng, chỉ bảo:

- Cô Mai, cô ra đây tôi có câu chuyện muốn nói.

Mai bước theo sau. Hai người lặng yên đi trên con đường đất ra bãi cỏ sau nhà, chỗ mà mọi khi hai người vẫn gặp nhau nói chuyện.

Đến nơi, Mai ngồi xuống vệ hè, chờ đợi. Diên đứng yên bên cạnh không biết nói gì. Cái thương yêu mà giận dỗi rối loạn trong lòng chàng, và những câu muốn nói ngập ngừng như không ra khỏi miệng. Mai thì cứ cúi mặt xuống vân vê dải yếm. Mãi Diên mới cất tiếng hỏi ấp úng:

- Em Mai, sao độ này em cứ trốn tránh anh? Em không yêu anh nữa hay sao?...

Rồi Diên không rõ mình nói gì nữa: tất cả những sự uất ức, thương yêu chàng nói ra cả.

Diên nhắc lại những ngày đầm ấm ở thôn quê, đến cái tình thân thiết của đôi bên. Tự nhiên Diên thu được những câu để bày tỏ nỗi lòng. Lời chàng dịu dàng và tha thiết như lời van xin của một người đau khổ.

Bỗng nhiên Diên ngừng lại. Mai, hai tay úp mặt xuống khóc. Diên thấy hai vai nàng nức lên. Cảm động, Diên cúi xuống để an ủi người yêu, chàng giơ tay để khẽ lên cánh tay Mai. Nhưng chàng lại đứng ngay dậy, mở mắt to ngơ ngác như người điên. Diên vừa mới nhận cách ăn mặc và trang điểm của Mai, nhẫn ở ngón tay và hoa tai lấp lánh dưới mái tóc, sang trọng như các bà giàu có.

Và Mai đánh phấn! Đôi môi có vết son của cô gái trước kia quê mùa mộc mạc làm chàng rùng mình nghĩ đến những bộ mặt trát phấn, những đôi môi đẫm son như thấm máu mà chàng thường trông trước cửa những chỗ ăn chơi.

Diên bàng hoàng và lạnh lẽo cả người; chàng hình như thấy một cái sức mạnh vô cùng đến chia rẽ Mai với chàng. Một nỗi đau đớn nghẹn ngào đưa lên chẹn ngang cổ họng, Diên nấc lên một tiếng rồi cúi đầu chạy trốn trong bóng tối của buổi chiều vừa xuống.


Bóng Người Xưa
Trong lò xưởi, trên một đám than hồng; ngọn lửa nhẩy múa reo cái vui lách tách của củi khô, mặc bên ngoài gió lạnh và mưa bụi của mùa đông. Một hơi nóng toả ra, thấm dần vào mọi vật trong căn phòng nhỏ. ấm cúng quá! Không còn gì thú hơn được ngồi bên lò sưởi mà nghĩ những chuyện vẩn vơ.

Vân vừa xoa tay tren ngọn lửa vừa hưởng thong thả như thấm thía cái thú ssơn sơ ấy. Chàng để người lọt sâu vào chiếc ghế bành; ngoảnh đầu ra nhìn Mai ngồi trên phản gần đấy, bên ngọn đèn, đang thái mấy thứ rau trên thớt. Nàng làm việc chăm chú và cẩn thận, như xưa nay nàng vẫn làm. Ngày mai là ngày sinh nhật đứa bé con đầy tuổi; hai vợ chồng Vân đã bàn định làm một bữa tiệc nhỏ để mừng, nên tối nay vợ chàng sửa soạn sẵn các thức ăn.

Thấy lò sưởi ấm cứng, Vân cất tiếng bảo vợ:

- Ra đây mà ngồi cho đỡ lạnh.

Vợ Vân không ngừng tay đáp:

- Ðể em thái nốt chổ này đã.

- Thì mang lại đây mà làm có hơn không, ngồi đấy rét chết.

Chiều ý chồng, nàng đứng lên lấy một cái chiếu giải trước lò sưởi, rồi mang chiếc đèn đến.

Vân rụt chân lại để nhường chổ. Mai thu xếp đồ làm, bỏ giầy bước vào chiếu rồi vén áo cúi quỳ xuống bên chồng, vừa nhìn chàng hỏi:

- Em ngồi đây nhé?

Vân gật đầu, rồi chàng vội bảo vì thấy nàng sắp sửa đổi dáng ngồi để quay về phía đèn:

- Không, không cứ ngồi yên như thế...

Nàng nhìn Vân ngạc nhiên hỏi:

- Làm sao?

Vâm mỉm cười, trả lời thong thả:

- Không làm sao cả, anh bải em cứ ngồi như thế.

Mai ngồi trước ngọn đèn chiếu qua mái tóc, làm nổi một vùng ánh sáng chung quanh khuôn mặt đều đặn của nàng. Dưới ánh lửa yếu của than hồng trong lò sưởi, trong bóng tối mờ, Mai trông khác hẳng; Vân không thấy trước mắt mình nét mặt hàng ngày của vợ nữa, chàng chỉ thấy một người vợ trẻ hơn, đẹp hơn. Những vết răn của người đàn bà luống tuổi đã mất đi trong bóng tối; khuôn mặt trở nên đều đặn, cái miệng hơi trề trên hàm răng nhỏ muốt, đôi mắt loan thấy long lanh sáng. Hình ảnh đó làm Vân nhớ lại Mai lúc trước, Mai ngày mới gặp chàng, ngày là một thiếu nữ mà vẻ xinh đẹp đã làm chàng cảm động.

Vân lặng yên cả người, nhìn vợ vẩn thản nhiên như thường, chăm chú vào công việc trong trí chàng, cả một dĩ vãng nổi lên với rõ rệt một hình ảnh xinh tươi của Mai còn trẻ; ấy là tất cả cái lịch sử tình yêu của chàng. trời, chàng đã yêu mến biết bao nhiêu người thiếu nữ ấy? Dáng điệu và vẻ đẹp của Mai lúc bấy giờ đã khiến cho lòng chàng bao lần rung động; chàng đã yêu đắm đuối thiết tha, mà Mai cũng yêu chàng như thế. Nhưng vì sự nghiêm khắc của gia đình, mai không lấy được chàng mà về tay người khác. Vân bỏ ra đi, và sự đau đớn của chàng sâu xa đến nổi bây giờ nghĩ lại Vân còn thấy nỗi đau giẫy giụa trong lòng.

Năm năm sau chàng trở về thì Mai đã goá chồng. Hôm gặp nhau, hai người cùng khóc; nhưng Mai bây giờ không còn đâu vẻ xinh tươi nữa, năm năm héo hon bên người chồng ác nghiệt đã đổi thay nàng. Những sự đau khổ đã in vết răn trên trán, hai mắt nàng mất vẻ sáng tươi, và đôi môi chỉ còn nở một nụ cười an phận và buồn rầu, hình bóng của nét cười duyên thắm mà chàng đã yêu mến ngày xưa.

Lòng thương Mai đến khiến Vân lại lấy nàng. Hai vợ chồng bây giờ được một đứa con. Nhưng trước kia, một vài tháng sau khi lấy nhau, Vân thành ra hối hận đã lấy Mai. Một sự chua chát thấm vào tâm hồn chàng. Vân trở nên lãnh đạm, rồi ghen ghét. Chàng thành ra tàn ác đối với vợ; nhiều khi, trong lúc giận dữ, chàng đã thốt ra những lời cay đắng mỉa mai, chàng hưởng cái thú lạ lùng làm đau xót người công còn gì chống đở được cho mình. Có lần chàng đã bảo:

- Mày tưởng mày còn quý hoá lắm đấy. Tao lấy mày nghĩ mà dại, lấy cái của thừa!

Mai chỉ khóc Vân nhìn mà không thương; chàng để cho cái giận chiếm lấy lòng, cho rằng lấy Mai là đã làm ơn huệ cho nàng lắm rồi.

Mai chịu hết những tủi nhục như thế; nàng không hề oán trách chàng. Dần dần Mai nhẫn nại sống bên cạnh chồng, sợ hãi và trung thành như một đứa ở, sẵn sàng cúi đầu trước những lời chửi mắng. Ðứa con ra đời làm Vân trở nên dịu dàng và tử tế hơn đối với nàng, nhưng lòng chàng thì vẫn hờ hững dửng dưng.

***

Nhớ lại những việc đã qua, lần này Vân thấy xúc động trong lòng. Chàng cúi xuống nhìn Mai, nhìn nét mặt hiền từ và hơi buồn bã trước ánh lửa. Chàng bỗng thấy như vẻ buồn ấy là một sự trách móc cái tàn ác của chàng bấy lâu nay. Một tấm tình thương rung động và nẩy nở trong thâm tâm chàng. Vân dịu dàng đặt tay lên vai vợ, nói khẽ. Tiếng chàng run, và lạ hẳn đi đối với tai chàng:

- Khuya rồi đấy, thôi em đi nghỉ đi, để mai làm.

Lần thứ hai, Mai trả lời:

- Ðể em thái nốt chỗ nầy đã cho xong một thể.

- Không, em cứ cất đi. Lúc nào làm chả được vội gì.

Mai ngừng tay, thu dọn. Nàng thôi vì quen nghe lời chồng xưa nay, và không dám trái ý. Nhưng đến khi ngửng lên nhìn Vân, nàng thấy trong mắt chàng một vẻ âu yếm khác thường. Một nụ cười nở trên môi, nàng vui vẻ nói:

- Ừ nhỉ, thôi em cất đi nhé.

Vân cho thêm củi vào lò sưởi, khỏi cho ngọn lửa sáng lên. Chàng bảo:

- Xong em vào ngồi đây cho ấm.

Mai ngồi xích lại bên chân chồng, tựa vào thành ghế. Hai người yên lặng ngồi nhìn ngọn lửa reo; ánh hồng trong lò toả ra làm xinh đẹp khuôn mặt của nàng.

- Em bé bây giờ chắc đương ngũ kỹ đây.

- Mai nó dậy thấy ngựa anh mua chắc nó sung sướng lắm anh nhỉ?

Vân gật đầu, yên lặng – Dĩ vãng lại xâm chiếm ý nghĩ của chàng. Vân nhớ đến Mai ngày còn xinh và trẻ tuổi, đến cái tình yêu mến của lòng chàng. Nếu không có sự ngáo trở sẩy ra chàng đã lấy cô thiếu nữ thơ ngây và trong sáng là Mai, trước khi nàng biết nững sự đau khổ vì chồng. Chàng sẽ âu yếm giắt nàng cùng đi trong cuộc đời... Lòng nhớ tiếc những ngày sung sướng có thể có ấy rồn đến chàng như một lớp sống vào bờ. Nhửng kỷ niệm cứ hiện lên trong trí nhớ của chàng rõ rệ. Vân ngập ngừng cuí xuống Mai:

- Em còn nhớ trước ngày em về hà chồng không? Cũng rét như hôm nay, chả khác gì. Có phải hôm ấy em bận chiếc áo nhung đen không?

Mai khẽ lắc đầu:

- Lâu nay em cũng không còn nhớ nữa.

Nàng ngạc nhiên: từ khi lấy nhau, nàng không thấy chồng nhắc đến những chuyện cũ về trước bao giờ.

- Thấm thoát thế mà đã bẩy, tám năm rồi, chóng quá em nhỉ. Ðộ ấy, chúng ta khỏ biết bao nhiêu; anh trông em khóc anh buồn quá. Có phải thế không, em Mai.

Mai yên lặng nhìn ngọn lửa chập chờn, nàng thấy hiện dần ra trong ấy những hình ảnh nàng tưởng đã mờ. Tiếng nói âu yếm của Vân xúc động đến những mối đau khổ của nàng... dần dần, những ngày qua sống lại, đè nén trên tâm can. Nàng thấy bàn tay Vân lần xuống nắm chặt lấy tay nàng; âu yếm, Mai ngả người dựa hẳn vào chân chồng. Vân tưởng như sống lại bao nhiêu năm về trước, chàng tưởng ngồi dưới chân chàng chính là Mai khi xưa, lòng chàng lại thiết tha yêu mến.

Cái kỷ niệm êm đềm ấy đến lần với những buổi đau khổ của Mai, những lúc chàng hành hạ, tàn ác với chàng. Vân thấy mủi lòng, nước mắt bỗng nhiên ứa lên cổ khiến chàng nghẹn ngào thương xót. Chàng kéo Mai vào lòng thổn thức:

- Em tha lỗi cho anh nhé.

Mai lặng lẽ ngước mắt nhìn chồng. Khoé mắt nàng đẫm lệ; bao nhiêu nỗi buồn trong lòng nàng tan đi, chìm đắm trong tình yêu mến.

Nàng giờ tay quàng lên vai Vân, gục đầu vào ngực chồng, Vân sẽ hôn trên vừng trán đã răn của nàng, nhưng chàng tưởng ôm Mai khi xưa.

Hai người đều yên lặng không nói, cùng nhìn ngọn lửa reo hồng trong bóng tối, Vân thấy sung sướng như vừa mới yêu, và từ dĩ vãng xa xăm bóng người xưa lại trở lại bên chàng, tươi tắn và xinh đẹp như buổi gặp gỡ ban đầu.

Chàng bỗng thấy một ý muốn khêu gợi tro tàn, cái quá vãng của Mai từ khi đi lấy chồng, chưa bao giờ Vân hỏi đến. Hai người cùng lặng lẽ và đồng ý mà không nhắc đến chuyện cũ. Nhưng tối nay Vân muốn biết. Chàng bắt Mai kể lại cuộc đời của nàng bên người chồng trước, những nỗi đau khổ, lo nghĩ nàng đã trải qua, Mai vâng lời, thuật lại với một giọng nói trầm buồn bã, một giọng nói khẽ, như nàng sợ làm trở dậy trong thâm tâm những vang động đã lặng yên.

Vân thấy một cảm giác lạ. Chàng tưởng như có mũi lạnh trích vào tim mỗi khi Mai kể đến một hành vi tử tế hay âu yếm của người chồng cũ; không xót thượng, chàng đợi nghe những cái tỉ mỉ, rõ rệt vẽ lại trong trí dáng điệu thân ái của hai người. Lòng chàng đau đớn như chảy máu; chàng nắm chặt lấy Mai ghì nàng sát vào người. Mai kể những nổi tủi nhục, những lúc bị đánh đập, Vân thấy khổ sở như chính chàng bị hành hạ; Vân lại nghĩ đến những lúc, chính chàng đã hành hạ, tàn ác với Mai. Chàng rùng mình cho sự tàn ác ấy, tự giận mình đã ích kỷ và tự ái nhiều.

Khi Mai đứng nói, Vân ôm đầu nàng quay lại trước mắt mình, chàng nhìn vợ qua nước mắt, hôn vào má nàng:

- Anh thương em quá.

Rồi muốn ghi nhớ một sự thay đổi từ đây, Vân âu yếm nhắc:

- Ngày mai em bé được đúng một tuổi rồi.

Mai không đáp, tin cẩn nép vào người chồng. Ngọn lửa trong lò bừng sáng và rởn múa trên thân hồng, củi khô lách tách nổ như vui cùng với cái vui của vợ chồng.


Buổi Sớm
Cả đêm Bính trằn trọc không ngủ được, tuy chàng đi chơi về khuya. Trên tấm gối đẫm mồ hôi, Bính áp má nằm nghiêng cổ nhắm mắt. Nhưng hể chập chờn một ít lâu, những mơ mộng kỳ dị, không liên lạc, lại đến ám ảnh chàng. Bính mở mắt, ngơ ngác nhìn lên đỉnh màn rồi lại nhìn nếp màn lặng rũ yên trong bóng sáng lờ mờ của ngọn đèn con vặn nhỏ. Chàng nghe chiếc đồng hồ treo trên tường buồn bã đánh hết giờ nọ sang giờ kia, và cái tiếng tích tắc đều đều kêu se sẽ cái sống ban đêm của giây cót thép. Bính thấy mệt mõi vô cùng hơn bao giờ hết, đè nặng trên đầu các tay chân và thấm vào thớ thịt rời ra: tất cả những cuộc chơi trác táng từ trước đến nay như cùng rồn cái mệt đến người bính trong lúc này.

Một tiếng gà gáy đầu tiên êm từ xa đưa lại. Ðêm tàn, buổi sớm bắt đầu; ánh sáng mờ và yếu ớt len vào khe cửa và khe hở của lá gói lợp nhà mà cái nóng ban ngày đã làm hé tách ra. - Một thứ ánh sáng lạnh và biêng biếc như thiếc mới.

Bính tung màn ngồi dậy. Không khí trong căn nhà tranh ẩm ướt qua một đêm đã trở nên u uất và nặng nề, đè nén trên mí mắt chàng. Bính toan nằm lại, như mọi khi; nhưng về sau, không hiểu tại sao, chàng bước xuống đứng dậy hẳn. Ðất lạnh dưới bàn chân cho chàng một cảm giác mát và dễ chịu; chàng để chân đi đến mở cửa buồng, và một lát sau, chàng đã ở ngoài sân.

Bính ngồi trên thểm gạch, bên gốc cau. Thật là lạ lùng, ban sớm yên tĩnh mà mát quá, một cái yên tĩnh mát hay một cái mát yên tĩnh chàng cũng không biết nữa. Nước trong bễ nhỏ lắng trong và mát lạnh, sương ở trong bể nhỏ lắng trong và mát mát, đất sân cũng mát khô và sạch sẽ. (Nước giữ cái mát của đêm trên mặt, và cây hồng giữ cái mát của đêm trong kẽ lá) Bính bắt đầu thấy cái mệt mõi trong người tan dân, máu bắt đầu chảy mạnh như xô nhau đi đón khí trời trong.

Ðã lâu lắm, chàng không dậy sớm. Chàng đã quên không biết buổi sáng thế nào. Bao nhiêu năm nay miệt mài trong những cuộc hành lạc của đêm, chàng trở về nhà trong đêm khuya khi người ta bắt đầu đi bán hàng. Nhiều lần nằm mệt mỏi trên chiếc xe, mắt díu vì buồn ngủ, chàng gặp những người đàn bà gánh hàng rau lên chợ bán; những gánh rau mới hái, tươi xanh và ướt nước, khác hẳn cái thân hình rời rã và khan ráo của chàng lúc ấy. ba, bốn giờ đêm! Giờ Hà Nội đang ngủ yên trong các căn nhà đóng kín, giờ mà ở ngoài, giẫy đàn điện chiếu sáng những con đường dài vắng, yên lặng và trống trải, chỉ có lá khô rơi. Lúc ấy chàngmới ở nhữngngõ hẻm tối tăm đi ra, mũ đội sụp,hai bay bỏ túi và bước chân nặng trên hè gạch. Cái chấm đỏ thắm như màu mệt, của một ngọn đèn lục lộ treo giữa lối, lặng chiếu từ đầu xa, tận đầu đàng phố kia.

Chàng đã sống như thế, bao nhiêu lâu nay rồi? Bính cũng không nhớ nữa. Lâu lắm, trước ngày vì hết tiền, mất việc, chàng phải về ở căn nhà cũ này, cái dinh cơ nghèo nàn độc nhất còn lại của nhà chàng.

Bính đưa mắt nhìn mảnh vườn nhỏ trước mắt, cái sân đất khô hãy còn vết chổi quét của mẹ chàng chiều hôm trước. Cảnh vật quen thuộc này đối với chàng thành lạ, vì đã lâu chàng không nhìn thấy trong buổi sớm bao giờ. Cái núi non bộ nhỏ mà thầy chàng, khi còn sống,v ẫn hay đứng lặng ngắm hàng giờ; cái bể con rêu phủ,hai thân cau mốc trắng, luống rau mà mẹ chàng vui sới, cây hồng nhung nãy hoa cùng buổi sớm, tất cả những vật đó bây giờ trở lại dần thân mật như ngày xưa.

Cái mát và rộng thoáng của buổi mai khiến Bính nhớ lại ngày tuổi trẻ. Ðộ ấy, chàng dậy sớm cũng như mọi người, khoẻ mạnh và tỉnh táonhư mọi người. Chàng lấy thau múc nước trong bẻ ra rửa mặt, nước mưa lạnh thấm mát vào da. Buổi sớm bấy giờ chàng thích lắm. Chàng ưa nhìn trời cao và trong xanh, những lá cây ngoài vườn tươi và mướt với một vẻ riêng, hình như chúng cũng mới tỉnh dậy như người. Qua giậu thưa, thấp thoáng những người đi chợ sớm, tiếng cười nói vang lần với tiếng đòn gánh kĩu kịt vì những bì gạo nặng. Rồi vùa học ôn lại bài nhà trường bên chiếc án thư đầu nhà, chàng vừa lặng nghe những tiếng gù gù của bầy chim bồ câu trong chuồng bên xóm.

Không bao giờ Bính nhớ lại những ngày tươi trẻ ấy. Chàng vẫn quên đi, và đêm tối sau mệt mỏi làm mất cái quá vãng đã xa xăm ấy. Giấc ngủ nặng nề không để chỗ cho những nhớ lại mong manh, còn lúc tỉnh chàng đắm đuối dẫn mình vào những cuộc vui chơi chán nản.

Bính không muốn nghĩ đến cái cớ tại sao chàng truỵ lạc. Từ khi thầy chàng mất đi Bính đâm ra ăn chơi mà mệt. Ðêm quyến rũ chàng như ngọn lửa quyến rũ con thiêu thân. Ðêm và ánh sáng rực của đèn, ánh sáng làm đẹp mịn má hồng và làm thắm cặp môi của những gái đàng điếm lẳng lơ: rượu sánh trong cốc, với gói thuốc phiện thơm càng làm trí chàng say sưa. Bao nhiêu lần chàng đã giằng tay mẹ già níu giữ con trước cửa, bước vội ra để không nghe tiếng nức nở ở lại trong bóng tối. Chàng chơi mãi cho của cải hết, nhà cửa bán dần, và sức khoẻ của chàng ngày một mất đi. Một sự chua chát thấm vào tâm hồn chàng, một sự chán nản cho mình và cho người khác. Có lẽ mối thất vọng trước sự tan vỡ của những mộng tưởng cao quý và đẹp đẽ trong đời chàng đã đẩy Bính xuống vực sâu. Trong thâm tâm, chàng mơ hồ cảm thấy như một bóng lửa sáng chiếu ngoài đêm tối, đáng lẽ chàng theo mà chàng đã không theo.

Nhưng hôm nay, cái mát của buổi mai làm tươi lại những cảm giác trong sạch, thanh cao ngày nhỏ. Tiếng gù gù của chim bồ câu bên hàng xóm không còn nữa, nhưng tiếng cười nói của những người đi chợ sớm vẫn vang lên bên giậu thưa. Nước mưa trong bể vẫn mát như ngày còn trẻ; trên cao, trời xanh thẵm không một gỡn mây, trời lát nữa sẽ rực rỡ những ánh hồng của nắng.

Bính đứng dậy bước đến bên bụi hồng nhung cạnh bể. Chàng cúi xuống ngắt một bông hoa. Như ngày xưa, chàng ngắt để trên đĩa xứ sớm mai; bông hoa vừa hé nở, cánh nhỏ còn khép giữ một giọt sương long lanh trong như ngọc. Tự đoá hoa bốc lên một mùi hương quen mến, mùi hương mộc mạc và đầm ấm của hồng nhà; Bính tưởng mùi hương dịu dàng và cao quý cũng như tình yêu của mẹ chàng đối với chàng.

Lòng thương mẹ rung động khẽ trong tâm Bính. Chàng muốn sớm nay, khi trở dậy, bà mẹ già đã nhiều lần khóc vì con lại thấy trene đĩa xứ mấy bông hoa hái trong sương sớm như ngày xưa. Ðây là thức dâng của buổi sớm mai, của cái mát thanh cao giữ trong khe lá và trên mặt nước mưa. Bính thấy tâm hồn cũng trở nên mát rợi và yên tĩnh. Chàng thấy mình, lại như ngày trẻ, đang cúi người nhìn sương đọng trên chùm lá tươi non. Và tiếng buổi sớm, tiếng gù của đôi chim bồ câu đôi bên hàng xóm từ những ngày đã qua trọng thời niên thiếu, lại hình như vang vang ở đây.

Chàng đứng dậy; gió mát từ ngoài đồng rộng quanh nhà nhẹ nhàng đưa lại mùi cỏ ướt. Trời đã đổi mầu xanh ra mầu hồng phơi phới, trên cao. Bình minh của ngày rực rỡ bắt đầu tươi sáng ở phía xa.

Trong nhà, bà mẹ đã trở dậy, vén màn, ngồi lần tràng hạt, cụ niệm trăm câu kinh phật. Tiếng mẹ chàng còn trong và nhẹ như xưa.

Bính rón rén đi vào; không dám động mạnh. Chàng đến bên bàn thờ đặt hoa trên đĩa, thay nước mưa trong chiếc bát cổ. Và khi đặt tràng hạt xuống, mẹ chàng hỏi như ngày xưa, dịu dàng và âu yếm, như khi chàng còn nhỏ:

- Sao dậy sớm thế, con?...


Tiếng Sáo
Mỗi buổi chiều, người ta lại thấy anh ta thổi. Tiếng sáo trong theo gió đưa vào phố, réo rắt và chơi vơi, hoà nhịp với tiếng sáo diều vang vang ở trên cao. Mọi người ngừng câu chuyện, lắng tai nghe, rồi bảo nhau:

- Sáo của Tiến ngoài ga.

Họ yên lặng nghe, cám dỗ bởi tiếng nhạc êm dịu ấy, cùng với buổi chiều man mác của đồng quê, thấm thía vào tâm hồn họ. Thong thả và sẽ sẽ, họ bắt đầu kể những chuyện về thân thế người thổi sáo.

Tiến là một anh chàng xinh trai, và tài hoa. Âm nhạc thứ gì anh cũng biết hết, nhưng hay nhất là sáo ngang. Anh lại biết ca hát đủ các lối: giọng anh trầm và mạnh mẽ, mỗi khi anh vừa gẩy đàn bầu vừa ca Nam Binh thì ai cũng phải muốn nghe. Anh không có nghề nghiệp gì cả. Mẹ anh chỉ có một mình anh; bà cụ năm nay đã già, và đứng trông nom một cửa hàng cơm trọ cho các hành khách đi tầu. anh không làm việc gì. Suốt ngày loay hoay vào mấy cái đàn, hoặc làm những thứ đèn kéo quân rất thần tình, ngày tháng tám, bởi anh rất khéo tay, bà cụ Tiến đã nhiều lần phàn nàn về sự Tiến chẳng giúp đỡ cụ được công việc gì; tuy già đã hai thức tóc mà bà vẫn còn phải khó nhọc để nuội con. Hàng xóm ai cũng chê anh chàng lười và bất hiếu. Nhưng hễ khi nào bà cụ chửi mắng quá là Tiến nổi xung – anh ta tính rất cọc - đập phá hết cả đồ đạc trong nhà. Bà cụ Tiến lăn lộn kêu khóc ngoài đường, phân vua với cả phố về sự khổ cực của bà; tiến cứ đập và cứ phá, nhưng không bao giờ anh chạm đến những cây đàn treo trên vách.

Cãi nhau xong, hai mẹ con lại làm lành như cũ. Tội nghiệp bà cụ, bà có một con, chẳng lẽ giận con mãi. Ngưòoi ta lại thấy Tiến ngồi chắp nhặt những thức mà anh ta đã phá và bà cụ thổi nồi cơm rõ ngon và mua nhiều đồ nhắm cho con uống rượu.

Rồi buổi chiều, tiến mang sáo ra cánh đồng đằng sau nhà thổi. Tiếng sáo anh này hôm ấy càng réo rắt du dương, lên bổng xuống trầm, bay đi khắp mọi nơi.

Nếu chỉ có thế, thì người trong phố cũng ít chuyện kháo nhau về anh ta. Tôi quên chưa nói rằng tiến không có vợ, không có con chính thức. Ngày còn trẻ, đã lâu lắm, mẹ Tiến có cưới cho anh ta một cô vợ người cùng làng, nhà khá giả và đảm đang lắm. Nhưng sau khi đi học đàn trở về, anh ta chê vợ xấu và tìm cớ đuổi đi.

Từ đấy, anh không lấy người nào nữa, và giả thử anh có muốn lấy vợ, nhữngnhà có con gái trong làng cũng chẳng ai gả cho anh. Nhưng anh không cần vì anh nhiều vợ theo lắm.

Lần đầu tiên, sau khi đi vắng một ít lâu, anh trở về đem theo một cô gái rất trẻ và co nhan sắc, chỉ độ mười lăm, mười sáu tuổi. Tất cả phố ga đều tò mò chú ý và bàn tán đến người con gái ấy. Họ bảo nhau rằng cô ta mê Tiến vì tiếng sáo, trốn nhà theo Tiến về đây. Người bảo cô là con một ông phán già ở trên tỉnh; có người, ra dáng biết rõ chuyện hơn, quả quyết rằng cô lạ con út một ông Án vùng suôi, em một cậu ấm cũng chơi bời và đàn địch như Tiến; và bởi thế Tiến đi lại nhà cậu ấm kia haọ đàn, rồi quyến rũ cô em gái. Sự thực, có lẽ không ai biết rõ. Người ta bàn tán vì rỗi chuyện cũng có, và vị ghen với Tiến có cô vợ đẹp theo cũng có. Những trang sức đắt tiền của cô con gái, vòng xuyến, hột hoa, toàn bằng vàng, gây lòng thèm muốn và ganh ghét. Cô Liên – tên người thiếu nữ - đi đến đâu cũng gợi chung quanh cô những bàn tàn ra vào. Nhưng không ai dám tỏ ý khinh cô. Cái vẻ thanh cao quý của cô, cái bàn tay xinh xẻo, có ngón tay búp măng, và gót chân đỏ hồng nhỏ nhắn của cô nổi lên giữa đám người thô sơ ở phố này và khiến họ kính phục. Một đằng khác, cái vẻ duyên thắm dễ thương của cô, đôi mắt đen lành và thơ ngây như đôi mắt của trẻ con, khiến mọi người có cảm tình tốt đối với người con gái ấy.

Trong mấy tháng đầu, đôi nhân tình trẻ đó yêu nhau lắm. Hai người bao giờ cũng ở cạnh nhau, không rời nhau ra nửa bước.

Cứ mỗi buổi chiều, Tiến đưa vợ ra ngoài cánh đồng, thổi sáo cho vợ nghe. Tiếng sáo của anh lưu loát cả gió mấy, êm du đưa vào trong phố những điệu ân ái. Cái bác đàn ông lặng nghe, nghiêm nghị và các cô thiếu nữ trở nên mơ màng, dừng tay trên kim chỉ hay trên khung cửi.

Người ta thấy Tiến trang hoàng nhà cửa rất sang trọng; anh mua những thứ đàn sáo quý và đắt tiền, và ăn tiêu rất hoang phí. Những kẻ xấu miệng thì thầm rằng đó là tiền của Liên bỏ ra. Sự ấy chức đúng, vì người ta thấy Liên đeo ít dần đồ trang sức đi.

Cho đến ngày cô không còn thức gì đáng giá trên người nữa. Cả đến những chiếc áo lụa là cô mặc ngày về cũng bị Tiến bán dần lấy tiền tiêu. Hai vợ chồng bắt đầu cãi nhau. Tiến luôn luôn chữi mắng hay gắt gỏng với vợ, sau đấy anh bỏ nhà lên tỉnh năm ba hôm mới về. Tội nghiệp cho cô thiếu nữ; Liên trở nên gầy tướt và xanh xao, mắt nàng lúc nào cũng đỏ hoe như mới khóc. Liên không còn cái vẻ ngây thơ và duyên sắc ngày trước nữa. Khi nàng đến chợ mua thức ăn, chân đi đất và mặc áo vá, mọi người đều ái ngại cho nàng. Người ta trông cái bàn chân hồng và nhỏ nhắn của nàng vụng về dẫm trên bùn mà thương hại. Các bà mẹ khẽ chép miệng khi nàng đi qua, rồi quay lại phía các con gái, thầm thì những câu chuyện khuyên nhủ, như bảo cô nên coi đó làm gương.

Rồi một buổi đêm, sau khi ban chiều người ta đã được nghe tiếng sáo của Tiến réo rắt hơn và nỉ non hơn mọi khi, cả phố đều bị đánh thức dậy bởi những tiếng kêu hãi hùng của bạ cụ Tiến. Mọi người bàng hoàng đổ lại nhà Tiến, xô cửa vào: một cảnh tượng đau thương bầy ra trước mắt họ. bên chiếc giường, màn xô tung và gối lệch. Tiến nắm lấy tóc Liên mà đánh. Mắt anh ta đỏ vì giận dữ, trông ghê sợ và hung ác; anh ta thẳng thay tát, đấm vào cái thân hình nhỏ bé quằn quại trên mặt đất. Liên nấc lên chịu đau nghiến chặt hai hàm răng lại để khỏi kêu cứu. Bà cụ tiến sợ hãi run lẩy bẩy và loay hoay chung quanh hai người để gỡ con ra những vô ích.

Mọi người xúm vào can tiến, xốc lấy Liên và đặt nàng lên giường; nàng đau quá đã ngất đi.

Thế rồi tờ mờ sáng hôm sau, vài người thấy Liên sách một cái bọc nhỏ ra ga lên tầu. Nàng chỉ còn là cái bóng hình tiều tụy của nàng.

Còn Tiến anh chàng vẫn nhưn thường. Anh ta hình như lấy làm sung sướng được rời bỏ cô gái tội nghiệp. Chiều đến, cánh đồng lại văng vẳng tiếng sáo du dương của anh.

Cái tấn kịch đó diễn lại vài lần, mỗi lần với một cô thiếu nữ khác, cô nào cũng trẻ đẹp, và sau mỗi bận Tiến đi vắng anh ta lại đem theo về. Chỉ có một cái khác là những cô thiếu nữ này hình như ở những gia đình thường hơn và cũng ít tiền hơn. Có khi là một cô gái quê, mắt bồ câu và má núng đồng tiền; có khi là cô gái nửa tỉnh nửa quê, ra vẻ người buôn bán làm ăn. Cuộc tình duyên của Tiến với họ không được lâu bền như với Liên. Chỉ một hai tháng sau, những cuộc cãi cọ đã xẫy ra liên tiếp hàng ngày cho đến một buổi kia. tiến lại trở nên hung ác và tàn bạo. Các cô thiếu nữ đó không có gan chịu đòn như Liên, kêu cứu ầm cả phố. Rồi vài hôm sau các cô lần lượt bổ ra đi.

Người hàng phố đã quen với những cuộc cãi nhau ấy. Họ lặng yên, vì bởi ghét Tiến nên cứ mặc kệ. Trừ khi nào các cô bị đánh đau quá, họ mới can thiệp một cách chểnh mảng, và lãnh đạm; những điều khueyen bảo của họ đều bị Tiến trả lời một cách vô lễ, nên họ cũng chẳng hoài hơi. Vì những lẽ đó, không còn ai giao thiệp với Tiến nữa. Họ tỏ ý khinh bỉ con người lừa lọc tệ bạc đó. Tiếng sáo của anh lúc buổi chiều không còn tìm được những người lắng nghe chăm chú và thân mật như trước nữa, trái lại, tiếng sáo giờ chỉ gây nên những câu bình phẩm nghiêm khắc và khinh miệt.

Tiến cũng trả lại sự lãnh đạm ấy bằng cái thái độ dửng dưng. Anh không thiết chuyện trò với các người lớn trong phố nũua, chỉ làm bạn với các trẻ con như chúng tôi. Tuy bị cấm đón, chúng tôi vẫn trái lời cha mẹ, đến chơi nhà anh luôn. Ðối với chúng tôi, tiến là một người bạn đáng yêu và quyến rũ. Anh khiến chúng tôi say mê và làm chúng tôi khâm phục vì cái khéo tay của anh, những đồ chơi anh làm cho chúng tôi thực là những đồ chơi kỳ lạ, ham thích. Anh dậy chúng tôi học đàn, và mỗi buổi chiều; anh đưa chúng tôi ra cánh đồng. Tiếng sáo của anh càng ngày càng hay, văng vẳng đưa vào trong phố như vừa khiêu khích lại vừa quyến luyện.

***

Rồi cái việc đố xẩy đến, không ai ngờ và không ai đoán được trước. Vì câu chuyện này, chúng tôi đã mất người bạn quý hoá và thân yêu kia.

Bên cạnh nhà tôi là chỗ ở của bà Hàn. Hai nhà liền sân nhau vì vậy, những buổi chiều mùa hạ hay đêm sáng trăng, bà Hàn và mẹ tôi thường hay bắc ghế ngồi nói chuyện. Chúng tôi quây quần chung quanh một cái bàn nhỏ, giữa sân. Bà Hàn với mẹ tôi ngồi uống nước, còn tôi ngồi đọc sách bên cạnh Thân, con gái của bà Hàn. Thân là một thiếu nữa xinh đẹp, người rất có duyên và biết chữ nghĩa. Cô đã học đến lớp nhất trường tĩnh, rồi về giúp đỡ mẹ trong việc buôn bán và trông nom nhà cửa. Nhà bà Hàn giầu nhất phố, hầu hết các ruộng chung quanh là của bà ta cả. Cô Thân, bởi thế, được nhiều người trong huyện muốn hỏi. Nhưng bà đều tìm cách từ chối; theo ý bà trong cái huyện nhỏ mọn này không có ai xứng đáng làm rể nhà bà hết. Bà có ý muốn chọn chỗ danh giá, và đánh cho con gái mình một địa vị cao xa hơn. Nhưng bà không khéo léo từ chối, hay không cần khéo léo, vì phần nhiều những người hổi cô Thân đều là người có hàm ân bà ít nhiều... Thái độ kiêu kỳ của bà khiến mọi người sinh ác cảm.

Cô Thân, trái với mẹ lại được mọi người yêu mến; cô tính dễ dãi và nhã nhặn, lúc nào cũng tươi như bông hoa, và hay thương người. Người ta ghét bà Hàn bao nhiêu thì người ta lại ca tụng con gái bà bấy nhiêu.

Buổi chiều hôm cái tin cô Liên đi truyền ra, chúng tôi đang ngồi chơi ở sân. Bà Hàn bỗng nhìn mẹ tôi nói:

- Hừ, cô Liên ấy thật chẳng ai thương. Ai bảo mê giai vào rồi mà chết, con gái như thế không biết xấu hổ.

Mẹ tôi chưa kịp đáp, bà Hàn lại tiếp:

- Nghe đâu con nhà gia giáo cơ đấy. Không biết sao mà lại đổ đốn ra như thế?

- Tội nghiệp cho cô bé, con người có duyên đáo để.

- Tôi thì cho là đáng kiếp!

Cô Thân ngước mặt nhìn mẹ, thong thả nói len vào:

- Cứ như ý con thì Liên chỉ đáng thương chứ không đáng trách. biết đâu cô ta...

Không để con nói hết, bà Hàn đã quắc mắt bảo:

- Biết đâu làm sao? Mày thì biết gì mà dám nói. Con nhà gia giáo mà lại theo giai thì không đáng kiếp à. Thế chứ nữa cũng chẳng ai người ta thương!

Thấy mẹ mắng, Thân yên lặng không dám nói. Giữa lúc ấy, tiếng sáo của Tiến nổi lên theo gió ngoài cánh đồng đưa vào réo rắt và nỉ non quá. Bà Hàn cau lông mày, lẩm bẩm:

- Chỉ sáo với địch cả ngày, chả được cái công trạng gì.

Tôi nhìn cô Thân, cô không hiểu mẹ nói gì nữa. Nét mặt mơ màng, Thân đang chú ý lắng nghe tiếng sáo ngoài xa, êm dịu như quyến gọi.

Từ ngày ấy, tôi thường bắt gặp Thân đứng tựa cửa nghe tiếng sáo của Tiến, mỗi buổi chiều. Nàng hay hỏi tôi luôn về Tiến, và thích nghe tôi kể những câu chuyện tôi lượm được về anh ta.

Rồi một hô, khi ra cánh đồng thả diều ngạc nhiên thấy bên bờ ruộng. Thân đang đứng nói chuyện với Tiến. Hai má nàng đỏ hồng, và đôi môi chúm chiếm, Thân đứng khép nép bên bông lúa, tay mân mê cái quai nón che ngang mặt. Tiến ngồi trên một môi đất, chiếc sáo để ngang miệng, nhưng không thổi. Anh ngước mắt nhìn lên, và tôi thấy anh cười cái cười xinh nhất của anh ta.

Biết tôi đến, hai người yên lặng, Thân rủ tôi cùng về. Và khi chúng tôi quay bước đi tiếng sáo của Tiến lại nổi lên hoà dịp với sáo diều, theo rõi chúng tôi về đến tận nhà.

***

Người trong phố đã bắt đầu bàn tán mong manh về sự đi lại của Thân với Tiến. Người ta thấy làm lạ thỉnh thoảng gặp hai người đứng với nhau ngoài cánh đồng hay bên bụi cây. Bà Hàn thấy cái nguy hiểm cho con gái tuy bà không tin những điều người ta thuật lại. Tỏ ra là người mẹ biết lo cho con bà Hàn tìm ngay được một nhà môn đăng hộ đối. Cậu ấy còn trẻ mà lương cao, lại là ông phán nhà nước.

Hôm bên nhà trai về ăn hỏi, bà Hàn bầy tiệc linh đình và mời đủ mặt người quen, có ý khoe ông rể mới. Cà phố háo hức đợi chờ. Trên ô tô bước xuống, sau mấy bà bệ vệ, một người thấp bé, mặt rỗ chằng chịt. Cậu phán không có vẻ người gì cả, và những con trai trong huyện bị bà Hàn từ chối từ trước đưa nhau phân tách những cái xấu của ông rể tương lai kia.

Khi bọn nhà trai đã trở về, bà Hàn gọi con vào buồn nói chuyện. Hai mẹ con thủ thỉ với nhau lâu lắm. Lúc cô Thân bước ra, người ta thấy mắt cô đỏ hoe; chắc cô vừa mới khóc. Buổi chiều cô tìm tôi, gọi ra một chỗ kín khẽ dúi vào tay tôi một bức thư và bảo:

- Em cầm lấy cái này đưa cho cậu Tiến. Ðừng cho ai biết nhé, chóng ngoan rồi chị cho tiền ăn kẹo.

Tôi ra nhà Tiến thấy anh ta đang loay hoay nối lại giây đàn. Tiến mở thư ra xem, rồi lại bỏ vào túi; anh nín lặng không nói câu gì và nét mặt bí mật không biến đổi.

Ngày cưới Thân định vào hôm mười tháng tám. Chiều ngày hôm trước, tôi thấy cô có vẻ băn khoăn, lo nghĩ. Thân đứng ngồi không yên, và luôn luôn ra tựa cửa trông về phía cánh đồng. Tiếng sáo của Tiến đã theo gió đưa vào, một âm điệu não nùng và tha thiết, như một lời than vãn ai oán dài.

Thân trở vào gục xuống giường khóc nước nở.

Sớm hôm sau bà Hàn trở dậy thấy cửa để ngỏ; Thân đã đi từ bao giờ; không có một lời nào để lại.

***

Từ đấy, bà cụ Tiến trông hàng có một mình. Bà không tỏ vẽ nhớ con lắm, tuy những lúc nói chuyện với hàng xóm, bà vẫn thường nhắc đến những cuộc đập phá của Tiến với một giọng êm ả và lẫn chút yêu thương.

Những cây đàn của Tiến lâu ngày để mốc, bà cụ đem bán rẻ cho mọi người trong huyện. Còn cái đèn kéo quân, công trình tuyệt xảo của Tiến, trong có máy đồng hồ cử động một cảnh Lã Bố hý Ðiêu Thuyền – cái đèn ấy bà treo ngoài nhà để làm thú vui cho khách trọ. Người ta tấm tắc khen cái khéo léo tinh vi; bà cụ Tiến chỉ dịu dàng trả lời:

- Ấy của cháu nhà làm ngày xưa đấy. Nó khéo tay lắm, các ông ạ.

VÀ có ai chặn hỏi nó ở đâu, bà đều nói là Tiến đi làm ăn ở xa, không mấy khi về nhà.

Cảnh vật phố huyện vẫn không có gì thay đổi: chỉ có tiếng sáo của Tiến không còn vang vang trene cánh đồng. Câu chuyện của Tiến và Thân lâu dần cũng không ai bàn đến nữa. Nhưng mỗi khi bà Hàn ra phố, người ta lại thì thầm chỉ tay vào bà, tò mò và ái ngại.

3 nhận xét: